Đồ án Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận Bình thạnh, đề xuất phương pháp quản lý chống thất thoát nước

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC, THỰC PHẨM MÔI TRƯỜNG ---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC, VÀ THẤT THOÁT NƯỚC TẠI PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC. Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.s LÂM VĨNH SƠN Sinh viên thực hiện :PHẠM HUỲNH HOÀI CHƯƠNG Lớp : 11DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2015

pdf84 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận Bình thạnh, đề xuất phương pháp quản lý chống thất thoát nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Qua ba tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước”, tôi xin cam đoan rằng tất cả các kết quả trong đồ án là do quá trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S. Lâm Vĩnh Sơn. Các số liệu và kết quả có được trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng và hoàn toàn trung thực và được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Người thực hiện đề tài Phạm Huỳnh Hoài Chương LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Quý thầy cô khoa Công nghệ Sinh học, Thực phẩm và Môi trường trường Đại Học Công Nghệ Hutech đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy ThS. Lâm Vĩnh Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án và hoàn thành đúng thời gian quy định. Xin cảm ơn Công ty Cổ Phần cấp nước Gia Định đã tạo điều kiện cho tôi được tham quan thực tế các hoạt động quản lý mạng lưới, cho tôi các số liệu để thực hiện đồ án này. Cảm ơn các anh chị trong phòng giảm nước không doanh thu đã tạo cơ hội cho tôi được tiếp xúc nhiều với thực tế công việc quản lý mạng lưới nước. Để đi được chặn đường dài và đạt thành quả như ngày hôm nay, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên cà là chỗ dựa vững chắc cho tôi. Xin chân thành cảm ơn ! TP.HCM, 19 Tháng 08 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Huỳnh Hoài Chương ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế xã hội. Trong đó sự gia tăng dân số là rất lớn, kèm theo đó dẫn đến việc gia tăng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống người dân như lương thực, thực phẩm, điện, xăng, nước, Các vấn đề về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải rắn, vấn đề thiếu nước, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, ô nhiễm nguồn nước mặt, Đây cũng là những đặc trưng cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội của thành phố. Hiện tại lượng nước sạch thất thoát khoảng 30% - 40% tổng lượng nước được sản xuất. Tỷ lệ nước thất thoát luôn ở mức cao do các nguyên nhân cơ bản sau:  Đường ống cũ mục làm rò rỉ nước  Thi công yếu kém ảnh hưởng đến hệ thống  Quản lý không chặt, nước áp lực thấp, đồng hồ không nhảy số, công ty không thu được tiền.  Đồng hồ nước lạc hậu, nhất là hệ thống đồng hồ tổng ở từng vùng.  Thất thoát do xúc xả, chữa cháy Trước tình hình đó, việc đề ra phương án cải tiến phương pháp quản lý mạng lưới là vấn đề cần thiết để phù hợp với chủ trương phòng chống thất thoát nước của Tổng Công ty cấp nước Sawaco. Trên cơ sở đó và yêu cầu nội dung của luận văn tốt nghiệp, người thực hiện đề tài đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài thực hiện mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh. Từ đó đề xuất phương án quản lý mạng lưới nhằm giảm thất thoát nước và đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về số lượng cũng như chất lượng. Đưa ra các phương án nhằm chống thất thoát nước, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt phục vụ lợi ích cho cộng đồng. 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Giới hạn của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về rò rỉ, thất thoát nước trong mạng lưới nước phường 25 quận Bình Thạnh. Đưa ra mô hình quản lý mạng lưới cho phường 25 quận Bình Thạnh. 3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:  Điều tra khảo sát về tình hình sử dụng nước sinh hoạt và hiện trạng mạng lưới cấp nước của phường 25 quận Bình Thạnh.  Nắm rõ sơ đồ mạng lưới nước của phường 25 quận Bình Thạnh.  Ứng dụng thực tế, tham gia đi khảo sát, dò bể, giám sát sửa chữa ống cũ mục  Tính toán lượng nước thất thoát của khu vực.  Quản lý chỉ số thất thoát nước  Đưa ra các phương án chống thất thoát nước trên mạng lưới 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Tham khảo tài liệu  Dữ liệu về tình hình kinh tế, xã hội của khu vực quận Bình Thạnh và khu vực phường 25 quận Bình Thạnh.  Số liệu hiện trạng mạng lưới đường ống.  Tài liệu kỹ thuật phòng chống thất thoát nước 4.2. Nghiên cứu thực địa  Khảo sát việc dùng nước của các hộ trong khu vực phường 25 quận Bình Thạnh.  Tham gia dò bể ống nước, giám sát các công trình sửa chữa ống bể mục, thay thế ống cũ mục, kiểm tra đồng hồ tổng của các DMA.  Khảo sát mạng lưới khách hàng, đưa ra các nhu cầu dùng nước của họ. 4.3. Thu thập số liệu  Thu thập và tham khảo các số liệu có liên quan  Công ty cổ phần cấp nước Gia Định 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Trang web của quận Bình Thạnh www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn/  Đồ án bao gồm các mục sau đây Mục lục Mở Đầu 1. Đặt vấn đề 2. Mục tiêu của đề tài 3. Giới hạn của đề tài 4. Nội dung nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Tham khảo tài liệu 1.2. Nghiên cứu thực địa 1.3. Thu thập số liệu 1.4. Hỏi ý kiến chuyên gia CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẬN BÌNH THẠNH 1.1. Vị trí địa lý quận Bình Thạnh: 1.2. Điều kiện tự nhiên: 1.2.1. Địa hình: 1.2.2. Địa Chất: 1.2.3. Kênh rạch: 1.2.4. Các yếu tố khí hậu: 1.3. Kinh tế - xã hội: 1.3.1. Điều kiện kinh tế: 1.3.2. Văn hóa – xã hội: 1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020: 1.4.1. Quy hoạch các đơn vị: 1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật: 1.4.2.1. Quy hoạch giao thông: 1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt: 1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện: 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước: 1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (quy hoạc thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường) CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ THẤT THOÁT NƯỚC PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH. 2.1 Tổng quan phường 25 quận Bình Thạnh 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.2. Hiện trạng cấp nước phường 25 quận Bình Thạnh: 2.2. Tính toán tỷ lệ thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh 2.2.1. Tổng quan về nước thất thoát thất thu (NRW - Non Revenue Water) 2.2.2. Nguyên nhân gây nước thất thoát thất thu 2.2.3. Các cách tính cân bằng nước 2.2.4. Tính toán nước thất thoát của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh bằng phần mềm WB-easycalc. 2.2.5. Kết quả sau khi nhập số liệu và tính toán bằng phần mền CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC CHO PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH 3.1. Tổng quan về caretaker và quy trình chống thất thoát nước 3.1.1. Caretaker 3.1.2. Quy trình quản lý chống thất thoát nước 3.2. Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới 3.2.1. Thiết bị và phương pháp 3.2.2. Thực tế dò bể 3.2.3. Kết quả thực nghiệm thiết bị dò tìm rò rỉ của phường 25 3.3. Sửa chữa ống bể 3.4. Thực hiện giảm thất thoát do công tác quản lý 3.4.1. Đối với đồng hồ hoạt động không chính xác 3.4.2. Tính toán, đề xuất thay thế đồng hồ nước KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC BÌNH THẠNH 1.1. Vị trí địa lý Quận Bình Thạnh Quận Bình Thạnh nằm trong khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý từ 10o46’45’’ độ vĩ Bắc và từ 106o41’00’’ độ kinh Đông. Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam) và chiều dài lớn nhất là 5.500 m (từ Đông sang Tây), cửa ngõ của tất cả các tỉnh thành trong cả nước, là vùng đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Hình 1.1: Bản đồ quận Bình Thạnh “Nguồn: wikipedia.org” Khu vực ranh giới của quận Bình Thạnh như sau:  Phía Đông giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm Thuật.  Phía Đông Bắc giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm Thuật.  Phía Nam giáp với quận 1, cách nhau bởi con rạch Thị Nghè.  Phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp.  Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam) 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Chiều dài lớn nhất là 5.500 m (từ Đông sang Tây) Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài Gòn là các kênh rạch như: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, đã tạo ra hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh và thông thương với các quận khác. Với vị trí địa lý như trên, quận có nhiều thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có ưu thế về trung tâm và giao lưu với các khu vực lân cận khác. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, là cửa ngõ đón con tàu Thống Nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và đặc biệt ở đây có bến xe miền Đông mỗi năm đón hàng triệu hành khách các tỉnh trong cả nước từ Bắc trở vào. Sau ngày 30/04/1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định. Về quy mô lãnh thổ, quận Bình Thạnh có diện tích rộng 2.076 ha, đứng hàng thứ 2 trong 12 quận nội thành. Trong quận Bình Thạnh, diện tích giữa các phường không đều nhau. Ban đầu quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28. Sau nhiều lần chia tách, hiện nay có 20 phường. Đây là vấn đề nghiên cứu để sắp xếp lại phân bổ dân cư phù hợp với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.1. Địa hình Phía Bắc cao và thấp dần về phía Nam, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 4,5 m và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Địa hình là một trong những yếu tố cần được xem xét trong công tác vạch tuyến quy hoạch các tuyến ống cấp nước. Địa hình nghiêng theo hướng Bắc - Nam:  Vùng đất cao (dạng gò đồi): gồm một phần các phường 5, 11, 12 dọc theo đường Nơ Trang Long. Đây là vùng đất cao trong địa bàn quận, cao độ từ 8 - 10 m, hướng dốc thoải từ Đông sang Tây. 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Vùng tương đối cao: là vùng phía Nam gồm các phường 6, 7, 14, có độ cao 8 m chiếm 20% diện tích toàn quận.  Vùng đất cao trung bình: cao từ 2 – 6 m gồm các phường gần trung tâm quận và cao độ chỉ còn 0,3 - 0,5m đối với các vùng sông rạch. Các vùng này chiếm 35% diện tích toàn quận.  Vùng đất trũng thấp: là các vùng dọc theo sông rạch thuộc các phường 22, 25, 26, 28, cao độ trung bình 0,5 m, có những vùng ven sông Sài Gòn, rạch Thủ Tắc có cao độ 0,3 m. Ngoài các dạng địa hình trên, Bình Thạnh còn có những vùng đất có cao độ thay đổi thật gấp (phường 11, 12, 13) và đa dạng hình gợn sóng (vùng giáp ranh với phường 12). 1.2.2. Địa chất Khu gần bờ sông và vùng đất thấp địa chất chủ yếu là phù sa, cát sỏi, trên có phủ 1 lớp cát đen. Đất phù sa và phù sa phèn có thêm thau mặn ở các phường 22, 25, 26, 27. 1.2.3. Kênh rạch Quận Bình Thạnh có hệ thông sông rạch chiếm 1/15 diện tích toàn quận, diện tích mặt nước là 326,89 ha, bao gồm:  Sông Sài Gòn : bao quanh với chiều dài 17,5 km: mặt sông rộng trung bình 265 m  Kênh Thanh Đa : dài 1,35 km, rộng trung bình 60 m.  Rạch Miếu Nổi : dài 640 m, rộng 1 – 6 m, nhiều đoạn bị co hẹp gây ngập lụt nhiều trong mùa mưa.  Rạch Bùi Hữu Nghĩa : rộng 2 – 8 m , dài 620 m, rạch này để thoát nước cho lưu vực nhỏ nằm giữa hai tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa và Đinh Tiên Hoàng.  Rạch Cầu Bông : rộng 10 – 16 m, dài 1.480 m.  Rạch Cầu Sơn : rộng 8 – 12 m, dài 960 m.  Rạch Phạm Văn Hân : thuộc phường 17 quận Bình Thạnh, rộng 1 – 12 m, dài 1.020 m, thoát nước khu vực giữa Điện Biên Phủ và Xô Viết Nghệ Tĩnh. 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Rạch Văn Thánh: rộng 12 – 20 m, dài 1.465 m.  Rạch Hố Tàu – Vàm Tây: dài 2.080 km, rộng trung bình 40 m.  Rạch Thị Nghè: dài 3,78 km, rộng trung bình 60 m.  Ngoài các sông rạch nêu trên, quận Bình Thạnh còn khoảng 20 rạch nhỏ nằm rải rác các địa bàn ở trong quận. 1.2.4. Các yếu tố khí hậu Quận Bình Thạnh có khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, đó là khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa với hai mùa nắng rõ rệt, thường 6 tháng mưa và 6 tháng nắng. Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết gây ra thất thường là số tháng nắng nhiều hơn số tháng mưa hoặc ngược lại. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ. Không có thiên tai, hầu như không có lũ lụt, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ không đáng kể. Về bức xạ mặt trời: tổng lượng bức xạ trung bình cả năm 365,5 calo/cm, tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100 calo/cm2/ngày. Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm từ 0,8 đến 1,0 calo/cm2/phút, xảy ra từ 10 đến 14 giờ. Nhiệt độ:  Nhiệt độ trung bình từ 27,6°C  Tháng nóng nhất là tháng 5: 30,7°C  Tháng thấp nhất là tháng 1: 26,3°C Chế độ mưa: Mưa có tác dụng làm sạch thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước sông, kênh rạch. Tuy nhiên, chế độ mưa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ngập lụt đường phố, đặc biệt là các phường có cao độ thấp như phường 22, 25, 26, 28. Nước mưa cũng cuốn trôi các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất thải nguy hại, vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt và có thể ảnh hưởng đến nước ngầm vì toàn thành phố không có hệ thống thoát nước mưa, do đó sau cơn mưa có rất nhiều con đường trong quận bị ngập lụt gây mùi hôi thối từ các cống thoát nước và ách tắc giao thông. 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Kết quả quan trắc lượng mưa của trạm khí tượng Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1, lượng mưa về mùa mưa chiếm khoảng 95% cả năm, về mùa khô chiếm 5% cả năm. Bảng 1.1: Các đặc trưng về chế độ mưa Các yếu tố đặc trưng về chế độ mưa Trị số (mm) Lượng mưa trung bình năm 1979 Lượng mưa lớn nhất năm 2718 Lượng mưa nhỏ nhất năm 1553 Số ngày mưa trung bình năm 154 Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338 (tháng 9) Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất 22 (tháng 9) Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất 3 Lượng mưa cực đại 177 Lượng mưa tháng cực đại 603 “Nguồn: Trạm Khí TượngTân Sơn Nhất” 1.3. Kinh tế - xã hội 1.3.1. Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai. Những năm gần đây, thương mại - dịch vụ của quận bình quân hằng năm tăng 37,74%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp tăng 78,26%, bình quân hằng năm tăng 13,9%. Hiện nay, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tăng 1,47, tổng vốn đầu tư tăng 5,22 lần so với 5 năm trước, trong đó số doanh nghiệp ngành thương mại - dịch vụ chiếm 88,9%, với tổng vốn đầu tư là 73%, chiếm 78% tổng thu ngân sách của quận. Bình Thạnh tập trung lãnh đạo thực hiện củng cố và 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nâng cao sức cạnh tranh, doanh số bình quân hằng năm tăng 12,5%. 1.3.2. Văn hóa - xã hội Dân số quận bình thạnh năm 2014 đạt 464.397 người và bao gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nỗi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa. 1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020 1.4.1. Quy hoạch các đơn vị ở Toàn quận Bình Thạnh được chia thành 4 cụm ở, như sau:  Cụm I (hướng Nam): Giới hạn bởi các trục đường Hoàng Hoa Thám nối dài, đường Phan Đăng Lưu, đường Nơ Trang Long, đường Phan Văn Trị, đường Huỳnh Đình Hai, đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, rạch Thị Nghè, bao gồm các phường 1, phường 2, phường 3, phường 14, phường 15 và phường 17. + Diện tích: 252,32 ha chiếm 12,18% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 128.900 người. 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 + Chức năng: Khu dân cư và trung tâm hành chính - giáo dục - thương mại - dịch vụ, trong đó quan trọng nhất là khu trung tâm chợ Bà Chiểu, hoàn chỉnh khu dân cư Miếu Nổi, khu chung cư Nguyễn Ngọc Phương và khu vực Cù Lao Chàm. + Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: Miếu Nổi (phường 3), Khu chung cư Trường Sa (phường 17), khu nhà ở tái định cư Điện Biên Phủ. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, giải tỏa các khu nhà lụp xụp, xuống cấp để xây dựng các khu chung cư mới có tầng cao 10 - 25 tầng, giải quyết quỹ nhà ở tái định cư, giảm mật độ xây dựng để bố trí cây xanh và công trình hạ tầng xã hội. Chuyển đổi các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ ô nhiễm sang chức năng dân cư.  Cụm II (hướng Tây): Giới hạn bởi các trục đường Phan Đăng Lưu, đường Nguyễn Văn Đậu, đường Nguyễn Thượng Hiền, đường Lê Quang Định, đường Nguyên Hồng, đường Phan Văn Trị, đường Nơ Trang Long, đường Bùi Đình Túy, bao gồm phường 5, phường 6, phường 7, phường 11, phường 12 và phường 13. + Diện tích: 555,38 ha chiếm 26,82% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 175.800 người. + Chức năng: Khu dân cư và trung tâm thương mại - dịch vụ - giáo dục, trong đó quan trọng nhất là hoàn chỉnh khu dân cư Bình Hòa, xây dựng trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh và khu công viên cây xanh kết hợp cải tạo chỉnh trang khu vực, xây dựng tuyến đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài). + Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: dân cư Bình Hòa, khu phục vụ giải tỏa kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khu tái định cư Nhật Thành, khu dân cư dọc đường Phan Chu Trinh. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, di dời các xí nghiệp công nghiệp ô nhiễm tại phường 11, phường 12, phường 13, chuyển đổi thành các khu công trình công cộng, khu chung cư cao tầng phục vụ tái định cư nhà ở kinh doanh.  Cụm III (hướng Đông): Giới hạn bởi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Điện Biên Phủ, sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè, bao gồm phường 19, phường 21 và phường 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 22. + Diện tích: 256,41 ha chiếm 12,4% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 72.600 người. + Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là cầu Thủ Thiêm và đường Ngô Tất Tố, hoàn chỉnh khu đô thị và phần thuộc Khu bờ Tây sông Sài Gòn phường 22 thuộc Khu trung tâm thành phố mở rộng (930 ha). + Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các chung cư Phạm Viết Chánh, chung cư Nguyễn Ngọc Phương, chung cư cao tầng Công ty xây dựng số 5, khu nhà ở Thanh niên xung phong, khu đô thị Thanh niên Văn Thánh, khu phức hợp Bitexco, khu phức hợp Công ty SSG, khu phục vụ giải tỏa phường 19, phường 21. Chuyển đổi một số quỹ đất quốc phòng theo quy hoạch được duyệt.  Cụm IV (hướng Bắc): Giới hạn bởi các trục đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Thiện Thuật, đường Bùi Đình Túy, đường Đinh Bộ Lĩnh, đường Chu Văn An, rạch Lăng, đường Nguyễn Xí, sông Sài Gòn, bao gồm phường 24, phường 25, phường 26, phường 27 và phường 28. + Diện tích: 1.006,56 ha, chiếm 48,6% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 182.700 người. + Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là phường 27, phường 28 với tính chất là khu đô thị sinh thái - hiện đại, bao gồm chức năng chính là dân cư hiện đại với hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị đồng bộ trong tổng thể không gian công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên (du lịch - nghỉ dưỡng - văn hóa - giải trí). + Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các khu dân cư tại phường 25 và phường 26. Xây dựng mới lại các khu chung cư đã xuống cấp trầm trọng tại phường 27, nâng tầng cao, giảm mật độ xây dựng để thêm quỹ đất cho cây xanh, tạo khu vực cửa ngõ cho khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa. 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 1.4.2.1. Quy hoạch giao thông Tổ chức quy hoạch giao thông bám theo mạng lưới đường hiện hữu kết hợp với việc dự phóng quy hoạch một số đoạn, tuyến đường để đảm bảo kết nối, thông suốt. Quy hoạch cải tạo, mở rộng lộ giới các trục đường đã được phê duyệt theo Quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ- UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố. Quy hoạch tuyến đường trên cao: + Tuyến đường trên cao số 1: chạy dọc kênh Nhiêu Lộc theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố. + Tuyến đường trên cao số 4: chạy theo đường Phan Chu Trinh nối dài, kết nối với tuyến đường trên cao số 1. Hệ thống giao thông công cộng: chủ yếu sử dụng 2 loại hình chính là: loại hình thứ nhất là xe buýt theo quy hoạch mạng lưới xe buýt của thành phố - được tổ chức trên các tuyến đường chính qua địa bàn quận kết nối các khu kế cận, dự kiến tuyến xe buýt bố trí trên các trục đường đối ngoại và các tuyến đường chính đô thị, đường khu vực; loại hình thứ hai là các tuyến đường sắt đô thị theo Quyết định số 101/QĐ- TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố, cụ thể như sau: + Tuyến đường sắt đô thị số 1: (đoạn trên cao theo rạch Văn Thánh từ quận 1 về cầu Sài Gòn). + Tuyến đường sắt đô thị số 3B (đi ngầm): dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13 theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến và Depot. + Tuyến đường sắt đô thị số 5: theo đường Phan Đăng Lưu - đường Bạch Đằng - đường Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn. Quy hoạch bến bãi: diện tích bến bãi trên địa bàn quận Bình Thạnh là 11,6 ha theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố, trong đó: + Diện tích bến bãi hiện hữu là 8,1 ha, bao gồm: * Bến xe buýt tại Bến xe Miền Đông hiện hữu: 6,3 ha. * Bãi đậu xe buýt sau Bến xe Văn Thánh cũ: 1,8 ha. + Diện tích bến bãi bổ sung là 3,5 ha, bao gồm: * Bãi đậu ôtô tại Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa: 2,5 ha. * Bãi đậu taxi tại Khu Tân Cảng Sài Gòn: 1,0 ha. Lưu ý: Các nút giao thông, các tuyến đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị sẽ được xngười thực hiện đề tài xét, cập nhật phạm vi chiếm dụng trong quá trình lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc khi có các dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Bến xe Miền Đông sẽ chuyển một phần sang chức năng khác, sau khi chuyển chức năng liên tỉnh cho Bến xe Miền Đông mới tại quận 9, cơ cấu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể khi đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Bến xe Miền Đông hiện hữu được phê duyệt. 1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt  Quy hoạch chiều cao (san nền): Cải tạo, hoàn thiện nền xây dựng của khu vực đảm bảo cao độ khống chế quy định, riêng với khu vực hiện hữu cải tạo chỉ khuyến cáo nâng dần cao độ nền đường và công trình đồng thời hoàn thiện hệ thống thoát nước giải quyết ngập. Cao độ nền khống chế chung cho toàn bộ khu vực: Hxd > 2,00m - Hệ cao độ VN2000.  Quy hoạch thoát nước mưa:  Cải tạo, xây dựng kè bảo vệ các trục tiêu thoát nước chính cấp 1 gồm: rạch Lăng, rạch Xuyên Tâm, rạch Cầu Sơn, rạch Văn Thánh.  Triển khai các tuyến cống, công trình thoát nước theo dự án Cải thiện Môi trường nước liên quan đến khu vực.  Tổ chức lại mạng lưới thoát nước hiện trạng và xây dựng mới các tuyến cống 14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 theo nguyên tắc: Sử dụng mạng lưới thoát nước chung có hệ thống phân tách nước thải phía cuối nguồn xả, giữ lại các tuyến cống hiện trạng đang phục vụ thoát nước hiệu quả cho khu vực, cải tạo các tuyến cống chính có tính hệ thống theo lưu vực thoát nước tổng thể, gồm: + Cải tạo cống thoát nước đường Phan Đăng Lưu thành cống 01500. + Cải tạo cống thoát nước đường Đinh Tiên Hoàng thành cống 01200. + Cải tạo cống thoát nước đường Nguyễn Văn Đậu thành cống hộp (1200x1600) - (1600x1600) - (1600x2000) - (2000x2000) - (2500x2000) - (2000x2000). + Cải tạo cống thoát nước đường Vũ Tùng thành cống hộp (1200x1600). + Cải tạo cống thoát nước đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thành cống hộp (1200x1600) - (1600x1600).  Hướng thoát nước: tổ chức các tuyến cống tập trung theo 3 hướng thoát chính, thoát nước chính: phía Bắc ra sông Vàm Thuật, phía Đông ra sông Sài Gòn, về phía Nam ra rạch Thị Nghè.  Thông số kỹ thuật mạng lưới: + Hệ thống thoát nước sử dụng cống tròn hoặc cống hộp BTCT đặt ngầm. + Độ sâu chôn cống tối thiểu Hc = 0,70m; độ dốc cống tối thiểu đảm bảo khả năng tự làm sạch cống. 1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện Chỉ tiêu cấp điện: + Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 1.500 ^ 2.500 KWh/người/năm. + Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: 350 ^ 400 KW/ha. Nguồn cấp điện cho quận Bình Thạnh sẽ được tiếp tục lấy từ các trạm 110/15- 22KV hiện hữu cải tạo: Hỏa Xa, Xa lộ, Thanh Đa, Bình Triệu, Thị Nghè. Dài hạn sẽ được cấp thêm từ các trạm 220/110KV xây dựng mới: Tân Cảng và các trạm 110/15- 22KV xây dựng mới: Bình Hòa, Tân Cảng, Metro Tân Cảng, Bình Quới. Mạng lưới phân phối quy hoạch cấp điện phù hợp: + Lưới trung thế điện áp 22KV được xây dựng theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, mỗi tuyến chính có tiết diện > 240mm2, sử dụng cáp ngầm. 15 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 + Lưới hạ thế sử dụng cáp đồng bọc cách điện XLPE chôn ngầm ở các khu dân cư xây dựng mới, khu chung cư cao tầng, khu công trình công cộng, ở các khu dân cư hiện hữu vẫn duy trì cáp vặn xoắn ABC đi trên không và từng bước ngầm hóa đảm bảo mỹ quan đô thị. + Trạm biến thế phân phối 15-22/0,4KV xây dựng mới kiểu trạm phòng, trạm cột, trạm kiosk đảm bảo bán kính phục vụ cấp điện < 200m ^ 300m. Các trạm hiện hữu loại trạm giàn, treo trên trụ không phù hợp và không đảm bảo an toàn sẽ được tháo gỡ và thay dần bằng loại trạm cột (trạm đơn thân), trạm kiosk. + Đèn chiếu sáng giao thông sử dụng đèn cao áp công suất phù hợp và tiết kiệm hiệu quả năng lượng, gắn trên trụ thép tráng kẽm, lưới cấp điện được xây dựng ngầm. 1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước Nguồn cấp nước: chọn nguồn nước cấp cho quận Bình Thạnh là nguồn nước máy thành phố dựa vào các tuyến ống cấp nước hiện trạng cấp I chuyển tải đi qua quận: + Tuyến ống 02000 (xây dựng 1964) trên đường Điện Biên Phủ (đi xuyên tâm quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức. + Tuyến ống 01500 (đang xây dựng) trên đường Vành đai trong (đi phía bắc quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước BOO Thủ Đức. + Tuyến ống 02000 (2010 - 2015) trên đường Xa lộ Hà Nội - đường Nguyễn Hữu Cảnh (đi phía nam quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức và Nhà máy nước Thủ Đức IV. Tiêu chuẩn cấp nước: + Nước cấp sinh hoạt: qsh =180 lít/người/ngày. + Nước cấp dịch vụ công cộng: qcc = 40 lít/người/ngày. + Nước cấp tiểu thủ công nghiệp: qttcn = 18 ^ 15 lít/người/ngày. + Nước cấp tưới cây : qt = 18 ^ 20 lít/người/ngày. + Nước cấp khách vãng lai : qk = 35 lít/người/ngày. Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 85 lít/s/đám cháy (theo TCVN 2622-1995). Tổng nhu cầu dùng nước: 16 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 + Đến năm 2015: 198.120 ^ 237.740 m3/ngày. + Đến năm 2020: 215.170 ^ 258.720 m3/ngày. 1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường)  Thoát nước thải Giải pháp thoát nước thải: Khu vực quận Bình Thạnh thuộc khu vực quận nội thành, dựa vào địa hình và sử dụng đất của quận có thể chia ra 2 lưu vực chính và 1 lưu vực phụ như sau: a) Lưu vực chính Tham Lương - Bến Cát: bao gồm các quận Gò Vấp, quận 12 và phường 13, quận Bình Thạnh.  Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và tất cả các nước thải thoát chung vào một hệ thống cống).  Xây dựng giếng tách dòng gần các miệng xả (để tách nước thải và một phần nước mưa ra khỏi cống thoát nước chung).  Xây dựng 2 tuyến cống bao thu nước thải gồm tuyến cống bao đi dọc sông Bến Cát có kích thước cống D600 dài L = 430 m, D800 dài L = 610 m, hướng thoát từ đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải chính, 7 giếng tách nước thải, chủ yếu thu gom nước thải khu dân cư phường 13 và tuyến cống bao đi dọc rạch Lăng có kich thước cống D300 dài L = 250 m, D600, dài L = 605 m, D800 dài L = 430 m hướng thoát từ Đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải chính, 7 giếng tách nước thải. Tuyến cống này ngoài nhiệm vụ thu gom nước thải dân cư phường 13 còn đảm nhiệm thu gom nước thải bên khu dân cư quận Gò Vấp.  Công trình xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải của một phần khu dân cư được thu gom vào công bao thu nước thải sẽ được tập trung đưa về khu công trình xử lý nước thải của lưu vực Tham Lương - Bến Cát tại phường An Phú Đông, quận 12. b) Lưu vực chính Nhiêu Lộc - Thị nghè: bao gồm các quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận 1, quận 3, quận 10, một phần quận Tân Bình và quận Gò Vấ...ảng 2.9: Kết quả tính toán nước tiêu thụ bất hợp pháp “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài” Bước 6: Thống kê dữ liệu mạng lưới khách hàng. Thống kê khối lượng đường ống, số lượng đấu nối đang được sử dụng. Bảng 2.10: Thống kê dữ liệu mạng lưới 43 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 “Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định” Bước 7: Nhập áp lực trung bình của các DMA trong khu vực. (số liệu từ Công Ty Cấp Nước Gia Định) Bảng 2.11: Áp lực trung bình từng DMA trong khu vực “Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định” Bước 8: Nhập thông tin cấp nước gián đoạn cho khu vực. Tuy nhiên việc cấp nước gián đoạn cho khu vực là không xảy ra. Do đó không nhập dữ liệu cho phần này. 44 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Hình 2.11: Hướng dẫn nhập thông tin cấp nước gián đoạn “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu” Bước 9: Nhập thông tin tài chính  Giá trị nước trung bình 1m3 nước cho khu vực là 5.300 đồng/ m3 nước  Chi phí sản xuất và phân phối cho 1 khối nước là 2.300 đồng/ m3 nước  Nhập ẩn số hợp phần NRW, trong đó: Đối với thông tin tài chính ta định nghĩa đơn giản các lượng nước theo quy ước do chương trình đặt ra như sau: + Ẩn số 1: Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hóa đơn. + Ẩn số 2: Tiêu thụ không có đồng hồ đo, không có hóa đơn. + Ẩn số 1: Thất thoát thương mại + Ẩn số 2: Thất thoát cơ học  Chi phí vận hành cho 1m3 nước trong năm (từ nhà máy đến hộ tiêu dùng) 45 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Bảng 2.12: Bảng thông tin tài chính “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu” 46 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 2.2.5. Kết quả sau khi nhập số liệu và tính toán bằng phần mềm Bảng 2.15: Kết quả cân bằng nước của phường 25 quận Bình Thạnh “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài” 47 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Hình 2.12: Biểu đồ khối lượng nước thất thoát trong 1 năm của khu vực “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài” Theo kết quả tính toán, lượng nước không có doanh thu trong 1 ngày là 2.238m3/ngày quy ra với giá trị trung bình của 1 m3nước hiện nay giá 5.300 đồng/m3 thì số tiền nước không có doanh thu trong 1 năm là 3 tỷ 184 triệu VNĐ . Hình 2.12: Biểu đồ lượng nước không có doanh thu của khu vực “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài” 48 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC CHO PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH 3.1. Tổng quan về caretaker và quy trình chống thất thoát nước 3.1.1. Caretaker  Khái quát Để thực hiện tốt công tác giảm nước thất thoát thất thu cho một khu vực DMA, các đơn vị cấp nước cần phải bổ nhiệm Caretaker hay nhóm Caretaker để quản lý và làm việc trong khu vực DMA đó, quan niệm Caretaker được hiểu như sau:  Caretaker là người có mặt đầu tiên khi có sự cố xảy ra trong khu vực DMA và được phép xử lý sự cố trong quyền hạn và trách nhiệm được phân công  Caretaker là một người có kiến thức về mạng phân phối và chịu trách nhiệm cho việc Vận hành và Bảo trì hệ thống mạng lưới cấp nước trong DMA.  Mỗi Caretaker phải có trách nhiệm đảm bảo DMA do mình quản lý được vận hành một cách trôi chảy, với dịch vụ cấp nước dành cho khách hàng được duy trì ở mức độ ổn định.  Tùy vào bản chất công việc và đặc trưng địa lý của khu vực cấp nước ta có thể có một hoặc một nhóm Caretaker cùng làm việc trong một DMA.  Đối với trường hợp một DMA có nhiều Caretaker cùng làm việc sẽ phải có một người chụi trách nhiệm chính đối với lãnh đạo cấp trên và điều phối mọi công việc đối với thành viên khác.  Quyền hạn của Caretaker  Một Caretaker hoặc nhóm Caretaker đảm nhận nhiều công việc và trách nhiệm trong từng khu vực DMA mà họ quản lý, họ chỉ có thể thực thi công việc một cách hiệu quả nhất khi hội đủ các điều kiện sau đây: o Caretaker phải được lựa chọn thông qua việc chọn lọc kỹ lưỡng các nhân viên cấp nước có giàu kinh nghiệm và kiến thức về mạng lưới phân phối, có khả năng làm việc nhóm tốt. 49 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 o Caretaker phải là một người có trách nhiệm, có ý thức cao đối với công việc của mình. o Caretaker phải được đơn vị cấp nước trao chức vụ và quyền chủ động thực thi công việc trong khu vực DMA do họ quản lý, mọi báo cáo kết quả công việc hay yêu cầu hỗ trợ từ phía đơn vị cấp nước sẽ được người Caretaker gửi về văn phòng tùy theo tính chất của công việc. Điểm thứ ba rất quan trọng, để cho phép người Caretaker hoặc nhóm Caretaker có thể làm việc độc lập trong hầu hết mọi tình huống, đối với những trường hợp bất đồng quan điểm với các đơn vị ngang cấp thì người Caretaker hoặc nhóm Caretaker sẽ sử dụng quyền hạn của mình để đảm bảo công việc thực thi một cách nhanh nhất. 3.1.2. Quy trình quản lý chống thất thoát nước Như ta đã biết, thất thoát nước có 2 nguyên nhân, thất thoát nước cơ học và thất thoát nước quản lý. Việc thực hiện công tác giảm nước thất thoát thất thu cho một khu vực đạt hiệu quả cao ta phải lựa chọn phương pháp giảm nước thất thoát thất thu phù hợp cho khu vực, việc lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:  Quy mô hệ thống cấp nước.  Tỷ lệ/mức độ của các cấu phần theo bảng cân bằng nước.  Phân tích hiệu quả kinh tế (giữa chi phí và lợi nhuận).  Mục tiêu (ngắn hạn hay dài hạn).  Hạ tầng kỹ thuật (cơ sở dữ liệu, hệ thống họa đồ, mạng lưới khách hàng...)  Trình độ và năng lực nguồn nhân lực. Hiện tại, mạng lưới cấp nước phường 25 quận Bình Thạnh đã được quy hoạch tổng thể phân chia làm 4 DMA rất dễ dàng cho việc quản lý khách hàng và kiểm soát nước thất thoát thất thu. Lượng nước thất thoát đến từ các điểm sử dụng của khách hàng như rò rỉ, bể ống, chảy tràn, Phần lớn đường ống hay các công trình cấp nước sạch được chôn dưới đất nên việc khắc phục cần sử dụng phương pháp dò tìm ống rò rỉ. Sau đây là phương án quản lý giảm nước thất thoát thất thu cho phường 25 quận Bình Thạnh. 50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới: Dựa vào kết quả của công tác “Kiểm tra lưu lượng rò rỉ ban đêm” ta có thể xác định được tuyến ống có khả năng rò rỉ cao, thông qua đó sử dụng các thiết bị dò tìm rò rỉ để xác định vị trí điểm bể tồn tại trên tuyến ống. Mục đích sử dụng thiết bị là để để giảm bớt sai số trong việc đánh dấu vị trí điểm rò rỉ và giảm công đào dò tìm.  Cải tạo mạng lưới - Thay thế ống cũ mục: Đối với những đoạn ống cũ, mục trong khu vực DMA tồn tại quá nhiều điểm bể dẫn tới việc sửa chữa không còn giá trị kinh tế thì phải lên kế hoạch thay thế. Tùy vào điều kiện cụ thể ta có thể thay thế cả tuyến ống hay từng đoạn ống trên tuyến ống đó  Thực hiện giảm thất thoát vô hình: Nước thất thoát vô hình là lượng nước không đem lại doanh thu do những sai sót trong công tác quản lý gây ra nó bao gồm sai số liên quan đến việc quản lý đồng hồ cũng như đọc sai số đồng hồ, sai số trong công tác ra hoá đơn cộng với lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp (gian lận, đấu nối bất hợp pháp). 3.2. Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới 3.2.1. Thiết bị và phương pháp Khu vực phường 25 quận Bình Thạnh đã được phân vùng tách mạng, tỷ lệ nước thất thoát được tính toán và có sơ đồ đường ống. Từ đó thực hiện các công tác dò tìm van bị chôn lấp, sau đó ta sử dụng các thiết bị tiền định vị, thiết bị tương quan âm, khuyếch đại âm, sử dụng thiết bị khuyếch đại âm kiểm tra nhanh ống nhánh để dò tìm rò rỉ ống nhánh cũng như phát hiện bể ngầm, kết hợp với nhóm Caretaker phụ trách khu vực để tìm và dò ra các điểm bể và thực hiện sửa chữa ống bị bể. Rò rỉ trên đường ống chia làm 3 loại sau: 51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Hình 3.1 Các loại rò rỉ trên đường ống Rò rỉ qua các mối nối, các điểm nhỏ trên ống: là sự tổng hợp từ các điểm bể nhỏ hoặc rỉ nước mà có lưu lượng rất nhỏ khó có thể tìm kiếm bằng chương trình dò bể, chỉ có thể tìm thấy các rò rỉ cơ sở này do một “cơ hội” nào đó hay cho đến khi chúng dần dần phát triển thành một điểm rò rỉ lớn có thể dò tìm được. Các rò rỉ này còn được gọi là các rò rỉ không thể tránh khỏi. Mức độ và số lượng các điểm rò rỉ này phụ thuộc vào tình trạng của đường ống, tuổi thọ ống, môi trường đặt ống, và áp lực trên mạng lưới. Các rò rỉ không được ghi nhận: thông thường xảy ra ngầm không chảy tràn lên mặt đất. Dạng rò rỉ này có thể phát hiện thông qua chương trình dò bể và có thời gian để phát hiện dài. Các rò rỉ được ghi nhận: thông thường là các điểm bể nhìn thấy được, do đó có thể nhận biết nhanh chóng bởi công chúng hay từ các nhân viên trong công ty. Dạng này có thời gian phát hiện ngắn, nước chảy tràn ra đường hoặc chảy vào trong cống thoát nước. Việc thực hiện dò bể bằng các thiết bị khuyếch đại âm thanh được thực hiện vào ban đêm khi lượng nước trong mạng lưới được ổn định, người dân ít sử dụng nước. Phương pháp quản lý rò rỉ, khảo sát toàn bộ hay từng phần của mạng lưới , áp dụng các phương pháp:  Theo dõi lượng nước sử dụng trong tháng của khu vực.  Nghe tiếng ồn rò rỉ trên đường ống và các phụ kiện nối ống.  Sử dụng cụm các thiết bị ghi tiếng ồn. 52 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Bảng 3.2 Bảng thiết bị xác định điểm rò rỉ Nhóm Tên thiết bị Hình ảnh Nguyên lý hoạt động Công dụng thiết bị Những loại thiết bị phục vụ cho công tác dò tìm vị trí điểm bể hay rò rỉ Nhóm Thanh nghe Khuếch đại Dùng để thiết bị cơ học âm thanh rò rỉ, âm nghe âm kiểm tra sự thanh rò rỉ được thanh của tồn tại của lan truyền theo điểm rò rỉ điểm rò rỉ thành ống truyền trên đường (khoanh qua thanh kim ống thông vùng điểm loại (thanh nghe) qua ống, rò rỉ) lên một màng van, đồng rung đặt trong ống hồ nước, nghe (cấu tạo như trụ cứu hỏa loa đơn giản) để .. ,v..v... Thanh nghe taKhuếch có thể đại nghe âm Dùng để điện tử thanhđược rò âmrỉ, âmthanh thanh rò nghe âm rò rỉ.rỉ được truyền qua thanh của thanh kim loại lên điểm rò rỉ một bộ phận cảm trên đường biến. bộ phận này ống thông khuếch đại âm thanh qua ống, truyền lên tai nghe van, đồng (headphone) và đồng hồ nước, thời hiển thị cường trụ cứu hỏa độ âm thanh bằng .v..v. hình ảnh trên màn hình của bộ phận cảm biến. Nhóm Thiết bị dò Âm thanh phát ra từ Sử dụng để thiết bị tìm rò rỉ điểm rò rỉ truyền qua xác định và dùng để điện tử (máy lớp đất phía trên ống đánh dấu vị kiểm tra dò bể) được bộ phận cảm trí điểm rò rỉ và đánh ứng của thiết bị thu dọc trên dấu điểm lại, khuếch đại và đưa tuyến ống cấp rò rỉ lên tai nghe nước. (headphone), tại vị trí 53 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 điểm rò rỉ âm thanh nghe được là lớn nhất. Người nghe phân biệt cường độ âm thanh để xác định chính xác vị trí điểm rò ri. Bút dò bể Âm thanh phát ra từ Sử dụng để leakpen điểm rò rỉ truyền qua xác định kiểm các mối nối ống nước, tra nhanh các đồng hồ nước, các đấu nối khách van trước đồng hồ hàng, kiểm được bộ phận cảm tra từ đấu nối ứng của thiết bị thu từ mạng lưới lại, khuếch đại và đưa cấp 3 đến vị lên tai nghe trí đồng hồ (headphone). Nhân của khách viên sẽ nghe và xác hàng xem có định chính xác điểm bị rò rỉ hay ống bị rò rỉ không, và kiểm tra đấu nối gian lận khách hàng. 3.2.2. Thực tế dò bể Hiện tại các caretaker của khu vực chủ yếu sử dụng bút leakpen và thực hiện dò bể đêm bằng thiết bị dò tìm điện tử. Sau đó, caretaker đánh dấu xác định vị trí điểm bể và tiến hành sửa chữa ống bể. 54 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Hình 3.2 Thiết bị dò bể điện tử Cách thức thực hiện dò bể dùng thiết bị dò tìm điện tử nghe âm trực tiếp như sau: Bước 1: Bật công tắc màn hình điều khiển (Power on), chọn dãy tần số (giới hạn trên và giới hạn dưới của tần số âm thanh) phù hợp với ngưỡng nghe người sử dụng. Hình 3.3 Màn hình dãy tần số của thiết bị dò bể điện tử. 55 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Bước 2: Bật headphone và nghe âm thanh, di chuyển xung quanh khu vực đánh dấu điểm rò rỉ, tại vị trí đánh dấu âm thanh nghe được từ thiết bị rò tìm rò rỉ nghe âm trực tiếp là lớn nhất. Hình 3.4 Công nhân thực hiện dò bể đêm Bước 3: Mô tả vị trí rò rỉ, xác định vị trí, tên đường, đánh dấu dùng mực đỏ đánh dấu vị trí bể. Sau đó, công nhân sẽ thông báo cho caretake vị trí điểm bể để lên kế hoạch sửa chữa phần ống bị rò rỉ. Hình 3.5 Thực hiện đánh dấu vị trí bể đã dò được. 56 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 3.2.3. Kết quả thực nghiệm thiết bị dò tìm rò rỉ của phường 25: Thời gian dò tìm là từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015 với các điểm thời gian được ghi chú lại. Kết quả thu được tổng cộng có 21 điểm bể, rò rỉ trên ống ngánh là 7 điểm và trên đai khởi thủy trước đồng hồ nước khách hàng là 14 điểm. Bảng 3.3 Danh sách các điểm bể ở khu vực phường 25 quận Bình Thạnh. STT NGÀY ĐỊA CHỈ Vị trí điểm bể 1 06/01/2015 457 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh 2 19/01/2015 441/32/1 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh 3 19/01/2015 441/53A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 4 11/02/2015 441/55/7 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 5 11/02/2015 38/A8 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh 6 03/03/2015 480/23 Bình Quới P28 Q.BT Trên ống ngánh 7 17/03/2015 157/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy 8 19/03/2015 168/42 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh 9 04/01/2015 1/31 Đường D3 P25 Q.BT Đai khởi thủy 10 20/04/2015 144/10A/22 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 11 22/04/2015 42/33A Ung Văn Khiêm P25 Q.BT Trên ống ngánh 12 24/04/2015 29/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy 13 05/07/2015 649/2 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 14 12/05/2015 402/45/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy 15 18/05/2015 292/79A2 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Trên ống ngánh 16 19/05/2015 25 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 17 19/05/2015 429/4A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh Q5 CX Văn Thánh Bắc Đường D2 18 08/06/2015 Đai khởi thủy P25 Q.BT 19 08/06/2015 252 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy 20 08/06/2015 56 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy 21 08/06/2015 860/60X/19 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy 57 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 3.3. Sửa chữa ống bể Sau khi thực hiện việc do tìm ống nước bể, các caretaker trong khu vực sẽ lên kế hoạch để sửa chữa ống bể. Đối với những đoạn ống được sử dụng lâu, ống bị chôn sâu (do nâng nền chống ngập), không có khả năng sửa chữa nữa thì tiến hành thay thế ống cũ mục. Hình 3.6 Hố sửa bể tại số 402/45/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Trong trường hợp ống vỡ, điều quan trọng là phải rút ngắn thời gian từ lúc xảy ra sự cố đến kho đóng các van chặn gần đó, điều này không hạn chế được lượng nước bị thất thoát nhưng sẽ hạn chế sự phá hủy đường xá, các tài sản gần đó. Chính vì lý do đó, tất cả các van xung quanh khi vực phải được kiểm tra, rà soát. Kiểm tra thường xuyên để mỗi khi có điểm bể thì các van luôn trong tình trạng vận hành, luôn sẵn sàng. Một vụ vỡ đường ống được coi là 1 tình trạng khẩn cấp và phòng Mạng lưới luôn chuẩn bị một chương trình ứng phó sự cố một cách Hình 3.7 Công nhân sửa bể thích hợp và nhanh chóng. Ít nhất phải luôn có một nhóm sửa chữa thúc trực 58 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 thực thi công vụ hay luôn ở vị trí đó sẵn sàng 24h một ngày. Các phương tiện di chuyển, các dụng cụ và các phụ tùng thay thế phải được chuẩn bị sẵn sàng. Không chuẩn bị được các điều như trên, chi phí sửa chữa sẽ tăng lên rất cao gây lãng phí không cần thiết, thời gian ngưng cấp nước kéo dài – đặt biệt khi hệ thống cấp nước vẫn dựa vào mạng cụt – sẽ làm dảnh hưởng phần lớn khách hàng. Vì vậy sự cố phải được sửa chữa không chậm trễ. Tất cả các hoạt động sửa chữa, đào tuyến, lắp đặt ống, uống ống, nối ống, lấp đất, phải được thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế trong việc lắp đặt các tuyến ống gan dẻo hoặc ống HDPE. Trong quá trình sủa chữa, không để cho nước bẩn, các đất lọt vào ống trong khi sửa chữa, trong quá trình sửa ống, các rủi ro về nhiễm bẩn ống phải được cân nhắc. Tuyến đào phải được bơm nước liên tục và giữ khô. Các phụ tùng và măng xông phải được cẩn thận lau chùi trước khi lắp đặt và đầu ống nước phải được che đậy tạm thời cho tới khi các thao tác lắp đặt hoàn tất. Ống vừa được sửa phải được khỉ trùng trước khi được đưa vào vận hành trở lại. Bảng 3.4 Kết quả sửa chữa ống bể : STT ĐỊA CHỈ Vị trí điểm bể Kết quả 1 457 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 2 441/32/1 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh Có bể 3 441/53A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 4 441/55/7 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 5 38/A8 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh Có bể 6 480/23 Bình Quới P28 Q.BT Trên ống ngánh Có bể 7 157/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 8 168/42 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh Không bể 9 1/31 Đường D3 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 10 144/10A/22 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 59 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 11 42/33A Ung Văn Khiêm P25 Q.BT Trên ống ngánh Có bể 12 29/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 13 649/2 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 14 402/45/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể Có bể nhưng 15 292/79A2 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Trên ống ngánh không đúng vị trí 16 25 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 17 429/4A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể Q5 CX Văn Thánh Bắc Đường D2 18 Đai khởi thủy Có bể P25 Q.BT 19 252 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 20 402/32/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 21 56 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 22 860/60X/19 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể Dựa trên kết quả thu được dò bể có 22 điểm, trong đó chính xác vị trí bể là 20 điểm, có bể nhưng không đúng vị trí là 1 điểm và có 1 điểm không bể. 3.4. Thực hiện giảm thất thoát do công tác quản lý 3.4.1. Đối với đồng hồ hoạt động không chính xác 3.4.1.1. Sai số trong thời gian lưu hành. Tiến hành thay thế đối với những đồng hồ khách hàng khi đã hết thời gian lưu hành, hạ cỡ đồng hồ cho phù hợp với nhu cầu sử dụng nước của khách hàng cũng như hạn chế sai số liệu. Để có thể theo dõi tốt và quản lý đồng hồ nước thì cần làm những việc sau đây:  Xây dựng cơ sở dữ liệu thông qua các phần mềm ghi nhận dữ liệu để kiểm soát thông tin danh bạ khách hàng trong đó có dữ liệu về đồng hồ nước (loại đồng hồ, kiểu đồng hồ, kích cỡ đồng hồ, niên hạn sử dụng). Hiện nay phần mềm GIS (Geographic Information System) với chức năng quản lý, lưu trữ và hiển thị dữ liệu 60 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 trên hệ thống mạng rất tốt. Do đó, các đơn vị cấp nước cũng cần quan tâm thực hiện để công tác quản lý được dễ dàng hiệu quả hơn. Hiện tại dữ liệu mạng lưới đang được nghiên cứu đưa vào cơ sở dữ liệu dạng GIS để dễ quản lý  Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thay thế định kỳ các đồng hồ, tính toán vật tư, thay thế đồng hồ khách hàng. 3.4.1.2. Lắp đặt không đúng kỹ thuật, đồng hồ không đúng cỡ:  Đồng hồ phải được lắp đặt đúng kỹ thuật theo yêu cầu của các nhà sản xuất, ví dụ như một vài loại đồng hồ yêu cầu chiều dài đặc biệt trước, sau đồng hồ, bởi vì việc đo điếm đã được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn nhất.  Công tác lắp đặt động đồng cần phải: o Khảo sát vị trí lắp đặt: o Vị trí phải đảm bảo việc thuận lợi cho công tác lắp đặt, tháo gỡ đồng hồ Tránh những vị trí dễ bị ngậm nước, va đập mạng gây ảnh hưởng đến đồng hồ. o Lắp đặt nơi mà có thể dễ dàng trong công tác đọc chỉ số đồng hồ khách hàng. o Mỗi loại đồng hồ đều có cách lắp đặt riêng để thuận lợi cho công tác đo đếm. Do vậy, trước khi thực hiện công tác lắp đặt đồng hồ cần phải nắm rõ thông tin, cách thực hiện của từng loại.  Đồng hồ khách hàng chỉ hoạt động trong một phạm vi đo đã được xác định, với giá trị lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất đối với từng nhà sản xuất. Đồng hồ cỡ lớn sẽ không đo được lưu lượng nhỏ giá. Do đó, người quản lý nên tiến hành các cuộc khảo sát khách hàng để biết được bản chất nhu cầu nước của mỗi khách hàng và khả năng tiêu thụ có thể có của họ. Những thông tin này sẽ giúp cho việc định cỡ đồng hồ nước phù hợp với loại hình kinh doanh hay tiêu thụ gia đình. Đối với nhu cầu cao, cần thiết phải kiểm tra mô hình thủy lực và đồng hồ mới lắp đặt, để kiểm định kích cỡ đồng hồ đã dùng  Đối với những đồng hồ không đúng cỡ lắp đặt cần phải hay thế đồng hồ phù hợp Tuy nhiên để có sự thay thế phù hợp cần phải: – o Tính toán lại nhu cầu sử dụng nước để thay thế đồng hồ phù hợp. 61 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 o Việc tính toán lượng nước sử dụng cho hộ dân, chung cư, khu vực cần phải dựa trên các cơ sở về các tiêu chuẩn, qui định về sử dụng cũng như qui hoạch cấp nước của thành phố trong tương lai chẳng hạn.  Hiện nay việc tính toán dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam 33-2006 về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế cho phép tính toán lượng nước tiêu thụ của từng người. Trong tiêu chuẩn này có đề cập đến những tiêu chuẩn cấp nước cho từng đối tượng, khu vực sử dụng nước. ví dụ: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu o Đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, khu du lịch nghỉ mát thì có thể tính toán lượng nước sinh hoạt: . Đối với khu vực nội đô: cấp nước 165(l/người.ngày) . Đối với khu vực ngoại vi: cấp nước 120(l/người.ngày)  Tuy nhiên, đối với người thiết kế cũng khi tiến hành lắp đặt đồng hồ nước cho người dân cũng cần phải chú ý đến việc tính toán nhu cầu sử dụng nước tương lai. Chẳng hạn theo qui định của Công ty Cấp nước Sài Gòn thì niên hạn thay thế đồng hồ là 05 năm. Do đó, tùy theo giai đoạn lắp đặt đồng hồ mà có thể áp dụng các mức tiêu thụ tính toán cho phù hợp. 3.4.1.3. Xác định lại nhu cầu dùng nước của khách hàng, thay đổi kích cỡ đồng hồ khách hàng: Hình 3.8 Đồng hồ nước Ken D15mm 62 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Quy trình thực hiện thay mới đồng hồ nước theo các bước sau: Bước 1. Thu thập dữ liệu khách hàng Dữ liệu cần thiết thu thấp đối với những hộ gia đình, chung cư, khu vực trung tâm thương mại, tài chính... cần thiết thay thế, thay đổi kích cỡ đồng hồ.  Đối với những nơi đã lắp đặt đồng hồ cần phải có những số liệu. o Lượng nước tiêu thụ trong tháng, ngày o Lượng nước tiêu thụ lớn nhất trong ngày o Lượng nước tiêu thụ ít nhất trong ngày.  Đối với những nơi mới lắp đặt đồng hồ nước o Số hộ khẩu trong gia đình, số dân trong chung cư, qui mô trung tâm thương mại, tài chính. o Thời gian sử dụng nước (cao điểm, thấp điểm) Bước 2. Tính toán chọn loại đồng hồ. Sau khi đã có được các dữ liệu cần thiết thì tiến hành tính toán. Bước này đòi hỏi người tính toán phải am hiểu về cách tính và cách lựa chọn đồng hồ sao cho phù hợp với lưu lượng tính ra được.  Giới thiệu về một số thông số cần thiết để lựa chọn đồng hồ nước dựa trên tra đặt tính của đồng hồ nước như: o Qmin: giá trị lưu lượng nhỏ nhất qua đồng hồ mà đồng hồ đo đếm được. o Qmax: giá trị lưu lượng lớn nhất nhất qua đồng hồ mà đồng hồ đo đếm được. o Qt: lưu lượng chuyển tiếp o Qn: lưu lượng danh định nằm trong khoảng Qt đến Qmax. Một số vấn đề liên quan việc hoạt động đồng hồ nước:  Đồng hồ quá lớn dẫn đến dữ liệu tiêu thụ ghi được thấp hơn thực tế, vì đồng hồ không ghi nhận được lưu lượng thấp.  Đồng hồ quá nhỏ dẫn đến dữ liệu tiêu thụ ghi được thấp hơn thực tế vì đồng hồ bị hư ở mức lưu lượng lớn. 63 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Thông thường đồng hồ có độ chính xác thấp khi chạy với lưu lượng nước thấp, chạy chính xác hơn với mức lưu lượng thiết kế trung bình của đồng hồ. Hình 3.9 Đường cong chính xác của đồng hồ nước. Bước 3: Lựa chọn kích cỡ đồng hồ phù hợp Có 2 phương án lựa chọn đồng hồ thông qua việc tính toán lưu lượng như sau:  Phương án 1: Tính toán theo cách thông thường khi có lưu lượng dựa trên bảng tra đồng hồ để lựa chọn một đồng hồ phù hợp với giá trị lưu lượng tính được.  Phương án 2: Lựa chọn đồng hồ bằng cách sử dụng nhiều đồng hồ nhỏ thay cho việc sử dụng một đồng hồ loại lớn. 64 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Bảng 3.5 So sánh 2 phương án lắp đặt đồng hồ nước Phương án 2: lắp ghép nhiều đồng hồ cỡ Phương án 1: sử dụng một đồng hồ cỡ lớn nhỏ thay thế đồng hồ cỡ lớn. Hình vẽ: Về mặt kỹ thuật Ưu điểm  Đảm bảo đồng hồ đo đếm đối với  Đảm bảo chính xác trong quá trình những lưu lượng nằm trong khoảng cho đo đếm lưu lượng chảy qua trong khoảng phép. cho phép.  Việc đo đếm đối với những lưu lượng ở những thời điểm dùng nước ít sẽ chính xác hơn so với phương án 1, do dải lưu lượng đo Qmin nhỏ hơn. Do đó sẽ làm giảm việc thất thoát nước vô hình do sự đo đếm của đồng hồ.  Thi công, lắp đặt dễ dàng hơn. Khuyết điểm  Tuy nhiên việc đo đếm đối với  Tổn thất áp lực qua đồng hồ sẽ cao những lưu lượng ở những thời điểm dùng hơn tuy nhiên không đáng kể. nước ít sẽ không chính xác do dải lưu  Với lưu lượng cao đồng hồ cũng lượng Qmin lớn thiếu chính xác nhưng không đáng kể bằng  Thi công đối với đồng hồ cỡ lớn sẽ ở mức lưu lượng thấp. khó khăn hơn so với đồng hồ cỡ nhỏ. 65 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Về mặt chi phí:  Bên cạnh chi phí đồng hồ nước  Chí phí đồng hồ nước: tương đương còn phát sinh phụ tùng vật tư đi kèm với phương án 2 trong quá trình lắp đặt  Bước 3: Thông qua kết quả tính toán và tiến hành thay thế đồng hồ Bước 4: Tư vấn khách khách hàng được biết về việc, thay đổi đồng hồ nước mới, thay đổi kích cỡ đồng hồ nước, Bước 5: Thi công gắn đồng hồ nước mới cho khách hàng (tham khảo sổ tay kỹ thuật thi công đường ống cấp nước) 66 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 3.4.2. Tính toán, đề xuất thay thế đồng hồ nước 3.4.2.1. Danh sách đồng hồ khách hàng cần thay thế do đồng hồ bị đứt chì. Qua quá trình thu thập số liệu, dữ liệu khách hàng của phường 25 quận Bình Thạnh, đã phát hiện ra 15 khách hàng có đồng hồ nước 15li bị đứt chì niêm phong. Qua đó đề xuất lên kế hoạch thay thế đồng hồ nước mới. Bảng 3.6 Danh sách đồng hồ nước bị đứt chì (2/2015) Lượng Lưu nước sử lượng Chỉ số đồng Loại `Tên khách hàng Địa chỉ dụng theo Q max Qmin Hiện trạng hồ nước đồng hồ tháng giờ qtt m3/tháng (l/h) Xo Viet Nghe Nguyen Quang Toan 674/26e 7 9,7 0,3955 0,1295 415 422 Đứt 2 chì Act Tinh Doan Thi Le 441/106 Dien Bien Phu 17 23,6 0,9605 0,3145 25 42 Đứt 2 chì Act Vu Thi Tam Trinh 135 Dưong D3 17 23,6 0,9605 0,3145 1003 1020 Đứt 2 chì Ken Xo Viet Nghe Lam Ngoc Tuan 454 23 31,9 1,2995 0,4255 1145 1168 Đứt 2 chì Act Tinh Xo Viet Nghe Nguyen Tan Hoang 818/79 26 36,1 1,469 0,481 1012 1038 Đứt 2 chì Act Tinh Nguyen Thi Bach Mai 18ac5 Dien Bien Phu 37 51,4 2,0905 0,6845 654 691 Đứt 2 chì Act 67 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Xo Viet Nghe Nguyen Cong 706 39 54,2 2,2035 0,7215 1925 1964 Đứt 2 chì Asa Tinh Xo Viet Nghe Dinh Thi Tuynh 306/43 66 91,7 3,729 1,221 2189 2255 Đứt 2 chì Ken Tinh Cty co phan xay lap & 21b/bis Dien Bien Phu 73 101,4 4,1245 1,3505 95 168 Đứt 2 chì Act vtxd2 Duong d2 Dien Nguyen Van Nhat 60 (145) 19 26,4 2,9925 0,3515 904 ĐỨT 2 CHÌ ACT Bien Phu 860/60S/ Xo Viet Nghe Huynh Quang My 54 (25 Lô 25 34,7 3,9375 0,4625 1129 1154 ĐỨT 2 CHÌ ASA Tinh A Cx Van Thanh Pham Thi To Mai 23/13 29 40,3 4,5675 0,5365 931 960 ĐỨT 2 CHÌ ACT Bac 860/60V Xo Viet Nghe Le Quang Binh 38 52,8 5,985 0,703 1961 1999 ĐỨT 2 CHÌ ASA (8 LôA2) Tinh 51 C4 Cx 304 Dien Bien Bach Ngoc Uoc 44 61,1 6,93 0,814 1878 1922 ĐỨT 2 CHÌ ACT (113/2) Phu 311 Phan Van Thien DUONG Dien Bien Phu 70 97,2 11,025 1,295 2656 8 ĐỨT 2 CHÌ ASA D2 “Nguồn: công ty cổ phần cấp nước Gia Định” 68 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 3.4.2.2. Đề xuất thay thế một số đồng hồ nước thí điểm cho kích cỡ đồng hồ DN 50 trong mạng lưới phường 25 quận Bình Thạnh. Như đã trình bày ở mục 4.4.1.3, phương án 2 có ưu điểm lớn trong việc giảm thất thoát nước vô hình, lượng nước tiêu thụ được đo lường chính xác hơn, giảm thất thoát nước do quán lý. Từ đó đề xuất áp dụng tính toán thí điểm trường Đại Học Công Nghệ (HUTECH) để lắp đặt song song 2 đồng hồ nhỏ. Hiện tại, nhà trường đang sử dụng loại đồng hồ nước Woltman D50mm với:  Lưu lượng nước tiêu thụ trung bình theo giờ là 1,6 m3/h  Lượng nước tiêu thụ lớn nhất trong ngày 9 m3/h  Lượng nước tiêu thụ nhỏ nhất dùng trong ngày 0,0583 m3/h = 58,3 l/h Dựa vào bảng tra đặt tính đồng hồ nước (phụ lục A) ta nhận thấy với lưu lượng sử dụng khoảng 1.6 m3/h có thể lựa chọn 2 đồng hồ D25mm mắc song song (với 3 Qmin=40l/h, Qmax=7m /h). Chí phí dành cho 2 đồng hồ nước D25mm hãng Zenner (chưa tính công lắp đặt và phụ tùng) được phân phối bởi Công Ty TNHH vật tư thiết bị Quang Năng. (42/7 Lý Thường Kiệt, P.6, Q.Tân Bình ) là 4.600.000 VNĐ. . Hình 3.10 Đồng hồ nước Zenner D25mm “nguồn: Vatgia.com ” 69 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Tương tự tính toán đề xuất thay thế lắp đặt đồng hồ nước theo phương án 2 dành cho một số khách hàng sử dụng đồng hồ nước DN50mm trong khu vực theo bảng sau: Bảng 3.5 Một số đồng hồ nước DN50mm cần được thay thế Lượng lưu nước sử lượng Loại dụng Q max Qmin Chỉ số đồng hồ Đồng hồ Tên khách hàng Địa chỉ theo đồng hồ trong m3/h l/h nước Thay thế giờ Qtt hiện tại tháng (l/h) m3/tháng DIEN CTCP DT & XD SO DN 50mm DN 20mm PH 25 BIEN 900 1250,0 4,725 0,6 26443 27343 8 DEL Ken PHU 2 đồng hồ CTCP Địa ốc DUONG DN 50mm 178/6 958 1330,6 5,0295 0,6 19687 20645 DN 20mm SACOM D1 DEL Ken NHA CTY TNHH Một SO2A- Thành viên công Đặt ngoài DN 50mm DN 20mm DIEN 96 133,3 0,504 0,06 19678 19774 viên Cây xanh tường rào SEN Ken BIEN TP.HCM PHU CTY TNHH Một CV DA DIEN Thành viên dịch vụ DN 50mm DN 20mm CAU SAI BIEN 644 894,4 3,381 0,4 30870 31514 công ích Thanh niên SEN Ken GON PHU xung phong “Nguồn công ty cổ phần cấp nước Gia Định” 70 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 71 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Kết luận và Kiến nghị Kết luận Đồ án này nghiên cứu hiện trạng mạng lưới nước phường 25 quận Bình Thạnh, tính toán lượng nước thất thoát cho khu vực bằng phần mềm WB-EasyCalc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_nghien_cuu_hien_trang_mang_luoi_cap_nuoc_va_that_thoat.pdf
Tài liệu liên quan