Đề tài Nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của con người dưới góc độ Tâm lí học để có những kiến giải mang tính khoa học là điều rất cần thiết cho Tâm lí học hiện đại – khoa học ứng dụng

Mục lục Mở đầu Mạng xã hội là một phần của thế giới đa truyền thông, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của các người dùng internet. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của rất nhiều mạng xã hội, nhiều người có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Việc sử dụng mạng xã hội đã dẫn đến hàng loạt vấn đề cụ thể về hành vi, trạng thái và cả những áp lực cùng với nh

docx24 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của con người dưới góc độ Tâm lí học để có những kiến giải mang tính khoa học là điều rất cần thiết cho Tâm lí học hiện đại – khoa học ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững diễn tiến phức tạp trong đời sống con người. Việc nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của con người dưới góc độ Tâm lí học để có những kiến giải mang tính khoa học là điều rất cần thiết cho Tâm lí học hiện đại – khoa học ứng dụng. Khái niệm và lịch sử phát triển mạng xã hội. Khái niệm “Mạng  xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian” Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng. Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm. Các mạng xã hội điển hình có thể kể đến : Facebook, Yahoo, Youtube, MySpace, Hi5, Twitter, ZingMe tất cả các mạng xã hội hiện nay hầu như đều có các tính năng cơ bản như chat,e-mail,voichat,phim ảnh,chia sẻ file,blog và xã luận. Qua mạng xã hội,các cư dân mạng có thể kết nối với nhau và điều đó trở thành một điều tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên ở khắp nơi trên Thế Giới. Lịch sử hình thành mạng xã hội. Lịch sử hình thành và phát triển mạng xã hội trên thế giới gắn liền với Internet. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng các nhà nghiên cứu đã xây dựng thành công rất nhiều mạng xã hội, điều này đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ cộng đồng. Năm 1971 sự ra đời của email đánh dấu “bước tiến của nhân loại”. Đây được xem là nền móng của quá trình giao tiếp của xã hội loại người: giao tiếp qua Internet. Năm 1994 một trong những những mạng xã hội trực tuyến đầu tiên trên thế giới được ra đời: Geocities. Ý tưởng thành lập của Geocities là cho phép người dùng tự xây dựng những website của riêng mình theo từng chủ đề nhất định. Năm 1995, mạng xã hội TheGlobe.com ra đời, cho phép người dùng tự do chia sẻ những trải nghiệm của cuộc sống và cùng bàn luận với những người có cùng sở thích. Năm 1997, phần mềm AOL Instant Messenger, phần mềm chat đầu tiên trên thế giới được ra mắt và trở nên rất thông dụng. Cũng trong năm nay, dịch vụ SixDegrees.com ra mắt. Đây là mạng xã hội đầu tiên cho phép người dùng tự tạo các profile và liên kết bạn bè. Năm 2002, Friendster, mạng xã hội liên kết bạn bè thực ở cuộc sống bên ngoài được ra đời. Hiện nay, Friendster vẫn là mạng xã hội kết nối và tìm kiếm bạn bè lớn nhất thế giới. Năm 2003 được xem là năm bùng nổ của mạng xã hội, khởi đầu với sự ra mắt của MySpace. Được xem như là một bản sao của Friendster, nhưng có sự đầu tư mạnh mẽ từ các công ty quảng cáo trực tuyến và công nghệ. Phiên bản đầu tiên của MySpace được lập trình và ra mắt chỉ trong 10 ngày. Tiếp ngay sau đó, là sự ra mắt của các mạng xã hội khác như Tribe.net, LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog Năm 2004, Mark Zuckerberg, khi đó còn là sinh viên trường Đại học Harvard ra mắt TheFacebook, là cổng liên lạc và giao tiếp dành cho sinh viên của trường. TheFacebook đã có 19.500 thành viên chỉ trong tháng đầu tiên sau khi được giới thiệu. Năm 2006, blog Twitter được ra mắt. Được xem như cách thức đơn giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái của mình với bạn bè và những ai quan tâm. Năm 2008, Facebook vượt qua MySpace để trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, về cả lượng người dùng lẫn số lượng truy cập. Đặc biệt, cả Facebook lẫn MySpace đều vượt xa Friendster, mạng xã hội đã từng dẫn đầu trong một thời gian dài. Các yếu tố về mạng xã hội. Đặc điểm của mạng xã hội Là 1 website mở. Nội dung được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia. Bất kỳ mạng xã hội nào đều không tự tạo ra nội dung mà chính các thành viên mới là người tạo ra nó. Tất cả những gì người dùng chia sẻ, bao gồm cả cập nhật trạng thái, chia sẻ, ảnh, ghi chú,... chính là nội dung của mạng xã hội. Các thành viên đăng tải nội dung và chia sẻ dễ dàng hơn. Tính liên kết cộng đồng Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân.Tính đến năm 2013, facebook đã có 1,16 tỉ người dùng. Đứng ngay sau Facebook là mạng chia sẻ video trực tuyến YouTube với 1 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng. Độ tương tác cao. Mạng xã hội cung cấp các công cụ cho phép mọi người chia sẻ thông tin và tương tác online với nhau theo nhiều cách như thích, bình luận, tag ảnh, chat, cùng sử dụng các ứng dụng vui, kết nối về một nội dung, blog hay trang web nào đó. Nhờ vậy, người dùng mạng xã hội có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ, tương tác ở bất cứ đâu với gia đình, bạn bè. Không những vậy, các mạng xã hội hiện nay còn thêm tính năng liên kết các tài khoản của các mạng xã hội khác lại với nhau. Với sự giúp đỡ của các ứng dụng tiện ích, bạn có thể tích hợp nhiều trang mạng xã hội như Twitter, Flickr,... và nhiều trang khác một cách nhanh chóng. Tính đa phương tiện Hoạt động theo nguyên lý của web 2.0, mạng xã hội có rất nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video Sau khi đăng kí một tài khoản, người sử dụng có thể xây dựng một không gian cho bản thân. Nhờ tiện ích mà mạng xã hội cung cấp, người sử dụng có thể chia sẻ đường dẫn, hình ảnh, tệp âm thanh, các tài liệu bằng văn bản. Họ có thể tham gia chơi trực tuyến đòi hỏi có nhiều người cùng tham gia chơi, gửi tin nhắn,. Khả năng truyền tải và lưu trữ thông tin khổng lồ Tất cả các mang xã hội đều có những ứng dụng tương tự nhau như đăng trạng thái, đăng nhạc, video hay viết bài. Các trang mạng xã hội lưu trữ thông tin và nhóm sắp xếp chúng theo trình tự thời gian. Do đó , người sử dụng có thể truy cập và tìm lại lượng thông tin khổng lồ đã từng được đăng tải. Hạn chế của mạng xã hội -Mạng xã hội chiếm nhiều thời gian của người dùng : Người dùng có thể bị “nghiện” sử dụng mạng xã hội. Mọi người có thể tốn một lượng thời gian dài ( vài giờ đồng hồ) để online trên các mạng xã hội thay vì đi ra ngoài và thiết lập các mối quan hệ thực . Nhiều nội dung tìm kiếm được từ trang mạng xã hội khiến người sử dụng lãng phí thời gian đáng lẽ làm những việc có ích hơn. -Thông tin cá nhân bị de dọa : Do tính mở của mạng xã hội mà nhiều người có thể tìm hiểu về người khác thông qua những gì mà người dung đã cung cấp trên mạng xã hội. Và nhiều nguy cơ bị lấy cắp thông tin, tài khoản để thực hiện những hành vi xấu. -Làm hạn chế kĩ năng giao tiếp thực tế : Mạng xã hội tạo ra những mối quan hệ “ẩn” đã làm cho con người ít giao tiếp với môi trường bên ngoài hơn. Việc đó làm kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói chuyện qua đối thoại trực tiếp với bạn bè và người thân giảm đi. Và sẽ có nhiều mối quan hệ “ ảo” hơn là các mối quan hệ thực tế. -Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. -Giảm sự sáng tạo: mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức.  -Sử dụng Facebook quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe : Ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn là chưa đến giờ ngủ. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần, do đó, tốt nhất là đừng để điện thoại ở gần khi chuẩn bị đi ngủ. Đặc biệt, khi nhìn vào màn hình các thiết bị điện tử này trong thời gian dài có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề bất ổn về thị giác. Mạng xã hội tại Việt Nam Các mạng xã hội tiêu biểu ở Việt Nam Facebook Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook,Inc điều hành và thuộc về sở hữu tư nhân do Mark Zuckerberg thành lập cùng với bạn bè là sinh viên khoa Khoa học máy tính và bạn cùng phòng Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi ông còn là sinh viên trường ĐH Harvard. Ban đầu facebook giới hạn đăng kí thành viên chỉ là các sinh viên Harvard ,sau đó nó đã được mở rộng ra cho sinh viên của bất kì trường Đại Học nào,rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi .Facebook có các tính năng như chat,chia sẻ thông tin,media,games và nhiều ứng dụng khác do các hãng thứ 3 cung cấp. Tính năng cập nhật thông tin bạn bè, người thân của Facebook vô cùng mạnh mẽ,một khi đã kết bạn với 1 ai đó trên facebook, mọi “động tĩnh” của người kia cũng sẽ được facebook thông báo cho ta biết: bạn nghĩ gì, bạn thích gì, bạn vừa được đánh dấu trong 1 bức ảnh, 1 đoạn video hay 1 sự kiện nào đó Nhờ đó ta có thể cập nhật thông tin của nhau một cách đầy đủ, thường xuyên và nhanh chóng. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Facebook là ứng dụng hình ảnh , nơi thành viên có thể upload album và hình ảnh của mình và chia sẻ với mọi người. Facebook cho phép người dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh, điểm nổi bật của hình thức chia sẻ ảnh trên Facebook là chức năng Tag giúp người dùng có thể đánh dấu các nhân vật có trong ảnh. Bên cạnh đó, facebook còn có một số lương game khổng lồ được cung cấp chủ yếu bởi 2 hãng phát triển game hàng đầu: Zynga và Playfish . Nổi bật trong số những loại games trên Facebook có số người tham gia nhiều phải kể đến Farmville, với 30 triệu người chơi hàng ngày. Sự vươn lên khá nhanh của facebook gần đây đã khiến cho cục diện mạng xã hội tại Việt Nam có nhiều biến chuyển,đặc biệt là từ sự cố Blog 360 độ của Yahoo ngưng hoạt động vào tháng 7-2009 Trong tháng 9-2010 , facebook có tới 710 triệu lượt xem ở Việt Nam,tăng 170 triệu lượt so với tháng 8-2010. Chính phủ đã quyết định chặn facebook (01-11- 2010) (theo thống kê của báo mới.com) Trong những tháng đầu năm 2011 Facebook đã giảm nghiêm trọng cả về người dùng lẫn lượt xem, tới 70% lượt xem và gần 1 triệu người dùng, theo số liệu từ DoubleClick Ad Planner. Zing Me Zing me là mạng xã hội của công ty Vinagame, thành lập từ tháng 06 năm 2009. Zing Me chú trọng tới các tính năng đặc trưng của một mạng xã hội như kết bạn, chat trực tuyến, viết blog, lập câu lạc bộ. Bên cạnh đó, các thành viên còn có thể tham gia diễn đàn, nghe nhạc, xem phim, chia sẻ ảnh và tham gia các trò chơi trực tuyến (Nông trại vui vẻ 1,2 ; Zing Farm, Sky Garden, Nhà hàng vui vẻ). Zing Me ứng dụng công nghệ web thời gian thực, cho phép các hãng thứ ba phát triển ứng dụng cho nền tảng của mình, làm phong phú thêm nội dung cho hệ thống. Hiện tại, đứa con của VinaGame đã cán mốc gần 7 triệu người với hàng trăm triệu lượt truy cập mỗi ngày.(Theo zing.me.vn) Sự phát triển bùng nổ hiện nay của internet đặc biệt là số người sử dụng internet ở Việt Nam ngày càng cao,điều đó làm cho các nhà cung cấp dịch vụ giải trí của mạng xã hội tạo thêm nhiều tính năng phong phú về nội dung cũng như hình thức tạo hứng thú cho người tham gia. YouTube Được thành lập vào tháng 2 năm 2005, YouTube cho phép hàng tỷ người khám phá, xem và chia sẻ video gốc. YouTube cung cấp một diễn đàn để mọi người kết nối, chia sẻ thông tin và truyền cảm hứng cho những người khác trên toàn thế giới và hoạt động như một nền tảng phân phối cho người tạo nội dung gốc và các nhà quảng cáo lớn nhỏ. Vì vậy việc sở hữu 1 kênh để chia sẻ  kiếm tiền là một rất đơn giản nếu bạn đam mê Admin : Metub Tìm hiểu thêm : 1. Giới thiệu vềYoutube. Như chúng ta đã biết youtube được thành lập vào tháng 2/2005 đã được google mua lại với giá 1.65 tỷ USD, và hiện tại nó đang là website hàng đầu trên thị trường video trực tuyến. Theo sốliệu thống ke thì mỗi ngày youtube thu hút hàng trăm triệu lượt xem và cũng chính vì lý do này nên youtube đã trở thành 1 trong những thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư quảng cáo. Mỗi khi các bạn xem 1 video clip nào đó trên youtube các bạn thường thấy có các banner quảng cáo hiện ra ở góc dưới mỗi video, đó chính là các video quảng cáo, khi các bạn lỡ tay click vào đó thì sẽ được chuyển đến 1 trang hoặc 1 website nào đó và mỗi khi các bạn làm Mạng xã hội được người dùng ở Việt Nam dùng tăng lên -Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong các hoạt động tương tác giữa các thành viên trong hội, nhóm trên mạng xã hội. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của người Việt khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội Đặc trưng này là sự chuyển dịch giá trị văn hóa truyền thống của người Việt vào internet khi mà tính cách của người Việt hình thành trong bối cảnh của làng xã Việt Nam, nơi các cư dân Việt sống với nghề trồng lúa nước đã liên kết với nhau chặt chẽ để ứng phó với những thách thức của môi trường sinh sống. -Do tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lại : Ta có thể hiểu tính hấp dẫn của mạng xã hội được hiểu là sự thu hút, lôi cuốn của các trang mạng xã hội với các chức năng, dao diện và tính ưu việt của nó có thể đáp ứng, thỏa mãn được các nhu cầu của chính bản thân người sử dụng. -Do nhu cầu công việc, việc trao đổi, thảo luận trong công việc trong các nhóm học tập hay trong các công ty với các công ty trong và ngoài nước. Vì thế, người dân Việt Nam cũng theo xu thế của Thế giới đến với mạng xã hội để có thể hợp tác nhanh chóng và hiệu quả. -Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là phát triển điện thoại thông mình.Nếu trước đây việc sử dụng điện thoại chỉ nhằm liên lạc thì bây giờ điện thoại đã trở nên nhiều tiện dụng hơn với các ứng dụng trên đó. Đồng thời, việc chi trả cho việc mua được một chiếc smartphone trở nên nhẹ nhàng hơn vì giá cả của nó.Nếu trước kia người người Việt Nam phải vất vả lo từng bữa ăn thì bây giờ cuộc sống đã ổn định hơn và nhu cầu sử dụng các tiện ích được quan tâm và chú trọng hơn. Thực trạng và xu thế sử dụng mạng xã hội. Vào tháng năm 2014, 74% người trực tuyến sử dụng các trang web mạng xã hội. Tính đến tháng 9 năm 2014: 71% người trực tuyến sử dụng Facebook 23% người trực tuyến sử dụng Twitter 26% sử dụng Instagram 28% sử dụng Pinterest 28% sử dụng LinkedIn Việc sử dụng các trang web mạng xã hội trong giới trẻ sử dụng internet của người lớn tuổi từ 18-29 đã tăng từ 9% lên 49%.  Việc gia tăng sử dụng điện thoại di động đặc biệt là sử dụng điện thoại thông minh làm cho người dùng tiếp cận dễ dàng hơn với với mạng xã hội bằng một ngón tay gõ đi . 40% số người dùng điện thoại di động sử dụng một trang web mạng xã hội trên điện thoại của họ và 28% sử dụng các trang mạng xã hội mỗi ngày. Đối tượng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam Theo thống kê của Search Engine Journal về đối tượng và lãnh thổ địa lý của mạng xã hội cho thấy: có 72% số người sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18-29 đạt tới 89%, trong khi đó độ tuổi 30-49 là 72%. Không chỉ thu hút những người trẻ tuổi, số liệu thống kê cho thấy hiện nay đã có tới 60% những người trong độ tuổi từ 50 đến 60 đang hoạt động trên các mạng xã hội. Đặc biệt hơn, mạng xã hội cũng đã tiếp cận được thế hệ lớn tuổi hơn bao gồm những người ở độ tuổi đã về hưu, cụ thể là tỷ lệ sử dụng mạng xã hội của nhóm người ở độ tuổi trên 65 đạt tới 43%. Một con số đáng chú ý nữa là 71% người dùng truy cập mạng xã hội từ thiết bị di động. điện thoại di động và mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành những thành phần không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện đại. Đối tượng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam được phân chia ra theo độ tuổi : Giới trẻ ( Học sinh, sinh viên) Hiện nay học sinh,sinh viên sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi từ 15-25 tuổi Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dự định lớn lao. Ở học sinh Nhu cầu tự khẳng định, ý thức về bản thân được coi là một bước chuyển biến căn bản. Nguồn gốc căn bản giúp thiếu niên nhận thức được mình, đánh giá được bản thân là do những ý kiến đánh giá của những người xung quanh. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình của nhóm bạn và của xã hội. Quan hệ của độ tuổi này có những thay đổi cơ bản, từng bước tách mối quan hệ với bố mẹ chuyển sang quan hệ bạn bè. Trong gia đình bố mẹ bắt đầu dành cho các em nhiều quyền độc lập hơn và có những yêu cầu cao hơn. Quan hệ bạn bè sâu sắc hơn, bền vững hơn.Vì thế việc sử dụng mạng xã hội sẽ nhằm giao lưu kết bạn và tạo những mối quan hệ mới. Sinh viên : Ở giai đoạn này thì nhân cách khá ổn định và tiếp tục hoàn thiện. - các hoạt động tâm lý đã bắt đầu ổn định, tạo điều kiện cho thanh niên bước vào cuộc sống tự lập. - Ý trí đạt đến mức cao, ham hiểu biết. - Vì là một người trưởng thành nên được mong đợi là phải độc lập cống hiếp và khả năng cộng tác. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là: học tập, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và tìm hiểu bạn đời xây dựng gia đình. Độ tuổi này yếu tố tâm lý ổn định hơn, vấn đề gặp phải thường do ảnh hưởng của sự phát triển không bình thường ở giai đoạn trước, do nhân cách không ổn định, khó thiết lập các mối quan hệ xã hội. Nhóm người trong độ tuổi này sẽ sử dụng mạng xã hội để giao lưu kết bạn, học tập, trau dồi kiến thức kĩ năng và nghiên cứu về công việc. nhưng nhóm tuổi này sẽ khá lạm dụng vào mạng xã hội. Tâm lý giai đoạn này ảnh hưởng đến quá trình sử dụng mạng xã hội :  -Do sở thích, hứng thú của các nhân đối với mạng xã hội : Trong quá trình hoạt động của sinh viên, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn. -Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, là cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn. Mạng xã hội với những ưu thế của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thế gới cũng như thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các bạn trẻ ở Việt Nam đặc biệt là các bạn sinh viên trường Đại học . Sinh viên là những người ham học hỏi, luôn năng động sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ khoa học – kỹ thuật của nhân loài. Từ khi công nghệ thông tin ra đời ở Việt Nam nó đã được rất nhiều bạn trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt và trở thành một phần không thể thiếu đối với các bạn sinh viên trong cuộc sống ngày nay. Chính vì vậy từ khi mạng xã hội ra đời với các dao diện và tính năng của mình như: trò chuyện, chat, bộc lộ tâm trạng và lợi ích của nó đem như: tìm hiểu thông tin, phục vụ học tập, giải trí lại đã kích thích sự tò mò, ham tìm hiểu của sinh viên Việt Nam nói chung và các bạn sinh viên trường Đại học nói riêng. -Nhu cầu bày tỏ tâm trạng, tình cảm của sinh viên :Do sinh viên sống trong môi trường mang tính kỷ luật, chấp hành nghiêm quy chế điều lệnh của nhà trường, hạn chế việc ra ngoài vào giờ quy định và tiếp xúc với xã hội và hạn chế việc gặp bạn bè, xa gia đình và người yêunên sinh viên luôn thiếu hụt nhu cầu bộc lộ chia sẻ, tâm sự tình cảm, tâm trạng của mình với những người thân yêu của mình. Chính vì vậy việc ra đời của mạng xã hội đã giải tỏa được nhu cầu ấy cho sinh viên, chia sẻ tình cảm, tâm trạng với tất cả mọi người nhằm giải tỏa được tất cả áp lực, kìm nén về cảm xúc của sinh viên trong một thời gian dài. -Do tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lại: có thể hiểu tính hấp dẫn của mạng xã hội được hiểu là sự thu hút, lôi cuốn của các trang mạng xã hội với các chức năng, dao diện và tính ưu việt của nó có thể đáp ứng, thỏa mãn được các nhu cầu của chính bản thân người sử dụng. Đối với những sinh viên không thích giao lưu kết bạn ngoài thực tế, sống một cách độc lập hoặc đối với những sinh viên gặp áp lực về điểm số ...họ thường có thói quen tìm đến mạng xã hội để giải trí,tâm sự.Thói quen này được duy trì một thời gian dài dần dần trở thành thói quen không thể thiếu và là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh trầm cảm. Người trưởng thành Người trưởng thành sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi từ 28-60 tuổi Trong giai đoạn này người trưởng thành có xu hướng xây dựng gia đình, kiếm việc làm và lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất.Vấn đề của giai đoạn này là thực hiện tư cách làm cha mẹ. Họ phải đương đầu với sự thay đổi trong diện mạo và năng lực của chính bản thân mình.Vì thế việc sử dụng mạng xã hội cũng trở nên được chọn lọc hơn cả về thời gian và chất lượng. Thời gian làm việc của họ đã tốn nhiều (hoặc có thể nhiều hơn nữa) nên thời gian họ dành cho mạng xã hội ít hơn so với học sinh,sinh viên. Mục đích sử dụng: giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng bằng cách chơi trò chơi,đọc tin tức,nói chuyện phiếm,tán gẫu,tìm kiếm thông tin,cần tư vấn hay muốn tư vấn hỏi đáp thắc mắc thuộc lĩnh vực mà họ đang quan tâm ví dụ : kinh nghiệm nuôi con ,cách cư xử vợ chồng,kinh nghiệm giao tiếp,kinh doanh... Sử dụng mang tính chất công việc: họp online,đăng tải tài liệu,chia sẻ kiến thức...Họ vẫn cập nhật trạng thái nhưng theo cách trưởng thành,có suy nghĩ,ít khi có hành động,lời nói bồng bột,thấu hiểu cuộc sống,trân trọng tình cảm gia đình.Sử dụng cho mục đích kinh doanh,bán hàng online. Người lớn tuổi Tâm lý những người ở độ tuổi này Hoạt động các giác quan thay đổi, vận động giảm, thể lực kém, chân chậm mắt mờ. - Hứng thú thu hẹp, quan hệ xã hội thu hẹp. - Thích hướng về quá khứ, đánh giá cao quá khứ. - Bắt đầu kết thúc con đường danh vọng. Ở những trường hợp bình thường bắt đầu cuộc sống tuổi già: vui thú cuộc sống tuổi già, giúp đỡ con cháu, chấp nhận quy luật tuổi già. Ở những người có những ước mơ mục đích mà trong giai đoạn trước không thực hiện được có thể có những biểu hiện như: trạng thái trầm cảm, cảm giác cô đơn, không tin ở mình, dễ bị kích động... Ở độ tuổi này , phần trăm người dung mạng xã hội ít hơn so với hai nhóm còn lại. Người cao tuổi dùng mạng xã hội để đọc báo,tin tức,chơi các trò chơi cho người cao tuổi như cờ tướng.Mạng xã hội hỗ trợ rất nhiều trong việc kết nối người già với con cháu,người thân qua chức năng gọi video,gọi điện miễn phí.Tham gia vào các diễn đàn,hội giao lưu trực tuyến dành cho người cao tuổi đơn giản để giải trí,tâm sự hoặc hoài niệm chính mìnhMạng xã hội phần nào giúp giải tỏa những căng thẳng về mặt tâm lý tuổi già. Người dùng sử dụng mạng xã hội để làm gì? -Hoạt động tương tác trên mạng xã : “Giao lưu, kết bạn”, “Tìm kiếm người thân, bạn bè” và “Chát, gửi tin nhắn”. Dù người dùng thường online để trò chuyện với người lạ nhưng đại đa số họ dùng mạng xã hội để duy trì những mối liên hệ đã có trong đời thực nhiều hơn là để thúc đẩy mối quan hệ với những người chưa quen biết. Những người thường xuyên sử dụng Internet để giao tiếp với bạn bè cảm thấy gần gũi với bạn bè hơn so với những người không thường xuyên sử dụng mạng. -Hoạt động giải trí trên mạng xã hội: Việc nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, chơi game trở nên dễ dàng hơn với các cá nhân do mạng xã hội cung cấp kho dữ liệu giải trí khổng lồ ,các bạn trẻ tham gia mạng xã hội là để phục vụ cho mục đích giải trí. Ví dụ, trong thưởng thức âm nhạc, nhờ có mạng xã hội, các ban nhạc dễ dàng quảng cáo cho họ hơn và cũng thông qua mạng xã hội mà mối quan hệ cộng sinh giữa các ban nhạc và người hâm mộ nhanh chóng xuất hiện. -Hoạt động thể hiện bản thân : Thể hiện bản thân trên mạng xã hội của người dùng gắn với việc cá nhân “bày tỏ cảm xúc, ý kiến”, “thăm dò, hỏi đáp thắc mắc”, “gửi quà tặng, lời chúc”, “chia sẻ khó khăn tâm lý”, “đăng tải hình ảnh, video, mp3” và “viết nhật ký, ghi chú”. Goffman gọi cách thức mà cá nhân bày tỏ để người khác nhìn vào họ là “bản sắc xã hội ảo” . Mạng xã hội có khả năng công bố rộng rãi những điều riêng tư của cá nhân, cá nhân khi bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ của mình cũng chờ đợi phản ứng của cư dân mạng thông qua các bình luận. Điều này cho phép cá nhân xây dựng hình ảnh bản thân. Ngoài ra, họ còn có thể thử nghiệm bản sắc cá nhân mình bằng cách thể hiện những “bộ mặt” khác nhau trên mạng xã hội và quan sát cách phản ứng của mọi người. -Hoạt động kinh doanh và hoạt động thử nghiệm cuộc sống . Nhìn chung, các khách thể là sinh viên ít khi sử dụng mạng xã hội để “mua hàng” hay “bán hàng” do đặc điểm hoạt động chủ đạo của họ là học tập và thiết lập các mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này, không nhiều người có điều kiện về tài chính cũng như kinh nghiệm để thực hiện những hoạt động về kinh tế. Bên cạnh đó, việc thử nghiệm cuộc sống thông qua các cách thức như “tham gia các cuộc thi trên mạng”, “kiếm việc làm” và “chát sex, chụp hình nude” cũng không thu hút sinh viên trong nghiên cứu này. Bài học rút ra trong quá trình sử dụng mạng xã hội. Một số lưu ý khi tham gia mạng xã hội 1.Bảo mật thông tin cá nhân trên mạng: không tiết lộ số điện thoại, địa chỉ thực tếĐặt chế độ cá nhân hoặc chỉ bạn bè thân thiết và tin cậy mới có thể xem để tránh trường hợp kẻ xấu có thể lợi dụng những thông tin đó uy hiếp, đe dọa bạn. Luôn giữ bí mật mật khẩu của bạn, tuyệt đối không chia sẻ cho ai khác 2.Tạo dựng uy tín bản thân trên mạng: -Xin phép bạn bè mình trước khi đăng tải những bức ảnh và các câu chuyện của họ -Tôn trọng người khác trong cộng đồng mạng Ø Suy nghĩ kĩ về những gì bạn nói và đăng trên mạng -Thể hiện sự tôn trọng người khác trong giao tiếp, ứng xử trên mạng. Tuyệt đối không nói xấu, kéo bè cánh nhằm hạ thấp danh dự của người kia, đề phòng những trường hợp trả thù ra ngoài cuộc sống thật. 3. Đưa ảnh phù hợp lên mạng.:Không đưa những hình ảnh hở hang, mang tính khiêu dâm hoặc mang tính chất bạo lực lên mạng. Kẻ xấu có thể sử dụng những bức hình của bạn cho những mục đích không tốt đẹp 4. Chọn bạn một cách khôn ngoan và quản lý danh sách bạn bè. Có nhiều bạn là tốt nhưng nếu có hàng trăm người bạn trên mạng sẽ khiến cho việc kiểm soát thông tin bạn đưa lên mạng khó khăn hơn. Không kết bạn với những người mà bạn không biết. Quan niệm và hành vi không phù hợp của người khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Nếu bạn muốn gặp ai đó mà bạn mới quen trên mạng, hãy đi cùng một người lớn đáng tin cậy. Luôn gặp gỡ ở nơi công cộng, vào ban ngày. 5. Phản ứng đúng cách trước các vấn đề nảy sinh trên mạng xã hội :Trong trường hợp gặp phải các vấn đề trên mạng, điển hình như bắt nạt qua mạng, trẻ em nên: Không phản hồi: Nếu ai đó đe dọa bạn, hãy nhớ rằng phản ứng của bạn thường chính xác là những gì kẻ đe dọa mong muốn. Nó mang lại cho họ quyền kiểm soát bạn. Ai muốn trao quyền cho kẻ đe dọa? Đừng trả đũa: Trả đũa lại kẻ đe dọa sẽ biến bạn trở thành một người như chúng và củng cố cho hành vi của kẻ đe dọa. Sử dụng công cụ báo cáo: Nếu hiện tượng đe dọa xảy ra qua mạng xã hội, hãy sử dụng công cụ báo cáo hoặc “lạm dụng” của dịch vụ đó. Mạng xã hội cũng có thể có công cụ “báo cáo lạm dụng xã hội”, cho phép bạn chuyển tiếp nội dung gây tổn thương đến một người bạn đáng tin cậy hoặc trực tiếp yêu cầu ai đó gỡ nội dung phản cảm xuống. 6.Hãy lịch sự: Bạn đang làm rất tốt. Ngay cả khi bạn không thích một người, tốt hơn hết là tỏ ra lịch sự và không đi sâu vào việc của họ. Tán gẫu và "nói xấu" người khác sẽ làm tăng nguy cơ bị đe dọa của bạn. Hãy là người hành động chứ không phải người ngoài cuộc: Chuyển tiếp các tin nhắn hàm ý xấu hoặc chỉ đứng nhìn mà không làm gì sẽ trao quyền cho những kẻ đe dọa và thậm chí còn gây tổn thương hơn nữa cho các nạn nhân. Nếu bạn có thể, hãy yêu cầu những kẻ đe dọa dừng lại hoặc cho họ biết rằng đe dọa không phải là việc hay - đó là sự lạm dụng độc ác đối với đồng loại. Nếu bạn không thể ngăn được việc đe dọa, ít nhất là cố giúp nạn nhân và báo cáo hành vi Kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội:  - Chỉ nên truy cập vào những lúc não bộ cần thư giãn và không nên quá 10 phút/lần.  - Chỉ quan tâm đến những điều cần quan tâm. Thông tin khác với kiến thức.  - Không chỉ trích, phán xét, nên tôn trọng người khác.  - Thấy bất kỳ ai gặp vấn đề gì mình đều có thể cho lời khuyên? - Không nên khoa khoang bản thân mình: tài sản, thân thế,... Chia sẻ thông tin tích cực, có ích cho mọi người. - Mục đích của mạng xã hội là nơi giao lưu, học hỏi, mở rộng thêm các mối quan hệ lành mạnh. Kết luận  Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội hợp lý là điều cần thiết đối với mỗi người. Việc sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và chọn lọc lại là một càng trở nên quan trọng hơn. Hãy biết cách để là người sử dụng mạng xã hội lành mạnh và hiệu quả. Tài liệu tham khảo Luận văn - tác động của mạng xã hội đến giới trẻ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - BÙI THU HOÀI . Giáo trình tâm lý học phát triển – Trương Thị Khánh Hà. vanhien.vn/news/Mang-xa-hoi-tu-goc-nhin-van-hoa-va-tam-ly. cocvu.com/thu-thuat/social/phan-tich-nguoi-dung-facebook-o-viet-nam. 123doc.org/document/2272076-nhu-cau-su-dung-mang-xa-hoi-cua-sinh-vien-dai-hoc-va-mot-so-y-kien-de-xuat. cse.hcmut.edu.vn/~minhnnn/File/Document/SE/Submit/Mariooo-Pr1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 2 (2015) 1-10 sites.google.com/site/seadropblog/home/y-khoa/co-so/tam-ly-y-hoc---y-duc/tam-ly-luc-tuoi. Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của Classmate với mục đích kết nối bạn đọc, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: Server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded vi deo) và nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD. Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platfrom” cho phép các thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platfrom nhanh chóng được gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày. 1.3.1.3. Cấu thành  N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_nghien_cuu_ve_hanh_vi_su_dung_mang_xa_hoi_cua_con_ngu.docx