Đồ án Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12, Tp. HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP. HCM Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : GS.TS HOÀNG HƯNG Sinh viên thực hiện :ĐỖ LÂM DUY AN MSSV: 1411090001 Lớp: 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN - - - - -  - - - - - Em xin cam đoan: Khóa luận tốt ngh

pdf157 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12, Tp. HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp này là kết quả nghiên cứu,học hỏi , khảo sát của em dưới sự hướng dẫn của GS.TS Hoàng Hưng, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào. Quá trình khảo sát được diễn ra tháng 11-2017 và khảo sát tiếp tục, thu thập số liệu từ tháng 6,7-2018 .Các số liệu được sử dụng trong khóa luận để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét và đề xuất là số liệu thực tế, những thông tin đều có nguồn từ các công ty và khu vực liên quan. Ngoài ra, em cũng sử dụng một số văn ý nhận xét,đánh giá,nhận định của các tác giả từ các nguồn khác nhau và được ghi trong tài liệu tham khảo. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. Hồ Chí Minh ,ngày 30 tháng 07 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Lâm Duy An LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến thầy PGS.TS Hoàng Hưng – giảng viên viện Khoa Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn quý nhà trường ,nơi em theo học và rèn luyện suốt 4 năm qua đã tạo môi trường để học tập và trau dồi kiến thức Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Viện Khoa Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM , đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ, nâng đỡ em trong suốt quá trình học tập 4 năm , động viên và khuyến khích để em hoàn thành luận văn . Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo, ủy ban nhân dân phường Tân Thới Hiệp Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn tổ trưởng các khu phố và các hộ gia đình trên địa bàn phường Tân Thới Hiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin vô cùng biết ơn ông bà ,cha mẹ đã luôn ủng hộ tạo mọi điều kiện cho con được tập trung học tập cũng như động viên tinh thần và hết lòng hỗ trợ để con hoàn thành việc học tập ở trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trên tinh thần cố gắng của bản thân và sự vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh nhất. Song, do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Tp.Hồ Chí Minh , ngày 30 tháng 07 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Lâm Duy An MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... i DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... iv TÓM TẮT .................................................................................................................. v LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5 1.1. Tổng quan về chất thải rắn ................................................................................ 5 1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 5 ❖ Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................... 5 ❖ Thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn ......................... 5 ❖ Phân loại chất thải rắn tại nguồn: ........................................................ 5 1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ..................................................................... 6 1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 6 Bảng 1.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân .............................................. 6 1.4. Tính chất chất thải rắn ....................................................................................... 7 1.4.1. Tính chất vật lý .................................................................................... 7 1.4.2. Tính chất hóa học ................................................................................ 8 Bảng 1.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 8 1.4.3. Tính chất sinh học [12] ........................................................................ 9 1.5. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn ................................................................. 10 1.6. Phương pháp xử lý chất thải rắn ..................................................................... 11 1.6.1. Phương pháp cơ học [6] .................................................................... 11 1.6.2 Phương pháp nhiệt [6] ....................................................................... 11 1.6.3. Phương pháp chuyển hóa sinh học và hóa học [6] ............................ 12 1.7. Vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra ...................................................... 13 1.7.1. Đối với môi trường nước ................................................................... 13 1.7.2. Đối với môi trường đất ...................................................................... 14 1.7.3. Đối với môi trường không khí ........................................................... 14 1.7.4. Ảnh hưởng đến con người, cảnh quan và sức khỏe ........................... 14 1.8. Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn ................................................... 15 1.8.1. Khái niệm về quản lý chất thải rắn .................................................... 15 1.8.2. Quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 15 Hiện trạng hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM .......................................................................................................... 16 ❖ Hệ thống thu gom, vận chuyển ....................................................................... 16 ❖ Tình hình phân loại rác .................................................................................... 18 1.9. Tổng quan về chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 19 1.9.1. Mục tiêu [21] ..................................................................................... 19 1.9.2. Nội dung thực hiện [21] .................................................................... 20 1.9.3. Tổ chức hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sau khi phân loại ................................................................................................... 21 1.9.3. Phân công thực hiện [21] ................................................................... 23 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 .......................................................... 25 2.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 25 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 25 Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh .................. 26 2.1.3. Thủy văn ............................................................................................ 27 2.1.4. Khí hậu [4] ......................................................................................... 27 2.2 Điều kiện kinh tế [15]...................................................................................... 27 2.2.1. Công nghiệp – xây dựng [15] ............................................................ 28 2.2.2. Nông nghiệp [18] ............................................................................... 28 2.2.3. Thương mại – dịch vụ [15] ................................................................ 29 2.2.4. Mạng lưới giao thông [15] ................................................................. 29 2.3 Điều kiện xã hội .............................................................................................. 30 2.3.1. Dân số - lao động [15] ....................................................................... 30 2.3.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................... 31 2.4 Tổng quan về chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại địa bàn Quận 12 ..................................................................................................................... 32 2.4.1 Mục tiêu ................................................................................................. 33 2.4.2 Nội dung thực hiện ................................................................................ 33 Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 .................................................. 34 2.4.3 Tổ chức thực hiện .............................................................................. 34 2.4.4 Phân công thực hiện .......................................................................... 34 2.4.5. Hiện trạng thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 ..................................................................................... 36 2.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ........................................ 37 2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 37 2.5.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 44 3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 44 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết .................................... 44 3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 44 3.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................... 45 3.1.4. Phương pháp xã hội học .................................................................... 45 ❖ Đối với các hộ gia đình ................................................................................... 45 ❖ Đối với nhân viên thu gom .............................................................................. 46 ❖ Đối với cán bộ quản lý chương trình ............................................................... 46 ❖ Phỏng vấn trực tiếp ......................................................................................... 46 ❖ Phát phiếu điều tra ........................................................................................... 46 3.1.5. Phương pháp định tính, định lượng ................................................... 47 Bảng 2.1 Số lương mẫu xác định thành phần ,khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình .................................................................. 47 3.1.6 Phương pháp xác định nguyên nhân và hệ quả - CED (Cause & Effect Diagram) ................................................................................................ 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 49 4.1. Nội dung chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 ......................................................................................................................... 49 4.1.1. Mục tiêu ............................................................................................. 49 4.1.2. Nội dung thực hiện ............................................................................ 49 4.1.3. Tổ chức thực hiện .............................................................................. 50 4.1.4. Phân công thực hiện .......................................................................... 50 4.2. Khảo sát hiện trạng phát sinh chât thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 ............................................................ 52 4.2.1. Nguồn phát sinh CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 ...................................................................................... 52 4.2.2. Khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 ........................................................... 53 Bảng 4.1Tổng khối lượng và tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12........................ 54 Bảng 4.2 Khối lương CTRSH phát sinh trung bình tại các hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 ...................................... 56 ❖ Đối tượng hộ gia đình mặt tiền .......................................................... 57 ❖ Đối tượng hộ gia đình trong hẻm ...................................................... 57 ❖ Đối tượng hộ gia đình trong dãy phòng trọ ....................................... 57 Sơ đồ 4.3. Tỷ lệ % các hộ gia đình thực hiện công tác phân loại CTRSH khi tham gia chương trình .............................................................................................. 58 4.3 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn quận 12 ............................................................. 59 4.3.1. Hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12 giai đoạn năm 2017- 2018 ..................... 59 ❖ Túi ................................................................................................................... 60 ❖ Thùng chứa chất thải ....................................................................................... 60 4.4. Kết quả điều tra nhận thức, ý thức tham gia thực hiện chương trình thí điểm phân loại phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12 giai đoạn năm ........... 63 4.4.1. Đối với các hộ gia đình tham gia ....................................................... 63 Bảng 4.3 Thống kê đặt điểm các đối tượng cần được phỏng vấn ............................. 64 Sơ đồ 4.4. Mức độ hiểu biết của hộ gia đình về chương trình PLRTN .................... 65 Sơ đồ 4.5. Đánh giá của hộ gia đình về khả năng thực hiện chương trình PLRTN và những khó khăn gặp phải khi tham gia chương trình ..................................... 67 Sơ đồ 4.6. Mức độ hài lòng của các hộ gia đình đối với nhân viên thu gom về khả năng thực hiện công tác thu gom trong quá trình tham gia chương trình ....... 68 ❖ Công tác thu gom ............................................................................................ 68 ❖ Thái độ của nhân viên thu gom ....................................................................... 69 4.4.2 Kết quả điều tra nhận thức và ý thức của nhân viên thu gom tham gia thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 giai đoạn năm 2017 70 4.5. Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12 giai đoạn 2018 ................................................................ 70 4.5.1. Đối với công tác phân loại CTRSH ................................................... 70 ❖ Nhân viên thu gom .......................................................................................... 71 4.5.2. Đối với công tác thu gom CTRSH .................................................... 71 ❖ Nhân viên thu gom .......................................................................................... 72 4.6 Đánh giá nhận thức và ý thức của các đối tượng tham gia Chương ................... 73 ❖ Nhân viên thu gom .......................................................................................... 79 ❖ Cán bộ quản lý ................................................................................................. 73 CHƯƠNG 5 : XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 KHÔNG ĐẠT HIỆU QUẢ ............................................................................................................... 75 5.1 Biện pháp giải quyết về vấn đề tài chính......................................................... 77 5.2 Biện pháp giải quyết về vấn đề nhân lực ......................................................... 77 5.3 Biện pháp giải quyết vấn đề ý thức của người dân, nhân viên thu gom khi tham gia chương trình ..................................................................................... 78 ❖ Nhân viên thu gom .......................................................................................... 79 5.4 Biện pháp giải quyết vấn đề trang thiết bị, dụng cụ thu gom, vận chuyển CTRSH ............................................................................................................ 80 ❖ Hệ thống vận chuyển ....................................................................................... 80 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 81 6.1 Kết luận ........................................................................................................... 81 6.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 84 Tài liệu nước ngoài.................................................................................................... 86 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 87 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân ........................................... 6 Bảng 2.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt ......................................... 8 Bảng 3.1 Số lương mẫu xác định thành phần ,khối lượng CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham gia chương trình ............................................................................ 47 Bảng 4.1Tổng khối lượng và tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 .................................. 54 Bảng 4.2 Khối lương CTRSH phát sinh trung bình tại các hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 ................................................. 56 Bảng 4.3 Thống kê đặt điểm các đối tượng cần được phỏng vấn ........................... 64 i DANH MỤC ĐỒ THỊ Sơ đồ 4.1. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương trình trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 .............................................................. 55 Sơ đồ 4.3. Tỷ lệ % các hộ gia đình thực hiện công tác phân loại CTRSH khi ......... 58 tham gia chương trình ............................................................................................... 58 Sơ đồ 4.4. Mức độ hiểu biết của hộ gia đình về chương trình PLRTN ..................... 65 Sơ đồ 4.5. Đánh giá của hộ gia đình về khả năng thực hiện chương trình PLRTN và những khó khăn gặp phải khi tham gia chương trình ................................................ 67 Sơ đồ 4.6. Mức độ hài lòng của các hộ gia đình đối với nhân viên thu gom về khả năng thực hiện công tác thu gom trong quá trình tham gia chương trình ................. 75 ii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 26 Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 ................................................................... 34 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTR Chất thải rắn PLRTN Phân loại rác tại nguồn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRĐT Chất thải rắn đô thị CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt PLCTRTN Phân loại chất thải rắn tại nguồn HĐND Hội đồng nhân dân MTV Một thành viên QĐ Quyết định QH Quốc hội TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTC Trạm trung chuyển UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường DVCI Dịch vụ Công ích HTX Hợp tác xã iv TÓM TẮT Hiện nay, chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đang được thực hiện ngày càng nhiều và đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi. Tuy nhiên, chương trình vẫn gặp một số khó khăn trong quá trình hoạt động. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12” đã góp phần phân tích những khó khăn, thuận lợi trong gian đoạn thực hiện chương trình trên địa bàn Quận 12. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong gian đoạn thực hiện chương trình để chương trình được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong muốn. Bài tiểu luận này đã sử dụng phương pháp xã hội học để phỏng vấn và điều tra các hộ gia đình, các nhân viên thu gom và cán bộ quản lý về tình hình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và nhận thức của họ về việc tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp định tính, định lượng để xác định khối lượng và thành phần CTRSH tại các hộ gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp CED để đánh giá nguyên nhân chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 không đạt hiệu quả và đề xuất các biện pháp giải quyết các vần đề mà chương trình đang gặp phải. Để khảo sát tình hình phân loại CTRSH tại các hộ gia đình bài tiểu luận này đã nêu lên hiện trạng phát sinh CTRSH tại Quận 12 bao gồm: khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình. Bên cạnh đó còn khảo sát khả năng thực hiện phân loại, ý thức tham gia chương trình của các hộ gia đình. Ngoài ra, các đặc điểm về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH của nhân viên thu gom tham gia chương trình cũng được nêu lên. Từ đó, có thể nhận thấy ưu điểm và hạn chế trong quá trình tham gia chương trình. Đây là cơ sở phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của chương trình và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến chương trình không đạt hiệu quả. v Đề tài đã đề xuất các biện pháp để giải quyết các vấn đề mà chương trình đang mắc phải gồm: giải quyết vấn đề tiền lương cho nhân viên; trang bị thêm thiết bị, dụng cụ thu gom, vận chuyển CTRSH; tuyển dụng thêm nhân viên để thực hiện chương trình; xây dựng hệ thống thu gom hoàn thiện hơn và nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia chuơng trình. Thông qua việc đánh giá hiệu quả chương trình, tiểu luận đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong việc tham gia chương trình cũng như kiến nghị hướng nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện chương trình trong những hướng nghiên cứu tiếp theo. vi Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Rác bị xả bừa bãi, thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng rất lớn đến mĩ quang đô thị, gây ô nhiễm và đặc biệt là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải. Ở Việt Nam trước đây, việc quản lý rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Với số lượng rác ngày càng lớn như hiện nay thì việc xử lý rác bằng cách chôn lấp không còn hiệu quả như mong muốn mà thay vào đó nhà nước ta đã thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) ở một số tỉnh thành. Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm tại một số quận nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ. Rác thải là một tài nguyên quý giá nếu chúng ta biết cách phân loại chúng. Việc sử dụng lại rác vô vơ trong việc tái chế hay sử dụng rác hữu cơ cho việc ủ phân compost cũng đã phần nào giúp ích cho môi trường sống chúng ta xanh- sạch- đẹp, cải thiện phần nào lối sống của người dân về việc phân loại rác. Cho ta thấy được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN cũng như ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.` 1 Đồ án tốt nghiệp Hiện nay, cụ thể nhất là trên địa bàn Quận 12, từ năm 2015 đã và đang thực hiện chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn với quy mô 191 hộ dân. Tuy nhiên trong suốt quá trình thực hiên chương trình cũng gặp một số khó khăn trong việc hướng dẫn, công tác tuyên truyền và việc thực hiện của người dân khi tham gia chương trình còn là một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó quận còn muốn nhân rộng phạm vi, thời gian thực hiện để phần nào nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, nhằm giải quyết những khuất mắc trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12, TP. HCM ” với hy vọng việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt hiệu quả và mang lại ý nghĩa to lớn khi hằng năm có hàng ngàn tấn rác được tận dụng để tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục đích phân tích những khó khăn, thuận lợi trong gian đoạn thực hiện chương trình trên địa bàn Quận 12 . Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong gian đoạn thực hiện chương trình để chương trình được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong muốn. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nói trên, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - Nghiên cứu về “Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12”. + Mục đích thực hiện chương trình. + Ý nghĩa chương trình. + Đối tượng tham gia chương trình. 2 Đồ án tốt nghiệp + Thời gian thực hiện. + Phạm vi thực hiện. - Khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn khi tham gia chương trình trên địa bàn Quận 12. - Khảo sát hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình. - Điều tra, khảo sát nhận thức và ý thức khi tham gia chương trình PLRTN của các đối tượng tham gia chương trình: các hộ gia đình, nhân viên thu gom và cán bộ quản lý chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12. - Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12. - Đề xuất các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12. 4. Đối tượng nghiên cứu - Chương trình PLRTN được thí điểm trên địa bàn Quận 12. 5. Phạm vi nghiên cứu Theo không gian: Tại khu phố 4 (Tổ 10) gồm các hộ dân mặt tiền và trong hẻm tuyến đường Nguyễn Thị Kiểu (đường Hiệp Thành 37 cũ) và khu phố 4A (mộ phần Tổ 9). Số lượng hộ dân: 191 hộ dân (31 hộ mặt tiền, 149 hộ trong hẻm và 11 phòng trọ do người dân tự nguyện hưởng ứng tham gia). - Theo thời gian: 6,7 -2018 Và tháng 11-2017 6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác phân loại, 3 Đồ án tốt nghiệp quản lý CTRSH cho Chương trình Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 để thấy được những hiệu quả hữu ích từ chương trình. Đồng thời có những đánh giá khách quan về chương trình. Bên cạnh đó, các số liệu thống kê từ đề tài sẽ là nguồn tài liệu cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý chương trình PLRTN. -Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề của chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn góp phần cải thiện điều kiện môi trường, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của CTR đến đời sống con người và nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn. Ngoài ra, các đề xuất mang tính khả thi và có thể thực hiện tốt trong công tác quản lý CTRSH không những mang lại lợi ích về kinh tế, giảm thiểu chi phí vận chuyển, xử lý CTRSH mà còn mang ý nghĩa xã hội rất cao góp phần giữ gìn môi trường trong sạch và phát triển bền vững. 4 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...ng tổ chức. - Tùy theo điều kiện địa phương, quận/huyện tổ chức hệ thống thu gom phế liệu bằng hình thức kêu gọi xã hội hóa, không sử dụng ngân sách cho công tác thu gom, xử lý chất thải này. - Chất thải nguy hại trong sinh hoạt của hộ gia đình: được tổ chức thu gom theo chương trình “Tuần lễ thu gom chất thải nguy hại của hộ gia đình” theo Kế hoạch hàng năm của Sở Tài Nguyên và Môi Trường và Uỷ ban nhân dân các quận/huyện. Chất thải nguy hại phát sinh từ các tổ chức, các nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thục hiện phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quản lý chất thải nguy hại. 1.9.3.3. Tiếp nhận xử lý chất thải sau phân loại - Các Đơn vị xử lý bảo đảm tiếp nhận, xử lý riêng biệt từng loại chất thải của Thành phố từ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn. - Chất thải sau phân loại được thu gom, vận chuyển về các Đơn vị xử lý theo điều phối của Sở Tài Nguyên và Môi Trường nhằm đảm bảo chất thải được xử lý theo tính chất của từng loại. 22 Đồ án tốt nghiệp 1.9.3. Phân công thực hiện [21] 1.9.3.1. Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo chí, đài truyền thành – truyền hình - Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố. - Phối hợp với Ban Tuyên giáo định hướng công tác tuyên truyền, đưa nội dung tuyên truyền vào Hội nghị giao ban báo chí định kì hàng quý. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tin bài về công tác bảo vệ môi trường, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố. 1.9.3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường - Là cơ quan trực thuộc, điều phối hoạt động chung của kế hoạc này, theo dõi tiến độ, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, thực hiện tổng hợp và báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến triển khai phân loại CTRSH tại nguồn. - Chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn quận/huyện về phân loại CTRSH tại nguồn; phối hợp với Sở Tài chính góp ý chuyên ngành về nội dung Đề án phân loại CTRSH tại nguồn của các quận/huyện. - Ban hành hướng dẫn kiểm tra, giám sát chương trình phân loại CTRSH tại nguồn. - Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận/huyện. 1.9.3.3. Sở Tài chính – Kế hoạch - Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, phê duyệt đề án, dự toán kinh phí thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn của các quận/huyện. 23 Đồ án tốt nghiệp 1.9.3.4. Các Sở, ngành liên quan - Đề nghị các đơn vị hỗ trợ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường. Ủy ban nhân dân các quận/huyện thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình. 1.9.3.5. Ủy ban nhân dân các quận/huyện - Ủy ban nhân dân các quận/huyện chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển đảm bảo thu gom riêng 02 loại chất thải sau khi phân loại. Ủy ban nhân dân các quận/huyện yêu cầu các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận/huyện cân đối các phương tiện vận chuyển hiện có hoặc đầu tư thêm để đảm bảo vận chuyển riêng 01 loại chất thải sau khi phân loại đến các Khu xử lý theo điều phối của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Quản lý tốt lực lượng thu gom dân lập trên địa bàn quận/huyện; vận động, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của lực lượng thu gom dân lập đối với các quy định về thu gom CTRS sau khi phân loại; phổ biến đến lực lượng thu gom này phối hợp cùng với chính quyền địa phương ghi nhận, theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình của chủ nguồn thải. 24 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Quận 12 nằm ở tọa độ: - 10° 51′ 43″ Vĩ Bắc - 106° 39′ 32″ Kinh độ Đông Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, hiện nay có 66.417 hộ với 405.377 người gấp 3 lần so với thời điểm thành lập quận (117.253 người), trong đó dân nhập cư chiếm tỉ lệ 51,03%. Trên địa bàn quận có nhiều mục tiêu quan trọng về kinh tế, chính trị của thành phố như Đài phát thanh Quán Tre, công viên phần mềm Quang Trung, trạm biến điện, các khu công nghiệp,... Quận 12 nằm phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức. Phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh. Phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm – Hóc Môn. Ngày 01/01/2007, Quận đã thành lập thêm phường Tân Hưng Thuận (theo Nghị định 143/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chỉnh phủ) nâng tổng số đơn vị hành chính trên địa bàn quận 12 là 11 phường như sau: Phường Đông Hưng Thuận; Phường Tân Chánh Hiệp; Phường Tân Thới Hiệp; Phường Tân Thới Nhất; Phường Tân Hưng Thuận; Phường Hiệp Thành; Phường Thới An; Phường Trung Mỹ Tây; Phường An Phú Đông; Phường Thạnh Lộc; Phường Thạnh Xuân. 25 Đồ án tốt nghiệp Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2. Đặc điểm địa hình Toàn Quận được chia làm 2 vùng địa hình - địa chất chính, do có những đặc trưng cơ bản khác biệt nhau: - Vùng đất phía Tây Rạch Bến Cát gồm các phường Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp và một phần của phường Thới An): Địa hình dốc thoải từ Tây Bắc về phía Đông Nam, độ dốc nền trung bình 0,38%, cao độ thay đổi từ 13,5m xuống đến 2,0m. Địa hình dạng gò triều, gãy khúc, hướng độ dốc phức tạp. Nền đất chịu lực rất tốt và có nhiều thuận lợi cho việc san nền. - Vùng đất phẳng thấp - phía Đông Rạch Bến Cát và dọc theo Kênh Tham Lương gồm các Phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông và một phần phường Thới An): Địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt. Cao độ thay đổi từ 0,0m đến dưới 2,0m. Quận 12 có dải đất cao dốc thoải có độ cao nền trung bình từ 13,5m xuống 2,0m thuận lợi cho làm địa bàn cư trú, phân bố dân cư, xây dựng và phân bố các cơ sở sản xuất, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị và đô thị hóa. 26 Đồ án tốt nghiệp Còn vùng đất phẳng thấp 0,0m đến dưới 2,0m về việc thoát nước, nhất là vào những ngày triều cường ngập khó khăn cho giao thông, cư trú và xây dựng các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện cho các dịch bệnh lây lan nhanh chóng. 2.1.3. Thủy văn Kênh rạch Quận 12 chịu ảnh hưởng thủy triều trên sông Sài Gòn qua rạch Tra và rạch Bến Cát. Sông Sài Gòn đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu bình quân từ 10 – 15m, lưu lượng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s). Mực nước cao từ 1,32m phía Đông lên đến 3,3m phía Tây. Về mùa mưa lượng nước cao thuận lợi cho việc tưới tiêu, cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt – sản xuất của người dân nhưng cũng gặp một số khó khăn như lúc mưa to thường gây ngập úng cục bộ ở những nơi đường thấp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn quận. 2.1.4. Khí hậu [4] Khí hậu nằm trong miền khí hậu phía Nam, nên mang đặc trưng chung của khí hậu vùng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 đến tháng 11. Không khí có độ ẩm cao. Mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Không khí khô ráo. Nhiệt độ trung bình cả năm là 28,4℃, độ ẩm trung bình 72%, lượng mưa trung bình cả năm là 1.760,6mm và gió thịnh hành trong mùa khô là Đông Nam chiếm 30 – 40%; thịnh hành trong mùa mưa là Tây Nam chiếm 66%, tốc độ gió trung bình 2 - 3m/giây. 2.2 Điều kiện kinh tế [15] UBND quận xác định phát triển về cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỉ trọng của dịch vụ đạt 68,54%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 20,44%. Thu ngân sách cả nhiệm kỳ trên 27 Đồ án tốt nghiệp 4.700 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế của Quận 12 đạt mức tăng trưởng bình quân 20%, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch. 2.2.1. Công nghiệp – xây dựng [15] Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp của quận bình quân đạt hơn 14%/năm. Tổ chức 18 đợt gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận với trên 2.920 lượt doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên địa bàn. Tổ chức Hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ về vốn (năm 2013: có 41 doanh nghiệp ký kết với 06 ngân hàng với số vốn được cho vay là 583.5 tỷ đồng; năm 2014 có 38 doanh nghiệp ký kết với 07 ngân hàng với số vốn được cho vay là 358.39 tỷ đồng). Quận đã khởi công 04 tuyến đường trong năm 2017, xây dựng thay thế hoàn thành 07 cầu yếu trên địa bàn quận; phê duyệt 09 công trình đường giao thông. 2.2.2. Nông nghiệp [18] Đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản. Hiện, diện tích đất nông nghiệp của quận năm 2017 là 1.181,88 ha chiếm 22,41% diện tích đất tự nhiên. Năm 2017, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 62 tỷ giảm 0,7% so với năm 2016, trong đó trồng trọt chiếm 22,4%, chăn nuôi 72,7%. thủy sản 0,97%... Diện tích gieo trồng hàng năm 1.165.33ha, trong đó diện tích trồng rau đậu 818 ha, đồng cỏ 52 ha, hoa cây kiểng 154 ha. Đàn bò sữa có 8.380 con, heo 8.687 con. 28 Đồ án tốt nghiệp 2.2.3. Thương mại – dịch vụ [15] Theo thống kê, quận có 1.241 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổng giá trị sản phẩm đạt 432.5 tỉ đồng, đạt 88% chỉ tiêu đề ra. Tổng thu ngân sách 11 tỷ 646 triệu đồng, đạt 82,22% chỉ tiêu. Trên địa bàn quận có 100/190 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 01 sao trở lên, 11 chợ, 13 siêu thị và 11 trung tâm thương mại. Quận đã tổ chức thành công việc di dời và sắp xếp 536 tiểu thương chợ Cầu và chợ Bàu Nai vào kinh doanh tại chợ An Sương. Đưa chợ An Sương chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 20/11/2011. Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”gắn với Chương trình “bình ổn thị trường, địa bàn quận đã có 18 hộ cá thể, 02 siêu thị và 07 cửa hàng tiện ích bán hàng lương thực thực phẩm; 54 điểm bán thuốc tây tham gia thực hiện. Thành lập mới 02 cửa hàng liên kết phụ nữ để bán hàng bình ổn trên địa bàn Quận 12. 2.2.4. Mạng lưới giao thông [15] Quận 12 có hệ thống đường bộ với Quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là Quốc lộ 1A), các Tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày. Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, Đường Trường Chinh, đại lộ nối từ quận Tân Bình, xuyên qua Quận 12 đến tận cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng đến 10 làn xe. Rất nhiều trung tâm mua sắm sầm uất, các khu cao ốc, căn hộ cao cấp cũng nhanh chóng hình thành dọc theo đại lộ này làm cho các khu dân cư của Quận 12 nhanh chóng hình thành và rộng mở. 29 Đồ án tốt nghiệp 2.3 Điều kiện xã hội 2.3.1. Dân số - lao động [15] 2.3.1.1 Dân số Hiện nay quận có 66.417 hộ với 405.377 người gấp 3 lần so với thời điểm thành lập quận (117.253 người), trong đó dân nhập cư chiếm tỉ lệ 51,03%. Đối với công tác giảm hộ nghèo, tăng hộ khá: Kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2014 - 2015 của 11 phường, tổng số hộ nghèo chuẩn thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống ở quận là 4.296 hộ/17.601 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 3,9%/tổng hộ dân ở quận. Tổng số hộ cận nghèo (thu nhập trên 16 đến 21 triệu đồng/người/năm) theo chuẩn cận nghèo giai đoạn 2014 - 2015 là 1.672 hộ/7.435 nhân khẩu, tỷ lệ 1,51%/tổng hộ dân ở quận. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ quận cố gắng phấn đấu chăm lo tốt cho các hộ gia đình chính sách, dân nghèo; phấn đấu đạt chỉ tiêu xóa cơ bản không còn hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/người/năm. 2.3.1.2 Lao động Thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Quận đã đào tạo nghề cho 20.647/18.000 lao động, đạt 114,7%, giải quyết việc làm được 21.244/17.500 lao động, đạt tỷ lệ 121,39%, lao động đã qua đào tạo là 11.700/10.500 lao động. 2.3.1.3. Giáo dục [15] Các chỉ tiêu cơ bản về giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV (2010-21015) cơ bản đều đạt và vượt tiêu chuẩn.Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, mở rộng. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt được kết quả tích cực, đến nay quận có 23 trường, 134 nhóm, lớp mầm non ngoài công lập và 02 trường tiểu học dân lập. 30 Đồ án tốt nghiệp 2.3.1.4. Văn hóa [15] Theo thống kê, trên địa bàn Quận 12 hiện có 6 di tích được xếp hạng cấp thành phố, 25 ngôi chùa, 12 tịnh xá, 5 nhà thờ và 3 cụm văn hóa và một số nhà tưởng niệm, nhà truyền thống. Quận đang phấn đấu hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp 02 nhà văn hóa thể thao Tân Chánh Hiệp và Thạnh Lộc để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân. 2.3.1.5. Quốc phòng – an ninh [15] Công an phường đã tham mưu Đảng ủy, UBND cũng cố lại các ban ngành, đoàn thể của Phường và các khu phố cụ thể củng cố 81 tổ dân phố có 81 tổ trưởng và 51 tổ phó. Ban bảo vệ dân phố 1 ban có 1 trưởng ban, 2 phó ban 7 thành viên; cơ cấu 9 tổ bảo vệ dân phòng ở 9 khu phố: 45 thành viên (9 tổ trưởng, 9 tổ phó). Đội dân phòng 10 thành viên; Lực lượng dân quân trật tự 9 đồng chí; Lực lượng dân quân khu phố 150 thành viên đã hoạt động đi vào nề nếp hiệu quả. 2.3.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.3.2.1. Thuận lợi - Quận 12 có ưu thế về mặt địa hình, địa chất, cơ sở hạ tầng tương đối tốt. - Quận có tiềm năng đất đai, vị trí thuận lợi đã thu hút được các nhà đầu tư. - Quận 12 có điều kiện khí hậu ôn hòa, ít thiên tai thuận lợi cho việc định cư sinh sống - hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn quận. - Quận 12 nằm về phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một phần Quốc lộ 1A, quận là ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ nên rất thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp, du lịch và công nghiệp. Đồng thời đây cũng là tiềm năng lớn cho việc vận chuyển hàng hóa sang các khu vực lân cận. 2.3.2.2. Khó khăn - Nằm trong vùng kinh tế, dịch vụ hàng đầu của cả nước, cho nên mức độ cạnh tranh trong phát triển các ngành nghề cũng ngày càng gây áp lực lớn đến phát triển 31 Đồ án tốt nghiệp kinh tế - xã hội, nhất là phát triển các dịch vụ có chất lượng cao. - Nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế còn hạn chế. - Cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận đã được đầu tư xây dụng nhưng hiện tại vẫn chưa đồng bộ và thiếu các công trình phụ trợ, đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện, thu hút dân cư. - Trên địa bàn quận tập trung nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô ngành nghề khác nhau nằm xen trong khu dân cư trên địa bàn quận gây ảnh hưởng đến môi trường sống trong khu vực. Tình trạng nhập cư của người dân cũng tăng đáng kể từ khi hình thành nhiều cơ sở sản xuất. Do đó, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng và cần phải được giải quyết, giám sát chặt chẽ vì có thể ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, vấn đề gia tăng lượng CTRSH cần được quan tâm đặc biệt để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. 2.4 Tổng quan về chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại địa bàn Quận 12 Thực hiện văn bản số 401/UBND-TNMT ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Quận 12 về việc tổ chức thực hiện Phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) trên địa bàn Quận 12. Căn cứ công văn số 3302/TNMT-CTR ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập kế hoạch thực hiện và phương án dự toán kinh phí triển khai mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) của các Quận 1, 3, 5, 12 và Bình Thạnh năm 2016. Căn cứ Kế hoạch số 271/KH-UBND-TNMT ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân Quận 12 về triển khai Chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận gồm các nội dung sau đây: [19] 32 Đồ án tốt nghiệp 2.4.1 Mục tiêu - Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường - Nâng cao hiệu quả tái chế lượng chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost. - Mở rộng và duy trì mô hình PLCTRTN tại địa phương, tận dụng triệt để các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng, góp phần giảm khối lượng rác thải đưa ra bãi chôn lấp. 2.4.2 Nội dung thực hiện 2.4.2.1. Địa điểm tổ chức Chương trình chọn thí điểm tại khu phố 4 (Tổ 10) gồm các hộ dân mặt tiền và trong hẻm tuyến đường Nguyễn Thị Kiểu (đường Hiệp Thành 37 cũ) và khu phố 4A (một phần Tổ 9). Số lượng hộ dân: 191 hộ dân (trong đó có 31 hộ gia đình mặt tiền, 149 hộ gia đình trong hẻm và 11 hộ ở dãy phòng trọ). 2.4.2.2. Đối tượng thực hiện - Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương trình. - Các đơn vị liên quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận, Ủy ban nhân dân phường Tân Thới Hiệp, 2.4.2.3. Thời gian thực hiện chương trình Thời gian thực hiện chương trình: từ ngày 19/01/2015 tại đường Nguyễn Thị Kiều, Kp4A, Tổ 10 và một phần tổ 9. Thời gian lấy rác: Vào lúc 7g30 - 10 giờ hàng ngày để kết hợp thu gom rác chợ. 2.4.2.4. Phương tiện thu gom, vận chuyển - Thiết bị cho công tác thu gom: 02 xe đẩy tay 01 ngăn. - Phương tiện vận chuyển: xe ép rác 7 tấn. 33 Đồ án tốt nghiệp - Lộ trình thu gom: Thực hiện theo văn bản số 174/UBND-TNMT ngày 13/01/2015 của Ủy ban nhân dân Quận 12. Theo đó, rác sau phân loại được thu gom bằng 02 thùng xe đẩy tay (01 thùng xe rác thực phẩm và 01 thùng xe rác còn lại). Thùng xe rác thực phẩm vận chuyển đến xe ép rác 07 tấn để kết hợp thu gom rác chợ vận chuyển về Nhà máy xử lý Tâm Sinh Nghĩa (Hoặc Vietstar). Thùng xe rác còn lại vận chuyển về bô rác Tân Thới Hiệp để vận chuyển về khu xử lý Tây Bắc- Củ Chi. Vận Vận chuyển chuyển Rác chợ Nhà máy xử lý Kết hợp Tâm Sinh Nghĩa Hộ gia Thu gom Xe đẩy thu gom đình tay Bô rác Tân Khu xử lý Vận Thới Hiệp Vận Tây Bắc – chuyển chuyển Củ Chi Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 12) 2.4.3 Tổ chức thực hiện - Công tác tập huấn, tuyên truyền: tổ chức 01 lớp tập huấn cho lực lượng nòng cốt, CBCC, chủ nguồn thải. - Công tác đầu tư, cấp phát thiết bị: dự kiến cấp phát, thay mới các thùng rác, túi chứa rác các loại tại địa phương thực hiện chương trình. - Nguồn kinh phí thực hiện: Tạm ứng nguồn ngân sách quận. 2.4.4 Phân công thực hiện 2.4.4.1. Phòng Tài nguyên và Môi trường - Hướng dẫn, cung cấp tài liệu tuyên truyền Chương trình thí điểm PLCTRTN đến các đối tượng tham gia chương trình. - Chủ trì triển khai các nội dung của kế hoạch đến các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện PLCTRTN trên địa bàn quận. - Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho các đơn vị liên quan tham gia chương 34 Đồ án tốt nghiệp trình. - Tham mưu UBND quận tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình thí điểm PLCTRTN tại phường Tân Thới Hiệp, dự kiến tổ chức trong tháng 12/2016. - Kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác triển khai thực hiện của UBND phường Tân Thới Hiệp trong quá trình tham gia chương trình. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại Chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Quận cho Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố theo yêu cầu. 2.4.4.2. Phòng Tài chính – Kế hoạch - Tham mưu UBND quận kinh phí thực hiện nội dung kế hoạch đề ra. 2.4.4.3. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận - Thực hiện công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn của chủ nguồn thải sau khi phân loại theo Chương trình thí điểm PLCTRTN và vận chuyển ra bãi sau xử lý của Thành phố theo đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường và các tiêu chí của chương trình. - Bố trí phương tiện vận chuyển theo đúng hướng dẫn của Sở TNMT. - Giám sát hàng ngày và báo cáo công tác phân loại, thu gom vận chuyển chất thải rắn theo Chương trình thí điểm PLCTRTN cho UBND quận (thông qua Phòng TNMT) định kỳ hàng tháng (trước ngày 05) hoặc đột xuất theo yêu cầu. 2.4.4.4. Ủy ban nhân dân phường Tân Thới Hiệp - Lập kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại Chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn phường năm 2016 gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20/7/2016. - Duy trì hoạt động tuyên truyền cho các chủ nguồn thải trong khu vực tham gia thí điểm. - Đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại Chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn phường cho UBND quận (thông qua Phòng TNMT) 35 Đồ án tốt nghiệp định kỳ hàng tháng (trước ngày 05) hoặc đột xuất theo yêu cầu. - Duy trì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn của chủ nguồn thải tham gia chương trình và giám sát hoạt động thu gom của lực lượng thu gom vận chuyển trong quá trình thực hiện. 2.4.4.5. Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 12 và Các đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và các đơn vị trực thuộc Quận ủy - Đề nghị các đơn vị hỗ trợ phối hợp thực hiện theo nội dung kế hoạch. 2.4.5. Hiện trạng thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12 Căn cứ văn bản số 401/UBND-TNMT ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân Quận 12 về việc tổ chức thực hiện Phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) trên địa bàn Quận 12. Căn cứ Kế hoạch số 271/KH-UBND-TNMT ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Quận 12 về triển khai Chương trình thí điểm Phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn quận năm 2016. Trong năm 2015 kết quả thực hiện chương trình khá tốt, tỷ lệ các chủ nguồn thải phân loại đúng khá cao đạt 93 – 95%. Tỷ lệ phân loại chưa đạt chủ yếu tập trung vào các hộ nhà trọ do các hộ thuê phòng trọ thường không cư trú ổn định, thay đổi liên tục hoặc từ nơi khác chuyển đến nên chưa nắm bắt cụ thể các nội dung của chương trình PLRTN cũng như chưa có thói quen trong việc thực hiện phân loại theo tiêu chí của chương trình. [17] Trong năm 2016 kết quả thực hiện chương trình khá tốt, tỷ lệ các chủ nguồn thải phân loại đúng khá cao đạt 90%. Với việc thực hiện chương trình PLCTRTN, người dân tại khu vực đã dần hình thành thói quen phân loại chất thải và vấn đề vệ sinh môi trường tại khu vực thí điểm được nâng cao. Nhưng có thể thấy rằng tỷ lệ thực hiện chương trình trong năm 2016 thấp hơn 2015 do chương trình gặp một số khó khăn trong công tác tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện chương trình, chưa được đầu tư đồng bộ do kinh phí hạn chế dẫn đến công tác tuyên truyền, thực hiện 36 Đồ án tốt nghiệp mang lại hiệu quả thấp. [16] 2.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 2.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển vấn đề xử lý rác thải đã được biết đến từ lâu. Vấn đề phân loại rác tại nguồn được nghiên cứu và trở thành thói quen của người dân. Người dân ở các nước này hầu hết đều có ý thức về quản lý rác thải. Đây là một số kinh nghiệm phân loại rác tại nguồn của một số nước như: - Ở Pháp, việc phân loại rác được thực hiện theo cách sau: Mỗi hộ dân được phát 2 thùng rác khác nhau, thùng màu sẫm chứa rác không thể tái sinh, thùng màu đen chứa rác tái sử dụng. Ở Pháp người ta cho rằng trong rác thải sinh hoạt có thể thu hồi được: 25% là thuỷ tinh, 30% giấy bìa, 8% chất sợi, 25-35% là sắt. - Ở Singapore là một nước nhỏ, không có nhiều diện tích đất để chôn lấp rác như những nước khác nên họ kết hợp xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp và đốt. Ở Singapore có 3 nhà máy đốt rác, những thành phần không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển. Rác thải từ nguồn khác nhau được thu gom và đưa đến trung tâm phân loại rác thành các thành phần rác thải cháy được và không cháy được. Rác cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác, còn thành phần rác thải không cháy được đưa đi chôn lấp. Các công đoạn quản lý rác thải của Singapore hoạt động hết sức nhịp nhàng, ăn khớp với nhau từ thu gom, phân loại, vận chuyển đến khi xử lý bằng đốt hoặc chôn lấp. - Ở Nhật: người phụ nữ trong gia đình phân chia rác ra làm loại đốt được và loại không đốt được, bỏ vào trong các túi đựng rác có màu sắc khác nhau. Cứ mỗi buổi sáng, họ đem túi đựng rác đặt vào chỗ quy định. Ngành vệ sinh môi trường thành phố cho xe đến bốc đi. Đối với chất thải rắn có kích thước lớn như tủ lạnh, máy giặt, xalông cũ quy định mỗi tháng thu 1 lần. - Ở Đức: trước mỗi cửa nhà có 3 thùng nhựa màu khác nhau đen, vàng, xanh. Thùng nhựa vàng đựng phế liệu, nhựa ống kim loại và túi nhựa mỏng. Trong thùng 37 Đồ án tốt nghiệp xanh chỉ đựng giấy loại và thùng đen chỉ đựng rác thải sinh hoạt. Thông qua việc tìm hiểu về công tác thực hiện phân loại rác tại nguồn ở một số nước, có thể thấy rằng công tác phân loại CTR này được thực hiện là do nhu cầu ngày càng gia tăng của dân số và sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong khi diện tích đất ngày càng thu hẹp dần và môi trường đang bị ô nhiễm, quan trọng nữa là do ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng cao. Trong bài báo này thì tác giả đã đưa ra nhận thức của người dân ở các thành phố tại Ghana về nhận thức phân loại CTR đô thị. Mà phạm vi hẹp hơn là tại thành phố Tamale Metropolis của Ghana. Thành phố Tamale Metropolis với ước tính dân số 537.986 (tính đến năm 2012). Thành phố này được cho là đã phát triển và chuyển đổi rất nhanh trong vòng vài năm qua và là thành phố phát triển nhanh nhất ở Tây Phi. Tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp từ bảng câu hỏi và quan sát, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Tamale Metropolitan Assembly, Ghana Statistical Service, Zoomlion Ghana Limited và Digital Cleaners. Tác giả tiến hành chia khu vực nghiên cứu làm 4 nhóm: Khu dân cư được quy hoạch, Khu dân cư không được quy hoạch, Trung tâm thành phố Tamale Metropolis và Tổ chức quản lý chất thải. Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên được sử dụng với 30 câu hỏi cho mỗi nhóm. Ngoại trừ nhóm Tổ chức quản lý chất thải là 3 câu hỏi về mặt quản lý. Kết quả cho thấy những người có trình độ học vấn 84,5% không thực sự hiểu biết về việc phân loại CTR với một tỷ lệ 73,7%. Những người có kiến thức về phân loại rác trong nhóm Khu dân cư được quy hoạch là 21,4%, Khu dân cư không được quy hoạch 30,3% và Trung tâm thành phố Tamale Metropolis 17,2%. Nguyên nhân 38 Đồ án tốt nghiệp của tình trạng trình độ học vấn cao nhưng kiến thức về phân loại lại thấp là công tác quản lý của tổ chức quản lý chất thải tại đây chưa hiệu quả và còn nhiều thiếu sót. - Gabriel Andari Kristanto, Irma Gusniani and Aristiati Ratna (2015). The performance of municipal solid waste recycling program in Depok, Indonesia. International Journal of Technology. Vol 2, pages 264-272. Trong bài báo này tác giả đã đề cập đến việc tái chế CTR đô thị tại thành phố Depok của Indonesia. Với 1,7 triệu dân năm 2014, tỷ lệ gia tăng dân số hằng năm là 4% chính phủ đã tiến hành triển khai mô hình 3R – P (Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế dưới sự tham gia của cộng đồng) nhằm giảm lượng rác thải đi tới bãi rác Cipayung. Tác giả tiến hành thu thập mẫu và đo thành phần CTR tại Kampung Sasak WTU ở Depok theo tiêu chuẩn quốc gia Indonesia SNI 19-3964-1994, phương pháp thu thập và đo lường mẫu và thành phần của chất thải đô thị. Tác giả đã tiến hành phân tích các dữ liệu đã thu thập bằng việc tính toán các khối lượng CTR phát sinh mỗi ngày; khối lượng riêng, thành phần của CTR; chi phí thu gom CTR và phần trăm lượng CTR tái chế được theo lý thuyết và thực tế. Tổng số chất thải phát sinh tại Kampung Sasak WTU là 2,3 tấn/ngày hoặc 70 tấn/tháng. Khoảng 19% của tổng lượng chất thải vô cơ bao gồm các vật liệu tái chế như: thủy tinh, nhựa, kim loại, cao su, giấy tờ, hộp, Giá trị của tái chế chất thải mỗi ngày ở Kampung Sasak WTU là khoảng 550.000 Rupiah (47 USD), bao gồm 180.000 Rupiah từ phân compost và 370.000 Rupiah từ rác thải vô cơ. Tổng giá trị thu được là khoảng 16,5 triệu Rupiah (1.400 USD) hoặc khoảng 17.000 USD mỗi năm. 2.5.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn cho các hộ gia đình được xem là rất cấp thiết hiện nay nhằm tiết kiệm chi phí xử lý, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho con người. Vì vậy có rất nhiều nghiên cứu khác nhau được nhiều tác giả thực hiện chung một mục tiêu là cung cấp cơ sở khoa học đầy đủ cho công tác quản lý 39 Đồ án tốt nghiệp CTR để đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người. Một số chiến lược, dự án và chương trình về quản lý và phân loại rác tại nguồn được thực hiện như: Đầu tiên, Theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” thì mục tiêu đến năm 2025 phải: Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Hệ thống quản lý tổng hợp CTR được xây dựng, theo đó CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, CTRNH được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp. ...hông xác định rõ thời gian Câu 8. Ai là người kiểm tra việc thực hiện của họ: ☐ Anh/ Chị ☐ Tổ trưởng tôt dân phố ☐ Nhân viên phòng Tài Nguyên của quận ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Câu 9. Nơi Anh/ Chị kiểm tra ở đâu: ☐ Tại nơi thu gom ☐ Tại công ty ☐ Phòng ban của quận ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Câu 10. Anh/ Chị có nên tập huấn cho người dân trước khi họ thực hiện việc phân loại không? ☐ Có ☐Không Nếu trả lời ở câu 10 là Có xin Anh/ Chị vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: (từ câu 11. 14) Câu 11. Ai là sẽ là người hướng dẫn cho họ: ☐ Anh/ Chị ☐ Tổ trưởng tổ dân phố ☐ Nhân viên phòng Tài Nguyên của quận ☐ Nhân viên thu gom. ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Câu 12. Tập huấn trong thời gian bao lâu? ☐ 1 ngày ☐2 ngày ☐ 3 ngày ☐1 tháng/ 1 lần ☐ Cùng thời gian với nhân viên thu gom ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Câu 13. Nơi Anh/ Chị tập huấn ở đâu? ☐ Tại địa phương ☐Tại công ty Công ích quận ☐Tại nhà của các hộ dân ☐Khác (ghi cụ thể.................................. ) Câu 14. Hình thức tập huấn cho Anh/ Chị được thực hiện như thế nào? ☐ Hướng dẫn cách phân loại thùng rác ☐ Hướng dẫn cách phân loại rác ☐ Xem video về cách phân loại ☐ Trả lời các câu hỏi cho người hướng dẫn đưa ra ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Câu 15. Theo Anh/ Chị nên phân rác thành mấy loại? ☐ 2 loại - Rác hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, rác vườn, rau, củ, quả, xác động vật) - Phần còn lại. ☐ 3 loại - Rác hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, rác vườn, rau, củ, quả, xác động vật) - Rác có khả năng tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su, nilon, thủy tinh) - Phần còn lại. ☐ 4 loại - Rác hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, rác vườn, rau, củ, quả, xác động vật) - Giấy. - Nhựa, thủy tinh, nylon và kim loại. - Phần còn lại. Nếu trả lời ở câu 13 là 2 loại xin Anh/ Chị vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: câu 14 Câu 16. Theo anh/chị tại sao nên phân rác thành 2 loại rác để thu gom? ☐ Dễ phổ biến ☐Đỡ tốn lượng thùng rác ☐Dễ thực hiện ☐ Dễ thu gom ☐Dễ quản lý ☐ Khác (ghi cụ thể) Câu 17. Thành phần mà người dân thường phân loại sai là gì? ☐ Thức ăn thừa ☐Bao nylon ☐Chai, lon ☐Giấy ☐ Rau, củ, quả ☐Thùng nhựa ☐Thủy tinh ☐ Khác (ghi cụ thể............) Câu 18. Nếu người dân phân loại sai, Anh/ Chị có biện pháp gì để giúp họ phân loại đúng không? ☐ Không ☐Có Nếu trả lời ở câu 16 là Có xin Anh/ Chị vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: câu 17 Câu 19. Anh/ Chị sẽ có biện pháp gì để giúp họ: ☐ Thông báo cho tổ trưởng đến nhắc nhở họ ☐ Nhờ đến chính quyền địa phương can thiệp nếu không sửa đổi ☐ Hướng dẫn lại cách phân loại rác và theo dõi việc thực hiện ☐ Khác (ghi cụ thể............) Câu 20. Theo Anh/ Chị thái độ của người dân đối với việc thực hiện chương trình như thể nào? ☐ Ý thức người dân đã được nâng cao ☐ Vẫn chưa bỏ được thói quen cũ ☐ Không hợp tác với nhân viên thu gom ☐ Không quan tâm đến việc có phân loại sai hay không ☐ Khác (ghi cụ thể............) Câu 21. Trong quá trình thực hiện chương trình, Anh/ Chị thường hay gặp những khó khăn gì: ☐ Người dân thường phân loại sai ☐ Người dân không hợp tác trong việc thực hiện ☐ Thiếu nhân viên thu gom ☐ Không giám sát được quá trình thực hiện ☐ Không theo dõi thường xuyên ☐ Khác (ghi cụ thể............) Câu 22. Công ty có đưa ra biện pháp gì để giải quyết những khó khăn cho Anh/ Chị hay không? ☐ Có ☐Không Nếu trả lời ở câu 23 là Có xin Anh/ Chị vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: (câu 24) Câu 23. Những biện pháp mà công ty đã đề ra để giải quyết vấn đề trên như: ☐ Gặp gỡ người dân để giải quyết thắc mắc của họ ☐ Tìm kiếm thêm nguồn nhân lực ☐ Tìm kiếm vốn đầu tư để phát triển chương trình ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Nếu trả lời ở câu 23 là Không xin Anh/ Chị vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: (câu 25) Câu 24. Lý do vì sao công ty không đưa ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề: ☐ Không tìm ra nguồn nhân lực. ☐ Không kiếm được vốn đầu tư để phát triển chương trình. ☐ Chương trình chỉ mới thực hiện thí điểm không cần qua coi trọng việc thực hiện được hay không. ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Câu 25. Theo Anh/ Chị việc phân loại này có nên tiếp tục nhân rộng phạm vi thực hiện không? Vì sao? ☐ Không - Chả có lợi ích gì - Rất tốn thời gian phân loại - Rất khó nhớ việc phân loại rác thành mấy loại - Tốn thêm tiền mua túi đựng rác ☐ Có - Phân loại giúp mọi người ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường. - Làm thành phố trở nên xanh – sạch – đẹp - Giảm được lượng rác cần thiết. - Ý thức của người dân phải được cải thiện hơn trong việc phân loại rác thải ☐ Khác (ghi cụ thể ................................................................................. ) Câu 26. Theo anh/chị việc phân loại rác này nên thực hiện trong thời gian là bao lâu? ☐ 1 tháng ☐6 tháng ☐1 năm ☐Nên thực hiện lâu dài Nếu trả lời ở câu 26 là Nên thực hiện lâu dài xin Anh/ Chị vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: câu 27. Câu 27. Theo Anh/ Chị chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn nên được thực hiện lâu dài vì? ☐ Giảm được lượng rác cần thiết ☐ Tiết kiệm được chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn ☐ Bảo vệ môi trường ☐ Khác (ghi cụ thể .................................................................................) Câu 28. Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chương trình Anh/ Chị cần làm gì? ☐ Tuyên truyền cho người dân biết về lợi ích của chương trình. ☐ Nhờ đến sự can thiệt của chính quyền địa phương. ☐ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện. ☐ Khác (ghi cụ thể .............................................................................. Bảng 5. Điều tra khối lượng CTRSH trung bình phát sinh từ các hộ gia đình Tháng 6 Tháng 7 Hộ gia đình (1) (2) (1) (2) Mẫu 1 0,41 0,70 0,53 0,86 Mẫu 2 0,39 0,54 0,47 0,90 Mẫu 3 0,39 0,84 0,49 0,90 Mẫu 4 0,54 0,73 0,36 0,70 Mẫu 5 0,50 0,80 0,47 0,61 Mẫu 6 0,34 0,76 0,41 0,93 Mẫu 7 0,56 0,63 0,53 0,90 Mẫu 8 0,47 0,86 0,37 0,83 Mẫu 9 0,41 0,80 0,46 1,00 Mẫu 10 0,66 1,03 0,66 1,13 Mẫu 11 0,61 0,57 0,59 0,71 Mẫu 12 0,60 0,69 0,46 0,86 Mẫu 13 0,40 0,44 0,39 0,73 Hộ gia Mẫu 14 0,80 0,64 0,40 0,79 đình ở Mẫu 15 0,49 0,87 0,44 0,84 mặt Mẫu 16 0,53 0,80 0,43 1,04 tiền Mẫu 17 0,41 0,64 0,46 1,00 Mẫu 18 0,40 0,74 0,64 0,69 Mẫu 19 0,67 0,63 0,49 0,79 Mẫu 20 0,53 0,74 0,47 1,10 Mẫu 21 0,47 0,61 0,49 0,94 Mẫu 22 0,34 0,63 0,57 0,91 Mẫu 23 0,37 0,66 0,57 0,83 Mẫu 24 0,49 0,83 0,47 1,11 Mẫu 25 0,44 0,86 0,50 1,27 Mẫu 26 0,37 1,16 0,51 0,80 Mẫu 27 0,51 0,97 0,54 0,79 Mẫu 28 0,44 0,57 0,39 0,86 Mẫu 29 0,53 0,80 0,40 0,87 Mẫu 30 0,53 0,94 0,47 1,11 Mẫu 31 0,31 0,76 0,46 0,93 Khối lượng CTRSH trung bình của hộ gia 0,48 0,75 0,48 0,89 đình ở mặt tiền Mẫu 1 0,33 0,93 0,49 1,09 Mẫu 2 0,44 0,90 0,46 1,27 Mẫu 3 0,54 0,77 0,47 0,76 Hộ gia Mẫu 4 0,43 0,59 0,61 0,76 đình Mẫu 5 0,39 0,69 0,46 1,04 trong Mẫu 6 0,54 1,44 0,47 1,29 hẻm Mẫu 7 0,36 0,69 0,39 0,77 Mẫu 8 0,37 0,69 0,34 0,97 Mẫu 9 0,67 1,11 0,54 1,07 Mẫu 10 0,41 0,69 0,44 0,76 Mẫu 11 0,47 0,69 0,77 0,69 Mẫu 12 0,47 0,89 0,41 0,89 Mẫu 13 0,33 0,64 0,40 0,93 Mẫu 14 0,46 0,63 0,44 0,91 Mẫu 15 0,34 0,63 0,73 0,67 Mẫu 16 0,39 0,51 0,61 0,90 Mẫu 17 0,46 0,84 0,89 1,43 Mẫu 18 0,44 0,61 0,64 1,24 Mẫu 19 0,43 0,60 0,39 0,63 Mẫu 20 0,50 0,71 0,57 1,03 Mẫu 21 0,43 0,63 0,36 1,11 Mẫu 22 0,34 0,64 0,46 0,94 Mẫu 23 0,56 0,77 0,41 0,83 Mẫu 24 0,67 0,90 0,54 0,74 Mẫu 25 0,53 0,64 0,56 0,86 Mẫu 26 0,66 1,84 0,70 1,19 Mẫu 27 0,47 0,87 0,59 1,16 Mẫu 28 0,46 0,83 0,56 1,09 Mẫu 29 1,23 1,23 0,67 1,13 Mẫu 30 0,30 1,27 0,50 1,13 Mẫu 31 0,36 0,93 0,56 0,84 Mẫu 32 0,47 0,96 0,51 0,91 Mẫu 33 0,43 0,76 0,61 1,19 Mẫu 34 0,81 1,20 0,60 0,73 Mẫu 35 0,56 0,91 0,60 1,00 Mẫu 36 0,49 1,00 0,46 1,09 Mẫu 37 0,41 1,40 0,73 0,86 Mẫu 38 0,50 1,23 0,74 1,03 Mẫu 39 0,33 0,86 0,44 1,20 Mẫu 40 0,66 1,21 0,67 0,89 Mẫu 41 1,19 0,54 0,66 0,73 Mẫu 42 0,81 1,07 0,69 0,84 Mẫu 43 0,49 1,00 0,70 0,94 Mẫu 44 0,47 1,27 0,51 1,00 Mẫu 45 0,64 1,67 0,51 0,87 Mẫu 46 0,54 1,24 0,83 1,03 Mẫu 47 0,61 1,21 0,61 0,81 Mẫu 48 0,51 1,16 0,44 1,14 Mẫu 49 0,57 0,61 0,63 1,14 Mẫu 50 0,60 0,90 0,53 0,84 Mẫu 51 0,49 0,86 0,79 1,06 Mẫu 52 0,41 0,79 0,63 0,86 Mẫu 53 0,39 0,70 0,50 1,04 Mẫu 54 0,56 1,24 0,49 0,69 Mẫu 55 0,71 1,36 0,59 0,90 Mẫu 56 0,49 0,91 0,60 0,93 Mẫu 57 0,46 1,07 0,41 0,81 Mẫu 58 1,13 1,11 0,54 1,07 Mẫu 59 0,81 0,89 0,79 0,89 Mẫu 60 1,11 2,33 0,61 1,33 Mẫu 61 0,51 1,10 0,54 1,17 Mẫu 62 0,63 0,86 0,51 0,91 Mẫu 63 0,49 0,77 0,49 1,03 Mẫu 64 0,64 0,96 0,97 1,49 Mẫu 65 0,57 1,31 0,61 0,91 Mẫu 66 0,37 0,97 0,56 1,26 Mẫu 67 0,54 1,07 0,54 0,76 Mẫu 68 0,50 0,74 0,59 1,00 Mẫu 69 0,34 0,80 0,57 0,81 Mẫu 70 0,59 1,34 0,53 0,69 Mẫu 71 0,49 0,93 0,53 0,87 Mẫu 72 0,54 0,77 0,59 0,93 Mẫu 73 0,80 1,21 0,54 0,93 Mẫu 74 0,33 0,71 0,46 0,76 Mẫu 75 0,31 0,81 0,60 0,87 Mẫu 76 0,20 0,79 0,39 1,23 Mẫu 77 0,31 0,59 0,56 1,01 Mẫu 78 0,47 0,81 0,60 0,73 Mẫu 79 0,59 1,10 0,59 1,09 Mẫu 80 0,49 1,03 0,50 0,66 Mẫu 81 0,53 1,10 0,53 0,94 Mẫu 82 0,47 0,94 0,50 0,66 Mẫu 83 0,37 0,87 0,49 0,90 Mẫu 84 0,24 0,56 0,46 0,77 Mẫu 85 0,37 1,44 0,64 0,90 Mẫu 86 0,57 0,97 0,41 0,99 Mẫu 87 0,90 1,14 0,63 0,86 Mẫu 88 0,46 0,96 0,51 1,01 Mẫu 89 0,47 1,10 0,67 1,16 Mẫu 90 0,61 1,24 0,36 0,97 Mẫu 91 0,40 0,93 0,49 0,84 Mẫu 92 0,61 1,04 0,59 1,07 Mẫu 93 0,49 0,69 0,44 0,99 Mẫu 94 0,34 0,70 0,71 1,10 Mẫu 95 0,49 0,96 0,57 0,93 Mẫu 96 0,53 1,20 0,67 1,30 Mẫu 97 0,76 0,74 0,61 1,01 Mẫu 98 0,41 1,20 0,64 1,24 Mẫu 99 1,21 0,87 0,60 0,86 Mẫu 100 0,37 0,91 0,47 0,81 Mẫu 101 0,66 1,27 0,63 0,97 Mẫu 102 0,70 0,70 0,60 0,94 Mẫu 103 0,30 0,51 0,53 0,94 Mẫu 104 0,76 1,14 0,57 0,67 Mẫu 105 0,43 0,77 0,56 1,13 Mẫu 106 0,57 0,53 0,50 0,93 Mẫu 107 1,60 0,91 0,66 0,94 Mẫu 108 0,27 0,93 0,54 0,93 Mẫu 109 0,77 1,23 0,53 1,06 Mẫu 110 0,33 1,13 0,39 1,06 Mẫu 111 0,40 0,70 0,53 1,09 Mẫu 112 0,87 0,51 0,43 0,76 Mẫu 113 0,46 0,89 0,44 0,94 Mẫu 114 0,60 1,00 0,61 1,04 Mẫu 115 0,29 0,20 0,46 0,86 Mẫu 116 0,31 0,79 0,46 0,90 Mẫu 117 0,57 1,01 0,61 0,99 Bảng 6. Điều tra công tác phân loại CTRSH của các hộ gia đình trong tháng 6- 2018 Hộ gia đình 05/06 06/06 07/06 08/06 09/06 10/06 11/06 Mẫu 1 x x x x x Mẫu 2 x x x Mẫu 3 x Mẫu 4 x x x Mẫu 5 x x Mẫu 6 x x x x Mẫu 7 x x Mẫu 8 x x x Mẫu 9 x x x x Mẫu 10 x x x x Mẫu 11 x x Mẫu 12 x x Mẫu 13 x x Hộ gia Mẫu 14 x x đình ở Mẫu 15 x x x x x mặt tiền Mẫu 16 x x x x Mẫu 17 x x x x x x Mẫu 18 x x x Mẫu 19 x Mẫu 20 x x x x x x Mẫu 21 x x x x Mẫu 22 x x x Mẫu 23 x Mẫu 24 x Mẫu 25 x x Mẫu 26 x x x x Mẫu 27 x x Mẫu 28 x x x x x Mẫu 29 x x x Mẫu 30 x x x x x x x Mẫu 31 x x x x x x x Mẫu 1 x x x x x x x Mẫu 2 x x x x x x x Mẫu 3 x x x x x x Mẫu 4 x x x x x x x Mẫu 5 x x x x x x x Mẫu 6 x x x x x x x Mẫu 7 x x x x x x x Hộ gia Mẫu 8 x x x x x x đình trong Mẫu 9 x x x x x x x hẻm Mẫu 10 x x x x x x x Mẫu 11 x x x x x x Mẫu 12 x x x x x Mẫu 13 x x x x x x x Mẫu 14 x x x x x x x Mẫu 15 x x x x x x x Mẫu 16 x x x x x x x Mẫu 17 x x x x x x Mẫu 18 x x x x x x x Mẫu 19 x x x x x x Mẫu 20 x x x x x x x Mẫu 21 x x x x x x Mẫu 22 x x x x x x Mẫu 23 x x x x x x x Mẫu 24 x x x x x x x Mẫu 25 x x x x x x x Mẫu 26 x x x x x x x Mẫu 27 x x x x x x x Mẫu 28 x x x x x x x Mẫu 29 x x x x x x Mẫu 30 x x x x x x x Mẫu 31 x x x x x x x Mẫu 32 x x x x x x x Mẫu 33 x x x x x x x Mẫu 34 x x x x x x x Mẫu 35 x x x x x x x Mẫu 36 x x x x x x x Mẫu 37 x x x x x x x Mẫu 38 x x x x x x x Mẫu 39 x x x x x x x Mẫu 40 x x x x x x x Mẫu 41 x x x x x x x Mẫu 42 x x x x x x Mẫu 43 x x x x x x x Mẫu 44 x x x x x x Mẫu 45 x x x x x x x Mẫu 46 x x x x x x x Mẫu 47 x x x x x x x Mẫu 48 x x x x x x x Mẫu 49 x x x x x Mẫu 50 x x x x x x x Mẫu 51 x x x x x x x Mẫu 52 x x x x x x x Mẫu 53 x x x x x x x Mẫu 54 x x x x x x x Mẫu 55 x x x x x x x Mẫu 56 x x x x x x x Mẫu 57 x x x x x x x Mẫu 58 x x x x x x x Mẫu 59 x x x x x x x Mẫu 60 x x x x x x x Mẫu 61 x x x x x x x Mẫu 62 x x x x x x x Mẫu 63 x x x x x x x Mẫu 64 x x x x x x x Mẫu 65 x x x x x x x Mẫu 66 x x x x x x x Mẫu 67 x x x x x x x Mẫu 68 x x x x x x x Mẫu 69 x x x x x x x Mẫu 70 x x x x x x x Mẫu 71 x x x x x x Mẫu 72 x x x x x x Mẫu 73 x x x x x x Mẫu 74 x x x x x x x Mẫu 75 x x x x x x x Mẫu 76 x x x x x x x Mẫu 77 x x x x x x x Mẫu 78 x x x x x x x Mẫu 79 x x x x x x x Mẫu 80 x x x x x x x Mẫu 81 x x x x x x x Mẫu 82 x x x x x x x Mẫu 83 x x x x x x x Mẫu 84 x x x x x x x Mẫu 85 x x x x x x x Mẫu 86 x x x x x x x Mẫu 87 x x x x x x x Mẫu 88 x x x x x x x Mẫu 89 x x x x x x x Mẫu 90 x x x x x x x Mẫu 91 x x x x x x Mẫu 92 x x x x x x Mẫu 93 x x x x x x Mẫu 94 x x x x x x Mẫu 95 x x x x x x x Mẫu 96 x x x x x x x Mẫu 97 x x x x x x x Mẫu 98 x x x x x x x Mẫu 99 x x x x x x x Mẫu 100 x x x x x x x Mẫu 101 x x x x x x x Mẫu 102 x x x x x x x Mẫu 103 x x x x x x Mẫu 104 x x x x x x x Mẫu 105 x x x x x x x Mẫu 106 x x x x x x x Mẫu 107 x x x x x x x Mẫu 108 x x x x x x x Mẫu 109 x x x x x x x Mẫu 110 x x x x x x x Mẫu 111 x x x x x x x Mẫu 112 x x x x x x Mẫu 113 x x x x x x x Mẫu 114 x x x x x x x Mẫu 115 x x x x x x Mẫu 116 x x x x x x x Mẫu 117 x x x x x x x Mẫu 118 x x x x x x x Mẫu 119 x x x x x Mẫu 120 x x x x x x x Mẫu 121 x x x x x x Mẫu 122 x x x x x x x Mẫu 123 x x x x x x x Mẫu 124 x x x x x x Mẫu 125 x x x x x x x Mẫu 126 x x x x x x x Mẫu 127 x x x x x x x Mẫu 128 x x x x x x x Mẫu 129 x x x x x x x Mẫu 130 x x x x x x x Mẫu 131 x x x x x x x Mẫu 132 x x x x x x x Mẫu 133 x x x x x x x Mẫu 134 x x x x x x x Mẫu 135 x x x x x x x Mẫu 136 x x x x x x x Mẫu 137 x x x x x x x Mẫu 138 x x x x x x x Mẫu 139 x x x x x x x Mẫu 140 x x x x x x x Mẫu 141 x x x x x x x Mẫu 142 x x x x x x x Mẫu 143 x x x x x x x Mẫu 144 x x x x x x x Mẫu 145 x x x x x x x Mẫu 146 x x x x x x x Mẫu 147 x x x x x x x Các hộ gia Mẫu 1 x x x x x x đình trong dãy phòng Mẫu 2 x x x x x trọ Ghi chú: (x): các hộ gia đình có tham gia công tác phân loại CTRSH. ( ): các hộ gia đình không tham gia công tác phân loại CTRSH. Bảng 7. Điều tra công tác phân loại CTRSH của các hộ gia đình trong tháng 7-2018 Hộ gia đình 10/07 11/07 12/07 13/07 14/07 15/07 16/07 Mẫu 1 Mẫu 2 x x Mẫu 3 x x Mẫu 4 x x Mẫu 5 Mẫu 6 x x Mẫu 7 x x Hộ gia Mẫu 8 x x đình ở Mẫu 9 x x x x mặt tiền Mẫu 10 x x Mẫu 11 x Mẫu 12 x x Mẫu 13 x x Mẫu 14 Mẫu 15 x x Mẫu 16 Mẫu 17 x x x Mẫu 18 x x Mẫu 19 Mẫu 20 x x Mẫu 21 x x x x x Mẫu 22 x x x Mẫu 23 x x Mẫu 24 x Mẫu 25 x x Mẫu 26 x Mẫu 27 x Mẫu 28 Mẫu 29 x x Mẫu 30 x x x x Mẫu 31 x Mẫu 1 x x Mẫu 2 x x Mẫu 3 x x x Mẫu 4 x x x x Mẫu 5 x x Mẫu 6 x Mẫu 7 x x x Mẫu 8 x Mẫu 9 x x Mẫu 10 x x Mẫu 11 x x Mẫu 12 x x Mẫu 13 x x x Mẫu 14 x x x Mẫu 15 x x Mẫu 16 x Mẫu 17 x x x Hộ gia Mẫu 18 x x x đình Mẫu 19 x trong Mẫu 20 x x hẻm Mẫu 21 x x x x Mẫu 22 x x x Mẫu 23 x x x Mẫu 24 x Mẫu 25 x x x x x Mẫu 26 x x x x Mẫu 27 Mẫu 28 x x Mẫu 29 x x x Mẫu 30 x Mẫu 31 x Mẫu 32 x Mẫu 33 x x Mẫu 34 Mẫu 35 x x Mẫu 36 x Mẫu 37 x Mẫu 38 x Mẫu 39 x x x Mẫu 40 x x Mẫu 41 x Mẫu 42 x Mẫu 43 x x x Mẫu 44 x Mẫu 45 x Mẫu 46 x Mẫu 47 x Mẫu 48 x x Mẫu 49 x Mẫu 50 x Mẫu 51 x x x Mẫu 52 x x Mẫu 53 x Mẫu 54 x x Mẫu 55 x x Mẫu 56 x x x Mẫu 57 x Mẫu 58 x x Mẫu 59 x x Mẫu 60 x Mẫu 61 Mẫu 62 Mẫu 63 Mẫu 64 x x Mẫu 65 x Mẫu 66 x Mẫu 67 x x Mẫu 68 Mẫu 69 Mẫu 70 x Mẫu 71 x Mẫu 72 x Mẫu 73 Mẫu 74 x Mẫu 75 x Mẫu 76 Mẫu 77 x Mẫu 78 x Mẫu 79 x Mẫu 80 Mẫu 81 x Mẫu 82 Mẫu 83 x Mẫu 84 x Mẫu 85 Mẫu 86 x Mẫu 87 Mẫu 88 x Mẫu 89 Mẫu 90 x x Mẫu 91 x x Mẫu 92 x Mẫu 93 x Mẫu 94 x Mẫu 95 Mẫu 96 x Mẫu 97 Mẫu 98 Mẫu 99 x Mẫu 100 x x x Mẫu 101 x x x x Mẫu 102 x x x x Mẫu 103 x x x Mẫu 104 x x Mẫu 105 x x Mẫu 106 Mẫu 107 x Mẫu 108 x x Mẫu 109 x x Mẫu 110 x Mẫu 111 x Mẫu 112 Mẫu 113 Mẫu 114 Mẫu 115 x Mẫu 116 x Mẫu 117 x Mẫu 118 x Mẫu 119 Mẫu 120 x Mẫu 121 x Mẫu 122 Mẫu 123 x Mẫu 124 Mẫu 125 x x Mẫu 126 x x Mẫu 127 x Mẫu 128 Mẫu 129 Mẫu 130 Mẫu 131 Mẫu 132 x Mẫu 133 x Mẫu 134 x x x Mẫu 135 x x x x Mẫu 136 x x x Mẫu 137 x x x Mẫu 138 x Mẫu 139 x x Mẫu 140 x x Mẫu 141 x Mẫu 142 Mẫu 143 x x x Mẫu 144 Mẫu 145 x Mẫu 146 x Mẫu 147 x Các hộ gia Mẫu 1 đình trong Mẫu 2 x dãy phòng trọ Ghi chú: (x): các hộ gia đình có tham gia công tác phân loại CTRSH. ( ): các hộ gia đình không tham gia công tác phân loại CTRSH Bảng 9. Danh sách các hộ gia đình tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 Hộ gia Tên mẫu Họ và tên chủ hộ Địa chỉ đình Mẫu 1 Võ Thành Đông 70/4 Mẫu 2 Nguyễn Xuân Hòa 60/4 Mẫu 3 Đặng Thị Tròn 60/4 Mẫu 4 Bùi Ngọc Tân 60/4 Hộ gia Mẫu 5 Phạm Thanh Gặp 60/4A đình ở Mẫu 6 Đỗ Thanh Tùng 60/4A mặt Mẫu 7 Nguyễn Văn Quít 60/4A tiền Mẫu 8 Huỳnh Văn Ngọc 187 Mẫu 9 Lê Văn Hương 185A Mẫu 10 Ngô Văn Xị 185 Mẫu 11 Nguyễn Văn Trọng 183 Mẫu 12 Lê Văn Thương 183A Mẫu 13 Phạm Thị Thu Thảo 183A Mẫu 14 Hoàng Văn Đông 66/4 Mẫu 15 Đặng Tấn Bảo 66/4B Mẫu 16 Lê Văn Sâm 195 Mẫu 17 Trần Quang Trung 193 Mẫu 18 Tiệm Kiếng 66/4 Mẫu 19 Tiệm Internet 66/4 Mẫu 20 Nguyễn Sỹ Thơ 191 Mẫu 21 Phạm Văn Cảnh 66/4A Mẫu 22 Lê Văn Thảo 66/4K Mẫu 23 Lê Huy Đạt 66/4A Mẫu 24 Trần Đại Thạch 66/4A Mẫu 25 Hoàng Công Phú 66/4A Mẫu 26 Nguyễn Thị Gái 60/4A Mẫu 27 Nguyễn Thị Mỹ Châu 62/4B Mẫu 28 Nguyễn Xuân Đức 31 Mẫu 29 Nguyễn Văn Tình 51 Mẫu 30 Trần Thị Trang 177B/6 Mẫu 31 Phạm Thị Thu Hiền 62/4F Mẫu 1 Nguyễn Tấn Thành 177/2 Mẫu 2 Đỗ Ngọc Hòe 177/4 Mẫu 3 Nguyễn Viết Xuân 56/4 Mẫu 4 Nguyễn Văn Cường 56/4 Mẫu 5 Nguyễn Xuân Lương 177/6/2 Mẫu 6 Lê Văn Trắng 177/6/4 Mẫu 7 Đặng Văn Phúc 49/8 Mẫu 8 Võ Văn Giang 49/8 Mẫu 9 Nguyễn Thị Phương Lan 49/10A Mẫu 10 Nguyễn Thị Nam 177/6/10 Mẫu 11 Nguyễn Hồng Hải 177/6/12 Mẫu 12 Cao Xuân Triệu 49/14 Mẫu 13 Võ Thị Kim Thuyền 177/6/16 Mẫu 14 Phạm Thái Huy 177/6/8 Mẫu 15 Bùi Thị Vy 49/10 Hộ gia Mẫu 16 Lưu Thị Kim Lương D14/4 Mẫu 17 Huỳnh Bảo Phụng D15/4 Mẫu 18 Hồ Ngọc Phương 49/26A Mẫu 19 Phạm Minh Hùng 49/26 Mẫu 20 Nguyễn Hồng Phong 177/6/23 Mẫu 21 Đặng Thị Bé Nhỏ 177/6/23 Mẫu 22 Vũ Thị Như D17/4A Mẫu 23 Bùi Thị Kim Thúy 177/6/17 Mẫu 24 Dương Văn Lâm 177/6/15 Mẫu 25 Lê Văn Trung 49/11 Mẫu 26 Nguyễn Việt Nhi 49/17 Mẫu 27 Nguyễn Thanh Quyền 60/4A1 Mẫu 28 Đỗ Thị Ngân 60/4A Mẫu 29 Dđỗ Thị Huyễn Trân 49/3A Mẫu 30 Phạm Bi 49/3 Mẫu 31 Phạm Thanh Nghị 29/4D Mẫu 32 Nguyễn Văn Đức 49 Mẫu 33 Nguyễn Thị Kim Dung 177/10 Mẫu 34 Đỗ Cao Tường 177/12 Mẫu 35 Phạm Thanh Hải 43 Mẫu 36 Trần Thị Hồng Lĩnh 57/4 Mẫu 37 Huỳnh Thị Dung 49/2 Mẫu 38 Phạm Ngọc Hải 177/14/6 Mẫu 39 Hà Văn Toàn 177/14/8 Mẫu 40 Lý Văn Ba 41/10 Mẫu 41 Nguyễn Thị Kim Ngọc 177/14/12 Mẫu 42 Lê Viết Hải 41/14 Mẫu 43 Nguyễn Thành Trung 41D/16 Mẫu 44 Lê Tuyết Mai 41/8 Mẫu 45 Phan Thị Phượng 41/20 Mẫu 46 Nguyễn Phú Đan 41/26 Mẫu 47 Trần Công Hùng 177/14/24 Mẫu 48 Trần Công Đoàn 177/14/26 Mẫu 49 Nguyễn Thi Pha 43/36 Mẫu 50 Võ Văn Tuyến D46/4 Mẫu 51 Bùi Quang Huy 41/32 Mẫu 52 Nguyễn Thị Ngân 41/22 Mẫu 53 Nguyễn Quốc Toàn 41/24 Mẫu 54 Vũ Đức Nhiên 177/14/38 Mẫu 55 Nguyễn Thị Nguyệt 177/14/40 Mẫu 56 Võ Thị Bé Ba 26/5 Mẫu 57 Nguyễn Xuân Thủy D52/4A Mẫu 58 Mã Huệ Linh 41/23/6 Mẫu 59 Phan Thị Tuyết Mai 41/23/10 Mẫu 60 Nguyễn Hoàng Thanh 41/23/8 Mẫu 61 Nguyễn Thị Mai Lan 177/14/23/10 Mẫu 62 Ngô Thị Lý 41/23/9 Mẫu 63 Nguyễn Thị Tư 41/23A Mẫu 64 Võ Thị Thủy Tiên 41/23 Mẫu 65 Nguyễn Thị Kim Thảo 177/14/21 Mẫu 66 Đặng Quang Định 41/17 Mẫu 67 Đặng Tường Huy 49/9 Mẫu 68 Nguyễn Ngọc Phúc 41/15 Mẫu 69 Trần Xuân Vịnh 177/14/13 Mẫu 70 Đoàn Thị Mỹ An 41/11 Mẫu 71 Trần Vũ Hưng 41/9 Mẫu 72 Nguyễn Xuân Tiến 0 SỐ Mẫu 73 Đinh Thị Ái Vy D57/4 Mẫu 74 Lê Thị Thành D58/4 Mẫu 75 Lê Thị Hạnh 22/1/4 Mẫu 76 Ngô Văn Dân 22/2/9 Mẫu 77 Phạm Đức Thành Thái 22/2/7 Mẫu 78 Vũ Văn Dương 22/2/8 Mẫu 79 Nguyễn Thị Huyền Trân 41/3/14 Mẫu 80 Mai Duy Chiên 177/14/3/14 Mẫu 81 Nguyễn Thị Hà 41/2/16 Mẫu 82 Đinh Vân Nga 21/8 Mẫu 83 Võ Thị Phi 177/14/3/20 Mẫu 84 Trần Anh Kiệt 0 SỐ Mẫu 85 Tống Viết Lâm 177/14/3/28 Mẫu 86 Hoàng Thị Ngọc Trung 177/14/3/30 Mẫu 87 Võ Duy Thanh 177/14/3/32 Mẫu 88 Nguyễn Văn Quang 177/1 Mẫu 89 Dương Chí Dũng 58/4 Mẫu 90 Dương Chí Hưng 58/4A Mẫu 91 Đinh Hưu Văn 177/7 Mẫu 92 Nguyễn Thị Loan TT Mẫu 93 Nguyễn Thị Sang 62A/4 Mẫu 94 Nguyễn Ngọc Hương 83/17 (2 CĂN) Mẫu 95 Trịnh Văn Trung 177/15 Mẫu 96 Ngô Trọng Thái 83/17A Mẫu 97 Đoàn Thành Long 177/19/1 Mẫu 98 Nguyễn Thị Hạnh 177/19/3 Mẫu 99 Bùi Việt Hưng 177/19/5 Mẫu 100 Nguyễn Hoàng Đức 177/19/7 Mẫu 101 Nguyễn Thị Tuyết Trinh 177/19/9 Mẫu 102 Mai Văn Mười 177/19/11 Mẫu 103 Phạm Đình Thỏa 0 Mẫu 104 Nguyễn Thị Thanh Mai 43 Mẫu 105 Nguyễn Thị Gái 177/21A Mẫu 106 Nguyễn Mỹ Ngọc Thảo 45 Mẫu 107 Cao Nguyễn Trường Hải 83/17A Mẫu 108 Nguyễn Sỹ Hóa 41 Mẫu 109 Nguyễn Văn Bảy 39 Mẫu 110 Đoàn Văn Hiến 177/35 Mẫu 111 Nguyễn Thị Tịnh 177/39 Mẫu 112 Đoàn Văn Nghiệp 177/41 Mẫu 113 Nguyễn Văn Hoàng 143/26/22 Mẫu 114 Nguyễn Ngọc Thạch 25A Mẫu 115 Cao Nguyễn Trường Hải 83/17A Mẫu 116 Nguyễn Văn Tâm 19/1/15A Mẫu 117 Nguyễn Thị Kim Điền 19/1/15 Mẫu 118 Nguyễn Kim Hà 83/10 Mẫu 119 Phạm Thị Thanh Thủy 29 Mẫu 120 Lê Thị Dung 83/4 Mẫu 121 Phạm Thị Bích Vân 35 Mẫu 122 Nguyễn Văn Thanh 177/18 Mẫu 123 Lê Văn Hùng 177/16 Mẫu 124 Lê Quang Nhật 41/1 Mẫu 125 Lâm Thắc Coán 0 Mẫu 126 Vũ Minh Đoàn 177/14/3/19 Mẫu 127 Trần Đình Hùng 177/14/3/21 Mẫu 128 Hồ Văn Dứt 62/3A1 Mẫu 129 Trần Đức Anh 177/14/3/25 Mẫu 130 Ngô Hoàng Phúc 62/3A Mẫu 131 Nguyễn Thị Ngọc Hà 177/14 Mẫu 132 Phạm Quý 177/14/31 Mẫu 133 Nguyễn Văn Hồng 177/14/3/33 Mẫu 134 Nguyễn Thị Ngọc Uyên 177/14/3/35 Mẫu 135 Nguyễn Thanh Sơn 177/14/3/37 Mẫu 136 Nguyễn Thị Hoa 177/14/3/37A Mẫu 137 Huỳnh Thị Lộc 177/14/3/39 Mẫu 138 Nguyễn Ngọc Ca 21C Mẫu 139 Trần Văn Xành 177/14/3/43 Mẫu 140 Ngô Thị Thành 177/14/3/45 Mẫu 141 Trần Thị Hạnh 177/14/3/49 Mẫu 142 Vũ Ngọc Sen 177/14/3/51 Mẫu 143 Dương Kim Long 21/2/8 Mẫu 144 Hoàng Thị Diệu 177/14/3/16/8 Mẫu 145 Đặng Hoàng Hiệp Mẫu 146 Nguyễn Anh Kiệt 25 Mẫu 147 Nguyễn Thị Giang Thanh 83/17A Hộ gia 41/23/7 (6 Phòng Mẫu 1 Nguyễn Thị Ngọc Linh đình trọ) trong dãy 177/14/23/1 trọ Mẫu 2 Nguyễn Phước Hội (5 Phòng trọ) Nguồn: Công ty DVCI Quận 12 Bảng 10. Kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát các hộ gia đình Số lượ Tỷ lệ ng (%) Chỉ tiêu đánh giá đáp án 1 Nghe về “Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn” - Có 183 100 - Không 0 0 Tổng 183 100 2 Nghe về “Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn” từ đâu? - Tivi, báo chí, đài (radio), internet 95 34,2 - Tuyên truyền của chính quyền địa phương. 183 65,8 - Khác 0 0 Tổng 278 100 3 Có được tuyên truyền, tập huấn chương trình phân loại rác hay không? 183 100 - Có 0 0 - Không Tổng 183 100 4 Thời gian tập huấn cho chương trình trong bao lâu? - 1 ngày 183 100 - 2 ngày 0 0 - 3 ngày 0 0 - 1 tháng/lần 0 0 Tổng 183 100 5 Được tập huấn trong buổi nào? - Sáng 70 38,3 - Trưa 55 31,3 - Chiều 0 0 - Tối 0 0 - Khác 58 30,4 Tổng 183 100 6 Nơi được tập huấn ở đâu? - Tại địa phương 183 100 - Tại công ty Công ích quận 0 0 - Tại nhà 0 0 - Khác 0 0 Tổng 183 100 7 Ai là người tập huấn? - Tổ trưởng tổ dân phố 183 56,0 - Nhân viên thu gom 24 7,3 - Nhân viên quản lí chương trình 120 36,7 - Khác 0 0 Tổng 327 100 8 Hình thức tập huấn được thực hiện như thế nào? - Hướng dẫn cách phân loại thùng rác 95 34,5 - Hướng dẫn cách phân loại rác 115 41,8 - Xem video về cách phân loại 0 0 - Trả lời các câu hỏi cho người hướng dẫn đưa ra 65 23,7 - Khác 0 0 Tổng 275 100 9 Việc tập huấn có mang lại lợi ích gì hay không? - Có 183 100 - Không 0 0 Tổng 183 100 10 Học được gì sau buổi tập huấn đó? - Cách phân loại thùng rác 183 36,6 - Cách phân loại rác 183 36,6 - Lợi ích của việc phân loại 134 26,8 - Khác 0 0 Tổng 500 100 11 Sau khi được tập huấn có thực hiện chương trình phân loại rác hay không? - Có thực hiện 169 92,3 - Không thực hiện 14 7,7 Tổng 183 100 12 Không thực hiện được chương trình là do? - Không có thời gian 14 31,8 - Khó nhớ việc nên phân làm mấy loại 7 15,9 - Chẳng có lợi ích gì 2 4,5 - Tốn thêm chi phí mua đồ đựng rác 3 6,8 - Khối lượng rác quá ít. 6 13,6 - Không cần thiết. 12 27,4 - Khác 0 0 Tổng 44 100 13 Có thực hiện chương trình là do? - Giảm được lượng rác cần thiết 87 18,1 - Bảo vệ được môi trường 169 35,2 - Dễ thực hiện 67 14,0 - Có sự bắt buộc của chính quyền địa phương 123 25,6 - Giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn 34 7,1 - Khác 0 0 Tổng 480 100 14 Có được phát thùng rác hoặc túi đựng rác để phân loại rác hay không? - Có 183 100 - Không 0 0 Tổng 183 100 15 Thùng rác được phân làm mấy màu? - 2 màu (xanh và xám) - 3 màu (xanh, cam và xám) 183 100 - Khác 0 0 0 0 Tổng 183 100 16 Phân loại rác - 2 loại 183 100 - 3 loại 0 0 - 4 loại 0 0 Tổng 183 100 17 Thành phần thường phân loại sai là gì? - Thức ăn thừa 0 0 - Bao nylon 145 46,8 - Chai, lon 36 11,6 - Giấy 86 27,7 - Rau, củ, quả 23 7,4 - Thùng nhựa 13 4,2 - Thủy tinh 7 2,3 - Khác. 0 0 Tổng 310 100 18 Trong quá trình phân loại, anh/chị thường hay gặp những khó khăn gì - Thường xuyên phân sai thành phần 154 84,2 - Không có thời gian để phân loại 23 12,6 - Tốn chi phí trong việc mua túi đựng rác 6 3,2 - Khác. 0 0 Tổng 183 100 19 Việc phân loại rác không đúng cách là do - Do thói quen 193 72,8 - Do không biết cách phân loại 61 23,0 - Thiếu ý thức 11 4,2 - Khác Tổng 265 100 20 Số lần thu gom rác - 1 ngày/ lần 154 54,2 - 2 ngày/ lần 85 30,0 - 1 tuần/ lần 0 0 - Khác 45 15,8 Tổng 284 100 21 Thời gian thu gom rác - Sáng 183 68,3 - Trưa 85 31,7 - Chiều 0 0 - Tối 0 0 Tổng 268 100 22 Mức độ hợp lý của thời gian thu gom rác - Hợp lý 0 0 - Bình thường 74 40,3 - Chưa hợp lý 109 59,6 Tổng 183 100 23 Thái độ của nhân viên thu gom như thế nào? - Rất tốt, thường hay nhắc nhở mọi người khi phân loại sai 123 63,4 - Rất khó chịu khi chúng tôi phân loại sai 42 21,6 - Không quan tâm đến việc có phân loại sai hay không 29 29,0 - Khác 0 0 Tổng 194 100 24 Nhân viên thu gom nên làm gì để chương trình thực hiện được tốt hơn? - Thường hay nhắc nhở mọi người khi phân loại sai 183 39,1 - Thu gom đúng giờ 67 14,3 - Luôn nhiệt tình với người dân. 183 39,1 - Không tăng phí thu gom rác 35 7,5 - Khác. 0 0 Tổng 468 100 25 Có hài lòng với việc phân loại rác được thực hiện ở địa phương hay không? - Có 151 82,5 - Không 32 17,5 Tổng 183 100 26 Theo anh/chị việc phân loại rác này nên thực hiện trong thời gian là bao lâu? - 1 tháng 0 0 - 6 tháng 0 0 - 1 năm 0 0 - Nên thực hiện lâu dài 183 100 Tổng 183 100 27 Tại sao chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn nên được thực hiện lâu dài? - Giảm được lượng rác cần thiết 73 22,6 - Tiếp kiệm được chi phí thu gom, xử lí chất thải rắn 67 20,7 - Bảo vệ môi trường 183 56,7 - Khác 0 0 Tổng 323 100 28 Địa phương nơi anh/chị đang sinh sống có thường hay kiểm tra về việc phân loại của người dân không? - Không kiểm tra 85 46,4 - Có kiểm tra 98 53,6 Tổng 183 100 29 Thời gian kiểm tra diễn ra trong bao lâu? - 1 tháng/ 1 lần 0 0 - 3 tháng/ 1 lần 0 0 - Kiểm tra đột xuất 85 46,4 98 53,6 - Khác Tổng 617 100 30 Theo anh/chị việc phân loại này có nên tiếp tục nhân rộng phạm vi thực hiện không? Vì sao? - Có 134 73,2 - Không 49 26,8 - Khác. 0 0 Tổng 183 100 PHỤ LỤC 3 Hình 1.Poster treo ở khu vực quận 12 Hình 2. Hẻm khu phố Hình 3. Slogan ở hẻm đường Nguyễn Thị Kiểu Hình 4. Thùng rác PLTN Hình 5. Đường Nguyễn Thị Kiểu Hình 6.Bãi rác Hiệp Thành Hình 7 Khảo sát người dân Hình 8 Cân KL rác Hình 9.Thùng rác hư hỏng sau SD Hình 10. Khảo sát người dân Hình 11. Nơi tập kết rác tạm thời của đội thu gom Hình 12. Phân loại rác tháng 6 Hình 13. Phân loại rác tháng 6 Hình 14. Cân KL rác HC Hình 15. Rác VC được tập trung trước nhà dân Hình 16. Cân rác HC Hình 18. Đội thu gom DVCI Hình 19. Đội thu gom DVCI Hình 20. Rác được phân loại Hình 21 Rác phân loại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_danh_gia_hieu_qua_thuc_hien_chuong_trinh_thi_diem_phan.pdf
Tài liệu liên quan