Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày của Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thượng Đình sang Thị trường EU

Lời mở đầu Việt nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra nhiều cơ hội và không ít thách thức.Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao và khẳng định.Hòa chung với xu thế khu vực hóa,quốc tế hóa chủ trương của đảng và nhà nước về xây dựng một nền kinh tế mở Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng quan hệ quốc tế đối ngoại, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Ở nước ta,Công nghiệp Da-giày là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn có

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày của Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thượng Đình sang Thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đóng góp to lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước,là ngành chịu tác động của quá trình hội nhập.Vì vậy việc phát triển mạnh ngành công nghiệp Da-giày là hoàn toàn phù hợp với chủ trương thay thế nhập khẩu hướng về xuất khẩu,tận dụng được lợi thế của đất nước về nhân công,tạo công ăn việc làm cho người lao động. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên giày Thượng Đình là một trong những lực lượng quan trọng của ngành công nghiệp da giày nước ta.Tuy vậy hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thị trường EU chưa cao do nhiều nguyên nhân.Trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu là:Một là do công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giày dép khác trên thị trường EU.Hai là do công ty vẫn chỉ xuất khẩu giày sang thị trường EU qua trung gian. Với thực tế như vậy,việc tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày sang thị trường EU một cách hiệu quả là một điều cần thiết.Vì vậy.em chọn đề tài: "Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thượng Đình sang thị trường EU’’. Đề án chia làm 3 phần Phần 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu Phần 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn ( 2004-2007) Phần 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình sang thị trường EU . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề án của mình. Phần I:Cơ sở lý luận về xuất khẩu. 1.1. Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho (ra) nước ngoài dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Dưới góc độ vĩ mô,xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế,là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Dưới góc độ vi mô,xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường phổ biến,giảm sự trì trệ, tăng tính năng động và phản ứng nhạy bén với những thay đổi của khách hàng ,các hàng rào cản trở và những thay đổi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. 1.2.Vai trò của xuất khẩu da giày đối với nền kinh tế quốc dân Ngành da giày được xem là một trong những ngành công nghiêp mũi nhọn của Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như nguồn nhân lực dồi dào,không đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn.Nhu cầu tiêu dùng giày dép của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng cùng với sự cải thiện đời sống kinh tế. 1.2.1.Xuất khẩu giày dép làm tăng thu ngoại tệ cho đất nước Giày dép là một trong những mặt hàng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.Hoạt động xuất khẩu giầy dép góp phần không nhỏ vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), góp phần tăng khả năng nhập khẩu máy móc,trang thiết bị, công nghệ hiện đại,phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước.Ngoài ra còn góp phần cải thiện tình hình mất cân đối về thu chi tài chính quốc tế, giảm bớt nợ vay nước ngoài. 1.2.2. Xuất khẩu giày dép góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại,thúc đẩy sản xuất giày dép theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tăng liên tục kim ngạch xuất khẩu giày dép qua các năm đã và đang tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất với công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại ,sản xuất các sản phẩm ngày càng hoàn thiện về mẫu mã,chất lượng,đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Khi xuất khẩu giầy dép được chú trọng đầu tư thì các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu có sẵn để sản xuất giày dép. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thuộc da, các ngành cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất giày dép cũng phát triển những ngành chăn nuôi gia súc, sản xuất cao su...Ngoài ra,giầy dép là một phần của thời trang nên xuất khẩu giầy dép tăng kéo theo ngành công nghiệp thời trang cũng phát triển theo xu hướng phát triển của giầy dép. 1.2.3.Xuất khẩu giầy dép giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và ổn định,cải thiện đời sống dân cư. Hiện nay dây chuyền sản xuất giầy phần lớn là lạc hậu và bán tự động cho nên bên cạnh máy móc thì vai trò của con người trong việc vận hành dây chuyền công nghệ cho sản xuất là không nhỏ.Do hình thức gia công xuất khẩu giầy,thậm chí nhiều khâu còn làm thủ công nên nhu cầu về lao động ở nước ta rất lớn.Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp,người lao động có thêm thu nhập,ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.Tận dụng lợi thế nhân công rẻ của đất nước. Ngoài ra, còn tạo nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm cần thiết phục vụ trực tiếp cho đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. 1.2.4.Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới,tạo khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Việt Nam ra nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới mở ra cơ hội thông thương dễ dàng với các nước trên thế giới,đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.Tạo cơ hội cho Việt Nam không chỉ có một đối tác mà có nhiều đối tác làm ăn ở các nước khác nhau,Giúp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới. 1.3.Vai trò của xuất khẩu da giày đối với công ty TNHH Thượng Đình 1.3.1.Hoạt động xuất khẩu giày dép là một quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của công ty. Hoạt động xuất khẩu giày dép chính là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Khi xuất khẩu,công ty có thể tiết kiệm được chi phí bởi vì công ty có thể trang trải chi phí cố định nhờ số lượng sản xuất ra lớn hơn,mua được nguyên phụ liệu với giá rẻ hơn,tiết kiệm chi phí vận chuyển do mua nguyên liệu với số lượng lớn,giúp công ty tăng lợi nhuận. Thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu giầy dép,công ty có thể đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động.Đầu tư vào hoạt động xúc tiến ,thâm nhập thị trường mới ,cải thiện và phát triển quan hệ trong kinh doanh. 1.3.2.Xuất khẩu giầy dép là một cách hiệu quả để công ty có thể tối đa hóa các biến động về nhu cầu giầy dép ở các thị trường khác nhau. Do chu kì kinh doanh thay đổi từ nước này sang nước khác và các sản phẩm giầy dép có thể nằm trong giai đoạn khác nhau của chu kì sống của chúng ở các nước khác nhau,do đó mở rộng thị trường xuất khẩu các nhà sản xuất-xuất khẩu giầy dép có thêm nhiều khách hàng giảm nguy cơ bị mất đi một số khách hàng riêng lẻ nào đó và có khả năng kiểm soát tốt biến động về nhu cầu giầy dép trên thị trường. 1.3.3.Xuất khẩu giầy dép buộc công ty sản xuất, xuất khẩu giầy dép phải tự đổi mới mình. Khi xuất khẩu giầy dép sang các thị trường khác nhau,công ty sẽ gặp phải một sự cạnh tranh rất khốc liệt của các đối thủ khác như Trung Quốc với các sản phẩm giầy dép có giá rẻ hơn và chủng loại,mẫu mã phong phú,đa dạng hơn rất nhiều và các nhà sản xuất sản phẩm chất lượng cao của EU. Vì vậy để có thể cạnh tranh trên thị trường EU,thì công ty phải tổ chức lại sản xuất,hoàn thiện cơ cấu sản xuất hợp lý để thích nghi với môi trường kinh doanh 1.3.4.Hoạt động xuất khẩu giầy dép phát triển sẽ đóng góp trong việc phát triển các quỹ khen thưởng,phúc lợi,quỹ công đoàn của công ty Hoạt động xuất khẩu giầy dép góp phần làm tăng ngoại tệ cho công ty.Khi mà thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu tăng lên sẽ giúp cho việc tạo lập các quỹ khen thưởng,quỹ phúc lợi ,làm tăng thu nhập và từ đó cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp,cải thiện điều kiện làm việc thúc đẩy tăng năng suất lao động. 1.4. Phương thức xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty giầy Thượng Đình. Cho đến nay công ty giầy Thượng Đình vẫn chỉ xuất khẩu giầy sang thị trường EU theo phương thức xuất khẩu qua trung gian.Công ty xuất khẩu qua 1 số khách hàng trung gian. Trên cơ sở nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cuối cùng tại EU mà các đại lý, các cửa hàng giầy dép tại thị trường EUsẽ đến gặp các nhà nhập khẩu giầy tại thị trường EU để đặt hàng theo các mẫu mà người tiêu dùng có nhu cầu.Tiếp theo, các nhà nhập khẩu giầy sẽ đến giao dịch, ký kết hợp đồng mua giày với ‘’ khách hàng trung gian” của công ty. Các khách hàng trung gian này đóng vai trò như là những người thay mặt cho công ty giày Thượng Đình trong nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.Sau đó họ sẽ liên hệ với công ty giầy Thượng Đình để trao đổivà sửa chữa các mẫu giầy sao cho phù hợp với công nghệ cũng như trang thiết bị,trình độ tay nghề công nhân...Từ đó công ty giầy Thượng Đình sẽ tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng yêu cầu và xuất khẩu các lô hàng này.Sản phẩm giầy của công ty sẽ đến tay người tiêu dùn cuối cùng. Như vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình thu được là kim ngạch xuất khẩu giầy cho các ‘’khách hàng trung gian’’. Công ty giầy Thượng Đình xuất khẩu giầy sang thị trường EU qua trung gian.Ở đây có 3 hình thức gia công xuất khẩu cho các khách hàng trung gian mà công ty giầy Thượng Đình thực hiện đồng thời đó là: Hình thức thứ nhất : Nhận nguyên liệu giao thành phẩm Nhà trung gian cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho công ty hay nói cách khác là công ty chỉ nhận vật tư, nguyên liêu từ khách hàng , và sau thời gian sản xuất,chế tạo,làm sản phẩm theo mẫu rồi xuất giao thành phẩm cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền phí gia công. Hình thức thứ hai: Mua đứt bán đoạn Công ty giày Thượng Đình mua lại toàn bộ nguyên vật liệu của đối tác nước ngoài và tự lo nguyên phụ liệu để sản xuất lô hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng trung gian sau đó bán thành phẩm cho họ với giá thỏa thuận dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với đối tác nước ngoài. Hình thức thứ ba: hình thức gia công kết hợp Nhà trung gian cung cấp một phần nguyên vật liệu,phần còn lại là do công ty giầy Thượng Đình cung ứng để có thể hoàn thành được lô hàng. Những nguyên liệu mà công ty có thể chuẩn bị sẵn cho sản xuất như: Thùng, keo, bìa carton,cao su, hóa chất..., còn những nguyên vậtliệu khác không chuẩn bị được thì khách hàng sẽ gửi sang như :Đế,PU,PVC...Phần lớn nguyên vật liệu hiện nay mà công ty giầy Thượng Đình sử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu là nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc. Sau khi gia công xong thì xuất giao hàng cho đối tác nước ngoài và nhận tiền. Hiện nay công ty vẫn phải duy trì cả 3 hình thức này bởi lẽ công ty chưa có khả năng và điều kiện để có thể nghiên cứu trực tiếp thị trường EU để có thể thực hiện được hình thức xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này.Mặt khác những ‘’ khách hàng trung gian’’ của công ty có khả năng và điều kiện để tìm hiểu và nghiên cứu tốt về thị trường EU,có máy móc và công nghệ hiện đại hơn công ty và có được nguồn nguyên liệu tốt,ổn định.Cho nên công ty vẫn tận dụng những điều kiện thuận lợi này để sản xuất và xuấtkhẩu giầy.Việc xuất khẩu trực tiếp giầy sang thị trường EU vẫn chưa thể thực hiện được còn là do công ty phải tạo công ăn việc làm,duy trì việc làm cho hàng trăm công nhân lao động,tăng thu nhập cho người lao động và cho công ty. Tuy vậy thì việc chuyển dần từ xuất khẩu giầy sang thị trường EU qua trung gian theo hình thức thứ nhất sang hình thức thứ 2 và thứ 3 là một xu hướng tốt cho sự phát triển của công ty.Hiệu quả có thể cho thấy rõ rệt:giá của 1 đôi giày xuất khẩu theo hình thức thứ nhất chỉ từ 0,95-2 USD/ đôi trong khi đó giá của 1 đôi giày xuất khẩu theo hình thức thứ 2 ,thứ 3 từ 3-5 USD/ đôi.Việc chuyển hướng xuất khẩu như vậy đẫ, đang và sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho hoạt động của công ty. Phần II:Thực trạng hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn ( 2004-2007) 2.1.Thực trạng hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn ( 2004-2007) 2.1.1.Số lượng và kim ngạch xuất khẩu giày sang thị trường EU của công ty giai đoạn (2004-2007) 2.1.1.1.Số lượng giày xuất khẩu sang thị trường EU của công ty giai đoạn ( 2004-2007) Số lượng giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) ( Đơn vị : Nghìn đôi) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng giày xuất khẩu sang EU 2.042,48 2.733,06 2.672,805 2.798,509 Tổng số lượng giày xuất khẩu của công ty 2.139 2.912 2.971 3.105 Tỷ trọng xuất khẩu giầy sang EU(%) 95,49 93,86 89,96 90,13 Nhận thấy số lượng giày của công ty xuất khẩu sang thị trường EU từ năm 2004-2005 có xu hướng tăng nhanh,đến năm 2006 thì giảm và đến năm 2007 thì tăng nhẹ. Cụ thể là : tốc độ tăng số lượng giày xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004 la 33,81%( tức là tăng 690,58 nghìn đôi), năm 2006 so với năm 2005 số lượng giày xuất khẩu sang thị trường EU giảm 2,2% ( tức là giảm 60,255 nghìn đôi) và sang năm 2007 con số này lại tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn khoảng 4,7%( tức là tăng khoảng 125,704 nghìn đôi).Như vậy có thể nhận thấy sự tăng không ổn định về số lượng giày xuất khẩu sang thị trường EU qua các năm.Điều này có thể giải thích là do công ty chịu ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá giày của thị trường EU đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.Từ ngày 7/10/2006, EU đã áp dụng thuế bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam với mức thuế 10% trong 2 năm.Chính vì điều này mà nhiều khách hàng đã chuyển các đơn hàng sang ký kết với các nước khác, đối tác khác có giá giày thấp hơn.Vì vậy, lượng giày của công ty xuất khẩu sang thị trường EU có xu hướng giảm. Không những thế khi khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng là thấp so với các đối thủ cạnh tranh ngoài khối EU (Trung Quốc,Đài Loan,Thái Lan,Ấn Độ,..)và các đối thủ cạnh tranh trong khối EU( Italia,Tây Ban Nha,Anh, Pháp,Đức...)cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu giày của công ty. Một nguyên nhân khách quan nữa là do công ty còn thụ động và phụ thuộc vào đơn đặt hàng của các khách hàng trung gian cho nên số lượng giày xuất khẩu sang EU không ổn định. Tuy vậy,chúng ta có thể thấy số lượng giày của công ty xuất khẩu sang thị trường EU chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lượng giày tiêu thụ của công ty giai đoạn (2004-2007), cụ thể tỷ trọng giày xuất khẩu sang thị trường EU từ năm 2004 đén năm 2007 lần lượt là :95,49%( năm 2004);93,86%(năm 2005);89,96%( năm 2006) và 90,13%( năm 2007).Điều này cho thấy vai trò quan trọng của thị trường EU trong hoạt động tiêu thụ giày của công ty. 2.1.1.2.Kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) Kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) ( Đơn vị : Nghìn đôi) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU 3.710,004 4.321,718 5.142,792 7.206,86 Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường EU 3.885,32 4.604,67 5.716,54 7.996,14 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU 95,5 94 90 90,13 Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU qua các năm có xu hướng tăng lên.Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.710,004 nghìn USD(năm 2004) lên tới 7.206,86 nghìn USD( năm 2007). Con số này đã tăng lên gấp 1,94 lần trong vòng 4 năm.Như vậy kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang thịt trường Eu có xu hướng tăng với tốc độ tăng nhanh: Năm 2005/2004 tăng 16,5%;năm 2006/2005 tăng gần 19%; năm 2007/2006 tăng khoảng 40,14%. Khi xuất khẩu giày sang thị trường EU, mặc dù giầy của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của đối thủ,số lượng giày xuất khẩu sang thị trường EU không tăng nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng lên là do công ty đã có sự chuyển hướng trong việc sản xuất các loại giày có chất lượng cao hơn và giá cả trung bình 1 đôi cao hơn trước (khoảng 2,5-4 USD/đôi đối với giày vải và 3-5 USD/ đôi đối với giày thể thao),mẫu mã đẹp hơn cho nên có thể tránh được sự cạnh tranh của các mặt hàng giày dép giá thấp của Trung Quốc cũng như những sản phẩm giày dép cao cấp của các nước trong khối EU sản xuất ra.Điều này giúp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Thị trường EU đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động tiêu thụ của công ty.Vì vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm chủ yếu là thu từ hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường này.Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU của công ty luôn chiếm từ 90% trở lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn (2004-2007). 2.1.2.Cơ cấu giầy xuất khẩu của công ty giày Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) 2.1.2.1Cơ cấu giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU theo số lượng giai đoạn (2004-2007) Cơ cấu giầy xuất khẩu của công ty sang EU theo số lượng giai đoạn(2004-2007) ( Đơn vị : Nghìn đôi) Tên sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng TT(%) Số lượng TT(%) Số lượng TT(%) Số lượng TT(%) Giầy vải 932,93 45,68 1.502,43 54,07 1.374,681 51,43 1.554,024 55,53 Giầy thể thao 1.109,55 54,32 1.230,63 45,03 1.298,124 48,57 1.244,485 44,47 Tổng 2.042,48 100 2.733,06 100 2.672,805 100 2.798,509 100 Công ty sản xuất giầy vải, giầy thể thao.Ngoài ra, công ty cũng sản xuất cả giày trẻ em và dép sandal.Tuy vậy, mặt hàng xuất khẩu của công ty chỉ có giầy vải và giầy thể thao.Nhìn tổng quan thì lượng giày vải xuất khẩu sang EU luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lượng giày thể thao xuất khẩu. Nhận thấy sự tăng lên không ổn định của lượng giày vải xuất khẩu sang thị trường EU so với tổng số lượng giày xuất khẩu sang thị trường này chiếm từ 45,68%(năm 2004) lên đến 54,97( năm 2005) và đến năm 2006 là 51,43% ,dừng lại ở mức 55,53%(năm 2007). Riêng năm 2004 thì số lượng giầy vải xuất sang thị trường EU chỉ đạt 932,93 nghì đôi, chiếm khoảng 45,68% giảm đi so với năm 2003 là 263,793 đôi( tức là giảm khoảng 21%).Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do công ty có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để tránh có sự cạnh tranh về giá giầy vải quá mạnh mẽ ở trên thị trường EU. Năm 2006, số lượng giày vải xuất khẩu có giảm hơn so với năm 2005, giảm khoảng 8,5% so với năm 2005 tức là giảm khoảng 127,749 nghìn đôi. Điều này do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá giầy của EU dẫn đến sự biến động số lượng đơn đặt hàng của các đối tác. Năm 2007,lượng giầy vải xuất khẩu của công ty tăng so với các năm trước cụ thể là tăng 3,43%(tức là tăng khoảng 51,594 nghìn đôi) so với năm 2005 và tăng khoảng 13,05%(tức là tăng khoảng 179,343 nghìn đôi )so với năm 2006. Mặc dù vậy thì giày vải vẫn là mặt hàng truyền thống và có thế mạnh của công ty cho nên công ty luôn cố gắng tập trung mọi nguồn lực để phát triển. Việc số lượng xuất khẩu giày vải vào thị trường EU tăng lên điều đó cũng chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu giầy dép của thị trường ‘’khó tính’’này.Bởi ngày nay theo phân tích và dự báo nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU cho thấy từ những người bình dân đến những người sang trọng thì họ đều có xu hướng chuyển dần sang các loại giày vải có mẫu mã đa dạng, gọn nhẹ và thoải mái khi đi lại và giá cả lại hợp lý, mặt khác ngành công nghiệp giày dép của EU thường sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao và tiên tiến về thời trang chủ yếu là sản phẩm giày da để phục vụ cho một số ít người tiêu dùng có thu nhập cao, còn phân đoạn thị trường thuộc tầng lớp bình dân có thu nhập trung bình bị bỏ ngỏ, trong khi đó thì giày vải của công ty lại có thể đáp ứng được các nhu cầu này cho nên việc gia tăng số lượng giấy vải xuất khẩu sang thị trường EU là điều dễ hiểu.Ngược lại với giày vải, số lượng giầy thể thao xuất khẩu của công ty sang thị trường EU có xu hướng giảm trong giai đoạn(2004-2007).Cụ thể ,ta có thể thấy cơ cấu giày thể thao xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007). Lượng giày thể thao xuất khẩu có xu hướng giảm.Có thể nói năm 2004, lượng giầy thể thao xuất khẩu nhiều nhất trong vài năm trở lại đây(chiếm tới 54,32%lượng giày xuất khẩu sang thị trường EU).Điều này có nghĩa là các đơn hàng gia công giầy thể thao của công ty đã giảm xuống.Đây cũng là một xu hướng tốt bởi vì thay vì gia công thuê cho các hãng nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực vào tự thiết kế và sản xuất mặt hàng giày vải ,giầy thể thao của mình, hạn chế việc gia công cho nước ngoài .Mặt khác , giầy vải vẫn là mặt hàng chính của công ty còn giầy thể thao thì tùy thuộc vào từng thời vụ và tùy vào đơn đặt hàng cho nên số lượng xuất khẩu cũng biến động thất thường. 2.1.2.2.Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004-2007) Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giày của công ty sang EU giai đoạn (2004-2007) Tên sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kim ngạch xuất khẩu giầy TT(%) Kim ngạch xuất khẩu giầy TT(%) Kim ngạch xuất khẩu giầy TT(%) Kim ngạch xuất khẩu giầy TT(%) Giầy vải 1.694,562 45,7 2.375,798 55 2.645,012 51,43 4.002 55,53 Giầy thể thao 2.015,442 54,3 1.945,92 45 2.497,78 48,57 3.204,86 44,47 Tổng 3.710,004 100 4.321,718 100 5.142,792 100 7.206,86 100 Chúng ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU tử năm (2005-2007)chiếm tỷ trọng lớn hơn kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường này.Cụ thể ,năm 2005 kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU và gấp 1,22 lần kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao của công ty sang thị trường này. Năm 2006,kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang EU chiếm 51,43% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU và gấp 1,06 lần kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường này. Năm 2007,kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU chiếm 55,53% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU và gấp 1,25 lần kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường EU. Không những thế, chúng ta còn thấy được kim ngạch xuất khẩu giầy vải của công ty sang thị trường EU tăng qua các năm.Mặc dù số lượng giầy vải xuất khẩu sang thị trường EU tăng không nhanh nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng nhanh.Tốc dộ tăng kim ngạch xuất khẩu giầy vải năm 2005 so với năm 2004 la 40,2%;năm 2006 so với năm 2005 la 11,33% và năm 2007 so với năm 2006 la 51,3%.Nam 2007, kim ngạch xuaats khẩu giầy vải sang thị trường này tăng vọt (4.002 nghìn USD),tăng gấp 1,51 lần so với năm 2006.Điểu này cho thấy mặt hàng giầy vải xuất khẩu sang thị trường này dạt hiệu quả cao,chất lượng giầy ngày càng tốt hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng EU và tạo ra được sự tin tưởng của khách hàng. Chỉ riêng năm 2004 kim ngạch xuất khẩu giầy vải sang thị trường EU thấp hơn so với kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao sang thị trường này, như đã giải thích ở trên là do năm 204 công ty có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để tránh có sự cạnh tranh về giá giầy vải quá mạnh mẽ ở trên thị trường EU. Về mặt hàng giầy thể thao thì do số lượng giầy thể thao xuất khẩu sang thị trường Eu không ổn định cho nên kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định.Từ năm 2005 đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao của công ty sang thị trường này có tăng lên nhưng tốc độ tăng không nhanh như kim ngạch xuất khẩu giầy vải.Cụ thể,tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao năm 2006 so với năm 2005 là 28,35%;năm 2007 so với năm 2006 la 28,3%,riêng năm 2005 so với năm 2004 giảm 3,45%.Điều này cũng là do công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào đơn hàng gia công giầy thể thao của các đối tác nước ngoài, cho nên kim ngchj xuất khẩu không ổn định. 2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy của công ty 2.2.1Nhân tố kinh tế Tác động bởi xu hướng hội nhập nền kinh tế Một trong những cơ hội lớn nhất khi gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế khác là thị trường quốc tế rộng mở, tạo khả năng cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Giày thể thao là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, xuất khẩu giày vải vẫn được duy trì đặc biệt loại giày vải cao cấp. Mặc dù số lượng giày vải không tăng nhưng giá thị xuất khẩu của nó lại tăng cho thấy doanh nghiệp đã xuất khẩu giày vải cao cấp thay thế cho giày vải cấp thấp. Thu nhập của người tiêu dùng, nhu cầu của họ, mức sống của họ. Giày dép là một trong những mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng chế biến, là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của công nghiệp.Cho nên việc xuất khẩu giày dép chịu ảnh hưởng của thu nhập,nhu cầu,mức sống của người tiêu dùng. Khi mà thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng lên thì mức sống của họ cao hơn,nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn,từ chỗ ăn no và mặc ấm đến chỗ đòi hỏi được thỏa mãn cao hơn nhu cầu về thẩm mỹ. Giày dép là một trong những yếu tố làm tôn thêm vẻ đẹp của con ngời cho nên nhu cầu về giày dép ngày càng tăng lên. Ảnh hưởng của thuế quan và hạn ngạch Ngày 30.08.2006 ủy ban châu Âu đề xuất mức thuế chống bán phá giá đối với giày nhập khẩu như giày thể thao. Hiện đang tạm thời áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam. Việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá là một rào cản thương mại được áp dụng ngày càng phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây chính là rào cản mà các quốc gia phát truênr sử dụng dể hạn chế lượng hàng xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển có lợi thế so sánh về chi phí: Nhân công rẻ Hạn ngạch được sử dụng ở một số nước như một công cụ phổ biến của hàng rào phi thuế quan phục vụ cho công tác điều tiết quản lý nhà nước về xuất khẩu. Ở nước ta không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này. Ở một số nước mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giày của Việt Nam xuất khẩu vào cũng không áp dụng hạn ngạch như thị trường EU, Nhật Bản. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi cán cân thương mại ảnh hưởng tới sự di chuyển đồng vốn quốc tế dẫn đến ảnh hưởng lợi ích quốc gia. Tỷ giá hối đoái càng cao càng thúc đẩy cho xuất khẩu giày dép góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay hoạt động giày dép của Việt Nam được thanh toán theo hợp đồng USD và EUR.Cho nên sự biến động của hai đồng tiền này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu giày dép.Nên công ty phải có chính sách để duy trì tỷ giá hối đoái ổn định. Ngoài ra giá dầu mỏ và vàng trên thế giới tăng cao, giá đồng USD sụt giảm sẽ ảnh hưởng tới giá trị các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp lựa chọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán cho các hợp đồng xuất khẩu giày dép . Ảnh hưởng của lạm phát Lạm phát tăng cao ( lớn hơn 12%) gây trở ngại trong xuất khẩu Nguồn nguyên kiệu ít, phần lớn nhập khẩu, giá các nguyên liệu cao dẫn tới chi phí sản xuất biến động theo chiều hướng tăng nhưng giá bán thành phẩm không tăng có xu hướng giảm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty 2.2.2.Nhân tố chính trị, pháp luật Chính trị ổn định,môi trường kinh doanh lành mạnh là điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh mở rộng thị trường.Xây dựng các quỹ tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp da giày vay với lãi xuất thấp, có thời gian lưu chuyển vốn dài, tạo điều kiện để mua trang thiết bị sản xuất, có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực thiết kế giày. 2.2.3Khoa học kỹ thuật Đóng vai trò quan trọng tạo sản phẩm có chất lượng cao, nhưng tiêu tiết cầu kỳ phong phú. Thực tế cho thấy công nghệ sản xuất giày dép của nước ngoài hiện đại còn công nghệ của Việt Nam rất lạc hậu.Nhiều mặt hàng giày dép mà khách hàng nước ngoài đặt hàng thì các doanh nghiệp còn phải xem xét xem có phù hợp máy móc công nghệ hiện có của doanh nghiệp hay không thì mới tiến hành sản xuất. Máy móc công nghệ của doanh nghiệp chậm cải tiến và đổi mới, thiết bị sản xuất giày dép nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc chủ yếu là công nghệ của thập kỷ 70, 80 nên tuổi thọ ngắn ảnh hưởng đến năng suất uy tín, khả năng canh tranh của doanh nghiệp. Máy móc lạc hậu dẫn đến năng lực sản xuất thấp,làm phát sinh các phụ phí cho sửa chữa máy móc bị hỏng hóc làm cho chi phí sản xuất tăng lên và dẫn đến giá thành giầy cũng tăng lên. 2.2.4.Nguồn nhân lực Da – giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội.Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào, nên lợi thế có nguồn lao động rẻ làm giảm bớt chi phí tạo ra sản phẩm.Tuy nhiên trình độ học vấn , nhận thức và tay nghề của lao động kém ảnh hưởng đến công tác sản xuất da giày,đặc biệt là đội ngũ nhân viên thiết kế ảnh hưởng đến mẫu mã sản phẩm có cạnh tranh được với các đối thủ trong và ngoài nước hay không. Do trình độ thiết kế kém cho nên có những sai sót xảy ra trong khâu thiết kế mà chưa được phát hiện kịp thời đã đưa vào sản xuất hàng loạt làm cho chất lượng giầy giảm thậm chí công ty còn phải mất chi phí để khắc phục lỗi sai sót, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Bởi vậy, nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến công nghiệp sản xuất da-giày 2.2.5.Nguồn nguyên kiệu đầu vào cho sản xuất. Ta chưa chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên vật liệu do nguyên vật liệu sản xuất giầy vẫn phải nhập khẩu( 60%) nên phụ thuộc vào nhà cung ứng cả về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu.lam chi phí sản xuất giầy cao ảnh hưởng đến công tác sản xuất và xuất khẩu giầy dép đảm bảo cả về chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng... Nguyên vật liệu cho sản xuất giầy của công ty một phần nhỏ được lấy từ trong nước còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc ,Đài loan,Hàn Quốc...Cho nên chi phí mua rất tốn kém mà chất lượng nhiều khi không dảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành xuất khẩu giầy 2.3 Đặc điểm của thị trường EU Đối với hàng hóa nhập khẩu, thị trường EU khá khắt khe.Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều,mà yêu cầu trước hết là chất lượng,mẫu mã,những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.Trên thị trường tất cả các nước thành viên EU,mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sp làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. 2.3.1.Sự già hoá dân số Dân số EU đang có xu hướng già đi.Chính những người cao tuổi ở EU lại có sức chi tiêu rất mạnh đối với các sản phẩm giày dép.Tuy nhiên,những người trong độ tuổi này(từ 65 trở lên)là những người nghỉ hưu,sống bằng trợ cấp,thích đi bộ đường dài,du lịch dài ngày và thường xuyên.Vì thế,sản phẩm giày dép cho họ cần được thiết kế đặc biệt với nhiều tính năng,hỗ trợ cơ bắp nhiều hơn như chất liệu phải rất mềm,đế thấp,lót êm,mũi êm,kiểu dáng giản đơn,màu sắc không loè loẹt và phải có độ bền cao. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6075.doc