Dạy học theo chương trình sách giáo khoa tiếng việt lớp 2 mới ở vùng khó khăn tỉnh An Giang năm học 2004 - 2005

TRƯỜNG ÐẠI HỌC AN GIANG KHOA SU PHẠM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG DẠY - HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 2 MỚI Ở VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH AN GIANG NĂM HỌC 2004 - 2005 Chủ nhiệm đề tài: ĐINH THỊ KIM THÀNH Long Xuyên, tháng 12 năm 2005 TÓM TT Đ TÀI Tên đề tài : D y và hc theo chng trình, SGK Ting Vi!t l#p 2 m#i ' vùng khó khăn t,nh An Giang năm hc 2004 – 2005  I. Mục tiêu của đề tài Nắm được thực trạng dạy học theo chương trình, SGK ti

pdf56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3608 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Dạy học theo chương trình sách giáo khoa tiếng việt lớp 2 mới ở vùng khó khăn tỉnh An Giang năm học 2004 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếng Việt lớp 2 mới của giáo viên tiểu học để có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế dạy và học vùng khó khăn tỉnh An Giang, đề xuất được một số giải pháp giảng dạy các phân môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn. Từ đó có cơ sở bồi dưỡng phương pháp dạy tiếng Việt cho sinh viên và giáo viên lớp 2 dạy ở vùng còn khó khăn. II. Tình hình nghiên cứu trong nước Bắt đầu từ năm học 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo mở lớp tập huấn cho giảng viên cốt cán thay sách tiếng Việt lớp 1, tiếp sau đó, năm học 2003 - 2004 thay sách lớp 2 . Tài liệu tập huấn đều soạn thảo đầy đủ chuẩn chung cho cả nước. Ở những vùng điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, việc thay sách sẽ gặp nhiều khó khăn, vì thế cần khảo sát thực tế các trường tiểu học để có đề xuất cách dạy cho phù hợp. III. Thuyết minh sự cần thiết của đề tài Năm học 2003 - 2004 tỉnh An Giang bắt đầu dạy theo chương trình, SGK lớp 2 mới. Vì vậy, đội ngũ giảng viên cốt cán trực tiếp dự giờ giáo viên lớp 2 để nắm bắt tình hình thực tế dạy và học ở những vùng khó khăn. Đây cũng chính là nhiệm vụ của giảng viên khoa sư phạm để rút ra những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất được những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học theo chương trình, SGK lớp 2 mới. IV. Nội dung nghiên cứu của đề tài Khảo sát thực trạng dạy và học môn tiếng Việt ( tập trung 3 môn : tập đọc, kể chuyện, tập làm văn) theo chương trình, SGK lớp 2 mới ở An Giang năm học 2004 - 2005 để nắm tình hình dạy học ở vùng khó khăn tỉnh An Giang. Xác định được nguyên nhân, hạn chế, những khó khăn khi thực hiện chương trình, SGK lớp 2 mới để đề xuất các biện pháp cho ngành giáo dục và trường Đại học An Giang. V. Phương pháp nghiên cứu 1. Tổng hợp tư liệu 2. Điều tra 3. Quan sát 4. Nghiên cứu sản phẩm MỤC LỤC α Trang Phần một : Mở đầu .........................……………………………………………… 1 I. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………. 1 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………... 1 Phần hai : Nội dung nghiên cứu ………………………………………………… 5 Chương I : Những vấn đề chung .............................................................. A. Cơ sở lí luận …………………………………………………………………. I. Khái quát lịch sử nghiên cứu ……………………………………………… II. Cơ sở lí thuyết ……………………………………………………………… 5 5 5 6 B. Những đặc trưng của phương pháp dạy học……………………………… I. Những điểm cơ bản về việc dạy học theo phương pháp mới …………. II.Những điểm mới về nội dung dạy học tập đọc, kể chuyện, tập làm văn 13 13 14 Chương II : Nội dung và kết quả khảo sát. ………………………………. A. Đặc điểm các trường khảo sát ……………………………………………. B. Phân tích thực trạng …………………………………………………………. I. Nhận thức về chương trình, SGK, phương pháp giảng dạy……………. II.Thực trạng dạy và học ……………………………………………………… Chương III : Những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy …………… I. Tổ chức thực nghiệm ……………………………………………………….. A. Môn tập đọc ……………………………………………………………… B. Môn kể chuyện ………………………………………………………….. C. Môn tập làm văn ………………………………………………………… 21 21 26 26 30 36 36 36 38 40 II. Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy …………………………… 45 Phần ba : Kết luận và kiến nghị ………………………………………………… Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………….. 49 51 Phụ lục TRƯỜNG ĐẠi HỌC AN GIANG KHOA S5 PH7M M : 06 PHIẾU ĐIỀU TRA TRÌNH ĐỘ BGH - GV DẠY LỚP 2 VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP GIỮA KÌ I CỦA HỌC SINH LỚP 2 NĂM HỌC 2004 - 2005 Trang 1 PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài : Trước sự biến đổi của kinh tế và xã hội nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/2002/QH10 của Quốc hội, chỉ thị số 14/2001/CT – TTg của thủ tướng chính phủ về “đổI mớI chương trình giáo dục phổ thông” cho phù hợp yêu cầu giáo dục của thời đại. Sau 20 năm thực hiện chương trình cải cách giáo dục, năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu triển khai thay sách chương trình phổ thông cả 3 cấp. Từ năm học 2003 - 2004 cả nước đã thực hiện giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới lớp 2. Việc triển khai thay sách lớp 2 đã có sự chuẩn bị chu đáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở lớp tập huấn cho giảng viên cốt cán trong cả nước để có sự thống nhất về nội dung , quan điểm thay sách, về phương pháp dạy và học theo chương trình, sách giáo khoa mới. Đây là một vấn đề quan trọng thay đổi cách thức dạy và học ở một giai đoạn mới sẽ có nhiều khó khăn mà chúng ta chưa thể lường trước được. Trong thực tế, việc triển khai thay sách lớp 2 ở tỉnh An Giang gặp rất nhiều khó khăn. Về địa lí, đó là những vùng xa xôi, dân trí phát triển chậm, đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, đời sống vật chất còn thiếu thốn, học sinh thường bỏ học để theo cha mẹ làm ăn xa. Việc học sinh lên lớp 100% càng gây khó khăn cho giáo viên (chẳng hạn : học sinh lên lớp 2 chưa biết đọc). Trước tình hình thực tế như vậy, đòi hỏi ngành giáo dục của tỉnh mà trước hết là trường Sư phạm phải có những giải pháp giải quyết nhữnh khó khăn của địa phương để làm sao thực hiện tốt nhiệm vụ thay sách đối với lớp 2. Chúng tôi chọn đề tài " Dạy và học học theo chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 mới ở vùng khó khăn tỉnh An Giang năm học 2004 - 2005 " với mục đích nắm được trực trạng dạy - học của giáo viên và học sinh lớp 2 để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế dạy học ở vùng khó khăn, đề xuất được những giải pháp dạy theo phương pháp mới môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn. Từ đó có cơ sở để xác định phương pháp giảng dạy tại trường Đại học An Giang phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học và chất lượng đào tạo giáo viên . II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Mục đích : Nghiên cứu việc dạy và học môn tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa lớp 2 mới để nắm được thực trạng dạy học ở vùng khó khăn tỉnh An Giang. Nắm được những khó khăn của huyện, trường khi thực hiện thay sách. Đặc biệt là khảo sát việc dạy và học của giáo viên và học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời phương pháp dạy học cho phù hợp thực tế địa phương. Trang 2 2. Nhiệm vụ : 2.1. Nghiên cứu về mặt lí luận. - Quan điểm dạy và học theo phương pháp đổi mới. - Đặc trưng của một tiết học theo phương pháp đổi mới. 2.2. Khảo sát, thực nghiệm : - Khảo sát thực trạng dạy học theo chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 2 mới của giáo viên vùng khó khăn. - Xác định được nguyên nhân, những hạn chế và những khó khăn khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 2. - Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học cho ngành giáo dục tỉnh nhà và cho trường Đại học An Giang. 3. Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng dạy học theo chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 2 mới. 4. Giới hạn đề tài : + Nghiên cứu các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn. + Địa bàn nghiên cứu : Các trường tiểu học ở vùng khó khăn thuộc 4 huyện : Thoại Sơn, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn. + Thời gian khảo sát , thực nghiệm : Từ tháng 10 - 2004 đến 10 - 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu : 5.1. Tổng hợp tư liệu : - Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học để xác định cơ sở của phương pháp mới. - Nghiên cứu các tài liệu chỉ đạo của Bộ Giáo dục về việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 2. 5.2. Điều tra : 5.2.1. Phỏng vấn : - Đối tượng : Ban giám hiệu, tổ trưởng khối 2, giáo viên dạy lớp 2. Cán bộ chuyên môn PGD. - Mục đích : . Tìm hiểu nhận thức của các đối tượng về việc dạy học Tiếng Việt 2. Trang 3 . Tìm hiểu việc đánh giá của các đối tượng trên về việc dạy học theo chương trình SGK mới. - Cách tiến hành : . Chuẩn bị trước các yêu cầu để các đối tượng nghiên cứu. . Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng. 5.2.2. Điều tra bằng phiếu : - Đối tượng : giáo viên dạy lớp 2. - Mục đích : . Tìm hiểu nhận thức của các đối tượng về việc dạy học Tiếng Việt lớp 2. . Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong việc dạy học Tiếng Việt 2. - Cách tiến hành : Phát phiếu điều tra ( xem phụ lục ). 5.3. Quan sát : - Đối tượng : . Xem xét cơ sở vật chất của các trường khảo sát. . Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 2. - Mục đích : . Đánh giá việc dạy học theo phương pháp mới. . Đánh giá cơ sở vật chất và các điều kiện khác có tác động đến việc dạy học Tiếng Việt lớp 2. - Cách tiến hành : . Lập phiếu phỏng vấn. . Tiếp xúc đối tượng. . Dự giờ. 5.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm : - Đối tượng : Các sản phẩm liên quan đến việc dạy học Tiếng Việt theo chương trình lớp 2 ở các trường khảo sát : . Báo cáo sơ kết, tổng kết. . Biên bản họp của trường. . Kế hoạch tổ chuyên môn. Trang 4 . Bài soạn của giáo viên. . Vở của học sinh. - Mục đích : . Đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 2 mới của Ban giám hiệu. . Đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 2 mới của giáo viên. - Cách tiến hành : Nghiên cứu, tổng hợp để rút ra : . Việc đổi mới phương pháp dạy học qua các tiết dạy. . Tổ chức quản lí của Ban giám hiệu về việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 2. . Kết quả học tập của học sinh lớp 2. 5.5. Phương pháp thực nghiệm - Đối tượng : Học sinh lớp 2 vùng khó khăn - Mục đích : Sử dụng giáo án có điều chỉnh phù hợp với thực tế các trường vùng khó khăn để giới thiệu cho giáo viên vận dụng dạy học có hiệu quả. - Cách làm : + Xây dựng giáo án thực nghiệm có điều chỉnh + Dạy thực nghiệm mỗi môn 3 tiết cho 9 lớp + So sánh kết quả Trang 5 PHẦN HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG A. Cơ sở lí luận : I. Khái quát lịch sử nghiên cứu : Từ năm 1980 đến năm 2000 ở trường tiểu học thực hiện các loại chương trình : Chương trình cải cách giáo dục (165 tuần), chương trình phổ cập tiểu học (100 tuần), chương trình tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở các vùng khó khăn (120 tuần), chương trình tiếng Việt của trung tâm Công nghệ giáo dục. Trong đó chương trình cải cách giáo dục được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Chương trình này được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế - xã hội theo kiểu bao cấp, vì vậy chỉ phù hợp việc đào tạo nhân lực cho nền kinh tế lúc bấy giờ, chương trình chú trọng truyền thụ kiến thức xem nhẹ phần thực hành, ít chú ý rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Ngày nay, cách mạng khoa học - công nghệ tiến rất nhanh. Các nước tiên tiến đi vào kinh tế tri thức, chuyển sang lấy tri thức làm nguồn lực phát triển chủ yếu. Cơ may phát triển của quốc gia dựa vào sự giàu có về trí tuệ của toàn dân nhiều hơn là về của cải tài nguyên sẵn có. Một lần nữa, trước bài toán lịch sử của dân tộc " đuổi kịp các nước tiên tiến từ điểm xuất phát nghèo nàn, lạc hậu" chúng ta lại phải " phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo kiểu hiện đại ". Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại sẽ có một kiểu tư duy khác về giáo dục, do đó, sẽ tạo nên nền giáo dục khác về nguyên lí so với nền giáo dục hiện hành. Chính vì vậy nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông cần cập nhật với quan điểm xây dựng một xã hội học tập, giáo dục phổ thông cần được xem xét và điều chỉnh lại. Sự phát triển của xã hội từ năm 2000 đến nay đã có nhiều bước tiến nhảy vọt về khoa học kỹ thuật và công nghệ nói chung, khoa học giáo dục nói riêng. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế và bất cập. Vì vậy Bộ giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị và tiến hành đổi mới chương trình sách giáo khoa tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tháng 12 - 2000 Quốc hội đã họp và ra nghị quyết ( Số 40/2000 quốc hội khoá 10 ) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Báo cáo của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 2000 - 2010 nêu rõ " khn tr ng biên son và đa vào s dng n đnh trong c nc b ch ng trình và sách giáo khoa ph thông, phù h$p vi yêu c'u phát tri(n mi ". Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức thay sách lớp 1 trên phạm vi cả nước. Đến năm 2003 - 2004 tiếp tục thay sách lớp 2. Tháng 4 - 2003 Bộ triệu tập lớp tập huấn cho các giảng viên cốt cán nghiên cứu về việc dạy học theo chương trình, sách giáo lớp 2 mới để về triển khai cho giáo viên các trường Trang 6 tiểu học trong Tỉnh. Từ tháng 9 đến nay đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu về việc dạy học theo chương trình, sách giáo khoa lớp 2 mới. Nội dung của các bài viết trong các tạp chí " Dạy và học ngày nay ", " Thế giới trong ta ", quyển " Hỏi đáp về dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 " v.v... là những đề xuất về việc dạy và học lớp 2 mới. Trong thực tế, giáo viên dạy như thế nào là cả một vấn đề khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy phải khảo sát thực tế để có sự đánh giá đúng thực tế và có những đề xuất phù hợp. II. Cơ sở lý thuyết : 1. Môn Tập đọc 1.1. Cơ sở tâm sinh lí, cơ sở ngôn ngữ học, văn học : Hoạt động đọc là " Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với giai đoạn đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)… (viện sĩ M.R. Lơvốp). Đọc - hiểu là một cách đọc có ý thức, hiệu quả của việc đọc - hiểu là khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc, kết quả việc đọc - hiểu là hiểu được nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn và cả bài văn tức là toàn bộ những gì đọc được. Đối với học sinh tiểu học, việc luyện kĩ năng phải tính từ điểm xuất phát đầu tiên : luyện đọc từng con chữ ghi âm, ghi vần tiến tới luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu… Nói cách khác việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học bao gồm cả giai đoạn luyện đọc để chiếm lĩnh chữ quốc ngữ. Các vấn đề thuộc ngôn ngữ học, Việt ngữ học như chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu, ngữ nghĩa, kiểu câu, dấu câu, đặc điểm phong cách văn bản, cấu trúc văn bản… là cơ sở quan trọng cho việc xác định phương pháp dạy tập đọc. Những tri thức về văn hoá, đời sống - xã hội rất cần thiết khi tiến hành hoạt động đọc - hiểu. Muốn hiểu trọn vẹn một tác phẩm không chỉ đọc một cách đơn thuần những con chữ trong văn bản. Người đọc phải có đầy đủ vốn hiểu biết mới có thể cảm nhận nội dung tác phẩm. 1.2.Quan niệm về rèn đọc Phương pháp dạy tập đọc theo chương trình cải cách giáo dục theo trình tự tìm hiểu bài - luyện đọc. Cho rằng muốn đọc diễn cảm tốt trước hết phải cảm thụ tốt bài văn, phải rung cảm với tác giả, phải tái hiện được các hình tượng đẹp trong tác phẩm. Đối với học sinh lớp 2, cách dạy theo quy trình này có điểm chưa phù hợp vì học sinh lớp 2 chưa đọc thông thạo, chưa thể tìm hiểu bài được. Phương pháp dạy đọc theo chương trình, sách giáo khoa mới hiện nay phù hợp hơn là luyện đọc - tìm hiểu bài. Muốn chiếm lĩnh một tác phẩm thì nhất thiết phải bắt đầu từ hoạt động đọc tức là phải chuyển toàn bộ chữ viết trên văn bản thành mã âm thanh. Học sinh đọc thông thạo mới có thể đọc hiểu, nắm nội dung văn bản. Trang 7 2. Môn kể chuyện 2.1. Cơ sở tâm lí, cơ sở ngôn ngữ học và văn học : Đặc điểm của học sinh tiểu học là thích nghe kể chuyện. Mặt khác trẻ cũng có nhu cầu lớn trong việc giao lưu với bạn, san sẻ với bạn những thu nhận mới lạ của mình. Để học sinh có thể kể lại được câu chuyện thì câu chuyện phải ngắn, không quá nhiều tình tiết, nhân vật vì học sinh chưa duy trì được sự chú ý lâu dài. Kể chuyện chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ ở dạng nói có tính nghệ thuật. Khi kể chuyện học sinh phải sử dụng kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng trình bày… Các hiểu biết về văn học của giáo viên ảnh hưởng nhiều đến khả năng kể, giáo viên có thể chọn ngôn từ, ngữ điệu kể phù hợp. Học sinh cảm thụ tốt câu chuyện và nắm được ngữ điệu kể sẽ hứng thú nghe và kể. 2.2. Tính khoa học thể hiện ở môn kể chuyện lớp 2 mới : nội dung câu chuyện trong tiết kể chuyện đã được học ở tiết tập đọc đầu tuần, học sinh nắm được cốt truyện, nhân vật có thể kể quan sát tranh, phân vai kể lại câu chuyện. Cách sắp xếp này phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học tập, tự tin hơn. 3. Môn tập làm văn 3.1. Cơ sở tâm lí học, ngôn ngữ học và văn học Theo trường phái tâm lí học hoạt động thì nhận thức của trẻ em được phát triển thông qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, cần hình thành các đề bài văn gắn với tình huống giao tiếp. Các tri thức và kĩ năng (phong cách học, ngữ pháp văn bản, ngữ dụng học) và các kiểu bài văn (phong cách hành chánh, phong cách nghệ thuật) và các kiến thức đời sống, văn học là cơ sở giúp học sinh nói và viết trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. 3.2. Tính khoa học thể hiện ở môn tập làm văn lớp 2 mới : Dựa vào các cơ sở khoa học đã nêu ở trên, môn tập làm văn dạy học sinh các nghi thức lời nói tối thiểu (chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui…), các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày (khai bản tự thuật, nhắn tin, tra mục lục sách, đọc và lập thời gian biểu …), nói viết được những vấn đề thuộc chủ điểm (kể được một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi …). Các nội dung trên rất phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh tiểu học giúp các em có đủ kiến thức vốn hiểu biết để có thể giao tiếp với xã hội. III. Cơ sở pháp lí : Chương trình cải cách giáo dục được thực hiện từ năm 1980. Đây là thời gian mà Đảng chính phủ thực hiện xây dựng nền kinh tế - xã hội theo kiểu kế hoạch tập trung bao cấp nên mục tiêu của chương trình sách giáo khoa lúc đó đáp ứng được nhu cầu về nhân lực theo kiểu cứng nhắc, máy móc, thụ động, chương trình cải cách giáo dục từ năm 1980 đến năm 2000 đã bộc lộ một số hạn chế : chú trọng tính khoa học, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành đặc biệt là thực hành các kỹ năng giao tiếp Trang 8 với cộng đồng và việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống chưa được chú trọng đúng mức. Từ những vấn đề nêu trên chúng ta thấy vấn đề bức xúc, cấp thiết nhất của nền giáo dục là phải có một chương trình, sách giáo khoa mới thay cho chương trình sách giáo khoa cải cách giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, vấn đề thay sách giáo khoa mới là đúng đắn, cần thiết. 1. Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục tiểu học : 1.1 Mục tiêu giáo dục tiểu học bao gồm những phẩm chất và những năng lực chủ yếu cần hình thành cho học sinh tiểu học để góp phần vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. 1.2 Mục tiêu giáo dục tiểu học được xác định trong điều 25 của Luật Giáo dục như sau : Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Mục tiêu giáo dục tiểu học nêu như trên đã khẳng định : . Phát triển toàn diện con người là mục tiêu chung và lâu dài của giáo dục phổ thông. Giáo dục tiểu học chỉ hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đó. . Con người phát triển toàn diện phải có đầy đủ các phẩm chất và năng lực về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và phải có các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. . Học xong bậc tiểu học, học sinh phải học tiếp trung học cơ sở. 1.3 Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục tiểu học đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng v.v... Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở bậc tiểu học. Trang 9 2. Những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học ở trường tiểu học. 2.1. Những điểm đổi mới trong chương trình tiếng việt bậc tiểu học : + Khẳng định dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh sử dụng tiếng Việt hiện đại để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động phù hợp lứa tuổi. - Mấy chục năm qua, trường tiểu học đã dạy tiếng Việt, nhưng quan niệm dạy học tiếng Việt có lúc, có nơi chưa đầy đủ, chưa khoa học ( chú trọng kĩ năng đọc, nói, viết hoặc quan niệm dạy tiếng Việt là dạy khoa học hiện đại). Những sự phiến diện đó trong quan niệm về dạy tiếng Việt đã dẫn đến nhiều hạn chế, nhiều nhược điểm trong nội dung và phương pháp dạy. - Tiếng Việt là công cụ tư duy và giao tiếp của cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Việc giao tiếp bằng tiếng Việt được thực hiện thông qua hai dạng ngôn ngữ : lời nói và chữ viết. Để có thể hiểu được nội dung giao tiếp, người ta phải nghe và đọc được tiếng Việt. Để có thể bày tỏ ý nghĩ, tình cảm của mình, người ta phải nói hoặc viết được tiếng Việt trong cả hai dạng ngôn ngữ ( lời nói, chữ viết ). Dạy sử dụng tiếng Việt là cách dùng tiếng Việt trong cả hai dạng ngôn ngữ ( nói, viết), là dạy cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, là dạy học sinh cả lĩnh hội và sản sinh các ngôn bản bằng tiếng Việt. - Hình thức giao tiếp bằng lời và hình thức giao tiếp bằng chữ có quan hệ mật thiết, qua lại với nhau nhưng không phải là một. Trên cơ sở mối quan hệ này - chương trình sắp xếp việc học đọc, học viết song song với việc học nghe, học nói ở tất cả các lớp. Tuy nhiên chương trình vẫn dành cho nội dung học đọc, học viết một tỉ lệ thời lượng học tập cao hơn hẳn so với nội dung học nghe, học nói. Chương trình đã dùng hình thức giao tiếp bằng lời ( nghe, nói ) làm cơ sở để dạy hình thức giao tiếp bằng chữ ( đọc, viết ). Sau đó dùng hình thức giao tiếp bằng chữ làm cơ sở để hoàn thiện hình thức giao tiếp bằng lời và để chuẩn bị cho trẻ em học tiếp lên bậc cao hơn. - Dạy các em sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và học tập cần chú trọng cả hai phương diện : Dạy học sinh lĩnh hội ( hiểu ) được lời nói, bài viết có sẵn và lời nói, bài viết trong hoàn cảnh giao tiếp tự nhiên, trong các cuộc hội thoại và độc thoại hằng ngày. Mặt khác còn dạy học sinh diễn đạt rõ ràng, chính xác ý nghĩ, tình cảm, nhận thức ... của các em bằng lời nói và chữ viết. Do đó chương trình tiếng Việt chú trọng dạy học sinh đọc hiểu và nghe hiểu, dạy học sinh nói và viết mọi loại văn bản cần dùng trong đời sống. + Dạy kỹ năng sử dụng tiếng Việt trên cơ sở các tri thức sơ giản về cấu trúc hệ thống và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. - Chương trình tiếng Việt yêu cầu dạy cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết song song từ lớp 1 lên lớp 5. Chương trình mỗi lớp đều trình bày các yêu cầu dạy của bốn kỹ năng, Mỗi kỹ năng đều sắp xếp để có sự phát triển dần từ lớp dưới lên lớp trên. Trang 10 - Dạy kỹ năng nghe, nói trong độc thoại và hội thoại : . Dạy nghe các loại văn bản phù hợp với trình độ học sinh tiểu học, tập trung vào dạy nghe, hiểu. Dạy nghe trong hội thoại gắn với sinh hoạt ở tiểu học ( nghe nhớ được lời người nói , hiểu nội dung lời nói, bước đầu nhận biết thái độ tình cảm lời nói qua nội dung, gịong điệu, điệu bộ...). . Dạy nói trong hội thoại : dạy các nghi thức lời nói trong giao tiếp thông thường, giao tiếp nghi thức trang trọng, giao tiếp trong sinh hoạt ở trường và dạy cách trao đổi, bàn bạc một vấn đề thông thừơng. Dạy nói thành bài để giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè, lớp học, trường học, về xã hội ... với một người khác. - Dạy kỹ năng đọc, kỹ năng viết tất cả các loại văn bản. . Dạy đọc : chú ý tới các phương tiện ; đọc thành tiếng, luyện từ đọc trơn đến đọc lưu loát thành thạo; luyện đọc thầm; tập đọc diễn cảm; luyện đọc hiểu các loại văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí, khoa học ( tóm tắt được đoạn văn, tập tìm ý chính, chia đoạn, tập nhận xét ); học thuộc lòng một số bài thơ hay ; học cách sử dụng từ điển, đọc các ý hiểu, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu... ; tập ghi chép khi đọc. . Dạy viết : dạy viết chữ rõ ràng, đúng mẫu đến viết nhanh và đẹp; dạy viết đúng chính tả với các hình thức luyện tập phong phú; dạy viết bài văn: văn bản thông thường và văn bản nghệ thuật . - Dạy kiến thức tiếng Việt . Chương trình yêu cầu cung cấp các kiến thức sơ giản phù hợp về các lĩnh vực: ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, văn bản; kiến thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, kiến thức về văn học. . Ở các lớp 1,2,3 không có tiết riêng dạy kiến thức tiếng Việt mà chủ yếu cho các em làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kỹ năng. Từ lớp 4 trở đi mới có tiết riêng dạy kiến thức tiếng Việt. Đó là kiến thức sơ giản về tiếng Việt và văn học. Chúng được hình thành trên cơ sở các bài thực hành, luyện tập nhằm ý thức hoá những hiểu biết đã đạt được ở các lớp trước. . Chương trình nhấn mạnh việc học từ ngữ ( kể cả thành ngữ, tục ngữ ) qua từng lớp. + Dạy tiếng Việt gắn với đời sống, với thực tiễn sử dụng tiếng Việt ở gia đình, nhà trường và xã hội. Chương trình nhấn mạnh tinh thần thực hành giao tiếp, chú trọng dạy tiếng Việt qua các tình huống giao tiếp . Học sinh được rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt trong các hoàn cảnh giao tiếp chính thức và không chính thức ở gia đình, nhà trường, xã hội. Quan niệm về ngữ liệu sử dụng để học tiếng Việt có những thay đổi quan trọng. Chương trình mới quy định ngữ liệu sử dụng dạy tiếng Việt cần được trích từ nhiều loại văn bản khác nhau ( hành chính, báo chí, nghị luận, khoa học ...) đồng thời cần Trang 11 dạy cách sử dụng tiếng Việt không chỉ để làm các bài văn mang tính nghệ thuật (như miêu tả, kể chuyện ...) mà còn để làm các loại văn bản khác trong đó có các loại văn bản thông thường, nhật dụng. + Chú trọng yêu cầu tích hợp trong dạy tiếng Việt Chương trình còn thể hiện mục tiêu tích hợp. Trước tiên là sự tích hợp trong việc rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt. Mỗi loại bài học có một kỹ năng trọng tâm cần rèn luyện nhưng vẫn kết hợp rèn luyện các kỹ năng khác ( dạy tập đọc cần kết hợp dạy kỹ năng nghe, nói, viết,...). Chương trình nhấn mạnh kết hợp dạy học tiếng Việt khi học các môn khác, kết hợp với dạy văn hoá và dạy văn chương. + Chương trình cấu trúc theo giai đoạn : - Giai đoạn thứ nhất : lớp 1,2 và 3. Yêu cầu cần đạt là đọc thông thạo và hiểu đúng một văn bản ngắn, viết rõ ràng và đúng chính tả các chữ thông thường, thông qua thực hành biết được một số kiến thức sơ giản về từ và câu. - Giai đoạn thứ hai : dành cho các lớp 4 và 5. yêu cầu cơ bản cần đạt là hiểu nội dung và bước đầu biết đọc diễn cảm một văn bản ngắn, biết viết bài văn ngắn theo đúng quy định, biết nói ngắn về một đề tài quen thuộc, biết vận dụng một số kiến thức sơ giản về từ và câu để đọc, viết, nghe, nói có hiệu quả. 2.2. Những đổi mới về phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học + Bản chất của phương pháp dạy học mới : Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng phải gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kỹ năng giao tiếp không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển những kỹ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đó là những lý do cắt nghĩa sự ra đời của phương pháp dạy học mới - phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Tích cực hoá hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó, thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh ; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều bộc lộ mình và phát triển. Việc triển khai tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh cho phép đo đếm kết quả học tập, ghi nhận từng bước tiến bộ của học sinh. Hoạt động học tập của từng học sinh được cá thể hoá : học sinh bộc lộ năng lực tiếp thu, giáo viên nắm bắt để Trang 12 tác động trực tiếp như khích lệ, động viên, sửa chữa hoàn thiện. Học sinh còn hợp tác học hỏi, hỗ trợ nhau trong học tập. + Hoạt động của học sinh trong giờ học theo phương pháp mới : Trong môn tiếng Việt, hoạt động của học sinh bao gồm : - Hoạt động giao tiếp ( đặc thù của môn tiếng Việt ) - Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lý thuyết ( như ở các môn học khác). Cả hai loại hoạt động trên của học sinh có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau : . Làm việc độc lập : bài tập dễ, làm ở bảng con, giấy nháp theo yêu cầu cụ thể của bài tập, không yêu cầu khái quát, tổng hợp. . Làm việc theo nhóm : có 2 trường hợp : câu hỏi, bài tập yêu cầu khái quát cao, làm cá nhân không thể đầy đủ; nếu làm chung cả lớp, không đủ thời gian, ít học sinh được luyện tập. . Làm việc theo lớp : trình bày kết quả làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Trong phần lớn các trường hợp, nhất là trong trường hợp câu hỏi, bài tập đề ra đã rất cụ thể, học sinh được tổ chức làm việc độc lập. Trong trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái qát nhất định và trong trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít học sinh được hoạt động thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt nhất. Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp giáo vi._.ên thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để học sinh trình bày kết quả làm việc. + Hoạt động của giáo viên trong giờ học theo phương pháp dạy mới : - Giao việc cho học sinh ( giúp học sinh nhận thức được nhiệm vụ cần làm ) . Cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi . Cho học sinh làm mẫu một phần ( hoặc giáo viên làm mẫu ) . Tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò học sinh - Kiểm tra học sinh . Xem học sinh có làm việc không . Xem học sinh có hiểu việc phải làm không . Trả lời thắc mắc của học sinh ( giáo viên có thể tác động để học sinh làm tốt hơn ) Trang 13 - Tổ chức báo cáo kết quả làm việc Các hình thức báo cáo . Báo cáo trực tiếp với giáo viên. . Báo cáo trong nhóm. . Báo cáo trước lớp. Các biện pháp báo cáo . Bằng miệng / bằng bảng con / bằng bảng lớp / bằng phiếu học tập / bằng giấy. . Thi đua giữa các nhóm / trình bày cá nhân. - Tổ chức đánh giá : Các hình thức đánh giá : . Tự đánh giá . Đánh giá trong nhóm . Đánh giá trước lớp Các biện pháp đánh giá : . Khen chê ( định tính ) . Cho điểm ( định lượng ) B. Những đặc trưng của phương pháp dạy học các môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn lớp 2 theo phương pháp mới. I. Những điểm cơ bản về việc dạy học theo phương pháp mới: 1. Đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới với sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. 2. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học : phối hợp hợp lý dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học cả lớp, dạy học có sử dụng trò chơi học tập. 3. Dạy học tiếng Việt theo phương pháp mới tức là biết vận dụng các phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp đóng vai, phương pháp luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ vào các tiết dạy cụ thể giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp các phương pháp khác như diễn giảng, thảo luận, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề... Trang 14 II. Những điểm mới về nội dung, phương pháp dạy học các tiết tập đọc, kể chuyện, tập làm văn : 1. Môn tập đọc : 1.1 Cấu trúc sách tiếng Việt 2 : Sách tiếng Việt 2 được xây dựng theo hai trục chủ điểm và kỹ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kỹ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học. + Sách chia làm hai tập, bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị 2 tuần ( có 1 đơn vị 3 tuần ), gắn với một chủ điểm. Tập 1 : Tập trung vào mảng " Học sinh - Nhà trường - Gia đình " gồm 8 đơn vị học, với các chủ điểm :- Em là học sinh ( tuần 1,2) - Bạn bè ( tuần 3,4 ) - Trường học ( tuần 5,6 ) - Thầy cô ( tuần 7,8 ) - Ông bà ( tuần 10,11 ) - Cha mẹ ( tuần 12,13 ) - Anh em ( tuần 14,15 ) - Bạn trong nhà ( tuần 16,17 ) Tuần 9 dành để ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I. Tuần 18 ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I. Tập 2 : Tập trung vào mảng " Thiên nhiên - Đất nước ", gồm 7 đơn vị học, với các chủ điểm : - Bốn mùa ( tuần 19,20 ) - Chim chóc ( tuần 21,22 ) - Muông thú ( tuần 23,24 ) - Sông biển ( tuần 25,26 ) - Cây cối ( tuần 28,29 ) - Bác Hồ ( tuần 30,31) - Nhân dân ( tuần 32,33,34 ) Tuần 27 dành để ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ II. Tuần 35 ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II. + Số bài, thời lượng : Trung bình, mỗi tuần học sinh được học ba bài tập đọc, trong đó bài đầu học trong hai tiết, hai bài còn lại, mỗi bài học 1 tiết. Như vậy, tính cả năm, học sinh được học 93 bài tập đọc với 124 tiết. 1.2. Những điểm mới về phương pháp dạy tập đọc lớp 2 : Đổi mới về quy trình tập đọc : hướng dẫn học sinh luyện đọc tốt xong mới hướng dẫn tìm hiểu bài ( Ngược lại với phương pháp cải cách giáo dục ). Không qua bước phát âm các từ ngữ khó, tuỳ tình hình học sinh trong lớp mà cho học sinh đọc từ khó. Qúa trình dạy tập đọc gồm 4 bước chính : - Đọc vỡ - Luyện đọc - Tìm hiểu bài - Đọc nâng cao 1.3. Biện pháp dạy học chủ yếu : Trang 15 + Đọc mẫu của giáo viên : bao gồm - Đọc toàn bài : Nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh. - Đọc câu, đoạn : Nhằm hướng dẫn gợi ý, tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc. - Đọc từ, cụm từ : Nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh. + Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc. - Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài . Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa : từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải sau bài đọc; Từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen; Từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để hiểu nội dung bài đọc. Đối với các từ còn lại, nếu có học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp. . Cách hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ : sử dụng các biện pháp sau : đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa; Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa; Tìm từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa ; Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra, cũng có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ dung dạy học. Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2 + Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Phạm vi nội dung cần tìm hiểu : Nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm ), tình tiết và cốt truyện, nghĩa đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ; Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ. - Cách tìm hiểu nội dung bài đọc : Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập đó, giáo viên tổ chức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm được nội dung bài. Để giúp học sinh hiểu bài giáo viên cần phải có thêm những câu hỏi phụ, những yêu cầu, những lời giảng bổ sung. Sau khi học sinh nếu ý kiến giáo viên sơ kết, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng ( nếu cần ). + Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng Trang 16 - Luyện đọc thành tiếng : bao gồm các hình thức : từng học sinh đọc, nhóm đọc đồng thanh, cả lớp đọc đồng thanh, một số học sinh đọc theo phân vai. Giáo viên cần nhận xét, trao đổi giúp học sinh đọc tốt hơn. - Luyện đọc thầm : giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm đọc - hiểu : đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào ? Đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì ... cần tránh đọc thầm một cách hình thức không có kết quả. - Luyện học thuộc lòng : giáo viên có thể ghi bảng một số " từ chốt " để làm điểm tựa cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xoá dần đến hết để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ. * Quy trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc đúng + Giáo viên đọc mẫu toàn bài. + Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : - Đọc từng câu (kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ) - Đọc từng đoạn trước lớp (kết hợp luyện đọc đúng câu và tìm hiểu nghĩa từ ngữ) - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm (đoạn, bài) - Cả lớp đọc đồng thanh c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm (hoặc đọc nhẩm rồi đọc thầm) và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa (có thể dẫn dắt, gợi mở, điều chỉnh cho sát với đối tượng học sinh cụ thể). Cố gắng tạo đối thoại ngược chiều. d. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng (nếu sách giáo khoa yêu cầu) Đối với lớp 2 đọc diễn cảm chưa phải là yêu cầu bắt buộc. Điều cần nhất là học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Riêng đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể giúp các em bước đầu có ý thức đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau : - Thể hiện đúng giọng điệu của từng nhân vật - Thể hiện đúng tình cảm của người viết Trang 17 Trong trường hợp có yêu cầu luyện đọc diễn cảm, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau : - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên lưu ý học sinh về giọng điệu của từng nhân vật hoặc của toàn bộ đoạn văn, bài văn. - Từng học sinh đọc. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng (nếu sách giáo khoa yêu cầu) e/ Củng cố , dặn dò - Lưu ý về nội dung bài, cách đọc; nhận xét về giờ học và dặn học sinh việc làm ở nhà; không yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới. 2. Kể chuyện : 2.1. Số bài, thời lượng học : Trong hai học kỳ, học sinh được học 31 tiết kể chuyện. Ngoài ra, kỹ năng kể chuyện còn được rèn luyện phần nào qua các tiết rèn luyện kỹ năng nghe và kỹ năng xây dựng bài ở phân môn tập làm văn. 2.2. Nội dung : Nội dung kể chuyện ở lớp 2 là kể chuyện đã học trong các bài tập đọc 2 tiết. 2.3. Hình thức kể : Có 3 hình thức rèn luyện kỹ năng kể chuyện trong tiết kể chuyện là: a. Kể theo tranh : Các tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện. Đôi khi, các tranh này được đảo lộn thứ tự so với nội dung câu chuyện đã học. Trong trường hợp này, trước hết, học sinh cần sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đúng. Đó cũng là biện pháp giúp học sinh nhớ lại câu chuyện trước khi kể. b. Kể theo dàn ý cho sẵn : Trong tiết kể chuyện sau bài tập đọc, sách giáo khoa có thể cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay những tên đoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học. Đây là một hình thức rèn luyện trí nhớ cho học sinh, có yêu cầu cao hơn hình thức giúp đỡ học sinh bằng tranh minh hoạ. c. Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện : Học sinh tiểu học rất thích đóng kịch, dù đó là những vở kịch không có xung đột kịch, không có diễn biến phức tạp. Sách giáo khoa dùng hình thức này để rèn kỹ năng nói, kỹ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học. Trang 18 2.4. Những điểm mới về phương pháp dạy kể chuyện : Truyện kể lấy từ bài tập đọc, có kèm tranh, có dàn ý hoặc câu hỏi dẫn dắt. Học sinh có nhiều điểm tựa để kể. Độ dài vừa phải, chỉ từ 200 - 250 chữ, trong khi các truyện kể cải cách giáo dục dài 500 - 1000 chữ. Đổi mới về quy trình dạy kể : Giáo viên không kể mẫu đầu tiết như cải cách giáo dục, nhằm tích cực hoá việc học tập của học sinh, để học sinh tự khám phá. Học sinh được kể theo hình thức phân vai hấp dẫn. Giáo viên thực hiện từng bài luyện tập trong sách giáo khoa : . Sử dụng tranh minh hoạ ( sách giáo khoa ) để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể từng đoạn tiến tới kể lại toàn bộ câu chuyện. . Sử dụng những câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi ý nhận xét, nêu cảm nghĩ. Hướng dẫn học sinh tập kể bằng lời của mình. . Hướng dẫn học sinh phân vai, dựng lại câu chuyện ( lập nhóm, nhận xét ) 3.Tập làm văn : 3.1: Số bài, thời lượng học : Học sinh được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học. 3.2. Nội dung : a. Các nghi thức lời nói tối thiểu : ( chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn...): biết sử dụng các nghi thức này trong các tình huống giao tiếp nơi công cộng, ở gia đình, trong trường học. b.Các kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày : khai bản tự thuật ngắn, viết thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, đọc và lập thời gian biểu... c. Nói, viết về những vấn đề thuộc chủ điểm : kể một sự việc đơn giản; tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi... 3.3. Hình thức rèn luyện : Có hai hình thức rèn luyện chính là nói và viết. Ở mỗi hình thức luyện tập này, học sinh được hình thành dần kỹ năng tạo lập văn bản qua từng công đoạn, từ những yêu cầu đơn giản nhất như điền từ, cụm từ vào chỗ trống, trả lời câu hỏi cho đến nói hay viết một đoạn văn trọn vẹn. Trang 19 3.4. Những điểm mới về phương pháp dạy tập làm văn : Trong các tiết dạy tập làm văn lớp 2, có thêm các loại bài tập thực hành về nghi thức lời nói, về kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày. Vì vậy việc đổi mới phương pháp là điều cần thiết. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập gồm các bước : làm mẫu, nhận xét, thực hành. Học sinh làm việc độc lập, theo nhóm, làm việc theo nhóm. Giáo viên tạo các tình huống để kích thích nhu cầu giao tiếp (nói hoặc viết cho học sinh). 3.5. Biện pháp dạy học chủ yếu : a/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập : - Giáo viên học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích). - Giúp học sinh thực hiện một phần của bài tập (làm mẫu) . - Học sinh làm vào bảng con hoặc vào vở. Giáo viên uốn nắn. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức. b/ Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối. - Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập ; Giáo viên tóm tắt, nêu nhận xét chung. - Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống...). * Quy trình giảng dạy : 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Hướng dẫn học sinh làm bài Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện lần lượt từng bài tập trong sách giáo khoa theo những biện pháp đã đề cập nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của tiết tập làm văn lớp 2. - Đọc và xác định yêu cầu bài tập (giao nhiệm vụ). - Làm mẫu : Giáo viên hoặc 1 học sinh giải một phần bài tập làm mẫu. - Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên ( làm thử, làm việc theo nhóm, viết bài ). Trang 20 - Tổ chức trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức. c. Củng cố, dặn dò. Giáo viên chốt lại những nội dung kiến thức và kỹ năng đã học tập, nêu yêu cầu những hoạt động tiếp nối. Trang 21 CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT A. Đặc điểm của các trường khảo sát Chúng tôi chọn các trường khảo sát đều nằm ở những vùng khó khăn tỉnh An Giang, gồm các trường : - Trường Tiểu học A.B Tây Phú - Huyện Thoại Sơn. - Trường Tiểu học A.B.C Ba Chúc - Huyện Tri Tôn. - Trường Tiểu học AThới Sơn, A Xuân Tô - Huyện Tịnh Biên. - Trường Tiểu học A,B Phú Hội, Quốc Thái - Huyện An Phú. Tất cả các trường được khảo sát đều có đặc điểm chung là vùng còn nhiều khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần còn thiếu thốn. Dân trí phát triển chưa cao. Ý thức của người dân về việc chăm lo học tập cho con em còn hạn chế. Về cơ sở vật chất (trường, lớp, bàn ghế) tương đối ổn định, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm. Trình độ chuyên môn của Ban giám hiệu, giáo viên dạy lớp 2 chưa đồng đều. Chúng tôi trực tiếp khảo sát một số trường tiêu biểu. Qua khảo sát, phỏng vấn, dự giờ giáo viên lớp 2, khối trưởng , Ban giám hiệu các trường, cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục, chúng tôi đã thu được 152 phiếu trả lời, trong đó có 90 phiếu của giáo viên lớp 2 và khối trưởng, 54 phiếu của Ban giám hiệu và cán bộ chuên môn Phòng giáo dục, 8 phiếu của 8 trường chọn. Kết quả thu được như sau : 1. Trình độ quản lí chuyên môn của Ban giám hiệu các trường khảo sát 1.1. Xếp loại 08 trường : - Tiên tiến : 03 - Khá : 03 - Đạt yêu cầu : 02 1.2. Trình độ đào tạo của Ban giám hiệu : Hệ đào tạo Chính quy Bồi dưỡng tại chức, chuyên tu, từ xa… - Đại học : 0 06 - Cao đẳng : 0 - Trung học : 03 04 Trang 22 2. Trình độ đào tạo của giáo viên lớp 2 : Điều tra 27 giáo viên lớp 2 của 8 trường 2.1. Hệ đào tạo : Chính quy Bồi dưỡng tại chức, chuyên tu, từ xa… - Đại học : 0 03 - Cao đẳng : 02 03 - Trung học : 10 09 2.2. Xếp loại chuyên môn của GV : - Giỏi : 03 - Khá : 15 - Trung bình : 09 2.3. Số giáo viên đã qua lớp tập huấn : Tất cả 27 giáo viên đều qua lớp tập huấn thay sách lớp 2 do Phòng giáo dục mở. 3. Kết quả học tập giữa kì I của học sinh lớp 2 : TS Xếp loại Môn Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ Trung bình Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ 733 Tập đọc Kể chuyện Tập làm văn 256 ( 34.9%) 152 (20%) 153 (20.8%) 266 (36.3%) 261 (36%) 226 (30.8%) 143 (19.5%) 233 (32%) 268 (36.5%) 68 (9.3%) 87 (12%) 86 (11%) 4. Các điều kiện về cơ sở vật chất : - Sách tiếng Việt lớp 2 : 602 quyển/ 736 học sinh, như vậy chỉ có 81% học sinh có sách giáo khoa. - Vở bài tập tiếng Việt : 504 quyển/ 736 học sinh, chỉ có 68% học sinh có vở bài tập. - Đồ dùng dạy học : Ở các trường khảo sát, hầu hết thiếu tranh dùng để dạy kể chuyện, tranh để dạy môn tập làm văn. Thiếu bảng phụ để chuẩn bị bài. Trang 23 NH.N XÉT - Trình độ quản lí chuyên môn của Ban giám hiệu : Trong 8 trường khảo sát, có 3 trường tiên tiến, 3 trường khá, 2 trường đạt yêu cầu. Như vậy, tỉ lệ trường đạt yêu cầu là 25%. Kết quả xếp loại cho chúng ta thấy có 1/4 trong tổng số các trường còn hạn chế về chất lượng dạy và học. Để đáp ứng yêu cầu phát triển về giáo dục của tỉnh nhà, những trường này cần phải có sự thay đổi trong công tác quản lí, trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học . - Trình độ đào tạo của Ban giám hiệu : Đào tạo chính quy hệ Đại học, Cao đẳng : không có , chiếm tỉ lệ 0%. Hệ trung học : 3, chiếm tỉ lệ 18%.Đào tạo từ các lớp bồi dưỡng chuyên tu, tại chức, từ xa : 13 chiếm tỉ lệ 81 %. Như vậy , giáo viên làm công tác quản lí ở các trường tiểu học này phần lớn học từ các lớp bồi dưỡng giáo viên. Nguồn nhân lực này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí: Th2 nh3t, v4 chuyên môn : Họ còn nhiều hạn chế về việc cập nhật kiến thức và kĩ năng do quy cách đào tạo giáo viên, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành một tập thể giáo viên để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chúng ta biết rằng, người làm công tác quản lí, nhất là người hiệu trưởng, cần có năng lực về mọi mặt phải thực hiện đầy đủ các chức năng của mình : chức năng quản lí, chức năng điều khiển, chức năng kiểm tra. Hiệu trưởng là thủ trưởng của đơn vị, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng là người có thẩm quyền cao nhất về mặt hành chính và chuyên môn, thay mặt nhà trường xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và cộng đồng, với các lực lượng xã hội nói chung để tạo môi trường giáo dục lành mạnh. Như vậy, một điều cần thiết của người cán bộ quản lí là phải có trình độ chuyên môn vững vàng để có thể thực hiện được chức năng quản lí kiểm tra của mình. Th2 hai, v4 ph ng pháp dy h5c Hiện nay, chương trình tiểu học tập trung vào đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới với sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên .Để đổi mới phương pháp giáo dục,cần phải đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, xác định đổi mới phương pháp giáo dục là một quá trình lâu dài, phải kiên trì, phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của giáo viên và học sinh, tránh áp đặt bảo thủ hoặc cực đoan. Người làm công tác quản lí giáo dục phải nắm vững bản chất của phương pháp dạy học mới, tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức các hoạt động, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi giáo viên đều được bộc lộ mình và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, người làm công tác quản lí cần có quan điểm mới về phương pháp dạy học để nắm bắt kịp thời sự đổi mới của giáo dục hiện nay. Trang 24 Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy các trường còn dạy theo phương pháp truyền thụ, chưa thay đổi rõ về cách dạy và học theo quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. - Trình độ đào tạo của giáo viên lớp 2 : Khảo sát 27 giáo viên ở 8 trường .Chúng tôi tổng hợp số liệu như sau : . Giáo viên đủ chuẩn Cao đẳng Tiểu học là 8, chiếm tỉ lệ 30% (trong đó chính quy là 2, các hệ bồi dưỡng là 6) . Giáo viên dạy lớp 2 chưa đủ chuẩn Cao đẳng Tiểu học là 19, chiếm tỉ lệ 70%. Thực tế khảo sát cho ta thấy rằng đa số giáo viên dạy lớp 2 đều tốt nghiệp Trung học Sư phạm, trong đó có 9 giáo viên học hệ bồi dưỡng 9+1 và 9+3 từ những năm 80 - 90. Đó là những năm đất nước còn nhiều khó khăn, nền kinh tế phát triển theo kiểu bao cấp. Sự trì trệ của nền kinh tế kéo theo sự trì trệ của nền văn hoá giáo dục. Do ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp, cuộc sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, tiền lương không đảm bảo cuộc sống. Vì vậy , đa số giáo viên phải làm thêm nghề phụ để có thêm thu nhập. Đối với ngành giáo dục, vì thiếu giáo viên nên được phép tuyển dụng giáo viên dạy hợp đồng, sau đó được học bồi dưỡng hệ 9+1 , 9+3. Giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, nhất là việc cập nhật dạy học theo phương pháp mới. Để nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải chuẩn hoá đội ngũ giáo viên để có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dạy học theo phương pháp mới đạt hiệu quả. - Xếp loại chuyên môn của giáo viên lớp 2 : Khảo sát 27 giáo viên lớp 2 có 3 giáo viên đạt loại giỏi, tỉ lệ11%, loại khá 15 giáo viên tỉ lệ 55%, đạt yêu cầu 9 giáo viên tỉ lệ 34%. Dựa vào kết quả khảo sát, chúng ta thấy số giáo viên xếp loại chuyên môn chỉ đạt yêu cầu còn quá cao. Số giáo viên này khó mà thực hiện giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới. - Số giáo viên đã qua lớp tập huấn : Tất cả giáo viên lớp 2 đều qua lớp tập huấn tổ chức tại huyện. Thời gian tập huấn môn tiếng Việt là 5 buổi. Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên. Trước thời gian tập huấn, các giáo viên dạy lớp 2 được nghiên cứu, thảo luận về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên cho nên khi tham dự lớp học giáo viên đã nắm được nội dung cơ bản, chuẩn bị được nhiều ý kiền đóng góp. Đến dự lớp tập huấn, giáo viên nắm bắt đầy đủ mục tiêu, chương trình sách giáo khoa mới, đặc biệt là quan điểm đổi mới về việc biên soạn sách giáo khoa, nắm bắt được phương pháp dạy học mới. Giáo viên được xem các tiết dạy mẫu và dạy thử. Qua trao đổi, thảo luận, giáo viên giải đáp được những vướng mắc của bản thân, từ đó nắm vững nội dung kiến thức cũng như các kĩ năng lên lớp . Như vậy, việc triển khai thay sách tiếng Việt lớp 2 ở địa phương thực hiện đúng yêu cầu chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên giữa việc tiếp thu ở lớp tập huấn và thực tế giảng dạy ở trường vẫn còn một khoảng cách. Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển từ phương pháp dạy học cũ sang phương pháp dạy học hướng vào hoạt động giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm. Theo cách dạy học mới, cần coi trọng Trang 25 hoạt động học và vai trò của người học thì điều quan trọng nhất là phải phát huy tính tích cực của người học, tạo hứng thú, đem lại nguồn vui, thúc đẩy động cơ học tập bên trong khi học tập.Thực tế trong giảng dạy, có khi giáo viên áp dụng phương pháp dạy học mới : học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm, làm việc trước lớp nhưng trình độ học sinh còn yếu nên học sinh thực hiện các yêu cầu của thầy một cách hình thức, lãng phí thời gian, giảm sút hứng thú, không đạt hiệu quả. Chẳng hạn việc hoạt động nhóm, những em tích cực học tập biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học, phát triển các năng lực tư duy, phát triển năng lực giải quyết các vấn đề gặp phải. Học sinh yếu kém không thực hiện được các hoạt động, chỉ im lặng nghe một cách thụ động, phát sinh lười biếng, có khi còn khám phá sai lầm. Ngược lại có giáo viên không chuyển được phương pháp dạy học mới vào giờ dạy, không hiểu được bản chất của phương phát dạy học mới là nhấn mạnh vai trò người học, phải tạo cho người học luôn năng động, sáng tạo. Chính vì vậy nhiều giáo viên đã tổ chức tiết học một cách máy móc, thụ động thực hiện đầy đủ các bước nhưng không có hiệu quả. - Về kết quả học tập các môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở các lớp khảo sát : Kết quả cho ta thấy số học sinh yếu 3 môn hơn 10%. Số em này đáng lẽ phải ở lại lớp nhưng vì chủ trương chung là không được để tình trạng học sinh lưu ban nên giáo viên cho lên lớp 100%, nếu có học sinh lưu ban thì giáo viên bị cắt danh hiệu thi đua. Đây là vấn đề rất quan trọng, đề nghị các cấp lãnh đạo cần trao đổi, bàn bạc để có cách giải quyết hợp lí nhất. Với tỉ lệ học sinh yếu kém hơn 10% sẽ ảnh hưởng rất lớn chất lượng dạy và học của từng lớp, học sinh đọc viết chưa thành thạo không thể hoàn thành chương trình lớp 2. Đây chính là một trở ngại lớn cho giáo viên dạy lớp 2 và các lớp tiếp theo. - Về cơ sở vật chất : Các điều kiện về cơ sở vật chất nhìn chung còn thiếu thốn. Phần lớn bàn ghế chưa phù hợp với học sinh khi học nhóm, học sinh còn phải di chuyển mất thời gian. Đồ dùng dạy học còn thiếu (bảng phụ, tranh ảnh để dạy môn kể chuyện, tập làm văn), giáo viên không có khả năng photo tranh ảnh để dạy mỗi bài . Vì thế các giờ học không tạo được điều kiện kích thích hứng thú, không tạo được tình huống giao tiếp để phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. Sách tiếng Việt lớp 2 : khảo sát 736 học sinh, số học sinh có sách là 602 em chiếm tỉ lệ 81%. Có 134 em không có sách để học chiếm tỉ lệ 19%. Vở bài tập tiếng Việt : có 504 em có vở bài tập chiếm tỉ lệ 68%. Số học sinh không có vở bài tập là 232 em chiếm tỉ lệ 32%. Qua số liệu thống kê, chúng tôi thấy sách tiếng Việt lớp 2 của học sinh còn thiếu nhiều. Mặc dù nhà trường đã cố gắng hết sức nhưng vì còn nhiều gia đình nghèo không có khả năng mua sách cho con học, học sinh thiếu hẳn điều kiện học tập, ở lớp cũng như ở nhà, không chuẩn bị bài, theo dõi được bài học. Đây là một khó khăn lớn nhất cho giáo viên dạy lớp muốn đảm bảo kết quả học tập. Về vở bài tập, tuy không bắt buộc, nhưng vở bài tập có vai trò quan trọng đối với việc học tập của học sinh. Bài tập đa dạng, phong phú, có nhiều kiểu bài tập dạng Trang 26 trắc nghiệm, có ô chữ, trò chơi, có các hình ảnh kích thích hứng thú học tập cho học sinh, không có vở bài tập là mất đi một cơ hội phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Ở các trường chúng tôi khảo sát, có tới 232 em không có vở bài tâp. Đây là một thiệt thòi lớn đối với học sinh vùng khó khăn. Từ những vấn đề khảo sát thực tế ở các trường , chúng tôi thấy việc chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên lớp 2 thực hiện dạy học theo chương trình, sách giáo khoa, theo phương pháp dạy học mới sẽ có nhiều hạn chế và có nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta phải đề xuất phương pháp dạy học cho phù hợp với thực tế ở các trường còn khó khăn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học . B. Phân tích thực trạng I. Nhận thức về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy : Chúng tôi tiến hành phát 37 phiếu cho cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục, Ban giám hiệu các trường, 72 phiếu cho khối trưởng và giáo viên lớp 2. Kết quả như sau : 1. Cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục, Ban giám hiệu : Nội dung phiếu điều tra gồm 9 phần : * Về chương trình : có 3 yêu cầu trả lời - Phù hợp : 13 ý kiến - Qúa cao : 04 ý kiến - Chỉ điều chỉnh một số phần: 20 ý kiến Về chương trình , các ý liến tập trung vào đề nghị điều chỉnh một số phần cho phù hợp. Các ý kiến này đề nghị các chuyên viên chịu trách nhiệm về biên soạn chương trình xem xét , nghiên cứu . Hiện tại chương trình còn nặng so với khả năng của học sinh vùng khó khăn. Vì vậy, cần có chương trình giảm tải cho phù hợp với tình hình thực tế. * Về sách giáo khoa : - Bài phong phú, đa dạng, kênh hình đẹp, nội dung hay : 09 ý kiến - Một số bài có nội dung quá cao so với trình độ học sinh : 28 ý kiến Đối với sách giáo khoa, phần lớn đều cảm nhận sách giáo khoa trình bày đẹp, nội dung hấp dẫn, câu hỏi, bài tập phong phú đa dạng. Các ý kiến đề nghị điều chỉnh một số bài cho phù hợp với học sinh vùng khó khăn. Theo chúng tôi thấy, đây là vấn đề lớn, chúng ta phải kiến nghị lên Bộ giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết. * Về câu hỏi và bài tập : Có 13 ý kiến nhận xét câu hỏi và bài tập đa dạng phong phú kích thích hứng thú của học sinh. 24 ý kiến cho rằng học sinh vùng khó khăn chỉ thực hiện được 2/3 số lượng câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Đây là những ý Trang 27 kiến xác đáng, Ban giám hiệu các trường phải có sự chỉ đạo thống nhất để có sự linh hoạt trong giảng dạy trước khi có văn bản giảm tải của Bộ. * Về hoạt động của giáo viên trong tiết dạy :Có 33 ý kiến đồng ý giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý cho học sinh thực hiện, thể hiện phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh. Có 3 ý kiến cho rằng hoạt động của giáo viên theo phương pháp mới nặng nề , mất nhiều thời gian. Có 1 ý kiến cho rằng giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học mất thời gian. Như vậy, có 4 ý kiến không nhất trí đổi mới phương pháp dạy học. Đây chỉ là số ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến việc dạy và học ở các trường vì những người làm công tác quản lí chưa nắm bắt được quan điểm đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa mới thì việc quản lí sẽ hạn chế về tất cả các mặt . * Về hoạt động nhóm : có 24 ý kiến cho rằng hoạt động nhóm huy động được nhiều hoạt động học tập, học sinh chủ động, sáng tạo, tư duy phát triển, cả lớp đều được tham gia các hoạt động. Có 3 ý kiến nhận xét hoạt động nhóm làm cho lớp học ồn ào, mất thời gian. Có 10 ý kiến đề nghị nên giảm bớt hoạt động nhóm. Qua điều tra chúng tôi thấy còn 1/3 ý kiến chưa nhất trí về việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh. Nguyên nhân của việc không đồng ý hoạt động nhóm trong giờ học là do hạn chế về năng lực c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7129.pdf
Tài liệu liên quan