Đánh giá hiệu quả dự án CDM (cơ chế phát triển sạch) thủy điện So Lo, tỉnh Hoà Bình

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBA Cost - Benefit Analysis Phân tích Chi phí – Lợi ích CDM Clean Development Machasim Cơ chế phát triển sạch CERs Certified Emission Reductions Giảm phát thải được chứng nhận (1CER=1 tấn khí CO2) FA Finance Analysis Phân tích tài chính IRR Internal Rate of Return Tỷ suất hoàn vốn nội bộ KTTV&BĐKH - Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu NPV Net Present Value Giá trị hiện tại thuần O&M Operation and Maintenance Vận hành và Bảo dưỡng PDD Project Design Docu

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án CDM (cơ chế phát triển sạch) thủy điện So Lo, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ment Văn kiện Thiết kế Dự án (Văn kiện dự án) T - Thời gian hoàn vốn tCO2e - Tấn khí CO2 tương đương UNFCCC United Nations Framework Công ước Khung của Liên Convention on Climate Change hợp quốc về Biến đổi khí hậu MỤC LỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn hiệu quả của dự án CDM tại Việt Nam 11 Bảng 2. 1. Các bên tham gia dự án CDM thủy điện So Lo 28 Bảng 2. 2. Số liệu đặc tính thiết bị 32 Bảng 2. 3. Lượng giảm phát thải ước tính hàng năm giai đoạn tín dụng đầu tiên 33 Bảng 2. 4. Các thông số cơ bản trong phân tích FA và CBA 37 Bảng 2. 5. Dòng tiền ròng của dự án không có CDM (Đơn vị: Tỷ VND) 38 Bảng 2. 6. Dòng tiền ròng của dự án khi có CDM (Đơn vị: Tỷ VND) 39 Bảng 2. 7. Giá trị các chỉ tiêu trong phân tích tài chính 40 Bảng 2. 8. Tóm tắt các tác động của dự án So Lo tới môi trường 45 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3 1.1.1. Dự án đầu tư 3 1.1.2. Dự án CDM 4 1.1.3. Hiệu quả dự án 9 1.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM 12 1.2.1. Phương pháp đánh giá 12 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá 13 1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 13 1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội 16 Chương 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN SO LO, TỈNH HÒA BÌNH 20 2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (cơ quan cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án CDM) 20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ chức của Cục 20 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục 22 2.1.3. Định hướng năm 2010 26 2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN SO LO 27 2.2.1. Tên dự án, phân loại dự án và các bên tham gia 27 2.2.2. Vị trí và ranh giới của dự án 28 2.2.3. Mục đích hoạt động của dự án 31 2.2.4. Thời gian hoạt động của dự án 31 2.2.5. Phân loại công nghệ/tiêu chuẩn của dự án quy mô nhỏ 32 2.2.6. Khối lượng giảm phát thải dự kiến được chọn trong giai đoạn tín dụng 33 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN SO LO 33 2.3.1. Một số rào cản 33 2.3.2. Hiệu quả tài chính 35 2.3.3. Hiệu quả kinh tế xã hội 42 Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 48 3.1. VỀ PHÍA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 48 3.2. VỀ PHÍA CHỦ DỰ ÁN 49 3.2.1. Môi trường tự nhiên 50 3.2.2. Môi trường kinh tế xã hội 51 3.3. ĐỐI VỚI DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN KHÁC TẠI VIỆT NAM 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 LỜI MỞ ĐẦU Trái đất nóng dần lên là biểu hiện chủ yếu của hiện tượng biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Công ước Khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto đã được ra đời lần lượt vào năm 1992 và năm 1997 nhằm ứng phó và ngăn chặn những tác hại xấu do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiều quốc gia đã phê chuẩn và ký Công ước Khung, cũng như Nghị định thư nêu trên; trong đó có Việt Nam. Việt Nam được đánh giá sẽ là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng. Do vậy, việc thực hiện Công ước Khung và Nghị định thư trên là rất quan trọng, góp phần giảm nhẹ những thiệt hại sau này nếu xảy ra. Từ sau khi phê chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/12/2002 đến nay, nước ta đã có nhiều dự án về Cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thu hồi khí Metan (CH4), năng lượng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trồng rừng và tái trồng rừng, vận tải,... Thị trường CDM gồm nhiều dạng dự án rất khác nhau, nhưng năng lượng tái tạo là dạng dự án lớn nhất của hoạt động này. Theo ước tính có tới 44% lượng cắt giảm phát thải trên thị trường CDM hiện nay là từ ngành năng lượng, với 11% trong tổng số các dự án là từ thuỷ điện, chiếm tới 25% tổng số các dự án năng lượng tái tạo. Tình hình hiện nay của thị trường Cacbon dành những cơ hội cấp vốn tuyệt vời cho các công ty thuỷ điện với các dự án thuỷ điện mới. Vì những lý do trên, em chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu: Tính toán và đánh giá hiệu quả tài chính, xác định và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả môi trường của dự án CDM của ngành năng lượng, cụ thể là năng lượng tái tạo thủy điện. Đánh giá chung về hiệu quả của dự án CDM thủy điện So Lo. Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp trong việc thực hiện các dự án CDM thủy điện So Lo cũng như các dự án tương tự khác tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả dự án CDM nhà máy thủy điện So Lo Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Tại nhà máy thủy điện So Lo, xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Về thời gian: Trong toàn bộ thời gian vận hành dự án (Dự kiến trong vòng 30 năm, tính từ thời điểm vận hành là năm 2009) Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Ngoài ra, còn có phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích để đánh giá hiệu quả dự án. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả dự án Chương II. Đánh giá hiệu quả CDM thủy điện So Lo Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Dự án đầu tư Khái niệm dự án đầu tư: Theo giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, dự án đầu tư (về nội dung) là tổng thể các hoạt động được dự kiến với nguồn lực và chi phí cần thiết, được sắp xếp theo một kế hoạch chặt chẽ có thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm mục đích thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định. Dự án đầu tư được thể hiện dưới hình thức là một tập hồ sơ tài liệu trình bày rất chi tiết, rõ ràng và hệ thống các hoạt động được thực hiện với các nguồn lực, chi phí, sẽ được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ để đạt được những kết quả cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định. Các yếu tố của dự án đầu tư: Một dự án đầu tư cần có các yếu tố cơ bản nhất định như sau: Các mục tiêu của dự án: Được đề cập đến với hai góc độ chính là góc độ của nhà đầu tư và góc độ của xã hội. Với các nhà đầu tư và doanh nghiệp thì mục tiêu chính là lợi nhuận. Với xã hội thì có rất nhiều mục tiêu như: tạo thêm việc làm, tăng cường các sản phẩm và dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường,... Hay có thể nói, đó là kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và xã hội; Các hoạt động, giải pháp đồng bộ về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật để thực hiện mục tiêu của dự án; Nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và chi phí về các nguồn lực đó gồm vật lực, tài lực, nhân lực, công nghệ và thông tin; Nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án; Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án; Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án: Dự án đầu tư có giới hạn về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cũng như không gian thực hiện dự án. Ngoài ra, một dự án đầu tư rất cần đảm bảo tính khả thi và cần đáp ứng thêm một số yêu cầu cơ bản khác như: Tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất. Phân loại dự án đầu tư: Có nhiều dạng dự án và tùy theo tiêu chí khác nhau mà có các cách phân loại khác nhau về dự án đầu tư. Trong đó, các tiêu chí thường thấy như sau: Căn cứ vào chủ thể khởi xướng: Dự án cá nhân, tập thể, quốc gia và liên quốc gia hay quốc tế. Căn cứ vào thời gian: Dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Căn cứ vào tính chất hoạt động của dự án: Dự án sản xuất, dự án dịch vụ, thương mại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội. Căn cứ vào quy mô: Dự án lớn và dự án nhỏ. Căn cứ vào mức độ chi tiết của nội dung dự án gồm 2 loại: Dự án tiền khả thi và dự án khả thi. Căn cứ vào sự phân cấp quản lý dự án: Trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, chia các dự án đầu tư (không kể các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) thành: Dự án nhóm A, B, C. 1.1.2. Dự án CDM Khái niệm CDM: (Clean Development Mechanism) Cơ chế phát triển sạch là một cơ chế hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Kyoto đã được Việt Nam ký ngày 03/12/1998 và phê chuẩn ngày 25/12/2002. Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế hợp tác nhằm giúp các nước công nghiệp hóa (Các Bên thuộc Phụ lục I của UNFCCC - Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đối khí hậu) Gồm các nước có nền công nghiệp hóa phát triển. Danh sách các Bên thuộc Phụ lục I của UNFCCC giảm thiểu chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí thấp nhất tại các nước khác, hơn là thực hiện giảm phát thải trong nước. Theo Nghị định thư, 3 cơ chế đó là: Mua bán quyền phát thải Quốc tế (IET); Đồng thực hiện (JI) và Cơ chế phát triển sạch (CDM). Theo nội dung của Nghị định thư Kyoto: “Cơ chế phát triển sạch cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển; thu được “các giảm phát thải được chứng nhận” (CERs) cho chủ dự án đầu tư”. CDM được quy định tại điều 12 của Nghị định thư Kyoto: ”Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước công nghiệp được cho phép thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển để nhận được CERs, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó. CDM sẽ thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển đóng góp vào mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển”. Mục đích thực hiện CDM: CDM được thực hiện nhằm làm giảm sự phát thải khí nhà kính Sáu loại khí nhà kính được nêu trong Nghị định thư Kyoto gồm: CO2 Carbon dioxide; CH4 Methane; N2O Nitrous oxide; HFCs Hydrofluorocarbon; PFCs Per-fluorocarbon; SF6 Sulphur Hexafluoride. (nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái đất và biến đổi khí hậu hiện nay) trên phạm vi toàn cầu. Thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, tăng cường khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính dưới dạng “Các giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”. Khái niệm dự án CDM: Dự án CDM thuộc loại dự án đầu tư, chủ yếu là đầu tư từ nước ngoài; do vậy, các dự án CDM tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (trong đó có Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) Lĩnh vực xây dựng và thực hiện dự án CDM: Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM được xây dựng trong 15 lĩnh vực cơ bản sau: Sản xuất năng lượng; Chuyển tải năng lượng; Tiêu thụ năng lượng; Nông nghiệp; Xử lý, loại bỏ rác thải; Trồng rừng và tái trồng rừng; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp chế tạo; Xây dựng; Giao thông; Khai mỏ hoặc khai khoáng; Sản xuất kim loại; Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí); Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride; Sử dụng dung môi. Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết sẽ là dự án ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường; giảm bớt phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Tính đến nay, Việt Nam đã có 22 dự án được Ban điều hành CDM quốc tế xác nhận là dự án CDM. Tổng lượng giảm phát thải của các dự án này trong thời kỳ tín dụng là 13.143.901 tCO2e. Ở Việt Nam, các lĩnh vực có tiềm năng để xây dựng và thực hiện dự án CDM gồm: Khai thác và ứng dụng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng; Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để giảm phát thải khí nhà kính; Thu hồi và sử dụng khí CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than để tiêu hủy hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt; Thu hồi và sử dụng khí đồng hành từ các hoạt động sản xuất dầu; Trồng rừng mới và tái trồng rừng Quy trình xây dựng dự án CDM: Quy trình để xây dựng dự án CDM gồm 7 bước như sơ đồ trang sau. Trong đó: 4 giai đoạn đầu được tiến hành trước khi chuẩn bị dự án; 3 giai đoạn sau được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự án. (Nguồn: Giới thiệu về CDM Cơ chế phát triển sạch) Sơ đồ 1. Quy trình 7 bước xây dựng dự án CDM 1.1.3. Hiệu quả dự án Hiệu quả của dự án nói chung thường được xem xét về các mặt: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội. Hiện nay vấn đề môi trường của các dự án ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn do những quan ngại về tác động, ảnh hưởng xấu và không mong muốn của dự án tới môi trường. Vậy nên, hiệu quả về môi trường cũng được xem là một chỉ tiêu khá quan trọng khi đánh giá hiệu quả dự án. Giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước đã đưa ra một số khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện cụ thể, nhất định. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét riêng về khía cạnh kinh tế của vấn đề. Nó mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó. Biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào chủ thể và mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Hiệu quả tài chính (hay còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp) là hiệu quả kinh tế chỉ xét trong phạm vi riêng một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hiệu quả tài chính chỉ liên quan đến thu chi có liên quan trực tiếp. Hiệu quả kinh tế xã hội (hay còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân) là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể được hưởng hiệu quả này là toàn bộ xã hội mà người đại diện là Nhà nước. Vì vậy, những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội đều là hiệu quả kinh tế (so sánh giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó) nhưng ở hai phạm vi khác nhau. Hiệu quả tài chính chỉ xem xét theo quan điểm doanh nghiệp và nhà đầu tư còn hiệu quả kinh tế xã hội được xem xét trên quan điểm toàn thể, của toàn xã hội. Do vậy, có những dự án mặc dù không đạt hiệu quả về tài chính nhưng vẫn được thực hiện do hiệu quả kinh tế xã hội đem lại là rất lớn. Hiệu quả dự án CDM nhìn chung giống như các dự án đầu tư khác cũng được xem xét về hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các dự án CDM nói chung đều rất chú trọng, quan tâm nhất và thường hướng đến sự phát triển bền vững về cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; đặc biệt là lợi ích to lớn mà các dự án CDM đem lại cho môi trường. Có người đã nhận xét: ”Hiệu quả dự án CDM đem lại được xem như tảng băng chìm có phần nhìn thấy được rất nhỏ, còn phần chìm ở dưới rất nhiều mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy và đánh giá hết được”. Các dự án CDM có lợi ích vô cùng lớn phải kể đến đó là giúp các nước giảm bớt nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch (như than đá và đặc biệt là dầu mỏ); tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu gây ô nhiễm này. Điều này làm nhẹ bớt áp lực cũng như tiền đầu tư của các nước trong cuộc tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới, ít phát thải hơn. Các nước hiện đang hướng tới nguồn nhiên liệu thay thế như khí tự nhiên hoặc xây dựng các nhà máy nguyên tử, các đập thủy điện cực lớn. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, cả 3 biện pháp này đều có rủi ro rất cao và hậu quả cực kỳ thảm khốc cả về con người, kinh tế và môi trường khi xảy ra sự cố. Hơn nữa, nguồn nhiên liệu hóa thạch có hạn đang dần cạn kiệt từng ngày. Trong tương lai nếu không có nguồn nguyên nhiên liệu thay thế thích hợp, các nước dễ sẽ có tranh chấp về nhiên liệu và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn rất nhiều. Như vậy, có thể nói dự án CDM sẽ đem lại viễn cảnh tương lai tươi sáng hơn cho sự phát triển chung của thế giới. Tại Việt Nam, hiệu quả của dự án CDM được xem xét ở các mặt sau: (Nguồn: Nghị định thư Kyoto, CDM và vận hội mới) TÍNH BỀN VỮNG Nội dung Hiệu quả về kinh tế Tạo thêm nguồn thu nhập quốc dân - Tăng thu nhập - Nguồn lợi từ CERs Nguồn lợi kinh tế từ bên ngoài - Chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường - Thay thế nhập khẩu năng lượng Hiệu quả về xã hội Chất lượng cuộc sống - Tạo thu nhập - Cải thiện điều kiện sống Mức độ quan tâm của các tổ chức thực hiện - Khu vực công - Khu vực tư nhân Xóa đói, giảm nghèo - Tạo việc làm ở nông thôn - Giảm số hộ nghèo Hiệu quả về môi trường Hiệu ứng nhà kính - Giảm phát thải khí nhà kính Các khí ô nhiễm ngoài khí nhà kính - Phát thải các khí ô nhiễm ngoài khí nhà kính - Nước nhiễm bẩn ngoài khí nhà kính Rác thải - Mức độ rác thải Hệ sinh thái - Tỷ lệ thay đổi mức phủ rừng - Xói mòn đất - Tác động đến đa dạng sinh học Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn hiệu quả của dự án CDM tại Việt Nam 1.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo những mục tiêu nhất định (lợi ích) được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất lượng của những sản phẩm hay dịch vụ đầu vào và đầu ra. Để đánh giá chính xác hiệu quả của một dự án nào đó, cần tuân thủ 4 nguyên tắc: Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả; Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích; Nguyên tắc về tính chính xác, khoa học; Nguyên tắc về tính đơn giản và thực tế. Sử dụng phương pháp và chỉ tiêu cụ thể như sau để thực hiện đánh giá dự án trong chuyên đề:: 1.2.1. Phương pháp đánh giá Sử dụng 2 phương pháp chính là phân tích tài chính FA và phân tích Chi phí – Lợi ích CBA để đánh giá hiệu quả dự án CDM. Cụ thể: Phương pháp phân tích tài chính FA: Dự án CDM phải ít phát thải hơn và ít khó khăn về tài chính hơn dự án cơ sở. Do vậy, phân tích tài chính là rất quan trọng. Phân tích phương diện tài chính của dự án nhằm các mục đích: - Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư. - Xem xét những kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế mà dự án sẽ tạo ra. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ và phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà dự án đem lại. Phân tích FA kiểm tra khả năng lợi nhuận mang lại của một dự án cho nhà đầu tư. FA phân tích dòng tiền và xem xét các chi phí của nhà đầu tư và doanh thu nhận về của nhà đầu tư. Phương pháp này hướng tới câu hỏi: Liệu dự án có mang lại lợi nhuận về tài chính của nhà đầu tư không? FA thường được dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, theo quan điểm của nhà đầu tư. Một số chỉ tiêu sử dụng trong FA là NPV – Giá trị hiện tại ròng, IRR – Tỷ suất hoàn vốn nội bộ, T – Thời gian hoàn vốn,... Phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích CBA: Đây là một công cụ, hay cũng là một phương pháp để đánh giá, so sánh giữa các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội, nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực. Phân tích Chi phí - Lợi ích (CBA) ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền tương đương đối với những lợi ích và chi phí của cộng đồng từ các dự án nhằm xác định xem chúng có đáng để đầu tư hay không. Một trong các vấn đề của CBA là việc đánh giá nhiều yếu tố trong cơ cấu lợi ích và chi phí về bản chất là khá rõ ràng, nhưng cũng có những yếu tố khác không thể đưa ra phương pháp đánh giá. “Phân tích CBA được dùng để nhận dạng, lượng hóa bằng tiền tất cả cái “được” và “mất” tiềm năng từ một dự án nhất định nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói chung.” (Theo Tevfik F.Nas) Phân tích CBA kiểm tra sự phù hợp của dự án đối với toàn bộ xã hội (chứ không chỉ cho riêng nhà đầu tư hay riêng doanh nghiệp như trong phân tích tài chính FA). Phương pháp này hướng tới trả lời câu hỏi: Liệu dự án có cải thiện phúc lợi xã hội hay không? 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá 1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính Trong đánh giá hiệu quả tài chính, cần xác định: - Lợi nhuận làm tiêu chuẩn cơ bản. - Giá thị trường: Để đơn giản trong tính toán, sử dụng giá cố định (là giá thị trường được xác định cho tất cả các năm của thời kỳ phân tích) - Lãi suất tính toán sử dụng được xác định trên cơ sở chi phí sử dụng vốn từ các nguồn khác nhau. - Khấu hao giảm không đều. Một số chỉ tiêu thông dụng, thường được sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính gồm NPV, IRR và T. Cụ thể đối với các chỉ tiêu trên như sau: NPV (Net Present Value) - Giá trị hiện tại thuần: Giá trị hiện tại thuần (hay giá trị hiện tại ròng) NPV là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí  (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Phương pháp này cho biết quy mô của dòng tiền (quy đổi về giá trị hiện tại) có thể thu được từ dự án, một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm (hiện tại là thời điểm ban đầu khi mà dự án được xuất vốn đầu tư). Trong đó: n: Số năm hoạt động hoặc số năm trong thời kỳ phân tích r: Mức lãi suất tính toán Nt: Thu hồi gộp tại năm t (Thu hồi hoàn vốn tại năm t). Gồm có: Lợi nhuận tại năm t, Khấu hao tại năm t và Lãi vay tại năm t. It: Vốn đầu tư tại năm t (Luồng tiền mặt chi tại năm t) Đn: Giá trị đào thải hay thanh lý vào cuối kỳ sử dụng Có 2 nguyên tắc sử dụng NPV là: - Những dự án có NPV ≥ 0 là những dự án đáng giá về mặt hiệu quả kinh tế; - Khi lựa chọn một trong số nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất sẽ có lợi nhất. IRR (Internal Rate of Return) - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ: Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ được gọi với nhiều tên khác nhau như: phương pháp mức lãi suất nội tại, phương pháp suất thu hồi nội bộ, phương pháp tỷ suất nội hoàn, … Bản chất của phương pháp này là dùng chỉ tiêu IRR làm thước đo hiệu quả trong phân tích hiệu quả dự án đầu tư. IRR là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV = 0, được tính theo công thức: Trong đó: r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn. NPV1 > 0 r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn. NPV2 < 0 NPV1 và NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với r1 và r2 Có 2 nguyên tắc sử dụng IRR trong phân tích hiệu quả là: - Dự án đầu tư có lợi khi lãi suất tính toán (r) nhỏ hơn mức lãi suất nội tại (IRR). Thể hiện dưới dạng: r < IRR - Trong các dự án đầu tư độc lập, dự án nào có IRR cao hơn sẽ có vị trí cao hơn về khả năng sinh lợi. T – Thời gian hoàn vốn: Phương pháp thời gian hoàn vốn là phương pháp phân tích hiệu quả vốn đầu tư dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả là thời gian hoàn vốn, không tính đến giá trị theo thời gian của đồng tiền. T – Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dự án hoàn lại tổng số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản lãi bằng tiền mặt. Nó chính là số năm trong đó dự án sẽ tích lũy các khoản bằng tiền mặt để bù đắp tổng số vốn đầu tư đã bỏ ra. - Nếu dự án có lãi ròng hàng năm bằng nhau, khấu hao hàng năm bằng nhau và lãi vay hàng năm bằng nhau thì công thức tính là: Trong đó: I : Tổng số vốn đầu tư. Ft : Lợi nhuận ròng hàng năm tại năm t. Đt : Khấu hao hàng năm tại năm t. Lv : Lãi vay hàng năm - Nếu trong trường hợp lãi ròng, khấu hao và lãi vay hàng năm không bằng nhau thì tính thời gian hoàn vốn bằng cách cộng tích lũy lãi ròng, khấu hao và lãi vay hàng năm để tính thời gian hoàn vốn. Nguyên tắc sử dụng là: Dự án sẽ được chấp nhận khi T < Tm. Với Tm là thời gian thu hồi vốn định mức được người quyết định đầu tư ấn định. 1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Theo giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, cơ sở ra quyết định đầu tư trong đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội là các tác động của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế (xem xét đầy đủ chi phí và lợi ích dự án xét trên quan điểm của nền kinh tế). Trong đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội cần xác định: - Giá trị gia tăng là tiêu chuẩn cơ bản. - Giá kinh tế (hay còn gọi là giá mờ, giá ẩn): Đây là giá thị trường được điều chỉnh. - Lãi suất sử dụng là lãi suất kinh tế (được xác định trên cơ sở lãi vay trên thị trường vay vốn dài hạn thực tế của đất nước và khả năng tiếp nhận và cho vay trong nước cũng như một số chính sách của Nhà nước) Về hiệu quả kinh tế: nền tảng là giá trị gia tăng quốc dân vì đây luôn là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia: NNVA - Giá trị gia tăng quốc dân thuần Để đánh giá sự đóng góp của dự án vào thực hiện mục tiêu kinh tế cần lấy giá trị gia tăng quốc dân thuần (ký hiệu NNVA) làm tiêu chuẩn cơ bản. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất biểu thị sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế. Tất cả các khoản chuyển ra nước ngoài bị loại ra. Công thức tính là: Trong đó: (MI + I + RP): Giá trị dự kiến của các đầu vào vật chất thường xuyên (MI) và vốn đầu tư (I) và tất cả các khoản chuyển ra nước ngoài có liên quan của dự án và lợi nhuận thuần của vốn nước ngoài cũng như tiền lương của nhân viên nước ngoài (RP) . Dt : Giá trị dự kiến của đầu ra (thường là doanh thu) tại năm t. Về nguyên tắc, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư cần căn cứ vào NNVA toàn bộ cả trực tiếp (được tạo ra trong phạm vi dự án đang xem xét) và gián tiếp (là giá trị gia tăng bổ sung thu được ở các dự án khác có mối quan hệ kinh tế và công nghệ với dự án đang xem xét. Giá trị gia tăng bổ sung này sẽ không được tạo ra nếu dự án đang xét không được xây dựng). Khi giá trị gia tăng gián tiếp khó xác định hoặc quá nhỏ thì có thể bỏ qua. Lúc đó, tính toán hiệu quả kinh tế chỉ cần dựa vào giá trị gia tăng trực tiếp. NNVA là cơ sở, có thể sử dụng phân tích hiệu quả tuyệt đối hoặc tương đối để đáng giá hiệu quả kinh tế. Về hiệu quả xã hội: Hiệu quả của dự án đối với các mục tiêu khác có thể kể đến như: Đóng góp vào thực hiện mục tiêu giải quyết công ăn việc làm: Khi thực hiện dự án sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động, qua đó sẽ nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của họ, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội; Đóng góp vào thực hiện mục tiêu phân phối thu nhập, giảm dần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tiến tới bình đẳng xã hội; tăng thêm cơ hội phát triển tại địa phương tiến hành dự án, nhất là những huyện, tỉnh còn nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn ở các nước đang phát triển; Đóng góp vào thực hiện mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông qua thu nhập ngoại hối thuần mà dự án tạo ra; Ảnh hưởng của dự án đối với môi trường; Các ảnh hưởng khác của dự án. Riêng đối với các dự án CDM: Một khác biệt lớn giữa dự án CDM và các dự án đầu tư thường gặp khác ở những lợi ích về kinh tế xã hội mà CDM đem lại. Những lợi ích này rất lớn và còn chưa thể lượng hóa hết được, đặc biệt là những tác động tích cực đến vấn đề biến đổi khí hậu. Hiệu quả kinh tế xã hội khác của dự án CDM có thể kể đến là: - Nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ tăng thêm nguồn thu cho các lao động, doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước có dự án CDM; giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu về môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất,...; - Dự án CDM cũng không sử dụng các nhiên liệu hóa thạch mà chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như thủy điện,... nên sẽ ít gây ô nhiễm không khí hơn rất nhiều. Điều này cũng góp phần bảo tồn các tài nguyên nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường. Điều này góp phần không nhỏ ngăn chặn tác hại xấu của BĐKH trong tương lai tới; góp phần làm giảm phát thải các khí nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chung của thế giới trong việc giảm và ngăn chặn BĐKH trên trái đất hiện nay. - Lợi ích vô cùng lớn phải kể đến đó là giúp các nước giảm dần sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch trong khi nguồn nhiên liệu này phát thải khí nhà kính nhiều nhất và đang ngày càng cạn kiệt. Quá trình tìm kiếm nhiên liệu mới, nhiên liệu thay thế ít phát thải hơn và ”sạch” hơn thì gặp rất nhiều khó khăn. Dự án CDM sẽ góp phần đem lại hy vọng tươi sáng hơn cho vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi thực hiện bất kỳ dự án nào sẽ gặp phải những rào cản hoặc rủi ro nhất định; thường gặp là: đầu tư, công nghệ, điều kiện về kinh tế vĩ mô của Việt Nam như sự thay đổi trong các chính sách, luật pháp và các quy định dẫn tới thực hiện một công nghệ với phát thải cao hơn, và một số điều kiện về địa chất,… Những tác nhân đó làm cho dữ liệu ước tính hiệu quả dự án trở nên thiếu tín toàn diện và giảm độ chính xác. Chương 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN SO LO, TỈNH HÒA BÌNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (cơ quan cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án CDM) Tên tiếng Việt: Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tên quốc tế: Department of Meteorology, Hydrology and Climate Change Địa chỉ : Số 8, Pháo đài Láng, Đống Đa, Hà Nội Địa chỉ thư điện tử này hiện đang được bảo vệ khỏi spam bots,bạn cần phải kích hoạt JavaScript để xem. Điện thoại : (04) 37759430 Trang web : Email : info@dmhcc.gov.vn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ chức của Cục Cục KTTV&BĐKH là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Ngày 5 tháng 8 năm 2002, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cục KTTV&BĐKH được thành lập theo Q._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26757.doc
Tài liệu liên quan