Công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây

Tài liệu Công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây: ... Ebook Công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..................3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY………………………5 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty…………………………….5 2. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………...8 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty…………………………….13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ TÂY……...20 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương,trả thưởng tại công ty...20 1.1. Cơ sở vật chất………………………………………………………..20 1.2. Yếu tố lao động………………………………………………………20 1.3 Đặc điểm về vốn kinh doanh………………………………………….22 1.4. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ……………………………………….22 2. Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty………………….23 2.1. Xác định Quỹ lương………………………………………………….25 2.1.1. Qu ỹ tiền lương……………………………………………………..25 2.1.2. Các thành phần của quỹ lương……………………………………..26 2.1.3. Cách xác định Quỹ lương…………………………………………..27 2.2. Công tác trả lương……………………………………………………29 2.2.1. Trả lương theo thời gian……………………………………………31 2.2.2. Trả lương theo sản phẩm…………………………………………...32 2.2.3. Đối với lương khoán bán hàng……………………………………..35 2.3. Công tác trả thưởng tại công ty………………………………………43 3. Đánh giá thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty………..44 3.1. Ưu điểm………………………………………………………………44 3.2. Nhược điểm…………………………………………………………..44 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY………………………………46 1. Định hướng phát triển công ty………………………………………….46 2. Các giải pháp chủ yếu………………………………………………….46 2.1. Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ lương kế hoạch…………….46 2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho cán bộ quản lý………………….47 2.2.1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý………………………………..47 2.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương cho cán bộ quản lý………………..48 2.2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm…………………….49 KẾT LUẬN……………………………………………………………….50 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...51 Lời mở đầu Công tác trả lương, trả thưởng là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó luôn được xã hội quan tâm đến bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của người lao động vì nó là nguồn thu nhập quan trọng đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình. Đối với công ty thì cồn tác trả lương, trả thưởng chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và đối với một đất nước thì việc trả lương, trả thưởng là sự cụ thể hóa của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội tạo ra. Để thúc đẩy sản xuất phát triển thì doanh nghiệp cần có những chính sách chiến lược quan tâm đúng mức đến người lao động. Các khoản về trả lương, trả thưởng…phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty, cũng như không đi ngược lại với những chính sách của Nhà nước đã ban hành. Quá trình xét thưởng và khen thưởng phải tiến hành một cách công khai toàn diện tính đúng, tính đủ trong việc trả lương, trả thưởng cho người lao động đúng hạn và hợp lý. Phù hợp với định hướng phát triển của công ty là một trong những nhân tố giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất và hạ được giá thành của sản phẩm, nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp và cho cả người lao động tạo được công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng với những quan điểm trên, trong quá trình thực tập và tìm hiểu công tác Quản trị ở công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm Hà Tây. Em nhận thấy việc quản lý người lao động và trả lương, trả thưởng cho người lao động cũng như việc tiến hành lập các quỹ là cần thiết đối với người lao động và cả tập thể công ty. Vì vậy em đi sâu tìm hiểu và chọn đề tài: “ Công tác trả lương, trả thưởng tại công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây”. Nội dung kết cấu chuyên đề thực tập của em bao gồm: Chương I: Giới thiệu chung về công ty. Chương II: Thực trạng công tác Trả lương, trả thưởng tại công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Hà Tây. Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác Trả lương, trả thưởng tại công ty. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY “ CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ TÂY”. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty “ Nông sản thực phẩm Hà Tây” Công ty “ Nông sản Thực phẩm Hà Tây” là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc Sở Thương Mại Hà Tây có quyết định thành lập công ty căn cứ vào thông báo số 812/ TB ngày 7 tháng 11 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty “Nông sản Thực phẩm Hà Tây”. Tiền thân của công ty là công ty “ nông sản Thực phẩm Hà Sơn Bình” trực thuộc ty Thương nghiệp Hà Sơn Bình được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1990 trên cơ sở sát nhập hai công ty đó là Công ty “ Nông sản Hà Sơn Bình” và Công ty “ Thực Phẩm Hà Sơn Bình”. Năm 1990 do việc tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, công ty “ Nông sản Thực phẩm Hà Sơn Bình” đổi tên thành công ty “ Nông sản Thực phẩm Hà Tây”. Năm 2003, công ty tiến hành cổ phần hóa theo quyết định số 253/QĐ – UB ngày 19/3/2003 của UBND tỉnh Hà Tây về việc cổ phần hóa Công ty nông sản Thực phẩm Hà Tây. Nay có tên gọi là công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hà Tây và cũng là tên giao dịch của công ty. Công ty có giấy phép kinh doanh số 104196 ngày 26 tháng 12 năm 1992 do Sở Thương mại cấp và có văn phòng đặt tại 30 phố Bà Triệu – Quận Hà Đông – Hà Nội. Công ty “ Cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây” là một doanh nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân , hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng( số hiệu tài khoản 710 A – 00047 mở tại 0500234415 ) và có điều lệ quản lý công ty phù hợp với các quy định của pháp luật. Công ty “cổ phần Nông sản Thực phẩm Hà Tây” là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi mới thành lập Công ty có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở đại lý thu mua nông sản thực phẩm ở huyện và các đơn vị trực thuộc khác, chế biến một số mặt hàng và tổ chức bán buôn cho các công ty trung ương, để công ty phân phối theo kế hoạch cho các đơn vị bán lẻ tổng hợp huyện. Chăn nuôi để dự trữ, bán buôn ra ngoài tỉnh cho công ty bán buôn thực phẩm tươi sống trung ương hoặc cho công ty nông sản thực phẩm tỉnh khác. Về thực phẩm, công nghệ phẩm Công ty có trách nhiệm tiếp nhận nguồn hàng của các công ty bán buôn trung ương phân phối cho tỉnh và khai thác nguồn hàng thực phẩm , công nghệ sản xuất và thị trường địa phương. Cung ứng các mặt hàng nói trên cho mạng lưới bán lẻ tổng hợp ở các huyện thị xã. Mặt hàng kinh doanh : Công ty kinh doanh chủ yếu là các mặ hàng nông sản thực phẩm và các mặt hàng chế biến từ nông sản . Cụ thể các mặt hàng chủ yếu của Công ty gồm: Đường, sữa hộp, dầu thực vật, rượu,nước ngọt, cà phê, bánh mứt kẹo... Mặt hàng sản xuất : Công ty sản xuất các mặt hàng như : mứt tết , bánh trung thu ... tại trạm sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông. Vị trí kinh tế của công ty trong nền kinh tế. Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại mặt hàng chu yếu là các mặt hàng nông sản thực phẩm, với bề dày kinh nghiệm và khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cao về mặt hàng sản phẩm của công ty đã có sự tin tưởng của tất cả các khách hàng sử dụng Hiện nay đất nước đang chuyển mình hội nhập vào nền kinh tế phát triển, Công ty không ngừng vận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của mình vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngày nay Công ty đã có vị trí lớn đối với ngành thương mại trong tỉnh, có thời gian hoạt động lâu trong ngành, chiếm tỷ trọng doanh thu lợi nhuận cao, đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho Quận Hà Đông. 2. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. Đại hội cổ đông hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phòng bảo vệ Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Trạm sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông Cửa hàng Nông sản thực phẩm Hà Đông trạm Nông sản thực phẩm Ứng Hoà - Đại hội cổ đông. - Hội đồng quản trị. - Ban kiểm soát. - Giám đốc điều hành. - Các phòng ban giúp việc gồm: + phòng kế toán : 2 người + Phòng tổ chức Hành chính : 3 người + Phòng Nghiệp vụ bảo vệ : 4 người + Phòng bảo vệ : 1 người Mạng lưới - Điểm 1 : Khu vực chợ Hà Đông ( Mặt phố Bà Triệu ) với 20 quầy hàng nhỏ. - Điểm 2 : khu vực trạm sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông là nơi sản xuất có hệ thống kho bảo quản hàng hóa và giao dịch mua bán hàng hóa. - Điểm 3 : Khu vực văn phòng công ty với 4 quầy hàng. - Điểm 4 : Khu vực trạm sản xuất chế biến thực phẩm Ứng Hòa. Chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ của từng phòng ban ở công ty. - Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Có nhiệm vụ thảo luận và thống nhất điều lệ. + Bầu Hội đồng quản trị. + Thông qua phương án sản xuất kinh doanh. + Quyết định bộ máy tổ chức quản lý của Công Ty. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất giữa hai nhiệm kỳ Đại hội cổ đông và Hội đồng quảntrị có trách nhiệm và thẩm quyền sau: + Quản trị công ty theo nghị quyết của đại hội cổ đông, tuân thủ theo pháp luật. + Trình Đại hội cổ đông quyết định kế hoạch dài hạn và chủ trương kế hoạch huy động vốn của công ty. Kiến nghị loại cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán từng loại. + Quyết định cơ cấu tổ chức , quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định nội bộ, quyết định thành lập công ty con lập chi nhánh , văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Bổ nhiệm , miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty , quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý. + Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. + Quyết định phương án đầu tư và kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức để xử lý các khoản lỗ phát sinh trong các quá trình kinh doanh. - Ban kiểm soát: + Thay mặt cổ phần để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị của Hội đồng quản trị. + Kiểm soát các hoạt động kinh tế , kiểm tra sổ sách kế toán , tài sản, các báo cáo, quyết toán năm tài chính của Công ty và kiến nghị khắc phục các sai phạm ( nếu có). +Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của Công ty cung cấp tình hình số liệu và thuyết minh các hoạt động kinh doanh của công ty + Trình Đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra bản tổng kết năm tài chính. + Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát cho Hội đồng quản trị. + Sau đại hội cổ đông thành lập , các kiểm soát viên thực hiện việc kiểm soát quá trình tự triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập công ty. - Giám đốc ( kiêm chủ tịch hội đồng quản trị): Là đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch và là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị , Nghị quyết của Đại hội cổ đông. + Bảo toàn và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh được Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm. + Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành công ty. - Phòng kế toán: Có chức năng nhiệm vụ là quản lý về tiền mặt, vốn và các chi phí của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế Nhà Nước, chi trả lương , thưởng cho cán bộ công nhân viên, kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn hạch toán lãi lỗ, sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn vốn và phát triển vốn kinh doanh, giao dịch với ngân hàng , cơ quan tài chính, cơ quan thuế, chủ quản cấp trên thực hiện các yêu cầu chỉ đạo báo cáo định kỳ, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp luật và các quy định của cơ quan chức năng. + Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán. Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung của công tác kế toán trong công ty sao cho hợp lý, khoa học, gọn nhẹ, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình để cung cấp thông tin đày đủ , chính xác cho đối tượng sủ dụng đồng thời phát huy và nâng cao nghiệp vụ của cán bộ kế toán, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường là hết sức càn thiết. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, phạm vi hoạt động. Bộ máy kế toán Công ty Cổ phần nông sản Thực phẩm được bố trí theo cơ cấu tập trung nghĩa là toàn bộ công ty chỉ thành lập một phòng kế toán để theo dõi toàn bộ công tác kế toán, thống kê của đơn vị. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng nhiệm vụ tổ chức , sắp xếp lại lao động trong các đơn vị trực thuộc và các bộ phận chuyên môn . Đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng , chế độ chính sách xã hội cho cán bọ công nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước. - Phòng nghiệp vụ: có chức năng và nhiệm vụ là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, khai thác , tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất, chất lượng cao lên kế hoạch về sản phẩm thiết bị lao động cho trạm chế biến và thời gian trình giám đốc cho thực hiện . Kiểm tra theo dõi tiến độ kế hoạch và chất lượng hợp đồng đã ký. Xây dựng kế hoạch sản xuất ,bán buôn, giúp giám đốc theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh. - Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ kiểm tra bảo vệ an toàn trật tự, giữ gìn an ninh chính trị, kinh tế , tài sản của cán bộ công nhân viên và toàn công ty. - Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp đều có quan hệ chặt chẽ , cung cấp số liệu cho nhau nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty. *Quy trình sản xuất kinh doanh chính của công ty Đối với Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, tuy nhiên có kết hợp với việc gia công đóng gói sản phẩm trước khi tiêu thụ do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2 Thu mua hàng hoá Nhập kho Xuất gia công Xuất bán buôn, bán lẻ Ghi chú: (1): thu mua nông sản, hàng hóa nhập kho. (2): Xuất kho những sản phẩm gia công. (2b): Xuất bán ngay không cần gia công (3): Sản phẩm gia công nhập kho (4): Xuất kho sản phẩm đã gia công đem bán 3. Đặc điểm kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Xuất phát từ các đặc điểm kinh doanh trên hoạt động của công ty chủ yếu là bán buôn bán lẻ các sản phẩm từ nông sản, thực phẩm nên mang tính ổn định quanh năm. Mặc dù có sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất, mặt hàng kinh doanh hợp lý trong các dịp lễ tết thông qua đó: + Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. + Đảm bảo đời sống cho người lao động + Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước. Bảng 1: Các chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty. TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 1 Số vốn kinh doanh Tr.đ 17.000 20.000 30.000 33.000 40.000 2 Doanh thu bán hàng Tr.đ 4.300 6.000 10.000 11.700 15.700 3 Thu nhập chịu thuế Tr.đ 3.700 5.000 10.000 10.400 11.300 4 Số lượng CNV Người 72 73 70 67 66 5 Thu nhập bình quân của CBCNV Đ/Ng 1.500.000 1.650.000 1.800.000 1.950.000 2.100.000 Qua các chỉ tiêu trên ta nhận thấy hoạt động kinh doanh của Công ty luôn duy trì được tốc độ phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô và tài sản của công ty, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự lãnh đạo và khả năng lãnh đạo phát triển của Công ty. Hứa hẹn cho tương lai Công ty càng mở rộng và phát triển vững mạnh trong nền kinh tế thị trường. Mặt hàng sản phẩm: Gồm 2 loại + Mặt hàng bánh trung thu : Hộp + Mặt hàng mứt tết : Hộp Bảng 2: Sản lượng từng mặt hàng TT Tên hàng ĐVT SL Năm 2003 SL Năm 2004 SL Năm 2005 SL năm 2006 SL năm 2007 SL năm 2008 SL năm 2009 1 Bánh trung thu Hộp 19000 20400 30000 32500 40000 42500 50000 2 Mứt tết Hộp 16000 17400 18200 19530 27800 29200 30600 Bảng 3: Bảng phân tích tỷ lệ bình quân các mặt hàng TT Tên hàng ĐVT Hệ số 2004/2003 Hệ số 2005/2003 Hệ số 2006/2003 Hệ số 2007/2003 Hệ số 2008/2003 Hệ số 2009/2003 1 Bánh trung thu Hộp 1,0736% 1,5789% 1,7105% 2,1052% 2,2368% 2.6315% 2 Mứt tết Hộp 1,0874% 1,1375% 1,2206% 1,7375% 1,825% 1,9125% Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy nhìn chung tình hình sản xuất của công ty tăng trưởng đều . Mặt hàng sản xuất theo thời vụ , thị trường chủ yếu là vùng nông thôn và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Sơn La . Công ty cũng thường xuyên bám sát thị trường, thay đổi chất lượng sản phẩm để phù hợp với thị trường của công ty. Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đạt được trong 5 năm gần đây được phản ánh cụ thể qua bảng sau: TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng doanh thu 20.650 22.505 24.543 25.500 36.900 38.145 39.102 2 Doanh thu xuất khẩu 0 0 0 0 0 0 0 3 Lợi nhuận trước thuế 69 71 107 240 450 485 607 4 Lợi nhuận sau thuế 50 51 77 240 450 485 607 5 Giá trị TSCĐ bq trong năm 1.350 1.243 1.124 1.250 1.856 1.967 2.365 6 Vốn lưu động bq trong năm 495 498 617 986 1.008 1.145 1.382 7 Lao động bq trong năm 68 73 72 73 70 67 66 8 Tổng chi phí sx trong năm 20.581 22.434 24.436 25.260 36.450 37.660 38.495 Giải thích số liệu: Căn cứ vào biểu trên phân tích một số chỉ tiêu sau: * T ỷ lệ hoàn thành doanh thu các năm so với năm 2003 - Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2004 so với năm 2003 = DT 2004 / DT 2003 = 22.505/ 20.650 x 100% = 108,983% - T ỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2005 so với năm 2003 = DT 2005 / DT 2003 = 24.543/ 20.650 x 100% = 118,852% - T ỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2006 so với năm 2003 = DT 2006 / DT 2003 = 25.500/ 20.650 x 100% =123,486 % - Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2007 so với năm 2003: = DT 2007 / DT 2003 = 36.900/ 20.650 x 100% = 178,692 % - Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2008 so với năm 2003 = DT 2008/DT 2003 = 38.145/20.650x100% = 184,721% - Tỷ lệ hoàn thành doanh thu năm 2009 so với năm 2003 = DT 2009/ DT 2003 = 39.102/ 20.650x 1000% = 189,355% * Tỷ lệ doanh thu các năm so với năm 2003: - Doanh thu 2004/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2004 – 100% = 108,983% - 100% = 8,983% - Doanh thu 2005/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2005 – 100% = 118,852% - 100% = 18,852% - Doanh thu 2006/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2006 – 100% = 123,486% - 100% = 23,486% - Doanh thu 2007/ 2003= Tỷ lệ hoàn thành năm 2007 – 100% = 178,692% - 100% = 78,692% Bảng 5: Bảng tính tỷ lệ hoàn thành doanh thu các năm so với năm 2003: TT Chỉ tiêu Hệ số 2004/2003 Hệ số 2005/2003 Hệ số 2006/2003 Hệ số 2007/2003 Hệ số 2008/2003 Hệ số 2009/2003 1 Tỷ lệ hoàn thành 108,983% 118,852% 123,486% 178,692% 184,721% 189,355% 2 Tỷ lệ tăng doanh thu 8.983% 18,852% 23,486% 78,692% 84,721% 89,355% Căn cứ vào số liệu trên ta thấy công tác kinh doanh của công ty rất tốt doanh số sáu năm đã tăng 189,355% vượt so với năm 2003. Tổng doanh thu : Đơn vị tính : Triệu đồng Lấy số liệu trên quyết toán tài chính hàng năm của công ty, bao gồm :(= 39.102đ ) Là một đơn vị kinh doanh và sản xuất mặt hàng nông sản thực phẩm. Nên doanh thu ở đây có cả doanh thu sản phẩm tiêu thụ , doanh thu hàng hóa bán ra và doanh thu hoạt động khác. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương, trả thưởng tại công ty. 1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật: + Dây chuyền sản xuất: Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu , khâu sản xuất chỉ mang tính chất bổ xung mặt hàng cho kinh doanh thương mại. Cụ thể dây chuyền sản xuất bánh trung thu, mứt tết của công ty theo sơ đồ tổng quát : Nguyên vật liệu – chế biến – đóng gói – nhập kho – Tiêu thụ Đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì quá trình chế biến có khác nhau. + Công nghệ sản xuất: Phương pháp sản xuất thủ công , trang thiết bị chủ yếu là công cụ cầm tay chưa có dây chuyền sản xuất hiện đại , tự động. Mặt bằng nhà , xưởng nhỏ hẹp không chuyên dùn , ngoài thời vụ sản xuất dùng làm kho nên chưa đảm bảo các điều kiện sẩn xuất cần thiết Điều kiện an toàn lao động đơn giản , chủ yếu là trang bị găng tay , ủng, khẩu trang. 1.2. Yếu tố lao động: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp gồm lao động quản lý, lao động hành chính văn phòng , lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh. Về quản lý lao động hiện nay tại công ty Cổ phần nông sản Thực phẩm Hà Tây đang quản lý theo hai loại đó là: + Lao động trong biên chế: Gồm giám đốc và hai nhân viên ở phòng kế toán công ty. + Lao động hợp đồng dài hạn gồm tất cả các nhân viên và công nhân còn lại trong công ty. Số lượng lao động của từng thành phần trong cơ cấu lao động toàn công ty đó là: Hội đồng quản trị : 1 người là giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Phòng kế toán: 2 người Phòng tổ chức hành chính : 3 người Phòng nghiệp vụ kinh doanh: 4 người Phòng bảo vệ : 1 người Về chất lượng: Toàn công ty có 9 người có trình độ đại học, 20 người có trình độ là trung cấp, còn lai là công nhân. Trạm sản xuất chế biến thực phẩm Hà Đông : 1 kế toán, 23 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng. Cửa hàng nông sản thực phẩm Hà Đông : 1 Kế toán, 18 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng. Trạm nông sản thực phẩm Ứng hòa : 1 kế toán, 15 lao động trực tiếp sản xuất và bán hàng. Sử dụng lao động hiện có trong công ty và những lúc thời vụ( Tết) công ty đi thuê thêm ngoài theo thời vụ. Lao động hiện nay tại công ty được phân ra làm 2 loại: + Lao động gián tiếp : là bộ phận những người quản lý công ty. + Lao động trực tiếp: Là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất và bán hàng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực , hàng năm công ty cho thợ cũ, cán bộ đi học do Sở Lao động thương binh xã hội mở , tập huấn theo chuyên đề. Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động. Doanh nghiệp đảm bảo đủ các chính sách Bảo hiểm như: Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo việt, học tập ,nâng lương cho người lao động , tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác. 1.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh: Vốn pháp định : 3 tỷ Vốn và cơ cấu của doanh nghiệp : Tổng số vốn kinh doanh thực tế của doanh nghiệp là : 2,864 tỷ đồng Vốn cố định và sử dụng vốn cố định : 1,856 tỷ đồng Vốn lưu động và sủ dụng vốn lưu động : 1,008 tỷ đồng Sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tập trung chủ yếu là nhà cửa và kho tàng , sử dụng vốn lưu động của doanh nhiệp tập trung vào chủ yếu để dự trữ hàng hóa và luân chuyển , một phần nợ nằm trong nợ cho vay TK 411, nợ bán hàng chưa thu được TK 131. 1.4. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ , thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là bán buôn bán lẻ các sản phẩm nông sản ,thực phẩm và sản xuất theo thời vụ 2 mặt hàng chính là: + Mặt hàng bánh trung thu: Nguyên liệu gồm : Bột mỳ, lạc nhân, nha , bột chống mốc , đường trắng, vừng trắng, mứt bí, bột nhân, mứt sen... làm bánh cho vào khay ,nướng thành sản phẩm đóng hộp, nhập kho thành phẩm. + Mặt hàng mứt tết: gồm các loại mứt bí, cà rốt, lạc, táo tầu, dừa khô...đóng vào túi và cho vào hộp nhập kho thành phẩm. Thị trường tiêu thụ là các khu vực trong địa bàn Quận Hà Đông,và các tổ chức đơn vị có nhu cầu đặt hàng tại các tỉnh thành lân cận. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều các công ty tư nhân mở ra và cũng sản xuất cùng loại mặt hàng và với giá thành rẻ hơn so với công ty. Nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh. 2. Thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại công ty. Như chúng ta đã biết tiền lương, tiền thưởng là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Một chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý là cơ sở, động lực làm tăng năng suất lao động và là đòn bẩy cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Đối với người lao động, tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu cho họ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, nếu họ được trả theo đúng sức lao động mà họ góp, nhưng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất không đạt hiệu quả cao nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra. Ta đã biết vì động cơ tiền lương người lao động phải có trách nhiệm cao trong công việc. Tiền lương tạo ra sự say mê nghề nghiệp, gắn kết các thành viên với mục đích và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa chủ Doanh nghiệp với người lao động khiến người lao động tự giác hơn trong công việc. Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy, việc xây dựng tháng lương, bảng lương, lựa chọn nhưng hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu về vật chất và tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động có tinh thần trách nhiệm với công việc thực sự là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó ta thấy rằng việc người lao động được hưởng chế độ tiền thưởng là vấn đề cũng rất được quan tâm. Vì vậy việc đảm bảo hàng tháng chi trả lương, trả thưởng cho người lao động đúng thời gian quy định và được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ đảm bao quyền lợi thiết thực cho người lao động. Vì những lý do trên mà em đã lựa chọn đề tài “ Công tác tiền lương, tiền thưởng của công ty Nông sản thực phẩm Hà Tây”. Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. * Tổ chức lao động tiền lương: Quy định trả lương và các hình thức trả lương trong Công ty cổ phần Nông sản thức phẩm Hà Tây. - Quy định chung của việc tính lương trong đơn vị. Căn cứ vào nghị định của Chính phủ về đổi mới tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty cổ phần Công trình giao thông Lào Cai quyết định việc trả lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Việc trả lương phải đúng theo quyết định của Nhà nước, phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty( Theo hệ số riêng của Công ty) đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. + Cơ chế trả lương phải khuyến khích được người lao động từ công nhân trực tiếp sản xuất đến những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát huy được năng lực của mỗi người trong công việc được giao. Điều này có nghĩa là kết quả tiền lương phải gắn liền với năng suất lao động, chất lượng và kết quả công việc. + Đối với người lao động làm thêm giờ, ngoài giờ tiêu chuẩn thì phải hưởng lương theo đúng quyết định của Công ty. + Quá trình phân phối lương còn dựa trên nguyên tắc cán bộ công nhân viên làm công việc gì thì hưởng lương theo công việc đó. Người cống hiến nhiều cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được hưởng lương cao hơn và ngược lại. - Các hình thức trả lương trong Công ty. Hiện nay công ty áp dụng ba hình thức trả lương cho công nhân đó là: + Hình thức trả lương theo thời gian: Theo hình thức này sẽ dựa vào thời gian lao động thực tế trong tháng để làm căn cứ trả lương cho người lao động,nó được áp dụng tại Văn phòng công ty. + Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương trả theo hình thức này sẽ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm hoàn thành. Quy chế trả lương được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tiền lương được hưởng phù lợp với trình độ năng lực, mức cống hiến của mỗi cá nhân đối với mỗi doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc người làm nhiều, đạt hiệu quả chất lượng cao được hưởng nhiều. Có như vậy mới đảm bảo được tính công bằng, chính xác đối với việc trả lương cho người lao động. Hình thức này được áp dụng tại trạm sản xuất Chế biến thực phẩm Hà Đông và cửa hang Nông sản thực phẩm Hà Đông, Trạm nông sản thực phẩm Ứng Hòa. + Hình thức trả lương khoán bán hàng: 2.1: Xác định quỹ lương 2.1.1: Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp ( tổng quỹ lương) là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên trong một thời gian nào đó bao gồm tiền lương trả cho lao động trong danh sách hay ngoài danh sách, lao động trong nghành sản xuất công nghiệp hay lao động thuộc các ngành sản xuất công nghiệp hay lao động thuộc các ngành khác. Doanh nghiệp căn cứ vào thang lương, bậc lương và chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định để tính đơn giá tiền lương trong sản phẩm theo các định mức kinh tế kỹ thuật đã được xác định hợp lý và chặt chẽ. Đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo tình hình giá cả biến động trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp chủ động lựa chọn hình thức và chế độ trả lương, trả thưởng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quán triệt nguyên tắc phân phối lao động được xếp lương, nâng cao lương cho công nhân viên chức theo chế độ, chính sách lương của Nhà nước. 2.1.2: Các thành phần của quỹ lương Theo Nghị định số 235/ HĐBT ngày 19 /09/ 1985 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay thuộc chính phủ), quỹ tiền lương gồm các khoản chủ yếu sau: - Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, luơng khoán. - Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong vi phạm chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học… - Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Xét phương diện trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại: - Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kềm theo( phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ…) - Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên được nghỉ theo đúng chế độ( nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, nghỉ việc vì ngừng sản xuất,…). Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định cũng được xếp vào lương phụ. Việc phân chia tiền lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản trị và phân tích tiền lương trong giá thành sản xuất. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý tiền lương của doanh nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương, thức đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đối với phân tích hoạt động kinh tế: Độ lớn của tiền lương chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tổ chức kỷ luật lao động, trình độ công nghệ,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26589.doc