Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Đối với tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Yên nói riêng, sau 44 năm hình thành và phát triển đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Quy mô đầu tư hàng năm ngày càng tăng, hình thức đầu tư ngày càng phong phú, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao, cơ chế đầu tư càng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được của hoạt động đầu tư phát triển, thì còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế về huy động và sử dụng vốn đầu

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư. Khối lượng huy động vốn từ các nguồn còn thấp, chưa tương ứng với tiềm năng thực tế của mỗi nguồn. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng kinh tế vẫn còn bất hợp lý. Mặt khác, quản lý hoạt động đầu tư còn bộc lộ nhiều yếu kém như: cơ chế quản lý thiếu đồng bộ, hiệu quả quản lý chưa cao, hay bị thất thoát và lãng phí vốn đầu tư. Do vậy, cần chú trọng và quan tâm tới hoạt động đầu tư phát triển đang là công việc của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương. Văn Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Yên Bái. Với những năm tháng trước đây mảnh đất Văn Yên đã bị tàn phá qua hai cuộc chiến tranh, đồng thời là một huyện nghèo, chậm phát triển, còn nhiều khó khăn. Do đó, hoạt động đầu tư phát triển mang đầy đủ những yếu tố đa dạng, phong phú và phức tạp. Và có những điểm riêng do đặc thù kinh tế-xã hội của địa phương. Những tồn tại hạn chế trong công tác huy động và sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để tăng cường hoạt động và nâng cao hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển. Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài: "Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp" Đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chia làm 2 chương. Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển ở huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008 Chương II: Một số giải pháp về đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Văn Yên trong thời gian tới. Do còn hạn chế về trình độ, khả năng nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong muồn nhận được sự bổ sung, đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Mai Hương, cùng các thầy cô giáo trong Khoa Đầu tư, cùng các bác, các anh chị phòng Tài chính-kế toán huyện Văn Yên đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HUYỆN VĂN YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2008 I. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội huyện Văn Yên. 1. Giới thiệu khái quát về huyện Văn Yên: 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Văn Yên: 1.1.1 Vị trí địa lý: Vị trí địa lý thuận lợi là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư. Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được thành lập từ tháng 3 năm 1965, có tọa độ địa lý 104023' đến 104030' độ kinh đông và tư 21050'30" đến 22012' vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình; Phía Tây giáp huyện Văn Chấn; Phía Nam giáp huyện Trấn Yên; Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên- tỉnh Lào cai Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40km về phía Bắc. Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai. Với lợi thế này huyện Văn Yên sẽ là động lực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. 1.1.2 Đặc điểm địa hình: Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với 312 thôn bản, 60 tổ dân phố. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và điều kiện khí hậu, tập quán canh tác đã chia Văn Yên thành 3 vùng rõ rệt. Vùng núi cao trung bình có độ cao từ 300-1700m, tập trung chủ yếu các xã Tây Bắc của huyện. Là các dãy đồi núi liên tiếp chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có các bậc thềm cao thấp khác nhau, có nơi địa hình thung lũng hẹp, vách dốc đứng. Diện tích có khoảng 35.000 ha. Trong vùng này, đối với những vùng đất đồi núi dốc cao, tấng lớp đất mỏng dưới 30 cm dành cho trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên. Những nơi có độ dốc thấp, tầng đất dầy phục vụ trồng cây dài ngày như quế, che, cây ăn quả, và một số cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, sắn… Vùng đồi cao, núi thấp thuộc các xã phía Tây của huyện, vùng này có các đỉnh núi nhọn, sườn dốc, chia cắt mạnh, hợp thủy trũng sâu, hẹp, phát triển trên nền đá Mắcma axít. Vùng núi đỉnh nhọn, thoải, các thung lũng nông trên nền đá biến chất. Nơi có độ dốc cao thích hợp trồng bảo vệ rừng; Nơi có độ dốc thấp, tầng đất dày thích hợp cho các cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Vùng đất bằng thích hợp cho trồng cây hàng năm. Vùng đồi thấp thung lũng sông Hồng: vùng này bao gồm các xã vùng thấp của huyện có địa hình dạng đồi bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tuyệt đối dưới 300m. Có khả năng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, vùng đồng bằng thích hợp cho trồng cây lương thực. 1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất: Văn Yên là một trong những huyện có tiềm năng đất đai lớn với tổng diện tích đất tự nhiên năm 2008 là 139.154,11 ha. Trong đó đất nông nghiệp 122.010,6 ha ( chiếm 87,7% tổng diện tích đất tự nhiên). Đất đai của Văn Yên còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm, thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt nhiều, chủ yếu là đồi núi dốc. Do việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vũng trên đấy dốc chưa được thực hiện có hiệu quả nên đã làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, thoát hóa, bạc mầu. Do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm tăng sản lượng cây trồng cho một số loại cây trồng cho một số loại cây trồng đã làm cho môi trường đất bị ảnh hưởng đã có hiện tượng đất bị chua hóa, kết cấu đất kém, tính chất sinh lý đất bị ảnh hưởng. Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO, đất đai của huyện Văn Yên có những loại đất chính sau: nhóm đất phù sa, nhóm đất Giây, nhóm đất đỏ, nhóm đất mùn Alít núi cao, nhóm đất tầng mỏng…thuận lợi cho việc phát triển trồng cây nông lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, trồng lúa, hoa màu… * Tài nguyên rừng: Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa vùng sinh thái Tây Bắc của Việt Nam. Với nhiệt độ trung bình từ 22-230C, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu trữ lượng. Do đặc điểm của địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữ các vùng nên rừng của Văn Yên được chia thành các loại rừng chủ yếu sau: - Rừng phòng hộ đầu nguồn: diện tích 20.054 ha chiếm 14,4% diện tích đất tự nhiên toàn huyện tập trung chủ yếu ở các xã Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang, Lang Thíp, Nà Hẩu, Quế Thượng, Mỏ Vàng. Quần thể thực vật ở đây chủ yếu là rừng hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim như pơ mu, thông, dổi… - Rừng đặc dụng: diện tích 15.345,2 ha chiếm 11% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, tập trung chủ yếu ở 4 xã Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng… - Rừng sản xuất: diện tích 69.022,2 ha chiếm 49,6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, tập trung khắp ở các xã trong huyện. Trong những năm gần đây thực hiện chính sách của Nhà nước về giao khoán rừng cho hộ nông dân nên tình trạng phát, phá rừng, khai thác lâm sản được kiểm soát, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được hình thành, nhiều vùng trồng rừng tập trung các loại cây như : keo, quế, bồ đề và một số cây bản địa khác. * Tài nguyên nước: +) Nước mặt: Lượng nước mặt của Văn Yên được tạo nên từ hai nguồn: do sông Hồng và một số ngòi, suối lớn: có tiềm năng nước khá dồi dào với khối lượng nước hàng tỷ m3/năm. Lưu lượng nước sông hồng lớn, từ 4.500 - 5.500 m3/s, cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và cuộc sống của dân cư ven sông, ngòi suối lớn. Huyện Văn Yên có sông Hồng chảy qua địa bàn có chiều dài gần 70 km, ngoài ra còn có rất nhiều ngòi, suối lớn đổ về, đều bắt nguồn từ các dãy núi cao nên có độ dốc lớn, tiềm năng thủy lợi, thủy điện phong phú. Đây là nguồn nước vô cùng quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Song về mùa mưa lũ cũng nhiều khi lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về tài sản, cây cối hoa màu cho Nhân dân xã hai bên bờ sông Hồng và gần các ngòi suối lớn. +) Nước ngầm: Do điều kiện khí hậu cũng như địa hình bị chia cắt tạo thành các thung lũng các mặt cắt ngang hình chữ V với độ dốc cao trên các dãy núi và thoải dần về phía chân đồi tăng khả năng trữ nước để chuyển hóa thành nước ngầm nên Văn Yên có lượng nước ngầm tương đối lớn. Ngoài ra 1 số xã của huyện Văn Yên có nguồn nước nóng rất thuận tiện cho việc đầu tư phát triển du lịch. * Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản Văn Yên trữ lượng không lớn nhưng khá phong phú về chủng loại, đa dạng về quy mô. Theo số lượng điều tra khoáng sản của Văn Yên có nhiều loại khoáng sản của Văn Yên có các mỏ xếp loại vừa và nhỏ như sau: - Khoáng sản nguyên liệu: Than nâu: nhìn chung các mỏ than có quy mô nhỏ, chất lượng kém, không có triển vọng. - Khoáng sản kim loại: Sắt: có ở các xã: An Thịnh - Đại Sơn, Thác Cá - Mỏ Vàng. Các mỏ này có trữ lượng khoảng 21,5 triệu tấn, hiện nay đang được khai thác và đưa vào sử dụng với công suất 70.000 tấn/năm. Tổng sản lượng khai thác đến nay trên 100.000 tấn. Đất hiếm: có ở xã Yên Phú, có quy mô nhỏ, trữ lượng đánh giá ở C1+C2 là 17,84 tấn TR203. Có khả năng khai thác và đưa vào sử dụng. Vàng xa khoáng: có ở xã Châu Quế Hạ và dọc sông Hồng hiện đang được điều tra đánh giá. - Khoáng sản không kim loại: Pen Pát: hiện đang được điều tra đánh giá. Grafit: theo đánh giá ở mức thăm dò trữ lượng có khoảng 1.517,8 nghìn tấn. Hiện nay các mỏ đang được khai thác với công suất khoảng 6.000 tấn/năm. 1.1.4 Điều kiện khí hậu: Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt nên tạo thành hai tiểu vùng khí hậu: - Vùng phía Bắc ( từ Trái Hút trở lên): có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21-230C. Lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80-85%, có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào. - Vùng núi phía Nam ( từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800-2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23-240C độ ẩm không khí 81-86%. 1.2 Dân số và nguồn nhân lực lao động: - Dân số: dân số trung bình đến năm 2008 là 115.614 người. Trong đó nam chiếm 57.686 người ( 49,9%), nữ chiếm 57.928 người ( 50,1%). Dân số ở khu vực thành thị là 10.166 người ( 8,79%), dân số ở khu vực nông thôn là 405.448 người ( 91,21%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,14%; Mật độ dân số trung bình là 83 người/km2. Dân số trong huyện được phân bố ở 26 xã và 1 thị trấn. Theo quyết định số 69/2008/QĐ - TTg ngày 28/5/2008 về việc bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình 135 giai đoạn II của Thủ tướng Chính phủ. Huyện Văn Yên được bổ sung thêm 3 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nâng số xã nằm trong chương trình 135 lên 8 xã. Mật độ dân số phân bố không đồng đều, có nơi tập trung rất đông dân cư như thị trấn Mậu A, bình quân khoảng 1.253 người/ km2, ngược lại một số xã vùng cao diện tích rộng nhưng lại rất ít dân như xã Phong Dụ Thượng bình quân khoảng 23 người/ km2, xã Xuân Tầm 35 người/ km2, xã Nà Hẩu 28 người/ km2. - Lao động: năm 2008 dân số trong độ tuổi lao động là 62.191 người, chiếm 53,8% dân số. Trong đó: số người có khả năng lao động là 60.014 người (chiếm 96,5% trong tổng số người trong độ tuổi lao động), số ngưới mất khả năng lao động là 2.177 người ( 3,5%). Thống kê nguồn nhân lực Năm 2005 2006 2007 2008 1. Số người trong độ tuổi LĐ 58.523 60.688 61.391 62.191 Có khả năng lao động 56.480 58.564 59.241 60.014 Mất khả năng lao động 2.043 2.124 2.150 2.177 2. Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia LĐ 5.245 5.746 5.516 5.588 Trên độ tuổi lao động 3.955 4.333 4.182 4.237 Dưới độ tuổi lao động 1.290 1.413 1.334 1.353 (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Văn Yên 2008) 2. Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại huyện Văn Yên . Đầu tư phát triển là lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động đầu tư phát triển có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều lĩnh vực, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh tế, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên và xã hội. Và hiệu quả của hoạt động đầu tư còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các ngành kinh tế. Hoạt động đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Các vai trò đó được thực hiện như sau: Thứ nhất: huy động được lượng vốn lớn để đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, phát triển kinh tế là một quá trình mà xã hội đạt được nhu cầu mà xã hội cho là cơ bản. Vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định tới sản lượng đầu ra của một nền kinh tế. Do vậy, vốn đầu tư phát triển thể hiện vai trò quan trọng trong việc đáp ứng cho việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thứ hai: tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hoạt động đầu tư phát triển có liên quan tới mọi lĩnh vực sản xuất, do vậy tạo ra quá trình sản xuất, góp phần tạo ra giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, đẩy nhanh quá trình tăng sản lượng của các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh lại phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao. Thông qua việc thực hiện cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế một cách hợp lý, chúng ta sẽ thực hiện được nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ ba: tăng cường khả năng khoa học công nghệ. Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa, đầu tư là điều kiện hàng đầu của sự tăng cường khả năng công nghệ của đất nước ta hiện nay. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, vốn đầu tư phát triển luôn gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ và sử dụng công nghệ cũng như chuyển giao kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các công nghệ và phương tiện sản xuất tiên tiến vào sản xuất góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm mới. Thứ tư: phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người lao động. Hoạt động đầu tư phát triển nếu phân chia theo trình tự công việc thì bao gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Và trong cả ba giai đoạn này không thể thiếu sự tham gia của lao động giản đơn cũng như lao động lành nghề. Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam nói chung và huyện Văn Yên nói riêng đều trong tình trạng thiếu thợ giỏi, thợ bậc cao, thiếu kỹ sư giỏi, kỹ sư lành nghề, cơ cấu lao động chưa hợp lý, chất lượng lao động thấp. Tóm lại, để thực hiện được các vai trò của đầu tư phát triển như trên, cần phải có những cơ chế và chính sách hợp lý để thu hút và thực hiện vốn đầu tư phát triển, cũng như cần có cơ chế quản lý đầu tư thông thoáng được phân cấp rõ ràng. II. Thực trạng đầu tư phát triển - xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008: 1. Đánh giá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: +) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2001-2005 bình quân đạt 10.5%/năm. Trong đó: - Ngành NLN tăng bình quân 6,07%/năm. - Ngành CN-XD tăng bình quân 21,42%/năm. - Ngành dịch vụ tăng bình quân 15,12%/năm. +) Tăng trưởng kinh tế: Trong thời gian qua, nền kinh tế của huyện Văn Yên tiếp tục phát triển với tốc độ khá và tương đối toàn diện. Các ngành các thành phần kinh tế tích cực tham gia sản xuất. - Tốc độ tăng trưởng DGP bình quân thời kỳ 2005-2008 là 9,55%. - Cơ cấu các ngành kinh tế là nông, lâm, ngư nghiệp 31,6 %; công nghiệp và xây dựng là 31,5 % và dịch vụ là 33,3%. - DGP bình quân đầu người giai đoạn này là 430 USD. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 105 triệu USD. +) Năm 2007: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,8%/năm. +) Năm 2008 : tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,2 %/năm. Một số chỉ tiêu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thời kỳ 2000-2008 Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 Tổng GDP- giá 1994 145.246 255.587 284.155 347.802 380.503 1. Nông nghiệp 123.984 193.147 207.378 236.588 239.055 2. Lâm nghiệp 20.514 61.103 75.413 108.947 140.129 3. Thủy sản 748 1.337 1.364 2.267 1.319 (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Văn Yên 2008) 1.2 Cơ cấu kinh tế: Thực hiện nghị quyết của BCH Trung ương về đẩy mạnh chuyện dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong những năm qua, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân phát triển sản xuất theo hướng phát triển công nghiệp nên đã từng bước chuyện dịch cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng sản xuất NLN, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong 5 năm 2001-2005, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghệp. + Năm 2001 tỷ trọng ngành NLN chiếm 62,3 %, đến năm 2005 còn 53,6% giảm 3,4% so với kế hoạch và đến năm 2007 tỷ trọng NLN chỉ còn chiếm 49%. + Công nghiêp - xây dựng năm 2001 chiếm 14,7%, đến năm 2005 tăng lên 19,4%, so với quy hoạch vượt 1,4% và năm 2007 đạt 23,7%. + Dịch vụ năm 2001 chiếm 23% đến năm 2005 tăng lên 27% và năm 2006 chiếm 27,2%, so với quy hoạch đề ra tăng 2,2%. Năm 2007 ngành Thương mại - dịch vụ chiếm 27,3% cơ cấu kinh tế. 2. Vốn đầu tư phát triển: Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và xây dựng, trong những năm qua công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đã được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thời kỳ 2005 - 2008 Nguồn vốn 2005 2006 2007 2008 TB chung Tổng 77.366 100.767 185.465 359.424 180.756 Ngân sách Nhà nước 50.431 82.311 112.284 141.758 96.696 Tín dụng đầu tư 0 Doanh nghiệp Nhà nước 110.200 27.550 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 11.917 724 4.079 47.328 16.012 Dân và tư nhân 15.018 17.732 69.102 60.138 40.498 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên 2008) Tổng vốn đầu tư phát triển của huyện trong giai đoạn 2005-2008 đã tăng khá nhanh. Từ năm 2005 tổng vốn đầu tư là 77.366 triệu đồng, đã tăng lên 359.424 triệu đồng vào năm 2008. Nhìn chung tổng vốn đầu tư phát triển cứ năm sau cao hơn năm trước khoảng 1,4-1,9 lần. Nguồn vốn đầu tư phát triển của huyện Văn Yên ngày càng đa dạng hơn trước…Trung bình tổng vốn đầu tư phát triển của huyện trong 4 năm 2005-2008 khoảng 180.756 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước trung bình là 96.696 triệu đồng, vốn doanh nghiệp Nhà nước trung bình là 27.550 triệu đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trung bình là 16.012 triệu đồng, vốn của dân và tư nhân trung bình là 40.498 triệu đồng. Những con số tăng trên chính là kết quả của huyện Văn Yên trong việc nỗ lực cải tạo môi trường đầu tư. Vốn đầu tư trong giai đoạn này tăng là một xu thế tất yếu đói mới một huyện miền núi có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chủ yếu được dùng để phát triển kết cấu hạ tầng ngành công nghiệp, hạ tầng giao thông, nông nghiệp nông thôn và giáo dục y tế. Các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu và các dự án trọng điểm. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đứng thứ hai về quy mô vốn so với các nguồn vốn khác. Nguồn vốn này tập trung đầu tư vào các dự án công nghiệp, chăn nuôi, một số các dự án ứng dụng công nghệ mới. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một nguồn vốn mới của huyện, tỷ trọng còn nhỏ, tuy nhiên vẫn đóng một vai trò quan trọng, những dự án FDI thường tập trung vào khu du lịch sinh thái, và các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm xuất khẩu… Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước khá cao và tăng dần. Đầu tư từ khu vực dân doanh tăng khá nhanh, tuy nhiên có tỷ trọng giảm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không đáng kể. 3. Tình hình đầu tư phát triển vào huyện Văn Yên theo một số ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu thời kỳ 2005-2008: 3.1 Ngành nông, lâm nghiệp: Ngành nông, lâm nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn chiếm tỷ lệ trên 50% giá trị tổng sản lượng. Trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp đã được đầu tư phát triển theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Cùng với việc quan tâm chú trọng công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, đã triển khai thực hiện chương trình " 5 xóa, 10 xây" vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp mang tình đột phá trong sản xuất nông lâm nghiệp nên đã mang lại hiệu quả cao cả về năng suất và chất lượng, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Do đó tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2005 đạt trên 250 tỷ đồng. Để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng 222 công trình thủy lợi, đã kiên cố hóa 167 km kênh mương nội đồng, tưới cho 2.617.9/2827 ha ruộng nước. Quy hoạch vùng lúa thuần năng suất chất lượng cao tập trung vùng Đại - Phú - An với diện tích 540 ha, vùng Đông Cuông hơn 260 ha, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ở những xã như An Thịnh, Đại Phác, Yên Phú, Yên Hưng có cánh đồng thu nhập đạt 45 đến 50 triệu đồng/ha/năm. Với diện tích đất đai tự nhiên rộng, rất có lợi thế về chăn nuôi, tổng đầu đàn gia súc, gia cầm hàng năm tăng cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn trâu tăng từ 18.401 con năm lên tới 21.592 con năm 2008. Đàn bò năm 2005 tăng lên 1.792 con, năm 2008 tăng lên 3.475 con. Đàn lợn năm 2005 tăng lên 75.564 con, năm 2008 tăng lên 75.014 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại tăng từ 2.337 tấn năm 2005 và tăng lên 3.410 năm 2008. Về lâm nghiệp, với ưu thế về khí hậu, đất đai và truyền thống tập quá của người Dao, cây Quế trên địa bàn vẫn là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao nên hàng năm diện tích quế vẫn không ngừng tăng, mỗi năm nhân dân trồng mới và trồng bổ sung vào diện tích quế đã khai thác hàng ngàn ha quế. Năm 2005 khai thác 14.869 ha đến năm 2008 diện tích tăng lên 15.215 ha. Sản lượng quế vở bóc ra thị trường hàng năm đạt hàng ngàn tấn thu về hàng chục tỷ đồng cho nhân dân. Những người dân Văn Yên nơi đây lấy cây Quế làm loại cây trồng chủ yếu. So với chất lượng Quế trên cả nước thì Quế Văn Yên đứng thứ 2 sau Quế Quảng Bình. Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng thường xuyên được chú trọng, hàng năm đã trồng thêm hàng ngàn ha rừng bao gồm bồ đề, keo và nhiều loại cây lâm nghiệp khác nên diện tích che phủ rừng không ngừng tăng lên hàng năm. Năm 2005 tỷ lệ che phủ rừng là 62,9% đến năm 2008 tỷ lệ che phủ rừng tăng lên 63,3%. Trên địa bàn huyện hiện có một doanh nghiệp nhà nước (Lâm trường Văn Yên) làm nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng kinh tế, trồng rừng đặc sản, phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo chương trình 5 triệu/ha rừng. Nhờ có sự quan tâm của huyện Văn Yên, những khuyến khích, ưu đãi đầu tư khi tiến hành đầu tư vào khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế này tăng khá cao trong giai đoạn qua. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đạt khá cao, bình quân 17.73 %/năm; trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành ngư nghiệp đạt cao nhất, bình quân 12,31%/năm. Tuy nhiên do tỷ trọng của ngành ngư nghiệp nhỏ nên tác động đến tăng trưởng sản xuất khu vực nông - lâm - ngư nghiệp của huyện không lớn. Trong các năm 2006 - 2008, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông -lâm - ngư nghiệp tăng so với giai đoạn trước. Tăng trưởng GTSX nông - lâm - ngư nghiệp (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Bình quân % 2001-2005 GTSX nông-lâm-ngư nghiệp 112.384,0 254.212,6 349.600,0 17,73 Nông nghiệp 91.121,8 193.533,3 234.013,0 16,26 Lâm nghiệp 20.514,0 59.342,5 114.105,0 23,67 Thủy sản 748,2 1.336,8 1.482,0 12,31 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên 2008) Nhìn vào bảng ta thấy lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng mạnh. Giá trị nông nghiệp gia tăng nhanh chóng qua các năm là do có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng những khu chăn nuôi tập trung, với mục đích chăn nuôi một lượng lớn gia súc, gia cầm với những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có sẵn, ổn định đầu ra. Nghề nuôi trồng thuỷ sản của huyện có sự tăng trưởng khá nhanh, các chỉ tiêu về diện tích nuôi, sản lượng, giá trị của ngành ngư nghiệp năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, tốc độ tăng sản lượng nuôi cao hơn nhiều, do nuôi trồng thuỷ sản được các nhà đầu tư chú trọng, xu thế được đầu tư cao dần, áp dụng công nghệ ngày càng hiện đại. 3.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Trong những năm qua, được sự quan tâm của nhà nước, của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái và các ngành trên tỉnh với cơ chế chính sách đúng đắn, kịp thời cùng với việc thực hiện tốt công tác đầu tư, phát triển bền vững vùng nguyên liệu tập trung nên đến năm 2005 huyện đã thu hoạch khu công nghiệp phía Bắc của huyện gồm nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến tinh dầu quế, nhà máy sản xuất giầy đế, hình thành xây dựng một số cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cụ thể như: * Công nghiệp quốc doanh: - công nghiệp khai thác: trên địa bàn huyện có 1 doanh nghiệp nhà nước khai thác đá tại xã Lâm Giang do ngành đường sắt quản lý khai thác và chế biến đá phục vụ cho ngành đường sắt. Có 1 mỏ khai thác quặng sắt ở xã Đại Sơn (Công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái) năm 2005 sản lượng khai thác đạt 34.849 tần, giá trị sản lượng đạt 5.227 triệu đồng, nằm 2008 đạt 36.410 tấn. - Công nghiệp chế biến: +) Năm 2001 tỉnh xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Đông Cuông thuộc công ty cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái với công suất 10.000 tấn sản phẩm/ năm. Huyện Văn Yên đã quy hoạch vùng nguyên liệu sắn cao sản tập trung ở 13 xã cho năng suất, hàm lượng tinh bột cao. Sản lượng tinh bột sắn năm 2005 đạt 6.920 tấn; năm 2008 tăng lên 7.075 tấn. Công nghiệp quốc doanh trên địa bàn huyện Văn Yên đã được nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư phát triển trên các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương như: khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản, chế biến tinh bột sắn xuất khẩu đã hỗ trợ cho công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn còn những hạn chế đó là trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đồng bộ, chất lượng sản phẩm còn ở dạng thô dẫn đến sức cạnh tranh thấp, nên chưa tạo ra sự tăng trưởng đột phá cho ngành công nghiệp. Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển cả về số lượng và chất lượng theo đúng định hướng đã chuyển dần từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung huy động được nội lực về sức lao động và tiền vốn trong dân tham gia sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới tăng thu nhập và làm giàu chính đáng cho người lao động, đồng thời cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, XDCB phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn còn những tồn tại, yếu kém, đó là kinh tế hộ tuy phát triển nhanh, số lượng nhiều nhưng phân tán, quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, hàng hóa chưa có sức cạnh tranh cao, kinh tế HTX phát triển nhanh về số lượng nhưng chưa vững chắc. Mặc dù chưa có ngành nghề truyền thống, mũi nhọn nhưng phần nào đã giải quyết được việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sông nhân dân. Tăng trưởng GTSX công nghiệp xây dựng (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Bình quân % 2001-2005 GTSX CNXD 47.494,0 99.575,0 228.900,0 16,0 Công nghiệp 14.320,0 57.500,0 100.771,0 32,1 Xây dựng 33.174,0 42.075,0 128.129,0 4,9 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên 2008) 3.3 Ngành dịch vụ: Mạng lưới thương mại dịch vụ phong phú, đến năm 2008 trên địa bàn huyện có 863 cơ sở sản suất kinh doanh với 939 lao động. Doanh số hoạt động năm 2005 đạt trên 163.9 tỷ đồng, năm 2007 đạt 335.5 tỷ đồng với đủ các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tại trung tâm huyện có chợ Mậu A được đầu tư xây dựng với quy mô tương đối lớn, là trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa. Ngoài ra còn có các chợ trung tâm cụm xã như: An Thịnh, Trái Hút, Lâm Giang, Đại Sơn… Hình thành một số cơ sở thu mu, sơ chế, chế biến nông lâm sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt đã phủ sóng 27/27 xã, thị trấn đáp ứng đủ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Trên địa bàn huyện đã phát triển đa dạng các dịch vụ bưu chính viễn thông cố định như : VNPT, điện lực, Viettel và hệ thống thông tin di động như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, điện lực. Tính đến năm 2008 tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn huyện là 5.996 máy, bình quân 6 máy / 1.000 dân. Tăng trưởng GTSX thương mại - dịch vụ (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Bình quân % 2001-2005 GTSX 40.165,0 106.500,0 209.600,0 21,53 Thương mại 35.252,0 67.449,0 121.140,0 13,86 Dịch vụ 4.913,0 39.051,0 88.460,0 51,38 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên 2008) Du lịch Văn Yên nếu được đầu tư, khai thác triệt để sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho nhân dân trong vùng du lịch. Mặt khác, nếu phát triển du lịch bền vững còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Du lịch Văn Yên được chia ra thành 2 loại hình đó là: - Du lịch văn hóa lịch sử cách mạng: gồm có đền Đông Cuôn; đến Nhược Sơn xã Châu Quế Hạ; đồng Đại Phác thuộc xã Đại Phác, đồn Đại Bục thuộc xã An Thịnh và đồn Gióm xã Đông An. - Du lịch sinh thái: gồm có Thác Khe Cam xã Ngòi A, khu bảo tồn thiên nhiên xã Nà Hẩu, khu rừng quế cổ thụ của người Dao… Đây là tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển ngành du lịch của huyện Văn Yên trong tương lai. Huyện Văn Yên tiếp tục củng cố._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21880.doc
Tài liệu liên quan