Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh Phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : ThS.Võ Hồng Thi Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Kim Yến MSSV: 1151080249 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015 BM05/QT04/ĐT Khoa: Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN

pdf124 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh Phú yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Kim Yến MSSV: 1151080249 Lớp: 11DMT02 Ngành : Môi trường Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường 2. Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. 3. Các dữ liệu ban đầu : Các tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên – xã hội của thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên. Các thông tin về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và kết quả quan trắc môi trường tại làng nghề. 4. Các yêu cầu chủ yếu : Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm tại khu vực khảo sát. 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Tổng quan về làng nghề chế biến nước nắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên. 2) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ. 3) Đề xuất các biện pháp kỹ thuật và quản lí cho làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ. Ngày giao đề tài: 25/5/2015 Ngày nộp báo cáo: 22/8/2015 TP. HCM, ngày tháng năm Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung của đồ án tốt nghiệp do chính em thực hiện, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của ThS Võ Hồng Thi. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ khu vực khảo sát và từ Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Phú Yên. Nội dung đồ án có tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của đồ án. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 Năm 2015 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Kim Yến Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho em học tập trong suốt 4 năm học vừa qua. Những kiến thức mà các thầy cô đã tuyền dạy cho em sẽ là hành trang bổ ích theo em trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới cô Th.S Võ Hồng Thi đã dành nhiều thời gian quý báu hướng dẫn tận tình tận tâm trong suốt quá trình em thực hiện đồ án. Em xin tỏ lòng biết ơn đến các chủ cơ sở sản xuất nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết để e có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em suốt thời gian qua. Trong đồ án chắc không thể không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để em rút kinh nghiệm và chỉnh sửa. Em xin chân thành cảm ơn ! Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2015 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Kim Yến Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2 3. Nội dung của đề tài ........................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin ........................................... 2 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................... 3 4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia ................................................................ 3 5. Giới hạn của đề tài ......................................................................................... 3 6.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 3 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3 7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 5 1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề .................................................................. 5 1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ................................................. 5 1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề ............................................................... 6 1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống ......................................... 6 1.2. Đặc điểm chung của làng nghề ................................................................... 8 1.3. Một số làng nghề chính ở Việt Nam và vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................................................... 10 1.3.1. Các làng nghề chính ở Việt Nam ......................................................... 10 1.3.2. Vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ...................... 11 1.3.3. . Xu thế phát triển của làng nghề ........................................................... 12 i Đồ án tốt nghiệp 1.4. Những vấn đề môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam.................. 14 1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề .......................................... 14 1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt Nam ............................................................................................................... 16 1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề ............................................... 16 1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng ...................................... 17 1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề .......................................... 18 1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khỏe cộng đồng ............... 19 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ, TỈNH PHÚ YÊN ..................................................................... 20 2.1. Giới thiệu về địa điểm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên ...................................... 20 2.1.1. . Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 20 2.1.1.1. ... Vị trí địa lý ........................................................................................ 20 2.1.1.2. ... Địa hình ............................................................................................ 21 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 21 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn – sông ngoài ..................................................... 24 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 25 2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động .......................................................... 25 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại – dịch vụ .................................... 25 2.2. Tình hình chế biến nước mắm tại Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên hiện nay ... 27 2.2.1. Giới thiệu ............................................................................................... 27 2.2.2. Quy mô chế biến ................................................................................... 28 2.2.3. Quy trình công nghệ chế biến nước mắm tại làng nghề Gành Đỏ .... 30 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN ........... 36 3.1. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát ................................................................................................... 36 3.1.1. Nguồn phát sinh .................................................................................... 36 3.1.2. Tác động đến môi trường ...................................................................... 37 ii Đồ án tốt nghiệp 3.1.2.1. Các chất hữu cơ ............................................................................... 37 3.1.2.2. Chất rắn lơ lửng .............................................................................. 37 3.1.2.3. Nito – photpho ................................................................................. 38 3.1.2.4. Vi trùng gây bệnh ............................................................................ 38 3.1.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh ..................................................... 38 3.1.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải chế biến nước mắm ........................ 42 3.1.5. Công trình xử lý nước thải đang được áp dụng tại làng nghề Gành Đỏ .50 3.2. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát ................................................................................................... 54 3.2.1. Nguồn phát sinh .................................................................................... 54 3.2.2. Tác động đến môi trường ...................................................................... 55 3.2.2.1. Lưu huỳnh đioxit (SO2 ), Nitơ oxit (NOx ) ......................................... 55 3.2.2.2. Cacbon dioxxit (CO2) ....................................................................... 55 3.2.2.3. Amoniac NH3 .................................................................................... 55 3.2.2.4. Hydro Sunfua H2S ............................................................................ 56 3.2.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại làng nghề Gành Đỏ ....... 57 3.2.4. Một số biện pháp xử lý khí thải đang được sử dụng ........................... 65 3.3. Các vấn đề ô nhiễm từ chất thải rắn tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát ........................................................................................ 65 3.3.1. Nguồn gốc phát sinh ............................................................................. 65 3.3.2. Khối lượng phát sinh ............................................................................ 65 3.3.3. Tác động đến môi trường ...................................................................... 67 3.3.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn đang được áp dụng .......... 67 3.3.4.1. Chất thải rắn sản xuất ..................................................................... 67 3.2.4.2. Đối với rác thải sinh hoạt ................................................................ 70 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN .............................................................................................................. 71 iii Đồ án tốt nghiệp 4.1. Biện pháp kỹ thuật .................................................................................... 71 4.1.1. Xử lý nước thải sản xuất ...................................................................... 71 4.1.1.1. Đối với hộ sản xuất riêng lẻ ............................................................. 71 4.1.1.2. Đối với nhóm khu vực sản xuất ........................................................ 72 4.1.2. Xử lý khí thải sản xuất .......................................................................... 73 4.1.3. Xử lý chất thải rắn ................................................................................ 74 4.1.3.1. Chất thải rắn sản xuất ...................................................................... 74 4.1.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 75 4.2. Biện pháp quản lí ...................................................................................... 75 4.2.1. Xây dựng hệ thống quản lí môi trường tại các làng nghề .................. 75 4.2.2. Công cụ kinh tế ..................................................................................... 77 4.2.3. Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã ............................ 78 4.3. Biện pháp sản xuất sạch hơn .................................................................... 79 4.4. Biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường ..... 80 4.4.1. Nâng cao nhận thức của người dân .................................................... 81 4.4.2. Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề ...................................................................................... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 85 PHỤ LỤC A ......................................................................................................... 1 PHỤ LỤC B ................................................................................................ 15 PHỤ LỤC C ................................................................................................ 24 iv Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BNN Bộ nông nghiệp BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học) BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) CP Chính Phủ NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia SS Chất rắn lơ lửng SXSH Sản xuất sạch hơn TT Thông tư TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam v Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam ......... 7 Bảng 1.2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề ........................................................... 9 Bảng 1.3: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015.... 13 Bảng 1.4: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề ............ 14 Bảng 2.1: Tình hình các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên ......... 29 Bảng 3.1: Nhu cầu dùng nước cho chế biến nước mắm đã trừ đi lượng nước sinh hoạt tính theo TCXDVN 33:2006 .......................................................................... 39 Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ............................................................. 40 Bảng 3.3: Thành phần nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài ..................................................................... 42 Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Bà Mười ................................................................................................. 57 Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Bà Mười ........................................................................................................ 59 Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Thanh Hương ......................................................................................... 61 Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng khí thải tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Thanh Hương ................................................................................................ 63 Bảng 3.8: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ...................................... 66 Bảng 4.1: Phân tích lợi ích của các giải pháp SXSH ............................................ 80 vi Đồ án tốt nghiệp Biểu 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC) ....................................... 22 Biểu 2.2: Số giờ nắng các tháng trong năm (h) ..................................................... 22 Biểu 2.3: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%) .......................... 23 Biểu 2.4: Lượng mưa, ngày mưa trung bình các tháng trong năm ( ngày, mm) ... 23 Biểu 2.5: Lượng bốc hơi trung bình năm (%) ........................................................ 23 vii Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ................................................... 44 Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 45 Biểu đồ 3.3: So sánh hàm lượng BOD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 46 Biểu đồ 3.4: So sánh hàm lượng SS trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 47 Biểu đồ 3.5: So sánh nồng độ độ mặn trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ......................................... 48 Biểu đồ 3.6: So sánh hàm lượng Coliform trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT ................................ 49 Biểu đồ 3.7: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Bà Mười so với QCVN 19:2009/BTNMT ............................................. 58 Biểu đồ 3.8: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Bà Mười so với QCVN 19:2009/BTNMT ............................................. 60 Biểu đồ 3.9: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực quầy bán nước mắm của cơ sở Thanh Hương so với QCVN 19:2009/BTNMT ..................................... 62 Biểu đồ 3.10: So sánh các chỉ tiêu trong không khí tại khu vực chế biến nước mắm của cơ sở Thanh Hương so với QCVN 19:2009/BTNMT ..................................... 64 Sơ đồ 2.1: Công nghệ chế biến nước mắm cá cơm ............................................... 30 Sơ đồ 3.1: Công nghệ xử lý nước thải nước mắm đang được áp dụng ................. 51 viii Đồ án tốt nghiệp Sơ đồ 4.1: Công nghệ xử lý nước thải nước mắm lắp đặt theo kiểu Modul ......... 71 Sơ đồ 4.2: Hệ thống xử lý nước thải nước mắm tập trung .................................... 72 Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề ở Việt Nam ............................................. 8 Hình 2.1: Vị trí phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu ............................................. 20 Hình 2.2: Lù dùng rút nước bổi và nước mắm ..................................................... 32 Hình 3.1: Rửa cá cơm là một giai đoạn phát sinh nước thải ................................. 36 Hình 3.2: Nước bổi được đem phơi nắng tại cơ sở Thành Đô .............................. 54 Hình 3.3: Xe lấy rác không hợp vệ sinh ................................................................ 68 Hình 3.4: Xác cá cơm sau khi đã chế biến thành nước mắm ................................ 69 Hình 3.5: Bao tải đựng xác cá cơm ....................................................................... 69 ix Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, ở nhiều vùng nông thôn các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang ngày càng gia tăng đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc. Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày thêm trầm trọng. Làng nghề sản xuất có một số đặc điểm đặc thù như: quy mô nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị trường kém ổn định. Và một thực tế nữa là hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những người xung quanh còn hạn chế. Trong đó, nước mắm là một mặt hàng khá tiêu biểu của Việt Nam, sản phẩm nước mắm Việt Nam đã được xuất khẩu và tiêu thụ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết nước mắm của Việt Nam được sản xuất và chế biến thủ công tại các làng nghề của vùng nông thôn đã tạo nên một số đặc trưng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn. Các chỉ tiêu môi trường trong nước thải (BOD5, COD, Nito, photpho) tại các làng nghề cao gần gấp 10 lần, đặc biệt chỉ số coliform cao gấp 100 lần so với mức cho phép, còn không khí ở các làng nghề đều có mùi khó chịu, các chỉ tiêu SO2, NOx, CO2, NH3, H2S đo được trong 1 Đồ án tốt nghiệp không khí đều cao. Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” được hình thành để giúp những người quan tâm đến vấn đề môi trường của làng nghề có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng môi trường của ngành chế biến nước mắm, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại đây hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu của đề tài Khảo sát hiện trạng và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững. 3. Nội dung của đề tài Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau: - Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường - Giới thiệu về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên - Đề xuất biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực khảo sát. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin Các thông tin thu được về hiện trạng môi trường làng nghề tại tỉnh Phú Yên được thu thập từ nguồn: - Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề, các cơ quan môi trường, trung tâm quan trắc - Tài liệu hướng dẫn chế biến nước mắm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến. 2 Đồ án tốt nghiệp - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn về hiện trạng môi trường một số làng nghề tại Việt Nam. 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế Tiến hành khảo sát thực tế tại các cơ sở chế biến nước mắm để thu thập thông tin phục vụ cho nội dung đề tài. 4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia - Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài. - Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường tỉnh Phú Yên trong quá trình tiếp xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài. - Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia trong ngành. 5. Giới hạn của đề tài  Giới hạn không gian Đề tài chỉ giới hạn trong làng nghề nước mắm Gành Đỏ, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.  Giới hạn thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 25/05/15 - 22/08/15. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học, dựa trên các cơ sở thực nghiệm và ý kiến đóng góp của các chuyên viên quản lý. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các làng nghề hiện hữu. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần đem lại cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chế biến của các làng nghề nói chung tại Việt Nam, nước mắm nói riêng tại tỉnh Phú Yên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làng nghề . 3 Đồ án tốt nghiệp Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc còn tồn tại đối với các làng nghề hiện nay, nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trường, tiết kiệm ngân sách nhà nước, hướng tới sự phát triển bền vững. 7. Kết cấu của đề tài Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần như sau: mở đầu, nội dung chính, kết luận – kiến nghị Mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu, giới hạn và ý nghĩa của đề tài. Nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường Chương 2: Giới thiệu về làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên Kết luận và kiến nghị 4 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế và xã hội. Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề tách ra nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng so với nghề nông. Làng nghề ở nước ta thường là làng nghề thủ công đã có từ lâu. Làng nghề có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp hoặc một vài dòng họ chuyên làm một nghề, kiểu cha truyền con nối. Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế thoáng mở cửa và sự năng động cũng như tâm huyết với nghề của những người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịt và đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Như vậy, tiêu chí nhận biết làng nghề rõ nhất là thông qua tỉ số phần trăm (%) lao động làm nghề và tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế chung, song định mức cụ thể các tiêu chí này vẫn chưa thống nhất. 1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống Theo Thông tư 116/2006/TT – BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07 tháng 7 năm 5 Đồ án tốt nghiệp 2006 của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:  Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.  Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.  Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề. 1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề Làng nghề công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:  Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;  Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;  Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước. 1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống  Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định.  Đối với những làng nghề chưa đạt chuẩn làng nghề truyền thống, làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống. Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng Bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông đảo bao gồm: Hà Tây (280 làng), Thái Bình (187 làng), Bắc Ninh (59 làng), Hải Dương (65 làng), Nam Định (90 làng), Thanh Hóa (127 làng). Theo ước tính trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề được thể hiện trên bảng 1.1 sau: 6 Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam Ươm tơ, Chế Tái chế Thủ Vật Nghề Tổng dệt biến phế công liệu xây khác cộng nhuộm, nông liệu mỹ dựng, đồ da sản, nghệ gốm sứ thực phẩm Miền 138 134 61 404 17 222 776 Bắc Miền 24 42 24 121 9 77 297 Trung Miền 11 21 5 93 5 42 177 Nam Tổng 173 197 90 618 31 341 1250 cộng (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008) 7 Đồ án tốt nghiệp Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề ở Việt Nam 1.2. Đặc điểm chung của làng nghề Các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết ...nhau. Các cơ sở này phân bố dọc theo quốc lộ 1A, xen lẫn với nhà dân, không tập trung trong một khu vực nhất định. Đến tháng 3 năm 2014 thì số lượng cơ sở chế biến nước mắm giảm xuống còn 26 hộ, giảm 35,9% so với năm 2011. Số cơ sở sản xuất giảm mạnh là do nhiều yếu tố như: sự biến đổi khí hậu diễn ra tương đối mạnh, mưa bão nhiều dẫn đến nguồn nguyên liệu hiếm do đó giá nguyên liệu tăng, chất lượng nguyên liệu giảm Và một nguyên nhân gián tiếp như các loại nước thải sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm phải được xử lý đạt chuẩn theo QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, do diện tích mặt bằng cơ sở chế biến nhỏ không đáp ứng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên một số cơ sở di dời ra khỏi nội thành phường sang các phường lân cận như Xuân Phú, Xuân Yênmột số thì chuyển sang ngành nghề khác. Nước mắm Gành Đỏ, tỉnh Phú Yên là làng nghề truyền thống có từ lâu đời, xuất phát từ các hộ gia đình, phân bố xen kẻ trong khu dân cư, dọc theo 2 bên đường quốc lộ, cứ 3 km là có 8 cơ sở chế biến nước mắm. Dưới đây là kết quả thống kê từ khảo sát thực tế các cơ sở chế biến nước mắm tại phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên: 28 Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.1: Tình hình các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên STT Tên cơ sở Thời gian hoạt động Diện tích khu chế biến (năm) (m2) 1 Xuân Phú 40 1800 2 Ông Già 50 2000 3 Tân Lập 18 1000 4 Bà Bảy 47 1600 5 Mỹ Quang 30 600 6 Ba Na 17 800 7 Ngân Mỹ Á 10 500 8 Hải Yến 16 900 9 Thanh Hương 6 400 10 Bà Mười 38 600 11 Như Hoa 18 500 12 Thành Đô 14 800 13 Cát Tường 8 500 14 Phước Hảo 17 900 15 Tiến Minh 14 700 16 Thanh Hải 31 1300 17 Thanh Tâm 28 1500 18 Thanh Thủy 25 1400 19 Vạn Tín 6 400 20 Hương Thanh 13 600 21 Ka Lê 16 800 22 Tài Thiện 10 300 23 Cẩm Hà 8 500 24 Nam Gia 6 500 25 Lê Vĩnh 9 1100 29 Đồ án tốt nghiệp 26 Bốn Ninh 7 400 (Nguồn: Tại các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ) 2.2.3. Quy trình công nghệ chế biến nước mắm tại làng nghề Gành Đỏ Cá Nước thải và Rửa tạp chất Trộn muối Muối Lên men Chiết rút nước bổi nhiều lần Rút nước mắm Bã Pha đấu Bảo ôn Đóng chai Nước thải Nước mắm chai Sơ đồ 2.1: Công nghệ chế biến nước mắm cá cơm 30 Đồ án tốt nghiệp Các công đoạn sản xuất thành nước mắm thành phẩm bao gồm: a. Rửa: Nhằm loại trừ các tạp chất cơ học như, cát, bụi và làm giảm lượng vi sinh vật b. Trộn muối  Mục đích: Ức chế vi sinh vật gây thối, thúc đẩy cho quá trình thủy phân nhanh hơn, tạo vị cho sản phẩm  Thực hiện  Cá và muối được cho vào những thùng gỗ theo nguyên tắc: một lớp muối, một lớp cá. Dàn đều lớp cá và lớp muối bằng bàn cào gỗ.  Rãi nhiều lớp muối mỏng thay vì rãi một lớp muối dày. Như thế có thể tránh được hiện tượng cá bị nhạt khi chượp.  Tiếp theo phủ một lớp muối dày khoảng 2 - 3 cm để ủ nhiệt và tránh tiếp xúc ruồi nhặng.  Khối hỗn hợp cá muối được gọi là chượp. Trong quá trình muối, lượng nước thoát ra ngoài gấp 3 lần lượng muối thấm vào nên trọng lượng cá giảm đáng kể. Sự giảm này tỉ lệ thuận với lượng nước thoát ra. Lượng protein trong thịt cá giảm và lượng protein hòa tan vào nước muối tăng.  Thiết bị Thùng chượp: Cá được ướp trong thùng gỗ lớn, trụ, cao từ 0,8 – 2 m, đường kính đáy thùng từ 1- 3 m, có thể chứa 500 - 1200 kg cá. Ở chỗ giáp đáy thùng với thành thùng người ta đắp lù. Lù được làm bằng gỗ, hình trụ rỗng, đường kính ngoài 80 – 110 mm, đường kính trong 20 – 30 mm, dùng để kéo rút nước mắm, lù được lắp chặt và kín vào vách thùng chượp, bên trong có các lớp ngăn lọc bã (lớp sỏi hoặc san hô), bên ngoài lắp thêm ống tre có chốt điều chỉnh lưu tốc khi kéo rút. Mục đích: rút nước bổi ra, dùng náo trộn và kéo rút nước mắm trong suốt (là tạo một thể xốp đặt trước lỗ lù bằng bất cứ thứ gì miễn sao cho 31 Đồ án tốt nghiệp khít nhau để có thể ngăn chặn được bã ở lại trong thùng mà nước vẫn thẩm thấu qua được để chảy ra ngoài dễ dàng không bị nghẹt lù). Hình 2.2: Lù dùng rút nước bổi và nước mắm Gỗ dùng đóng thùng là loại gỗ tốt như bằng lăng, giẻ c. Lên men  Mục đích: Thủy phân protein thành các acid amin nhờ hệ enzyme trong nội tạng cá và vi sinh vật, tạo màu sắc và mùi vị cho sản phẩm.  Thực hiện: Cá sau khi trộn muối sẽ được gài nén và cho lên men. Gài nén:  Lấy nhiều lớp lá phủ lên lớp muối mặt, lớp lá được cột chặt vào các thanh nẹp, dùng các đòn hạ gài các thanh nẹp rồi dùng hai đòn thượng gác ngang qua thùng chượp để nén vỉ không bị trồi lên. Mục đích khâu gài nén là vừa giữ vệ sinh, vừa tác dụng lực ép để nước từ thịt cá tiết ra nhanh hơn. 32 Đồ án tốt nghiệp  Sau một thời gian người ta tháo nước bổi (là nước cốt từ cá chảy ra) làm lớp cá xẹp xuống dần nên phải tiếp tục nén xuống nữa, gài ép lại và đổ nước bổi ra.  Nước bổi ban đầu do cá tiết ra có màu đỏ, mùi tanh. Nước bổi này được đem phơi nắng và lắng trong tấm vỉ trên mặt cá, tiếp tục gài nén khối cá thật chặt, xong mới cho nước bổi đã phơi nắng trở lại khối cá trong bể.  Sau khi đổ xong nước bổi vào khối cá, cho thêm ít muối phía trên mặt rồi đậy thùng lại. d. Chiết rút nước bổi  Mục đích: Khai thác, chiết rút thêm chất dinh dưỡng từ thịt cá  Thực hiện: Tháo nước bổi ra ngoài, đựng trong các thùng trổ rồi đem nước bổi đó phơi nắng, đối với mùa mưa bão thì nước bổi được đun sôi ở nhiệt độ 70 - 800C. Nước bổi sau khi phơi nắng sẽ được đổ trở lại thùng chượp. Trong tháng đầu, cứ 4 - 5 ngày tháo rút nước bổi phơi nắng 1 lần, những tháng sau cứ 7 - 10 ngày tháo rút 1 lần.  Thiết bị: Thùng trổ có thể là hình trụ hoặc hình quả trám, cao khoảng 0,7 m, đường kính khoảng 1m50, dung tích khoảng 400 lít. e. Rút nước mắm Gồm hai giai đoạn:  Rút nước mắm cốt:  Khi chượp đã chín, tiến hành mở nút để rút nước mắm cốt ra, sau đó được đổ vào thùng và rút lại vì nước mắm cốt đầu tiên còn đục. Khi mở lù điều chỉnh cho nước mắm chảy từ từ khoảng 30 lít/giờ.  Nước mắm cốt được rút ra có màu vàng đậm, hương thơm đặc trưng, và được trữ trong thùng. Nước mắm cốt được dùng để pha vào các loại nước mắm sau này để cho ra sản phẩm chứ không dùng để bán. 33 Đồ án tốt nghiệp  Rút nước mắm bán:  Quá trình kéo rút nước mắm là quá trình lọc liên hoàn, cũng là quá trình cho chượp chín tự nhiên, để khi ra nước mắm thành phẩm hương vị thơm ngon. Quá trình kéo rút là quá trình rút đạm trong bã bằng cách dùng lượng nước bồi hoặc nước thuộc ít đạm cho chuyển lần lượt từ thùng này qua thùng khác để tăng hương vị. Lượng đạm trong bã sau khi kéo rút liên hoàn còn chừng 5 - 6 g đạm trên 1 kg bã. Những cơ sở chế biến quy mô nhỏ, không tiến hành lọc liên hoàn được thì kéo dài thêm thời gian cho chượp chín hoặc nấu nước mắm rồi mới đem lọc.  Trong hệ thống thùng lọc thường có 10 - 12 thùng. Trong đó sử dụng 6 thùng thành một hệ thống lọc kéo rút liên hoàn. Trong 6 thùng, có 5 thùng theo thứ tự từ thùng số 1 đến 5 (địa phương gọi là thùng long 1 đến thùng long 5 và thùng thứ 6 là thùng giá). Thùng thứ 6 là thùng chượp chín có phẩm chất tốt nhất, mỗi ngày lấy ra 1 lượng nước mắm nhất định, thùng chứa được 5 tấn chượp thì lấy ra 400 lít theo cách sau:  Lấy ở thùng 6 ra 400 lít nước mắm ngon thì đồng thời lấy ở thùng 1 bù cho thùng 6 là 400 lít, thùng 2 lấy ra 400 lít bù cho thùng 1, thùng 3 lấy ra 400 lít bù cho thùng 2, và cứ như vậy thùng 5 sẽ thiếu 400 lít, vì vậy cho vào thùng 5 nước bổi, nước muốinhư vậy mỗi thùng lấy ra 400 lít và đưa vào 400 lít của thùng khác.  Tiến hành như vậy khoảng 20 - 25 lần để lấy một lượng nước mắm khoảng 8000 lít. Lúc này thùng 5 lần cuối cùng cho nước muối nhạt vào, cá sẽ nổi lên rút kiệt nước, thêm muối để làm nước thuộc, bã thùng 5 thải ra. Thùng 5 lấy ra lại cho thêm một thùng vào cho đủ 6 thùng trở thành hệ thống lọc liên hoàn, lúc này thùng 4 lại ở vị trí thùng 5 và cứ kéo liên hoàn như vậyVậy chu kỳ chế biến nước mắm phải mất 8 – 1 năm. 34 Đồ án tốt nghiệp 400L 400L 400L 400L 400L 400L 5 4 3 2 1 6 Nước bổi hay nước n ấu phá bã Thùng long Thùng giá Muốn nước mắm thành phẩm ngon thơm là phải chọn thùng giá chượp cá có hương thơm và chượp có độ chín thuần thục. f. Pha đấu g.  Mục đích: Pha đấu các loại nước mắm khác nhau để đạt mục đích mong muốn.  Thực hiện: Không phải khi nào ta cũng thu được nước mắm có hương vị thơm ngon và có độ đạm như mong muốn, vì vậy ta phải pha đấu các loại nước nắm có độ đạm khác nhau thành các loại nước nắm có độ đạm như yêu cầu, thường pha mắm có độ đạm cao (nước mắm cốt) với loại có độ đạm thấp thành một loại có độ đạm trung bình. h. Bảo ôn  Mục đích: Bảo quản và hoàn thiện.  Thực hiện: Trữ nước mắm thành phẩm trong các thùng giá. Sau một thời gian các chất không tan được lắng xuống, làm trong nước mắm, chất lượng nước mắm sẽ được hoàn thiện.  Thiết bị: Thùng chứa nước mắm là thùng chỉ dành riêng để chứa nước mắm khi đã hoàn thành để từ đó, nước mắm được vô chai. Đây là thùng có kích thước lớn nhất. Dung tích có thể từ 11 - 14 ngàn lít, tùy theo quy mô lớn nhỏ của các cở sở. Loại thùng này thường cao đến 3m50, đường kính 3 m hoặc có thể lớn hơn. 35 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM GÀNH ĐỎ TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Các vấn đề ô nhiễm từ nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát 3.1.1. Nguồn phát sinh Trên địa bàn phường Xuân Đài có hơn 20 cơ sở sản xuất nước mắm, trong quá trình sản xuất lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn: Nước thải sản xuất: Phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa cá, từ khâu vệ sinh thiết bị dùng trong sản xuất, vệ sinh sàn và lượng nước mắm dư đọng lại trong các thiết bị, súc rửa chai lọ đựng mắm... Hàm lượng nước thải này chủ yếu là hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng của nước mắm nên có hàm lượng COD, BOD cao, độ muối cao. Hình 3.1: Rửa cá cơm là một giai đoạn phát sinh nước thải 36 Đồ án tốt nghiệp Nước thải sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nấu nướng, rửa tay, rửa mặt và từ nhà vệ sinh Lượng nước này chứa hàm lượng chất lơ lửng, chất hữu cơ cao từ nhà vệ sinh nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt. Theo khảo sát, lượng nước thải sản xuất và lượng nước thải sinh hoạt chưa được tách riêng, mà được thu gom bằng hệ thống ống thoát nước đặt bên trong cơ sở sản xuất và được chảy vào hố thu đặt ngầm dưới đất. Lượng nước thải này chưa được thu gom xử lý hoặc có nhưng chưa có hệ thống xử lý đạt chuẩn mà phần lớn thải trực tiếp ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. 3.1.2. Tác động đến môi trường 3.1.2.1. Các chất hữu cơ Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến nước mắm chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như protein, chất béo... khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. 3.1.2.2. Chất rắn lơ lửng Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè 37 Đồ án tốt nghiệp 3.1.2.3. Nito – photpho Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra). Nếu nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm thấp, gây ra hiện tượng thủy sinh chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. 3.1.2.4. Vi trùng gây bệnh Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính. 3.1.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh Tại các cơ sở chế biến nước mắm, việc xác định lưu lượng nước thải trực tiếp là rất khó khăn do không có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy để có cái nhìn rõ nét hơn, có thể ước tính khối lượng nước thải mỗi tháng cho các cơ sở trên từ lượng nước cấp sử dụng. Tại các cơ sở chế biến nước mắm, nước cho chế biến được cung cấp từ hai nguồn: nước cấp và nước giếng (giếng đào và giếng khoan) hoặc nước sông. Trong đó, nước cấp được dùng chủ yếu cho mục đích rửa cá cơm và tráng sạch các vật 38 Đồ án tốt nghiệp dụng đựng cá. Đối với các cơ sở có giếng, nước bơm lên được xử lý sơ bộ (với phèn sau đó để lắng) rồi được dùng cho mục đích rửa các thiết bị, dụng cụ dùng trong chế biến, rửa sàn. Một vài cơ sở gần kênh, rạch, sông Cầu thì sử dụng nước sông đã qua xử lý sơ bộ tương tự nước giếng để rửa các thiết bị. Ngoài ra một vài cơ sở vẫn sử dụng nước giếng , nước sông cho quá trình rửa cá cơm.  Xét ví dụ với cơ sở chế biến nước mắm Xuân Phú, kết quả khảo sát lưu lượng nước sử dụng trên đồng hồ sau khi đã trừ đi lượng nước dùng cho sinh hoạt trong gia đình 5 người (công nhân tại cơ sở chỉ tham gia sản xuất mà không ăn ở lại nên chỉ sử dụng nước để vệ sinh khi cần thiết) là 138 m3/tháng (số liệu bình quân trong 3 tháng). Theo chủ cơ sở, khối lượng nước giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều (2 – 4 m3). Từ đó, nếu giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại vào cống, kênh, sông, hồ thì lượng nước thải phát sinh trung bình tháng tại đây là 110 m3/tháng. Bằng phương pháp khảo sát thực tế, có thể tổng hợp nhu cầu dùng nước, nguồn cấp nước cho các cơ sở chế biến nước mắm khác trong phường Xuân Đài và kết quả được thể hiện ở bảng 3.1: Bảng 3.1: Nhu cầu dùng nước cho chế biến nước mắm đã trừ đi lượng nước sinh hoạt tính theo TCXDVN 33:2006 STT Tên cơ sở ∑W (m3/tháng) ∑W - A (m3/tháng) ∑W - R (m3/tháng) 1 Xuân Phú 134 120 14 2 Ông Già 152 136 16 3 Tân Lập 127 100 27 4 Bà Bảy 103 103 - 5 Mỹ Quang 80 72 8 6 Ba Na 114 87 27 7 Ngân Mỹ Á 100 50 50 8 Hải Yến 65 65 - 9 Thanh Hương 79 53 26 10 Bà Mười 145 90 55 39 Đồ án tốt nghiệp 11 Như Hoa 70 70 - 12 Thành Đô 94 94 - 13 Cát Tường 82 67 15 14 Phước Hảo 71 71 - 15 Tiến Minh 48 48 - 16 Thanh Hải 31 31 - 17 Thanh Tâm 74 40 34 18 Thanh Thủy 52 52 - 19 Vạn Tín 60 20 40 20 Hương Thanh 31 - 31 21 Ka Lê 62 40 22 22 Tài Thiện 43 - 43 23 Cẩm Hà 89 56 33 24 Nam Gia 44 30 14 25 Lê Vĩnh 29 - 29 26 Bốn Ninh 37 18 19 (Nguồn: Tại các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ) Ghi chú: - ∑W : Tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở. - ∑W - A: Lượng nước lấy từ nguồn nước cấp. - ∑W - R: Lượng nước lấy từ giếng khoan, kênh, sông. Giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại môi trường thì lượng nước thải phát sinh bằng ∑W (tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở) X 80%. Từ đó tính được lưu lượng nước thải phát sinh ở các cơ sở dựa trên bảng 3.1 như sau: Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên STT Tên cơ sở Nước thải (m3/tháng) 40 Đồ án tốt nghiệp 1 Xuân Phú 107 2 Ông Già 121 3 Tân Lập 101 4 Bà Bảy 82 5 Mỹ Quang 64 6 Ba Na 91 7 Ngân Mỹ Á 80 8 Hải Yến 52 9 Thanh Hương 63 10 Bà Mười 116 11 Như Hoa 56 12 Thành Đô 75 13 Cát Tường 65 14 Phước Hảo 57 15 Tiến Minh 38 16 Thanh Hải 25 17 Thanh Tâm 49 18 Thanh Thủy 41 19 Vạn Tín 48 20 Hương Thanh 25 21 Ka Lê 49 22 Tài Thiện 34 23 Cẩm Hà 71 24 Nam Gia 35 25 Lê Vĩnh 23 26 Bốn Ninh 30 41 Đồ án tốt nghiệp 3.1.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải chế biến nước mắm Thành phần và tính chất của nước thải từ các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ nói chung chủ yếu là ô nhiễm do chất thải hữu cơ, có nguồn gốc từ động vật và dễ bị phân hủy. Nước thải có nồng độ COD và BOD rất cao, khi bị phân hủy sẽ tạo ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trưng (mecaptans, H2S,) gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc và môi trường sống xung quanh. Quá trình khảo sát được thực hiện với nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở chế biến nước mắm có sản lượng khác nhau như sau: - Cơ sở sản xuất với công suất nhỏ (M1): 5 ÷ 20 tấn/tháng (cở sở Thành Đô) - Cơ sở sản xuất với công suất vừa (M2): 20 ÷ 30 tấn/tháng (cơ sở Xuân Phú) - Cơ sở sản xuất với công suất lớn (M3): 30 ÷ 50 tấn/tháng. (cơ sở Ông Già) Bảng 3.3: Thành phần nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài QCVN 40:2011/ STT Thông số Đơn vị BTNMT M1 M2 M3 (cột B) 1 Ph - 5,5 ÷ 9 4,9 4,8 5,2 2 COD mg/l 150 1235 1460 1800 3 BOD5 mg/l 50 823 1200 1149 4 SS mg/l 100 235 260 320 5 Tổng N mg/l 40 18 45 12 6 Tổng P mg/l 6 1 1,95 1 7 Độ đục NTU 50 90 75 50 42 Đồ án tốt nghiệp 8 Độ màu Pt- Co 70 250 230 190 9 Độ muối mg/l ≈ 1083 2000 3600 4000 10 Tổng MPN/1 5000 340.000 380.000 390.000 coliform 00ml 11 Vi khuẩn cfu/ml 1,0 x 106 1,2 x 106 1,8 x 106 2,6 x 106 hiếu khí tổng 12 Mùi - Không khó chịu Khó chịu Khó chịu Khó chịu (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên) Thông qua kết quả phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng nhất bao gồm pH, COD, BOD5, SS, NTổng, PTổng, độ đục, độ màu, độ muối, tổng coliform, vi khuẩn hiếu khí tổng, mùi trong nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài so sánh với cột B của QCVN 40:2011/BTNMT, có thể rút ra một số nhận xét như sau: a. pH Nước thải từ hoạt động chế biến nước mắm có pH thấp, nước thải mang tính acid nằm ngoài tiêu chuẩn qui định. Chỉ số pH trong nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ tại phường Xuân Đài so với tiêu chuẩn được thể hiện trong biểu đồ 3.1: 43 Đồ án tốt nghiệp 10 9 Giới hạn trên QCVN 40:2011 8 7 6 Giới hạn dưới QCVN 40:2011 5 GiápH trị 4 3 2 1 0 M1 M2 M3 Các cơ sở chế biến nước mắm Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT Với mức pH thấp như trên sẽ gây khó khăn trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nếu không được xử lý mà thải ra môi trường có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thấm vào nguồn nước cấp, làm giảm chất lượng môi trường đất, làm giảm độ pH trong nước ngầm và ăn mòn các thiết bị, công trình xử lý, gây mùi khó chịu và làm chết một số loài thuỷ sinh vật, khi con người sử dụng nguồn nước có độ pH thấp có thể làm hỏng men răng, ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa 44 Đồ án tốt nghiệp b. Nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5) Nước thải chế biến nước mắm có nồng độ chất hữu cơ khá cao, do có nhiều bã hữu cơ, các mảnh xác cá cơm nhỏ vụn,. Nồng độ COD & BOD5 trong nước thải của các cơ sở được thể hiện qua biểu đồ 3.2 & 3.3: 2000 1800 1800 1600 1460 1400 1235 1200 1000 800 600 Giá trị COD (mgO2/l)CODtrịGiá 400 QCVN40:2011 200 0 M1 M2 M3 Các cơ sở chế biến nước mắm Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT 45 Đồ án tốt nghiệp 1400 1200 1200 1149 1000 823 800 600 400 BOD5(mgO2/l)trị Giá 200 QCVN40:2011 0 M1 M2 M3 Các cơ sở chế biến nước mắm Biểu đồ 3.3: So sánh hàm lượng BOD trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT Với hàm lượng COD & BOD5 khá cao (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học) khi thải ra môi trường sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan, gây mùi hôi và màu, ảnh hưởng đến sinh vật nước. Kết quả phân tích nước thải của các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ ở phường Xuân Đài cũng cho thấy tỷ số BOD5/COD > 0,5 thích hợp cho xử lý bằng phương pháp sinh học. c. Chất rắn lơ lửng SS Theo kết quả phân tích các mẫu nước thải chế biến nước mắm cho thấy hàm lượng SS vượt chuẩn qui định. Nguồn tạo ra SS trong nước thải nước mắm phần lớn 46 Đồ án tốt nghiệp là do các cặn hữu cơ được tách ra từ khâu rửa cá. Ngoài ra còn do nước rửa sàn, dụng cụ sản xuất có bám bụi, đất cát bám theo trong quá trình sản xuất hay vận chuyển. So sánh các mẫu này với QCVN 40: 2011/BTNMT thì số lần vượt chuẩn khoảng từ 2 ÷ 3 lần. 350 320 300 260 250 235 200 150 Giá trị SS (mg/l) SS trị Giá QCVN 40:2011 100 50 0 M1 M2 M3 Các cơ sở chế biến nước mắm Biểu đồ 3.4: So sánh hàm lượng SS trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao hơn QCVN cho phép sẽ làm cản trở quá trình xâm nhập ánh sáng vào nước làm cho quá trình quang hợp bị hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thực vật thủy sinh. Ngoài ra một phần chất rắn lơ lửng tạo thành BOD5 và COD trong nước sẽ làm giảm quá trình hòa tan oxy, gây mùi, màu và làm mất cảnh quan. 47 Đồ án tốt nghiệp d. Độ muối Nước thải chế biến nước mắm Gành Đỏ có nồng độ độ muối cao, vượt chuẩn quy định cho phép từ 2 - 4 lần. Chỉ tiêu độ mặn trong nước thải được thể hiện qua biểu đồ 3.5: 4500 4000 4000 3600 3500 3000 2500 2000 2000 1500 1083 Độ mặn mặn Độ (mg/l) QCVN40:2011 1000 500 0 M1 M2 M3 Các cơ sở chế biến nước mắm Biểu đồ 3.5: So sánh nồng độ độ mặn trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT Độ mặn cao khi thải ra môi trường có khả năng ăn mòn kim loại, độ mặn ngấm xuống gây nhiễm mặn cho nguồn nước ngầm, gây hại cho thủy sinh vật tại khu vực và các loại cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông, Nhìn chung nó không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt. 48 Đồ án tốt nghiệp e. Tổng colifom Kết quả phân tích các mẫu nước thải chế biến nước mắm cho thấy hàm lượng Coliform rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh máy móc, thiết bị và một phần là do chưa tách riêng nguồn nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Biểu đồ 3.6: So sánh hàm lượng Coliform trong mẫu nước thải nước mắm tại các cơ sở thuộc phường Xuân Đài với QCVN 40:2011/BTNMT Các vi sinh vật đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh đường ruột như tiêu chảy, thương hànKhi 49 Đồ án tốt nghiệp nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật sẽ gây ra dịch bệnh trên diện rộng và gây tử vong cho con người. 3.1.5. Công trình xử lý nước thải đang được áp dụng tại làng nghề Gành Đỏ Toàn phường Xuân Đài tính đến nay mới chỉ có đúng 1 cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng qui định là Xuân Phú. Các cơ sở còn lại đều chỉ đưa nước thải ra hầm tự hoại hai ngăn để từ đó đưa tiếp ra cống, sông, kênh, rạch hoặc thậm chí có một số cơ sở chế biến quy mô nhỏ thì thải trực tiếp nước thải sản xuất ra sông, kênh. Hệ thống xử lý nước thải đang áp dụng tại cơ sở Xuân Phú có sơ đồ như sau: 50 Đồ án tốt nghiệp Nước thải Nước tách bùn BỂ ĐIỀU HÒA SINH HỌC KỴ KHÍ BỂ CHỨA BÙN Máy thổi khí SINH HỌC TÙY NGHI Dòng tuần hoàn SINH HỌC HIẾU KHÍ Bùn tuần hoàn LẮNG SINH HỌC Bùn dư CLORINE KHỬ TRÙNG LỌC ÁP LỰC THẢI RA SÔNG CẦU Ghi chú: ĐƯỜNG NƯỚC ĐƯỜNG BÙN ĐƯỜNG KHÍ ĐƯỜNG HÓA CHẤT Sơ đồ 3.1: Công nghệ xử lý nước thải nước mắm đang được áp dụng 51 Đồ án tốt nghiệp Bố trí song chắn rác để loại bỏ một phần cặn, chất rắn, vật nổi trước khi vào hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm để bảo vệ thiết bị máy móc ở các công trình đơn vị. Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất theo mạng lưới thoát nước chảy vào bể điều hòa , hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm chìm bơm sang bể sinh học kỵ khí . Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3), theo phản ứng sau : Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua cụm bể Anoxic (thiếu khí) và aerotank (sinh học hiếu khí). Bể Anoxic thực hiện quá trình phân hủy sinh học trong điều kiện thiếu oxy. Quá trình này nhằm loại bỏ một phần các chất hữu cơ trong nước thải đồng thời khử Nitơ từ Nitrat do dòng tuần hoàn từ bể hiếu khí. Bể Anoxic là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải – cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3 , tiết kiệm được 50% lượng + – oxy khi nitrat hóa khử NH4 do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3 . Tiếp đó, nước tự chảy sang bể sinh học hiếu khí (Aerotank), bể có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể 52 Đồ án tốt nghiệp dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l. Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ, vì vậy bể lắng này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm và đi theo hướng từ dưới lên. Dưới tác động của trọng lượng phần bùn sẽ được lắng xuống đáy bể; phần bùn lắng được ở đáy bể sẽ bơm tuần hoàn lại bể sinh học nhằm đảm bảo hàm lượng bùn trong bể luôn ổn định; phần bùn dư sẽ được bơm về bể phân hủy bùn để xử lý. Nước trong sau khi lắng dâng lên trên đi qua ống thu nước chảy sang bể khử trùng. Trong bể khử trùng hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả thải ra sông. Cuối cùng nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực gồm vật liệu: sỏi nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học, tạo độ trong cần thiết cho nước thải. Thiết bị lọc áp lực sẽ được định kỳ rửa lọc để tách các cặn rắn lâu ngày bám phủ lên bề mặt lớp vật liệu gây tắc lọc, làm giảm hiệu quả xử lý. Nước chứa bùn sau khi rửa lọc sẽ được xả về bể gom để tiếp tục được xử lý.  Qua bảng số liệu phân tích một số mẫu nước lấy tại các cơ sở chế biến nước mắm Gành Đỏ của làng nghề, nhận thấy nước thải làng đang bị ô nhiễm. Nhiều chỉ tiêu vượt quá QCVN 40:2011/BTNMT cho phép như:  Hàm lượng các chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,35 – 3,2 lần.  Nhu cầu oxy hóa học COD và nhu cầu oxy sinh học BOD5 lần lượt vượt chuẩn cho phép từ 8,2 – 12 lần và từ 16,5 – 23 lần. 53 Đồ án tốt nghiệp  Chỉ tiêu độ mặn đối với nước thải chế biến nước mắm cao, vượt chuẩn cho phép từ 2 - 4 lần.  Hàm lượng coliform tổng rất cao, vượt chuẩn cho phép từ 68 – 78 lần. 3.2. Các vấn đề ô nhiễm từ khí thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát 3.2.1. Nguồn phát sinh Khí thải phát sinh chủ yếu từ các loại nguyên liệu, xác cá cơm, quá trình nung nấu bằng than, củi và từ các phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở Các loại khí thải bao gồm NH3, CO2, NOx, SO2, H2S Các chất khí này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt mùi hôi là một vấn đề rất đáng quan tâm tại các cơ sở chế biến phát sinh từ công đoạn phơi nước bổi (là nước cốt từ cá chảy ra ), từ quá trình phân hủy của nước thải chế biến và của xác cá thải ra. Theo ý kiến các hộ dân sống gần các cơ sở chế biến nước mắm gây ô nhiễm thì mùi hôi từ quá trình chế biến cũng như do sự phân hủy nước thải chưa qua xử lý có thể khiến cơ thể mệt mỏi, gây buồn ... môi trường. Giải pháp đề xuất bao gồm: 4.4.1. Nâng cao nhận thức của người dân Thực tế khảo sát cho thấy, người dân nhận biết được vấn đề môi trường ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì thế, các ban ngành đoàn thể trong phường Xuân Đài như Đoàn Thanh Niên, Uỷ ban nhân dân phường – Phòng Tài Nguyên và Môi trường cần kết hợp cùng với Sở Văn hoá Thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo Dục, Hội Phụ nữ... của tỉnh Phú Yên để phổ cập các kiến thức bảo vệ môi trường cho người dân cũng như các chủ cơ sở sản xuất bằng các hình thức:  Tổ chức các chương trình văn nghệ kết hợp với việc tuyên tuyền, tập huấn, hội thảo nhằm phổ biến các kiến thức về môi trường; các tác hại của nước thải, khí thải, chất thải rắn đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng dân cư.  Thông tin đến các chủ cơ sở các phương hướng giảm thiểu ô nhiễm cần áp dụng.  Tích cực tuyên truyền qua chương trình phát thanh của xã , tờ rơi, quảng cáo, các loại báo nói, báo hình, tổ chức đội tuyên truyền cổ động, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường, có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán) để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức môi trường. 4.4.2. Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề  Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm.  Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng. 81 Đồ án tốt nghiệp  Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phố định kỳ;)  Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải.  Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm Muốn có được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng thì một trong những điều quan trọng là cần thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như những bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, hàng năm cần phải có bộ phận chuyên trách tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân về những điều đã làm được và chưa làm được về việc cải thiện, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất. Qua thực tế, mỗi năm cần tiến hành tổng kết lại toàn bộ các chương trình hoạt động và có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm quy chế, đồng thời có những bài học kinh nghiệm nghiêm túc cho năm sau. Những người chịu trách nhiệm nếu hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tùy theo mức độ cũng nên có hình thức xử lý phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm. 82 Đồ án tốt nghiệp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận Sau thời gian khảo sát hiện trạng môi trường tại làng nghề nước mắm Gành Đỏ, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên có thể rút ra một số kết luận như sau:  Chất lượng nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát bị ô nhiễm, vượt ngưỡng nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, độ mặn và các vi sinh vật gây bệnh.  Khí thải bên trong các cơ sở chế biến khá ô nhiễm và môi trường không khí xung quanh có mùi khó chịu.  Bên cạnh đó, hơn một phần ba các cơ sở sản xuất hầu như chưa quan tâm đến việc phân loại và thu gom chất thải rắn tại nguồn mà thải trực tiếp ra sông, kênh, mương...gây mất cảm quan môi trường xung quanh. Các cơ sở thu gom rác thải thì cũng chưa đáp ứng đúng quy trình vệ sinh do thu gom 2 ngày/lần và bằng phương tiện không chuyên dụng.  Vấn đề môi trường trong sản xuất và sinh hoạt chưa được xem trọng.  Kiến nghị . Đối với cơ quan quản lý cấp huyện, tỉnh Để phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, tỉnh Phú Yên cần có chính sách quan tâm tới vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn bằng cách đầu tư thêm xe thu gom, xe ép rác và xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các huyện thị nhằm đảm bảo chất thải rắn sinh ra được xử lý hoàn toàn. Đối với chất thải rắn nguy hại cần phải có những phương pháp xử lý cụ thể cho từng loại. Chính quyền địa phương cần có biện pháp di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng như các làng nghề thủ công ra xa các khu vực kênh rạch trên địa bàn tỉnh; những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nằm xen trong khu dân cư cần phải di dời vào các khu công nghiệp (KCN). 83 Đồ án tốt nghiệp Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống giám sát chất lượng môi trường, xây dựng mạng lưới thu thập số liệu và quản lý thông tin môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư chiều sâu, đầu tư hiệu quả (đầu tư mới toàn phần hoặc chỉ từng phần) với mục tiêu tạo ra sản phẩm đảm bảo đáp ứng được thị trường, bảo vệ môi trường, nhất là các sản phẩm hàng xuất khẩu. . Đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công: Cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng trạm xử lý nước thải, khí thải. Tại những cơ sở sản xuất nên tự có ý thức trong việc phân loại chất thải tại nguồn, điều này giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm được một khoản ngân sách Nhà nước trong xử lý chất thải rắn. Nếu có điều kiện về kinh tế mỗi cơ sở nên trang bị thiết bị xử lý chất thải nguy hại phù hợp với từng loại chất thải. Các cơ sở sản xuất nên áp dụng quy trình ”sản xuất sạch hơn” (SXSH) vào sản xuất. Vì SXSH sẽ tiết kiệm được chi phí so với biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Bằng cách giảm đến mức tối thiểu chất thải tạo ra từ quy trình sản xuất sẽ giảm được chi phí xử lý và thải bỏ chất thải góp phần bảo vệ môi trường. Việc tăng hiệu quả của quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tốt hơn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn về mặt kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh. 84 Đồ án tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Giáo trình sản xuất sạch hơn (Cleaner Production) 2008, Trường ĐH Khoa Học Huế. 2. Lâm Vĩnh Sơn. Bài giảng Kỹ Thuật xử lý khí thải, Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM. 3. Nguyễn Văn Phước (2010). Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 4. Đặng Kim Chi (2005). Làng nghề Việt Nam và Môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. 5. Đặng Kim Chi (2005). Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Hà Nội. 6. Đào Ngọc Phong (2003). Báo cáo khoa học: “Ảnh hưởng của sản xuất nghề tới sức khỏe cộng đồng làng nghề”, Hà Nội. 7. Micheael Digregorio, Đặng Thị Sy, Đặng Kim Chi và các cộng sự. Môi trường và phát triển tại các làng nghề thủ công. 8. Báo cáo môi trường quốc gia (2008) – Môi trường làng nghề Việt Nam. 9. Võ Thị Trúc Linh, Đinh Hoài Phương (2009). Nước mắm cá cơm, Đồ án, Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn, Tp.Hồ Chí Minh. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên (2014) Website: 11. Thư viện trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, 12. Wedsite Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 85 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC A QCVN 40:2011/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 1 Đồ án tốt nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 40:2011/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP National Technical Regulation on Indus trial Wastewater HÀ NỘI - 2011 2 Đồ án tốt nghiệp QCVN 40: 2011/BTNMT Lời nói đầu QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3 Đồ án tốt nghiệp QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP National Technical Regulation on Industrial Wastewater 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận n ước thải. 1.2. Đối tượng áp dụng 1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải. 1.2.2. Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng. 1.2.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung. 1.3. Giải thích thuật ngữ Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung l à cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp. 4 Đồ án tốt nghiệp 1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải 2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau: Cmax = C x Kq x Kf Trong đó: Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải. C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1 ; Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ; Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải; 2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β. 5 Đồ án tốt nghiệp 2.1.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B Bảng 1. 2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 Nhiệt độ oC 40 40 2 Màu Pt/Co 50 150 3 Ph - 6 đến 9 5,5 đến 9 4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 5 COD mg/l 75 150 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 7 Asen mg/l 0,05 0,1 8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 9 Chì mg/l 0,1 0,5 10 Cadimi mg/l 0,05 0,1 11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 12 Crom (III) mg/l 0,2 1 13 Đồng mg/l 2 2 14 Kẽm mg/l 3 3 6 Đồ án tốt nghiệp 15 Niken mg/l 0,2 0,5 16 Mangan mg/l 0,5 1 17 Sắt mg/l 1 5 18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1 19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5 20 Tổng dầu mỡ khoán g mg/l 5 10 21 Sunfua mg/l 0,2 0,5 22 Florua mg/l 5 10 23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 24 Tổng nitơ mg/l 20 40 25 Tổng phốt pho (tính theo mg/l 4 6 P ) 26 Clorua mg/l 500 1000 (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ) 27 Clo dư mg/l 1 2 28 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,05 0,1 thực vật clo hữu cơ 29 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,3 1 thực vật phốt pho hữu cơ 30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01 31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000 7 Đồ án tốt nghiệp 32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải. 2.3. Hệ số nguồn tiếp nhận n ước thải Kq 2.3.1.Hệ số Kq ứng với l ưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Hệ số Kq ứng với l ưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận n ước thải Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận n ước Hệ số Kq thải (Q) Đơn vị tính: mét khối/giây (m 3/s) Q £ 50 0,9 50 < Q £ 200 1 200 < Q £ 500 1,1 Q > 500 1,2 Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). 8 Đồ án tốt nghiệp 2.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Hệ số Kq ứng vớidung tích của nguồn tiếp nhận nước thải Dung tích nguồn tiếp nhận n ước thải (V) Hệ số Kq Đơn vị tính: mét khối (m 3) V ≤ 10 x 106 0,6 10 x 106 < V ≤ 100 x 106 0,8 V > 100 x 106 1,0 V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). 2.3.3. Khi nguồn tiếpnhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng Kết quả = 0,6. 2.3.4. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển. Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao v à giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1. Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng Kq = 1,3. 2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 d ưới đây: 9 Đồ án tốt nghiệp Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf Lưu lượng nguồn thải (F ) Hệ số Kf Đơn vị tính: mét khối/ng ày đêm (m3/24h) F ≤ 50 1,2 50 < F ≤ 500 1,1 500 < F ≤ 5.000 1,0 F > 5.000 0,9 Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường. 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC Đ ỊNH 3.1. Lấy mẫu để xác định chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia sau đây : - TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; - TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. 3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số kiểm soát ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế sau đây: - TCVN 4557:1988 Chất lượng nước - Phương pháp xác định nhiệt độ; 10 Đồ án tốt nghiệp - TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH ; - TCVN 6185:2008 - Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định màu sắc; - TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea ; - TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho m ẫu không pha loãng; - TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD) ; - TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh; - TCVN 6626:2000 Chất lượng nước - Xác định asen - Phương pháp đo ph ổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydro); - TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) Chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân; - TCVN 6193:1996 Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa; - TCVN 6222:2008 Chất lượng nước - Xác định crom - Phương pháp đo ph ổ hấp thụ nguyên tử; - TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp trắc quang dùng 1,5 – diphenylcacbazid ; 11 Đồ án tốt nghiệp - TCVN 6002:1995 Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang dùng formaldoxim; - TCVN 6177:1996 Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10- phenantrolin; - TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) Chất lượng nước- Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng ( ICP-OES) ; - TCVN 6181:1996 (ISO 6703 -1:1984) Chất lượng nước - Xác định xianua tổng; - TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304 -1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitr it, phosphat và sunphat hòa tan; - TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990) Chất lượng nước - Xác định chỉ số phenol - Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất; - TCVN 6199-1:1995 (ISO 8165/1:1992) Chất lượng nước- Xác định các phenol đơn hoá trị lựa chọn. Phần 1: Phương pháp sắc ký khí sau khi làm giàu bằng chiết; - TCVN 5070:1995 Chất lượng nước - Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; - TCVN 7875:2008 Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại; - TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước-Xác định sunfua hoà tan- Phương pháp đo quang dùng metylen xanh ; - TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ; - TCVN 6620:2000 Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp điện thế; 12 Đồ án tốt nghiệp - TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi kh ử bằng hợp kim Devarda; - TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước - Xác định phôt pho - Phương pháp đo ph ổ dùng amoni molipdat ; - TCVN 8775:2011 Chất lượng nước - Xác định coliform tổng số - Kỹ thuật màng lọc; - TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc màng; - TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308 -2:1990(E)) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định. Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất); - TCVN 6225-3:2011 (ISO 7393-3:1990) Chất lượng nước - Xác định clo tự do và clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số ; - TCVN 7876:2008 Nước – Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ - Phương pháp sắc ký khí chiết lỏng-lỏng; - TCVN 8062:2009 Xác định hợp chất phospho hữu cơ bằng sắc ký khí - Kỹ thuật cột mao quản; - TCVN 6053:2011 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn - Phương pháp nguồn dày; - TCVN 6219:2011 Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn. 3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở 13 Đồ án tốt nghiệp mục 3.2. v à các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mới ban hành nhưng chưa được viện dẫn trong quy chuẩn này. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT- BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 4.2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố mục đích sử dụng nguồn nước và Hệ số Kq trong quy hoạch sử dụng nguồn nước và phân vùng tiếp nhận nước thải. 4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nước thải công nghiệp và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận để lựa chọn các thông số ô nhiễm đặc trưng và giá trị cơ bản (giá trị C) quy định tại Bảng 1 trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. 4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới. 14 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC B CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 19: 2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts HÀ NỘI - 2009 15 Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu QCVN 19:2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT- BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 16 Đồ án tốt nghiệp QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ vào môi trường không khí. Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng. 1.3. Giải thích thuật ngữ Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. 1.3.2. Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 m, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)]. 1.3.3. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân. 17 Đồ án tốt nghiệp 1.3.4. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. 1.3.5. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí. 1.3.6. P (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau: Cmax = C x Kp x Kv Trong đó: - Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3); - C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2; - Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3; - Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4. 2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây: Bảng 1 - Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp Nồng độ C (mg/Nm3) TT Thông số A B 1 Bụi tổng 400 200 18 Đồ án tốt nghiệp 2 Bụi chứa silic 50 50 3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50 4 Antimon và hợp chất, tính theo Sb 20 10 5 Asen và các hợp chất, tính theo As 20 10 6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd 20 5 7 Chì và hợp chất, tính theo Pb 10 5 8 Cacbon oxit, CO 1000 1000 9 Clo 32 10 10 Đồng và hợp chất, tính theo Cu 20 10 11 Kẽm và hợp chất, tính theo Zn 30 30 12 Axit clohydric, HCl 200 50 13 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính 50 20 theo HF 14 Hydro sunphua, H2S 7,5 7,5 15 Lưu huỳnh đioxit, SO2 1500 500 16 Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) 1000 850 17 Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính 2000 1000 theo NO2 18 Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 100 50 19 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 1000 500 Trong đó: - Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014; 19 Đồ án tốt nghiệp - Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với: + Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007; + Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. 2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp Lưu lượng nguồn thải (m3/h) Hệ số Kp P ≤ 20.000 1 20.000 < P ≤ 100.000 0,9 P>100.000 0,8 2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv Phân vùng, khu vực Hệ số Kv Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất công Loại 1 0,6 nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km. Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại Loại 2 0,8 thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng 20 Đồ án tốt nghiệp cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km. Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 Loại 3 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh 1,0 doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) . Loại 4 Nông thôn 1,2 Loại 5 Nông thôn miền núi 1,4 Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng; (4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất; (5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải. 21 Đồ án tốt nghiệp 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 3.1. Phương pháp xác định nồng độ bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây: - TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công; - TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion; - TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin; - TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải; - TCVN 7243:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit flohydric (HF) trong khí thải; - TCVN 7244:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCl) trong khí thải; 3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005 về Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 22 Đồ án tốt nghiệp 4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này. 4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới. 23 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ Hình 1: Cơ sở chế biến nước mắm Bà Mười Hình 2: Nước mắm đóng chai tại cơ sở Tân Lập 24 Đồ án tốt nghiệp Hình 3: Quầy bán nước mắm tại cơ sở Xuân Phú Hình 4: Nguồn nước bị ô nhiễm bởi rác sinh hoạt và nước thải sản xuất 25 Đồ án tốt nghiệp Hình 5: Đồi đốt rác thải. 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_moi_truong_lang_nghe_nuoc_mam_ganh.pdf
Tài liệu liên quan