Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Nam

Tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Nam: ... Ebook Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Nam

doc130 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc vào độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Tuy vậy, đất đai là một nguồn tài nguyên có giới hạn số lượng, cố định về vị trí không gian, không thể di chuyển theo ý chí chủ quan của con người. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đất chật, người đông, dân số gia tăng nhanh làm cho nhu cầu lương thức, thực phẩm ngày càng lớn, gây ra áp lực không nhỏ đến đất đai. Vì vậy, sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở hiệu quả, bền vững và cân đối quỹ đất cho phất triển các ngành công nghiệp, xây dựng hạ tầng, từng bước đáp ứng quá trình phát triển chung của đất nước là yêu cầu cấp thiết. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Chương II, Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”; Luật Đất đai năm 2003 đã dành 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30 quy định về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất mới chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng đất, chưa căn cứ vào tiềm năng đất, chưa thực sự tính toán đầy đủ tới mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề này đã dẫn đến thực trạng đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, rừng tiếp tục bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị xói mòn còn lớn. Đặc biệt là sử dụng đất tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu đô thị, công trình hạ tầng ở tình trạng vừa thừa, vừa thiếu quỹ đất, nhiều nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả gây ra việc sử dụng đất lãng phí, nhiều công trình không có trong quy hoạch sử dụng đất vẫn được triển khai thực hiện. Vì vậy, việc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện của các phương án quy hoạch sử dụng đất hiện nay là rất cần thiết. Hà Nam là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng được tái lập từ năm 1997 gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện (5 huyện và thành phố Phủ Lý) và 116 xã, phường, thị trấn. Là một trong những tỉnh đã hoàn thành sớm công tác quy hoạch sử dụng đất cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã) và cũng là tỉnh có rất ít biến động lớn về kinh tế - xã hội tác động đột biến đến vấn đề sử dụng đất. Mặc dù vậy, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cũng đã bị phá vỡ, năm 2006 Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh Hà Nam. Sau khi được xét duyệt việc tổ chức triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đó ra sao, kết quả như thế nào, còn những tồn tại gì, nguyên nhân do đâu, cần có giải pháp gì khắc phục, v.v.. cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá, bàn luận để rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và toàn diện. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Nam” là rất cần thiết. 1.2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thực trạng và đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 để tìm ra những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Nam của giai đoạn sau. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu và đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất và phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Hà Nam; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo các số liệu đã điều tra và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Nam các giai đoạn sau. 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý đất đai 2.1.1. Đất đai và các chức năng của đất đai Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta đã thừa nhận, đối với con người đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây : * Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất. * Chức năng sản xuất Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản. * Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu. * Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. * Chức năng dự trữ Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. * Chức năng không gian sự sống Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. * Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ. * Chức năng vật mang sự sống 2.1.2. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: Xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc...), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, chăn nuôi gia súc...). Điều này có nghĩa – thiếu khoảnh đất (có vị trí, hình thể, quy mô diện tích và yêu cầu về chất lượng nhất định) thì không một ngành nào, xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Nói khác đi – không có đất sẽ không có sản xuất (đối với mọi ngành) cũng như không có sự tồn tại của chính con người. 2.1.2.1. Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành nông nghiệp Đất đai giữ vai trò tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như cày bừa, xới xáo…) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn ảnh hưởng đến độ phì và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Lợi ích của việc sử dụng đất rất đa dạng, song có thể chia thành 3 nhóm lợi ích cơ bản sau: - Sử dụng đất làm tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người. - Sử dụng đất làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động. - Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần. 2.1.2.2. Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành phi nông nghiệp Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động, có chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên của đất. 2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương hướng chung, mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy, phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch đất đai: có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất. * Nhân tố điều kiện tự nhiên Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính chất đất đai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý như: chế độ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn... Các đặc tính, tính chất này được chia làm 2 loại: - Điều kiện khí hậu: Khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng. Nó cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, mang lại năng suất cho cây trồng. Có đến 90 - 95% chất hữu cơ của cây là do quá trình quang hợp với sự cung cấp năng lượng của ánh sáng mặt trời. Cây trồng tận dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ cho tổng sản phẩm và giá trị kinh tế cao nhất. Các điều kiện khí hậu như cường độ ánh sáng, nhiệt độ bình quân, chế độ nước, lượng mưa, độ ẩm không khí, hàm lượng CO2, H2O, O2... trong không khí, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh trưởng và phát dục của cây trồng. Theo Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chinh: tổng nhiệt độ cây cần trong một vụ với cây ưa lạnh - khoai tây là 1.500 - 1.7000C, cây ưa nóng - lúa là 2.500 - 2.6000C, cây trung gian - đậu côve là 1.600 - 2.0000C. - Điều kiện đất đai: các yếu tố địa hình, địa mạo, độ cao, độ dốc, hướng dốc, mức độ xói mòn... thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động của các ngành. Địa hình là yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác. Trước hết, địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, nếu có sự khác nhau về độ cao sẽ dẫn đến chế độ nhiệt và chế độ ẩm khác nhau. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam khẳng định: "Việc đánh giá sự phân bố của các yếu tố khí hậu và quy luật hoạt động của chúng kết hợp với nghiên cứu phân vùng khí hậu nông nghiệp, xác định các hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng tốt nhất nguồn lợi thiên nhiên, đạt năng suất cao, ổn định, hạn chế sự thiệt hại do ngoại cảnh gây ra là một việc làm có tầm quan trọng". Ở vùng đồi núi, yếu tố quan trọng nhất của địa hình là độ dốc. Đối với đất nông nghiệp, độ dốc kết hợp với yếu tố lượng mưa, tính chất đất sẽ quyết định khả năng canh tác và hệ thống cây trồng phù hợp để khắc phục những yếu tố hạn chế. Đối với ngành phi nông nghiệp, yếu tố địa hình quyết định những thuận lợi hay khó khăn của việc thi công công trình hay khả năng lưu thông hàng hoá, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng và quy mô sản xuất (ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...). Theo Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chinh: "Độ dốc giới hạn trồng cây hàng năm vùng Crưm là 120, vùng biển Caribe là 200 và Inđonêxia là 220". Các giới hạn này tuỳ thuộc vào cây từng vùng. Thành phần cơ giới của đất quyết định các tính chất đất như chế độ nước, nhiệt độ, không khí, dinh dưỡng và độ lún. Đất có thành phần cơ giới nhẹ: thoáng khí, dễ thoát nước, giữ nước kém, ít chất dinh dưỡng và độ lún thấp; đất thành phần cơ giới nặng: giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhưng thoát nước chậm, hay bị úng, ít không khí, độ lún cao. Mỗi cây trồng chỉ sinh trưởng tốt ở một điều kiện đất đai nhất định, một công trình có yêu cầu kỹ thuật về độ lún khác nhau. Mỗi vùng đất khác nhau có các điều kiện tự nhiên khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng đất: khả năng sản xuất, xây dựng công trình, phát triển các ngành. Do đó, để có phương án sử dụng đất hợp lý cần phải tuân thủ theo quy luật tự nhiên, tận dụng tối đa những thuận lợi, khắc phục những hạn chế để sử dụng đất mang lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất. * Nhân tố kinh tế - xã hội Các nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các thể chế, chính sách, thực trạng phát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng..., trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, dân số, lao động, việc làm và đời sống văn hóa, xã hội. Các điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng đất nhưng các nhân tố kinh tế - xã hội sẽ quyết định phương án đã lựa chọn có thực hiện được hay không. Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả năng của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có. Các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng thường ít có sự khác biệt nhưng hiệu quả sử dụng đất thì có sự khác biệt lớn, nguyên nhân của vấn đề này là do điều kiện kinh tế - xã hội: vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng... quyết định. Trong thực tế cũng minh chứng rõ vấn đề này, với điều kiện tự nhiên đồng nhất nhưng nếu vùng nào có kinh tế phát triển, vốn đầu tư lớn, nhận thức và trình độ của người lao động vùng nào cao hơn thì sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn. Theo báo cáo tổng kết chương trình giảm nghèo ở Châu Á - Thái Bình Dương đã đánh giá: “Sống một cuộc sống nghèo khổ hiển nhiên sẽ gây ra những thất vọng, mà sự thất vọng này lại thường là nguồn gốc của những hoạt động phá phách, gây phiền hà cho cuộc sống và trật tự xã hội. Hoàn cảnh nghèo buộc người ta phải khai thác bừa bãi môi trường và làm giảm khả năng sản xuất của đất…”. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. Khi khoa học công nghệ càng phát triển thì hiệu quả sử dụng đất cũng được nâng lên. Theo TS. Vũ Năng Dũng: “Khoa học công nghệ là đòn bẩy, là động lực để phát triển nền kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến mà chúng ta có những nghiên cứu về lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao, phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng, chế tạo ra máy móc, công cụ sản xuất theo công nghệ tiên tiến... tạo điều kiện nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Nhờ có sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc đầu tư thâm canh và giống mới có năng suất cao nên sản lượng lương thực của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng đã tăng lên đáng kể. Theo Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: “Sản lượng lúa của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 20% tổng sản lượng lúa của cả nước, năng suất lúa của vùng từ những năm 60 có xu hướng tăng lên: từ 2,2 triệu tấn vào năm 1960 đến trên 4,5 triệu tấn vào năm 1990”. Từ những lý luận trên cho thấy, các điều kiện kinh tế - xã hội có tác động không nhỏ tới việc sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sử dụng đất hiệu quả của con người. Vì vậy, khi lựa chọn phương cách sử dụng đất, ngoài việc dựa vào quy luật tự nhiên thì các nhân tố kinh tế xã hội cũng không kém phần quan trọng. * Nhân tố không gian Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản...) đều cần đến đất đai là điều kiện không gian cho các hoạt động. Tính chất không gian bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng, diện tích. Đất đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự thừa thãi đất đai ở nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Đất đai phải khai thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi nên không thể có hai khoanh đất giống nhau hoàn toàn. Do đó, không gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất. Các quá trình sản xuất công nghiệp được thực hiện bởi tác động của con người lên đối tượng lao động thông qua tư liệu sản xuất nằm ở vị trí cố định, một không gian hạn chế. Trong sản xuất nông nghiệp thì khác, người sản xuất tác động trực tiếp vào đất đai thông qua các tư liệu sản xuất để mang lại năng suất, sản lượng cao nhất có thể. Vị trí và diện tích đất đai là bất biến nhưng xã hội thay đổi từng ngày, các ngành kinh tế không ngừng phát triển, dân số ngày càng tăng, điều này đã gây áp lực lớn đối với đất đai và cũng là thử thách đối với toàn xã hội. Đặc điểm không thể chuyển dịch của đất đai dẫn đến những lợi thế hoặc khó khăn cho vùng, lãnh thổ. Nếu những khoanh đất có vị trí tại khu trung tâm, có nền kinh tế phát triển, thuận lợi giao thông, giao lưu buôn bán... thì hiệu quả sử dụng đất của khoanh đất đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với khoanh đất tại vùng nông thôn, có nền kinh tế kém phát triển, không thuận tiện giao thông hay những khoanh đất tại vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng sẽ cho hiệu quả của sản xuất nông nghiệp cao hơn vùng đồi núi, địa hình phức tạp. Theo Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học và Đỗ Thị Tám: "Thực nghiệm cho thấy rằng, trên sườn dốc, khi độ dốc tăng lên thì chi phí nhiên liệu tăng lên 1,5% và hiệu quả sử dụng máy móc giảm đi 1%". Bên cạnh đó, hình dạng của mảnh đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất trong cả nông nghiệp và phi nông nghiệp: làm đất, chăm sóc, vận chuyển, thiết kế công trình... Như vậy, các nhân tố không gian có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng đất, nó sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất. 2.1.4. Những xu thế phát triển sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Vì vậy, việc sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất được thể hiện theo bốn mặt sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất; - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất; - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất; - Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. Hiện nay, xu thế sử dụng đất được phát triển theo các hướng sau: 2.1.4.1. Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử biến đổi của quá trình sử dụng đất. Khi con người còn sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, chủ yếu dựa vào sự ban phát của tự nhiên, vấn đề sử dụng đất hầu như không tồn tại. Thời kỳ du mục, con người sống trong lều cỏ, những vùng đất có nước và đồng cỏ bắt đầu được sử dụng. Khi xuất hiện ngành trồng trọt với những công cụ sản xuất thô sơ, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, năng lực sử dụng và ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng. Tuy nhiên, trình độ sử dụng đất còn rất thấp, phạm vi sử dụng cũng rất hạn chế, mang tính kinh doanh thô, đất khai phá phá nhiều nhưng thu nhập rất thấp. Với sự tăng trưởng của dân số và phát triển của kinh tế, kỹ thuật, văn hoá và khoa học, quy mô, phạm vi và chiều sâu của việc sử dụng đất ngày một nâng cao. Yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, các ngành nghề cũng phát triển theo xu hướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sử dụng đất càng mở rộng (từ cục bộ một vùng đã phát triển trên phạm vi cả thế giới, thậm chí kể cả những vùng đất trước đây không thể sử dụng được). Cùng với việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trung cũng sâu hơn nhiều. Đất canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khác đều được phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, với diện tích đất ít nhưng hiệu quả sử dụng cao. Tuy nhiên, thời kỳ quá độ từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thâm canh cao trong sử dụng đất là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích, đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác quản lý. ? những khu vực khác nhau của một vùng hoặc một quốc gia, có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật cũng như các điều kiện đặc thù, do đó phải áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức sử dụng đất tuỳ từng thời điểm khác nhau. 2.1.4.2. Sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và chuyên môn hoá Khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội phát triển, sử dụng đất từ hình thức quảng canh chuyển sang thâm canh, kéo theo xu thế từng bước phức tạp hoá và chuyên môn hoá cơ cấu sử dụng đất. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu của con người về vật chất, văn hoá, tinh thần và môi trường ngày càng cao sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với đất đai. Khi đời sống đã nâng cao, chuyển sang giai đoạn hưởng thụ, vấn đề sử dụng đất ngoài việc sản xuất vật chất thoả mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao và môi trường trong sạch...đã làm cho cơ cấu sử dụng đất trở nên phức tạp hơn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của đất đai, thoả mãn các loại nhu cầu của xã hội. Trước đây, việc sử dụng đất rất hạn chế do kinh tế và khoa học kỹ thuật còn ở trình độ thấp, chủ yếu sử dụng bề mặt của đất đai, nông nghiệp độc canh, đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước ít được khai thác, khai thác khoáng sản hạn chế, xây dựng chủ yếu chọn đất bằng. Khi khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển, ngay cả đất xấu cũng được khai thác triệt để, hình thức sử dụng đa dạng, ruộng nước phát triển...đã làm cho nội dung sử dụng đất ngày càng phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai để phục vụ lợi ích con người. Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế hàng hoá, dẫn đến sự phân công trong sử dụng đất theo hướng chuyên môn hoá. Do đất đai có đặc tính khu vực rất mạnh, sự sai khác về ưu thế tài nguyên hết sức rõ rệt, phương hướng và biện pháp sử dụng đất của các vùng cũng rất khác nhau. Để sử dụng hợp lý đất đai, đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất cần có sự phân công và chuyên môn hoá theo khu vực. Cùng với việc đầu tư, trang bị và ứng dụng các công cụ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ nẩy sinh yêu cầu phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyên môn hoá sử dụng đất khác nhau về hình thức và quy mô. 2.1.4.3. Sử dụng đất phát triển theo hướng xã hội hoá và công hữu hoá Mỗi vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phẩm và hỗ trợ bổ sung lẫn nhau đã hình thành nên sự phân công hợp tác mang tính xã hội hoá sản xuất, cũng như xã hội hoá việc sử dụng đất đai. Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống và xã hội tồn tại. Vì vậy, việc chuyên môn hoá theo yêu cầu xã hội hoá sản xuất phải đáp ứng nhu cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội. Ngay cả ở xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu vì lợi ích của tư nhân, những vùng đất đai hướng sử dụng cộng đồng như: Nguồn nước, núi rừng, khoáng sản, sông ngòi...vẫn có những quy định về chính sách thực thi hoặc tiến hành công quản, kinh doanh...của Nhà nước nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc tư hữu tạo nên những mâu thuẫn gay gắt của xã hội. Xã hội hoá sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội hoá sản xuất. Vì vậy, xã hội hoá sử dụng đất và công hữu hoá là xu thế tất yếu. Muốn kinh tế phát triển và thúc đẩy xã hội sản xuất cao hơn, cần phải thực hiện xã hội hoá và công hữu hoá sử dụng đất. 2.1.5. Chiếm dụng đất đai Có nhiều loại chiếm dụng ruộng đất: - Quyền sở hữu pháp lý cho những loại đất không sử dụng thực tế (“ruộng đất vắng chủ” đất chỉ được giữ đơn thuần cho mục đích đầu tư), như đã được xác nhận trong sổ và các văn bản của ngành địa chính. - Quyền sở hữu pháp lý cho những loại đất được sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng theo một hình thức cụ thể hay đã được ấn định. - Quyền sở hữu pháp lý do một cá nhân hoặc một tổ chức, nhưng việc sử dụng này đã được người khác đồng ý, họ được hưởng quyền hoa lợi. - Đất công cho việc sử dụng cụ thể hoặc không sử dụng, ví dụ: Các khu công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên... - Đất quốc gia cho những hình thức ưu đãi cho các cá nhân hoặc công ty khai thác tài nguyên khoáng sản, sinh khối (khai thác gỗ, mỏ...) với yêu cầu (hoặc không yêu cầu) phải phục hồi lớp phủ của đất, các điều kiện bề mặt đất. - Đất có giá trị khảo cổ, di tích văn hoá cần được bảo vệ đầy đủ hoặc phải có những hạn chế nào đó về việc sử dụng nó. - Đất làng xã theo các quyền lợi truyền thống của những nhóm người bản địa hoặc những người chiếm giữ đất đầu tiên. - Đất làng xã với những thoả thuận truyền thống giữa dân định cư và những nhóm người di cư về sử dụng đất theo mùa hoặc sử dụng một phần đất. - Đất với các quyền chuyển tiếp giữa các thế hệ sử dụng hoặc cho thuê quyền sử dụng và được phép chia nhỏ các quyền lợi về đất cho con trai, con gái, chẳng hạn như chỉ chia cho con đầu hoặc cho tất cả con cái. 2.1.6. Sử dụng đất và các mục đích kinh tế, xã hội, môi trường Từ xa xưa, với những kinh nghiệm thâm canh, sử dụng đất độc đáo của tổ tiên chúng ta, đất đai trở nên thuần thục và sử dụng ngày càng hiệu quả. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu trên, con người đã áp dụng những thành tựu, tiến bộ của khoa học vào sử dụng đất nhằm khai thác triệt để, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các điều kiện khác cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Tuy nhiên, việc sử dụng đất càng triệt để đồng nghĩa với việc đất mất dần chất dinh dưỡng, nếu không được bảo vệ, cải tạo, bồi dưỡng thì đất đai ngày càng suy thoái và ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của thế hệ sau. Do đó, việc sử dụng đất luôn đảm bảo hài hoà ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình sử dụng đất, mục tiêu kinh tế luôn luôn được các tổ chức, cá nhân sử dụng đất quan tâm. Đối với sản xuất nông nghiệp, người dân luôn cố gắng tìm ra các phương thức canh tác, chăm sóc để nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất: năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm của cây trồng. Vẫn là đồng ruộng đấy nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các khâu chăm sóc, canh tác, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống... nên hệ số sử dụng đất, năng suất, sản lượng cây trồng không ngừng tăng lên. Theo Hội Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: "Chỉ sau 6 năm, từ 1995 - 2000, diện tích ngô của Sơn La tăng từ 25.200 ha lên 51.600 ha, sản lượng ngô tăng từ 45.600 tấn lên 122.300 tấn, hay năng suất lúa tại vùng đồng bằng như Nam Định đạt 6,34 tấn/ha, Thái Bình 6,32 tấn/ha, An Giang 6,08 tấn/ha...”. Khác với vùng đồng bằng, sự phát triển một cây trồng trên vùng đồi núi, ngoài các vấn đề hiệu quả kinh tế, sự phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai, một khía cạnh quan trọng nữa là vấn đề bảo vệ độ phì đất, kiểm soát xói mòn. Đứng về góc độ xói mòn thì cây cà phê thích hợp trồng trên đất dốc hơn cây lương thực, dễ thích nghi với vùng đồi núi. Nhờ vậy mà năng suất cây cà phê ở Tây Nguyên cao hơn năng suất trung bình của thế giới, hàng năm mang về cho nước ta trên 500 triệu USD do xuất khẩu cà phê. Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng về chỉ tiêu kinh tế, nền nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với những thử thách về xã hội và môi trường. Do diện tích rừng bị chặt phá, đốt nương làm rẫy (canh tác ngô, cà phê) nhưng thiếu biện pháp kiểm soát xói mòn dẫn đến suy thoái độ phì. Đồng thời, do đầu tư phân bón, kỹ thuật không hợp lý và khai thác nước ngầm quá mức... gây ra những hậu quả xấu về môi trường, ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bền vững và gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát sâu bệnh, mất các nguồn gen quý, một số động, thực vật quý hiếm bị tiêu diệt. Theo GS. Lê Văn Khoa, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, TS. Nguyễn Tiến Dũng: "Trong khoảng thời gian từ 1700 - 1980, đất trồng cây của toàn thế giới tăng lên 4 lần và đất rừng giảm xuống 20%. Theo tính toán, hàng năm có khoảng 15 triệu ha rừng nhiệt đới ẩm cùng với 5 - 10% các loài của rừng nhiệt đới sẽ bị tiêu diệt trong vòng 30 năm tới...". Ngoài ra, chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải khác như do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, một số bộ phận nông dân không có đất canh tác, gây thất nghiệp và các tệ nạn xã hội gia tăng, môi trường bị ô nhiễm do các chất thải đô thị, công nghiệp. Theo Nguyễn Thị Hiền, Bùi Huy Hiền: "Tưới nước của các cống thải nhà máy Pin, nhà máy phân lân và Xà phòng Net làm cho cây trồng kém phát triển, năng suất giảm và tích luỹ kim loại nặng cao trong sản phẩm". Do vậy, quá trình sử dụng đất luôn phải đảm bảo ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Có như vậy sử dụng đất mới đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. 2.2. Những vấn đề về quy hoạch sử dụng đất 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất 2.2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định. Về mặt bản chất: đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó: - Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai. - Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... - Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật. Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản lý đất đai đầ._.y đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”[28] . Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định. Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến. Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về những tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương. 2.2.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau: * Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất (mối quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và Quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...), cũng như quan hệ giữa người với người (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất - GCNQSDĐ). Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai để mua, bán, phát canh thu tô...). Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội; Góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; Nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau. * Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái... Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; Điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; Xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định. * Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng đất thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. * Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như: - Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng; - Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành; - Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng; - Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; - Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất; Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định. * Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. * Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 2.2.2. Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ sang Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Việc sử dụng hợp lý đất đai liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dân cũng như vận mệnh của cả Quốc gia. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu. Ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản này tạo cơ sở vững chắc cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giúp giải quyết về mặt nguyên tắc những vấn đề đặt ra: - Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất ? - Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất ? - Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ? 2.2.2.1. Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (chương II, điều 18). - Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ [11]: + Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. + Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai. + Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai. + Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Điều 6 Luật Đất đai năm 2003, xác định một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Nghị Quyết số 01/1997/QH9 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 về kế hoạch sử dụng đất cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đến năm 2010. Như vậy, để sử dụng và quản lý đất đai (thuộc sở hữu toàn dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt) một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhất thiết phải làm quy hoạch. 2.2.2.2. Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất Điều 25 Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ hành chính[11]: 1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước. 2. Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trình (quy hoạch theo lãnh thổ hành chính – trừ trường hợp các đơn vị hành chính cấp dưới thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị). Trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. 2.2.2.3. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điều 26 Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: 1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. 2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 3. Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. 4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. 2.2.3. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau: Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch; Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy hoạch...) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết. Đối với Việt Nam, Luật Đất đai năm 2003 (Điều 25) quy định: quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ hành chính. (1). Quy hoạch sử dụng đất cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất các vùng kinh tế tự nhiên); (2). Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; (3). Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; (4). Quy hoạch sử dụng đất cấp xã (không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị). Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước. Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao gồm: Đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân: Cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình và để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Khác với Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 không quy định cụ thể quy hoạch sử dụng đất theo các ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng). Quy hoạch sử dụng đất của các ngành này đều nằm trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính. Đối với quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được quy định riêng tại Điều 30. Tuy nhiên, có thể hiểu mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Như vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ. Trong nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm quy hoạch sử dụng đất các vùng sản xuất chuyên môn hoá và quy hoạch sử dụng đất các xí nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất cho các vùng chuyên môn hoá - sản xuất hàng hoá có thể nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở một đơn vị hành chính. Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngoài sản phẩm chuyên môn hóa phải kết hợp phát triển tổng hợp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai. Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật nhằm bố trí, sắp xếp, sử dụng các loại đất như tư liệu sản xuất một cách hợp lý để tạo ra nhiều nông sản hàng hoá, đem lại nguồn thu nhập lớn. Nội dung quy hoạch đất đai của xí nghiệp rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Quy hoạch ranh giới địa lý; Quy hoạch khu trung tâm; Quy hoạch đất trồng trọt; Quy hoạch thuỷ lợi; Quy hoạch giao thông; Quy hoạch rừng phòng hộ... Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp có thể tiến hành trong các vùng sản xuất chuyên môn hóa hoặc có thể độc lập ở ngoài vùng. 2.2.3.2. Các loại hình kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cũng được lập theo cấp lãnh thổ hành chính nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân ; - Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định; - Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ; - Đạt hiệu quả đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường; Kế hoạch sử dụng đất theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu vĩ mô (bao quát chung cho toàn xã hội và cả nước) như : An ninh lương thực, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội...Còn kế hoạch theo lãnh thổ hành chính phải cụ thể hoá các mục tiêu vĩ mô, cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể của địa phương và các vấn đề cụ thể của từng chủ sử dụng đất khác nhau trên địa bàn. Kế hoạch sử dụng đất phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dựa trên mục đích chung vì lợi ích lâu dài phát triển kinh tế – xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý điểm khác biệt: Kế hoạch sử dụng đất chú trọng phát triển hình thức không gian ; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chú trọng phát triển hình thức thời gian, nhưng nội dung lại được triển khai với hình thức không gian nhất định. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là tiền đề của kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất là sự tiếp tục của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nhằm bố trí không gian thống nhất đối với các hạng mục liên quan đến đất đai (xây dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đất...) trong thời kỳ kế hoạch. Thời hạn lập kế hoạch sử dụng đất thường thống nhất với thời hạn lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các ngành, các cấp lãnh thổ hành chính và được thực hiện trong thời gian 5 năm. 2.2.4. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong một nước (khác nhau về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm: (1). Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai (đặc biệt là đất chưa sử dụng); (2). Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất đai); (3). Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế - chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất - 3 nhóm đất chính theo quy định của Luật Đất đai năm 2003); (4). Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án; (5). Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; (6). Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế; Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; Hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất. Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước. Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành 4 cấp: toàn quốc (bao gồm cả cấp vùng), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hóa quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô. 2.3. Quy hoạch sử dụng đất trong nước và ngoài nước 2.3.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài * Nhật Bản trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra không chỉ ở trong khu vực đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước. “Trong những thập kỷ vừa qua cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình quân mỗi năm chuyển đổi khoảng 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác... Giá trị sinh thái, thẩm mỹ của môi trường thường xuyên được nhấn mạnh trong quy hoạch. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ việc sử dụng đất và các xu hướng của xã hội, giải quyết có hiệu quả mối liên kết trung ương và địa phương trong quản lý môi trường” [32]. * Tiến sĩ Azizi Bin Haji Muda [29] cho rằng “cơ sở của sự phát triển nông thôn là cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của dân cư nông thôn. Quá trình phát triển kinh tế (hiện đại hoá nền kinh tế thông qua phát triển công nghiệp) ở Malaysia là nguyên nhân của những thay đổi sử dụng đất; Kết quả là nhiều đất nông thôn màu mỡ được chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp đặc biệt dành cho các ngành công nghiệp sản xuất, nhà ở và các hoạt động thương mại khác”. * Quá trình phát triển xã hội Đài Loan trước đây cũng giống với hiện trạng phát triển giai đoạn hiện nay của Việt Nam, tức là xã hội nông nghiệp là chính. Những năm 40 trở lại đây, nền kinh tế Đài Loan có tăng trưởng với tốc độ nhanh, giới công thương đã trở thành ngành nghề chủ lực của Đài Loan, cũng là sức mạnh căn bản của đất nước. Hơn nữa, nông nghiệp cùng với sự phát triển của kỹ thuật đã phát triển theo hướng thâm canh, chuyên sâu[14]. Nhân khẩu nông nghiệp và diện tích sử dụng đất trong nông nghiệp Đài Loan giảm theo hàng năm, nhưng cùng với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chính sách thâm canh hóa, chuyên sâu hóa, giá trị sản lượng về tổng sản phẩm quốc nội trong nông nghiệp vẫn tăng ổn định. Nhưng sự phát triển của nghề chế tạo tuy chỉ với nhu cầu sử dụng đất không lớn nhưng phát huy hiệu quả sử dụng đất lớn nhất; giá trị sản xuất trên đơn vị nhân khẩu và tổng sản phẩm quốc nội trong nghề chế tạo đều có cống hiến to lớn hơn so với nông nghiệp. “Từ kinh nghiệm phát triển Đài Loan có thể thấy sự phát triển nông nghiệp Đài Loan tuy vẫn chiếm vị trí số một, nhưng cống hiến đối với phát triển kinh tế vẫn dựa vào sự phát triển của nghề chế tạo. Đài Loan đã lấy nghề chế tạo làm chủ lực, vì nó có thể sử dụng diện tích đất đai ít nhất, nhưng phát huy hiệu quả kinh tế lớn nhất. Đối với phát triển nông nghiệp đã tích cực đưa vào kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm bớt diện tích và nhu cầu nhân lực của nông nghiệp, chuyển một bộ phận nhân lực và đất nông nghiệp đưa vào sản xuất trong nghề chế tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời tạo cơ hội việc làm, tiến tới nâng cao giá trị và thu nhập quốc dân trong nước”[14]. Thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy quá trình công nghiệp hoá nếu không sớm có quy hoạch toàn diện về đất đai, nếu không biết khai thác sử dụng hợp lý thì diện tích đất nông nghiệp bị giảm tại các vùng đồng bằng đất tốt làm mất an ninh lương thực. “Quá trình phát triển công nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ấn Độ và Trung Quốc trong vòng 10 năm gần đây đã lấy mất hơn 15 triệu ha đất nông nghiệp. Ở Indonesia mỗi năm có 50 ngàn ha đất trồng lúa "biến" mất để nhường chỗ cho xây dựng nhà ở và các khu công nghiệp... Bên cạnh việc giảm diện tích đất canh tác, độ phì nhiêu của đất cũng suy giảm do ô nhiễm chất thải từ công nghiệp hoặc do chế độ canh tác thiếu khoa học gây ra. Chẳng hạn ở Mỹ, do những nguyên nhân này gây ra đã làm cho gần 20 triệu ha đất không còn sử dụng được…”[28]. Hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính đặc thù riêng, mỗi một loại hình quy hoạch ở các nước đều có những quy định về nội dung, phương pháp tiến hành... phân ra các cấp, kiểu quy hoạch, song 2 loại hình quy hoạch này dù ở đâu trên thế giới thì cũng có những mối quan hệ nhất định. Trên cơ sở quy hoạch không gian người ta tiến hành phân vùng sử dụng đất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết cho từng khu vực. Quy hoạch chi tiết phát triển từng vùng thông thường được đấu thầu cho các cơ quan phát triển bất động sản tư nhân. Tuy nhiên, mỗi phương án quy hoạch chi tiết đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về xây dựng và môi trường; các phương án quy hoạch chi tiết phải được công bố công khai và trưng cầu ý kiến của cộng đồng dân cư nơi có quy hoạch ít nhất là ba tháng trước khi phê duyệt và triển khai. Ở Liên bang Australia (Úc) [31] hầu hết các Tiểu bang đều có cơ quan quy hoạch riêng (Planning Commision) trực thuộc Chính phủ Tiểu bang, người đứng đầu cơ quan quy hoạch là thành viên Chính phủ có quyền hạn tương đương các Bộ trưởng khác (hàm Bộ trưởng). Quy hoạch tổng thể không gian và phân vùng sử dụng đất do ngân sách Nhà nước Tiểu bang cấp, quy hoạch chi tiết do các công ty trúng thầu tự bỏ sau đó tính vào giá các khu đất hoặc các toà nhà bán đấu giá sau này. Ở Úc khi tiến hành quy hoạch điều đầu tiên người ta chú trọng là phân bổ sử dụng đất làm sao cho sử dụng có hiệu quả nhất điều kiện tự nhiên sẵn có bảo đảm phát triển bền vững và có môi trường tốt. Thông thường các khu có hồ, rừng cây được giữ tối đa trong quá trình quy hoạch. Các khu nhà ở thường được bố trí ven các dòng sông, bờ biển, gần hồ. Các khu sản xuất bố trí xa khu dân cư, xa nguồn nước. Trong các khu dân cư chú trọng bố trí đầy đủ các khu dịch vụ thương mại, trường học. Thông thường khu trường học và trung tâm thương mại được bố trí ở vị trí gần trung tâm nhất để thuận lợi cho mọi công dân trong khu. Tuy nhiên, bệnh viện thông thường được bố trí ở phía ngoài khu dân cư, thuận lợi về giao thông nhưng xa các đường cao tốc hoặc nhà ga để tránh tiếng ồn và để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tất cả các khu đô thị mới hiện nay khi thiết kế thường gắn với sử dụng tiết kiệm năng lượng, đèn chiếu sáng dùng đèn tiết kiệm, các nhà ở sử dụng tối đa pin năng lượng mặt trời, nước thải sinh hoạt được xử lý và theo đường ống riêng dành cho tưới cây và rửa xe để tiết kiệm nước. Malaysia và Indonesia có quy định quy hoạch tương đối giống nhau và giống Liên bang úc. Tuy nhiên, Malaysia đang có định hướng và đã tiến hành với Chính phủ Trung ương tách khu hành chính (Thủ đô hành chính) ra khỏi khu đô thị cũ, khu dân cư và khu thương mại. Đây là phương án quy hoạch khá mới, một cách tiếp cận và tư duy hoàn toàn đổi mới. Với phương án này Malaysia vừa bảo toàn được các khu phố cổ để duy trì du lịch, vừa có điều kiện hiện đại hóa các cơ quan công quyền, thực hiện Chính phủ điện tử (E-Government) vừa tránh được ùn tắc giao thông trong khu đô thị. Một vấn đề đang đặt ra đối với Malaysia là Chính phủ cần có hỗ trợ để xây dựng các khu dân cư dành cho công chức tại các khu hành chính mới này. Với quy hoạch các “Thủ đô hành chính” tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính và thuận lợi cho các cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan công quyền. Các bước đi của Indonesia có nét giống Việt Nam; vẫn chủ yếu dựa trên việc cải tạo và tu bổ các đô thị cũ, tính chắp vá trong quy hoạch vẫn còn tồn tại và khá phổ biến. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Đài Loan là bài học đáng nghiên cứu: Những khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị mới quy hoạch rất hiện đại và có tầm nhìn phát triển bền vững cho một tương lai xa. Tuy nhiên, để quy hoạch được như Trung Quốc và Đài Loan đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế lớn; ở các nước này quy hoạch đô thị vẫn do cơ quan xây dựng đảm nhiệm, việc quy hoạch sử dụng đất đai chủ yếu tập trung vào phân vùng các khu chức năng do cơ quan quản lý đất đai đảm nhiệm [30] . Các nước thuộc Liên Xô (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là lập sơ đồ tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các ngành, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một nguyên tắc cơ bản của các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất, đặc biệt là đất canh tác. Tại các nước này quy hoạch tổng thể phát triển lực lượng sản xuất do ủy Ban kế hoạch Nhà nước (tương đương Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam) đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai do cơ quan quản lý đất đai thực thi. Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác phân vùng sử dụng đất được lồng ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc mọi quan tâm chủ yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo vệ môi trường sống luôn được đặt lên hàng đầu. Nói tóm lại bước đi, cách làm và tổ chức bộ máy tiến hành của các nước có khác nhau nhưng tất cả đều có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, bảo vệ được tài nguyên rừng hiện có, duy trì và bảo vệ các khu phố cổ, bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và thế hệ mai sau. 2.3.2. Tình hình triển khai quy hoạch sử dụng đất trong nước Việt Nam là nước có dân số đông, diện tích đất hạn hẹp (thuộc diện nước "đất chật người đông”), vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất sao cho có hiệu quả, hợp lý, ổn định, bền vững luôn là một đòi hỏi khách quan. Quá trình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta có thể phân theo các giai đoạn như sau: * Giai đoạn từ 1930 đến trước năm 1960 Ở giai đoạn 1930 - 1945, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành lẻ tẻ ở một số đô thị, các khu mỏ khai thác tài nguyên khoáng sản, một số vùng đồn điền như cao su, cà phê… theo yêu cầu về nội d._.ất và ảnh hưởng đến môi trường, do quy hoạch mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, trong nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào, không ít trường hợp vì muốn có nhiều công trình, dự án cho địa phương mà không cân nhắc đầy đủ khả năng thực hiện trước mắt cũng như trong tương lai, làm cho quy hoạch có tính khả thi không cao, dẫn tới một số khu vực quy hoạch đã được công bố, song trong thời gian dài không được thực hiện. - Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt kém, việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch chưa được coi trọng và nhìn chung không được chấp hành nghiêm túc. Nhiều khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế hoặc đã rõ là không hợp lý; nhiều khu vực quy hoạch đã công bố sẽ thu hồi đất và đã quá thời hạn 3 năm kể từ ngày công bố nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch. 4.4.2. Nguyên nhân tồn tại *). Về chính sách đất đai: Cần xây dựng khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới; các chỉ tiêu cụ thể về mức độ thay đổi cơ cấu, quy mô sử dụng đất như thế nào thì phải lập điều chỉnh quy hoạch; *). Về vốn đầu tư: Hà Nam là tỉnh còn nghèo, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương nên không có vốn đầu tư cho việc thu hồi, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch sau khi quy hoạch. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt; *) . Vấn đề chất lượng xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất Việc lập quy hoạch sử dụng đất được căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên chất lượng lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, các chỉ tiêu về định tính cũng như định lượng của cả hai quy hoạch này đều chưa rõ ràng, chưa có chỉ tiêu định lượng nào có tính pháp lý về mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch. Quy hoạch còn thiếu cơ sở khoa học (luận cứ để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất thế nào để mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường vẫn chưa được luận giải một cách thuyết phục bằng những phân tích định tính và định lượng). Ngay trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp, đất đô thị... chưa thực hiện hết theo chỉ tiêu được duyệt mà nay lại tiếp tục đề nghị bổ sung thêm vài ngàn ha; Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phần nào đó còn mang tính đối phó để có đủ căn cứ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất... *). Vấn đề quản lý quy hoạch, vấn đề giám sát thực hiện quy hoạch và ý thức chấp hành pháp luật đất đai: Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai quy hoạch sử dụng đất còn mang nặng tính hình thức, chưa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn rất mờ nhạt; Trình độ quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo vẫn còn tồn tại; Còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư: Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế triển khai, một số nhà đầu tư lại không muốn đầu tư vào những vị trí đã quy hoạch mà muốn chuyển vào địa điểm khác. Để tranh thủ nguồn vốn và khuyến khích đầu tư nên nhiều trường hợp đã được chấp thuận. Điều này đã gây ra không ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh nhiều công trình nằm ngoài quy hoạch được duyệt. 4.5. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc lập và thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Nam thời kỳ 2000-2008, để quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh trong thời gian tới có khả năng thực hiện cao hơn cần thực hiện một số giải pháp: +). Giải pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất - Cần rà soát, đánh giá từng dự án, công trình đang bị chậm tiến độ vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật mà vẫn chưa có biện pháp xử lý thì cần xử lý theo hướng: những dự án, công trình có thể thực hiện sớm thì tập trung nguồn lực để thực hiện ngay, không để kéo dài, những dự án, công trình chưa có khả năng thực hiện được thì điều chỉnh mốc thời gian, lộ trình thực hiện quy hoạch; những dự án, công trình không hợp lý về quy mô diện tích đất thì phải điều chỉnh quy mô; những quy hoạch bất hợp lý, không có tính khả thi thì phải quyết định hủy bỏ ngay; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch. - Xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật, chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đối với những khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế; những khu vực quy hoạch đã quá thời hạn 3 năm mà vẫn chưa triển khai thực hiện… +). Giải pháp tăng cường vốn đầu tư - Cần tạo mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư, nhưng không nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư; - Cần rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu đô thị cho phù hợp thực tế, có quy chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, tập trung mọi nguồn lực để sử dụng hiệu quả đất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị đã triển khai hoặc đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai; hạn chế việc cấp phép mở mới, mở rộng, điều chỉnh các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới khi còn nhiều các công trình, dự án đang thực hiện dở hoặc chưa thực hiện; +) Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất - Cần xây dựng khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới để có căn cứ thực hiện theo đúng quy định Luật Đất đai năm 2003; - Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá chi tiết đi vào từng công trình cụ thể. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất là phải xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án quy hoạch cấp tỉnh; - Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực hạn chế phát triển, khu vực cần bảo vệ. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới đỏ cho một số loại sử dụng đất chính như khu vực trồng lúa, khu vực bảo vệ rừng, khu vực trồng cây ăn quả; Khu vực phát triển công nghiệp (các khu, cụm, điểm công nghiệp); khu đô thị; khu dân cư; khu vực phát triển văn hóa thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ tổng hợp (đối với những công trình có quy mô lớn); các khu vực cần bảo vệ, tôn tạo; khu vực chuyển đổi nông nghiệp; khu vực dự phòng...; - Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý về sử dụng đất, tiềm năng đất đai và các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; +) Giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Cần có chính sách thưởng phạt đối với việc tổ chức thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt theo phương án phê duyệt 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Nam đã dần đi vào nề nếp, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, việc lập quy hoạch sử dụng đất của Hà Nam đã được triển khai đến năm 2010 của Tỉnh đã được phê duyệt vào năm 2002 và được điều chỉnh vào năm 2006, tính khả thi của quy hoạch của Tỉnh cũng khá cao. Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã cơ bản bám theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở thực trạng và tiềm năng đất đai, đã xác lập được các chỉ tiêu sử dụng đất, khoanh định các mục đích sử dụng đất. Đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 57.229ha, giảm 2963 ha so với năm 2005 và đạt 102,55% so với chỉ tiêu được duyệt; diện tích đất phi nông nghiệp 24934 ha, tăng 9.037 ha so với năm 2000 và đạt 88,48% so với chỉ tiêu được duyệt; đất chưa sử dụng còn 3846 ha, giảm 3944 ha so với năm 1997 và đạt 100,19% so với chỉ tiêu được duyệt. Trong thời gian tới Tỉnh cần có những giải pháp cụ thể như: Thực hiện nghiêm túc quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật, chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch; cần rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, các khu đô thị cho phù hợp thực tế, có quy chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, tập trung mọi nguồn lực để sử dụng hiệu quả đất; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 5.2. Kiến nghị Xây dựng chỉ tiêu định lượng về mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới; các chỉ tiêu cụ thể về mức độ thay đổi cơ cấu, quy mô sử dụng đất như thế nào thì phải lập điều chỉnh quy hoạch; Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá chi tiết đến từng chỉ tiêu nhỏ, đi vào từng công trình cụ thể để xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài, đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án quy hoạch cấp tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn cả nước, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo về tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của cả nước, Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Bồng (2006): “Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta giai đoạn hiện nay” tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 9(35) tháng 9. 6. Võ Tử Can (2006), Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, Hà Nội. 7. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/200/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội. 8. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1983), Chỉ thị số 212 - CT ngày 4/8/1983 của Lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986 -2000, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Đông: Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010, luận văn Thạc sỹ nông nghiệp trường đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2008. 10. Nguyễn Quang Học (2006): Đánh giá và điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình đến năm 2010, tạp chí khoa học đất số 25-2006. 11. Nguyễn Quang Học 2006: Nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất, tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 11(37) tháng 11. Hồ Chí Minh (2003), Về tài nguyên đất đai và phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. Ninh Văn Lân (1994), Quy hoạch phân bố sử dụng đất đai cấp tỉnh, Hà Nội. Trương Phan (1996), Quan hệ giữa quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế, Hà Nội. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. Nguyễn Dũng Tiến (1998), Tính khả thi xây dựng mức sử dụng đất của Việt Nam thời kỳ 1996 - 2010, Hà Nội. Nguyễn Dũng Tiến (2005) “Quy hoạch sử dụng đất - Nhìn lại quá trình phát triển ở nước ta từ năm 1930 đến nay”, Tạp chí Địa chính, Số 3 tháng 6/2005, Hà Nội. 18. Nguyễn Dũng Tiến và cộng sự (1998): Cở sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, tiếp cận mới về phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, số 05-97, Viện điều tra quy hoạch đất đai. Hà Ngọc Trạc (1999), Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng dài hạn đến năm 2020, Hà Nội. Đại từ điển Tiếng việt (1998), NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương (1986), Báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm nhà nước 70- 01 Lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kỳ 1986 - 2000, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2007 của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam (1999), Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Nam đến năm 2010. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2006), Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Hà Nam. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2008), Báo cáo kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2008. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2008), Niên giám thống kê năm 2008. Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai, Tổng cục Địa chính (1998), Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội. Tiếng Anh Azizi bin Haji Muda (1996) “Issues and Problems on Rural Land Use Policy and Measures and the Actual trends of Rural Land Use in Malaysia”, Seminar on Rural Land Use Planning and Management, 24/9 - 04/10/1996, Janpan. Lu Xinshe (2005) “Land use and planning in China”, Seminar on Land Use Planning and Management, 20/8 -28/8/2005, China. Western Australian Planning Commission and Ministry for Planning (1996), Introduction “Planning for people”, Australia. Yohei Sato (1996) “Current Status of Land Use planning System in Janpan”, Seminar on Rural Land Use Planning and Management, 24/9 - 04/10/1996, Janpan. PHỤ LỤC Phụ lục 01: Danh mục các công trình, dự án sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Nam nhưng chậm tiến độ Số TT TÊN CÁC CÔNG TRÌNH KHU VỰC ĐẤT KHOANH ĐỊNH THEO CHỨC NĂNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích (ha) Địa điểm Ghi chú 1 2 3 4 1 Thị trấn huyện lỵ Thanh Liêm 50 Thanh Liêm 2 Đất ở đô thị Quang Trung 22 Phủ Lý 3 Đất ở đô thị Lê Hồng Phong 24 Phủ Lý 4 Điểm giữ xe vi phạm 10 Duy Tiên 5 Đất quốc phòng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh 132 Kim Bảng 6 Khu công nghiệp Thanh Liêm 214 Thanh Liêm 7 Cụm TTCN Liêm Cần 80 Thanh Liêm 8 Cụm Công nghiệp đường sông 10 Thanh Liêm 9 Cụm công nghiệp Liêm Chung 50 Phủ Lý 10 Cụm công nghiệp Thanh Châu 50 Phủ Lý 11 Cụm Công nghiệp TTCN Tân Sơn 13 Kim Bảng 12 Cụm Công nghiệp TTCN Bình Nghĩa 12 Bình Lục 13 Khu thương mại cầu Yên Lệnh 31 Duy Tiên 14 Cảng đầu mối Yên Lệnh 30 Duy Tiên 15 Xi măng ATA 25 Thanh Liêm 16 Khu du lịch sinh thái Phù Vân 67 Phủ Lý 17 Công viên trung tâm đô thị mới Đồng Văn 15 Duy Tiên 18 Công viên trung tâm đô thị mới Châu Giang 12 Duy Tiên 19 Bệnh viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới 6 Phủ Lý 20 Bệnh viện Mắt 6 Phủ Lý 21 Bệnh viện Phụ sản 6 Phủ Lý 22 Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng 6 Phủ Lý 23 Bệnh viên Đa khoa Đồng Văn 6 Duy Tiên 24 Trường Trung học Kinh tế-Kỹ thuật đa ngành 20 Phủ Lý 25 Trường Đại học dân lập 20 Phủ Lý 26 Khu liên hợp thể thao văn hoá 62 Duy Tiên 27 Khu thể dục thể thao văn hoá 50 Phủ Lý 28 Trung tâm thể dục thể thao tỉnh 40 Phủ Lý 29 Khu xử lý rác thải 34 Duy Tiên 30 Khu xử lý nước thải 10 Duy Tiên 31 Nghĩa trang đô thị Đồng Văn Yên Lệnh 20 Duy Tiên Phụ lục 02: Danh mục các công trình đã thực hiện ngoài quy hoạch TÊN CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN Diện tích (ha) Địa điểm (1) (2) (3) Đất ở tại đô thị 72,03 KĐT đông sông Đáy 7,76 Phủ Lý KĐT tây sông Đáy 4,14 Phủ Lý Khu đô thị Thành Mỹ 22,55 Duy Tiên Đất KCN 340,28 Cụm CN-TTCN Trung Lương 32,87 Bình Lục Cụm CN-TTCN Kiện Khê 16,91 Thanh Liêm Cụm CN đóng tàu + Dịch vụ 56,74 Duy Tiên Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1088,26 Cty Dân Sinh 22,90 Thanh Liêm Cty Bia Sài Gòn-Phủ Lý 10,02 Thanh Liêm Cty Hanstar 43,31 Thanh Liêm Cty CP Hòa Phát 39,24 Thanh Liêm Cty Cổ phần bia rượu- nước giải khát Hà Nam 44,32 Duy Tiên Cty VINASHIN 10,31 Thanh Liêm Cty VINASHIN (nhà máy xi măng) 51,59 Thanh Liêm Cty Xuân Thành (nhà máy xi măng) 58,20 Thanh Liêm Cty CP Tân Tạo (nhà máy ximăng) 46,68 Kim Bảng Đất giao thông 650,80 Đường Lê Công Thanh kéo dài 9,38 Phủ Lý Đường 499 67,90 3 huyện(TL,BL,LN) Quốc lộ 1A 15,10 Thanh Liêm Đất thủy lợi 152,63 Kênh tiêu A4-8 14,59 Duy Tiên Dự án trạm bơm Lạc Tràng 2 17,16 DT,PL Đất Y tế 26,23 Bệnh viện cao cấp Bình An 20,60 Phủ Lý Đất giáo dục 195,12 Đại học Hà Hoa Tiên 55,24 Duy Tiên Trường Trung cấp nghề kỹ thuật giao thông vận tải 6,64 Duy Tiên Đại học Hà Nội 35,21 Phủ Lý Trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình (cơ sở 2) 5,79 Phủ Lý Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương 19,57 Phủ Lý Đại học Hồng Bàng 47,27 Duy Tiên Phụ lục 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2006-2007 Tỉnh Hà Nam STT Loại đất Năm 2006 Năm 2007 Ghi chú Diện tích theo KHSDĐ đã được xét duyệt Diện tích theo thống kê đất đai đến 01/01/2007 So sánh Diện tích theo KHSDĐ đã được xét duyệt Diện tích theo thống kê đất đai đến 01/01/2008 So sánh (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6) (7) (8)=(7)-(6) (9) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 38331 46611 8280 37341 46301 8960 Trong đó: 1,1 Đất trồng lúa 31102 38652 7550 30198 38399 8201 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nớc 29920 37799 7879 28962 37478 8516 1,2 Đất trồng cây lâu năm 3266 3825 559 3554 3807 253 2 Đất lâm nghiệp 2397 7447 5050 2376 6832 4456 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4264 4926 662 4298 4949 651 4 Đất nông nghiệp khác 1 19 18 1 19 18 5 Đất ở 4466 5131 665 4755 5185 430 5,1 Đất ở nông thôn 3856 4769 913 3901 4815 914 5,2 Đất ở đô thị 610 362 -248 854 370 -484 6 Đất chuyên dùng 10757 12548 1791 11615 13102 1487 Trong đó: Đất SXKD phi nông nghiệp 1820 1603 -217 2348 1710 -638 Đất khu công nghiệp 1102 565 -537 1346 565 -781 Phụ lục 4: Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Nam STT Tên cụm công nghiệp Năm thu hồi đất XD CCN Tổng diện tích đã giao, cho thuê (ha) Diện tích đất có thể cho nhà đầu t thuê (ha) Diện tích đất đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hồi XD cụm công nghiệp (ha) Ghi chú Tổng số Trong đó đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I Các cụm công nghiệp đã cơ bản XD xong CSHT 1 Cụm CN Hoàng Đông 2004 73,34 58,67 Đang xin chuyển mục đích sang đất giáo dục 50 ha 2 Cụm CN Tây nam Phủ Lý 2003 28,51 23,08 23,08 100 26,81 26,81 3 Cụm CN-TTCN Cầu Giát 2004-2008 17,05 11,18 11,13 100 9,26 9,26 Dự án vào đến đâu thu hồi đến đó 4 Cụm TTCN Nam Châu Sơn 2003 9,63 6,5 6,5 100 8,85 8,85 ao trái thẩm quyền 5 Cụm CN-TTCN Hoà Hậu 2004 7,94 6,2 6,2 100 6,75 6,75 6 Cụm CN-TTCN Biên Hoà 2002 4,33 2,57 2,51 97,67 3,8 3,8 7 Cụm TTCN làng nghề Nhật Tân 2003-2005 10,53 8,4 4,15 49,40 8,3 7,3 1 8 Cụm TTCN làng nghề Thanh Lu 2004-2007 5,42 3,52 1,1 31,22 4,96 4,96 9 Cụm TTCN làng nghề Hoàng Đông 2004-2006 10,18 7,64 7,64 100 9,2 9,2 II Các cụm CN đang XD CSHT 1 Cụm CN-TTCN Kim Bình 2004-2008 26,4 25,6 25,6 100 25,5 25,5 Dự án vào đến đâu thu hồi đến đó 2 Cụm CN -TTCN làng nghề Thi Sơn 2004-2008 25,53 22,43 22,43 100 22,81 9,6 13,21 Dự án vào đến đâu thu hồi đến đó 3 Cụm CN-TTCN Kiện Khê 2008 15,6 Đang tiến hành thu hồi giao đất Phụ lục 5: Kết quả thực hiện kế hoạch thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu từ năm 2006-2008 tỉnh Hà Nam TT Loại đất Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ghi chú Kế hoạch thu hồi đất đã đợc duyệt Kết quả thu hồi đất thực hiện các dự án đầu t So sánh Kế hoạch thu hồi đất đã được duyệt Kết quả thu hồi đất thực hiện các dự án đầu t So sánh Kế hoạch thu hồi đất đã được duyệt Kết quả thu hồi đất thực hiện các dự án đầu t đến 31/5/2008 So sánh (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6) (7) (8)=(7)-(6) (9) (10) (11)=(10)-(9) (12) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 718 909 191 635 533 -102 659 361 -298 Trong đó: 1,1 Đất trồng lúa 469 724 255 464 492 28 449 336 -113 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 469 724 255 464 492 28 449 336 -113 1,2 Đất trồng cây lâu năm 12 2 -10 14 11 -3 42 9 -33 2 Đất lâm nghiệp 62 3 -59 65 2 -63 67 0 -67 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 60 143 83 56 41 -15 56 18 -38 4 Đất nông nghiệp khác 5 Đất ở 2 3 1 3 3 0 2 13 11 5,1 Đất ở nông thôn 2 3 1 3 2 -1 2 8 6 5,2 Đất ở đô thị 0 0 0 0 1 1 0 5 5 6 Đất chuyên dùng 14 319 305 16 48 32 18 28 10 Phụ lục 6: Kết quả rà soát chỉ tiêu thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 giữa cấp tỉnh với cấp huyện Tỉnh Hà Nam Đơn vị tính: ha STT Tên đơn vị hành chính cấp huyện Diện tích thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng lúa Đất chuyên trồng lúa nớc Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất phi nông nghiệp Trong KH cấp tỉnh Trong KH của huyện Trong KH cấp tỉnh Trong KH của huyện Trong KH cấp tỉnh Trong KH của huyện Trong KH cấp tỉnh Trong KH của huyện Trong KH cấp tỉnh Trong KH của huyện Trong KH cấp tỉnh Trong KH của huyện (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1 Huyện Duy Tiên 1299 1299 560 560 28 28 381 381 2 Huyện Kim Bảng 951 951 612 612 1020 1020 48 48 155 155 3 Thành phố Phủ Lý 997 997 797 797 27 27 109 109 4 Huyện Thanh Liêm 1227 1227 639 639 338 338 115 115 62 62 5 Huyện Bình Lục 645 645 353 353 47 47 44 44 6 Huyện Lý Nhân 662 662 230 230 45 45 211 211 Tổng 5781 5781 0 0 3191 3191 1358 1358 310 310 962 962 Phụ lục 07: Thống kê diện tích các loại đất năm 2008 §¬n vÞ b¸o c¸o: Thø tù Môc ®Ých sö dông ®Êt M· DiÖn tÝch theo môc ®Ých sö dông ®Êt DiÖn tÝch ®Êt theo ®èi t­îng sö dông DiÖn tÝch ®Êt theo ®èi t­îng ®­îc giao ®Ó qu¶n lý Tæng sè Trong ®ã: Tæng sè Hé gia ®×nh, c¸ nh©n (GDC) Tæ chøc trong n­íc (TCC) Tæ chøc NN, c¸ nh©n NN (NNG) Céng ®ång d©n c­ (CDS) Tæng sè Céng ®ång d©n c­ (CDQ) UBND cÊp x· (UBQ) Tæ chøc ph¸t triÓn quü ®Êt (TPQ) Tæ chøc kh¸c (TKQ) §Êt khu d©n c­ n«ng th«n §Êt ®« thÞ UBND cÊp x· (UBS) Tæ chøc kinh tÕ (TKT) C¬ quan, ®¬n vÞ cña Nhµ n­íc (TCN) Tæ chøc kh¸c (TKH) Nhµ ®Çu t­ Tæ chøc ngo¹i giao (TNG) Liªn doanh (TLD) 100% vèn NN (TVN) -1 -2 -3 (4)=(7)+(17) -5 -6 (7)=(8)+...+(16) -8 -9 -10 -11 -12 -13 -14 -15 -16 (17)=(18)+...+(21) -18 -19 -20 -21 Tæng diÖn tÝch tù nhiªn 86018.38 21529.43 4180.40 58571.94 48795.20 5979.29 1850.13 1481.43 297.28 168.61 27446.44 20.07 23468.30 3958.07 1 §Êt n«ng nghiÖp NNP 57229.34 11422.13 2666.38 48799.12 43589.77 4800.70 93.93 109.44 159.15 46.13 8430.22 20.07 8410.15 1.1 §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp SXN 45537.25 6238.16 2181.14 43939.29 40942.07 2807.08 40.52 25.83 101.91 21.88 1597.96 20.07 1577.89 1.1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m CHN 41731.00 2866.73 1993.37 40252.95 37682.03 2479.03 30.86 9.17 48.73 3.13 1478.05 19.78 1458.27 1.1.1.1 §Êt trång lóa LUA 37938.76 2091.49 1676.30 36778.50 34659.33 2051.08 16.26 7.40 41.54 2.89 1160.26 19.78 1140.48 1.1.1.2 §Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i COC 2.21 2.21 2.21 2.21 1.1.1.3 §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c HNK 3790.03 773.03 317.07 3474.45 3022.70 427.95 14.60 1.77 7.19 0.24 315.58 315.58 1.1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m CLN 3806.25 3371.43 187.77 3686.34 3260.04 328.05 9.66 16.66 53.18 18.75 119.91 0.29 119.62 1.2 §Êt l©m nghiÖp LNP 6771.34 1616.85 217.21 267.67 201.23 4.44 62.00 6503.67 6503.67 1.2.1 §Êt rõng s¶n xuÊt RSX 1296.08 183.15 61.06 267.67 201.23 4.44 62.00 1028.41 1028.41 1.2.2 §Êt rõng phßng hé RPH 5475.26 1433.70 156.15 5475.26 5475.26 1.2.3 §Êt rõng ®Æc dông RDD 1.3 §Êt nu«i trång thuû s¶n NTS 4883.19 3553.84 268.03 4555.28 2443.07 1971.70 38.23 21.61 56.42 24.25 327.91 327.91 1.4 §Êt lµm muèi LMU 1.5 §Êt n«ng nghiÖp kh¸c NKH 37.56 13.28 36.88 3.40 17.48 15.18 0.82 0.68 0.68 2 §Êt phi n«ng nghiÖp PNN 24943.32 9581.80 1456.57 9772.82 5205.43 1178.59 1756.20 1371.99 138.13 122.48 15170.50 11212.43 3958.07 2.1 §Êt ë OTC 5261.63 4756.20 423.53 5259.39 5205.43 53.96 2.24 2.24 2.1.1 §Êt ë t¹i n«ng th«n ONT 4865.47 4756.20 43.13 4863.23 4863.23 2.24 2.24 2.1.2 §Êt ë t¹i ®« thÞ ODT 396.16 380.40 396.16 342.20 53.96 2.2 §Êt chuyªn dïng CDG 13748.05 3630.02 811.40 3390.89 319.27 1681.88 1368.42 10.55 10.77 10357.16 8254.60 2102.56 2.2.1 §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp CTS 116.63 47.77 40.50 116.63 47.30 6.18 61.09 2.06 2.2.2 §Êt quèc phßng CQP 105.68 30.91 12.80 105.68 105.68 2.2.3 §Êt an ninh CAN 297.11 138.62 9.98 297.11 297.11 2.2.4 §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp CSK 1951.99 286.96 252.38 1557.84 0.53 1556.52 0.27 0.52 394.15 65.83 328.32 2.2.5 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng CCC 11276.64 3125.76 495.74 1313.63 271.44 119.18 904.27 7.97 10.77 9963.01 8188.77 1774.24 2.3 §Êt t«n gi¸o, tÝn ng­ìng TTN 235.29 200.33 9.05 235.29 123.66 111.63 2.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa NTD 825.89 122.63 29.34 825.89 822.00 3.89 2.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt n­íc chuyªn dïng SMN 4806.24 838.08 180.55 35.07 31.39 3.57 0.03 0.08 4771.17 2924.20 1846.97 2.6 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c PNK 66.22 34.54 2.70 26.29 5.93 20.36 39.93 31.39 8.54 3 §Êt ch­a sö dông CSD 3845.72 525.50 57.45 3845.72 3845.72 3.1 §Êt b»ng ch­a sö dông BCS 456.51 123.28 31.69 456.51 456.51 3.2 §Êt ®åi nói ch­a sö dông DCS 1054.72 251.08 6.59 1054.72 1054.72 3.3 Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y NCS 2334.49 151.14 19.17 2334.49 2334.49 4 §Êt cã mÆt n­íc ven biÓn (quan s¸t) MVB 4.1 §Êt mÆt n­íc ven biÓn nu«i trång thuû s¶n MVT 4.2 §Êt mÆt n­íc ven biÓn cã rõng MVR 4.3 §Êt mÆt n­íc ven biÓn cã môc ®Ých kh¸c MVK MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC CÔNG TRÌNH Đà THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN Trường Đại học Hà Hoa Tiên (xã Hoàng Đông-huyện Duy Tiên) Quốc lộ 1A mở rộng (đoạn qua thành phố Phủ Lý) Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo Đường Lê Công Thanh kéo dài Khu đô thị Đông sông Đáy Khu đô thị Bắc Lam Hạ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------- NGUYỄN VĂN HẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN QUANG HỌC HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hảo LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Học đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp – Hà Nội, Lãnh đạo Viện đào tạo sau Đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt các thầy, cô giáo trong Bộ môn Quy hoạch đất đai. Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam; anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hảo MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục biểu đồ viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghiệp GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng KCN Khu công nghiệp KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất NN Nông nghiệp QĐ Quyết định QH Quy hoạch QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QL Quốc lộ SXKD Sản xuất kinh doanh XD Xây dựng TP Thành phố TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Chỉ tiêu quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Nam 89 4.2 Kết quả thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2008 tỉnh Hà Nam. 90 4.3 Kết quả thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2008 tỉnh Hà Nam 94 4.4 Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2008 tỉnh Hà Nam 97 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1 Chỉ tiêu quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Nam 89 4.2 Kết quả thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2008 tỉnh Hà Nam. 90 4.3 Kết quả thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2008 tỉnh Hà Nam 94 4.4 Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2008 tỉnh Hà Nam. 97 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09016.doc
Tài liệu liên quan