Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ CÁC BẢNG: Bảng 1: Bảng thống kê một số máy móc cơ bản của Công ty Bảng2: thống kê cán bộ kỹ thuật Bảng3: thống kê lao động trực tiếp Bảng 4: So sánh hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty trong các năm2002-2006 Bảng 5: cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long Bảng 6: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Bảng 7: Tóm tắt tài sản có, tài sản nợ của Công ty (năm 2003-2006) Bảng 8: Một số công trình lớn Công ty thắng thầu trong thời gian qua Bản

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 9: Tỷ lệ trúng thầu của Công ty qua các năm 2003-2006 Bảng 10: BIỂU TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU Công trình: CẦU THÔNG HUỀ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Bảng 11: doanh thu qua các năm CÁC HÌNH: Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Hình 3: Sơ đồ thể hiện sự biến động của doanh thu và lợi nhuận của Công ty Hình 4: Sơ đồ thể hiện tỷ lệ trúng thầu của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long trong thời gian H ình 5: S ơ đồ thể hiện biến đ ộng c ủa t ổng doanh thu v à doanh thu xây dựng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ sơ năng lực năm 2006 – Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long Hồ sơ dự thầu công trình CẦU THÔNG HUỀ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Báo cáo tài chình các năm 2003 – 2006 Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương_Giáo trình kinh tế đầu tư_ Nhà xuất thống kê. Tập bài giảng : Quản trị đấu thầu_ Ths. Đinh Đào Ánh Thủy_Bộ môn KTĐT_ĐHKTQD Luật đấu thầu – 21/11/2005 PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt_ Giáo trình lập dự án đầu tư_ Nhà xuất thống kê. Chiến lược phát triển giai đoạn 2006_2010_Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long www.mpi.gov.vn/_trang web chính thức của bộ kế hoạch và đầu tư LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng đã và đang đóng vai trò nền tảng đối vơi sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nó tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn hội nhập phát triển mạnh mẽ hiện nay, sự cạnh tranh là một tất yếu, hợp tác liên doanh liên kết chính là sự khẳng định tình hữu nghị hợp tác, tinh thần mở cửa hội nhập của đất nước. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách chuyển đổi nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhà nước, tăng sức cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả hơn. Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long đã được tiến hành cổ phần hoá cũng là nằm trong xu thế đó, tuy giai đoạn đầu cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đây chính là cách hiệu quả để Công ty có thể vững vàng bước tiếp quãng đường đầy gian nan tới. Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và WTO hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì mỗi công ty ở bất kì lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều phải khẳng định uy tín của mình. Trong lĩnh vực xây dựng thì đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất để có thể thực hiện cạnh tranh một cách lành mạnh giữa các nhà thầu và đạt được mục tiêu của chủ đầu tư. Do vậy đấu thầu là công tác rất quan trọng để Công ty có thể nhận được những công trình, những gói thầu lớn tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và khẳng định uy tín cho Công ty trên thị trường. Với thời gian tiếp xúc, tìm hiểu về Công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long chưa thật dài, em mong muốn có thể phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Công ty, từ đó có thể đưa ra đánh giá về những ưu nhược điểm và đề suất các giải pháp cho những vấn đề đó. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Phạm Hùng cùng các anh chị, cô chú trong Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuên đề này. Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long - Bộ Giao thông vận tải. Tiền thân là công ty cầu 3, thành lập ngày 15/10/1959 thuộc cục đường sắt, làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tuyến đường Hà Nội – Vinh trong thời kỳ chống chiến tranh. Sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, công ty được giao nhiệm vụ mới là xây dựng 3 cây cầu lớn: Cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá), cầu Đò Lèn (Thanh Hoá) và cầu Ninh Bình. Từ năm 1973 đến 1985 công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ thi công cầu Thăng Long. Năm 1984 theo quyết định số 2864/QĐ – TCCB của Bộ Giao thông vận tải chuyển đổi công ty cầu 3 thành xí nghiệp xây dựng cầu 3 Thăng Long trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long. Trong giai đoạn này công ty chủ yếu tiến hành xây dựng các công trình cầu, bến cảng. Từ năm 1985 đến 1998, thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Công ty đã kịp thời nắm bắt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đổi mới tư duy quản lý, giữ vững nền tài chính và nâng cao năng lực thi công, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Từng bước khắc phục khó khăn, nhanh chóng tiếp cận với cơ chế mới, xây dựng xí nghiệp cầu 3 Thăng Long ngày càng phát triển toàn diện và vững chắc, thi công thắng lợi nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như cầu Bến Thuỷ (thành phố Vinh), cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), cầu Bình (tỉnh Hải Dương), cầu Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), cầu Yên Bái (tỉnh Yên Bái), cầu Cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)…. Năm 1993 thực hiện nghị quyết 388/HĐBT, Bộ Giao thông vận tải có quyết định số 505 QĐ/TCCB – LĐ ngày 27/3/1993 thành lập công ty cầu 3 Thăng Long trực thuộc tổng công ty xây dựng Thăng Long - Bộ Giao thông vận tải. Giai đoạn này công ty bổ sung nhiệm vụ kinh doanh như: sản xuất dầm bê tông, các kết cấu bê tông, xây dựng các công trình dân dụng. Ngày 12/7/1993 theo quyết định số 2205/KHĐT - Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép hành nghề xây dựng. Công ty cầu 3 Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước loại 1 theo quyết định số 728/TCCB – LĐ ngày 24/3/1997 của Bộ Giao thông vận tải. Giai đoạn từ 1998 đến nay, công ty đã có sự chuyển hướng tích cực, chú trọng đầu tư và mở rộng thị trường về quy mô cũng như địa bàn sản xuất trên phạm vi cả nước, đầu tư công nghệ mới nhằm duy trì phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty đã và đang khai thác có hiệu quả, có đủ điều kiện để tổ chức nhiều dây chuyền thi công có kỹ thuật cao nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp và các công trình dân dụng. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty cầu 3 Thăng Long tiến hành chuyển đổi thành công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long. Ngày 27/12/2005 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số 4988/QĐ – BGTVT phê duyện phương án và chuyển đổi công ty cầu 3 Thăng Long, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty xây dựng Thăng Long thành công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long. Tên giao dịch tiếng Việt của là: Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long. Tên tiếng Anh là: Thang Long Birdge Construction Joint Stock Company No 3. Trụ sở công ty tại xã Hải Bối - huyện Đông Anh – Hà Nội. Số điện thoại: 04.8810143 – 8810142 – 8810265. Fax: 04.8810401. Hiện nay Công ty đã có chi nhánh tại đặt tại 577 đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngày 25/3/2006 công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long đã tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất và bầu ra hội đồng quản trị, ban giám đốc. Mặc dù không thể tránh khỏi những khó khăn do bước đầu tiến hành cổ phần hoá, nhưng cho đến nay, lộ trình cổ phần hóa của Công ty đã và đang được tiến hành suôn sẻ và bước đầu đạt được một số thành tựu. Công ty đã bắt đầu đi vào ổn định sau giai đoạn khó khăn vừa qua. 2. Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty Giấy chứng nhận kinh doanh số 010312316 ngày 24/5/2006 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp, xác định Công ty Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long có các hoạt động kinh doanh sau: - Xây dựng các công trình giao thông: Cầu đường sắt, cầu đường bộ, cầu cảng, đường cấp II, cấp III. - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và thuỷ lợi. - Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, thi công các loại móng công trình. - Kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng. - Sửa chữa xe, máy, phương tiện thi công và sản phẩm cơ khí khác. - Kinh doanh xăng, dầu, ga, vật liệu xây dựng. Trong đó xây dựng cầu là thế mạnh từ lâu của Công ty, ngay từ khi thành lập Công ty đã được giao nhiệm vụ thi công các cây cầu lớn nhất của đất nước và cho đến nay Công ty vẫn đang là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực xây dựng cầu của Việt Nam. Đây chính là ưu thế để Công ty có thể tiếp tục phát triển và hoàn thành những mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hiện nay. 3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ GĐ PHỤ TRÁCH VẬT TƯ THIẾT BỊ KỸ SƯ GIAO THÔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY KỸ SƯ GIAO THÔNG PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƠN VỊ THI CÔNG PHÓ GĐ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT KỸ SƯ GIAO THÔNG ĐỘI ĐIỆN MÁY THI CÔNG CÁC ĐƠN VỊ LẮP RẮP XƯỞNG CƠ KHÍ Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 3.2. Tổ chức ban lãnh đạo Công ty 3.2.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị quản lý và chỉ đạo các công việc, hoạt động kinh doanh, giám sát giám đốc và những người quản lý khác đồng thời xác định các mục tiêu hoạt động, chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất và ngân sách hàng năm. Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty. Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm giám đốc hay bất kỳ cán bộ quản lý, người đại diện nào của công ty và quyết định mức lương của họ. Thực hiện các khiếu nại của công ty về cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của công ty trong các thủ tục pháp lý Đề xuất các loại cổ phiếu và số lượng phát hành. Thực hiện việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần và các chứng quyền. Quyết định giá bán trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán chuyển đổi. Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ tức. Phê chuẩn việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty con. Quyết định thực hiện, sửa đổi, huỷ bỏ các hợp đồng lớn. 3.2.2. Giám đốc công ty Giám đốc công ty là người phụ trách chung, lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước cơ quan chủ quản về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, đồng thời là người đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng, tạo công ăn việc làm cho các công nhân viên. 3.2.3. Các phó giám đốc công ty Các phó giám đốc là người tham mưu cho giám đốc về mọi mặt hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc. Trực tiếp chỉ đạo phòng khoa học kỹ thuật, phòng vật tư thiết bị, ký duyệt các phương án thi công, kế hoạch nguyên vật liệu.Giám sát công trường theo nhiệm vụ của giám đốc. Quan hệ với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, kỹ sư giám sát, giải đáp các vướng mắc và trực tiếp kí các biên bản nghiệm thu. 3.3.Tổ chức các phòng ban chức năng 3.3.1. Phòng kinh tế kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Lập các hồ sơ đấu thầu, chuẩn bị văn bản, giấy tờ theo thủ tục và hợp đồng sau khi thắng thầu. Phân tích đơn giá sản phẩm đồng thời thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh lý hợp đồng khi kết thúc. Giao khoán cho các công trường khi trúng thầu, lập kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm cho các cán bộ, công nhân viên. Giám sát các đơn vị thanh toán trả lương cho người lao động 3.3.2. Phòng khoa học kỹ thuật Thiết kế phương án tổ chức thi công phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và nhà đầu tư. Giám sát công trường thi công, ký nghiệm thu và thanh toán với kỹ sư giám sát theo khối lượng hoàn thành, kiểm tra việc ghi chép nhật ký công trình, các số liệu kỹ thuật và hồ sơ hoàn công. Chuẩn bị các giải pháp kỹ thuật và khối lượng nguyên vật liệu cho công trường, điều động thiết bị hợp lý, kịp thời cho thi công. 3.3.3. Phòng vật tư - thiết bị Quản lý nguyên vật liệu, thiết bị toàn công ty, bảo đảm thiết bị luôn trong trạng thái tốt, đáp ứng yêu cầu xây lắp của các công trường. Cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất lập kế hoạch mua sắm và cung cấp đúng, đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng trong mọi điều kiện để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh, đồng thời thu hồi nguyên vật liệu dư thừa của công trình. Cùng với phòng tài chính kế toán hướng dẫn thống nhất các chứng từ gốc, thanh quyết toán vật tư thiết bị trong công ty. 3.3.4. Phòng tài chính kế toán Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh lập kế hoạch vốn hàng năm, quản lý và giám sát các hoạt động tài chính trong công ty. Có kế hoạch tạo nguồn vốn, ký kết các hợp đồng vay vốn để đảm bảo vốn theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn các công trường ghi chép số sách và nhập xuất nguyên vật liệu. Kịp thời thanh toán các hạng mục công trình đã hoàn thành với chủ đầu tư để có thể quay vòng vốn nhanh. Hạch toán kinh tế lỗ lãi, thực hiện các chế độ chính sách đối với Nhà nước và người lao động. 3.3.5. Phòng tổ chức hành chính Quản lý, điều động,bố trí, sắp xếp cán bộ cho công trường, phòng ban trong công ty. Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, thực hiện công tác đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Lập kế hoạch bảo hộ lao động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và phát bảo hộ lao động, an toàn lao động của các công trình. Quản lý và giải quyết các chế độ chính sách của người lao động, làm công tác thi đua, khen thưởng, kỹ luật. Làm công tác hành chính quản trị, công tác xã hội. 3.3.6. Tổ chức sản xuất ở các đội công trình Công ty tổ chức bộ phận sản xuất thành các đơn vị xây lắp tổng hợp để có thể đảm nhận các phần trong công việc của một công trình, đứng đầu là chỉ huy trưởng công trình chịu trách nhiệm điều hành sản xuất theo khối lượng công việc mà công ty giao. Ngoài ra còn có các trợ lý chuyên môn tại công trường là những người tham mưu giúp việc và chịu sự lãnh đạo của chỉ huy trưởng công trường. Đó là các trợ lý quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, giám sát hiện trường và quản lý các công việc khác. II. NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG TRONG ĐẤU THẦU 1. Kinh nghiệm thi công các công trình của Công ty Đối với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là xây dựng cầu, những yêu cầu đòi hỏi phức tạp về kỹ thuật thì kinh nghiệm đối với mỗi nhà thầu là yếu tố quan trọng không thể không xét đến trong quá trình xét thầu. Một công ty muốn trúng thầu thì phải có yếu tố tạo lòng tin cho chủ đầu tư và đây chính là yếu tố tốt nhất để làm được điều đó. Trải qua hơn 40 năm kinh nghiệm trong xây dựng dân dụng và xây dựng chuyên ngành giao thông như: thi công cầu, cống, đường ôtô, đường sắt, sân bay, bến cảng… Công ty đã đảm bảo giao thông thông suốt hàng trăm km đường ôtô- đường sắt. Thi công hàng trăm công trình cầu trong phạm vi toàn quốc: Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ (1965-1975): hàng trăm km đường bộ và đường sắt đã được Công ty tiến hành xây dựng và sửa chữa, đảm bảo giao thông thông suốt cho kháng chiến kiến quốc. Từ năm 1975 đến nay, Công ty đã và đang thi công nhiều công trình cầu lớn với công nghệ thi công tiên tiến nhất hiện nay. Trong tất cả các hợp đồng kinh tế đã được thực hiện, Công ty luôn hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo các yêu cầu về mỹ thuật, thẩm mỹ và đặc biệt là chất lượng đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư đã đề ra. 2. Máy móc thiết bị Theo sự phát triển của xã hội, việc thi công các công trình ngày càng đòi hỏi quy mô lớn, công nghệ thi công ngày càng cao. Muốn tồn tại và phát triển thì Công ty phải được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ để có thể thi công các công trình có yêu cầu phức tạp hơn với chất lượng cao nhất. Bảng 1: Bảng thống kê một số máy móc cơ bản của Công ty TT Loại thiết bị Đơn vị Tổng số Tình trạng thiết bị Công suất hoạt động Nước sản xuất 1 Búa đóng cọc bộ 5 tốt 3-5 tấn Trung Quốc 2 Cẩu long môn 3,2T cái 3 tốt 3,2 tấn Việt Nam 3 Cẩu 12-16T cái 6 tốt 12-16 tấn Liên Xô 4 Cẩu 20-30 tấn cái 6 tốt 20-30 tấn Liên Xô 5 Cẩu 35-40 tấn cái 6 tốt 35-60 tấn Nhật 6 Cẩu 50-60 tấn cái 2 tốt 35-60 tấn Nhật 7 Cẩu long môn 135T cái 1 tốt 135 tấn Việt Nam 8 Máy khoan Lepper bộ 1 tốt F 2000 Đức 9 Máy khoan GPS 20 bộ 1 tốt F 2000 Trung Quốc 10 Máy khoan GPS 15 bộ 1 tốt F 1500 Trung Quốc 11 Máy khoan gầu xoay KH 125-3 bộ 1 tốt F 2000 Nhật 12 Xe treo đúc hẫng dầm khung T bộ 1 tốt F 2000 Nhật 13 Xe treo đúc hẫng dầm khung T bộ 6 tốt Việt Nam 14 Búa rung các loại cái 7 tốt 50-170 KW Nhật + Đức 15 Máy phát điện cái 12 tốt 75-144 KVA Trung Quốc\ 16 Phao trung 6x3x2 cái 50 tốt 15 tấn Việt Nam 17 Ca nô 150 cv cái 1 tốt 15 tấn Liên Xô 18 Sà lan 200- 400T cái 4 tốt 15 tấn Trung Quốc 19 Máy ép gió cái 6 tốt 4-9m3/ph Đức 20 Máy đo đạc cái 26 tốt Nhật 21 Máy bơm vữa cái 6 tốt 4-9m3/h Nhật 22 Trạm trộn bê tông trạm 5 tốt 20-30m3/h Việt Nam 23 Máy trộn bê tông Cái 20 tốt 400-800 lít Trung Quốc + Nga 24 Xe vận chuyển bê tông Cái 5 tốt 6m3 Hàn Quốc+ Nhật 25 Máy bơm bê tông cái 4 tốt 60-90m3/h Đức 26 Hệ thống sói hút hệ 4 tốt Việt Nam 27 Máy bơm nước cái 15 tốt 90-180m3/h Trung Quốc + Nga 28 Xe lao dầm cái 1 tốt 21-33m Việt Nam 29 Thiết bị căng kéo dầm BTCT DƯL bộ 8 tốt F 5 ly–12,7 ly Trung Quốc + Nga 30 Ván khôn dầm L = 24-33m bộ 10 tốt 24 – 33m Việt Nam 31 Máy ủi các loại cái 2 tốt 75110C Nga 32 Máy xúc các loại cái 2 tốt 0,65-1,25m3 Nga 33 Ô tô tải cái 12 tốt 7-12 tấn Nga +Hàn Quốc 34 Cọc ván thép LASSEN IV, V thanh 1500 tốt 12-18m Nga ( Nguồn: Phòng vật tư thiết bị) 3. Nhân sự và bố trí nhân sự Trong tất cả các hoạt động của xã hội thì yếu tố con người luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của công việc, của Công ty. Xác định được điều đó, Công ty luôn có sự chuẩn bị tốt nhất về bố trí nhân lực. Hiện nay Công ty Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long được đánh giá là doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Ta có các bảng kê chi tiết : Bảng2: thống kê cán bộ kỹ thuật TT Cán bộ Đơn vị Tổng số Số năm trong nghề < 5 năm 5-10 năm 10-20 năm >20 năm 1 Kỹ sư cầu, hầm, xây dựng Người 50 12 11 13 14 2 Cán bộ kinh tế Người 43 13 9 13 8 3 Kỹ sư đường bộ Người 16 7 6 3 0 4 Kỹ sư điện máy Người 21 3 4 6 8 5 Cán bộ trung cấp Người 27 9 10 3 5 Tổng cộng 157 44 40 38 35 (Nguồn: phòng hành chính tổng hợp Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long) Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Trong đó: - lđ trực tiếp: Tỷ lệ lao động trực tiếp - lđ gián tiếp: Tỷ lệ lao động gián tiếp Do đặc điểm là Công ty xây dựng nên lao động trong Công ty chủ yếu là lao động trực tiếp (hình 2). Lao động gián tiếp chỉ chiếm một số lượng là 19% trong tổng số lao động của Công ty. Ngoài đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long còn có một đội ngũ đông đảo công nhân có tay nghề cao, đây chính là những người trực tiếp tạo nên sản phẩm của Công ty, trình độ và tay nghề của họ quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Công ty muốn tạo uy tín thì ngoài đội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ, có chất lượng, nhất định phải có đội ngũ lao động trực tiêp hung hậu và có chất lượng. Có như vậy mới có thể tạo ra các ưu thế so với đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty. Để thấy rõ hơn những điều này ta có các bảng thống kê lao động trực tiếp: Bảng3: thống kê lao động trực tiếp TT Loại thợ Đơn vị Tổng số Bậc thợ 3 4 5 6 7 1 Thợ xây lắp Người 153 52 37 34 24 6 2 Thợ sắt Người 115 42 34 24 10 5 3 Thợ hàn Người 61 26 8 14 8 5 4 Thợ gia công cơ khí Người 67 14 16 24 12 1 5 Thợ lái máy, lái xe Người 89 45 15 14 6 9 6 Thợ điện, máy Người 66 19 21 20 2 4 7 Lao động phổ thổng Người 40 7 8 9 10 6 8 Các loại thợ khác Người 36 10 6 7 7 6 9 Thị trường Người 60 10 21 12 10 7 Tổng cộng 687 225 166 158 89 49 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long) 4. Nguồn lực về tài chính 4.1. Nguồn vốn Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long là Công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long nên chủ yếu vốn là do Tổng Công ty cấp. Ngoài số vốn được cấp này, vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh có được của Công ty còn là từ: Phần lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động tái đầu tư (vốn tự có của doanh nghiệp). Vay tín dụng ngân hàng trên cơ sở hợp đồng đã ký với khách hàng. Nguồn vốn ứng trước của khách hàng để phục vụ cho thi công các công trình. Mua vật tư, vật liệu thiết bị của các nhà cung cấp thanh toán sau. Trong các năm qua, chỉ tiêu hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty ngày càng giảm (hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn). Điều này là một minh chứng hơn nữa của sự giảm sút nhanh chóng của nguồn vốn chủ sở hữu. Xem bảng dưới: Bảng 4: So sánh hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty trong các năm2002-2006 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số VCSH 0.664 0.471 0.406 0.267 (0.049) Giảm so với năm trước % 29.07 13.80 34.24 118.35 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Có thể thấy tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu so với năm trước là rất lớn, đây là một dấu hiệu không tốt cho tình hình tài chính của Công ty. Dưạ vào bản 5: bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long, ta thấy giá trị nguồn vốn chủ sở hữu hàng năm biến động giảm không đồng đều qua các năm thậm chí có năm còn âm. Trong khi các khoản phải trả lại càng ngày càng tăng. Sự chênh lệch này không có lợi cho Công ty vì hàng năm Công ty còn phải trả lãi cho các khoản nợ mà các khoản nợ trong mấy năm gần đây lại quá lớn so với vốn chủ sở hữu. Đây là một cơ cấu vốn mạo hiểm, không an toàn cho khả năng thanh toán của Công ty. Nhưng đây cũng chính là một sự thể hiện rõ nhất những dấu hiệu của quá trình chuyển đổi cổ phần hóa một Công ty nhà nước: một công ty vốn quen hoạt động trong thời kỳ bao cấp nay phải tự hạch toán, tự tìm vốn và hoạt động với năng lực của mình nay lại tiến hành quá trình cổ phần hoá còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Bảng 5: cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng nguồn vốn 63171378051 50216972655 52137108934 47133975425 43318174940 2 Vốn chủ sở hữu 41976358000 28371458000 21164287000 12607305125 (2115961499) 3 Các khoản phải trả 15321768000 24532784351 24963137000 29568317100 41376217341 4 Nguồn kinh phí và quỹ khác 5873252050 7312720304 6009682934 4958353200 4057919099 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002-2006) 4.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ của Công ty Với các chỉ tiêu được tính theo các công thức sau: Khả năng thanh toán nợ hiện hành = Tổng tài sản lưu động / nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = (vốn bằng tiền + phải thu)/ Nợ ngắn hạn Dựa vào các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long ta tính được các chỉ tiêu trên như sau: Bảng 6: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Khả năng thanh toán nợ hiện hành 1,09 1,06 1,02 1,05 Khả năng thanh toán nhanh 0,3 0,27 0,2 0,34 Vì doanh nghiệp có tỷ lệ vốn tự có trên vốn vay thấp nên khả năng thanh toán nợ không cao và có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do vốn vay của doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm nhanh chóng do đó khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngày càng nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm. Khả năng thanh toán của Công ty không tốt cũng là phản ánh thực tế tình hình tài chính của công ty trong thời gian vừa qua, đó chính là sự khó khăn về vốn trong bước đầu tiến hành cổ phần hoá Công ty. Để đánh giá đúng hơn về sự ảnh hưởng của tình hình tài chính của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long đến công tác đấu thầu như thế nào ta xem bảng tóm tắt tình hình tài sản của Công ty trong các năm gần đây: Bảng 7: Tóm tắt tài sản có, tài sản nợ của Công ty (năm 2003-2006) Đơnvị: VND Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 84.459.000.000 104.758.000.000 134.202.000.000 123.980.000.000 128.547.282.000 Lợi nhuận 1.250.000.000 612.000.000 506.000.000 280.040.000 12.115.961.499 Thuế nộp ngân sách 5.986.432.312 6.385.943.819 7.634.530.409 7.577.794.000 5.327.129.000 Thu nhập bình quân 1.168.000 1.173.000 1.225.000 1.159.000 1.250.000 Tài sản lưu động 81.894.000 142.609.609 150.329.000 139.339.000 140.421.369 Tài sản cố định 63.089.484.051 60.074.363.046 51.986.777.934 46.994.636.425 43.177.753.571 Tổng tài sản 63.171.378.051 60.216.972.655 52.137.106.934 47.133.975.425 43.318.174.940 ( Nguồn: phòng kế toán tổng hợp Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long ) Mặc dù vốn vay chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty nhưng trong thời gian qua Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long có tình hình kinh doanh khá tốt, điều này được thể hiện ở lợi nhuận và doanh thu của Công ty tăng qua các năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng này là chưa thật đồng đều, thậm chí có năm còn đi xuống. Hình 3: Sơ đồ thể hiện sự biến động của doanh thu và lợi nhuận của Công ty : Là một Công ty mới được tổng Công ty cho tách ra hạch toán độc lập, nhưng vốn lưu động được cấp không nhiều, do vậy Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ thi công và giành ưu thế trong đấu thầu. Mặc dù là gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhưng trong thời gian qua Công ty vẫn luôn chú trọng đến đầu tư cho đội ngũ lao động. Hiện nay Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm và công nhân lành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cầu. Do vậy Công ty vẫn được đánh giá là Công ty có kinh nghiệm và trình độ thi công cao. Nhờ vậy, Công ty đã thắng thầu được những công trình cầu mang tầm thế kỷ của đất nước như: Bảng 8: Một số công trình lớn Công ty thắng thầu trong thời gian qua STT TÊN CÔNG TRÌNH Tổng giá trị hợp đồng Giá trị nhà Thầu thực hiện Năm hoàn thành Cơ quan kí hợp đồng 1 Cầu Phố Mới - Lào Cai 53.7 53.7 2002 Ban QLDA các CT cầu-Sở GTVT Lào Cai 2 Cầu sông Hiến - Cao Bằng 14 14 2001 Ban QLDA ĐT&XD – GTVTCao Bằng 3 Cầu Tân An- Long An 12.2 12.2 2002 Ban QLDA đường bộ 7 4 Cầu Đáp cầu - Bắc Ninh 70 46.5 2000 Tổng công ty xây dựng Thăng Long 5 Cầu Trường Xuân- Quảng Ngãi 40 40 2000 Ban QLDA đường sắt 6 Cầu Thượng- Hà Tĩnh 30 30 2000 Ban QLDA đường sắt 7 Cầu Petechim- TP. Hồ Chí Minh 22.76 22.76 2000 Tổng công ty xây dựng Thăng Long 8 Cầu Tuyên Nhơn- Long An 44 44 2004 Ban QLDA Mỹ Thuận 9 Cầu Mậu A - Yên Bái 22.6 22.6 2003 Ban QLDA cầu Mậu A 10 Cầu Kiền - Hải Phòng 316 70 2003 Tổng công ty xây dựng Thăng Long 11 Cầu Sông Mã- Sơn la 17 17 2003 Ban QLDA giao thông Sơn La 12 Cầu Đồng Nai(sửa cầu cũ) 13 13 2003 Ban QLDA đường bộ 7 13 Cầu Đá Bạc 45 22.5 2003 Tổng công ty xây dựng Thăng Long 14 Cầu B1 - 7 đoạn Nội Bài- Bắc Ninh 15.4 15.4 2003 Tổng công ty xây dựng Thăng Long 15 Nút giao thông - Trâu Quỳ Phú Thuỵ 54 54 2004 PMU 18 16 Cầu Nhị Thiên Đường 25 14 2003 Ban QLCDACT Đông Anh 17 Cầu Lục Nam- Bắc Giang 17.7 17.7 2004 Ban QLCDACT Bắc Giang 18. Cầu Đò So - Đông Anh - Hà Nội 10.2 10.2 2003 Ban QLCDACT Đông Anh STT TÊN CÔNG TRÌNH Tổng giá trị hợp đồng Giá trị nhà Thầu thực hiện Năm hoàn thành Cơ quan kí hợp đồng 19 Cầu Pa Nậm Cúm 11,7 11,7 2006 Sở giao thông vận tải Lai Châu 20 Cầu Bảo Lạc 1 + Bảo Lạc 2 21,4 21.4 04/2007 Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Cao Bằng 21 Cầu Láng Chim – Trà Vinh 63,547 63.547 06/2007 Ban QLDA các công trình GT Trà Vinh 22 Cầu Rạch Côn 85,5 85,5 09/2007 Ban QLDA các công trình GT Trà Vinh 23 Cầu Đức Hòa – Long An 56,5 56,5 2005 Ban QLDA Mỹ Thuận 24 Cầu Thác Ông 15,6 15,6 2005 Ban QLDA công trình GT Yên Bái 25 Cầu M ường La 92 38 2005 Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La 26 Cầu Đức Hòa – Long An 56,5 56,5 2005 Sở GTVT tỉnh Ninh Bình 27 Cầu Phúc Hà (tuyến tránh Thái Nguyên) 38,4 38,4 2005 PMU18 28 Cầu Bến Đám- Bắc Giang 22,5 22,5 2006 Ban QLDA GT Bắc Giang 29 Cầu Cánh Nàng – Thanh Hóa 12,9 12,9 2006 Ban QLDA GT2 Thanh Hóa ( Nguồn: Hồ sơ năng lực năm 2006- Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long ) đơn vị : tỷ đồng III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG Là một Công ty xây dựng, Công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long luôn coi trọng và đầu tư hợp lý cho công tác đấu thầu. Bởi thực hiện có hiệu quả công tác đấu thầu chính là cách tốt nhất để Công ty có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra cho các hoạt động trong Công ty và cho sự phát triển ổn định và lâu dài của Công ty. Cụ thể: 1. Về khách quan 1.1.Đấu thầu, cách hiệu quả công ty có thể đạt được những công trình lớn Trong giai đoạn hiện nay, đấu thầu được coi là phương thức tốt nhất và phổ biến nhất cho chủ đầu tư có thể lựa chọn được cách thức và công nghệ thi công hiệu quả với giá thành phù hợp đặc biệt đối với các công trình có quy mô lớn và đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp. Qua hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải đưa ra phương pháp thi công, cách tính giá dự thầu và cách thức tổ chức quản lý thi công đối với công trình. Từ đây chủ đầu tư sẽ có sự lựa chọn một cách khách quan và chính xác nhất nhà thầu có các tiêu chuẩn phù hợp nhất với yêu cầu đề ra để thi công công trình. Muốn thắng thầu Công ty phải có khả năng có ưu thế về nguồn lực, biện pháp và kỹ thuật thi công tốt, đồng thời phải biết thể hiện một cách rõ ràng, hiệu quả, chi tiết trong hồ sơ dự thầu về những phương pháp thi công, cách tính giá thành, tổ chức quản lý thi công, kiểm tra, kiểm soát…. Trên thị trường xây dựng đấu thầu chính là cách phổ biến nhất hiện nay để nhà thầu có thể lựa chọn ra Công ty sẽ tiến hành thi công công trình. Tổ chức công tác đấu thầu trong công ty một cách có hiệu quả đó chính là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để công ty có thể khẳng định được những ưu thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được uy tín và chất lượng của những công trình do công ty thi công trong thời gian qua. 1.2. Đấu thầu là hoạt động được pháp luật khuyến khích Đấu thầu là biện pháp có thể giúp giảm chi phí thi công công trình, đảm bảo công nghệ thi công tiên tiến và chất lượng công trì._.nh cao thông qua việc chủ đầu tư được lựa chọn, phân tích các hồ sơ dự thầu. Nhận thức được những hiệu quả này do thực hiện đấu thầu mang lại, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, thậm chí đối với một số công trình còn bắt buộc phải tổ chức đấu thầu để chọn ra đơn vị thi công công trình. Vậy nên nếu công ty muốn tăng số lượng công trình thi công thì yêu cầu bắt buộc là phải tham gia đấu thầu, không chỉ vậy mà còn phải tổ chức thật hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty. Hiện nay hệ thống những văn bản pháp luật quy định về đấu thầu, tổ chức đấu thầu và những tiêu chuẩn cho công tác này đã khá đầy đủ và đồng bộ. Do vậy để có thể thực hiện có hiệu quả công tác này công ty cần phải tiến hành nghiên cứu, hiểu rõ những quy định của pháp luật về đấu thầu. 1.3. Biến động của thị trường Mỗi biến động của nền kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của công ty, trong đó có công tác đấu thầu. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam những biến động của thị trường liên quan đến giá cả, lao động, nhu cầu… diễn ra khá thường xuyên. Những biến động này gây ra những bất ổn trên thị trường xây dựng, tạo khó khăn cho công tác thu thập thông tin, xác định nhu cầu và lập hồ sơ dự thầu của công ty. Không những vậy, sự xuất hiện các đối thủ có tiềm lực và sức mạnh tạo cản trở, giảm tỷ khả năng thắng thầu của công ty. Do đó để có thể tồn tại và phát triển thì công ty phải thực hiện tốt công tác đấu thầu nhằm tạo những tác động tích cực đến những hoạt động khác của công ty, thắng thầu thêm nhiều công trình lớn và có thể cạnh tranh với những đối thủ mới đầy sức mạnh và tiềm lực trên thị trường xây dựng Việt Nam. 2. Về chủ quan 2.1. Hoàn thiện công tác đấu thầu chính là hoàn thiện một công tác còn chưa thực sự tốt ở công ty. Tuy là một công ty có truyền thống và kinh nghiệm lâu năm nhưng cho đến nay công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long cũng mới chỉ tham gia dự thầu chưa lâu, kinh nghiệm trong đấu thầu của công ty còn nhiều hạn chế. Điều này chính là do đặc điểm của một công ty nhà nước bước đầu đã quen hoạt động theo kiểu bao cấp, còn phụ thuộc nhiều vào Tổng công ty nên trong giai đoạn đầu công ty chủ yếu là nhận các công trình do trên giao xuống. Những năm gần đây công ty mới bắt đầu tham gia hoạt động đấu thầu, tuy bước đầu đã đạt được những thành quả đáng khích lệ nhưng trong công tác tổ chức dự thầu công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác thu thập, phân tích thông tin và lập hồ sơ dự thầu. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì nhất định công ty cần hoàn thiện công tác đấu thầu, đây là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng của xây dựng công ty như công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long. 2.2. Khi thực hiện có hiệu quả công tác đấu thầu sẽ tạo ra những tác động tích cực với các mặt hoạt động khác của công ty Trong công tác lập hồ sơ dự thầu, phải xác định rõ năng lực của công ty thông qua hồ sơ dự thầu. Qua đó công ty có thể phát hiện ra những điểm còn chưa tốt trong hoạt động của công ty, những yếu kém trong công tác xây dựng và phát huy các nguồn lực như: nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, quản lý nguyên vật liệu, chất lượng công trình… Từ đó xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các công tác này. Hơn thế nữa, khi đề ra các phương pháp thi công, giải pháp kỹ thuật công nghệ cho công trình sẽ tạo ra động lực cho việc phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cho thi công công trình. Cùng với công tác khen thưởng, khuyến khích vật chất sẽ tạo nên không khí làm việc hiệu quả và giảm chi phí xây dựng, giảm giá thành thi công. 2.3. Khẳng định uy tín và vị thế của công ty Công tác đấu thầu có hiệu quả là bằng chứng tốt nhất chứng minh sự ổn định trong hoạt động của công ty. Bởi công tác đấu thầu chính là công tác đòi hỏi sự hoạt động tổng hợp của các bộ phận khác nhau trong công ty. Công tác đấu thầu muốn hoạt động tốt thì các lĩnh vực khác trong công ty cũng phải hoạt động hiệu quả và tạo điều kiện cho công tác tổ chức, xây dựng hồ sơ dự thầu. Khi công ty thắng thầu nhiều công trình tức là các hoạt động khác của công ty đã có hiệu quả và được chủ đầu tư đánh giá cao, các công trình công ty thi công đã đảm bảo tiến độ, chất lượng và công ty đã thể hiện được những điều này trong hồ sơ dự thầu một cách hợp lý. Muốn làm được điều này thì trước tiên công ty phải tiếp tục thi công các công trình hiện có với chất lượng cao, đạt tiến độ và chi phí hợp lý. Đồng thời trong xây dựng hồ sơ dự thầu công ty phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó có lựa chọn phù hợp cho những gì được trình bày trong hồ sơ dự thầu. Chương II TÌNH HÌNH THAM DỰ ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG I. TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2006 1. Tình hình tham dự thầu của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long trong giai đoạn 2003-2006 Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long là doanh nghiệp thuộc tổng Công ty xây dựng Thăng Long, một tổng Công ty lớn có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường xây dựng Việt Nam. Là một công ty có uy tín lớn trong lĩnh vực xây dựng cầu, trong thời gian qua Công ty đã tham gia dự thầu và thắng thầu được nhiều công trình lớn. Quy trình tham dự thầu của Công ty bước đầu đã được thực hiện có hiệu quả, mang tính chuyên môn hoá khá rõ rệt, điều này được thể hiện qua sự tăng lên đáng kể của các công trình mà Công ty tham dự và thắng thầu: Các lĩnh vực mà Công ty dự thầu đã được đa dạng hơn, tuy nhiên những công trình lớn mà công ty trúng thầu thì mới chỉ dừng ở xây dựng cầu. Trong một giai đoạn cạnh tranh như hiện nay thì sự đa dạng hóa sản phẩm chính là một biện pháp nhằm phát triển và tận dụng những ưu thế của doanh nghiệp, tuy nhiên với thực tế như hiện nay thì Công ty còn phải cố gắng rất nhiều để có thể đạt được sự đa dạng hóa sản phẩm cần thiết, đạt được tỷ lệ sản phẩm cân đối hơn. Đây cũng chính là một hạn chế của công tác dự thầu ở công ty. Với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty xây dựng nước ngoài, công ty liên doanh trên thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng càng trở nên gay gắt hơn. Một môi trường cạnh tranh với những tác động tích cực và tiêu cực chính là động lực để Công ty có sự đầu tư cho việc hoàn thiện công tác tổ chức, hoạt động của mình, trong đó có hoạt động đấu thầu. Những năm gần đây, kết quả đấu thầu của Công ty đã có những sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng, giá trị các công trình trúng thầu. Đồng thời với đó là tỷ lệ trúng thầu của Công ty tăng lên đáng kể: Bảng 9: Tỷ lệ trúng thầu của Công ty qua các năm 2003-2006 Năm 2003 2004 2005 2006 Tỷ lệ trúng thầu (%) 57 65 68 71 (Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long) Tỷ lệ thăng thầu của công ty tăng lên chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang có sự phát triển đi lên và đồng thời với đó là sự nâng cao hiệu quả của công tác đầu thầu của Công ty. Cụ thể hơn ta có sơ đồ: Hình 4:Sơ đồ thể hiện tỷ lệ trúng thầu của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long trong thời gian qua: Dựa vào sơ đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ trúng thầu và giá trị trúng thầu của Công ty tăng lên với tốc độ khá đều đặn qua các năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện sự thành công trong sản xuất kinh doanh của Công ty, thể hiện uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao. Ngoài sự tăng lên về số lượng và giá trị trúng thầu của Công ty thì thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty cũng được mở rộng ra rộng khắp cả nước. Vốn là một Công ty có truyền thống trên thị trường xây dựng, Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long đã có hàng loạt các công trình được rải từ bắc vào nam. Có thể nói, trong lĩnh vực xây dựng cầu thì chưa có Công ty nào trên thị trường Việt Nam có thể có kinh nghiệm và số lượng các công trình nhiều như Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long. Đây chính là ưu thế lớn nhất của công ty trong công tác đấu thầu. Để tận dụng được ưu thế này Công ty phải có chính sách đầu tư và khuyến khích phù hợp, phải tiến hành thi công các công trình nhận được với chất lượng cao để khẳng định uy tín sẵn có của mình. Có được kết quả trên là do sự phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Công ty đã thể hiện được sự nhậy bén của mình và tiếp cận các dự án đó có chính sách phù hợp trong đấu thầu để có thể giành được quyền thi công những công trình đó. Một việc mà Công ty đã thực hiện khá tốt là việc chủ động tổ chức chuyên môn hoá trong công tác đấu thầu ở các lĩnh vực: xây lắp, tư vấn thiết kế, hạ tầng và chuyên môn hoá công tác tổ chức hồ sơ dự thầu. Đây chính là nguyên nhân làm cho hồ sơ dự thầu của Công ty có nội dụng, chất lượng và mang tính bài bản khá cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của Công ty Để có một cái nhìn đúng đắn về những ưu, nhược điểm của Công ty đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về công tác dự thầu hiện tại của Công ty thì cần xác định và đánh giá một cách đúng đắn những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng dự thầu của Công ty. Sau đây là một số yếu tố có tác động trực tiếp đ ến khả năng thắng thầu của Công ty: 2.1.Các yếu tố chủ quan a.Công tác lập hồ sơ dự thầu *. Thu thập thông tin, nghiên cứu hồ sơ mời thầu Thu thập thông tin trước khi đấu thầu là công việc hết sức quan trọng. Nhờ đó Công ty biết được các thông tin liên quan đến bên mời thầu, nội dung mời thầu, địa điểm, thời gian tổ chức đấu thầu và những yêu cầu của bên mời thầu. Các thông tin này có thể được thu thập từ: Các phương tiện thông tin đại chúng: mạng internet, truyền hình báo chí…. Từ các mối quan hệ của Công ty. Do tổng Công ty giao. Để thông tin có độ tin cậy và hiệu quả cao, có thể giúp Công ty tiếp cận và tham gia dự thầu thì phải tìm hiểu kỹ về: Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho thực hiện dự án và các thông tin liên quan đến các đối thủ tham gia dự thầu. Không chỉ có như vậy, Công ty còn luôn quan tâm đến đầu tư cho các trang thiết bị xử lý thông tin một cách hệ thống và hiện đại. Sau khi các thông tin thu thập được xử lý để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả, Công ty sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ dự án và quyết định tham gia dự thầu hay không. Phòng Kế hoạch đầu tư của Công ty sẽ chịu trách nhiệm mua hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu mua về sẽ được đội ngũ cán bộ chuyên trách nghiên cứu và tiến hành lập hồ sơ dự thầu. Đây là bước rất quan trọng vì nó quyết định rất lớn đến chất lượng hồ sơ dự thầu và khả năng thắng thầu của Công ty. Hồ sơ mời thầu sẽ được nghiên cứu theo các mặt: Đặc điểm kỹ thuật của công trình: tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu, tiến độ hoàn thành công trình, hạng mục công trình, yêu cầu về độ phức tạp trong kỹ thuật thi công… Khảo sát hiện trường thực hiện gói thầu: vị trí địa lý, địa hình địa chất, giao thông, thông tin liên lạc. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thi công( phương án, giá thành, và tiến độ thi công). Xem xét về nguồn vốn, phương thức thành toán, uy tín và năng lực của chủ đầu tư. Các nghiên cứu trên sẽ được tổng hợp thành báo cáo, báo cáo này sau khi được ban lãnh đạo Công ty xem xét và quyết định tham gia dự thầu thì phòng kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ dự thầu. *.Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Sau khi có kết quả nghiên cứu hồ sơ mời thầu, khảo sát thực tế, Công ty sẽ tiến hành lập hồ sơ dự thầu. Lập hồ sơ dự thầu là bước đặc biệt quan trọng, nó quyết định cơ bản đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Công ty mời thầu chỉ có thể biết các thông tin đáp ứng yêu cầu của dự án và thông tin về Công ty qua hồ sơ dự thầu. Do vậy, chỉ cần một thiếu sót, hay đánh giá không chính xác mà không thể hiện được ưu điểm của phương án thi công thì Công ty có thể bị trượt thầu. Nhận thức được sự quan trọng này nên Công ty đã tổ chức chuyên môn hoá trong công tác lập hồ sơ dự thầu, trong công tác này còn có sự tham gia của các phòng ban chức năng nhưng tất cả đều dưới sự giám sát, điều hành chung của phòng kế hoạch đầu tư. Hồ sơ dự thầu sau khi được chuyển bị và thông qua sẽ được gửi tới bên mời thầu. Thời điểm gửi hồ sơ cũng rất quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá của chủ đầu tư về Công ty từ đó tác động đến khả năng trúng thầu của Công ty. b.Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của công ty Do có đặc điểm là sản phẩm đơn nhất, việc thay thế hay thi công lại công trình xây dựng là rất hiếm, thậm chí là không bao giờ. Do đó trong lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư rất coi trọng uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu. Một nhà thầu có nhiều kinh nghiệm với các công trình mang tầm thế kỷ như công ty Cổ phần cẩu 3 Thăng Long là đã có một lợi thế rất lớn trong đấu thầu xây dựng các cây cầu trên cả nước. Khi xét lựa chọn các nhà thầu, chủ đầu tư sẽ đặc biệt chú trọng đến kinh nghiệm, giá dự thầu, trình độ kỹ thuật và biện pháp thi công. Trong đó các yếu tố này sẽ được phân tích dựa trên uy tín, năng lực của nhà thầu xem điều đó có khả thi hay không, liệu nhà thầu có thể làm được như hồ sơ dự thầu đưa ra hay không. Nếu đạt được những điều này thì công ty mới có thể thắng thầu. c. Phương pháp xác định giá dự thầu Giá dự thầu là yếu tố cơ bản quyết định đến khả năng thắng thầu của Công ty, nó phải được xác định dựa trên những cơ sở khoa học, những quy định của pháp luật và tình hình thực tế của thị trường, của công ty và những biến động của nền kinh tế. * Cơ sở xây dựng đơn giá dự thầu - Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được chủ đầu tư thông qua. - Căn cứ vào khối lượng trong bản tiên lượng mời thầu của chủ đầu tư và các công văn về việc bổ sung tiên lượng mời thầu của Ban quản lý dự án. - Căn cứ biện pháp tổ chức thi công do Công ty Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long thiết kế để tính khối lượng phụ tạm phục vụ thi công. - Xây dựng đơn giá chi tiết: Giá vật liệu: Lấy giá vật liệu theo thông báo giá gần nhất của cơ quan chức năng và tính vận chuyển vào chân công trình. Máy thi công: căn cứ vào tập giá ca máy số 1260/1998/QĐ - BXD của Bộ xây dựng ngày 28 tháng 11 năm 1998. Định mức dự toán căn cứ tập định mức số24/2005/QĐ- BXD ngày 29 tháng 07 năm 2006 của Bộ xây dựng. Đơn giá dự thầu lập theo hướng dẫn của thông tư 16/2005/TT - BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 và điều chỉnh theo thông tư 04/2005 -BXD ngày 1/4/2005 của Bộ xây dựng. *. Phương pháp lập đơn giá tổng hợp Đơn giá dự thầu là đơn giá tổng hợp đã bao gồm mọi chi phí để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Như: Chi phí xây lắp chính. Chi phí phụ tạm phục vụ thi công. Chi phí lán trại. Chi phí kho xưởng, bến bãi. Chi phí điện nước. …. Để thấy rõ hơn về phương pháp xác định giá dự thầu ta xem ví dụ về một công trình mà Công ty đã thắng thầu và tiến hành thi công: Ví dụ: Công trình cầu Thông Huề, huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng có kinh phí dự thầu là: 11.734.038.869 đồng. Có giá dự thầu được xác định theo bảng sau : Bảng 10: BIỂU TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU Công trình: CẦU THÔNG HUỀ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng STT Số hiệu đơn giá Tên công việc Đơn vị Khối lượng mời thầu Đơn giá dự thầu sau thuế Giá dự thầu sau thuế 1 2 3 4 5 6 7=6 x 5 I Kết cấu phần trên 3.121.515.598 1 PL1 Dầm BTCTDƯLL=24m Dầm 12 194.383.647 2.332.603.764 2 34 Cốt thép Tấn 14,6 12.889.773 188.190.686 3 PL4 Bêtông M35 m3 5,49 1.736.381 9.532.732 4 PL3 Bêtông M400 m3 9,72 1.760.189 17.109.037 5 PL2 Bêtông M300 m3 89,84 1.683.440 151.240.250 6 41 Lớp phòng nước mặt cầu m2 576 209.525 120.686.400 7 42 ống thoát nước Bộ 18 656.954 11.825.172 8 PL5 Lan can thép toàn cầu m 168.4 989.752 166.674.237 9 PL6 Khe co giãn m 32 1683440 53870080 10 48 GốI cầu cao su bộ 24 2.907.635 69.783.240 II KẾT CẤU PHẦN DƯỚI 4.491.770.365 1 PL7 cốt thép tấn 54,34 13.225.265 718.660.900 2 PL8 Bê tông M300 M3 716,78 3.281.910 2.352.407.450 3 52 Bê tông M150 M3 17,94 1.046.075 18.766.586 4 PL9 Bê tông 350 M3 36,16 3.754.716 135.770.531 5 PL10 Cọc khoan nhồi D= 100 m 151 8.358.198 1.266.164.898 III CHÂN KHAY TỨ NÓN, LÒNG MỐ 589.681.651 1 PL11 Đắp đất m3 3599,8 25.695 92.496.861 2 98 Đắp cát m3 140,4 448.017 62.901.587 3 96 Đá hộc xây vữa m3 322,91 1.015.731 327.989.697 4 95 Đá dăm đệm m3 220,38 497.721 105.720.914 5 76 ống nhựa PVC D50 m 8 71.574 572.592 IV ĐƯỜNG 2 ĐẦU CẦU 589.681.651 1 99 Đào nền m3 2036,74 16.132 32.856.690 2 100 Đắp K95 m3 22185,1 12.508 277.491.231 3 101 Đắp đất K98 m3 2180,4 7.237 15.779.555 4 102 Đào khuôn m3 333,07 85.061 28.331.267 5 102 Đào rãnh m3 140,49 85.061 11.950.220 6 103 Bù vênh m3 284,63 473.589 134.874.487 7 97 Bó vỉa m 90,63 92.476 8.381.100 8 104 Đá dăm láng nhựa TC 4,5kg/m2 dày 12cm 100m2 97,3 11.175.990 1.087.432.827 9 105 Móng đá dăm TC 20cm 100m2 80,09 11.501.800 921.179.162 10 107 Lề đường gia cố cấp phối đá thải dày 12cm 100m2 16,3 49.936.017 805.467.954 11 TT Xây dựng và hoàn thiện cống thoát nước Cái/ m dài 02/29 10.000.000 20.000.000 V CÔNG TRÌNH PHÒNG HỘ 196.335.762 1 108 Biển báo tên cầu cái 2 4.624.273 9.248.546 2 109 Cọc tiêu cái 105 46.279 4859.295 3 110 Biển tròn cái 16 323.247 5.171.952 4 111 Biển tam giác cái 10 225.972 2.259.720 5 112 Biển vuông cái 12 265.310 3.183.720 6 113 Biển chữ nhật cái 6 144.593 867.558 7 114 Tôn lượn sóng m 266,03 641.826 170.744.971 tổng cộng 11.743.038.869 (Nguồn: hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cầu Thông Huề, huyện Trùng Khánh, tỉnh 2.2. Các yếu tố khách quan a.. Đặc điểm của thị trường Thị trường xây dựng là thị trường mang nhiều đặc tính riêng biệt, tuy nhiên cũng như các thị trường khác, sự biến động nhu cầu đối với sản phẩm xây dựng cũng diễn ra rất nhanh chóng. Đặc biệt đối với một sản phẩm mang tính cá biệt, sản xuất và sử dung trong thời gian dài thì sự biến động của nhu cầu càng gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc xác định, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế, hàng loạt các đối thù đầy tiềm năng xuất hiện trên thị trường xây dựng Việt Nam. Sự cạnh tranh gay gắt này tạo động lực cho công ty hoàn thiện hoạt động của mình (trong đó có công tác đấu thầu) nhưng đó cũng là cản trở, khó khăn cho công ty khi những đối thủ trở nên mạnh hơn công ty về nhiều mặt, khả năng thắng thầu của công ty có thể bị giảm sút do sức mạnh của những đối thủ này. b. Chính sách pháp luật Hiện nay nhà nước ta đang rất khuyến khích các hình thức đấu thầu được tổ chức rộng rãi, tuy nhiên hệ văn bản pháp luật cho hoạt động này còn chưa thật hoàn thiện, nhiều văn bản còn chồng chéo, chưa đầy đủ. Do đó trong công tác tổ chức quản lý và lập hồ sơ dự thầu đôi khi công ty còn gặp khó khăn do chưa biết sẽ chọn cách thức, tiêu chuẩn theo văn bản nào để áp dụng là hợp lý nhất. Bởi thực tế là hệ thống pháp luật nước ta cung đang trên đà được xây dựng hoàn thiện nên nhiều quy định chưa đáp ứng hết được tình hình thực tế. c. Sự biến động của nền kinh tế Một nền kinh tế đang phát tiển hội nhập đầy mạnh mẽ như nền kinh tế nước ta hiện nay thì sự biến động là không thể tránh khỏi. Mỗi sự biến động của nền kinh tế đều đem lại cho công ty những cơ hội mới nhưng cũng không thể tránh khỏi những thách thức, cản trở hoạt động phát triển của công ty. Đó chính là sự biến động của nhu cầu, của giá cả các yếu tố đầu vào, của công nghệ kỹ thuật… tất cả các yếu tố ấy sẽ tạo ra những khó khăn trong công tác xây dựng hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, phân bổ nguồn lực… của công ty. Công tác đấu thầu đặc biệt là trong xử lý thông tin, lập hồ sơ dự thầu đều phải tính đến những biến động của thị trường, có như vậy công ty mới có thể hoạt động có hiệu quả và thắng thầu với lãi suất hợp lý. II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG 1. Những kết quả đạt được của hoạt động đấu thầu 1.1. Doanh thu tăng có sự đóng góp đáng kể của hoạt động thi công các công trình. Là một công ty xây dựng, hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long là hoạt động xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp, các công trình dân dụng. Thế mạnh của công ty là xây dựng các công trình cầu đường sắt, đường bộ, các cảng sông, cảng biển, các công trình vượt sông lớn, các trụ cầu nơi sông sâu, nước xiết, có địa chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao. Trong những năm qua, số hợp đồng xây dựng công ty thực hiện liên tục tăng, đóng góp một lượng đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Cụ thể ta có bảng dưới: Bảng 11: doanh thu qua các năm Đơn vị: VND Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng doanh thu 134.202.000.000 123.980.000.000 128.547.282.000 Doanh thu xây dựng công trình 102.105.000.000 100.214.000.000 101.089.000.000 Lợi nhuận 506.000.000 280.040.000 12.115.961.499 (nguồn: phòng kế hoạch đầu tư Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long) Qua bảng trên ta có thể thấy doanh thu xây dựng công trình của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%) trong tổng doanh thu của Công ty. Với tỷ lệ này thì đây là hoạt động (chủ yếu thông qua đấu thầu) thực sự có ảnh hưởng quyết định đến sự tăng trưởng của doanh thu. Để thấy rõ hơn ta có biểu đồ thể hiện tổng doanh thu, doanh thu xây dựng công trình của Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long trong thời gian qua: H ình 5: S ơ đồ thể hiện biến đ ộng c ủa t ổng doanh thu v à doanh thu xây d ựng 1.2. Tăng máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là phượng tiện để tiến hành thi công các công trình xây dựng, đặc biệt trong các công trình xây dựng cầu đường thì đây chính là thứ quyết định đến công nghệ, phương pháp thi công công trình. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công và các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình. Ngay từ khi thành lập, Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long đã là Công ty được đầu tư khá đầy đủ máy móc thiết bị. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhiều may móc thiệt bị của công ty đã bị lạc hậu, hêt thời gian sử dụng. Do đó việc thường xuyên tập trung đầu tư đổi mới công nghệ là một yêu cầu quan trọng cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Thời gian qua, Công ty đã có những đầu tư khá đầy đủ trong việc trang bị máy móc thiết bị cho thi công bao gồm cả về số lượng, chủng loại. Tuy nhiên do một số khó khăn về vốn nên sự đầu tư này còn có phần chưa được thoả đáng. Trong thời gian tới công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm nhằm trang bị đồng bộ một số máy móc thiết bị quan trọng cho thi công xây dựng công trình. 1.3. Thị trường được mở rộng, nâng cao uy tín của Công ty. Thị trường chính của Công ty vẫn là ở miền Bắc, tuy nhiên Công ty vẫn liên tục có công trình thi công ở miền Trung và miền Nam. Cho đến nay Công ty đã có văn phòng đại diện phía Nam và hoạt động khá hiệu quả. Nhờ hoạt động đấu thầu mà Công ty đã có thể tạo dựng và khẳng định được uy tín với khách hang. Trong thời gian qua công ty đã tạo được uy tín trên thị trường qua chất lượng và tiến độ thi công các công trình, nhờ vậy công tác thị trường của công ty ngày càng có hiệu quả.VớI truyền thống và kinh nghiệm lâu năm, Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, đây có thể được coi là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là xây dựng cầu. Nhờ hoạt động đấu thầu được thực hiện có hiệu quả, Công ty đã đạt được các kết quả đáng nể: doanh thu và lợi nhuận khá cao, nguồn nhân lực được cải thiện, trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại, đồng bộ. Mở rộng thị trường nâng cao uy tín đồng thời từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Đây cũng chính là những tiền đề tạo thuận lợi cho công tác đấu thầu về sau của Công ty. Ngoài những kết quả trên, Công ty còn đạt được những thành quả trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất, an toàn lao động, tài chính- kế toán… Mặt khác trảI qua giai đoạn cổ phần hoá đầy biến động và khó khăn đốI vớI một Công ty nhà nước, Công ty cổ phần Cầu 3 Thăng Long đã có thêm nhiều kinh nghiệm cho công cuộc phát triển doanh nghiệp sau này. Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, những kinh nghiệm này chính là một nguồn lực vô cùng quý giá để Công ty có thể phát triển đi lên một cách vững chắc cùng với Tổng công ty Thăng Long. 2. Những hạn chế trong công tác đấu thầu 2.1. Trong công tác lập hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu chính là căn cứ quan trọng và chủ yếu nhất để bên mờI thầu lựa chọn nhà thầu trúng thầu. Bất kỳ một sơ suất nào dù là rất nhỏ trong khi tiến hành khảo sát thực tế, lập hồ sơ dự thầu cũng có thể dẫn đến thua thầu. Trong thờI gian qua, Công ty còn có một số hạn chế trong công tác này như: Giá dự thầu: Hiện nay giá dự thầu của Công ty còn thiếu linh hoạt, nhiều khi giá còn cao so với các đối thủ, công ty lại không áp dụng thư giảm giá để bảo vệ uy tín của mình. Do đó trong một số dự án, Công ty đã bị thua thầu là do vấn đề giá dự thầu vẫn chưa thật khoa học và linh hoạt. Tiến độ thi công: Tiến độ thi công là một trong những chỉ tiêu chính để nhà đầu tư tiến hành chấm điểm nhà thầu. Nếu tiến độ quá dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư và cả của nhà thầu. Việc rút ngắn tiến độ một cách hợp lý cũng chính là đã tiết kiệm cho Công ty và cả cho chủ đầu tư. Nó góp phần giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời điều này cũng là để khẳng định trình độ thi công và uy tín của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Trong một số trường hợp, Công ty bị thua thầu còn là do các lý do khác như: Công nghệ thi công còn thiếu đồng bộ, tài liệu làm chưa chi tiết, thiếu bảo lãnh dự thầu, thiếu tài liệu lien quan, biện pháp thi công không thích hợp, thờI gian huy động máy móc thiết bị quá dài. Đôi khi còn là vì thiếu những đề xuất về quản lý chất lượng, bảo hành, bảo trì sau khi bàn giao công trình… 2.2. Năng lực máy móc thiết bị Máy móc thiết bị trong thi công xây dựng thường có khốI lượng lớn, có giá trị cao và thờI gian sử dụng dài. Mấy năm gần đây, công ty gặp phải khó khăn về vốn nên vấn đề đầu tư cho máy móc thiết bị gặp nhiều hạn chế, một số máy móc Công ty thực sự cần nhưng không có điều kiện để trang bị đồng bộ được. Do vậy, việc rút ngắn tiến độ và đảm bảo chất lượng là một khó khăn rất lớn của Công ty. Mặc dù công ty đã có nhiều sáng kiến cảI tiến kỹ thuật tiết kiệm đầu tư nhưng cũng chỉ mớI khắc phục được phần nào những khó khăn do vấn đề thiếu máy móc thiết bị gây ra. Tuy nhiên, là một công ty có truyền thống lâu dài trong lĩnh vực xây dựng nên Công ty cũng có một hệ thống máy móc khá hoàn chỉnh, một khó khăn gặp phải ở đây là một số máy móc đã sắp hết giá trị sử dụng, một số đã lỗI thờI so với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện nay. Tập trung đầu tư cho Công ty một hệ thống máy móc đồng bộ, hiện đạI đang là mục tiêu phấn đấu của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần cầu 3 Thăng Long. 2.3. Hạn chế về thị trường Tuy hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, một lĩnh vực đầy tiềm năng và rất rộng lớn. Nhưng Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long mới chỉ tạo lập được uy tín trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, trong đó chủ yếu là xây cầu. Ngay từ khi thành lập công ty đã được giao nhiệm vụ đảm bảo giao thông tuyến đường Hà Nội – Vinh trong thời kỳ chống chiến tranh, sau đó là xây dựng 3 cây cầu lớn: Cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá), cầu Đò Lèn (Thanh Hoá) và cầu Ninh Bình, tiếp đó là cầu Thăng Long… Là Công ty có truyền thống và uy tín trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, nhưng hiện nay với những nhiệm vụ mà Công ty đặt ra thì việc có thể giành ưu thế trong đấu thầu thi công các công trình dân dụng và công nghiệp là một khó khăn lớn. Trong đấu thầu thì uy tín và kinh nghiệm là một yếu tố rất quan trọng để có thể giành được ưu thế. Nhưng ngoài lĩnh vực thi công cầu đường, Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long lại có rất ít kinh nghiệm và uy tín: về cơ bản thì Công ty chưa thi công công trình dân dụng, công nghiệp nào có quy mô lớn. Do vậy, để mở rộng thị trường thì Công ty cần có những chính sách phù hợp để có thể giành ưu thế ở các mặt khác (giá cả, kỹ thuật, biện pháp thi công…). Mặt khác, công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm dự án, gói thầu còn yếu kém, nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ khá đáng tiếc. Việc tiếp thị đấu thầu còn tràn lan, nhiều khi phụ thuộc vào uy tín của Công ty mẹ nên thông tin nhận được chưa thực sự hiệu quả, chưa nắm bắt được yêu cầu của chủ đầu tư, việc đánh giá, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh chưa thực sự tốt. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến một số dự án Công ty tham gia đấu thầu với mức giá quá cao, chỉ tiêu kỹ thuật không đúng yêu cầu của chủ đầu tư… Nguyên nhân của tình trạng này là do có một bộ phận làm công tác Marketing hiệu quả, công tác marketing mới chỉ là một công tác nhỏ trong hoạt động của công ty. Do đó việc thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin còn nhiều bất cập. 3. Nguyên nhân 3.1. Nguyên nhân khách quan - Giá cả nguyên vật liệu: Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay giá cả là một vũ khí cạnh tranh đầy sức mạnh của bất kỳ một Công ty nào. Để có thể tồn tại và phát triển nhiều Công ty có chính sách giá rất linh hoạt, do đó sự biến động của giá cả là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là đối với lĩnh vực nhạy cảm như vật liệu. Giá cả nguyên vật liệu biến động sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Giá cả biến động là một khó khăn trong việc lập giá dự thầu của Công ty, Công ty phải tính toán được sự biến động của giá cả để không bị lỗ nhưng giá dự thầu cũng phải là giá có tính cạnh tranh cao. Việc giá cả tăng cao cũng làm gián đoạn công tác thị trường, gây khó khăn trong công tác marketing… - Đối thủ cạnh tranh Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay là nền kinh tế thị trường mở cửa, trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ này, thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài có tiềm năng về công nghệ và vốn. Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ này, Công ty đã và đang phải có chính sách đầu tư phù hợp cho các nguồn lực của mình, phát huy được thế mạnh và uy tín lâu năm đồng thời khắc phục những hạn chế trong còn tồn tại. Ngoài ra, giải pháp để có thể thắng thầu với những đối thủ này thì các Công ty trong nước phải liên doanh, liên kết với nhau nhằm tạo ra một thế, lực mới. Nhưng muốn làm được việc này một cách hiệu quả thì các công ty trong nước phải có đầy đủ thông tin._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4937.doc
Tài liệu liên quan