Giải pháp và kiến nghị về quản lý tài sản nợ tài sản có tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chi nhánh 20/10

Tài liệu Giải pháp và kiến nghị về quản lý tài sản nợ tài sản có tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chi nhánh 20/10: ... Ebook Giải pháp và kiến nghị về quản lý tài sản nợ tài sản có tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chi nhánh 20/10

pdf123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4081 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp và kiến nghị về quản lý tài sản nợ tài sản có tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chi nhánh 20/10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ***** BÙI THỊ BÍCH TUYỀN GIAÛI PHAÙP VAØ KIEÁN NGHÒ VEÀ QUAÛN LYÙ TAØI SAÛN NÔÏ TAØI SAÛN COÙ TAÏI NGAÂN HAØNG TMCP SAØI GOØN CHI NHAÙNH 20/10 Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI KIM YẾN TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010 MỤC LỤC Lời cam đoam Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ Danh mục các phụ lục Lời mở đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Quản trị tài sản nợ của ngân hàng thương mại................................................1 1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................1 1.1.2 Các nguyên tắc quản trị tài sản nợ................................................................1 1.1.3 Mục đích của quản trị tài sản nợ..................................................................1 1.1.4 Các thành phần của tài sản nợ......................................................................1 1.1.4.1 Các tài khoản giao dịch........................................................................1 1.1.4.2 Các tài khoản phi giao dịch .................................................................2 1.1.4.3 Vốn vay trên thị trường tiền tệ.............................................................2 1.1.4.4 Các tài khoản hỗn hợp.........................................................................2 1.1.4.5 Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại....................................................2 1.1.4.6 Bán và chứng khoán hóa các khoản cho vay........................................2 1.1.4.7 Vốn chiếm dụng...................................................................................3 1.1.5 Nội dung quản trị tài sản nợ.........................................................................3 1.1.5.1 Chiến lược quản trị tài sản nợ..............................................................3 1.1.5.2 Các phương pháp xác định chi phí cho nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi...................................................................................................................3 1.1.5.3 Quản trị danh mục tiền gửi..................................................................4 1.1.5.4 Quản trị các nguồn vốn phi tiền gửi.....................................................6 1.2 Quản trị tài sản có của ngân hàng thương mại................................................6 1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................6 1.2.2 Các nguyên tắc quản trị tài sản có................................................................6 1.2.3 Các thành phần của tài sản có......................................................................7 1.2.3.1 Ngân quỹ.............................................................................................7 1.2.3.2 Khoản mục đầu tư................................................................................7 1.2.3.3 Khoản mục tín dụng.............................................................................7 1.2.3.4 Tài sản có khác....................................................................................7 1.2.4 Chiến lược quản trị tài sản có.......................................................................8 1.2.5 Các phương pháp quản trị tài sản có............................................................8 1.2.5.1 Phân chia tài sản có để quản lý............................................................9 1.2.5.2 Quản trị dự trữ.....................................................................................9 1.2.5.3 Quản trị khoản mục cho vay.............................................................10 1.3 Quản trị kết hợp giữa tài sản có và tài sản nợ................................................12 1.3.1 Sự cần thiết phải quản trị kết hợp tài sản nợ và tài sản có..........................12 1.3.2 Chiến lược quản lý hỗn hợp.......................................................................13 1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại....................14 1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại........14 1.4.1.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản..........................................................14 1.4.1.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu....................................................14 1.4.1.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên......................................................................15 1.4.1.4 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên.....................................................15 1.4.1.5 Chênh lệch lãi suất bình quân (chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào). .16 1.4.1.6 Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản...........................................................16 1.4.1.7 Tỷ lệ tài sản sinh lời...........................................................................16 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng..........................................................16 1.4.2.1 Hệ số rủi ro tín dụng..........................................................................16 1.4.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn................................................................................16 1.4.2.3 Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ cho vay..................................................16 1.4.3 Các chỉ số thanh khoản..............................................................................17 1.4.3.1 Tỷ lệ khả năng chi trả........................................................................17 1.4.3.2 Chỉ số về trạng thái tiền mặt..............................................................17 1.4.4 Hệ số giới hạn huy động vốn (H1).............................................................17 Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH 20/10 2.1 Vài nét sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của SCB và SCB 20/10..................................................................................................................18 2.2 Thực trạng quản lý tài sản nợ tài sản có của SCB 20/10...............................19 2.2.1 Hội đồng quản trị tài sản nợ tài sản có.......................................................19 2.2.2 Thực trạng quản lý tài sản nợ của SCB 20/10............................................20 2.2.2.1 Về phương pháp xác định chi phí nguồn vốn tiền gửi.......................20 2.2.2.2 Các chính sách và biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động.............21 2.2.2.3 Đa dạng hóa nguồn vốn huy động và hợp lý hóa cơ cấu nguồn vốn huy động........................................................................................................25 2.2.2.4 Thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản trong quản lý tài sản nợ........28 2.2.2.5 Thực hiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ..........................................29 2.2.3 Thực trạng quản lý tài sản có của SCB 20/10.............................................30 2.2.3.1 Quản lý khoản mục dự trữ.................................................................30 2.2.3.2 Quản lý khoản mục tài sản có khác ...................................................33 2.2.3.3 Quản lý khoản mục cho vay ..............................................................34 2.2.4 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB 20/10......46 2.3 Những thuận lợi của SCB 20/10 trong quản lý tài sản nợ tài sản có.............50 2.3.1 Thuận lợi khách quan.................................................................................50 2.3.2 Thuận lợi chủ quan.....................................................................................50 2.4 Những khó khăn, tồn tại trong quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/10.52 2.4.1 Những khó khăn khách quan......................................................................52 2.4.1.1 Về môi trường kinh tế vĩ mô..............................................................52 2.4.1.2 Về môi trường pháp lý.......................................................................53 2.4.2 Những khó khăn, tồn tại trong quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/1055 2.4.2.1 Những khó khăn, tồn tại trong quản lý tài sản nợ tại SCB 20/10.......55 2.4.2.2 Những khó khăn, tồn tại trong quản lý tài sản có tại SCB 20/10......57 2.5 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, tồn tại của SCB 20/10 trong quản lý tài sản nợ tài sản có................................................................................................61 2.5.1 Nguyên nhân khách quan...........................................................................61 2.5.2 Nguyên nhân chủ quan...............................................................................61 2.5.2.1 Về chất lượng sản phẩm dịch vụ........................................................61 2.5.2.2 Về nhân sự.........................................................................................62 2.5.2.3 Hội đồng quản trị TSN TSC hoạt động không hiệu quả....................62 2.5.2.4 Về uy tín, thương hiệu ......................................................................63 2.5.2.5 Về công nghệ.....................................................................................63 2.5.2.6 Về hệ thống văn bản quy trình, quy chế.............................................64 Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH 20/10 3.1 Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của SCB 20/10............................65 3.2 Một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/10..........................................................................................66 3.2.1 Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước........................66 3.2.1.1 Về phía chính phủ..............................................................................66 3.2.1.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước............................................................68 3.2.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/10......................................................................................................71 3.2.2.1 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tại SCB 20/10.....................................................................................................71 3.2.2.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản có tại SCB 20/10.....................................................................................................74 3.2.2.3 Một số giải pháp chung cho cả hoạt động quản lý tài sản nợ và tài sản có tại SCB 20/10............................................................................................76 Kết luận chương 3 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CN : Chi nhánh 2. DTBB : Dự trữ bắt buộc 3. ĐVT : Đơn vị tính 4. GTCG : Giấy tờ có giá 5. KH : Khách hàng 6. MN : Non Intersest Margin (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên) 7. NIM : Net Intersest Margin (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) 8. NHTM : Ngân hàng thương mại 9. NHNN : Ngân hàng Nhà nước 10. NVHĐ : Nguồn vốn huy động 11. NH : Ngân hàng 12. NV : Nguồn vốn 13. ROA : Return on asset (Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản) 14. ROE : Return on equity (Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu) 15. SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn 16. SCB 20/10 : Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh 20/10 17. TCTD : Tổ chức tín dụng 18. TG KKH : Tiền gửi không kỳ hạn 19. TG CKH : Tiền gửi có kỳ hạn 20. TGTK : Tiền gửi tiết kiệm 21. TMCP : Thương mại cổ phần 22. TS : Tài sản 23. TSN : Tài sản nợ 24. TSC : Tài sản có DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Bảng 2.1: Tình hình huy động, chi phí trả lãi và lợi nhuận của SCB năm 2008 2. Bảng 2.2: Tình hình huy động tại SCB 20/10 giai đoạn 2007-2009 3. Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2009 4. Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2007-2009 5. Bảng 2.5: Bảng phân tích tài sản nguồn vốn theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời điểm 31/12/2009 6. Bảng 2.6: Tình hình tồn quỹ tiền mặt tại SCB 20/10 từ năm 2007 đến tháng 06/2009 7. Bảng 2.7: Tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc của SCB 20/10 giai đoạn 2007- 06/2009 8. Bảng 2.8: Các chỉ số thanh khoản tại ngày 31/12/2009 9. Bảng 2.9: Tình hình gửi vốn nội bộ giai đoạn 2007-2009 10. Bảng 2.10: Chất lượng nợ vay tại SCB 20/10 từ 2007 đến 2009 11. Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại SCB 20/10 12. Bảng 2.12: Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ 13. Bảng 2.13: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn 14. Bảng 2.14: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 15.Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB 20/10 16.Bảng 2.16: Bảng phân tích ROA, ROE theo thành phần tại SCB 20/10 DANH MỤC HÌNH VẼ 1. Hình 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động 2007-2009 2. Hình 2.2: Tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn huy động LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu, khách quan đối với mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới hơn 2 năm. Cơ hội mang lại cho các đơn vị kinh doanh rất nhiều nhưng thách thức cũng không kém. Những cam kết trong quá trình hội nhập đã dần dần được thực hiện. Đặc biệt là các cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp và gay gắt. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu trong thời gian vừa qua và những diễn biến rất bất thường, khó khăn của nền kinh tế nước nhà đã làm cho môi trường hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ngày càng khó khăn hơn. Lạm phát liên tục tăng cao, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tăng cao đến mức kỷ lục 21%/năm, tỷ giá đồng đôla Mỹ và giá vàng lên xuống thất thường… Tất cả những điều đó đã buộc các ngân hàng thương mại phải hết sức lưu tâm đến việc chú trọng các biện pháp để giữ chân khách hàng, gia tăng nguồn vốn huy động giữ vững thị phần và phân bổ nguồn vốn huy động được một cách hợp lý nhất để duy trì và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đây là vấn đề sống còn của các ngân hàng thương mại hiện nay trước nguy cơ cạnh tranh, sáp nhập các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Bởi vì các ngân hàng hiểu rằng họ phải xem xét danh mục tài sản, nợ như một thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của chúng tới mục tiêu tổng quát của ngân hàng. Kỹ thuật quản lý tài sản nợ tài sản có là một vũ khí sắc bén giúp ngân hàng chống lại những biến động của chu kỳ kinh doanh và sức ép đối với hoạt động nhận tiền gửi và cho vay. Đồng thời đây cũng là một phương pháp quản lý hữu hiệu trong quá trình xây dựng danh mục tài sản tối ưu. Chính vì lý do trên mà Tôi chọn đề tài “Giải pháp và kiến nghị về quản lý tài sản nợ tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh 20/10” với hy vọng tìm hiểu thực trạng quản lý tài sản nợ tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh 20/10 (SCB 20/10) để từ đó có các giải pháp, ý kiến đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu những vấn đề cơ sở lý luận về quản trị tài sản nợ tài sản có của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu, khảo sát thực tế thực trạng quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/10 và những thuận lợi, khó khăn trong quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/10. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/10. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luân tổng quan về quản trị tài sản nợ tài sản có của NHTM, phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài sản nợ tài sản có của SCB 20/10 từ năm 2007 đến năm 2009 từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại SCB 20/10. Ngoài ra, do đặc thù hoạt động của chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh trong hệ thống SCB là không có hoạt động đầu tư và không có giao dịch trên thị trường liên ngân hàng nên luận văn không nghiên cứu hoạt động quản lý các khoản mục đầu tư, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và tiền gửi của các tổ chức tín dụng t ại SCB 20/10. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học suy luận logic, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, phân tích đánh giá về mặt định tính và định lượng… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời đối chiếu với kinh nghiệm của bản thân và các nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phân mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan về quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản nợ tài sản có tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh 20/10 Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh 20/10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Quản trị tài sản nợ của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Quản trị tài sản nợ (TSN) là quản trị nguồn vốn (NV) phải trả của ngân hàng (NH) nhằm đảm bảo cho NH luôn có đủ NV để duy trì và phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản ở mức chi phí thấp nhất. 1.1.2 Các nguyên tắc quản trị tài sản nợ Phải chấp hành các quy định của luật pháp và các cơ quan quản lý trong quá trình tìm kiếm NV cho NH như: không được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả; áp dụng lãi suất huy động phù hợp so với cơ chế quản lý về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Phải đảm bảo được 2 yêu cầu chi phí thấp và quy mô cao của nguồn vốn huy động (NVHĐ). Đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu thanh khoản của NH, hạn chế đến mức thấp nhất sự sụt giảm đột ngột về NV. Sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng để hạn chế rủi ro và phù hợp với đặc điểm hoạt động của NH. 1.1.3 Mục đích của quản trị tài sản nợ Mục đích của quản trị TSN trong hoạt động kinh doanh NH là khai thác tối đa NV nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư; đảm bảo NV tăng trưởng ổn định làm tiền đề cho việc nâng cao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho KH cả về số lượng, thời hạn và lãi suất; đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH từ đó hướng tới mục tiêu tối đa hóa hoặc ít nhất là ổn định thu nhập từ lãi hay chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi và tối đa hóa hoặc ít nhất là bảo vệ giá trị tài sản (TS) của NH với mức rủi ro hợp lý. 1.1.4 Các thành phần của tài sản nợ TSN của một NH bao gồm: các tài khoản giao dịch, các tài khoản phi giao dịch, vốn vay trên thị trường tiền tệ, các tài khoản hỗn hợp, vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại, bán và chứng khoán hóa các khoản cho vay và vốn chiếm dụng. 1.1.4.1 Các tài khoản giao dịch Các tài khoản giao dịch được mở chủ yếu để sử dụng các tiện ích, dịch vụ thanh toán qua NH chứ không phải để hưởng lãi như các tài khoản phi giao dịch. Do đó, đối với loại tiền gửi này NH không cần phải trả lãi cao thậm chí ở các nước khác NH 1 không trả lãi cho loại tài khoản tiền gửi này. Tính ổn định của loại tiền gửi này rất thấp nên phần lớn nó được dùng để dự trữ. Tài khoản giao dịch bao gồm tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (hay còn gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán) và tài khoản vãng lai. 1.1.4.2 Các tài khoản phi giao dịch Các tài khoản phi giao dịch bao gồm những loại tiền gửi định kỳ như tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Đây là NV có tính ổn định cao hơn nhiều so với NV từ các tài khoản giao dịch nên chủ yếu được dùng để cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên mục đích chính của người gửi tiền đối với loại tiền gửi này là hưởng lãi. Do đó, NV này có chi phí tương đối cao. 1.1.4.3 Vốn vay trên thị trường tiền tệ Các NH khi thiếu hụt NV có thể vay trên thị trường tiền tệ bằng cách vay các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, vay NH trung ương, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu NH. 1.1.4.4 Các tài khoản hỗn hợp Tài khoản hỗn hợp là dạng tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép kết hợp thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, môi giới đầu tư, tín dụng. KH sẽ ủy thác dịch vụ trọn gói cho chuyên viên quản lý tài khoản tại NH. 1.1.4.5 Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại là hợp đồng được ký kết giữa NH với KH có tài khoản tại NH hoặc với NH khác. Trong đó, NH bán tạm thời chứng khoán chất lượng với tính thanh khoản cao kèm thỏa thuận sẽ mua lại các chứng khoán này tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trong hợp đồng. Thời hạn vay của hình thức này có thể là loại vay qua đêm hoặc dài hơn tùy thuộc vào nhu cầu vốn của NH. Chi phí của NV này thường rất thấp so với lãi suất huy động vốn từ các nguồn khác. 1.1.4.6 Bán và chứng khoán hóa các khoản cho vay Các khoản cho vay của NH ngoài việc được sử dụng như TS thế chấp trong hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn còn có thể được bán cho một NH khác. Các khoản nợ được bán thường có kỳ hạn dưới 90 ngày, hoặc có thể là các khoản cho vay mới hay là các khoản đã cho vay trong một thời gian. Chứng khoán hóa các khoản cho vay là một phương pháp huy động vốn và hạn chế rủi ro đơn giản của NH, giúp NH thay đổi một tài sản có (TSC) thành NV cho mình. Nó đòi hỏi NH phải dành riêng một nhóm các TS sinh lời và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên những TS đó. Về bản chất, các khoản cho vay của NH đã được chuyển thành những chứng khoán được mua bán tự do. NH sẽ nhận 2 lại phần vốn đã bỏ ra để có các TS đó và sử dụng NV này vào việc tạo ra những TS mới hoặc để trang trải các chi phí hoạt động. 1.1.4.7 Vốn chiếm dụng Trong quá trình hoạt động có một loại vốn mà các NH có thể tạm thời sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của NH. Đó là các loại tiền gửi nghĩa vụ của KH trong quá trình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền gửi ký quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnh … 1.1.5 Nội dung quản trị tài sản nợ 1.1.5.1 Chiến lược quản trị tài sản nợ Để đương đầu với xu hướng gia tăng lãi suất và cạnh tranh gay gắt về NV các NH bắt đầu quan tâm tới việc khơi mở những NV mới, quản lý cấu trúc và chi phí của tiền gửi cũng như của các NV phi tiền gửi. Đây là lý thuyết quản lý nợ. Mục tiêu của lý thuyết này là tăng cường hoạt động quản lý NV, giống như những gì NH đã từng thực hiện đối với quản lý TS. Yếu tố then chốt cần được quản lý chặt chẽ là giá cả của NV hay lãi suất mà NH phải thanh toán đối với các khoản tiền gửi và các khoản vốn vay nhằm đạt được mục tiêu về chi phí, quy mô và cấu trúc của NV. Nếu nhu cầu vay vốn vượt quá lượng vốn khả dụng, NH có thể tăng lãi suất trên các khoản tiền gửi và các khoản vay, tạo ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh để thu hút vốn. Mặt khác nếu NH thừa vốn với nhu cầu xin vay hạn chế, NH có thể hạ thấp lãi suất huy động nhường thị trường lại cho các đối thủ đặt lãi suất huy động cao hơn. 1.1.5.2 Các phương pháp xác định chi phí cho nguồn tiền gửi và phi tiền gửi của ngân hàng NVHĐ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh NH. Nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng NV. Hơn nữa, chi phí huy động là khoản chi phí lớn nhất trong tất cả các khoản chi phí. Việc xác định chi phí đối với NVHĐ sẽ giúp các nhà quản trị NH có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính như xác định lãi suất tiền gửi và phi tiền gửi, lãi suất cho vay cũng như xây dựng các chiến lược quản trị TS và NV. Chính vì vậy, các NH phải cân nhắc lựa chọn các phương pháp xác định chi phí huy động để có được NV tối ưu nhất. • Phương pháp chi phí bình quân Phương pháp này xác định lãi suất huy động bình quân theo công thức: Lãi suất huy động bình quân = Tổng chi phí trả lãi / tổng NVHĐ bình quân Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và phù hợp khi đánh giá huy động vốn trong quá khứ. Nó giúp cho nhà quản trị NH theo dõi lãi suất huy động vốn bình quân theo thời gian làm cơ sở để xây dựng lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, việc tính toán như trên là chưa hoàn chỉnh vì nó chỉ mới xem xét 3 đến giá vốn của NV mà chưa tính đến chi phí vốn chủ sở hữu và các khoản chi phí phi lãi (như tiền lương, chi phí quản lý gián tiếp, dự trữ bắt buộc (DTBB), phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng). Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết trên vốn huy động và vốn chủ sở hữu phải bao gồm tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn và tỷ suất lợi nhuận bình quân tối thiểu để duy trì vốn chủ sở hữu. • Phương pháp chi phí huy động vốn biên tế Chi phí huy động vốn biên là chi phí huy động tăng thêm khi NH muốn huy động thêm một đồng vốn. Phương pháp chi phí bình quân dù có những ưu điểm như đã nêu trên nhưng nó chỉ nhìn vào quá khứ để xem xét chi phí và tỷ suất sinh lợi tối thiểu đã thực hiện của NH. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của NH là cho hiện tại và tương lai. Tức là nhà quản trị NH phải xác định tỷ lệ thu nhập NH phải tạo ra từ các khoản đầu tư vào TSC sinh lời tối thiểu phải bằng bao nhiêu để có thể bù đắp chi phí. Với giả định toàn bộ NV để đáp ứng nhu cầu trên của KH đều bắt đầu từ việc vay trên thị trường tiền tệ, phương pháp chi phí vốn biên tế xác định chi phí huy động vốn để tài trợ khoản vay bằng tổng chi phí trả lãi theo lãi suất bình quân trên thị trường tiền tệ và chi phí phi lãi để huy động vốn. Phương pháp này xác định chính xác hơn chi phí NVHĐ và là cơ sở để NH lựa chọn NV. Tuy nhiên, chi phí của một NV riêng lẻ cần được điều chỉnh để bù đắp cho những nhà cung ứng NV khác nhau. • Chi phí huy động vốn hỗn hợp Trong thực tế, một khoản cho vay của NH thường không phải được sử dụng từ một NV duy nhất mà nó được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, chi phí huy động vốn để đáp ứng một khoản vay phải tính trên một hỗn hợp nhiều NV khác nhau. Việc tính toán chi phí NV này gồm các bước sau: Bước 1: xác định lượng vốn dự kiến huy động từ mọi NV để đáp ứng nhu cầu tài trợ. Bước 2: xác định mức khả dụng của mỗi NV. Bước 3: xác định chi phí lãi và phi lãi của mỗi NV. Bước 4: tập hợp chi phí lãi và phi lãi của tất cả các NV và xác định tương quan với tổng nguồn huy động. 1.1.5.3 Quản trị danh mục tiền gửi • Mục tiêu quản trị danh mục tiền gửi 4 Quản trị danh mục tiền gửi của NH nhằm các mục tiêu tìm kiếm NV phù hợp với chi phí thấp để đáp ứng yêu cầu các dịch vụ tài chính, đảm bảo phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn và hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khỏan… • Các phương pháp quản lý tài sản nợ Các NH có thể áp dụng đồng thời các phương pháp sau để quản lý TSN: Thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để khơi tăng NV của NH bao gồm: biện pháp kinh tế, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tâm lý. Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm kiếm NV như vay qua đêm, vay tái cấp vốn của NHNN, sử dụng các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để huy động vốn… Đa dạng hóa các NH huy động và tạo cơ cấu NV sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Tận dụng NV ngắn hạn để cho vay trung dài hạn theo quy định của luật pháp. Thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản trong quản lý TSN của NH. Đó là, xây dựng kế hoạch NV, thực hiện công tác điều hành vốn, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch NV trong từng thời kỳ của từng chi nhánh (CN) và toàn hệ thống, theo dõi việc thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động của từng CN cũng như toàn hệ thống. Thực hiện quy trình quản lý TSN của NH từ cấp CN đến Hội sở. Theo đó, tại Hội sở phòng kế hoạch NV sẽ xây dựng kế hoạch NV cho toàn hệ thống bao gồm số lượng, cơ cấu NV, tốc độ tăng trưởng so với năm trước, đồng thời đề xuất các biện pháp để thực hiện kế hoạch. Sau khi tổng hợp, phân tích kế hoạch NV của các CN phòng NV sẽ xây dựng chỉ tiêu NV nói chung và chỉ tiêu huy động vốn nói riêng đến từng CN và các phòng tại Hội sở, lên kế hoạch cân đối NV và sử dụng vốn chung cho toàn hệ thống, chi tiết cho từng CN. Bên cạnh đó, phòng NV phải thực hiện việc điều hòa vốn trong toàn hệ thống, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho toàn hệ thống, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiện công tác NV từng thời kỳ. Đồng thời, điều chỉnh chỉ tiêu NV cho CN khi cần thiết. Tại CN cũng xây dựng kế hoạch NV cho CN mình căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế của địa phương, mục tiêu tăng trưởng NV của toàn hệ thống, mục tiêu kinh doanh của CN, kết quả huy động của kỳ trước, thị phần huy động vốn trên địa bàn và dự đoán xu hướng tăng trưởng NV trong năm. Bên cạnh công tác huy động CN cũng phải thực hiện công tác điều hòa vốn trong nội bộ CN và Hội sở, giao chỉ tiêu huy động cho các phòng giao dịch trực thuộc. 5 Định kỳ phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch NV để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch NV và thực hiện cho các năm sau. 1.1.5.4 Quản trị các nguồn vốn phi tiền gửi • Mục tiêu của quản trị nguồn vốn phi tiền gửi Các NV phi tiền gửi của NH gồm vốn vay trên thị trường tiền tệ (vay NH trung ương, vay các TCTD khác), phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại... Quản trị NV phi tiền gửi giúp NH lựa chọn NV có chi phí thấp nhất khi cần thiết vì thông thường NV này thường có lãi suất cao hơn nguồn tiền gửi. Ngoài ra, nó giúp xác định lượng vốn cần thiết, giảm chi phí vốn đồng thời hạn chế rủi ro thanh khoản. • Xác định nhu cầu nguồn vốn phi tiền gửi Nhu cầu NV phi tiền gửi được xác định trên cơ sở dự đoán nhu cầu tín dụng hiện tại và tương lai của NH, dư đoán khả năng huy động vốn tiền gửi để tài trợ nhu cầu cho vay và đầu tư chứng khoán. Nhu cầu NV phi tiền gửi được xác định theo công thức sau: Nhu cầu vốn phi tiền gửi = Cho vay, đầu tư hiện tại và dự tính + khoản tiền rút ra – Dòng tiền gửi vào hiện tại và dự tính. Trong đó, hiệu số giữa ._.cho vay, đầu tư hiện tại và dự tính và dòng tiền gửi vào hiện tại và dự tính được gọi là khe hở vốn. • Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn nguồn vốn phi tiền gửi của ngân hàng Có rất nhiều NV phi tiền gửi để các nhà quản trị NH lựa chọn. Do đó, khi sử dụng các NV này họ phải cân nhắc các yếu tố sau: chi phí tương đối để huy động từ mỗi NV phi tiền gửi, tính rủi ro của mỗi NV, yêu cầu về thời gian của nhu cầu vốn, quy mô của NH và quy định hạn chế áp dụng đối với mỗi NV. 1.2 Quản trị tài sản có của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm TSC là kết quả của việc sử dụng vốn của NH, là những TS được hình thành từ các NV của NH trong quá trình hoạt động. TSC bằng tổng vốn và TSN của NH. Quản trị TSC là việc quản lý các danh mục sử dụng vốn của NH nhằm tạo một cơ cấu TSC thích hợp bao gồm: ngân quỹ, tín dụng, đầu tư và các TS khác đảm bảo NH hoạt động kinh doanh an toàn, có lãi và gia tăng giá trị NH trên thị trường. 1.2.2 Các nguyên tắc quản trị tài sản có Đa dạng hóa các khoản mục TSC để phân tán rủi ro. 6 Phải giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời trong khoản mục TSC. Phải đảm bảo được sự chuyển hóa một cách linh hoạt về mặt giá trị giữa các danh mục TSC nhằm giúp cho NH luôn có được một danh mục TSC phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh. 1.2.3 Các thành phần của tài sản có TSC của một NH bao gồm các khoản mục: ngân quỹ, đầu tư, tín dụng và các TSC khác. 1.2.3.1 Ngân quỹ Ngân quỹ là khoản TS có tính thanh khoản cao mà NH phải duy trì để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại TCTD khác. Khoản mục này được dùng để đáp ứng nhu cầu chi trả cho KH, chi phí hoạt động của NH, bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ và thực hiện DTBB theo quy định của NHNN. Do vậy, khoản mục này là những TS không sinh lời nên các NH chỉ dự trữ ở mức tối thiểu đủ đáp ứng các nhu cầu trên. 1.2.3.2 Khoản mục đầu tư Hoạt động đầu tư giúp NH hoạt động ổn định và nâng cao khả năng sinh lời. Hoạt động đầu tư của NH nhằm mục đích ổn định hóa thu nhập bù trừ rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay. Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn cung cấp nguồn thanh khoản dự phòng cho NH, giúp NH giảm số thuế phải nộp nhưng vẫn tăng thu nhập đồng thời tạo ra sự phòng vệ cho NH nhằm ngăn ngừa thiệt hại khi rủi ro xuất hiện. Các NH thực hiện hoạt động đầu tư của mình qua hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức hùn vốn, mua cổ phần, liên doanh liên kết hay thành lập công ty trực thuộc và NHTM tham gia các hoạt động quản lý đó. Đầu tư trực tiếp của các NH chỉ được sử dụng vốn tự có để đầu tư nên có tỷ trọng không lớn trong TSC của NH. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư chủ yếu của các NH. Trong hình thức này, các NH đầu tư vào các chứng khoán để hưởng lãi do chệnh lệch giá chứng khoán đầu tư trên thị trường hoặc hưởng lãi khi chứng khoán đến hạn thanh toán. 1.2.3.3 Khoản mục tín dụng Khoản mục tín dụng là khoản mục rất quan trọng vì nó thu hút hầu hết các NV của NH, mang lại 2/3 thu nhập cho NH và là khoản mục chứa đựng rất nhiều rủi ro mà qua đó có thể đánh giá được trình độ và hiệu quả kinh doanh của NH. 7 Danh mục tín dụng của NH được cấu thành bởi các loại hình tín dụng sau: cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp, cho thuê tài chính và bảo lãnh. 1.2.3.4 Tài sản có khác Ngoài các khoản mục TSC như đã nêu trên, TSC của NH còn gồm các TSC khác như: TS cố định, các khoản phải thu… 1.2.4 Chiến lược quản trị tài sản có Không phải lúc nào NH cũng có thể đánh giá tổng thể toàn diện về danh mục TS và nợ của mình. Bởi vậy, đã có một thời gian dài trong lịch sử NH chỉ dùng các NV, bao gồm nợ (vốn huy động) và vốn chủ sở hữu, cơ bản để cho vay. Đây là quan điểm quản lý TS. Lý thuyết này cho rằng KH của NH là yếu tố chính quyết định quy mô và loại hình của các NV mà NH có thể huy động. Những quyết định then chốt của NH chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý TS, không bao gồm lĩnh vực quản lý nguồn tiền gửi và các khoản vay mượn khác. NH chỉ tiến hành quản lý quá trình phân bổ các NVHĐ thông qua việc quyết định xem KH nào sẽ được vay vốn và hợp đồng vay vốn sẽ gồm những điều khoản nào. Tuy nhiên, theo cách này NH bị hạn chế trong khả năng tái cấu trúc NV của mình. 1.2.5 Các phương pháp quản trị tài sản có 1.2.5.1 Phân chia tài sản có để quản lý Tùy theo đặc điểm, mục tiêu của mình các NH có thể phân chia TSC theo nhiều cách để quản lý. • Căn cứ vào thứ tự ưu tiên của các khoản mục tài sản có Căn cứ theo tiêu chí này người ta chia TSC thành các khoản mục dự trữ sơ cấp, dự trữ thứ cấp, khoản mục tín dụng, khoản mục đầu tư và TSC khác. Dự trữ sơ cấp là một loại TS chức năng được duy trì để đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày như chi trả cho KH, chi trả cho các NH khác, cho vay, đáp ứng nhu cầu DTBB… Dự trữ sơ cấp tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các NH khác. Dự trữ thứ cấp cũng là một loại TS chức năng nằm trong khoản mục đầu tư được các NH nắm giữ có tính lưu hoạt cao được sử dụng đến khi dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt. Hầu hết dự trữ thứ cấp là các chứng khoán có tính thanh khoản cao thỏa mãn các điều kiện an toàn, thời gian đáo hạn dưới một năm, dễ mua bán trên thị trường và dễ chuyển đổi ra tiền như tín phiếu kho bạc nhà nước, tín phiếu NHNN, trái phiếu kho bạc trung hạn… Dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp có thể chuyển hóa lẫn nhau. Dự trữ thứ cấp sẽ chuyển thành TS dạng ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Ngược lại, khi nhu 8 cầu dự trữ sơ cấp giảm, NH sẽ gia tăng các khoản đầu tư để tối đa hóa khả năng sinh lợi của TS . Tín dụng bao gồm các khoản cho vay, chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán. Đầu tư: nếu đầu tư vì mục đích thanh khoản thì đó là dự trữ thứ cấp còn nếu đầu tư vì lợi tức thì chính là các trái phiếu công ty, xí nghiệp có thời hạn dài, lợi tức cao. • Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của nguồn hình thành tài sản có Căn cứ vào nguồn gốc hình thành TSC với những tính chất và đặc điểm tương ứng để hình thành các khoản mục TSC thích hợp. Đối với tiền gửi không kỳ hạn do tính chất không ổn định của NV này nên gần như toàn bộ NV này được sử dụng cho dự trữ sơ cấp, phần còn lại dùng để cho vay ngắn hạn. Đối với NVHĐ có kỳ hạn có tính ổn định cao và an toàn cao được sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Vốn điều lệ và các quỹ được dùng để mua sắm TS cố định, công cụ lao động phục vụ hoạt động kinh doanh, hùn vốn, liên doanh… 1.2.5.2 Quản trị dự trữ • Mục tiêu của quản trị dự trữ Dự trữ là một bộ phận TS của NH được duy trì song song với TS sinh lời nhằm đảm bảo khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ phát sinh, toàn bộ các khoản chi trả, chi tiêu và cho vay thường xuyên của NH. • Nhu cầu dự trữ  Dự trữ bắt buộc DTBB là khoản dự trữ mà NHNN buộc các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN. Nếu số dư tiền gửi bình quân của TCTD tại NHNN trong kỳ DTBB lớn hơn số tiền DTBB thì NHNN sẽ trả lãi cho phần vượt DTBB theo mức lãi suất quy định trong từng thời kỳ. Tỷ lệ DTBB được điều chỉnh theo từng thời kỳ để thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.  Tiền mặt tại quỹ Tiền mặt tại quỹ được duy trì chủ yếu cho việc đáp ứng các nhu cầu rút tiền mặt hàng ngày, chi trả lãi và các khoản tiền gửi đến hạn, cho vay và thực hiện các khoản chi tiêu bằng tiền mặt trong ngày của NH. Theo đó, tiền mặt chỉ được giữ lại một lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn, tăng cường khả năng sinh lời và tiết kiệm chi phí bảo quản, kiểm đếm, vận chuyển.  Tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng khác 9 Tiền gửi này bao gồm tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các NHTM khác. Đây là loại tiền gửi không sinh lợi, tốn kém về chi phí ngân quỹ. Do đó, khi nhu cầu chi trả chưa phát sinh, các NH chỉ đảm bảo tiền gửi thanh toán ở mức độ vừa đủ, thường là ở mức số dư tối thiểu theo quy định để duy trì tài khoản.  Tiền đang chuyển Tiền đang chuyển bao gồm các khoản tiền đang trong thời gian chờ đợi hoàn tất thủ tục luân chuyển chứng từ như tiền mặt đã nộp vào NHNN nhưng chưa nhận được giấy báo có của NHNN, các tờ séc mà NH là người thụ hưởng đã nộp vào NH chi trả nhưng chưa được thanh toán… Khoản tiền này không lớn và sẽ giảm dần theo sự phát triển của trình độ hạch toán kế toán và luân chuyển chứng từ. 1.2.5.3 Quản trị khoản mục cho vay • Mục tiêu của quản trị khoản mục cho vay Quản trị khoản mục cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phát hiện và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề trong danh mục cho vay nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và tìm ra các khoản tín dụng có chất lượng cao, thực hiện phân bổ quy mô các khoản cho vay để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. • Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả  Khái niệm: Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NH, do Hội đồng quản trị đưa ra phù hợp với chiến lược phát triển của NH và những quy định pháp lý hiện hành. Chính sách tín dụng của NH phải đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn, hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược của NH.  Nội dung của chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng hiệu quả phải bao gồm các nội dung cơ bản quan trọng sau: Chính sách tín dụng phải xác định được quy mô tín dụng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong danh mục TSC của NH. Các thành phần của một khoản tín dụng như: hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay, thời gian trả nợ, kỳ hạn trả nợ… Quyền phán quyết và mức phán quyết của những người có thẩm quyền cũng như xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng cán bộ tín dụng. Những tài liệu kèm theo đơn xin vay và được lưu lại trong hồ sơ tín dụng tại NH. Những quy định về tiếp nhận, đánh giá và bảo quản TS thế chấp, cầm cố. 10 Những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu áp dụng đối với tất cả các khoản cho vay; trình tự, thủ tục giải quyết một hồ sơ vay của NH. Xác định rõ KH chiến lược và ngành hàng chiến lược của NH. Chính sách ưu đãi KH: ưu đãi lãi suất vay, hạn mức tín dụng, TS đảm bảo, phương thức vay, thời hạn cho vay… Chính sách cạnh tranh, marketing: NH quảng bá chính sách tín dụng và điều kiện vay vốn nhằm giúp KH vay hiểu biết và thực hiện đúng, giám sát việc triển khai thực hiện của cán bộ tín dụng, thông tin ngược lại cho NH bằng các đề xuất, kiến nghị cần chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách tín dụng của NH. Những quy định về chính sách và thủ tục đối với việc xác định lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay được cấu thành bởi các yếu tố sau: chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động (bao gồm chi phí tiền lương, chi phí văn phòng, chi phí đào tạo và các chi phí hoạt động khác), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản - chi phí vốn đảm bảo thanh khoản cho hệ thống NH, chi phí vốn chủ sở hữu – mức lợi nhuận NH kỳ vọng thu được từ vốn chủ sở hữu. Tổng cộng các loại chi phí trên sẽ xác định mức sàn lãi suất cho vay của NH. Theo đó, lãi suất cho vay được xác định theo phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn sẽ bằng lãi suất sàn cho vay cộng với mức lợi nhuận kỳ vọng. Lãi suất cho vay không được thấp hơn lãi suất cho vay sàn; nếu thấp hơn mức lãi suất thị trường thì điều chỉnh cho phù hợp với mức lãi suất thị trường còn nếu cao hơn lãi suất thị trường thì phải điều chỉnh lợi nhuận kỳ vọng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Phân tán rủi ro: không cho vay vốn tập trung quá nhiều vào một KH hoặc một nhóm KH có liên quan, một ngành hàng, lĩnh vực kinh tế hoặc một nhóm ngành hàng, lĩnh vực kinh tế có liên quan. - Quy trình xét duyệt cấp tín dụng phải thông qua nhiều cấp, nhiều người hoặc tập thể (cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng, giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng). - Kiểm tra giám sát thường xuyên được thực hiện bởi cán bộ tín dụng và bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập.  Phân tích tín dụng Việc phân tích tín dụng nhằm mục đích xác định khả năng và thành ý trả nợ của KH theo những điều khoản của hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Hai khía cạnh thường được phân tích là phân tích phi tài chính và phân tích tài chính.  Giám sát và theo dõi nợ vay Việc làm này nhằm ràng buộc KH sử dụng vốn đúng mục đích và tuân thủ các quy định của NH. Việc giám sát nợ vay phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 11 - Thứ nhất, thực hiện việc kiểm tra theo những kỳ hạn nhất định. - Thứ hai, khi kiểm tra đánh giá thẩm định cần xem xét một cách cẩn thận những đặc điểm quan trọng sau: thành tích của người đi vay, chất lượng và tình trạng của TS đảm bảo, quyền chi phối của NH đối với TS đảm bảo, đánh giá tình trạng tài chính và những dự báo về sự thay đổi năng lực trả nợ của KH vay. - Thứ ba, NH phải luôn theo dõi tình trạng của các khoản cho vay lớn nhất. - Thứ tư, tăng cường giám sát theo dõi khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng hoặc các khoản vay của NH phát sinh nhiều vấn đề cần lưu ý. - Thứ năm, nhận diện và xử lý kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề để đưa ra các biện pháp nhằm giảm tình trạng phức tạp và nợ khó đòi.  Quản lý các khoản vay có vấn đề. Để phòng ngừa các khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khoản vay theo đúng nguyên tắc để đưa ra kế hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý; thu thập và khai thác thông tin thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời. Các cấp quản lý của cán bộ tín dụng phải chủ động ngăn ngừa mối quan hệ bất thường giữa cán bộ tín dụng với KH, kiểm tra mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với công việc. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu phát sinh nợ có vấn đề và phân tích nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề. Khi phát hiện khoản cho vay có vấn đề, phải áp dụng ngay các biện pháp thu hồi nợ theo nguyên tắc phải luôn nắm vững mục tiêu tối đa hóa các cơ hội để thu hồi vốn cho NH. Phải tách chức năng xử lý nợ vay ra khỏi chức năng cho vay để đảm bảo tính khách quan; phải ước lượng những nguồn lực sẵn có của người đi vay để thu hồi phần nào số nợ vay. Tùy tình trạng của khoản vay và tình trạng của KH mà áp dụng biện pháp thu hồi nợ thích hợp từ nhẹ nhàng đến kiên quyết. 1.3 Quản trị kết hợp giữa tài sản nợ và tài sản có 1.3.1 Sự cần thiết phải quản trị kết hợp tài sản nợ và tài sản có NH là một loại hình tổ chức rất phức tạp, cung cấp nhiều loại dịch vụ tiền tệ đa dạng thông qua các bộ phận chức năng. Mỗi bộ phận này đều gồm những đội ngũ chuyên gia có trình độ, giàu kinh nghiệm và có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Từng nhóm chuyên gia trong NH thường xuyên phải ra những quyết định về đối tượng KH sẽ được cấp tín dụng, những chứng khoán mà NH nên bổ sung vào danh mục đầu tư, những tiêu chuẩn cần áp dụng cho từng loại tiền gửi và các sản phẩm tiền tệ khác mà NH cung ứng và những NV mà 12 NH nên huy động… Tuy nhiên, ngày nay các NH nhận thức được rằng tất cả những quyết định này đều có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn như, quyết định cung cấp những khoản cho vay đối với KH có liên hệ chặt chẽ với khả năng huy động NV tiền gửi hoặc các NV phi tiền gửi của NH. Tương tự như vậy, mức độ rủi ro mà NH có thể chấp nhận trong hoạt động cho vay liên quan chặt chẽ đến quy mô và mức độ hợp lý của NV NH; đây là yếu tố đóng vai trò bảo vệ cổ đông và người gửi tiền trước nguy cơ rủi ro thua lỗ gây ra bởi những khoản nợ khó đòi. Với một NH quản lý tốt, mọi quyết định quản lý cần được phối hợp xuyên suốt để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động, tránh tình trạng mâu thuẫn trong các quyết định gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và giá trị của NH. Ngày nay, hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM đã tạo áp lực rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Mặt khác, khủng hoảng và suy thoái kinh tế cũng đã làm cho môi trường kinh doanh của NHTM càng khó khăn hơn. Vì vậy, các NHTM đã hiểu rằng họ phải xem xét danh mục TS, nợ như một thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của chúng tới mục tiêu tổng quát của NH. Đó là khả năng sinh lợi tối đa với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Kỹ thuật quản lý TSN-TSC là một vũ khí sắc bén giúp NH chống lại những biến động của chu kỳ kinh doanh và sức ép mang tính thời vụ đối với hoạt động nhận tiền gửi và cho vay. Đồng thời đây cũng là một phương pháp quản lý hữu hiệu trong quá trình xây dựng danh mục TS tối ưu và có giá trị tăng cường thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Quá trình ra quyết định mang tính phối hợp và tổng hợp giữa TSN và TSC sẽ giúp NH củng cố bảng cân đối kế toán nhằm đảm bảo rằng NH sẽ đạt được những mục tiêu đề ra. Đó là, tối đa hóa hoặc ít nhất là ổn định thu nhập từ lãi hay chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi, tối đa hóa hoặc ít nhất là bảo vệ giá trị TS của NH (giá cổ phiếu) với mức rủi ro hợp lý. 1.3.2 Chiến lược quản lý hỗn hợp Sự phát triển của kỹ thuật quản lý TSN, sự bất ổn trong lãi suất thị trường cùng với rủi ro ngày càng lớn trong hoạt động NH cuối cùng đã tạo nên một phương pháp quản lý hoạt động NH mới-chiến lược quản lý hỗn hợp. Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chiến lược quản lý hỗn hợp là sự dung hòa giữa chiến lược quản lý TS và chiến lược quản lý nợ với những điểm chính sau: Thứ nhất, hoạt động quản lý NH cần chú trọng kiểm soát quy mô, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên TS và nợ. 13 Thứ hai, quản lý TS và nợ phải được kết hợp hài hòa sao cho hoạt động quản lý trong nội bộ NH thực sự là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp tối đa hóa thu nhập của NH đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà NH phải đối mặt. Thứ ba, thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả hai phía của bảng cân đối là TS và NV. Do vậy, chính sách của NH cần được điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động của NH dù hoạt động đó xuất phát từ phía TS hay NV. Quan điểm truyền thống cho rằng thu nhập của NH đều bắt nguồn từ hoạt động cho vay và đầu tư và như vậy các dịch vụ tài chính mà NH cung cấp cần được định giá sao cho nguồn thu có thể bù đắp được toàn bộ chi phí cho các dịch vụ. Thực tế hiện nay, thu nhập phí từ hoạt động quản lý các khoản mục NV cũng đóng một vai trò quan trọng như thu nhập từ các khoản mục bên TS trong việc đạt được mục tiêu lợi nhuận của NH. Kết quả của các nổ lực trong quá trình quản trị TSN và quản trị TSC của các NHTM sẽ được thể hiện và đo lường bằng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng, hệ số giới hạn huy động vốn và các chỉ số thanh khoản của NHTM như được trình bày sau đây. 1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại 1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 1.4.1.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA: Return on asset) ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của NH, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển TS của NH thành thu nhập ròng. ROA được xây dựng trên 3 yếu tố thu nhập lãi cận biên (NIM), thu nhập ngoài lãi cận biên (NM) và mức độ tác động của các giao dịch đặc biệt tới thu nhập ròng (bao gồm dự phòng tổn thất tín dụng, lãi/lỗ từ kinh doanh chứng khoán và thu nhập hay lỗ bất thường). ROA = NIM + MN – Mức độ tác động của của các giao dịch đặc biệt tới thu nhập ròng Trong đó: Mức độ tác động của của các giao dịch đặc biệt tới thu nhập ròng = Các khoản thu chi đặc biệt / Tổng TS. NIM và MN được xác định theo công thức tại mục 1.4.1.3 1.4.1.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity) ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 14 ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của NH. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào NH. ROE và ROA có quan hệ mật thiết với nhau và được thể hiện qua đẳng thức sau: ROE = ROA x Tổng TS/Tổng vốn chủ sở hữu Nói cách khác: ROE = (Thu nhập sau thuế/Tổng TS) x (Tổng TS/Tổng vốn chủ sở hữu) Mối quan hệ giữa ROE và ROA thể hiện sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập mà các nhà quản lý NH phải đối mặt. 1.4.1.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên Tỷ lệ thu nhập cận biên đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao gồm: tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Intersest Margin – NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non Intersest Margin – MN) và tỷ lệ sinh lời hoạt động. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giúp NH dự báo trước khả năng sinh lãi của NH thông qua việc kiểm soát chặt chẽ TS sinh lời và việc tìm kiếm những NV có chi phí thấp nhất. NIM = (Thu nhập lãi – chi phí lãi) /Tổng TS Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi với mức chi phí ngoài lãi. MN được xác định theo công thức: MN = (Thu nhập ngoài lãi – chi phí ngoài lãi) / Tổng TS. Tỷ lệ sinh lời hoạt động phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ lệ sinh lời hoạt động = Thu nhập sau thuế / Tổng thu từ hoạt động Tỷ lệ thu nhập cận biên có quan hệ mật thiết với ROE thể hiện qua công thức sau: ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng thu từ hoạt động) x (Tổng thu từ hoạt động/Tổng TS) x (Tổng TS/Tổng vốn chủ sở hữu) Nói cách khác: ROE = Tỷ lệ sinh lời hoạt động x tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản x tỷ trọng vốn chủ sở hữu Trong đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu được xác định bằng tổng TS chia cho tổng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản được xác định theo công thức tại mục 1.4.1.6 1.4.1.4 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên = (Tổng thu từ hoạt động – Tổng chi phí hoạt động)/Tổng tài sản 15 1.4.1.5 Chênh lệch lãi suất bình quân (chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào) Đây là chỉ tiêu truyền thống đánh giá thu nhập của NH, đo lường hiệu quả hoạt động trung gian của NH trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của NH. Chênh lệch lãi suất bình quân = (Thu từ lãi / TS sinh lời) - (Tổng chi phí lãi / Tổng NV phải trả lãi) 1.4.1.6 Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản bằng tổng thu nhập hoạt động chia cho tổng TS. Tỷ lệ này gồm 2 phần: mức thu lãi bình quân trên TS và mức thu ngoài lãi bình quân trên TS. Tỷ lệ này được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng thu từ hoạt động/Tổng TS Hoăc Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản = (Thu nhập lãi/Tổng TS) + (Thu nhập ngoài lãi/Tổng TS) 1.4.1.7 Tỷ lệ tài sản sinh lời Tỷ lệ này cho thấy TS sinh lời chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng TS của NH. Khi tỷ lệ này giảm sẽ làm giảm mức thu nhập hiện tại của NH. Tỷ lệ TS sinh lời = Tổng TS sinh lời / Tổng TS 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 1.4.2.1 Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay/Tổng TS có Hệ số này cho biết tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng TSC. Khoản mục tín dụng trong tổng TS càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rui ro tín dụng cũng rất cao. 1.4.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc nợ lãi đã quá hạn. Ở Việt Nam, nợ quá hạn được xác định theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD. 1.4.2.3 Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ cho vay Nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ xấu của các TCTD bao gồm nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ và nhóm nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay phải nằm trong khoảng từ 3% đến 5%. 16 1.4.3 Các chỉ số thanh khoản 1.4.3.1 Tỷ lệ khả năng chi trả Tỷ lệ về khả năng chi trả = TSC có thể thanh toán ngay / TSN phải thanh toán ngay TCTD phải thường xuyên duy trì tỷ lệ này đối với từng loại tiền, vàng như sau:  Tối thiểu 25% trong thời gian 1 tháng tiếp theo  Bằng 1 trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo. Các thành phần của TSC có thể thanh toán ngay và TSN phải thanh toán ngay được quy định cụ thể tại quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. 1.4.3.2 Chỉ sồ về trạng thái tiền mặt Chỉ sồ về trạng thái tiền mặt = (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/TSC Tỷ số thành phần biến động = Tiền gửi giao dịch / Tổng số tiền gửi. Ngoài ra, để dự báo thanh khoản, các NH còn có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính như: lòng tin của công chúng thông qua lưu lượng vốn và chi phí trả lãi mà NH huy động được qua mỗi thời kỳ, sự vận động trong giá cổ phiếu, rủi ro các khoản lãi của chứng chỉ tiền gửi và các khoản nợ vay khác, tổn thất trong hoạt động kinh doanh của NH, khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của KH, vay vốn từ NHNN. 1.4.4 Hệ số giới hạn huy động vốn (H1) H1 = Vốn tự có / Tổng NVHĐ Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của NH để tránh tình trạng khi NH huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho NH có thể mất khả năng chi trả. Kết luận chương 1 Hoạt động quản trị TSN TSC giữ vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM. Ngày nay, các NHTM đều nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hiệu quả trong hoạt động quản trị TSN TSC nên hầu hết các NHTM đều áp dụng chiến lược quản trị hỗn hợp, chú trọng đến việc kiểm soát quy mô, cấu trúc thu nhập, chi phí giữa hai bên TS và nguồn vốn để thu hút nguồn vốn huy động tốt nhất và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể hoạt động quản lý TSN TSC tại SCB 20/10 trong chương 2 để thấy rõ hơn điều này. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH 20/10 2.1 Vài nét sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của SCB và SCB 20/10 NH TMCP Sài Gòn (SCB), tên giao dịch đối ngoại là Sai Gon Commercial Bank, tiền thân là NH TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP, giấy phép thành lập số 308/GP-UB. Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, NH TMCP Quế Đô hoạt động trong hiện trạng tài chính thua lỗ trên 63 tỷ đồng chưa có nguồn bù đắp so với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, bộ máy quản trị điều hành suy sụp hoàn toàn ngày càng yếu kém và bế tắc. KH tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn trên 20 tỷ đồng không có khả năng thu hồi. Hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình quy chế hoạt động nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn. Nhận thức rõ những khó khăn đó, Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã được thay mới, thực hiện tái cấu trúc toàn bộ nhân sự; áp dụng “chiến lược tự rút ruột” lấy vốn điều lệ để hoàn trả các khoản nợ cũ và xóa lỗ, đầu tư vào công nghệ thông tin, cơ chế quản trị điều hành hoạt động kinh doanh chặt chẽ, bài bản được xác lập; hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới ra đời với sự ủng hộ của KH cũ và mới … đã từng bước vực dậy NH. Ngày 08/04/2003 NH TMCP Quế Đô được NHNN chính thức cho phép đổi tên gọi, đi vào hoạt động với thương hiệu mới-NH TMCP Sài Gòn-SCB. Thương hiệu này đã dần định hình và ngày càng tạo được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp trong cả nước. Với quyết tâm đưa NH đi lên, từ sự cố gắng phát triển kinh doanh đầy hiệu quả, qua 18 năm hoạt động SCB đã luôn giữ vững được sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, đảm bảo kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2005 được coi là năm bản lề của sự tồn tại và phát triển của SCB. Tổng TS SCB đạt 4.031 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2004, gấp 1,57 lần so với năm 2002. Lãi trước thuế đạt trên 46 tỷ đồng và bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông 12%. Đây là năm đầu tiên SCB được NHNN xếp loại A trong khối các NH TMCP và nhận được hàng loạt giải thưởng, danh hiệu về hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và đóng góp vào cộng đồng xã hội như: Cúp vàng thương hiệu Việt, cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng dành cho sản phẩm “tặng thêm lãi suất cho KH từ 50 tuổi trở lên”… 18 Tiếp tục phát huy những thành quả đó, SCB đã có những giải pháp rất thực tế, mang ý nghĩa đột phá để lành mạnh hóa tình hình tài chính của mình, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyên môn nghiệp vụ trong toàn hệ thống SCB. Tổng TS và lợi nhuận không ngừng gia tăng qua các năm. Kết thúc năm 2009 SCB được NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 4 trong hệ thống các NH TMCP trên địa bàn. Tổng NV đạt 54.492 tỷ đồng, tăng 15.896 tỷ đồng tương đương 41,18% so với cuối năm 2008. Vốn tự có đạt gần 4.000 tỷ đồng. So với năm 2008, tổng NVHĐ đạt 48.902 tỷ đồng tăng 14.296 tỷ đồng (41,3%) và dư nợ đạt 31.310 tỷ đồng tăng 8.033 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 423 tỷ đồng. Các hệ số an toàn đều được đảm bảo tốt hơn mức quy định của NHNN. Mạng lưới hoạt động của SCB không ngừng gia tăng từ 7 điểm năm 2002 đến cuối năm 2009 con số này đã tăng lên 111 điểm giao dịch bao gồm Hội sở, Sở giao dịch, các CN, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm tại các khu vực thành phồ Hồ Chí Minh, miền Bắc, miền Trung, miền Tây và miền Đông Nam bộ. Ngoài ra, SCB cũng đạt nhiều danh hiệu, thành tích góp phần củng cố thêm thương hiệu của mình. Đó là, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về lợi nhuận, tổng TS và số lao động, cúp vàng “sao vàng phương nam”, cúp vàng “sao vàng đất việt”, giấy chứng nhận NH có dịch vụ NH bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008, cúp vàng thương hiệu Việt, cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng dành cho sản phẩm “Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”… SCB 20/10 được thành lập ngày 15/10/2007 trụ sở tọa lạc tại 221 Khánh Hội, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh vớ._. các phòng chức năng liên quan có ý kiến. Cán bộ tín dụng lập tờ trình nêu rõ tình hình KH, dự án những nội dung đánh giá phân tích, có ý kiến đề xuất hướng xử lý độc lập trình trưởng phòng xem xét, có ý kiến và trình lãnh đạo quyết định xử lý. Khi KH trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu, kiểm tra số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. Khi thu hết nợ gốc, lãi vay, tất toán khoản vay cán bộ tín dụng cùng với bộ phận kế toán, kho quỹ tiến hành giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản theo quy định và tiến hành lưu trữ hồ sơ theo quy định. 2. Quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo phòng kinh doanh Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung cán bộ tín dụng đã nêu trong tờ trình; bổ sung thêm những thông tin về KH và dự án (nếu có), có ý kiến độc lập đề xuất cho vay hay không cho vay… sau đó trình lãnh đạo quyết định. 3 Căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của CN để quyết định hoặc trình Tổng giám đốc hoặc hội đồng tín dụng hội sở quyết định. Thực hiện theo nội dung văn bản chỉ đạo sau khi nhận được văn bản trả lời của Hội sở. Đề nghị lãnh đạo chi nhánh xem xét ký duyệt giải ngân hay không. Chỉ đạo cán bộ tín dụng tiến hành thu nợ trước hạn theo văn bản của lãnh đạo. Xem xét tờ trình chuyển sang nợ quá hạn đối với trường hợp đến hạn KH không trả nợ, không có văn bản đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Có ý kiến và trình lãnh đạo quyết định xử lý trường hợp KH trả nợ trước hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý thu nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo, giảm miễn lãi hoặc xử lý nợ từ quỹ dự phòng rủi ro khoanh nợ hoặc xóa nợ theo quy định 3. Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc CN Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của CN để quyết định hoặc trình Tổng giám đốc hoặc hội đồng tín dụng hội sở quyết định. Quy định các điều kiện như mức tiền, quy mô dự án, tính chất phức tạp… đối với dự án phải đưa ra hội đồng tín dụng tại CN. Xem xét tờ trình của các phòng tham gia thẩm định và ý kiến của Hội đồng tín dụng CN (nếu có) để quyết định, ghi ý kiến độc lập lên tờ trình tín dụng của phòng kinh doanh. Quyết định việc chấp thuận cho vay, các điều kiện đề nghị KH phải thực hiện trước khi ký hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân hoặc đề nghị các phòng tham gia thẩm định giải trình thêm các vướng mắc. Nếu lãnh đạo từ chối cho vay thì phải đưa ra lý do từ chối. Trường hợp vượt quyền phán quyết của CN, lãnh đạo trình Hội sở xem xét quyết định theo đúng quy trình. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu , nội dung, ý kiến đề xuất trong tờ trình Hội sở hoặc văn bản gửi KH. Thực hiện theo nội dung văn bản chỉ đạo sau khi nhận được văn bản trả lời của Hội sở. Chỉ đạo phòng kinh doanh thu nợ trước hạn. Xem xét, phê duyệt chuyển sang nợ quá hạn đối với trường hợp đến hạn KH không trả nợ, không có văn bản đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 4 Quyết định xử lý những trường hợp KH trả nợ trước hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý thu nợ quá hạn, xủ lý tài sản đảm bảo, giảm miễn lãi hoặc xử lý nợ từ quỹ dự phòng rủi ro, khoanh nợ hoặc xóa nợ theo quy định. 1 PHỤ LỤC 5 HỒ SƠ VAY VỐN NGẮN HẠN I- Hå s¬ ph¸p lý: 1. §èi víi kh¸ch hμng ho¹t ®éng theo LuËt Doanh nghiÖp Nhμ n−íc: - QuyÕt ®Þnh thμnh lËp cña c¬ quan nhμ n−íc cã thÈm quyÒn. - §iÒu lÖ ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp ®èi víi c¸c doanh nghiÖp cã ®iÒu lÖ doanh nghiÖp. - QuyÕt ®Þnh bæ nhiÖm Chñ tÞch Héi ®ång qu¶n trÞ, ng−êi ®¹i diÖn ph¸p nh©n (Tæng Gi¸m ®èc hoÆc Gi¸m ®èc), KÕ to¸n tr−ëng. - GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh. - GiÊy phÐp hμnh nghÒ ®èi víi nh÷ng ngμnh nghÒ ph¶i cã giÊy phÐp. - GiÊy phÐp kinh doanh xuÊt nhËp khÈu, hoÆc ®¨ng ký m· sè xuất nhập khẩu. - V¨n b¶n uû quyÒn hoÆc x¸c ®Þnh vÒ thÈm quyÒn trong quan hÖ vay vèn nh−: v¨n b¶n cña Héi ®ång qu¶n trÞ, uû quyÒn cña Tæng Gi¸m ®èc, Gi¸m ®èc cho ng−êi kh¸c ký hîp ®ång... - C¸c giÊy tê kh¸c cã liªn quan (mÉu dÊu, ch÷ ký...). L−u ý: §èi víi ®¬n vÞ h¹ch to¸n kinh tÕ phô thuéc ph¶i cã v¨n b¶n uû quyÒn cña ®¹i diÖn ph¸p nh©n trong giao dÞch vμ vay vèn t¹i Chi nh¸nh; hoÆc trong quy chÕ tæ chøc vμ ho¹t ®éng cña ®¬n vÞ nμy ®· x¸c ®Þnh râ thÈm quyÒn cña ®¬n vÞ nμy. 2. §èi víi kh¸ch hμng lμ doanh nghiÖp ho¹t ®éng theo luËt ®Çu t− n−íc ngoμi: - GiÊy phÐp ®Çu t− cña cÊp cã thÈm quyÒn cÊp. - Hîp ®ång liªn doanh ®èi víi doanh nghiÖp liªn doanh. - §iÒu lÖ ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp. 2 - V¨n b¶n bæ nhiÖm hoÆc bÇu Héi ®ång qu¶n trÞ, Tæng Gi¸m ®èc hoÆc Gi¸m ®èc, KÕ to¸n tr−ëng hoÆc mét chøc danh qu¶n lý vÒ tμi chÝnh (nÕu cã). - V¨n b¶n uû quyÒn hoÆc x¸c ®Þnh vÒ thÈm quyÒn trong quan hÖ vay vèn nh−: uû quyÒn cho cÊp phã ký hîp ®ång, v¨n b¶n cña Héi ®ång qu¶n trÞ cho phÐp vay vèn, thÕ chÊp... - C¸c giÊy tê kh¸c cã liªn quan (mÉu dÊu, ch÷ ký...). 3. §èi víi kh¸ch hμng ho¹t ®éng theo LuËt doanh nghiÖp vμ LuËt Hîp t¸c x·: - QuyÕt ®Þnh thμnh lËp ®èi víi C«ng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thμnh viªn. - §iÒu lÖ tæ chøc vμ ho¹t ®éng. - GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh - GiÊy phÐp hμnh nghÒ ®èi víi ngμnh nghÒ cÇn giÊy phÐp. - Biªn b¶n häp bÇu Héi ®ång qu¶n trÞ, Chñ tÞch; v¨n b¶n bæ nhiÖm Tæng Gi¸m ®èc hoÆc Gi¸m ®èc, KÕ to¸n tr−ëng hoÆc mét chøc danh kiÓm so¸t vÒ tμi chÝnh (nÕu cã). - V¨n b¶n uû quyÒn hoÆc x¸c ®Þnh vÒ thÈm quyÒn trong quan hÖ vay vèn nh− ®¹i diÖn ph¸p nh©n: uû quyÒn ký hîp ®ång, v¨n b¶n cña Héi ®ång qu¶n trÞ cho phÐp vay vèn, thÕ chÊp... - C¸c giÊy tê kh¸c cã liªn quan (mÉu dÊu, ch÷ ký,...). 4. §èi víi kh¸ch hμng lμ tæ chøc kh¸c (nh− ®¬n vÞ sù nghiÖp cã thu): - QuyÕt ®Þnh thμnh lËp cña c¬ quan nhμ n−íc cã thÈm quyÒn. - §iÒu lÖ, quy chÕ ho¹t ®éng ®èi víi tæ chøc cã ®iÒu lÖ, quy chÕ ho¹t ®éng (nÕu cã). - QuyÕt ®Þnh bæ nhiÖm thñ tr−ëng ®¬n vÞ, KÕ to¸n tr−ëng. - C¸c giÊy tê kh¸c cã liªn quan (mÉu dÊu, ch÷ ký...). - V¨n b¶n uû quyÒn hoÆc b¶o l·nh vay vèn cña cÊp trªn cã thÈm quyÒn. 5. §èi víi kh¸ch hμng lμ c¸ nh©n, hé gia ®×nh, tæ hîp t¸c: - Chøng minh th−, sæ hé khÈu, hoÆc c¸c giÊy tê vÒ nh©n th©n kh¸c... 3 - GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kÕt h«n, chøng nhËn ®éc th©n - GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh, giÊy phÐp hμnh nghÒ ®èi víi ngμnh nghÒ cÇn giÊy phÐp (trong tr−êng hîp vay vèn ®Ó kinh doanh). - C¸c giÊy tê kh¸c cã liªn quan, nh− uû quyÒn cña chñ hé (trong tr−êng hîp hé gia ®×nh vay vèn) cho mét thμnh viªn kh¸c trong gia ®×nh vay. II- Hå s¬ vÒ kho¶n vay: - GiÊy ®Ò nghÞ vay vèn. - KÕ ho¹ch s¶n xuÊt kinh doanh, kÕ ho¹ch tμi chÝnh trong n¨m kÕ ho¹ch. - C¸c b¸o c¸o tμi chÝnh 2 n¨m gÇn nhÊt. - Biªn b¶n kiÓm to¸n ®èi víi doanh nghiÖp cã kiÓm to¸n. - Quy chÕ ph©n cÊp qu¶n lý tμi chÝnh ®èi víi doanh nghiÖp cã ph©n cÊp. - B¶ng kª c«ng nî c¸c lo¹i t¹i c¸c Ng©n hμng, tæ chøc tÝn dông trong vμ ngoμi n−íc. - Chi tiÕt c¸c kho¶n ph¶i thu, ph¶i tr¶, tån kho - C¸c hîp ®ång kinh tÕ (®Çu vμo - ®Çu ra): thi c«ng x©y l¾p, hμng ho¸, xuất nhập khẩu, cung øng dÞch vô... - Ph−¬ng ¸n s¶n xuÊt kinh doanh, kh¶ n¨ng vay tr¶, nguån tr¶ (®èi víi kho¶n vèn vay). - Hå s¬ kh¸c cã liªn quan ®Õn kho¶n vay (Hîp ®ång b¶o hiÓm hμng ho¸, dù to¸n chi phÝ ho¹t ®éng ®−îc duyÖt...) III- Hå s¬ b¶o ®¶m tiÒn vay: Gåm c¸c giÊy tê chøng minh quyÒn së h÷u, sö dông, gi¸ trÞ cña tμi s¶n : - GiÊy tê cã gi¸ (tr¸i phiÕu, tÝn phiÕu, cæ phiÕu, kú phiÕu, sæ tiÕt kiÖm...). - C¸c giÊy tê vÒ xuÊt xø, kiÓm ®Þnh gi¸ trÞ, tû träng... ®èi víi kim khÝ quý, ®¸ quý. - C¸c giÊy tê chøng minh quyÒn së h÷u, sö dông qu¶n lý ®èi víi bÊt ®éng s¶n (nhμ cöa, vËt kiÕn tróc... g¾n liÒn víi ®Êt) vμ ®éng s¶n (Hμng ho¸, ph−¬ng tiÖn vËn t¶i...). 4 - C¸c quyÒn (quyÒn t¸c gi¶, quyÒn së h÷u c«ng nghiÖp, quyÒn ®ßi nî, quyÒn ®−îc nhËn b¶o hiÓm, quyÒn khai th¸c tμi nguyªn, lîi tøc, quyÒn ph¸t sinh tõ tμi s¶n cÇm cè, thÕ chÊp... ¸p dông theo v¨n b¶n h−íng dÉn cô thÓ cña hội sở chính). - Hîp ®ång, v¨n b¶n b¶o l·nh cña bªn thø ba. - ViÖc b¶o ®¶m tiÒn vay b»ng tμi s¶n, kh«ng b»ng tμi s¶n vμ c¸c tμi s¶n sö dông ®Ó b¶o ®¶m tiÒn vay thùc hiÖn theo h−íng dÉn cña hội sở chính. Chó ý: Hå s¬ do kh¸ch hμng cung cÊp 01 bé cho cán bộ tín dụng lμm ®Çu mèi giao nhËn, trong qu¸ tr×nh thô lý hå s¬ cã thÓ lμ c¸c b¶n sao chôp, nh−ng khi gi¶i ng©n ph¶i lμ b¶n gèc hoÆc b¶n sao c«ng chøng. Riªng hå s¬ vÒ b¶o ®¶m tiÒn vay ph¶i lμ b¶n gèc (b¶n chÝnh). 1 phô lôc 06 hå s¬ vay vèn trung, dμi h¹n I- Nguyªn t¾c tiÕp nhËn vμ h−íng dÉn hoμn thiÖn hå s¬: - C¸c tμi liÖu göi ®Õn Ng©n hμng ph¶i lμ b¶n chÝnh trõ tr−êng hîp kh¸ch hμng chØ cã mét b¶n chÝnh duy nhÊt th× ng©n hμng nhËn b¶n sao cã x¸c nhËn cña c«ng chøng hoÆc c¬ quan cã thÈm quyÒn. Riªng ®èi víi nh÷ng v¨n b¶n hå s¬ t¹i ®iÓm 3.3.2, môc II ng©n hμng cã thÓ nhËn b¶n photo hay b¶n sao cã ®ãng dÊu sao y cña chÝnh kh¸ch hμng. C¸n bé tÝn dông chÞu tr¸ch nhiÖm kiÓm tra ®èi chiÕu ®óng víi b¶n chÝnh. - C¸n bé tÝn dông c¨n cø tõng dù ¸n cô thÓ h−íng dÉn kh¸ch hμng hoμn thiÖn hå s¬, tuú tõng tr−êng hîp cô thÓ cã thÓ cho phÐp kh¸ch hμng ®−îc bæ sung hå s¬ sau. II- Quy ®Þnh nh÷ng hå s¬, tμi liÖu kh¸ch hμng ph¶i göi tíi Ng©n hμng: 1. §Ò nghÞ vay vèn. 2. Hå s¬ kh¸ch hμng vay vèn: 2.1 C¸c tμi liÖu chøng minh n¨ng lùc ph¸p luËt, n¨ng lùc hμnh vi d©n sù cña kh¸ch hμng. 2.1.1- §èi víi kh¸ch hμng ho¹t ®éng theo luËt doanh nghiÖp nhμ n−íc: - QuyÕt ®Þnh thμnh lËp doanh nghiÖp; - §iÒu lÖ doanh nghiÖp (nÕu cã); - QuyÕt ®Þnh bæ nhiÖm Héi ®ång qu¶n trÞ, Tæng Gi¸m ®èc hoÆc Gi¸m ®èc, kÕ to¸n tr−ëng; - GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh; - GiÊy phÐp hμnh nghÒ ®èi víi nh÷ng ngμnh nghÒ cÇn giÊy phÐp; - GiÊy phÐp xuÊt nhËp khÈu trùc tiÕp hoÆc ®¨ng ký m· sè xuất nhập khẩu; - §¨ng ký m· sè thuÕ; 2 - V¨n b¶n uû quyÒn hoÆc x¸c ®Þnh vÒ thÈm quyÒn trong quan hÖ vay vèn nh−: v¨n b¶n cña Héi ®ång qu¶n trÞ, uû quyÒn cña Tæng Gi¸m ®èc, Gi¸m ®èc cho ng−êi kh¸c ký hîp ®ång... - C¸c v¨n b¶n kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 2.1.2- §èi víi kh¸ch hμng ho¹t ®éng theo luËt doanh nghiÖp: - QuyÕt ®Þnh thμnh lËp doanh nghiÖp (C«ng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thμnh viªn). - §iÒu lÖ doanh nghiÖp. - GiÊy ®¨ng ký kinh doanh. - GiÊy phÐp hμnh nghÒ ®èi víi doanh nghiÖp cÇn giÊy phÐp hμnh nghÒ. - GiÊy phÐp xuÊt nhËp khÈu trùc tiÕp (nÕu cã). - GiÊy chøng nhËn phÇn vèn gãp cña tõng thμnh viªn (cã c«ng chøng). - QuyÕt ®Þnh cña Héi ®ång thμnh viªn hoÆc Héi ®ång qu¶n trÞ vÒ viÖc bæ nhiÖm Gi¸m ®èc (Tæng Gi¸m ®èc) vμ kÕ to¸n tr−ëng. - QuyÕt ®Þnh cña Héi ®ång thμnh viªn hoÆc Héi ®ång qu¶n trÞ vÒ viÖc uû quyÒn cho ng−êi ®¹i diÖn doanh nghiÖp vay vèn Ng©n hμng. 2.1.3- §èi víi ph¸p nh©n ho¹t ®éng theo luËt ®Çu t− n−íc ngoμi: - GiÊy phÐp ®Çu t−; - Hîp ®ång liªn doanh (®èi víi doanh nghiÖp liªn doanh); - §iÒu lÖ doanh nghiÖp; - V¨n b¶n bæ nhiÖm hoÆc bÇu Héi ®ång qu¶n trÞ, Tæng Gi¸m ®èc hoÆc Gi¸m ®èc, KÕ to¸n tr−ëng hoÆc mét chøc danh qu¶n lý vÒ tμi chÝnh (nÕu cã). - V¨n b¶n uû quyÒn hoÆc x¸c ®Þnh vÒ thÈm quyÒn trong quan hÖ vay vèn nh−: uû quyÒn ký hîp ®ång, v¨n b¶n cña Héi ®ång qu¶n trÞ cho phÐp vay vèn, thÕ chÊp... 2.1.4- §èi víi c¸ nh©n, hé gia ®×nh, tæ hîp t¸c: - Sæ hé khÈu, chøng minh th−; - Chøng nhËn ®¨ng ký kÕt h«n hoÆc chøng nhËn ®éc th©n. 3 - GiÊy ®¨ng ký kinh doanh (nÕu cã); - GiÊy phÐp hμnh nghÒ ®èi víi ngμnh nghÒ cÇn giÊy phÐp; - GiÊy tê x¸c nhËn ®−îc giao, thuª, sö dông ®Êt, mÆt n−íc (®èi víi hé n«ng, l©m, ng−, diªm nghiÖp); - GiÊy phÐp ®¸nh b¾t thuû s¶n, h¶i s¶n, ®¨ng kiÓm tμu thuyÒn (®èi víi hé ®¸nh b¾t thuû h¶i s¶n); - C¸c giÊy tê cÇn thiÕt kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 2.1.5- Kh¸ch hμng vay vèn tõ lÇn thø 2 trë ®i kh«ng ph¶i göi c¸c tμi liÖu ë môc 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 vμ 2.1.4 trõ tr−êng hîp cã sù thay ®æi, bæ sung vèn ®iÒu lÖ, ®Þa chØ... ph¶i sao göi Ng©n hμng cho vay ®Ó kÞp thêi bæ sung hå s¬. 2.2- C¸c tμi liÖu chøng minh t×nh h×nh s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch vô, kh¶ n¨ng tμi chÝnh cña kh¸ch hμng vμ ng−êi b¶o l·nh (nÕu cã). 2.2.1- §èi víi ph¸p nh©n ho¹t ®éng theo luËt doanh nghiÖp nhμ n−íc, luËt doanh nghiÖp vμ luËt ®Çu t− n−íc ngoμi. - C¸c b¸o c¸o tμi chÝnh tèi thiÓu 02 n¨m gÇn nhÊt vμ quý gÇn nhÊt. - B¶ng c©n ®èi. - B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. - ThuyÕt minh b¸o c¸o tμi chÝnh. - L−u chuyÓn tiÒn tÖ (nÕu cã). §èi víi ph¸p nh©n ho¹t ®éng ch−a ®−îc 02 n¨m, yªu cÇu göi b¸o c¸o tμi chÝnh ®Õn thêi ®iÓm gÇn nhÊt. Trong tr−êng hîp cÇn thiÕt, kh¸ch hμng ph¶i cung cÊp c¸c b¸o c¸o tμi chÝnh ®−îc kiÓm to¸n vμ th− nhËn xÐt cña kiÓm to¸n. 2.2.2- §èi víi c¸ nh©n, hé gia ®×nh, tæ hîp t¸c: - B¸o c¸o t×nh h×nh s¶n xuÊt kinh doanh, n¨ng lùc tμi chÝnh, t×nh h×nh ®· vay nî ë c¸c tæ chøc tÝn dông, c¸c tæ chøc, c¸ nh©n kh¸c vμ c¸c nguån thu nhËp ®Ó tr¶ nî. - C¸c tμi liÖu kh¸c. 4 3. Hå s¬ vÒ dù ¸n vay vèn: 3.1- B¸o c¸o nghiªn cøu tiÒn kh¶ thi (nÕu cã), B¸o c¸o nghiªn cøu kh¶ thi hoÆc B¸o c¸o ®Çu t− nÕu dù ¸n chØ cÇn lËp B¸o c¸o ®Çu t−. 3.2- QuyÕt ®Þnh phª duyÖt dù ¸n ®Çu t− cña cÊp cã thÈm quyÒn. 3.3- C¸c v¨n b¶n, hå s¬ bæ sung kh¸c (viÖc yªu cÇu ph¶i tuú theo tÝnh chÊt, ®Æc ®iÓm cña tõng dù ¸n cô thÓ): 3.3.1- ThiÕt kÕ kü thuËt vμ tæng dù to¸n; quyÕt ®Þnh phª duyÖt thiÕt kÕ kü thuËt, tæng dù to¸n cña cÊp cã thÈm quyÒn (nÕu cã, cã thÓ bæ sung tr−íc khi gi¶i ng©n). Nh÷ng dù ¸n nhãm A, B nÕu ch−a cã thiÕt kÕ kü thuËt vμ tæng dù to¸n ®−îc duyÖt th× trong quyÕt ®Þnh ®Çu t− ph¶i quyÕt ®Þnh møc vèn cña tõng h¹ng môc chÝnh vμ ph¶i cã thiÕt kÕ vμ dù to¸n h¹ng môc c«ng tr×nh ®−îc cÊp cã thÈm quyÒn duyÖt. 3.3.2- C¸c v¨n b¶n kh¸c: - C¸c quyÕt ®Þnh, v¨n b¶n chØ ®¹o, tham gia ý kiÕn, c¸c v¨n b¶n liªn quan chÕ ®é −u ®·i, hç trî... cña c¸c cÊp, c¸c ngμnh cã liªn quan (ChÝnh phñ, Bé KÕ ho¹ch vμ ®Çu t−, Ng©n hμng Nhμ n−íc, Bé Khoa häc c«ng nghÖ vμ m«i tr−êng ...) nÕu cã. - Phª chuÈn B¸o c¸o ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng, phßng ch¸y ch÷a ch¸y (chØ víi nh÷ng dù ¸n cã yªu cÇu). - Tμi liÖu ®¸nh gi¸, chøng minh nguån cung cÊp nguyªn vËt liÖu, thÞ tr−êng cña dù ¸n (nÕu cã). - QuyÕt ®Þnh giao ®Êt, cho thuª ®Êt, hîp ®ång thuª ®Êt/thuª nhμ x−ëng ®Ó thùc hiÖn dù ¸n (nÕu cã). - C¸c v¨n b¶n liªn quan ®Õn viÖc ®Òn bï, gi¶i phãng mÆt b»ng, chuÈn bÞ mÆt b»ng x©y dùng (nÕu cã). - Th«ng b¸o kÕ ho¹ch ®Çu t− hμng n¨m cña cÊp cã thÈm quyÒn (®èi víi nh÷ng dù ¸n míi, vay vèn theo kÕ ho¹ch Nhμ n−íc). - Th«ng b¸o chØ tiªu kÕ ho¹ch ®Çu t− ®èi víi Doanh nghiÖp lμ thμnh viªn cña Tæng c«ng ty (nÕu cã). - B¸o c¸o khèi l−îng ®Çu t− hoμn thμnh, tiÕn ®é triÓn khai thùc hiÖn dù ¸n (nÕu dù ¸n ®ang ®−îc tiÕn hμnh ®Çu t−). 5 - Tμi liÖu chøng minh vÒ vèn ®Çu t− hoÆc c¸c nguån vèn tham gia ®Çu t− dù ¸n (nÕu ®· thùc hiÖn ®Çu t− hoÆc dù ¸n cã nhiÒu nguån vèn tham gia ®Çu t−). - GiÊy phÐp x©y dùng (nÕu c«ng tr×nh yªu cÇu ph¶i cã GiÊy phÐp x©y dùng). - C¸c v¨n b¶n liªn quan ®Õn qu¸ tr×nh ®Êu thÇu thùc hiÖn dù ¸n: phª duyÖt kÕ ho¹ch ®Êu thÇu, kÕt qu¶ ®Êu thÇu, hîp ®ång giao nhËn thÇu... (cã thÓ bæ sung sau). - Hîp ®ång thi c«ng x©y l¾p, cung cÊp thiÕt bÞ, phª duyÖt hîp ®ång nhËp khÈu thiÕt bÞ (cã thÓ bæ sung sau). - C¸c hîp ®ång t− vÊn (nÕu cã). - C¸c tμi liÖu kh¸c liªn quan ®Õn dù ¸n ®Çu t− (nÕu cã). L−u ý: §èi víi nh÷ng dù ¸n chuyÓn tiÕp, c¸n bé tÝn dông ph¶i ®èi chiÕu danh môc c¸c tμi liÖu trªn vμ chØ yªu cÇu kh¸ch hμng cung cÊp nh÷ng tμi liÖu cßn thiÕu. 4. Hå s¬ b¶o ®¶m tiÒn vay: Gåm c¸c giÊy tê chøng minh quyÒn së h÷u, sö dông, gi¸ trÞ cña tμi s¶n : - GiÊy tê cã gi¸ (tr¸i phiÕu, tÝn phiÕu, cæ phiÕu, kú phiÕu, sæ tiÕt kiÖm...). - C¸c giÊy tê vÒ xuÊt xø, kiÓm ®Þnh gi¸ trÞ, tû träng... ®èi víi kim khÝ quý, ®¸ quý. - C¸c giÊy tê chøng minh quyÒn së h÷u, sö dông qu¶n lý ®èi víi bÊt ®éng s¶n (nhμ cöa, vËt kiÕn tróc... g¾n liÒn víi ®Êt) vμ ®éng s¶n (Hμng ho¸, ph−¬ng tiÖn vËn t¶i...). - C¸c quyÒn (quyÒn t¸c gi¶, quyÒn së h÷u c«ng nghiÖp, quyÒn ®ßi nî, quyÒn ®−îc nhËn b¶o hiÓm, quyÒn khai th¸c tμi nguyªn, lîi tøc, quyÒn ph¸t sinh tõ tμi s¶n cÇm cè, thÕ chÊp... ¸p dông theo v¨n b¶n h−íng dÉn cô thÓ cña hội sở chính). - Hîp ®ång, v¨n b¶n b¶o l·nh cña bªn thø ba. - ViÖc b¶o ®¶m tiÒn vay b»ng tμi s¶n, kh«ng b»ng tμi s¶n vμ c¸c tμi s¶n sö dông ®Ó b¶o ®¶m tiÒn vay thùc hiÖn theo h−íng dÉn cña hội sở chính. 6 Chó ý: Hå s¬ do kh¸ch hμng cung cÊp 01 bé cho cán bộ tín dụng lμm ®Çu mèi giao nhËn, trong qu¸ tr×nh thô lý hå s¬ cã thÓ lμ c¸c b¶n sao chôp, nh−ng khi gi¶i ng©n ph¶i lμ b¶n gèc hoÆc b¶n sao c«ng chøng. Riªng hå s¬ vÒ b¶o ®¶m tiÒn vay ph¶i lμ b¶n gèc (b¶n chÝnh). Phßng (bp) kÕ to¸n Phßng (bp) tT qt héi ®ång tÝn dông Phßng TÝn dông Phßng nghiÖp vô kh¸c ban l·nh ®¹o B1 B2 B3 Kh¸ch hμng Phßng (bp) kho quü Phßng (bp) nguån vèn Chi nh¸nh (BR) Phßng (bp) tÝn dông Phô lôc 7 L−u ®å quy tr×nh nghiÖp vô tÝn dông gi¸m ®èc c¬ quan chñ qu¶n, cÊp trªn, ngμnh liªn quan B − í c Trung −¬ng (HO) TiÕp nhËn, H.dÉn, K.tra HS vay vèn LËp tê tr×nh Söa ®æi bæ sung §K vay Nhu cÇu tÝn dông ThÈm ®Þnh x¸c ®Þnh h¹n møc TD, TS b¶o ®¶m tiÒn vay Tõ chèi cho vay Hoμn thiÖn chøng tõ TiÕp nhËn, H.dÉn, K.tra HS vay vèn ThÈm ®Þnh x¸c ®Þnh c¸c ®iÒu kiÖn TD LËp tê tr×nh Tham gia ý kiÕn, §.kiÖn Xin ý kiÕn, nÕu v−íng m¾c X¸c ®Þnh N.vèn, L.suÊt (nÕu cã) §iÒu kiÖn thanh to¸n (nÕu cã) T− vÊn XÐt duyÖt (1)(1) (2) (5)(4) (3) Tr×nh gi¸m ®èc Bæ sung ®iÒu kiÖn Kh«ng ®ång ý §ång ý (11) (12) (13) (2) (6) (3) (9) (10) (8) V−ît thÈm quyÒn DuyÖt Kh«ng duyÖt XÐt duyÖt, T.nhËn C.®¹o (7) MS: QT-TD-04 Ngμy ban hμnh: 01/09/2001 Ngμy hiÖu lùc: 01/09/2001 17/47 Phßng (bp) kÕ to¸n Phßng (bp) tT qt héi ®ång tÝn dông Phßng TÝn dông Phßng nghiÖp vô kh¸c ban l·nh ®¹o Kh¸ch hμng Phßng (bp) kho quü Phßng (bp) nguån vèn Chi nh¸nh (BR) Phßng (bp) tÝn dông Phô lôc 7 L−u ®å quy tr×nh nghiÖp vô tÝn dông gi¸m ®èc c¬ quan chñ qu¶n, cÊp trªn, ngμnh liªn quan B − í c Trung −¬ng (HO) B4 B5 Gi¶i ng©n (chuyÓn chøng tõ) KiÓm tra sö dông vèn vay Theo dâi thu nî, l·i. Xö lý ph¸t sinh (nÕu cã) LËp tê tr×nh Më Tμi kho¶n (nÕu NhËn b¶o ®¶m TD Ký H§ TD (duyÖt) H¹ch to¸n ChuyÓn nguån Thanh to¸n (nÕu cã) Giao tiÒn mÆt (nÕu TiÕp nhËn, ®Ò xuÊt lËp tê Tham gia ý kiÕn Xin ý kiÕn nÕu v−íng m¾c XÐt duyÖt, T.nhËn C.®¹o T− vÊn XÐt duyÖt (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) (25) (26) (27) (28) (29) (10) Th«ng tin ®−îc xö lý V−ît thÈm quyÒn MS: QT-TD-04 Ngμy ban hμnh: 01/09/2001 Ngμy hiÖu lùc: 01/09/2001 17/47 1 PHỤ LỤC 8 QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG 1. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng Trong quá trình chấm điểm tín dụng cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng KH. Điểm ban đầu là điểm của từng chỉ tiêu mà KH đó đạt được. Điểm tổng hợp là điểm ban đầu nhân với trọng số tương ứng cho từng chỉ tiêu. Đối với mỗi tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất. Trong trường hợp KH có bảo lãnh toàn phần của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn thì KH đó có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lãnh. Việc chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng tương tự như cách chấm điểm áp dụng cho KH. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng cho chính KH. Quy trình chấm điểm, xếp hạng KH tại SCB được tách bạch thành hai quy trình riêng biệt dành cho KH doanh nghiệp và KH cá nhân 2. Quy trình chấm điểm, xếp hạng KH doanh nghiệp Đối với KH doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm và xếp hạng KH tại SCB bao gồm các bước sau: Bước 1: thu thập thông tin cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ các nguồn như: hồ sơ do KH cung cấp, phỏng vấn trực tiếp KH, đi kiểm tra thực tế, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và các NH khác. Bước 2: xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. SCB phân chia ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp thành 6 nhóm để xây dựng biểu điểm: nông, lâm, ngư, nghiệp; công nghiệp nặng (sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, thủy điện, dầu khí); công nghiệp nhẹ; xây dựng; thương mại và dịch vụ. Việc phân loại căn cứ vào ngành nghề chính trên giấy phép kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì phân loại theo ngành nghề đem lại tỷ trọng doanh thu từ 50% trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của KH. Trong trường hợp KH kinh doanh đa ngành nghề nhưng không có ngành nghề nào có doanh thu từ 2 50% trong tổng doanh thu thì các đơn vị chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà KH đang hoạt động để xếp hạng. Bước 3: chấm điểm quy mô của doanh nghiệp Quy mô hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu tùy thuộc vào 4 ngành nghề kinh tế chính mà KH đang hoạt động như nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng. Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí NV kinh doanh, số lượng lao động bình quân trong 2 năm gần nhất, doanh thu thuần và tổng tài sản. Các doanh nghiệp có số điểm từ 70 đến 100 điểm được xếp là doanh nghiệp quy mô lớn, từ 30-69 điểm là doanh nghiệp quy mô vừa, dưới 30 điểm là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các bảng chỉ số tài chính áp dụng cho từng ngành nghề theo quy định. Sau khi chấm điểm, cán bộ tín dụng nhân với trọng số tương ứng của từng chỉ tiêu để có kết quả điểm tài chính. Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính Các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý, uy tín trong giao dịch với NH, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác. Sau khi chấm điểm, cán bộ tín dụng nhân với trọng số tương ứng của từng chỉ tiêu để có kết quả điểm phi tài chính. Để xác định mức độ tin cậy của các chỉ tiêu phi tài chính trong từng loại hình doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiến hành nhân kết quả điểm phi tài chính với trọng số được tính toán theo từng loại hình doanh nghiệp theo quy định. Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp loại doanh nghiệp Cán bộ tín dụng cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính nhân với trọng số theo quy định có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không để xác định điểm tổng hợp. Sau khi xác định được điểm tổng hợp cán bộ tín dụng xếp loại doanh nghiệp như sau: 3 Xếp loại Số điểm đạt được Xếp loại Số điểm đạt được AAA 95-100 CCC 55-60 AA 89-94 CC 47-54 A 82-88 C 35-46 BBB 75-81 D <35 BB 68-74 B 61-67 Bước 7: Trình duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình nêu nhận xét, đánh giá đề xuất của cán bộ tín dụng về các doanh nghiệp được xếp hạng trình trưởng phòng và lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Đối với những KH cũ cán bộ tín dụng vẫn tiến hành chấm điểm tín dụng định kỳ để cập nhật thông tin và có biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý nhanh chóng các phát sinh có thể xảy ra. Các KH có dư nợ tại SCB từ 5 tỷ đồng trở lên sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng KH mỗi quý một lần, dựa trên các thông tin và số liệu tại thời điểm cuối mỗi quý hoặc cuối ngày 30/11 đối với kỳ chấm điểm xếp hạng của quý IV. Các KH có dư nợ tại SCB dưới 5 tỷ đồng, các đơn vị tổ chức chấm điểm và xếp hạng mỗi năm một lần. Sau mỗi kỳ xếp hạng, CN phải gửi báo cáo kết quả xếp hạng KH theo mẫu biểu quy định về bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để tổng hợp theo dõi. CN thực hiện chấm điểm và xếp hạng KH có đầy đủ tư cách pháp nhân và KH là doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp KH không có đầy đủ tư cách pháp nhân, các đơn vị thực hiện chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp ủy quyền cho doanh nghiệp quan hệ tín dụng với SCB. Trường hợp một KH có quan hệ tín dụng tại nhiều CN trong hệ thống SCB thì từng CN thực hiện độc lập chấm điểm và xếp hạng KH. Nếu kết quả chấm điểm xếp hạng tại các CN có sự khác biệt nhau thì hạng của KH này tại toàn hệ thống SCB được lấy theo kết quả của CN xếp hạng thấp nhất. Các trường hợp sau đây không thực hiện chấm điểm KH: 9 KH có dư nợ đã được SCB xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, hạng của KH này mặc định là hạng thấp nhất trong quy định. 4 9 Các KH bị âm vốn chủ sở hữu và tiếp tục thua lỗ trong năm tài chính gần nhất, không có phương án hay kế hoạch khắc phục lỗ thì hạng của KH này cũng được mặc định là hạng thấp nhất. Trường hợp KH bị âm vốn chủ sở hữu nhưng có phương án khắc phục lỗ, có kế hoạch cụ thể, khả thi thì thực hiện xếp hạng bình thường. 9 Các KH mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm và chưa có báo cáo tài chính. 9 Các KH chỉ có các khoản vay bằng NV tài trợ ủy thác của bên thứ 3 mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra. 3. Quy trình chấm điểm, xếp hạng KH tại SCB dành cho KH cá nhân Đối với KH cá nhân, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm và xếp hạng KH tại SCB theo các bước sau: Bước 1: thu thập thông tin thực hiện tương tự như quy trình chấm điểm tín dụng đối với KH là doanh nghiệp Bước 2: Chọn thông tin KH để chấm điểm Căn cứ vào thông tin KH đã thu thập được, cán bộ tín dụng tiến hành chọn thông tin theo các tiêu chí phù hợp với thông tin của KH để chấm điểm và xếp hạng KH. Bước 3: xác định điểm tổng hợp và xếp hạng KH Kết thúc bước 2 sẽ có điểm tổng hợp, kết quả xếp loại KH, đề xuất-cảnh báo kèm theo (nếu có). Bảng xếp loại KH cá nhân như sau: 5 Xếp loại Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo Đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo Điểm Đề xuất Điểm Đề xuất AA >=90 Cho vay tối đa theo nhu cầu >=95 Cho vay tới mức cao nhất theo quy định của từng đối tượng A 76-89 Cho vay đến hạn mức tối đa theo quy định về nhận tài sản đảm bảo của SCB 82-94 Cho vay tối đa 70% mức cao nhất. BB 62-75 Cho vay theo các điều kiện bình thường. 69-81 Cho vay tối đa 50% mức cao nhất. B 48-61 Phải cân nhắc thận trọng trước khi quyết định cho vay, mức cho vay chiếm 30-40% giá trị tài sản đảm bảo, hạn chế không tăng trưởng dư nợ. 56-68 Cho vay tối đa 35% mức cao nhất. CC 34-47 43-55 Cho vay tối đa 15% mức cao nhất. C <34 Từ chối cho vay <43 Từ chối cho vay Bước 4: Trình duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng KH Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH, cán bộ tín dụng lập phiếu xếp hạng tín dụng nêu nhận xét, đánh giá và đề xuất của cán bộ tín dụng về KH được xếp hạng trình lãnh đạo phòng kiểm tra và ký kiểm soát trước khi trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Hạng của KH phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro của mỗi KH. Vì vậy, hạng KH được đánh giá lại mỗi năm một lần. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng phải đánh giá lại KH bất kỳ lúc nào có sự kiện xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH và nếu cần thiết thì hạng KH phải được điều chỉnh kịp thời. NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHỤ LỤC 9 CHI NHÁNH 20/10 221 Khánh Hội P3 Q4 Tp.HCM MST : 0301437033 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2008 2007 TÀI SẢN I - Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 318 88 122 II - Tiền gửi tại NHNN - 0 III - Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 0 * Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác 0 * Cho vay các TCTD khác * Dự phòng rủi ro IV - Chứng khoán kinh doanh 0 * Chứng khoán kinh doanh 0 * Dự phòng giảm giá CK kinh doanh V - Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản phái sinh khác 0 VI - Cho vay khách hàng 219,055 50,296 41,537 * Cho vay khách hàng 219,055 50,296 41,537 * Dự phòng rủi ro - 0 VII - Chứng khoán đầu tư 0 * CK sẵn sàng để bán 0 * CK giữ đến ngày đáo hạn 0 * Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư VIII - Góp vốn, đầu tư dài hạn 0 1/ Đầu tư vào công ty con 2/ Vốn góp liên doanh 3/ Đầu tư vào công ty liên kết 4/ Đầu tư dài hạn khác 0 5/ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn IX - Tài sản cố định 2,863 2,567 1,349 1/ Tài sản cố định hữu hình 2,863 2,567 1,349 * Nguyên giá TSCĐ 3,776 3,021 1,447 * Hao mòn TSCĐ (913) (454) (98) 2/ Tài sản cố định thuê tài chính 0 * Nguyên giá TSCĐ * Hao mòn TSCĐ 3/ Tài sản cố định vô hình 0 * Nguyên giá TSCĐ 0 * Hao mòn TSCĐ 0 X - Tài sản có khác 797,760 531,894 121,628 1/ Các khoản phải thu 1,540 560 227 2/ Các khoản lãi và phí phải thu 1,230 256 223 3/ Tài sản thuế TNDN hoãn lại 4/ Tài sản có khác 794,989 531,078 121,177 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Trong đó: gủi vốn nội bộ 761,111 515,907 111,551 5/ Các khoản dự phòng rủi ro khác - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,019,995 584,846 164,635 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU I - Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 0 II - Tiền gửi và vay các TCTD khác 0 1/ Tiền gửi của các TCTD khác 0 2/ Vay TCTD khác III - Tiền gửi của khách hàng 813,116 541,955 161,265 IV - Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác V - Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 2,662 - VI - Phát hành giấy tờ có giá 180,229 25,773 0 VII - Tài sản nợ khác 11,051 14,499 3,310 1/ Các khoản lãi và phí phải trả 10,716 14,445 3,310 2/ Thuế TNDN hoãn lại phải trả 3/ Các khoản phải trả và công nợ khác 335 54 0 4/ Dự phòng rủi ro khác TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 1,007,058 582,226 164,574 VIII - Vốn và các quỹ 12,937 2,619 60 1/ Vốn của TCTD 0 * Vốn điều lệ 0 * Vốn đầu tư XDCB * Thặng dư vốn cổ phần 0 * Cổ phiếu quỹ (*) * Cổ phiếu ưu đãi * Vốn khác 2/ Quỹ của TCTD 0 3/ Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 4/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản 5/ Lợi nhuận chưa phân phối 12,937 2,619 60 a. Lợi nhuận kỳ này 12,937 2,619 60 b. Lợi nhuận chưa phân phối năm trước 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,019,995 584,846 164,635 Chỉ tiêu 2009 2008 2007 1 3 I. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 5,300 353 0 1/ Bảo lãnh vay vốn 2/ Cam kết trong nghiệp vụ L/C - - 0 3/ Bảo lãnh khác 5,300 353 0 II/ Các cam kết đưa ra - - 0 1/ Cam kết tài trợ cho khách hàng 2/ Cam kết khác - - 0 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI Ngu ồn: Báo cáo tài chính SCB 20/10 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH0641.pdf
Tài liệu liên quan