Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La

Tài liệu Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La: ... Ebook Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La

docChia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3058 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------&--------- ĐỖ THỊ MINH HẢI ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG KHOAI LANG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI HUYỆN MAI SƠN – SƠN LA đ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ĐÌNH HOÀ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa thông qua bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng các tài liệu trích dẫn đúng nguồn gốc và những tập thể cá nhân giúp đỡ đã được cảm ơn. Học viên Đỗ Thị Minh Hải Lêi c¶m ¬n Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi tèt nghiÖp cao häc, häc viªn lu«n nhËn ®­îc sù quan t©m gióp ®ì cña L·nh ®¹o Tr­êng trung häc N«ng L©m S¬n La, c¸c phßng chøc n¨ng cïng toµn thÓ b¹n bÌ ®ång nghiÖp. Víi tÊm lßng ch©n thµnh t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn c¸c tËp thÓ vµ c¸ nh©n ®ã. §Æc biÖt häc viªn xin göi lêi c¶m ¬n s©u s¾c ®Õn thÇy gi¸o T.S Vò §×nh Hßa, Khoa C«ng nghÖ sinh häc, Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· trùc tiÕp h­íng dÉn vµ gióp ®ì häc viªn tËn t×nh vÒ mäi mÆt trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. Häc viªn xin ch©n thµnh c¶m ¬n K.S NguyÔn V¨n Phong, Bïi Quang §iÖn vµ c¸c anh chÞ Tr¹i thùc hµnh rÌn nghÒ Tr­êng trung häc N«ng L©m S¬n La ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì häc viªn trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. LuËn v¨n ®­îc hoµn thµnh cßn cã sù chia sÎ, ®éng viªn cña gia ®×nh, b¹n bÌ vµ ®ång nghiÖp. Nh©n ®©y häc viªn xin bµy tá lßng tri ©n víi tÊt c¶ c¸c ®¬n vÞ vµ c¸ nh©n ®· gióp ®ì ®Ó häc viªn hoµn thµnh luËn v¨n. T¸c gi¶ luËn v¨n §ç ThÞ Minh H¶i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam 11 Bảng 2.2. Thành phần hóa học trong 100g củ khoai lang tươi và khô 12 Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thân lá khoai lang 13 Bảng 2.4. Diện tích khoai lang trên thế giới từ năm 2003-2007 26 Bảng 2.5. Năng suất khoai lang trên thế giới năm 2008 26 Bảng 2.6. Sản lượng khoai lang trên thế giới năm 2008 27 Bảng 2.7. Sản xuất khoai lang ở các Châu lục năm 2007 28 Bảng 2.8. Diện tích khoai lang phân theo địa phương (1000ha) 28 Bảng 2.9. Năng suất khoai lang phân theo địa phương (tấn/ha) 29 Bảng 2.10. Sản lượng khoai lang phân theo địa phương (1000tấn) 30 Bảng 4.1. Động thái tăng chiều dài thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 37 Bảng 4.2. Động thái tăng khối lượng tươi khô trong lá của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 38 Bảng 4.3. Động thái tăng khối lượng tươi, khô trong thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 39 Bảng 4.4. Động thái tăng khối lượng tươi, khô của củ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Đông 2008 40 Bảng 4.5. Năng suất củ, năng suất thân lá và năng suất sinh khối của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 41 Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái thân, lá và củ của các dòng khoai lang tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2009 43 Bảng 4.7. Động thái tăng chiều dài thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 45 Bảng 4.8. Động thái tăng khối lượng tươi, khô trong lá của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 48 Bảng 4.9. Động thái tăng khối lượng tươi, khô trong thân chính của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 50 Bảng 4.10. Động thái tăng khối lượng tươi khô trong củ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 52 Bảng 4.11. Sự tăng trưởng số củ qua các thời kỳ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 53 Bảng 4.12. Chỉ số T/R qua các thời kỳ theo dõi của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 56 Bảng 4.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 58 Bảng 4.14. Năng suất củ, năng suất thân lá và năng suất sinh khối của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 59 Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu năng suất của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 61 Bảng 4.16. Hàm lượng chất khô thân lá của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 63 Bảng 4.17. Hàm lượng tinh bột, hàm lượng protein và năng suất chất khô củ, năng suất tinh bột củ của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 65 Bảng 4.18. Chất lượng ăn nếm của các dòng khoai lang tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2009 66 Bảng 4.19. Mức độ nhiễm sâu hại của các dòng, giống khoai lang tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2009 68 Bảng 4.20. Hệ số tương quan giữa các tính trạng của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 69 Bảng 4.21. Đặc điểm của một số dòng, giống khoai lang ưu tú trong vụ Xuân 2009 71 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Khoai lang (Ipomoea batatas (L) Lam), là cây trồng quan trọng được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới như Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Ở Việt Nam khoai lang là một cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa, ngô và đứng thứ hai về giá trị kinh tế sau khoai tây. Khoai lang với thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng thích ứng rộng, được trồng ở khắp mọi nơi trên cả nước từ Đồng bằng đến miền núi và Duyên Hải Miền Trung… Khoai lang còn có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái và chân đất khác nhau. Trong số các cây lương thực, cây có củ giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực ở những nước nông nghiệp nghèo, chậm và đang phát triển (Trịnh Xuân Ngọ, Đinh Thế Lộc, 2004) [31]. Đặc biệt trong những năm mất mùa hạn hán hay ở những vùng sản xuất khó khăn, khoai lang là cây chủ lực giải quyết lương thực và thức ăn gia súc. Tại một số vùng sinh thái có điều kiện đặc biệt cây khoai lang được xếp ngang hàng thậm chí còn cao hơn cả lúa và có thể nói cây khoai lang là cây chủ lực, củ khoai lang được sử dụng khá đa dạng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của Liên Hợp Quốc, trên thế giới 77% khoai lang sử dụng làm lương thực, 13% làm thức ăn gia súc, 3% làm nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như: luộc để ăn sáng, làm mứt, làm bánh kẹo, nước giải khát, rượu, làm thuốc, dùng thay thế cho bột mì để làm bánh bích qui (Cúc Phương, 2005) [7]. Phần loại bỏ đi rất ít chiếm 6% (FAO, Horton, 1988) [11] phần thân lá ngọn vừa được sử dụng làm rau xanh cho con người đồng thời là nguồn thức ăn tốt cho chăn nuôi gia súc. Khoai lang trồng bằng dây, rất ít sâu bệnh nên chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích là rất thấp, mặt khác khoai lang có tiềm năng cho năng suất cao, thân lá khoai lang phát triển nhanh, mạnh nên có khả năng lấn át cỏ dại rất tốt. Ở một số địa phương như Bình Minh, Vĩnh Long hoặc Đak Nông, khoai lang mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Tỉnh Quảng Ngãi đang phát triển giống khoai lang tím Nhật Bản, mang lại lợi nhuận là 92 triệu đồng trên một hecta ( Những năm qua, công tác chọn tạo, nhân giống khoai lang ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều giống được công nhận là giống quốc gia và đưa vào sản xuất đại trà như: VX-37, VX93, HL3,, HL4, KL-5, KB1..., nhưng việc áp dụng giống mới vào các vùng trồng khoai chưa cao, chưa được đầu tư thâm canh và nguồn giống chưa đủ để đưa về các địa phương, vì vậy chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu của người nông dân. Trong những năm gần đây diện tích khoai lang có chiều hướng giảm xuống một cách rõ rệt. Trong đó, nguyên nhân chính là do năng suất và chất lượng khoai lang tăng lên một cách chậm chạp, hơn nữa với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người nông dân đã chọn lựa những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư thâm canh, nên việc phát triển mở rộng diện tích trồng khoai lang chưa được quan tâm phát triển. Sơn La là một tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn, diện tích trồng khoai của Sơn La từ năm 2000 đến 2007 dao động từ 585 - 760ha (Niên giám thống kê Sơn La 2007) [34] (cao nhất là năm 2000 đạt 760 ha và thấp nhất là năm 2005 đạt 585 ha nhưng diện tích trồng khoai lang của Sơn La hiện nay cũng có xu hướng giảm (giảm từ 760 ha năm 2000 xuống còn 651ha năm 2007). Một trong những lý do làm cho diện tích khoai lang giảm đi là do bộ giống khoai lang đang trồng còn hạn chế, năng suất không cao, khả năng chống chịu kém. Vì vậy, để góp phần chọn tạo các giống khoai lang năng suất cao, thích ứng tốt với điều kiện địa phương, đáp ứng được nhu cầu sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá và tuyển chọn một số giống khoai lang có triển vọng tại huyện Mai Sơn – Sơn La”. 1.2 Mục tiêu của đề tài - Khảo sát đánh giá một số dòng giống khoai lang được thu thập tại Viện CLT-CTP. -Trên cơ sở đó tuyển chọn được những dòng giống có năng suất cao chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất tại huyện Mai Sơn – Sơn La. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài nghiên cứu đánh giá và tuyển chọn giống khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng tốt. Trên cơ sở nghiên cứu sẽ xác định được những dòng tham gia thí nghiệm có triển vọng. Các kết quả đó là dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho các nhà chọn giống nghiên cứu và tham khảo, qua đó góp phần bổ sung nguồn giống khoai lang cho nghiên cứu và sản xuất đại trà ở Việt Nam. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đề xuất được một số giống khoai lang có triển vọng đáp ứng nhu cầu sản xuất tại Sơn La nói riêng và một số vùng trồng khoai lang trong cả nước nói chung. 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Giống nghiên cứu Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành đánh giá 11 dòng, giống khoai lang (Ipomoea batatas (Lam)). Trong tập đoàn giống khoai lang của Viện CLT-CTP - Gia Lộc - Hải Dương. Với 2 vụ: + Vụ Đông: Trồng tháng 9/2008 thu hoạch tháng 1/2009 + Vụ Xuân: Trồng tháng 2/2009 thu hoạch tháng 5/2009 1.4.2. Địa bàn và thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành thực hiện tại Trại thực hành rèn nghề Trường trung học Nông Lâm Sơn La từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. Phần 2. CƠ SỞ KHOA HOC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây khoai lang Cây khoai lang (Ipomoea batatas (Lam)) là cây hai lá mầm thuộc chi Ipomoea họ Bìm Bìm (Convolvulaceae) (Purseglove, 1974 [60]; Võ Văn Chi và CS, 1969) [6]. Là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột, đường, protein và vitamin cho con người, ngoài ra nó còn chứa một lượng đáng kể caroten là chất tiền vitamin A có tác dụng phòng chống một số bệnh về mắt. Khoai lang là cây rau lương thực đứng hàng thứ bảy trên thế giới sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn (FAO, 1992) [12]. Trong số cây có củ, khoai lang đạt sản lượng đứng thứ 2 trên thế giới (Bùi Huy Đáp, 1984) [3]. Theo số liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO, năm 2006) [14], toàn thế giới đã có 111 nước trồng khoai lang trên diện tích 8,99 triệu ha trong đó 95% tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân 13,72 tấn/ha, sản lượng 123,50 triệu tấn. Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay sẻ thùy chân vịt (Mai Thạch Hoành, 1998) [20], các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu, kem hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, kem, vàng nghệ, cam hay đốm tím... và khác nhau với khả năng đề kháng với sâu bệnh (Woolfe, J.A, 1992) [70]. Cây khoai lang được trồng trong phạm vi rộng lớn giữa vĩ tuyến 400 Bắc đến 320 Nam và lan đến độ cao 3.000m so với mặt nước biển (Woofe J.A, 1992) [70]. Tuy nhiên, cây khoai lang vẫn được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, Á nhiệt đới, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, nó được con người trồng cách đây trên 5.000 năm (Bùi Huy Đáp, 1961) [2]. Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe. Nó cũng được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người Phương Tây tới Polynesia. Cây khoai lang được đưa vào Trung Quốc năm 1594 và Papua Niu Ghinê khoảng 300 - 400 năm trước (Yên, D.E, 1974) [72]. Vào năm 1942 trong chuyến vượt biển đầu tiên của Christopher Clumbus đã tìm ra tân thế giới (Châu Mỹ) và phát hiện ra khoai lang được trồng ở Hispaniola và Cuba. Từ đó khoai lang mới thực sự lan rộng ở Châu Mỹ và sau đó được di thực đi khắp thế giới. Đầu tiên khoai lang được đưa về Tây Ban Nha, tiếp đó lan tới một số nước Châu Âu và được gọi là Batatas hoặc (Padada), sau đó là Spanish Potato hoặc (Sweet Potato). Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã du nhập cây khoai lang vào Châu Phi theo 2 con đường là từ Châu Âu và trực tiếp từ vùng bờ biển Trung Mỹ, sau lan sang Ấn Độ . Các thương gia Tây Ban Nha đã du nhập cây khoai lang vào Philippin (Yên, D.E, 1982) [73]. và từ Philippin vào Phúc Kiến Trung Quốc năm 1954, ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng khoai lang có thể vào Trung Quốc sớm hơn từ ấn độ hoặc Myanma, vào những năm 1563 (Ho và CS, 1994) [49]. Và ở nước ta khoai lang có thể được du nhập vào khoảng cuối thế kỷ 16 từ Phúc Kiến Trung Quốc (Vũ Đình Hòa, 1997) [66]. Người Anh đã đưa khoai lang vào Nhật Bản năm 1615 nhưng đã không phát triển được, đến năm 1674 cây khoai lang đã được tái nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. Hầu hết, các bằng chứng về khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử học đều cho thấy Châu Mỹ là khởi nguyên của cây khoai lang. Bằng chứng lâu đời nhất là những mẫu khoai lang khô thu được từ hang động Cilca Canyon (Peru) sau khi phân tích phóng xạ cho thấy có độ tuổi từ 8.000 đến 10.000 năm (Engel, 1970) [48]. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học về cây khoai lang còn được tìm thấy tại thung lũng Casma của Peru có độ tuổi xấp xỉ 2.000 năm trước công nguyên (Ugent, Poroski và Poroski, 1983 [65], Austin 1977, [40] OBrien, P.J 1972) và Yên, D.E 1982) [73], và cây khoai lang thực sự lan rộng ở Châu Mỹ khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân tới. Theo các tài liệu cổ xưa thì cây khoai lang gần như chắc chắn là cây trồng nhập nội và có thể được đưa và nước ta từ đảo Luzon, Philippin vào khoảng cuối đời nhà Minh (Viện Hán Nôm, 1995) [36]. Sách (Biên niên lịch sử Cổ Trung đại Viêt Nam 1987) [1] có ghi: “Năm 1558 (năm mậu ngọ), khoai lang từ Philippin được đưa vào nước ta, trồng đầu tiên ở An Trường, thủ đô tạm thời của đời Lê Trung Hưng (Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Như vậy, khoai lang đã có mặt và gắn bó ở nước ta cách đây khoảng 300 - 400 năm. 2.1.2. Đặc tính sinh vật học và yêu cầu sinh lý của cây khoai lang 2.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây khoai lang Khoai lang là cây trồng có khả năng sinh sản bằng hạt hay sinh sản hữu tính (Martin và Jones, 1973 [56]; Vũ Đình Hòa, 1996) [22]. Khoai lang có thể nhân vô tính rất dễ dàng ở các dạng: bằng thân, bằng ngọn và bằng củ. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nhân vô tính thường xuyên và lâu dài có thể làm cho giống bị thoái hóa. Cây khoai lang thích hợp với độ dài ngày, ngày ngắn là điều kiện thích hợp cho quá trình ra hoa của cây khoai lang. Tuy nhiên, các giống khác nhau có sự ra hoa phản ứng khác nhau. Một số giống ra hoa ở tất cả các mùa vụ, một số giống chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, trong khi đó một số giống không ra hoa trong bất kỳ điều kiện nào. Đặc tính ra hoa ở khoai lang mang gen trội được truyền lại cho các thế hệ sau và sự ra hoa không ảnh hưởng đến năng suất củ (Vũ Đình Hòa, 1994) [67]. Cây khoai lang từ trồng đến khi thu hoạch có thể trải qua 4 thời kỳ sinh trưởng và phát triển: mọc mầm ra rễ, sinh trưởng thân lá, phân cành kết củ và phình to của củ. Sự sinh trưởng và phát triển đó chủ yếu bao gồm các quá trình sinh trưởng phát triển thân lá và rễ củ. Giữa các thời kỳ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lúc bắt đầu chuyển sang thời kỳ phát triển mạnh về thân lá cũng là lúc mà rễ củ được phân hóa hình thành nhiều nhất, lúc thân lá phát triển đến mức cao nhất thì sự hình thành rễ củ giảm dần, và lúc đó được xem như số củ trên một giây cơ bản đã được ổn định, hai thời kỳ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa có tác dụng xúc tiến vừa có tác dụng khống chế lẫn nhau. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ tới các yếu tố tạo thành năng suất cây khoai lang. Thời kỳ mọc mầm ra rễ nếu điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm đầy đủ, đất tơi xốp, chất lượng dây giống tốt là những yếu tố đảm bảo cho quá trình mọc mầm ra rễ thuận lợi, tỉ lệ dây sống cao. Vì vậy xác định thời vụ và mật độ trồng thích hợp là hai biện pháp quan trọng quyết định đến số cây/ đơn vị diện tích. Thời kỳ phân cành kết củ, sự hình thành của rễ con đã giảm yếu, sinh trưởng thân lá dần dần tăng nhanh, bắt đầu xuất hiện hình thành nhiều cành nhánh, củ tiếp tục phân hóa hình thành, có một số củ đã biểu hiện rõ hiện tượng phình lớn lên, đến hết giai đoạn này số củ đã có xu hướng ổn định. Thời kỳ sinh trưởng thân lá nếu nhiệt độ cao, đất đủ ẩm là điều kiện tốt nhất. Ở thời kỳ này khoai đã phủ kín luống, sau đó dần dần giảm xuống, trọng lượng củ bắt đầu tăng nhanh rõ ràng có thể đạt được 30-40% tổng trọng lượng củ lúc thu hoạch. Giai đoạn lớn lên của củ, giai đoạn này sinh trưởng thân lá chậm dần, ngừng hẳn và đi đến giảm sút, lá xuống mã, cằn vàng do dinh dưỡng đã vận chuyển xuống củ. Trong lúc đó trọng lượng củ tăng lên rất nhanh. Điều kiện ngoại cảnh tốt nhất cho giai đoạn này là nhiệt độ và độ ẩm không quá cao, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa bề mặt luống khoai và độ sâu 10 - 30cm chênh lệch nhau rõ rệt thì có lợi cho sự phình to của củ. Nếu nhiệt độ cao quá, mưa nhiều, nhất là trong điều kiện đất đai phì nhiêu, giàu đạm thì thân lá sẽ bốc mạnh, ức chế quá trình tập trung chất vào củ. Sinh trưởng thân lá và phát triển củ là 2 thời kỳ quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vừa có tác dụng xúc tiến vừa có tác dụng khống chế lẫn nhau. Đó là mối quan hệ giữa thân lá và rễ củ, giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất và được biểu hiện bằng trị số T/R. Để khoai lang sinh trưởng phát triển tốt cần điều khiển cho tỉ lệ T/R tăng hay giảm phù hợp với từng đặc tính của từng loại giống. Tùy thuộc vào từng loại giống, giống lấy dây hay giống lấy củ là chủ yếu mà tỉ lệ T/R biến đổi khác nhau: với giống lấy thân lá là chủ yếu thì tỉ lệ T/R sớm đạt giá trị lớn hơn 1, nghĩa là khối lượng thân lá lớn hơn khối lượng rễ củ. Còn những giống lấy củ là chủ yếu thì tỉ lệ T/R đạt giá trị nhỏ hơn 1, thường từ giữa thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch có thể biến động từ 0,3 - 0,8, nghĩa là với những giống cho năng suất củ cao thời kỳ giữa và cuối khi thu hoạch vật chất khô phải ưu tiên tập trung vận chuyển về củ, đó chính là giai đoạn phình to của củ (Đinh thế Lộc và CS, 1979 [27]; Mai Thạch Hoành, 1998) [20]. Vì vậy phải điều chỉnh sao cho vật chất khô thời kỳ đầu tập chung để phát triển thân lá, thời kỳ sau phải tập chung cho sự phát triển của củ. Nếu thời kỳ cuối thân lá phát triển mạnh thì năng suất của củ sẽ giảm. Số củ trên cây được quyết định bở thời kỳ phân cành kết củ. Trong thời kỳ này các yếu tố ngoại cảnh trong đó ẩm độ, độ thoáng của đất và liều lượng phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến số củ hình thành trên cây. 2.1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây khoai lang * Nhiệt độ Cây khoai lang có nguồn gốc nhiệt đới nên trong quá trình sinh trưởng cây cũng yêu cầu ôn độ cao, không chịu rét lạnh, cần thời tiết ấm áp. Nhiệt độ thích hợp nhất cho khoai lang phát triển là trong khoảng từ 20 - 280C. Trong điều kiện nhiệt độ từ 100C đến 150C hoặc thấp hơn nữa thì khả năng phân hóa và hình thành củ hầu như không diễn ra (Spence và Humphris, 1972) [63]. Nhiệt độ càng cao đặc biệt trong điều kiện đủ nước và chất dinh dưỡng thân lá phát triển càng tốt, sự hình thành củ thuận lợi do đó số củ/cây càng nhiều. Tuy nhiên, tốc độ lớn của khoai lang còn phụ thuộc vào biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, chênh lệch này càng lớn thì càng có lợi cho sự lớn lên của củ (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004) [31]. Nhưng nếu như nhiệt độ cao quá nhất là trong điều kiện đất ẩm nhiều, giàu đạm thì sẽ làm cho sự phát triển thân lá bốc quá mạnh, ức chế quá trình tập chung chất vào củ, hoạt động của tượng tầng sẽ yếu, mức độ hóa gỗ của tế bào trung tâm lại mạnh. Và nhiệt độ quá thấp thân lá sẽ phát triển xấu, quá trình tổng hợp chất hữu cơ về sau kém cũng ảnh hưởng đến quá trình tập trung chất dinh dưỡng về củ. Vì vậy tùy từng giai đoạn sinh trưởng của khoai lang mà ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ khác nhau. Ở miền Bắc nước ta do có mùa đông lạnh nên khoai lang vụ Đông Xuân thường bị ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp trong giai đoạn phân cành ra củ, vì vậy khi trồng cần có biện pháp chống rét, tránh trồng vào ngày có nhiệt độ thấp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bén rễ, mọc mầm của cây. Khoai lang vụ Đông cần tranh thủ trồng sớm tạo điều kiện cho thân lá sinh trưởng và củ phát triển trong giai đoạn nhiệt độ còn cao. * Nước Nhu cầu về nước đối với khoai lang trong từng thời kỳ sinh trưởng phát triển là khác nhau. Thời kỳ đầu: Sự đòi hỏi về hàm lượng nước chưa nhiều, yêu cầu độ ẩm đất thời kỳ này từ khoảng 65 - 75%, nếu ẩm độ cao quá (>90%) thì thuận lợi cho quá trình nảy mầm nhưng ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành củ. Thời kỳ phát triển thân lá: Cây cần nhiều nước phục vụ cho quá trình tạo thành và tích lũy chất khô trong thân lá. Thời kỳ phình to của củ: Quá trình phát triển tập trung chủ yếu vào sự vận chuyển, tích lũy vật chất hữu cơ từ thân lá vào củ, và để củ phát triển thuận lợi thì giai đoạn này cũng cần đảm bảo độ ẩm đất 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004) [31]. * Đất đai và dinh dưỡng Khoai lang cây trồng có phạm vi thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau: đất cát, đất thịt nặng, đất bạc màu, đất đồi núi, đất cát ven biển. Nhưng phát triển tốt nhất trên đất cát pha tơi sốp, màu mỡ và thoáng khí. Theo ý kiến của (Lưu Bảo Nhiệm, 1963) thì tỷ lệ cát pha là 3 sét + 7 cát và 4 sét + 6 cát là tốt. Đất nhiều cát quá sẽ giữ nước kém, mất nước nhanh, khi trời nắng nhiệt độ đất quá cao dễ bị sùng hà. Đất thịt nặng quá củ khoai lang thường méo mó chậm chín, phẩm chất giảm, nước nhiều khó bảo quản, đất thịt dí chặt và khô hạn, hoạt động của tượng tầng tuy có mạnh nhưng đồng thời mức độ hóa gỗ của tế bào trung tâm cũng lớn; như vậy dễ hình thành rễ đực và rễ cám. Khoai lang chịu mặn tương đối khỏe, biên độ ph trồng khoai tương đối cao từ 4,2 - 8,3 nhưng khoai lang phát triển tốt vào những độ pH 5 - 6, đất hơi chua khoai mọc tốt. 2.2. Thành phần dinh dưỡng của cây khoai lang Khoai lang chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể gọi các loại khoai là rau vì nó cung cấp cho cơ thể caroten và vitamin C, nhưng là rau đặc biệt vì nó có chứa hàm lượng các chất sinh nhiệt cao. Vì chứa nhiệt lượng cao, nên các loại khoai có thể thay được 1 phần lương thực. Nếu cần 1000Kcal, phải ăn trên 4kg rau muống, trong khi đó, nếu ăn khoai lang tươi, chỉ cần 800gr. Trong 100gr khoai lang khô có nhiệt lượng tương đương 100gr gạo. Tuy nhiên, vì lượng protein rất thấp nên ăn khoai lâu dài sẽ dễ dẫn đến thiếu protein. Giá trị của khoai là vừa có phần thay lương thực lại có phần là rau (caroten, vitamin C) mà ở lương thực không có. Kết quả phân tích của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y Tế (NXB Y học Hà Nội, 2000) [38] cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng trong củ khoai lang tươi so với khoai lang khô, các loại củ khác với gạo tẻ và rau muống là cao hơn hẳn (Bảng 2.1) Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam Thành phần dinh dưỡng Khoai lang tươi Khoai lang nghệ tươi Khoai môn Khoai sọ Khoai tây Khoai lang khô Gạo tẻ Rau muống Năng lượng (Kcal) 119 116 109 114 92 333 344 23 Protein (g) 0,8 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 7,9 3,2 Lipit (g) 0,2 0,3 0,2 0,1 - 0,5 1,0 - Gluxit (g) 28,5 27,1 25,2 26,5 21,0 80 76,2 2,5 Xơ (g) 1,3 0,8 1,2 1,2 1,0 3,6 0,4 1,0 Can-xi (mg) 34 36 44 64 10 - 30 100 Phốt pho (mg) 49 56 44 75 50 - 104 37 Sắt (mg) 1,0 0,9 0,8 1,5 1,2 - 1,3 1,4 Caroten (mcg) 150 1470 - 10,0 29 - - 2280 VTM B1 (mg) 0,05 0,12 0,09 0,06 0,1 0,09 0,1 0,1 VTM B2 (mg) 0,05 0,05 0,03 0,03 0,05 0,07 0,03 0,09 VTM PP (mg) 0,6 0,6 0,1 0,1 0,9 - 1,6 0,7 VTMC (Mg) 23 30 4 4 10 - - 23 Nguồn: Thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Bộ Y Tế NXB Y học Hà Nội, 2000 Trong những năm chiến tranh thiếu thốn khoai lang được coi là nguồn lương thực chính của nhân dân một số vùng, được mệnh danh là sâm của người nghèo và là nguồn thức ăn tinh chủ yếu cho chăn nuôi, bởi nó chứa đủ chất dinh dưỡng chính như đường, tinh bột, protein, các vitamin khoáng chất. Phân tích của Viện Vệ sinh Dịch tễ và Viện Nghiên cứu Kỹ thuật ăn mặc (Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần, 1972; Nguyễn Đạt và Ngô Văn Tân, 1974) [4], cho thấy: Về thành phần hóa học, trong 100g củ khoai lang tươi có 68g nước, 0,8g protit, 0,2g lipit, 28,5g gluxit (24,5g tinh bột, 4g glucoza), 1,3g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 122 calo. Ngoài ra trong khoai lang tươi còn có nhiều vitamin và muối khoáng (34mg canxi, 49,4 g photpho, 1mg sắt, 0,3mg caroten, 0,05mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,6mg vitamin PP, 23mg vitamin C (Bảng 2.2). Bảng 2.2. Thành phần hóa học trong 100g củ khoai lang tươi và khô Chỉ tiêu Loại khoai Nước (g,%) Gluxit (g,%) Protein (g, %) Lipit (g, %) Xenlulo (g, %) Tro (g, %) Khoai lang tươi 68 28,5 0,8 0,2 1,3 1,2 Khoai lang khô 11 80,0 2,2 0,5 3,6 2,7 Khi phơi khô, rút gần hết nước, giá trị dinh dưỡng của khoai tăng hơn nhiều. Trong 100g khoai lang khô có 11g nước, 2,2g protit, 0,5 lipid, 80g gluxit, 3,6g xenluloza, cung cấp cho cơ thể tới 342 calo (Bảng 2.2). Như vậy, khoai lang là một lương thực/thực phẩm tốt, rất giàu tinh bột, nên thường được dùng làm lương thực nuôi sống con người và làm nguyên liệu phục vụ cho chế biến công nghiệp. Đối với ngọn làm rau xanh, trong 100g có 91,9g nước, 2,6g protit, 2,8g gluxit, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg phốtpho, 11mg vitamin C. Phùng Huy, Trịnh Viết Tỳ 1980 [23] và Bùi Huy Đáp, 1984) [3] công bố kết quả phân tích như sau: Thân lá khoai lang có 1,21% chất tươi Protein và 10,06 chất khô, 16,50% chất tươi và 38,40% chất khô, riêng hàm lượng lipit trong thân lá khoai lang tươi có tỷ lệ cao hơn trong thân lá khoai lang khô (Bảng 2.3). Vì vậy cũng như kết quả nghiên cứu của (Bùi Huy Đáp, 1984 [3]; Đinh Thế Lộc và CS, 1979) [27] ta có thể kết luận, dây lá khoai lang là một trong những nguồn thức ăn không những chỉ phục vụ được cho chăn nuôi mà còn là sản phẩm rau sạch và giàu vitamin cho bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thân lá khoai lang Chỉ tiêu Loại củ Protein (%chất khô) Lipit (% chất khô) Gluxit (%chất khô) Dây khoai tươi 1,21 3,40 16,50 Dây khoai khô 10,06 2,10 38,40 Vì có giá trị dinh dưỡng cao nên ngoài sử dụng ăn tươi thì vào những mùa đông giá rét khô hanh, hiếm rau, khi thu hoạch đại trà trong vụ Xuân và Đông Xuân người dân còn băm thân lá khoai lang phơi khô cất trữ để dùng dần những lúc khan hiếm thức ăn gia súc. * Chất khô Hầu như phần lớn các loại củ đều có hàm lượng nước cao, khoai lang cũng vậy. Do có hàm lượng nước cao nên hàm lượng chất khô thường thấp, trung bình hàm lượng chất khô trong khoai lang xấp xỉ khoảng 25 - 30% và có biến động lớn phụ thuộc vào các giống, thời tiết khí hậu, tính chất đất đai và kỹ thuật trồng trọt mỗi mùa vụ (Giáo trình cây lương thực, 1968) [8]. Chất khô của khoai lang chứa 60 - 70% tinh bột và 80 - 90% Hydratcacbon. Theo (Anon, 1981) [39], các dòng khoai lang trồng ở Đài Loan có hàm lượng chất khô biến động từ 13,6 - 35,1%. Còn tại Braxin, hàm lượng chất khô của 18 dòng giống khoai lang biến động từ 22,9 % đến 48,2% (Cedera và CS, 1982) [45] và từ 21% - 39% của các dòng giống trồng ở các nước Nam Thái Bình Dương (Bradbury và Hollway), 1988 [42]. Ở Việt Nam theo tác giả (Lê Đức Diên và Nguyễn Đình Huyên, 1966) [9], cho thấy hàm lượng chất khô của 25 giống khoai lang biến động từ 18,4% - 41,5 %, trong đó nhóm có năng suất cao, chất lượng kém biến động từ 18,4% - 23,7%, nhóm có chất lượng tốt biến động từ 32,5% - 34,7% và nhóm có năng suất thấp, chất lượng kém biến động từ 21,8% - 31,1%. Ở Miền Nam, hàm lượng chất khô của khoai lang biến động từ 27,5% -34,4% (Hoàng Kim và CS, 1990) [25]. Khi nghiên cứu các giống trồng trong điều kiện vụ Đông và vụ Hè cho thấy hàm lượng chất khô biến động từ 23,4% - 33,8% (vụ Đông) và 23,0% -33,0% (vụ Hè), (Vũ Tuyên Hoàng và CS, 1990) [19]. * Tinh bột Tinh bột là thành phần quan trọng của gluxit. Trung bình tinh bột chiếm tới 60 - 70% chất khô (Woolfe, 1992 [70]; Palmer, 1982) [58]. Hàm lượng tinh bột biến động mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giống là quan trọng nhất. Theo (Cedera và CS, 1982) [45]. tại Braxin 18 giống khoai lang trồng ở 1 địa điểm có hàm lượng tinh bột biến đổi từ 42,6% - 78,7% chất khô. Còn ở Philippines và Mỹ, hàm lượng tinh bột biến động từ 33,2% - 72,9% chất khô. Theo (Truong Van Den, Bienman và Marlett, 1986) [64]. Nếu tính theo chất tươi thì củ khoai lang có hàm lượng tinh bột trung bình là 18%. Ở Ấn Độ, trên 31 giống có hàm lượng tinh bột biến động từ 11% - 25,5% chất tươi (Shanmugan và Venugopal, 1975) [62]. Ở Đài Loan trong 272 giống có hàm lượng tinh bột biến động từ 7% - 22,2% chất tươi (Li và Liao, 1983) [54]. Ở 75 giống của Thái Lan biến động từ 4,1% - 26,7% chất tươi (Prabhudham và CS; 1987) [59] và 164 dòng, giống tại vùng Nam Thái Bình Dương biến động từ 5,3% - 28,4% chất tươi (Bradbury và Hollway, 1988) [42]. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu 50 mẫu giống khoai lang thấy hàm lượng tinh bột trong củ biến động từ 52,3% - 75,4% chất khô và 10,6% - 31,2% chất tươi (Lê Đức Diên, Nguyễn Đình Huyên, 1967) [10]. Theo (Vũ Tuyên Hoàng và CS, 1994) [18] ở 5 giống trồng vụ Đông có hàm lượng tinh bột biến động từ 16,8% - 25,4% chất tươi. Và (Ngô Xuân Mạnh, 1996) [28] khi nghiên cứu 28 dòng giống khoai lang cho thấy các giống khoai lang trồng vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam, nói chung có hàm lượng tinh bột thấp, biến động từ 11,56% - 17,48% chất tươi và các dòng giống khoai lang này trồng ở vụ Xuân Hè có hàm lượng tinh bột cao hơn ở vụ Đông từ 1,02 - 1,40 lần. Ngoài các yếu tố giống, thì các yếu tố di truyền và các yếu tố khác như nơi trồng, vụ mùa trồng, cường độ chiếu xạ ngày đêm của từng mùa vụ và chế độ bón phân cũng có ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột của củ khoai lang. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả (Bradbury và Hollway, 1988) [42] hàm lượng tinh bột trung bình của 8 giống biến động từ 13,1% - 15,9% khi trồng ở 4 địa điểm khác ._.nhau và của 15 giống biến động từ 17,1% - 18,5% giữa 2 năm trồng khác nhau. Vì vậy ta có thể khẳng định các tương tác giữa giống với nơi trồng và giữa giống với năm trồng có ý nghĩa cao, do vậy, việc trồng thí nghiệm các giống ở các địa điểm khác nhau và các năm khác nhau là quan trọng để xác định giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ cụ thể. * Gluxit Thành phần chủ yếu của khoai lang là gluxit, trong tổng lượng chất khô của cây khoai lang gluxit chiếm tới 80% - 90% và 24% - 27% chất tươi (Woolfe, 1992) [70]. Gluxit bao gồm tinh bột, đường (glucoza, fructoza, sacaroza, mantoza) và các hợp chất pectin, hemixenluloza và xenluloza (chất xơ) với lượng thấp hơn. Thành phần các chất này thay đổi phụ thuộc vào giống, tuổi chín của củ, thời gian bảo quản, sử dụng hay chế biến. Trong quá trình bảo quản sau thu hoạch và chế biến, thành phần gluxit sẽ ít nhiều bị thay đổi. Theo (Wollfe 1992) [70] nơi trồng với các điều kiện sinh thái cụ thể hình như là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến từng loại gluxit. Và trong quá trình sinh trưởng, phát triển gluxit trong khoai lang biến đổi không ngừng từ dạng này sang dạng khác (Bùi Huy Đáp, 1984 [3]; Nguyễn Đặng Hùng và Vũ Thị Thư, 1993) [16]. * Đường Hàm lượng đường trong khoai lang khá giàu, nó bao gồm cả đường monoxacazit lẫn polyxacarit. Hàm lượng đường này có thể biến đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như: Bản chất di truyền của giống, các dạng củ khác nhau và cũng có ý kiến cho rằng giống mới là yếu tố quan trọng nhất làm cho hàm lượng đường trong khoai lang thay đổi. Các giống ở Philippines có hàm lượng đường tổng số biến động từ 5,6% - 38,3% chất khô (Truong Van Ben, Bienman và Marlett, 1986) [64]. Tại Puerto Rico, hàm lượng đường biến động từ 6,3% - 23,6% chất khô từ các dạng lương thực qua các dạng trung gian đến ăn tươi (Martin và Deshpande, 1985) [55]. Trên cơ sở khối lượng chất tươi các giống từ các vùng của Nam Thái Bình Dương hàm lượng đường tổng số biến động từ 0,38% - 5,64% (Bradbury và Hollway, 1988) [42], và các giống ở Mỹ biến động từ 2,9% - 5,5%. Ngoài các yếu tố trên thì quá trình thu hoạch và bảo quản cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất rõ đến quá trình thay đổi hàm lượng đường trong củ khoai lang. Thời gian cất trữ càng dài, hàm lượng đường tổng số trong củ càng cao. Theo (Martin và CS, 1985) [55], hàm lượng đường tổng số ở củ thu hoạch sau 6 tháng cao hơn so với củ thu hoạch lúc 4 tháng. Ngoài các đường monoxacazit, dixacarit có trong khoai lang thời gian gần đây người ta còn quan tâm đến một số oligoxacazit khác, đặc biệt là raffinoza, stachyoza và verbascoza có liên quan đến hiện tượng đầy hơi khó tiêu ở một số người sau khi sử dụng khoai lang (Bradbury và Hammer, 1985) [43]. Những oligoxacazit trên có tác dụng ức chế men tiêu hóa trip-xin, vì vậy Dai Peter và CS đã khuyến cáo người sử dụng khi chế biến khoai lang nên nấu kỹ hoặc ủ yếm khí củ, thân lá trước khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn để tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. * Xơ tiêu hóa Xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, tăng thải Cholesterol, đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng có khả năng phòng chống một số bệnh như: Ung thư ruột kết, đái đường, tim, táo bón và các bệnh tiêu hóa khác (Collins, 1985 [47]; Woolfe, 1992) [70]. Xơ tiêu hóa bao gồm các hợp chất pectin, celluloza, hemicenlluloza; hàm lượng xơ tiêu hóa trong khoai lang thay đổi phụ thuộc vào giống, điều kiện đất đai ở đảo Tonga, xơ trong các giống khoai lang chiếm 4% tổng chất tươi, còn ở Mỹ xơ chiếm 3,6% tổng lượng chất tươi (Đinh Thế Lộc và CS, 1968) [26]. Đặc biệt trong chăn nuôi đại gia súc, xơ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn. * Protein Hàm lượng protein trong khoai lang không cao, ở khoai lang tươi hàm lượng protein chiếm khoảng 0,8%, và 2,2% ở khoai lang khô. Nhưng do năng suất thu hoạch cao nên sản lượng protein thu được trên đơn vị diện tích không thua kém các loại cây trồng khác (Woolfe, 1992) [70]. Đặc biệt protein của khoai lang thuộc loại có giá trị dinh dưỡng cao, gồm đầy đủ 8 loại axit amin không thay thế rất cần thiết cho con người (Đinh Thế Lộc và CS, 1979) [27]. Tuy protein khoai lang chứa đầy đủ các axit amin nhưng nó có hạn chế bởi thiếu axit amin chứa S và Lizin. Ví dụ ở giống khoai lang Lim trồng ở Việt Nam là giống bị hạn chế về 2 loại axitamin này (Nguyễn Quốc Khang và Lê Doãn Diên, 1984) [24]. * Các vitamin Trong khoai lang hàm lượng vitamin C chiếm tỉ lệ khá cao (axit ascorbic) và chứa một lượng vừa phải thiamin (vitaminB1, Riboflavin (vitamin B2) vitamin B6, axit pantothenic (vitamin B5), axit foclic và caroten (tiền vitamin A). Hàm lượng caroten cao hay thấp phụ thuộc vào từng giống, theo (Wang và Lin, 1989) [69] các giống khoai lang Đài Loan có hàm lượng caroten biến động từ 0,4mg - 24,8mg/100g chất tươi ở các giống có màu sắc ruột củ thay đổi từ trắng đến vàng da cam. Ở nước ta theo số liệu công bố của Viện dinh dưỡng (dựa trên số liệu của bảng thành phần dinh dưỡng của FAO dùng cho vùng Đông Á) các loại khoai lang khác nhau có hàm lượng vitamin C biến động từ 23mg/100g chất tươi ở củ khoai lang ruột trắng đến 30mg/100g chất tươi ở củ khoai lang ruột vàng. * Các chất khoáng Vai trò chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng nó tham gia vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protit, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia chức phận nội tiết, điều hoà chuyển hóa nước trong cơ thể... Các khoáng chất có nhiều ở các loại thực phẩm có nguồn gốc, động vật và thực vật, trong khoai lang hàm lượng một số nguyên tố như: Ca, Fe, Mg, Zn và Mn thường có ở vỏ củ cao hơn ở thịt củ, hàm lượng tro trung bình 1% chất tươi (khoảng 3 - 4% chất khô), hàm lượng K, Photpho, Ca, Na là những nguyên tố khoáng có tỉ lệ cao nhất trong củ khoai lang (Woolfe, 1992) [70]. Hàm lượng khoáng chất cao hay thấp còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai, giống, tỉ lệ phân bón và cách sử dụng chế biến. 2.3. Những nghiên cứu khoai lang trên thế giới và trong nước 2.3.1. Nghiên cứu vật liệu khởi đầu Trong công tác lai tạo giống, việc duy trì và bảo quản tập đoàn giống địa phương - nguồn vật liệu khởi đầu luôn được tiến hành thường xuyên. Tại các Viện nghiên cứu của các Quốc gia trong và ngoài nước các mẫu giống khoai lang luôn được duy trì. Theo số liệu thống kê trong bản danh mục về tập đoàn khoai lang năm 1980, do Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPGRI) lưu giữ thì tập đoàn này bao gồm 6.900 mẫu khoai lang. Ở Nhật Bản năm 1993 duy trì tới 3.455 dòng, giống (Komaki, 1994) [53], trong khi đó ngân hàng gen khoai lang của Philippin hàng năm lưu giữ được 2.777 mẫu giống (Bascusmo, Acedo, Mariscal và Oracion,1994) [41]. Tại nhiều Viện nghiên cứu ở Trung Quốc, số lượng giống trong tập đoàn lưu giữ lên tới 3.000 mẫu và luôn được duy trì trên các ruộng, duy trì bằng invitro và bảo quản bằng invitro (Xiao-Ding, Wang,Wu, Sheng, 1994) [71]. Việc khảo sát qũi gen khoai lang không những mô tả về đặc trưng hình thái của các mẫu giống, tất cả các mẫu giống đều được khảo sát về khả năng cho năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất, hàm lượng chất khô, khả năng chống chịu bọ hà và một số đặc tính khác. Qua khảo sát vật liệu khởi đầu của Trung tâm Khoai tây Quốc tế thì trung tâm này cho biết ở khoai lang có sự phong phú đa dạng về các tính trạng số lượng, năng suất củ, hàm lượng chất khô, khả năng chống chịu bọ hà... Đây chính là những tính trạng quan trọng được các nhà nghiên cứu sử dụng trong công tác lai tạo giống khoai lang, nhằm tạo ra nhiều giống khoai lang năng suất cao phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh nhằm góp phần làm phong phú nguồn giống mới đáp ứng được nhu cầu sản suất của người nông dân. 2.3.2. Nghiên cứu về giống khoai lang Cây khoai lang là cây lục bội (2n = 90), với số nhiễm sắc thể cơ bản là X = 15. Loài khoai lang trồng (Ipomoea batatas) với bộ nhiễm sắc thể 2n = 6x = 90. Theo (Yen 1982) [73] cho rằng khoai lang có thể là một lục bội hỗn hợp có tính chọn lọc cao, nhờ đặc tính giao phấn và thường không có hoặc có thì rất yếu khả năng tự thụ phấn do tính tự bất hợp. Vì vậy cây khoai lang có tính dị hợp tử cao, luôn có sự biến động rất lớn về nhiều tính trạng. Từ khoảng những năm 1980 đến nay, phương pháp lai tạo giống khoai lang đã được các nhà khoa học Việt Nam ứng dụng để cải tiến năng suất và chất lượng. Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành và cộng sự đã tiến hành lai hữu tính và chọn lọc các giống khoai lang ngắn ngày, chịu rét và đã đưa ra nhiều giống khoai lang như: K1( số 59), K2 ( số 8), và K4 (V15-70) có năng suất cao hơn các giống đang trồng phổ biến khác. Giống khoai lang K1 (số 59) được chọn tạo từ năm 1981, là giống có năng suất cao, ngắn ngày, khả năng chịu rét tốt đã được trồng phổ biến rộng trong những năm 1985-1990. (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành và cộng sự, 1990). [19]. Trong những năm gần đây, trong sản xuất phổ biến nhất vẫn là các giống Chiêm Dâu, Hoàng Long, Số 8 ở Miền Bắc, Hoa Bắc 48, Tự nhiên ở Miền Trung và các giống Truồi Sa, Đà nẵng, Bí Đà Lạt ở Miền Nam. Giống Khoai lang K2 (số 8) được lai tạo từ dòng mẹ 1b Miền Nam và giống bố Bất Luận Xuân từ năm 1981. Là giống có năng suất cao, chịu rét khá và thích ứng rộng ở vụ Đông. Hiện nay, giống khoai lang số 8 được trồng tương đối phổ biến ở hầu hết các tỉnh Đồng Bằng vùng Bắc Bộ nhất là Thái Bình và Hải Dương (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành và cộng sự, 1990) [19]. Giống khoai lang K4 (V15-70) được lai tạo từ phương pháp thụ phấn tự do của giống mẹ V15-70 có ngồn gốc từ Phillippin. K4 là giống khoai lang có năng suất khá, chất lượng ăn nếm rất ngon, đã phát triển ở nhiều địa phương vùng trung du, miền núi từ năm 1990 đến nay, nhưng khả năng thích ứng còn hẹp. Chất lượng củ ngon, nhưng giảm nhanh sau khi thu hoạch (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành và cộng sự, 1994) [18]. Giống khoai lang 143 được chọn lọc từ tổ hợp lai CN 1510-25 và Xushu 18 từ vụ đông 1990. Giống khoai lang 143 có khả năng sinh trưởng thân lá tốt, vụ Đông và vụ Xuân đều cho năng suất cao và ổn định, đạt 25-27 tấn/ha. Hàm lượng củ khô đạt 29,6%, chất lượng ăn tươi ngon và được người tiêu dùng chấp nhận( Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1994) [18]. Các giống VX37-1, VX37-2, VX37-3, VX37-5 và VX37-6 đã dược Trung tâm giống cây trồng Việt - Xô, Hà Nội nhập nội từ Đài Loan và giới thiệu khá rộng rãi trong những năm 1990-1998. Trong đó, giống VX37-1 đã được công nhận Quốc gia. Giống VX37-1 còn có khả năng ra hoa và kết hạt rất tốt nên còn được ứng dụng trong công tác lai tạo. Giống khoai lang KL-5 được chọn tạo từ quần thể hạt thụ phấn tự do của giống Số 8, với mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giống khoai lang KL-5 có khả năng sinh trưởng mạnh, thích hợp với các thời vụ khác nhau, đặc biệt vụ Đông. Giống khoai lang KL-5 đạt năng suất sinh khối cao hơn đối chứng Hoàng Long trên 50%. Thân lá và củ của khoai lang KL-5 mềm, ngọt, có thể đáp ứng tốt nhu cầu làm thức ăn gia súc. Ngoài ra, giống KL-5 còn có khả năng tái sinh nhanh, rất thích hợp với phương pháp thu hoạch theo kiểu cắt tỉa định kỳ (Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1998) [15]. Giống khoai lang K51 được lai giữa giống CN 1028-15 với giống Số 8 từ năm 1990 và được công nhận giống quốc gia năm 2002. Giống K51 có thời gian sinh trưởng khá ngắn, có thể thu hoạch 90 ngày sau trồng ở tất cả các vụ trong năm. Năng suất của K51 đạt 20-30 tấn/ha. Giống khoai lang K51 có khả năng chịu rét tốt trong điều kiện vụ Đông. Nhược điểm của giống K51 là chất lương củ còn thấp, tỷ lệ chất khô đạt khoảng 20% (Mai Thạch Hoành và các cộng sự, 2002). Nghiên cứu hệ số di truyền của một số tính trạng số lượng nhằm ứng dụng cho chọn tạo giống khoai lang, Quách Thị Quế đã đến kết luận đối với chất khô thành phần phương sai di truyền cộng đóng vai trò quan trọng hơn thành phần phương sai không cộng. Các tính trạng hàm lượng chất khô, khối lương trung bình củ và số củ/cây có hệ số di truyền nghĩa hẹp cao, chọn lọc theo kiểu hình sẽ đạt hiệu quả cao (Quách Thị Quế và cộng sự) [24]. Các nhà nghiên cứu chọn giống trên thế giới thấy rằng trong quá trình phân bào giảm nhiễm luôn có sự cặp đôi của cặp nhiễm sắc thể tương đồng (Bacusmo, Acedo,Mariscal and Oracion, 1994) [41]. Vì vậy những giả thuyết về di truyền số lượng sử dụng với các dạng cây lưỡng bội cũng có thể áp dụng đối với cây khoai lang thông qua phương pháp lai hữu tính, nhất là lai xác định (Jones, 1994) [50]. Chọn giống khoai lang mang đặc điểm của cả cây sinh sản vô tính lẫn sinh sản hữu tính (Vũ Đình Hòa, 1996) [22], nên chọn giống khoai lang có thể bằng 2 cách: Chọn dòng vô tính tốt nhất bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo hoặc đột biến tự nhiên làm cây khởi nguyên của giống dòng vô tính mới. Lai kiểm soát, thụ phấn tự do trong vườn đa giao hoặc giao phao phấn tự do hoàn toàn và lai xa. Cây tốt nhất từ hạt được nghiên cứu chọn ra làm dạng khởi nguyên cho giống dòng vô tính mới vì mỗi cây con có đặc điểm di truyền khác với tất cả các cây khác và đều có khả năng trở thành một giống mới. Ở cây khoai lang có ba phương pháp tuyển chọn để thu nhận giống cải tiến: Thông qua đánh giá, chọn lọc từ nguồn gen (tập đoàn) địa phương để thu nhận giống. Nhập nội các giống tốt ở các nước khác nhằm đánh giá chọn lọc trong điều kiện sinh thái cụ thể của từng vùng và phổ biến rộng vào sản xuất những giống thích hợp nhất. Đây là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất trong việc đưa ra các giống mới vào sản xuất. Bằng con đường này, hàng loạt các giống mới nhập nội được tuyển chọn thay thế dần các giống cũ địa phương năng suất chất lượng kém không phù hợp với sản xuất hiện nay. Chọn tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến cảm ứng và lai nhằm tạo ra vật liệu mới, rồi tiến hành chọn lọc. Đột biến cảm ứng ở khoai lang được quan tâm nhiều do cây khoai lang có mức đa bội thể cao nên khi bị các tác nhân xử lý làm cấu trúc không bền vững thay đổi, bị phá vỡ, gây ra những biến dị mới. Tuy nhiên, các biến dị đột biến ở các yếu tố cấu thành năng suất thường xuất hiện với tần suất thấp, chủ yếu ở các tính trạng: màu sắc vỏ và thịt củ. Ngày nay người ta chủ yếu chọn giống đột biến theo hướng biến đổi dạng cây, hướng tăng hàm lượng chất khô và tinh bột với các tác nhân gây đột biến là tia X, tiaצ với liều lượng sử lý là 50 - 150 Gy (Đinh Thế Lộc và CS, 1979) [27]. Việc tạo giống khoai lang bằng phương pháp lai tạo truyền thống thường khó thực hiện vì các giống thường bất thụ. Vì vậy, để lai tạo giống (dòng) mới, một số tiếp cận khác như lai sô-ma và chuyển nạp gen đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Khoai lang là cây trồng hấp dẫn - được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu về nông nghiệp phân tử vì nó có năng suất sinh khối rất cao. Sự phát triển ở lĩnh vực công nghệ di truyền thời gian gần đây hứa hẹn khả năng sản xuất từ khoai lang chuyển gen nhiều loại phân tử sinh học khác nhau như acid béo, các phân tử polypeptide dược phẩm, enzym công nghiệp, và chất dẻo có khả năng phân hủy sinh học. Ngoài ra, có thể sử dụng phôi sôma khoai lang trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân tạo. Mô sẹo và tế bào huyền phù có khả năng sinh phôi là những nguồn nguyên liệu lý tưởng cho các nghiên cứu chuyển nạp gen. Tuy nhiên, cây khoai lang có đáp ứng không cao đối với nuôi cấy tái sinh invitro do phụ thuộc rất nhiều về kiểu gen. Do vậy, mục đích nghiên cứu này nhằm xây dựng môi trường thích hợp cho việc tái sinh invitro cây khoai lang qua con đường sinh phôi. 2.4. Tình hình sử dụng và chế biến khoai lang trong và ngoài nước 2.4.1. Sử dụng và chế biến khoai trên thế giới Trên thế giới đại đa số các nước trồng khoai lang đều sử dụng cả hai bộ phân thân lá và củ cho việc sử dụng làm lương thực hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của mình. (Collins và Walter, 1985 [47]; Woolfe, 1992 [70]; Kay, 1985 [52], Sakamoto và Bouwkamp, 1985) [61] cho rằng có các hướng chế biến khoai khoai lang sau: chế biến các món ăn trực tiếp cho con người, chế biến công nghiệp và chế biến thức ăn cho gia súc. Phần lớn khoai lang được bảo quản và tích trữ trong một thời gian nhất định bằng cách thái lát rồi phơi khô. Khoai khô có thể nghiền thành bột để làm bánh, chế biến tinh bột hoặc sản xuất cồn, rượu. Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và Nhật đã xây dựng qui trình sản xuất công nghiệp bánh nổ và bánh miếng nhỏ khô (Woolfe, 1992) [70]. Ngoài ra, ở Mỹ, Oxtraylia, Đài Loan, Ấn Độ và Braxin khoai lang còn được đóng hộp cả củ, bổ đôi hoặc cắt khúc trong nước xiro, hoặc đóng hộp chân không không có xiro (Walter và Hoonver, 1986 [68], Mason 1982 [57], Chew,1972) [46]. Khoai lang còn có thể ướp lạnh, rán ròn, làm mứt kẹo, mì ăn liền hay nước giải khát. 2.4.2. Sử dụng và chế biến khoai lang ở Việt Nam Ở Việt Nam, khoai lang đã được sử dụng rộng rãi làm lương thực và thực phẩm từ lâu đời, nhưng chế biến khoai lang chưa được quan tâm đầu tư nên mới chỉ dừng lại ở qui mô sản xuất nhỏ lẻ. Ngoài thái con chì và phơi khô để nấu với đỗ, nghiền là bánh, làm mứt (Bùi Huy Đáp, 1984 [3]; Đinh Thế Lộc và CS, 1979 [27]; Lương Thị Thịnh, 1977) [35] thì viện Công nghệ sau thu hoạch đã đưa ra qui trình kỹ thuật sản xuất đường nha và dextrin từ khoai lang và sắn (Nguyễn Công Ngữ và CS, 1990) [30]. Hay tinh bột khoai lang có thể sản xuất miến hay sản xuất tinh bột khoai lang sử dụng enzym (Phùng Hữu Hào, Lê Doãn Diên và CS, 1995) [15] và hiện nay tùy theo nhu cầu thị trường mà củ khoai lang đã được phân loại củ để tiêu thụ và chế biến cho hợp lí. Củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi. Đặc biệt lá của một số giống khoai lang được chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố. Thời gian gần đây ở Phú Thọ đã xây dựng được nhà máy sản xuất rượu, hiện tại mỗi năm nhà máy sản xuất được 60.000 - 70.000 lít rượu sản xuất sang Nhật. Việc sử dụng củ hoặc thân lá khoai lang cho người và gia súc cũng rất khác nhau giữa các vùng. Ở miền Bắc, những nơi chủ yếu trồng lúa thì khoai lang được sử dụng chính là cho gia súc chiếm từ 40 - 80%, các vùng khác khoai lang có thể dùng để ăn chơi, làm nguyên liệu chế biến các ra các sản phẩm khác nhau hoặc xuất khẩu... Có thể thấy việc sử dụng khai lang làm lương thực ở các vùng chỉ đạt từ 1% - 40%, và khoai lang được lưu hành trên thị trường chỉ đạt khoảng 20%. 2.5. Tình hình sản xuất khoai lang trong và ngoài nước 2.5.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới Khoai lang là một trong 5 cây có củ quan trọng trên thế giới. Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO, 2008), trong số các cây có củ thì khoai lang được trồng ở hầu hết các Châu lục trên thế giới. Nhưng cũng như tình trạng chung, những năm gần đây diện tích trồng khoai lang trên thế giới có xu hướng giảm, năng suất tuy có tăng nhưng rất chậm và không ổn định. Qua bảng 2.4 cho thấy diện tích diện tích trồng khoai lang trên thế giới từ năm 2003 đến 2007 có xu hướng giảm xuống một cách rõ rệt, dao động trong khoảng 9.387.381 - 9.004.193 trong đó cao nhất là năm 2003 đạt 9.387.381ha và thấp nhất là năm 2006 đạt 9.004.193 ha. Tuy nhiên có một số khu vực điển hình trên thế giới lại có diện tích tăng dần lên qua các năm như: Châu Phi, Châu Âu và Châu Úc. Bảng 2.4. Diện tích khoai lang trên thế giới từ năm 2003-2007 Đơn vị: ha Châu lục 2003 2004 2005 2006 2007 Toàn thế giới 9.387.381 9.114.522 8.899.536 9.004.193 9.093.081 Châu Phi 2,968.380 3.053.705 3.090.129 3.156.713 3.182.895 Châu Mỹ 286.826 291.527 294.619 264.823 273.782 Châu Á 6.005.252 5.649427 5.394.549 5.461.823 5.515.354 Châu Âu 5.548 6.371 6.285 6.686 6.600 Châu Úc 112.375 113.492 113.954 114.254 114.45 Nguồn: FAO, 2007 Về năng suất thì qua bảng 2.5 ta thấy Châu Á là châu lục có năng suất khoai lang cao nhất thế giới (đạt 191,647 tấn/ha năm 2003 đến 198,245 tấn/ha năm 2007) tiếp đến là Châu Âu và Châu Mỹ. Châu Phi có năng suất khoai lang thấp nhất thế giới chỉ đạt (40,407 tấn /ha năm 2003 đến 42,346 tấn/ha năm 2007). Nói chung năng suất khoai lang trên thế giới có xu hướng tăng lên ở năm 2004-2005 và giảm dần ở các năm gần đây . Bảng 2.5. Năng suất khoai lang trên thế giới năm 2008 Đơn vị: tấn/ha Châu lục 2003 2004 2005 2006 2007 Toàn thế giới 139,053 141,341 141,605 137,617 138,896 Châu Phi 40,407 39,809 40,710 41,955 42,346 Châu Mỹ 95,709 97,623 94,659 99,724 100,573 Châu Á 191,647 200,195 203,787 196,454 198,245 Châu Âu 109,634 125,236 116,393 120,593 119,697 Châu Úc 55,765 56,826 56,685 56,774 56,731 Nguồn: FAO, 2007 Về sản lượng, nhìn chung trên toàn thế giới thì năm 2003 là năm đạt sản lượng cao nhất với 130.409.265 tấn sau đó giảm dần qua các năm và chững lại trong khoảng 123-128 triệu tấn. Trong đó Châu Á là Châu có sản lượng đạt cao nhất đạt 109.339.414 tấn năm 2007 và thấp nhất là Châu Âu chỉ đạt 79.000 tấn năm 2007 (bảng 2.6). Bảng 2.6. Sản lượng khoai lang trên thế giới năm 2008 Đơn vị: tấn Châu lục 2003 2004 2005 2006 2007 T.thế giới 130.409.265 128.826.408 126.022.125 123.913.012 126.229.661 Châu Phi 11.887.484 12.156.699 12.580.126 13.244.090 13.478.430 Châu Mỹ 2.745.203 2.845.974 2.788.839 2.639.880 2.753.527 Châu Á 115.089.086 113.009.015 109.934.052 107.299.738 109.339.414 Châu Âu 60.825 79.788 73.153 80.629 79.000 Châu Úc 626.667 644.932 645.955 648.675 649.290 Nguồn: FAO, 2007 Nhìn chung, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai lang trên thế giới có xu hướng giảm, năng suất tuy có tăng nhưng không ổn định, do đó tổng sản lượng cũng giảm. Năng suất khoai lang ở các nước là rất khác nhau: Ở Châu Phi nước có năng suất cao nhất là Nigeria đạt: 10.30.000 tấn/ha, năng suất thấp nhất là Reunion đạt: 30 tấn/ha. Còn ở Châu Á thì Trung Quốc có diện tích trồng khoai lang lớn nhất với 4.761.003 triệu ha, nhưng về năng suất cao nhất lại thuộc về Isael với 358,2009 tấn/ha (Bảng 2.7). Bảng 2.7. Sản xuất khoai lang ở các Châu lục năm 2007 Châu lục Nước có diện tích trồng (ha) Nước có năng suất (tấn/ha) Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Châu Phi 40 Nigeria: 10.30.000 Reunion: 30 Egypt: 295,455 Mauritania: 10,0 Châu Mỹ 35 Haiti: 59.000 Isaland: 02 Mexico:212,793 Guyana: 16,0 Châu Á 23 T.Quốc: 4.761.003 Yemen: 30 Israel: 358,2009 Maldivo: 9,425 Châu Âu 04 Portugal: 3.300 Greece: 200 HyLạp: 200 Portugal: 78,787 Châu Úc 11 Niughine:104.000 Guam: 10 ĐảoCook: 280,00 Caledonia: 45,714 Nguồn: FAO, 2007 2.5.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam Ở nước ta, từ lâu khoai lang đã trở thành một cây lương thực quan trọng và hết sức gần gũi với người dân. Theo số liệu thống kê, diện tích trồng khoai lang hàng năm ở nước ta khoảng 250.000 ha, theo số liệu ước tính của tổng cục thống kê thì năm 2007 là năm có diện tích trồng khoai lang thấp nhất chỉ đạt khoảng 185,300 ha năm 2002 có diện tích cao nhất là 254,300 ha (Bảng 2.8) Bảng 2.8. Diện tích khoai lang phân theo địa phương (1000ha) Vùng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 254,3 244,6 237,7 219,6 201,8 185,3 ĐBSH 70,9 61,1 59,9 54,5 46,7 42,8 TD và MNPB 49,0 52,2 52,7 50,7 47,5 44,7 BTB và DHMT 111,3 108,2 99,8 90,9 82,7 69,8 Tây Nguyên 9,3 8,4 9,9 10,1 10,1 12,3 Đông Nam Bộ 3,9 4,6 2,9 2,7 2,7 2,0 ĐBSCL 9,9 10,1 12,5 10,7 12,1 13,4 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007 Ở Việt Nam, theo niên giám thống kê nhà nước công bố, khoai lang được trồng phổ biến ở cả 8 vùng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất khoai lang ngày càng có chiều hướng suy giảm cả về diện tích lẫn sản lượng. Diện tích đạt cao nhất là năm 2001 đạt 254,300 ha nhưng sản lượng đạt cao nhất lại là năm 2002 đạt 1703,700 tấn sau đó giảm dần theo các năm từ năm 2001 - 2006. Diện tích trồng khoai lang năm 2001 - 2006 biến động giảm dần từ 254,300 ha năm 2001 xuống còn 185,300 ha năm 2006 và sản lượng biến động từ 1.611.300 tấn năm 2001 xuống còn 1.443.100 tấn năm 2007. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, tỉnh có diện tích trồng cao nhất là Hà Tây, như tình trạng chung thì diện tích trồng khoai lang của Hà Tây cũng đang dần giảm đi theo các năm, năm 2002 Hà Tây có diện tích trồng cao nhất là 10.800 ha nhưng đến năm 2006 diện tích giảm nhanh một cách đáng kể và chỉ còn 7.000 ha. Tỉnh có diện tích trồng thấp nhất của vùng này là Hưng Yên, năm 2002 đạt 3.700ha - 1.500ha năm 2006. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê cho thấy, năng suất khoai lang trung bình hàng năm ở nước ta còn quá thấp, năng suất/ha ước đạt khoảng 7 - 7,5 tấn/ha (Tổng cục thống kê 2007) [32]. Bảng 2.9 Bảng 2.9. Năng suất khoai lang phân theo địa phương (tấn/ha) Vùng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 67,6 71,7 71,8 74,9 77,5 80,6 ĐB.Sông Hồng 82,9 85,6 86,5 89,1 91,9 94,1 Đông Bắc 59,1 63,0 62,0 63,9 63,5 63,8 Tây Bắc 44,1 43,8 46,7 48,1 48,8 49,1 Bắc Trung Bộ 57,5 58,9 59,1 61,7 61,7 61,5 DHN. Trung Bộ 56,5 56,5 58,1 60,7 61,6 59,7 Tây Nguyên 77,6 78,3 81,2 76,7 81,9 101,6 Đông Nam Bộ 64,9 55,5 57,4 55,9 77,8 59,7 ĐBS. Cửu Long 143,4 167,9 171,9 181,0 189,3 202,6 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007 Ở mỗi một vùng do có điều kiện thời tiết, đất đai và kỹ thuật canh tác khác nhau nên sản lượng khoai lang cũng khác nhau theo từng vùng, nhưng đều có xu hướng giảm xuống, cao nhất là năm 2004 đạt 1703,7 tấn, thấp nhất là năm 2007 với sản lượng đạt 1443,1 tấn. Qua bảng ta thấy, những vùng có sản lượng khoai lang cao hơn ở nước ta là các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, Tổng cục thống kê 2007[32] (Bảng 2.8) Bảng 2.10. Sản lượng khoai lang phân theo địa phương (1000tấn) Vùng 2002 2004 2005 2006 2007 Cả nước 1611,3 1703,7 1576,6 1512,3 1443,1 ĐB.Sông Hồng 547,4 457,9 454,7 397,1 376,7 Tdu và MNPB 271,2 323,2 305,9 296,6 278,6 BTB và DHMT 583,6 528,1 533,3 505,0 458,2 Tây Nguyên 63,2 77,5 81,7 77,5 85,9 Đông Nam Bộ 21,8 16,5 17,7 17,1 15,5 ĐBS. Cửu Long 124,1 209,9 183,3 219,0 236,2 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007 Phần 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu dùng cho khảo nghiệm gồm 11 dòng, giống khoai lang, trong đó 5 dòng được chọn từ nguồn hạt lai kiểu đa giao, giống Hoàng Long được sử dụng làm đối chứng. Thí nghiệm được trồng trong vụ Đông 2008 và vụ Xuân 2009 tại Mai Sơn - Sơn La. TT Dòng giống Nguồn gốc 1 CIP 04-24 Chọn từ nguồn hạt lai đa giao 2 M2 Viện CLT – TP 3 CIP 27-9 Chọn từ nguồn hạt lai đa giao 4 Số 8 được lai tạo từ dòng mẹ 1b Miền Nam và giống bố là Bất luận Xuân. 5 CIP 68-2 Chọn từ nguồn hạt lai đa giao 6 CIP 97-6-3 Chọn từ nguồn hạt lai đa giao 7 KB1 Viện CLT – TP 8 KL5 Viện CLT – TP 9 HT1 Hà Tây 1 10 CIP 04-19 Chọn từ nguồn hạt lai đa giao 11 Hoàng Long (đ/c) Nhập nội từ Trung Quốc 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Đánh giá sơ bộ 11 dòng giống khoai lang trong vụ Đông 2008 - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển. - Đánh giá năng suất và phẩm chất. 3.2.2. Đánh giá các dòng giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển. - Đánh giá khả năng tích lũy chất khô của thân lá và củ - Xác định hàm lượng tinh bột trong củ và chất lượng ăn nếm. - Xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu năng suất với một số chỉ tiêu khác. - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3 Nhắc lại 4 Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ 5 m 5 m 5 m 5 m G1 G1 G1 G1 1 m 30 cm G2 G2 G2 G2 1 m 30 cm G3 G3 G3 G3 1 m 30 cm G4 G4 G4 G4 1 m 30 cm G5 G5 G5 G5 1 m 30 cm G6 G6 G6 G6 1 m 30 cm G7 G7 G7 G7 1 m 30 cm G8 G8 G8 G8 1 m 30 cm G9 G9 G9 G9 1 m 30 cm G10 G10 G10 G10 1 m 30 cm G11 G11 G11 G11 1 m Dải bảo vệ Các giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần nhắc lại. Ba lần nhắc lại đầu được theo dõi từ trồng đến thu hoạch, lần nhắc lại thứ 4 dùng để lấy mẫu phân tích. Diện tích ô thí nghiệm là 5m2. 3.3.2. Qui trình trồng thí nghiệm a. Làm đất - Đất được cày bừa kỹ, lên luống rộng 5m2, cao 30 - 40cm - Dây giống được nhân gơ trong thời gian >60 ngày, cắt dây bánh tẻ đoạn 1 và đoạn 2 dài 25 - 30cm nhằm đảm bảo sự đồng đều về vật liệu cho thí nghiệm. mật độ trồng là 4 dây/1m chiều dài luống, tương ứng với số lượng dây là 20 dây/ô tương ứng với mật độ trồng 40.000 dây/ha. Các dòng giống được trồng theo phương pháp đặt dây phẳng dọc luống. b. Bón phân - Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ 360 m2: 300-400kg phân chuồng, Super lân 15-20kg, Ure 4-6kg, Kali clorua 6 - 8kg - Cách bón: + Bón lót: toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân +1/2 đạm +1/2 kali. + Bón thúc: 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali còn lại sau trồng 25-30 ngày. (Sau khi rạch hàng, bỏ phân phủ một lớp đất mỏng, tưới nước đủ ẩm sau đó đặt dây). 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi trong phòng a. Hàm tinh bột thô trong củ + Chọn củ có kích thước trung bình đại diện cho dòng giống. Củ đã chọn được rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, cân khối lượng sau đó mài bột bằng bàn mài thủ công của địa phương thường dùng để mài bột sắn giây. Sau khi mài cho dung dịch bột đã lọc được vào 1 xô nước để bột lắng xuống đáy xô; khi bột lắng hoàn toàn gạn nước ra hết và thu lấy bột rồi phơi ra nắng, và cuối cùng sấy khô bột ở nhiệt độ 50-600C cho đến khi đạt ẩm độ 11-12% là đạt yêu cầu bảo quản. b. Đánh giá phẩm chất củ. + Phẩm chất củ được đánh giá bằng phương pháp cảm quan và luộc thử nếm để đánh giá về độ ngọt và độ bở (Qua thử nếm sau luộc, đánh giá theo phiếu điểm): Mẫu của 11 dòng giống sau khi thu hoạch được 3 ngày thì chọn củ trung bình để luộc thử nếm, sau mỗi lần thử nếm một dòng đều phải được súc miệng bằng nước, số người tham gia thử nếm là 3 người theo thang điểm sau: Điểm Độ ngọt Độ bở 1 Rất ít Rất ít 3 Ít ít 5 Trung bình Trung bình 7 Ngọt Bở 9 Rất ngọt Rất bở Nguồn: Annual Report (CIP, 1990) 3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi ngoài đồng *Đặc điểm thực vật học Một số đặc điểm nông sinh học chủ yếu được theo dõi vào các thời điểm: 40, 55, 70, 90, 110 ngày sau trồng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: - Chiều dài thân chính (đo từ gốc đến ngọn dài nhất của dây) - Động thái tích lũy chất khô ở thân._. và dinh dưỡng của FAO, Người dịch: Lã Xuân Đĩnh, NXB Nông nghiệp, 1992, tr 15-75. 13. FAOSTAT DATABASE (2001), 14. FAO (2006) Vi.wikipedia.org/wiki/khoailang. 15. Phùng Hữu Hào, Lê Doãn Diên, Trần Văn Chương, Trần Tuấn Quỳnh, Phùng Hữu Dương (1995) Nghiên cứu thăm dò công nghệ sử dụng enzyme trong sản xuất tinh bột khoai sắn thay thế công nghệ mài sát truyền thống, Tạp chí NN và CNTP, tr213 -215 16. Nguyễn Đặng Hùng, Vũ Thị Thư (1993), Giáo trình hóa sinh cây trồng, NXB Nông nghiệp, 112 tr. 17. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục. 18. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1994), “Kết quả chọn lọc giống khoai lang 143” Kết quả nghiên cứu khoa học 1991-1994 tại Viện CLT – CTP, NXB Nông nghiệp. 19. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1990), “ Kết quả bước đầu chọn tạo giống khoai lang chất lượng”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1990 tại Viện CLT – CTP, NXB Nông nghiệp. 20. Mai Thạch Hoành (1998), Giáo trình cây có củ, Viện khoa học – Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 21. Vũ Đình Hòa, Chọn tạo giống khoai lang có năng suất cao và phẩm chất thích hợp với ăn tươi và chế biến, Báo cáo tổng kết đề tài KH &CN cấp Bộ, Mã số B2001-32-40. 22. Vũ Đình Hòa (1996), Hệ số di truyền về năng suất và hàm lượng chất khô của khoai lang, Kết quả nghiên cứu trồng trọt 1995- 1996, NXB Nông nghiệp, tr 88-91. 23. Phùng Huy, Trịnh Viết Tỳ (1980), Kinh nghiệm trồng khoai lang ở Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa. 24. Nguyễn Quốc Khang, Lê Doãn Diên (1984), “Một số axit amin của củ khoai lang” Trong: Bùi Huy Đáp, Hoa màu Việt Nam, tập 1: Cây khoai lang, NXB Nông nghiệp, tr 77-78. 25. Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyên, Nguyễn Thị Thủy (1990), Chọn tạo giống khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái Miền Nam, NXB Nông nghiệp và CNTP số 9, tr 538-544. 26. Đinh Thế Lộc (1968) “ ảnh hưởng thời kỳ bón phân kali đến năng suất khoai lang”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 4 năm 1968 27. Đinh Thế Lộc và CS (1979), Kỹ thuật thâm canh cây khoai lang, NXB Nông nghiệp. 28. Ngô Xuân Mạnh (1996), Nghiên cứu các chỉ tiêu phẩm chất và một số biện pháp chế biến nhằm năng cao hiệu quả sử dụng khoai lang, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Nguyễn Hồng Minh (1999), Di Truyền tính trạng số lượng, ưu thế lai, Giáo trình Di truyền học, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 30. Nguyễn Công Ngữ và CS (1990), “ Các qui trình công nghệ thích ứng chế biến sợi lương thực và các sản phẩm khác từ các nông sản Việt Nam”, Báo cáo nghiệm thu Vấn đề 02A-09 thuộc chương trình nhà nước, tr 71-93. 31. Trịnh Xuân Ngọ, Đinh Thế Lộc (2004), Cây có củ và kỹ thuật thâm canh (quyển 1 Cây khoai lang), NXB lao động xã hội. 32. Tổng cục thống kê (2007), thông tin thống kê tình hình kinh tế xã hội năm 2004, 33. Niên giám thống kê (2006), NXB thống kê, Hà Nội. 34. Niên giám thống kê Sơn La (2007), NXB thống kê Hà Nội 35. Lương Thị Thịnh (1977), Sơ chế và bảo quản khoai sắn, NXB Nông nghiệp. 36. Viện nghiên cứu Hán Nôm (1995), Nghề nông cổ truyền Việt Nam qua thư tịch Hán nôm, NXB Giáo dục, tr 296-313. 37. Viện vệ sinh dịch tễ và Viện nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc Cục quân nhu, tổng cục hậu cần, 1972 38. Viện Dinh dưỡng Bộ Y Tế NXB Y học Hà Nội, 2000. B. Tiếng Anh 39. Anon (1981), AVRDC Progress Report for 1980, AVRDC, Shanhua, Taiwan, pp 71-72. 40. Austin, D.E (1977), Another look at the origin of the sweetpotato (Impoea batatas (L) Lam.), Paper presented at 18th annual meeting of the Society for Economic Botany, 11 -15 June, University of Miami and Fairchild Tropical Garden. 41. Bacusmo, J.L; Acedo, V.Z; Mariscal, A.M; and Oracion (1994), Sweetpotato Genetic Resources in the Philippines, Root and Tuer Crops MAFF, pp 104-106. 42. Bradbury J.H and M.D Holloway (1988), Chemistry of tropical root crops: Significance of nutrition and agriculture in the Pacific, ACIAR Monograph ser, N0 6, Canberra. 43. Bradbury, J.H; Hammer, B; Nguyen T; Anders M and Millar J.S (1985), “ Protein quantity and trypsin inhbitor content of sweet potato cultivars From Highland of Papua New Guinea” J.agric. Food Chem, 33 (2); pp 281-285. 44.Carpena, A.L, E.T.Bancos, J.R, P.H.ManguiatM.M.Zaameda,G.E.Sajise, J.R. and J.L. San Perdo (1980), Stability of yield performsnce of some sweetpotato cultivar, Philippin, J. Crop Sci. 5. pp. 30-33. 45. Cedera M.P; F.A.D.Conceicao, A.M.Cagliari, A.M.heezen R.B.Fioretto (1982), Comparative study of sweet potato (Ipomeoa batatas) Varieties to estimate their utilization in food industry Portuguese. Turrialba, 32, 4 pp. 365-370. 46. Chew K.M (1972),Study on canning of sweetpotato, Report N0 69-T-5 Food Industry Research and Development Institute, Taiwan 47. Collins, W.W & W.M Walter (1985), fresh roots for human consumption. In: Bouwkamp J.C (E.d),Sweet potato produsts: Anatural Resource for the Tropics, CRC Press, pp. 153-173. 48. Engel (1970), Exploration of the Chilca Canyon, Peru, Curr. Anthropol, pp. 5-8. 49. Ho at all (1994), “Root and tuber Crop Genetic resources in VietNam”, Root and tuber Crop –MAFF.P:169. 50. Jones A (1994), “ A diseacse of pollen Mother cells of sweet potato associated with Furarium moniliforme”, In: Phyto patology 1994-1995. 51. Jones, A; C.E Stainbauer and D.T Pope (1969), Quantitative in heritance of ten root trains in sweetpotato, J, Amer, Soc. Hort. Sci; 94, pp. 271-275 52. Kay, S.J (1985), “ Formulated Sweetpotato Products”, in Bouwkamp J.C (E.d), Sweetpotato produsts: A nattural Resource for the Tropics, CRC Press, pp. 205-218. 53. Komaki, K (1994) “Sweetpotato Genetic Resoueces and Breeding in Japan”, Root and Tuber Crops – MAFF; pp 117. 54. Li L. & C.H. Liao (1983), Variation in crude starch percentage of sweet potato [Ipomoea batatas (L.) Lam.] (Varyety differences), Chinese. J. Agric. Res. China, 32, 4, p. 325-335. 55. Martin F.W & S.N Deshpande (1985), Sugars and Starcher in a non-sweet potato compared to those of conventional cultivates, J.Agric. Univ. Pureto Rico, 69, 3, p. 401-406. 56. Martin F.W and A.Jones (1973), Breeding sweetpotato, 3: Reproduction biology, pp 323-325. 57. Mason R.L (1982), Swewtpotato canning investigations, Food Technol. Austr. 34 (12), pp 574-576. 58. Pamer J.K (1982), Carbohydrates in sweet potato. In: Villareal R.L & Symposium, AVRDC, Shanhua, Taiwan, pp. 137-138. 59. Prabhuddham S;K.Tantidham, N. Poonperm, C. Lertbawornwongsa & C.Tongflad (1987), A Study of sweet Potato quality and processing methods. Paper presented during Training Course on Technology of Sweet potato Production, 14 July 1987. Pitchout Horticultural Research center, Thailand. 60. Purseglove J.W (1974), Tropical Crops: Dicotyledons, Longman Groups Ltd; LonDon, pp 80-81. 61. Sakamoto, S & J.C Bouwkamp (1985), “Industrial Products from sweet potato” in Bouwkamp J.C (Ed), Sweet potato productd: A nattural Resource for the Tropics. CRC Press, pp. 504-505. 62. Shanmugan A.F.M & K. Venugopal (1975), Starch content of sweet potato (Impomoea batatas Lam) varieties, Sci. Cult, 41, 10: pp 504-505. 63. Spence and Hunphris (1972), The studies on tempetature and moisture suitable to sweet potato, CIP, Lima, Peru, pp. 504-505. 64. Truong Van Den; C.J Bienman & J.A Marlett (1986), Simple sugars oligosaccharides and starch determination in raw and cooked sweet potato J.A, Food Chem, 34, 3, pp. 421-425. 65. Ugent D;T. Pozorski (1983), Archeological remains of potato and sweet potato tubers from the Casma Valley in Peru, Spanish. Bol. Lima 5 (25), pp. 28-44. 66. Vu Dinh Hoa (1997), Sweetpotato production and resarch in Vietnam” InProceedings of International Workshop on Sweetpotato Production Symtems Towards the 21st Century, Miyakonojo, Japan, pp 109-127. 67. Vu Dinh Hoa (1994) Utilization of synthetic hexploid Ipomoea triad (HBK) G. Don. In: Sweet potato ( Ipomoea batatas (L.) Lam) genetic in Proverment, Ph.D.Dissertion, Univ. Of the Philippinnes at Losbanos. 68. Walter W.M & M.W Hoonver (1986), Preparation, Evolution and Analysis of french-fry-type products from sweet potato, J.Pood Sci; 51 (4),pp 967-970. 69. Wang H & C.T. Lin (1989), The Determination of the carotene content ò sweet potato parental varieties and their offspring, Chinese. J.Agric. Assoc. China, 65,pp 1-5. 70. Woolfe, J.A (1992), Sweet potato an untapped food resource, Cambridge University Press. 71. Xiao – Ding, Yi – Hong Wang, Jing – Yu Wu. Jia-Lian Sheng (1994), “ Maintenance and use of sweetpotato germplasm in China”, Root and Tuber Crops – MAFF, pp 121. 72. Yen, D.E (1974), The Sweetpotato and Oceania Bishop Museum Bull, 126, Honolulu. 73. Yen, D.E (1982), “ Sweetpotato in historical perspective”, In Villa real, R.L and T.D Grigg (eds), Sweetpotato Proceedings of the First International Symposium, AVRDC, Shanhua, Taiwan, pp 17-33. MỤC LỤC Phụ lục 1a. Số liệu khí tượng trạm khí tượng thuỷ văn Sơn La năm 2008 Thời gian điều tra Nhiệt độ không khí TB (0C) Ảm độ không khí TB (%) Lượng mưa (mm) Tháng 1 15,0 80 24,2 Tháng 2 11,0 83 65,2 Tháng 3 20,2 75 31,5 Tháng 4 23,9 78 71,7 Tháng 5 24,5 79 132,6 Tháng 6 24,6 88 337,2 Tháng 7 24,6 89 409,8 Tháng 8 25,1 86 246,0 Tháng 9 24,5 83 448,7 Tháng 10 22,3 86 166,9 Tháng 11 17,5 83 136,2 Tháng 12 14,6 83 11,8 Phụ lục 1b. Số liệu khí tượng trạm khí tượng thuỷ văn Sơn La năm 2009 YÕu tè Th¸ng NhiÖt ®é (oC) Èm ®é (%) M­a N¾ng Ttb Tx Tm Utb Ux Um I 13,5 27,0 4,1 77 98 29 0 161,4 II 21,0 34,3 12,0 71 98 18 0,1 210,9 III 21,3 34,7 9,3 70 96 26 41,0 169,4 IV 23,0 34,9 14,7 76 100 40 114,7 200,0 V 24,9 34,4 18,6 78 100 44 111,2 208,5 VI 25,6 32,9 20,4 82 100 54 153,0 138,3 Phụ lục 2 . Xử lý số liệu các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SO CU FILE SO CU 23/ 7/ 9 23: 4 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 SO CU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .198546E-01 .992728E-02 2.00 0.160 3 2 CT$ 10 25.9401 2.59401 523.26 0.000 3 * RESIDUAL 20 .991478E-01 .495739E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 26.0591 .814346 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SO CU 23/ 7/ 9 23: 4 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS SO CU 1 11 6.63364 2 11 6.63909 3 11 6.58454 SE(N= 11) 0.212290E-01 5%LSD 20DF 0.626250E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SO CU 1. 04-24 3 6.02000 2. M2 3 5.91000 3. H. Long 3 5.11000 4. S? 8 3 6.75000 5. CTP 68-2 3 6.33000 6. 97-6-3 3 6.09000 7. KB1 3 7.45000 8. KL5 3 6.58000 9. HT1 3 7.56000 10. 04-19 3 8.50000 11. G12 3 6.51000 SE(N= 3) 0.406505E-01 5%LSD 20DF 0.119918 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SO CU 23/ 7/ 9 23: 4 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SO CU 33 6.6191 0.90241 0.70409E-01 11.1 0.1595 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLTBCU FILE KLTBCU 23/ 7/ 9 23:27 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 KLTBCU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .703814E-01 .351907E-01 0.03 0.975 3 2 CT$ 10 16743.3 1674.33 ****** 0.000 3 * RESIDUAL 20 27.6383 1.38192 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 16771.0 524.093 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLTBCU 23/ 7/ 9 23:27 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS KLTBCU 1 11 174.500 2 11 174.435 3 11 174.548 SE(N= 11) 0.354442 5%LSD 20DF 1.04559 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS KLTBCU 1. 04-24 3 204.280 2. M2 3 188.090 3. H. Long 3 200.490 4. S? 8 3 152.860 5. CTP 68-2 3 184.200 6. 97-6-3 3 179.610 7. KB1 3 159.840 8. KL5 3 180.080 9. HT1 3 134.920 10. 04-19 3 141.690 11. G12 3 193.380 SE(N= 3) 0.678704 5%LSD 20DF 2.00215 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLTBCU 23/ 7/ 9 23:27 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | KLTBCU 33 174.49 22.893 1.1755 9.7 0.9755 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLCUCAY FILE KLCUCAY 23/ 7/ 9 23:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 KLCUCAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .672729E-03 .336365E-03 0.23 0.800 3 2 CT$ 10 .280473 .280473E-01 19.00 0.000 3 * RESIDUAL 20 .295273E-01 .147636E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 .310673 .970852E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLCUCAY 23/ 7/ 9 23:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS KLCUCAY 1 11 1.09455 2 11 1.08455 3 11 1.09364 SE(N= 11) 0.115851E-01 5%LSD 20DF 0.341757E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS KLCUCAY 1. 04-24 3 1.13000 2. M2 3 1.09000 3. H. Long 3 1.00000 4. S? 8 3 1.01000 5. CTP 68-2 3 1.10000 6. 97-6-3 3 1.04000 7. KB1 3 1.20000 8. KL5 3 1.09000 9. HT1 3 0.920000 10. 04-19 3 1.16000 11. G12 3 1.26000 SE(N= 3) 0.221838E-01 5%LSD 20DF 0.654415E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLCUCAY 23/ 7/ 9 23:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | KLCUCAY 33 1.0909 0.98532E-010.38423E-01 13.5 0.8005 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLTLA FILE KLTLA 23/ 7/ 9 23:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 KLTLA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .181818E-04 .909092E-05 0.01 0.993 3 2 CT$ 10 1.19105 .119105 106.43 0.000 3 * RESIDUAL 20 .223819E-01 .111910E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 1.21345 .379205E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLTLA 23/ 7/ 9 23:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS KLTLA 1 11 0.681818 2 11 0.682727 3 11 0.683636 SE(N= 11) 0.100864E-01 5%LSD 20DF 0.297546E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS KLTLA 1. 04-24 3 0.560000 2. M2 3 0.550000 3. H. Long 3 0.790000 4. S? 8 3 1.16000 5. CTP 68-2 3 0.620000 6. 97-6-3 3 0.650000 7. KB1 3 0.640000 8. KL5 3 0.480000 9. HT1 3 0.800000 10. 04-19 3 0.800000 11. G12 3 0.460000 SE(N= 3) 0.193140E-01 5%LSD 20DF 0.569758E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLTLA 23/ 7/ 9 23:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | KLTLA 33 0.68273 0.19473 0.33453E-01 14.9 0.9927 0.0000 Phụ lục 3. Xử lý số liệu năng suất củ, năng suất thân lá và năng suất sinh khối của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCUTUOI FILE NSCUTUOI 24/ 7/ 9 0:33 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSCUTUOI LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .185036 .925182E-01 0.10 0.901 3 2 CT$ 10 245.035 24.5035 27.50 0.000 3 * RESIDUAL 20 17.8184 .890918 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 263.039 8.21996 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSCUTUOI 24/ 7/ 9 0:33 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSCUTUOI 1 11 22.3627 2 11 22.1864 3 11 22.2309 SE(N= 11) 0.284592 5%LSD 20DF 0.839537 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSCUTUOI 1. 04-24 3 23.0500 2. M2 3 22.5600 3. H. Long 3 17.8700 4. S? 8 3 21.0400 5. CTP 68-2 3 25.7500 6. 97-6-3 3 22.0800 7. KB1 3 24.5900 8. KL5 3 22.5600 9. HT1 3 16.9800 10. 04-19 3 22.3000 11. G12 3 26.0800 SE(N= 3) 0.544952 5%LSD 20DF 1.60759 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSCUTUOI 24/ 7/ 9 0:33 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSCUTUOI 33 22.260 2.8670 0.94388 9.2 0.9015 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTLAT FILE NSTLAT 24/ 7/ 9 0:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSTLAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .114182E-01 .570912E-02 0.02 0.976 3 2 CT$ 10 439.710 43.9710 191.42 0.000 3 * RESIDUAL 20 4.59420 .229710 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 444.315 13.8849 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSTLAT 24/ 7/ 9 0:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSTLAT 1 11 18.2764 2 11 18.3218 3 11 18.2964 SE(N= 11) 0.144509 5%LSD 20DF 0.426296 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS NSTLAT 1. 04-24 3 16.5400 2. M2 3 14.1100 3. H. Long 3 19.3700 4. S? 8 3 27.2800 5. CTP 68-2 3 19.1200 6. 97-6-3 3 19.0900 7. KB1 3 17.8000 8. KL5 3 13.8600 9. HT1 3 20.2200 10. 04-19 3 19.7300 11. G12 3 14.1600 SE(N= 3) 0.276713 5%LSD 20DF 0.816294 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSTLAT 24/ 7/ 9 0:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTLAT 33 18.298 3.7262 0.47928 12.6 0.9761 0.0000 Phụ lục 4. Xử lý số liệu một số chỉ tiêu năng suất của các dòng, giống khoai lang trong vụ Xuân 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCKTL FILE NSCKTL 24/ 7/ 9 14:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSCKTL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .152909E-01 .764545E-02 1.55 0.235 3 2 CT$ 10 10.1905 1.01905 206.90 0.000 3 * RESIDUAL 20 .985079E-01 .492540E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 10.3043 .322008 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSCKTL 24/ 7/ 9 14:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSCKTL 1 11 2.50273 2 11 2.52909 3 11 2.47636 SE(N= 11) 0.211604E-01 5%LSD 20DF 0.624226E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSCKTL 1. 04-24 3 2.15000 2. M2 3 1.98000 3. H. Long 3 2.67000 4. S? 8 3 4.01000 5. CTP 68-2 3 2.51000 6. 97-6-3 3 2.58000 7. KB1 3 2.36000 8. KL5 3 1.90000 9. HT1 3 2.90000 10. 04-19 3 2.30000 11. G12 3 2.17000 SE(N= 3) 0.405191E-01 5%LSD 20DF 0.119530 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSCKTL 24/ 7/ 9 14:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSCKTL 33 2.5027 0.56746 0.70181E-01 12.8 0.2353 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSPRO FILE NSPRO 24/ 7/ 9 15: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSPRO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .851365E-16 .425682E-16 0.00 1.000 3 2 CT$ 10 .184364 .184364E-01 41.90 0.000 3 * RESIDUAL 20 .879999E-02 .440000E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 .193164 .603636E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSPRO 24/ 7/ 9 15: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSPRO 1 11 0.223636 2 11 0.223636 3 11 0.223636 SE(N= 11) 0.632455E-02 5%LSD 20DF 0.186572E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSPRO 1. 04-24 3 0.170000 2. M2 3 0.210000 3. H. Long 3 0.290000 4. S? 8 3 0.270000 5. CTP 68-2 3 0.300000 6. 97-6-3 3 0.170000 7. KB1 3 0.170000 8. KL5 3 0.130000 9. HT1 3 0.270000 10. 04-19 3 0.120000 11. G12 3 0.360000 SE(N= 3) 0.121106E-01 5%LSD 20DF 0.357259E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSPRO 24/ 7/ 9 15: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSPRO 33 0.22364 0.77694E-010.20976E-01 9.4 1.0000 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCTP FILE NSCTP 24/ 7/ 9 15:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSCTP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .115818E-01 .579088E-02 0.04 0.965 3 2 CT$ 10 138.769 13.8769 86.58 0.000 3 * RESIDUAL 20 3.20561 .160281 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 141.987 4.43708 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSCTP 24/ 7/ 9 15:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSCTP 1 11 17.0073 2 11 16.9791 3 11 17.0245 SE(N= 11) 0.120710 5%LSD 20DF 0.356091 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS NSCTP 1. 04-24 3 18.0600 2. M2 3 17.3000 3. H. Long 3 14.0000 4. S? 8 3 15.4200 5. CTP 68-2 3 17.6000 6. 97-6-3 3 16.7200 7. KB1 3 19.4900 8. KL5 3 17.3000 9. HT1 3 12.8400 10. 04-19 3 18.8200 11. G12 3 19.4900 SE(N= 3) 0.231143 5%LSD 20DF 0.681863 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSCTP 24/ 7/ 9 15:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSCTP 33 17.004 2.1064 0.40035 12.4 0.9648 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCN FILE NSCN 24/ 7/ 9 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSCN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .441821E-02 .220910E-02 0.00 0.998 3 2 CT$ 10 50.1416 5.01416 4.80 0.001 3 * RESIDUAL 20 20.8916 1.04458 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 32 71.0376 2.21992 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSCN 24/ 7/ 9 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSCN 1 11 5.24000 2 11 5.26455 3 11 5.26455 SE(N= 11) 0.308159 5%LSD 20DF 0.909058 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSCN 1. 04-24 3 4.99000 2. M2 3 5.26000 3. H. Long 3 3.87000 4. S? 8 3 5.62000 5. CTP 68-2 3 8.15000 6. 97-6-3 3 5.36000 7. KB1 3 5.10000 8. KL5 3 5.26000 9. HT1 3 4.14000 10. 04-19 3 3.48000 11. G12 3 6.59000 SE(N= 3) 0.590079 5%LSD 20DF 1.74071 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSCN 24/ 7/ 9 15:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 33) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSCN 33 5.2564 1.4899 1.0220 19.4 0.9982 0.0015 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHGCT019.doc