Công nghệ & dây chuyền sản xuất thuốc viên

Phần I Công nghệ & dây chuyền sản xuất thuốc viên Chương I Công nghệ sản xuất thuốc viên nén I.1. Thuốc viên (viên nén) I.1.1. Khái niệm Thuốc viên nén là dạng thuốc ở thể rắn có hình dạng kích thước khác nhau nhưng thông thường là hình trụ dẹt, hình bầu dục, hình thoi, hình khối dẹt… Có hàm lượng xác định, được điều chế bằng cách nén 1 hay nhiều dược chất với tá dược dưới dạng hạt nhỏ thành viên. Đối với viên chứa thuốc độc, hoặc viên dùng ngoài thì nhuộm màu hoặc dùng hình dáng khác nh

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4744 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công nghệ & dây chuyền sản xuất thuốc viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au để phân biệt. Đối với viên có mùi khó uống hoặc khó bảo quản thì có thể bao áo bên ngoài. I.1.2. Ưu, nhược điểm của thuốc viên ưu điểm Liều lượng tương đối chính xác, sử dụng thuận tiện và đơn giản. Có thể in chữ, khắc rãnh, in hàm lượng thuốc lên trên mắt viên làm giảm sự nhầm lẫn khi dùng thuốc. Thể tích gọn nên vận chuyển dễ dàng. Bảo quản được lâu vì ít chịu tác động của ngoại cảnh. Có thể bao ngoài 1 lớp vỏ để bảo vệ và che dấu mùi khó chịu của dược chất. Có thể cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất. Năng xuất cao giá thành hạ. Nhược điểm Khó uống đối với trẻ em và người bệnh bị hôn mê. Tác dụng chậm. Trường hợp sử dụng tá dược không đúng có thể làm ảnh hưởng tới độ rã của viên, hoặc quá trình bảo quản một số viên trở nên khó rã làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. I.1.3. Phân loại thuốc viên nén Có nhiều cách phân loại Dựa vào phương pháp sản xuất Viên dập thẳng không xát hạt. Viên dập qua xát hạt khô, xát hạt ẩm. Dựa theo hình thức bên ngoài Viên nén trần Viên nén bao. Dựa theo phương pháp sử dụng phân ra viên nén dùng trong hay viên nén dùng ngoài. I.1.4. Thành phần thuốc viên nén Thành phần thuốc viên nén gồm dược chất và tá dược. I.1.4.1. Dược chất Dược chất là các chất có tác dụng chữa bệnh. Các chất này có nguồn gốc khác nhau, có thể chất và tính chất khác nhau. Tính chất lí hoá của dược chất rất quan trọng, nó quyết định đến phương pháp sản xuất, số lượng và chất lượng tá dược dùng. Một số dược chất có cấu tạo tinh thể, kích thước đều nhau, có thể dập thẳng thành viên. Ví dụ như: acid boric, natri hydrocacbonat, kali permanganat, natri clorid, kali clorid, camphor bromid, cafein citrat, kẽm sulfat… Đa số dược chất muốn dập được thành viên phải trộn với 1 hay nhiều chất phụ, sau đó phải qua giai đoạn tạo hạt mới dập được thành viên. I.1.4.2. Tá dược Tá dược là các chất phụ được thêm vào dược chất để có thể sản xuất, bảo quản và sử dụng theo yêu cầu chất lượng của viên. Yêu cầu chung của tá dược viên nén là: đảm bảo độ bền cơ học của viên, độ ổn định hoá học của dược chất, giải phóng tối đa dược chất vùng hấp thu, không có tác dụng dược lí riêng, không độc, dễ dập viên và giá cả hợp lí. Tá dược độn Tá dược độn dùng trong trường hợp lượng dược chất trong viên quá nhỏ không đủ khối lượng để dập thành viên. Thường dùng các loại sau: Các loại tá dược tan được Lactose là bột kết tinh trắng, không mùi, vị ngọt, rất tan trong nước. Sacarose dễ hút ẩm hơn lactose và có độ dính lớn hơn nên thường phối hợp với các loại tá dược khác. Matinol,sorbitol: thường ít dùng mà chỉ thay thế cho lactose trong trường hợp dược chất tương kị với lactose. Natri clorid: dùng trong trường hợp viên nén cần hoà tan thành dung dịch trong suốt hay dùng làm tá dược độn cho viên cấy dưới da. Natri benzoat. Các loại tá dược không tan Tinh bột như tinh bột ngô, khoai, sắn, hoành tinh. Các bột thảo mộc như bột cam thảo, bố chính sâm. Các bột vô cơ: calci carbonat, magnesi carbonat, magnesi oxyd,kaolin, bentonit…Các chất vô cơ vừa tá dược độn vừa là tá dược hút có tác dụng làm cho viên rắn chắc. Thường dùng cho các viên có thành phần cao dược liệu. Tá dược dính Tá dược dính giúp cho các tiểu phân chất rắn liên kết với nhau thành hạt và các hạt liên kết với nhau thành viên khi dập ở áp lực không lớn lắm và tạo cho viên có độ cứng thích hợp, Các loại tá dược dính thường dùng Các loại chất lỏng: nước cất, cồn, aceton bản thân không có tính dính, nhưng khi cho vào các cao khô, các dược liệu có chất keo hoặc dược liệu có nhiều tinh bột sẽ trở nên dính. Các loại đường: Sacarose, lactose, glucose có thể dùng chúng dưới dạng bột khô hay pha thành dung dịch. Các chất đường giúp cho quá trình liên kết của hạt trong viên tốt nhưng dùng quá liều sẽ gây dính chày cối. Hồ tinh bột: thường dùng nồng độ tinh bột khác nhau từ 5% đến 15%. Tá dược rã Tá dược rã là chất thúc đẩy nhanh sự tan rã của viên khi vào cơ thể. Các tá dược rã gây tác dụng theo cơ chế vật lí và hoá học. Tác dụng rã theo cơ chế vật lí: Tá dược này làm thay đổi sự thấm nước, dịch tiêu hoá của viên. Tá dược hoà tan hoặc trương nở khi gặp chất lỏng làm cho viên dễ rã ra. Các tá dược rã theo cơ chế vật lí thường dùng: Các tá dược rã tan được: Natri carboxy methyl cellulose, matri alginat, natri clorid, saccirose, glucose… Các tá dược rã không tan: Tinh bột: Có thể dùng các loại tinh bột khoai tây, tinh bột mì, tinh bột gạo…để làm tá dược rã,các loại tinh bột khác nhau có thể trương nở ở mức độ khác nhau, thể tích của chúng có thể tăng từ 10% đến 50% so với lúc đầu. NgoàI ra ta còn dùng 1 số dẫn xuất của tinh bột carboxy methylanyl(CMA) dùng làm tá dược trơn, rã, dính. Amilopectin: là loại bột trắng tan trong nước lạnh với bất cứ tỉ lệ nào. Dung dịch trong suốt không màu, không mùi, không vị. Thạch: thường dùng với tỉ lệ 1% đến 2%, cho thạch vào hạt đã sấy khô, không cho thạch vào sát hạt với các thành phần khác trong viên vì như vậy sẽ mất tác dụng rã. Các chất diệt hoạt: natrri lauryl sulfat, aerosol OT, các polysorbal, các esther của polyethylen glycol với acid béo. Tác dụng rã theo cơ chế hoá học: Các chất khí CO2,O2 sinh ra từ các tá dược rã do tác dụng của ẩm làm cho viên tan rã. Các tá dược sinh khí: Muối hydrocarbonat trong môI trường acid của dạ dày sẽ giải phóng ra khí carbonic. Các muối carbonat hoặc hydrocarbonat và các acid citric, acid tartric, do tác dụng nước các chất này phản ứng với nhau sinh khí carbonic. Peroxyd magnesi: Nước tác dụng với Peroxyd magnesi giảI phóng khí oxy, làm cho viên tan rã. Tá dược trơn Các tá dược trơn giúp cho hạt chảy đều đặn vào cối, tránh nguyên liệu dính vào máy làm giảm ma sát giữa viên và thành cối, do đó dễ đẩy viên ra khỏi máy dập viên, mặt viên bóng, đẹp, tăng tính thương hiệu. Có thể chia tá dược trơn thành 3 nhóm Các chất giúp cho dự chảy của hạt( glidans): các chất này giúp cho sự chảy của hạt đều đặn vào cối của máy dập viên, do đó làm cho khối lượng của được đồng đều. Các chất có tác dụng này là: talc, lycopot, megnesi stearat, calci stearat, polyethylen glycol, acid boric, natri cloid. Các chất chống dính( antiadhesives) là chất ngăn cản sự dính giữa bề mặt viên chày cối. Các chất có tác dụng này: parafin, acid stearic, talc, bột ca cao, xà phòng. Các chất trơn( lubricants) là các chất làm giảm sự ma sát trong quá trình dập viên, ma sát giữa viên và thành chày cối trong khi đẩy viên thuốc ra khỏi cối. Các chất có tác dụng này: talc, magnesi stearat, calci stearat. Một số tá dược trơn thường dùng Talc: magnesi silicat là bột kết tinh trắng, không mùi,không vị, không hoà toàn trơ về mắt vật lí, do đó phảI dùng có giới hạn. Acid stearic, các xà phòng tan được như natri oleat, natri nyristat. Parafin cứng hoặc lỏng, sáp, bơ ca cao,dầu silicon… Khi dùng tá dược trơn người ta thường kết hợp các tá dược trơn với nhau. Các tá dược trơn được thêm vào sau khi sửa hạt. Nếu phải dùng ở trạng thái rắn phải nghiền thật mịn. Số lượng và tác dụng của tá dược trơn ảnh hưởng đến chất lượng của viên, nhất là ảnh hưởng đến độ rắn, độ rã. Tá dược hút Khi trong thành phần của viên có chứa chất lỏng, các chất dễ bay hơi… thì cần thêm tá dược hút để hỗn hợp có thể chất thích ứng với việc tạo hạt và dập viên. Các tá dược hút thường dùng: Magnesi carbonat, calci carbonat, magnesi oxyd, kem oxyd, tinh bột, bột thảo mộc, aerosil, bentonit tricalci phosphat. Tá dược làm ẩm Trong thành phần củâ viên có chứa các chất khô nhanh quá, gây khó dập viên và bay bụi, cần thêm tá dược làm ẩm, để giữ cho viên có độ ẩm cần thiết. Các loại tá dược ẩm thường dùng: triethanolamin stearat, triethanolamin oleat, natri laurylsunfat, tween… Tá dược màu Dùng tá dược màu trong viên nén với mục đích: Phân biệt các loại viên có cùng dược chất, nhưng hàm lượng dược chất khác nhau để tránh nhầm lẫn khi dùng. Phân biệt các loại viên có chất độc. Làm cho viên đẹp hấp dẫn người dùng. Các chất màu dùng làm tá dược phải không được độc, không biến màu trong quá trình bảo quản. Các tá dược màu thường dùng: Màu trắng: titan oxyd, calci carbonat. Màu vàng: rutin, caroten, riboflavin. Màu xanh: son chàm, clorofin. Màu tím: các anthoxyamin. Màu nâu:caramel, purpurin. Màu đen: than thảo mộc. Tá dược đệm Tá dược đệm có tác dụng bảo vệ dược chất không bị phân huỷ hoặc không bị mất tác dụng khi gặp dịch tiêu hoá. Các tá dược đệm thường dùng: calci carbonat, calci phosphat, calci citrat, calci gluconat, natri citrat… Tá dược trơn Tá dược trơn dùng để che dấu mùi vị khó chịu của dược chất có trong thành phần của viên và tạo cho viên có mùi hấp dẫn. Tá dược thơm thường dùng: các tinh dầu bạc hà, quế, dứa, chanh, vanilin. Các tá dược thơm được phun vào trước khi dập viên. Các chất làm ngọt Thường dùng các chất làm ngọt: sacarose, glycerin, sacarin, natri cyclamat, calci cyclamat Tá dược dùng trong sản xuất viên nén có nhiều loại, mỗi loại có tính chất và tác dụng riêng, tuỳ thao tính chất và thể chất của dược chất, ta có thể dùng tá dược này hay tá dược khác hoặc phối hợp một số tá dược khác nhau, sao cho hỗn hợp đạt được yêu cầu mong muốn. I.2. Công nghệ sản xuất thuốc viên nén Quá trình sản xuất thuốc viên nén dựa trên nguyên tắc: Dùng lực nén để tạo thành khối rắn từ các hạt nhỏ thành viên,viên thuốc tạo được không những đạt được độ bền cơ học để khỏi bị vỡ viên trong quá trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản, mà còn phải đảm bảo độ tan rã và tác dụng điều trị của thuốc. Do đó trong quá trình sản xuất viên nén phải qua một số công đoạn xử lí mới có thể dập thành viên đạt tiêu chuẩn chất lượng. Có 2 phương pháp để sản xuất viên nén: Phương pháp dập thẳng. Phương pháp sản xuất viên nén qua tạo hạt. I.2.1. Công nghệ sản xuất thuốc viên nén theo phương pháp dập thẳng Dập thẳng là phương pháp dập viên không qua giai đoạn tạo hạt. Do đó tiết kiệm được mặt bằng sản và thời gian, đồng thời tránh được tác động của nhiệt và ẩm tới dược chất. Viên dập thẳng thường dễ rã, rã nhanh nhưng độ bền không cao và độ chênh lệch hàm lượng dược chất trong 1 lô mẻ sản xuất nhiều khi là quá lớn. Trong thực tế có một số dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn, trơn chảy và liên kết tốt, có thể dập thẳng thành viên mà không cần thêm tá dược. Tuy nhiên số dược chất đó không nhiều. Trong đa số trường hợp dập thẳng người ta cần phải thêm tá dược dập thẳng để cải thiện độ trơn chảy và chịu nén của dược chất. Tuỳ theo tính chất của dược chất mà lượng tá dược dập thẳng thêm vào nhiều hay ít. Nhiều dược chất ít trơn chảy và chịu nén, tá dược dập thẳng có thể chiếm tới 70- 75% khối lượng viên. Những năm gần đây, các nhà sản xuất đang cố gắng tìm các tá dược dập thẳng. Các tá dược dập thẳng lí tưởng để tăng cường áp dụng phương pháp dập thẳng. Các tá dược dập thẳng hay dùng hiên nay la cellulose vi tinh thể (Avicel), lactose phun sấy (LSD), dicalci phosphat (Emcompress), tinh bột biến tính… Trong đó, Avicel được coi là tá dược có nhiều ưu điểm hơn cả. Một số chất có thể dập thẳng thành viên: Acid boric,natri bromid, natri clorid, kali clorid, kali permanganat, natri carbonat. Một số chất như aspirin, pyramidon, antipirin. Sau khi thêm một số tá dược cần thiết có thể dập thành viên. Ưu điểm của phương pháp này Quá trình sản xuất không phải qua nhiều công đoạn, không làm thay đổi trạng thái vật lí của nguyên liệu nên không ảnh hưởng đến chất lượng dược chất. ít hao hụt nguyên liệu. Có thể áp dụng cho các dược chất dễ bị hỏng bởi ẩm và nhiệt. Thời gian sản xuất ngắn, do đó chi phí sản xuất ít, giá thành hạ. Quá trình sản xuất viên nén theo phương pháp này gồm 3 công đoạn Chuẩn bị nguyên liệu Cân trộn dược chất và tá dược cần thiết. Dập viên Đóng gói I.2.2. Công nghệ sản xuất viên nén qua tạo hạt. Trong quá trình sản xuất viên nén cần phải qua giai đoạn tạo hạt có kích thước thích hợp để dập hạt thành viên đạt được chất lượng. Quá trình sản xuất viên nén theo phương pháp này cần phải trải qua các công đoạn chính sau: Chuẩn bị nguyên liệu Tạo hạt Dập viên Đóng gói I.2.2.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu (trộn bột kép) Viên nén thường là hỗn hợp nhiều bột đơn. Căn cứ vào tính chất của dược chất mà chọn tá dược, xây dựng công thức pha chế và quá trình sản xuất thích hợp. Khi trộn bột kép cần áp dụng kĩ thuật trộn đồng lượng để đảm bảo dược chất được phân bố đồng đều trong viên, đặc biết với viên nén chứa hàm lượng dược chất thấp. Khi lượng dược chất trong viên nhỏ có thể người ta không trộn bột kép mà hoà dược chất vào tá dược dính lỏng để xát ạt (nếu dược chất tan được). Thời gian trộn bột kép có ảnh hưởng tới độ đồng nhất của khối bột do đó ảnh hưởng tới sinh khả dược của viên. Vì vậy cần được nghiên cứu xác định cụ thể cho từng công thức dập viên. Có trường hợp thời gian trộn kéo dài quá, dược chất có xu hướng tách lớp. Loại máy nghiền trộn và lực trộn có ảnh hưởng tới tính chất của viên nén về sau. Căn cứ vào tính chất của dược chất mà chọn tá dược, xây dựng công thức pha chế và quy trình sản xuất thích hợp. Nguyên liệu ở dạng rắn dùng máy xay, máy nghiền để xay nghiền nguyên liệu và rây lấy bột có kích thước cần thiết. Chuẩn bị tá dược dính cần thiết. Cân nguyên liệu theo công thức pha chế. Trộn nguyên liệu thành hỗn hợp bột kép. Với nguyên liệu ít, trộn bột trong khay, chậu theo nguyên tắc đồng lượng: bắt đầu trộn từ chất có số lượng ít nhất, rồi thêm dần các nguyên liệu khác theo thứ tự tăng dần và mỗi lần thêm một lượng tương đương với lượng đã có trong khay. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến hết. Sau cho hỗn hợp bột qua rây có kích thước mắt rây lớn hơn cỡ bột một số để hỗn hợp đồng nhất hơn. Với nguyên liệu nhiều, quá trình nhào trộn được thực hiện trong máy. Bắt đầu cho vào máy nhào trộn từ chất có số lượng nhiều nhất rồi thêm dần các chất có số lượng giảm dần. Với các chất độc và mạnh càn trộn lâu hơn. Khi trộn xong, nên cho hỗn hợp bột qua rây có kích thước mắt ray lớn hơn cỡ bột một số rồi trộn lại. Cần kiểm tra độ đồng đều về màu sắc của hỗn hợp theo DĐVN II, Tập 3. I.2.2.2. Tạo hạt Tạo hạt là quá trình tạo ra mối liên kết giữa các tiểu phân nguyên liệu dạng bột thành hạt có hình dạng và kích thước đều nhau, có độ cứng thích hợp và có thể liên kết với nhau thành viên thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng khi dập viên ở áp lực không lớn lắm. Mục đích của việc tạo hạt là tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình dập viên, cải thiện độ chảy của bột dập viên, tăng cường khả năng liên kết của bột làm cho viên dễ đảm bảo độ chắc và giảm hiện tượng dính cối chày khi dập viên. Tạo hạt có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất viên nén vì: Làm tăng sự liên kết giữa các tiểu phân chất rắn, do đó viên nén điều chế từ hạt sẽ có độ cứng cần thiết. Làm giảm sự dính của bột vào máy dập viên do làm giảm diện tiếp xúc của bột. Sự phân phối hạt vào cối của máy dập viên sẽ đều đặn hơn so với phân phoíi bột, do đó viên nén sẽ có khối lượng đồng đều. Tránh được sự phân lớp giữa các dược chất có trong công thức của viên trong quá trình phân phối nguyên liệu vào cối của máy dập viên. Trong thực tế sản xuất có 3 phương pháp tạo hạt Tạo hạt khô (phương pháp dập kép). Tạo hạt ẩm. Các phương pháp tạo hạt đặc biệt. Tuỳ theo tính chất của dược chất mà ta có thể áp dụng 1 trong các phương pháp tạo hạt trên. I.2.2.2.1. Phương pháp tạo hạt khô Quá trình tạo hạt khô không dùng đến tá dược dính ở dạng lỏng để tạo hạt. Nếu nguyên liệu có tính kết dính giữa các tiểu phân nhỏ thì cần thêm các tá dược dính ở dạng khô như lactose,sacarose, calci carbonat, glycerin monostearat. Phương pháp tạo hạt khô có ưu điểm là tránh được tác động của ẩm và nhiệt đối với viên, do đó được dùng cho các viên chứa dược chất không bền với ẩm và nhiệt (asprin, vitamin C, ampicilin…). Tạo hạt khô cũng tiết kiệm được mặt bằng và thời gian hơn tạo hạt ẩm. Hạn chế của phương pháp tạo hạt khô là: Dược chất phảI có khả năng trơn chảy và liên kết nhất định, dược chất khó phân phối đều trong từng viên (do hiện tượng phân lớp có thể xảy ra khi trộn bột kép và dập viên). Ngoài ra hiệu suất tạo hạt không cao và viên khó đảm bảo độ bền cơ học. Để khắc phục nhược điểm này, hiện nay người ta tạo hạt khô bằng phương pháp cán ép: Bột kép được cán ép thành tấm mỏng (dày khoảng 1mm) giữa 2 trục con lăn. Sau đó xát vỡ tấm mỏng qua rây để tạo hạt. Hạt thu được theo phương pháp này gọi là hạt compact. Phương pháp tạo hạt khô gồm các giai đoạn sau: Cân nguyên liệu theo công thức pha chế. Trộn nguyên liệu theo phương pháp đồng lượng. Dập thành viên có đường kính 20- 25mm. Cán viên thành hạt bằng máy cán trục quay hoặc máy xay búa. Sửa hạt: Rây lấy hạt có kích thước thích hợp (0,8- 1,2mm). Các hạt to cho cán lại, các hạt nhỏ dập thành viên thô, cán viên và sửa hạt như trên. I.2.2.2.2. Phương pháp tạo hạt ẩm Phương pháp tạo hạt ẩm là phương pháp thông dụng nhất hiên nay do có nhiều ưu điểm như: Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên(do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và về hàm lượng dược chất). Quy trình và thiết bị đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp tạo hạt ướt cũng có những nhược điểm như: Chịu tác động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt), có thể làm giảm sự ổn định của dược chất. Quy trình kéo dài trải qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng và thời gian sản xuất (nếu là xát hạt qua rây). Khi dập viên bằng phương pháp tạo hạt ướt, để đảm bảo chất lượng của viên nén, cần thực hiện tốt việc kiểm soát quá trình sản xuất: Đề ra đúng yêu cầu chất lượng và các thông số kĩ thuật cần đánh giá cho từng công đoạn. Để dễ dập viên, hạt phải dễ chảy và chịu nén tốt. Muốn vậy, hạt phải đáp ứng một số yêu cầu sau: Có hình dạng thích hợp: Tốt nhất là hình cầu. Hạt hình cầu có ma sát nhỏ, dễ chảy, khi nén dễ liên kết thành viên. Có kích thước thích hợp: Kích thước hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy và tỉ trọng hạt. Hạt có kích thước phân bố đều đặn thì dễ chảy và đó dễ đảm bảo độ đồng nhất về khối lượng viên. Thông thường kích thước hạt thay đổi từ 0,5 -2mm theo đường kính viên (viên càng bé thì nên xát hạt càng nhỏ và ngược lại). Phương pháp tạo hạt ẩm gồm các giai đoạn sau: Chuẩn bị nguyên liệu Làm ẩm hỗn hợp bột. Xát hạt. Sửa hạt ướt. Sấy hạt. Sửa hạt khô. Trộn tá dược trơn a. Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu phải kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn ngành mới được đưa vào sản xuất, sau đó xay rây thành bột có kích thước yêu cầu của sản xuất. Cán trộn nguyên liệu theo nguyên tắc đồng lượng. Chuẩn bị lượng dung dịch tá dược dính cần thiết. b. Làm ẩm hỗn hợp Tuỳ theo tính chất của dược chất có thể làm ẩm hỗn hợp bằng dung môi, bằng cách đun chảy hỗn hợp bột hoặc bằng tá dược dính lỏng. Làm ẩm bằng dung môi như nước, cồn, hỗn hợp cồn- nước: Hoà tan 1 phần nguyên liệu đem xát hạt để tạo thành dung dịch đậm đặc, dùng dung dịch này để làm ẩm nguyên liệu với điều kiện là dung môI chỉ có khả năng hoà tan ít hỗn hợp bột hoặc một trong các thành phần nguyên liệu, nếu độ hoà tan của bột trong dung môi lớn thì không dùng dung môI đó để xát hạt được. Làm ẩm bằng cách nâng nhiệt độ lên đến điểm chảy của dược chất, sau để nguội, các tiểu phân chảy ra sẽ tạo thành khối cứng, rồi xay rây thành hạt có kích thước thích hợp. Làm ẩm bằng tá dược dính lỏng: Các tá dược dính lỏng làm tăng khả năng kết dính của hỗn hợp bột thành khối ẩm. Sau chuyển thành hạt, làm bay hơI dung môi các hạt vẫn giữ nguyên hình dạng. Để trộn bột và làm ẩm khối bột dùng máy nhào trộn: Máy nhào trộn và tạo hạt tốc độ cao, máy nhào trộn cánh nhào hình chữ Z… Quá trình làm ẩm khối bột tiến hành như sau: cho nguyên liệu vào máy trộn đều. Rót từ từ tá dược dính lỏng vào hỗn hợp bột, vừa cho vừa nhào đến khi khối bột đủ ẩm. Nếu cho ít chất dính, hạt sẽ không đều, tỉ lệ bột mịn cao sẽ gây khó khăn cho quá trình dập viên và viên không đủ độ rắn chắc. Nếu cho nhiều chất dính, khối bột sẽ quá ẩm, sẽ khó xát hạt và viên không đạt độ rã. Máy trộn mô tơ cánh trộn; 2- cửa tháo liệu; 3- cánh trộn; 4- thùng trộn; 5- cánh tạo hạt; 6- mô tơ cánh tạo hạt Thời gian nhào tuỳ theo từng nguyên liệu, thông thường cho máy nhào từ 10- 20 phút cho mỗi mẻ từ 15- 50kg nguyên liệu. Đổ khối bột ẩm ra thùng hoặc chậu, chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Xát hạt Xát hạt là quá trình chuyển hỗn hợp bột ẩm thành dạng hạt nhỏ nhờ lực cơ học ép khối bột ẩm qua lỗ mắt rây hay tấm kim loại đục lỗ. ở quy mô nhỏ: người ta miết khối bột ẩm trên rây có lỗ mắt rây từ 1,2– 1,5mm. Hạt thu được có hình dạng lăng trụ, kích thước hạt không đều, do đó, khả năng chảy của hạt kém, năng suất thấp. Máy xát hạt lắc 1- cửa vào ; 2- trục; 3- mô tơ ở trong các xí nghiệp dược phẩm người ta dùng nhiều loại máy xát hạt khác nhau: Máy xát hạt lắc, máy xát hạt li tâm… b.Sửa hạt ướt Cho hạt vừa xát xong qua rây có kích thước lỗ mắt rây: 1,25mm. Những hạt thu được dưới rây là đạt yêu cầu cho qua giai đoạn sấy hạt. Những hạt không qua rây cho xát lại. c. Sấy hạt Sau khi sửa hạt ướt xong, cần sấy đến độ ẩm thích hợp. Độ ẩm của các loại hạt khác nhau, nhưng nằm trong khoảng 0,5 – 7%. Tuỳ theo tính chất hoá học của dược chất mà tiến hành sấy ở nhiệt độ khác nhau, thường sấy hạt từ 36- 700C. Có nhiều phương pháp, thiết bị khác nhau để sấy hạt. Thiết bị sấy tầng sôi buồng phân phối khí; 2- thân thùng; 3- túi lọc Sấy hạt ở áp suất thường: tủ sấy, tủ sấy băng tải … Sấy hạt dưới áp lực giảm: Thiết bị sấy chân không. Sấy bằng tia hồng ngoại. Sấy tầng sôi: thiết bị sấy tầng sôi. Sửa hạt khô Hạt sau khi sấy xong ít nhiều có vón lại với nhau, cần phải phân tán các hạt đó hoặc loại bớt bột mịn (lượng bột mịn không được vượt quá 20%). Quá trình sửa hạt: Cho hạt qua rây có kích thước: lỗ mắt rây: 1,25mm và 0,2mm để loại hạt vón và bột mịn. Trộn tá dược trơn Sau khi sửa hạt khô, người ta trộn vào hạt một lượng tá dược trơn, rã cần thiết. Tá dược trơn phải cho qua rây số 125 (1,25mm) trước khi trộn vào hạt để với lượng tá dược trơn tối thiểu có thể bao được toàn bộ số hạt, rồi chuyển sang giai đoạn dập viên. Máy trộn chữ V 1- Trục; 2- thùng trộn I.2.2.2.3. Các phương pháp tạo hạt đặc biệt Tạo hạt bằng thiết bị tầng sôi Thiết bị này giống thiết bị sấy tầng sôi Tạo hạt bằng phương pháp phun sương Tạo hạt trong tuốc bin I.2.2.3. Dập viên Dập viên là quá trình trong đó các tiểu phân chất rắn bị lực cơ học tác động từ bên ngoài vào làm chúng bị biến dạng, giảm thể tích và chuyển thành khối rắn chắc có hình dạng của cối. Có nhiều loại dập viên khác nhau, nhưng về nguyên lí cấu tạo đều có 3 bộ phận chính là cối, chày và phễu phân phối hạt. Cối: Là chi tiết máy có hình trụ tròn, làm bằng thép tốt, tôi cẩn thận và đánh nhẵn bóng. Giữa cối và lỗ cối có hình dạng và kích thước khác nhau. Tuỳ theo khối lượng viên mà chọn cỡ cối cho thích hợp. Người ta thấy rằng tỉ lệ chiều cao và đường kính viên bằng 1/4 thì viên đẹp, dễ bảo quản và người bệnh dễ nuốt. Chày: Gồm chày trên chày dưới có hình dạng và kích thước tương ứng với lỗ cối. Mặt chày trên có thể khắc chữ và kí hiệu. Viên dập để bao dung dùng chày mặt lõm. Các chày phải kít với cối, nhưng phải chuyển động dễ dàng trong cối theo chiều lên xuống. Trong quá trình dập viên, các chày được lắp vào những bộ phận chuyển động để thực hiện việc nén hạt thành viên và đẩy viên thuốc ra khỏi cối. Phễu phân phối hạt: Làm nhiệm vụ chứa hạt và nhả hạt vào cối của máy dập viên, có loại còn làm cả nhiệm vụ gạt viên thuốc và bột thừa ra khỏi cối. Tuỳ theo loại máy dập viên, phễu phân phối hạt dính cố định trên thân máy như trong máy dập viên quay tròn, hay chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay trong máy dập viên tâm sai. Thường trong phễu phân phối hạt có gắn hệ thống khuấy trộn giúp cho hạt nhả xuống cối đều. Một máy dập viên có thể có 1 đến 3 phễu. Có nhiều loại máy dập viên, song ta có thể chia làm 2 loại dựa trên cách tạo lực nén của máy và sự chuyển động của chày cối. a. Máy dập viên tâm sai Đặc điểm cấu tạo: Các chày chỉ chuyển động tịnh tiến theo phương lên xuống nhờ một bánh lệch tâm truyền chuyển động. Máy thường có một cối, trong cối có một hay nhiều lỗ cối, được lắp cố định vào thân máy. Phễu phân phối hạt chuyển động quay hoặc trượt để nhả hạt vào cối và đẩy viên thuốc ra ngoài. Chu kì hoạt động của máy dập viên tâm sai gồm 4 giai đoạn Giai đoạn a: Phễu phân phối hạt tiến lên trên mặt cối. Giai đoạn b: Phễu lùi ra và gat bằng thuốc trên mặt cối, chầy trên từ từ hạ xuống. Giai đoạn c: Phễu ở vị trí xa nhất, chày trên nén khối hạt trong cối thành viên. Giai đoạn d,e: Chầy trên đi lên ,chầy dưới đi lên đẩy viên thuốc đi ngang mặt cối ,phễu phân phối hạt từ từ tiến vào mặt cối. Giai đoạn f : Lặp lại giai đoạn a và đẩy viên thuốc ra ngoài. Ưu điểm của máy đập viên tâm sai: Máy cấu tạo đơn giản,tháo lắp chầy cối dễ dàng . Độ nén khá cao (3 – 15 tấn/cm2) do đó có thể dập được nhiều loại viên. Nhược điểm của máy : Năng suất thấp , chỉ dập được một vài viên một lần. Lực nén chỉ tác dụng từ trên xuống ,do đó viên không đượcnén đều, mặt trên sẽ rắn hơn . Do đó máy dập viên tâm sai chỉ thích hợp với nơi sản xuất nhỏ và phòng thí nghiệm. b. Máy dập viên quay tròn : Đặc điểm cấu tạo : - Phễu phân phối hạt cố định . - Các cối lắp chặt trên một mâm quay tròn lần lượt chuyển động dưới phễu phân phối hạt để nhận nguyên liệu. - Chầy trên và chầy dưới thực hiện hai chuyển động cùng một lúc : các chầy quay tròn bằng tốc độ quay của cối tương ứng và chuyển động lên xuống nhờ gờ dẫn để nén hạt thành viên và đẩy viên thuốc lên ngang mặt cối. - Thanh gạt gạt viên thuốc vào máng rồi rơi xuống thùng hứng. - Tuỳ theo cỡ máy ,mỗi máy có từ 1 – 3 phễu phân phối hạt và có từ 14 – 67 bộ chầy cối. - Máy có bộ phận điều chỉnh trọng lượng viên ,độ nén.Máy được che kín và có bộ phận hút bụi đưa vào bộ phận lắng bụi đẻ thu hồi . Sơ đồ chuyển động của máy dập viên quay tròn 1, 8- thân chày; 2,9- mũ chày; 3,10- gờ dẫn; 4,7- chày; 5- mâm lắp cối; 6- cối; 11- puli điều chỉnh khối lượng viên; 12,14- puli nén; 13- phễu; 15- thanh gạt; 16- máng hứng viên; 17- viên thuốc - Cối chuyển động đến vị trí của phễu ,phễu phân phối hạt vào cối ,lúc này chầy trên ở vị trí cao nhất ,chầy dưới ở vị trí thấp nhất chứa lượng hạt trong cối bằng khối lượng của viên ,điều chỉnh khối lượng của viên là điều chỉnh độ cao thấp của chầy dưới nhờ puli 11(vị trí I). - Chầy cối tiếp tục quay ,chầy trên từ từ hạ xuống,chầy dướ từ từ nâng lên nhờ puli 12,15 để nén hạt thành viên (vị trí II). - Chầy cối tiếp tục quay ,chầy trên nâng lên, chầy dưới nâng lên ngang mặt cối, để thanh gạt gạt viên ra máng đến thùng hứng viên (vị trí III). - Chày cối tiếp tục quay lặp lại chu kỳ trên. * Ưu điểm của máy dập viên quay tròn : - Năng suất cao, thích hợp với cơ sở sản suất lớn, ít phải thay đổi mặt hàng. - Độ cứng của mặt trên và mặt dưới như nhau vì lực nén được thực hiện được thực hiện cả trên và dưới. - Máy hoạt động nhẹ nhàng ít ồn ào. * Nhược điểm : - Cấu tạo của máy rất phức tạp ,do đó tháo lắp lau rửa máy mất rất nhiều thời gian. Máy dập viên quay tròn tuỳ theo cấu tạo của mâm quay lắp chầy cối có thể dập được viên nhiều lớp: Dùng trong các trường hợp viên chưa có các thành phần tương kỵ với nhau, điều chế viên nén có tác dụng kéo dài, bao viên bằng máy dập viên. Tuỳ theo tính chất của hạt và yêu cầu của viên thuốc mà chọn máy dập viên. Tuỳ theo khối lượng viên mà chọn chầy cối. - Viên có khối lượng nhỏ hơn 0,2g dùng chầy cối có đường kính: 4,5mm; 5,0mm; 5,5mm; 6,0mm. - Viên có khối lượng từ 0,20 – 0,30g dùng chầy cối có đường kính: 7mm; 9mm. - Viên có khối lượng bằng hoặc lớn hơn 0,5g dùng chầy cối có đường kính bằng hoặc lớn hơn 12,0 mm. - Sau khi đã xác định được kích thước chầy cối, chọn chầy cối cho khớp nhau và có bề mặt trơn nhẵn. - Lắp chầy cối theo hướng dẫn sử dụng của máy: + Điều chỉnh chày dưới lên cao nhất bằng mặt cối khi làm việc :nếu chày dưới cao hơn mặt cối ,phễu phân phối hạt làm sứt chầy, nếu chày dưới thấp hơn mặt cối ,phễu phân phối hạt làm vỡ viên. (Đối với máy đập tâm sai). + Cố định các bộ phận của máy, kiểm tra vận hành máy bằng cách quay tay xem chầy cối đã khớp với nhau chưa. Nừu chầy cối đã khớp với nhau mới cho chạy bằng động cơ. + Sau đó cho ít hạt vào phễu phân phối dập thử và kiểm tra chất lượng của viên để điều chỉnh tiếp: Kiểm tra khối lượng viên: cân 10 hoặc 20 viên tính khối lượng trung bình so với khối lượng qui định. Nừu khối lượng viên chưa đạt thì dùng bộ phận điều chỉnh khối lượng viên để điều chỉnh. Kiểm tra độ chắc của viên để điều chỉnh độ nén,viên bở phải tăng độ nén, viên chắc quá phải giảm độ nén. Sau khi kiểm tra chất lượng viên đạt khối lượng, độ chắc, độ rã, hình thức bóng đẹp không sứt mẻ thì cho dập tiếp. ã Những nguyên nhân gây phế phẩm trong quá trình dập viên. Người sản xuất phải biết những nguyên nhân làm cho việc không đạt tiêu chuẩn chất lượng để tìm cách khắc phục. - Mặt viên thuốc không nhẵn bóng do các nguyên nhân sau: không đủ tá dược trơn, hạt còn ẩm, tỷ lệ bột mịn trong hạt quá cao, chầy cối không nhẵn. - Viên bị bong mặt do : + Hạt quá khô làm giảm độ dính của hạt: khắc phục bằng cách phun vào hạt một lượng nhỏ glycerin – nước theo tỷ lệ 1 – 3% glycerin, hoặc hỗn hợp cồn -nước theo tỷ lệ cồn/nước là 2/3 . Sau để trong thùng kín cho hấp phụ. + Độ nén cao, do đó phải giảm độ nén đến mức viên không bị bong mặt mà vẫn đảm bảo độ chắc. + Cối dập nhiều bị mòn không đều, viên bị phân lớp, khi đẩy ra khỏi cối dễ bị bong mặt do đó phải thay cối. - Viên dễ vỡ do: lực nén nhỏ hoặc thiếu tá dược dính. - Viên khó rã do : + Thành phần hạt thiếu tá dược rã. + Lượng tá dược dính nhiều. + Lượng tá dược trơn nhiều làm giảm khả năng thấm nước vào viên. + Độ nén cao. - Khối lượng viên không đồng đều do: Nguyên nhân về hạt: . Kích thước hình dạng hạt không thích hợp. . Độ ẩm của hạt cao. . Tỷ lệ bột mịn cao. . Thiếu tá dược trơn. Các nguyên nhân trên làm hạt chảy từ phễu phân phối hạt xuống cối không đều. Nguyên nhân về máy: Trong máy dập viên tâm sai chầy dưới lắp không chặt, vị trí thấp nhất của nó trong các chu kỳ không đều nhau, do đó lượng hạt trong cối không đều nhau. - Viên có gờ (Bavia): do chầy nhỏ hơn cối do đó phải thay chầy. - Viên bị sứt ở mặt dưới khi dập viên trong máy tâm sai do chầy dưới thấp hơn mặt cối ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0512.DOC