Giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005

Lời nói đầu T hương mại quốc tế đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới trong đó xuất khẩu là hoạt động thương mại cực kỳ quan trọng. Nó cho phép quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại h

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược “phát triển kinh tế hướng mạnh và xuất khẩu” nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển nước ta thời kỳ 2001-2010 và thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết cũng khẳng định xuất khẩu là một nhân tố quan trọng để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Nhờ hệ thống cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước được xây dựng khá hoàn chỉnh và đổi mới, xuất khẩu của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong các năm qua. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua ta thấy những thành tựu của hoạt động xuất khẩu vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của đất nước, đặc biệt là khoảng cách so với các nước trong khu vực còn quá lớn. Vì vậy, việc đề ra kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta là hết sức cần thiết nhằm khai thác tối đa lợi thế của đất nước, tạo ra sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và tìm “đầu ra” cho các hàng hoá này. Với kiến thức đã được học ở trường và quá trình thực tập tại Vụ Kế hoạch Thống Kê-Bộ Thương mại tôi xin nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005”. Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Chương II: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thời kỳ 1996-2000. Chương III: Giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS: Vũ Thị Ngọc Phùng, chuyên viên cao cấp Nguyễn Gia Kim cùng các anh, chị trong Vụ Kế hoạch Thống Kê-Bộ Thương mại đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Vụ Kế hoạch Thống Kê-Bộ Thương mại, mặc dù có nhiều cố gắng, song do kiến thức cũng như thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi sai sót. Tôi mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội: ngày 3 tháng 5 năm 2003. CHương I: Vại trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Việt Nam I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc buôn bán trong nước bởi vì hoạt động này diễn ra trên một thị trường rộng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá được vận chuyển ra ngoài quốc gia và đặc biệt là quan hệ buôn bán với nước ngoài. Do vậy, các quốc gia khi tham gia vào hoạt động giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế hiện hành. 2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá phổ biến 2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất ra hay đặt mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Hình thức này có ưu điểm là: lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về cao hơn so với các hình thức xuất khẩu khác vì không phải chia sẻ lợi nhuận cho khâu trung gian. Với vai trò người bán trực tiếp doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình trên thị trường thông qua phẩm chất, chất lượng của hàng hoá. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một lượng vốn lớn do phải ứng trước ở khâu thu mua và rất có thể gặp rủi ro như hàng hoá không bán được, thanh toán chậm, lãi suất tiền vay của ngân hàng tăng... 2.2. Hình thức hàng đổi hàng Hình thức này đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nó vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Hình thức này tuy nước xuất khẩu không thu được ngoại tệ nhưng lại bán được hàng hoá của mình và nhận về những hàng hoá khác của nước nhập khẩu mà mình đang cần. Phạm vi sử dụng hình thức này trong những trường hợp thích hợp thì nó rất có lợi cho người sản xuất lẫn người xuất khẩu. 2.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác Theo hình thức này đơn vị ngoại thương đứng ra bán nguyên liệu, bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán lại cho bên nước ngoài. Các bước tiến hành gia công uỷ thác như sau: Ký kết hợp đồng với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu. Ký hợp đồng gia công uỷ thác đối với đơn vị trong nước. Giao nguyên vật liệu cho bên gia công theo định mức. Thanh toán phí gia công cho đơn vị chế biến và nhận chi phí uỷ thác gia công được nhận. Hình thức này có ưu điểm là: Không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, rủi ro ít, việc thanh toán bảo đảm vì đầu ra chắc chắn. Khi xuất khẩu gia công uỷ thác đơn vị có thể xuất khẩu một phần phụ liệu phục vụ cho quá trình gia công, nhưng điều này đòi hỏi phải làm nhiều thủ tục xuất khẩu, cán bộ kinh doanh phải dày dặn kinh nghiệm. 2.4. Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức xuất khẩu mới nhưng đang được phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức này là không vượt qua khỏi ranh giới quốc gia. Do vậy, giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Thủ tục xuất khẩu theo hình thức này khá đơn giản, không nhất thiết là phải có các hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vân tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan... Ngoài ra, việc thanh toán cũng tương đối đơn giản, đồng tiền thanh toán do hai bên thoả thuận. Tuy nhiên, xuất khẩu theo hình thức này thì giá sẽ không cao với các hình thức khác. 2.5. Tạm nhập tái xuất Hình thức này là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá từ một quốc gia khác sau đó chế biến hàng hoá này rồi lại đem xuất khẩu với mục đích là thu được số ngoại tệ hàng hoá nhiều hơn với số tiền bỏ ra mua hàng. ở hình thức này hàng hoá có thể đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất, rồi từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu, hoặc hàng có thể đi từ nước xuất khẩu sang thẳng nước nhập khẩu, nước tái xuất sẽ trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Ngoài các hình thức xuất khẩu nêu trên còn có các hình thức xuất khẩu khác như: xuất khẩu theo nghị định thư, chuyển khẩu... II.Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm xuất khẩu hàng hoá 1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm Việc bảo đảm tính kế hoạch của sự phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xây dựng hệ thống các kế hoạch như thế nào để có thể bao quát được mọi quá trình phát triển kinh tế, mọi cấp quản lý và các thời hạn khác nhau của sự phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ yêu cầu của tính đồng bộ trong công tác kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, hệ thống các kế hoạch được xây dựng phù hợp với cơ cấu quản lý. Kế hoạch kinh tế quốc dân thống nhất tương ứng với công tác kế hoạch hoá trên quy mô cả nước. Kế hoạch của các bộ và cơ quan chủ quản ngành tương ứng với công tác kế hoạch hoá theo ngành hoặc tổ hợp ngành. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hoá phát triển”. Đối với Việt Nam kế hoạch 5 năm giữ vững vị trí trung tâm vì: . Thời hạn 5 năm là thời hạn thường trùng lặp với nhiệm kỳ làm việc của cơ quan Chình phủ, là thời hạn mà theo đó lợi tức đầu tư bắt đầu có sau 1 năm hoặc một vài năm, đảm bảo sự lãnh đạo về kinh tế phù hợp với các đường lối, quan điểm chính trị. . Thời gian 5 năm là đủ dài để cho một chính sách, chương trình , dự án bắt đầu bộc lộ các mặt mạnh và mặt yếu. . Thời gian 5 năm đảm bảo cho tính chính xác của các chỉ tiêu kế hoạch ở tầm vĩ mô. Những kế hoạch trong phạm vi 5 năm thường chính xác hơn, dễ thực thi hơn những kế hoạch có thời gian dài hơn. Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hoá các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. Nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm và xác định các cân đối, các chính sách phân bố nguồn lực, vốn chi các chương trình phát triển của khu vực kinh tế Nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Kế hoạch 5 năm có một trình độ cụ thể hoá cao hơn so với kế hoạch dài hạn. Ngoài ra, bằng cách chia ra từng năm, kế hoạch 5 năm vừa bảo đảm sự ăn khớp với các kế hoạch hàng năm đồng thời vừa là phần chi tiết hoá của kế hoạch dài hạn trong thời kỳ đầu của nó. Do đó kế hoạch 5 năm là yếu tố liên kết chính trong hệ thống kế hoạch, điều ấy cũng quyết định vai trò của nó là hình thức chủ yếu của kế hoạch nhà nước. 2. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm về xuất khẩu hàng hoá Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động quan trọng của nền kinh tế, nó có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Do vậy sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này cũng là một tất yếu khách quan. Để thực hiện nội dung quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, Nhà nước sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý. Trong hệ thống các công cụ quản lý nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, kế hoạch 5 năm là một công cụ quan trọng. Đối tượng của kế hoạch 5 năm về xuất khẩu là hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch xuất khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội. Nó hướng các hoạt động xuất khẩu của một quốc gia đi theo một mục tiêu nhất định đồng thời đưa ra các chính sách và giải pháp cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu phát triển xuất khẩu một cách có hiệu quả nhất. Trong bối cảnh mới hiện nay cần lưu ý đến các đặc điểm mới của hoạt động xuất khẩu và việc lập kế hoạch 5 năm xuất khẩu là hết sức cần thiết và quan trọng bởi vì: Một là, có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu. Trước đây Nhà nước nắm độc quyền trong hoạt động ngoại thương nên kế hoạch xuất khẩu chỉ đề cập đến các doanh nghiệp Nhà nước với cách thức tác động bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Hiện nay, chúng ta đã thừa nhận kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là tất yếu, mọi thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, cho nên việc có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động là tất yếu. Điều này đòi hỏi cần phải có kế hoạch xuất khẩu với cách thức tác động mới thì mới có thể tác động có hiệu quả đến hoạt động xuất khẩu, đảm bảo công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cần sử dụng các hình thức kế hoạch hoá đa dạng thích hợp với từng thành phần kinh tế để vừa giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo môi trường cho các thành phần sản xuất kinh doanh năng động với hiệu quả cao, vừa đảm bảo chức năng điều tiết vĩ mô đối với các thành phần kinh tế. Hai là, hoạt động xuất khẩu tuân theo sự điều tiết của thị trường. Thừa nhận kinh tế hàng hoá tất yếu thừa nhận thị trường kinh tế hàng hoá càng phát triển thì thị trường cũng ngày càng mở rộng và càng khẳng định vai trò của nó trong đời sống kinh tế-xã hội. Sự vận động của thị trường luôn luôn nảy sinh quá trình tự điều tiết về quan hệ cung-cầu, trong đó giá cả giữ vai trò quan trọng. Đối với các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, mệnh lệnh có hiệu lực tác động đến kinh doanh là quy luật giá trị, là tiếng gọi của thị trường thông qua hệ thống thông tin mà họ có thể nhận biết được. Do đó, kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân về xuất khẩu trên cơ sở sử dụng đúng đắn quan hệ thị trường, lợi dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, làm cho hoạt động xuất khẩu trở nên sôi động nhưng không rối loạn kế hoạch xuất khẩu xuất phát một phần quan trọng từ thị trường, nghiên cứu sự vận động của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển trong thời gian tới, từ đó lựa chọn các giải pháp hợp lý để hướng dẫn và điều tiết hoạt động xuất khẩu và thông qua thị trường đưa kế hoạch vào cuộc sống. Như vậy, sự vận động của hoạt động xuất khẩu trong cơ chế thị trường được định hướng và điều tiết của kế hoạch kinh tế quốc dân về xuất khẩu. Ba là, hoạt động xuất khẩu giữa các nước được tiến hành trên cơ sở tự do, bình đẳng theo giá cả thị trường. Nếu như trước đây, hoạt động xuất khẩu của nước ta chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa theo các hiệp định Chính Phủ với những điều kiện ưu đãi thì ngày nay điều đó không còn nữa. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển lực lượng sản xuất với quốc tế hoá nền kinh tế thế giới lên một trình độ cao. Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất, bao gồm các nước có chế độ chính trị khác nhau. Tất cả các nước đều muốn mở rộng quan hệ kinh tế nhưng điều đó phải được tiến hành trên cơ sở tự do, các bên cùng có lợi. Do đó, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân về xuất khẩu làm cho thị trường nước ta gắn liền với thị trường thế giới, phát huy những ngành, lĩnh vực mà nước ta có thế mạnh để mở rộng sự hợp tác và phân công lao động với các nước nhằm tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ, thu hút mọi nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật của nước ngoài để phát triển có hiệu quả nền kinh tế quốc dân. 3. Nội dung của kế hoạch xuất khẩu Kế hoạch hoá là quá trình hoạt động mang tính tổng hợp, tính liên ngành từ khâu phân tích, dự báo, xác định mục tiêu, lựa chọn biện pháp thực hiện cho đến khâu tổ chức thực và kiểm tra. Vì vậy, kế hoạch xuất khẩu gồm các nội dung chủ yếu sau: Nội dung của kế hoạch xuất khẩu bao gồm: xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu sản phẩm, danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ lực, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chủ yếu. 3.1. Xác định quy mô và tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hoá Xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu phụ thuộc quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến động trên thị trường quốc tế. Xác định tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất khẩu. Cơ sở để xác định hai chỉ tiêu này dựa vào: Dựa vào thống kê về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân kỳ gốc. Dựa vào việc phân tích các yếu tố tạo nên tốc độ tăng xuất khẩu kỳ gốc. Trên cơ sở đó loại các yếu tố đột biến. Dự báo một số yếu tố mới của kỳ kế hoạch như: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, giá cả... Xác định chỉ tiêu về tốc độ kim ngạch xuất khẩu kỳ kế hoạch. Xác định tổng kim ngạch xuất khẩu kỳ kế hoạch. 3.2. Danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Để định hướng danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, trước hết cần dựa vào lợi thế so sánh của đất nước. Từ đó đánh giá danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ yếu. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong giai đoạn trước mắt vẫn là tài nguyên và lao động. Do đó, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cần tập trung vào các ngành hàng khai thác có lợi thế. Lợi thế về tài nguyên là các sản phẩm: Dầu thô, thuỷ sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu... Lợi thế về lao động và các ngành hàng: dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, thủ công mỹ nghệ. Định hướng ngoại thương kỳ kế hoạch và tiến độ hội nhập. Từ đó xác định danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ yếu kỳ kế hoạch. Xu hướng chung của việc lựa chọn các mặt hàng có lợi thế ở các nước đang phát triển là: giai đoạn đầu, chọn các mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và điều kiện lao động rẻ. Giai đoạn sau lựa chọn các mặt hàng có lợi thế về vốn. 3.3. Định hướng thị trường xuất khẩu Đây được coi là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của kế hoạch. Việc có được thị trường xuất khẩu nghĩa là xác định được nhu cầu của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nguyên tắc chung đối với vấn đề này là: - Phát triển thị trường xuất khẩu kỳ gốc. Từ đó tìm ra và dự báo những biến động thị trường. - Xác định danh mục thị trường xuất khẩu với nguyên tắc là: khôi phục thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Ngoài ba nội dung chính trên của kế hoạch xuất khẩu hàng hoá, cần xác định các chỉ tiêu đánh giá về kết quả đạt được. Đó là kim ngạch xuất khẩu so với GDP, tốc độ tăng của xuất khẩu so với tốc độ tăng của GDP, kim ngạch xuất khẩu bình quân (so sáng với chỉ tiêu của nước có nền ngoại thương phát triển). Từ đó, đánh giá xem hoạt động xuất khẩu có đạt được mục tiêu đề ra và góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đó hay không. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, mục tiêu của việc xuất khẩu hàng hoá trước hết là tạo nguồn vốn đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu. Nhập khẩu hàng hoá đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong nước, do đó cần ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu. Mục tiêu thứ hai của nhập khẩu là sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nếu nền kinh tế có được cơ cấu ngành hợp lý, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. Thứ ba, việc nhập khẩu hàng hoá chủ yếu dựa vào kim ngạch xuất khẩu, do đó xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu cần phải đảm bảo sự tương quan về quy mô và tốc độ nhập khẩu. Nguyên tắc chung là phải tiến tới cân bằng được cán cân xuất-nhập khẩu sau đó là xuất siêu. Thực tế, với Việt Nam hiện nay do danh mục các mặt hàng nhập khẩu và cơ cấu nhập khẩu không hợp lý đã dẫn đến giá trị và tỷ trọng nhập siêu cao. Do đó, phương hướng phát triển xuất khẩu trong kế hoạch xuất khẩu tới những bất hợp lý này cần được điều chỉnh. III. Vai trò của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đối với phát triển kinh tế Việt Nam 1. Quan niệm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất nào cho “Mặt hàng xuất khẩu chủ lực”, mà người ta chỉ mới quan niệm, hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo quan niệm của Bộ Thương mại, thì mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10000 USD trở lên. Những mặt hàng này đóng vai trò chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của đất nước. Sự thay đổi kim ngạch của nó có ảnh hưởng đến tổng kim ngạch nói chung của các quốc gia. Mặt khác các mặt hàng này có nguồn lực để tổ chức sản xuất ổn định với chi phí hợp lý, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Cần lưu ý là quan niệm mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác với quan niệm mặt hàng xuất khẩu chính mà hiện nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng được xem xét trong phạm vi toàn quốc gia, sự ảnh hưởng và vai trò của nó có tác động đến tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung của nước đó. Còn mặt hàng xuất khẩu chính là mặt hàng xem xét ở trong lĩnh vực từng ngành cụ thể. Nó có vai trò và ảnh hưởng lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng đó. Tuy nhiên, nếu xem xét về tầm vĩ mô của cả nước thì có thể nó chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ. Trong nền thương mại của một nước người ta thường chia thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng xuất khẩu quan trọng và hàng xuất khẩu thứ yếu. Theo quan niệm này thì hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Sự hiểu rõ quan niệm “mặt hàng xuất khẩu chủ lực” cho phép ta đánh giá đúng và chính xác vai trò của nó cũng như phép chúng ta đề ra các giải pháp để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này. 2. Sự hình thành hàng xuất khẩu chủ lực Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được Nhà nước đề ra từ cuối những năm 1960. Tuy nhiên, mới chỉ gần đây, khi chúng ta tiếp xúc mạnh mẽ với nền kinh tế thị trường của thế giới, chúng ta mới cảm nhận vấn đề một cách nghiêm túc. Hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành như thế nào? Trước hết nó được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ xát cạnh tranh mãng liệt trên thị trường thế giới. Và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới ấy kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô lớn với chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển. Như vậy, một mặt hàng chủ lực ra đời ít nhất cần có 4 yếu tố cơ bản: Tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước. Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó. Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán. Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn. Một mặt hàng ở thời điểm này có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng ở thời điểm khác thì không. Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa lớn đối với: - Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa. - Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. - Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. - Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật với nước ngoài. Để hình thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách ưu tiên hỗ trợ trong việc nhanh chóng có được những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Các biện pháp và chính sách ưu tiên đó là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước và xác định chính sách tài chính... cho việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 3. Vai trò của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đối với phát triển kinh tế Việt Nam 3.1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: Đầu tư nước ngoài. Vay nợ, viện trợ. Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ. Xuất khẩu sức lao động... Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ... tuy quan trọng, nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Xuất khẩu các mặt hàng này quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội của đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu-xuất khẩu các mặt hàng chủ lực - nguồn vốn duy nhất để trả nợ - trở thành hiện thực. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một là, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu tổ chức của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở: - Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. - Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. - Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của Việt Nam tạo ra một năng lực sản xuất mới. - Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn được thích nghi với thị trường. 3.3. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tạo điều kiện giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu của một quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của một đất nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các mặt hàng cho phép tận dụng được các lợi thế của đất nước đó. Từ đó sẽ làm cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế có hiệu quả hơn. Các lợi thế cần khai thác đó là nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, giá thuê rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi... Đối với một đất nước không nhất thiết phải sản xuất ra đầy đủ sản phẩm mà mình cần. Thông qua hoạt động xuất khẩu họ có thể tập trung vào một vài loại mà họ có lợi thế, sau đó trao đổi để có được những thứ mà họ cần. Rõ ràng ở đây ta thấy vai trò của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong việc thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá sản xuất, giúp các nước khai thác được lợi thế của mình, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá sâu. 3.4. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Tác động của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 3.5. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế.... Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Tóm lại, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đóng một vai trò chính yếu đối với định hướng phát triển của đất nước, góp phần vào việc thực hiện tốt các mục tiêu, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra và đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hoá-hiện đại hóa như văn kiện đại hội XI đã đưa ra. 4. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy cho phát triển kinh tế. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển các cơ sở hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trở thành phương hướng chủ yếu của chính sách ngoại thương. Thị trường cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cũng như nhiều nước khác luôn luôn khó khăn. Vấn đề thị trường không phải chỉ là vấn đề của một nước riêng lẻ nào, mà trở thành “vấn đề” trọng yếu của nền kinh tế thị trường. Vì vậy việc hình thành một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu. Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là một biện pháp lớn mà Nhà nước ta đã và đang áp dụng để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu. Năm 1991 nước ta mới chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực: đó là dầu thô, thuỷ sản, gạo và hàng dệt may. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời kỳ 1991-1995 là: cao su, cà phê, chè, gạo, hạt điều (quy điều thô) hạt tiêu, dầu thô, thuỷ sản, hàng dệt may, than đá. Từ năm 1996, Việt Nam xuất khẩu nhân điều thay cho việc xuất khẩu hạt điều thô trước đây. Hàng điện tử và linh kiện máy tính là mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới của Việt Nam từ năm 1996. Đến năm 2000 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã tăng lên 12 mặt hàng. Đó là: Dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may, giầy dép, cà phê, cao su, nhân điều, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử và linh kiện máy tính, rau quả. Theo thống kê của Bộ Thương mại hiện nay, Việt Nam có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau: Biểu 1 Đơn vị: triệu USD Số thứ tự Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 1 Dầu thô 3501 2 Dệt may 1892 3 Thuỷ sản 1479 4 Giày dép 1465 5 Hàng điện tử và linh kiện máy tính 783 6 Gạo 668 7 Cà phê 501 8 Hàng thủ công mỹ nghệ 237 9 Chè 48 10 Hạt điều 167 11 Cao su 166 12 Hạt tiêu 146 Chương II. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thời kỳ 1996-2000 I. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 1. Quy mô và tốc tăng trưởng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 ước đạt 51.341triệuUSD (năm 2000 ước đạt 14000 triệuUSD).Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng bình quân hàng năm là 28% (chưa kể phần xuất khẩu tại chỗ). Tăng nhanh tỷ trọng hàng đã qua chế biến trong kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế. Kết quả thực hiện kế hoạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2000: . Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 đạt 51.796 triệuUSD, cao hơn so với mức đề ra và bằng 100,6% kế hoạch đề ra. . Năm 1998 là năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 9,361 tỷ USD. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,45 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người năm 1997 đạt 116 USD/ người, năm 1998 đạt 122 USD/người, năm 1999 đạt 150 USD/người, năm 2000 đạt 186 USD/ người. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 170 USD/người, là mức của quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường. . Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân thời kỳ 1996-2000 đạt 21,5%. Năm 1996 tăng 33,1% so với năm 1995 và năm 1997 tăng 22,7% so với năm 1996, mức tăng bình quân của năm 1._.996-1997 là 27,9%/năm. Năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực, hoạt động xuất khẩu diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 1,9% so với năm 1997, năm 1999 tăng 23,3% so với năm 1998, năm 2000 tăng 25,3% so với năm 1999. 2. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 Biểu2 Đơn vị tính: Triệu USD theo giá hiện hành (năm 1999) Năm Trị giá xuất khẩu Tốc độ tăng xuất khẩu (%) Tốc độ tăng GDP (%) GDP Xuất khẩu so GDP (%) 1996 7.255 33,1 9,3 23.880 30,4 1997 9.185 26,6 8,2 25.840 35,5 1998 9.361 1,9 5,8 27.340 34,2 1999 11.540 23,3 4,8 28.650 40,3 2000 14.455 25,3 6,7 30.570 47,3 Nguồn: Vụ kế hoạch thống kê-Bộ thương mại. II. Kết quả xuất khẩu các mặt hàng chủ lực Năm 1991 nước ta mới chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may; mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất là dầu thô cũng chỉ đạt 581 triệu USD. Đến năm 2000 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã tăng lên 12 mặt hàng,tăng thêm 7 mặt hàng mới là cà phê, cao su, điều, giày dép, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghê. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1-1,3 tỷ USD/năm là thuỷ sản, giày dép, dệt may, dầu thô và 3 mặt hàng khác đạt xấp xỉ 500 triệu đến gần 1 tỷ USD/năm như cà phê, hàng điện tử, gạo. Vài năm gần đây nổi lên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức thị trường hàng năm rất cao là: giày dép, dệt may, điện tử, nhân điều, chè, gạo. Có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng gây tác động nhất định tới thị trường khu vực va thị trường thế giới là gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới sau ấn Độ, cà phê đứng thứ 3 thế giới sau Brazin và Colombia. 1. Gạo . Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 1996-2000 đạt 18,31 triệu tấn, bình quân hàng năm đạt 3,6 triệu tấn, về trị giá đạt 4,44 tỷUSD, đạt 127,15% về lượng và 132,5% về trị giá so với kế hoạch đề ra. Năm 1996 xuất khẩu gạo đạt 3 triệu tấn, năm 2000 xuất khẩu 3,5 triệu tấn, đạt giá trị kim ngạch khoảng 668 triệu USD, bằng 1,2 lần khối lượng gạo xuất khẩu năm 1996; giai đoạn 1996-2000 đạt 18,31 triệu tấn gấp 2,1 lần so với thời kỳ 1995. Về giá trị, thời kỳ 1996-2000 đạt 4,44 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với thời kỳ 1991-1995. Giá gạo xuất khẩu thời kỳ 1991-1995 la 215 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam: Châu á 33%, Châu Phi 46%, Trung Đông 13% và Châu Mỹ 8%. Gạo bắt đầu được xuất khẩu với khối lượng lớn vào năm 1989 (1,42 triệu tấn) nhưng chỉ tới thời kỳ 1991-1995 vị trí của gạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu mới được khẳng định với lượng xuất khẩu đạt bình quân trên 1,5 triệu tấn/năm. Năm 1998 xuất khẩu 3,75 triệu tấn gạo, đạt trị giá hơn 1 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 2000 là năm thứ 5 liên tiếp xuất khẩu trên 3 triệu tấn/năm. Gạo Việt Nam, theo thông kê hải quan, đã được bán cho hơn 30 nước bạn hàng khác nhau nhưng mua với khối lượng lớn và ổn định thì chỉ có khoảng 7-8 bạn hàng. Trong số này có 04 bạn hàng Châu á (Singapore, Philipine, Malaysia, Hồng Kông), 02 bạn hàng Châu Âu (Thuỵ Sĩ, Hà Lan), 01 bạn hàng Trung Đông (Irắc) và Mỹ. Cụ thể theo biểu dưới đây: Biểu 3 Đơn vị: % Thị trường Thứ tự năm 1997 Thứ tự năm 1998 Thứ tự năm 1999 Thứ tự năm 2000 Tỷ trọng năm 1998 Tỷ trọng năm 1997 Indonesia 14 01 01 03 25.3 1.8 Philipine 05 02 03 02 13.2 8.1 Singapore 03 03 02 06 11.3 8.9 Thụy Sĩ 01 04 05 11 10.5 22.5 irắc 06 05 04 01 8.2 7.2 Hà Lan 02 06 13 22 4.2 9.4 Mỹ 04 07 18 09 4.1 8.6 Nguồn: Vụ kế hoạch thống kê-Bộ Thương Mại. Sự thiếu vắng của thị trường Châu Phi không nhất thiết thể hiện sức cạnh tranh kém của gạo Việt Nam bởi với chi phí sản xuất (trong đó có chi phí nhân công) không cao, khả năng thâm canh tăng vụ tốt, năng suất bình quân khá (36,8 tạ/ha so với 24,2 tạ/ha của Thái Lan) gạo của Việt Nam có thể cạnh tranh tốt trên mọi thị trường, đặc biệt là thị trường gạo phẩm cấp thấp. Điểm yếu của Việt Nam là khả năng cung cấp tín dụng cho bạn hàng. Do điểm yếu này mà gạo Việt Nam vẫn phải thông qua khách hàng của một nước thứ ba để nhập vào thị trường Châu Phi và đây cũng là lý do giải thích vì sao trong số 10 nước bạn hàng mua gạo lớn nhất của Việt Nam lại xuất hiện Thụy Sĩ và Hà Lan là những nước không có truyền thống tiêu thụ gạo với số lượng lớn. Số liệu thống kê cũng cho thấy Trung Quốc nhập khẩu gạo của Việt Nam rất ít nhưng Trung Quốc nhập khẩu gạo lớn thứ 6 của Thái Lan với lượng mua năm 1998 đạt tới 155 ngàn tấn. Năm 1997 Trung Quốc mua của Việt Nam hơn 14 ngàn tấn, đứng thứ 25 trong danh sách bạn hàng nhưng sang năm 1998 chỉ mua chưa đầy 1400 tấn và đứng thứ 29 trong danh sách bạn hàng. Ngoài vấn đề thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn một vấn đề nữa là hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu. Mặc dù đã 3 năm liền xuất khẩu trên 3 triệu tấn một năm với tốc độ tăng bình quân gần 12%/năm nhưng gạo vẫn là mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch và đầu mối chủ yếu vì lý do an ninh lương thực. Tham gia xuất khẩu gạo, cho tới năm 1997, vẫn chỉ là một số doanh nghiệp quốc doanh. Năm 1998 Chính phủ mới quyết định cho 5 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thí điểm. Việc này đã hạn chế khá nhiều tính năng động trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường ngoài. Năm 2001 Việt Nam dự kiến bãi bỏ cơ chế hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu. Xuất khẩu gạo hiện nay đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn là thị trường xuất khẩu và giá gạo trên thế giới có xu hướng giảm do các nước xuất khẩu liên tục được mùa. Các doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung chưa có được những hợp đồng lớn, ổn định và cũng chưa bán trực tiếp được gạo sang Châu Phi. Để giành được những hợp đồng lớn cần có những thoả thuận ở cấp Chính phủ và nước xuất khẩu thường phải có những thoả hiệp nhất định với nước nhập khẩu, thí dụ như cấp tín dụng xuất khẩu (bán trả chậm) hoặc chấp nhận đổi hàng thông qua việc mua lại một lượng hàng hoá nào đó. Một trong những thị trường có thể áp dụng biện pháp này là Hàn Quốc bởi hàng năm Việt Nam thường nhập khẩu trên dưới 200 triệu USD phân bón, sắt thép và ô tô các loại từ thị trường này. Việc trực tiếp xuất khẩu gạo sang Châu Phi gặp khó khăn là do khả năng thanh toán của bạn hàng. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt vẫn phải dựa vào các nước và các tổ chức cung cấp viện trợ cho Châu Phi nhưng có thể thăm dò một hướng đi mới là đổi hàng. 2. Cà phê Khối lượng cà phê xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 đạt 2,2 triệu tấn, về giá trị đạt 2.600 triệu USD, bằng 107% về lượng và 105,6% về giá trị so với kế hoạch đề ra, tăng gấp 2,3 lần so với thời kỳ 1991-1995. Năm 1996 xuất khẩu cà phê đạt 283.000 tấn, năm 2000 xuất khẩu 680.000 tấn, tăng 1,86 lần so với năm 1996. Giá bình quân thời kỳ 1996-2000 là 1.106,7 USD/tấn, thấp hơn giá bình quân thời kỳ 1991-1995 (1.585 USD/tấn) Xu thế cung cà phê lớn hơn nhu cầu trong nhiều năm làm giá cà phê có xu hướng ngày càng giảm. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là EU, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản... cà phê của Việt Nam nói chung có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, do chất lượng tốt và có hiệu quả với người sản xuất cà phê do năng suất cao (gấp 2-3 lần so với các nước trồng cà phê trong khu vực) Việt Nam đã vượt qua Uganda và Indonesia để trở thành nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới. Nếu tính tất cả các chủng loại cà phê thì Việt Nam đã vượt mexico để chiếm vị trí thứ 3, chỉ sau Braxin và Colombia. Tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại cà phê quốc tế hiện nay khoảng 10%. Biểu sau đây cho thấy bước tiến vượt bậc của cà phê Việt Nam trong các năm từ 1996 đến 2000 (vụ mùa cà phê được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau): Biểu 4 Niên vụ Sản lượng xuất khẩu (tấn) Kim ngạch xuất khẩu (ngàn USD ) Giá bình quân USD/T FOB Việt Nam 1996-1997 358.512 427.991 1.194 1997-1998 391.326 592.279 1.514 1998-1999 405.616 557.000 1.373 1999-2000 733.935 501.950 684 Nguồn: Thống kê hải quan và Bộ Thương mại Do năng suất cao, cà phê của Việt Nam có giá thành tương đối thấp (dưới 1000 USD/ tấn) và sức cạnh tranh mạnh. Vụ mùa của Việt Nam và của Indonesia lại lệch nhau hoàn toàn (khi Indonesia kết thúc vụ thì Việt Nam vào vụ và ngược lại) nên vấn đề thị trường tiêu thụ hầu như không gặp vướng mắc gì. Trước năm 1995, cà phê Việt Nam được đưa vào thị trường thế giới thông qua mạng lưới tiêu thụ của các doanh nhân singapore (chiếm tỷ trọng gần 45%). Từ năm 1995, khi Mỹ bỏ cấm vận, vai trò của trung gian Singapore giảm dần. Khách hàng Mỹ đã nhanh chóng tìm đến Việt Nam và chỉ sau 1 năm họ đã trở thành bạn hàng số1, hàng năm mua khoảng 25% lượng cà phê của Việt Nam (năm 1996 lên tới gần 30%). Khách hàng Đức luôn chiếm vị trí số 2. Những bạn hàng quan trọng khác gồm: Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Angiêri, Ba Lan và Nhật Bản. Singapore, kể từ năm 1996, không còn nằm trong danh sách 10 bạn hàng lớn nhất nữa. Một yếu tố đáng chú ý là ngoài các nhà buôn, các nhà rang xay nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp. Tuy tỷ trọng bán cho rang xay còn nhỏ nhưng đây là dấu hiệu khởi đầu tốt đẹp bởi rang xay chỉ mua trực tiếp khi cà phê có độ đồng đều nhất định về cỡ hạt và chất lượng hạt. Sản lượng tăng rất nhanh nhưng cho tới nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến vào loại hoàn chỉnh. Tổng công suất của các cơ sở này mới đạt trên dưới 100.000T/năm, chỉ đảm bảo chế biến tốt từ 25% đến 30% sản lượng cà phê. Số còn lại được chế biến phân tán tại các hộ gia đình và các nông trường nhỏ theo phương pháp thủ công hoặc bằng các thiết bị vừa cũ, vừa không đồng bộ. Loại cà phê chế biến như vậy được gọi là “cà xô”, được bán với giá thấp cho các nhà buôn nước ngoài có cơ sở tái chế để tái chế và phân loại trước khi cung cấp cho rang xay. Chi phí phân loại và chi phí bù đắp rủi ro phân loại thường khá lớn, ít nhất cũng phải 40USD/T nên cà phê Việt Nam thường bán với giá thấp hơn cà phê Inđônêisa, nơi có hệ thống sơ chế và phân loại tốt hơn. Gần đây, do tích cực đầu tư vào thiết bị chế biến – phân loại, tỷ trọng cà phê có chất lượng cao đang tăng dần. Vào cuối năm 1994, trước tình trạng lộn xộn, tranh mua tranh bán trên thị trường cà phê, Chính phủ đã quyết định thiết lập chế độ đầu mối xuất khẩu. Chế độ đầu mối này không những không ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng cà phê (hiện tượng ép cấp, ép giá không xảy ra) mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng dần tỷ trọng cà phê đã qua chế biến bởi trong điều kiện vườn cà phê đã được tư nhân hoá hoặc giao khoán cho các hộ gia đình chỉ có các công ty chuyên doanh mới đủ mạnh để đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng cà phê và chế biến cà phê hoà tan. Điều này đã được chứng minh trên thực tế. Trong hai năm 1996 và 1997, gần 10 dàn máy chế biến, trị giá mỗi giàn trên dưới 1 tỷ USD, đã được các doanh nghiệp đưa vào sử dụng. Tỷ trọng cà phê có chất lượng hạt đen, vỡ dưới 5% tăng dần và đây là lý do chủ yếu kéo các nhà rang xay đến với Việt Nam, bỏ qua trung gian là các nhà buôn. Hệ thống doanh nghiệp chuyên doanh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh về giá với nước ngoài. Sau 3 năm thi hành chế độ đầu mối, chênh lệch giữa giá fob Việt Nam và giá london còn 120USD/T xuống còn 150-160 USD/T, có thời điểm chỉ còn 120 USD/T (mức hợp lý là 140-145). Đây là thành công lớn bởi hệ thống thương mại cà phê thế giới, do đã hình thành cả trăm năm nay, được tổ chức hết sức chặt chẽ. Các nhà buôn lớn thao túng thị trường, áp đặt giá cả và nếu như không có mối liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp chuyên doanh trong 3 năm qua thì Việt Nam đã không thể rút ngắn được mức chênh lệch giá như vậy. 3. Cao su Khối lượng cao su xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 đạt 1.118 ngàn tấn, bằng 90,9% về lượng so với kế hoạch đề ra, tăng gấp 1,17 lần so với thời kỳ 1991-1995. Về giá trị, đạt 894 triệu USD, bằng 90,5% % so với kế hoạch đề ra, tăng 74% lần so với thời kỳ 1991-1995. Năm 1996 xuất khẩu cao su đạt 195.000 tấn, năm 2000 xuất khẩu 280000 tấn, tăng 4,4 lần so với năm 1991, tăng gấp 1,43 lần so với năm 1996. Mặc dù khối lượng cao su xuất khẩu tăng 1,17 lần nhưng do giá giảm (bình quân thời kỳ 1996-2000 chỉ đạt 800 USD/ tấn) nên giá trị chỉ tăng có 74% lần. Thị trường xuất khẩu chính cao su của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm gần 50% khối lượng xuất khẩu nhưng trong nhiều năm qua cũng gặp không ít khó khăn trong khâu thanh toán và hạn ngạch. Xuất khẩu cao su sang các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Nga chiếm số lượng hạn chế. Xuất khẩu cao su năm 1999 (bao gồm cả cao su campuchia tạm nhập tái xuất) đạt 265 ngàn tấn, trị giá 147 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu cao su đạt 273 ngàn tấn, trị giá 166 triệu USD. Cao su là mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế trong năm 1997-1998. Nhu cầu yếu tại các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc kết hợp với sự mất giá bản tệ tại các nước sản xuất chính như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã đẩy giá cao su xuống tới mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, gây thiệt hại lớn cho tất cả các nước sản xuất và xuất khẩu cao su, trong đó có nước Việt Nam. Trồng cây cao su vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa cải thiện điều kiện môi trường nên trong những năm qua Nhà nước đã dành sự quan tâm rất lớn cho việc đầu tư phát triển diện tích cao su. Tổng diện tích trồng cao su hiện nay đã lên tới gần 450.000 ha, trong đó có hơn 250.000 ha đã được đưa vào khai thác, đạt sản lượng khoảng 330.000 tấn mủ khô/năm, gấp gần 5 lần sản lượng của năm 1990. Vườn cây chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước quản lý. Gần đây, được sự trợ giúp của WB, cao su tiểu điền có phát triển hơn nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10-15% diện tích cao su của cả nước). Hiện nay tổng công suất chế biến mủ của cả nước đã đạt 350 ngàn tấn/năm (riêng Tổng Công ty cao su có 245 ngàn tấn), đảm bảo sơ chế hết sản lượng mủ khai thác hàng năm (sau khi đã trừ phần tự chế biến trong dân. Tình trạng thiết bị nhìn chung là cũ và lạc hậu. Gần đây, các xí nghiệp cỡ vừa và lớn (công suất từ 3.000 đến 12.000 tấn/năm đã quan tâm đầu tư máy móc, thiết bị nên sản phẩm đã có chất lượng đồng đều và ổn định hơn. Từ năm 1990 trở về trước, thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam là Liên Xô (60%), Singapore (20%) và Đông Âu (10%). Trong những năm gần đây, thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu đã mất dần, nếu không nói là mất hẳn. Tỷ trọng của thị trường Singapore cũng giảm. Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su số 2 thế giới, đã nổi lên trở thành thị trường tiêu thụ chính của cao su Việt Nam (năm 1997 chiếm đến 47,2%) . Cao su của Việt Nam cũng đã bán được cho các khách hàng Mỹ và EU với số lượng ngày càng tăng: Biểu 5 Thị trường 1997 1998 1999 2000 Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) Trung Quốc 91,9 47,2 75,6 39,6 94,7 35,7 110,6 40,5 Asean 43,3 22,3 27,6 14,4 71,4 26,9 43,8 16,1 Châu á khác 20,1 10,3 23,5 12,3 132,7 156,4 57,3 EU 26,2 13,5 48,0 25,1 41,5 15,7 36,3 13,3 Châu Âu khác 1,6 0,8 2,7 1,4 10,4 3,9 28,9 10,6 Bắc Mỹ 0,7 0,4 1,9 1,0 5,1 1,9 3,2 1,2 Nguồn: Thống kê hải quan Từ khi Trung Quốc mở chiến dịch chống buôn lậu qua biên giới, lượng cao su nhập khẩu đã giảm hẳn, gây khó khăn cho cả Việt Nam và Thái Lan, trong đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhiều hơn. Tỷ trọng xuất sang Trung Quốc năm 1998 giảm chỉ còn 90% trong khi EU và Mỹ tăng lên 26%, thể hiện sự cố gắng cao độ của ngành cao su Việt Nam trong việc chuyển đổi thị trường. 4. Chè Khối lượng chè xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 đạt 165.000 tấn, tăng 1,9 lần so với 5 năm 1991-1995, bằng 100,3% so với kế hoạch đề ra. Về trị giá, thời kỳ 1996-2000 đạt 222 triệu USD, tăng 2,02 lần so với thời kỳ 1991-1995, bằng 103% so với kế hoạch đề ra. Năm 1996 xuất khẩu chè đạt 20.800 tấn, năm 2000 xuất khẩu 45.000 tấn, tăng 2 lần so với năm 1996 Giá bình quân thời kỳ 1996-2000 là 1.360 tấn USD/tấn, cao hơn giá bình quân thời kỳ 1991-1995 (1.288 USD/tấn). Giá xuất khẩu chè của Việt Nam luôn thấp hơn giá thế giới, thường chỉ bằng 90% giá chè xuất khẩu trên thế giới. Xu thế cung-cầu chè cân bằng trong nhiều năm nên tốc độ tăng xuất khẩu chè không đáng kể. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam chủ yếu là Irắc, Nga, Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng kông... Năm 1999 diện tích chè của cả nước đạt trên 80.000 ha. Sản lượng chè búp khô đạt khoảng 72,6 ngàn tấn, xuất khẩu 36 ngàn tấn, đạt trị giá 45 triệu usd. Xuất khẩu chè năm 2000 đạt hơn 45 ngàn tấn, trị giá hơn 50 triệu usd, tăng gần 25% về lượng và 11,1% về trị giá so với năm 1999. Nếu so với khối lượng chè buôn bán trên thế giới (khoảng 1,2 triệu tấn/năm) thì khối lượng xuất khẩu của Việt Nam rất nhỏ bé (chưa đầy 3%). Khối lượng nhỏ là một trong những nguyên nhân chính cản trở ngành chè tiếp cận các bạn hàng lớn và ổn định. Chè của Việt Nam được tiêu thụ khá rải rác, từ Irắc, Libi, Angiêri đến Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hồng kông, Đài Loan, Mỹ...mỗi nơi một ít. Không bạn hàng nào là bạn hàng chính. Những khó khăn của ngành chè Việt Nam hiện nay là: . Năng suất thấp. Bình quân chỉ đạt 630kg/ha trong khi năng suất bình quân của một số nước trồng chè khác trên thế giới đạt trên 1000kg/ha, thậm chí có những vùng đạt đến trên 2000kg/ha. Nguyên nhân chính là do giống chưa tốt và trồng chè bằng hạt là chủ yếu. Diện tích trồng cành chỉ chiếm 10-15% diệc tích vườn chè. . Kỹ thuật chăm sóc, canh tác, thu hái rất kém, thu hái chè không đúng quy cách, không theo thời vụ, không đầu tư chăm sóc đầy đủ khiến vườn chè bị khai thác cạn kiệt, cây chóng thoái hoá. . Về chế biến, nhìn chung là sử dụng thiết bị công nghệ quá cũ kỹ do các nhà máy phần lớn được xây dựng trong thời kỳ 1957-1977 với sự trợ giúp của Liên Xô (cũ). Thiết bị máy móc như vậy làm chất lượng chè thấp, khó bán được giá cao. Gần đây, ngành chè đã có gần 10 dự án liên doanh và hợp tác chế biến chè với nước ngoài nên khâu chế biến đã có một số cải tiến, nhất là dự án hợp tác với Nhật tại Công ty Sông Cầu, Bắc Thái. Ngoài những khó khăn nội tại, ngành chè còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Ngoài nguyên nhân sản lượng nhỏ bé, chất lượng yếu kém như trên đã trình bày, còn có một số nguyên nhân khác như sau: . Việc thanh toán từ một số thị trường rất khó khăn, vừa chậm, vừa không an toàn do họ thiếu ngoại tệ (như Nga), hoặc bị cấm vận (như Irắc, libi), hoặc ngân hàng của Việt Nam chưa có quan hệ giao dịch vững chắc với ngân hàng của họ. . Các nước sản xuất chè lớn cạnh tranh rất mạnh với Việt Nam bằng cách cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu (Sri Lanka thường bán trả chậm từ 30 đến 60 ngày cho khách hàng Nga và các nước SNG). Bằng cách này, họ đã dành được nhiều hợp đồng lớn tại các nước trước đây vẫn mua chè của Việt Nam (Liên Xô trước đây chỉ mua chè ấn Độ và Việt Nam, nay đã chuyển sang mua của Sri Lanka và chiếm tới 20% tổng lượng chè xuất khẩu của Sri Lanka). . Sau một quá trình điều tra, nghiên cứu ngành chè Việt Nam, các chuyên gia của tổ chức fao (Liên hợp quốc) đã đi đến kết luận: nâng cao sản lượng và chất lượng các vườn chè mới là yếu tố quyết định tương lai của chè Việt Nam. Vì lý do đó, trong tổng vốn đầu tư 90 triệu USD dành cho ngành từ nay đến 2005, FAO và các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đã đề nghị dành tới 70% để đầu tư vào khâu nông nghiệp. Lượng vốn này sẽ được đưa vào cải tạo diện tích chè hiện có và phát triển 5000 ha mới giống chè có năng suất cao, phấn đấu đến năm 2005 đạt năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. 5. Hạt điều Khối lượng hạt điều nhân xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 là 135.000 tấn, về giá trị tăng 2,25 lần so với thời kỳ 1991-1995.Năm 1996 xuất khẩu nhân điều đạt 23.000 (quy thô đạt 103.500 tấn), năm 2000 xuất khẩu điều nhân 34.200 tấn (quy thô đạt 112.000 tấn). Xu thế nhu cầu hạt điều lớn hơn khả năng cung nên giá hạt điều trong các năm gần đây tăng lên. Thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam là Trung Quốc 45%, Hoa Kỳ 25%, EU15%, Australia 10%, các nước Châu á khác chiếm 5%. Xuất khẩu nhân điều năm 1998 đạt 25,6 ngàn tấn, hụt gần 10 ngàn tấn so với kế hoạch 35 ngàn tấn đặt ra từ đầu năm và giảm hơn 23% so với lượng đã thực hiện năm 1997 (33,3 ngàn tấn). Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân năm 1998 tăng hơn 14% so với năm 1997 nên kim ngạch xuất khẩu đã đạt 117 triệu USD, chỉ giảm 12,3% so với 133 triệu USD đã thực hiện năm 1997. Năm 2000, với 25 ngàn tấn hạt điều nhân, xuất khẩu điều của Việt Nam đạt kim ngạch 130 triệu USD, bằng kim ngạch xuất khẩu năm 1997. Nhân điều là một trong số ít những mặt hàng không bị tác đông xấu của khủng hoảng tài chính 1997-1998 (không gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ). Sản lượng xuất khẩu giảm chủ yếu là do vườn cây bị thoái hoá. Yếu tố này, kết hợp với thời tiết không thuận lợi, đã làm năng suất cây điều sụt xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Ngành chế biến điều thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều xí nghiệp đã phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng từ giữa năm 1998. Hiện tượng này vẫn tiếp tục trong năm 1999-2000. Sản lượng sụt giảm đã khiến nhiều doanh nghiệp phải quay sang tìm nguồn điều thô từ nước ngoài, chủ yếu là từ Châu Phi bởi nhập khẩu giá điều Châu Phi với giá thấp, Inđônêsia có sản lượng điều hàng năm lớn nhưng lại hạn chế xuất khẩu điều thô. Đây là năm đầu tiên nước Việt Nam phải nhập khẩu điều thô. Từ năm 1995 trở về trước, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều thô. Từ năm 1996, do có chính sách hạn chế xuất khẩu điều thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước (áp dụng phụ thu và thuế xuất khẩu) nên việc xuất khẩu thô hầu như không còn. Thị trường xuất khẩu điều nhân được thể hiện trong bảng dưới đây: Biểu 6 Đơn vị: % Thị trường Tỷ trọng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trung Quốc Châu Âu Mỹ Châu á Các nước khác 70 15 5-10 10 - 50 20-25 15 8-10 - 40 30 15 8-10 5 35-40 30-35 20 8-10 - 49,5 9,7 19,3 53,7 17,3 31,9 17,4 26,8 36,9 18,9 (-): Không đáng kể Nguồn: Thống kê hải quan Qua bảng có thể thấy tỷ trọng của Trung Quốc đang giảm dần. Điều của Việt Nam đã thâm nhập khá tốt vào thị trường EU và thị trường Mỹ, trước đây vốn là thị trường của điều ấn Độ. Trong 3 năm qua giá điều nhân vẫn ổn định bởi nhu cầu thị trường thế giới tương đối vững. Giá FOB bình quân 1996 đạt 4500 USD/T, 1997 đạt 4000 USD/T, cuối 1997 có giảm nhưng sang 1998, nhất là cuối 1998, đã tăng lên nên giá trung bình năm đạt khoảng 4.600 USD/T. Hai năm 1999 và 2000 ổn định ở mức 5000-5500 USD/T. Cả nước hiện có trên 60 cơ sở tách nhân điều với tổng công suất bóc tách khoảng 250.000T hạt thô/năm, đảm bảo tách nhân hết sản lượng điều thô. Thiết bị bóc tách nhân là thiết bị tự chế tạo, giá chỉ bằng 1/10 giá thiết bị Nhật nhưng hoàn toàn có khả năng làm ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhìn chung, ngành điều không gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng điều của Việt Nam về cơ bản là cao hơn chất lượng điều của inđônêsia và ấn Độ (hình thức bên ngoài của hạt đẹp hơn, ít hạt vỡ hơn do Việt Nam chủ yếu làm thủ công, vị lại ngọt và bùi hơn). Những khó khăn hiện hành của ngành điều Việt Nam hiện nay chủ yếu là khó khăn nội tại. Cụ thể là: . Trồng điều mang nặng tính chất phong trào, công tác chọn giống, nhân giống, hướng dẫn kỹ thuật đầu tư thâm canh...chưa được quan tâm thấu đáo nên năng suất bình quân tương đối thấp (chỉ bằng 60% năng suất của Braxin), vườn cây thoái hoá nhanh. Theo hiệp hội cây điều Việt Nam, đến 80% diện tích vườn điều của Việt Nam không được đầu tư thâm canh nên chỉ sau 10-15 năm cây điều sẽ thoái hoá. Do vườn bị thoái hoá nên sản lượng điều thô của Việt Nam trong vòng 3-5 năm tới đây sẽ không có khả năng quay trở lại mức 140.000T của năm 1997. Trái với cao su và cà phê, điều chủ yếu được trồng trong dân. Nếu hiệu quả giảm sút thì bất cứ lúc nào dan cũng có thể chặt điều để trồng cây khác. Với nguồn nguyên liệu vừa ít, vừa không ổn định như vậy, các cơ sở chế biến điều sẽ rất khó có điều kiện hạ giá thành, tăng lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng và tái đầu tư cho dân. . Như mọi nông sản khác, điều là cây thu hoạch theo mùa vụ. Để đảm bảo tiêu thụ hết cho dân, các vấn đề như vốn mua điều, kho chứa, phơi sấy và hệ thống mua gom được tổ chức rất tốt, hiện tượng ép giá, ép cấp năm nào cũng xảy ra (trừ năm 1998), gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và tâm lý của người trồng điều. . Để hỗ trợ cho ngành điều nhập khẩu điều thô trong những năm trước mắt, đề nghị Nhà nước cung cấp đủ vốn lưu động cho các cơ sở chế biến điều và cho họ vay đủ lượng ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu với lãi suất ưu đãi. Nếu cần, có thể hỗ trợ 100% lãi suất cho các khoản vay nhập khẩu điều thô. . Bộ Thương mại cần nghiên cứu khả năng đổi gạo lấy điều thô Châu Phi và giúp ngành điều tìm kiếm khách hàng chấp nhận phương thức nay. Ngoài ra cơ quan thương vụ tại ấn Độ cũng cần phải năng động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu điều thô ở ấn Độ, giúp các doanh nghiệp chế biến điều có thêm thông tin để cạnh tranh thành công. . Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp với Hiệp hội Cây Điều Việt Nam (một trong những Hiệp hội ngành hàng hoạt động có hiệu quả cao) để rà soát lại các địa bàn có thể trồng điều, xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch cho từng vùng để người dân yên tâm đầu tư trồng điều. . Bộ Nông nghiệp và PTNT cần tổ chức điều tra, chọn lựa giống tốt, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu của từng vùng trồng điều, tổ chức nhân giống và cung cấp đủ giống, với giá trợ cấp cho nông dân. Đây là khâu quyết định nên cần làm sớm. 6. Hạt tiêu Năm 1996 xuất khẩu đạt 25.300 tấn, năm 2000 xuất khẩu đạt 37.000 tấn. Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 đạt 137.000 tấn, tăng 1,6 lần so với thời kỳ 1991-1995, đạt trị giá 461 triệu USD, tăng 4 lần so với thời kỳ 1991-1995. Về giá xuất khẩu, bình quân thời kỳ 1996-2000 là 3.360 USD/tấn, cao hơn thời kỳ 1991-1995 (1.320 USD/tấn) Xu thế giá hạt tiêu tăng là do cung không đủ cầu nên giá sẽ tăng nhẹ và vững trong một số năm tới. Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam chủ yếu là Châu á, EU, Mỹ, Trung Đông... Trong những năm trước đây, hạt tiêu là mặt hàng nông sản chiếm vị trí thứ yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 1996, do nhận thức được giá trị kinh tế của cây hồ tiêu, diện tích trồng tiêu đã tăng khá nhanh. Hạt tiêu ở Việt Nam chủ yếu để phục vụ xuất khẩu, tiêu dùng nội địa chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 4%). Sau đây là tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2000. Biểu 7 Năm Sản lượng xuất khẩu (tấn) Tốc độ tăng, giảm (%) 1996 1997 1998 1999 2000 25.000 23.000 15.000 34.000 37.000 40 -8 -35 127 109 Nguồn: Bộ thương mại Xuất khẩu tiêu năm 2000 có một số điểm đáng lưu ý như sau: Thứ nhất, sản lượng tiêu được xuất chủ yếu trong quý II và III, khi giá tiêu trên thị trường thế giới mới tăng nhẹ. Đến quý IV, khi giá tiêu thị trường thế giới tăng mạnh thì nguồn cung của Việt Nam đã cạn kiệt vào tuần đầu của tháng 11/2000, hạt tiêu của Việt Nam được chào mua với mức giá chưa từng có là 5.800-5.900 USD/tấn FOB nhưng lượng bán chỉ đạt thấp. Thứ hai, tiêu của Việt Nam có chất lượng không đồng đều, hạt tương đối nhỏ nên giá xuất khẩu thường thấp hơn nhiều (thường là 20%) so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ ba, xét về thị trường, chúng ta đã xuất khẩu được tiêu sang khoảng 40 nước, 10 nước nhập khẩu lớn nhất được thể hiện trong bảng dưới đây. Qua bảng này, ta có thể thấy tiêu của Việt Nam chủ yếu vẫn được tiêu thụ qua trung gian. Việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường tiêu Châu ÂU, Dubai, Mỹ chưa nhiều: Biểu 7 STT Tên nước 1999 2000 Lượng (ngàn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (ngàn tấn) Trị giá (triệu USD) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Singapore Lào Hà Lan Hoa Kỳ UAE Trung Quốc Hồng kông Đức Ba Lan Pháp 14,24 6,81 3,11 2,10 1,67 1,36 0,79 0,60 0,51 0,46 55,42 26,43 12,71 9,02 6,71 5,03 2,93 2,30 2,03 1,76 13,13 0,12 3,57 1,60 2,65 3,18 1,10 1,27 0,43 0,545 92,50 0,44 14,89 7,08 10,39 11,56 4,61 5,26 1,79 2,23 Nguồn: Thống kê hải quan. Việt Nam đã chiếm vị trí thứ hai về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới. Với mức giá tiêu như hiện nay, dự báo diện tích và sản lượng tiêu sẽ còn tăng trong những năm sau năm 2000. Nhìn chung việc phát triển sản xuất và xuất khẩu tiêu là có hiệu quả do giá thành sản xuất của Việt Nam thấp, sản phẩm có sức cạnh tranh về giá khá cao, thị trường tiêu thụ lại tương đối ổn định. Tuy nhiên, cần quan tâm xử lý các vấn đề sau đây trong việc phát triển cây tiêu: - ổn định và nâng cao chất lượng năng suất để tăng hiệu quả. Xử lý các vấn đề liên quan đến tín dụng, tài chính, thông tin để người dân có điều kiện giữ lại tiêu, tìm kiếm thời điểm tiêu thụ có lợi nhất. Do tiêu phát triển quá nhanh (sản lượng tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 2 năm) nên công tác nghiên cứu thị trường tiêu chưa được triển khai, cần được tiến hành. Việc nghiên cứu này để có những định hướng cụ thể cho người sản xuất tiêu. - Theo khuyến nghị của Hội đồng Hạt tiêu thế giới, điều quan trọng đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hiện nay là tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng. Tuy chỉ là những nguyên tắc chung, đúng theo mọi mặt hàng nhưng riêng với tiêu Việt Nam lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi tiêu của Việt Nam không được xếp vào loại có phẩm chất cao trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu thường thấp hơn so với các nước khác. Vì vậy cấn bắt tay vào nghiên cứu giống, phổ các loại giống mới cho người trồng tiêu, giúp họ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tiêu để nâng cao năng suất và chất lượng hạt. - Cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch vào việc sản xuất tiêu, đặc biệt là khâu bảo quản, lưu kho nhằm giữ được chất lượng tiêu ổn định trong một thời gian dài. Nếu làm tốt công tác này, người dân sẽ có điều kiện hơn trong việc giữ lại tiêu, tránh ảnh hưởng xấu do biến động giá trên thị trường thế giới gây ra. - Việc phát triển tiêu cũng gặp phải vấn đề môi trường như việc phát triển cà phê, có phần khốc liệt hơn. Năm 1999-2000 vừa ._.sẽ xấp xỉ với cà phê Indonesia và các nước khác. Dự kiến các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU chiếm 60%; Mỹ 15%; Singapore chiếm 10%, Nhật Bản 6%; còn lại các thị trường khác chiếm 9%. Khối lượng cà phê xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 dự kiến 2901 ngàn tấn đạt kim ngạch 3481 triệu USD. 3.3. Nhân điều Dự báo nhân điều Việt Nam sẽ bị nhân điều ấn Độ và Brazil cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, nhu cầu và giá hạt điều thế giới đang vững lên. Dự kiến tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nhân điều hàng năm khoảng 13% khối lượng nhân điều xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 đạt 134 ngàn tấn, đạt kim ngạch 669 triệu USD. Dự kiến thị trường xuất khẩu là Trung Quốc chiếm 45%; Hoa Kỳ 25%; EU 15%; Australia 10%; các nước Châu á khác chiếm 5%. 3.4.Cao su Dự kiến tốc độ tăng giá trị xuất khẩu cao su hàng năm 13%; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá các nước. Khối lượng cao su xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 dự kiến đạt 1774 ngàn tấn với kim ngạch khoảng 1419 triệu USD. Dự kiến xuât sang thị trường Trung Quốc chiếm 35%; Singapore 20%, Nhật Bản 2%, EU 15%, Malaysia 6%, Đài Loan 5%, Hàn Quốc 4%, Hông Kông 3%, Liên Bang Nga 2%, các thị trường khác 8%. 3.5. Chè Dự kiến giá trị xuất khẩu chè tăng 17,8%/năm; giá xuất khẩu sẽ cao hơn thời kỳ 1996-2000 do có khả năng tìm được một số thị trường tiều thụ với khối lượng lớn như Irăc, Nga... Dự kiến xuất khẩu chè thời kỳ 2001-2005 đạt 241 ngàn tấn, với kim ngạch đạt khoảng 338 triệu USD. 3.6. Hạt tiêu Việt Nam có sản lượng sản xuất chiếm khoảng trên 10% và xuất khẩu chiếm 15% tổng lượng hạt tiêu buôn bán trên toàn thế giới. Dự báo giá hạt tiêu thế giới tiếp tục tăng do cung không đủ cầu. Dự kiến giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng 8,4%/năm; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá xuất khẩu của các nước. Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 dự kiến đạt 268 ngàn tấn, với kim ngạch đạt khoảng 939 triệu USD. 3.7. Thuỷ-hải sản Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng14%/năm và kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 đạt7986 triệu USD. Dự kiến xuất sang các thị trường: Nhật Bản chiếm 35%, Hoa Kỳ 20%, EU 10%, Trung Quốc 7%, Hồng Kông 6%, Đài Loan 5%, Singapore 2%, Hàn Quốc 3% và các thị trường khác 11%. 3.8. Hàng dệt may Dự kiến kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 15%/năm; đến năm 2005 đạt 4-4,5 tỷ USD. Dự kiến xuất sang thị trường EU 4%, Hoa Kỳ 20%, Nhật Bản 20%, các nước Châu á khác 10% và các thị trường còn lại 10%. 3.9. Giày dép Tuy có chậm hơn trước nhưng dự báo thời kỳ 2001-2005 xuất khẩu giày dép vẫn là một trong những mặt hàng tăng nhanh nhất. Dự kiến năm 2005 xuất khẩu đạt khoảng 3-3,5 tỷ USD, thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 11,979 tỷ USD; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 13%. Dự kiến tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng giày dép vào EU 55%, Hoa Kỳ 15% (với điều kiện Hiệp định thương mại giữa hai nước được ký kết), Nhật Bản 5%, Hàn Quốc 5%, Đài Loan 5%, Hồng Kông 55, Nga, SNG và Đông Âu 5% và các thị trường còn lại 5%. 3.10. Hàng thủ công mỹ nghệ Đây là nhóm sản phẩm góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động nên ý nghĩa xã hội của ngành hàng này rất lớn. Dự báo trong thời kỳ 2001-2005, nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới có xu hướng tăng lên. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng hàng năm la 23%, năm 2005 đạt 500-600 triệu USD, cả thời kỳ 2201-2005 đạt 1732 triệu USD. 3.11. Dầu thô Dự báo trong thời kỳ 2201-2005, giá dầu thô thế giới có xu hướng vững do Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) vẫn muốn duy trì hạn ngạch sản xuất. Bởi vậy giá dầu thô của Việt Nam cũng sẽ vững giá. Dự kiến xuất khẩu tăng trong 2 năm 2001-2002, từ năm 2003 khi Nhà máy lọc dầu hoàn thành thì số lượng xuất khẩu sẽ giảm xuống; năm 2005 đạt 12 triệu tấn; thời kỳ 2201-2005 đạt 73 ngàn triệu tấn với kim ngạch đạt khoảng 10950 triệu USD. Dự kiến thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Australia chiếm 24%, Nhật Bản 20%, Singapore 20%, Trung Quốc 13%, Inđônêsia 10%, Malaysia 3% và các thị trường còn lại 10%. 3.12. Hàng điện tử và linh kiện máy tính Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế , nhu cầu hàng điện tử-tin học trên thị trường thế giới sẽ phục hồi và phát triển trong giai đoạn 2001-2005, giá cả sẽ có xu hướng giảm nhanh do tiến bộ của khoa học – công nghệ thông tin, do đó hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Phillipine... Tuy vậy, đánh giá kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử – tin học Việt Nam vẫn là một trong những nhóm hàng có tốc độ tăng nhanh nhất, dự kiến tăng khoảng 29%/năm; đến năm 2005 đạt kim ngạch 2,5-3 tỷ USD; cả thời kỳ 2001-2005 đạt 8,009 tỷ USD. Dự kiến các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Philipine 30%, Thái Lan 20%, Malaysia 10%, Nhật Bản 8%, Singapore 7%, Hàn Quốc 6%, Mêxico 5%, các thị trường còn lại 14%. 4. Định hướng phát triển các khu vực thị trường 4.1. Định hướng phát triển thị trường khu vực Châu á - Thái Bình Dương Thị trường Châu á - Thái Bình Dương là thị trường rộng lớn, chiếm 30% tổng kim ngạch buôn bán của thế giới. Tuy nhiên, có một số nước Châu á là những thị trường trung gian, nên giá xuất khẩu vào các thị trường này thường thấp hơn giá chung trên thị trường thế giới. Dự kiến xuất khẩu sang thị trường Châu á - Thái Bình Dương tăng bình quân 22,2%/năm. Tuy kim ngạch càng tăng nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này sẽ có xu hướng giảm dần, năm 2001 chiếm 63%, đến năm 2005 chỉ còn chiếm 53,5% (trong đó: ASEAN từ 20% giảm xuống 12%, Đài Loan từ 6% giảm xuống 4%, Hồng Kông từ 3% giảm xuống 2%, Nhật Bản và Hàn Quốc giữ tỷ trọng ổn định ở mức 13% và 4%, còn Trung Quốc tăng từ 8% lên 10%, úc tăng từ 7% lên 9%). 4.2. Định hướng phát triển thị trường Âu – Mỹ Dự kiến xuất khẩu vào thị trường Âu – Mỹ tăng bình quân 20,1%/năm. Thị trường Châu Âu là thị trường tiêu thụ trực tiếp, chiếm 40% kim ngạch buôn bán thế giới ( trong đó EU chiếm35%) và đang có xu hướng tăng lên; giá thường cao hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, thị trường EU đòi hỏi rất cao về chất lượng hàng hoá. Dự kiến tỷ trọng xuất vào thị trường Châu Âu tăng nhanh: Năm 2001 chiếm 26%, đến năm 2005 chiếm 305 ( trong đó: EU từ 21% tăng lên 23%, Nga từ 2% tăng lên 3%). Thị trường Châu Mỹ (nhất là Hoa Kỳ) là thị trường tiêu thụ trực tiếp, với dân số gần 800 triệu người, chiếm 22% kim ngạch buôn bán thế giới (trong đó Bắc Mỹ chiếm 16%) và đang có xu hướng tăng lên; giá xuất khẩu sang đây cũng thường cao hơn các thị trường khác; nhu cầu đa dạng nhưng không đòi hỏi chất lượng hàng hoá khắt khe như thị trường EU. Định hướng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ năm 2001 chiếm 75, đến năm 2005 sẽ chiếm 10,5% ( trong đó Hoa Kỳ từ 6% lên 9%). 4.3. Định hướng phát triển thị trường Tây Nam á - Châu Phi Dự kiến xuất khẩu vào thị trường Tây Nam á - Châu Phi tăng bình quân 25,8%/năm, đạt khoảng 1000-1500 triệu USD/năm; năm 2001 chiếm tỷ trọng 4%, đến năm 2005 chiếm 6%. Một số thị trường chủ yếu: Irăc đạt từ 300-500 triệu USD/năm, Iran đạt từ 150-200 triệu USD/năm, ấn Độ từ 50-100 triệu USD/năm, các Tiểu Vương Quốc ả Rập Thống Nhất từ 50-100 triệu USD/năm, Thổ Nhĩ Kỳ từ 50-100 triệu USD/năm. III. Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong 2 năm 2001-2002 1. Năm 2001 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 17,5 tỷ USD, bằng 90,4% kế hoạch, tăng 5,1% so với năm 2000, trong đó: Xuất khẩu hàng hoá đạt 15,1 tỷ USD, bằng 90,1% kế hoạch, tăng khoảng 4,5% so với năm 2000. trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8,352 tỷ USD, bằng 89,2% kế hoạch, tăng 9,2% và của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,748 tỷ USD, bằng 91,2% kế hoạch, giảm 0,9% so với năm 2000. Xuất khẩu dịch vụ đạt 2,4 tỷ USD, bằng 92,3% kế hoạch, tăng khoảng 9,1% so với năm 2000. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá không đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Tốc độ xuất khẩu năm 2001 đạt 4,5%. Giá cả của nhiều hàng hoá trên thị trường thế giới giảm mạnh làm cho giá xuất khẩu của ta bị giảm như: hạt tiêu giảm 39,3%, cà phê 38%, hạt điều 28,3%, dầu thô 17,5%, gạo 13,7%, giá gia công hàng dệt may giảm bình quân 15-20%, thậm chí có chủng loại giảm tới 30%... nên lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng lại giảm về giá trị hoặc kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lại tăng chậm hơn lượng hàng xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu tuy đã được cải thiện: tỷ trọng hàng qua chế biến tăng dần, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu; tỷ trọng nhóm nguyên liệu thô và sơ chế đã có xu hướng giảm dần nhưng mức giảm chưa đáng kể; tỷ trọng hàng chế tạo nhất lá sản phẩm công nghệ còn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh còn thấp, còn ít mặt hàng mới với kim ngạch xuất khẩu lớn. So với yêu cầu của thị trường, sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Đây là một tồn tại hết sức cơ bản tác động đến xuất khẩu nước ta năm 2001 và những năm tiếp theo.\ Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, nhưng hoạt động xuất khẩu năm 2001 cũng đạt được một số thành tựu đáng lưu ý sau: Xuất khẩu của nhóm hàng hoá ngoài dầu thô là chịu tác động mạnh của cơ chế, chính sách cũng như các giải pháp được đưa ra trong năm 2001, tăng trưởng tới 8,9% so với năm 2000. Đa số các nông sản chủ lực đều được tổ chức tiêu thụ tốt, mức tăng trưởng khá về số lượng. Kim ngạch của nhóm hàng hoá khác có kim ngạch từ 30 triệu USD trở lên như thực phẩm chế biến, hàng cơ khí, đồ gỗ... lại có tốc độ tăng trưởng 27,6%-mức cao nhất từ trước đến nay, tỷ trọng nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 21% năm 2000 lên tới 26% năm 2001. Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường có nhiều tiến bộ. Số lượng các hợp đồng Chính phủ đã tăng lên. Công tác đàm phán để mở rộng thị trường được coi trọng, nhờ vậy thị trường truyền thống tiếp tục được mở rộng và số thị trường mới ngày càng càng tăng. 2. Năm 2002 Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 16.530 triệu USD, tăng 10%, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8.761 triệu USD tăng 6,5%, của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.769 triệu USD, tăng 4,3%. Về khối lượng hàng hoá xuất khẩu: cả năm, tăng 11,6% (góp phần tăng 1.476 triệu USD), trong đó 5 tháng đầu năm xấp xỉ cùng kỳ, nhiều mặt hàng giảm sút hoặc tăng chậm, nhưng từ tháng 6 tăng nhanh như: thuỷ sản, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè... Tốc độ xuất khẩu hàng hoá năm 2002 tăng 10%. Tốc độ xuất khẩu năm 2002 tăng 2,2 lần so với năm 2001 (4,5%). Nếu không kể dầu thô thì xuất khẩu hàng hoá tăng 11,8%, đạt mục tiêu do Quốc hội đề ra. Về giá xuất khẩu: cả năm, giảm 1,4% (làm giảm 243 triệu USD), một số mặt hàng giảm giá đáng lưu ý là: gạo, rau quả, hạt tiêu, điều nhân, linh kiện điện tử và máy tính. Cơ cấu hàng xuất khẩu: tỷ trọng nhóm hàng chủ yếu tăng dần, nhóm hàng khác giảm dần, cụ thể là: nhóm hàng chủ yếu 6 tháng đầu năm chiếm 75% tổng kim ngạch, tốc độ tăng trưởng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2001; cả năm chiếm 77%, tốc độ tăng trưởng tăng 13,1%. Về thị trường: cơ cấu thị trường cũng chuyển dịch theo hướng tích cực; so với năm 2001, tỷ trọng của thị trường Châu Mỹ tăng từ 9,7% lên 95,9%, trong đó Hoa Kỳ tăng từ 7% lên 14%; Châu Đại Dương tăng từ 7,2% lên 8,1%; Châu Âu ổn định, giữ nguyên tỷ trọng; Châu á giảm từ 58,4% xuống 51,9%, Châu Phi giảm từ 1,2% xuống 0,8%. Các tháng cuối năm tăng nhanh xuất khẩu vào: Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Irắc...Một số thị trường 6 tháng đầu năm giảm mạnh, nhưng 6 tháng cuối năm đã tăng khá như: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore... Các mặt hàng chủ lực: Gạo: Xuất khẩu gạo năm 2002 đạt 3.241 ngàn tấn, đạt 726 triệu USD, bằng 86,9% về lượng và tăng 16,1% về trị giá. Xuất khẩu gạo vào so thị trường chủ yếu, trong đó: khu vực Trung Đông chiếm gần 30% (năm 2001 chiếm 14%), khu vực Châu Phi chiếm 10% (năm 2001 chiếm 25%), các khu vực còn lại tỷ trọng tương đối ổn định so với 2001. Xuất khẩu gạo giảm 13% về lượng và tăng 33,6% về giá, có khoảng 70% khối lượng xuất khẩu thông qua các hợp đồng Chính Phủ. Có nhiều thời điểm ta không đủ hàng xuất khẩu, do giá trong nước cao so với giá xuất khẩu. Chất lượng hàng hoá xuất khẩu đã được nâng lên, vì vậy những tháng cuối năm giá xuất của ta tương đương với Thái Lan. Gạo loại chất lượng cao khoảng 7% (năm 2001 chiếm 40%), loại chất lượng trung bình chiếm khoảng 85% (năm 2001 chiếm 15%), loại chất lượng thấp và loại khác chiếm khoảng 8% (năm 2001 chiếm 45%). Thuỷ sản: Xuất khẩu thuỷ sản năm 2002 đạt 2.024 triệu USD, tăng 13,8% và bằng 96,4% kế hoạch năm. Xuất khẩu thuỷ sản vào 37 thị trường chủ yếu. Đang có sự chuyển dịch từ Trung Quốc, EU sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan. Hiện nay Việt Nam là một trong bốn nước hàng đầu xuất tôm và mực vào Nhật Bản. Xuất khẩu tương đổi ổn định, bình quân mỗi tháng đạt khoảng 170 triệu USD, tăng 13%. Cơ cấu hàng hoá: tôm đông lạnh chiếm 46%, các loại khác chiếm 54%. Giá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và Trung Quốc tăng 4-5%, còn các thị trường khác ổn định. Năm 2002 Việt Nam có 68 doanh nghiệp được xếp vào danh sách loại I xuất khẩu vào EU, có 105 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Cao su: Xuất khẩu cao su năm 2002 đạt 444 ngàn tấn, đạt 263 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và 58,6% về trị giá. Xuất khẩu cao su sang 34 thị trường chủ yếu: 10 thị trường có tỷ trọng lớn nhất là: Trung Quốc 32,9%, Singapore 14,3%, Đài loan 5,9%, Malaysia 5,8%, Hàn Quốc 5,4%, Nhật Bản 3,9%, Đức 3,7%, Hoa Kỳ 3,5%, Hồng Kông 3,2%, Tây Ban Nha 2%. Cả 10 thị trường này đều tăng trưởng so với năm 2001, nhất là Hoa Kỳ, Hồng Kông, Malaysia, Nhật Bản, Singapore. Giá xuất khẩu so với năm 2001 tăng 10%, tương đương 23 USD/tấn. Kể từ 20/11/2002, phụ thu xuất khẩu mủ cao su là 10% (tăng 4%). Cà Phê: Xuất khẩu cà phê năm 2002 đạt 710 ngàn tấn, đạt 315 triệu USD, bằng 76,3% về lượng và 86,3% về trị giá. Xuất khẩu cà phê vào 35 thị trường chủ yếu. Cơ cấu thị trường tương đối ổn định. Trong 12 thị trường có tỷ trọng lớn nhất (có tỷ trọng từ 3,3% đến 15%) có 9 thị trường giảm là: Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Anh, Thụy Sỹ, Hà Lan và 3 thị trường tăng là: Ba Lan, Philipin, Italia. Giá xuất khẩu không ổn định, bình quân 10 tháng đầu năm đạt 414,5 USD/tấn, các tháng cuối năm giá khoảng 500-600 USD /tấn, tăng khoảng 80-100 USD/ tấn. Khối lượng xuất khẩu cà phê tăng chậm chủ yếu do nông dân găm hàng chờ giá lên, doanh nghiệp thiếu vốn mua gom để dự trữ, cộng với tâm lý nông dân nợ tiền doanh nghiệp, nếu bán hàng sợ bị doanh nghiệp trừ nợ. Hạt tiêu: Năm 2002 xuất khẩu hạt tiêu đạt 77 ngàn tấn, đạt 108 triệu USD, tăng 35,4% về lượng và 18,45 về trị giá. Xuất khẩu hạt tiêu vào 32 thị trường chủ yếu, 4 thị trường có tỷ trọng lớn nhất là: Hoa Kỳ 15,3%, Hà Lan 13,5%, Singpore 10,2%, Đức6,9%. Thị trường đang có sự chuyển dịch từ Singapore, Các tiểu vương quốc ả Rập thống nhất, Trung Quốc...sang Hoa Kỳ, Hà Lan, LB Nga. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ 2 về sản lượng và đứng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu. Giá xuất khẩu thấp hơn các nước khác 20-30%. 70% khối lượng phải xuất qua nước thứ 3. Dầu thô: Xuất khẩu dầu thô năm 2002 đạt 16,872 triệu tấn, đạt 3,270 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và 4,6% về trị giá. Dầu thô được xuất sang 9 thị trường chủ yếu. Tăng xuất khẩu vào Ôxtrâylia, Malaysia, Trung Quốc; giảm xuất khẩu vào Nhật Bản, Hoa Kỳ, Inđonêsia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore. Giá xuất khẩu biến động liên tục. Bình quân năm 2002 đạt khoảng 193,8 USD/tấn (25,8u/thùng), so với năm 2001 tăng 7 USD/tấn (0,93 USD/thùng). Giày dép: Xuất khẩu giày dép năm 2002 đạt 1.828 triệu USD, tăng 17,2% và bằng 96,2% kế hoạch năm. Xuất khẩu giày dép sang 154 thị trường, trong đó 39 thị trường chủ yếu. Đang có sự chuyển dịch từ Bỉ, Nhật Bản, Đài Loan sang Anh, Đức, Hoa Kỳ, Hà Lan, Italia...EU vẫn là thị trường chủ yếu ( chiếm khoảng 80%) đang có xu hướng tăng cả về khối lượng và giá trị. 5 thị trường có tỷ trọng lớn nhất đều tăng trưởng nhanh là: Anh chiếm 17,4% (tăng 29,4%), Đức chiếm 13,3% (tăng 21,7%), Hoa Kỳ chiếm 10,8% (tăng 75,7%), Hà Lan chiếm 9,8% (tăng 20,9%). Một số thị trường có tỷ trọng nhỏ nhưng tăng trưởng nhanh là: Mexico chiếm 1,7% (tăng 59%), Canada chiếm 1,6% (tăng 46,8%), Hy Lạp chiếm 1% (tăng 94%)... Có 464 đơn vị tham gia xuất khẩu. Hàng dệt may: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2002 đạt 2.710 triệu USD, tăng 37,2% và bằng 112,9% kế hoạch năm. Xuất khẩu vào 42 thị trường chủ yếu, đang có sự chuyển dịch từ EU, Nhật Bản sang Hoa Kỳ, Nga, Canada. Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn, đang mở rộng buôn bán với Việt Nam (cả năm khoảng 900 triệu USD). Hàng gia công chiếm khoảng 80% với nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Những tháng cuối năm 2002 giá xuất khẩu và gia công may mặc tăng khoảng 10-20% so với các tháng đầu năm. Các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISA 8000. Tổ chức liên kết giữa các công ty dệt may Trung ương và địa phương trong việc thực hiện các đơn hàng lớn, Hàng thủ công mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2002 đạt 328 triệu USD, tăng 39,5% và bằng131,2% kế hoạch năm. Xuất khẩu vào 38 thị trường chủ yếu, trong đó có 23 thị trường kim ngạch tăng trưởng trên 20%. Cơ cấu thị trường nhìn chung ổn định. Có 10 thị trường tỷ trọng lớn nhất là: Pháp (15,4%), Nhật Bản (13,2%), Hoa Kỳ(9,7%), Đức (8,2%), Hồng Kông (6,7%), Anh (5,9%), Đài Loan (5,7%), Hà Lan (4,3%), Ôxtralia (3,9%), Hàn Quốc (3,7%), Tây Ban Nha (2,3%). Nhiều thị trường, nhất là Nhật Bản đánh giá mẫu mã, mã hàng của ta phong phú, đa dạng, tinh xảo hơn hàng Trung Quốc, đáp ứng được yêu cầu của tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp ký được các hợp đồng xuất khẩu dài han (nếu tổ chức tốt công tác xúc tiến thị trường thì tăng trưởng có thể còn cao hơn). Các doanh nghiệp mong muốn các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước mở nhiều gian hàng ở nước ngoài, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và cung cấp thông tin thị trường ngoài nước cho các doanh nghiệp. 3.Nhiệm vụ các năm 2003-2005 Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 71.134 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 16%. Trong đó: Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước ước đạt 50.959 triệu USD với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 14%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 19.975 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 21,8%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Gạo: Dự kiến xuất khẩu gạo các năm 2003-2005 đạt 15.000 ngàn tấn, về trị giá đạt 3750 triệu USD. Gạo có sự chuyển dịch từ Singapore, Philipin, Malaysia sang Inđônêsia, Irắc. Cà phê: Dự kiến xuất khẩu cà phê đạt 1825 ngàn tấn, về trị giá đạt 2190 triệu USD. Nhân điều: Dự kiến xuất khẩu nhân điều đạt 88 ngàn tấn, về trị giá đạt 439 triệu USD. Cao su: Dự kiến xuất khẩu cao su đạt 1145 ngàn tấn, về trị giá đạt 916 triệu USD. Chè : Dự kiến xuất khẩu chè đạt 156 ngàn tấn, về trị giá đạt 218 triệu USD. Hạt tiêu: Dự kiến xuất khẩu hạt tiêu đạt 175 ngàn tấn, về trị giá đạt 615 triệu USD. Hạt tiêu có sự chuyển dịch từ Singapore, Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất, Trung Quốc sang Hoa Kỳ, Hà Lan, LB Nga. Thuỷ hải sản: Dự kiến xuất khẩu thuỷ hải sản đạt 5350 triệu USD. Hàng dệt may: Dự kiến xuất khẩu hàng dệt may đạt 10.475 triệu USD. Xuất khẩu hàng dệt may có sự chuyển dịch từ EU, Nhật Bản sang Hoa Kỳ, Nga, Canada. Giày dép: Dự kiến xuất khẩu giày dép đạt 8024 triệu USD. Xuất khẩu giày dép có sự chuyển dịch từ Pháp, Bỉ sang Đức, Hoa Kỳ. Hàng thủ công mỹ nghệ: Dự kiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1246 triệu USD. Dầu thô: Dự kiến xuất khẩu dầu thô đạt 36000 ngàn tấn, về trị giá đạt 54.000 triệu USD. Hàng điện tử và linh kiện máy tính: Dự kiến xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt 5941 triệu USD. IV. Những giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách xuất khẩu 1.1.Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá thị trường, tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có, đẩy mạnh việc xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng tỷ trọng hiện còn thấp (EU, Bắc Mỹ) mở các thị trường mới (Mỹ Latinh, Châu Phi). Xác định các ưu thế cạnh tranh tương đối để tập trung đầu tư vào các mặt hàng có ưu thế nhất, tránh đầu tư tản mạn, hiệu quả thấp. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những khu vực thị trường mặt hàng khó cạnh tranh hay chưa có khả năng cạnh tranh. Tìm hiểu các chính sách nhập khẩu và thuế quan của thị trường trọng điểm để tìm các cánh cửa mới cho hàng xuất khẩu . Phát huy những ưu thế cạnh tranh tương đối của nước ta như: . Nguồn tài nguyên thiên nhiên: yếu tố sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. . Lực lượng lao động: yếu tố giá thành lao động. . Vị trí địa lý: yếu tố ảnh hưởng lớn đến điều kiện và chi phí vận tải. . Điều kiện thời tiết, khí hậu: yếu tố làm nên đặc tính riêng của sản phẩm. Muốn mở rộng và phát triển thị trường thì cần năng cao hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh. Sự hạn chế thông tin về các đối thủ cạnh tranh thường dẫn tới những hạn chế và làm cho ưu thế cạnh tranh trở nên không bền vững. Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mạnh hơn và tìm ra các thị trường riêng của mình, điều này hoàn toàn đúng ở hai cấp độ quốc gia và công ty. 1.2. Thúc đẩy việc đầu tư mới và đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh hàng Việt Nam sản xuất trên thị trường thế giới. 1.3.Tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến từ 60/40 hiện nay lên 75/25 vào khoảng thời gian 5 năm 2005. 1.4. Hoàn thiện chính sách đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu công nghệ cao để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước khai thác sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. 1.5. Triển khai tổ chức thực hiện tốt Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy sớm việc thành lập Quỹ tín dụng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu. 1.6. Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất khẩu nhất là thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng hoá tính thuế xuất khẩu. 2. Hình thành đồng bộ khung khổ pháp luật tạo môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh Trước hết, cần sớm ban hành Luật cạnh tranh và chống độc quyền. Những năm qua, thực hiện chính sách mở cửa trong nền kinh tế Việt Nam đã có mặt nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh về công nghệ và già dặn về thủ thuật kinh doanh, không ít công ty đã dùng các thủ đoạn thôn tính các doanh nghiệp trong nước như ngành giải khát, hoá mỹ phẩm. Mặt khác, hiện tượng bán phá giá hàng củaTrung Quốc vào nước ta, buôn lậu qua biên giới, gian lận thương mại đã làm cho một số ngành sản xuất trong nước bị phá sản. Nhiều ngành sản xuất của nước ta như ngành cơ khí, nếu được bảo vệ tôt, chắc chắn hiện nay đã có nhiều mặt hàng có khả năng không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước. Hệ thống luật pháp của nước ta hiện nay có nhiều luật khác nhau để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Các luật này đã có nhiều quy định xích lại gần nhau, nhưng vẫn tồn tại những ranh giới làm cho môi trường kinh doanh kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước; trong lĩnh vực xuất khẩu vẫn còn nhiều đặc quyền dành cho khối doanh nghiệp nhà nước. 3. Cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến sâu, phát triển sản xuất tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, rau quả, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ hải sản, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, dầu thô, than đá, điện tử và linh kiện máy tính, hàng cơ khí...; trong đó có những mặt hàng đạt kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD trở lên như: gạo, cà phê, thuỷ sản, dệt may, giày dép, dầu thô, điện tử và linh kiện máy tính. 4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới . Xây dựng và nâng cao uy tín sản phẩm quốc gia. . Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại. . Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài. . Thành lập Quỹ hỗ trơ xúc tiến thương mại. . Tổ chức các trung tâm xúc tiến thương mại trong nước. . Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh thương mại. . Tổ chức cung cấp thông tin thị trường phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . Tạo điều kiện thuận lợi về sự lãnh đạo cho thương nhân nước ngoài. . Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại. . Đầu tư cho công nghệ cao, công nghệ mới để tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo hạ giá thành, khấu hao nhanh. . Đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới. Ngày nay, sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao, có giá trị cao gấp bội lần so với sản phẩm lao động giản đơn. Do đó, muốn tạo ra giá trị xuất khẩu cao, phải kịp thời đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại. 5. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, cơ chế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phát triển sản xuất và xuất khẩu Đầu tư nước ngoài đóng vai trò chủ đạo trong 3 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là dầu thô (100% kim ngạch), điện tử và linh kiện máy tính (gần 100% kim ngạch) và giày dép (55% kim ngạch). 5.1. Mở rộng thêm mặt hàng mà doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép mua để xuất khẩu (chẳng hạn như cà phê) 5.2. Tạo thống nhất và bình đẳng về pháp lý thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi như nhau đối với một số biện pháp tài chính đang áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam như: .Thưởng khuyến khích xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI như đối với các doanh nghiệp Việt Nam. . Doanh nghiệp FDI được hưởng trợ giúp xuất khẩu như đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 5.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí hoạt động của các doanh nghiệp FDI, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. . Bãi bỏ việc duyệt kế hoạch nhập khẩu phụ tùng thay thế, vật tư tiêu hao trong sản xuất hàng năm của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp được trực tiếp làm việc với cơ quan hải quan để nhập khẩu phụ tùng thay thế cho sản xuất của chính họ. . Bãi bỏ việc duyệt kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu (tự do như đối với gia công hàng hoá) . Quy định thủ tục xuất khẩu tại chỗ đơn giản hơn nữa đối với các công trình mà nhà thầu nước ngoài trúng thầu nhưng sử dụng hàng sản xuất trong nước; khuyến khích nhà thầu nước ngoài sử dụng hàng hoá Việt Nam để giảm chi phí. 5.4. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền. Nâng cao và tiêu chuẩn hoá trình độ cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong các liên doanh. Cần xây dựng tiều chuyển hoá cho cán bộ quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, đặc biệt là ở các cơ quan địa phương; cần quy định đào tạo tại chức bắt buộc về nghiệp vụ, luật pháp đối với cán bộ đương nhiêm chưa đủ tiêu chuẩn nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp, chính sách, nghiệp vụ và trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Bộ thương mại mở rộng một số lớp tập huấn ngắn hạn tại chỗ hoặc tập trung để hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức và áp dụng cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền. 6. Xây dựng chương trình phát triển xúc tiến Thương mại Bộ thương mại phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng chương trình triển khai kế hoạch xúc tiến Thương mại thời kỳ 2001-2005, đề ra nhiệm vụ cho cơ quan quản lý Nhà nước các cấp đối với ngành hàng và doanh nghiệp kinh doanh. Tổ chức tốt việc thu nhập và phân tích thông tin về thị trường trong nước và thế giới, phổ biến qua mạng điện tử, qua các hiệp hội. Tăng cường quản lý Nhà nước về xúc tiến Thương mại: Tiếp tục hoàn thiện Luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý đối với hoạt động xúc tiến Thương mại. Thành lập cục xúc tiến Thương mại trực thuộc Bộ Thương mại để thực hiện việc quản lý Nhà nước về xúc tiến Thương mại, đồng thời tiến hành các hoạt động xúc tiến Thương mại của Nhà nước. Kết luận T rong nền kinh tế toàn cầu hoá, khi mà thương mại của mỗi quốc gia hoà nhập vào thương mại khu vực và thương mại thế giới thì đẩy mạnh xuất khẩu thông qua xuất khẩu các mặt hàng chủ lực là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nói chung, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng là chiếc phong vũ biểu phản ánh trình độ phát triển, thương mại quốc tế của một đất nước cũng như đánh giá sự đúng đắn hoặc sai sót của các chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của các doanh nghiệp một cách nhanh nhạy nhất. Trong việc tìm lối ra cho hoạt động xuất khẩu, vấn đề quan trọng là xác định rõ nguyên nhân của thực trạng để từ đó có quyết định xử lý đúng đắn. Do vậy, thông qua những nội dung đã trình bày, đề tài đã xác định được các nhiệm vụ sau: Khái quát và phân tích có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; nêu ra vai trò của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đối với phát triển nền kinh tế Việt Nam cũng như sự cần thiết và nội dung của kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam và rút ra nhận xét từ thực trạng đó. Nêu rõ phương hướng, mục tiêu phát triển của kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong thời kỳ 2001-2005, dự báo các chỉ tiêu chủ lực và đề ra giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005. Để hoàn thành bài viết này là một sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cùng các cô, bác, anh chị trong Vụ Kế hoạch Thống Kê-Bộ Thương mại. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình: “Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội” – Nhà xuất bản Thống kê. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – NXB Chính trị quốc gia. Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số 12/2001. Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam số 6/2000. Tạp chí kinh tế và dự báo số 4/2001. Giáo trình: “kinh tế quốc tế”-Nhà xuất bản Thống kê. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28764.doc
Tài liệu liên quan