Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Yên Lạc, Huyện Yên lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên biểu Trang Bảng 1 Nguồn vốn 22 Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn 23 Bảng 3 Cơ cấu sử dụng vốn theo thời gian 24 Bảng 4 Cơ cấu dư nợ theo nghành kinh tế 25 Bảng 5 Kết quả thu nợ và cho vay theo các năm 25 Bảng 6 Lợi nhuận từ tín dụng qua các năm 26 Bảng 7 Nợ quá hạn 26 Bảng 8 Chi tiết nợ quá hạn theo thời gian 27 Bảng 9 Kết quả điều tra về nguyên nhân quá hạn 28 Bảng 10 Tỷ lệ VSD/VHĐ 28 Bảng 11 Doanh số cho vay ,thu nợ 29 DANH

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Yên Lạc, Huyện Yên lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 NHNo Ngân hàng nông nghiệp 4 NH Ngân hàng 5 VSD/VHĐ Vốn sử dụng / Vốn huy động 6 NQH Nợ quá hạn 7 NQH/TDN Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 8 TD Tín dụng 9 CBTD Cán bộ tín dụng 10 DN Doanh nghiệp 11 TCTD Tổ chức tín dụng LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Năm 2006 là năm đánh dấu mốc son lịch sử với đất nước ta , đó là năm chúng ta đã thực sự là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO và Việt nam đã thành công tốt đẹp hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao, các thành viên kinh tế OPEC 14 tại thủ đô Hà nội đã khẳng định được vị thế của mình với bè bạn thế giới . Trải qua 20 năm đổi mới đất nước (1986-2006) chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt . Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X xác định quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế ,với nước ta gần 80% dân số sống ở nông thôn, hơn 68% lao động nông nghiệp sản xuất hàng hoá chưa phát triển . Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, từng bước đổi mới chuyển dịch cơ cấu , vừa đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của khu vực , vừa tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống ở nông thôn. Đáp ứng được hội nhập và phát triển kinh tế, nhiệm vụ của mọi ngành với chức năng hoạt động của mình. Trong đó NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những thành viên cung cấp tín dụng chủ yếu cho đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.Và trong mây nắm qua thực sự NHNo&PTNT thực sự đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong công cuộc giúp phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng chưa an toàn và chất lượng chưa cao đang là mối quan tâm không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, các giới quản lý và điều hành của hệ thống Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của xã hội. Bởi vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM đạt hiệu quả cao nhất và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đang là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa quan trọng và quyết định cả về mặt thực tiễn và lý luận hiện nay. Với đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Yên Lạc, Huyện Yên lạc , Tỉnh Vĩnh Phúc"qua đó em muốn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết vấn đề bức xúc đó vào công tác kinh doanh để có hiệu quả hơn . 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài : Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng của NHTM, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng thực tế ở NHNo&PTNT Yên Lạc, Huyện Yên lạc, Tỉnh Vĩnh phúc, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại địa bàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Yên Lạc, Huyện Yên lạc ,Tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Kết cấu đề tài gồm: Nội dung của đề tài được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Lạc , Huỵện Yên Lạc , Tỉnh Vĩnh phúc Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Lạc , Huyện Yên lạc , Tỉnh Vĩnh Phúc. Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy : Lê Đức Lữ và các cán bộ trong chi nhánh ngân hàng Yên Lạc . Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài nghiên cứu trên rộng lớn và phức tạp, bản thân còn nhiều hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nên bản đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài này của em được hoàn thiện hơn. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM 1.1.1.Khái niệm về NHTM Ngân hàng thương mại đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngay nửa đầu thế kỷ 16, ở Châu Âu đã ra đời một số ngân hàng đầu tiên mà tiền thân là những tổ chức cho vay nặng lãi. Vào thời điểm này, ngân hàng phát triển ở trình độ thấp, hoạt động của ngân hàng chỉ gói gọn trong lĩnh vực giữ hộ tiền và cho vay. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng thương mại cũng được từng bước được củng cố và hoàn thiện, chuyển hoá dần theo hướng đa năng. Tuy nhiên đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về ngân hàng thương mại do các nhà kinh tế nhận thấy có những khó khăn trong việc định nghĩa “ngân hàng”, bởi quan niệm về ngân hàng thay đổi trong không gian (tập quán và phong tục của mỗi nước) và trong thời gian (theo đà tiến triển kinh tế-xã hội). Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới thì NHTM là một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Theo Peter S.Rose: ''Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dich vụ tài chính da dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.''. Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. 1.1.2. Các hình thức tín dụng của NHTM Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong quá trình phân loại có thể dùng nhiều tiêu thức để phân loại, song thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau đây: 1.1.2.1.Theo mục đích sử dụng tiền vay và của người vay Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại: - Tín dụng đối với người sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại cấp tín dụng cho các đơn vị kinh doanh để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hoá. Nguồn trả nợ của hoạt động này là kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy Ngân hàng cần phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng của mình, về phương án sản xuất kinh doanh của họ. Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hoá lâu bền như máy giặt, điều hoà, tủ lạnh. ...ở đây, nguồn trả nợ là thu nhập trong tương lai của người vay. Với cách phân loại này, ngân hàng sẽ có quy trình nghiệp vụ cụ thể để đảm bảo ngân hàng có đủ tiền để cho vay và thu hồi nợ theo đánh giá mức độ rủi ro và mức lãi xuất được đặt ra cho từng loại. 1.1.2.2. Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại: - Tín dụng có thời hạn: Là loại tín dụng mà thời điểm trả nợ được xác định cụ thể. Đó có thể là một năm, hai năm,.... +Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự tính được. +Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra. +Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng( đường xá, bến cảng, sân bay... ), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến động xảy ra không lường trước được. - Tín dụng không thời hạn: Là loại tín dụng mà thời hạn hoàn trả tiền vay không được xác định khi ký hợp đồng vay mà thay vào đó là điều kiện về việc thu hồi khoản tiền cho vay của ngân hàng hoặc việc trả nợ của người vay. Ví dụ ngân hàng không thu gối theo thời hạn nhất định mà chỉ thu lãi; người vay sẽ trả nợ cho Ngân hàng khi nhu cầu vay thêm không cần thiết nữa do quy mô sản xuất giảm hoặc doanh nghiệp lấy nguồn khác để tự bổ xung; ngân hàng muốn thu hồi gốc phải báo trước cho người vay. Như vậy khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ đi vay không thời hạn (vì hết tiền đầu tư cho chu kỳ sản xuất kinh doanh này lại cần tiếp). 1.1.2.3. Theo điều kiện đảm bảo Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại: - Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng. Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. - Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ ngân hàng nào khác. Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo. 1.1.2.4. Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại: - Cho vay bằng đồng bản tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng VND. Nước ta quy định, cho vay để thanh toán trong nước thì chỉ được vay bằng VND. - Cho vay bằng ngoại tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng đồng ngoại tệ. Nước ta quy định, cho vay bằng ngoại tệ chỉphục vụ cho nhập khẩu; đối với khách hàng thu mua hàng xuất khẩu thì Ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ nhưng phải bán luôn cho ngân hàng và dùng VND đi mua hàng xuất khẩu. 1.1.2.5. Theo đối tượng tín dụng Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng ra làm hai loại: - Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Đây là loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp vì vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn luân chuyển trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng có thể theo dõi thường xuyên và nếu có biến động xảy ra thì kịp thời thu hồi vốn. - Cho vay để đáp ứng yêu cầu về tài sản cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và các công trình mới. Hình thức tín dụng này thường có mức độ rủi ro cao vì khả năng thu hồi vốn chậm hơn. 1.1.2.6. Ngoài ra tín dụng còn được phân chia theo các cách sau Theo xuất xứ của tín dụng có: - Tín dụng gián tiếp. - Tín dụng trực tiếp. Theo đối tượng được cho vay có: - Tín dụng cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính khác vay. - Tín dụng cho nhà nước vay. - Tín dụng cho người tiêu dùng vay. Dựa vào các cách phân loại trên, các nhà phân tích sẽ biết được kết cấu tín dụng của từng loại tín dụng (là tỷ trọng của từng loaị tín dụng trên tổng dư nợ). Từ kết cấu tín dụng đó, so sánh với kết cấu nguồn huy động, so với nhu cầu của nền kinh tế, sẽ giúp cho các nhà phân tích đánh giá, xem xét kết cấutín dụng đã phù hợp với ngân hàng chưa. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp. 1.2 Chất lượng tín dụng của NHTM 1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng của NHTM Trong bất cứ nền kinh tế cạnh tranh nào, doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc cải thiện chất lượng là điều tất yếu. Trong ba yếu tố: chất lượng, giá cả và lượng hàng bán thì chất lượng tín dụng là yếu tố quan trọng nhất, vì chất lượng được nâng lên, giá thành sẽ hạ, đảm bảo thỏa mãn cho khách hàng cả về chất lượng, giá cả, tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường. Các nhà kinh tế nói đến chất lượng bằng nhiều cách: chất lượng là “sự phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng”, là “ một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường”; hoặc theo Hiệp hội tiêu chuẩn hóa Pháp (tiêu chuẩn NFX50-104) thì “ chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng”. Với cách đề cập như vậy, có thể hiểu: Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng( người gửi tiền và người đi vay tiền), phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng được thể hiện: Đối với ngân hàng thương mại: phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Đối với khách hàng: tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn của khách hàng, với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Qua đó ta có thể rút ra: Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể ( thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn…) vừa trừu tượng (thể hiện khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…). Chất lượng tín dụng chịuởng bởi các nhân tố chủ quan ( khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ…) và khách quan ( sự thay đổi của môi trường bên ngoài, sự cố ý của khách hàng…). Khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng tốt; thủ tục đơn giản, thuận tiện; mức độ an toàn của vốn tín dụng; chi phí tổng thể về lãi suất, chi phí nghiệp vụ… Chất lượng tín dụng không tư nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức với nhau vì một mục đích chung. 1.2.2 Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng của NHTM 1.3.2.1. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Chỉ tiêu này được tính trên tổng dư nợ của ngân hàng: Dư nợ tín dụng ngắn hạn --------------------------------------- Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng trung và dài hạn --------------------------------------- Tổng dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ dư nợ tín dụng trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ cao chứng tỏ ngân hàng đang cho vay nhiều, còn nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng đang cho vay trung hạn nhiều hơn. Tùy từng trường hợp, từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể của ngân hàng mà tỷ lệ này được xem thấp hay cao. Theo qui định của ngân hàng Nhà nước hiện tại thì dư nợ tối đa của một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của Ngân hàng, qui định này nhằm đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của Ngân hàng. Mức dư nợ trung và dài hạn cho chúng ta biết được hiện tại phần vốn mà ngân hàng cho vay chưa thu về. Cho biết cơ cấu cho vay của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này quá cao cần phải điều chỉnh phù hợp với năng lực của Ngân hàng. Phản ánh khẳ năng đáp ứng các nhu cầu các nguồn vốn của Ngân hàng đối với nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế. 1.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư Một trong các chỉ tiêu trong khi xem xét và đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại là chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư. Việc phân tích cơ cấu vốn đầu tư chính là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể quyết định qui mô, tỷ trọng đàu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay vừa có thể thu lợi nhuận cao nhất. 1.3.2.3.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Đây là một chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa ba lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Công thức tính vòng quay vốn tín dụng được xác định như sau: Vòng quay Doanh số thu nợ của vốn = --------------------------- tín dụng Dư nợ bình quân Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng (thường là một năm). Hệ số này càng tăng phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao. 1.3.2.4.Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng Tỷ lệ đầu tiên chúng ta xét là tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng : Lợi nhuận từ tín dụng -------------------------- Tổng dư nợ tín dụng Qua chỉ tiêu này ta thấy được khả năng sinh lời của tín dụng. Một đồng tín dụng sinh ra được khoản lợi nhuận càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của khoản vay càng cao. Từ lợi nhuận tín dụng cũng cho thấy vai trò của tín dụng trung và dài hạn trong hoạt động của Ngân hàng: Lợi nhuận thực tế từ cho vay ----------------------------------- Lợi nhuận dư thu từ cho vay Qua công thức trên ta có thể so sánh được tỷ lệ lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay so với hoạt động tín dụng trong Ngân hàng. Ta có thể biết được hiệu quả của việc cho vay khoản vay của Ngân hàng và tỷ trọng của cho vay trong tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3.2.5.Chỉ tiêu về nợ quá hạn Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng một khoản vay, được tính dựa trên chỉ số: Nợ quá hạn của tín dụng ------------------------------- Tổng dư nợ tín dụng Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của Ngân hàng ở một thời điểm nhất định, thường được tính vào cuối quý, cuối tháng, cuối năm. Như ta đã biết tín dụng là sự hoàn trả chính vì vậy khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn nó đã vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của tín dụng. Lúc này ngân hàng sẽ chuyển khoản vay sang nợ quá hạn để theo dõi và xử lý với một mức lãi suất cao hơn bình thường. Trên thực tế những khoản vay quá hạn thường có vấn đề, có khả năng mất vốn, có tính an toàn thấp. Với hoạt động chính là cho vay thì việc gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên nếu khoản nợ quá hạn vượt quá một mức độ nào đó thì nó đã gây ra nguy hiểm trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng sẽ không thu được nợ điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khẳ năng thanh khoản, nếu nhẹ thì ngân hàng bị giảm thu nhập mất uy tín với khách hàng( một điều quan trọng của ngân hàng), nếu tình trạng mất khả năng thanh khoản kéo dài ngân hàng sẽ bị phá sản. Nếu tổ chức tín dụng nào có khoản vay được xếp vào nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp. 1.3.2.6. Chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng Chỉ tiêu này được tính như sau: Vốn sử dụng ------------------------------- x 100% Vốn huy động Qua chỉ tiêu này ta xác định được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả. Việc huy động được nguồn vốn tốt cũng đảm bảo cho chất lượng của khoản tín dụng hơn. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM 1.3.1 Các nhân tố chủ quan. 1.2.3.1. Những nhân tố thuộc về phía ngân hàng Trong thực tế quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại, chúng ta thấy trong cùng một thời gian, ở cùng một thị trường nhưng có ngân hàng thương mại chất lượng tín dụng cao, tổn thất ít nhưng có ngân hàng thương mại gặp khó khăn, tổn thất tín dụng lớn và mức độ khó khăn cũng rất khác nhau. Thậm chí có ngân hàng thương mại tổn thất tín dụng quá lớn, không khắc phục được buộc phải phá sản. Trong khi đó có một số ngân hàng thương mại khác lại tăng trưởng tín dụng. chiếm lĩnh thị trường, hiệu quả tín dụng cao. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, nhưng nhân tố quyết định phải có khả năng lớn nhất, có tính quyết định trong việc phòng ngừa, ngăn chặn được rủi ro tín dụng do các nhóm nguyên nhân gây ra. Có hai nhân tố cơ bản, đó là: - Chất lượng cán bộ tín dụng Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định. Vâng đó là một chân lý song ở đây xin được cụ thể là việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính những người trực tiếp làm tín dụng ( cán bộ tín dụng) quyết định. Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính biến động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nghành nghề kinh tế; gặp gỡ trực tiếp với nhiều loại khách hàng; đối mặt với nhiều loại cám dỗ; có nhiều cơ hội có thể thực hiện được những hành vi để vụ lợi… Vì vậy, người cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn cẩn thận, được bố trí hợp lý, được quan tâm giáo dục rèn luyện… và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản sau: + Phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ cơ bản: Cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo kiến thức nghiệp vụ cơ bản về tín dụng ngân hàng một cách chính quy ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Hiện nay chúng ta có rất nhiều loại hình đào tạo ở các hình thức, chương trình, thời gian khác nhau nên tất yếu có nhiều loại chất lượng khác nhau. Vì vậy khi tuyển chọn cán bôn tín dụng cần có sự phân biệt rõ ràng và cần chọn những người học chính quy dài hạn vì: Một mặt để được học hệ chính quy, những người đó cần phải có chỉ số thông minh nhất định. Mặt khác, phương pháp và chất lượng đào tạo ở cấp học chính quy dài hạn sẽ tạo cho người học có lượng kiên thức cơ bản nhiều hơn, sâu hơn các loại đào tạo khác. Trong quá trình làm việc, cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần học hỏi, nghiên cứu học tập nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức để phù hợp được sự vận động và phát triển của xã hội. Nhiều cán bộ tín dụng yếu cả về nghiệp vụ chuyên môn, cả về kiến thức xã hội, pháp luật nên xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, đại khái. + Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao: Người cán bọ tín dụng hơn bao giờ hết phải có đạo đức tốt, không thể bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải có sự nghiệp, danh dự bản thân và lợi ích của ngân hàng là trên hết. Bên cạnh đó, còn phải có trách nhiệm nghề nghiệp rất cao mới có thể xử lý tốt công việc được giao. Thể hiện có trách nhiệm cao trong việc tìm tòi, học hỏi nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong từng công việc dám làm dám chịu trách nhiệm với cách xử lý của mình. Thực tế đã có một số cán bộ tín dụng đã không có đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng cương vị, quyền hạn để lừa đảo, cấu kết với khách hàng để lừa đảo lấy tiền ngân hàng. Cũng có một số cán bộ mặc dù không vụ lợi nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong xử lý nghiệp vụ, làm theo chỉ đạo của người khác hoặc vì tình cảm của cá nhân mà bỏ qua các quy trình, tiêu chuẩn tín dụng nên gây thất thoát, chất lượng tín dụng kém. + Phải có lản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp: Nhưng để có kinh nghiệm và xác định được bản lĩnh của một cán bộ cần phải có thời gian. Vấn đề này đề cập đến việc cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần tự học hỏi, rèn luyện và ngân hàng thương mại phải có chính sách đào tạo trong quá trình hoạt động thực tế. Đồng thời khi giao việc cho cán bộ tín dụng cần chú ý đến kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp tương xứng với tính khó khăn, phức tạp của công việc cán bộ tín dụng phụ trách. Trong thời gian vừa qua, khi nhiều vụ tiêu cực trong hoạt động tín dụng bị xử lý, đã có không ít cán bộ tín dụng có tư tưởng co cụm, không muốn đầu tư, an phận thủ thường. Đó là những người bản lĩnh kém, là một trong những nguyên nhân làm cho các ngân hàng thương mại không tăng trưởng được tín dụng, thậm chí có khả năng giảm sút. Trong khi đó, có một số chi nhánh của tổ chức tín dụng, cán bộ tín dụng vẫn tự tin, cẩn trọng mở rộng đầu tư tín dụng, thu hút khách hàng và đảm bảo chất lượng tín dụng, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao được uy tín trên thương trường. - Chất lượng thông tin. Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịp thời hơn, người đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Tronh hoạt động tín dụng, ngân hàng bỏ tiền ra chủ yếu dựa trên lòng tin. Lòng tin đó có chính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng các thông tin có được. Để việc đầu tư tín dụng có chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải có được và phân tích, xử lý chính xác rất nhiều thông tin liên quan. Có hai loại nhóm thông tin sau: + Thông tin phi tài chính: là những thông tin không phải từ những cuốn sổ sách, số hiệu tài chính. Chúng có rất nhiều loại phong phú và bao gồm cả thông tin trực tiếp và thông tin gián tiếp. Loại thông tin trực tiếp như quy cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất- kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình kinh tế… của người vay( hoặc người được bảo lãnh); cung cầu, giá cả, thị trường… của đối tượng được cấp tín dụng. Loại thông tin gián tiếp như tình hình kinh tế, xã hội, thông tin về xu hướng phát triển khả năng cạnh tranh của nghành nghề. Những yếu tố có thể thay đổi hay ảnh hưởng đến khu vực, dự án…trong tương lai. + Thông tin tài chính: bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài chính như: khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, kết quả sản xuất- kinh doanh của phương án, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp… Yêu cầu của thông tin là chính xác, đầy đủ, kịp thời. Để đạt được yêu cầu đó, phải có rất nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong thực tế, ở Việt Nam chúng ta rất khó khăn trong việc tìm thông tin một cách chính xác, kịp thời. Đã có nhiều khoản đầu tư bị rủi ro,thất thoát do thiếu thông tin như khách hàng dùng một tài sản, thậm chí một dự án để đi vay cùng một lúc nhiều ngân hàng thương mại; khách hàng dùng giấy tờ giả, phương án giả để xin vay; khách hàng thông đồng với nhau để đảo nợ, thành lập các công ty con hoặc công ty chỉ có danh nghĩa để lqà đảo vay vốn ngân hàng… Một ngân hàng có được hai yếu tố cơ bản trên, tức là có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, có tư cách đạo đức, bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp và nắm được mạng lưới thông tin có chất lượng cao, chắc chắn sẽ phát triển tốt. Song để có được chúng, không phải là công việc một sớm một chiều mà phải trải qua quá trình lâu dài với bao khó khăn, vướng mắc. Thành công chỉ đến với các ngân hàng thương mại coi đó là chiến lược lâu dài, thường xuyên, phải được đầu tư xứng đáng và phải có các bước thực hiện phù hợp. 1.2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của Ngân hàng kho đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng và tín dụng. Những nhân tố này bao gồm: - Trình độ khả năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để bù đắp chi phí kinh doanh và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lựng tín dụng. trình độ năng lực cán bộ của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng và được ngân hàng xem xét kỹ trước khi cấp tín dụng. - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh bó hẹp trong một phạm vi nhỏ, số lượng mặt hàng ít mà họ thường kinh doanh đa dạng các mặt hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều khu vực lãnh thổ, từ các tỉnh thành phố trong nước ra các nước trong khu vực và thế giới. Sự hình thành mạng lưới hoạt động phức tạp như thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự tổ chức srn xuất và tiêu thụ hợp lý. Tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm la yếu tố giúp quá trình tái sản xuất diễn ra được thông suốt, nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là sự đảm bảo cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng. - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược mở rộng thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất, tiêu thụ. Việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. - Vốn- khả năng tài chính của doanh nghiệp Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau biểu hiện tình hình tài chính, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp như nhóm chỉ tiêu về khă năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận. Ngoài ra khi xem xét về tình hình tài chính ngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ… Khả năng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng._. sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận lớn, hoạt động tốt là điều kiện để doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng. - Tư cách, đạo đức của người vay Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng. Tóm lại qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ta thấy tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện về pháp lý của từng nước mà những nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng. Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. 1.3.2 Các nhân tố khách quan 1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng pháp triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt, có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi thì hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng, nên với mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không có khả năng trả nợ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút. Ngoài ra những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng. Bài học tư cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. 1.2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể tuân theo. Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn. Hiện nay, hệ thông văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này nhr hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng ngân hàng. Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm. hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN YÊN LẠC 2.1 . KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN YÊN LẠC. 2.1.1 Sơ lược tình hình phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lạc. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ)trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tát cả các chi nhánh của Ngân hàng nhà nước huyện, Phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố.Đội Ngũ Ngân hàng nông nghiệp được hình thành trên cơ sở tiếp nhân Vụ Tín dụng Nông Nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ vụ tín dụng thương nghiệp.Khi thành lập Ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn so với các ngân hàng thương mại khác, cơ sở vật chất và công cụ làm việc còn nghèo nàn lạc hậu. Ngân hàng nông nghiệp khi đó được coi là một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc ngân hàng nông nghiệp gồm co 3 Sở giao dịch( Sở giao dịch 1 tại Hà Nôi, Sở giao dịch 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch 3 tại Văn phòng Miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc đã được thành lập trong thời gian này.Và sau đó 4 năm thì NHNo&PTNT Huyện Yên Lạc đã được thành lập. NHNo&PTNT huyện Yên Lạc được thành lập theo quyết định 498 của tổng giám đốc NHNo Việt Nam, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên(NHNo tỉnh Vĩnh Phúc), bước vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 35 CBNV, nguồn vốn 3,1 tỉ, dư nợ 12,7 tỉ, cơ sở vật chất nghèo nàn(trước đây vốn là trụ sở của một Phòng giao dịch thuộc NHNo Vĩnh Lạc cũ). Môi trường hoạt động trong địa bàn huyện có 17 xã(trong đó có 1 thị trấn và 16 xã) với diện tích tự nhiên gần 10.670 ha, dân số 143 ngàn người, với 31 ngàn hộ, 78 ngàn lao động. Tuy là huyện thuần nông, khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông. Song là một huyện ổn định về An ninh – Chính trị, có sự phát triển kinh tế với tốc độ khá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực, có 4 tụ điểm kinh tế lớn ( So tại huyện ) và giao thương kinh tế phát triển. Đặc biệt là trong một vài năm gần đây khi mà giao thông đường bộ được chú ý cải tạo và phát triển,nhiều con đường liên huyện được nâng cấp to đẹp hơn thì giao thương kinh tế lại càng phát triển mạnh mẽ. Điều này đã kích thích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trở nên nhanh hơn, nhiều người đã chuyển từ kinh tế thuần nông sang trồng trọt kết hợp với chăn nuôi. Nhiều gia đình tại các làng nghề chuyên tâm vào sản xuất sản phẩm chuyên biệt mà không phải chỉ là làm vào ngày nông nhàn rỗi như trước vì vậy nhu cầu sử dụng vốn đã tăng một cách nhanh chóng trong những năm qua. 2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của của chi nhánh : Khách hàng của NHNo&PTNT đồng văn chủ yếu là hộ nông dân với số lượng lớn nhưng suất đầu tư nhỏ. Vài năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế số lượng khách hàng vay vốn đã tăng lên , mức đầu tư cũng đã tăng dần vì trên địa bàn đã bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất lớn. Tuy vậy, hoạt động TD chủ yếu là trên địa bàn nông thôn, các sản phẩm sản xuất ra đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên như : đất đai, thời tiết, khí hậu. Điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh thường xuyên đe doạ cuộc sống , mùa màng và chăn nuôi của nông dân.Vì vậy rủi ro trong quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng là rất lớn. Tổng nguồn vốn hoạt động đến 31/12/2009 đạt tổng nguồn vốn (không kể ngoại tệ) của NHNo&PTNT Yên Lạc đạt 232.244.5 tỷ đồng,tăng 0.67 tỷ so với cùng kì năm trước. Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 411.530 tỷ bằng 102,9% kế hoạch, tăng so với đầu năm 101.763 tỷ, tốc độ tăng trưởng 32,85%.(Dư nợ cho vay Hỗ trợ lãi suất là 25 tỷ, trong đó dư nợ trung và dài hạn 350 triệu. Số tiền lãi được hỗ trợ 562 triệu, trong đó số tiền lãi trung và dài hạn được hỗ trợ 2 triệu). Với mục tiêu và giải pháp kinh doanh năm 2010 tổng nguồn vốn huy động tăng từ 20%- 25%, tổng dư nợ tăng từ 18%- 22%. Hoạt động tín dụng vẫn là nghiệp vụ chính, chủ yếu và tạo ra trên 90% thu nhập của NHNo&PTNT Yên Lạc. Trong những năm qua, đầu tư tín dụng đã tăng khá và từng bước ổn định, chất lượng tín dụng được củng cố, đảm bảo đủ thu nhập theo chế độ và ngày càng cải thiện cho cán bộ nhân viên. 2.1.2.1 Nguồn vốn Bảng 1: Nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng Thời kỳ Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn huy động 229.324 231.574 232.244 Tiền gửi tổ chức kinh tế 13.258 5.78 28.322 12.23 9.944 4.28 Tiền gửi tiết kiệm 185.326 80.81 200.252 86.47 213.000 91.71 Tiền gửi kỳ phiếu 30.74 13.41 3.000 1.3 9.300 4.01 (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc) Huy động vốn của NH Đồng văn tăng đều hằng năm , năm 2008 tăng 2.25% so năm 2007 và năm 2009 tăng 0.67% so năm 2008 . Số dư tiền gửi tiết kiệm cao hơn các hình thức huy động khác , đặc biệt so tiền gửi các tổ chức kinh tế , điều này có lợi cho ngân hàng vì số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm có thời gian dài và ổn định hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế . Và tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng rất đều đặn qua các năm cho thấy hướng đi đúng đắn trong phương pháp huy động vốn của ngân hang. Vì Ngân hang có địa bàn hoạt động ở nông thôn cho nên thường là chỉ có dân cư gửi tiền tiết kiệm và thường là gửi có kì hạn. Chỉ có một vài năm gần đây các doanh nghiệp bắt đầu phát triển cho nên tiền gửi của tổ chức kinh tế mới bắt đầu phát triển nhưng từ năm 2008 sang năm 2009 thì tiền gửi kinh tế lại giảm mạnh là do các doanh nghiệp trong thời gian đó vốn lưu động cũng rất khan hiếm do ảnh hưởng có khủng hoảng kinh tế nên tiền mặt của các tổ chức kinh tế được sủ dụng lien tục và gần như không có số dư trong tài khoản. Và trong thời điểm hiện nay khi mà nhiều ngân hang thương mại đã mở chi nhánh về tận các địa phương thì việc độc quyền của ngân hang nông nghiệp đã không còn như trước nữa vì vậy để có thể đảm bảo về nguồn vốn huy động được ngân hang đã có những biện pháp rất kịp thời để có thể giữ được tăng trưởng về nguồn vốn như là có những biện pháp khuyến mãi để thu hút tiền gửi của khách hang mới và ưu đãi đối với các khách hang cũ. Đặc biệt gần đây bắt đầu từ ngày 19/03/2010 lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hang đã tăng một cách đáng kể từ mức lãi suất 9.0% - 9.8% lên 10% - 10.48%. 2.1.2.2 : Sử dụng vốn : Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm 2009/2008 Dư nợ 238.282 309.767 411.530 101.763 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc) Hoạt động tín dụng các năm đều tăng năm 2007 tăng 30% năm 2008 sang năm 2008 chỉ tăng só 2009 là 32.85% như vậy mức tăng sử dụng nguồn vốn có chiều hướng tăng, mức tăng trưởng dư nợ hang năm tăng đều trên 30%. Đây là một con số đáng kinh ngạc khi mà mức tăng trưởng bình quân tổng dư nợ của các ngân hang thương mại trong 2 năm 2008 và 2009 chỉ ở mức 22% đến 25%. Nhưng tăng trưởng nguồn vốn huy động lại ở mức thấp. Đây là điều không tốt đối với một ngân hang thương mại điều này dẫn đến ngân hang phải sử dụng vốn của ngân hang cấp trên là nguồn vốn đi mượn không phải tự chủ của ngân hang. 2.1.2.3 Kinh doanh khác: Bên cạnh hoạt động kinh doanh chủ yếu là tín dụng, ngân hàng nông nghiệp đã tích cực mở rộng các hoạt động khác theo hướng kinh doanh đa năng như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngân quĩ, kinh doanh ngoại tệ…Kết quả năm 2009 phát triển tương đối tốt khi cơ chế chính sách của nhà nước cho các hộ có lao động đủ điều kiện đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đã chuyển tiền thông qua mở các tài khoản ngoại tệ . Từ đó các giao dịch chuyển tiền kiều hối đã phát triển mạnh , đi theo khối lượng tiền chuyển về đã có nhiều giao dịch mua ngoại tệ và được bán lại cho ngân hàng cấp trên . Tuy nhiên, các hoạt động khác của ngân hàng Yên Lạc mới tạo ra 5% trong tổng thu nhập. Vì vậy phải tiếp tục mở rộng kinh doanh theo hướng đa năng trong thời gian tới. 2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng : 2.2.2.1. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Bảng 3 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian. Đơn vị : Tỷ đồng. Chi tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Tổng dư nợ 238.282 309.767 411.530 Ngắn hạn 183.762 77.12% 228.977 73.91% 341.294 82.93% Trung và dài hạn 54.52 22.88% 80.790 26.09% 70.236 17.07% (Nguồn : Phòng kế hoach kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Yên Lạc) Từ bảng số liệu trên ta có thẻ thấy được nguồn vốn đầu tư vào cho vay trung và dài hạn của ngân hang là khá lớn , điều này là do đặc trưng của ngân hang nông nghiệp là cho vay phát triển nông thôn nên thời gian cho vay để các hộ gia đình kinh doanh phát triển kinh tế thường là dài. Vì vậy rủi ro tín dụng là rất lớn nhưng ngân hang vẫn phải chấp nhận vì mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn nước nhà. Trong 2 năm 2007 và 2008 cho vay trung và dài hạn luôn chiếm trên 20% tổng dư nợ nhưng đến năm 2009 thì chỉ còn 17.07%. Điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên các ngân hang đã cho vay trung hạn ít hơn để tránh rủi ro. Ngoài ra thì còn một số yếu tố khách quan như : + Nhà nước đã quy định mức lãi suất cho vay phù hợp với thông lệ quốc tế, tức là lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung hạn.Ngân hàng tránh được rủi ro trong kinh doanh ( rủi ro lãi suất, và biến động của thị trường). + NHNo&PTNT Yên Lạc được tham gia vào nhiều chương trình dự án. Tính đến 31/12/2006 đã tiếp nhận 9 tỷ đồng nguồn vốn trung hạn từ các chương trình dự án ADB, RDFII ... Đầu tư vào trương trình phát triển kinh tế của địa phương như trương trình chăn nuôi lợn hướng nạc , nuôi bò cao sản , đưa máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống vv.. 2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư Bảng 4 : Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế. Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 238.282 309.767 411.530 Nông nghiệp 214.454 90 247.813 80 349.8s 85 Thủ công nghiệp 11.914 5 15.488 5 20.577 5 Thương mại và dịch vụ 11.914 5 46.466 15 41.153 10 (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rất rõ ngành kinh tế mà ngân hang chủ yếu khai thác là ngành nông nghiệp. Điều này cũng là do đặc trưng của NHNo%PTNT là ngân hang có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam cho nên lượng tiền được giải ngân cho nganh nông nghiệp là rất lớn, hai địa phương Thị trấn Yên Lạc và Tam Hồng chuyển mạnh sang làng nghề kinh doanh sản xuất gỗ và kết hợp chăn nuôi đã tạo cho sự tăng trưởng mạnh cho đầu tư tín dụng ngắn hạn , chủ yếu vay theo hạn mức tín dụng. Tuy vậy trong mấy năm gần đây khi mà NHNo có xu hướng chuyển sang là một NHTM thì các ngành kinh tế khác cũng đã được NHNo chú ý và bắt đầu khai thác cho vay tuy tỷ trọng vẫn chỉ ở mức nhỏ. 2.2.2.3.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Bảng 5 : Kết quả thu nợ và cho vay qua các năm. Đơn vị : Trỉệu đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh số cho vay 380.231 495.650 558.820 Doanh số thu nợ 235.124 435.230 457.058 Vòng quay vốn tín dụng 0.98 1.4 1.11 (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy một năm thì vốn của NHNo Yên Lạc quay được trên dưới một vòng. Năm 2008 và 2009 vốn của NHNo Yên Lạc quay được 1.4 và 1.11 vòng. Đây là một con số đáng nể vì đây là thời điểm mà các NHTM rất khan hiếm vốn mà NHNo Yên Lạc lại có vòng quay vốn hơn 1 vòng trên 1 năm. Năm 2008 là 1.4 tức là NHNo Yên Lạc đã cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với năm 2009. Điều này là do năm 2009 để phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng đặc biệt là ngành ngân hang thì nhà nước đã quyết định đưa ra nhiều gói kích cầu trong đó có gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung hạn của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Điều này làm cho dư nợ cho vay trung hạn của NHNo Yên Lạc tăng nhanh hơn so với dư nợ cho vay ngắn hạn. 2.2.2.4.Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng Bảng 6 : Lợi nhuận từ tín dụng qua các năm. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Lợi nhuận kế hoạch 27.321 35.518 45.976 Lợi nhuận thực tế 22.303 81.63 29.719 83.67 37.026 80.53 (Nguồn : Phòng kế toán ngân quỹ NHNo Yên Lạc) Qua bảng số liệu ta có thê thấy được lợi nhuận dự thu từ lãi cho vay cao hơn nhiều so với lợi nhuận thực tế mà NHNo YênLạc thu được, điều này nói lên rằng đang có một số lượng không nhỏ các khoản nợ nhóm 1 chưa được trả lãi. Đây là một điều hết sức không tốt đối với 1 NHTM vì đặc biệt là NHNo Yên Lạc vì lợi nhuận từ tín dụng vẫn chiếm đến 90% tổng lợi nhuận từ kinh doanh của NHNo Yên Lạc. 2.2.2.5.Chỉ tiêu về nợ quá hạn Bảng 7: Nợ quá hạn Đơn vi : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 238.282 309.767 411.530 Nợ quá hạn 5.957 7.744 20.577 NQH/TDN 2.5% 2.5% 3.5% Bảng 8 : Chi tiết nợ quá hạn theo thời gian. Đơn vi : Triệu đồng Thời gian Năm 2007 Năm2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) NQH < 6 T 2.978 50 3.872 50 11.317 55 NQH từ 6T- 12 T 2.263 38 3.252 42 7.201 35 NQH >12 T 0.716 12 0.62 8 2.057 10 Tổng 5.957 7.744 20.577 (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc) Từ bảng trên ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn của NHNo Yên Lạc hiện nay là hợp lý khi mà tỉ lệ nợ quá hạn cho phép của ngân hang nông nghiệp là 5% thì tỉ lệ 2.5% và 3.5% là tỉ lệ nợ quá hạn thấp hơn nhiều. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 của NHNo Yên Lạc lại tăng so với năm 2007 và 2008 một khoảng rất lớn lên tới 12.833 tỷ đồng. Số tiền nợ quá hạn gần gấp 3 lần so với năm 2008 đây là một biểu hiện xấu cho thấy chất lượng tín dụng trong năm 2009 là không tốt. Điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến các hộ nông dân và doanh nghiệp kinh doanh trong vùng, khiến công việc làm ăn kinh doanh không thuận lợi dẫn đến việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Nhận thấy nợ quá hạn tăng nhanh khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nên NHNo Yên Lạc đã điều tra nguyên nhân gây quá hạn của các khoản vay để có hướng điều chỉnh thích hợp và đã có kết quả như sau : Bảng 9 : Kết quả điều tra về nguyên nhân quá hạn. Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I- Nguyên nhân chủ quan 0 0 0 0 0 0 1, Do CBNH cho vay sai chế độ. 0 0 0 0 0 0 2, Do CBNH lợi dụng xâm tiêu. 0 0 0 0 0 0 II- Nguyên nhân khách quan. 1.Do bất khả kháng - Do thiên tai dịch bệnh 0.417 7 0.465 6 1.029 5 2. Do khách hàng vay vốn - Do sử dụng vốn sai mục đích 1.191 20 1.549 20 4.115 20 - Do kinh doanh thua lỗ 3.932 66 5.188 67 14.404 70 - Do khách hàng chây ỳ 0.417 7 0.542 7 1.029 5 Tổng cộng 5.957 7.744 20.577 (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc). Qua bảng số liệu cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng làm ăn thua lỗ không trả được nợ. Điều này nói lên rằng các CBTD cần phải xem xét dự án kinh doanh cẩn thận hơn trước khi quyết đinh cho vay. Nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cũng là một nguyên nhân gây ra một lượng không nhỏ các khoản vay quá hạn. Điều này nói lên rằng khi đã cho vay các CBTD cần thường xuyên kiểm tra các hộ vay vốn để kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của họ. Tránh tình trạnh sử dụng sai mục đích dẫn đến chất lượng khoản vay không đảm bảo. 2.2.2.6. Chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng. Từ bảng 1 và bảng 2 ta tính được chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng: Bảng 10 : Tỉ lệ VSD/VHĐ. Đơn vị : % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỉ lệ VSD/VHĐ 103.9 133.76 177.18 (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo Yên Lạc) Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn mà ngân hang huy động được có tốc độ chậm hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng thường xuyên phải sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên, đây là điều không tốt vì như vậy ngân hàng sẽ không có được sự chủ động trong khai thác vốn để cho vay. Bảng 11 : Doanh số cho vay ,thu nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm 2009/2008 Doanh số cho vay 385.524 495.650 558.820 + 63.17 Doanh số thu nợ 323.243 435.230 457.058 + 21.828 Dư nợ 238.282 309.767 411.530 + 101.763 (Nguồn: Báo cáo thống kê NHNo&PTNT Yên Lạc) - Doanh số cho vay tăng đều qua các năm từ 2007 đến 2009. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh số cho vay còn chậm vì : + Trước diễn biến có chiều hướng xấu về chất lượng TD trong thời gian 2007 - 2009, NHNo&PTNT Yên Lạc đã tập trung củng cố chất lượng, xử lý những tồn tại phát sinh từ những năm trước để lại, coi nội dung giảm tỷ lệ nợ quá hạn và củng cố chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm. + Khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT là hộ nông dân chiếm 90% tổng số khách hàng, đã có biểu hiện chững lại. Mặt khác, một bộ phận đã được Ngân hàng cho vay lưu vụ nên doanh số cho vay giảm hơn. + Tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng đang là sức ép rất lớn trong việc mở rộng tín dụng. Tính đến 31/12/2008 mỗi cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT Yên Lạc phụ trách bình quân 390 hộ vay vốn với số dư bình quân 70 tỷ đồng. + Sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các NHTM và các quỹ tín dụng diễn ra trên diện rộng và gay gắt hơn. Một số khách hàng quan hệ tín dụng ở các NHTM khác. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HIỆN NAY CỦA NHNo&PTNT YÊN LẠC 2.3.1. Kết quả đạt được. - Kinh doanh đạt kết quả cao cần phải tăng cường nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Với nhiều hình thức phong phú, thích hợp như: Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, phát hành tiết kiệm dự thưởng đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm nên đã tăng trưởng được nguồn vốn 31/ 12/2009 đạt 232.244 tỷ. - Tỷ trọng huy động vốn của NHNo&PTNT Yên Lạc so tổng khối lượng huy động của các tổ chức TD trên địa bàn chiếm 84.26%. Điều này cho thấy NHNo&PTNT Yên Lạc đảm bảo lòng tin với người gửi tiền, và xây dựng được kế hoạch thu hút vốn hiệu quả. - Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế hộ ở Yên Lạc thực sự trở thành quan trọng trên lĩnh vực hoạt động tiền tệ - TD và là đối tượng trực tiếp thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. + Dư nợ cho vay tăng ổn định, tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ của NHNo&PTNT đạt 411.530 tỷ đồng, tăng 32,85% so với năm 2008 . + Tỷ trọng cho vay kinh tế hộ chiếm đại bộ phận trong tổng dư nợ, đạt tỷ lệ 90%, trong khi vẫn bảo đảm có chọn lọc đáp ứng vốn để duy trì hỗ trợ cho các DN kinh doanh có hiệu quả. - Hoạt động TD NH được đổi mới, đã chuyển hướng thực sự theo cơ chế thị trường: Phương thức hoạt động kinh doanh đa năng, tác phong lề lối hoạt động được đổi mới, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu chính cho việc tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn cao, khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục và ổn định. Cơ chế lãi suất áp dụng linh hoạt, trong khuôn khổ mức lãi suất do ngân hàng nhà Nước Việt Nam qui định, chính sách khách hàng luôn bám sát tín hiệu thị trường đã thu hút được nhiều khách hàng tốt kể cả gửi và vay vốn tạo ra thế và lực ngày càng cao, thúc đẩy kinh doanh ngày càng phát triển. - Tín dụng góp phần thực hiện các chính sách xã hội, tập trung đầu tư vốn cho các chương trình dự án lớn như : + Mở rộng cho vay hộ gia đình, tư nhân, cá thể. + Cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên nhà nước và các hộ có thu nhập ổn định để giúp họ có vốn xây dựng nhà ở, mua sắm các phương tiện sinh hoạt, cải thiện đời sống. + Ngoài ra còn thực hiện nhiều hình thức tín dụng tài trợ từ các nguồn vốn tài trợ uỷ thác như các chương trình phục hồi và phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng ( IDA ); tín dụng nông thôn ADB; tài chính nông thôn RDF; tín dụng trồng cây ăn quả CFD... 2.3.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng mà NHNo&PTNT Yên Lạc. - Thông qua các quy trình tín dụng, chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Yên Lạc đã đề ra các tiêu chuẩn phân tích đánh giá khoản vay sát thực tế. Việc hình thành một quy trình hợp lý như: Xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán gốc, lãi, tài sản thế chấp ... Từ đó khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn mới cho vay. Thực hiện xếp loại khách hàng thường xuyên để triển khai đã giúp cho CBTD đánh giá được từng khách hàng vay vốn, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Từ đó, công tác xét duyệt của cán bộ lãnh đạo cũng đơn giản hơn. Nhờ đó, mà các công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay được chặt chẽ hơn. - Nhờ có công tác xếp loại khách hàng để biết được khả năng trả nợ khách hàng có tốt hay không. Đôn đốc, nhắc nhở khách hàng vay đến hạn thanh toán luôn được cán bộ tín dụng thực hiện sát sao. - Để thu hồi các nợ của các khách hàng không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng đã yêu cầu người vay hoặc người bảo lãnh phải phát mại tài sản thế chấp để trả nợ cho Ngân hàng bằng cách thoả thuận với hộ vay cho tự bán tài sản đã thế chấp tiền vay để trả nợ , bên cạnh đó ngân hàng đã tiến hành làm các thủ tục pháp lý để khởi kiện theo trình tự của pháp luật khi thu hồi các khoản vay không khả năng trả nợ, chây ỳ. Các thông tin tín dụng luôn được thông báo tới tất cả các hộ trong trong địa bàn thông qua phương tiện thông tin đài phát thanh địa phương , đảm bảo việc quản lý các khoản vay, khách hàng vay. Thực hiện chuyển tải CIC vào thứ sáu hàng tuần về NHNo&PTNT Tỉnh . - Việc tăng cường huy động vốn luôn được chú trọng thông qua việc thông báo rộng rãi các hình thức gửi tiết kiệm , phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và hình thức rút tiền qua máy ATM, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.. Tóm lại: Với kết quả mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, NHNo&PTNT Yên Lạc đã chủ động huy động các nguồn vốn để hoạt động với hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Đối tượng đầu tư ngày càng ngày càng mở rộng, cơ cấu tín dụng đổi mới tích cực theo hướng tăng cường cho vay sản xuất, nâng dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn, từng bước điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với chiến lược kinh tế của địa phương. Cùng với sự tăng trưởng tín dụng đã chú trọng công tác kiểm tra kiểm soát, sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng mất vốn do đầu tư tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở NHNo&PTNT Yên Lạc vẫn còn những hạn chế nhất định, đòi hỏi cần phải tiếp tục xem xét để không ngừng cải thiện chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của kinh tế địa phương. 2.3.3. Những tồn tại trong công tác tín dụng. Thứ nhất, Dư nợ tín dụng chưa cao, chưa phát huy hết khả năng của ngân hàng và tiềm năng của địa phương. - Dư nợ bình quân đầu người mới đạt 10 tỷ đồng / người, - Nhiều đối tượng đầu tư mới, nhiều khách hàng có tiềm năng chưa được khai thác như kinh tế trang trại, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, kinh tế hợp tác... Hầu hết NH đầu tư các hộ , còn các DN chưa được trú trọng . - Chiến lược khách hàng và thị trường chưa được quan tâm đúng mức nên sức cạnh tranh trên thương trường còn nhiều hạn chế. chưa áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay . - Sức ỳ trong kinh doanh còn lớn, một bộ phận cán bộ có tư tưởng sợ trách nhiệm, ngại cho vay. Một số ngân hàng cơ sở tập trung củng cố chất lượng, lo tài chính và thu nhập mà chưa thật sự chú trọng phát triển tín dụng. Thứ hai, trong một số trường hợp việc chấp hành các chế độ, thể lệ tín dụng chưa nghiêm túc, còn vi phạm nguyên tắc điều kiện đối tượng cho vay khác: Cho vay thiếu vật tư đảm bảo, việc thực hiện chế độ về thế chấp tài sản còn nhiều sơ hở. Hồ sơ thế chấp cho vay còn nhiều trường hợp định giá tài sản như : đất đai , nhà cửa cao chưa tính được hết biến động của giá bất đôpngj sản thay đổi không có lợi cho nhà ngân hàng . Thứ ba, Chưa phản ánh đúng thực chất của các khoản nợ do việc gia hạn nợ còn nhiều, chuyển nợ quá hạn chưa kịp thời, cho vay mới trả nợ cũ vẫn còn phát sinh.( Chủ yếu các khoản vay từ 10 triệu đồng trở xuống) . + Định kỳ hạn nợ không sát dẫn tới phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn. + Một số khoản cho vay trung hạn có phân kỳ hạn nợ, nhưng khi đến hạn không thu được đúng hạn ,chưa chuyển nợ quá hạn. Thứ tư, còn tình trạng chưa tuân thủ các qui định như: cho vay chồng chéo một hộ chồng chủ hộ , sau hợp đồng TD khác vợ chủ hộ . Thứ năm, Chưa sử dụng mạnh biện pháp xiết nợ để thu hồi nợ quá hạn, nhưng trên thực tế còn nhiều vướng mắc khi giải quyết tài sản , do vậy ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. 2.3.3.1 Nguyên nhân tồn tại: Thứ nhất : Nguyên nhân chủ quan của NHNo&PTNT tỉnh Yên Lạc : - Đội ngũ cán bộ ngân hàng phần lớn được đào tạo có trình độ trung cấp , với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngân hàng và đòi hỏi càng cao của hoạt động kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị trường thì lực lượng cán bộ hay một số ít cán bộ chưa kịp thời thích nghi với điều kiện mới. Mỗi khi cán bộ ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác của mình, chưa đưa ra được những quyết định kip thời, chính xác , cụ thể hoạt động tín dụng gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không, yêu cầu cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang hoạt động sản xuất kinh doan._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25704.doc
Tài liệu liên quan