Đầu tư phát triển vào lĩnh vực giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện CNH-HĐH đất nước, đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với s

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển vào lĩnh vực giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự công bằng tương đối trong xã hội. Tiền đề phát triển đất nước trong thời kỳ mới chính là do sức mạnh của con người Việt Nam quyết định. GD- ĐT là con đường quan trọng nhất để xây dựng nguồn nhân lực và làm nên sức mạnh ấy. Ngành GD- ĐT muốn phát triển được và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới nhất thiết phải được đầu tư cả về sức người và sức của. Đầu tư cho GD- ĐT là một nội dung trong đầu tư phát triển con người. Từ trước đến nay đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Đảng và Nhà ta coi là hoạt động đầu tư cơ bản nhất. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. “ Con đường CNH- HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vưac có những bước nhẩy vọt…”. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định,nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Việc đầu tư vào lĩnh vực GD- ĐT đã gặt hái nhiều thành tựu đáp ứng công cuộc CNH- HĐH ở Việt Nam cụ thể như quy mô GD-ĐT được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức GD-ĐT đồng thời không ngừng nâng cao dân trí và tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng nhà trường. Tuy nhiên thực tế vốn đầu tư phát triển GD- ĐT chưa tương xứng với vị thế của nó và nó phản ánh một cơ cấu vốn đầu tư phát triển GD- ĐT chưa hợp lý, việc quản lý hoạt động này còn hạn chế là nguyên nhân chất lượng GD-ĐT ở trong vòng luẩn quẩn nên đã dẫn đến những hạn chế trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta. Hiện nay Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO một đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới càng cấp thiết hơn, để làm được điều này cần phải tăng cường đầu tư phát triển ngành GD-ĐT, để làm được điều này cần có sự nỗ lực của toàn xã hội. Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về: “Đầu tư phát triển vào lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam trong những năm gần đây”. Chương I Tổng quan về đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo Việt Nam 1. Đặc điểm hệ thống GD- ĐT ở Việt Nam Hệ thống giáo dục quốc dân hiện có đủ các cấp, bậc học, ngành học và phương thức giáo dục. Bao gồm 1.1. Giáo dục mầm non +Nhà trẻ: có thời gian khung của quá trình GD-ĐT là 3 năm, tuổi chuẩn 3-4 tháng +Mẫu giáo: có thời gian khung của quá trình GD-ĐT là 3 năm, tuổi chuẩn 3 tuổi 1.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến 6 tháng tuổi(Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005). Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm , trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22- Luật Giáo dục ,2005) 1.1.2. Quy mô giáo dục mầm non Số lượng các trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ tăng đáng kể, góp phần giảm dân số xã trắng về cơ sở giáo dục mầm non. Hiện cả nước có hơn 10.000 cơ sở giáo dục mầm non. Số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tăng nhanh, năm học 2003- 2004 có 35.66% số nhà trẻ và 40.56% trường mẫu giáo thuộc loại hình ngoài công lập. Tổng số trẻ ra lớp trên toàn quốc đạt khoảng 2.600.000 cháu. Trở ngại lớn nhất hiện nay là đội ngũ giáo viên mầm non chưa đủ so với định mức, nhiều giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn, phòng học và đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều. Ngoài ra, trong giáo dục mầm non còn có khoảng cách đáng kể giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa các vùng khác nhau. 1.1.3.Chất lượng giáo dục mầm non Chất lượng giáo dục mầm non được đánh giá qua chất lượng nuôi dương, chăm sóc và tổ chức các hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ; thể hiện ở trình độ phát triển nhiều mặt của trẻ. Trong mấy năm gần đây, tính trung bình hằng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đối với từng vùng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống rõ rệt, từ 2- 3%/năm. Kết quả điều tra trên một mẫu lớn cho thấy, năm học 2003-2004, tỷ lệ suy dưỡng ở nhà trẻ là 13.5%, mẫu giáo là 13%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong cộng đồng( 28,4%). Sự phát triển của trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non về các mặt thể chất, nhận thức cao hơn so với những trẻ không ra lớp. Đại đa số trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đã có một số kỹ năng xã hội, hình thành được nề nếp, thói quen, hành vi văn minh; có khả năng quan sát sự vật và hiện tượng tự nhiên khá tinh tế so với lứa tuổi, trí tưởng tượng và sáng tạo phát triển khá tốt, có cảm nhận thẩm mỹ. Trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ để vào học ở bậc tiểu học như ngồi học tư thế đúng, tập trung nghe giảng, biết cầm bút để vẽ, biết cầm sách vở và phát âm tương đối đúng. 1.2. Giáo dục phổ thông +Tiểu học: có thời gian khung của quá trình GD-ĐT là 5 năm, tuổi chuẩn vào lớp đầu 6 tuổi +Trung học cơ sở: có thời gian khung của quá trình GD-ĐT là 4 năm, tuổi chuẩn vào lớp đầu là 11 tuổi +Trung học phổ thông: thời gian khung của quá trình GD-ĐT là 3 năm, tuổi chuẩn vào lớp đầu là 15 tuổi 1.2.1. Quy mô giáo dục phổ thông Trong giáo dục phổ thông có 2 loại hình quản lý: quản lý hệ thống và quản lý nhà trường. Trong đó quản lý nhà trường là hạt nhân cơ bản. Bởi lẽ, nhà trường phổ thông là “rường cột” của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây chính là nơi trực tiếp thực hiện quá trình cung cấp kiến thức và những nhân tố căn bản của nhân cách con người. Cùng với gia đình, đó là khâu có tầm quan trọng quyết định đối với sự hình thành nhân cách học sinh. Hiện nay cả nước có 14.346 trường tiểu học, tăng 9.8% so với năm học 1998-1999; Đáng chú ý là tốc độ phát triển khá nhanh của loại hình trường THPT ngoài công lập. Ở các tỉnh miền núi, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông bán trú dân nuôi ngày càng phát triển. Hiện đã có 11 trường phổ thông DTNT thuộc Trung ương, 44 trường thuộc tỉnh, 295 trường thuộc huyện và khoảng 500 trường bán trú dân nuôi ở 25 tỉnh. Sách cho thư viện và thiết bị dạy học trong trường phổ thông đã được bổ sung đáng kể. Hệ thống sách giáo khoa mới đã tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, tuy nhiên một số cuốn sách vẫn còn sai sót và việc triển khai chưa đồng bộ giữa đổi mới chương trình và bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Số lượng giáo viên và tỷ lệ giáo viên đạt tiêu chuẩn tăng đáng kể. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay vừa thiếu vừa thừa; thiếu giáo viên THCS, THPT ở các vung khó khăn, thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật,… Số học sinh tiểu học đang giảm dần và đi vào ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chât lượng của bậc học này và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ 1.2.2. Chất lượng giáo dục phổ thông Về kiến thức, kỹ năng, khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay lớn và rộng hơn so với trước đây, nhất là về các môn khoa học tự nhiên, tin học và ngoại ngữ. Tỷ lệ học sinh khá giỏi có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ học sinh trung bình ổn định, tỷ lệ học sinh yếu kém và lưu ban giảm.Trình độ của học sinh giỏi, học sinh các trường trọng điểm quốc gia, trường chuyên, trường chuẩn quốc gia vẫn được duy trì và phát triển. Học sinh Việt Nam luông đứng trong tốp 10 nước dẫn đầu về số huy chương đạt được trong các kỳ thi toán quốc tế. 1.3. Giáo dục nghề nghiệp Hệ thống giáo dục nghề nghiệp bao gồm dạy nghề và giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Dạy nghề gồm 3 trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. 1.3.1. Quy mô giáo dục nghề nghiệp Dạy nghề đã được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Năm 2003, quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn và ngắn hạn đã tăng hơn 2 lần, tuyển sinh THCN tăng 1.67 lần so với năm 1998. Ngoài hệ thống đào tạo chính quy, hệ đào tạo nghề ngắn hạn trong những năm qua tập trung ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng(69 trường), vùng Đông Nam Bộ(52 trường) và vùng Đông Bắc(37 trường). Ba vùng này đã chiếm tới 70% tổng số trường dạy nghề của cả nước. Các trường THCN cũng chỉ tập trung chủ yếu ở cac khu đô thị và thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên quy mô đào tạo nghề tuy tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá và yêu cầu phát triển đa dạng về ngành nghề, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Đa số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng thực hành và khả năng tiếp cận với công nghệ mới, phương pháp dạy học tiên tiến. Tỷ lệ dạy nghề còn thấp, vào khoảng 69% 1.3.2. Chất lượng giáo dục nghề nghiệp Kiến thức, kỹ năng của học sinh ở một số trường được đánh giá tôt, tương đương trình độ tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn thấp, đặc biệt là về kỹ năng thực hành và tác phong công nghiệp. Một số chương trình, tài liệu dạy nghề đã được xây dựng theo phương pháp mới phù hợp với quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, tình trạng chung của giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay là thiếu giáo trình, trong khi đó giáo trình hiện có chưa đảm bảo liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo. Danh mục ngành nghề chưa được bổ sung hoàn chỉnh, hệ thống chuẩn đào tạo nghề chưa được ban hành. Lĩnh vực đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng đào tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy trong những năm qua chúng ta thiếu hụt một đội ngũ quản lý, lãnh đạo cũng như đội ngũ giáo viên có trình độ cao trong lĩnh vực dạy nghề. Đồng thời, mạng lưới các trường dạy nghề trong nước còn mỏng, cơ sở vật chất còn thiếu và yếu, phương pháp đào tạo chưa gắn chặt được giữa lý thuyết và thực hành nên chất lượng đào tạo chưa cao.Thực tế trên đã dẫn đến một tình trạng là chúng ta có quá nhiều cử nhân, kĩ sư trong khi lại thiếu hụt hẳn một đội ngũ công nhân có kĩ thuật cao mà chúng ta vẫn quen gọi là tình trạng "thừa thày -thiếu thợ"!. 1.4. Giáo dục đại học 1.4.1. Quy mô giáo dục đại học Từ năm 1998 đến nay, quy mô giáo dục đại học và sau đại học đã tăng đáng kể. Hiện cả nước có 127 trường cao đẳng, 87 trường đại học, học viện. Có 147 cơ sở đào tạo sau đại học, trong đó có 95 cơ sở được đào tạo tiến sĩ. Bằng nhiều nguồn vốn, các trường đã cố gắng nâng cấp thư viện, phong thí nghiệm, cơ sở thực hành, mua sắm thiết bị hiện đại và nối mạng internet. Với số lượng khoảng 40.000 giảng viên so với quy mô trên 1 triệu sinh viên, hầu hết các trường ĐH, CĐ đều thiếu giảng viên. Thêm vào đó, chưa có chính sách thích hợp để thu hút đội ngũ cán bộ khoa học của các cơ quan nghiên cứu tham gia giảng dạy tại các trường ĐH. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường ĐH chưa được quan tâm đúng mức. Đa số giảng viên chỉ tập trung vào giảng dạy, ít tham gia nghiên cứu khoa học. 1.4.2. Chất lượng giáo dục đại học và sau đại học Chất lượng đào tạo đại học có sự phân tầng rõ rệt giữa các hệ chính quy và không chính quy, giữa các trường công lập trọng điểm với trường công lập địa phương và dân lập Trong đào tạo cao học, đa số các ngành chưa mở rộng được chương trình và nội dung đào tạo. Điều kiện cần thiết để nghiên cứu của học viên cao học rất thiếu thốn như người hướng dẫn, tài liệu tham khảo, yêu cầu thực hành thí nghiệm. Chất lượng đào tạo cao học nói chung còn hạn chế. Trong tất cả các bậc học, ngoài hệ thống các trường công lập còn có trường bán công, dân lập và tư thực. Bên cạnh hệ thống các trường chín quy, ở tất cả các địa phương còn phát triển các trung tâm, cơ sở giáo dục không chính quy, đáp ứng nhu cầu của người học từ xoá mù chữ, nâng cao trình độ đến học nghề, tin học và ngoại ngữ Quy mô phát triển giáo dục không chính quy Tính trung bình hàng năm có gần 300.000 người theo học các lớp bổ túc văn hoá; khoảng 700.000 người theo học các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, giáo dục từ xa. Ngoài ra, còn có một số lượng lớn sinh viên các khoá đào tạo liên kết giữa các trường và địa phương. Chất lượng giáo dục không chính quy Trong những năm qua, các địa phương đã làm tốt công tác xoá mù chữ, đồng thời giúp nhiều người có được những kiến thức thuộc các lĩnh vực cấn thiết để góp phần cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, quy mô giáo dục không chính quy phát triển nhanh nhưng khâu quản ký kém đã dẫn đến tình trạng học giả bằng thật ở một số cơ sở liên kết đào tạo có cấp bằng. Các chương trình giáo dục từ xa vẫn đang trong quá trình xây dựng, tiến độ còn chậm. chất lượng còn thấp. Đội ngũ giáo viên không chính quy nhìn chung còn thiếu và trình độ thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, điều kiện để tổ chức thực hành còn rất hạn chế. 2. Vai trò đầu tư phát triển đối với sự phát triển lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam 2.1. Thách thức và cơ hội đối với Giáo dục nước ta Khoa học- công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế- xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học- công nghệ, phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục phải phục vụ đắc lực cho xã hội; Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệp quốc tế để đổi mới và phát triển. Đảng, Nhà nước và nhân dân tao ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo dục nước ta phải vượt qua không chỉ những thách thức riêng của giáo dục Việt Nam mà cả những thách thức chung của giáo dục thế giới. Một mặt phải khắc phục những yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với những nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Mặt khác, phải khắc phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và đòi hỏi gấp rút nâng cao chất lượng; giữa yêu cầu vừa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục. Thực tiễn chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục phải tiếp cận và thích nghi với cơ chế mới, phải luôn phát triển và đi trước một bước đón đầu sự phát triển của xã hội. 2.2. Đầu tư phát triển góp phần tạo ra các điều kiện đảm bảo phát triển GD-ĐT Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư điều này góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Góp phần không nhỏ vao việc nâng cao chất lượng giáo dục là các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục, đó là đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, các chính sách quản lý và đầu tư cho giáo dục. Bản thân các điều kiện này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. a.Phát triển đội ngũ giáo viên Để đáp ứng nhu cầu vừa tăng về quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để làm được điều này một mặt phải đổi mới phương pháp dạy theo hướng hiện đại hoá. Thông qua tăng ngân sách của nhà nước tạo điều kiện cho các giáo viên tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ưu tiên các các địa bàn kho khăn và các ngành đào tạo có trọng điểm. Mặt khác hiện nay nếu tính theo mức lương cơ bản thì thu nhập của đội ngũ giáo viên thấp hơn đặc biệt khi mà nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát gia tặng, đây cũng là một nguyên nhân làm cho chất lượng giáo viên không đảm bảo. Vì vậy ngoài việc hoàn thiện định mức lao động thì cần phải có các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giáo dục các đối tượng đặc biệt. Như vậy ở nước ta sẽ hạn chế được tình trạng vừa thiếu vừa thừa giáo viên, thừa ở các đô thị, thiếu ở các vùng khó khăn. b. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học Cơ sở vật chất- kỹ thuật của các trương ĐH, CĐ và dạy nghề cũng tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là các trường thuộc diện được hỗ trợ từ các dự án viện trợ hoặc ODA. Mặc dù vậy cơ sở vật chất nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tỷ lệ trường đạt tiêu chuẩn quốc gia tính chung còn thấp. Phần lớn các trường đều chưa có phòng học bộ môn, phòng bảo quản thiết bị, nhất là ở vùng núi, nông thôn. Cơ sở vật chất cần phải được đầu tư hơn nữa để nâng cấp chất lượng giáo dục. Nếu giải quyết tốt khâu này thì sẽ tạo một loạt các tác động tích cực dây chuyền. Đó là việc tăng chất lượng giảng dạy của giáo viên, góp phần đổi mới chương trình học theo hướng hiện đại làm tăng sự thu hút tìm tòi học hỏi và nghiên cứu của giáo viên và học sinh.Một môi trường đào tạo tốt sẽ đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong tương lại. Ngoài kinh phí từ ngân sách nhà nước còn có các tổ chức quốc tế, vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á qua các dự án phát triển giáo dục ở các cấp học, bậc học. Bằng việc thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư các dự án vào lĩnh vực giáo dục cùng với các chính sách của nhà nước đối với giáo dục sẽ tạo đà cho bước phát triển mới cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Chương II Thực trạng đầu tư phát triển Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. I. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cho GD- ĐT ở Việt Nam 1. Nguồn vốn đầu tư phát triển GD- ĐT Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục và đào tạo bao gồm: Ngân sách nhà nước Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triỂn giáo dục; các khoản tài trợ khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư phát triển GD- ĐT giai đoạn 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1.TổngVĐT(tỷ đồng) 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968 Ngân sách 15.337 19.898 22.777 32.819 41.547 các nguồn khác 10.545 14.19 14.775 21.404 27.421 2. Tốc độ tăng(%) 31,7 10,2 44,4 27,2 Ngân sách 29,7 14,5 44,0 26,5 các nguồn khác 34,6 4,1 4,5 28,1 3. Tổng VĐT(%) 100 100 100 100 100 Tỷ trọng Vốn NS trên tổng VĐT(%) 59 59 61 61 60 Tỷ trọng nguồn vốn khác trên tổng VĐT(%) 41 41 39 39 40 (Nguồn: www.moet.gov.vn,sách , www.moet.gov.vn và NSNN) Dựa vào kết quả bảng tổng hợp trên ta thấy rằng những kết quả trên cho ta so sánh được mức trách nhiệm đóng góp cho giáo dục và đào tạo từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của nhân dân. Người dân hiện nay ở Việt Nam chi trả 40% chi phí giáo dục, trong khi ở các nước phát triển cao trung bình dân chúng chỉ chi trả 20%, phần còn lại là từ ngân sách nhà nước. Mặc dù tổng nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo tăng từ năm này qua năm khác tuy nhiên tốc độ tăng của các nguồn qua 4 năm trong giai đoạn 2001-2005 không đều nhau cụ thể như sau: năm 2002 tốc độ tăng của tổng nguồn cho giáo dục và đào tạo là 31.7% thì đến năm 2003 giảm xuống 10.2% nhưng đến 2004 lại tăng đến 44,4%. Cơ cấu của các nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001- 2005: Trong 5 năm từ năm 2001 đến 2005 thì mức độ đóng góp của nguồn vốn NSNN khá ổn định chiếm khoảng 50% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạo. 1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước. Như chúng ta đã biết ngân hàng sách nhà nước là một nguồn vốn quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và GD-ĐT nói riêng. Sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này không chỉ có ý nghĩa riêng đối với sự nghiệp GD-ĐT mà còn có một ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Theo Luật Giáo dục 2005 thì Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Bảng 3: Ngân sách nhà nước đầu tư phát triển GD- ĐT giai đoạn 2000-2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1.Tổng chi NSNN cho GD-ĐT( tỷ đồng) 12.398 15.337 19.898 22.777 32.819 41.547 2.Chi thường xuyên ( tỷ đồng) 8.88 10.816 14.128 18.625 25.927 32.406 Tỷ trọng so với tổng NSNN(%) 71,6 70,5 71,0 81,7 79,0 78,0 3.Chi đầu tư (tỷ đồng) 3.518 4.521 5.77 4.152 6.892 9.141 Tỷ trọng so với tổng NSNN(%) 28,4 29,5 29 18,3 21 22 (Nguồn Vụ kế hoạch- tài chính,Bộ GD-ĐT và sách: hệ thống những văn bản về chủ trương, chính sách chiến lược phát triển GD Việt nam(đến 2020) và www.moet.gov.vn) Qua bảng trên ta thấy rằng NSNN chi cho giáo dục đào tạo đã tăng thêm trong các năm từ 2000 là 12.398 tỷ đồng sau 5 năm là năm 2005 là 41.547 tỷ đồng. Như vậy ta có thể đánh giá rằng cùng với thời gian và sự phát triển nền kinh tế Nhà nước ngày càng quan tâm hơn về vấn đề đầu tư cho tương lai của đất nước. Trong đó bao gồm các khoản chi thường xuyên 2000 là 8.88 tỷ đồng đến 2005 là 32.406 tỷ đồng. Cùng tốc độ tăng của chi thường xuyên thì chi đầu tư cũng tăng qua các năm từ năm 2000 là 3.518 tỷ đồng đến năm 2005 có 9.141 tỷ đồng tăng 61.5% so với năm 2000. Theo các báo cáo của Bộ GD-ĐT, NSNN cho giáo dục năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13.940 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11.400 tỷ đồng, năm 2008 dự kiến tăng so với năm 2007 là 9.430 tỷ đồng. Riêng phần ngân sách cho chi thường xuyên của năm 2006 là 42.625 tỷ đồng, của năm 2007 là 51.860 tỷ đồng. Sự gia tăng này chứng tỏ rằng trong tổng thể vốn ngân sách thì chi đầu tư cho giáo dục được ưu tiên ở một vị trí rất quan trọng, điều này đã góp phần thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục tới năm 2010 của Đảng và Nhà nước. Tuy ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần hàng năm nhưng do quy mô giáo dục tiếp tục phát triển nên bình quân chi trên đầu học sinh, sinh viên tăng không đáng kể. Trên thực tế, ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục, trong đó tỷ lệ chi về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương vẫn chiếm khoảng 85-90%. Tức là kinh phí chi cho các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vẫn hết sức hạn hẹp. Mức chi giáo dục bằng ngân sách nhà nước trên 1 học sinh, sinh viên của nước ta còn kém xa các nước tiên tiến trong khu vực. Việc phân bổ ngân sách giáo dục hiện nay vẫn còn những bất hợp lý đối với các tỉnh, thành cũng như các trường thuộc khối đào tạo. Các tỉnh vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thực sự được ưu tiên đúng mực. Việc cấp kinh phí còn dựa vào định mức tổng hợp thô sơ, chưa tính toán được đầy đủ các nguồn khác cũng như nhu cầu của các trường và cơ cấu giá thành đào tạo. Giáo dục từ xa vẫn chưa được chú ý đầu tư. Mặt khác tình trạng trong thời gian qua đang làm xôn xao dư luân xã hội đã làm cho gây mất lòng tin của Đảng và Nhân dân vào chất lượng giáo dục, để giải quyết hiện tượng tiêu cực Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như tăng cường việc kiểm tra giám sát, phát động phong trào chống tiêu cực trong ngành giáo dục. Năm học mới 2007- 2008 ngành giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện cuộc vận động đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, với "căn bệnh" thành tích để nâng cao chất lượng dạy và học. 1.2. Các nguồn vốn khác Bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ , công sức, tiên của cho giáo dục. Ngoài ra học phí, lệ phí tuyển sinh cũng là một nguồn đầu tư vô cùng quan trọng của giáo dục. Học phi, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Hiện nay, mức đóng góp cho chi phí giáo dục của gia đình và người đi học, theo ước lượng của một vài chuyên gia, là 44,5% cho tiểu học; 48,7% cho Trung học cơ sở; 51,5% cho Trung học phổ thông; 30,7% cho cao đẳng và đại học. Như vậy tổng số chi phí của tư nhân cho giáo dục là khoảng 44%, nghĩa là 2,4%GDP. Tính đến năm 2005 chi tiêu cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. Trong chi tiêu đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo thì ở các nước phát triển cao chi trả 20% còn ở Việt Nam dân chi trả tới hơn 40%. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thu hút đầu tư từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Theo ước tính, từ năm 1990 đến nay, tổng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp và nhà hảo tâm cho ngành giáo dục lên tới trên 1.200 tỉ đồng và khoảng 1,5 triệu m2 đất. Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay nước ta ngày càng mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục đào tạo. Hầu hết nguồn vốn này đến từ các nước dưới hình thức hỗ trợ, cho vay chứ rất ít có ở dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều này chứng tỏ thị trường giáo dục ở nước ta chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Trong khi đó thì tại rất nhiều các công ty tư vấn giới thiệu du học nước ngoài, cùng với rất nhiều các cuộc hội thảo du học do các trường, các trung tâm tổ chức. Tóm lại, xét trên phạm vi cả nước và trong toàn bộ hệ thống GD-ĐT, các trường công lập đang đào tạo khoảng 86,27% tổng số HS, SV. Tổng chi của Nhà nước cho GD-ĐT chiếm 75% tổng chi xã hội cho GD-ĐT, 13,73% tổng số HS, SV đang học trong các trường ngoài công lập, tổng đóng góp của người dân chiếm 25% tổng chi cho GD- ĐT. Bắt đầu từ năm học 2007-2008, HS học nghề, SV CĐ-ĐH có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học với quy mô lớn. Điều này sẽ hỗ trợ học sinh thông qua đó giảm mức đóng góp của gia đình có hoàn cảnh khó khăn cho học tập giảm như vậy sẽ đảm bảo được cuộc sống cho bộ phận dân cư này. Để sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục huy động được để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế là một vấn đề đặt ra nhiều thách thức mà cần phải có sự nỗ lực và cố gắng bền bỉ của không chỉ nhà nước mà là của toàn dân. 2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển vào lĩnh vực GD-ĐT tại Việt Nam trong thời gian qua. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy việc thực hiện vốn đầu tư phát triển GD-ĐT đạt hiệu qủa sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Sau đây là bảng tổng kết: Bảng 4: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển GD-ĐT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 VĐT toàn XH(tỷ đồng) 163.5 180.4 217.6 258.7 324 388.2 VĐT cho GD-ĐT( tỷ đồng) 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968 75.2 Tỷ trọng VĐT cho GD-ĐT trên VĐT toàn XH(%) 15.83% 18.90% 17.26% 20.96% 21.29% 19.37% (Nguồn: www.mof.gov.vn và Bộ GD-ĐT) Qua bảng trên ta thấy rằng vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo cùng với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên không ngừng thì nguông vốn dành cho giáo dục và đào tạo cũng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2001 tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ là 163.500 tỷ đồng, tỷ trọng vốn đầu tư cho GD- ĐT là 15,83% thì đến 2006 tỷ trọng này đã tăng lên là19.37% đỉnh điểm là năm 2005 là 21,29%, điều này cho thấy cùng với sự phát triển của nên kinh tế việc đầu tư cho GD-ĐT trong những năm qua tăng. 2.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD-ĐT theo cấp học, bậc học. Hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam có 4 cấp bậc học chính là: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục cho cao đẳng , đại học. Bảng 6: Chi ngân sách nhà nước cho GD-ĐT giai đoạn 2001-2007 đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Giáo dục 415 495 725 925 1305 2328 2333 Dạy nghề 90 110 130 200 340 500 700 THCN 20 25 30 35 35 37 50 ĐH và cao đẳng 75 80 85 90 90 105 297 (Nguồn: www.moet.gov.vn) Qua bảng trên ta thấy rằng qua 7 năm thì theo từng cấp học, bậc học có sự gia tăng đáng kể về nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Nếu như năm 2001 chi ngân sách nhà nước cho đại học cao đẳng là 75 tỷ đồng một con số khá khiêm tốn nhưng đến năm 2007 là 297 tỷ đồng . Bên cạnh đó thì nguồn vốn ngoài ngân sách dành cho các cấp học cũng gia tăng. Điều này ta sẽ thấy ở bảng số liệu sau: Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển GD-ĐT theo cấp học, bậc học giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: % Năm 2001 2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0089.doc