Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty cổ phần XNK Tiến Phát

LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các Doanh nghiệp hầu như không mấy quan tâm đến vấn đề bán hàng và xác định kết quả bán hàng, bởi đã có Nhà nước lo, Nhà nước chịu. Do sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên tạo ra sức ỷ lại lớn ở các Doanh nghiệp, điều đó đã góp phần làm cho nền kinh tế chậm phát triển. Hiện nay, Nhà nước ta thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, các Doanh nghiệ

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty cổ phần XNK Tiến Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p thuộc các thành phần kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật. Vì thế, buộc các Doanh nghiệp phải năng động hơn, tổ chức tốt công tác hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt quy luật cơ chế thị trường để ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Vấn đề bán hàng và xác định kết quả bán hàng cũng đã được các Doanh nghiệp chú ý tới bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh thu bán hàng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của Doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho Doanh nghiệp trang trải chi phí, thực hiện không những tái sản xuất giản đơn mà còn thực hiện tái sản xuất mở rộng, giúp Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, ổn định tình hình tài chính,. . ..Vậy, để đứng vững trên thị trường thì Doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác bán hàng, xác định kết quả, có chiến lược tiêu thụ thích hợp nhằm đảm bảo thu được hiệu quả cao trong kinh doanh, có lãi. Xuất phát từ quan điểm trên, trong thời gian thực tập tại Công ty XNK Tiến Phát, em đã nghiên cứu, tìm hiểu về “Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty CP XNK Tiến Phát”. • Chuyên đề ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung gồm 3 phần: Phần 1: Khái quát chung về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Phát Phần 2: Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty XNK Tiến Phát. Phần 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty XNK Tiến Phát. PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TIẾN PHÁT 1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY XNK TIẾN PHÁT 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Phát. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Phát được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103005742 cấp ngày 15/02/200 do phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Phát tiền thân là Công ty TNHH Tiến Phát, được thành lập tháng 03 năm 1998, một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nội thất. Do nhu cầu phát triển của công ty – cả về quy mô lẫn thị trường và để tận dụng nhưng cơ hội, thách thức, sức mạnh đoàn kết của tập thể - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Phát được ra đời. Tên đăng ký hợp pháp của công ty bằng tiếng việt là: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Phát. Tên giao dịch: Tien Phat Import – Export Joint Stock Company. Tên viết tắt: TPIMEX.,JSC Email: Tienphatjsc@hn.vnn.vn Website: www.ketsattienphat.com  Địa chỉ trụ sở chính: 78 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: (04) 5115858 Fax: (04) 5115858 Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần, có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Vốn điều lệ: 2,500.000.000 đồng (Hai tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam) ¨Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Chức danh: Giám đốc Họ và Tên: Nguyễn Tất Kim Tiến Sinh ngày: 05/12/1968 Dân tộc: Kinh Quốc tịch:Việt Nam. Chứng minh thư Số: 012005182 Ngày cấp: 16/12/1997 Nơi cấp: Công an Hà Nội Nơi đăng ký thương trú: Số 58 ngõ 105 – Bạch mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Chỗ ở hiện nay: Số 58 ngõ 105 – Bạch mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Công ty Cổ phần Xuât nhập khẩu Tiến Phát là một doanh nghiệp Thương mại, hoạt động trên địa bàn rộng, kinh doanh nhiều ngành hàng đa dạng, hàng của Công ty được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa. Công ty là doanh nghiệp thương mại, nhập khẩu là chủ yếu, đôi khi có xuất khẩu nhưng với số lượng không lớn, nếu có chủ yếu là hình thức tái xuất. ¨ Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tiến Phát: + Trụ sở công ty: 78 Nguyễn Lương Bằng , Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 5115858, Fax: 5115999, DD: 0904009090 + Cơ sở 2: 296 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 5189899, Fax: 5187585, DD: 0904009090 + Cơ sở 3: 67 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 6226499 - 8622180, DD: 0904008080 + Cơ sở 4: 621 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 7722866, DD: 0904008080 + Cơ sở 5: 345 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 7628842, Fax: 7628841, DD: 0903412664 + Cơ sở 6: 273 Tây Sơn, Ba Đình, Hà Nội 1.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Đặc điểm: Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được bố trí như sau: • Hội đồng quản trị và ban giám đốc: Giữ vai trò điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu mọi trách nhiệm pháp lý trước các cơ quan chức năng. • Phó giám đốc là người đề xuất những phương án trong việc quản lý chất lượng công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lương sản phẩm theo đúng dự toán. Đồng thời lập kế hoạch dự toán, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế trình giám đốc. • Kế toán trưởng: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về các chiến lược kinh tế, tài chính của công ty, là người chỉ đạo trực tiếp công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế của công ty. ¨ Các phòng chức năng: • Phòng hành chính: Được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc, là phòng chuyên tổ chức triển khai chỉ đạo về mặt công tác: tổ chức lao động, thanh tra bảo vệ , công tác hành chính, quản trị, xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh tại xưởng sản xuất cũng như các phòng ban khác trong công ty, thông qua các tổ chức bố trí lao động cũng như chính sách ưu đãi, thưởng phạt đối với người lao động. • Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thu thập, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường, tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế đồng thời quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng kinh doanh có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình định kỳ mỗi tháng một lần, tổ chức kinh doanh có hiệu quả theo đúng luật pháp quy định và phù hợp với chủ trương, đường lối và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. • Phòng tài chính kế toán: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo công ty các vấn đề liên quan đến công tác tài chính kế toán, giúp quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, cung cấp các số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, tổng hợp báo cáo tài chính cho hội đồng quản trị và ban giám đốc, đồng thời kiểm tra tình hình tài chính trong công ty, phản ánh kịp thời, đúng nghiệp vụ kế toán phát sinh, quản lý quỹ tiền mặt cũng như tiền gửi để đáp ứng và có kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của công ty. • Phòng kỹ thuật: Có chức năng tư vấn cho giám đốc về công tác quản lý, kỹ thuật liên quan đến sản xuất. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát và lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật các sản phẩm theo giấy phép kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty còn có xưởng sản xuất ở Hoài Đức – Hà Tây chuyên sản xuất các loại két. SƠ ĐỒ 01: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TIẾN PHÁT Ban Giám Đốc Phó giám Đốc Phòng Kỹ Thuật Phòng hành chính Phòng Kinh Doanh Phòng Tài chính Kế toán Xưởng sản xuất 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty: Công ty có gần 10 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các thiết bị nội thất, đồ điện tử, gia dụng…Công là tổng đại lý lớn của các Công ty nội thất nổi tiếng trong và ngoài nước như: Hòa Phát, Hitachi, Toshiba… Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ theo hình thức bán buôn kết hợp với bán lẻ tập trung nhiều ở các thành phố lớn, khu vực đông dân cư: Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Đà Nẵng … Ngoài ra Công ty còn chuyên sản xuât két sắt, két bạc, chống cháy, trộm, với sản lượng lớn trên thị trương cả nước. Tiến Phát là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm uy tín trong các lĩnh vực: + Kinh doanh két chống cháy, chống trộm. + Kinh doanh đồ nội thất gia đình. + Kinh doanh nội thất văn phòng. + Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh… Tiến Phát luôn quan niệm lấy chữ "Tín" làm đầu.Vì vậy, các sản phẩm của Tiến Phát luôn có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng của các thương hiệu nổi tiếng. Với phương châm làm việc: “ Tất cả vì sự hài lòng của khách hàng” cùng đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động và sáng tạo, Tiến Phát sẽ là thương hiệu lựa chọn đúng đắn của mọi người, mọi lúc và mọi nơi. Ngoài ra, chế độ bảo hành dài hạn cũng như việc chăm sóc khách hàng chu đáo của chúng tôi sẽ khiến bạn hài lòng hơn khi mua các sản phẩm của Tiến Phát. ¨ Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đều có những mục tiêu cụ thể nhằm định hướng cho sự phát triển của công ty. Song nhìn chung công ty có những mục tiêu cụ thể sau: Xây dựng và tổ chức hiệu quả các kế hoạch kinh doanh nhằm mở rộng phạm vị hoạt động sản xuất của công ty để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế, cơ sở khác của ngành và các đơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp kinh doanh có hiệu quả để nâng cao mức doanh số bán ra. Hoàn thiện công tác tổ chức kinh doanh. Góp phần thu hút thêm lao động trong xã hội, giải quyết vấn đề việc làm. Thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất để khai thác mọi nguồn lực của công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. 1.2.1. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp: ¨ Các cơ hội đối với doanh nghiệp: Hai bộ luật quan trọng được thông qua là Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư năm 2005 được đánh giá cao, góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang có những biện pháp thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Việc hội nhập kinh tế, tăng cường hợp tác kinh doanh giúp cán bộ công nhân viên tiếp cận, nắm bắt được các tri thức mới, cách quản lý công việc tiên tiến hiệu quả. Sự phát triển của khoa học – công nghệ: Các phần mềm, phương tiện máy móc ra đời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ khối lượng công việc. ¨ Các thách thức đối với doanh nghiệp: Sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới khiến cho việc cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng trở lên khốc liệt. Ngươi sử dụng ngày càng có nhiều lựa chọn để có được dịch vụ tốt nhất. Hạn chế đối với cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng tiếng Anh để làm việc, hạn chế này làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ thuật, công nghệ mới có thể gây ra cho công ty các khó khăn khi phải làm việc với các khách hàng nước ngoài, các dự án sản xuất có kỹ thuật phức tạp hoặc ứng dụng công nghệ mới. 1.2.2.Định hướng phát triển doanh nghiệp: Bám sát chủ trương hội nhập của Đảng và nhà Nước, gắn bó với các cơ quan nhà nước, các sở, ban, ngành, các chủ đầu tư trên địa bàn cả nước, giữ vững và tiếp tục phát triển thị phần. Công ty tích cực mở rộng quan hệ, tìm kiếm những bạn hàng mới từ các tỉnh thành phố khác, trong và ngoài nước, hoàn thiện các cơ chế quản lý: Quy chế quản lý nội bộ, phân phối thu nhập, quy chế khoán sản phẩm… Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Ổn định nhân lực hiện có, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý. Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng của khách hàng, kiên quyết thực hiện đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng, cạnh tranh lành mạnh. 1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TIẾN PHÁT 1.3.1/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Đặc điểm: Một công ty tùy theo lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động, mức độ phân cấp quản lý tài chính cũng như trình độ sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, trình độ của nhân viên kế toán mà lựa chọn mô hình tổ chức kế toán phù hợp. Công ty Cổ phần XNK Tiến Phát hiện nay đang áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Toàn công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung còn các đơn vị trực thuộc đều không có phòng kế toán riêng. Tại đơn vị trực thuộc chỉ có nhân viên kế toán làm nhiêm vụ lập, thu nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ sau đó chuyển về phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm trực tiếp xử lý các công việc kế toán, tiếp nhận chứng từ do đơn vị trực thuộc gửi lên, phân loại, phản ánh vào các sổ sách thích hợp, tính toán các chỉ tiêu và định kỳ lập báo cáo tài chính… ¨ Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng, có nhiêm vụ giúp giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, phân tích và kiểm tra số liệu, kiểm soát việc thực hiện chế độ tài chính kế toán của nhà nước tại công ty. Kế toán trưởng đồng thời là người chịu trách nhiệm về mọi vấn đề kế toán tại Công ty. Trong phòng kế toán của Công ty hiện tổ chức thành 5 bộ phận kế toán, có mối quan hệ khăng khit với nhau. Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí từ các bộ phận kế toán khác và tính giá thành sản phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh theo đúng quy định. Kế toán công nợ, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, phải trả;căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cho cán bộ các bộ phận. Căn cứ vào bảng lương của từng đơn vị tiến hành trích lập và phân bổ tiền lương. Kế toán thuế, vật tư, TSCĐ: Căn cứ vào các hóa đơn, phiếu nhập, chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có liên quan… đưa vào bảng thống kê, từ đó tính ra giá trị thực tế của tài sản, tính ra giá trị thực của vật liệu xuất kho trong kỳ. Đồng thời căn cứ vào bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán…xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, thuế giá trị giá tăng đầu vào được khấu trừ, được hoàn lại và lập báo cáo thuế theo quy định. Kế toán thanh toán tiền mặt; tiền gửi ngân hàng: Căn cứ vào chứng từ gốc ban đầu, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, mở các sổ chi tiết các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng… Thủ quỹ; thủ kho: Căn cứ vào chứng từ thu chi được duyệt, thủ quỹ tiến hành phát và thu tiền. Cùng với kế toán thanh toán chịu trách nhiệm quản lý tiền của công ty. Thủ kho chịu trách nhiệm lưu trữ, xuất nhập vật tư, quản lý theo dõi các hợp đồng kinh tế trong Công ty. Nhân viên kinh tế xưởng: Làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu khi nhận, kiểm tra chứng từ, thực hiện chấm công hàng ngày và chuyển số liệu lên phòng kế toán trung tâm. Trong phòng kế toán hiện nay của Công ty, hiện một số nhân viên kế toán vẫn còn kiêm nhiệm cùng một lúc từ một đến hai phần hành kế toán. Nhưng công việc của mỗi bộ phận kế toán đã được phân công rất cụ thể và vẫn đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kế toán trưởng SƠ ĐỒ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Kế toán thuế, vật tư, TSCĐ Kế toán tiền mặt và ngân hàng Kế toán Tổng hợp Kế toán công nợ và tiền lương Nhân viên Kinh tế xưởng 1.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty: Đặc điểm: Niên độ kế toán của công ty trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng: Việt Nam đồng. Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyên tắc ghi nhận hàng tốn kho: được ghi nhận theo giá trị gốc. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp nhập trước xuất trước. Phương thức khấu hao tài sản cố định: Khấu hao đường thẳng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên. Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: phương pháp lập dự phòng là lập theo chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập. Công ty áp dụng chuẩn mực, chế độ, thể lệ kế toán cũng như hệ thống tài khoản và báo cáo kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính. ¨ Hệ thống chứng từ kế toán: Một trong những đặc trưng của hạch toán kế toán là ghi nhận thông tin phải có căn cứ chứng từ. Chứng từ kế toán là bằng chứng xác minh nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Công ty đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện hành như các loại phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng…Cách ghi chép và luân chuyển chứng từ hợp lý, thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu đồng thời đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý. ¨ Hình thức sổ sách công ty đang áp dụng: Để phù hợp với quy mô cũng như điều kiện thực tế, Công ty đang áp dụng hình thức hạch toán Nhật ký chung và các loại sổ của hình thức này theo Quyết định 15 ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, gồm: Các sổ, thẻ chi tiết ( sổ chi tiết theo dõi công nợ, chi tiết bán hàng, sổ chi tiết tiền vay..), sổ nhật ký đặc biệt; Sổ kế toán tổng hợp (Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản). Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi chép số liệu trên các sổ kế toán đều được máy thực hiện tự động theo trình tự chương trình đã được cài đặt sẵn theo sơ đồ sau SƠ ĐỒ 03: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ hàng ngày Nhật Ký Chung Sổ, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Ghi chú: Hàngngày Đối chiếu: Bảng Cân Đối Tài Khoản Ghi c. tháng Báo Cáo Tài Chính · Cách luân chuyển chứng từ theo hình thức tổ chức Nhật ký chung: Các chứng từ gốc sau khi được phản ánh vào sổ kế toán thích hợp sẽ được tổ chức lưu trữ vào các cặp tài liệu theo sự phân loại của công ty, để dễ kiểm tra, đối chiếu khi cấn thiết. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết và sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Sau đó căn cứ vào sổ Nhật ky chung lấy số liệu vào Sổ Cái các tài khoản. Cuối kỳ, từ sổ, thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết và từ Sổ Cái lập bảng cân đối tài khoản. Sau khi đối chiếu số liệu từ bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối tài khoản và sổ cái tài khoản, kế toán tiến hành lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác. PHẦN II. THỰC TẾ CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TIẾN PHÁT 2.1. Khái quát về nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Với mục tiêu đẩy nhanh khối lượng hàng hoá bán ra, khách hàng đến với Công ty được đảm bảo về chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có thể lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp. Công ty chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng hoá nếu như hàng hoá kém phẩm chất, sai về quy cách. . . Do vậy, Công ty luôn chú trọng các mặt sau: Về chất lượng: Hàng hoá trước khi bán được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, chủng loại, quy cách,. . . Về giá bán: Được xác định trên giá mua thực tế cộng chi phí thu mua, bảo quản và gắn liền với sự vận động của giá cả thị trường. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương thức bán hàng chủ yếu là bán hàng trực tiếp. Hàng hoá được Công ty thu mua hoặc nhập khẩu nhập về kho Công ty, sau đó xuất bán theo hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng. Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng cũ, quen thuộc nên ngoài hình thức thanh toán ngay thì thường là thanh toán sau (cho khách hàng chịu). Phương thức thanh toán đa dạng nhưng chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt, séc, tiền gửi ngân hàng. Là một doanh nghiệp kinh doanh XNK nên nghiệp vụ bán hàng trong Công ty luôn được chú trọng. Các hình thức bán hàng trong Công ty bao gồm: Bán hàng nhập khẩu. Bán hàng nội địa. 2.2.Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng 2.2.1. Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng Chứng từ kế toán: Tuy hoạt động trong lĩnh vực XNK nhưng Công ty XNK Tiến Phát chủ yếu là nhập khẩu hàng tiêu dùng, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Công ty thường nhập khẩu hàng hoá, vật tư, máy móc theo đơn đặt hàng của một hay một số đơn vị kinh doanh thương mại trong nước (bán buôn hay bán lẻ). Tuy nhiên, giá trị mỗi lần xuất hàng để bán thường rất lớn nên các nhân viên phòng kinh doanh phải lập hóa đơn bán hàng (Hoá đơn GTGT) cho hàng bán ra. Hoá đơn bán hàng có giá trị như lệnh xuất kho, đồng thời là cơ sở để kế toán theo dõi, ghi chép, phản ánh doanh thu bán hàng, theo dõi công nợ cũng như việc xuất- tồn kho trên thẻ kho kế toán. như vậychứng từ ban đầu làm căn cứ ghi sổ của kế toán doanh thu bán hàng là hoá đơn bán hàng Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vì vậy hoá đơn bán hàng Công ty đang sử dụng là Hoá đơn GTGT mẫu 01- GTKT- 3LL. Hoá đơn được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu Liên 2: Giao cho khách hàng. Liên 3: Dùng để thanh toán. Trên mỗi hoá đơn được ghi đầy đủ, đúng các yếu tố: Giá bán chưa có thuế, thuế GTGT, tổng giá thanh toán (Xem biểu mẫu số 1). Ngoài ra, còn sử dụng các chứng từ như: Giấy báo Có Ngân hàng, Phiếu nhập kho,. . . Tài khoản kế toán: Doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm: Doanh thu bán hàng nhập khẩu. Doanh thu bán hàng nội địa. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty, để theo dõi kết quả bán hàng của hàng hoá có nguồn gốc khác nhau, Công ty đã sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng, và mở chi tiết 2 TK cấp hai: TK 5111- Doanh thu bán hàng nhập khẩu. TK 5112- Doanh thu bán hàng nội địa. Ngoài ra, kế toán bán hàng còn sử dụng các TK liên quan khác như: TK 131, TK 3331, TK 111,. . . Kế toán không sử dụng TK 521, TK 531, TK 532 để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. Sổ kế toán, cơ sở, phương pháp ghi sổ: Công ty sử dụng các sổ, thẻ kế toán chi tíêt: Sổ bán hàng, thẻ kho kế toán, sổ chi tiết phải thu của khách hàng. Các sổ Cái tài khoản: TK 131, TK 511, TK 3331. Các bảng kê chứng từ, Nhật ký Chung. + Sổ bán hàng: Thực chất là sổ chi tiết bán hàng, kế toán sử dụng để theo dõi tình hình bán hàng đối với từng loại hàng hoá theo nguồn gốc hàng bán ra (hàng nhập khẩu hay hàng nội địa), đồng thời theo dõi giá vốn hàng bán theo từng mặt hàng, từng lô hàng. + Sổ chi tiết phải thu của khách hàng Để theo dõi việc thanh toán công nợ của từng khách hàng. Cơ sở ghi sổ là: Hoá đơn bán hàng, Thẻ kho kế toán, Phiếu thu tiền, Giấy báo Có Ngân hàng. + Thẻ kho kế toán: Để theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho của hàng hoá theo từng mặt hàng về cả số lượng và giá trị của hàng hoá. Thẻ kho kế toán chính là căn cứ để kế toán bán hàng theo dõi và xác định giá vốn hàng bán. Ngoài ra, thẻ kho kế toán còn được mở để theo dõi doanh thu và thuế GTGT đầu ra của lô hàng. Cơ sở ghi sổ: Phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng (thay phiếu xuất kho). Sơ đồ trình tự lên số liệu sổ kế toán doanh thu bán hàng như sau: (Sơ đồ số 10) Chứng từ gốc (Hoá đơn, giấy báo Có,…) Nhật ký Chung Sổ Cái TK 511, Sổ Cái TK 131 Sổ chi tiết DTBH, PTKH Bảng tổng hợp chi tiêt DTBH,... Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Biểu mẫu số 1: Hoá đơn GTGT HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 10 tháng 10 năm 2007 Mẫu số: 01. GTKT- 3LL GU/ 2003B No: 029922 Đơn vị bán hàng: Công ty XNK Tiến Phát Địa chỉ: 78 Nguyễn lương Bằng- Đống Đa- Hà nội. Số Tài khoản: 710B- 00790 điện thoại: Mã số: 0100514947 Người mua hàng: Công ty DVXD Thương mại An Phương. Đơn vị: HĐ: 206 Địa chỉ: Hình thức thanh toán: TM Mã số: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đvị SL đơn giá Thành tiền 1 2 Quạt Tgió Vege 630 Quạt Tgió Vege 500 Chiếc Chiếc 2 2 18.455.600 23.428.400 Thuế suất GTGT: 10% Cộng tiền hàng: 41.884.000 Tiền thuế GTGT: 4.188.400 Tổng cộng tiền thanh toán: 46.072.400 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi sáu triệu không trăm bảy mươi hai nghìn bốn trăm đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi họ tên) 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng nhập khẩu: - Để kế toán doanh thu bán hàng nhập khẩu, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và sử dụng TK 5111- Doanh thu bán hàng nhập khẩu; TK 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Sổ kế toán sử dụng: Sổ bán hàng nhập khẩu, thẻ kho kế toán hàng nhập khẩu, Sổ Cái TK 131, Sổ Cái TK 511, Sổ Cái TK 3331, Bảng kê chứng từ bán hàng, Nhật ký Chung. Phương pháp kế toán: Khi nhận được hoá đơn bán hàng (Hoá đơn GTGT) do phòng kinh doanh chuyển sang, kế toán căn cứ vào tổng số tiền khách hàng chấp nhận thanh toán để hạch toán doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng. Kế toán doanh thu bán hàng ghi vào Nhật ký Chung theo bút toán sau: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán. Có TK 5111: Doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT. Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Khi nhận được Phiếu thu tiền mặt hoặc giấy báo Có của Ngân hàng thông báo khách hàng đã trả tiền hàng, kế toán mới thực hiện bút toán ghi giảm các khoản phải thu của khách hàng. Đồng thời, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi vào Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết công nợ, Thẻ kho kế toán hàng nhập khẩu. Chẳng hạn như: Trong kỳ, phòng kinh doanh của Công ty bán quạt thông gió cho Công ty Thiết kế và DVXD Thương mại. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 029922 ngày 10/05/2007 và phiếu xuất kho có đầy đủ các yếu tố đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ do phòng kinh doanh chuyển sang, kế toán vào Bảng tổng hợp chứng từ bán hàng (Hàng nhập khẩu) (xem bảng số 1). (Bảng số 1) BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG (HÀNG NHẬP KHẨU) THÁNG 10/2007 Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi Nợ các TK Số HĐ Ngày Doanh số Thuế GTGT 111 112 131 . . . Tống số 029918 10/10 Phin-Cty Vlang 37.421.619 1.871.381 39.293.000 39.293.000 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 029920 19/10 Phin-Cty CoMin 95.420.954 4.771.048 100.192.002 100.192.002 029921 19/10 Phin-Cty CoMin 93.333.331 4.666.667 97.999.998 97.999.998 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 029922 21/10 Quạt TG-Cty TK & DVXD TM 41.884.000 4.188.400 46.072.400 46.072.400 029923 22/10 Van- Cty TK&DVXD TM 84.018.183 4.200.909 88.219.092 88.219.092 029925 29/10 Chất thử ga-Cty CoMIN 412.160 20.608 432.768 432.768 Chất thử dầu-Cty CoMin 2.637.840 131.892 2.769.732 2.769.732 Tổng cộng: 433.988.092 25.893.076 459.881.168 459.881.168 Các chứng từ gốc có liên quan đến hàng nhập khẩu, là căn cứ để kế toán ghi vào Sổ chi tiết bán hàng nhập khẩu (Bảng số 3), Thẻ kho kế toán (Bảng số 4). Đồng thời, kế toán bán hàng tổng cộng số phát sinh trong kỳ đã tập hợp được trên Sổ chi tiết bán hàng để lập Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh chuyển cho kế toán tổng hợp (Bảng số 5). Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng kê chứng từ hàng hoá bán ra (Hàng nhập khẩu) Nhật ký Chung dòng 4 trang 4 ( bảng số 6), ( trích doanh thu quạt thông gió) Sau khi Nhật ký Chung được lập (Bảng số 6), kế toán làm căn cứ để kế toán tổng hợp ghi Sổ Cái TK 511 (Bảng số 7). (Bảng số3) SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG NHẬP KHẨU Hàng hoá: Quạt Thông gió Chứng từ Nội dung Số lượng Số tiền Trong đó Số Ngày Doanh số Thuế GTGT Tiền vốn phí Tồn đầu kỳ: Tháng 10/2007 029922 10/10 Bán cho Cty DVXD Thương Mại An Phương 4 41.884.000 4.188.400 39.684.160 Cộng phát sinh: 41.884.000 4.188.400 39.684.160 Dư cuối kỳ: Bảng số 4 THẺ KHO KẾ TOÁN Số: 11942 Hàng hoá: Quạt thông gió Đơn vị: Chiếc. Mã: Chứng từ Nội dung Nhập kho Xuất kho Tồn kho Số Ngày SL T.tiền SL T. vốn Doanh số Thuế GTGT SL T.tiền Dư Tháng 9sang: Tháng 10/2007 019425 8/10 -Nhập quạt Vege 630 2 17.155.600 -Nhập quạt Vege 500 2 15.931.200 -Thuế Nkhẩu 6.597.360 029922 10/10 -Bán quạt 39.684.160 Vege 630 2 18.455.600 1.845.560 -Bán quạt Vege 500 2 23.428.400 2.342.840 Cộng PS: 39.684.160 39.684.160 41.884.000 4.188.400 Dư cuối kỳ: (Bảng số 5) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁN HÀNG NHẬP KHẨU Tháng 10 năm 2007 STT Tên hàng hoá, dịch vụ bán ra Doanh số 1 Phin lọc không khí 266.175.904 2 Quạt thông gió 41.884.000 3 Máy hút buị 84.018.183 4 Chất thử dầu 2.637.840 5 Chất kiểm tra nồng độ ga 412.160 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tổng số 433.988.092 Bảng 6 NHẬT KÝ CHUNG Tháng 10 /2007 Trang số: 04 Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK Số tiền Ngày Sổ Nợ Có Số trang trước chuyển sang 1 45,189,000 45,189,000 …. …. …. … …. …. …. …. …. 10/10 Bán cho Cty DVXD Thương Mại An Phương 4 632 39.684.160 156 39.684.160 131 46.072.400 511 41.884.000 3331 4.188.400 .... .... .... .... .... .... .... .... .... Cộng chuyển trang sau 459.881.168 459.881.168 Bảng 7 Số cái Tháng 10năm 2007 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng Số hiệu: TK 511 NT GS Chứng từ Diễn giải Nhật Ký Chung TKĐƯ Số tiền SH Ngày Trang STT dòng Nợ Có Dư đầu năm 10 31/10 DT bán hàng NK 131NK 433.988.092 15 31/10 DT bán hàng NĐ 131NĐ 129.322.129 14 31/10 K/c DTT xđ kquả 31 8 911 563.310.221 Cộng PS Tháng: 563.310.221 563.310.221 Số dư cuối Tháng: Luỹ kế từ đầu năm Bên cạnh việc theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm thì việc theo dõi công nợ đối với khách hàng là rất quan trọng, bởi vì việc đẩy mạnh được hàng hoá tiêu thụ sẽ trở lên vô nghĩa khi hàng hoá bán ra mà Công ty lại không thu được nợ hoặc nếu bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì thế, để có thể theo dõi được công nợ của khách hàng một cách chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản trị thì song song với việc kế toán ghi chép, phản ánh doanh thu hàng nhập khẩu là thực hiện ghi chép phản ánh các khoản phải thu của khách hàng mua hàng nhập khẩu. - Để tiện cho việc theo dõi công nợ của khách hàng, kế toán Công ty sử dụng các Sổ kế toán sau: + Sổ theo dõi thanh toán với khách hàng: Dùng để theo dõi tình hình khách hàng thanh toán tiền hàng cho Công ty. Sổ này theo dõi cho các đối tượng khách hàng và được lập căn cứ vào các Phiếu thu, giấy báo Có Ngân hàng, Hoá đơn GTGT cùng với bảng kê thu tiền mặt, tiền gửi.(Xem bảng số 8) + Sổ chi tiết TK 131- Phải thu của khách hàng: Theo dõi tình hình công nợ của từng khách hàng. Sổ này được lập căn cứ vào Hóa đơn GTGT, Sổ theo dõi thanh toán của khách hàng. (Bảng số 9) +Sổ Cái TK 131: Phản ánh tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 131. (Bảng số 10) Trình tự ghi sổ: Khi bán hàng, căn cứ vào Hoá đơn bán hàng (GTGT), kế toán ghi vào Sổ chi tiết Phải thu của khách hàng. đồng thời, ghi vào Bảng tổng hợp chứng từ bán hàng (Hàng nhập khẩu) để theo dõi khoản tiền khách hàng trả ngay (tiền mặt , tiền gửi ngân hàng), khoản tiền khách hàng chịu ở cột ghi Nợ các tài khoản. Đối với những khách hàng trả tiền ngay thì kế toán lập Phiếu thu tiền mặt để thủ quỹ thu tiền hàng. Từ Phiếu thu tiền mặt, hàng ngày kế toán ghi số liệu vào cột TK 111 trên sổ quỹ tiền mặt. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6311.doc