Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh Công ty ứng dụng kĩ thuật và sản xuất - Bộ quốc phòng Tecapro

Tài liệu Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh Công ty ứng dụng kĩ thuật và sản xuất - Bộ quốc phòng Tecapro: ... Ebook Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh Công ty ứng dụng kĩ thuật và sản xuất - Bộ quốc phòng Tecapro

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh Công ty ứng dụng kĩ thuật và sản xuất - Bộ quốc phòng Tecapro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH THU…………...3 1.1 Doanh thu và các loại doanh thu trong kinh doanh của doanh nghiệp……3 1.1.1 Khái niệm doanh thu……………………………………..............3 1.1.2 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp……………………………………………………...3 1.1.3 Các loại doanh thu……………………………………………….4 1.1.4 Ý nghĩa của doanh thu…………………………………………...6 1.2 Phương pháp xác định doanh thu và lập kế hoạch doanh………………...7 1.2.1 Phương pháp xác định doanh thu………………………………..8 1.2.2 Lập kế hoạch doanh thu………………………………………….9 1.3 Biện pháp nâng cao tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu…………………10 1.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ………………………...11 1.3.2 Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lý………………..12 1.3.3 Xây dựng một chính sách định giá linh hoạt…………………....13 1.3.4 Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm………………………14 1.3.5 Tăng cường chính sách xúc tiến bán hàng và hỗ trợ kinh doanh.14 1.3.6 Chủ động mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới……….15 1.3.7 Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hoá và tiền vốn…………………………………………………………………………...15 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tăng doanh thu của doanh nghiệp...15 1.4.1 Nhân tố chủ quan……………………………………………….16 1.4.2 Nhân tố khách quan……………………………………………..20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI C/N CÔNG TY TECAPRO……………………………………23 2.1 Khái quát về công ty và C/N công ty……………………………………23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty…………………23 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của cong ty và đặc điểm bộ máy quản lý của C/N công ty……………………………………………………………………….24 2.2 Thực trạng kinh doanh và kết quả kinh doanh tại C/N công ty…………28 2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của C/N công ty……..28 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh………………………………….30 2.2.3 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm…………….32 2.3 Tình hình thực hiện doanh thu và nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu…………………………………………………………………………...34 2.3.1 Phân tích tổng quát doanh thu………………………………….34 2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng, giảm doanh thu…………36 2.4 Đánh giá chung về C/N công ty…………………………………………43 2.4.1 Những ưu điểm, thuận lợi………………………………………43 2.4.2 Những tồn tại, khó khăn………………………………………...44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN TĂNG DOANH THU TẠI C/N CÔNG TY TECAPRO…………………………46 3.1 Những mục tiêu và phương hướng của C/N công ty TECAPRO………46 3.1.1 Phương hướng tổng quát………………………………………..46 3.1.2 Phương hướng cụ thể…………………………………………...47 3.2 Một số ý kiến đề xuất góp phần tăng doanh thu tại C/N công ty TECAPRO…………………………………………………………………..48 3.2.1 Chính sách giá cả sản phẩm…………………………………….48 3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán để thu hồi vốn, giảm vón vay….49 3.2.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước………………49 3.2.4 Giải pháp hàng tồn kho…………………………………………49 3.2.5 Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của công ty…………………50 3.2.6 Làm tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ…………………………51 3.2.7 Xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường………………………51 3.2.8 Tổ chức và đào tạo tốt lực lượng lao động. Khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ công nhân viên………………………………………….51 KẾT LUẬN…………………………………………………………………53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS Vương Trọng Nghĩa đã hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm chuyên đề này. Em xin được cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Ngân Hàng Tài Chính đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt những năm học vừa qua. Em xin trân trọng cảm ơn tới các bác, các anh các chị trong Công ty đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua. Cuối cùng em xin được cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh khi sản xuất thì phải có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ đó.Quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó đã đem lại doanh thu cho doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, doanh thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội được xã hội công nhận. Đồng thời có được doanh thu tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh; Thực hiện nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước; Có được doanh thu cũng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều thách thức cả ở trong nước cũng như nước ngoài. Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động. Để có được doanh thu cao là rất khó khăn, nhưng là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của doanh thu trong kinh doanh nên trong quá trình tìm hiểu với sự quan tâm giúp đỡ của một số cán bộ ở trong C/N công ty và theo sự hướng dẫn của thầy giáo Vương Trọng Nghĩa em đã chọn đề tài là “Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh (C/N) công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng” làm chuyên đề của mình. Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về doanh thu. Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng doanh thu tại C/N công ty TECAPRO. Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần tăng doanh thu tại C/N công ty TECAPRO. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH THU. 1.1. DOANH THU VÀ CÁC LOẠI DOANH THU. 1.1.1 Khái niệm doanh thu. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế cùng tồn tại cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá dịch vụ không chỉ có nhiệm vụ sản xuất tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đây là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua hoặc cung ứng dịch vụ cho đơn vị khác và được đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thoả thuận, đó là doanh thu của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Doanh thu là toàn bộ các khoản tiền thu hoặc đã được bên mua chấp nhận thanh toán do hoạt động cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế xã hội. 1.1.2 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên mua bán. Như vậy, việc chọn thời điểm để xác định quá trình tiêu thụ sản phẩm hoàn thành là một trong những khâu quan trọng liên quan đến rất nhiều vấn đề khác trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp như: trong công tác quản lý thu thuế thì giúp cơ quan thuế thu được dễ dàng, tiện lợi; trong công tác quản lý các khoản phải thu thì thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành việc thu tiền đảm bảo vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo; trong công tác quản lý tiền mặt thì giúp các doanh nghiệp đảm bảo giao dịch hàng ngày… Tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm: Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Bao nhiêu và cho ai? Tức là thị trường đang cần những loại sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nó ra sao ? dung lượng thị trường về sản phẩm đó như thế nào? Ai là người tiêu thụ những sản phẩm đó? Lựa chọn sản phẩm thích ứng theo đơn đặt hàng và tiến hành tổ chức sản xuất là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Sản phẩm thích ứng bao hàm về số lượng, chất lượng và giá cả. Về mặt lượng, sản phẩm phải thích ứng với dung lượng thị trường. Về mặt chất sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu, tương xứng với trình độ tiêu dùng. Thích ứng về mặt giá cả hàng hoá có nghĩa là được người mua chấp nhận và tối đa hoá được lợi nhuận. Tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu tiêu thụ như: tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bao gói, ghép đồng bộ hàng hoá. Dự trữ thành phẩm ở các doanh nghiệp và định giá tiêu thụ. Lựa chọn các kênh tiêu thụ và tổ chức chuyển giao hàng cho khách hàng… Xúc tiến bán hàng ở doanh nghiệp. Và cuối cùng là các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi hoàn thành việc tiêu thụ sản phẩm cũng có nghĩa là doanh nghiệp có doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả. Đây là nguồn thu chủ yếu và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chọn thị trường tiêu thụ, việc chọn thời điểm tiêu thụ cũng như các quyết định về giá cả liên quan chặt chẽ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp. 1.1.3 Các loại doanh thu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác. 1.1.3.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm: các khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ; giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng, trao đổi hay tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động chính = số lượng sản phẩm bán ra x đơn giá hàng bán ra. Ngoài hoạt động kinh doanh còn hoạt động tài chính cũng có doanh thu và đây cũng là một hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: - Thu từ các hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần. - Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay; tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp. - Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán. - Thu từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính. - Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên. - Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, kỹ thuật từng ngành sản xuất kinh doanh khác nhau mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá bao gồm những bộ phận khác nhau.Có thể cần phải phân biệt doanh thu kinh doanh và doanh thu bán hàng. Doanh thu kinh doanh là doanh thu của tất cả các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhận được trong một thời kỳ. Doanh thu bán hàng chỉ là một bộ phận của doanh thu kinh doanh, là bộ phận của doanh thu bán sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp nhận được. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền thu về tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sản phẩm được coi là kết thúc quá trình tiêu thụ khi đơn vị mua chấp nhận trả tiền. Nói chung, doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. 1.1.3.2 Doanh thu từ hoạt động khác. Là các khoản thu từ các hoạt động không thường xuyên hoặc không tính trước. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định thu nhập khác nhau: - Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng không không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ. - Thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản. - Nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được - Hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm công trình và hạng mục công trình khi hết thời hạn bảo hành. - Thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ. - Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; các khoản thuế phải nộp được nhà nước giảm. 1.1.4.Ý nghĩa của doanh thu. Trước đây, trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nước, Nhà nước định giá bán nếu như lãi thì nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Do vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu không phải là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước không bao cấp về vốn như trước nữa. Các doanh nghiệp được lựa chọn hình thức kinh doanh, lỗ thì tự gánh chịu, lãi thì được hưởng. Do đó đã tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần kinh tế, các đơn vị sản xuất không chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó, trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng tăng, vấn đề tiêu thụ sản phẩm không phải là công việc dễ dàng với bất cứ một doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục đích đầu tiên của việc tiêu thụ sản phẩm là thu được doanh thu. Đây là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp bù đắp trang trải các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh như: bù đắp về nguyên vật liệu, tiền công của người lao động… và làm nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít, khi đó doanh thu sẽ không đủ để bù đắp các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng nợ nần sẽ gia tăng. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì doanh nghiệp sẽ đi đến bờ vực phá sản. Mặt khác khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp xét về mặt khối lượng, chất lượng, giá cả…đã phù hợp với thị hiếu của thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận. Đây là căn cứ để doanh nghiệp tiến hành tổ chức sản xuất một cách chặt chẽ hơn nữa để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ được giá thành, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì doanh nghiệp bán hàng và cung ứng dịch vụ tỷ lệ thuận với lợi nhuận tiêu thụ của hoạt động kinh doanh. LNtt = DTT - Ztt Khi tiêu thụ tăng thì doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ tăng. Dẫn đến doanh thu thuần tăng trong khi đó giá thành tiêu thụ ( Ztt) không đổi làm cho lợi nhuận tiêu thụ (LNtt) tăng. Làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn, giúp cho doanh nghiệp thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác công tác tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, kịp thời và ngày càng tăng còn góp phần thúc đẩy tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DOANH THU VÀ LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU. 1.2.1 Phương pháp xác định doanh thu. - Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, tài chính và hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT: + Nếu tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu là số tiền thu được từ các hoạt động không bao gồm thuế GTGT đầu vào. + Nếu tính thuế GTGT theo ph ương pháp trực tiếp thì doanh thu là tổng số tiền phải thu từ các hoạt động (tổng giá thanh toán). - Đối với các sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ của các hoạt động kinh doanh, tài chính bất thường không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu hoặc thu nhập là số tiền phải thu của các hoạt động trên. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì tính vào doanh thu hoạt động kinh doanh theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm. Lãi trả chậm tính vào thu nhập hoạt động tài chính hàng năm. - Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi hàng hoá dịch vụ khác thì doanh thu tính theo giá bán của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi. - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra để biếu tặng hoặc dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp thì doanh thu tính theo giá thành sản xuất( hoặc giá vốn) sản phẩm hàng hoá đó. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm cho thuê tài sản. - Đối với hoạt động bán hàng đại lý thì doanh thu là khoản phải thu về hoa hồng đại lý. - Đối với hoạt động gia công thì doanh thu tính theo giá gia công ghi trên hoá đơn của khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành trong kỳ. - Đối với sản phẩm giao khoán trong các doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp nếu thu bằng tiền thì doanh thu là số tiền phải thu ghi trong hợp đồng giao nhận khoán đến hạn trả, nếu thu bằng hiện vật thì khi bán sản phẩm khoán đó mới hạch toán doanh thu và tính theo giá bán thực tế. - Đối với hoạt động tín dụng, doanh thu là lãi tiền cho vay đến hạn phải thu trong kỳ. - Đối với hoạt động bảo hiểm, doanh thu là phí bảo hiểm phải thu trong kỳ. - Đối với sản phẩm xây lắp thi công trong nhiều năm thì doanh thu một năm là giá trị phải thu tương ứng với giá trị khối lượng công việc, hạng mục, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao trong năm đó được người giao thầu chấp nhận thanh toán. - Trường hợp doanh nghiệp xây lắp giao thầu lại cho nhà thầu phụ thì doanh thu bao gồm cả phần giá trị xây lắp giao thầu lại. 1.2.2. Lập kế hoạch doanh thu. Hàng năm doanh nghiệp phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xác định doanh thu bán hàng hoá dịch vụ trong năm. Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, nó cho biết khả năng để sản xuất cũng như quy mô của tiêu thụ. Căn cứ để lập kế hoạch doanh thu bán hành là dựa vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng và kết quả nghiên cứu tìm hiểu thị trường đối với sản phẩm chủ yếu ở doanh nghiệp, tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở các nhân tố tác động của chính sách nhà nước trong vấn đề khuyến khích xuất và nhập khẩu. Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm hay cước phí. Chỉ tiêu doanh thu kỳ kế hoạch được xác định theo công thức sau: DT = S(Gi x Hi) Trong đó: DT: là doanh thu về bán hàng kỳ kế hoạch. Hi: là số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vụ cung ứng của từng loại trong kỳ kế hoạch. Gi : là giá bán sản phẩm hoặc đơn giá tiền công phục vụ (chưa kể VAT) i : là loại sản phẩm tiêu thụ hoặc loại dịch vụ cung ứng tiêu thụ. Trong trường hợp bán hàng xuất khẩu, tuỳ theo hợp đòng mà giá bán có thể là giá FOB, CIF, CIP, CFR, FAS…và việc thanh toán phải bằng ngoại tệ. Mỗi loại ngoại tệ có một tỷ giá hối đoái khác nhau, do đó khi tính doanh thu phải nhân thêm với tỷ giá hối đoái của từng loại ngoại tệ. Trong mua bán quốc tế có trường hợp ngoại tệ tính giá và tiền tệ thanh toán là hai loại ngoại tệ khác nhau đòi hỏi phải thận trọng trong việc tính doanh thu bán hàng. Việc xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau: Thứ nhất: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng trong kỳ kế hoạch phụ thuộc vào số lượng sản xuất hoặc cung ứng trong kỳ kế hoạch, số lượng kết dư dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch. Công thức tính: Hti = Hdi + Hxi - Hci Trong đó : Hdi: Là số lượng sản phẩm, hàng hoá i kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch. Hxi: Là số lượng sản phẩm, hàng hoá i sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong kỳ kế hoạch. Hci: Là số lượng sản phẩm, hàng hoá i kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch. Trong công thức trên, số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá gồm hai bộ phận: Số lượng sản phẩm còn lại trong kho đến ngày đầu kỳ kế hoạch và số lượng sản phẩm còn lại trong kho đến ngày đầu kỳ kế hoạch và số lượng sản phẩm, hàng hoá gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ. Thứ hai: Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng: Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. Cách tính doanh thu bán hàng cũng tương tự như phần trên tức là : DT = S(Gi x Hi) nhưng do thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên không có số lượng tòn đầu kỳ và cuối kỳ( sản xuất bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu theo đúng đơn đặt hàng) Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tiêu thụ hết. Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện được nếu không có đơn đặt hàng trước của khách hàng. 1.3. Biện pháp nâng cao tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu. Trong kinh doanh, việc tiêu thụ sản phẩm là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm, làm thế nào để thu hút được khách hàng đến với sản phẩm của mình luôn là mọt bài toán nan giải, hóc búa cho bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó các doanh ngiệp càng đặc biệt quan tâm đến các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ. Đứng trên lĩnh vực tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra một số biện pháp như sau: 1.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh, ổn định tăng cao khối lượng sản phẩm tiêu thụ, việc đầu tiên doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao những đặc tính sử dụng của hàng hoá, nghiên cứu hoàn thiện công dụng, chức năng, những đặc tính vật lý, hoá học của sản phẩm. Biện pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng để tăng chất lượng sản phẩm là: Đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động…Tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng là công việc mà doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên và chặt chẽ nhằm duy trì và nâng cao được chất lượng của sản phẩm, đảm bảo giữ vững uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm thường dẫn đến giá sản phẩm tăng do các chi phí đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh lớn, lúc này doanh nghiệp dễ phải đương đầu với khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do khách hàng phản đối việc nâng giá. Do vậy, để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được thuận lợi các doanh nghiệp phải tổ chức hiệu quả quá trình sản xuất. Có như vậy mới tạo ra các sản phẩm không những có chất lượng cao mà còn có giá thành hạ, được người tiêu dùng chấp nhận. 1.3.2 Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lý. Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển được phải bíêt thích nghi và hoà nhập vào môi trường hoạt động của mình. Sự thích ứng, linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện cụ thể qua việc thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Không ngừng cải tiến, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm. Một kết cấu mặt hàng hợp lý phải được xây dựng trên cơ sở kết quả công tác nghiên cứu thị trường và gắn với năng lực sản xuất của doanh nghiệp sao cho vừa đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, vừa mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên hạn chế hoặc ngững sản xuất những mặt hàng không còn phù hợp với thị trường mang lại lợi nhuận ít, thường xuuyên nghiên cứu cải tiến sản phẩm, chế tạo sản phẩm mới nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Đối với những hợp đồng tiêu thụ đã ký kết doanh nghiệp phải thực hiện đúng kế hoạch mặt hàng, không vì chạy theo lợi nhuận mà phá vỡ kết cấu mặt hàng tiêu thụ, gây thiệt hại cho khách hàng và làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay ngày càng cao về số lượng, chất lượng về chủng loại. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được đặc điểm này để xây dựng được kết cấu mặt hàng hợp lý, gắn với thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, có quyết định thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất từng loại sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. 1.3.3 Xây dựng một chính sách định giá linh hoạt. Trong cơ chế thị trường, giá cả từng loại sản phẩm, dịch vụ là kết quả của một quá trình cạnh tranh dung hoà về lợi ích giữa người bán và người mua. Chính vì vậy, chính sách định giá của nhà kinh doanh phải rất linh hoạt và nhậy bén cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng thị trường và khách hàng khác nhau. Những yêu cầu quan trọng nổi lên hàng đầu khi định giá là: Giá cả của hàng hoá phải đảm bảo cho doanh nghiệp bù đắp được các chi phí sản xuất và tiêu thụ. Giá cả của hàng hoá phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được mức lợi nhuận nhất định. Giá cả của từng loại mặt hàng phải phù hợp với quan hệ cung cầu của mặt hàng do theo từng thời điểm. Giá cả của hàng hoá phải được người tiêu dùng chấp nhận. Giá cả của từng loại hàng hoá, dịch vụ phải được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của các sản phẩm cạnh tranh và giá của sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, trong mỗi hoàn cảnh về vị trí của doanh nghiệp, uy tín sản phẩm và hoàn cảnh thị trường, khách hàng khác nhau, những yêu cầu trên được chú ý theo những vị trí ưu tiên khác nhau. Trong trường hợp sản phẩm sản xuất ra bị tồn đọng, lạc mối thì doanh nghiệp có thể giảm giá bán, bán hoà vốn chậm để nhanh chóng thu hồi lại vốn, chuyển hướng sản xuất sản phẩm mới. Trong điều kiện cần phải xâm nhập và mở rộng thị trường, mục tiêu khối lượng hàng hoá trở thành mục tiêu hàng đầu, thông thường các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược định giá thấp hoặc giảm giá nhằm lôi kéo khách hàng hay trong những dịp cụ thể…Đối với những sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược định giá cao nhằm thu thêm lợi nhuận. Trong điều kiện thu nhập đầu người còn thấp như ở nước ta, giá cả càng trở nên là một công cụ cạnh tranh sắc bén. Để tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng quy mô doanh thu thì việc xây dựng một chính sách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với từng điều kiện cụ thể là một trong những biện pháp hữu hiệu cần được doanh nghiệp áp dụng. 1.3.4 Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm. Mục tiêu của việc phân phối sản phẩm là nhằm định hướng vào người tiêu dùng, vừa thoả mãn nhu cầu khách hàng, vừa kích thích nhu cầu tiêu thụ. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng hai hình thức phân phối là: phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng qua các cửa hàng và phân phối qua khâu trung gian như đại lý, người môi giới. Để phát huy vai trò của các kênh phân phối doanh nghiệp thường lựa chọn các phần tử trung gian, nắm các thông tin về những người phân phối được sử dụng. Hệ thống đại lý, người môi giới được hưởng những ưu đãi nhất định về tỷ lệ hoa hồng, thời hạn thanh toán…tạo mối quan hệ gắn liền với doanh nghiệp. Nhờ đó, nhà sản xuất có thể chuyên tâm vào công việc đồng thời phát huy hết lợi thế của các kênh phân phối để mở rộng và chi phối thị trường. 1.3.5 Tăng cường chính sách xúc tiến bán hàng và hỗ trợ kinh doanh. Cùng với sự phát triển của nhà sản xuất và tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng quyết liệt thì các hoạt động xúc tiến yểm trợ càng được sử dụng nhiều như một chất xúc tác làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các kỹ thuật chủ yếu được áp dụng bao gồm: +Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm: Do quảng cáo có hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn phương tiện quảng cáo, vị trí đặt quảng cáo, thời điểm và hình thức quảng cáo sao cho thu hút sự chú ý của khách hàng. Quảng cáo phải hấp dẫn, độc đáo có lượng thông tin cao, đồng thời phải đảm bảo tính trung thực.Chi phí quảng cáo thường khá lớn bởi vậy các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc tính toán chi phí và hiệu quả mang lại của quảng cáo. +Tham gia hội chợ, triển lãm kinh tế kỹ thuật: Tại hội chợ, triển lãm, khả năng thu hút khách hàng đông hơn và nhiều tầng lớp khác nhau. Khả năng tiếp xúc giao dịch và ký hợp đồng cũng được mở rộng hơn. Để việc tham gia hội chợ thu được kết quả cao, các doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo cho các khâu như: Chọn sản phẩm tham gia, loại và địa điểm hội chợ, các điều kiện về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác. +Tổ chức tiếp xúc với khách hàng thông qua việc mở các giải thưởng, tặng quà, tổ chức hội nghị khách hàng. +Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như: hoạt động bảo hành sản phẩm hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, cung ứng các phụ tùng thay thế… 1.3.6 Chủ động mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới. Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp không thể bằng lòng với những khách hàng hiện tại mà phải chủ động tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới. Bộ phận khách hàng tiềm năng này sẽ tạo cho doanh nghiệp một cơ hội để tăng doanh thu lên gấp nhiều lần mở rộng khả năng phát triển mới cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào là người đầu tiên khai thác vào bộ phận khách hàng tiềm năng sẽ không có đối thủ cạnh tranh và có khả năng mở rộng nhanh chóng thị trường của mình. Quá trình thâm nhập vào thị trường mới đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu lý tưởng về đặc điểm của thị trường, đặc điểm của khách hàng. Doanh nghiệp cần biết những đặc điểm chính mà thị trường yêu cầu về sản phẩm về số lượng người mua, người bán tham gia vào thị trường, vị trí địa lý của thị trường, hệ thống thông tin, tình hình an ninh trật tự…Các thông tin hữu ích này sẽ giúp doanh nghiệp dự toán được chính xác về những yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm để có chiến lược và biện pháp cụ thể. 1.3.7 Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hoá và tiền vốn. Trên cơ sỏ nhu cầu cong tác ở doanh nghiệp cần tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người nghiên cứu xác định mức lương thoả đáng, chế độ thưởng phạt rõ ràng, công bằng trên cơ sỏ đó thực hiện nghiêm kỷ luật lao động. Tổ chức quản lý chặt chẽ vật tư, thành phẩm, hàng hoá, thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những vật tư kém, mất phẩm chất, giảm hao hụt, đảm b._.ảo an toàn vật tư thành phẩm, hàng hoá về cả số lượng lẫn chất lượng… Mặt khác, cần tổ chức quản lý chặt chẽ tiền mặt, vốn trong thanh toán, tích cực đôn đốc đối chiếu và thu hồi công nợ dây dưa, nợ khó đòi, khoản lỗ ngoài doanh nghiệp. Áp dụng những biện pháp có hiệu quả để không ngừng tăng nhanh vòng quay của vốn. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TĂNG DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, để có thể tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm đạt được mức doanh thu mong muốn các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, có những nhân tố bên trong doanh nghiệp và cũng có những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Tất cả những nhân tố đó có thể tác động có lợi hay bất lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.1 Nhân tố chủ quan. Theo công thức xác định doanh thu hoạt động kinh doanh, ngoài nhân tố thuế ta còn thấy có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu là: Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Giả sử trường hợp giá bán không đổi thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đối với doanh thu bán hàng trong kỳ. Sản lượng sản xuất nhiều phù hợp với nhu cầu thị trường thì sẽ tiêu thụ hết. Ngược lại, khối lượng sản xuất ra nhiều vượt quá nhu cầu thị trường cũng gây ra hiện tượng tồn đọng sản phẩm. Do vậy, đối với mỗi doanh nghiệp việc tăng hay giảm khối lượng sản phẩm sản xuất cần phải được xác định trên cơ sở nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì khối lượng hàng hoá bán ra tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng và kéo theo lợi nhuận tăng. Do đó khi lập phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để họ đón nhận và chấp nhận thanh toán. Ngoài ra doanh nghiệp cũng còn cần phải lưu ý vấn đề có đủ khả năng về tài chính, nhân lực, kỹ thuật để kinh doanh mặt hàng đó. Thứ hai: Giá bán sản phẩm. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm hàng hoá và nó biến động xoay quanh giá trị sản phẩm hàng hoá đó, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung - cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng, cạnh tranh trên thị trường. Giá cả chính là giá trị tiền tệ của một sản phẩm khi nó được giao dịch trên thị trường, đó là khoản tiền phải bỏ ra để đổi lấy một hàng hoá, hay dịch vụ nhất định. Giá cả sản phẩm có tác động lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm. Xác định giá cho sản phẩm hay dịch vụ trong kinh doanh có vị trí đặc biệt quan trọng đây là công việc doanh nghiệp không thể làm tuỳ tiện được. Vì thế có thể nói rằng bất cứ một doanh nghiệp nào thực hiện tốt chính sách giá cả sẽ dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm, thu được tiền hàng nhanh. Khi một doanh nghiệp định giá bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán đó có thể đạt được một mức bán nào đó cao nhất có thể. Theo đuổi mục tiêu này các doanh nghiệp thường nghĩ rằng doanh số bán cao sẽ đồng nghĩa với việc lợi nhận cao. Nhưng trên thực tế không phải khi nào doanh số bán cao cũng có nghĩa là lợi nhuận cao, mà đôi khi còn ngược lại. Để tối đa doanh số bán, người ta nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cả sản phẩm với lượng bán trên thị trường biểu hiện ở hệ số co giãn của cầu theo giá. Thứ ba: Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố sống còn đối với cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh. Hàng hoá có chất lượng cao thường được bán với giá cao, doanh nghiệp có sản phẩm tốt, người tiêu dùng dễ chấp nhận mua. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng không chỉ lựa chọn hàng có giá rẻ mà còn lựa chọn những hàng có chất lượng tốt. Do đó, chất lượng hàng hoá là nhân tố kích thích tiêu thụ và mở rộng thị phần trong cạnh tranh với các đối thủ khác. Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm luôn là cạnh tranh sắc bén có hiệu quả và lâu bền nhất, chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị sản phẩm cũng như uy tín cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc cần đảm bảo chất lượng tốt thì đổi mới sản phẩm cũng là một vấn đề cần quan tâm. Nếu doanh nghiệp đổi mới sản phẩm thành công sẽ tạo ra nhu cầu mới cho người tiêu dùng, sản phẩm đó sẽ thay thế rất nhanh chóng những sản phẩm khác, khi đó doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu. Thứ tư: Kết cấu hàng hoá tiêu thụ. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng về từng loại sản phẩm chiếm trong tổng số sản phẩm sản xuất, tiêu thụ. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi có thể làm thay đổi doanh thu tiêu thụ. Mỗi loại sản phẩm đều có tác dụng nhất định trong việc làm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, ngày càng phong phú, do đó để tòn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải đưa ra một kết cấu mặt hàng tiêu thụ phù hợp nhất để đáp ứng tối đa nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, từ đó sẽ làm tăng khối lượng tiêu thụ và làm tăng doanh thu. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có giá bán cao, giảm tỷ trọng những sản phẩm có giá bán thấp thì dù tổng khói lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá không đỏi nhưng tổng doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược lại. Nhưng dù thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ thế nào đi chăng nữa thì cũng phải đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đã ký hợp đồng. Thứ năm:Sự phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nhưng họ luôn muốn chọn cho mình một hàng hoá phù hợp với thị hiếu như: mẫu mã, màu sắc, mùi vị…do đó doanh nghiệp cạnh tranh nhau cả về hàng cung ứng phù hợp với thị hiếu của hách hàng. Nếu doanh nghiệp nào làm tốt điều đó sẽ chiếm được thị phần cao và có được doanh thu lớn. Hơn nữa, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, họ không những đòi hỏi hàng có chất lượng mà còn phải hàng hoá hợp thị hiếu. Ngày nay có những khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho mặt hàng hợp thị hiếu của họ. Trước tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới sản phẩm trên cơ sở điều tra nhu cầu và thị hiếu mặt hàng và phải sẵn sàng đưa ra thị trường hàng hoá mới để kích thích tác động mở rộng thị trường. Trong kinh doanh, ngoài bán hàng trực tiếp thu tiền ra, việc ký kết hợp đồng tỉêu thụ cần làm rõ nghĩa vụ thanh toán của bên mua hàng. Thanh toán chậm sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp chậm thu hồi và thiếu vốn để kinh doanh. Do đó khi ký kết hợp đồng tiêu thụ phải lựa chọn khách hàng có khả năng thanh toán và quy định chặt chẽ các điều khoản thanh toán doanh nghiệp còn phải biết quản lý các khoản thu và chi các hợp đồng thanh toán. Thứ sáu: Kết cấu, mẫu mã hàng hoá. Khi sản xuât, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán tương đối cao nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí tương đối cao nhưng giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Kết cấu hàng hoá và mẫu mã hàng hoá càng phù hợp với thị hiếu khách hàng, doanh thu càng nhiều. Ngược lại doanh thu sẽ ít. Thứ bẩy: Thể thức thanh toán. Nếu sử dụng các thể thức thanh toán thu được tiền ngay như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi…doanh nghiệp có thể thu được tiền ngay sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, khiến doanh thu tăng. Trong những trường hợp nhất định, bán hàng trả chậm cũng giúp doanh nghiệp tăng được doanh thu nhưng mức độ rủi ro cao. Thứ tám: Năng lực của đội ngũ nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Họ là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng, là người đem lại nhiều thông tin nhất cho doanh nghiệp và là lực lượng quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch kinh doanh cũng như vấn đề tăng doanh thu của doanh nghiệp. Muốn bán được hàng các doanh nghiệp phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ người bán hàng thực sự chứ không phải những cái máy nói giá, những người đi lấy hàng, gói hàng, đơn thuần. Một nhân viên bán hàng giỏi sẽ làm doanh thu của doanh nghiệp tăng cao và ngược lại. Thứ chín: Hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng ở mức độ cao. Có rất nhiều sản phẩm mới ra đời, nhưng tốc độ tiêu thụ rất chậm vì được ít người tiêu dùng biết đến. Vì vậy hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu với khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua quảng cáo, các thông tin về sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh nghiệp sẽ đến được với người tiêu dùng, từ đó sẽ kích thích họ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. 1.4.2. Nhân tố khách quan. Bên cạnh những nhân tố chủ quan còn có những nhân tố khách quan ảnh hưởng cũng không nhỏ tới doanh thu của doanh nghiệp. Những yếu tố đó bao gồm: Thứ nhất: Thị trường và sự cạnh tranh. Hai yếu tố cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng hàng bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về hàng hoá được đáp ứng tương đối đầy đủ, sản phẩm đó đã bão hoà trên thị trường. Lúc này việc tăng khối lượng bán ra là rất khó khăn và dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp giảm. Ngược lại, trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì hàng hoá bán ra nhanh hơn, kết quả kinh doanh tốt hơn vì vậy doanh nghiệp phải điều tra tình hình cung - cầu của thị trường để sản xuất với khối lượng vừa đủ. Mặt khác khi nói tới thị trường ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh.Cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp cùng bán một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ.Về chất lượng, mẫu mã, thị hiếu, giá cả, doanh nghiệp nào thoả mãn được yêu cầu của người tiêu dùng sẽ dành được lợi thế. Do đó mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững được thông tin của các nhà cung cấp loại hàng hoá mà mình đang hoặc sẽ kinh doanh để từ đó có đối sách thích hợp. Thứ hai: Chính sách kinh tế của Nhà nước. Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của Nhà nước.Chính sách kinh tế của nhà nước có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh ở tầm vĩ mô, do đó chúng có tác động mạnh tới doanh thu, lợi nhuận. Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong mỗi thời kỳ.Trong đó thuế là một công cụ giúp hữu hiệu Nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Thuế gián thu tác động đến giá hàng bán ra cao hay thấp và tác động đến tiêu thụ hàng hoá, ảnh hưởng tới doanh thu. Thuế trực thu làm giảm lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp tức là tác động tới tích luỹ của doanh nghiệp. Thứ ba: Sự biến động của giá trị tiền tệ. Khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay do tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với đồng tiền trong nước biến động tăng, giảm sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu ra, đầu vào và giá cả thị trường vì thế sẽ tác động đến doanh thu thực tế của doanh nghiệp đạt được. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu yếu tố này lại càng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng tiền bản tệ có giá trị thấp hơn so với đồng tiền ngoại tệ. Nếu không có các yếu tố khác ảnh hưởng sẽ làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn. Bởi vì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải dùng đơn vị đồng tiền nội tệ hơn để mua cùng một khối lượng hành hoá nhập khẩu. Điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp và khi đó doanh thu sẽ cũng giảm theo. Thứ tư: Thu nhập của dân cư và tập quán của người tiêu dùng. Trên thực tế hiện nay, ở mỗi nơi thu nhập của người dân là khác nhau dẫn đến khả năng mua bán khác nhau. Những nơi thu nhập của dân cư cao mức sống của họ cũng cao, còn những nơi thu nhập của dân cư thấp thì mức sống của họ thường cũng thấp. Điều này làm cho doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng và có thể nói thu nhập của người dân cao thì doanh nghiệp dễ kinh doanh hơn và có doanh thu cao hơn và ngược lại. Bên cạnh đó đặc điểm về phong tục tập quán cũng ảnh hưởng đến hành vi mua bởi thói quen tiêu dùng ở mỗi vùng khác nhau, tính thời vụ của hàng hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu. Thứ năm: Sự tiến bộ của công nghệ. Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ. Sự nhậy bén trong thời điểm đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp tạo được cơ hội nắm giữ được thị trường không làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra, việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ và kinh doanh tiêu thụ như: -Tự tổ chức tiêu thụ. -Mạng lưới độc lập -Quảng cáo tiếp thị -Hội nghị khách hàng, chính sách khuyến mại Cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI C/N CÔNG TY TECAPRO. 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VÀ CHI NHÁNH CÔNG TY TECAPRO. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Ứng dụng Kỹ thuật và sản xuất – TECAPRO( tên giao dịch tiếng Anh: Technologycal Application and Prodution Company) là một trong những đơn vị kinh tế - quốc phòng hàng đầu thuộc Bộ Quốc Phòng. Công ty được thành lập theo quyết định số 543/QĐ- QP do Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cấp ngày 06 tháng 08 năm 1993 và đăng ký kinh doanh số 102924 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22 tháng 09 năm 1993. Có tiền thân là Liên hiệp khoa học và sản xuất 2, Công ty TECAPRO được thành lập từ năm 1989, nhằm mục đích ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và phục vụ quốc phòng kinh tế. Năm 1993, Công ty được tổ chức lại thành doanh nghiệp nhà nước độc lập, trực thuộc Viện kỹ thuật Quân sự 2. Từ tháng 03/2000 Công ty trực thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc Phòng. Trụ sở công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh trong khu vực có diện tích 52.000m2 cùng với các xí nghiệp sản xuất, khu chế thử. Công ty có văn phòng đại diện và các chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu và chi nhánh tại Moscow- Liên Bang Nga. Trong tương lai, Công ty sẽ mở rộng và phát triển thêm chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số thành phố chính trong nước và nước bạn lân cận nhằm tạo đà thúc đẩy sự phát triển của công ty nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của trung tâm nói chung. Trụ sở chính của công ty: 18A Cộng Hoà, Quận Tân Bình,TP HCM. Trụ sở Chi nhánh Phía bắc: 24 Nguyễn Trường Tộ, Q. Ba Đình, Hà Nội. Thành tựu đạt được: Từ một công ty nhỏ khi mới thành lập đến nay công ty ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng đã trở thành một công ty lớn mạnh với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ nhân viên lành nghề, hoạt động chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực . Trong quá trình hoạt động, Công ty TECAPRO luôn lấy chữ tín, kỹ thuật tiên tiến, nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động. Do vậy công ty luôn được các đối tác, bạn hàng tín nhiệm hợp tác lâu dài. Công ty luôn được các cấp lãnh đạo Bộ Quốc Phòng biểu dương và đánh giá là một trong những đơn vị kinh tế quốc phòng vững mạnh, là niềm tự hào của quân đội Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giỏi giang trong xây dựng bảo vệ tổ quốc. Công ty cũng được các cơ quan chức năng nhà nước xếp hạng 1 qua các đợt xếp hạng các doanh nghiệp. Trong kỳ triển lãm hội chợ Quang trung, hai sản phẩm của công ty là Tổng đài điện tử TOCA và Máy hàn lưới thép tự động được các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đạt huy chương vàng về chất lượng, độc đáo và kỹ thuật cao. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty và đặc điểm bộ máy quản lý của C/N công ty. Cơ cấu tổ chức của C/N công ty. + Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp theo mô hình sau: Khối quản trị : Giám đốc chi nhánh; Phó giám đốc chi nhánh; các phòng tổ chức cán bộ; văn phòng; phòng kinh doanh; phòng kinh doanh xuất nhập khẩu; phòng tài chính kế toán; phòng kế hoạch tổng hợp. Đây là bộ máy quản lý chính và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của C/N công ty. Khối nghiệp vụ: Phòng kỹ thuật và xử lý số liệu; phòng hệ thống; phòng thiết bị y tế; phòng nghiên cứu ứng dụng; phòng công nghệ; phòng hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ; phòng hỗ trợ bán hàng. Các đại lý, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện ở các tỉnh trong cả nước. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty: Công ty TECAPRO có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm hơn 3000 người, trong đó chiếm hơn 40% có rình độ đại học và trên đại học, trên 50% là những cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty TECAPRO. GIÁM ĐỐC CÔNG TY CN Moscow CN Vũng tàu CN Đà Nẵng CN Hà Nội VP đại diện HN Phó GĐ nội chính Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ KH-ĐT Phòng kinh doanh -XNK Phòng hành chính TC - LĐ Phòng KH- ĐT Phòng tài chính - kế toán Phòng chuyển giao công nghệ XN công nghệ thông tin XN gia công TECHOPE XN gia công TECBEST XN thương mại dv kỹ thuật quân sự XN công nghệ môi trường XN cao su & COMPOSITE XN điện tử viễn thông XN vật liệu và thiết bị XN xây dựng công trình Thành viên Việt Nam trong HĐQT & BGĐ các liên doanh LD TECAWORLD LD TECASIN LD SAIGON STAR Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức chi nhánh công ty TECAPRO: GIÁM ĐỐC CÔNG TY Gi¸m ®èc chi nh¸nh Hµ néi P. kÕ to¸n P. c«ng nghÖ P. kü thuËt P. kinh doanh P.dù ¸n Bé phËn ch¨m sãc kh¸ch hµng Bé phËn hç trî dù ¸n Bé phËn giao nhËn hµng hoá Bé phËn hç trî kü thuËt vµ dv Bé phËn hµnh chÝnh Bé phËn qu¶n trÞ m¹ng vµ phÇn mÒm Bé phËn thiÕt bÞ y tÕ Bé phËn nghiªn cøu øng dông c«ng nghÖ Bé phËn kü thuËt xö lý sè liÖu Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của C/N công ty: - Về vai trò của C/N: Quá trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, với nhiều thế mạnh và kinh doanh có uy tín, công ty đã đứng vững và có những bước tiến rõ rệt của mình. Hoà mình với nền kinh tế thị trường, công ty với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nâng cao đời sống nhân dân và tiến bộ xã hội. Là một trong những công ty được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng phục vụ cho quốc phòng cũng như phục vụ cho hoạt động dân sự, công ty có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế cũng như giá cả thị trường trong nền kinh tế quốc dân. - Về đội ngũ nhân viên: Trong những năm qua, chi nhánh công ty TECAPRO đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, tổ chức lực lượng, đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, chấn chỉnh nền nếp quản lý và tổ chức triển khai công tác. Với những thành tựu sẵn có cùng với nỗ lực nghiên cứu, kết hợp với sự cập nhật thường xuyên những công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhất, C/N công ty TECAPRO luôn luôn đi tiên phong đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho các yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhất. C/N công ty TECAPRO tổ chức đội ngũ nhân viên theo các hướng chủ đạo sau: Ban giám đốc : Điều hành quản lý các hoạt động của C/N công ty. Phòng Kế hoạch, Dự án: Giúp ban Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh và lập các dự án hàng năm. Phòng kinh doanh: Nghiên cứu mở rộng thị trường, hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng, giúp triển khai các dự án tầm Quốc gia và Quốc tế. Phòng kế toán: Thực hiện các công việc kế toán và thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng. Phòng Kỹ thuật và bảo hành: Nhóm mạng: Nghiên cứu thiết kế lắp đặt mạng, bảo hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị mạng, tích hợp hệ thống. Tổ chức lắp đặt thiêt bị cho khách hàng, đào tạo và hướng dẫn sử dụng. Nhóm phần cứng: Tư vấn cho khách hàng chọn sản phẩm, thiết bị ngoại vi, cung cấp các giải pháp thực hiện dự án. Khai thác các thiết bị, công nghệ mới, là nhà phân phối, đại lý cung cấp sản phẩm cho các hãng tin học lớn và thiết kế lắp đặt mạng. Nhóm thiết bị y tế: Triển khai lắp đặt các thiết bị phục vụ trong lĩnh vực y tế. Nhóm bảo hành: Kết hợp với các phòng chức năng khác thực hiện việc lắp đặt triển khai cấc thiết bị và bảo trì cũng như thực hiện các dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng và lắp đặt các hệ thống thiết bị. Phòng công nghệ: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, triển khai các dự án cung cấp trang thiết bị và phần mềm với độ bảo mật cao phục vụ các cơ quan quan trọng của Đảng như: Bộ ngoại giao, Cục tác chiến Bộ Quốc Phòng, Ban tổ chức cán bộ chính phủ, Ban tổ chức Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội , Thông tấn xã Việt Nam…khai thác, viết và triển khai các phần mềm dịch vụ. *Tổng số lao động hiện có trong C/N công ty : Là 85 cán bộ, trong đó : - Công tác quản lý: 03 sỹ quan - Công tác kinh doanh: 20 cán bộ - Công tác kỹ thuật và bảo hành : 40 cán bộ - Công tác kế toán và văn phòng: 12 cán bộ - Công tác tổng hợp : 10 cán bộ 2.2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA C/N CÔNG TY TECAPRO. 2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của C/N công ty. Bảng 1: Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Tổng VKD 81.360.763.360 100 173.993.313.705 100 92.622.550.345 113,8 1.Vốn cố định 544.732.157 0,6 412.379.724 0,23 (132.352.433) - 2.Vốn lưu động -Hàng tồn kho 80.816.031.203 9.277.292.348 99,4 11,48 173.580.933.981 27.019.092.843 99,77 15,56 92.764.902.778 17.741.800.495 114,7 191,24 II.Tổng NVKD 28.369.454.373 100 33.394.634.057 100 5.025.179.684 17,7 1.VCSH 2.265.253.953 7,98 2.923.313.621 8,75 658.059.668 29,05 2. Vốn vay -Vay ngắn hạn -Vay dài hạn 26.104.200.420 26.104.200.420 - 92,02 30.471.320.436 30.471.320.436 - 91,25 4.367.120.016 4.367.120.016 - 16,73 Nguồn: Phòng kế toán - C/N công ty TECAPRO Qua bảng trên ta thấy, vốn kinh doanh của C/N công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 113,8% một tốc độ tăng vốn đáng kể nói lên một quy mô hoạt động của C/N công ty đang mở rộng. Vốn cố định chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ so với vốn lưu động, so với năm 2005 thì năm 2006 C/N đã giảm vốn cố định chỉ còn 0.23%. Trong khi đó, vốn lưu động chiếm tỷ trọng tương đối lớn cụ thể năm 2005 vốn lưu động chiếm 99,4% và đến năm 2006 đã tăng lên 99,77%, ta có thể thấy vốn lưu động tăng lên là do hàng tồn kho đã tăng. C/N công ty TECAPRO là một công ty kinh doanh nên với số vốn cố định chiếm 0,23% năm 2006 như vậy là hợp lý. Nhưng với hàng tồn kho ở năm 2006 chiếm 15,56% đã tăng so với năm 2005, điều này sẽ ảnh hưởng đến số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Vì thế, trong thời gian tới C/N công ty cần giải phóng nhanh hàng tồn kho để thu hồi vốn. Nguồn vốn kinh doanh của C/N công ty được hình thành từ hai nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vốn chủ sở hữu là do ngân sách Nhà nước cấp, và nguồn vốn đó có thể bổ sung thêm khi công ty kinh doanh có lãi. Từ bảng cho ta thấy vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 29,05% điều đó cho thấy công ty cũng đã chú trọng tăng phần vốn chủ sở hữu. Nhưng tỷ lệ vốn vay đã chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, cụ thể là năm 2005 vốn vay chiếm 92,02%, năm 2006 là 91,25% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2006 so với năm 2005 giảm 16,73%. C/N công ty cũng không vay vốn dài hạn. Với lượng vốn vay chiếm tỷ trọng lớn đã hạn chế khả năng tự chủ tài chính của C/N công ty và luôn đặt công ty trước áp lực phải trả nợ nhất là nợ ngắn hạn và lãi suất đang tăng lên. 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Chênh lệch tốc độ tăng (%) Tổng doanh thu trong đó: -DT hàng XK -DT hàng quốc phòng 130.941.503.920 12.687.234.104 163.407.357.936 13.420.113.275 32.465.854.016 732.879.171 24,79 5,77 1.DT thuần 130.941.503.920 163.407.357.936 32.465.854.016 24,79 2.Giá vốn hàng bán 121.288.063.885 154.727.843.214 33.439.779.329 27,57 3.Lợi nhuận gộp 9.653.440.035 8.679.514.722 -973.925.313 -10,08 4.Chi phí bán hàng 631.089.547 649.633.877 18.544.330 2,93 5.Chi phí quản lý 7.892.638.132 7.053.411.943 -839.226.189 -10,63 6.LN từ HĐKD 1.129.712.356 976.468.902 -153.243.454 -13,56 -Thu nhập từ HĐTC 78.133.982 76.527.134 -1.606.848 -2,05 -Chi phí HĐTC 61.601.840 59.755.894 1.845.946 2,99 7.LN từ HĐTC 16.532.142 16.771.240 239.098 1,44 -Các khoản TNBT 215.477.342 324.114.332 108.636.990 50,41 -Chi phí bất thường 210.208.446 216.070.270 5.861.824 2,78 8.LN bất thường 5.268.896 108.044.062 102.775.166 1950,6 9.Tổng LN thuế 1.151.513.394 1.101.284.204 -50.229.190 -4,36 10. Thuế TNDN 322.423.750,3 308.359.577,1 14.064.173,2 -4,36 11.LN sau thuế 829.089.643,7 792.924.626,9 36.165.016,8 -4,36 12.Thu nhập BQ 850ngđ/tháng 950ngđ/tháng 100 11,76 Nguồn : Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO Qua số liệu trên ta thấy doanh thu thuần tăng mạnh, cụ thể năm 2006 so với năm 2005 tăng 24,79% hay là từ 130.941.503.920đ tăng 163.407.357.936đ. Doanh thu tăng chủ yếu là do tiêu thụ hàng nội địa trong đó doanh thu hàng quốc phòng tăng 5,77%. Tổng doanh thu tăng mạnh vì C/N công ty đã biết chú trọng mở rộng thị trường trong nước.Chất lượng mẫu mã hàng hoá luôn được thay đổi và nâng cao đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nên giá trị hàng bán bị trả lại không có. Đây cũng là một yếu tố làm tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 27,57% so với năm 2005, do C/N công ty là kinh doanh nên giá vốn hàng bán không bao gồm giá thành sản xuất mà bao gồm giá vốn hàng mua(+) chênh lệch thành phẩm tồn kho. Ở bảng 1 cho thấy hàng tồn kho của C/N tăng 191,24% chính vì vậy đã làm cho giá vốn hàng bán tăng, tốc độ tăng hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. C/N công ty muốn tăng lợi nhuận thì phải tìm mọi cách để tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí. Năm 2006 C/N công ty không đạt được điều đó mặc dù lợi nhuận thuần tăng nhưng không lợi nhuận gộp không tăng mà lại giảm 10,08% điều này là vì giá vốn hàng bán tăng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 13,56% là do chi phí bán hàng tăng 2,93%, mặc dù chi phí quản lý có giảm 10,63% nhưng không bù đắp được. Điều này cho thấy C/N công ty đã chú trọng đến tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, nhưng C/N công ty cũng cần phải xem xét lại về chi phí bán hàng. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh C/N công ty còn góp vốn liên doanh đầu tư thu hút được lợi nhuận từ hoạt động tài chính bổ sung thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006, nhưng C/N công ty cũng phải bỏ ra các khoản chi phí đầu tư tài chính mà chi phí đó lớn hơn nên lợi nhuận bổ sung đã giảm 1,44%. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 2006 tăng lên rất nhiều so với năm 2005, cụ thể tăng 1950,6% là do các khoản thu từ bán vật tư, tài sản dôi thừa, thu từ chuyển nhượng, các khoản phải trả nhưng không trả được nguyên nhân từ phía chủ nợ. Bên cạnh việc tăng các khoản thu, về chi phí hoạt đông bất thường cũng tăng 2,78%.Tuy vậy lợi nhuận trước thuế năm 2006 so với năm 2005 vẫn giảm 4,36% dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng giảm 4,36%. Mặc dù lợi nhuận sau thuế của C/N giảm một chút nhưng C/N vẫn quyết định tăng lương cho cán bộ công nhân viên do sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng nhằm cuộc sống của họ cải thiện hơn. 2.2.3 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của C/N công ty. C/N công ty TECAPRO là doanh nghiệp nhà nước tiến hành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tin học. Công ty có rất nhiều sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường. Mỗi sản phẩm, dịch vụ có ưu thế về mặt thị trường hay chiếm tỷ trọng khác nhau trên thị trường. Công ty TECAPRO là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. C/N công ty có mặt hàng kinh doanh rất đa dạng. Trong đó số lượng, chủng loại các sản phẩm kinh doanh chính trong 03 năm gần đây: Chủng loại Số lượng(sản phẩm) 1.Máy tính PC(máy tính cá nhân) Dell optiplex IBM Compaq >20.000 2.Máy tính xách tay Dell(Latitude) IBM thinkpaq Compaq Amada >3000 3.Máy chủ(server) IBM RS 6000 Dell power edge(1400- 6000) IBM các dòng khác Compaq(prolian) HP(máy chủ) >5000 4.Thiết bị mạng (network) Hub (từ 6 cổng - 24 cổng của các hãng) Swit ch (của các hãng Compex, IBM…) Network card Router >8000 5.Thiết bị ngoại vi - UPS - Máy in - Scanner >15.000 6.Hệ thống phần mềm (Softwware) - Microsoft - Oracle - Master Cam - Back bone Net wanlt - Data link >20.000 7.Thiết bị bưu chính, viễn thông Máy sản xuất phong bì. Máy chia thư Máy lồng gấp phong bì >500 8.Thiết bị y tế - Máy thở - Kính hiển vi - Máy siêu âm - Máy soi - Đèn mổ - Thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm. >700 9.Các thiết bị phụ kiện máy tính khác: Ram, Bàn phím, Chuột, Màn hình, ổ…. >18.000 Thị trường của công ty ở trên toàn quốc, tính trong cả nước thì thị phần công ty chiếm khoảng 41%. Công ty thường cung cấp máy vi tính cho các đơn vị: Chính phủ; các Bộ; Ngân hàng; Bưu chính Viễn thông; Các tổng Công ty; các dự án với nước ngoài; Và các cơ quan khác. Ngoài ra công ty còn bán hàng qua kênh trung gian, C/N công ty có đội ngũ trung gian khá mạnh có thể giao hàng đến tận tay người tiêu dùng đưa ra một số dịch vụ như bảo hành, có thể lắp đặt hệ thống cho người tiêu dùng. Với lợi thế về thị phần và có chiến lược kinh doanh đúng đắn C/N đã có được doanh thu tiêu thụ hàng hoá khá cao. Bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin cũng tương đối phát triển trong những năm gần đây vì vậy có rất nhiều đối thủ tham gia vào ngành này. Các đối thủ đó có tiềm lực rất mạnh nên công ty đang cố gắng nắm phần thị trường của mình để không làm ảnh hưởng tới việc tăng doanh thu. 2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM TĂNG, GIẢM DOANH THU. 2.3.1 Phân tích tổng quát doanh thu. Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của C/N công ty TECAPRO năm 2005 - 2006 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Giá trị Tỷ trọng (%._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5623.doc
Tài liệu liên quan