Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam

mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Điện lực Quảng Nam là đơn vị đại diện cho ngành điện kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là một doanh nghiệp nhà nước nhưng hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực 3 (PC3)-Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Tính chất kinh doanh điện năng của Điện lực, mang tính độc quyền tự nhiên do Nhà nước qui định, nên tồn tại nhiều hạn chế trong việc phục vụ khách hàng sử dụng điện. Hơn nữa, yếu tố kinh doanh điện năng còn gắn liền với việc phục vụ cho

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; lại hạch toán phụ thuộc (vào Công ty Điện lực 3), nên hoạt động kinh doanh ở trong ngành điện nói chung và Điện lực Quảng Nam nói riêng chưa rõ ràng và đi vào thực chất kinh doanh vì tư tưởng còn "trông chờ, ỷ lại, mang nặng tính bao cấp" còn khá phổ biến đã ảnh hưởng nhất định và làm cho hiệu quả kinh doanh của Điện lực Quảng Nam chưa thật sự là tốt. Việc "đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam", là tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, là phù hợp với xu thế đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và là tìm chỗ đứng hợp lý cho Điện lực Quảng Nam. Do đó, nghiên cứu đề tài này là cần thiết cho Điện lực Quảng Nam trong điều kiện thực tế hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu, tài liệu về nội dung đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 3 Trung ương (khóa VIII) tương đối nhiều, ở các góc độ và chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, về loại hình doanh nghiệp điện năng - kinh doanh mang đặc thù - thì phạm vi nghiên cứu này tương đối ít hơn. Có thể tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài này ở một số tài liệu sau: - Luận văn thạc sĩ: Cải tiến kinh doanh của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, của Trần Đức Hùng, 1996. - Luận văn thạc sĩ: Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh bán điện trên địa bàn quận (ở Điện lực Đống Đa), của Quách Thị Hằng, 1996. - Một số đề tài nghiên cứu theo từng mảng công việc của cán bộ nghiệp vụ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Trường Cao đẳng Điện lực. Việc Cải tổ công nghiệp điện lực của các nước châu á của Thạc sĩ Phạm Lê Phú- EVN, cho biết thêm các thông tin về kết quả đổi mới ngành điện của các nước châu á đã đăng 2 kỳ trên Tạp chí Điện và Đời sống năm 2006. Mặt khác, xu thế hội nhập, chủ trương sắp xếp lại tổ chức ngành điện và lộ trình cổ phần hóa các Điện lực đã làm cho tình hình nghiên cứu mang tính thực tiễn hơn. Do đó, việc nghiên cứu đối tượng cần bám sát thực tế và có giải pháp linh hoạt hơn. Ngoài ra, với sự động viên khuyến khích của các đồng nghiệp trong việc tìm cách giải quyết áp lực xã hội “đòi đáp ứng nhu cầu”, "đòi xóa độc quyền" của ngành điện là động cơ thúc đẩy cho tôi trong việc chọn lựa đề tài này, với trách nhiệm là một người đang làm công tác quản lý ở Điện lực Quảng Nam. Và, việc chọn đề tài này là hoàn toàn mới, chưa được ai nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam (thuộc Công ty Điện lực 3, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam). Đối tượng nghiên cứu là một quá trình vận động đòi hỏi phải quan sát, phân tích việc tổ chức và quản lý kinh doanh trong một thời gian nhất định. Để có thể đi sâu và làm rõ, theo qui mô luận văn này, học viên sẽ cố gắng tập trung ở phạm vi tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam trong bối cảnh kinh doanh điện năng cả nước và tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, sẽ cố gắng đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. - Số liệu phân tích thực trạng được lấy trong giai đoạn (1997 - 2005), có dự kiến cho 2006, là thời gian từ khi Điện lực Quảng Nam thành lập đến nay. - Số liệu cho tương lai được dự báo cho giai đoạn (2006 - 2010), có xét đến 2015, cũng là khung thời gian sử dụng phổ biến theo quy hoạch của công nghiệp điện năng cho giai đoạn hiện nay. 4. Mục đích, nhiệm vụ Trên cơ sở kiến thức cơ bản đã tiếp thu được ở khóa Cao học Tại chức miền Trung - Tây Nguyên (2004 - 2007) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được tổ chức tại Đà Nẵng, cũng như kinh nghiệm công tác tại cơ sở, học viên vận dụng các lý luận vào thực tiễn của nội dung về đổi mới tổ chức, quản lý doanh nghiệp đối với Điện lực Quảng Nam. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc tổ chức, quản lý kinh doanh đối với ngành điện nói chung và đối với Điện lực Quảng Nam nói riêng. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam từ 1997 đến 2005. - Từ đó, đưa ra các giải pháp hợp lý để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam theo xu thế cải thiện Pareto. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận được dựa trên các yếu tố cơ bản của: + Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Đặc biệt là yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết TW 3, Khoá IX. + Chiến lược phát triển kinh doanh điện năng và tổ chức, sắp xếp các đơn vị của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. + Những kiến thức thu được qua khóa học và thực tiễn công tác quản lý của bản thân học viên. - Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, để thực hiện các nội dung luận văn, học viên sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích để đánh giá cho đúng được thực trạng của tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam. Để chọn được giải pháp phù hợp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam, học viên dùng phương pháp tổng hợp và dự báo trên cơ sở thực chứng ở Điện lực Quảng Nam và bối cảnh chung của ngành điện cả nước. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn Phạm vi nghiên cứu và áp dụng đối với đề tài là công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam. Tuy nhiên, do tính thống nhất của ngành điện về chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thì nội dung công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của một Điện lực gần như nhau ở 61 tỉnh thành trong toàn quốc, nên có thể nghiên cứu áp dụng cho các Điện lực khác. Về lý luận, học viên cố gắng tập hợp đầy đủ các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới doanh nghiệp ngành điện. Ngoài ra, còn xem xét kinh nghiệm về tổ chức, quản lý kinh doanh của các Điện lực trong và ngoài nước ở khu vực châu á. Cho nên, cơ sở và lý luận lý giải cho tổ chức, quản lý kinh doanh và yêu cầu đổi mới ở Điện lực có thể phục vụ cho yêu cầu của công tác nghiên cứu khoa học không những ở cấp Điện lực mà cả cho ngành điện. Về thực tiễn, qua kinh nghiệm công tác 25 năm trong ngành điện và cơ sở lý luận đầy đủ; đánh giá thực trạng xác thực, dự báo chặt chẽ thì các giải pháp sẽ có tính khả thi cao. Nói chung, việc áp dụng các nội dung của luận văn vào thực tế đổi mới ngành điện, về mặt khoa học, có thể nên được ưu tiên xem xét. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm, vai trò của ngành điện đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Sự hình thành và phát triển ngành điện Việt Nam gắn liền với sự văn minh hoá đô thị ở Việt Nam, đồng thời là tiền đề cho việc công nghiệp hoá và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Đặc điểm của điện năng, do tính chất sản phẩm qui định; từ sản xuất đến tiêu dùng gần như đồng thời, không có dự trữ. Và vai trò của ngành điện thể hiện rõ ở việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của sản xuất và ở tính độc quyền tự nhiên Nhà nước. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành điện ở Việt Nam Công nghiệp điện ra đời ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, bắt đầu từ một số xưởng phát điện hoạt động độc lập và cung cấp dòng một chiều. Thời bấy giờ, điện chiếu sáng được ưu tiên trước điện động lực. Cho đến năm 1954, tổng công suất nguồn điện toàn quốc mới đạt khoảng 100MW và một lưới hệ manh mún với lưới truyền tải cao nhất là 30,5kV. Từ năm 1954, sau ngày tiếp quản, điện mới được sử dụng rộng rãi hơn và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thời kỳ 1961- 1965, ở miền Bắc công suất tăng bình quân 20% hằng năm. Cùng với một số nhà máy điện được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các nước XHCN; mạng lưới điện 35kV đến 110kV đã được xây dựng, nối liền các nhà máy điện và các trung tâm phụ tải, hình thành nên hệ thống điện non trẻ của Việt Nam; với mức tăng công suất đặt trung bình là 15%. Trong giai đoạn 1966 - 1975 do chiến tranh phá hoại ác liệt nên mức tăng công suất đặt bình quân chỉ đạt 2,6%/ năm. Giai đoạn 1975 - 1994, hệ thống điện được phát triển mạnh với việc đưa vào vận hành một số nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến như nhiệt điện Phả Lại 440MW, thuỷ điện Trị An 420MW và đặc biệt là thuỷ điện Hoà Bình 1920MW... Đồng bộ với các nguồn phát điện, hệ thống phát điện được phát triển rộng khắp cả nước trên cơ sở đường trục là lưới điện 220kV. Năm 1994, việc đưa vào vận hành hệ thống truyền tải 500kV đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của hệ thống điện Việt Nam. Từ đây, Việt Nam đã có một hệ thống điện thống nhất trong toàn quốc, làm tiền đề cho việc hỗ trợ năng lượng các miền sau này. Năm 1995, thực hiện chủ trương cải cách cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở quyết định 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã ra đời, với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh điện trong phạm vi toàn quốc. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi sâu sắc về tổ chức quản lý, nâng cao tính chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành điện Việt Nam mạnh mẽ, năng động. ở mỗi tỉnh, thành các Sở Điện lực, sau được đổi thành Điện lực thực hiện chức năng (sản xuất) - kinh doanh điện năng; còn việc quản lý nhà nước về điện được chuyển cho Sở Công nghiệp của tỉnh, thành đó. Đến cuối năm 2005 tổng công suất đặt của toàn quốc là 13.000MW, tăng trên 115 lần so với năm 1954. Về sản lượng điện tăng gấp hơn 1.000 lần so với năm 1954. Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã trải rộng khắp mọi miền tổ quốc. Sự phát triển của ngành điện đã đáp ứng kịp thời, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về chỉ tiêu điện năng tính trên đầu người, năm 1965 mới đạt 30kWh/người/ năm, năm 1975 đạt 56,2kWh/người/năm, năm 1980 đạt 67,7kWh/người/năm, năm 1985 đạt 85kWh/người/năm, năm 1995 là 198kWh/người/năm, thì đến năm 2005 đã đạt trên 500kWh/người/năm. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trên, CBCNV ngành điện đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (năm 2004) [30]. 1.1.2. Đặc điểm và tác dụng của sản phẩm điện năng Sản phẩm điện năng của ngành điện là hàng hoá đặc biệt, là loại hàng hoá không có hình thái vật chất cụ thể, không thể tách rời quá trình sản xuất với quá trình tiêu dùng. Do tính chất sản phẩm quy định, sản phẩm điện năng từ sản xuất đến tiêu dùng gần như xảy ra đồng thời, không dự trữ. Vì vậy, không đem điện năng lúc thừa bù với khi thiếu hụt và việc hỏng hóc xảy ra ở một nơi nào đó trong hệ thống điện cũng có thể gây nên mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống, gây thiệt hại cho ngành điện và các hộ dùng điện. Điện năng không có hình thái vật chất cụ thể, nên quá trình mua - bán điện được xác định sản lượng điện (kWh) qua công tơ điện. Nội dung này được quy định và quản lý theo Pháp lệnh đo lường và Luật Điện lực. Quá trình sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời, cho phép ngành điện không cần kho dự trữ. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thay đổi có độ chênh lệch rất lớn giữa cao điểm và thấp điểm, giữa các mùa đã gây ra khó khăn rất lớn trong điều hành hệ thống, đặc biệt là lúc thiếu nguồn cung cấp. Do đó, trong quản lý ngành điện đòi hỏi tính thống nhất và đồng bộ rất cao. Ngoài ra, sản phẩm điện năng có tính xã hội hoá rất cao, có tính định hướng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do sản phẩm điện là sản phẩm trung gian, là yếu tố đầu vào và đối tượng phục vụ rất rộng của các ngành, các vùng khu vực nên có tính xã hội hoá cao và còn phải xác định kinh doanh gắn với phục vụ nữa. Do sản phẩm điện là yếu tố đầu vào, cần phải có đủ, kịp thời cho sản xuất tiêu dùng... nên nó cần phải đi trước; và ngược lại sự tăng trưởng kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng điện năng. Sản phẩm điện năng tuy kinh doanh trong cơ chế thị trường nhưng hiện nay vẫn còn độc quyền về mặt Nhà nước và cung vẫn chưa đáp ứng cầu. Do đó, biện pháp để chống những biểu hiện độc quyền và thường xuyên phải tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý là những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và ngành điện. Sản phẩm ngành điện không thực hiện cơ chế “kích cầu” tiêu dùng sản phẩm, thiếu quảng bá, thiếu cạnh tranh làm cho hoạt động kinh doanh điện năng kém linh hoạt và trong một thời gian dài nữa vẫn sẽ còn áp dụng phương thức kinh doanh đi đôi với dịch vụ công cộng và phúc lợi xã hội. Không có đối thủ cạnh tranh, không có đầu cơ, tích trữ nên giá cả ổn định và theo quy định thống nhất của Nhà nước (trong từng giai đoạn). Sản phẩm điện là sản phẩm vô hình, vận chuyển trên hệ thống lưới và thiết bị phân phối định sẵn, không thể cải tiến mẫu mã sản phẩm mà chỉ cải tiến phong cách phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì điện năng là một dạng năng lượng quan trọng, tạo ra động lực cho tất cả các thành phần kinh tế nên cần phải đảm bảo an toàn nghiêm ngặt trong tất cả các khâu công việc, từ sản xuất - truyền tải - đến phân phối. Và khi có vi phạm an toàn về điện, thì sẽ không còn có cơ hội để sửa chữa hoặc rút kinh nghiệm. Như vậy, sản phẩm điện năng là một loại hàng hoá đặc thù, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điện không thể tích trữ được trong kho như các loại hàng hoá khác, đặc thù này dẫn đến những đặc điểm riêng của hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Sản xuất và tiêu thụ điện năng xảy ra đồng thời, có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau. Quá trình giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực rất phức tạp, nó không chỉ có mối quan hệ với lĩnh vực thương mại, tài chính mà còn có mối quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất, tiêu thụ, công nghệ, thông tin liên lạc, xã hội và an ninh quốc phòng nữa. 1.1.3. Vai trò của ngành điện đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Ngành điện là một ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước; là một yếu tố của kết cấu hạ tầng cơ bản (điện- đường- trường- trạm) để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vai trò của ngành điện thể hiện rõ ở việc cung cấp nguyên liêu đầu vào của sản xuất và ở tính độc quyền tự nhiên Nhà nước. Sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy điện trên ba miền, nhưng được tiêu dùng cho nhiều nơi, nhiều mục đích, nhiều loại khách hàng và được vận chuyển trên một loại phương tiện đặc biệt, liên kết trong một hệ thống quy trình khép kín là hệ thống lưới điện quốc gia. Do đó sự thống nhất và phụ thuộc vào nhau rất nhiều; hỗ trợ nguồn điện giữa các khu vực với nhau, nhưng một sự cố trên lưới quốc gia thì có thể ảnh hưởng đến toàn quốc. Ngành điện có tác động trực tiếp đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tới sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh... của đất nước; có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống cũng như sự an toàn về tính mạng của những người sử dụng điện. Vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện bởi: một là, đảm bảo năng lượng điện cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác; hai là, tác động mạnh đến việc đẩy nhanh tốc độ, quá trình tái sản xuất, góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất và giảm bớt một cách tương ứng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Như vậy, ngành điện có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia; đồng thời góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời kết quả sự phát triển đó của ngành điện làm cơ sở cho việc đánh giá trình độ phát triển của một đất nước, thông qua chỉ tiêu sản lượng điện tiêu dùng bình quân của một người dân trong một năm (số kWh/ người/năm). Trong thời gian đến, ngành điện Việt Nam cần nâng cao hơn nữa vai trò đi trước của mình trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ cho sản xuất, quốc phòng và đời sống của nhân dân; đặc biệt là cung cấp điện kịp thời cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phục vụ tốt hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2. Nội dung, đặc điểm tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta 1.2.1. Nội dung tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta Kinh doanh điện năng là ngành kinh doanh cung cấp năng lượng điện nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng của xã hội. Kinh doanh điện năng là loại hình kinh doanh đặc thù, vì tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc dân cho nên bị quản lý rất chặt chẻ bởi tiêu chuẩn sản phẩm điện năng, khung giá bán điện thống nhất và tổ chức hoạt động. Ngoài ra, tính chất hoạt động kinh doanh còn mang nặng tính xã hội hay mang yếu tố phục vụ - là một yếu tố khác biệt so với các ngành kinh doanh thông thường khác. Do đó, công tác tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng có tính hệ thống, có sự thống nhất rất cao và cơ bản giống nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các nội dung cơ bản của kinh doanh điện năng bao gồm: - Lập kế hoạch kinh doanh: Trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay từng địa phương, theo phương pháp dự báo mức yêu cầu dùng điện gia tăng theo từng thành phần kinh tế, từng khu vực mà lập nên kế hoạch kinh doanh năm sau (hay 5 năm). Kế hoạch được lập theo các chỉ tiêu chính là: sản lượng điện năng thương phẩm(kWh), doanh thu(VNĐ) theo một số thành phần cơ bản (Công nghiệp, Dịch vụ, Nông nghiệp và ánh sáng sinh hoạt); một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản khác như tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối, tỉ lệ điện tự dùng, suất tiêu hao nhiên liệu cho phát điện; đầu tư xây dựng; lao động và chi phí. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nguồn - lưới: Việc sử dụng điện tăng lên mỗi năm, cần thiết phải tăng cường năng lực của nguồn điện và hệ thống điện truyền tải - phân phối. Chính vì vậy, cần thiết phải tính toán để đầu tư xây dựng thêm nguồn điện mới (hay phải mua điện từ các nguồn bên ngoài), cần cải tạo nâng cấp lưới điện hiện có như thế nào hay phải xây dựng thêm lưới điện cho các phụ tải điện mới. Việc đầu tư xây dựng nguồn - lưới, ngoài việc phải đảm bảo theo trình tự đầu tư xây dựng, cần phải đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng điện của khách hàng sử dụng điện và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng. Đây là công việc khó khăn, yêu cầu phải quản lý chặt chẽ và khoa học. Và đây là cơ sở vật chất kỹ thuật then chốt để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm điện năng có chất lượng đến khách hàng dùng điện đi kèm với yêu cầu nghiêm ngặt của công tác quản lý kỹ thuật của chuyên ngành. - Phát triển khách hàng và hợp đồng mua bán điện: Việc phát triển khách hàng và hợp đồng mua bán điện được thực hiện theo qui trình kinh doanh điện năng của ngành. Tuy có thuận lợi trong môi trường độc quyền 1 người bán (là cơ bản), không phải cạnh tranh, không phải quảng bá nhiều, nhưng bị khống chế "độc quyền". Qui trình phát triển và hợp đồng mua bán điện hiện hành được quy định khá chặt chẽ theo Luật Điện lực nhưng có nhiều đổi mới nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn cho khách hàng dùng điện và tránh sự lạm quyền của bộ phận thừa hành của ngành điện. Các quy trình kinh doanh điện năng được công khai để cho mọi khách hàng sử dụng điện có thể giám sát việc thực hiện của ngành điện, theo quan điểm nâng cao dịch vụ khách hàng và đảm bảo phù hợp với Luật Điện lực quy định. - Bán và thu tiền điện: Trình tự bán và thu tiền điện cũng được quy định chặt chẽ bởi Luật Điện lực và quy trình kinh doanh điện năng. Đây là cung đoạn cuối của quy trình kinh doanh. Việc tính toán sản lượng điện mua - bán thông qua công tơ điện được quản lý giám sát chặt chẽ; hoá đơn tiền điện hàng tháng được tính toán theo sản lượng và các loại giá điện thành phần. Nhưng thường còn có nhiều thắc mắc của khách hàng sử dụng điện ở loại giá bán điện và thời gian thu tiền điện. - Kiểm tra, kiểm soát theo quy định kinh doanh điện năng: Chính là để điều chỉnh kịp thời các sai sót trong quá trình kinh doanh điện năng - đặc biệt là tuân thủ theo đúng Luật Điện lực. Việc kiểm tra kiểm soát các nội dung thực hiện theo quy định kinh doanh điện năng của các đơn vị luôn được ngành điện quan tâm và duy trì theo định kỳ hay đột xuất. Mọi thắc mắc của khách hàng sử dụng điện phải được kiểm tra trả lời kịp thời, đồng thời báo cáo lên cấp trên. Mọi sai phạm quy trình kinh doanh điện năng đều được xem xét xử lý, tuỳ theo mức nặng hay nhẹ. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta 1.2.2.1. Về tổ chức kinh doanh điện ở nước ta Kinh doanh điện năng ở nước ta là một hoạt động kinh doanh đặc thù. Theo Luật Điện lực - 2005, việc tổ chức kinh doanh điện năng đòi hỏi tổ chức đó phải có đủ năng lực trong hoạt động điện năng, có đủ phương tiện (đường dây, công tơ) để mua - bán điện và bị ràng buộc chặt chẽ bởi giá bán điện thống nhất trên toàn quốc. Do đặc thù lịch sử của phát triển điện, thực tế cho thấy có rất ít loại hình và tổ chức kinh doanh điện. Hiện nay ở nước ta ngoài ngành điện, cơ bản có các tổ chức kinh doanh điện đa số ở nông thôn đang hoạt động theo luật công ty hay luật hợp tác xã. Do đó, kinh doanh điện vừa mang tính thống nhất rất cao, lại vừa bị phụ thuộc rất lớn bởi “cơ chế đặc thù” nên tính chủ động của cơ sở trong tổ chức kinh doanh điện rất thấp. Mặt khác, đối tượng của kinh doanh điện rất rộng: với nhiều thành phần trong xã hội, từ thành thị đến tận nông thôn - miền núi, không kể giàu nghèo... Với quan điểm “bù chéo” của Nhà nước theo giá điện từ các đối tượng thu nhập cao cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội, nên kinh doanh điện cũn mang tính phục vụ nên hoạt động của các tổ chức kinh doanh điện có hình thức như sự nghiệp hay công ích. Ngoài ra, việc kinh doanh điện bị ràng buộc bởi vấn đề an toàn điện (trong mua - bán điện) theo các quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn điện. 1.2.2.2. Về quản lý kinh doanh điện ở nước ta Việc quản lý kinh doanh điện phụ thuộc tương đối lớn bởi nguyên tắc tổ chức kinh doanh điện. Việc quản lý kinh doanh điện có tính nguyên tắc cao vì bị chi phối và ràng buộc chặt chẽ bởi Luật Điện lực-2005. Đối với EVN, việc quản lý kinh doanh điện năng được quy định cụ thể theo Quy trình kinh doanh điện năng thống nhất trong toàn quốc. Do tính thống nhất và phụ thuộc của tổ chức kinh doanh điện đó làm cho việc quản lý kinh doanh điện ở nước ta còn nặng tính hành chính và kế hoạch hoá. Việc cung cấp điện trước, ghi chữ thu tiền sau khi mức dùng điện của khách hàng thay đổi từng tháng sẽ làm cho việc phân tích, cân đối về tài chính ảnh hưởng nhất định. Yếu tố phục vụ cho chính trị - xã hội trong kinh doanh điện cũng chi phối nhất định đến việc quản lý và hiệu quả kinh doanh ở mỗi địa phương. Thường các trường hợp này chi phí đầu tư lớn, doanh thu thấp nên thường không có hiệu quả. Nói một cách khác, việc quản lý kinh doanh điện năng chịu sự tác động nhất định bởi các yếu tố chính trị - xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Chính yếu tố kế hoạch hoá và tính ràng buộc hành chính trong kinh doanh điện đã làm “lu mờ” sức sáng tạo của đội ngũ làm công tác kinh doanh điện năng. Điểm yếu kém do độc quyền bán gây nên, nặng nề nhất là thiếu quan tâm đến khách hàng sử dụng điện. Đó là những vấn đề lớn cần thiết phải đổi mới công tác kinh doanh điện năng ở nước ta. 1.2.3. Các tổ chức kinh doanh điện ở nước ta Theo luật Điện lực-2005 hiện hành, sau khi củng cố và sắp xếp lại, ngoài các đơn vị của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), còn có một số đơn vị dạng công ty hay hợp tác xã - nhưng tỷ trọng và qui mô không lớn. 1.2.3.1. Các tổ chức của EVN [29] + Tổ chức EVN bao gồm 3 khối chính: Khối nhà máy điện: Tính đến 01/01/2005, EVN sở hữu và quản lý 14 nhà máy điện với tổng công suất 8.516 MW, chiếm 86,36% công suất đặt toàn hệ thống, sản lượng điện sản xuất năm 2004 đạt 39,9 tỷ kWh, chiếm 86,43% lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Theo lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đến cuối năm 2005 EVN đã thực hiện CPH Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, chuyển sang mô hình công ty TNHH NN MTV nhiệt điện Cần Thơ và chuyển sang mô hình công ty thành viên hạch toán độc lập 7 nhà máy điện khác. Hiện nay đang thực hiện CPH Công ty nhiệt điện Phả Lại và Công ty thuỷ điện Thác Bà. Khối truyền tải điện: Khối truyền tải điện bao gồm 4 Công ty truyền tải điện 1,2,3 và 4 hạch toán phụ thuộc vào EVN; có trách nhiệm quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải cấp điện áp 500kV, 220kV và một phần lưới điện 110kV. Địa bàn quản lý của các công ty truyền tải được phân chia theo vùng. Xu thế cùng với Điều độ là Công ty do Nhà nước chi phối 100% vốn. Điều độ có nhiệm vụ điều hành hoạt động của hệ thống điện quốc gia, là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc EVN. Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia có 3 Trung tâm điều độ miền điều độ lưới điện khu vực từng miền. Khối Công ty điện lực: EVN hiện có 10 Công ty điện lực có chức năng chính là phân phối và kinh doanh điện năng; quản lý phân phối điện đến cấp điện áp 110kV; mua điện đầu nguồn theo giá bán nội bộ của EVN và bán điện cho khách hàng theo giá của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình tổ chức của các Công ty điện lực có thể chia: - Khối các Công ty điện lực miền bao gồm Công ty điện lực 1, 2 và 3 là các Công ty hạch toán độc lập. Các Công ty điện lực miền có các Điện lực tỉnh hạch toán phụ thuộc, hoạt động phân phối, kinh doanh điện năng tại các tỉnh. - Khối các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố hạch toán độc lập gồm: Công ty Điện lực TP hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai. - Khối các Công ty TNHH NN MTV, CP Điện lực bao gồm Ninh Bình, Hải Dương, Khánh Hoà, Đà nẵng. Ngoài ra, còn có các đơn vị cơ khí, xây dựng, viễn thông, tư vấn - đào tạo và dịch vụ - hậu cần khác trực thuộc các Công ty hay EVN. Điện lực là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực miền, trong khối phân phối và kinh doanh điện năng của EVN; quản lý kinh doanh điện năng trên địa bàn một tỉnh. Theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty Điện lực miền, Giám đốc các Điện lực có trách nhiệm tổ chức, quản lý và cung ứng điện năng đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mô hình của mỗi Điện lực thường biên chế thành 3 khối nhỏ: + Khối văn phòng (gồm các phòng chức năng chuyên môn). + Khối Chi nhánh điện - là đơn vị trực tiếp giao tiếp với khách hàng dùng điện, quản lý theo địa bàn huyện hay liên huyện. + Khối phụ trợ, hậu cần. 1.2.3.2. Các tổ chức kinh doanh điện năng khác Theo Luật Điện lực (2005), thì ngoài các Điện lực của Tổng Công ty Điện lực, còn có các tổ chức kinh doanh điện năng khác theo các hình thức: + Các Công ty Điện địa phương, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. + Các hợp tác xã, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Tuy nhiên, tỷ lệ thị phần của các loại hình này không lớn và đa số hoạt động dưới dạng bán lẻ ở khu vực nông thôn. 1.2.3.3. Các tổ chức kinh doanh điện năng trên địa bàn Quảng Nam Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, sau khi thực hiện Luật Điện lực và chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn, có các tổ chức kinh doanh điện năng là: + Ngành điện (EVN): Đại diện là Điện lực Quảng Nam. + Công ty Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Dưới công ty có các xí nghiệp tại các huyện (một số lớn các huyện các xí nghiệp này trước đây là các Ban quản lý điện của huyện). + Các hợp tác xã, có 64 đơn vị, hoạt động theo luật hợp tác xã. + Nhóm đại diện cho tổ chức hay nhân dân... Hiện nay Điện lực Quảng Nam vừa bán buôn, vừa bán lẻ đến người sử dụng điện - là tổ chức cơ bản chi phối kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo sự uỷ thác của EVN, thông qua Công ty Điện lực 3 (PC3). Phần bán buôn, Điện lực Quảng Nam bán cho các tổ chức khác (theo lịch sử để lại) để bán lẻ cho các hộ sử dụng điện ánh sáng sinh hoạt ở nông thôn là chính. Quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam còn mang nhiều yếu tố kinh doanh gắn liền với phục vụ với các phụ tải cơ bản là nông nghiệp - nông thôn; còn phụ tải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề quy mô còn nhỏ so với tiềm năng; phụ tải ánh sáng đô thị và dịch vụ còn thấp. Công ty Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Nam, được thành lập để quản lý và kinh doanh điện trên phần lưới điện hạ thế ở nông thôn do tỉnh đầu tư (vay của OPEC), sau đó có tiếp nhận một số Ban quản lý điện tại các huyện trung du và miền núi. Các hợp tác xã nông nghiệp hay dịch vụ, do lịch sử để lại, tiếp tục quản lý và kinh doanh điện trên phần lưới điện hạ thế do nhân dân hay hợp tác xã đầu tư. Một số tổ chức hay đại diện nhân dân... không nhiều và qui mô nhỏ lẻ, đứng ra mua điện của ngành điện bán lẻ lại cho nhóm hộ thường dưới 50 hộ. Giá điện được quy định theo biểu giá thống nhất toàn quốc. Giá bán lẻ ngành điện cho ánh sáng sinh hoạt theo giá bậc thang. Các tổ chức khác mua điện theo giá bán buôn và bán lẻ theo giá trần do Chính phủ quy định, hiện nay là 700đ/ kWh. Cơ cấu phần bán lẻ ánh sáng sinh hoạt năm 2005 theo sản lượng (kWh) là 57,22% trên tổng sản lượng thương phẩm. Trong đó, Điện lực Quảng Nam bán lẻ trực tiếp theo giá bậc thang là 35%, còn lại là các tổ chức khác là 65% theo giá trần. Xu thế, Điện lực đang mở rộng thị phần bán lẻ trực tiếp đến hộ theo giá bậc thang. 1.2.4. Các vấn đề bức xúc về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta hiện nay Quá trình đổi mới đất nước thời gian qua, đã có tốc độ tăng trưởng GDP gần 8%/năm - là khá cao so với thế giới. Chính việc tăng trưởng cao đó, đòi hỏi ngành điện với vai trò là ngành đi trước phải đáp ứng được mức tăng trưởng gấp đôi là khoảng 16% về sản lượng điện cung ứng, trong khi dự báo trong chiến lược phát triển giai đoạn 2000-2010 mức tối đa là 15%. Đó._. chính là sự phát sinh nhu cầu điện năng vượt ngoài dự kiến, có khả năng sẽ thiếu điện gây bức xúc đối với xã hội và khó khăn cho ngành điện. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao đột biến đó, đòi hỏi ngành điện phải tăng cường và thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn và lưới điện. Tuy nhiên, thực tế vẫn không đáp ứng đủ các nhu cầu dùng điện cho đất nước. Năm 2005, thiếu nguồn cho miền Bắc vào mùa nắng nóng, có lúc vào cao điểm phải sa thải phụ tải lên đến 400MW, chiếm 15% tổng phụ tải. Năm 2006, phải mua thêm các nguồn điện từ Trung quốc về và của một số nguồn điện khác với giá cao, nhưng vào một vài thời điểm vẫn còn phải khống chế phụ tải. Năm 2007 và vài năm tới, khả năng thiếu điện có thể xảy ra. Hiện nay, sau hơn 4 năm giá điện vẫn chưa được điều chỉnh tăng giá trong khi giá cả đầu vào (đa số nhập khẩu: thiết bị, kim loại màu, dầu, khí, than...), giá ngoại tệ (nguồn vốn vay) tăng mạnh là khó khăn lớn cho ngành điện về mặt tài chính. Mặt khác, chính việc không tăng giá điện nên không thể thu hút được nhiều nhà đầu tư vào nguồn điện... để chia sẻ việc thiếu nguồn hiện nay, sẽ càng làm tăng thêm áp lực đầu tư và vốn đầu tư hiện nay cho ngành điện. Đầu năm 2007, giá điện tăng bình quân là 7,6%; tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được vấn đề tài chính của ngành điện. Việc cổ phần hoá mảng phân phối, do tỉ lệ bán điện ánh sáng ở nông thôn còn khá cao với giá thấp cũng không thu hút được người mua cổ phần..., nên đã không thực hiện được theo đúng lộ trình. Về mặt kinh doanh, với việc kinh doanh và phục vụ không rõ ràng, Luật Điện lực - 2005 chưa sát với điều kiện kinh doanh hiện nay của ngành điện, hướng dẫn và quản lý nhà nước chưa cụ thể... cũng tạo áp lực, khó khăn nhất định cho ngành điện. Bên cạnh đó xu thế chống độc quyền, yêu cầu tăng cường chất lượng điện và đòi hỏi được phục vụ cao hơn trong điều kiện khó khăn hiện nay... luôn là sức ép buộc ngành điện phải tự vươn lên và đổi mới. 1.3. Xu thế đổi mới tổ chức, kinh doanh ngành điện ở nước ta 1.3.1 Tính tất yếu phải đổi mới tổ chức, kinh doanh ngành điện ở nước ta Xu thế hội nhập, tự do cạnh tranh trong kinh doanh và đổi mới nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước - theo tinh thần Nghị quyết TW3, khoá IX … là những yếu tố cơ bản đòi hỏi phải đổi mới tổ chức, kinh doanh của ngành điện ở nước ta, là tính tất yếu. Nội dung chính để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng ngành điện gồm: - Kinh doanh điện năng do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ là cơ bản, cần phải đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. - Kinh doanh điện năng là ngành độc quyền tự nhiên, cần phải đổi mới để chống độc quyền. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước độc quyền tự nhiên bằng việc tách ngành độc quyền tự nhiên thành nhiều mảng, nhiều công đoạn và áp dụng cơ chế cạnh tranh ở các công đoạn không còn tính chất độc quyền tự nhiên. Đó là việc cổ phần hóa các đơn vị ngành điện lực. - Luật hóa quan hệ kinh doanh điện năng; làm rõ trách nhiệm trong mua - bán điện. - Để ngành điện đủ mạnh, xây dựng thành tổ chức Tập đoàn; cần nâng cao năng lực và đủ sức cạnh tranh đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thực tế để giải quyết “mảng công ích” của phần kinh doanh điện mang tính phục vụ như Bưu chính, cần xây dựng Quỹ Công ích Điện lực. 1.3.2. Một số kinh nghiệm để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng 1.3.2.1. Kinh nghiệm trong nước Kinh nghiệm tổ chức kinh doanh điện năng ở các Điện lực khác ở Công ty Điện lực Hà nội và Công ty Điện lực 3, là sự cần thiết để xem xét áp dụng cho việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Điện lực Quảng Nam. Các Điện lực ở Công ty Điện lực Hà nội nêu ra kinh nghiệm là: cần tăng cường việc quản lý, vận hành an toàn lưới điện, xử lý nhanh sự cố; cần hoàn thiện tổ chức kinh doanh bán điện, tăng cường kiểm tra khách hàng mua điện; thực hiện tốt tỉ lệ điện năng dùng để chuyên tải và phân phối; gắn quy hoạch phát triển điện gắn với phát triển Thủ đô và coi trọng việc củng cố đội ngũ CNVC [21]. Các kinh nghiệm trên được giải thích và đưa ra một số nội dung mang tính định hướng. Việc tăng cường quản lý vận hành lưới điện gắn chặt với việc thực hiện tốt chế độ kiểm tra, duy tu bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ được quy định ở các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo cho việc cung cấp điện được an toàn, liên tục và chất lượng hơn. Tổ chức kinh doanh hiện nay còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh; còn nhiều khâu chưa đồng bộ, chưa hiệu quả... cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Giá điện ở Việt Nam còn thấp so với khu vực, có nhiều loại giá mang tính điều hoà trong nền kinh tế nên việc thực hiện mua bán điện cần phải được chặt chẽ và đúng đối tượng. Chỉ tiêu tỉ lệ điện dùng để chuyên tải và phân phối gắn liền với chi phí và còn được coi là yếu tố để đánh giá năng lực quản lý, do đó cần phải tập trung làm tốt. Việc đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện để phục vụ cho yêu cầu phát triển cần phải gắn với sự phát triển của Thủ đô Hà nội. Và để làm tốt các nội dung trên cần phải có con người, cần bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ tương xứng. Tương tự, các Điện lực ở Công ty Điện lực 3 nêu ra kinh nghiệm là: thực hiện tốt công tác quản lý vận hành chi nhánh mẫu; thực hiện tốt quy trình kinh doanh và quy trình giao tiếp với khách hàng; phát động thi đua thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và từng bước nâng cao dịch vụ khách hàng. Những kinh nghiệm ở Công ty Điện lực 3 mang tính khái quát và nguyên tắc cao, bao hàm từ chủ trương đến biện pháp. Đây cũng là kinh nghiệm có sự đóng góp của Điện lực Quảng Nam, dưới sự lãnh đạo điều hành của Công ty Điện lực 3 trong thời gian qua. Ngoài ra, các Điện lực trong toàn EVN đều chú trọng đến việc đưa công nghệ mới, đặt biệt là tin học, vào công tác kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động và phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý. 1.3.2.2. Kinh nghiệm đổi mới của các tổ chức, quản lý kinh doanh ngành điện ở nước ngoài Dưới góc độ vĩ mô, trào lưu đổi mới ngành điện thập niên 80-90 là rất mạnh và diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tiến trình đổi mới có những chiến lược và mức độ đồng đều không giống nhau do đặc điểm riêng của mỗi nước. Xét về chiến lược, hướng đổi mới là tư nhân hoá ngành điện là cơ bản thống nhất thì điều kiện và môi trường cho việc triển khai là khác nhau giữa châu á với châu Âu và Mỹ. Về nguyên nhân, châu Âu và Mỹ lấy mục tiêu chính là tăng hiệu quả bởi việc giảm điều tiết và tạo cạnh tranh, trong khi châu á là giảm gánh nặng đầu tư của Chính phủ; nên các nước châu á sẽ đẩy mạnh đầu tư tư nhân hơn là cạnh tranh. Mặt khác, các nước đang phát triển ở châu á tích cực cải tổ ngành điện là do áp lực lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), như là một điều kiện vay vốn. Các nội dung yêu cầu cơ bản của cải tổ là: xây dựng và phát triển thị trường điện, tăng cường hiệu quả hoạt động và tăng tính minh bạch để tạo điều kiện cung cấp điện chất lượng cao với giá rẻ, áp lực này với nội dung ràng buộc khá chặt chẽ là... cần thiết về lâu dài; nhưng dường như không thích hợp với các nước châu á, vì điều kiện riêng biệt của mỗi nước về nền kinh tế, tài chính, môi trường kinh doanh, tình hình chính trị và đặc điểm văn hoá của mỗi nước. Do đó, việc cải tổ trong điều kiện sức ép lớn như vậy đối với các nước châu á thì khả năng thành công thấp. Theo số liệu nghiên cứu quá trình cải tổ 18 quốc gia châu á của Thạc sĩ Phạm Lê Phú [26] theo 3 nội dung: điều tiết, cạnh tranh hoá và tư nhân hoá, và phân tích theo các phần tử chính của số liệu 2004 thì Việt Nam nằm trong nhóm 2 trong 4 nhóm, gồm: Thái lan, Indonesia, Pakistan, ấn Độ, Việt Nam và Đài loan. Đây là những nước đã bắt đầu triển khai việc cải tổ ngành điện, đã hoàn thành quá trình công ty hoá, kế hoạch cải tổ đã được xác định và tiếp tục đẩy mạnh các năm tới. Bốn nhóm nước phản ảnh sự khác biệt về tình trạng cải tổ hiện tại, đồng thời phản ảnh sự khác biệt về mô hình lựa chọn của mỗi nước: - Nhóm 1 (gồm Nepan, Sri Lanka, Lào, Campuchia và Bangladesh) có mức độ cạnh tranh, tư nhân hoá và điều tiết đều thấp. - Nhóm 2 bắt đầu có kinh nghiệm về cải tổ, hầu hết đã xây dựng các khung pháp lý và có kế hoạch cụ thể cho quá trình cải tổ tiếp theo. - Nhóm 3 (gồm Nhật bản, Hồng công) có mức độ tư nhân hoá rất cao trong khi mức độ cạnh tranh và giảm điều tiết thấp. - Nhóm 4 (gồm Singapore, Malaysia, Hàn quốc, Philippines và Trung quốc) có mức cải tổ tương đối cao, đặc biệt là phát triển môi trường cạnh tranh và xây dựng cơ quan điều tiết đầy đủ quyền lực. Như vậy, tính chất cải tổ của mỗi nhóm quốc gia có khác nhau nên việc học tập kinh nghiệm rất khó khăn và cần phải chọn lọc; nên chú ý đến các quốc gia cùng nhóm và xu thế của phát triển ở nhóm 3 và nhóm 4. Cần tăng cường việc thu hút đầu tư tư nhân lớn, kể cả từ các công ty đa quốc gia để giải quyết nạn thiếu điện. Cần tập trung giải quyết hai vấn đề mấu chốt đã bóp méo cấu trúc biểu giá điện là trợ giá và bù chéo. Dưới góc độ vi mô của một Điện lực cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế ngành điện theo lộ trình cải tổ ở mỗi nước. Ngoài việc tác động bởi đầu tư tư nhân và biểu giá, thì đa số các Điện lực địa phương phải chịu sự điều tiết theo Luật Điện lực và phải đối mặt với tình trạng điện khí hoá nông thôn còn kém và không hiệu quả (mức độ điện khí hoá các nước theo số liệu so sánh cuối 2004: Indonesia- 55%; Philippines-79%; Bangladesh- 32%; Sri Lanka-56%; ấn độ- 79%; trong Việt Nam là 81%). Vì chi phí cho cung cấp điện và phát triển điện ở nông thôn thường rất cao, các công ty phân phối không muốn và cũng không có khả năng tài chính để mở rộng lưới điện nông thôn. Do đó, Chính phủ các nước châu á cần có những chính sách trợ giúp đặc biệt để phát triển điện nông thôn. Nói chung, cải tổ ngành điện của các nước không phải dễ dàng, nhiều lúc có nước bị bế tắc. Thành công, theo kinh nghiệm chung, đòi hỏi chương trình kế hoạch cải tổ phải được xem xét kỹ lưỡng các điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi nước. Đồng thời, không phải chỉ một mình ngành điện có thể làm được mà cần có sự đồng lòng từ Chính phủ đến người dân và phải đảm bảo kết hợp được sự hài hoà lợi ích của các thành phần trong xã hội. Cụ thể hơn, có thể chọn Thái lan trong cùng nhóm 2 để tham khảo. Ngành Điện lực Thái lan được hình thành từ năm 1884, đến nay ngành Điện lực Thái lan do 3 tổ chức Nhà nước quản lý và chịu trách nhiệm: + Công ty Phát điện Thái lan EGAT (Electricity Generating of Thailan) chịu trách nhiệm về phát và truyền tải cho toàn bộ đất nước. + Công ty Điện Thủ đô MEA (Metropolitan Electricity Authority) chịu trách nhiệm cung cấp cho Thủ đô Bangkok và 3 tỉnh lân cận. + Công ty Điện các tỉnh PEA (Provincal Electricity Authority) chịu trách nhiệm cung cấp điện cho 70 tỉnh còn lại ngoài khu vực của MEA. Về mặt kinh doanh, PEA khó khăn nhiều hơn MEA. Do đó, giá bán điện cho PEA từ EGAT là 30% mang tính hỗ trợ giá đầu vào. Giá bán điện theo chính sách giá từng đối tượng. Trong kinh doanh PEA (giống các Công ty Điện lực miền) ngoài việc phải nỗ lực phấn đấu tạo ra lợi nhuận trên cơ sở tổ chức quản lý kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Ngoài ra, PEA còn được Chính phủ Thái lan giao phụ trách chương trình điện khí hoá nông thôn với việc hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và sự đóng góp của nhân dân theo phương pháp phát triển mở rộng từng vùng khu vực. Tóm lại, vị trí vai trò ngành điện rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy ngành công nghiệp điện của Việt Nam ra đời có muộn và giai đoạn trước 1975 do ảnh hưởng bởi chiến tranh đã phát triển khá chậm; nhưng sau 1975 đã có sự tăng tốc và đổi mới đáng kể so với các nước trong khu vực và đã khẳng định rõ vai trò của mình trong giai đoạn đổi mới của đất nước; đã đóng góp đáng kể cho việc phát triển, tăng trưởng và vị trí quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành điện Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức về đầu tư và cơ chế, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và để hội nhập quốc tế, cần phải được đẩy mạnh tính cạnh tranh và tư nhân hoá theo chủ trương đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Sự thay đổi về tổ chức và cơ chế ngành điện sẽ tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam. Đồng thời, theo đặc điểm riêng có, trong đó có kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, Điện lực Quảng Nam cần rút tỉa kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh từ các Điện lực trong nước và xác định rõ các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của mình từ xu thế, cơ chế, tính pháp lý, đến thị trường và nội lực để có các giải pháp phù hợp. Nói một cách khác, cần phải xác định rõ thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam làm cơ sở khoa học trước khi đưa ra giải pháp. Chương 2 Thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực Quảng Nam 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Nam (kể từ khi tái lập tỉnh đến nay) 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam 2.1.1.1. Về địa lý, tự nhiên tỉnh Quảng Nam Từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá IX, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách ra làm hai đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Tỉnh Quảng Nam khi được tái lập gồm có 14 huyện, thị xã với 217 xã, phường; có diện tích hơn 10.000km2, gấp 11 lần thành phố Đà nẵng. Đến nay, tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (2 thị xã, 7 huyện đồng bằng và 8 huyện miền núi) với 232 xã, phường với 1.450.000 người. Quảng Nam là tỉnh thuộc duyên hải, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, có vị trí địa lý thuận lợi, có đồng bằng, gò đồi, rừng núi, sông biển, hải đảo để phát triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Quảng Nam còn có 2 Di sản Văn hoá Thế giới là Phố cổ Hội An và Tháp cổ Mỹ Sơn; ở hai đầu, phía Bắc và phía Nam của tỉnh đều có sân bay Quốc tế và cảng biển lớn (Đà Nẵng và Chu Lai). Tuy có nhiều tiềm năng thuận lợi, song trong nhiều năm qua, Quảng Nam vẫn là một tỉnh nghèo, hiện trạng kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp tự cấp tự túc, hiệu quả thấp, tỷ suất hàng hoá ít, an ninh lương thực chưa đảm bảo, thường xuyên thiếu đói vào những kỳ giáp hạt. Điều này thể hiện rõ: - Nông nghiệp năm 1997 chiếm 50%, đến năm 2005 chiếm tỷ trọng 31,3% trong cơ cấu GDP. Đại đa số nhân dân sinh sống gắn với nông nghiệp, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, với cây lương thực là cơ bản. - Quảng Nam có bình quân đất canh tác nông nghiệp thấp, nhiều vùng đất bạc màu, khí hậu và địa hình phức tạp, chia cắt, nắng hạn và mưa lũ nhiều. Tuy nhiên, Quảng Nam lại có những lợi thế so sánh quan trọng để phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Đó là: + Diện tích đất trống đồi trọc ở các vùng trung du, miền núi và đất gò, đồi núi thấp ở phía Tây còn rất lớn để phát triển cây nguyên liệu và cây lâu năm, trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến và chăn nuôi gia súc. + Nguồn thuỷ năng lớn, có khả năng xây dựng 8 thuỷ điện lớn bậc thang trên sông Thu Bồn – Vu Gia với tổng công suất 1.150 MW và sản lượng khoảng 5 tỷ kWh/năm (xếp thứ 4 cả nước). + Có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, với hơn 200 điểm quặng và mỏ, 35 chủng loại phục vụ phát triển một số ngành công nghiệp như khai khoáng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. + Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh rất thuận lợi, tạo cho Quảng Nam một vị trí trong giao lưu mọi mặt, từ Nam ra Bắc, từ Tây sang Đông và nằm trong hành lang Đông Tây của miền Trung. + Có 125 km bờ biển, có nhiều cửa sông, lạch lớn nhỏ, có 30 ngàn héc-ta mặt nước thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. + Có tiềm năng lớn về du lịch, đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đặc biệt là 2 Di sản Văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn. 2.1.1.2. Về kinh tế - xã hội [3] Sau gần 10 năm tái lập tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự ổn định, có những mặt tăng trưởng cao: - Nội lực kinh tế bắt đầu được khơi dậy và phát huy khá mạnh với mức tăng GDP bình quân hằng năm 10,38%, riêng năm 2005 là 12,00% (dự kiến GDP 2006 là 12,50%). Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch rõ rệt: Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 47,70% xuống còn 30,50%; công nghiệp xây dựng tăng theo chiều hướng tích cực từ 19,6% lên 33.01%; dịch vụ tăng từ 32,67% lên 36,50%. Cơ cấu lao động nông nghiệp giảm từ 85,56% xuống còn 70,00%. - Sản xuất công nghiệp địa phương đạt nhịp độ tăng trưởng khá, tăng bình quân 19%/năm; năm 2005 có giá trị 1650 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so năm 1997 (Giá trị công nghiệp toàn tỉnh năm 2005 đạt 3320 tỷ). Toàn tỉnh đã có 4 khu công nghiệp tập trung. Khu kinh tế mở Chu Lai, một mô hình mới áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam, đã ra đời trên mảnh đất Quảng Nam, thu hút vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD, với 110 dự án trong và ngoài nước; đã sản xuất ra nhiều mặt hàng cao cấp như ô tô, đồ gỗ cao cấp, giày thể thao, quần áo may sẵn, thức ăn gia súc. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 39 cụm công nghiệp quy hoạch chi tiết, trong đó có 17 cụm công nghiệp đã triển khai xây dựng; 50 làng nghề với 137 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đầu tư gần 2700 tỷ đồng. - Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 10,4%. Năm 2005 gấp 2,25 lần so với năm 1997. Riêng ngành du lịch tăng hơn 10 lần, đạt hơn 1 triệu lượt khách vào năm 2005. Nhiều dự án du lịch tầm cỡ quốc tế đã và đang triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng. Tổng giá trị xuất khẩu trong 8 năm đạt gần 300 triệu USD, tăng bình quân 22,4%/năm. Riêng năm 2005 đạt 95,4 triệu USD gấp 9 lần so với khi mới tái lập tỉnh. (Thực trạng kinh tế – xã hội của Quảng Nam (1997-2005) (được trình bày ở phụ lục 2). - Người Quảng Nam cần cù chịu khó, ham học hỏi và có truyền thống cách mạng cao. Đó cũng là thế mạnh về nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển địa phương. - Các lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội đều có chiều hướng phát triển tích cực và đạt được kết quả nhất định đáng mừng. - Cơ sở hạ tầng được tăng cường rất nhiều so với thời điểm chia tách, đặc biệt là điện, đường.... Ngoài quốc lộ số 1, còn có thêm quốc lộ 14E, 14D và đường Trường sơn phía Tây và nhiều đường mới liên huyện và liên xã đước hình thành. Đường giao thông nông thôn đi sâu vào tận xóm thôn. Lưới điện vươn dài đến vùng nông thôn, miền núi; đến 30/06/2006 đã có 100% số huyện thị, 95% số xã phường và số hộ có điện lưới quốc gia (cao hơn số hộ toàn quốc có điện là 91,53%). Tất cả những thành tựu to lớn đó đã làm chuyển biến sâu sắc đời sống của nhân dân toàn tỉnh, tạo tiền đề cho Quảng Nam thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, với mục tiêu chính là xây dựng Quảng Nam cơ bản thành tỉnh công nghiệp trong giai đoạn (2015-2020). Đồng thời tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam trong giai đoạn đầu này. 2.1.1.3. Sự tác động của tự nhiên, kinh tế - xã hội đến kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam Đặc thù địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội, như trình bày ở trên, đã tác động làm cho kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam rất khó khăn, bởi các yếu tố chính như sau: - Quảng Nam là tỉnh thuần nông, địa bàn chia cắt nên rất khó khăn cho việc kinh doanh điện năng. - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán nhiều, nên gây ra việc khó khăn lớn trong cung ứng điện. - Vì đối tượng nông thôn, miền núi rất lớn- thu nhập thấp nên cung cấp điện là mang tính chất phục vụ, đã làm khó khăn cho hiệu quả trong kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp - dịch vụ, sự tăng trưởng GDP bình quân khá cao so với cả nước, nghĩa là sử dụng điện năng nhiều cho nhu cầu phát triển đã làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân điện năng cao (15,6%/năm), và tăng trưởng doanh thu khá tốt (22%/năm). 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Nam [10] 2.1.2.1. Thành lập Điện lực Quảng Nam Từ ngày 01 tháng 4 nàm 1997, Điện lực Quảng Nam được thành lập, trong tình trạng kinh tế-xã hội của tỉnh còn nghèo nàn, xuất phát điểm rất thấp, hệ thống điện còn yếu kém so với thành phố Đà Nẵng. Có thể nói, hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng có sự chuyển biến bước ngoặt kể từ năm 1995 trở đi, sau khi đường dây và trạm 500kV Cầu Đỏ được xây dựng và đưa vào vận hành. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, sự thay đổi này vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với khu vực thành phố Đà Nẵng, vì càng đầu tư lưới điện về nông thôn, miền núi thì suất đầu tư cao, và hiệu quả đầu tư càng thấp. Có thể ví von, hệ thống điện như hình sao chổi: khi chia tách, phần đầu nằm lại Đà nẵng, còn phần lớn của đuôi... dành cho Quảng Nam. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 1997, toàn tỉnh Quảng Nam chỉ mới có 1 trạm biến áp 110 kV Tam Kỳ; 8 trạm biến áp và 144 km đường dây 35 kV; 906 km đường dây 15 kV và 599 trạm biến áp phụ tải. Với khả năng đó, Điện lực chỉ cấp điện đến 12/14 huyện, thị (85,7%); 137/214 xã, phường (64%), 67% số hộ và khoảng 500 đơn vị sản xuất công nghiệp, dịch vụ quy mô vừa và nhỏ, với tổng công suất phụ tải 32 MW. Sản lượng điện thương phẩm của năm 1996 chỉ đạt gần 90 triệu kWh; điện sản xuất công nghiệp chiếm 10% trong cơ cấu điện thương phẩm; điện dành cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn. Có thể nói, điện năng trong giai đoạn này vẫn chưa thực sự trở thành là động lực của các thành phần kinh tế. Điều kiện cơ sở vật chất, ngoài 4 chi nhánh khu vực, thì cơ sở làm việc cho Điện lực phải xây dựng lại từ đầu trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn. Nhân lực chia tách mỏng, yếu và thiếu. Điều kiện kinh doanh trên nền tỉnh nông nghiệp thuần nông rất khó khăn. Chính vì vậy, trong phương án thành lập Điện lực Quảng Nam và Điện lực Đà Nẵng, Công ty Điện lực 3 đã nhận định: Điện lực Quảng Nam khó khăn hơn Điện lực Đà Nẵng rất nhiều lần, vì địa bàn quản lý rộng hơn 10 lần, dân số gấp 2 lần trong khi hệ thống nguồn và lưới điện ít hơn 3 lần. Năm 1997, khi chia tách Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng, trong phương án chia tách của Công ty Điện lực 3 đã xác định (số liệu theo Biểu 2.1). Biểu 2.1: Số liệu chia tách 2 Điện lực Quảng Nam-Đà Nẵng Các yếu tố so sánh Điện lực Quảng Nam Điện lực Đà Nẵng 1. Địa bàn quản lý 10.537 km2 942km2 2. Dân số 1.329.997 người 663.115 người 3. Trạm phụ tải 578 trạm/88.243 kVA 569 trạm/158.646kVA 4. Khách hàng quản lý 7590 khách hàng 33.437 khách hàng 5. Doanh thu 22,87% DT 77,13% DT 6. Nhân lực dự kiến 35% 65% Nguồn: Công ty Điện lực 3. 2.1.2.2. Sự phát triển của Điện lực Quảng Nam Là một đơn vị mới thành lập, Điện lực Quảng Nam tập trung tìm mọi biện pháp tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc do: địa bàn rộng, phức tạp, giao thông liên lạc trở ngại; nguồn điện thiếu, đối tượng sử dụng điện chủ yếu là ánh sáng sinh hoạt nông thôn, phục vụ nông nghiệp, mật độ dùng điện bé, giá bán điện bình quân thấp; hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực phúc lợi xã hội, không có lãi và được bù chéo trong toàn ngành. Gần 10 năm qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã trải qua 3 kỳ Đại hội 17, 18 và 19 đã và đang tập trung lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hướng vào mục tiêu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp trong giai đoạn (2015-2020). Giải quyết nguồn-lưới điện cho địa phương trong giai đoạn này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới chia tách tỉnh, là yêu cầu bức thiết nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển KT-XH. Những khó khăn, thách thức mới đã đặt Điện lực Quảng Nam đứng trước những bài toán khó là phải làm gì, và làm như thế nào để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết các Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam. Qua tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong gần 10 năm qua, Điện lực Quảng Nam đã phấn đấu tìm mọi biện pháp mở rộng phạm vi cấp điện. Thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm; nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, ngành điện đã đầu tư trên 1000 tỷ đồng, trong đó có 800 tỷ đồng xây dựng, mở rộng phạm vi cấp điện và hơn 200 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp lưới điện đã cải thiện và nâng cao điều kiện cấp điện, khắc phục dần những sự cố mất điện kéo dài. Riêng phần đầu tư cho công trình điện phục vụ sản xuất công nghiệp chiếm đến 65% tổng vốn đầu tư. Hệ thống điện toàn tỉnh tăng nhanh, với 6 TBA 110 kV; 21 trạm biến áp trung gian và 2130 trạm biến áp phụ tải, tăng gấp 3,7 lần so với năm 1997. Đến nay, khu kinh tế mở Chu Lai và Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đều có trạm 110 kV; tại trung tâm các huyện, thị đều có trạm 35 kV. Thông qua đầu tư từng phần, đầu tư trong từng giai đoạn, Điện lực đã cấp điện phục vụ kịp thời nhu cầu của địa phương. Trước tiên là mốc phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 17 (1997-2000), toàn tỉnh có 100% số huyện, thị; 80% số xã và 80% số hộ có điện lưới quốc gia, thực hiện hoàn thành trước gần 1 năm so với kế hoạch. Đến Đại hội Tỉnh Đảng bộ 18 (2000-2005), tỷ lệ này là 90% số xã và 90% số hộ vào năm 2005, và cũng hoàn thành sớm trước 1 năm. Đến nay (30/06/2006), toàn tỉnh đã có 100% số huyện, 95% số xã phường có điện lưới quốc gia với hơn 95% số hộ có điện (với hơn 75% số hộ miền núi có điện). Đây là tỷ lệ phủ điện nhanh nhất, có số hộ sử dụng điện cao hơn bình quân cả nước (91,53%), là một nỗ lực lớn của ngành Điện và địa phương. Tuy nhiên, vấn đề là không chỉ dừng lại ở số xã, số hộ có điện mà đi đôi với những con số đó đã có nhiều phụ tải công nghiệp, dịch vụ đã được cấp điện kịp thời đầy đủ, góp phần từng bước thực hiện chủ trương lớn là xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp trong giai đoạn (2015-2020). Để thực hiện nhiệm vụ ưu tiên cấp điện cho công nghiệp, Điện lực Quảng Nam luôn bám sát quy hoạch của tỉnh, làm việc với các Ban quản lý và các nhà đầu tư để thoả thuận cấp điện. Một nét mới trong việc làm này là ngành điện đã mạnh dạn đầu tư công trình điện đến cơ sở sản xuất thay vì đến chân hàng rào khu công nghiệp, để góp phần tạo môi trường thu hút đầu tư. Tính đến tháng 9 năm 2006, đã cấp điện cho gần 50 cơ sở sản xuất ở Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; 21 cơ sở sản xuất ở Khu kinh tế mở Chu Lai. Đối với các cụm công nghiệp ở các huyện, thị cùng với hàng loạt các khách sạn, khu du lịch lớn hình thành dọc biển cũng được tính toán phương án cấp điện cụ thể cho từng khu vực. Ngoài ra, còn cấp điện phục vụ một số công trình trọng điểm như Thuỷ điện A Vương, Sông Tranh 2 và chuẩn bị cho các dự án tiếp theo như Xi măng Thạnh Mỹ, thuỷ điện Sông Bung 2-4, Sông Côn... Kết quả phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn (1997-2005) chỉ mới là bước đầu so với chủ trương lớn về xây dựng tỉnh công nghiệp, nhưng nếu xét trên khía cạnh cung ứng điện năng cho công nghiệp để tăng 8,25 lần, thì đây là kết quả vô cùng lớn so với xuất phát điểm quá thấp của một tỉnh nông nghiệp còn nghèo khó. Khu vực Tam Kỳ và Hội An là những nơi có điện sinh hoạt sớm nhất, song các công trình điện lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị. Đến nay, Thị xã Tam Kỳ cơ bản hoàn thành dự án cải tạo lưới điện bằng nguồn vốn ADB trên 150 tỷ đồng; khu vực Thị xã Hội An đang tiến hành triển khai cải tạo lưới trên địa bàn thị xã theo nguồn vốn JBIC. Như vậy, mọi yêu cầu dùng điện của Tam Kỳ, Hội An cơ bản được giải quyết đến (2010-2015). Ngay từ những ngày đầu thành lập, do xác định nhân lực là khâu cơ bản, rất quan trọng nên Điện lực Quảng Nam đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Với lực lượng ban đầu 350 người, trong đó hơn 80% là công nhân bậc thấp, đến nay Điện lực xây dựng được một đội ngũ gồm 510 lao động, trong đó 23% có trình độ Đại học và 57% công nhân kỹ thuật, với 40% là thợ bậc cao có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật mới. Thực hiện tốt nội dung xây dựng Điện lực Quảng Nam thành một môi trường học tập. Mọi CBCNV bắt buộc phải tham gia các lớp huấn luyện, giáo dục như sau: - Các lớp học tập nâng cao trình độ, nhận thức nhằm giữ vững lập trường tư tưởng, nâng cao ý thức chính trị, rèn luyện đạo đức tác phong (do Đảng uỷ, chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Điện lực tổ chức thường xuyên hằng năm); - Các lớp học giáo dục tổng quát (do chuyên môn tổ chức), bao gồm: Giáo dục lịch sử, truyền thống, đường lối, chính sách và pháp luật; Giáo dục mục tiêu, phương châm hoạt động và nội dung nghiệp vụ của Điện lực; Giáo dục tác phong làm việc, cách đối nhân xử thế trong đơn vị. - Giáo dục chuyên môn, tay nghề, bồi huấn nghiệp vụ đến suốt đời. - Xây dựng và thực hiện các quy chế nhằm phát huy quyền làm chủ của CNVC trong sản xuất, quản lý, phân phối lợi nhuận, thực hiện công bằng trong đơn vị bằng các nội quy, quy chế, góp phần tạo ra sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ. - Đảm bảo cho 100% người lao động có việc làm theo đúng ngành nghề và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho người lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, năng suất lao động tăng bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân tăng khoảng 7%. - Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì thường xuyên, góp phần tạo nên khí thế thi đua lao động trong đơn vị. Công tác xã hội và “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành nền nếp của đơn vị. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam 2.2.1. Thực trạng về tổ chức kinh doanh của Điện lực Quảng Nam 2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Điện lực Quảng Nam * Chức năng: Điện lực Quảng Nam có chức năng quản lý và kinh doanh (điện năng và viễn thông), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của 17 huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam, cụ thể là: - Sản xuất, kinh doanh điện năng. - Quản lý, sửa chữa, vận hành hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Thiết kế, thi công đường dây và trạm đến điện áp 35kV. - Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện cao, hạ áp đến điện áp 35kV. - Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng. * Nhiệm vụ: Được quy định cụ thể theo quy chế hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực 3 ban hành theo quyết định số 2429 ĐL3/ĐQNa-3 ngày 29/12/1998. Tổ chức sản xuất, kinh doanh điện năng theo kế hoạch công ty giao, thực hiện các hợp đồng mua bán điện năng. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh hằng năm và dài hạn, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh viễn t._. nơi vẫn còn nhiều nhược điểm, như thiếu mạch vòng và vốn cải tạo hạn chế nên có khả năng xảy ra sự cố gây mất điện cho khách hàng. Để thực hiện mục tiêu mỗi năm giảm 20% suất sự cố trên lưới điện, cần kiểm tra và tổ chức rà soát lại toàn bộ các phương án cấp điện cơ bản cho các phụ tải, đặc biệt là các phụ tải trọng yếu ở trung tâm thị xã, huyện lỵ...; có các đội ngũ ở các chi nhánh điện với các phương án xử lý sự cố kịp thời; chủ động về kế hoạch, phối hợp lịch công tác một cách chặt chẽ, hạn chế tối đa cắt điện để công tác và phải thông báo trước cho khách hàng tiện sắp xếp sản xuất, sinh hoạt; thực hiện tốt và nghiêm túc chế độ kiểm tra, duy tu bảo dưỡng định kỳ, khắc phục triệt để các tồn tại sau thí nghiệm định kỳ. Kiểm tra và thực hiện có hiệu quả công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn lưới điện. Đồng thời quan tâm đến việc trang bị đủ các trang thiết bị, phương tiện làm việc, vật tư dự phòng; tăng cường kiểm tra hiện trường công tác về quy trình và an toàn kịp thời khắc phục sự bất hợp lý dưới cơ sở. Để làm tốt công tác quản lý vận hành lưới điện, cần phải tiếp tục triển khai một cách kiên trì và có hiệu quả quy trình quản lý vận hành cho nhánh mẫu; mọi chi nhánh thực sự đều thực hiện tốt, đồng đều và đều xứng đáng là những chi nhánh mẫu. Hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý vận hành này, cần sắp xếp quy trình một cách hợp lý trên cơ sở thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Để có cơ sở đánh giá việc thực hiện giảm sự cố lưới điện, về tổ chức cũng cần có một tiểu ban theo dõi và tham mưu. Cần phân loại các dạng và khu vực thường hay sự cố để có phản ứng kịp thời và mọi thông tin dể dàng thu thập được từ phòng Điều độ Điện lực. Thực hiện giảm tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối thông qua việc sử dụng tốt các nguồn vốn sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản để hoàn thiện lưới điện, cải tạo các hệ thống công tơ đo đếm và các biện pháp kỹ thuật và kinh doanh. Cân bằng và điều hoà phụ tải, thay các máy biến áp non tải, cân đảo pha cho các lộ hạ thế, lắp đặt các cụm tụ bù cao- hạ thế trên lưới... và nâng cao điện áp vận hành là các biện pháp kỹ thuật tích cực để giảm tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối. Về mặt kinh doanh cần tăng cường kiểm tra thay thế công tơ đứng cháy, cải tạo các rẽ nhánh sau công tơ, tránh các trường hợp câu móc trái phép; đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ số liệu công tơ đầu nguồn và ghi đúng, ghi đủ sản lượng thương phẩm theo lộ trình quy định. Thực tế cho thấy, do việc ghi chữ số điện năng trải dài theo các lộ trình trong một tháng và việc sử dụng điện tuỳ thuộc vào nhu cầu của đối tượng sử dụng điện theo mùa vụ và thời tiết nên mức độ chênh lệch giữa sản lượng điện đầu nguồn với tổng sản lượng điện bán được có dao động nhất định. Để kiểm soát được sự biến động này cần phải quy đổi và phân tích rõ từng nhóm đối tượng để có thể biết được cơ cấu của sự biến động. Đồng thời, cần có chương trình và giải pháp vừa hợp lý, vừa tích cực trong việc thực hiện giảm tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối theo từng quý và phấn đấu giảm cho được mỗi năm ít nhất (0,2-0,3)%. Việc cải tạo và đầu tư lưới điện, nhất là các dự án có quy mô lớn cần thiết phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cần phải có sự tham gia từ đầu của Điện lực; tham gia từ khâu hiện trạng đến dự báo, từ khối lượng khảo sát đến quan điểm tiêu chuẩn cho thiết kế... và vốn do ai chịu trách nhiệm đầu tư. Quá trình triển khai đầu tư cần phải đảm bảo đúng quy định và trình tự công tác đầu tư xây dựng (Luật Xây dựng) và nên xem xét có phân kỳ hợp lý để có hệ số xử dụng dự án cao nhất. Do cơ chế tổ chức và phân cấp, một số dự án lưới điện lớn Điện lực không tham gia được đủ, cần có sự thay đổi nhất định vì rằng Điện lực là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành và khai thác sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Chính việc đang quản lý, vận hành và khai thác hiện trạng thì yêu cầu phụ tải ra sao để đầu tư hợp lý; thời tiết, địa hình thế nào để có thiết kế phù hợp thì hơn ai hết Điện lực có thể tham gia cụ thể có hiệu quả nhất. Mặt khác, trong các quy hoạch kinh tế- xã hội, phần điện luôn là phần cơ sở hạ tầng quan trọng được đề cập, nhưng sự phù hợp không cao vì không gắn với thực tế và lại có vốn đầu tư quá lớn... đã gây lảng phí và khó khăn rất nhiều cho Điện lực. 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Hạn chế lớn nhất đối với Điện lực Quảng Nam trong phương thức quản lý kinh doanh là việc chú trọng và chất lượng phục vụ khách hàng chưa được tốt so với yêu cầu của kinh doanh, dù rằng thời gian qua đã có sự cải thiện tương đối lớn. Thông thường, muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần thiết phải tìm cách thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và khi đó hoạt động nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng định hướng toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quan điểm rộng, khách hàng còn là khách hàng pháp lý và khách hàng nội bộ. Khách hàng pháp lý là đại diện Nhà nước, ngành và lãnh đạo – những người trực tiếp giao và kiểm soát công việc. Khách hàng nội bộ là những người cộng sự, đồng nghiệp trong đơn vị. Thực tế, Điện lực Quảng Nam lâu nay chưa quan tâm nhiều đến tâm lý giao tiếp, đến việc tìm hiểu nhu cầu điện của khách hàng, vì lợi thế độc quyền người bán. Do đó, đòi hỏi trong đổi mới công tác quản lý kinh doanh, ngoài việc phải chống việc độc quyền có thể gây ra cửa quyền và tâm lý ỷ lại thì cần xác định đầy đủ hơn yếu tố khách hàng, hướng đến khách hàng, và tiến đến phải xem khách hàng là thượng đế. Cần rà soát, kiểm tra lại việc tổ chức thực hiện các dịch vụ khách hàng; tăng cường công tác dịch vụ và tìm nhiều biện pháp nâng cao độ thoả mãn của người sử dụng dịch vụ nhằm đảm bảo tốt sự cam kết với khách hàng đã sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Điện lực Quảng Nam. Từ đó tạo lập thêm uy tín cho Điện lực và lôi kéo khách hàng để số lượng và doanh thu. Để làm tốt được công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cần đẩy mạnh việc đào tạo và huấn luyện công tác bán hàng cho cả đội ngũ nhân viên giao dịch khách hàng điện năng và khách hàng viễn thông và một số lọai hình kinh doanh khác. Có biện pháp tích cực huấn luyện và thực hiện tốt marketing bán hàng, giáo dục phương pháp và thái độ giao tiếp, tăng cường quảng bá và có nhiều chiến dịch khuyến mãi, lấy ý kiến góp ý của khách hàng để cải tiến từng bước việc tổ chức các bộ phận dịch vụ. Cụ thể đối với kinh doanh điện năng là nâng cao chất lượng điện năng (điện áp, tần số), giảm thời gian mất điện, an toàn và...ghi và thu tiền điện đúng qui định của Luật Điện lực. Cần tổ chức tốt bộ phận giao tiếp với khách hàng, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn kịp thời các trình tự thủ tục cấp điện, cách tính giá điện.... Cần công khai và minh bạch hoá thủ tục và thời gian cấp điện, giải quyết kịp thời sự cố, thông tin ngừng cấp điện khi công tác. Cần giải quyết nhanh, gọn, không phiền hà các thủ tục cấp điện: tiếp nhận hồ sơ, thời gian khảo sát và thời gian lắp đặt công tơ cần phải được công khai và đúng thời gian hẹn hay quy định. Đối với kinh doanh viễn thông là chất lượng cuộc gọi, sóng rộng và đều, giá cước phù hợp... Việc tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẽ tạo được niềm tin của khách hàng và địa phương thông qua việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của luật pháp; nâng cao được sự hài lòng của khách hàng bằng cách luôn liên tục cải tiến hệ thống chất lượng và dịch vụ theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thông qua ISO 9001:2000 có thể kiểm tra được mức độ đáp ứng cho khách hàng pháp lý và khách hàng nội bộ, để có cảI tiến phù hợp. Đặc biệt, là việc thoả mãn khách hàng nội bộ sẽ tạo điều kiện cho việc tạo dựng môi trường văn hoá kinh doanh của Điện lực Quảng Nam. Đồng thời từng bước tích cực chuẩn bị cho việc tham gia môi trường kinh doanh cạnh tranh, như kinh doanh viễn thông. Đối với điện năng, cần nhanh chóng có các biện pháp tích cực để xoá bỏ “tâm lý độc quyền” trong hoạt động kinh doanh để hướng vào sự phục vụ khách hàng tốt hơn. Đối với lĩnh vực viễn thông thì chất lượng và phong cách phục vụ của các loại hình dịch vụ viễn thông cần thiết phải nâng cao hơn nữa để đảm bảo có thể đứng vững được trên thị trường viễn thông đang cạnh tranh khốc liệt. Từng bước, triển khai việc lắp đặt công tơ điện tử : nhiều giá, công tơ card trả trước, để có thể chọn lựa; cũng như kết nối thông tin qua mạng để khách hàng có thể truy cập thông tin dùng điện, số tiền phải thanh toán...và có thể thanh toán tại nhiều nơi hay qua thẻ tín dụng. Về lâu dài, khách hàng có thể chọn nguồn cung cấp điện với giá phù hợp theo thời gian tương ứng trên thị trường điện lực cạnh tranh. 3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh Trên thực tế, ngành điện gần một nửa đang hoạt động kinh doanh điện năng trên khu vực nông thôn - miền núi mang tính chất phúc lợi xã hội. Tuy bị lỗ, nhưng vẫn phải được duy trì để đáp ứng yêu cầu thiết yếu và tính chất công bằng của xã hội. Hiệu quả lâu dài khó phân tích được về kinh doanh, nhưng có thể đạt ở kết quả về chính trị - xã hội của địa phương và của cả đất nước. Đối với việc nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam là yêu cầu cơ bản của việc đổi mới quản lý kinh doanh. Việc này cần triển khai đồng bộ ở tất cả các khâu công việc và cần gắn liền nội dung của quản lý theo mục tiêu. Nội dung của nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh là tăng năng suất, tăng doanh thu, giảm “lỗ” của kinh doanh khu vực nông thôn - miền núi và giảm các chi phí bất hợp lý. Tăng năng suất, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh theo hướng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, là biện pháp tích cực. Biện pháp này đòi hỏi phải đồng bộ các khâu từ chuẩn bị đến thực hiện cần phải sắp xếp thật tốt, trong đó yếu tố con người và công tác tổ chức chiếm vị trí quan trọng. Để đánh giá được năng suất cần phải rà soát lại toàn bộ các định mức công việc, tiêu chuẩn bậc thợ, khối lượng chuẩn các đơn vị công việc. Trên cơ sở đó mới có thể giao, quản lý, đánh giá được công việc và thưởng phạt qua tiền lương- thưởng theo công việc hay khoán việc. Để tăng năng suất cần chú ý việc quản lý để tăng thời gian lao động hữu ích, giảm lảng phí thời gian bằng kế hoạch hoá và sắp xếp hợp lý mọi công đoạn của công việc. Việc tăng năng suất cũng phụ thuộc vào chất lượng lao động và chất lượng công tác quản lý; đó là kết quả của một quá trình xây dựng nguồn lực và đào tạo đội ngủ cán bộ quản lý, đặc biệt là từ kỹ thuật sang kinh tế. Tăng doanh thu là kết quả của việc nỗ lực tìm kiếm, tăng thị phần và đối tượng khách hàng dùng các phần dịch vụ có giá cao. Về điện năng là phát triển mạnh khách hàng của đối tượng dịch vụ và công nghiệp; đồng thời mở rộng diện bán lẻ đến hộ; phấn đấu để giảm lỗ từng bước có lãi. Về viễn thông là phát triển mạnh khách hàng, mở rộng thị phần; đặt biệt là dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E-mobile và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ CDMA. Về các loại hình kinh doanh khác là nghiên cứu triển khai sự liên kết, giao khoán trong lợi thế và khi có hiệu quả. Tuy nhiên, giải pháp tăng doanh thu cần sự hỗ trợ của marketing, đảm bảo lợi nhuận hợp lý, tránh trường hợp kinh doanh theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ thì sẽ rất nguy hiểm cả về thương hiệu, cả về khả năng đứng vững trên thị trường. Cần củng cố lại chiến lược kinh doanh và triết lý kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn - đặc biệt là giai đoạn hội nhập WTO. Nghiên cứu và tăng cường công tác marketing, chú trọng marketing cho người bán hàng và cả marketing nội bộ. Việc quản lý để tiết kiệm chi phí, loại trừ các chi phí bất hợp lý là nhiệm vụ của công việc từng bước cải tiến quản lý theo mục tiêu giảm chi phí. Cần xác định lại đầy đủ các loại và thành phần chi phí hợp lý; giao định mức các loại chi phí; khoán và phân cấp mạnh cho từng đơn vị liên quan tự chịu trách nhiệm về các khoản mục chi phí phát sinh tại đơn vị mình; có biện pháp chế tài mạnh để tạo nền nếp cho việc quản lý về mặt tài chính tốt hơn. Giảm tỉ lệ điện dùng trong phân phối là một nội dung có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí. Biện pháp giảm chi phí này, cần có kế hoạch cụ thể, như quản lý một mục tiêu để ít nhất giảm được (0,2-0,3)%/năm (như là một chỉ tiêu pháp lệnh). Tiết kiệm chi phí tiền lương đồng nghĩa với việc có đội ngũ CBCNV chuyên nghiệp cao, kế hoạch công tác chặt chẽ và giảm tối đa thời gian “chết”, tăng thời gian lao động hữu ích trong mọi hoạt động kinh doanh. Đồng thời, kết hợp nhiều dịch vụ chung cho người lao động. Đầu tư để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh thường chi phối rất lớn đến hoạt động tài chính. Do đó, cần quản lý chặt chẽ về hiệu quả đầu tư; đầu tư đảm bảo chất lượng, không theo dàn trải; phân kỳ ra đầu tư và tuyệt đối không đầu tư thiếu tập trung, đầu tư tràn lan. Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trừ các công trình điện mang tính phục vụ chính trị - xã hội , cần kiểm soát chặt chẽ quá trình và thực hiện tốt việc phân kỳ đầu tư. Thực tế quy mô đầu tư theo yêu cầu dùng điện của khách hàng (có kỳ vọng cao) thường lớn hơn thực tế sử dụng; mức chênh lệch giữa đầu tư và sử dụng là không cần thiết, gây lãng phí nhất định. Cần có quy trình quản lý đầu tư, kiểm soát được quy mô, công nghệ... theo nhu cầu thực tế theo từng giai đoạn; đồng thời có phân tích kinh tế đầy đủ dự án đầu tư theo các chỉ tiêu kinh tế (thời gian hoàn vốn, NPV, B/C, IRR...) sẽ góp phần tích cực cho hiệu quả kinh doanh điện năng. Từ kinh nghiệm đầu tư cho kinh doanh điện năng sẽ là bài học cho đầu tư các ngành khác. Do tính chất phụ tải không đồng đều, cho nên phụ tải vào các giờ cao thấp điện chênh lệch nhau rất lớn. Thường phụ tải cao điểm lớn gấp 2 lần phụ tải thấp điểm, làm cho mức đầu tư cung cấp điện tăng cao sẽ gây nên hiệu quả kém. Nghiên cứu và đẩy mạnh chương trình quản lý theo nhu cầu DSM để san bằng đồ thị phụ tải. Tuyên truyền và vận động sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao; triển khai mạnh việc lắp đặt công tơ 3 giá và áp dụng giá điện theo giờ trong ngày; khuyến khích việc sử dụng điện vào giờ thấp điểm đêm. Đầu tư cơ sở hạ tầng cần lưu ý cho đa năng, đa ngành, ngoài việc tiết kiệm đầu tư còn có việc “kết nối sức mạnh”. Cần thiết ứng dụng kịp thời các công nghệ, ứng dụng khoa học mới nhất vào trong quản lý kinh doanh, đặc biệt là công nghệ tin học và các sáng kiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác kinh doanh. Đối với kinh doanh điện năng, cần tập trung cải tiến các công đoạn ghi chữ điện-in hoá đơn-thu tiền điện... một cách mạnh mẽ, vừa tăng năng suất vừa giảm được các thắc mắc thường xuyên của khách hàng. Từng bước áp dụng phương pháp đo xa vào ghi chỉ số công tơ điện; thông báo, thu tiền điện và các dịch vụ qua ngân hàng bằng kết nối mạng chung tạo mọi điều kiện cho khách hàng và tiết kiệm lao động. ứng dụng kết nối thông tin vừa phục vụ, vừa quản lý khai thác... Tăng cường nội dung và chất lượng của trang Web của Điện lực Quảng Nam, để vừa phục vụ khách hàng, vừa trao đổi thông tin và vừa quảng bá. Tiếp tục duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đang triển khai ở Điện lực Quảng Nam từ năm 2006, sẽ làm cho công tác nghiệp vụ đi vào nền nếp; công tác quản lý chặt chẽ hơn; làm tăng đựơc hiệu quả, tiết kiệm các chi phí nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực trong quá trình công việc và tạo được niềm tin, nâng cao được sự hài lòng của khách hàng và địa phương. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho cơ sở. Tăng cường trách nhiệm cá nhân, để tăng sự chủ động kích thích tư duy sáng tạo trong công việc hay mục tiêu được giao. Đối với các công đoạn hay những công việc đơn giản, rõ ràng nên áp dụng khoán việc, giao việc đi kèm biện pháp kiểm tra đánh giá. Song song, với việc phân cấp, phân quyền, giao khoán cần có kế hoạch kiểm tra, điều chỉnh kịp thời và gắn liền với việc chế tài đối với các sai phạm có thể xảy ra. Việc nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh cho Điện lực Quảng Nam không thể tách rời việc nâng cao đời sống thu nhập của CBCNV. Cần nghiên cứu, cải tiến hợp lý thang bảng lương- thưởng áp dụng cho doanh nghiệp; có các giải pháp thích hợp trong việc động viên khen thưởng các CBCNV có thành tích xuất sắc trong việc mang lại các lợi ích cho tập thể. Cần sửa đổi các quy chế xét thưởng hiện hành cho phù hợp với điều kiện kinh donh mới. Cần khắc phục và tránh cho được việc bình quân chủ nghĩa trong phân phối thu nhập; mạnh dạn mở rộng hệ số giản cách khen thưởng để có thể động viên kịp thời cho các hiệu quả đem lại trong kinh doanh. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cần thực hiện tốt môi trường hoạt động kinh doanh, xây dựng văn hoá kinh doanh, tăng cường quảng bá và giữ vững thương hiệu. Môi trường, văn hoá trong kinh doanh chính là văn hoá doanh nghiệp ở Điện lực Quảng Nam, đã được triển khai từ tháng 06/2006, sẽ là cơ sở bền vững cho việc phát triển và củng cố thương hiệu Điện lực Quảng Nam. Quảng bá là hình thức cần giới thiệu Điện lực với bên ngoài để phát triển khách hàng, giới thiệu dịch vụ mới cho khách hàng và tạo uy tín trong liên kết, liên doanh. Quảng bá bằng nhiều hình thức, nhưng cơ bản thông qua thông tin tuyên truyền và bằng chính chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng được cải thiện. Và thương hiệu luôn phải được quan tâm củng cố, đó là giá trị vô hình vô giá và cũng chính là “niềm tin, chữ tín” trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh mục tiêu phấn đấu vì hiệu quả và lợi nhuận cao, các đơn vị kinh doanh còn phải có trách nhiệm đối với xã hội và tạo môi trường kinh doanh tốt đẹp trong xã hội. Mặt này, Điện lực Quảng Nam đã làm tốt trong thời gian qua, cần phải tiếp tục thực hiện và duy trì tốt hơn nữa. Ngoài ra, đối với ngành điện nói chung và Điện lực Quảng Nam nói riêng lâu nay có một truyền thống tốt đẹp, đó là sự đoàn kết thống nhất, hết mình hỗ trợ nhau, có tinh thần tự giác kỷ luật cao và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đó cũng là một ưu điểm lớn, mang tính đặc thù cần tiếp thục phát huy và giữ gìn như một giá trị của thương hiệu. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh điện năng của ngành Điện phải được tách bạch theo 2 lĩnh vực: Một là, cần thiết phải tách yếu tố phục vụ khỏi kinh doanh, và các Điện lực tỉnh hoạt động với tư cách là 2 đơn vị hoạt động riêng biệt; Hai là, Điện lực có thể tiếp tục đảm nhận luôn 2 loại hình kinh doanh và phục vụ, nhưng nên được hạch toán riêng và phải hỗ trợ, bù lỗ cho lĩnh vực phục vụ theo cơ chế điều tiết của Nhà nước. Tóm lại, việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam là những giải pháp tổng hợp của công tác tổ chức và công tác quản lý kinh doanh trong hoạt động đa dạng và phong phú của Điện lực Quảng Nam trong giai đoạn đến. Quá trình đổi mới là một chuỗi thời gian dài, liên tục, kiên trì và có xem xét điều chỉnh hợp lý theo điều kiện kinh doanh của Điện lực gắn với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Nam. Do đặc thù kinh doanh, nên việc đổi mới của Điện lực Quảng Nam bị giới hạn trong tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cần phải xem xét cho phù hợp với xu thế chung nhưng cố gắng phát huy tính riêng biệt của mình để thúc đẩy quá trình phát triển. Nói chung, các nội dung đổi mới cần phải mang lại hiệu ích Pareto, cần đạt được hiệu ích tổng hợp to lớn nhằm phục vụ cho được mục tiêu lâu dài là xây dựng Điện lực Quảng Nam ổn định phát triển. Kết luận Và Kiến nghị A. Kết luận Việc “Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam” vừa là yêu cầu thực tiễn, vừa là vấn đề mang tính khoa học cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và đã được học viên thể hiện đầy đủ trong 3 chương chính của luận văn. Lý luận đổi mới được thể hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, với mục đích là để tháo gở các cản trở về quản lý kinh tế. Đó là quá trình vừa khái quát lý luận từ thực tế đổi mới, vừa áp dụng lý luận đã có vào cuộc sống sinh động, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi về quốc sách; lấy sự ổn định chính trị- xã hội làm tiền đề, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm; sự đổi mới kinh tế thúc đẩy, tạo điều kiện đổi mới chính trị-xã hội, văn hoá để phát triển ổn định, hướng đến bền vững [22]. Kết cấu luận văn gồm ba chương và một số phụ lục. Chương một đề cập đến một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Việt Nam từ hình thành phát triển đến những khó khăn và những yêu cầu đổi mới. Chương hai nêu ra thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, từ đặc thù đến kết quả kinh doanh của đối tượng nghiên cứu. Chương ba là phần chính của luận văn, đã trình bày ra các phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. Đây là các vấn đề khó, là vấn đề đã được giải quyết tốt trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, để giải quyết tốt vấn đề đổi mới kinh doanh Điện lực Quảng Nam nói riêng, các Điện lực tỉnh thành nói chung cần thiết các cấp giải quyết sớm các kiến nghị đề xuất. Nghiên cứu “Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam” vấn đề cốt lõi là tháo gỡ, tạo sức bật mới cho quản lý kinh tế ở Điện lực, trong đó bao gồm cơ chế, con người và hiệu quả của công tác quản lý. Các vấn đề cần giải quyết là nắm vững nguyên tắc và góp phần kiến nghị để sửa đổi cơ chế; xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý; tìm cách thích nghi với thực tế bằng các biện pháp phù hợp và khả thi. Cách giải quyết các vấn đề của đổi mới cần phải nắm chắc lý luận đổi mới của Việt Nam, nắm vững thực tế và kiên trì đưa lý luận vào thực tiễn một cách phù hợp. Tuy nhiên, do thời gian và sự hạn chế của việc nghiên cứu và dù sao đi nữa nội dung luận văn có được học viên suy nghĩ, đưa ra các giải pháp đổi mới cũng không tránh khỏi các thiếu sót mong được sự góp ý hay trao đổi để sáng tỏ các vấn đề chưa rõ. Ngoài ra, các giải pháp để “Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam” đã được học viên đề ra ở luận văn này cũng không quan trọng bằng việc học viên sẽ là người sẽ thực thi để đạt được mục tiêu đề ra tại đơn vị đang công tác. Để hoàn thành luận văn này, học viên xin chân thành được cảm ơn: PGS. TS. Ngô Quang Minh- Người trực tiếp hướng dẫn; các Thầy Cô, CBNV của Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; các tác giả của tài liệu tham khảo; các đồng nghiệp và thân hữu đã trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ học viên trong thời gian thu thập thông tin để viết luận văn. Xin được cảm ơn trước các Thầy Cô Phản biện và Hội đồng Khoa học Học viên trong việc đánh giá cuối cùng chất lượng luận văn này. B. Một số kiến nghị Trong quá trình công tác và nghiên cứu các tài liệu, thực tế phục vụ luận văn, học viên xin có một số kiến nghị với cấp trên như sau: 1. Tách rời kinh doanh - phục vụ, có cơ chế hỗ trợ phần công ích trong kinh doanh điện năng Kinh doanh điện năng ở một Điện lực như Điện lực Quảng Nam, còn mang nặng tính phục vụ, nên hầu như phải “bù lỗ” trong giai đoạn hiện nay. Theo Luật Điện lực 2005 cần phải có sự hỗ trợ cho đầu tư khu vực này, Tuy nhiên, đến nay chưa thực hiện được. Đề nghị: + Xem xét việc thực thi của Luật Điện lực 2005. Cần có thông tư hướng dẫn rõ ràng, kịp thời và phù hợp thực tiễn. + Tách, cho hạch toán riêng phần kinh doanh điện năng (cả phần đầu tư) của khu vực nông thôn- miền núi, mà ngành điện phải bù lỗ, xem như một hoạt động công ích xã hội. Kể cả đối với một số đơn vị đang kinh doanh điện nông thôn của địa phương. + Để có nguồn hỗ trợ, cần xây dựng quỹ công ích điện lực (như ngành bưu chính- viễn thông). Nguồn quỹ được huy động bởi : trích doanh thu của các nguồn phát điện, đóng góp của các phụ tải dùng điện lớn...và sự hỗ trợ của ngân sách của Nhà nước. 2. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng khung giá điện hợp lý Lộ trình tăng giá điện được Chính phủ duyệt theo lộ trình đầu năm 2007 (cũ) đã không thực hiện được. Dự kiến tăng giá điện đợt 01/01/2007 là 8,6%, nhưng cuối cùng chỉ tăng 7,6% với giá điện ánh sáng sinh hoạt bậc thang và điện nông thôn (chiếm 21% sản lượng điện dùng cho 75% dân số) vẫn giữ nguyên. Do đó, lộ trình tăng giá điện tới 2010 vẫn còn nhiều khó khăn. Thực trạng giá điện hiện nay, do điều tiết vĩ mô, mang tính bù chéo giữa các thành phần kinh tế để điều hoà chung trong xã hội Việt Nam, chưa hợp lý theo cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu. Theo phụ lục 6 về biểu giá điện sinh hoạt bậc thang của các nước gần Việt Nam thì giá điện Việt Nam còn thấp hơn khu vực (khoảng 4,5 cent/kWh) nên không thu hút được đầu tư vào ngành điện và không thể thực hiện tốt việc tiết kiệm điện. Do đó, cần có kế hoạch tăng giá điện và xây dựng khung giá điện hợp lý theo các nguyên tắc: + Có lộ trình cụ thể để nâng giá điện. Tăng giá điện sinh hoạt - dịch vụ, giảm giá điện sản xuất. Từng bước tiến đến bỏ việc bù chéo. + Khuyến khích việc tiết kiệm điện thông qua việc có các khung giá sinh hoạt bậc thang phù hợp. + Đưa thêm vào giá điện theo công suất sử dụng và tăng mức giá điện vào giờ cao điểm. Hơn nữa, việc lấy ý kiến của dư luận và xã hội (đều là khách hàng dùng điện) cho việc thay đổi tăng giá điện là điều không thực tế cần phải xem xét lại cho hợp lý hơn. 3. Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý ngành điện Ngành điện hiện nay tổ chức lại theo mô hình Tập đoàn Điện lực hoạt động đa ngành. Tuy nhiên cơ chế tổ chức, quản lý vẫn chưa được phù hợp- nhất là cấp Điện lực. Hiện nay, nhiệm vụ và trách nhiệm của Điện lực tương đối lớn, nhưng quyền hạn và quyền lợi còn rất hạn chế. Điện lực là đơn vị hạch toán phụ thuộc; quản lý tài sản và doanh thu hàng năm thường khoảng 200 tỷ, nhưng vẫn là doanh nghiệp nhà nước hạng hai; là đơn vị trực tiếp kinh doanh nhưng không được hoàn toàn chủ động... Đề nghị, đối với mảng phân phối kinh doanh và cấp Điện lực: + Tập đoàn Điện lực là công ty mẹ. Nếu còn Công ty miền thì là công ty mẹ cấp 2, còn Điện lực là công ty con. Tổ chức, quản lý theo hình thức công ty mẹ-công ty con. + Xếp hạng doanh nghiệp của Điện lực theo quy mô (vốn, lao động, doanh thu...), không bị chận trên bởi loại của công ty cấp trên. + Việc cổ phần hoá Điện lực cần có định hướng rõ ràng, để tạo niềm tin và sự an tâm cho CBCNV. Ngoài ra, để tạo sự gắn kết trong các ngành năng lượng, đặc biệt trong xu thế dần dần sẽ khó khăn về năng lượng, cần nghiên cứu thành lập lại Bộ Năng lượng- như trước đây và như các nước trên thế giới. Bộ Năng lượng có tổ chức bao gồm các ngành năng lượng như: điện, than, dầu hoả, khí đốt... Danh mục TàI LIệU THAM KHảO Bộ Giáo dục Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học Vi mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cục thống kê Quảng Nam (2006), Niên giám thống kê Quảng Nam 2005, Tam Kỳ. Công ty Điện lực 3 (2006), Số liệu thống kê (1997-2005). Kim Văn Chính (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Mark MC Cormech (1989), Để thành công trong kinh doanh (dịch từ What they don’t teach you at Harvard Business School), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính (2006), Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, Nxb Lý luận Chính trị - Hà nội. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình (2001), Đánh thức con rồng ngủ quên -Kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ 21, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Thái Trí Dũng (1999), Tâm lý học quản trị kinh doanh, Lưu hành nội bộ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Điện lực Quảng Nam (2006), Số liệu thống kê và dự báo (1997-2010). Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng bộ Điện lực Quảng Nam (2005), Nghị quyết Đảng bộ Điện lực Quảng Nam nhiệm kỳ 2005-2010. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo thống kê một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Helmut W. Horchler (2005), Hãy giúp tôi (biên dịch của Phạm Nguyên Cần, Phạm Nguyên Cang, Nguyễn Ngọc Sương), Nxb Văn hoá Sài gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Hưng (2005), Hướng dẫn sắp xếp cổ phần hoá Công ty nhà nước, Nxb Lao động Xã hội - Hà Nội. Phạm Quang Huấn (10/2003), "Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Công việc không đơn giản", Tạp chí Tài chính tháng. Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hoá kinh tế - Những cơ hội và thách thức đối với Miền Trung và Tây nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm Hảo (2005), Phát triển kinh tế thị trường - Một số vấn đề thực tiễn ở Miền Trung và Tây nguyên, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Quách Thị Hằng (1996), Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh bán điện trên địa bàn quận (ở Điện lực Đống đa-Hà nội), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Đức Hưng (1996), Cải tiến kinh doanh của Công ty điện lực Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đỗ Nguyên Khoát (2004), "Những giải pháp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 5). Samuel P. A. Nordhaus W. D. (1997), Kinh tế học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trương Tấn Sang (4/2002), "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (số 10). Tạp chí Điện và đời sống (2006), Số 90/10-2006, Số 91/11-2006. Tỉnh uỷ Quảng Nam (2006), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, Tam Kỳ. Tỉnh ủy Quảng Nam (2005), Chiến lược xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp (2005-2015), Tam Kỳ. Tổng công ty Điện lực Việt Nam (2005), Đề án xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2006), Số liệu thống kê (1995-2006). Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2000), Quy hoạch và phát triển điện Quảng Nam giai đoạn (2000-2005). Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Quy hoạch và phát triển điện Quảng Nam giai đoạn (2006-2010). Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý - VIM (2003), Tinh học quản lý (dịch từ nguyên tác của Lý Bằng và Viên Hạ Huy- Trung quốc), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Hồ Trọng Viện (5/2003), "Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (số 15). Phụ lục Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức Điện lực Quảng Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2453.doc
Tài liệu liên quan