Công ty cổ phần Nam Vang - Trung tâm thép Nam Hải là trung tâm sản xuất thép phục vụ cho quá trình xây dựng kinh tế xã hội

Lời mở đầu Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia. Đặc biệt là những nước có nền kinh tế xuất phát điểm thấp như nước ta. Sự phát triển kinh tế là nhu cầu cấp thiết để có thể nhanh tróng đưa nền kinh tế nước ta hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay thế giới đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế. Để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế được thực hiện tốt. Mỗi sinh viên cần phải thực hiện tốt “học đi đôi với hành”, để tra

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công ty cổ phần Nam Vang - Trung tâm thép Nam Hải là trung tâm sản xuất thép phục vụ cho quá trình xây dựng kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bị cho người sinh viên những kiến thức thực tế trước khi ra trường. Hơn nữa sẽ giúp cho mỗi sinh viên có dịp củng cố, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, để nâng cao tay nghề và kỹ thuật chuyên môn. Đồng thời có dịp làm quen với thực tế sản xuất, rèn luyện tư cách tác phong đạo đức của người cán bộ khoa học. Xuất phát từ quan điểm trên Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty cổ phần Nam Vang - Trung tâm thép Nam Hải là trung tâm sản xuất thép phục vụ cho quá trình xây dựng kinh tế xã hội. Là sinh viên khoa quản trị kinh doanh với mong muốn khi ra trường sẽ vận dụng được những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học ở trường để áp dụng vào thực tiễn và đạt được kết quả cao trong công tác. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của chị Nguyễn Thị Đường và sự giúp đỡ của các phòng ban trong trung tâm nhưng do hạn chế về nặt thời gian và trình độ, chắc hẳn không tránh được nhiều điểm yêú và thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các anh chị cá cô chú của công ty để báo cáo của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn ! Em xin chân thành cảm ơn ! Phần 1: giới thiệu khái quát về trung tâm 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Trung tâm thép Nam Hải là một trong những chi nhánh của Công ty cổ phần Nam Vang và được đặt tại hà nội. 1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty. - Tên của công ty: Công ty cổ phần Nam Vang - Trung tâm thép Nam Hải. - Địa chỉ: 107/53 Đức Giang - Long Biên - Hà Nội. - Điện thoại: 04.8772300 FAX : 04.8272015. 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển. 1.1.2.1. Thời điểm thành lập: Trung tâm thép Nam Hải được thành lập vào đầu năm 2000 và được đặt trong khu công nghiệp Đức Giang - Long Biên - Hà Nội. 1.1.2.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển. - Quá trình xây dựng: Từ 01/02/2000 á 01/02/2001 - Tổng giá trị đầu tư: 21.756.000 USD (Kể cả vốn lưu động). - Trong những năm 2002 á 2004: Sản xuất bình thường và có lãi (song số lãi không lớn, vì mới lắp đặt nên quá trình sản xuất chưa thực sự ổn định) - Từ năm 2004 á 2007 : Sản xuất kinh doanh rất thuận lợi (số lãi trước thuế các năm lần lượt là: 2.8, 3.2 và 3.8 triệu USD). 1.1.3. Quy mô hiện tại của trung tâm * Tổng giá trị đầu tư: 21.756.000 USD (Kể cả vốn lưu động) * Quy mô: Công suất cán thiết kế là: 140.000 á 150.000 tấn/năm, với tầm cỡ vốn đầu tư như trên và công suất cán đó, thì trung tâm tương ứng với một doanh nghiệp có quy mô vừa. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm 1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh. Theo điều lệ của trung tâm, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu gồm có: - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép như: Thép thanh vằn, Thép cuộn. + Thép thanh vằn gồm có các loại có đường kích từ f9 á f25. + Thép cuộn gồm có f6, f8 bán tại thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. 1.2.2. Các loại hàng hoá mà trung tâm đang kinh doanh. Các loại hàng hoá chủ yếu đang sản xuất và kinh doanh * Thép cuộn gồm: - Thép cuộn f6 (Mác thép CT34, CT38, SR295) - Thép cuộn f8 (Mác thép CT34, CT38, SR295) * Thép thanh vằn: Được sản xuất từ mác thép CT51 hoặc các mác thép ký hiệu tương đương như : SD295, SD390 các sản phẩm này có đường kính từ f9 á f25. 1.3. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu. 1.3.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất . Dưới đây là quy trình công nghệ sản xất sản phẩm của trung tâm Dây chuyền cán thanh Dây chuyền cán dây Đóng bó D. chuyền Lò Nung M.Cán Máy cắt Dàn Cán trung Cắt phân đoạn Sàn nguội Kho Thành phẩm Cán tinh Tạo cuộn Kiểm tra Đóng bó Cán cây Máy cắt CV 20 M.cắt Đĩa Cân 2tấn Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của trung tâm Sơ đồ 1- Nguồn: Bộ phận công nghệ - Phòng quản lý sản xuất Phôi được cán cùng một lúc qua lần lượt các hộp cán. Cán nóng liên tục có đặc điểm là: - Tốc độ cán cao nên năng suất cao, bề mặt sản phẩm bóng. - Qua các lần cán, kim loại chưa nguội nhiều nên chất lượng sản phẩm tốt, tuổi thọ trục cán cao hơn, giảm được suất tiêu hao năng lượng. - Kim loại cán trên nhiều hộp cán cùng một lúc nên giữa các hộp cán phải có mối liên hệ chặt chẽ về tốc độ. Máy cán nóng liên tục có nhiều hộp cán chỉ quay theo một chiều và đặt nối tiếp nhau. 1.3.2. Trình bầy nội dung cơ bản các bước công việc của quy trình công nghệ. 1.3.2.1. Phôi thép. Tùy theo sản phẩm được sản xuất là thép cuộn hoặc thép thanh vằn mà phôi liệu được sử dụng có mác là CT34, CT38 hay CT51. Phôi được nhập từ nước ngoài (Braxin, Nhật, Nga, Trung quốc). Phôi có kích thước mặt cắt ngang là 100 * 100, 115*115, 120*120 hoặc 125*125 và chiều dài ban đầu có thể là 3.0 m á10.8 m. Trước khi đưa vào nạp lò người ta phải cắt phân đoạn phôi có chiều dài từ 3.0 á3.6 m, tuỳ theo bội số cắt của chiều dài ban đầu. Tiếp theo đó phôi được chuyển vào nhà (gần khu vực lò nung và giao cho bộ phận sản xuất) 1.3.2.2. Máy nạp lò Từ gian tập kết, phôi được cẩu bằng cầu trục 15 tấn lên sàn để phôi (các phôi phải có cùng kích thước), tại đó phôi được lật để các thanh phôi có thể tiếp xúc áp sát bề mặt lẫn nhau (mục đích hạn chế sự xô dịch giữa các phôi riêng rẽ khi có lực của máy đẩy phôi vào lò và sự dịch chuyển của phôi). Tiếp đó mỗi lớp có 2 phôi dịch chuyển theo hàng con lăn để đến cữ chặn phôi trước máy đẩy nạp lò, và sau đó mỗi lần máy đẩy sẽ tống 2 phôi vào lò nung. 1.3.2.3. Nung thép. Lò nung thép: Là lò nung liên tục đốt dầu FO, lò có công suất thiết kế nung 35 tấn/giờ. Và lò được nhập của hãng Saken- Nhật bản - Lò có chiều dài 25m và rộng 4.0m - Căn cứ vào loại mác thép để người ta chọn nhiệt độ nung phôi (thông thường từ 1150á12000C, và thường phôi dịch chuyển trong nội hình lò từ khi đẩy vào nạp và đến khi cấp cho khu cán từ: 3á3.5h). 1.3.2.4. Cán Khi phôi đã nung đủ nhiệt độ sẽ cấp cho khu vực cán. Tuỳ theo sản xuất loại sản phẩm gì, sẽ có công nghệ cán phù hợp. * Đối với cán thép dây cuộn. Quá trình cán được chia ra làm 3 khu cán (đó là cán thô, cán trung, cán tinh). - Cán thô: Nhóm cán này có 4 giá cán được bố trí hàng ngang, tại đây phôi thép được cán qua 9 lỗ hình và từ phôi có kích thước ban đầu, cho đến khi đi hết nhóm cán thô còn lại tiết diện vuông 30mm*30mm. - Cán trung: Khi kết thúc ở khu vực cán thô, phôi thép được tiếp tục đi vào khu cán trung, khu này được bố trí 10 giá cán thẳng hàng với nhau. Kết thúc khu cán trung, phôi thép chỉ còn tiết diện tròn f10 - Cán tinh: Nhóm này được gọi là khu cán dây, sau khi thép đi hết cán trung thì được di chuyển tới khu vực cán tinh (khu này có 06 giá cán và các máy cán của khu này cũng được xếp thẳng hàng với nhau). Tuỳ theo kích cỡ sản phẩm cán là thép f8 hay f6 , thì khu này được dùng từ 02 á 06 giá cán. 1.3.2.5. Tạo vòng (chỉ áp dụng cho cán thép f6 và f8) Tại đây dây thép cán f6 hay f8 được tạo thành vòng tròn đều và được dịch chuyển trên sàn con lăn của sàn dải thép, đường kính vòng được tạo là 1.2m. 1.3.2.6. Cắt đầu đuôi, kiểm tra, đóng bó. Sau khi dây thép đã được tạo vòng và dịch chuyển đều trên sàn con lăn tải thép, thì người công nhân KCS cắt mẫu (ở giữa chiều dài cuộn thép, để kiểm tra bề mặt và kích thước hình học của chúng). Nếu đạt yêu cầu thì cho cán tiếp, còn không đạt thì bật đèn tín hiệu yêu cầu công nhân điều chỉnh, xử lý sản phẩm. Công việc này thường 30 phút/lần. 1.3.2.7. Cân cuộn, treo êtêkét, KCS phúc tra. Tại đây KCS sẽ phúc tra lại, nếu sản phẩm không đạt loại 1 thì sẽ bị hạ cấp xuống thứ phẩm và được phân biệt bằng cách quét sơn màu trắng. Đồng thời cuộn thép được cân trọng lượng bởi cân điện tử 2 tấn và được gắn êtêkét 1.3.2.8. Nhập kho. Bước tiếp theo cuộn thép dịch chuyển tới bàn tập kết cuộn sản phẩm, và được các thiết bị vận chuyển mang đi xếp vào kho, theo vị trí quy định. - Đối với trường hợp cán “thép thanh vằn “ sau khi kết thúc quá trình cán, thép đi thẳng xuống sàn nguội và có các bước tiếp theo như sau: 1.3.2.9. Cắt phân đoạn, KCS kiểm tra. Sau khi kết thúc cán ở khu vực cán trung, thanh thép được di chuyển dọc theo dãy con lăn của sàn nguội. Vì sàn nguội dài 55 m và sản phẩm thị trường yêu cầu là 11.7 m, do vậy ta phải cắt đoạn có chiều dài là 4 lần bội số của 11.7 m. Ngoài ra phải thêm một lượng kích thước an toàn (lượng này thường 150 mm á 200 mm). Kích thước ấn định chiều dài cắt được khống chế bởi thiết bị Scaner và đặt thời gian cho máy cắt phân đoạn tự động. 1.3.2.10. Cắt chuẩn kích thước. Cũng tại khu vực này người công nhân KCS phúc tra lại lần nữa, nếu thanh thép nào bị lọt lưới trên sàn nguội mà không đạt tiêu chuẩn hoặc không đủ chiều dài chuẩn, thì sẽ được loại bỏ ra trước khi dịch chuyển về khu vực đóng bó. 1.3.2.11. Đóng bó, treo êtêkét. Sau khi kích thước được cắt chuẩn, các thanh thép được di chuyển bằng sàn xích và sàn con lăn đến cữ chặn và đổ xuống khu vực đóng bó. Tại đây sản phẩm được so tày mặt đầu và được bó buộc bỡi 5 mối buộc. Đồng thời bó thép đó được gắn êtêkét (Nội dung của êtêkét: Ghi ngày, ca sản xuất, loại sản phẩm và dung sai trọng lượng của bó thép). Mỗi bó nặng khoảng 5 đến 7 tấn. 1.3.2.12. Nhập kho. Kết thúc bó buộc và gắn êtêkét, bó thép được cầu trục chuyển tới vị trí xếp kho, vị trí này theo quy định của bộ phận kho. 1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của trung tâm 1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất . Nhà máy tổ chức sản xuất theo chuyên môn hoá theo đối tượng. Công nhân được biên chế vào các tổ có nhiệm vụ riêng biệt theo tính chất và nội dung công việc như thợ lò, thợ cán, thợ điều khiển, thợ hàn cắt, thợ thuỷ lực, thợ vận hành điện, thợ vận hành cơ, thợ sửa chữa điện, thợ sửa chữa cơ, thợ lái cầu trục. Họ được bố trí theo các bộ phận như: sửa chữa, bảo dưỡng và ca sản xuất. 1.4.2. Kết cấu sản xuất . Kết cấu sản xuất bao gồm các bộ phận sau: Bộ phận công nghệ, Bộ phận cơ, Bộ phận điện, Bộ phận KCS, Bộ phận phục vụ. - Bộ phận sản xuất chính là: bộ phận công nghệ đây là bộ phận đảm nhận việc gia công chế biến các nguyên vật liệu trở thành sản phẩm (chuẩn bị toàn bộ điều kiện có liên quan đến công nghệ phục vụ cho sản xuất), theo kế hoạch sản xuất. - Bộ phận sản xuất phụ trơ: Cơ, điện. + Bộ phận cơ: Tiến hành lập kế hoạch bảo dưỡng thiệt bị chuẩn bị phục vụ cho sản xuất. + Bộ phận điện: Lập kế hoạch bảo dưỡng điện chuẩn bị phục vụ cho sản xuất. - Bộ phân vật tư: Có nhiệm vụ cung cập nguyên vật liệu xuất chính (Phôi) theo kế hoạch sản và phụ liệu phục vụ cho sản xuất. - Bộ phân KCS: Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm cân, gắn êtkét,phân loại, nhập kho. - Bộ phận phục vụ: Mua nguyên vật liệu, phụ tùng, phụ kiện; Bán hàng; Bảo vệ, an toàn; kho; văn phòng... Mối quan hệ của các bộ phận Bộ phận Công nghệ Phòng Vật tư Bộ phân KCS tiên hành cân phân loại sa Kế hoạch sản xuất Bộ phận Cơ Bộ phận Điện Kho Thành phẩm Sơ đồ 2 Nguồn: Phòng Tổ chức sản xuất 1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm 1.5.1. Số cấp quản lý . Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, kết hợp với tính chất công nghệ và quy mô sản xuất , cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý thì số cấp quản lý của trung tâm gồm 3 cấp. - Cấp đầu tiên là: Giám đốc, có nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị và chịu trách nhiệm quản lý cũng như sản xuất kinh doanh. - Cấp thứ 2 là: Giúp việc cho giám đốc có 02 phó giám đốc (phó giám đốc thứ nhất phụ trách kinh doanh và phó giám đốc phụ trách tài chính.) - Cấp thứ 3 là: Các phòng chức năng: Bao gồm 05 phòng ban đảm nhận các công việc chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ được phân công. 1.5.2. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng bảo vệ giám đốc phó giám đốc kinh doanh phó g.đ tài chính Bộ phận NVL T. Phẩm Phòng KCS, trợ lý HTCL Phòng vật tư nhập khẩu Phòng Marketing Phòng TC nhân sự, tiền lương và HC tổng hợp Phòng sửa chữa cơ khí. Phòng sửa chữa điện Phòng sản xuất và công nghệ Bộ phận kế toán Bộ phận hành chính tổng hợp Bộ phận nhân sự tiền lương Sơ đồ 3- Nguồn: Phòng sản xuất * Bộ máy tổ chức của trung tâm gồm có: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và tiến hành quản lý toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh . - Hai phó giám đốc. - Phòng tài chính, nhân sự, tiền lương và hành chính tổng hợp. + Bộ phận kế toán. + Bộ phận nhân sự tiền lương. + Bộ phận hành chính tổng hợp. - Phòng sản xuất và công nghệ cán. - Phòng bảo dưỡng và sửa chữa cơ khí. - Phòng bảo dưỡng sửa chữa điện. - Phòng an toàn và bảo vệ. - Phòng KCS và trợ lý hệ thống chất lượng. - Kho nguyên liệu và thành phẩm. - Phòng vật tư và nhập khẩu. - Phòng marketing. Phần 2. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing. 2.1.1. Giới thiệu các loại hàng hoá kinh doanh, tính năng công dụng và các yêu cầu về chất lượng. 2.1.1.1. Các loại mẫu mã sản phẩm chủ yếu: Trung tâm hiện cú một số sản phẩm chủ yếu sau: - Thép cuộn: gồm có f6 và f8 - Với thép thanh tròn: gồm có các cỡ thép từ f8 á f25 - Thép thanh vằn: gồm có các loại có đường kính từ f9 á f25 2.1.1.2. Tính năng công dụng và quy chuẩn về chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm của trung tâm có 2 loại cơ bản đó là thép cuộn và thép vằn. Mỗi loại gồm các cỡ khác nhau như thép cuộn có thép cuộn f6 và f8, thép vằn các loại có đường kính từ f9 á f25. Để phục vụ các công trình xây dựng công nghiệp cũng như dân dụng. Để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm thép xây dựng trung tâm đã thiết kế sản phẩm theo các bộ tiêu chuẩn sau: TCVN 1765-75, TCVN 1651-85, BS4449:1987 (áp dụng cho thép thanh cán nóng dùng đổ Bêtông xây dựng), ASTMA615 Grade 60/40-Mác 60/40 (thép vằn và thép tròn dùng cho đổ Bêtông xây dựng), JIS G3112 (1987) (thép thanh dùng đổ Bê tông xây dựng). 2.1.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm bằng giá trị bằng hiện vật của các mặt hàng trong năm 2006 - 2007. Nhờ sự cố gắng của các cán bộ trong toàn trung tâm nói chung và các nhân viên phòng Kinh Doanh nói riêng trung tâm đã tiêu thụ được một lượng lớn sản phẩm. Cụ thể ta có số liệu sau: Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm của trung tâm năm 2006 - 2007 TT Hạng mục Năm 2006 Năm 2007 1 Số lượng sản phẩm (kg) 79 499 108 57 473 266 2 Đơn giá bình quân (VNĐ) 5249.57 7159.29 3 Thành tiền (VNĐ) 417 336 372 452 411 467 778 541 4 Thuế VAT (VNĐ) 20 866 818 622 20 573 388 927 5 Tổng cộng (VNĐ) 438 203 191 074 432 041 167 468 Bảng 01 - Nguồn: Phòng Marketing của trung tâm 2.1.3. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của trung tâm Trung tâm có một thị trường tiêu thụ hàng hoá khá rộng lớn được phân bổ đều từ Bắc tới Nam, với nhiều khách hàng lâu năm. Tính đến tháng 1 năm 2008 trung tâm có số khách hàng như sau: Danh sách khách hàng của trung tâm TT Tên khách hàng 1 Trung tâm D.Vụ thương nghiệp & xây lắp 2 Trung tâm cổ phần thương mại Thái Hưng 3 Trung tâm kim khí Gia Sàng 4 HTX Công nghiệp Toàn Diện 5 Trung tâm TNHH thương mại Vĩnh Long 6 Doanh nghiệp Thảo Hiền 7 Trung tâm TNHH Thọ Thuỷ - Thanh Hoá 8 Trung tâm thương mại Long Giang 9 Trung tâm TNHH Bách Sơn Tùng 10 Cửa hàng VLXD Hoàng Hương 11 Trung tâm XD Thương mại Đức Minh 12 Trung tâm cổ phần Vĩnh Thành 13 Cửa hàng VLXD Khôi Đán 14 Trung tâm TNHH thương mại tổng hợp Quốc Khánh 15 Trung tâm TNHH thương mại Khiết Phong 16 Doanh nghiệp tư nhân Nhuận Huệ 17 Trung tâm Sông Mã 18 Trung tâm TNHH Hà Tuyên Bảng 02- Nguồn: Phòng Marketing trung tâm Với thị trường trên trung tâm đã tiêu thụ được số lượng hàng hoá theo cơ cấu thị trường miền như sau: Bảng số lượng hàng hoá tiêu thụ theo cơ cấu thị trường Năm 2006 - 2007 TT Thị trường Năm 2006 Năm 2007 S.lượng (tấn) % S.lượng (tấn) % 1 Phía Bắc 75558.938 95.05 55228.128 96.10 2 Miền Trung 1037.359 1.30 1069.534 1.86 3 Miền Nam 2902.810 3.65 1175.604 2.04 Tổng cộng 79499.108 100.00 57473.266 100.00 Bảng 03 - Nguồn: Phòng Marketing của trung tâm Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng thị phần của trung tâm chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và Miền Nam chiếm 98.7 % số sản phẩm của trung tâm vào năm 2006 tương ứng với 78 465.2 tấn thép và năm 2007 chiếm 98.14 % số sản phẩm tiêu thụ của Trung tâm tương ứng với 56404.26 tấn. Có sự giảm về số lượng tiêu thụ sản phẩm do trong năm 2007 có sự tham gia thị trường của nhiều trung tâm mới đồng thời lượng thép sản xuất của trung tâm ít hơn và tốc độ tăng nhu cầu về thép xây dựng không cao bằng tốc độ tăng đối thủ cạnh tranh, dẫn đến số lượng tiêu thụ giảm so với cùng kỳ năm trước. 2.1.4. Giá cả, phương pháp định giá và mức giá hiện tại của một số mặt hàng chủ yếu. 2.1.4.1. Phương pháp định giá. Trung tâm thép Nam Hải thuộc công ty Nam vang trực thuộc tổng công ty thép Việt nam. Do vậy, để có sự thống nhất chung giữa các đơn vị sản xuất thép trong Tổng công ty thép Việt Nam đồng thời để phù hợp với các chính sách của nhà nước. Tổng công ty thép Việt Nam đã đưa ra một khung giá quy định cho từng giai đoạn cụ thể. Với điều kiện đó giá bán sản phẩm của các đơn vị sẽ dao động trong khung từ giá sàn đến giá trần của Tổng công ty thép. Trên cơ sở khung giá đó, đơn vị tự chủ quyết định mức giá bán hiện tại và cụ thể cho từng loại sản phẩm. Giá bán của sản phẩm được trung tâm xác định dựa trên các tiêu thức sau: - Giá bán phải căn cứ vào giá thành sản xuất. - Giá bán phải căn cứ vào tình hình cụ thể của thị trường. - Giá bán phải căn cứ vào sự đàm phán của các nhà sản xuất thép lân cận, thuộc Tổng công ty thép Việt nam. - Căn cứ vào khung giá quy định của Tổng công ty thép Việt Nam. - Giá bán phải căn cứ vào điểm mạnh, yếu của chủng loại sản phẩm của trung tâm hiện có, so với các đối thủ sản xuất thép cùng loại,... 2.1.4.2. Mức giá hiện tại của một số mặt hàng chủ yếu Sau đây là giá bán một số sản phẩm của trung tâm được quy định vào ngày 10/4/2008 như sau: Bảng giá một số sản phẩm của trung tâm Đơn vị tính: Nghìn đồng/tấn TT Loại SP Đơn giá có thuế (VAT) 1 6 W/R 15.555.000 2 8 W/R 15.555.000 3 9 D/B 16.000.000 4 10 D/B 16.000.000 5 11 D/B 15.765.000 6 12 D/B 15.765.000 7 14 D/B 15.855.000 8 16 D/B 15.695.000 9 18 D/B 15.695.000 10 20 D/B 15.695.000 11 22 D/B 15.695.000 12 25 D/B 15.695.000 Bảng 04 - Nguồn: Phòng Marketing của trung tâm 2.1.5. Giới thiệu hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, số liệu tiêu thụ sản phẩm qua từng kênh phân phối. Hiện nay trung tâm đang phân phối chủ yếu qua kênh phân phối trực tiếp (tức là bán hàng tại trung tâm), cùng với việc dịch vụ bán hàng được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện cho các khách hàng đến giao dịch mua bán. Điều này đã thu hút được nhiều khách hàng đến với trung tâm, ở một số thời điểm trung tâm không có đủ hàng để bán cho khách hàng. Kênh phân phối trực tiếp này đã giúp trung tâm giảm được nhiều chi phí bán hàng, nhưng nó có mặt hạn chế là không nắm rõ được tình hình thị trường. Với xu thế hội nhập trong thời gian tới thì trung tâm đang tiến hành triển khai các biện pháp bán hàng tích cực hơn như bán hàng qua mạng để có thể đáp ứng được xu thế của xã hội và nhu cầu thị trường thì mới có thể tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn hiện tại, cung sản phẩm thép còn nhỏ hơn cầu, cho nên việc tiêu thụ sản phẩm còn có nhiều thuận lợi. Song trong tương lai (thậm chí trong một vài năm tới), sự ra đời và sản xuất ổn định của các công ty sản xuất thép trong nước. Mặt khác, theo sự điều tra thăm dò của Tổng công ty thép Việt nam về chiến lược phát triển ngành thép từ nay đến năm 2010, thì mức độ tăng trưởng về xây dựng là không đáng kể. Do vậy sự cạnh tranh về sản xuất kinh doanh thép là rất gay gắt và khốc liệt, vì thế trung tâm cần phải nhanh chóng có chiến lược marketing hợp lý. Chỉ có như vậy thì mới có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng. Mặc dầu trong những năm qua, việc tiêu thụ sản phẩm tương đối tốt và cũng như phân tích ở trên, thì công tác marketing của trung tâm còn rất nhiều hạn chế. Song cũng phải nói rằng, bước đầu công việc marketing của trung tâm đã được chú ý tới. Việc đó được thể hiện qua các mặt cụ thể sau: 2.1.6.1. Marketing trực tiếp. Các nhân viên phòng marketing đã thường xuyên phát tờ giới thiệu sản phẩm của trung tâm, để cho khách hàng luôn cập nhật được những thông tin về sản phẩm của trung tâm, cũng như chất lượng đạt được của trung tâm. Đồng thời thông qua đó, thu thập mọi thông tin từ phía khách hàng qua mẫu tiếp thu ý kiến khách hàng. Bên cạnh việc phát tờ rơi quảng cáo trung tâm còn cử nhân viên đến tận nơi để trực tiếp thu thập thông tin về thị trường. 2.1.6.1. Khuyến mãi. Với đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ của mấy năm gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm thép là khá tốt. Chính vì vậy hoạt động khuyến mãi của trung tâm là không đáng kể. Trung tâm áp dụng chính sách chiết khấu hàng bán cho các khách hàng nếu khách hàng tiêu thụ được một lượng hàng đạt đến mức quy định của trung tâm và có mức công nợ nhỏ hơn mức công nợ mà trung tâm cho phép. Mức chiết khấu hàng bán cho các khách hàng được quy định theo mức sản lượng tiêu thụ như bảng sau: Bảng chiết khấu đối với các khách hàng của trung tâm Chiết khấu lượng bán Mức chiết khấu 100 tấn Ê SL < 300 tấn 30.000đ/tấn 300 tấn Ê SL < 500 tấn 50.000đ/tấn 500 tấn Ê SL < 1000 tấn 70.000đ/tấn 1000 tấn Ê SL 100.000đ/tấn Bảng 05 - Nguồn: Phòng Marketing trung tâm (Điều kiện được chiết khấu là các khách hàng của trung tâm đến cuối tháng phải đưa mức công nợ về Ê 100% giới hạn công nợ mà khách hàng được trung tâm cho nợ hàng tháng). Ngoài ra trung tâm còn tổ chức các chuyến thăm quan du lịch cho các khách hàng truyền thống lâu năm của mình nhằm tăng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Nhờ những hình thức xúc tiến bán hàng trên mà trung tâm đã đạt được thành công như ngày hôm nay. 2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây và đặc biệt là trong tương lai gần, rất nhiều nhà máy sản xuất thép cán với công suất lớn, thiết bị hiện đại ra đời (đặc biệt là khu vực phía bắc - thiết bị hầu hết được nhập từ Italia). Ngoài các công ty có công suất lớn hiện có như: VINAPOSCO (VPS), VINASTEEL, công ty SSE (công ty này là 100% vốn úc đặt tại Hải Phòng), Công ty thép Việt Nhật (VINAKYOEI) ở phía Nam, công ty Gang thép Thái Nguyên và công ty thép Miền Nam, .v.v... , thì một số công ty cán thép khác có công suất lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại, đang lắp đặt, chạy thử và sẽ sản xuất ổn định trong thời gian tới như: Công ty thép Hoà Phát, công ty thép Sông Đà (đặt tại Hải Dương), công ty thép Ninh Bình, nhà máy cán 3 vạn tấn... 2.1.8. Phân tích, nhận xét tình hình tiêu thụ, công tác Marketing của trung tâm Qua phân tích trên ta thấy rằng các hoạt động Marketing của trung tâm còn đơn giản, các hình thức xúc tiến bán hàng còn ít, hình thức quảng cáo trên các lĩnh vực hiện đại thì chưa được triển khai. Tuy nhiên do đặc thù của sản phẩm thép nên tiêu thụ có phần nào dễ dàng và vẫn đạt được một số kết quả tốt trong thời gian qua. Nhưng thực tế chúng ta thấy rằng sản lượng bán ra của chúng ta đang bị giảm dần qua các kỳ gần đây điều đấy chính là cảnh báo một tình hình tồi tệ cho tương lai nếu chúng ta không kịp thời thay đổi và tích cực triển khai mạnh mẽ công tác marketing, quảng cáo và các phương pháp bán hàng cho phù hợp với thời kì hội nhập và có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành trong tương lai. 2.2. Phân tích tình hình quản trị nguồn nhân lực. Lao động là một trong 3 yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất cũng như kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu thiếu lao động quá trình sản xuất sẽ không thể diễn ra 1 cách bình thường. 2.2.1. Cơ cấu lao động của Trung tâm. Số cán bộ công nhân viên thực tế của Trung tâm (trong danh sách đến ngày 30.12.2007) là: 207 người. Hình thức phân loại lao động theo thời gian và theo trình độ được thể hiện qua bảng sau: Bảng phân tích cơ cấu lao động Năm 2006 - 2007 TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sách S.lượng % Số lượng % ± % 1 Tổng số LĐ 207 100 207 100 0 0 LĐ trực tiếp 177 85.5 178 85.9 1 1.005 LĐ gián tiếp 30 14.5 29 14.1 -1 0.967 2 Trình độ LĐ Đại học 32 15.5 35 16.9 3 1.09 CN kỹ thuật đã đào tạo 140 67.6 147 71.1 7 1.05 CN kỹ thuật chưa đào tạo 30 14.5 22 10.6 -8 0.73 LĐ giản đơn 5 2.4 3 1.4 -2 0.58 Bảng 7 - Nguồn: Bộ phận nhân sự- Phòng Hành chính tổng hợp và nhân sự Nhận xét: Qua 2 năm tổng số lao động của trung tâm không có sự thay đổi nhưng có sự thay đổi giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cụ thể lao động trực tiếp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1 người, và ngược lại lao động gián tiếp năm 2007 giảm 1 người so với 2006. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã tăng cường lao động trực tiếp để tăng tốc độ sản xuất, giảm đội ngũ cán bộ công nhân viên Về trình độ lao động qua 2 năm tăng, đặc biệt là số lao động có trình độ đại học và công nhân kỹ thuật đã đào tạo năm 2007 tăng so với năm 2006 Còn số lao động giản đơn và công nhân kỹ thuật chưa qua đào tạo năm 2007 giảm so với năm 2006. Điều này cho thấy công ty luôn quan tâm đến chất lượng lao động để từ đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường. Mặt khác, còn thể hiện được sự quan tâm chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động của ban lãnh đạo trung tâm. 2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động. Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để sản xuất 1 tấn sản phẩm hay hoàn thành công việc nhất định đúng theo tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức kỹ thuật tâm sinh lý kinh tế và xã hội. Do đặc điểm của trung tâm là dây chuyền sản xuất liên tục, ngoài thời gian ngừng nghỉ để bảo dưỡng máy móc thời gian còn lại là sản xuất liên tục nên trung tâm không xây dựng định mức lao động. 2.2.3. Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động. Với đặc điểm là dây chuyền sản xuất liên tục trung tâm đã khai thác triệt để về thời gian lao động của cán bộ công nhân viên. Cho đến ngày 30/12/2007 số lao động trong danh sách là 207 người không thay đổi so với năm 2006, tổng số ngày làm việc năm 2006 là 275 ngày nhưng đến năm 2007 là 270 ngày. Do vậy sự biến động về số ngày sản xuất là không nhiều tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động. - Đối với công nhân phục vụ và công nhân quản lý: thời gian làm việc là 8 giờ/ ngày, 40 giờ/tuần được nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật, riêng bộ phận trực tiếp bán hàng làm việc liên tục ngày thứ bảy và chủ nhật sau đó được nghỉ bù vào các ngày khác trong tuần. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: được thực hiện theo hình thức ca sản xuất, một ngày có 3 ca, 1 ca 8 tiếng, thời gian sử dụng là 24 giờ/ngày được nghỉ ngày chủ nhật và các ngày lễ tết. Tuy nhiên thời gian sử dụng sản xuất trung bình thực tế chỉ đạt được trên 21 tiếng/ ngày. 2.2.4. Năng suất lao động. Năng suất lao động được xác định theo công thức sau: 1. 2. 3. Theo công thức đó ta có: Bảng năng suất lao động năm 2006 - 2007 Chỉ tiêu Đvt Năm 2006 Năm 2007 % (1) (2) (3) (4) (5=4/3) Giá trị tổng sản lượng 1000đ 453346860 442341801 97.57 Số CB-CNV bình quân Người 207 207 100 Số CNSX bình quân Người 177 178 100.5 Số ngày làm việc b.quân năm Ngày 275 270 98.1 Số giờ làm việc b.quân ngày Giờ 7.6 7.6 100.00 NSLĐ b.q theo giờ 1 CN SX 1000đ 1225.5 1211.0 98.8 NSLĐ b.q ngày của 1 CN SX 1000đ 9313.751 9203.949 98.8 NSLĐ b.q năm của 1 CN SX 1000đ 2561281.7 2485066.3 97.0 Bảng 08 - Nguồn: Phòng Hành chính và nhân sự tiền lương Mặc dù số công nhân sản xuất năm 2007 tăng so với năm 2006 nhưng năng suất lao động ngày, năng suất lao động giờ, năng suất lao động năm của năm 2007 đều giảm so với năm 2006 cụ thể như sau: - Năng suất lao động giờ năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1.2% - Năng suất lao động ngày năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1.2% - Năng suất lao động năm năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3% Nguyên nhân của viêc giảm năng suất lao động này là do số ngày làm việc trong năm của năm 2007 giảm so với năm 2006 với tỷ lệ giảm là 1,9 % đồng thời giá trị tổng sản lượng cũng giảm 2.43% so với năm trước. 2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động. * Tuyển dụng lao động: Lao động là 1 trong những tài sản của trung tâm. Do vậy, tuyển dụng lao động là yếu tố quan trọng của quản lý nguồn nhân lực, nó quyết định tình trạng nhân lực của doanh nghiệp. Nguyên tắc tuyển chọn của trung tâm là tuyển chọn những người đã được đào tạo qua các trường đại học trung học chuyên nghiệp. Đồng thời những người được tuyển chọn phải có khả năng thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Tình hình tuyển dụng lao động được thể hiện qua bảng sau: Bảng tuyển dụng và đào tạo qua các năm 2006 - 2007 Nội dung Năm 2006 Năm 2007 1. Công tác tuyển dụng 5 - 2. Công tác đào tạo 150 75 3. Đào tạo mới 60 - - Đào tạo tại chỗ 53 - - Đào tạo tại các trung tâm 7 - 4. Đào tạo lại, nâng cao 90 75 - Đào tạo tại chỗ 82 70 - Đào tạo tại các trung tâm 8 5 Bảng 09 - Nguồn: Phòng Hành chính và nhân sự tiền lương * Đào tạo lao động: Hàng năm công tác đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, đào tạo về an toàn lao động, chuyển đổi nghành nghề cho cán bộ công nhân viên, kinh phí được trích từ chi phí sản xuất. Hiện tại trung tâm có các hình thức đào tạo như sau: đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nghề nghiệp, đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên (theo kế hoạch). Đào tạo đột xuất, đào tạo cho người mới được tuyển dụng, đào tạo cho công nhân viên chức chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo theo giấy mời của cơ quan bên ngoài và đào tạo để sử dụng trang thiết bị mới, công nghệ mới sản xuất các loại sản phẩm mới. * Chi phí cho đào tạo Năm 2006 là 10321000đ; năm 2007 là 7289000đ Ta thấy chi phí đào tạo năm 2007 giảm hơn so với năm 2006, tỷ lệ giảm là 29.4%. Ta thấy trung tâm rất chú trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, mặc dù công tác đào tạo năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 nhưng vẫn đảm bảo được trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất đạt hiệu quả cao, điều đó cho thấy trình độ nghiệp vụ của người lao động có xu hướng ổn định dần. 2.2.6. Tổng quỹ tiền lương của doanh nghi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1983.doc
Tài liệu liên quan