Đề tài Nghiên cứu lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong quản trị sản xuất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI =========================== ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Trang Hà Nội – 2017 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 5 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ............................................................. 5 1.2 Các mục tiêu nghiên cứu ....................

pdf54 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong quản trị sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................. 6 1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 1.5 Kết cấu đề tài nghiên cứu ............................................................................... 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ......................................................................................................................... 9 2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 9 2.1.1 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 9 2.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................................... 11 2.2 KHÁI NIỆM, LỢI ÍCH VÀ CÁC YÊU CẦU ỨNG DỤNG MRP ........... 13 2.2.1 Khái niệm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu ....................................... 13 2.2.2 Lợi ích của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu ...................................... 15 2.2.3 Các yêu cầu trong ứng dụng MRP ........................................................... 15 2.3 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU ........................................................................................................... 17 2.3.1 Các yếu tố đầu vào ................................................................................... 17 2.3.2 Các yếu tố đầu ra cơ bản .......................................................................... 19 2.4 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU ............ 20 2.4.1 Phân tích cấu trúc sản phẩm ..................................................................... 20 2.4.2 Tính tổng nhu cầu và nhu cầu thực của các bộ phận, chi tiết cấu thành sản phẩm cuối cùng ................................................................................................. 23 2.4.3 Xác định thời gian phát lệnh sản xuất hoặc phát đơn đặt hàng ................ 24 2 2.5 MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT MRP ........................ 28 2.5.1 Hoạch định nguồn lực cho sản xuất (ressource planning for manufacturing) .................................................................................................. 28 2.5.2 Xác định cỡ lô trong MRP ....................................................................... 31 2.6 ĐẢM BẢO SỰ THÍCH ỨNG CỦA HỆ THỐNG MRP VỚI NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG .................................................................... 33 2.6.1 Sự cần thiết phải đảm bảo MRP thích ứng với môi trường ..................... 33 2.6.2 Các kỹ thuật đảm bảo MRP thích ứng với những thay đổi của môi trường ........................................................................................................................... 34 CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU (MRP) ............... 37 3.1 BÀN LUẬN VỀ LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU ........................................................................................................... 37 3.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MRP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ........................... 40 3.2.1 Đối với việc giảng dạy ............................................................................. 40 3.2.2 Đối với việc nghiên cứu ........................................................................... 41 3.2.3 Đối với việc ứng dụng lý thuyết hoạch định nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp ................................................................................................................ 42 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 46 PHỤ LỤC: TÌNH HUỐNG VÀ BÀI TẬP PHỤC VỤ GIẢNG DẠY ............... 48 3 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tổng quát ................... 17 Hình 2.2 : Lịch trình sản xuất tổng hợp nệm giường .......................................... 18 Hình 2.3: Cấu trúc hình cây của sản phẩm cuối cùng ........................................ 21 Hình 2.4: Cấu trúc hình cây của chiếc bàn gỗ ..................................................... 22 Hình 2.5: Cấu trúc hình cây của sản phẩm X ...................................................... 23 Hình 3.1: Phân loại nhu cầu nguyên vật liệu ....................................................... 37 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Khả năng ứng dụng của lý thuyết MRP đối với các DN sản xuất ...... 39 Bảng 3.2 Các nhà cung cấp phần mềm MRP và ERP ......................................... 42 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Quản trị sản xuất là một trong những học phần chuyên ngành được Nhà trường phân công cho Bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh giảng dạy bắt buộc cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên cử nhân thực hành của Khoa Đào tạo quốc tế và là học phần lựa chọn của các chuyên ngành khác về kinh tế và quản lý. Lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (Material Requirement Planning - MRP) chiếm một vị trí rất quan trọng trong lý thuyết Quản trị sản xuất vì nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp sản suất. Việc hoạch định chính xác và quản lý tốt nguồn nguyên liệu sẽ góp phần đảm bảo nhịp độ sản xuất, thỏa mãn kịp thời nhu cầu của khách hàng và giảm chi phí sản xuất. Lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hiện nay dựa trên mô hình cơ bản bao gồm các yếu tố đầu vào là kế hoạch sản xuất, hồ sơ cấu trúc sản phẩm và hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu để hoạch định các yếu tố đầu ra bao gồm lệnh mua hàng, lệnh sản xuất và kế hoạch điều chỉnh. Tuy nhiên, việc trình bày lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu còn tản mạn trong nhiều tài liệu khác nhau, có nhiều nội dung trùng lặp hoặc rất khác biệt nhau cần được hệ thống hóa và chủ giải rõ ràng. Hơn nữa, hiện có nhiều quan điểm, cách tiếp cận và tranh luận khác nhau về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Cần phải sử dụng phần mềm về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu để giảng dạy cho sinh viên hay chỉ dạy cho sinh viên hiểu những nguyên lý cơ bản trong vấn đề này? Nên tách nội dung MRP để giảng day như một nội dung độc lập hay cần gắn vấn đề này với nội dung hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning -ERP)? Đâu là những hạn chế của lý thuyết hiện nay và khả năng ứng dụng lý thuyết này đối với các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam? Việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển lý thuyết này nên được thực hiện 5 theo hướng nào? Đây là rất nhiều các câu hỏi về lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần được nghiên cứu và giải đáp một cách thỏa đáng. Như vậy, việc nghiên cứu, hệ thống hóa và đánh giá lý thuyết hiện tại về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng. Trả lời đầy đủ và rõ ràng các câu hỏi nêu trên sẽ phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy, hoàn thiện giáo trình, bài giảng cũng như chỉ ra các hướng nghiên cứu khả dĩ về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho Bộ môn QTDNTM 1.2 Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung là hệ thống hóa lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong quản trị sản xuất, đánh giá khả năng ứng dụng các lý thuyết này vào việc giảng dạy, nghiên cứu và biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo học phần Quản trị sản xuất của Bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh. Mục tiêu cụ thể: - Tổng quan nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất; - Bàn luận về mức độ hoàn thiện của các lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hiện nay và các đóng góp của các lý thuyết này tới việc lập kế hoạch nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất; - Đưa ra các khuyến nghị về khả năng ứng dụng lý thuyết này trong việc giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định nhu cầu vật tư tại các doanh nghiệp sản xuất trong thực tế. 1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cũng như việc vận dụng lý thuyết này trong việc giảng dạy, nghiên cứu, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập học phần Quản trị sản xuất ở Bộ môn Quản trị TNKD. 6 Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu vào việc tổng quan và hệ thống hoá lý thuyết về hoạch đị nh nhu cầu nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất; khả năng vận dụng lý thuyết này trong việc giảng dạy, nghiên cứu và trong việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp. Đề tài tập trung tổng quan các giáo trình và công trình nghiên cứu về quản trị sản xuất và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của các tác giả trong và ngoài nước, được công bố trong thời gian từ khoảng 15 năm trở lại đây. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Các tài liệu được tìm kiếm và tập hợp là các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được xuất bản dưới dạng sách, giáo trình, bài báo khoa học, tài liệu giảng dạy và học tập. Các chủ đề và từ khoá chính được tìm kiếm là quản trị sản xuất, quản trị tác nghiệp, quản trị vận hành, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, doanh nghiệp sản xuất. Để xử lý tài liệu, tác giả dùng phương pháp tổng hợp, phân tích nội dung, đối sánh giữa nhiều nghiên cứu và tài liệu khác nhau (đặc biệt là giữa các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài) để hệ thống hoá cũng như đưa ra các đánh giá, nhận xét và kết luận. 1.5 Kết cấu đề tài nghiên cứu Đề tài được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương mở đầu này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài. - Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 7 Sau khi tóm tắt các nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước về lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, chương này trình bày phần tổng hợp các nội dung cơ bản của lý thuyết này, bao gồm: khái niệm, lợi ích và các yêu cầu ứng dụng; cấu trúc hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. - Chương 3: Bàn luận và khuyến nghị về khả năng ứng dụng của lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Chương này đưa ra các đánh giá và bàn luận về mức độ hoàn thiện của lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hiện tại, các khuyến nghị về việc sử dụng lý thuyết này trong giảng dạy, nghiên cứu và công tác hoạch định sản xuất tại doanh nghiệp. Tác giả cũng đề xuất bổ sung một số tình huống, bài tập, câu hỏi hỗ trợ quá trình giảng dạy học phần của bộ môn. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào thiết yếu cho quá trình sản xuất. Doanh nghiệp cần một cách tính toán khoa học và logic để xác định được số phụ tùng, chi tiết, vật liệu, cần thiết để sản xuất từng mặt hàng/sản phẩm. Và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (Material Requirements Planning- MRP) đã được xây dựng thành một phần mềm thiết yếu và phổ biến phục vụ quá trình hoạch định sản xuất. Trong chương này, sau khi tóm tắt kết quả tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước, chúng tôi trình bày một cách có hệ thống các nội dung của lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu bao gồm những hiểu biết cơ bản; cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, quy trình hoạch định hoạch định, lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu mở rộng và cách đảm bảo sự thích ứng của hệ thống hoạch định nguyên vật liệu với các thay đổi từ môi trường. 2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Các nghiên cứu trong nước Lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cơ bản được trình bày trong các giáo trình về Quản trị sản xuất, Quản trị tác nghiệp hay Quản trị vận hành. Sau đây chúng tôi xin được tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu nhất theo thời gian xuất bản. Nguyễn Văn Nghiến (2001) trình bày về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu như một nội dung trong chương kế hoạch hoá sản xuất. Đây là một trong những cuốn giáo trình đầu tiên về quản trị sản xuất. Tuy nhiên, vì chỉ được coi là một nội dung nhỏ trong kế hoạch hoá sản xuất, nên hoạch định nguyên vật liệu chỉ được giới thiệu khái quát mà không đi vào các kỹ thuật và tác nghiệp cụ thể. Tác giả có để cập tới việc phải có một hệ thống kết nối giữa nhu cầu đầu ra, hệ thống sản xuất, mua, dự trữ nguyên vật liệu. Đó là MRP. Sự kết nối này phải được thiết lập từ khi mua nguyên vật liệu (chi tiết mua ngoài) đến phân xưởng sản xuất, từ phân xưởng này 9 rời tới phân xưởng khác và cứ như vậy cho đến khi chúng được lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng. Nghiên cứu của Đồng Thị Thanh Phương (2004) dành một chương đề cập tới vấn đề “hoạch định nhu cầu vật tư”. Theo đó, trước khi đề cập tới hệ thống hoạch định nguyên vật liệu, tác giả trình bày các yêu cầu của quản trị tồn kho đối với các mặt hàng (nhu cầu) phụ thuộc và các yếu tố đầu vào của MRP. Tuy nhiên, nội dung tác giả trình bày không rõ ràng và nhầm lẫn giữa bản chất của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu với các yếu tố đầu vào. Phần tác giả trình bày rõ nhất là cấu trúc hệ thống MRP và những ví dụ về sự thay đổi thực trong hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Tác giả cũng dành một thời lượng quan trọng trong chương này để trình bày về kỹ thuật xác định kích thước lô hàng. Giáo trình của Trương Đoàn Thể (2007) và Trương Đức Lực và Nguyễn Thành Trung (2012) trình bày vấn đề hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) gắn với hoạch đị nh nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Sau khi trình bày các nội dung tổng quan như bản chất, vai trò và các yêu cầu ứng dụng, các tác giả trình bày các bước hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và các phương pháp xác định lô hàng mua nguyên vật liệu. Các phương pháp xác định lô hàng mua nguyên vật liệu có sự trùng lặp so với các nội dung trình bày trong chương về Quản trị hàng dự trữ. Hơn nữa, việc không trình bày rõ về cấu trúc hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cũng làm cho người học rất khó hiểu các nội dung này. Các tác giả cũng không chỉ rõ được bản chất của MRP khác với việc lên kế hoạch nguyên vật liệu thông thường. Ưu điểm trong nghiên cứu này là các tác giả trình bày kết nối MRP với ERP, chắc chắn MRP là một phân hệ trong hệ thống hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Giáo trình của Trần Đức Lộc và Trần Đình Phùng (2008) có nhiều nội dung tương tự như của Trương Đoàn Thể (2004) tuy nhiên kết cấu trình bày có khác nhau. Các tác giả sử dụng một chương riêng để trình bày về hoạch định nhu cầu nguyên vật 10 liệu. Chỉ tiếc rằng sơ đồ chính (trang 273) về cấu trúc hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu có nhiều điểm không chính xác, các yếu tố đầu ra được đặt tên không chính xác và được đánh mũi tên ngược (như là các yếu tố đầu vào). Đặng Minh Trang và Lưu Đan Thọ (2015) đề cập tới hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu gắn với vấn đề quản trị tồn kho. Lý do các tác giả này nêu ra là cách hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu theo quan điểm mới phải gắn với triết lý về dự trữ nguyên vật liệu “đúng lúc” và cung “đúng lúc”. Theo các tác giả này, MRP là trung tâm kết nối giữa “kiểm tra tồn kho”, “mua hàng” và “điều độ sản xuất” (sơ đồ trang 348). Điều này là hoàn toàn đúng vì suy cho cùng MRP cũng là một công cụ điều độ kết nối mua hàng, dự trữ và quá trình sản xuất ra sản phẩm gắn với nguyên vật liệu. Tuy nhiên, trình bày chung nội dung này với nội dung về quản trị dự trữ thì không thật logic. Sau khi trình bày chi tiết về các yếu tố cấu thành hệ thống MRP, các tác giả trình bày về việc xác định kích cỡ lô hàng, điều này bị trùng lặp với phần các mô hình của dự trữ. Các tác giả cũng kết nối việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu với kế hoạch sản xuất tổng thể của doanh nghiệp, kế hoạch công suất và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). 2.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu nước ngoài rất đa dạng, lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được trình bày trong các sách về quản trị vận hành (operations management) như của các tác giả Robert Jacobs and Richard Chase (2003, 2015), Stevenson (2006), Red (2007), Nigel Slack et al. (2010), Roberta Russell and Bernard W.Taylor (2011). Nội dung lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được trình bày khác nhau về các chi tiết, nhưng cách tiếp cận cơ bản giống nhau. Chúng tôi xin được tóm tắt ngắn gọn các nghiên cứu cơ bản sau. Robert Jacobs and Richard Chase (2015) – bản dịch tiếng việt, trình bày về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong một nội dung riêng (trang 589) nằm trong phần về hoạch định và kiểm soát. Các tác giả trình bày rất rõ ràng về cấu trúc hệ thống 11 hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Đầu vào bao gồm các yếu tố Lịch trình sản xuất tổng thể, Bảng kê vật liệu và Hồ sơ tồn kho. Đầu ra bao gồm báo cáo sơ bộ về đơn hàng (mua hàng) và sản xuất; báo cáo thứ cấp về kiểm soát và điều chỉnh. Các tác giả cũng dành một phần quan trọng để lấy ví dụ minh hoạ quy trình hoạch định nguyên vật liệu từ đầu đến cuối. Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu về quản trị vận hành nói chung và về lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu nói riêng. Nội dung về hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được trình bày trong một phần riêng (trang 448). Nghiên cứu của Roberta Russell and Bernard W.Taylor (2011) trình bày lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong chương về hoạch định nguồn lực. Hoạch định nguyên vật liệu được trình bày cùng với các nội dung khác như hoạch định công suất (CRP), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM), Quản trị chu kỳ sản phẩm (PLM),... Các nội dung chính được trình bày tương tự của Robert Jacobs and Richard Chase (2015) bao gồm việc nói rõ các yếu tố đầu vào, đầu ra cơ bản cấu trúc hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Các yếu tố đầu ra được các tác giả chỉ rõ bao gồm lệnh mua hàng, lệnh sản xuất và các điều chỉnh. Đây là cuốn sách được trích dẫn rất nhiều và được trình bày rất dễ hiểu về quản trị vận hành. Anil Kumar and Suresh (2009) trình bày lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) gắn với lý thuyết hoạch định công suất sản xuất (CRP). Các yếu tố đầu vào của hệ thống hoạch định như các nghiên cứu khác, các yếu tố đầu ra ngoài lệnh sản xuất, lệnh mua hàng và các điều chỉnh, tác giả bổ sung thêm “báo cáo quản lý và cập nhật tồn kho”. Nigel Slack, Stuart Chambers and Robert Johnston (2010) trình bày phần hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong một chương riêng. Các yếu tố đầu vào của hệ thống MRP tương tự như các nghiên cứu khác, đầu ra bao gồm lệnh mua hàng, lệnh sản xuất và kế hoạch vật liệu (materials plans) 12 2.2 KHÁI NIỆM, LỢI ÍCH VÀ CÁC YÊU CẦU ỨNG DỤNG MRP 2.2.1 Khái niệm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Đường, sữa, bột mỳ, hương liệu, bao bì, tem nhãn là các nguyên vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm như bánh, kẹo trong các công ty sản xuất bánh kẹo. Vải, chỉ may, khuy áo, nhãn mác là nguyên vật liệu dùng để sản xuất quần áo trong các xí nghiệp may. Như vậy, nguyên vật liệu có thể bao gồm các chất liệu, linh kiện, phụ tùng, chi tiết lắp ráp... để chế biến hoặc lắp ráp ra các bộ phận hoặc sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu luôn được coi là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất. Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất có thể đồng thời sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, dẫn đến nhu cầu về nguyên vật liệu là rất đa dạng, phong phú. Hơn thế nữa, lượng nguyên vật liệu cần sử dụng vào các thời điểm lại khác nhau và thường xuyên thay đổi, đòi hỏi phải có kế hoạch chính xác nhu cầu nguyên vật liệu để qua đó có thể quản lý một cách hiệu quả yếu tố đầu vào quan trọng này. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là quá trình bao gồm việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu và lập lịch trình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn. Quá trình này nhằm trả lời các câu hỏi: - Doanh nghiệp cần những loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận gì để sản xuất sản phẩm? - Cần bao nhiêu (về số lượng, chất lượng, cơ cấu) đối với mỗi nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận? - Khi nào cần các loại vật liệu, chi tiết, bộ phận này? Hoạch nhu cầu nguyên vật liệu dựa trên sự phân chia nhu cầu sản phẩm/hàng hoá của doanh nghiệp thành hai dạng: nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nhu cầu độc lập là nhu cầu về những sản phẩm cuối cùng hoặc các chi tiết, bộ phận sản phẩm do khách hàng đặt hàng để doanh nghiệp sản xuất. Nhu cầu này thường được 13 xác định thông qua công tác dự báo nhu cầu sản phẩm hoặc dựa trên những đơn đặt hàng. Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu được tạo ra từ các nhu cầu độc lập, được xác định từ quá trình phân tích sản phẩm thành các bộ phận, chi tiết và nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm đó. Như vậy, việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu thực chất là việc xác định hay lập kế hoạch về nhu cầu phụ thuộc. Có thể lấy ví dụ về hai dạng nhu cầu này như sau. Để xác định sản xuất bao nhiêu cái xe máy (nhu cầu độc lập) thì cần dựa vào số lượng các đơn đặt hàng và công tác dự báo. Một chiếc xe máy được cấu thành từ các chi tiết/bộ phận như khung xe, tay lái, động cơ, vành xe, săm lốp, yên xe, các chi tiết cấu tạo hệ thống điện, hệ thống phanh, ... Đây chính là các yếu tố (nhu cầu độc lập) cần phải hoạch định nguyên vật liệu để chế tạo hoặc lắp ráp. Ngoài việc tập trung vào nhu cầu phụ thuộc, cách tiếp cận cơ bản của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu và chi tiết, bộ phận với khối lượng tối thiểu và đúng thời điểm, không cần dự trữ nhiều nhưng khi cần để sản xuất là có ngay. Như vậy hoạch đinh nguyên vật liệu ở đây không phải chỉ là lên một kế hoạch về các nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất mà bao gồm hệ thống điều tiết để đảm bảo nguyên vật liệu xuất hiện đúng thời điểm với số lượng cần thiết. Vì vậy, đôi khi cách làm này còn được gọi là “hoạch định nhu cầu theo từng lúc một”. Trong các tài liệu nước ngoài, cách hoạch định nêu trên được gọi là MRP (Material Requirements Planning) và MRP đã được hỗ trợ bởi các phần mềm máy tính chuyên dụng, giúp cho việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng, thuận tiện, giảm nhẹ các công việc tính toán và cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo cung cấp đúng số lượng và thời điểm cần đáp ứng cho kế hoạch sản xuất. 14 2.2.2 Lợi ích của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Xuất phát từ cách hiểu cơ bản của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu như trình bày ở trên, có thể thấy được các lợi ích cơ bản của hệ thống MRP như sau: - Đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đúng với thời gian và thời điểm cần những nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm đó; - Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu đến mức thấp nhất do xác định được chính xác nhu cầu nguyên vật liệu theo số lượng và thời điểm cung ứng - Giảm thiểu thời gian sản xuất và thời gian cung ứng nguyên vật liệu - Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng nhờ việc đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu sản phẩm của khách hàng - Tạo điều kiện cho các bộ phận trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ và thống nhất, phát huy cao nhất năng lực sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp - Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tiết kiệm chi phí liên quan đến quá trình cung ứng nguyên vật liệu. 2.2.3 Các yêu cầu trong ứng dụng MRP Theo mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu đã trình bày ở trên, để ứng dụng được mô hình này, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, phải thành lập được hệ thống danh mục nguyên vật liệu, chi tiết và bộ phận sản phẩm để tạo ra một sản phẩm hoặc chi tiết cuối cùng của quá trình sản xuất thông qua việc phân tích cấu trúc sản phẩm hoặc bảng kê vật liệu (bill of materials – BOM). Thứ hai, xác định rõ lịch trình sản xuất tổng thể (master production schedule – MPS) với các thông tin về thời điểm sản xuất, khối lượng và chủng loại sản phẩm hoặc chi tiết cuối cùng cần có, các thông tin này cần được cập nhật thường xuyên. 15 Thứ ba, xây dựng hệ thống hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ, bao gồm các thông tin về tổng nhu cầu, lượng tiếp nhận theo tiến độ, dự trữ sẵn có, nhà cung ứng, thời gian thực hiện đơn hàng, kích cỡ lô hàng, các thông tin có liên quan khác của từng loại nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận sản phẩm. Ba yêu cầu trên đây cũng chính là ba yếu tố đầu vào cơ bản của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu sẽ được trình bày ở phần sau. Ngoài ra, để có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như: có chương trình phần mềm MRP và đầy đủ hệ thống máy tính để tính toán và lưu trữ thông tin có liên quan đến MRP; đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ và năng lực sử dụng hệ thống máy tính, có kiến thức và kỹ năng về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu để ứng dụng MRP trong quản trị cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. 16 2.3 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU Các yếu tố của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu có thể sơ đồ hoá như sau: Lịch trình sản xuất tổng thể Hồ sơ Hồ sơ cấu trúc MRP nguyên sản phẩm vật liệu Lệnh sản Lệnh mua Các điều chỉnh xuấ t hàng Hình 2.1: Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tổng quát Nguồn: Roberta Russell and Bernard W.Taylor (2011) 2.3.1 Các yếu tố đầu vào - Lịch trình sản xuất tổng thể (master production schedule – MPS) Lịch trình sản xuất tổng thể thông thường được xây dựng đối với sản phẩm cuối cùng và là một thành phần chính đối với hệ thống MRP. Lịch trình sản xuất này sẽ được xây dựng dựa trên dự báo nhu cầu sản phẩm và các đơn đặt hàng của khách hàng. Ví dụ về lịch trình tổng thể được minh hoạ trong hình dưới đây. 17 Kế hoạch sản Tháng 1 2 xuất tổng hợp nệm giường Số lượng 900 950 Lịch trình sản Tuần xuất tổng hợp nệm giường 1 2 3 4 5 6 7 8 Nệm loại 1 200 400 200 100 Nệm loại 2 100 100 150 Nệm loại 3 100 200 200 Hình 2.2 : Lịch trình sản xuất tổng hợp nệm giường Nguồn: Điều chỉnh từ Robert Jacobs and Richard Chase (2015: 592) Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp thường có năng lực và các nguồn lực có giới hạn. Điều này tạo ra nhiều thách thức trong quá trình lập lịch trình sản xuất tổng thể. Việc xác định chi tiết số lượng sản phẩm và thời gian sản xuất phụ thuộc vào các ràng buộc từ các bộ phận chức năng khác nhau như từ phòng bán hàng (đáp ứng cam kết về thời hạn giao hàng cho khách hàng), từ bộ phận tài chính (tối thiểu hoá tồn kho và chi phí), quản lý (tối đa hoá năng suất, tối thiểu hoá việc sử dụng nguồn lực) và chế tạo (lịch trình theo cấp độ làm ra sản phẩm và tối thiểu hoá thời gian thực hiện) - Bảng kê vật liệu (bill of materials – BOM) Bảng kê vật liệu bao gồm một mô tả đầy đủ về sản phẩm, danh mục các vật liệu, phụ tùng và linh kiện; số lượng mỗi thứ; và cũng là trật tự mà theo đó sản phẩm được làm ra. Bảng kê vật liệu còn được gọi là hồ sơ cấu trúc sản phẩm (Product 18 structure file) hay cây sản phẩm vì nó cho biết cách thức mà sản phẩm được ráp thành. Dưới đây là ví dụ đơn giản về bảng kê vật liệu (hay cây cấu trúc sản phẩm) Cây cấu trúc sản phẩm được hình thành từ hồ sơ thiết kế sản phẩm ban đầu và những thay đổi/điều chỉnh thiết kế trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp - Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu (Item master file) Yếu tố đầu vào này cho biết lượng nhiên liệu, chi tiết và bộ phận để chế tạo sản phẩm hiện có trong kho dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp, đồng thời nó cung cấp các thông tin về tình trạng của từng loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận trong từng thời gian cụ thể, thông tin về tổng nhu cầu, đơn hàng sẽ tiếp nhận, số lượng sẽ tiếp nhận đối với mỗi loại nguyên vật liệu, thông tin về nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng như độ dài thời gian cung ứng và kích thước lô hàng nguyên vật liệu được cung ứng. 2.3.2 Các yếu tố đầu ra cơ bản Các yếu tố đầu ra của hệ thống MRP bao gồm: - Phát lệch đơn hàng: cần mua vào bao nhiêu chi tiết, bộ phận (vật liệu, phụ tùng, linh kiện) và ở thời điểm nào; - Phát lệnh sản xuất: cần sản xuất bao nhiêu chi tiết/bộ phận trong tiến trình làm ra sản phẩm cuối cùng và ở thời điểm nào; - Các ghi chú điều chỉnh (số lượng, thời gian) Trên cơ sở danh mục các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm để sản xuất sản phẩm cuối cùng; số lượng và chất lượng của mỗi loại; thời gian và thời điểm cung ứng chúng theo yêu cầu của quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ được đưa ra lệnh mua hàng hoặc lệnh sản xuất các loại nguyên vật liệu, chi tiết và bộ phận sản phẩm nêu trên. Đây cũng có thể được hiểu là kết quả cuối cùng của quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp (MRP) và kết quả này được điều chỉnh liên tục theo tình hình thực tế. 19 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu không phải là dẫn đến kết quả đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_ly_thuyet_hoach_dinh_nhu_cau_nguyen_vat_li.pdf
Tài liệu liên quan