Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định

Tài liệu Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định: ... Ebook Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định

pdf139 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- CHU THỊ THU HIỀN GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ðỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ MINH NGUYỆT HÀ NỘI – 2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Ngày 25 tháng 10 năm 2008 Tác giả luận văn Chu Thị Thu Hiền Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện ñề tài: "Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh", tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn, giúp ñỡ, ñộng viên của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin ñược bầy tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Sau ñại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, xin cảm ơn tập thể cán bộ Sở Kế hoạch và ðầu tư - nơi tôi ñang công tác, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Minh Nguyệt - Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa kế toán và quản trị kinh doanh. Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ, ñóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa kế toán và quản trị kinh doanh. Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ hết sức nhiệt tình của Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam ðịnh, Cục Thống kê Nam ðịnh, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Nam ðịnh và các Sở, Ban ngành khác trong tỉnh cùng các cán bộ, nhân dân 3 huyện ven biển Nam ðịnh trong quá trình thực hiện ñề tài này. Tôi xin cảm ơn sự ñộng viên, giúp ñỡ của bạn bè, ñồng chí và gia ñình trong quá trình thực hiện ñề tài. Tác giả luận văn Chu Thị Thu Hiền Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu ñồ vii 1. MỞ ðẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 4 2.1 Một số vấn ñề về phát triển kinh tế vùng ven biển 4 2.2 Tiềm năng và khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển 16 2.3 Hướng phát triển kinh tế biển và ven biển Việt Nam hiện nay 26 2.4 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển 31 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 34 3.2 Phương pháp nghiên cứu 44 3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 46 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47 4.1 Khái quát tình hình khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển Việt Nam nói chung và tỉnh Nam ðịnh nói riêng 47 4.2 Tiềm năng và tình hình khai thác một số tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 50 4.2.1 Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên 50 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… iv 4.2.2 Tiềm năng nguồn lực 85 4.2.3 Một số chính sách tác ñộng ñến việc khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh thời gian tới 88 4.3 ðánh giá chung kết quả ñạt ñược và tồn tại, hạn chế trong việc khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh trong thời gian qua 89 4.3.1 Kết quả ñạt ñược 89 4.3.2 Tồn tại, hạn chế 89 4.4 ðịnh hướng và giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh 91 4.4.1 Quan ñiểm, ñịnh hướng phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh 91 4.4.2 Giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh 94 5. KẾT LUẬN 120 5.1 Kết luận 120 5.2 Kiến nghị 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 PHỤ LỤC 127 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC Diễn ñàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á ASEM Diễn ñàn hợp tác Á - Âu BQ Bình quân BT Hợp ñồng xây dựng - chuyển giao BOT Hợp ñồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BTO Hợp ñồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh CNH - HðH Công nghiệp hoá - Hiện ñại hoá DT Diện tích EU Liên minh Châu Âu GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã Lð Lao ñộng NTTS Nuôi trồng thủy sản ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Tð Tốc ñộ SX Sản xuất WTO Tổ chức thương mại thế giới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GTSX các ngành kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 41 4.1 Nguồn lực chủ yếu sử dụng trong ñánh bắt thuỷ hải sản của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 55 4.2 Nguồn lực chủ yếu sử dụng trong nuôi trồng thuỷ hải sản của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 59 4.3 Tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 62 4.4 Sản lượng thuỷ hải sản ñánh bắt của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 66 4.5 Sản lượng thuỷ hải sản nuôi trồng của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 67 4.6 Số lượng tàu thuyền và công suất ñánh bắt thuỷ hải sản của Nam ðịnh so với một số ñịa phương năm 2007 69 4.7 Sản lượng khai thác thực tế so với khả năng khai thác một số loại hải sản của vùng ven biển Nam ðịnh 70 4.8 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 70 4.9 Phương thức nuôi trồng thuỷ sản của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 71 4.10 Kết quả sản xuất muối thô của vùng ven biển Nam ðịnh trong thời kỳ 2000 - 2007 73 4.11 Giá trị sản xuất ngành muối của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001 - 2007 74 4.12 Sản phẩm muối vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001- 2007 75 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… vii 4.13 Diện tích sản xuất muối bị bỏ hoang và chuyển ñổi sang NTTS vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 76 4.14 Cơ sở lưu trú du lịch trên ñịa bàn vùng ven biển Nam ðịnh năm 2007 77 4.15 Lao ñộng làm việc trong khách sạn và nhà hàng vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 78 4.16 Khách du lịch ñến vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 80 4.17 Giá trị sản xuất ngành vận tải biển vùng ven biển Nam ðịnh trong giai ñoạn 2001 - 2007 84 4.18 Dự kiến tăng trưởng kinh tế và cơ cấu GTSX các ngành kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2010-2020 92 4.19 Dự kiến sản lượng thuỷ sản ñánh bắt vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2010-2020 102 4.20 Dự kiến diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2010-2020 104 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Cơ cấu ñất ñai vùng ven biển Nam ðịnh năm 2007 51 4.2 Sản lượng thuỷ hải sản vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001 - 2007 65 4.3 Doanh thu xã hội từ du lịch vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 79 4.4 Nguồn lao ñộng vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 85 4.5 Cơ cấu lao ñộng của vùng ven biển Nam ðịnh năm 2007 86 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 1 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Tiềm năng biển và vùng ven biển Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng ñối với sự phát triển kinh tế của ñất nước, nổi bật là dầu khí với trữ lượng khoảng 3 - 4 tỷ tấn dầu quy ñổi, cùng các loại khoáng sản khác có giá trị như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, …; hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn; dọc bờ biển có trên 100 ñịa ñiểm có thể xây dựng cảng, trong ñó, có nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; nhiều ñảo có tiềm năng phát triển kinh tế cao; hơn 125 bãi biển lớn, nhỏ với cảnh quan ñẹp có ñiều kiện tốt ñể xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp phục vụ khách trong nước và quốc tế. Trong ñiều kiện các nguồn tài nguyên trên ñất liền có hạn, ñã và ñang ñược khai thác mạnh mẽ, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng và ñược sự hỗ trợ của tiến bộ khoa học - công nghệ, vấn ñề tiến ra biển ñang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển, trong ñó có Việt Nam, ñể tìm kiếm và bảo ñảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai. Nam ðịnh là một tỉnh nằm ở ñồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng biển và ven biển phía Bắc, có 72 km bờ biển. Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu phát triển vùng kinh tế biển do ðại hội ñại biểu ðảng bộ tỉnh Nam ðịnh lần thứ XV ñề ra, các tiềm năng kinh tế vùng ven biển ñã ñược ñưa vào khai thác nhiều hơn, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác tốt các nguồn lực kinh tế làm cho kinh tế vùng ven biển có chuyển biến rõ rệt, ñời sống của nhân dân ñược cải thiện. Tuy nhiên, kinh tế vùng ven biển phát triển chưa tương xứng với tiềm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 2 năng, hiệu quả còn thấp. Các lợi thế so sánh về kinh tế biển của tỉnh chưa ñược khai thác tốt, chủ yếu mới khai thác lợi thế về nuôi trồng thủy sản. Các ngành kinh tế khác như khai thác hải sản xa bờ, hàng hải, du lịch, công nghiệp ven biển phát triển còn chậm… Bên cạnh ñó, các ñịa phương ở tuyến biển của tỉnh trong những năm qua cũng gặp những khó khăn do thiên tai, lũ lụt và phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn làm hư hỏng một số tuyến ñê biển, làm cho nhân dân gặp nhiều khó khăn. ðể khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy những thế mạnh của vùng ven biển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: "Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam ðịnh". 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của ñề tài là làm rõ thực trạng, ñồng thời ñưa ra các giải pháp khai thác tiềm năng có hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam ðịnh, tạo cho vùng có trình ñộ phát triển khá và trở thành ñộng lực thúc ñẩy sự phát triển chung của toàn tỉnh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế, tiềm năng vùng ven biển và vấn ñề khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển. - ðánh giá tiềm năng và tình hình khai thác một số tiềm năng kinh tế vùng ven biển chủ yếu thời gian qua, ñồng thời nêu lên những tồn tại của quá trình khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam ðịnh. - Xác ñịnh ñược ñịnh hướng phát triển kinh tế, từ ñó ñề xuất các giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam ðịnh ñến năm 2020. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 3 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng nghiên cứu ðề tài tập trung nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn trong việc phát triển kinh tế, tiềm năng kinh tế và khai thác sử dụng tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển với những sắc thái riêng biệt của vùng ven biển tỉnh Nam ðịnh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: ðề tài nghiên cứu các tiềm năng kinh tế của vùng ven biển Nam ðịnh và tình hình khai thác 3 tiềm năng chủ yếu: nguồn lợi thuỷ sản, nước biển, cảnh quan cho phát triển kinh tế của vùng ven biển tỉnh Nam ðịnh. - Về không gian: ðề tài tập trung nghiên cứu ñịa bàn các huyện ven biển tỉnh Nam ðịnh (gồm 3 huyện: Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và Hải Hậu). - Về thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu ñề tài từ năm 2001 - 2007, dự kiến phát triển ñến năm 2020. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 4 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 2.1 Một số vấn ñề về phát triển kinh tế vùng ven biển 2.1.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhà quản lý, các nhà hoạt ñộng chính trị... thường xuyên sử dụng. Hiểu theo nghĩa khái quát "tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất ñịnh (thường là một năm)"[14]. Sự gia tăng ñược thể hiện ở quy mô và tốc ñộ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc ñộ tăng trưởng ñược sử dụng với ý nghĩa so sánh tương ñối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNP và ñược tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên ñầu người. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là vấn ñề cực kỳ quan trọng, liên quan ñến sự thịnh suy của một quốc gia, tăng trưởng kinh tế là ñiều kiện cần ñể khắc phục ñói nghèo lạc hậu; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; là ñiều kiện ñể tăng thêm việc làm giảm thất nghiệp; củng cố quốc phòng an ninh… Do ñó, nếu không ñạt ñược sự tăng trưởng kinh tế ở mức ñộ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn ñề rất nan giải. Bài học của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng (khoảng những năm 1976 - 1986) ñã cho ta thấy rõ vai trò của sự tăng trưởng kinh tế quan trọng như thế nào. Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Nếu tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn nền Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 5 kinh tế ñến "trạng thái quá nóng", lạm phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội thiếu bền vững. ðể ñạt ñược sự tăng trưởng kinh tế ở mức cần thiết thì phải có sự phối hợp ñồng bộ giữa ñiều hành vĩ mô và ñiều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các công cụ ñòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm... Trong ñiều kiện kinh tế thị trường toàn cầu như hiện nay, mỗi nước không thể tự ñóng khung mình lại mà phải trao ñổi, giao lưu và hội nhập với thế giới bên ngoài, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, ñẩy mạnh xuất - nhập khẩu, tổ chức kinh tế theo hướng mở có kiểm soát. 2.1.1.2 Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. ðối với mỗi xã hội, thông thường nói tới phát triển là nói tới sự ñi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách toàn diện, bao gồm sự tổng hợp của các nhân tố. Các nhà kinh tế thế giới ñã ñưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển và khái niệm phát triển theo thời gian cũng ñã ñi ñến thống nhất: "Phát triển kinh tế ñược hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế ñược xem như là quá trình biến ñổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn ñề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia"[14]. Theo cách hiểu như vậy, phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết ñịnh ñến toàn bộ quá trình phát triển ñó. Do ñó, phát triển kinh tế ñược ñánh giá theo một số tiêu chí sau: ðiều kiện ñầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương ñối dài và ổn ñịnh). ðây là ñiều kiện cần ñể thực hiện các mục tiêu khác của phát triển. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 6 Thứ hai là, sự thay ñổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế ... thay ñổi. Trong ñó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương ñối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, ñặc biệt là ngành dịch vụ. Thứ ba, cuộc sống của ñại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi ñẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân ñược chăm lo nhiều hơn, môi trường ñược ñảm bảo. Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay ñổi về chất của quá trình phát triển. 2.1.1.3 Phát triển bền vững Khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia ñạt ñược một tốc ñộ khá cao, người ta bắt ñầu nghĩ ñến chất lượng cuộc sống và vấn ñề phát triển bền vững ñược ñặt ra. Phát triển bền vững nhằm ñịnh nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo ñảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện ñang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo ñặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, ñịa lý, văn hóa... riêng ñể hoạch ñịnh chiến lược phù hợp nhất với quốc gia ñó. Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần ñầu tiên vào năm 1980 trong chiến lược bảo tồn thế giới với nội dung rất ñơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác ñộng ñến môi trường sinh thái học"[dt8]. Khái niệm này ñược phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo của ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED. Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể ñáp ứng ñược những khả năng hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại ñến những khả năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai"[dt8]. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo ñảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường ñược bảo vệ, gìn giữ. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 7 - Phát triển bền vững về kinh tế: thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn lực hiện có của mỗi vùng, tăng quy mô của GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HðH. - Phát triển bền vững về xã hội: biểu hiện ñời sống tinh thần ñược nâng lên không ngừng về bảo ñảm dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, bình ñẳng cơ hội việc làm, bình ñẳng thu nhập hưởng thụ cho mọi tầng lớp dân cư của vùng lãnh thổ. - Phát triển bền vững về môi trường: Bảo ñảm khai thác tài nguyên hợp lý, giảm thiểu lãng phí tài nguyên gây suy thoái, phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái. Phát triển bền vững bao hàm cả phát triển kinh tế - xã hội phải ñảm bảo sức chứa hợp lý của lãnh thổ, nếu không sẽ dẫn ñến sự quá tải trong phát triển, phát triển nóng, phá vỡ hệ thống lãnh thổ về môi trường, bố trí sản xuất, bố trí dân cư. Yêu cầu về ñảm bảo sức chứa vùng là khi ñưa các hoạt ñộng sản xuất, lao ñộng, dân cư vào vùng phải ñược tính toán khả năng sức chứa hợp lý về các ñiều kiện cấp nước, ñất ñai cho xây dựng, môi trường, sinh thái ... Bố trí sản xuất phải ñược lựa chọn, cân nhắc nhằm tạo ra sự hài hoà, thông thoáng. Một lãnh thổ phát triển quá dày ñặc sẽ bị kìm hãm phát triển[31]. ðể giải quyết ñược những vấn ñề trên, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục ñích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. 2.1.2 Vùng, vùng kinh tế và phân vùng kinh tế 2.1.2.1 Vùng "Vùng" là một khái niệm ñược sử dụng khá phổ biến trong văn liệu khoa học cũng như trong hoạt ñộng thực tiễn. Tuy nhiên, cho ñến nay xung quanh khái niệm vùng vẫn còn nhiều tranh luận khác nhau, ñịnh nghĩa vùng chưa ñược thống nhất. Mặc dù vậy, ña số ý kiến cho rằng vùng là một bộ phận của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 8 lãnh thổ quốc gia, có các ñặc ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ñặc thù làm cho vùng có thể phân biệt với các vùng khác. Vùng nói chung có những dấu hiệu ñặc trưng sau ñây: - Vùng là một thực thể khách quan, chứ không phải do con người "thiết kế", "sáng tạo" ra ñể phục vụ mục ñích riêng của mình[12]. - Vùng là một không gian ñịa lý - một lãnh thổ xác ñịnh, thuộc quyền sở hữu của một quốc gia. Các lãnh thổ này có vị trí, hình dáng, kích thước và quy mô xác ñịnh. Vị trí của vùng ñược xác ñịnh qua hệ trục toạ ñộ, qua sự tiếp giáp với các ñịa danh hành chính hay tự nhiên. Mỗi vùng cũng có hình dáng kích thước chiều dài, chiều rộng xác ñịnh. Vùng có nhiều cấp theo quy mô (quy mô về diện tích, dân số, quy mô của các hoạt ñộng kinh tế - xã hội…). Quy mô và số lượng vùng có sự thay ñổi theo các giai ñoạn phát triển khác nhau[12]. - Vùng là một thực thể khách quan, trong ñó tồn tại những yếu tố tự nhiên (ñất ñai, khí hậu, ñộng thực vật, tài nguyên, khoáng sản, nguồn nước, ñịa hình, sông hồ, thảm ñộng thực vật…); các yếu tố xã hội (dân cư, nguồn lao ñộng, dân tộc, văn hoá, lịch sử…); các yếu tố kinh tế (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thương mại và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt ñộng kinh tế ñó). Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ñó là các yếu tố cấu thành nên vùng[12]. - Các yếu tố cấu thành nên vùng có sự tương ñối ñồng nhất bên trong (nhưng không ñồng chất với nhau) nhưng lại tương ñối khác biệt với bên ngoài (tính ñồng nhất và khác biệt chính là căn cứ ñể phân chia vùng). Nói cách khác, vùng là một bộ phận lãnh thổ ñặc thù trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Do tính ñặc thù, trong thực tế không có bất kỳ vùng nào giống vùng nào[12]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 9 2.1.2.2 Vùng kinh tế Vùng kinh tế có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng. Khái niệm "vùng kinh tế" trong bài giảng kinh tế học vùng của trường ðại học kinh tế quốc dân (1998) ñưa ra: "Vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác ñịnh, ñặc thù của quốc gia; là một thực thể kinh tế khách quan; là một tổ hợp kinh tế - lãnh thổ tương ñối toàn vẹn có chuyên môn hoá kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng; là một phần tử cơ cấu của nền kinh tế quốc dân; là một khâu quan trọng của hệ thống phân công lao ñộng theo lãnh thổ trong nước, trong khu vực và quốc tế". Tuỳ theo mục ñích mục ñích nghiên cứu, người ta phân ra nhiều loại vùng khác nhau dựa trên cơ sở các dấu hiệu ñặc trưng hoặc tổ hợp các dấu hiệu ñặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, với tư cách là ñối tượng nghiên cứu của kinh tế học, các vùng ñược phân ra thành vùng kinh tế ngành và vùng kinh tế tổng hợp. Vùng kinh tế ngành là một vùng mà trong giới hạn của nó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất ñịnh. Vùng kinh tế tổng hợp là một vùng kinh tế ña ngành, ña lĩnh vực phát triển một cách nhịp nhàng cân ñối. Theo quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam, vùng kinh tế tổng hợp là ñơn vị lãnh thổ có vị trí ñịa lý rõ rệt, có ranh giới xác ñịnh (hoặc có tính pháp lý - theo ñịa giới hành chính hoặc có tính ước lệ - ñường ñịa giới quy ước), trong ñó chứa ñựng các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như cư dân cùng các hoạt ñộng kinh tế - xã hội, dưới tác ñộng của tiến bộ khoa học công nghệ và các dòng thông tin, vật chất với bên ngoài, kể cả với vùng khác và quốc tế. Nó có thể ñược coi là một hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, bao gồm các mối liên hệ nhiều chiều về ñịa lí, kỹ thuật, kinh tế, xã hội giữa các bộ phận cấu thành bên trong hệ thống cũng như giữa nó với các hệ thống khác[48]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 10 2.1.2.3 Phân vùng kinh tế Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành những ñơn vị nhỏ phục vụ cho một mục ñích nhất ñịnh trong một thời kỳ nhất ñịnh. Bản thân vùng là một thực thể khách quan nhưng việc phân vùng lại là sản phẩm của tư duy khoa học, dựa trên các phương pháp luận, phương pháp và tiêu chí khác nhau. Vì vậy, các phương án phân vùng ít nhiều ñều mang tính chủ quan, không có tính tuyệt ñối và vĩnh viễn. Phân vùng là một loại hệ thống hoá theo lãnh thổ, giúp người nghiên cứu khái quát ñược một số nét về một không gian nào ñó, từ ñó có những dự báo cho không gian ñó. Khi tiến hành phân vùng kinh tế, phải nghiên cứu sự xuất hiện và quy luật vận ñộng của các yếu tố tạo vùng khách quan. Trên cơ sở ñó, thông qua những nguyên tắc, quan ñiểm nhất ñịnh vạch ra hệ thống các vùng với cơ cấu sản xuất và cơ cấu lãnh thổ nhất ñịnh[31]. 2.1.3 Vùng ven biển và kinh tế vùng ven biển 2.1.3.1 Vùng ven biển * Khái niệm vùng ven biển Từ trước ñến nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biển ñã ñưa ra các ñịnh nghĩa khác nhau về "vùng ven biển”. Dưới ñây là một số ñịnh nghĩa về vùng ven biển ñã ñược lựa chọn tùy theo từng quốc gia và từng lĩnh vực khoa học cụ thể. Vùng ven biển (theo Inman, Nordstrom, 1971) là khoảng không gian chuyển tiếp giữa lục ñịa với biển. Biên giới giữa biển và lục ñịa trên trái ñất kéo dài hơn 440 nghìn km[dt1]. Vùng ven biển (theo các nhà khoa học Nga) là dải danh giới giữa ñất liền và biển, ñặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng ñịa hình bờ biển cổ và hiện ñại. ðịnh nghĩa này phù hợp với nghiên cứu môi trường và tài nguyên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 11 thiên nhiên, nhưng hạn chế khi nghiên cứu về ñịa lý, nhân khẩu học và kinh tế học, không nêu ñược những ảnh hưởng của biển ñến các hoạt ñộng kinh tế hướng tới biển[30]. - Vùng ven biển (theo Joe Baker - Viện Khoa học biển Australia) là dải ñất rộng khoảng 3 km dọc ñường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của bờ biển ñến ranh giới ảnh hưởng của thuỷ triều vào trong ñất liền. ðịnh nghĩa này ñã ñề cập ñến tương tác biển và lục ñịa nhưng vẫn còn hạn chế khi nghiên cứu về các tác ñộng kinh tế - xã hội trong quá trình khai thác lợi thế của biển[dt30]. - Vùng ven biển (theo ñịnh nghĩa của tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế) là vùng tính sâu vào nội ñịa tới ñiểm ảnh hưởng của thuỷ triều lên các con sông, suối và các vùng ñất ngập nước, hoặc tính sâu vào nội ñịa 10 km, tuỳ theo khoảng cách nào lớn hơn. ðịnh nghĩa này thiên về nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên. Các tác giả theo quan ñiểm này cũng chưa chú ý ñến vấn ñề về kinh tế - xã hội, dân cư sinh sống và khai thác các nguồn lợi biển và ven bờ[dt30]. Khi phân tích các tác ñộng kinh tế - xã hội và môi trường của phần lãnh thổ sát biển và các vùng bị nhiễm mặn cho thấy các hoạt ñộng kinh tế - xã hội của cư dân mang những sắc thái ñặc thù gắn với nguồn lợi ven biển. Quá trình khai phá thềm lục ñịa, phát triển các lĩnh vực kinh tế hướng tới mở rộng quan hệ kinh tế ñối ngoại qua ñường hàng hải của dân cư các quốc gia có biển cho thấy các ñịnh nghĩa chung về vùng ven biển phải ñề cập không chỉ ñến những tiêu chí khách quan về ñiều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng ven biển, mà còn phải phản ánh ñược các vấn ñề về dân cư và các hoạt ñộng kinh tế - xã hội, ñồng thời phải tuân thủ những ñiều luật quốc tế và quốc gia về xác ñịnh chủ quyền, ranh giới và các vùng ñặc quyền kinh tế của một quốc gia trên biển. Theo cách hiểu này, khái niệm vùng ven biển ñược hiểu như sau: "Vùng ven biển là toàn bộ phần ñất liền ven biển và các ñảo trên phần biển hải phận và Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 12 các vùng ñặc quyền kinh tế của nước ta. ðó là một không gian ñể bố trí các hoạt ñộng kinh tế - xã hội hướng biển"[30]. Tuy nhiên, cách xác ñịnh phạm vi vùng ven biển ở mỗi nước lại khác nhau. Ở Việt Nam, vùng ven biển ñược lấy theo ñịa giới hành chính ñến xã, huyện hay tỉnh tuỳ theo mục ñích quản lí và nghiên cứu. Như vậy, nếu xét trong phạm vi của một tỉnh, vùng ven biển của tỉnh Nam ðịnh ñược xác ñịnh có thể là các xã hoặc các huyện ven biển hay xét trên phạm vi toàn quốc thì Nam ðịnh chính là một tỉnh ven biển. Với Trung Quốc, phạm vi vùng ven biển ñược tính từ ñường bờ biển kéo sâu vào ñất liền 10km và kéo dài ra vùng biển trên tuyến nước có ñộ sâu 10-15m, tuy nhiên trong thống kê hàng năm, mọi số liệu vẫn ñược thu thập và tính toán theo ñơn vị hành chính cấp huyện hay thành phố. Vùng ven biển của Massachusetts ñược quy ñịnh tính từ ñường biển cách bờ biển của bang 3 dặm vào trong ñất liền cách tuyến ñường giao thông chính ñầu tiên là 100feet. * ðặc trưng vùng ven biển Vùng ven bờ biển có bản chất khác hẳn với các vùng biển và lục ñịa lân cận. Vùng bờ biển là một hệ cân bằng ñộng - hệ bờ biển. Tại ñây luôn luôn xảy ra các quá trình tương tác Biển - Lục ñịa. ðới ven bờ có chứa nhiều hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn như: hệ vùng cửa sông, ñầm phá, vũng, vịnh nhỏ, các bãi biển, ñất ngập nước, vùng ñất ven biển… Các hệ này có bản chất tự nhiên, có giá trị tài nguyên, môi trường rất khác nhau, do ñó ñòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển và quản lý phù hợp. Vùng ven biển, cho dù là ở lục ñịa hay ở ñảo, có một số ñặc trưng quan trọng sau ñây: - ða dạng các hệ sinh thái, phong phú nơi cư trú, giàu có các nguồn lợi tài nguyên. Các ñặc trưng về vật lý, ñộng lực, thủy văn, môi trường… ở vùng ven bờ thường xuyên thay ñổi. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 13 - Là nơi lý tưởng cho mọi hoạt ñộng của con người, từ du lịch, vui chơi giải trí, ñánh bắt hải sản trên biển, ñến vận tải biển, phát triển khai thác dầu, khí, khoáng sản và an ninh quốc phòng. - Là nơi tập trung dân cư, các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp. Xu thế ñô thị hóa và công nghiệp, thương mại hóa vùng ven biển ngày càng phát triển mạnh mẽ. - Luôn luôn nảy sinh và tồn tại sự cạnh tranh, tranh chấp giữa các xu thế phát triển tự nhiên Biển - Lục ñịa, phát triển kinh tế xã hội. Luôn luôn có mâu thuẫn quyền lợi trong quá trình khai thác và sử dụng. ðó là những nguyên nhân và nguy cơ tiềm năng phá vỡ tính thống nhất các chức năng của hệ tài nguyên môi trường vùng ven biển[1]. * Vai trò vùng ven biển Vùng ven biển cung cấp mặt bằng, nguyên vật liệu, thực phẩm và bảo vệ chúng ta. Hiện nay, bờ biển trở nên quan trọng trong phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, nghỉ ngơi và bảo tồn. Vùng ven biển là nơi tập trung hầu hết các hoạt ñộng kinh tế, xã hội, quân sự, là bàn ñạp và cơ sở hậu cần cho các chương trình khai thác, phát triển các vùng biển và ñại dương. Hơn 50% dân số (khoảng gần 3,2 tỷ người) trên quả ñất ñang sống tập trung dọc theo bờ biển, có nghĩa là, một nửa dân số ñang sống tập trung trong một vùng diện tích chỉ chiếm 10% tổng diện t._.ích trái ñất[dt1]. Ở Việt Nam, có khoảng 25% dân số sinh sống tập trung ở vùng ven bờ, trên diện tích khoảng 66 nghìn km2, (chiếm khoảng 20% tổng diện tích toàn quốc). Dự ñoán, ñến năm 2025, có 75% dân số (khoảng 6,3 tỷ người) trên thế giới sẽ sống tập trung ở vùng ven biển. Người ta dự ñoán rằng, dân số cao nhất sẽ ñạt khoảng 11,5 tỷ người vào năm 2060 và sẽ bắt ñầu giảm vào năm 2095. Chính vì vậy, vùng ven là nơi biểu hiện rõ nét, gay gắt các mâu thuẫn giữa khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, nguồn lợi và môi trường[1]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 14 Ngày nay, ai cũng biết, nguồn lợi ở vùng ven biển, ở biển và ñại dương không phải là vô tận, khả năng tự làm sạch của chúng là có giới hạn. Do ñó, phương thức chỉ ñạo kinh tế biển và ven biển trước ñây là tập trung khai thác triệt ñể các nguồn lợi phong phú, ña dạng của biển ñã không còn thích hợp nữa trong giai ñoạn hiện nay và tương lai mà phải thay ñổi, lấy tư tưởng chủ ñạo là khai thác, bảo vệ và phục hồi các nguồn lợi tài nguyên môi trường một cách bền vững. 2.1.3.2 Kinh tế vùng ven biển Trong phạm vi ñề tài của mình, ñể phân tích và nghiên cứu, tác giả sử dụng quan niệm về kinh tế vùng ven biển trích trong “Chiến lược biển Việt Nam ñến năm 2010”, ñược ñưa ra bởi Viện chiến lược phát triển Việt Nam. Mới chỉ là “quan niệm”, bởi theo Viện chiến lược phát triển là “ñể có một khái niệm mang tính qui ước khi phân tích”. “Chiến lược biển Việt Nam ñến năm 2020” ñã ñược thông qua tại Hội nghị Trung ương VI khoá X ngày 9 tháng 2 năm 2007. Quan niệm kinh tế vùng ven biển của Viện chiến lược phát triển Việt Nam: "Kinh tế vùng ven biển là toàn bộ các hoạt ñộng kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo ñịa bàn các xã ven biển, các huyện ven biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển - có biên giới ñất liền tiếp giáp với biển), bao gồm cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ trên phạm vi ñịa bàn lãnh thổ này"[dt24] Từ quan niệm về "kinh tế vùng ven biển" nêu trên, có thể nêu ra lên 2 khía cạnh nghiên cứu kinh tế vùng ven biển như sau: Về ñịa giới hành chính: ñó là toàn bộ các ñơn vị hành chính có ñường bờ biển, thuộc cấp tỉnh, huyện, xã quản lý. Về phát triển kinh tế: Kinh tế vùng ven biển không chỉ ñơn thuần là các hoạt ñộng kinh tế của một vùng mà còn là các hoạt ñộng kinh tế hướng biển, tức là, tất cả các hoạt ñộng ñược bố trí một cách hợp lí ñể khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lợi từ biển. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 15 2.1.3.3 Phân biệt kinh tế vùng ven biển và kinh tế biển Khi ñề cập ñến kinh vùng ven biển, thực chất cũng có sự liên quan nhất ñịnh ñến kinh tế biển. Sự khác nhau và mức ñộ liên quan giữa kinh tế vùng ven biển và kinh tế biển ta sẽ thấy rõ sau ñây. Quan niệm về kinh tế biển cũng ñược ñưa ra bởi Viện chiến lược phát triển: "Toàn bộ các hoạt ñộng kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (ñánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và 7. Kinh tế ñảo. Có thể coi ñây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp. Các hoạt ñộng kinh tế trực tiếp liên quan ñến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt ñộng kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt ñộng kinh tế biển ở dải ñất liền ven biển, bao gồm: 1. ðóng và sửa chữa tàu biển (hoạt ñộng này cũng ñược xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp chế biến dầu khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, ñào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, ñiều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển. Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt ñộng kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt ñộng kinh tế trực tiếp liên quan ñến khai thác biển ở dải ñất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa rộng"[dt24]. Theo quan niệm trên, ta có thể thấy rằng, hoạt ñộng kinh tế biển là các hoạt ñộng ñược sinh lời từ biển hay ñược liên quan một cách trực tiếp ñến biển. Như vậy, kinh tế vùng ven biển và kinh tế biển sẽ có một bộ phận trùng nhau, ñó là các hoạt ñộng kinh tế biển ñược diễn ra ở vùng ven biển. ðối với mỗi quốc gia ven biển thì kinh tế biển và kinh tế vùng ven biển là hai nội dung quan trọng của các chiến lược, quy hoạch biển. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 16 2.2 Tiềm năng và khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển 2.2.1 Lý thuyết tiềm năng Thuật ngữ tiềm năng ñược sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng có thể hiểu là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa ñược khai thác, chưa ñược biết ñến hoặc chưa ñược sử dụng hợp lý vào các hoạt ñộng vì lợi ích của con người. Trong phạm vi ñề tài chúng tôi chỉ ñề cập ñến khái niệm "tiềm năng kinh tế" ñể ñánh giá khả năng phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ. Tiềm năng kinh tế là toàn bộ các nguồn lực (vị trí ñịa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, ñường lối chính sách, vốn, thị trường trong và ngoài nước…) chưa ñược khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất ñịnh. Như vậy, tiềm năng kinh tế có thể tồn tại dưới 2 dạng, dạng chưa ñược ñánh thức (tiềm năng ''tĩnh''), dạng chưa khai thác hết và khai thác chưa ñạt hiệu quả cao như mong muốn (tiềm năng ''ñộng''). Tiềm năng kinh tế không phải là bất biến. Nó thay ñổi theo không gian và thời gian. Tiềm năng kinh tế có thể do nội tại hoặc cũng có thể nảy sinh khi có sự tác ñộng của các yếu tố mới từ bên ngoài. "Tiềm năng nội sinh" ñược hiểu là tiềm năng nội tại, sẵn có hoặc là những yếu tố nội lực ẩn chứa bên trong các nguồn lực như vị trí ñịa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, vốn, thị trường, chưa phát huy ñược một cách ñầy ñủ kể cả mặt lượng và chất[29]. Do ñó, phát huy yếu tố nội lực là cơ bản, quyết ñịnh. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài thì hiệu quả của các yếu tố nội lực sẽ ñược nâng lên. "Tiềm năng ngoại sinh" là những tiềm năng kinh tế mới xuất hiện khi có tác ñộng về sự thay ñổi của các yếu tố bên ngoài[dt29]. Tiềm năng ngoại sinh thường rất nhạy cảm và ñược tận dụng khai thác một cách triệt ñể khi xuất hiện. Những tiềm năng mới nảy sinh hầu như ñược ñưa lại do những tác ñộng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 17 của chủ quan con người thông qua việc triển khai thực hiện chính sách kinh tế như chính sách ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, phát triển trung tâm ñô thị, khu công nghiệp và các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Do ñó, làm xuất hiện nhiều nhân tố mới và con người phải tìm cách khai thác những lợi thế mới xuất hiện như khả năng về thương mại, dịch vụ, thị trường, mức ñộ thu hút lao ñộng và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Có thể nói, tiềm năng nội sinh hay ngoại sinh cũng chỉ mang tính tương ñối về mặt thời gian, ñến một lúc nào ñó các tiềm năng ngoại sinh cũng sẽ trở thành tiềm năng nội sinh. Tiềm năng kinh tế cũng là sự thể hiện lợi thế của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Tiềm năng và lợi thế luôn nảy sinh, xuất hiện cùng với quá trình phát triển kinh tế. Trong ñiều kiện quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với việc mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các vùng ngày càng phát triển thì việc ñánh giá ñúng các tiềm năng kinh tế là hết sức cần thiết có thể biến tiềm năng kinh tế thành lợi thế so sánh ñể phát triển kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào nhận thức và cách ñánh giá của chúng ta. Tóm lại, tiềm năng kinh tế có vai trò quan trọng ñối với sự phát triển kinh tế và xã hội của một lãnh thổ nhất ñịnh. Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế là việc làm thường xuyên và là vấn ñề hết sức quan trọng nhằm sử dụng một cách triệt ñể các nguồn lực cho phát triển kinh tế. ðể các tiềm năng kinh tế biến thành hiện thực, trở thành sản phẩm hàng hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi ñịa phương cần phải biết lựa chọn, biết phát huy, khơi dậy tiềm năng bằng những chính sách và biện pháp thích hợp. Các chính sách của Chính phủ cũng do con người ñặt ra theo ý chủ quan trên cơ sở phân tích khoa học và khách quan tuân theo các quy luật của tự nhiên - xã hội, quan trọng là biết vận dụng nó vào những ñiều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi nước trong từng giai ñoạn phát triển. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 18 2.2.2 Các tiềm năng cơ bản của vùng ven biển 2.2.2.1 Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên Tiềm năng tài nguyên ở ñây ñược hiểu với nghĩa rộng, không chỉ là những những tài nguyên ñóng vai trò là yếu tố ñầu vào của quá trình sản xuất mà còn bao gồm cả các yếu tố tự nhiên khác như: vị trí ñịa lí - ñịa hình, ñặc ñiểm bờ biển, ñặc ñiểm khí hậu, … Những dạng tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ven biển gồm: 1. Tài nguyên ñất . 2. Tài nguyên khoáng sản (bao gồm cả dầu khí). 3. Tài nguyên sinh vật 4. Nước biển. 5. Cảnh quan 6. Dạng khác: không gian biển, vị trí ñịa lí, ñặc ñiểm bờ biển, ñặc ñiểm khí hậu, … .. Tài nguyên thiên nhiên, ñó chính là ñiều kiện thiết yếu, là ñộng lực ñể hình thành và phát triển kinh nói chung, kinh tế vùng ven biển nói riêng. Nhìn chung, các ngành kinh tế vùng ven biển ñược hình thành ñều xuất phát từ việc khai thác các dạng tài nguyên nào ñó của biển, ví dụ như: ñánh bắt hải sản, khai thác dầu khí, vận tải…; tiếp ñó, các ngành liên quan trực tiếp ñến khai thác biển ñược hình thành lại xuất phát từ chính các ngành kinh tế diễn ra trên biển, ñó là các ngành phục vụ cho việc khai thác biển, hay là chế biến các sản phẩm ñược khai thác từ biển, ví dụ như: chế biến hải sản, lọc dầu, ñóng tàu, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển... Do vậy, tài nguyên là yếu tố quan trọng hàng ñầu ñối với kinh tế vùng ven biển. Có 2 dạng tài nguyên biển: dạng tài nguyên có thể tái tạo ñược và dạng tài nguyên không thể tái tạo ñược. Tuy nhiên hiện nay, ñiều người ta ñang quan tâm ñó là ngay cả ñối với dạng tài nguyên có thể tái tạo ñược cũng ñang ngày dần ít ñi do ảnh hưởng của khai thác quá mức và vấn ñề ô nhiễm biển. Do ñó, khai thác một cách hợp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 19 lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển ñang là yêu cầu bức thiết và luôn luôn phải ñược gắn cùng với quá trình phát triển kinh tế vùng ven biển. 2.2.2.2 Tiềm năng nguồn lực * Vốn và kỹ thuật công nghệ Ngoài tài nguyên thì vốn và kỹ thuật - công nghệ cũng là hai yếu tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế vùng ven biển. Vốn và kỹ thuật - công nghệ là hai yếu tố ràng buộc chủ yếu ñối với kinh tế biển. Nếu không có kỹ thuật, chúng ta không thể phát triển những ngành kinh tế biển hiện ñại ñòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng công nghệ cũng có thể ñược nhập khẩu. Muốn nhập khẩu ñược công nghệ thì cần có vốn. Hơn nữa nếu thiếu vốn và kỹ thuật, cũng không thể tiến hành sản xuất và khai thác với quy mô lớn. Như vậy kinh tế khó mà có thể phát triển ñược nếu thiếu vốn và kỹ thuật - công nghệ. * Nguồn nhân lực Lao ñộng cũng có thể ñược coi là một dạng tài nguyên của kinh tế vùng ven biển, tài nguyên về nhân lực, cả về số lượng và chất lượng. Nguồn lao ñộng ở các vùng ven biển có ñóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế biển. ða phần các cư dân ven biển ñều là những nhà kinh tế biển tài ba. ðối với họ, nghề biển là nghề truyền thống của gia ñình (ñánh cá, nghề làm muối), ñược truyền lại từ ông cha họ, từ ñời này qua ñời khác. Nhưng ngày nay, người lao ñộng không chỉ cần có kinh nghiệm mà còn cần phải tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật ñể nâng cao năng suất lao ñộng. Những ngành kinh tế biển mới cũng ñòi hỏi người lao ñộng phải có trình ñộ cao. Do ñó, ñào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vùng ven biển là một yêu cầu cần thiết. * Cơ sở hạ tầng ðây cũng chính là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc ñịnh hướng phát triển nền kinh tế và giải quyết các vấn ñề xã hội chủ yếu ñang ñặt ra ở nước ta. Nếu có một hệ thống thuỷ lợi, giao thông hoàn chỉnh, hợp lý sẽ có khả năng tạo cơ hội cho người dân khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 20 * Thị trường Thị trường ñược coi là một trong những ñộng lực ñể phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong các quy hoạch phát triển, phân bố các ngành kinh tế và xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và vùng ven biển nói riêng, yếu tố thị trường ñược xem xét cả về số lượng và chất lượng. 2.2.2.3 Thể chế và chính sách ðây cũng là một tiềm năng quan trọng. Phát triển kinh tế vùng ven biển cũng cần có một hệ thống luật pháp, chính sách, các qui ñịnh, nguyên tắc, các công cụ, bộ máy thực hiện…ñể ñiều chỉnh các mối quan hệ trong kinh tế biển. Không những chỉ có thể chế kinh tế mà thể chế chính trị, thể chế xã hội cũng tác ñộng ñến kinh tế bằng việc tạo lập hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các hoạt ñộng ñầu tư vào kinh tế biển. Một thể chế phù hợp sẽ tạo ñiều kiện thúc ñẩy kinh tế vùng ven biển phát triển nhanh hơn và ngược lại. Cũng cần phải chú ý rằng, riêng ñối với vùng ven biển, thể chế ở ñây không chỉ là thể chế trong nước mà ñó còn bao gồm cả thể chế quốc tế như là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển quốc tế, các Hiệp ñịnh về phân ñịnh vùng biển, thềm lục ñịa…với các nước láng giềng, các cơ quan tổ chức quốc tế liên quan ñến biển,… Tóm lại, tiềm năng vùng ven biển là cơ sở và nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Cùng với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong tương lai, tiềm năng và việc khai thác tiềm năng vùng ven biển sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của ñất nước. 2.2.3 Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển và vùng ven biển ñang là xu thế của các quốc gia có biển Thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế biển. Các quốc gia biển trên thế giới ñang xúc tiến xây dựng chiến lược, sau ñó là các kế hoạch hành ñộng khai Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 21 thác biển, vùng ven biển và hải ñảo. Biển không chỉ giúp ñiều hoà khí hậu toàn cầu mà còn cung cấp nhiều nguồn tài nguyên quí báu phục vụ cuộc sống của con người. Từ xa xưa con người ñã biết khai thác biển, phục vụ cho nhu cầu thức ăn, ñi lại. Khi khoa học phát triển, con người ngày càng tạo ra ñược nhiều sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc từ biển. Ngày nay nhu cầu của xã hội loài người ñối với các sản phẩm, dịch vụ từ biển ngày càng tăng bởi những lí do sau ñây: Dân số ngày càng tăng là một áp lực ñòi hỏi sự phát triển hướng biển. Trong nhiều thập kỷ qua người ta thấy rằng nhu cầu về hải sản tăng theo mức tăng dân số và thu nhập. Trong vài năm trở lại ñây, do ảnh hưởng bởi các dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm, con người cũng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm từ hải sản. Do ñó, nhu cầu của con người về hải sản là rất lớn và không ngừng tăng lên. Theo ñánh giá của các chuyên gia Nhật Bản, nhu cầu thuỷ sản thế giới nói chung và hải sản nói riêng trong nhiều năm tới sẽ vẫn tăng, ñến năm 2015 nhu cầu ñạt 180 nghìn tấn gấp 1,5 lần so với năm 2004[dt11]. Một sức ép nữa do việc tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế là sức ép về năng lượng. Nhiều nơi trên thế giới (trong ñó có cả Việt Nam) vẫn thường xuyên ở trong tình trạng thiếu năng lượng. Dầu khí cho ñến nay vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu nhất. Do vậy ñòi hỏi phải phát triển ngành dầu khí. Hơn nữa, ngày nay người ta còn ñang hướng tới việc sử dụng năng lượng sạch. Tài nguyên dầu khí không phải là dạng tài nguyên có thể khai thác vĩnh cửu, nó cũng sẽ dần cạn kiệt trong tương lai, và nó cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Nhiều dạng năng lượng biển khác ñã ñược nghiên cứu và sử dụng ở một số nước trên thế giới như là: năng lượng thuỷ triều (ở Pháp, Anh, Canada, Nga, Ấn ðộ, Trung Quốc…), năng lượng sóng biển (ở Anh, Na Uy, ấn ðộ, Trung Quốc), năng lượng dòng chảy (ở Mỹ, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 22 Anh, Nhật, Trung Quốc…), các dạng năng lượng khác ñang ñược nghiên cứu và phát triển trong tương lai như: năng lượng phát ra từ chênh lệch ñộ mặn, chiết xuất nhiên liệu từ nước biển… Ngoài ra, khi cuộc sống ngày càng no ñủ con người càng có nhu cầu về giải trí, du lịch… Do ñó, ñòi hỏi có thêm nhiều bãi biển và các hình thức vui chơi giải trí biển. Theo kinh nghiệm của các nước, khi kinh tế phát triển ñến một trình ñộ nhất ñịnh, ngành vui chơi giải trí và du lịch biển sẽ phát triển nhanh chóng. Mặt khác, ñời sống của con người ngày càng ñược nâng cao nên người ta càng có nhu cầu ñược tiêu dùng các sản phẩm ña dạng và phong phú hơn ñến từ nhiều quốc gia khác nhau. ðiều ñó sẽ thúc ñẩy sự xuất khẩu các sản phẩm như hải sản, và thúc ñẩy sự phát triển ngành vận tải. Trong xu hướng mở cửa hội nhập như hiện nay, yêu cầu phát triển thương mại quốc tế ngày càng ñòi hỏi sự phát triển nhanh của ngành vận tải biển. Ngoài ñường biển còn có nhiều con ñường vận chuyển khác như: ñường hàng không, ñường sắt, ñường bộ, ñường sông. Tuy nhiên biển vẫn là ñường thông thương chủ yếu của Trái ñất, không phải chỉ vì biển ñã ngăn cách nhiều châu lục và nhiều ñảo còn bởi vì vận chuyển bằng ñường biển có nhiều ưu ñiểm: việc vận chuyển ñược liên tục, có thể vận chuyển khối lượng rất lớn, chi phí vận chuyển thấp. ðường biển hiện chiếm tới 90% lượng hàng hoá ñược vận chuyển trên thế giới. Tỷ trọng này ñược các chuyên gia kinh tế trên thế giới dự báo là sẽ vẫn tăng trong nhiều năm tới. Và, một lí do quan trọng phải kể ñến ñó là một số loại tài nguyên trên ñất liền ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Như ta thường thấy, khai thác tài nguyên biển thường chậm và khó khăn hơn tài nguyên ñất liền. Nói chung, con người sẽ khai thác tài nguyên ñất liền trước rồi sau ñấy mới khai thác tài nguyên biển. Những nước có nhiều tài nguyên trên ñất liền thì ít ñòi hỏi khai Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 23 thác tài nguyên biển hơn, những nước ít tài nguyên ñất liền thì càng có nhu cầu khai thác tài nguyên biển. Nhưng ngày nay nhiều loại tài nguyên trên ñất liền ñã ñược khai thác gần cạn kiệt hay trữ lượng ngày càng giảm hoặc sẽ khan hiếm trong tương lai. Do ñó người ta sẽ tìm cách ñể khai thác chúng từ biển (ví dụ như nước ngọt, không gian, khoáng sản, nguyên tố hoá học...). Như vậy ta thấy rằng, cuộc sống của con người ñang ngày càng phụ thuộc vào biển nhiều hơn nên việc khai thác tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng ven biển là xu hướng tất yếu. 2.2.4 Các nhân tố cơ bản tác ñộng ñến việc khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển. Có rất nhiều nhân tố tác ñộng tới khai thác tiềm năng phát triển kinh tế nói chung cũng như kinh tế vùng ven biển nói riêng, như: ñặc ñiểm tự nhiên khí hậu, cơ cấu dân số, dân tộc, ñặc ñiểm tôn giáo, văn hóa, truyền thống lịch sử… Riêng ñối với kinh tế biển, trong rất nhiều nhân tố, những nhân tố sau ñây có tác ñộng rõ ràng nhất: 2.2.4.1 ðiều kiện tự nhiên và môi trường biển Như ta ñã biết, kinh tế vùng ven biển là ngành kinh tế hoạt ñộng dựa nhiều vào tài nguyên biển nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các ñiều kiện, ñặc ñiểm về thời tiết, khí hậu, vị trí ñịa lí, ñịa hình, thủy hải văn...ở vùng biển, ven biển. Lấy một vài ví dụ. Như ñối với việc sản xuất muối, sản xuất bằng phương pháp phơi cát hay phơi nước sẽ thuận lợi hơn nếu làm ở vùng có nhiều nắng và nắng quanh năm. Do ñó, ở Việt Nam các tỉnh miền Nam, Trung sẽ có nhiều thuận lợi hơn ở miền Bắc, làm muối chỉ thuận lợi vào mùa hè. Bão cũng ảnh hưởng ñến nhiều hoạt ñộng kinh tế biển như việc nuôi trồng hải sản, du lịch biển, vận tải,...Bão lớn có thể phá hủy các ñầm nuôi trồng hải sản và cuốn hết các con nuôi ra biển, hay có thể gây cản trở ñối với việc vận tải biển, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 24 các hoạt ñộng du lịch, vui chơi giải trí trên biển cũng không thể diễn ra khi có bão…Hay ngoài ra còn có các ñiều kiện khác như sự hoạt ñộng của dòng chảy, nhiệt ñộ nước biển, sự trao ñổi chất diễn ra trong nước biển,...có ảnh hưởng ñến dòng cá, trữ lượng cá trong lòng biển và ñại dương. Ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra những sự biến ñổi về môi trường khí hậu biển và do ñó cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên sinh vật trong lòng biển. 2.2.4.2 Văn hoá - truyền thống ðây là nhân tố quan trọng tác ñộng lên mọi hoạt ñộng kinh tế. Ở những vùng biển có nền văn hóa - truyền thống khác nhau thì cách ứng xử trước biển của con người cũng khác nhau. Ví dụ như ở Việt Nam, vùng ven biển phía Bắc người dân có truyền thống lấn biển và ñánh bắt hải sản ven bờ, còn người dân ven biển phía Nam lại thường khai thác ở xa bờ, do vậy, khai thác cá xa bờ ở phía Nam cũng phát triển mạnh hơn. Trước ñây, ngư dân dùng thuốc nổ, lưới ñiện khai thác cá ven bờ nên ñã phá huỷ hệ sinh thái ven biển, gây cạn kiệt nguồn lợi hải sản…Tất cả những yếu tố ñó cũng thuộc về trình ñộ văn hóa, nhận thức của con người. Nó sẽ có tác ñộng nhiều ñến sự phát triển bền vững của kinh tế vùng ven biển. 2.2.4.3 Các mối quan hệ quốc tế về biển Các mối quan hệ quốc tế về biển cũng ảnh hưởng ñáng kể ñến kinh tế vùng ven biển, ñó có thể là mối quan hệ hợp tác hay cũng có thể là những tranh chấp liên quan ñến biển. Như ta ñã biết, mọi sự thay ñổi, biến ñổi của biển ñều tác ñộng lên tất cả các quốc gia ven biển. Sự thống nhất, hợp tác giữa các quốc gia có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn ñề chung như là ô nhiễm, thay ñổi khí hậu biển. Hay sự hợp tác trong lĩnh vực ñiều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển; hợp tác nghiên cứu và trao ñổi khoa học công nghệ biển sẽ giúp thúc ñẩy sự phát triển của kinh tế biển của mỗi nước. Tuy nhiên, cũng bởi vì biển thế giới là nối liền nhau nên việc xảy ra tranh chấp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 25 giữa các quốc gia, nhất là các quốc gia láng giềng về tài nguyên trong lòng biển, về chủ quyền ñảo, lãnh hải vẫn luôn xảy ra. Tranh chấp không ñược giải quyết thì các hoạt ñộng kinh tế biển không thể diễn ra một cách thuận lợi, thậm chí việc tranh chấp cũng có thể dẫn ñến xung ñột vũ trang giữa các nước. Do vậy, sự ổn ñịnh và hợp tác trong các mối quan hệ quốc tế về biển cũng ñóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế vùng ven biển của mỗi nước. 2.2.4.4 Vai trò quản lí của Nhà nước Trong các nhân tố tác ñộng ñến sự phát triển kinh tế nói chung hay phát triển kinh tế vùng ven biển nói riêng, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước về kinh tế luôn là một nhân tố hết sức quan trọng. Cơ chế thị trường sẽ kích thích và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhưng không phải là hoàn hảo, nó còn có khuyết tật mà chỉ có Chính phủ mới có khả năng giải quyết. Vì vậy mà không thể thiếu ñược vai trò ñiều tiết của Nhà nước ñối với nền kinh tế. Ngày nay, muốn quản lý kinh tế thì cần phải có cả “hai bàn tay”, không có một nước nào hoàn toàn chỉ có thị trường ñiều tiết nền kinh tế và không có nước nào Chính phủ hoàn toàn quyết ñịnh tất cả các vấn ñề kinh tế. Ở Việt Nam, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước luôn luôn ñược khẳng ñịnh là: quản lý, ñiều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Trong phát triển kinh tế vùng ven biển, chức năng quản lý của Nhà nước là: thứ nhất, ñịnh hướng sự phát triển vùng kinh tế ven biển; thứ hai, tạo hành lang pháp lý trong lĩnh vực phát triển kinh tế vùng ven biển; ñiều tiết các hoạt ñộng kinh tế vùng ven biển; và thực hiện chức năng ñối ngoại về các vấn ñề quốc tế liên quan ñến biển. Ở Việt Nam, các công cụ ñể Nhà nước thực hiện vai trò và chức năng quản lý, ñó là: - Hệ thống kế hoạch hóa, bao gồm các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 26 về phát triển vùng kinh tế biển. - Hệ thống luật pháp. - Các chính sách. - Lực lượng kinh tế Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, Ngân sách, cơ sở hạ tầng,...). - Bộ máy quản lý Nhà nước. 2.3 Hướng phát triển kinh tế biển và ven biển Việt Nam hiện nay Khai thác tiềm năng là nội dung của các chính sách phát triển kinh tế biển và ven biển Việt Nam. Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam ñến năm 2020” ñã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI ñược thế giới xem là “thế kỷ của ñại dương”. Các quốc gia có biển ñều rất quan tâm ñến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển ðông, trong ñó có vùng biển Việt Nam, có vị trí ñịa kinh tế và ñịa chính trị rất quan trọng…với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và ña dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn ñối với sự nghiệp phát triển ñất nước”. Với những nhận ñịnh quan trọng trên, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương ðảng (khoá X) ñã có quan ñiểm chỉ ñạo về ñịnh hướng chiến lược biển Việt Nam ñến năm 2020, thể hiện rõ trên các luận ñiểm sau: Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện ñại, tạo ra tốc ñộ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo ñảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải ñảo với phát triển vùng nội ñịa theo hướng CNH – HðH. Ba là, khai thác mọi nguồn lực ñể phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 27 trường biển trên tinh thần chủ ñộng, tích cực mở cửa, phát huy ñầy ñủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình ñẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc ñộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ñất nước. Trên tinh thần ñó, ðảng ta ñã xác ñịnh rõ mục tiêu và ñịnh hướng chiến lược phát triển kinh tế biển ñến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn. 2.3.1 ðịnh hướng chiến lược các vùng biển Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình): Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh, nòng cốt là cảng biển, công nghiệp và du lịch biển làm ñầu tầu lôi kéo cả vùng phát triển. Hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp, cụm công nghiệp ven biển. Phát triển các khu kinh tế thương mại gắn với vành ñai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở xây dựng tuyến ñường ven biển, cảng biển, các khu kinh tế, các thành phố, thị xã, thị trấn ở dải ven biển. Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá - Bình Thuận): Xây dựng ðà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan ñến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc - Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các ñô thị ven biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp, chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch. Vùng biển và ven biển ðông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh): Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển của vùng. Hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trong ñó quan trọng nhất là tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 51. Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang): Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng hướng mạnh ra biển. ðến năm 2020, cơ bản xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 28 lịch sinh thái chất lượng cao và trung tâm giao thương quốc tế. Hình thành và phát triển tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Tây (Rạch Giá - Hà Tiên) và tuyến hành lang kinh tế ven biển phía ðông (Bạc Liêu - Ghềnh Hào - Cà Mau - Năm Căn) gắn với xây dựng khu công nghiệp khí - ñiện - ñạm Cà Mau[2]. 2.3.2 Một số chủ trương phát triển kinh tế vùng ven biển Việt Nam hiện nay Vùng ven biển Việt Nam có 29 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong ñó có 12 huyện ñảo, 53 xã ñảo) với khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các ñảo. ðây là một vùng lãnh thổ bao la, trải dài trên khắp các vùng, miền của ñất nước. ðể phát triển kinh tế biển, một mặt cần thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển mạnh các lĩnh vực kinh tế biển như ñã nêu trên ñây. Mặt khác, cần thực hiện tốt quy hoạch, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế vùng ven biển. Cụ thể là: 2.3.2.1 Thực hiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo ñảm quốc phòng - an ninh các vùng biển và ven biển - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo ñảm quốc phòng an ninh phải ñược gắn bố nhuần nhuyễn trong 1 quan ñiểm thống nhất, 1 tư duy khoa học, phù hợp với xu thế thời ñại, vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa có quan ñiểm chính trị gắn bó hài hoà vì mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững. - Tiến hành quy hoạch các trung tâm phát triển ra biển và các khu vực biển, ñảo có khả năng ñột phá trong phát triển kinh tế như Móng Cái, Vân ðồn, Nghi Sơn, Vũng áng, ðà Nẵng, Dung Quất – Chu Lai, Vân Phong, Phú Quốc, Côn ðảo, Phú Quý…[49]. - Công tác quy hoạch phải trên cơ sở của kinh._. nguồn nhân lực. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình ñộ cho sản xuất kinh doanh. Thứ tư, tăng cường ñầu tư cho giáo dục - ñào tạo, ñặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Xây dựng các cơ chế khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Có chính sách ñào tạo nghề cho lao ñộng chuyển ñổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm. Thứ năm, có chính sách ñầu tư thêm cho các sinh viên người trong vùng ñang theo học ở các trường ñại học và các trường dạy nghề và hợp ñồng cụ thể ñể sau khi tốt nghiệp về quê hương làm việc. Thứ sáu, cân ñối lại cơ cấu của lực lượng lao ñộng thông qua các cơ chế và chính sách của ñể có kế hoạch ñiều chỉnh và phân luồng học sinh vào các trường ñại học, cao ñẳng, trung cấp với các trường ñào tạo và dậy nghề; Cần chú trọng hơn nữa tới quy hoạch và ñào tạo khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao nhằm ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu về công nhân lành nghề, có tay nghề cao, có tính kỷ luật và tác phong công nghiệp cho các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và xuất khẩu lao ñộng. Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực cho vùng ven biển, ñặc biệt là chính sách ñầu tư thoả ñáng cho ñào tạo lao ñộng phục vụ cho các khu công nghệ cao, có chính sách khuyến khích Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 112 các doanh nghiệp, giáo viên và người học trong lĩnh vực ñào tạo nghề, ñãi ngộ các nghệ nhân dạy nghề và truyền nghề, có chính sách ưu tiên tuyển dụng những lao ñộng có tay nghề và kỹ thuật cao. Thứ tám, việc ñẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí làm nền tảng cho việc ñào tạo và phát triển nguồn nhân lực, là cơ sở cho con người vừa sáng tạo vừa làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật, là ñịnh hướng chung của tỉnh Nam ðịnh. Vì vậy, khi ñịnh hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng không thể coi việc ñẩy mạnh công tác giáo dục ñào tạo và phát triển nguồn nhân lực chỉ là mục tiêu mà còn là giải pháp cho sự phát triển kinh tế và khai thác các tiềm năng. Cho nên, cần xây dựng những dự án lao ñộng và việc làm cho lực lượng lao ñộng tương lai của huyện, trên cơ sở hình thành các dựa án thu hút vốn ñầu tư trong mọi thành phần kinh tế, mở rộng ngành nghề, phát triển kinh tế hộ gia ñình ñể sử dụng tối ña lực lượng lao ñộng hiện có và lao ñộng tăng thêm hàng năm. 4.4.2.6 Phát triển thị trường Trong nền kinh tế thị trường, thị trường là ñiểm ñầu và ñiểm kết thúc của quá trình sản xuất. Thị trường có vai trò quyết ñịnh ñến phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất kinh doanh và là ñộng lực thúc ñẩy khai thác các tiềm năng cho phát triển kinh tế. Mọi cơ chế thị trường vùng ven biển phải xuất phát từ việc mở rộng thị trường nội ñịa kết hợp với thị trường hướng ngoại. Lấy ñịa bàn cụm cảng Hải Thịnh làm trung tâm buôn bán xuất khẩu, gắn với các thị trấn, thị tứ của vùng dọc theo các trục giao thông. Chính sách mở rộng thị trường phải phù hợp với năng lực và tốc ñộ ñầu tư cho cảng Hải Thịnh ñồng thời có cơ chế hoạt ñộng linh hoạt cho cảng (lúc ñầu theo cơ chế bán buôn tiểu ngạch, sau ñó vươn tới làm chính ngạch) ñể thu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 113 hút các nguồn hàng vào cảng và mở dần sự giao lưu với các cảng phía nam cùng với các nước ðông Nam Á. Trong chiến lược thị trường những năm trước mắt cần tích cực liên doanh liên kết với các trung tâm kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng con ñường gia công, ñại lý, dần từng bước tham gia vào hệ thống sản xuất kinh doanh khu vực trên cơ sở năng lực hiện có. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế mở các ñại diện ở các tỉnh trong cả nước và cả nước ngoài, ñặc biệt coi trọng phát triển các hình thức liên kết giữa thương nghiệp Nhà nước với lực lượng thương nghiệp nhỏ và tư nhân. ðối với xuất khẩu, vừa mở rộng thị trường vừa tích cực tìm kiếm thị trường mới và ñổi mới các mặt hàng, ñổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, bao bì, giá thành ñể nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của vùng trên thị trường. Thường xuyên tổ chức tốt việc cung cấp các thông tin cần thiết về kinh tế của vùng cho bên ngoài ñồng thời với việc thu thập cung cấp cho vùng các thông tin kinh tế trong và ngoài nước. Phát triển mạnh hình thức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu giới thiệu thị trường. Từng bước hình thành các trung tâm thị trường phù hợp với sự phát triển của vùng. 4.4.2.7 Huy ñộng vốn ñầu tư ðể ñáp ứng ñược nhu cầu ñầu tư cần phải có hệ thống các biện pháp huy ñộng vốn một cách tích cực, trong ñó nguồn nội lực là chủ yếu, huy ñộng tối ña nguồn vốn từ quỹ ñất ñể phát triển ñô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Nguồn vốn ñầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong ñó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 114 kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. ðể nâng cao nguồn vốn ñầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc ñộ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho ñầu tư phát triển. Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, sớm xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có ñiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, xoá ñói giảm nghèo... Tăng nhanh vốn ñầu tư cho ñổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cho ñổi mới khoa học công nghệ. Cho phép các ñơn vị xây dựng ñược huy ñộng vốn ñể xây dựng công trình trong kế hoạch. Tích cực huy ñộng các nguồn vốn trong xã hội và phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ñó vào xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ðẩy nhanh việc huy ñộng các nguồn vốn trong, ngoài vùng cho ñầu tư phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, những khu vực trọng ñiểm tạo sức bật cho toàn bộ nền kinh tế của vùng. - Thực hiện cơ chế "ñổi ñất lấy công trình" trên nguyên tắc thực hiện theo ñúng luật ñất ñai và cho thuê ñất. Mở quỹ ñất ñầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, cho phép các Công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước có ñủ ñiều kiện ñược phát hành trái phiếu ñể huy ñộng vốn ñầu tư xây dựng các công trình hạ tầng. Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp ñang phải ñối mặt liên quan ñến các nhân tố ñầu vào và sản phẩm ñầu ra. Có chương trình và phát ñộng phong trào toàn dân khuyến khích, cổ vũ, ñộng viên, ñào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh; phổ biến các trường hợp ñiển hình về tinh thần và sáng kiến kinh doanh; khuyến khích, hỗ trợ, giáo dục và ñào tạo ñể chuyển một phần không nhỏ hộ kinh doanh cá thể sang kinh doanh theo các loại hình doanh nghiệp, hoạt ñộng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 115 theo Luật doanh nghiệp. Chuyển hệ thống các ñơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt ñộng theo cơ chế doanh nghiệp. ðẩy mạnh xã hội hoá các hoạt ñộng sự nghiệp như y tế, giáo dục, ñào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, nghiên cứu khoa học... Tiến tới ngân sách Nhà nước chỉ cấp cho những ñơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các nghiên cứu khoa học cơ bản làm nền tảng ñể phát triển công nghệ. Sử dụng hiệu quả ñất ñai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng ñất, quỹ ñất; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cùng với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài hàng rào; ñảm bảo các quyền cơ bản theo luật ñịnh của các nhà ñầu tư ñối với ñất ñai. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt ñất, mặt nước ñể không hoặc sử dụng không hiệu quả ñã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trước ñây ñể cho các nhà ñầu tư khác thuê. Tăng cường huy ñộng vốn ñầu tư từ các hình thức ñầu tư BOT, BTO, BT ñể ñẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ ñất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên ñịa bàn tỉnh. Huy ñộng tối ña nguồn vốn ñầu tư nước ngoài: Tiếp tục cải thiện môi trường ñầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn ñầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Tích cực triển khai thực hiện Luật ðầu tư mới. Chú trọng công tác xúc tiến ñầu tư ñể thu hút làn sóng ñầu tư mới từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vào Việt Nam. Khuyến khích người Nam ðịnh ñịnh cư ở nước ngoài, tỉnh ngoài ñưa vốn và trí tuệ tham gia ñầu tư trên ñịa bàn tỉnh. 4.4.2.8 ðổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước Chính sách phát triển kinh tế biển và ven biển trong những năm gần ñây Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 116 ñã ngày càng hướng vào mục tiêu khuyến khích khai thác hết các tiềm năng cho phát triển kinh tế. Vì vậy, kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh ñã có những chuyển biến tích cực. Trong những năm tới, với xu thế phát triển hướng ra biển ñòi hỏi có sự khuyến khích mạnh mẽ hơn của các chính sách kinh tế. Mặt khác, những ñiều kiện ñể thực hiện sự khuyến khích về vốn, về con người, về cơ chế của những năm tới có nhiều thuận lợi hơn. Vì vậy, theo chúng tôi các chính sách khuyến khích khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển cần: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý tổng hợp vùng ven biển Nam ðịnh: Xây dựng hệ thống tổ chức từ tỉnh ñến cơ sở, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên ven biển; ðào tạo cán bộ quản lý tài nguyên ven biển; Xây dựng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước về tài nguyên vùng ven biển; Xây dựng các chính sách về quản lý tài nguyên vùng ven biển phù hợp với ñặc ñiểm tình hình của ñịa phương. Thứ hai, ñầu tư các công trình quy mô vùng: ðầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi...) cho khu vực chuyển ñổi sang nuôi trồng thủy sản...; Có chính hỗ trợ các doanh nghiệp ñầu tư xây dựng cơ sở chế biến tại vùng ven biển Nam ðịnh là tỉnh có ñiều kiện phát triển vùng nguyên liệu. Thứ ba, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt ñể, thông thoáng tạo ñiều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia ñầu tư phát triển, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp. Coi ñây là giải pháp quan trọng ñể nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho ñầu tư phát triển. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp. Tiếp tục công tác cải cách tư pháp, xây dựng mạng lưới các tổ chức dịch vụ pháp lý trên ñịa bàn ñể tạo ñiều kiện cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận pháp luật, dùng pháp luật ñể bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Xây dựng và ban hành ñầy ñủ, kịp thời các quy chế; cơ chế, chính sách Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 117 ñảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp hoạt ñộng tốt ñáp ứng ñược yêu cầu phát triển. Thứ tư, rà soát, loại bỏ sự chồng chéo, các quy ñịnh không phù hợp với các cam kết với WTO và các cam kết quốc tế khác. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân, ñặc biệt là các doanh nghiệp, có nhận thức sâu sắc, ñầy ñủ về các cơ hội, thách thức khi nước ta gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Thứ năm, có cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng ñất một cách hợp lý ñể tạo vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn; Nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng 4.4.2.9 Quản lý, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên ven biển, bảo tồn và phát triển các giá trị sinh thái, lịch sử, văn hoá Vùng ven biển Nam ðịnh có những ñặc ñiểm riêng biệt so với các ñịa phương khác trong cả nước. Như ñã giới thiệu ở trên, hai ñầu của ñường bờ của vùng ven biển Nam ðịnh là những vùng ñất bồi, những vùng ñất ngập nước rất có giá trị kinh tế và sinh thái thì ñoạn giữa của ñường bờ, thuộc huyện Hải Hậu, là nơi bị ñe doạ nghiêm trọng bởi sự xói lở, ngập lụt do sóng, bão, dòng chảy và triều cường. Mặc dù chưa có các trung tâm ñô thị và kinh tế lớn, nơi ñây hứa hẹn một sự phát triển mạnh, ña dạng. Mối quan tâm lớn trước mắt ñối với vùng ven biển Nam ðịnh là việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên chung một cách tối ưu, bền vững, ñể vừa tăng trưởng kinh tế, ñảm bảo sự an toàn và ổn ñịnh ñời sống cho nhân dân, lại vừa xây dựng ñược chất lượng tài nguyên môi trường cho tương lai và lâu dài. Cụ thể: Thứ nhất, tổ chức các hoạt ñộng tuyên truyền, giáo dục ñào tạo nhằm nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên vùng ven biển Nam ðịnh theo hướng bền vững. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 118 Thứ hai, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên vùng ven biển - Phân vùng sử dụng tổng hợp vùng ven biển Nam ðịnh theo hướng bền vững: Phân tích, ñánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên khu vực ven biển, phân tích mâu thuẫn sử dụng; Xây dựng kế hoạch phân vùng sử dụng tài nguyên, không gian vùng ven biển. - Quản lý, bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ: Xây dựng quy hoạch Vườn Quốc Gia, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý Vườn Quốc Gia, hoàn thiện cơ chế cộng ñồng tham gia quản lý; Giám sát biến ñộng các nguồn tài nguyên như ñất, nước, khoáng sản, tài nguyên sinh vật; Phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái khu vực Cồn Ngạn, Cồn Lu; Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm mô hình ñầm nuôi tôm sinh thái tại vùng ñệm của Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ. - Quy hoạch chi tiết việc sử dụng hợp lý ñất ngập nước ven biển phục vụ nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững: ðánh giá thực trạng tình hình khai thác sử dụng và nuôi trồng, ñánh bắt thuỷ hải sản ven biển; ñánh giá tiềm năng ñất ñai, mặt nước và các ñiều kiện phục vụ quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản; Xây dựng quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên ven biển phục vụ nuôi trồng thuỷ sản bền vững; Xây dựng cơ chế chính sách quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ hải sản ven biển; Thực hiện mô hình nuôi tôm tại Cồn Xanh - Nghĩa Hưng. Thứ ba, phục hồi, cải tạo các vùng bị ô nhiễm và nguồn tài nguyên bị suy thoái - Phục hồi tài nguyên, hệ sinh thái bị suy thoái ở vùng ven biển: ðiều tra, khảo sát ñánh giá thực trạng các tài nguyên, sinh cảnh, hệ sinh thái ven biển và ñề suất giải pháp khai thác gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Xây dựng kế hoạch phục hồi, quản lý các tài nguyên, sinh cảnh, hệ sinh thái ven biển, suy thoái ñã xác ñịnh; Triển khai các chương trình phục hồi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 119 rừng ngập mặn ở vùng ñệm vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, các vùng cửa sông, ven biển,… - Ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực cửa sông ven biển, phục hồi những vùng bị ô nhiễm: ðiều tra ñánh giá thực trạng những tác ñộng, nguy cơ ñe doạ tới nguồn tài nguyên nước ven biển (từ các hoạt ñộng nông nghiệp, công nghiệp, ñô thị, cảng, từ thượng nguồn…); Lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phục hồi nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm và khu vực ven biển. 4.4.2.10 Bảo vệ môi trường Có các biện pháp quản lý, khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề ñầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường. Không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu ñến môi trường. Ban hành các quy chế, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xử lý các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, nhất là ñối với các thị trấn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí, du lịch, bệnh viện, bến xe... Phát triển thủy sản và du lịch gắn với bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển, ven biển. ðảm bảo duy trì ña dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái ven biển, ñặc biệt là khu bảo tồn Vườn quốc gia Xuân Thủy. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 120 5. KẾT LUẬN 5.1 Kết luận 1. Vùng ven biển Nam ðịnh rất có tiềm năng phát triển kinh tế, ngoài tiềm năng tài nguyên thiên nhiên có sẵn như: bờ biển dài, nguồn lợi thuỷ sản khá phong phú, ñất ñai mau mỡ và liên tục ñược mở rộng, nước biển rất thuận lợi cho sản xuất muối, cảnh quan hấp dẫn… vùng ven biển Nam ðịnh còn có nhiều tiềm năng về nguồn lực như khả năng phát triển cơ sở hạ tầng, thị trường rộng lớn, nguồn lao ñộng dồi dào… 2. Khai thác các tiềm năng phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế kinh tế vùng ven biển ñã có bước phát triển khá, song tốc ñộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản, nước biển, ñất ñai, cảnh quan… của vùng rất phong phú, ña dạng nhưng chưa ñược khai thác hết, chưa tạo ra bước ñột phá trong phát triển kinh tế. ðầu tư cho phát triển vùng ven biển còn dàn trải. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn trong tình trạng thiếu hụt và lạc hậu so với sự phát triển sản xuất và ñời sống của dân cư trong vùng. Kỹ thuật sản xuất, năng suất lao ñộng, trình ñộ và hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng hoá của cư dân vùng ven biển còn thấp khó có thể cạnh tranh trong bối cảnh phát triển thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới. Khai thác du lịch ven biển và các loại hình dịch vụ còn ñơn ñiệu chưa tương xứng với tiềm năng. 3. Trong những năm tới tỉnh Nam ðịnh cần tiếp tục nghiên cứu, ñầu tư khai thác các tiềm năng ñể phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng ven biển. Hướng ra biển, ñẩy mạnh phát triển kinh tế vùng ven biển là hướng ñi ñúng ñắn của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh nói riêng cũng như kinh tế tỉnh nói chung theo hướng CNH - HðH. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 121 4. Việc xây dựng, thực hiện các giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển Nam ðịnh ñáp ứng quá trình công nghiệp hoá - hiện ñại hoá nông nghiệp nông thôn vùng ven biển ñã trở nên bức thiết, cần tập trung khai thác một cách ñồng bộ các tiềm năng: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, thể chế chính sách và quản lý, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên ven biển. 5.2 Kiến nghị 1. ðề nghị Trung ương tạo ñiều kiện thuận lợi ñể ñầu tư tuyến ñường Quốc lộ ven biển từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam ðịnh - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; nạo vét luồng lạch mở rộng cửa sông. Tạo ñiều kiện thuận lợi cho các chương trình ñầu tư của các tập ñoàn kinh tế quốc gia trên ñịa bàn tỉnh Nam ðịnh. 2. ðề nghị tỉnh cho tiến hành rà soát, ñiều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển của tỉnh cho phù hợp với ñịnh hướng phát triển thời kỳ tới 3. Các ñịa phương ven biển cần triển khai tốt các dự án ñầu tư phát triển thuỷ sản, sản xuất muối, trồng rừng và phát triển du lịch, dịch vụ ñược phê duyệt. 4. Người dân cần biết khai thác và sử dụng bền vững các giá trị tiềm năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên ñồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng ven biển. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Tác An (2002), "Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ Việt Nam ñể phát triển bền vững". Tuyển tập hội nghị khoa học. Viện Hải Dương học. Nha Trang. 2. Ban Chấp hành Trung ương (2007), "Về chiến lược biển Việt Nam ñến năm 2020". Nghị Quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương ðảng khoá X. 3. Ban chỉ ñạo chương trình phát triển kinh tế biển tỉnh Nam ðịnh (2001), "Chương trình phát triển kinh tế biển tỉnh Nam ðịnh thời kỳ 2001-2005". Nam ðịnh. 4. Ban chỉ ñạo chương trình phát triển kinh tế biển tỉnh Nam ðịnh (2004), "Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chương trình phát triển kinh tế biển 2001-2005". Nam ðịnh 5. Bộ Chính Trị (2005), "Về phát triển kinh tế - xã hội và ñảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ñồng bằng sông Hồng ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020". Nghị Quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị. 6. Cục thống kê tỉnh Nam ðịnh (2001-2007), Niên giám thống kê 2001-2007, Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội 7. Cục thống kê tỉnh Nam ðịnh (2005), "Kết quả ñiều tra thuỷ sản năm 2004 tỉnh Nam ðịnh". Nam ðịnh. 8. Nguyễn ðức Chiện (2005), "Phát triển bền vững: tiền ñề lịch sử và nội dung khái niệm". Tạp chí nghiên cứu con người, số 01/2005, trang 32-36. Hà Nội. 9. Nguyễn Anh ðài (chủ biên) (2006), "ATLAS vùng bờ tỉnh Nam ðịnh". Dự Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 123 án quản lý tổng hợp vùng bờ tại Nam ðịnh. Nam ðịnh 10. Lê Cao ðoàn (1999), "ðổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển". Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 11. Phạm Thuý Hà (2007), "Phát triển kinh tế biển tỉnh Nam ðịnh". Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường ðại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 12. Lê Thu Hoa (2007), "Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận ñến thực tiễn". Nhà xuất bản Lao ñộng - xã hội. Hà Nội. 13. ðỗ Hoài Nam (chủ biên) (2003), "Phát triển kinh tế xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam". Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 14. Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên) (2006), "Kinh tế phát triển". Nhà xuất bản Lao ñộng - xã hội. Hà Nội. 15. Nguyễn Tài Phúc (2005), "Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế". Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường ñại học Nông nghiệp. Hà Nội. 16. Phạm Ngọc Quân (2001), "Suy nghĩ về khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven biển Thái Bình". Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và ðầu tư, số 01/2001, trang 26-27. Hà Nội. 17. Phạm Ngọc Quân (2002), "Những giải pháp kinh tế tổng hợp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vùng ñất bai bồi, mặt nước hoang hoá ven biển tỉnh Thái Bình". Luận án tiến sĩ kinh tế. Viện kinh tế học. Hà Nội. 18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam ðịnh (2001-2007), "Báo cáo Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam ðịnh (năm 2002-2008)". Nam ðịnh. 19. Sở Kế hoạch và ðầu tư tỉnh Nam ðịnh (2008), "Báo cáo công tác quản lý và thực hiện Chương trình ñầu tư hạ tầng phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 2000-2007, tỉnh Nam ðịnh". Nam ðịnh 20. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam ðịnh (2006), "Báo cáo ñiều chỉnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 124 quy hoạch sử dụng ñất ñến năm 2010 và kế hoạch sử dụng ñất 5 năm (2006-2010) tỉnh Nam ðịnh". Nam ðịnh. 21. Sở Thuỷ sản tỉnh Nam ðịnh (2001), "Báo quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản ba huyện ven biển (Hải Hậu - Giao Thuỷ - Nghĩa Hưng) thời kỳ 2001-2010 tỉnh Nam ðịnh". Nam ðịnh. 22. Sở Thương mại du lịch tỉnh Nam ðịnh (2002), "Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam ðịnh ñến năm 2010". Nam ðịnh. 23. Bùi Tất Thắng (2007), "Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của một số nước trên thế giới". Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và ðầu tư số 6/2007 trang 43-46. Hà Nội. 24. Bùi Tất Thắng (2007), "Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam". Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và ðầu tư số 7/2007 trang 6-9, số 8 trang 5-9. Hà Nội. 25. Tỉnh uỷ Nam ðịnh (2006), "Chương trình số 07-CTr/TU về phát triển thuỷ sản tỉnh Nam ðịnh giai ñoạn 2006-2010". Nam ðịnh 26. Tỉnh uỷ Nam ðịnh (2006), "Chương trình số 08-CTr/TU về phát triển thương mại - du lịch ñể hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Nam ðịnh giai ñoạn 2006-2010". Nam ðịnh 27. Tỉnh uỷ Nam ðịnh (2006), "Chương trình số 09-CTr/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Nam ðịnh giai ñoạn 2006-2010". Nam ðịnh 28. Tỉnh uỷ Nam ðịnh (1996-2001-2006), "Văn kiện ðại hội ñại biểu ðảng bộ tỉnh Nam ðịnh lần thứ XV, XVI, XVII". Nam ðịnh 29. Nguyễn ðức Trí (2003), "Thực trạng và các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng phụ cận sân bay nội bài". Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường ðại học Nông nghiệp. Hà Nội. 30. Lê Thông (chủ biên) (2006), "ðịa lý ba vùng kinh tế trọng ñiểm ở Việt Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 125 Nam". Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 31. Nguyễn Xuân Thu (2006), "Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá". Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 32. Trương Văn Tuyên (2007), "Vùng ven biển Việt Nam: Thực trạng và phương hướng phát triển". Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và ðầu tư số 2/2007 trang 29-31. Hà Nội. 33. Thủ Tướng Chính phủ (1999), "Phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010". Quyết ñịnh số 224/1999/Qð-TTg ngày 19-8-1999 của Thủ Tướng Chính phủ. 34. Thủ tướng Chính phủ (2006), "Phê duyệt ñề án Quy hoạch tổng thể phát triển Thành phố Nam ðịnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Nam ñồng bằng sông Hồng". Quyết ñịnh số 109/2006/Qð-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ Tướng Chính phủ. 35. Thủ Tướng Chính phủ (2007), "Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối ñến năm 2010-2020". Quyết ñịnh số 16/2007/Qð-TTg ngày 05/12/2007 của Thủ Tướng Chính phủ. 36. Thủ Tướng Chính phủ (2008), "Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam ðịnh ñến năm 2020". Quyết ñịnh số 87/2008/Qð-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ Tướng Chính phủ. 37. Trung tâm nghiên cứu và quy hoạch môi trường ñô thị nông thôn - Viện quy hoạch ñô thị nông thôn, Bộ xây dựng ( 2003), "Báo cáo tóm tắt quy hoạch chi tiết khu du lịch Thịnh Long, Thị trấn Thịnh Long, tỉnh Nam ðịnh". Hà Nội 38. Trường ðại học kinh tế quốc dân (1998), "Bài giảng kinh tế học vùng". Hà Nội. 39. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu (2004), "Quy hoạch phát triển thuỷ sản huyện Hải Hậu ñến năm 2010-2015". Hải Hậu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 126 40. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu (2001-2007), "Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu (năm 2002-2008)". Hải Hậu 41. Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thuỷ (2004), "Quy hoạch phát triển thuỷ sản huyện Giao Thuỷ ñến năm 2010-2015". Giao Thuỷ 42. Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thuỷ (2001-2007), "Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu (năm 2002-2008)". Giao Thuỷ 43. Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng (2004), "Quy hoạch phát triển thuỷ sản huyện Nghĩa Hưng ñến năm 2010-2015". Nghĩa Hưng 44. Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng (2001-2007), "Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu (năm 2002-2008)". Nghĩa Hưng. 45. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam ðịnh (2003), "Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Nam ðịnh". Nam ðịnh 46. Uỷ ban nghiên cứu kinh tế biển tỉnh Nam ðịnh (1998), "Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển vùng kinh tế biển tỉnh Nam ðịnh ñến năm 2000 và 2010". Nam ðịnh 47. Văn phòng dự án ICZM Nam ðịnh (2005), "Kế hoạch quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tỉnh Nam ðịnh". Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam ðịnh. Nam ðịnh 48. Ngô Doãn Vịnh (2003), "Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo". NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. II. Tài liệu Internet: 49. CIEM - Trung tâm thông tin - tư liệu (2007), "Phát triển kinh tế biển Việt Nam". 50. Giáo trình ñiện tử, "Quản lý môi trường ven biển". 51. Nguyễn Vũ (2007), "Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thuỷ sản Việt Nam". 52. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 127 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tình hình sử dụng ñất vùng ven biển Nam ðịnh năm 2007 Diễn giải Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 72.290,1 100,00 1. ðất SX nông nghiệp 36.479,8 50,46 2. ðất lâm nghiệp 4.306,0 5,96 3. ðất NTTS 8.461,4 11,70 4. ðất làm muối 1.065,6 1,47 5. ðất phi nông nghiệp 19.045,1 26,35 6. ðất chưa sử dụng 2.932,2 4,06 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam ðịnh Phụ lục 2: Sản lượng thuỷ hải sản vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 Chỉ tiêu ðV 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tð tăng BQ 01-07 (%) Tổng SL tấn 40.206 44.074 48.471 51.944 49.855 53.903 60.098 6,93 - ðánh bắt tấn 26.761 28.707 32.042 29.801 31.364 31.358 33.694 3,91 - Nuôi trồng tấn 13.445 15.367 16.429 22.143 18.491 22.545 26.404 11,91 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam ðịnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 128 Phụ lục 3: Nguồn lao ñộng của vùng ven biển Nam ðịnh thời kỳ 2001-2007 Chỉ tiêu ðV 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tð tăng BQ 01-07 (%) Nguồn Lð N. người 348,8 382,5 394,5 405,6 415,0 420,3 425,6 3,37 - Lð ñang làm việc trong các ngành kinh tế N. người 319,4 346,2 352,9 350,4 353,3 356,6 359,8 2,00 - Số người trong ñộ tuổi có khả năng Lð ñang ñi học N. người 14,4 16,2 17,3 27,6 28,7 30,0 31,3 13,81 - Số người trong ñộ tuổi có khả năng Lð làm nội trợ hoặc không có việc làm N. người 15,0 20,1 24,3 27,6 33,0 33,7 34,5 14,89 Cơ cấu % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Lð ñang làm việc trong các ngành kinh tế % 91,57 90,51 89,46 86,39 85,13 84,84 84,51 - Số người trong ñộ tuổi có khả năng Lð ñang ñi học % 4,13 4,24 4,39 6,80 6,92 7,14 7,35 - Số người trong ñộ tuổi có khả năng Lð làm nội trợ hoặc không có việc làm % 4,30 5,25 6,16 6,80 7,95 8,02 8,14 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam ðịnh Tr ườ n g ð ại họ c N ôn g n gh iệ p H à N ội – Lu ận vă n th ạc sỹ kh o a họ c K in h tế … … . . … … … … … … … … … 12 9 Ph ụ lụ c 4 130 Một số hình ảnh vùng ven biển tỉnh Nam ðịnh 131 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2855.pdf
Tài liệu liên quan