Giáo trình Công nghệ vật liệu cách nhiệt - Chương 1: Giới thiệu chung

Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Như Quý, Công nghệ vật liệu cách nhiệt, Nhà xuất bản Xây Dựng, 2004 2. Phùng Văn Lự – Phạm Duy Hữu – Phan Khắc Trí, Vật liệu xây dựng, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2004 3. Hà Hải Sơn, 600 Câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm vật liệu xây dựng, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM, 2014 4. Nguyễn Tấn Quý – Nguyễn Thiện Ruệ, Giáo trình công nghệ bê tông xi măng Tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2002 Nội dung môn học Công nghệ vật liệu cách nhiệt  Chương

pdf12 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Công nghệ vật liệu cách nhiệt - Chương 1: Giới thiệu chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: Giới thiệu chung  Chương II: Phân loại vật liệu cách nhiệt và các tính chất cơ bản của VLCN  Chương III: Các phương pháp chế tạo vật liệu có cấu trúc rỗng lớn  Chương IV: Vật liệu gốm cách nhiệt  Chương V: Bê tông nhẹ cách nhiệt từ cốt liệu rỗng  Chương VI: Bê tông tổ ong cách nhiệt Chương I: Giới thiệu chung I. Khái quát về môn học vật liệu cách nhiệt: II. Giới thiệu sơ lược về vật liệu cách nhiệt: III.Vai trò của vật liệu cách nhiệt trong xây dựng và trong công nghiệp: IV.Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu cách nhiệt ở Việt Nam: I. Khái quát về môn học vật liệu cách nhiệt:  Hiện nay vật liệu cách nhiệt rất đa dạng về chủng loại và tính chất, các sản phẩm vật liệu cách nhiệt như: bê tông tổ ong cách nhiệt, các sản phẩm gốm cách nhiệt, các sản phẩm cách nhiệt từ bông khoáng (sợi bazan)... Được dùng trong các kết cấu nhẹ cách nhiệt, trong các thiết bị nhiệt (nồi hơi, lò sấy, lò nung)... I. Khái quát về môn học vật liệu cách nhiệt:  Do đó trong quá trình sản xuất cũng như khi sử dụng vật liệu cách nhiệt, để đảm bảo hiệu quả về mặt kỹ thuật – kinh tế thì đòi hỏi người sản xuất và người sử dụng phải có những kiến thức cần thiết về phương diện này.  Nên môn học Công nghệ vật liệu cách nhiệt sẽ lần lượt đề cập đến các khái niệm, các tính chất cơ bản của VLCN, nguyên vật liệu chế tạo và công nghệ sản xuất... II. Giới thiệu sơ lược về vật liệu cách nhiệt:  Điểm chung nhất của tất cả các loại VLCN đó là: chúng đều có độ dẫn nhiệt thấp, nghĩa là VLCN có khả năng hạn chế quá trình truyền nhiệt nên chúng thường được sử dụng với mục đích cách nhiệt.  => Độ dẫn nhiệt kém của hầu hết VLCN có thể được giải thích sơ lược như sau: nhờ bên trong cấu trúc của phần lớn VLCN có chứa một lượng lớn lỗ rỗng chứa không khí và như đã biết không khí ở trạng thái tĩnh là một chất dẫn nhiệt kém nhất. III. Vai trò của vật liệu cách nhiệt trong xây dựng và trong công nghiệp:  Những năm gần đây VLCN bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.  Đối với những công trình có sử dụng VLCN trong kết cấu bao che cho phép tiết kiệm năng lượng làm mát về mùa nóng - ở các vùng khí hậu nóng và cho phép giảm lượng nhiệt dùng để sưởi ấm về mùa lạnh - ở các vùng khí hậu lạnh. III. Vai trò của vật liệu cách nhiệt trong xây dựng và trong công nghiệp:  => Đặc biệt trong các công trình dân dụng (cao tầng) có sử dụng VLCN, bên cạnh mục đích cách nhiệt chúng còn trực tiếp làm giảm khối lượng vật liệu của công trình nên cho phép giảm đáng kể tiết diện khung chịu lực, kết cấu móng... Nhờ vậy mà giá thành công trình cũng được giảm theo. III. Vai trò của vật liệu cách nhiệt trong xây dựng và trong công nghiệp:  Còn đối với một số thiết bị công nghệ đòi hỏi sử dụng trong môi trường nhiệt độ thấp (nhà máy đông lạnh, nhà máy chế tạo linh kiện điện tử) hoặc nhiệt độ cao (lò nung, nhà máy nhiệt điện) thì sự có mặt của VLCN thích hợp là không thể tránh khỏi. III. Vai trò của vật liệu cách nhiệt trong xây dựng và trong công nghiệp:  Cụ thể: trong công nghiệp, VLCN được sử dụng để cách nhiệt cho các loại máy móc công nghiệp, thiết bị nhiệt (buồng đốt), đường ống dẫn khí nóng hay đường ống dẫn dầu... VLCN hiệu quả cao không những làm giảm tổn thất nhiệt và tiết kiệm nhiên liệu mà trong nhiều trường hợp còn góp phần thúc đẩy các quá trình công nghệ. IV. Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu cách nhiệt ở Việt Nam:  Ở nước ta hiện nay VLCN được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (như các lò công nghiệp sản xuất VLXD: lò sấy, lò nung, nồi hơi, các đường ống dẫn khí nóng - lạnh...); trong các nhà máy nhiệt điện (cách nhiệt cho các loại máy móc công nghiệp, buồng đốt...) hay những năm gần đây VLCN mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng - công nghiệp... Tuy vậy lĩnh vực sản xuất và sử dụng VLCN ở nước ta vẫn còn là một ngành công nghiệp non trẻ. IV. Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu cách nhiệt ở Việt Nam:  Trong tương lai khi công nghiệp nước ta phát triển hơn nữa dẫn đến nhu cầu về VLCN tiếp tục tăng lên sẽ tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp sản xuất VLCN phát triển nhanh. Có thể nói với nguồn nguyên vật liệu phong phú và đa dạng như: đá vôi, các thạch anh, đất sét các loại, sợi tự nhiên và sợi khoáng... Ngành công nghiệp sản xuất VLCN ở nước ta rất có triển vọng./. CÂU HỎI LT CHƯƠNG 1:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_vat_lieu_cach_nhiet_chuong_1_gioi_thieu.pdf
Tài liệu liên quan