Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã hHa mục huyện Chợ mới, tỉnh Bắc Kạn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO XƯỞNG GỖ BÓC Ở XÃ HÒA MỤC HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN” NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------

pdf59 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã hHa mục huyện Chợ mới, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO XƯỞNG GỖ BÓC Ở XÃ HÒA MỤC HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN” NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giáo viên hướng dẫn : T.S Trần Thị Phả Thái Nguyên - 2018 i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã tiến hành thực tập tại xưởng gỗ bóc xã Hoà Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Lời đầu, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi trường đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập. Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của xã Hoà Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tư vấn và chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS. Trần Thị Phả đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trongcông tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Nhật Trường ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp vị trí và điều kiện lấy mẫu ............................................... 17 Bảng 4.1. Bảng máy móc trong xưởng ............................................................ 21 Bảng 4.2. Nhu cầu nhiên liệu sử dụng trong xưởng ........................................ 22 Bảng 4.3. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm của nước thải ......................... 32 Bảng 4.4. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm không khí ............................... 34 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Dây chuyền sản xuất ....................................................................... 20 Hình 4.2. Tổ chức của cơ sở ........................................................................... 22 Hình 4.3. Xử lý nước thải ở cơ sở ................................................................... 38 Hình 4.4. Xử lý nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD5 và coliform ................. 39 Hình 4.5. Công nghệ xử lý bụi gỗ ................................................................... 43 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tên ký hiệu 1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 2 BXD Bộ xây dựng 3 Cd Hàm lượng cadimi có chứa trong nước thải 4 COD Nhu cầu oxy hóa hóa học - 5 Cl Hàm lượng clo có chứa trong nước thải 6 CN Hàm lượng xianua có chứa trong nước thải 7 Cu Hàm lượng đồng có chứa trong nước thải 8 Fe Hàm lượng kim loại sắt có chứa trong nước thải 9 KCN Khu công nghiệp + 10 NH4 Hàm lượng amoni có chứa trong nước thải 11 Ni Hàm lượng niken có chứa trong nước thải 12 Pb Hàm lượng chì có chưa trong nước thải 13 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 14 T-N Tổng lượng nitơ 15 TP Tổng lượng photpho 16 UBND Ủy ban nhân dân v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................... 2 1.2.1. Mục đích .................................................................................... 2 1.2.2.Yêu cầu ....................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 2 1.4. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................... 2 1.5. Ý nghĩa thực tế .................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở pháp lí ........................................................................................ 4 2.1.1.Cơ sở pháp lí ............................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở khoa học .......................................................................... 5 2.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ................................................ 6 2.2.1. Nghiên cứu trên Thế Giới .......................................................... 6 2.2.2.Nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 9 Phần 3. ỐĐ I TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 15 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................. 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................. 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................. 15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................ 15 vi 3.3.Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 15 3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu .................................................... 15 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu thứ cấp ................ 16 3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu, so sánh đánh giá ............................ 17 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 18 4.1.Tổng quan về cơ sở sản xuất gỗ bóc xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................... 18 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................... 18 4.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở ................... 19 4.1.3. Quy trình làm việc trong cơ sở gỗ bóc .................................... 19 4.1.4. Nhiên liệu sử dụng trong xưởng .............................................. 21 4.1.5. Cơ cấu tổ chức trong cơ sở ...................................................... 22 4.1.6. Những thuận lợi, khó khăn của cơ sở và bài học kinh nghiệm 23 4.2. Đánh giá hiện môi trường của xưởng ................................................ 24 4.2.1. An toàn lao động ...................................................................... 24 4.2.2. Công tác an toàn lao động và phòng cháy ............................... 27 4.2.3. Nước thải sinh hoạt .................................................................. 31 4.2.4. Khí thải ..................................................................................... 33 4.3. Xác định các vấn đề môi trường còn tồn động và hoạt động của xưởng tác động môi trường ......................................................................... 35 4.3.1. Môi trường nước ...................................................................... 35 4.3.2. Môi trường đất ......................................................................... 35 4.4. Đề xuất giải pháp và công nghệ nâng cao để giảm thiểu vấn đề môi trường ......................................................................................... 37 4.4.1. Đề xuất giải pháp xử lí môi trường nước................................ 37 4.4.2. Giải pháp về môi trường đất .................................................... 42 vii 4.4.3. Môi trường không khí .............................................................. 42 Phần 5. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 45 5.1. Kết luận .............................................................................................. 45 5.2. Đề nghị .............................................................................................. 45 TÀI LIÊỤ THAM KHẢO ............................................................................ 46 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mọc lên nhiều cơ sở sản xuất gỗ bóc. Hoạt động sản xuất này góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Nhưng do hình thành tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên nghề sản xuất gỗ bóc đang gặp phải những khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro Trao đổi với các chủ xưởng được biết, để đầu tư một cơ sở sản xuất gỗ bóc, người kinh doanh phải bỏ ra khoảng 400 – 600 triệu đồng, trung bình khoảng hai năm sẽ thu hồi được vốn. Điều này lý giải vì sao các cơ sở sản xuất gỗ bóc, băm dăm gỗ xuất hiện ngày càng nhiều tại các địa phương trong tỉnh.Nâng cao kinh tế và tạo thêm được công ăn việc làm cho người dân cải thiện cuộc sống Tuy nhiên ngành gỗ gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như khí thải có hàm lượng chất độc cao,hàm lượng bụi cao, tiếng ồn và dụng cụ an toàn lao động không được áp dụng. Lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất,nước và không khí,nếu không có giải pháp thích hợp thì sẽ để lại những hậu quả cho môi trường về sau. Vì thế, kiểm soát các vấn đề môi trường ngành gỗ đang là một yêu cấu cần thiết hiện nay thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này sẽ góp phần đảm bảo các giá trị kinh tế do ngành gỗ mang lại cùng với chất lượng cuộc sống con người được giữ vững, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì thế, Em đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải phap. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Nắm được tình hình quản lý môi trường tại xưởng gỗ - Nắm được quy trình hoạt sản xuất của xưởng - Nắm được cách xử lí rác thải của xưởng - Nắm được những tác động của xưởng gỗ tới môi trường 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan. - Kết quả phân tích các thông số về nước thải,không khí,tiếng ồn trước khi xử lý và sau khi xử lý chính xác. - Đảm bảo những đề xuất đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất. - Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học. Xác định các vấn đề môi trường chưa được quản lý. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu vấn đề môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Việc thập tập và tìm hiểu hiện trạng của xưởng gỗ bóc xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn để biết được quy trình công việc và những khó khăn của công việc ở xưởng.Cũng như phải đối mặt với những nguy hiểm và mức độ ô nhiễm của xưởng gỗ gây nên cho môi trường và mọi người xung quanh. Vận dụng những kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường,đề xuất 1 số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu môi trường trong lành và đảm bảo sức khỏe của người dân 1.4. Ý nghĩa khoa học - Áp dụng kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào hoạt động xử lý, vận hành, nguyên lý hoạt động, rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp số liệu. 3 - Có cơ hội và điều kiện cho việc áp sát thực tế, nâng cao kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm trong thực tế. - Tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho nghiên cứu khoa học. - Bổ sung tư liệu cho học tập, nâng cao kĩ năng cho bản thân, đáp ứng nhu cầu cho công việc trong tương lai. 1.5. Ý nghĩa thực tế - Biết được kĩ năng và những khó khăn thuận lợi trong việc chế biến và sản xuất gỗ bóc - Vận dụng những kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường,đề xuất 1 số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu môi trường trong lành và đảm bảo sức khỏe của người dân trong thực tiễn 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lí 2.1.1.Cơ sở pháp lí - Nghị định số 35/2014/NĐ – CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số đói tượng của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (Điều 12, Phần Phụ lục); - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; - Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường; 5 - Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 22/2014/TT- BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ Sửa đổi Bổ sung một số của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường 2.1.2. Cơ sở khoa học Trong quá trình hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp, việc phát sinh các chất thải rắn lỏng khí, và bụi là không thể tránh khỏi. Vì vậy việc xử lý các chất ô nhiễm này là vô cùng quan trọng để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng. Công nghệ Tại các nguồn phát sinh bụi, khí độc trong quá trình hoạt động của nhà máy được thu gom bằng các hệ thống chụp hút và các cửa gió hút với một áp suất đủ lớn để bảo đảm được các nguồn phát sinh ra được thu thập hoàn toàn. Theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát khí thải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, đảm bảo không có tác động xấu đến con người và môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải. 6 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải. Hiện tại, các mức phí xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH) chưa được Nhà nước quy định cụ thể. Do đó, để cạnh tranh với các công ty xử lý CTCNNH cùng hoạt động trên địa bàn, nhiều công ty đã đưa ra giá xử lý thấp, dẫn đến các phương án xử lý CTCNNH thường kém hiệu quả và hậu quả là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải chưa được xử lý triệt để. Nghiên cứu đã xác định công thức tính giá sàn xử lý một số loại CTCNNH bằng công nghệ đốt, trong đó thể hiện các biến số do sự lạm phát của thị trường, sự biến động về giá xây dựng, giá trang thiết bị, điện, nước, nguyên liệu, nhân công và lãi vay ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ sở khoa học xác định giá sàn xử lý CTCNNH theo các công nghệ khác nhau. 2.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu trên Thế Giới Công nghiệp bột và giấy là ngành công nghiệp sử dụng nhiều gỗ nhất. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu về gỗ của toàn thế giới. Ngày nay người ta đã tăng cường sử dụng giấy phế thải, mặc dầu vậy, nhìn chung nhu cầu gỗ giấy vẫn sẽ tăng nhanh. Việc phát triển các loại giấy đòi hỏi loại sợi gỗ có chất lượng cao. Gỗ rừng trồng, đặc biệt là gỗ cứng, là nguồn cung cấp chính loại sợi gỗ này. Công nghiệp gỗ xẻ tăng ở mức vừa phải, nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng khoảng 0,5 đến 1% một năm, trong vòng 20 năm tới. Tuy nhiên có thay đổi quan trọng về nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp này: theo truyền thống, thì sử dụng gỗ rừng tự nhiên, nay sẽ chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng nhiều hơn. 7 Công nghịệp ván nhân tạo tăng nhanh, chủ yếu là công nghiệp MDF, ván dăm. Công nghiệp này đòi hỏi gỗ dăm có giá thành thấp và gỗ phế liệu của ngành cưa xẻ gỗ là nguồn nguyên liệu chính, có như vậy mới cạnh tranh quốc tế được. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ván nhân tạo vẫn tiếp tục được mở rộng, do đó nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ trở nên rất quan trọng. Thị trường sản xuất ván bóc tại mỹ: Những điều doanh nghiệp nước ngoài cần biết khi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ Đồ gỗ là một trong những mặt hàng tiêu thụ mạnh mẽ trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, do có sự khác biệt quá lớn về địa lý cũng như mức sống, việc tập trung xây dựng các chuỗi cửa hàng đối với doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường này thực sự tốn kém và ít hiệu quả. Một lưu ý cũng rất quan trọng đối với nhà xuất khẩu đồ gỗ như van ep vào Mỹ là xu hướng giảm giá của thị trường này. Chính vì thế, các nhà xuất khẩu đồ gỗ Châu Á vào Mỹ thường chọn cho mình những khu vực thị trường riêng, khoảng 3 triệu dân mỗi vùng. Nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng thì giá đồ nội thất, cụ thể là đồ gỗ ở Mỹ đã tăng cỡ 3/4 trong vòng 35 năm trở lại đây. Lợi nhuận hấp dẫn nên có tới cả nghìn công ty tham gia phân phối mặt hàng này. Tuy nhiên, xét theo doanh số, Wall Mart vẫn dẫn đầu với 1.450 triệu USD tiền bán giường và có tới hơn 2 nghìn cửa hàng bán chiết khấu. Khảo sát sản phẩm của 100 cửa hàng lớn nhất thấy sản phẩm nội thất chủ yếu mang phong cách Âu - Mỹ thế kỉ XVIII. Một điều quan trọng không kém khi xuất hàng vào thị trường Mỹ phải tính tới dân số. Hiện nay nhóm người có độ tuổi từ 45 - 55 (thuộc thế hệ "Baby boom" - sinh ra ngay sau chiến tranh) là những khách hàng tiềm năng nhất. Bởi họ cũng vừa là nhóm tuổi có thu nhập cao nhất lại vừa có nhu cầu sắm sửa bài trí cho gia đình. 8 Theo khảo sát của tạp chí Furniture Today các sản phẩm gia dụng có tính thực dụng cao như bàn ghế, giường tủ mang phong cách đứng đắn, chắc bền được bán chạy hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp mầu mè. Tuy nhiên, để bán hàng trên thị trường Mỹ điều quan trọng bậc nhất là phải chọn đúng các kênh phân phối. Vì ở tại đây, mỗi chủng loại sản phẩm lại được phân phối bởi những kênh khác nhau. Ví như mặt hàng tủ bếp, việc tiêu thụ vẫn thường thông qua các công ty xây dựng hay các nhà phân phối chuyên nghiệp. Một lưu ý cũng rất quan trọng đối với nhà xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ là xu hướng giảm giá của thị trường này: Trái ngược với xu hướng lạm phát của các mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác, trong khi chi phí sản xuất có phần nhích lên, nhưng giá tiêu dùng đồ gỗ lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc đua nhau đánh hàng vào thị trường béo bở này của các nhà sản xuất, xuất khẩu Châu Á. Đây cũng là lý do khiến các nhà xuất khẩu Mỹ dự trù những chi phí khấu hao khi găm hàng vào thị trường này. Ước tính hiện tại ở Mỹ có tới 28.000 cửa hàng với khoảng 3,5 triệu lao động tham gia vào kinh doanh mặt hàng gỗ gia đình này. Tuy nhiên, nổi lên trong số các doanh nghiệp đó phải kể tới những tên tuổi: Crate & Barrel, thành lập năm 1962 tại Chicago - đại lý chuyên tiêu thụ các sản phẩm nội thất và phụ kiện nhà bếp. Crate & Barrel từng là đối tác của công ty Otto Versand khi chuyển nhiều đơn đặt hàng cho nhà sản xuất Đức này. Bên cạnh đó Havertys cũng là một trong những nhà phân phối nội thất lâu đời nhất ở Mỹ. Những mặt hàng mà Havertys hướng tới là các sản phẩm nội thất cao cấp với những thương hiểu nổi tiếng: Bernharht, Broylli, Lane... Trong mấy năm trở lại đây, tự do thương mại cũng tạo cơ hội cho nhiều công ty từ Đài Loan, Trung Quốc nhảy vào giành giật thị phần. Tuy nhiên, sự hiện diện của các hãng nước ngoài này không vượt quá 12-15% doanh số toàn 9 ngành. Một trong những nguyên nhân chính là tập quán mua hàng từ đại lý nổi tiếng trong nước của người dân Mỹ. Bởi mua qua đó, họ được đảm bảo dịch vụ hậu mãi tốt hơn những gì mà các nhà phân phối nước ngoài, đặc biệt là các nhà phân phối Châu Á có thể dành cho họ. Ngoài ra còn có nhiều công ty khác như Levitz Home Furnishing, hay Office Depot, rồi Bombay và nhiều công ty khác cũng kinh doanh van ep gia re nội thất phát đạt. 2.2.2.Nghiên cứu ở Việt Nam Khi nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc sản xuất ván gỗ nhân tạo đang trở nên phổ biến. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong phú, đồ mộc làm từ ván nhân tạo thích hợp với nội thất hiện đại. Sản phẩm ván gỗ nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm 3 loại chính chính là ván sợi, ván ghép thanh ,ván dăm... Ván dăm (PB) là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)... Ván dăm chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm,nên chúng có chấ tlượng kém hơn ván sợi. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thỏa mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm hai loại sản phẩm ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước. Những nước sản xuất ván dăm nhiều trên thế giới là Malaysia, Việt Nam, New Zealand, Thái Lan, Australia. Nơi sản xuất ván dăm lớn nhất Việt 10 Nam hiện nay là Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên, với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất xưởng có độ dày từ 8 đến 32 mm. Tối ưu hóa sản xuất gỗ ván từ rừng trồng – Báo Nông nghiệp Việt Nam Nhằm thúc đẩy cao hơn giá trị sử dụng của gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam bằng cách tối ưu hóa SX ván mỏng từ nguồn tài nguyên này, Dự án FST 2008/039 đã ra đời Hiện gỗ rừng trồng tại nước ta chủ yếu để SX bột làm giấy có giá trị thấp hoặc hoặc chế biến dăm gỗ xuất khẩu với giá trị không cao. Trong khi đó, keo và bạch đàn từ rừng tự nhiên ở Úc từ lâu đã được sử dụng để SX ván mỏng đặc biệt. Nhằm thúc đẩy cao hơn giá trị sử dụng của gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam bằng cách tối ưu hóa SX ván mỏng từ nguồn tài nguyên này, Dự án FST 2008/039 đã ra đời. Phát biểu tại hội thảo tổng kết Dự án FST 2008/039 tăng cường SX ván mỏng từ gỗ keo và bạch đàn rừng trồng tại Úc và Việt Nam, GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp VN nhấn mạnh, VN sở hữu nền công nghiệp SX và xuất khẩu nội thất rất lớn, các vùng trồng keo và bạch đàn lên tới hàng trăm nghìn ha. Vì vậy, mục tiêu của Dự án FST 2008/039 nhằm phân phân tích nguồn lực sẵn có, chuỗi cung ứng, phương pháp chế biến gỗ và để hỗ trợ thị trường tập trung vào sản phẩm ván mỏng và các sản phẩm làm từ ván mỏng. Bên cạnh đó, thử nghiệm các kỹ thuật, phương pháp xử lí mới các sản phẩm từ ván mỏng để tăng sự phục hồi và chất lượng cũng như cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm làm từ gỗ keo và bạch đàn. 11 Theo điều tra của Viện Khoa học Lâm nghiệp VN, trong số diện tích rừng trồng thuộc khu vực Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ thuộc sở hữu của các hộ dân là chủ yếu, chiếm tới 47%. Chu kì kinh doanh rừng đối với keo tai tượng (5 – 7 năm), bạch đàn urô (7 – 8 năm) nên rất thích hợp với SX ván bóc trên máy bóc lồng. Ở VN, gỗ keo và bạch đàn rừng trồng được sử dụng chủ yếu làm dăm gỗ chiếm khoảng 70%, gỗ xẻ 15%, ván bóc 10% và 5% còn lại cho các mục đích sử dụng gỗ tròn khác như cọc xây dựng. Thống kê năm 2015 cho thấy, VN xuất khẩu ròng giá trị rất lớn đồ nội thất 6,3 tỷ USD, dăm gỗ 1,4 tỷ USD, ván dán, ván phủ vơ nia 100 triệu USD và ván mỏng 70 triệu USD. Trong khi đó, VN nhập khẩu ròng gỗ xẻ 230 triệu USD, gỗ tròn 90 triệu USD, ván MDF 100 triệu USD và ván dăm 20 triệu USD. Theo tính toán, nếu đầu tư thêm nguồn lực, cứ mỗi 1 m3 gỗ đủ tiêu chuẩn làm ván dán, VN sẽ tạo ra và giữ lại gấp 4 lần giá trị gia tăng so với làm ván dăm. Bên cạnh đó, phân bổ giá trị gia tăng trong chuỗi ván dán cũng tốt hơn so với dăm gỗ rất nhiều. Đồng bộ các giải pháp Có 3 vấn đề mà doanh nghiệp nên ưu tiên khi đầu tư vào SX gỗ ván. Một là cải thiện quản lý SX, hai là đầu tư công nghệ SX các sản phẩm từ ván mỏng và ba là phải đảm bảo tiếp cận với gỗ nguyên liệu phù hợp. Theo quan điểm của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo, có hai vấn đề cần ưu tiên nhất nên làm là phân loại gỗ nguyên liệu và kiến thức các thông số kỹ thuật. Bởi thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp là đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu phù hợp cho nhu cầu SX của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các mục đích sử dụng gỗ (dăm gỗ để làm giấy/xuất khẩu cạnh tranh với ván bóc/lạng và gỗ xẻ). 12 Dự báo, tiêu thụ nội địa ròng của ván MDF, ván dăm, ván dán, ván cách điện, ván mỏng đang tăng lên một cách nhanh chóng và Việt Nam cũng đang ngày càng nhập khẩu nhiều các sản phẩm này cho tiêu dùng nội địa nên triển vọng cho ngành ván ép trong tương lai là rất tươi sáng, khả quan. Tuy nhiên, đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu phù hợp đòi hỏi không chỉ nỗ lực của doanh nghiệp mà còn cả sự phối hợp của hộ trồng rừng, cơ sở thu mua gỗ. Hộ trồng rừng quy mô nhỏ đóng vai trò thiết yếu để cải thiện chất lượng gỗ rừng trồng vì các hộ này chiếm đến 47% diện tích rừng trồng SX. Để tạo thêm giá trị, hộ trồng rừng nên cung ứng gỗ nguyên liệu có chất lượng phù hợp cho bóc/lạng. Qua đó, cần phải thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp như: Thực hiện chu kỳ trồng rừng dài hơn; Cải thiện năng suất; Cải thiện kiến thức kỹ thuật. Điều tra của dự án cho thấy, phần lớn hộ trồng rừng có tài sản hạn chế, chịu sức ép thanh khoản ngắn hạn (các hộ đều trả lời họ cần phải khai thác sớm để có tiền mặt cho nhu cầu chi tiêu gia đình). Điều này dẫn tới chu kỳ trồng rừng ngắn phù hợp với làm gỗ dăm hơn làm gỗ bóc/lạng. Nhà nước, doanh nghiệp, hộ trồng rừng cần ngồi lại với nhau để bàn kế hoạch cho những bước đi tiếp theo. Nỗ lực cải thiện hiệu quả của chuỗi giá trị ván mỏng đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các bên trong chuỗi. 13 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số loại gỗ/ô tiêu chuẩn cung cấp chất lượng gỗ khúc, chất lượng ván bóc tốt hơn so với loại gỗ/ô tiêu chuẩn khác. Gỗ keo tai tượng phù hợp để SX ván lớp mặt do có tỷ lệ gỗ lõi cao, số lượng, kích thước mắt nhỏ hơn gỗ keo lai. Gỗ keo lai, số lượng, kích thước mắt lớn hơn, phù hợp sử dụng làm ván lớp trong của sản phẩm ván ép nhiều lớp. Bạch đàn urophylla phù hợp để SX các sản phẩm dùng cho các kết cấu có yêu cầu chịu lực như ván LVL, ván dán dùng trong xây dựng. Quy trình sản xuất ván ép bởi H&G ván ép Ngày nay, ván ép được sử dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là trong ngành xây dựng và nội thất vì các tính năng vượt trội của nó như giá thấp, độ bền cao. Các lớp tạo nên ván ép đang cố ý dán lại với nhau vuông góc xen kẽ. Đây là những gì mang lại cho nó tất cả sức mạnh và độ bền. Đây là một cấu trúc đặc biệt của ván ép so với gỗ tự nhiên. chéo nổi hạt này cũng làm giảm khả năng tách gỗ khi đóng đinh ở các cạnh, và nó làm cho gỗ kháng cong vênh, sự nứt, và xoắn. Cách ván ép được làm cũng đảm bảo một sức mạnh nhất quán trên toàn bộ chiều dài của gỗ. Ngoài ra, ván ép có một sự ổn định vật lý, chống cong vênh, co trước những thay đổi của thời tiết.Để tạo một ván ép vật liệu bền trong đó có ưu điểm vượt trội như vậy và thay thế và vượt qua bằng gỗ tự nhiên trong các ứng dụng nhất định là tốt, đòi hỏi một quy trình sản xuất nghiêm ngặt với công nghệ tốt và nguyên liệu. Quá trình sản xuất ván ép phải tuân theo một yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt, chọn nguyên liệu một cách cẩn thận để làm cho veneers chất lượng cao, sau đó ngâm tẩm, khô, dán và nóng ép..Chất lượng của các sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều những. Ngoài ra, để làm cho ván ép chất lượng cao cũng đòi hỏi sự cẩn thận, người lao động nhiệt tình và khéo léo. vì thế, 14 mặc dù công nghệ sản xuất giống, chất lượng của ván ép giữa các nhà máy không giống nhau. Quá trình sản xuất ván ép : 1.Trướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_giam_thieu_o.pdf