Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

Tài liệu Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO): Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ. 1.1 Cháy và sự cần thiết của bảo hiểm cháy. 3 1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy. 6 1.2.1 Đối tượng bảo hiểm. 6 1.2.2 Phạm vi bảo hiểm 7 1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 10 1.2.4 Phí bảo hiểm 11 1.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất 15 1.3 Quy trình khai thác bảo hiểm. 17 1.4 Các hình thức triển khai bảo hiểm cháy nổ. 21 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY, NỔ TẠI PJICO . 2.1 Một vài né... Ebook Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t về công ty bảo hiểm PJICO. 23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 23 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. 24 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh. 26 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua. 27 2.2 Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam. 32 2.2.1 Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy, nổ ở Việt Nam thời gian qua. 32 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam. 37 2.2.3 Một số công ty bảo hiểm tiêu biểu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. 49 2.3 Tiềm lực của PJICO trong khai thác bảo hiểm cháy nổ. 53 2.3.1. Kết quả kinh doanh và vị trí của bảo hiểm cháy nổ trong dòng sản phẩm của PJICO. 53 2.3.2 Thế mạnh của PJICO trong khai thác bảo hiểm cháy nổ. 56 2.3.3 Điểm yếu của PJICO trong khai thác bảo hiểm cháy nổ. 58 2.3.4 Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy, nổ tại PJICO trong thời gian sắp tới. 60 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI PJICO. 3.1 Định hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2008. 61 3.2 Đề xuất và kiến nghị 64 3.2.1 Đề xuất với công ty PJICO 64 3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà Nước. 66 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Quy trình triển khai bảo hiểm. Hình 1.2: Quy trình khai thác bảo hiểm. Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty. Hình 2.2: Thị phần của PJICO qua các năm. Hình 2.3: Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty qua các năm. Hình 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường Việt Nam (2003 -2007). Hình 2.5: Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Hình 2.6: Thị phần bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường năm 2007. Hình 2.7 : Số vụ cháy ở Việt Nam (2002-2007). Hình 2.8: Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ tại PJICO. Hình 2.9: Doanh thu bảo hiểm cháy nổ (2004 – 2007). Bảng 2.1: Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của PJICO (1995-2007). Bảng 2.2: Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của PJICO (2000-2007). Bảng 2.3: Doanh thu, tốc độ tăng và thị phần bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Bảng 2.4: Số vụ cháy và thiệt hại do cháy (2002-2007). Bảng 2.5: Bảng so sánh tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và tự nguyện. Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc qua các năm (2004-2007). Bảng 3.1: Kế hoạch doanh thu các nghiệp vụ năm 2008. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm đầu của Thế kỷ XXI, với sự đổi mới của đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các lĩnh vực trong đời sống xã hội không ngừng phát triển. Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế luôn tăng trưởng cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng…được hình thành; Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc…ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, với sự gia tăng dân số, nhất là các đô thị lớn, làm nguy cơ cháy, nổ tăng lên. Khi xảy ra cháy, nổ sẽ gây thiệt hại về tài sản, thậm chí cả tính mạng con người và ảnh hưởng đến môi trường. Cháy, nổ làm cho nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất bị đình trệ, nhiều người lâm vào cảnh không nhà, không cửa. Những tổn thất đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cộng đồng. Tuy nhận thức được sự nghiêm trọng của cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng ý thức được tầm quan trong của việc mua bảo hiểm cháy, nổ. Chính vì vậy, tuy đã được triển khai trên thị trường bảo hiểm Việt Nam từ rất lâu nhưng bảo hiểm cháy, nổ thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng của nó. Năm 2006, bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc. Cho tới nay, các văn bản pháp lý liên quan đến nghiệp vụ này đã khá đầy đủ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác bảo hiểm cháy nổ. Bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt nam. Bước vào năm 2008, một trong những định hướng mà PJICO đưa ra là đẩy mạnh khai thác bảo hiểm cháy nổ. Với thế và lực như hiện nay, liệu PJICO có thể tạo ra một bước đột phá trong khai thác bảo hiểm cháy nổ như đã làm trong khai thác bảo hiểm xe cơ giới năm vừa qua hay không? Xuất phát từ câu hỏi trên, em lựa chọn đề tài: “ Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)”. Chuyên đề gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm cháy, nổ. Chương 2: Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy, nổ tại PJICO. Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm đẩy mạnh khai thác bảo hiểm cháy nổ tại PJICO. Tuy đã có nhiều cố gắng, xong Chuyên đề chắc chắn còn thiếu sót, em kính mong được sự đóng góp của thầy cô. Qua đây cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Nguyễn Ngọc Hương và các cán bộ, nhân viên tại Công ty PJICO đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ. Cháy và sự cần thiết của bảo hiểm cháy. Trong cuộc sống lao động và sản xuất hàng ngày, con người phải đối mặt với hàng loạt các rủi ro. Có những rủi ro chỉ gây ra những thiệt hại nhỏ hoặc những tổn thất không đáng kể nhưng cũng có những rủi ro để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Cháy là một trong số những rủi ro mà con người thực sự e ngại vì khi xảy ra cháy, thường thì tổn thất là không nhỏ, đặc biệt là tổn thất về vật chất. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cháy. Tuy nhiên, theo Quyết định 28/2007/QĐ-BTC mới ban hành gần đây thì cháy được hiểu là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Hàng năm, trên thế giới xảy ra hàng triệu vụ cháy lớn nhỏ khác nhau, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê năm 2006 của Hiệp hội Quốc tế về hỏa hoạn tại Geneve (Thụy Sỹ), hàng năm tổn thất trực tiếp do cháy, nổ ở các nước phát triển trên thế giới chiếm khoảng 0,1-0,3 % GDP. Tổn thất trực tiếp do cháy, nổ gây ra vốn đã lớn, nhưng sẽ còn lớn hơn khi tính cả tổn thất gián tiếp như: Một xưởng sản xuất bị cháy sẽ dẫn đến đình trệ sản xuất, người lao động không có việc làm, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu dân cư nơi cháy, nổ xảy ra… Ví dụ ở Mỹ năm 2004, thiệt hại trực tiếp do cháy, nổ chỉ là 13 tỷ USD nhưng nếu tính cả thiệt hại gián tiếp khác thì tổng thiệt hại do cháy, nổ là 200 tỷ USD, tương đương với 2%GDP. Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn. Theo số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2002-2006 xảy ra 11.795 vụ cháy, thiệt hại ước tính 1.710 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số thiệt hại thống kê được và trên thực tế, nếu tính toán đầy đủ thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều. Cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ đâu với bất kỳ ai. Thiệt hại do cháy gây ra thường rất lớn. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp tự chủ về tài chính. Nếu xảy ra cháy lớn sẽ khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và đảm bảo tài chính, thậm chí có thể bị phá sản. Nền kinh tế càng phát triển thì nguy cơ xảy ra cháy nổ càng cao. Khoa học công nghệ giúp cho việc sản xuất kinh doanh được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nhưng đi cùng với nó là những rủi ro từ mặt trái của khoa học công nghệ gây ra, trong đó có cháy nổ. Chất thải, khí thải từ các nhà máy đang làm ô nhiễm dần bầu khí quyển, là nguyên nhân chính làm cho trái đất nóng dần lên, các tảng băng tan chảy, khí hậu biến động thất thường. Nắng nóng khiến cho nguy cơ cháy xảy ra cao hơn. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, giá trị tài sản phục vụ cho sản xuất càng lớn. Bởi vậy, khi có cháy nổ xảy ra thiệt hại càng nặng nề hơn. Cháy nổ tưởng như chỉ là một rủi ro có thể xảy đến với một cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào không may mắn nhưng đôi khi, hậu quả do cháy nổ gây ra như một thảm họa. Nó có thể thiêu trụi bất cứ cái gì, có thể lan ra trên một địa bàn lớn…Mà nếu không được ngăn chặn kịp thời, cháy còn tiếp tục lan rộng. Từ xưa đến nay, con người đã sử dụng nhiều biện pháp để phòng chống cháy nổ. Nhưng bảo hiểm vẫn được xem là biện pháp cần thiết trong việc khắc phục hậu quả do cháy nổ gây ra. Sự ra đời nghiệp vụ Bảo hiểm cháy được đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn (Anh) ngày 02/09/1666, hủy diệt 13.000 căn nhà. Trong đó có hơn 100 nhà Thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được. Sau sự kiện thảm khốc đó, những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro cháy bằng cách đứng ra thành lập những công ty bảo hiểm cháy như: Fire Office (năm 1667), Friendly Society (năm 1684), Hand anh Hand (năm 1696), Lom Bard House (năm 1704)… Lúc đó công ty bảo hiểm Lloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vực Hàng Hải. Từ đó, thị trường bảo hiểm cháy bắt đầu phát triển, nhiều công ty bảo hiểm cháy lần lượt ra đời ở nhiều nước khác nhau trên Thế giới. Ở Mỹ, vào năm 1752, Công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời với hình thức công ty bảo hiểm tương hỗ có tên là The Philadenphia Contribution Ship. Nước Pháp do ảnh hưởng của vụ cháy ở Luân Đôn nên năm 1786 công ty bảo hiểm cháy đầu tiên được thành lập mang tên là Company L’assurance Centree L’incendie, tiếp đến là công ty Company Royade (năm 1788). Dần dần ở một số nước do nhận thấy được sự cần thiết của bảo hiểm cháy mà đã cho triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này dưới dạng bắt buộc. Đến nay, thị trường bảo hiểm cháy vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng được xem trọng hơn. Ở Việt Nam, năm 1964 mới bắt đầu xuất hiện công ty bảo hiểm đầu tiên là Bảo Việt Việt Nam. Bảo Việt đã độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, trong thời gian này do cơ chế bao cấp nên hầu hết các rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của các doanh nghiệp đều được Nhà Nước đứng ra bù đắp. Chính vì vậy, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy nổ nói riêng không có điều kiện phát triển. Từ năm 1986, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, với cơ chế tự hoạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì lúc này thị trường bảo hiểm mới bắt đầu thu hút sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Cùng với sự ra đời của Quyết định 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về Quy tắc và biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn thì nghiệp vụ này mới bắt đầu được Bảo Việt triển khai. Đến ngày 02/05/1991 Quyết định này được thay thế bắng Quyết định 142/TCQĐ của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành Quy tắc và biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Kể từ sau khi Nghị định số 100/1993/NĐ-CP được ban hành thì bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt bắt đầu được triển khai rộng khắp và ngày càng phát triển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bởi vì đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định có nhiều loại hình doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Nhà nước, cổ phần, tương hỗ, liên doanh, 100% vốn nước ngoài). Cùng góp mặt với Bảo Việt trên thị trường lúc này là sự ra đời của Bảo Minh (1994); PJICO, Bảo Long (1995); VIA, PVI (1996); UIC(1997)v.v.. Đến năm 2006, bảo hiểm cháy nổ được Nhà Nước đưa vào thực hiện bắt buộc sau Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một tín hiệu tốt thúc đẩy thị trường bảo hiểm cháy nổ tiếp tục phát triển. 1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy. 1.2.1 Đối tượng bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức và các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối tượng này rất đa dạng về chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, để dễ liệt kê, nó được chia làm năm nhóm chính: - Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai). - Máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. - Sản xuất vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho. - Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở thành phẩm, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất. - Các loại tài sản khác (kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn). Những tài sản này chỉ thực sự được bảo hiểm khi giá trị của chúng tính được thành tiền và được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. 1.2.2 Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm: Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc danh mục kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm) nếu người được bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm và những thiệt hại đó xảy ra trước 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy. Chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy nếu những chi phí này được ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm: a. Rủi ro chính, gồm : Cháy, sét, nổ (rủi ro A). - Cháy : Cháy phải thực sự phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng và lửa đó phải là ngẫu nhiên, bất ngờ phát ra. Cháy có thể do nổ hay do nguyên nhân khác. - Sét : Các thiệt hại do sét trực tiếp phá hủy hoặc do sét đánh gây cháy thì sẽ được bồi thường. - Nổ : Bao gồm: + Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt. + Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà chứ không phải phục vụ cho sản xuất trong các xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt. Với điều kiện là những rủi ro nổ trên không phải do các nguyên nhân bị loại trừ. Các trường hợp nổ khác, tuy có gây ra tổn thất hoặc thiệt hại nhưng không gây cháy thì không được bồi thường. Ngoài ra, trường hợp nổ xuất phát từ cháy thì thiệt hại do nổ gây ra không được bồi thường, chỉ những thiệt hại ban đầu do cháy gây ra mới được bồi thường. b. Các rủi ro phụ. Ngoài những rủi ro chính đã kể ở trên, trong các đơn bảo hiểm cháy còn mở rộng thêm các rủi ro phụ. Nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho các rủi ro phụ khi người tham gia đã tham gia các rủi ro chính. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn các rủi ro phụ mà họ thấy cần thiết. Họ phải trả thêm phí cho các rủi ro phụ này. Các rủi ro phụ gồm có: + Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào gây ra cháy. + Nổi loạn, đình công, bế xưởng, bạo động dân sự hoặc hành động của những người tham gia các cuộc gây rối hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị. + Động đất. + Lửa ngầm dưới đất. + Cháy mà nguyên nhân là do bản thân tài sản tự lên men, tỏa nhiệt hay bốc cháy. + Giông tố, bão táp và lũ lụt. + Vỡ, tràn nước từ các bể chứa, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn. + Xe cộ, súc vật không thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào. + Nước chảy hoặc rò rỉ ra từ thiết bị vòi phun sprinkler tự động lắp sẵn trong nhà. c. Rủi ro loại trừ. Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau gây ra: - Tổn thất do hành động cố ý hay đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng bảo hiểm. - Những tổn thất có liên quan đến hàng hóa nhận ủy thác hoặc kí gửi, trừ khi những hàng hóa đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định. - Tiền, chứng khoán, kim loại quý, đá quý, thư bảo lãnh, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm. - Chất nổ nhưng không bao gồm: nhiên liệu, xăng dầu. - Người, thực vật và động vật sống. - Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn Bảo hiểm hàng hải hay thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải. - Tài sản bị mất cắp hay bị cướp. - Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba. - Những thiệt hại nằm trong phạm vi mức miễn thường. 1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Bảo hiểm cháy là loại hình bảo hiểm tài sản, bởi vậy trong thực tế thường gặp cả 2 thuật ngữ: Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là giá trị của tài sản được bảo hiểm, được tính theo giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản. Tuy nhiên, có rất nhiều loại tài sản khác nhau, bởi vậy giá trị bảo hiểm thường được tính cho những loại sau: + Giá trị của các tài sản văn phòng, nhà ở: giá trị bảo hiểm được xác định theo giá trị ban đầu khi đưa tài sản này vào sử dụng (tức là giá trị mua mới). Còn đối với loại tài sản đã qua sử dụng thì giá trị của tài sản được lấy theo giá trị còn lại (tức là giá trị thực tế của tài sản). + Giá trị của máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác: giá trị bảo hiểm sẽ bằng giá mua cộng với chi phí chuyên chở, lắp đặt hoặc có những loại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế. + Giá trị của các thành phẩm, bán thành phẩm: giá trị bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất. + Hàng hóa mua về để trong kho, trong cửa hàng: giá trị bảo hiểm được xác định theo giá mua thực tế cộng với chi phí vận chuyển. Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm và được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong bảo hiểm cháy, thuật ngữ số tiền bảo hiểm được sử dụng phổ biến bởi vì quy mô của các loại tài sản luôn biến động trong từng doanh nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế. Sự biến động này có xu hướng ngày càng tăng khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, bởi vì thông thường người ta chỉ xác định chính xác giá trị tài sản tại thời điểm nào đó, còn trong cả 1 quý, 1 tháng, 1 năm thì rất khó xác định một cách chính xác nên nhà bảo hiểm phải sử dụng thuật ngữ số tiền bảo hiểm. Đối với các tài sản có số lượng thường xuyên tăng, giảm thì số tiền bảo hiểm có thể được xác định theo giá trị trung bình hay giá trị tối đa, theo thỏa thuận của doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm. + Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình thì bên mua bảo hiểm sẽ ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về giá trị trung bình của tài sản trong thời hạn bảo hiểm. Giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm. + Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì bên mua bảo hiểm sẽ ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm giá trị tối đa của tài sản có thể đạt được vào một thời điểm nào đó của thời hạn bảo hiểm. Theo thỏa thuận, đầu mỗi tháng hoặc quý, bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm giá trị tối đa của tài sản trong tháng hoặc quý trước đó. Trường hợp không xác định được giá trị thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm sẽ do các bên thỏa thuận. 1.2.4 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là giá cả của dịch vụ bảo hiểm cháy. Bởi vậy, trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, nhà bảo hiểm cần xác định phí chính xác và sát với thực tế. Phí bảo hiểm cháy được tính theo công thức: P= Sb Í R Trong đó: Sb là số tiền bảo hiểm. R là tỉ lệ phí bảo hiểm. P là phí bảo hiểm. + Số tiền bảo hiểm (Sb). Với số tiền bảo hiểm xác định theo giá trị trung bình thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình đó. Với số tiền bảo hiểm xác định theo giá trị tối đa thì khi giao ký kết hợp đồng, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa theo thông báo của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép thu trước 75% số phí bảo hiểm tính trên cơ sở giá trị tối đa này. Cuối thời hạn bảo hiểm, căn cứ vào các giá trị tối đa đã thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm tính giá trị tài sản tối đa bình quân của cả thời gian bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu phí bảo hiểm tính lại, nhiều hơn phí bảo hiểm đã nộp thì bên mua bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm số phí bảo hiểm còn thiếu. Nếu số phí bảo hiểm tính lại này, thấp hơn phí bảo hiểm đã nộp thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số chênh lệch cho bên mua bảo hiểm. Nhưng số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp. Nếu trong thời hạn bảo hiểm có tổn thất xảy ra, được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân, tính đến thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền đã bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm này. + Tỷ lệ phí bảo hiểm (R). Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy thường được chia làm hai bộ phận: Tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phụ phí. R = R1+R2 Trong đó: R1 – tỷ lệ phí thuần. R2 – tỷ lệ phụ phí. Tỷ lệ phụ phí (R2) được các doanh nghiệp bảo hiểm kế hoạch hóa một cách dễ dàng, bởi lẽ chỉ cần căn cứ vào tài liệu thống kê của một số năm trước đó, gồm các loại chi phí: phí quảng cáo, tuyên truyền, kể cả hoa hồng bảo hiểm... Tỷ lệ phí thuần (R1) được xác định tương đối phức tạp. Về mặt lý thuyết phải căn cứ vào số liệu thống kê trong một số năm trước đó như: tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm cháy; số đơn vị rủi ro bị cháy; tổng số tiền bảo hiểm cháy; số tiền bồi thường bảo hiểm cháy… Có 2 phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần: theo phân loại và theo danh mục. - Theo phân loại: Đây là cách kết hợp các đơn vị có thể so sánh với nhau vào cùng một loại, sau đó tính tỷ lệ mỗi loại phản ánh số tổn thất và các chi phí khác của loại đó. Phương pháp này phù hợp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau như nhà ở của dân cư, các nhà thờ…Khi thực hiện phương pháp này cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ như: + Vật liệu xây dựng. + Khả năng phòng cháy, chữa cháy. + Người sử dụng. + Những vật xung quanh, bên ngoài. - Theo danh mục: Theo phương pháp này thì các tài sản tham gia bảo hiểm cháy được phân loại theo các danh mục khác nhau. Sau đó, căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn tỷ lệ phí thích hợp theo bảng tỷ lệ phí có sẵn. Cuối cùng là điều chỉnh tỷ lệ phí đã chọn theo các yếu tố tăng giảm như: ç Về vật liệu xây dựng: Tùy theo vật liệu sử dựng mà công trình xây dựng được chia thành nhiều loại khác nhau. Có thể tập chung thành 3 loại. - Công trình loại D : Được xây dựng từ các vật liệu nặng, khó bắt lửa và có khả năng chịu lửa tốt (bê tông, cốt thép, đá…). Công trình loại D thường được giảm phí bảo hiểm. - Công trình loại N : Được xây dựng bằng các vật liệu nhiều chất hóa học trộn với vật liệu thiên nhiên, khả năng chịu lửa không tốt bằng vật liệu nặng. Công trình loại N thường giữ nguyên tỷ lệ phí. - Công trình loại L : Được xây dựng bằng các vật liệu nhẹ, dễ bắt lửa và không có sức chịu lửa. Công trình loại L thường làm tăng phí bảo hiểm. ç Kết cấu công trình: Các kết cấu của nhà, tầng nhà sẽ ảnh hưởng đến việc lan truyền lửa và hơi nóng khi có cháy xảy ra. Ví dụ, nếu tòa nhà có kết cấu cầu thang theo hình vòng tròn thì khi xảy ra cháy, lửa sẽ lan từ tầng này sang tầng khác của tòa nhà nhanh hơn so với loại cầu thang kiểu gấp khúc,..Sức chịu đựng của các tầng nhà ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của cả toà nhà khi có cháy…nên đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm. ç Phòng cháy, chữa cháy: Nếu công tác phòng cháy, chữa cháy tốt sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra cháy thì phí bảo hiểm sẽ được tính thấp hơn. Vị trí của đối tượng bảo hiểm gần hay xa nguồn nước, gần hay xa đội cứu hỏa, gần những vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi cháy, thiết bị, phương tiện chữa cháy như thế nào? ….tất cả các yếu tố này đều là cơ sở để xem xét mức phí bảo hiểm. ç Cách phân chia các đơn vị rủi ro: theo như tài liệu thống kê của nhiều nước, yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ phí. Chẳng hạn, các đơn vị bảo hiểm càng gần nhau thì tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao và ngược lại, hay sức chịu đựng của các bức tường chống cháy vì những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng lan truyền của cháy. ç Ngoài ra, tỷ lệ phí thuần còn phụ thuộc vào bao bì đóng gói, chủng loại hàng hóa, cách thức xắp xếp. Trường hợp thời gian bảo hiểm nhỏ hơn 1 năm, phí bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm, theo công thức sau: P = Sb × R × t / T Trong đó: t – thời hạn bảo hiểm. T – thời gian 1 năm ( 12 tháng). 1.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất. Giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm cháy là công việc khó khăn và phức tạp, bởi vì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều đưa ra những yêu cầu và nguyên tắc riêng cho mình. Những yêu cầu và nguyên tắc thường được đưa ra là: ç Nhanh chóng, chính xác, kịp thời. ç Hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện sau khi giám định, bồi thường tổn thất. ç Nếu hợp đồng được tái bảo hiểm thì cần thiết phải phối hợp chặt chẽ với nhà nhận tái bảo hiểm để tổ chức giám định. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm phải báo ngay cho cảnh sát PCCC đến cứu chữa kịp thời, đồng thời lập biên bản, bảo vệ hiện trường tổn thất và báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết. Sau khi được thông báo tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cộng tác viên của doanh nghiệp sẽ cùng với người được bảo hiểm tiến hành giám định và lập biên bản giám định thiệt hại. Nội dung giám định thường gồm các bước: B1 : Xác định chính xác địa điểm, thời gian, đối tượng thiệt hại, nguyên nhân gây ra tổn thất. Bước này phải làm hết sức khẩn trương và không được sai sót. B2 : Lấy lời khai của các nhân chứng. Thông thường bao gồm: những người trực tiếp chứng kiến, công an thuế vụ, chính quyền địa phương. B3 : Thống kê nhanh chóng, kịp thời, chính xác số lượng, chủng loại tài sản bị cháy và thiệt hại thực tế (bước này cần phải phối hợp với công an, chính quyền địa phương và những đương sự có liên quan). B4 : Lập biên bản giám định có đầy đủ chữ ký của các bên. Sau đó, căn cứ vào biên bản giám định, nhà bảo hiểm tiến hành bồi thường. Về lý thuyết có 2 cách tính số tiền bồi thường : Cách 1: Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ với số tiền bảo hiểm. ç Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, giá trị thực tế của tài sản lớn hơn số tiền bảo hiểm thì: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất Í Số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm ç Nếu giá trị bảo hiểm bằng số tiền bảo hiểm của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bảo hiểm ngang bằng với giá trị tổn thất thực tế. ç Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của tài sản trên thị trường lớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm theo đánh giá thì số tiền bồi thường là: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế Í Giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm. Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất. ç Nếu tại thời điểm tài xảy ra tổn thất mà tài sản còn được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm khác thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường theo quy tắc tỷ lệ bảo hiểm. Số tiền bồi = thường Giá trị tổn thất Í thực tế Giá trị tài sản đánh giá khi tham gia bảo hiểm Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất. Tỷ lệ Í bảo hiểm Cách 2: Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí. Nếu trường hợp người tham gia bảo hiểm không nộp đủ mức phí đã ấn định, khi tổn thất xảy ra số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm được tính toán như sau: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế Í Phí bảo hiểm đã đóng Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng Để nhận bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm, người được bảo hiểm phải lập hồ sơ yêu cầu bồi thường. Hồ sơ thường gồm các giấy tờ sau: Giấy thông báo tổn thất; Biên bản giám định thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm; Biên bản giám định vụ tổn thất của cảnh sát PCCC; Bản kê khai thiệt hại cùng các giấy tờ chứng minh thiệt hại. Sau khi nhận được các giấy tờ này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xem xét và bồi thường cho người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn một trong những phương thức bồi thường sau: Sữa chữa tài sản bị thiệt hại; Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; Trả tiền bồi thường. 1.3 Quy trình khai thác bảo hiểm. Để một sản phẩm bảo hiểm thương mại nói chung, sản phẩm bảo hiểm cháy nói riêng được triển khai có hiệu quả trên thị trường. Đòi hỏi nhà cung cấp bảo hiểm phải thực hiện tốt tất cả các khâu trong quá trình triển khai sản phẩm. Bao gồm: Hình 1.1: Quy trình triển khai bảo hiểm. Khai thác bảo hiểm. Đề phòng & hạn chế tổn thất. Giám định & bồi thường tổn thất. Ba khâu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi khâu đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quy trình triển khai bảo hiểm và chúng đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, vì khâu khai thác là khâu trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp bảo hiểm. Mục đích của khâu này là tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ ký kết hợp đồng bảo hiểm. Quy trình khai thác bảo hiểm thường được thực hiện qua các bước sau: Hình1.2: Quy trình khai thác bảo hiểm. Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm. Điều tra và đánh giá rủi ro. Ký kết hợp đồng bảo hiểm. Quản lý hợp đồng bảo hiểm. Bước 1: Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ phía người tham gia bảo hiểm. Do sản phẩm bảo hiểm là một loại sản phẩm dịch vụ, không có một hình thái vật chất cụ thể. Khi mua sản phẩm, người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những bảo đảm vật chất trước các rủi ro. Chính điều đó làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm trở nên khó khăn hơn so với các sản phẩm hữu hình khác. Song song với việc tuyên truyền, quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, tivi, các tranh ảnh quảng cáo…Nhân viên khai thác cần có phương thức để tiếp cận khách hàng. Có 2 phương thức tiếp cận khách hàng là: gặp gỡ trực tiếp khách hàng và liên lạc gián tiếp qua điện thoại, thư từ, internet,.. Phương thức gặp gỡ trực tiếp khách hàng là phương thức truyền thống trong khai thác bảo hiểm từ xưa đến nay. Sử dụng phương thức này luôn đạt được hiệu quả khai thác cao do tạo được ấn tượng với khách hàng từ nhân viên khai thác, do đó có thể làm tăng sự hữu hình, sự tin cậy của sản phẩm. Khi thực hiện phương thức tiếp cận này thì nhân viên khai thác cần tìm kiếm những đối tượng có nhu cầu về bảo hiểm hoặc phù hợp với sản phẩm bảo hiểm mà mình đang giới thiệu. Ví dụ: Trong bảo hiểm cháy, đối tượng khách hàng cần hướng tới là những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nằm tron._.g diện bắt buộc phải mua bảo hiểm hoặc có nguy cơ cao về cháy nổ… Nhân viên khai thác cần phải giải thích cho khách hàng hiểu về sản phẩm, trả lời các câu hỏi thắc mắc của khách hàng. Phương thức khai thác gián tiếp thường được thực hiện với khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên ngày nay, phương thức này cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi trong khai thác khách hàng mới. Khi khách hàng có ý muốn mua sản phẩm. Nhân viên khai thác sẽ cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu khác có liên quan cho khách hàng. Đồng thời, hướng dẫn cho khách hàng kê khai trung thực và đầy đủ các nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải kê khai đầy đủ và đúng sự thực giá trị tài sản cần được bảo hiểm theo từng đơn vị rủi ro. Sau đấy, giấy yêu cầu bảo hiểm này sẽ được nhân viên khai thác gửi đến công ty bảo hiểm để xem xét. Bước 2: Điều tra và đánh giá rủi ro. Bước này làm cơ sở cho việc xác định phí và đề xuất các phương án đề phòng và hạn chế tổn thất hiệu quả. Đồng thời nó cũng liên quan trực tiếp đến công tác bồi thường sau này. Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, công ty sẽ tiến hành việc điều tra và đánh giá nguy cơ có liên quan đến các rủi ro được yêu cầu bảo hiểm. Phương thức đánh giá rủi ro được sử dụng phổ biến hiện nay là nhân viên khai thác sẽ đưa cho khách hàng một bảng câu hổi đánh giá rủi ro và yêu cầu khách hàng điền đầy đủ thông tin vào bảng này. Đối với những trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị nhỏ, khi thác viên có thể thực hiện việc đánh giá rủi ro thông qua nghiên cứu bảng câu hỏi và trao đổi thư từ với người yêu cầu bảo hiểm. Hoặc có thể cán bộ khai thác sẽ cử một nhân viên bán bảo hiểm tại địa phương đến thăm đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng được với các trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn và phức tạp. Bởi vì các chi tiết về rủi ro không chỉ giới hạn trong một bảng câu hỏi, dù bảng câu hỏi này lớn. Nên đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn thì công ty bảo hiểm có thể cử giám định viên hoặc cộng tác viên đến tận nơi để xem xét về đối tượng được bảo hiểm. Sau khi tiến hành đánh giá rủi ro, nếu nhận thấy không thể bảo hiểm cho đối tượng này được thì cán bộ khai thác phải thông báo bằng văn bản tới đối tượng tham gia bảo hiểm. Nếu xét thấy có thể bảo hiểm được cho đối tượng này thì cán bộ khai thác sẽ tiến hành tính toán hiệu quả của hợp đồng, xác định phí chào, điều kiện chào phí…căn cứ vào những thông tin được cung cấp. Bước 3: Ký kết hợp đồng bảo hiểm. Sau đấy, cán bộ khai thác sẽ gửi tới khách hàng Bản chào phí với các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm; Tỷ lệ phí; Mức miễn thường; …. Nếu trường hợp khách hàng đồng ý với bản chào phí của công ty thì: Sau khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm của khách hàng. Cán bộ khai thác sẽ chuẩn bị Hợp đồng bảo hiểm để ký kết với khách hàng. Bước 4: Quản lý hợp đồng bảo hiểm. Sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết. Hợp đồng này sẽ được đưa lên trình lãnh đạo (ban cấp trên) để đóng dấu và thực hiện lưu đơn bảo hiểm. Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, hợp đồng sẽ được công ty quản lý và theo dõi, nhằm đảm bảo việc thu phí đúng và đủ theo cam kết. Trong trường hợp, khách hàng yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài sản được bảo hiểm về giá trị, về số lượng tài sản…thì công ty cần phải xem xét để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà không ảnh hưởng đến lợi ích của công ty. Thủ tục khai thác nhìn chung luôn luôn đảm bảo những khâu trên. Song trong thực tế, để tạo ấn tượng tốt đẹp và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Vào các ngày lễ, ngày tết hay những ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong năm, công ty luôn có những hành động để thể hiện sự quan tâm với khách hàng như: gửi thư chúc mừng, thư thăm hỏi, quà mừng… 1.4 Các hình thức triển khai bảo hiểm cháy nổ. Bảo hiểm cháy nổ được triển khai dưới hai hình thức: tự nguyện và bắt buộc. Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiệm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm, nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Đối tượng tham gia của bảo hiểm cháy nổ tự nguyện không giới hạn, là tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia bảo hiểm cháy nổ, được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Đối tượng tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu vực dân cư… có nguy cơ cháy nổ cao, được Nhà nước quy định cụ thể. Tuy nhiên, Nhà Nước cũng khuyến khích cả những đối tượng không thuộc diện bắt buộc nhưng có nhu cầu tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Trên thế giới, tùy theo điều kiện của từng nước mà bảo hiểm cháy nổ có thể được triển khai dưới cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện hoặc chỉ thực hiện dưới hình thức tự nguyện. Ở Châu Á, đã có nhiều nước triển khai cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện như : Thái lan, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc… Bên cạnh đó cũng có nhiều nước chỉ triển khai dưới hình thức tự nguyện như: HồngKông, Đài Loan, Philippines, Singapore… Ở Việt Nam, trước năm 2006, bảo hiểm cháy nổ được thực hiện dưới hình thức tự nguyện có tên là bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Từ tháng 11/2006, bắt đầu triển khai thêm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, bảo hiểm cháy nổ tự nguyện và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cùng được triển khai song song, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI PJICO . 2.1 Một vài nét về công ty bảo hiểm PJICO. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo giấy phép số 1873/GP- UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 08/06/1995, với thời gian hoạt động là 25 năm. PJICO hoạt động theo Luật kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 15/06/1995 và đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Tên công ty: Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex Tên thương mại: PJICO Trụ sở chính: 532 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Website: www.pjico.com.vn Email: pjico@petrolimex.com.vn PJICO là công ty cổ phần Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) Công ty tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare). Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim). Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel). Công ty Thiết bị An toàn (AT). Công ty được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính, với số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Đến năm 2007, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 336 tỷ đồng và kế hoạch năm 2008, Công ty sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Từ một công ty cổ phần nhỏ bé trên thị trường ban đầu chỉ với 8 cán bộ nhân viên mà hầu hết vừa tốt nghiệp đại học, làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội và 3 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Đến nay, công ty đã phát triển trở thành một trong 4 công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Quy mô, vị thế của công ty tăng lên đáng kể. Số lượng khách hàng của công ty không ngừng tăng lên từ chỗ khách hàng chỉ là các cổ đông, đến nay đã có hàng vạn khách hàng thuộc tất cả các nghành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế… 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. - Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ nhiệm, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn ( Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ T.GIÁM ĐÓC PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT -Phòng công nghệ thông tin. - Phòng bảo hỉêm hàng hải. - Phòng bảo hiểm tài sản, kỹ thuật. - Phòng bảo hiểm con người. - Phòng bảo hiểm xe cơ giới. - Phòng giám định bồi thường. - Phòng tái bảo hiểm. - Phòng kinh doanh bảo hiểm phi hành hải. - Phòng tổ chức. - Phòng tổng hợp. - Phòng quản lý và phát triển đại lý. - Phòng đào tạo. - Phòng tài chính kế toán. - Phòng đầu tư. - Phòng thị trường và quản lý nghiệp vụ. CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 – 11. - Phòng bảo hiểm khu vực 1 - Phòng bảo hiểm khu vực 2 - Phòng bảo hiểm khu vực 3 - Phòng bảo hiểm khu vực 4 - Phòng bảo hiểm khu vực 5 - Phòng bảo hiểm khu vực 6 - Phòng bảo hiểm khu vực 7 - Phòng bảo hiểm khu vực 8 - Phòng bảo hiểm khu vực 9 -Phòng bảo hiểm khu vực 10 -Phòng bảo hiểm khu vực 11 51 CHI NHÁNH TRÊN 2000 ĐẠI LÝ. - Chi nhánh Hải Phòng. - Chí nhánh TP. HCM. - Chi nhánh Đà Nẵmg. - Chi nhánh Quảng Ninh. - Chinh nhánh Thái Nguyên. - Chi nhánh Hà tây. - Chi nhánh Huế. - Chi nhánh Bắc Ninh. - Chi nhánh Nghệ An. - Chi nhánh Quảng Bình. - Chi nhánh Thanh Hoá. - Chi nhánh Lâm Đồng. - Chi nhánh Bình Định. - Chi nhánh Tây Nguyên. -…. (Nguồn: Bản cáo bạch của PJICO) - Ban Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc. 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Cụ thể bao gồm các ngành nghề kinh doanh sau. Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy; Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên; Hoạt động đầu tư vốn ( Theo luật kinh doanh bảo hiểm 09/12/2000); Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba; Cho thuê văn phòng; Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô; Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà háng, du lịch; Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản; Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá; Trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, PJICO cung cấp hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cụ thể gồm các nhóm sản phẩm sau: ç Bảo hiểm xe cơ giới; ç Bảo hiểm hàng hải; ç Bảo hiểm tài sản; ç Bảo hiểm kỹ thuật; ç Bảo hiểm con người; ç Bảo hiểm trách nhiệm; ç Bảo hiểm khác. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua. Trong suốt gần 15 năm hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên trong PJICO luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng để đưa PJICO đi lên về mọi mặt. Bảng 2.1: Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của PJICO (1995-2007) Chỉ tiêu Năm Doanh thu thị trường BH (Tỷ đồng) Doanh thu PJICO (Tỷ đồng) Tăng trưởng PJICO (%) Thị phần PJICO (%) 1995 1000 15,40 - 1,54 1996 1270 51,80 36,40 4,08 1997 1350 79,50 53,47 5,89 1998 1500 87 9,40 5,80 1999 1606 92,20 6,00 5,74 2000 1850 109 18,00 5,90 2001 2100 126 16,00 6,00 2002 2624 183 45,20 7,00 2003 3815 334 82,50 8,75 2004 4768 600 79,64 12,58 2005 5535 740 23,30 13,37 2006 6425 670 -9,40 10,54 2007 8482 880 31,30 10,40 (Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam của Bộ Tài Chính) Trong đó, doanh thu, thị phần và lợi nhuận là những chỉ tiêu biểu hiện rất rõ kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO trong thời gian vừa qua. Tuy trong qua trình hoạt động, những chỉ tiêu này có lúc tăng, lúc giảm nhưng nhìn chung chúng đã thể hiện phần nào sự phát triển của công ty qua từng năm. ö Doanh thu phí bảo hiểm gốc. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty trong giai đoạn 1995-2000 đạt trên 400 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm bình quân đạt trên 39%/năm. Bên cạnh việc làm tốt công tác kinh doanh bảo hiểm gốc công ty đã chú trọng sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư lại cho nền kinh tế thông qua việc cho khách hàng vay tín dụng, đầu tư trái phiếu, tín phiếu kho bạc…Lúc này công ty có 9 chi nhánh và nhiều văn phòng đại diện cùng hàng trăm đại lý và cộng tác viên bảo hiểm. Giai đoạn 2003-2005 là giai đoạn PJICO có thêm những bước phát triển mới. Trong giai đoạn này, PJICO được đánh giá là công ty phát triển nhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt gần 60%/năm. Đi liền với việc tăng nhanh về doanh số, thị phần, PJICO cũng chú trọng tới việc quảng bá thương hiệu. Từ một thương hiệu nhỏ chưa được nhiều người biết đến, PJICO đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và thành công trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với hàng loạt các giải thưởng như: Giải thưởng sao vàng đất Việt, giải thưởng thương hiệu mạnh vào năm 2004…Từ thứ hạng rất khiên tốn, PJICO đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực trọng yếu như: ôtô, xe máy, hàng hải, xây dựng-lắp đặt. Trong một thời gian ngắn, mạng lưới kinh doanh, đại lý của PJICO đã phát triển về đến từng xã phường, quận huyện trong toàn quốc, đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời ở khắp mọi miền tổ quốc. Năm 2006, tổng doanh thu của công ty giảm so với năm 2005 vì PJICO đã tập trung nguồn nhân lực và vật lực vào những loại hình nghiệp vụ có hiệu quả, không khuyến khích bảo hiểm cho những nghiệp vụ không có lợi nhuận và tỷ lệ bồi thường cao. Bên cạnh đó, năm 2006 nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu sụt giảm do một số chính sách của Nhà nước thay đổi như không bắt buộc các chủ xe máy mới khi đăng ký kinh doanh phải mua bảo hiểm, do vậy làm cho doanh thu bảo hiểm xe máy năm 2006 giảm. Kéo theo sự sụt giảm của tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu của công ty tiếp tục tăng mạnh trong hầu hết các lĩnh vực. Song song với việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, công ty luôn tăng cường hợp tác với công ty bảo hiểm bạn thông qua các dịch vụ đồng bảo hiểm với Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long…và mở rộng hợp tác giúp đỡ các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước như: Vinare, Munichre,… ö Thị phần Từ khi được thành lập tới nay, PJICO cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao thị phần của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Năm đầu tiên, khi mới bước và hoạt động, thị phần của công ty chỉ chiếm 1,7%. Lúc này trên thị trường chỉ có 4 công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm đó là : Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long và PJICO. Trong đó, Bảo Việt ra đời sớm nhất và chiếm lĩnh thị phần lớn nhất. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, khi thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trở nên cạnh tranh gay gắt hơn với hơn 14 doanh nghiệp trên thị trường, PJICO cũng từng bước lớn mạnh và ngày càng mở rộng thị phần của mình. Nhìn vào đồ thị ta thấy, từ năm 1995 đến năm 2004 thị phần của PJICO liên tục tăng, từ 1,7% (năm 1995) lên 13,34% (năm 2004). Đặc biệt, giai đoạn 2002-2004, thị phần của PJICO tăng với một tốc độ khá cao. Công ty vươn lên đứng hàng thứ 3 trên thị trường bảo hiểm. Hình 2.2: Thị phần của PJICO qua các năm. (Nguồn : Thị trường bảo hiểm Việt Nam của Bộ Tài chính) Năm 2005, tuy thị phần của công ty sụt giảm do sự bê bối trong nội bộ công ty và sự gia nhập thị trường của một số công ty bảo hiểm mới nhưng PJICO vẫn giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm. Năm 2006, thị phần của PJICO giảm khá nhiều một phần là do PJICO thực hiện chiến lược kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững thay cho định hướng phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị trường trong những năm trước. Đồng thời, sự sụt giảm doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho thị phần của công ty giảm. Năm 2007, tuy thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường có nhiều biến động (PVI vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường với 20,4% thị phần. Bảo Minh tụt xuống vị trí thứ 3 với 20,1%, Bảo Việt vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị trường với 30,4%) PJICO vẫn duy trì vị trí thứ 4 với 10,4%. ö Lợi nhuận kinh doanh trước thuế. Bảng 2.2: Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của PJICO (2000-2007). Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận 9 10 13 24 35 13 31 50 (Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO.) Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty được chia làm hai giai đoạn gia tăng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong đồ thị dưới đây. Giai đoạn 2000-2004, lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty liên tục tăng và càng về sau tốc độ tăng càng mạnh ( từ 9 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng vào năm 2004). Hình 2.3: Lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty qua các năm. (Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO) Tuy nhiên, vào năm 2005, lợi nhuận trước thuế của công ty sụt giảm tới 62,8% so với năm 2004 (chỉ còn 13 tỷ đồng) do sự sụt giảm về doanh thu (từ những nguyên nhân đã kể trên). Nhưng bằng những nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty, lợi nhuận của công ty đã tăng vào năm 2006 với gần 31 tỷ đồng và tăng vọt vào năm 2007 với lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng, tăng tới 61,3% so với năm 2006 ö Hiệu quả kinh doanh chung toàn công ty năm 2007. Trong năm 2007, doanh thu của công ty bảo hiểm PJICO đạt hơn 1.040 tỷ VND, tăng 25% so với năm 2006. Trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO đạt hơn 880 tỷ VND, tăng 31% so với năm 2006. Tuy rằng, năm 2007 chi phí cho hoạt động kinh doanh của PJICO tăng 13% so với năm 2006, trong đó chi phí cho bồi thường bảo hiểm gốc lên đến 352 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2006. Nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng rất cao, đạt tới 50 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2006, và tăng hơn 11% so với kế hoạch đề ra. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tăng mạnh vào năm 2007. Thu nhập bình quân của người lao động do đó cũng tăng mạnh, đạt tới 5 triệu đồng /tháng. 2.2 Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam. 2.2.1 Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy, nổ ở Việt Nam thời gian qua. Bảng 2.3: Doanh thu, tốc độ tăng và thị phần bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Thị trường BH phi nhân thọ Doanh thu Tỷ đồng 3967 4727 5535 6430 8482 Tăng trưởng % - 19,2 17.1 16,2 31,9 Bảo hiểm cháy, nổ. Doanh thu Tỷ đồng 265,7 412 472 637 891 Tăng trưởng % - 55 14,6 34,9 39,9 Thị phần bảo hiểm cháy, nổ. % 6,7 8,7 8,5 9,9 10,5 (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) Bảo hiểm cháy, nổ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường, nhưng nghiệp vụ này đang dần dần khẳng định vị trí. Năm 2003, mới chỉ chiếm 6,7% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường, thì đến năm 2007 đã tăng lên 10,5%. Doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ liên tục tăng qua các năm. Năm 2003 mới chỉ đạt 265,7 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã tăng lên tới 891 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Hình 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường Việt Nam (2003-2007) (Nguồn: Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam) Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ bình quân giai đoạn từ 2003 đến 2007 đạt 35%, cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu phí bình quân toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong giai đoạn này (hơn 21%). Hình 2.5 : Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Nhìn vào đồ thị có thể thấy tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm cháy nổ trên thị trường không đều. Năm 2004 tăng với tốc độ khá cao (55%) nhưng đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng lại giảm đi đáng kể (chỉ còn 14,6%). Trong hai năm gần đây, thị trường bảo hiểm cháy nổ đang có xu hướng hồi phục và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giảm dần đều từ năm 2003 đến năm 2006 và đến năm 2007 mới có xu hướng phục hồi trở lại. Tuy thị trường bảo hiểm cháy nổ liên tục có sự gia tăng về doanh thu phí nhưng sự cạnh tranh trên thị trường này cũng diễn ra khá quyết liệt, chủ yếu đối với nhóm dịch vụ vừa và nhỏ, ít rủi ro. Bởi nhóm dịch vụ này không có sự kiểm soát của các nhà nhận tái bảo hiểm. Hình thức cạnh tranh chủ yếu là hạ phí, giữ nguyên phí nhưng mở rộng điều kiện hoặc áp dụng điều khoản bổ sung có lợi cho khách hàng. Điều này rất nguy hiểm khi có tổn thất xảy ra. Trước năm 2004, theo nhận định từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, “trong đơn bảo hiểm cháy, các doanh nghiệp thường bảo hiểm luôn cả những rủi ro công nghiệp như: đổ vỡ máy móc, trộm cắp…với những hạn mức phụ cao một cách phi kỹ thuật và không thu phí bảo hiểm. Khi khai thác thì không chú ý đến công tác đánh giá rủi ro. Trong khi đó, không phải khách hàng nào cũng có cơ sở vật chất tốt, hệ thống PCCC đảm bảo”. Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm cháy nổ thường xuyên thay đổi. Trong giai đoạn từ năm 2004-2006, Bảo Minh luôn là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần bảo hiểm cháy nổ, tiếp đó đến Bảo Việt. Vị trí thứ 3 lần lượt dành cho UIC (vào năm 2004), PVI (vào năm 2005) và PJICO (vào năm 2006). Tuy nhiên, đến năm 2007, PVI thực hiện một bước đột phá lớn, vươn lên vị trí dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ toàn thị trường, Bảo Minh tụt xuống vị trí thứ 2, còn Bảo Việt giữ vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm cháy nổ. Hình 2.6: Thị phần bảo hiểm cháy nổ trên thị trường năm 2007 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Bắt đầu từ năm 2006, bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc nhưng cho đến nay, sau hơn một năm triển khai, vẫn chưa có tác động lớn đến thị trường bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên, nó đã kích thích làm tăng nhu cầu bảo hiểm cháy nổ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và gây được sự quan tâm, chú ý của nhiều người dân. Tính tới cuối năm 2007, tại thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có tổng số 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó có một số thành viên mới như: Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm Nông nghiệp…và trong năm 2008 cũng sẽ có thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm khác được thành lập. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới gia đời đã thực hiện những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút nhân lực từ các công ty bảo hiểm khác và chia sẽ thị phần cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2008 các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được tham gia thị trường bảo hiểm các loại hình bảo hiểm bắt buộc, trong đó có bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Do đó, thời gian tới lĩnh vực này sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm, tài chính… Bảo hiểm tài sản, trong đó có bảo hiểm cháy, nổ đang là một thị trường hết sức rộng lớn chưa được khai thác. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: Toàn quốc có khoảng 40.000 cơ sở sản xuất nằm trong diện bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ nhưng chỉ mới có khoảng 20% - 30% tham gia. Số tiền đền bù thiệt hại do cháy nổ trong thời gian qua cũng chỉ 600 tỷ đồng, ước chiếm khoảng 40% tổng thiệt hại. Điều đó chứng tỏ tiềm năng của thị trường bảo hiểm cháy nổ là rất lớn. Đánh giá về cơ hội thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm cháy nổ. Sau khi điểm qua một vài điểm đáng chú ý về thị trường bảo hiểm cháy nổ thời gian vừa qua. Có thể thấy tiềm năng của thị trường bảo hiểm cháy nổ là rất lớn. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay thì có lẽ trong tương lai doanh thu của nghiệp vụ này còn tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc sẽ làm cho số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy nổ tăng lên nhiều trong thời gian tiếp theo. Trong khi đó, việc thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên thay đổi cũng cho thấy: tuy cạnh tranh ngày càng gay gắt và thị phần bảo hiểm cháy nổ sẽ bị chia nhỏ hơn nhưng việc tăng doanh thu cũng như tăng thị phần trên thị trường bảo hiểm cháy nổ đều có khả năng xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào có chiến lược khai thác hiệu quả. 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm cháy ở Việt Nam. a. Tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tăng trưởng ổn định là một tín hiệu tốt đối với tất cả các ngành kinh tế, trong đó có bảo hiểm. Tất cả các nhà sản xuất sẽ kỳ vọng cao hơn về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Do đó, họ sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất, làm cho khối lượng giá trị sản xuất tăng lên, dẫn đến giá trị tài sản được bảo hiểm sẽ tăng lên tương ứng. Điều này cũng đúng với các nhà đầu tư nước ngoài, họ chỉ đầu tư vào nền kinh tế nào có khả năng mang lại lợi nhuận cho họ. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế ổn định là một điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các ngành nghề, mở rộng sản xuất. Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam tăng lên sẽ dẫn đến đối tượng tham gia bảo hiểm cũng sẽ tăng lên. Sản xuất mở rộng, giá trị tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân gia tăng, đòi hỏi họ phải có những biện pháp để bảo vệ tài sản của mình trước các rủi ro. Mua bảo hiểm cháy nổ là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp đã lựa chọn để đối phó với rủi ro cháy, nổ. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thường rất chú trọng đến vấn đề này. Năm 2007, sau khi chính thức được kết nạp vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam lại được bầu là một trong hai thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á nhiệm kỳ 2008 – 2009. Chính uy tín chính trị, ngoại giao trên trường quốc tế này đã là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng tưởng ngoạn ngục trong năm 2007. Theo Tổng cục Thống kê (31/12/2007), Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đã hoàn thành kế hoạch đề ra (8,2% - 8,5%). Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP và tăng 15,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm. Theo nghiên cứu, dự báo của Viện Kinh tế phát triển (IDE) thuộc Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2008 đạt 8,7%. Đây là một tín hiệu tốt đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm cháy, nổ nói riêng trong những năm tiếp theo. Năm 2008 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2006 -2009) của đất nước với kế hoạch đặt ra cho các chỉ tiêu kinh tế khá cao: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5%- 9%. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 3,5% - 4%; ngành công nghiệp và xây dựng là 10,6% - 11%; ngành dịch vụ là 8,7% - 9,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20% - 22%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với sự kỳ vọng rất cao về sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 sẽ là động lực thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài và các nguồn đầu tư phát triển trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại hình bảo hiểm tài sản, kỹ thuật, hàng hóa nói chung và bảo hiểm cháy nổ nói riêng. b. Cháy và thiệt hại từ các vụ cháy. Nhiều vụ cháy lớn xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng khiến cho nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm cháy nổ ngày càng tăng. Cục Cảnh sát PCCC-Bộ Công an cho biết, tính trung bình mỗi năm nước ta xảy ra 1.654 vụ cháy ở các khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. làm chết và bị thương 293 người, thiệt hại tài sản trị giá 310 tỉ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số thiệt hại thống kê được và trên thực tế, nếu tính toán đầy đủ thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều. Cháy và thiệt hại do cháy gây ra tập chung vào các địa bàn trọng điểm như: khu dân cư, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà cao tầng, nhà máy và hàng loạt các cơ sở sản xuất khác, tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chính Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Nếu so sánh với thời kỳ 5 năm trước thì thiệt hại về tài sản có xu thế gia tăng, công tác PCCC lại chưa tiến kịp với yêu cầu. Theo phân tích, nguyên nhân gây cháy chủ yếu là do sử dụng thiết bị điện không an toàn, sự cố hệ thống điện chiếm đến 35,9%, tiếp đến là tình trạng bất cẩn trong sử dụng lửa gây cháy chiếm 34,9% và vi phạm các quy định an toàn PCCC, cố ý gây cháy chiếm 11% tổng số vụ. Phương tiện PCCC thô sơ, lạc hậu, lực lượng PCCC tại chỗ không đảm bảo, dẫn tới 40% số vụ cháy không đủ sức dập tắt ngay từ đầu. Theo thống kê, các vụ cháy xảy ra trên địa bàn dân cư chiếm 5._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11837.doc
Tài liệu liên quan