Đồ án Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) giai đoạn bột lên giống

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẠCH LẤU (Mastacembelus armatus) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN NHỨT Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÊ BÍCH TUYỀN MSSV: 1311100848 Lớp: 13DSH03 TP. Hồ Chí Minh, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO S

pdf74 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch lấu (mastacembelus armatus) giai đoạn bột lên giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẠCH LẤU (Mastacembelus armatus) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hƣớng dẫn : TS. NGUYỄN NHỨT Sinh viên thực hiện : NGUYỄN LÊ BÍCH TUYỀN MSSV: 1311100848 Lớp: 13DSH03 TP. Hồ Chí Minh, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả này là một phần trong kết quả nghiên cứu của học viên cao học Nguyễn Hồng Nhựt (Mã số học viên: 1541880007 – Lớp: 15SSH21) , do tôi và học viên Nguyễn Hồng Nhựt cùng thực hiện. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chƣa đƣợc công bố dƣới bất kì hình thức nào. Những số liệu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá do chính ngƣời thực hiện thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và đƣợc ghi cụ thể trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Sinh viên Nguyễn Lê Bích Tuyền i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Nhứt, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn đến các thầy cô giáo và các anh chị tại Trung tâm quốc gia Giống hải sản Nam Bộ đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Ngoài ra cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trƣờng đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức làm nền tảng cho tôi thực hiện đề tài. Do kiến thức và thời gian có hạn, không thể tránh khỏi những sai sót về nội dung và trình bày. Kính mong sự thông cảm và góp ý từ quý thầy cô để tôi có thể củng cố lại kiến thức và rút kinh nghiệm cho bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Nguyễn Lê Bích Tuyền ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 2 3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ..................................................................................... 2 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 1.1. Một số đặc điểm của cá chạch Lấu (Mastacembelus armatus) ......................... 3 1.1.1. Hệ thống phân loại ................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm phân bố ..................................................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm môi trường sống ........................................................................ 4 1.1.4. Đặc điểm hình thái.................................................................................... 5 1.1.5. Đặc điểm sinh sản ..................................................................................... 5 1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................... 6 1.1.7. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................ 9 1.2. Chất lƣợng nƣớc ảnh hƣởng đến động vật thủy sản ....................................... 10 1.2.1. Nhiệt độ nước ......................................................................................... 10 1.2.2. Độ đục .................................................................................................... 11 1.2.3. pH ........................................................................................................... 11 1.2.4. Độ mặn ................................................................................................... 12 1.2.5. Oxy hòa tan ............................................................................................ 13 1.2.6. Nitrogen.................................................................................................. 14 iii 1.3. Nồng độ gây chết 50% cá thể ........................................................................ 15 CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 17 2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................... 17 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:.............................................................................. 17 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................... 17 2.3. Nguyên vật liệu ............................................................................................. 17 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 18 2.4.10. Nội dung 1: Khảo sát khả năng tiêu thụ artemia của cá chạch Lấu sau khi hết noãn hoàn 1 ngày ........................................................................................... 22 2.4.11. Nội dung 2: Xác định một số chỉ tiêu tăng trưởng của cá chạch Lấu sau khi hết noãn hoàn (giai đoạn 11 – 75 ngày tuổi) .................................................. 25 2.4.12. Nội dung 3: Ảnh hưởng của độ mặn, ammonia tổng, nitrite lên tỷ lệ chết của cá chạch Lấu. ................................................................................................ 26 2.4.13. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ................................................... 28 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ..................................................................... 31 3.1. Nội dung 1: Khảo sát khả năng tiêu thụ Artemia của cá chạch Lấu sau khi hết noãn hoàn 1 ngày. ................................................................................................... 31 3.1.1. Thí nghiệm 1: Xác định loại thức ăn thích hợp cho cá chạch Lấu sau khi hết noãn hoàn 1 ngày ........................................................................................... 31 3.1.2. Thí nghiệm 2: So sánh khả năng tiêu thụ Artemia sống và Artemia chết của cá chạch Lấu giai đoạn 14 ngày tuổi ............................................................. 32 3.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng bắt mồi của cá chạch Lấu 14 ngày tuổi ............................................................................. 34 3.1.4. Thí nghiệm 4: Số lượng Artemia tiêu thụ sau 2 giờ và 24 giờ của cá chạch lấu 34 Bảng 3. 2. Số lượng Artemia tiêu thụ sau 2 giờ và 24 giờ của cá chạch lấu ......... 35 3.1.5. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến hoạt động phân bố của cá chạch lấu 14 ngày tuổi và 57 ngày tuổi. ......................................................................... 36 3.2. Nội dung 2: Kết quả của sự phát triển một số đặc điểm hình thái cá chạch lấu (giai đoạn 14 đến 68 ngày tuổi) ............................................................................... 37 iv 3.2.1. Biến động chiều dài, khối lượng và độ rộng miệng cá chạch lấu ............. 37 3.3. Nội dung 3: Ảnh hƣởng của độ mặn, ammonia tổng, nitrite lên tỷ lệ chết của cá chạch lấu. ............................................................................................................ 40 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 42 4.1. Kết luận ......................................................................................................... 42 4.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 44 PHỤ LỤC................................................................................................................... 50 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CO2 Carbondioxide Ctv Cộng tác viên D.O Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan) h Giờ ITIS Integrated Taxonomic Information System (Hệ thống Thông tin phân loại tích hợp) LC50 50% Lethal Concentration (Nồng độ gây chết 50%) N2 Khí Nitơ NaCl Natri chlorua (Sodium Chloride) NaNO2 Natri nitrite NH3 Ammoniac + NH4 Cation ammonium NH4Cl Ammonium Chloride (Ammoni Chlorua) - NO2 Nitrito - NO3 Nitrato TB Giá trị trung bình TNHH Trách nhiệm hữu hạn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1. 1 Các quốc gia châu Á có sự phân bố của cá chạch Lấu trong tự nhiên (Fishbase, 2014). .................................................................................................... 4 Bảng 2. 1. Chuyển đổi tỷ lệ phần trăm sang Probit ..................................................... 29 Bảng 3. 1. Khả năng nuốt và tiêu hóa trứng Artemia tẩy vỏ, bùng dù và artemia mới nở sau 6h. ................................................................................................................. 31 Bảng 3. 2. Số lƣợng Artemia tiêu thụ sau 2 giờ và 24 giờ của cá chạch lấu ................. 35 + - Bảng 3.3. Nồng độ NH4 , NO2 và NaCl ảnh hƣởng lên LC10, LC50 và LC90của cá chạch lấu giai đoạn cá 10 ngày tuổi. Mean: giá trị trung bình; S.D: độ lệch chuẩn. ............................................................................................................................ 40 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Hình thái cá chạch Lấu trƣởng thành (Nguyễn Văn Triều, 2010)................... 5 Hình 1.2. Lỗ sinh dục cá chạch Lấu cái (A) và cá chạch Lấu đực (B). Hình chụp trong quá trình nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 6 Hình 1.3. Các giai đoạn phát triển của phôi cá chạch Lấu (Phan Phƣơng Loan, 2010): (A) buồn trứng; (B) hai phôi bào; (C) bốn phôi bào; (D) tám phôi bào; (E) nhiều phôi bào; (F) phôi nang cao; (G) phôi nang thấp; (H) phôi muộn; (I) phôi vị; (J) hình thành cơ quan; (K) phôi hoàn chỉnh; (L) cá mới nở ........................................ 9 Hình 1.4. Tỷ lệ thành phần thức ăn tự nhiên trong dạ dày cá chạch Lấu (Nguyễn Văn Triều, 2010) ......................................................................................................... 10 Hình 2. 1 Phƣơng pháp đo độ rộng miệng cá theo Shirota (1970) ............................... 21 Hình 2. 2 Phƣơng pháp đo chiều dài tổng của cá ........................................................ 21 Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm với cƣờng độ ánh sáng khác nhau: (a) bố trí cƣờng độ ánh sáng cho cá chạch lấu 14 ngày tuổi; (b) bố trí cƣờng độ ánh sáng cho thí nghiệm ánh sáng cá chạch lấu 57 ngày tuổi. ..................................................................... 24 Hình 2. 4. Chuẩn bị thau thí nghiệm ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến hoạt động phân bố cá chạch lấu 14 ngày tuổi và 65 ngày tuổi. .............................................. 24 Hình 2.5. Thí nghiệm ảnh hƣởng của nồng độ muốn đến tỷ lệ chết của cá chạch Lấu 10 ngày tuổi .............................................................................................................. 27 Hình 3.1. Khả năng tiêu thụ Artemia sống và Artemia chết của cá chạch lấu giai đoạn 14 ngày tuổi. ........................................................................................................ 33 Hình 3.2. Ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến khả năng bắt mồi của cá chạch Lấu giai đoạn 14 ngày tuổi .......................................................................................... 34 Hình 3.3. Ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến hoạt động phân bố của cá chạch lấu: (A) 14 ngày tuổi (vùng 1: 581,7 Lux, vùng 2: 761,4 Lux, vùng 3: 792,7 Lux, vùng 4: 721,8 Lux, vùng 5: 27,8 Lux, vùng 6: 41,2 Lux). (B) 57 ngày tuổi (vùng 1: 816,8 Lux, vùng 2: 748,3 Lux, vùng 3: 32,4 Lux, vùng 4: 48,5 Lux, vùng 5: 78,3 Lux, vùng 6: 694,7 Lux). ..................................................................................... 36 Hình 3.4. Tỷ lệ phân bố của cá chạch lấu theo cƣờng độ ánh sáng (A) 14 ngày tuổi, (B) 57 ngày tuổi ......................................................................................................... 37 viii Hình 3.5. Sự phát triển chiều dài (a); khối lƣợng (b); độ rộng của miệng (c) và mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng (d) của cá chạch lấu (14 – 68 ngày tuổi). ............................................................................................................................ 38 Hình 3.6. Mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng với độ rộng miệng của cá chạch lấu (14 và 75 ngày). ................................................................................... 39 ix ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam đang dần tạo đƣợc uy tín và vị trí trên thị trƣờng quốc tế (Giáng Hƣơng, 2016). Ƣớc tính trong năm 2016 sản lƣợng thủy sản khai thác khoảng 3,121 triệu tấn, sản lƣợng nuôi trồng 3,603 triệu tấn, giá trị xuất khẩu khoảng 6,99 tỷ USD (Ngô Thế Hiên, 2016). Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đƣợc xuất sang các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và các nƣớc ASEAN (Lê Hằng, 2017). Cá chạch Lấu (Mastacembelus armatus) là loài thủy sản có nhiều tiềm năng phát triển. Giá bán cá chạch Lấu trên thị trƣờng khoảng 450 – 500.000 đồng/kg (Lê Huy Hải, 2013). Cá chạch Lấu có hàm lƣợng protein cao (Ali và ctv, 2013). Nguồn cung cấp cá chủ yếu ngoài tự nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng (Nguyễn Văn Triều, 2010). Ở Ấn Độ, cá chạch Lấu đã đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên thế giới (Gupta và ctv, 2015). Các nghiên cứu về cá chạch Lấu trên thế giới còn hạn chế và nhiều thiếu sót (Gupta và Banerjee, 2016). Đặc điểm hình thái của cá chạch Lấu trƣởng thành đƣợc nghiên cứu cùng lúc các tác giả: Shashi Kant Nagar và Wali Mohd. Khan (1957), Day F (1878), Talwar PK và Jhingran AG (1991). Về đặc điểm sinh sản có các nghiên cứu của Narejo và ctv(2002), Sushant Kumar Verma và Abdul Alim (2014), Uthayakumar và ctv (2013). Ở Việt Nam có các nghiên cứu của Nguyễn Văn Triều (2010) về sự phát triển tuyến sinh dục, Phan Phƣơng Loan (2010) xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chạch Lấu, Nguyễn Thành Trung và ctv nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống cá chạch Lấu. Tuy nhiên, chƣa nghiên cứu chi tiết về khả năng tiêu thụ thức ăn tự nhiên và chất lƣợng nƣớc ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của cá bột để làm cơ sở ƣơng nuôi. 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thực hiện đề tài “Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch Lấu (Mastacembelus armatus) giai đoạn bột lên giống” làm cơ sở để xây dựng các hệ thống ƣơng nuôi cá chạch Lấu đạt hiệu quả cao. Phạm vi đề tài bao gồm xác định một số giới hạn chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc nuôi, loại thức ăn thích hợp cho cá chạch Lấu trong giai đoạn bột lên giống. 2. MỤC TIÊU Mục tiêu tổng quát: Xác định một số đặc điểm sinh học của cá chạch Lấu giai đoạn bột lên giống. Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định một số đặc điểm hình thái của cá chạch Lấu sau khi hết noãn hoàn (10 – 75 ngày tuổi); (2) Xác định loại thức ăn thích hợp cho cá chạch Lấu giai đoạn vừa hết noãn hoàn (10 ngày tuổi); (3) Xác định ngƣỡng giới hạn nồng độ + - của độ mặn, NH4 và NO2 trong môi trƣờng ƣơng cá lên tỷ lệ chết (LC10 và LC50) của cá bột chạch Lấu. 3. NỘI DUNG THỰC HIỆN Nội dung 1: Khảo sát khả năng tiêu thụ Artemia của cá chạch Lấu sau khi hết noãn hoàn 1 ngày. Nội dung 2: Xác định một số chỉ tiêu tăng trƣởng của cá chạch Lấu sau khi hết noãn hoàn (10 – 75 ngày tuổi). Nội dung 3: Ảnh hƣởng của độ mặn, ammonia tổng, nitrite lên tỷ lệ chết của cá chạch Lấu. 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm của cá chạch Lấu (Mastacembelus armatus) 1.1.1. Hệ thống phân loại 1.1.1.1. Hệ thống phân loại cá chạch Lấu theo ITIS (Integrated Taxonomic Information System): Giới (Kingdom): Animalia Ngành (Phylum): Chordata Liên lớp (Superclass): Osteichthyes Lớp (Class): Actinopterygii Liên bộ (Superorder): Acanthopterygii Bộ (Order): Synbranchiformes Họ (Family): Mastacembelidae Chi (Genus): MastacembelusScopoli 1777 Loài (Species): Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) 1.1.1.2. Tên gọi Tên gọi theo tiếng Việt: cá chạch Lấu Tên gọi theo tiếng Anh: zigzag eel, tiretrack eel, spiny eel. 1.1.2. Đặc điểm phân bố Cá chạch Lấu phân bố ở một số nƣớc châu Á đƣợc ghi nhận và thể hiện ở Bảng 1. 1. Ở Việt Nam, cá chạch Lấu phân bố ở Lai Châu, Vũ Quang (Hà Tĩnh), ở lƣu vực sông Mekông, sông Đăkrông và sông Đà (Fishbase, 2014). 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 1. 1 Các quốc gia châu Á có sự phân bố của cá chạch Lấu trong tự nhiên (Fishbase, 2014). Quốc gia Xuất hiện Bangladesh môi trƣờng nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ Ấn độ môi trƣờng nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ Malaysia môi trƣờng nƣớc ngọt Sri Lanka môi trƣờng nƣớc ngọt Bhutan môi trƣờng nƣớc ngọt Nepal môi trƣờng nƣớc ngọt Trung Quốc môi trƣờng nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ Thái Lan môi trƣờng nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ Campuchia môi trƣờng nƣớc ngọt Indonesia môi trƣờng nƣớc ngọt Lào môi trƣờng nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ Việt Nam môi trƣờng nƣớc ngọt Pakistan môi trƣờng nƣớc ngọt Myanma môi trƣờng nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ 1.1.3. Đặc điểm môi trường sống Cá chạch Lấu sống trong môi trƣờng nƣớc ngọt, ở những đầm lầy, ao, hồ, sông, suối, nơi nƣớc tĩnh, nền đáy sỏi đá (Roberts, 1993). Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 22 – 28oC (tốt nhất ở 27oC), pH từ 6,5 – 7,5 (tốt nhất pH = 7) (Fishbase, 2007; Klaus Riede, 2004). 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.1.4. Đặc điểm hình thái Hình 1.1. Hình thái cá chạch Lấu trƣởng thành (Nguyễn Văn Triều, 2010) Kích thƣớc của cá chạch Lấu trƣởng thành tƣơng đối lớn, tổng chiều dài thân có thể đạt 90cm, nặng 500g (Anders F. Poulsen và John Valbo-Jørgensen, 2000; Fishbase, 2007). Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), cá chạch Lấu có phần đầu nhỏ và nhọn. Dọc theo đỉnh đầu là vân màu nâu xám. Mắt cá có kích thƣớc nhỏ, nằm ở hai bên vân. Miệng của cá chạch Lấu nhỏ, trƣớc miệng có nếp da hoạt động đƣợc. Nếp da gồm ba thùy, mũi trƣớc của cá nằm ở hai thùy bên, có dạng hình ống. Mũi sau nằm ở góc miệng. Màng mang và eo mang tách rời. Phần thân cá chạch Lấu thon dài, có các vân màu nâu đậm bao quanh các đốm màu nâu nhạt tạo thành mạng lƣới. Vây ngực tròn, ngắn. Phần vây lƣng, vây hậu môn và vây đuôi của cá chạch Lấu nối liền nhau. 1.1.5. Đặc điểm sinh sản Mùa sinh sản của cá chạch Lấu kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, chủ yếu ở tháng 6 và tháng 7 (Nguyễn Văn Triều, 2010), số trứng dao động từ 580 – 10.980 trứng/cá cái (Narejo và ctv, 2002). Ở Thái Lan, cá chạch Lấu đẻ trứng ở khu vực có xoáy nƣớc, trứng cá bám lên các sợi rong và thủy sinh vật (Anders F. Poulsen và John Valbo- 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Jørgensen, 2000). Sau khi đẻ trứng, cá đực làm nhiệm vụ bảo vệ trứng, cá cái bơi ra những khu vực gần ổ trứng (Bhargava, 1958). Theo Nguyễn Văn Triều (2010) cá chạch Lấu đực và cái phân biệt rõ nhất khi vào giai đoạn thành thục và trong thời gian sinh sản. Cá chạch Lấu cái có phần thân to và ngắn hơn, màu nâu nhạt, lỗ sinh dục hơi hồng, tròn và lồi (Hình 1.2A). Ngƣợc lại, cá chạch Lấu đực có phần thân thon và dài, màu nâu sậm, lỗ sinh dục tròn, lõm và sẫm màu (Hình 1.2B). Hình 1.2. Lỗ sinh dục cá chạch Lấu cái (A) và cá chạch Lấu đực (B). Hình chụp trong quá trình nghiên cứu đề tài 1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng Cá chạch Lấu thành thục lần đầu khi chiều dài cơ thể đạt 29  8,42 cm (Nguyễn Văn Triều, 2010). Trứng cá chạch Lấu có đƣờng kính trung bình khoảng 0,9 – 2,47 mm (Uthayakumar và ctv, 2013), trứng nở sau khi thụ tinh 24 – 36 giờ, kích thƣớc phôi khoảng 5 mm (Bhargava, 1958). Từ khi thụ tinh đến khi nở, phôi cá chạch Lấu phát triển qua các giai đoạn đƣợc thể hiện trong Hình 1.3. 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (L) Hình 1.3. Các giai đoạn phát triển của phôi cá chạch Lấu (Phan Phƣơng Loan, 2010): (A) buồn trứng; (B) hai phôi bào; (C) bốn phôi bào; (D) tám phôi bào; (E) nhiều phôi bào; (F) phôi nang cao; (G) phôi nang thấp; (H) phôi muộn; (I) phôi vị; (J) hình thành cơ quan; (K) phôi hoàn chỉnh; (L) cá mới nở Mùa khô, cá chạch Lấu có thể sống ở các khe nứt hoặc hóc đá trong lòng sông chứa nƣớc và sau đó chúng di chuyển tìm đến các kênh rạch, ao, hồ, vùng ngập trũng. Nhƣng ở mừa lũ cá chạch Lấu thƣờng thấy ở kênh rạch, sông, suối và đồng nƣớc (Anders F. Poulsen và John Valbo-Jørgensen, 2000). 1.1.7. Đặc điểm dinh dưỡng Theo Nguyễn Văn Triều (2010), cá chạch Lấu có tính chủ động bắt mồi thức ăn trong tự nhiên là các loài động vật nhỏ. Thức ăn chủ yếu khi giải phẫu dạ dày của cá chạch Lấu sống ngoài tự nhiên bao gồm các loài cá nhỏ (27,5%), côn trùng (26,2%), mùn bã hữu cơ (14,2%), giáp xác (13,7%) và các thành phần khác (Hình 1.4). 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 1.4. Tỷ lệ thành phần thức ăn tự nhiên trong dạ dày cá chạch Lấu (Nguyễn Văn Triều, 2010) 1.2. Chất lƣợng nƣớc ảnh hƣởng đến động vật thủy sản Chất lƣợng nƣớc nuôi thủy sản bao gồm các yếu tố vật lý, sinh học và sinh hóa. Mọi hoạt động của thủy sản đều diễn ra trong môi trƣờng nƣớc. Tình trạng sức khỏe của động vật thủy sản chịu ảnh hƣởng của chất lƣợng nƣớc. 1.2.1. Nhiệt độ nước Động vật thủy sản là động vật biến nhiệt. Vì thế nhiệt độ nƣớc ảnh hƣởng đến sức khỏe của chúng (Lê Văn Cát và ctv, 2006). Theo Claude E.Boyd (1998), cứ tăng 10oC thì tỷ lệ phản ứng hóa học và sinh học tăng gấp đôi. Nhiệt độ nƣớc ảnh hƣởng đến sự trao đổi chất của cơ thể vi sinh vật và động vật thủy sản. Nhiệt độ cũng tác động đến sự biến động của oxy hòa tan và phân hủy các chất hữu cơ trong thủy vực. Cụ thể là khi nhiệt độ nƣớc 30oC động vật thủy sinh sử dụng oxy hòa tan gấp đôi và trao đổi chất nhanh hơn so với nhiệt độ nƣớc 20oC. Khi nhiệt độ nƣớc dao động khoảng 3 – 5oC/ngày cũng đã tác động đến thay đổi sinh lý tôm cá. Đặc biệt là dao động đột ngột 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP gây căng thẳng thậm chí gây chết. Vì thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trƣờng nƣớc nuôi làm động vật thủy sinh không kịp thích nghi. Nhiệt độ nƣớc trong ao nuôi đao động theo chu kì ngày – đêm và theo mùa; có sự phân tầng nhiệt độ (Claude E.Boyd, 1998; Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2012). Ban ngày, nhiệt độ nƣớc ở tầng mặt cao hơn và có thể cao hơn 35oC. Ban đêm chênh lệch nhiệt độ ở tầng mặt và tầng đáy không đáng kể với điều kiện ao nuôi có sự xáo trộn nƣớc mạnh thông qua gió và máy quạt nƣớc (Claude E.Boyd, 1998). Ở cá chạch Lấu, nhiệt độ môi trƣờng thích hợp cho ƣơng cá bột và cá giống dao động khoảng 27,5 – 30,9oC (Phan Phƣơng Loan, 2010). 1.2.2. Độ đục Các hạt vật chất lơ lửng, động vật phù du và tảo là những tác nhân tạo độ đục trong ao nuôi. Độ đục tăng do các hạt lơ lửng, bùn, đất làm cản trở sự truyền ánh sáng trong ao nuôi, làm giảm quá trình quang hợp của thực vật và tảo đồng thời cản trở khả năng quan sát và bắt mồi của động vật trong ao (Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2012; Claude E.Boyd, 1998). Nếu nhƣ độ đục tăng do mật độ sinh vật phù du tăng là đặc điểm có lợi cho ao nuôi thủy sản về nguồn thức ăn tự nhiên (Claude E.Boyd, 1998). 1.2.3. pH pH đánh giá nồng độ ion H+ trong nƣớc nuôi thủy sản. pH bằng 7 nƣớc trung tính, pH thấp hơn 7 nƣớc có tính acid và pH cao hơn 7 nƣớc có tính ba-giờ (Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2012). Trong ao nuôi nƣớc ngọt, pH dao động trong khoảng 6 – 9 (Claude E.Boyd, 1998). Theo Claude E.Boyd (1998) pH phụ thuộc vào hàm lƣợng CO2 có trong ao nuôi và thay đổi theo thời gian chiếu sáng trong ngày. CO2 kết hợp với nƣớc tạo thành acid + - yếu, phân ly thành ion H và HCO3 . Ban ngày, quá trình quang hợp xảy ra mạnh làm + giảm hàm lƣợng CO2 và ion H dẫn đến pH tăng. Ngƣợc lại, thực vật và tảo thực hiện 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + quá trình hô hấp xảy ra mạnh, hàm lƣợng CO2 tăng, ion H tăng làm pH giảm mạnh vào ban đêm. Theo Fernando Kubitza (2017) thay đổi pH đột ngột làm thay đổi mức độ thẩm thấu dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối của cơ thể với môi trƣờng. pH nƣớc ảnh hƣởng tỷ lệ thuận với độc tính của ammonia tổng: khi pH cao tỷ lệ % của NH3-N tăng và khi pH giảm thì tỷ lệ % của NH3-N giảm vì chuyển dịch sang ammonium. Trƣờng hợp pH nƣớc cao hơn pH máu của cá thì ammonia khuếch tán từ máu ra môi trƣờng nƣớc giảm dẫn đến lƣợng ammonia tích tụ trong máu tăng. Nếu hiện tƣợng này kéo dài sẽ gây chết cá. Đối với cá chạch Lấu chƣa đƣợc nghiên cứu chi tiết nhƣng vài nghiên cứu ƣơng nuôi đã thực hiện ở ngƣỡng pH từ 7,2 đến 8,1 (Phan Phƣơng Loan, 2010). 1.2.4. Độ mặn Tổng nồng độ các muối hòa tan trong nƣớc, chủ yếu là NaCl tạo nên độ mặn của nƣớc tự nhiên (Maysa và Shahla, 2015). Độ mặn ảnh hƣởng đến tất cả các loài sinh vật nƣớc ngọt. Nồng độ muối tăng kéo theo sự gia tăng của áp xuất thẩm thấu làm mất cân bằng trao đổi ion trong cơ thể động vật thủy sản (Claude E.Boy và Frank Lichtkoppler, 1979). Theo Bacher và Garmham (1992) (đƣợc trích dẫn bởi Kimberley R. James và ctv, 2003) hầu hết các loài cá nƣớc ngọt có nồng độ muối trong máu dao động từ 7000 đến 13000 mg/L. Theo James và ctv (2003) khi nồng độ muối trong môi trƣờng tăng đột ngột từ 100 – 200% so với ban đầu sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu giữa môi trƣờng và bên trong cơ thể cá. Các phân tử nƣớc bên trong tế bào thoát ra môi trƣờng qua màng bán thấm. Cơ thể cá đột ngột mất lƣợng nƣớc lớn rơi vào tình trạng căng thẳng và làm chết cá. Khi nồng độ muối ngoài môi trƣờng tăng 10 – 50% so với nồng độ muối ban đầu thì độ chênh lệch áp suất thẩm thấu thấp, một số loài cá có thể tự điều chỉnh cân bằng áp suất thẩm thấu để thích nghi và sống sót. 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các loài động vật thủy sản khác nhau thì khả năng chịu độ mặn khác nhau (Claude E.Boy và Frank Lichtkoppler, 1979). Ở tôm sú (Penaeus monodon) chu kì lột xác của tôm ngắn khi độ mặn môi trƣờng là 25‰ và tốc độ tăng trƣởng chậm khi môi trƣờng có độ mặn 35‰ (Đoàn Xuân Diệp và ctv, 2009). Ở cá tra nghệ ở giai đoạn 30 đến 60 ngày tuổi có khả năng thích nghi với môi trƣờng có độ mặn 27‰. Môi trƣờng ƣơng cá tra nghệ từ bột lên giống ở độ mặn 6‰ cho thấy cá tăng trƣởng nhanh và tỷ lệ sống cao (Vƣơng Học Vinh và ctv, 2011). 1.2.5. Oxy hòa tan Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen – D.O) trong nƣớc đƣợc khuếch tán từ không khí, sục khí, qua quá trình quang hợp ở thực vật và tảo. Hàm lƣợng D.O trong nƣớc bị tiêu thụ do hô hấp của sinh vật và các quá trình oxy hóa các vật chất hữu cơ (Claude E.Boyd, 1998; Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2012). D.O trong ao nuôi thủy sản thƣờng dao động từ 3,0 – 8,0 mg/L (Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2012). Những loài thủy sản khác nhau có ngƣỡng oxy chịu dựng và sinh trƣởng khác nhau (Bùi Lai và ctv, 1985). Đối với tôm sú (Penaeus monodon) ngƣỡng oxy thích hợp là 4 – 8 mgO2/L. Trong khi đó cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có thể chịu đựng oxy hòa tan thấp hơn vì có cơ quan hô hấp phụ thông qua da và bóng hơi. Đặc biệt, cá có khả năng lấy oxy trong không khí bằng cách bơi lên mặt nƣớc đớp khí (Nhut, 2016). Đối với cá chạch Lấu chƣa đƣợc nghiên cứu rõ. Tuy nhiên, ngƣời nuôi có thể nuôi trong điều kiện oxy hòa tan dao động từ 4,17 đến 5,06 mg/L (Phan Phƣơng Loan, 2010). 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2.6. Nitrogen + - - Nitrogen trong ao nuôi thủy sản tồn tại ở dạng N2, NH3, NH4 , NO2 và NO3 . Trong đó NH3-N và NO2-N trong ao gây độc đối với sinh vật thủy sinh (Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2012; Claude E.Boyd, 1998). Các dạng tồn tại của nitrogen có trong ao nuôi thủy sản qua quá trình phân giải của vi sinh vật các hợp chất hữu cơ, xác động vật, xác thực vật, chất thải động vật và thức ăn dƣ thừa (Lê Văn Cát và ctv, 2006). 1.2.6.1. Ammonia + Trong ao nuôi thủy sản, ammonia tồn tại 2 dạng: NH3 và NH4 . NH3 kết hợp với + + + ion H của nƣớc tạo ion NH4 . Trong tự nhiên, nồng độ NH4 chỉ khoảng 0,5mg/L + (Trƣơng Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2012). Hàm lƣợng NH3 và NH4 thay đổi theo nhiệt độ và pH. Trong cùng nhiệt độ, tăng pH lên 1 đơn vị làm tăng NH3 lên 10 lần. o Nồng độ NH3 tăng lên gấp đôi khi nhiệt độ tăng thêm 10 C so với ban đầu (Eddy, 2005). Theo Lê Văn Cát và ctv (2006), sự khuếch tán NH3 từ máu ra môi trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng gây độc của NH3. Khi nồng độ NH3 ngoài môi trƣờng thấp hơn nồng độ NH3 trong máu cơ thể sẽ đào thải liên tục NH3 ra môi trƣờng ngoài. Nhƣng khi NH3 môi trƣờng cao làm xuất hiện hiện tƣợng khuếch tán ngƣợc NH3 từ môi trƣờng vào máu, làm tăng nồng độ NH3 trong cơ thể và gây ức chế quá trình tạo năng lƣợng ở hệ thần kinh trung ƣơng. Nếu nuôi trong điều kiện NH3 cao và kéo dài có thể làm chết cá. Mức độ gây độc của NH3 đối với động vật thủy sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài, độ tuổi của động vật thủy sinh, tình trạng sức khỏe, nồng độ oxy và độ pH trong môi trƣờng. + Trong ao nuôi, nồng độ NH4 chỉ khoảng 0,5 mg/L. Môi trƣờng đƣợc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_khao_sat_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_cua_ca_chach_lau_mas.pdf
Tài liệu liên quan