Giáo trình Lốp và bánh xe

1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chủ biên : Vũ Quang Huy Đồng tác giả: Nguyễn Văn Hạnh Ngô Văn Dũng Chu Huy Long Nguyễn Bá Uy Vũ Văn Thép GIÁO TRÌNH LỐP VÀ BÁNH XE Hà nội 2016 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tổ chức PLAN, KOICA và tập đoàn Hyundai với trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội về việc đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn Hà Nội, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội nhận chỉnh sửa và xây dựng chương tr

pdf53 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Lốp và bánh xe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình đào tạo nghề Công nghệ Ô tô từ 24 tháng xuống còn 18 tháng nhằm mục đích để chương trình đào tạo tiếp cận với trình độ quốc tế, gần với thực tế và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động vừa đảm bảo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Được sự cho phép của Tổng cục Dạy nghề dưới sự tài trợ của tổ chức PLAN, KOICA và tập đoàn Hyundai,Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà nội đã triển khai thực hiện biên soạn giáo trình " Lốp và bánh xe" - Nghề Công nghệ ô tô dùng cho trình độ TCN 18 tháng và sơ cấp nghề. Cấu trúc của giáo trình gồm 6 bài sau: Bài 1: Lốp và bánh xe Bài 2: Góc đặt bánh xe Bài 3 : Các hư hỏng của bánh xe và biện pháp khắc phục Bài 4 : Dịch vụ bánh xe Các bài trên, được viết theo cấu trúc : Phần Lý thuyết được viết ngắn gọn phù hợp với khả năng của người học, phần thực hành có hệ thống từ kỹ năng nhận dạng, bảo dưỡng đến các kỹ năng chẩn đoán và sửa chữa đi kèm với các phiếu giao việc cụ thể hóa công việc và kết quả của người học, phần câu hỏi ôn tập được triển khai trong từng bài nhằm hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức cũ và dễ cập nhật kiến thức mới. Trong quá trình biên soạn, nhóm biên soạn đã bám sát chương trình khung của Tổng cục dạy nghề và chương trình khung đã thẩm định, đồng thời tham khảo nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước như : Giáo trình của các trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà nội.., Tài liệu đào tạo của các hãng TOYOTA, FORD, cẩm nang sửa chữa Mitchel, hướng dẫn trong các dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề.... Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự cho phép và động viên của Tổng Cục dạy nghề, sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà nội, Khoa Công nghệ ô tô cùng các bạn đồng nghiệp đã có nhiều giúp đỡ để nhóm tác giả hoàn thành giáo trình đảm bảo tiến độ và thời gian như dự kiến. 3 Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sự tài trợ và quan tâm của tổ chức PLAN, KOICA và tập đoàn Hyundai để nhóm hoàn thành giáo trình này. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện biên soạn giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm biên soạn rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tham gia biên soạn giáo trình 4 MỤC LỤC ..................................................................................................................................... 1 LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 2 MỤC LỤC ................................................................................................................... 4 BÀI 1: LỐP VÀ BÁNH XE ........................................................................................ 6 1. Lốp xe ............................................................................................................ 7 1.1 Nhiệm vụ .................................................................................................... 7 1.2 Cấu tạo và phân loại ................................................................................... 7 1.3 Các kích thước hình học và ký hiệu trên lốp.............................................. 9 1.4 Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hư hỏng .............. 13 2. Vành bánh xe ............................................................................................... 15 3. Moay ơ bánh xe ........................................................................................... 17 3.1 Vòng bi đỡ chặn ....................................................................................... 18 3.2 Vòng lăn đũa côn...................................................................................... 18 4. Phiếu giao việc thực hành ............................................................................ 18 5. Câu hỏi ôn tập .............................................................................................. 18 BÀI 2: GÓC ĐẶT BÁNH XE .................................................................................. 18 1. Các yếu tố của góc đặt bánh xe ................................................................... 18 1.1 Mô tả ........................................................................................................ 18 1.2 Góc nghiêng ngang của bánh xe .............................................................. 20 1.3 Góc nghiêng dọc của trục xoay đứng ....................................................... 21 1.4 Góc nghiêng ngang của trục xoay đứng ................................................... 22 1.5 Độ chụm và độ choãi ................................................................................ 23 2. Các phương pháp đo góc đặt bánh xe .......................................................... 24 2.1 Sử dụng Nivo kết hợp máy đo độ trượt ngang (Side slip Tester) ............ 24 2.2 Sử dụng bộ máy đo góc đặt bánh xe Samhong – Korea .......................... 24 3. Các phương pháp điều chỉnh góc đặt bánh xe: ............................................ 25 3.1 Điều chỉnh riêng góc Camber .................................................................. 26 3.2 Điều chỉnh riêng góc Caster ..................................................................... 27 5 3.3 Điều chỉnh đồng thời cả camber và caster ............................................... 28 4. Phiếu giao việc thực hành ............................................................................ 28 5. Câu hỏi ôn tập .............................................................................................. 28 BÀI 3: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA BÁNH XE VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ............................................................................................................ 29 1. Xe bị kéo lệch về một bên ........................................................................... 29 1.1 Lực sinh ra do lốp ..................................................................................... 30 1.2 Ảnh hưởng của góc đặt bánh xe ............................................................... 31 1.3 Ảnh hưởng của mặt đường ....................................................................... 32 2. Các hư hỏng thường gặp của lốp xe và nguyên nhân .................................. 33 2.1 Mòn một bên ............................................................................................ 33 2.2 Mòn ở giữa ............................................................................................... 34 2.3 Mòn hai vai mặt lốp ................................................................................. 35 2.4 Mặt lốp bị đâm thủng và phá hủy từ bên ngoài ........................................ 36 2.5 Lốp bị cắt và nổ ........................................................................................ 37 2.6 Hư hỏng và thủng mặt bên của lốp .......................................................... 38 2.7 Lốp bị nứt ................................................................................................. 39 3. Phiếu giao việc thực hành ............................................................................ 45 4. Câu hỏi ôn tập .............................................................................................. 45 BÀI 4: DỊCH VỤ BÁNH XE.................................................................................... 46 1. Thay lốp ....................................................................................................... 46 2. Đảo lốp ........................................................................................................ 46 2.1 Khái quát .................................................................................................. 46 2.2 Đảo lốp ..................................................................................................... 47 3. Cân bằng động bánh xe ............................................................................... 49 3.1 Lý do phải cân bằng động bánh xe: ......................................................... 49 3.2 Kiểm tra tình trạng lốp trước khi cân bằng động: .................................... 50 3.3 Kiểm tra và điều chỉnh cân bằng khi tháo khỏi xe ................................... 52 4. Phiếu giao việc thực hành ............................................................................ 53 5. Câu hỏi ôn tập .............................................................................................. 53 6 MĐ 16. LỐP VÀ BÁNH XE Thời gian: 40giờ ( LT: 12giờ; Thực hành : 25giờ ; Kiểm tra : 3 giờ)  Mục tiêu mô đun: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại lốp xe, vành bánh xe và moay ơ bánh xe. - Giải thích được các kích thước hình học và ký hiệu trên lốp xe. - Trình bày được khái niệm và đặc điểm của các yếu tố góc đặt bánh xe. - Trình bày được các phương pháp đo và điều chỉnh góc đặt bánh xe. - Trình bày được các hư hỏng thường gặp của bánh xe, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế được vòng bi moay ơ bánh xe. - Đo và điều chỉnh được góc đặt bánh xe. - Khắc phục được các hư hỏng thường gặp của bánh xe. - Thực hiện được các dịch vụ liên quan đến bánh xe: thay lốp, đảo lốp, cân bằng động bánh xe. Nội dung: BÀI 1: LỐP VÀ BÁNH XE Thời gian bài: 10giờ ( LT: 4giờ; Thực hành : 5giờ ; Kiểm tra : 1 giờ) Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại lốp xe, vành bánh xe và moay ơ bánh xe. - Giải thích được các kích thước hình học và ký hiệu trên lốp xe. - Kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế được vòng bi moay ơ bánh xe. - An toàn và vệ sinh công nghiệp Nội dung: 7 1. Lốp xe 1.1 Nhiệm vụ Trong số rất nhiều chi tiết được sử dụng trên xe ôtô, lốp là chi tiết duy nhất tiếp xúc với mặt đường và góp phần đem lại 3 tính năng cơ bản: chuyển động, quay vòng và dừng. Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc kiểm tra lốp (hư hỏng bên ngoài, chiều sâu hoa lốp và tình trạng mòn của lốp), điều chỉnh áp suất và kiểm tra chuyển động quay của bánh xe. 1.2 Cấu tạo và phân loại n 0.1 Hoa lốp Dây tăng cường (Lớp ngăn cứng) Lớp sợi bố (bố chéo) Lớp lót trong Dây mép lốp Lốp bố tròn Lốp bố chéo So với lốp bố chéo, sự biến dạng trên bề mặt ngoài của nó nhỏ So với lốp bố tròn, loại này êm hơn, nhưng tính năng quay vòng 8 hơn. Do đó, nó có tính năng bám và quay vòng tốt hơn. Do nó có độ cững vững cao, nó dễ truyền chấn động từ mặt đường hơn và kết quả là tính êm dịu chuyển động bị kém đi một chút. của nó bị ảnh hưởng một chút. Các loại lốp và đặc điểm n 0.2 Săm Van Lớp lót trong Vách tăng cường Lốp có săm Lốp có chứa săm được bơm căng bằng không khí. Lốp không săm Có một lớp cao su đặc biệt được gọi là lớp lót trong thay cho săm. Lốp Profile thấp Profile là hình dáng nhìn từ phía bên cạnh của lốp, lốp có profile thấp có mặt cắt ngang thấp với hệ số chiều sao tối đa là 60%*. Mặt bên của lốp thấp, và sự biến dạng bề mặt của lốp khi quay vòng nhỏ, nên 9 lực quay vòng được cải thiện đáng kể. *: Hệ số chiều cao = H/W x 100% Lốp có thể chạy khi bị xì hơi Mặt bên của lốp loại này có cao su tăng cường, nên thậm chí nếu xe có lắp lốp loại này bị thủng khi lái xe và không còn áp suất không khí bên trong, nó vẫn có thể chạy được khoảng 100 km với tốc độ tối đa 60 km/h. Lốp dự phòng loại gọn (Lốp loại T) Một lốp dự phòng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, như khi lốp bình thường không thể sử dụng do bị thủng.. Nó có áp suất cao và hẹp hơn. 1.3 Các kích thước hình học và ký hiệu trên lốp Kích thước, tính năng và kết cấu của lốp được ghi trên mặt bên của lốp. Hình vẽ bên trái cho thấy tên kích thước của những vùng khác nhau trên lốp. n 0.3 Chiều cao lốp Chiều rộng lốp Đường kính vành Đường kính ngoài của lốp 10  Hệ số chiều cao Tỷ số giữa chiều cao của mặt cắt ngang của lốp và chiều rộng được chuyển thành phần trăm (%). n 0.4 Tỷ số giữa chiều cao với bề rộng lốp = / x 100(%) Chiều rộng lốp Chiều cao lốp Lốp có ệ số c iều cao lớn Tính năng quay vòng kém hơn một chút. Nó đem lại tính êm dịu chuyển động tốt hơn và phù hợp với các loại xe gia đình. Lốp có ệ số c iều cao n ỏ Tính năng êm dịu chuyển động kém hơn một chút. Nó phù hợp với các loại xe thể thao do tính năng quay vòng tốt hơn. 11  Các đọc kíc t ước của lốp Lốp bố tròn n 0.5 Hệ thống mã hóa ISO (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) n 0.6 12 Lốp bố chéo n 0.7 Lốp loại gọn (lốp loại T) n 0.8 13 1.4 Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hư hỏng  Tầm quan trọng của việc kiểm tra lốp • Lốp bị mòn • Áp suất không khí giảm • Có thể có những vật bên ngoài như mẩu kim loại có thể cắm vào lốp khi nó tiếp xúc với mặt đường.  Nếu lốp mòn • Các rãnh trên lốp biến mất làm cho nó bị dễ trượt. • Khi lái xe với tốc độ cao trên đường ướt, nó không thể đẩy nước ra và trượt trên mặt nước (trượt nước), làm xe mất điều khiển. • Dễ xảy ra xịt lốp. • Dễ xảy ra nổ lốp. • Tuổi thọ lốp giảm.  Nếu áp suất k ông k í của lốp bị giảm • Nó sẽ biến dạng, và có thể hoạt động không tốt. • Nó gây nên mòn không bình thường như mòn vai lốp. • Tuổi thọ lốp giảm. • "Dao động sóng" có thể xảy ra khi lái xe, kết quả là lốp bị nổ.  C u kỳ kiểm tra / t ay t ế địn kỳ 14 n 0.9 1. Mòn • Kiểm tra: Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng • Thay thế lốp khi chiều sâu của hoa lốp mòn dưới 3 mm. • Nếu chiều sâu của hoa lốp mòn đến 1.6 mm, vạch báo mòn lốp sẽ xuất hiện trên bề mặt lốp và cần phải thay thế. (nó cho biết giới hạn của sự mòn lốp) 2. Áp suất không khí • Kiểm tra: 15 Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng • Có thể nhận biết bằng quan sát. • Có thể bị xịt lốp khi áp suất thấp bất thường. • Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để biết áp suất lốp tiêu chuẩn. • Kiểm tra lốp dự phòng khi kiểm tra áp suất lốp. Trạng thái mòn / mòn không đều của lốp (góc đặt bánh xe) Khi có hiện tượng mòn không đều như mòn cả hai mép, mòn giữa, mòn vẩy, mòn một bên (bên ngoài và bên trong), mòn mũi gót hay mòn không bình thường, nó cũng là dấu hiệu của vấn đề với góc đặt bánh xe, không chỉ áp suất không khí của lốp. 2. Vành bánh xe  Cấu tạo và ý ng ĩa các t ông số của vàn xe (la zăng) Vành bánh xe là một bộ phận có hình tròn, lốp được lắp lên trên nó. Cùng với lốp, nó hỗ trợ cho 3 chức năng cơ bản sau: lái xe, quay vòng và dừng xe. n 0.10 16 Vàn bán xe bằng t ép dập Vành này được chế tạo từ thép dập. Nó nặng nhưng khoẻ. Vàn bán xe bằng n ôm đúc n ẹ Bánh xe này được chế tạo bằng nhôm. Nó nhẹ và có khả năng thiết kế rất đẹp. So với loại vành thép, nó có khả năng cản va đập thấp hơn.  Mã óa t ông số của vàn bán xe Kích thước của vành được in trên mép ngoài của nó. n 0.11 Vành bánh xe loại thép dập Vành bánh xe loại nhôm đúc Chiều rộng vành Hình dáng mặt bích lắp Độ lệnh tâm Đường kính vành Tâm vành P.C.D (kích thước vòng tròn lỗ lắp bulông) Bề mặt lắp với moayơ 17  Các đọc kíc cỡ vàn *1 : Mã 'J" và "JJ" thường xuyên được sử dụng, tuỳ theo hình dạng của mặt bích vành bánh xe. JJ cao hơn J một chút, nó làm cho lốp ít có khả năng bị tuột ra n 0.12 3. Moay ơ bán xe n 0.13 18 Có hai loại vòng bi bánh xe chính được sử dụng trên xe ôtô 3.1 Vòng bi đỡ chặn Loại vòng bi này được chế tạo để chịu tải hướng kính và tải trọng hướng trục theo một chièu và đỡ cầu xe bằng hai vòng bi. Nó được xiết đến mômen tiêu chuẩn. 3.2 Vòng lăn đũa côn Nó có thể chịu tải trọng hướng kính và hướng trục, và đỡ cầu xe bằng hai vòng bi. Việc điều chỉnh tải trọng ban đầu được thực hiện cho vòng bi đũa côn. Tải trọng ban đầu Nếu vòng bi bị xiết quá chặt, sẽ không có khe hở và nó không thể quay được. 4. Phiếu giao việc thực hành 5. Câu hỏi ôn tập BÀI 2: GÓC ĐẶT BÁNH XE Thời gian bài: 10giờ ( LT: 4giờ; Thực hành : 5giờ ; Kiểm tra : 1 giờ) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và đặc điểm của các yếu tố góc đặt bánh xe. - Trình bày được các phương pháp đo và điều chỉnh góc đặt bánh xe. - Đo và điều chỉnh được góc đặt bánh xe. Nội dung: 1. Các yếu tố của góc đặt bánh xe 1.1 Mô tả Xe phải có các tính năng vận hành ổn định trên đường thẳng, chạy theo đường vòng và khả năng phục hồi để chạy trên đường thẳng, khả năng làm mềm các chấn động truyền từ bánh xe đến hệ thống treo. Vì vậy, bánh xe được lắp đặt với những góc độ nhất định so với mặt đất và với những hệ thống treo riêng. Những góc này được gọi chung là góc đặt bánh xe. Góc đặt bánh xe có 5 yếu tố sau đây:  Camber  Caster  Góc nghiêng của trụ xoay đứng (góc kingpin)  Độ chụm của bánh xe (Góc chụm, Độ chụm, Độ choãi)  Bán kính quay vòng (Góc bánh xe, góc quay vòng) 19 n 0.1 Nếu một trong những yếu tố này không thích hợp thì có thể xuất hiện các vấn đề sau đây:  Khó lái  Lái không ổn định  Trả lái trên đường vòng kém  Tuổi thọ của lốp xe giảm 20 1.2 Góc nghiêng ngang của bánh xe n 0.2 Các bánh xe trước được lắp với phía trên nghiêng vào trong hoặc ra ngoài. Góc này được gọi là “góc camber”, và được xác định bằng góc nghiêng so với phương thẳng đứng. Khi phần trên của bánh xe nghiêng ra phía ngoài thì gọi là “Camber dương”. Ngược lại, khi bánh xe nghiêng vào trong thì gọi là “Camber âm”. Trong các kiểu xe trước đây, các bánh xe thường có Camber dương để tăng độ bền của trục trước, và để cho lốp xe tiếp xúc thẳng góc với mặt đường nhằm ngăn ngừa hiện tượng mòn không đều vì phần tâm đường thường cao hơn phần rìa đường. Trong các kiểu xe hiện đại, hệ thống treo và trục có độ bền cao hơn trước đây, và mặt đường lại bằng phẳng nên bánh xe không cần nghiêng dương nhiều như trước nữa. Vì vậy góc camber được giảm xuống gần đến “không” (một số xe có góc camber bằng không). Trên thực tế, bánh xe có Camber âm đang được áp dụng phổ biến ở các xe du lịch để tăng tính năng chạy đường vòng của xe. Gợi ý khi sửa chữa: 21 Nếu bánh xe có Camber dương hoặc âm quá lớn thì sẽ làm cho lốp xe mòn không đều. Nếu bánh xe có độ Camber âm quá lớn thì phần phía trong của lốp xe bị mòn nhanh, còn nếu bánh xe có độ Camber dương quá lớn thì phần phía ngoài của lốp xe bị mòn nhanh. 1.3 Góc nghiêng dọc của trục xoay đứng n 0.3 Góc Caster là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay đứng. Góc caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng, nhìn từ cạnh xe. Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là “góc caster dương”, còn trục nghiêng về phía trước thì được gọi là “góc caster âm”. Khoảng cách từ giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng và mặt đường đến tâm điểm tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường được gọi là “khoảng caster” của trục quay đứng. 22 Góc caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng hồi vị bánh xe sau khi chạy xe trên đường vòng. Gợi ý khi sửa chữa: Nếu các bánh xe có góc caster dương lớn thì độ ổn định trên đường thẳng tăng lên, nhưng lại khó chạy trên đường vòng. 1.4 Góc nghiêng ngang của trục xoay đứng n 0.4 Trục mà trên đó bánh xe xoay về phía phải hoặc trái được gọi là “trục xoay đứng”. Trục này được xác định bằng cách vạch một đường thăng tưởng tượng đi qua tâm của ổ bi đỡ trên của bộ giảm chấn và khớp cầu của đòn treo dưới (đối với trường hợp hệ thống treo kiểu thanh giằng). Nhìn từ phía trước xe, đường thẳng này nghiêng về phía trong; góc nghiêng này được gọi là “góc kingpin”, và được đo bằng độ. 23 Khoảng cách L từ giao điểm giữa trục xoay đứng và mặt đường đến giao điểm giữa đường tâm bánh xe và mặt đường được gọi là “độ lệch, độ lệch kingpin”. 1.5 Độ chụm và độ choãi n 0.5 Góc chụm (độ chụm, Độ choãi) Độ chụm là độ lệch của phần trước và phần sau bánh xe khi nhìn từ trên xuống. Góc lệch của bánh xe được gọi là góc chụm. Khi phần phía trước của các bánh xe gần nhau hơn so với phần phía sau thì được gọi là “Độ chụm”, và nếu ngược lại thì được gọi là “Độ choãi”. Vai trò của góc chụm Thông thường, mục đích ban đầu của góc chụm là khử bỏ lực đẩy ngang do góc camber tạo ra. Vì vậy, góc chụm ngăn ngừa bánh xe mở ra hai bên khi có camber dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do áp dụng Camber âm và do hiệu quả của hệ thống treo và lốp tăng lên nên nhu cầu khử bỏ lực đẩy ngang không còn nữa. Do vậy, mục đích của góc chụm đã chuyển thành đảm 24 bảo độ ổn định chạy trên đường thẳng. Khi xe chạy trên đường nghiêng, thân xe xe nghiêng về một bên. Khi đó xe có khuynh hướng quay về phía nghiêng. Nếu phần phía trước của mỗi bánh xe chụm vào trong (Độ chụm), thì xe có khuynh hướng chạy theo hướng ngược lại hướng nghiêng. Vì vậy, độ ổn định đường thẳng được duy trì. Gợi ý khi sửa chữa: Nếu độ chụm vào quá lớn, độ trượt bên sẽ làm cho lốp xe mòn không đều. Nếu độ choãi ra quá lớn thì khó đảm bảo độ ổn định chạy đường thẳng. Gợi ý: Độ trượt bên là tổng số khoảng cách mà các lốp xe bên phải và bên trái trượt trên mặt bên khi xe chạy. Trong các trường hợp có độ chụm vào và có Camber âm, thì sự trượt xuất hiện ở phía bên ngoài. 2. Các p ương p áp đo góc đặt bánh xe 2.1 Sử dụng Nivo kết hợp máy đo độ trượt ngang (Side slip Tester) Sử dụng Nivo 2.1.1  Sử dụng 02 cầu phụ, nâng phía trước và phía sau của ô tô lên sao cho bánh xe rời khỏi sàn cầu chính. Đặt 2 bàn xoay đỏ phía trước, 2 bàn xoay đen phía sau (vẫn gài chốt).  Hạ 02 cầu phụ sao cho bánh xe tiếp xúc với bàn xoay, gắn bộ gá lên hai bánh xe trước. Sau đó, gắn Nivo lên bộ gá.  Tháo tất cả các chốt, đặt Nivo sao cho bọt nước nằm ở vị trí chính giữa.  Đọc giá trị Camber ở thang đo Camber.  Xoay bánh xe trái sang trái 20 độ, vặn núm điều chỉnh bên dưới thang đo Caster sao cho bọt nước di chuyển về vạch số 0.  Xoay bánh xe trái sang phải 40 độ, đọc giá tri góc Caster khi bọt nước ngừng di chuyển Sử dụng máy đo độ trượt ngang 2.1.2 2.2 Sử dụng bộ máy đo góc đặt bánh xe Samhong – Korea SỬ DỤNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐI KÈM 25 3. Các p ương p áp điều chỉn góc đặt bánh xe: n 0.6 Các phương pháp điều chỉnh góc camber và góc caster tuỳ thuộc vào từng kiểu xe. Sau đây là những phương pháp điển hình. Nếu góc Camber và/hoặc góc caster được điều chỉnh thì độ chụm cũng thay đổi. Vì vậy, sau khi điều chỉnh góc camber và góc caster, cần phải điều chỉnh độ chụm. 26 3.1 Điều chỉnh riêng góc Camber n 0.7 Đối với một số kiểu xe, có thể thay thế các bulông cam lái bằng các bulông điều chỉnh camber. Những bulông này có đường kính thân nhỏ hơn, cho phép điều chỉnh được góc camber. Phương pháp điều chỉnh này được sử dụng cho kiểu hệ thống treo có thanh giằng. 27 3.2 Điều chỉnh riêng góc Caster n 0.8 Góc caster được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đòn treo dưới và thanh giằng, sử dụng đai-ốc hoặc vòng đệm của thanh giằng. Cách điều chỉnh này áp dụng cho các kiểu hệ thống treo có thanh giằng hoặc hệ thống treo hình thanh kiẻu chạc kép, trong đó, thanh giằng có thể ở phía trước hoặc phía sau đòn treo dưới. 28 3.3 Điều chỉnh đồng thời cả camber và caster n 0.9 Bulông điều chỉnh kiểu cam lệch tâm được lắp ở đầu trong của đòn treo dưới. Quay bulông này sẽ làm dịch chuyển tâm của khớp cầu dưới, nhờ thế mà có thể điều chỉnh cả camber và caster. Cách điều chỉnh này áp dụng cho các kiểu hệ thống treo có thanh giằng hoặc hệ thống treo hình thang có chạc kép. Quay các bulông điều chỉnh kiểu cam lệch tâm ở phía trước và phía sau của đòn treo dưới sẽ làm thay đổi góc lắp đặt của đòn treo dưới và thay đổi vị trí của khớp cầu dưới. Cách điều chỉnh này áp dụng cho các hệ thống treo hình thang có chạc kép. Góc lắp đặt của đòn treo trên, cũng chính là vị trí của đòn treo trên, được thay đổi bằng cách tăng hoặc giảm số lượng hoặc/và chiều dày miếng đệm. Cách điều chỉnh này áp dụng cho các hệ thống treo hình thang có chạc kép. 4. Phiếu giao việc thực hành 5. Câu hỏi ôn tập 29 BÀI 3: CÁC Ư ỎNG T ƯỜNG GẶP CỦA BÁNH XE VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Thời gian bài: 5giờ ( LT: 2giờ; Thực hành : 3giờ ; Kiểm tra : 0 giờ) Mục tiêu: - Trình bày được các hư hỏng thường gặp của bánh xe, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Khắc phục được các hư hỏng thường gặp của bánh xe. 1. Xe bị kéo lệch về một bên n 0.1 Nguyên nhân của hiện tượng xe bị kéo lệch sang một bên đôi khi xẩy ra do phía xe, đôi khi do trạng thái của đường xá hoặc do thói quen sử dụng của khách hàng. Khi thực hiện khắc phục hư hỏng đối với hiện tượng xe kéo lệch sang một bên, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân của nó.  P án đoán iện tượng xe kéo lệch sang một bên 30 Khó phán đoán được hiện tượng xe kéo lệch bằng một dụng cụ thử điện v.v. Do đó, cần thực hiện việc lái thử xe trên đường và đánh giá xem đây có phải là một hư hỏng hay không.  So sánh với một xe khác cùng kiểu  Đo đoạn đường xe bị kéo lệch đi trong một khoảng cách nhất định Gợi ý: Đo xem quãng đường xe bị lệch đi bao nhiêu mét trong 100 m.  Nguyên nhân của hiện tượng xe kéo lệch  Lực sinh ra do lốp  Ảnh hưởng của góc đặt bánh xe  Ảnh hưởng của mặt đường 1.1 Lực sinh ra do lốp n 0.2 Lực sinh ra ở lốp có thể làm cho xe bị kéo lệch sang một bên. Hiện tượng đIển hình được trình bày dưới đây.  Lực kéo ngang lớp sợi Lực theo chiều ngang phát sinh do chiều của lớp sợi trong đai của lốp. Khi các lốp lăn thẳng về phía trước, lực có xu hướng làm cho các lốp chuyển động theo chiều ngang dọc theo lớp sợi bố được coi là lực kéo ngang lớp sợi. 31  Lực vuốt côn hoa lốp Khi tác động một lực nằm ngang vào bề mặt của một lốp thẳng đứng, phần tiếp xúc với mặt đất sẽ thay đổi hình dạng đồng đều. Tuy nhiên, sự không đồng đều của hoa lốp, lực kéo nó trở lại hình dạng ban đầu không bằng nhau. Nếu lăn lốp trong điều kiện này, lốp sẽ lăn theo chiều có phản lực nhỏ hơn. Trong đIều kiện này lực theo chiều ngang này được gọi là lực vuốt côn hoa lốp. Các phương pháp kiểm tra xem lực phát sinh ở một lốp có tác động đến hiện tượng xe bị kéo lệch sang một bên hay không.  Thay đổi các lốp ở bên phải và bên trái. Hoặc tháo lốp ra khỏi vành xe và xoay ngược lại. Lực kéo ngang lớp sợi: Hướng không thay đổi chút nào. Lực vuốt côn hoa lốp: Hướng có thay đổi. 1.2 Ảnh hưởng của góc đặt bánh xe n 0.3 Hiện tượng xe bị kéo lệch sang một bên xảy ra khi có sự không cân bằng giữa các lực: dịch chuyển sang bên phải và bên trái. Góc đặt bánh xe phù hợp với hiện tượng xe bi kéo lệch sang một bên. 32  Sự chênh lệch giữa Camber bên phải và bên trái Dịch chuyển sang phía dương (+)  Sự chênh lệch giữa Caster bên phải và bên trái Dịch chuyển sang phía nhỏ hơn  Sự chênh lệch giữa góc Kingpin bên phải và bên trái Dịch chuyển sang phía âm khi phanh 1.3 Ảnh hưởng của mặt đường n 0.4 Đối với khoảng caster, nếu tâm tiếp xúc bánh xe với mặt đất giữa bên phải và bên trái khác nhau, thì độ lệch Kingpin bên trái và bên phải khác nhau. Do đó, vì mômen quanh trục Kingpin khác nhau giữa bên phải và bên trái, vô lăng sẽ dịch chuyển về bên có mômen lớn hơn. Các điều kiện ản ưởng  Độ sâu của các khoảng caster: Khi khoảng caster trở nên sâu hơn, độ kéo lệch xe sang một bên sẽ trở nên lớn hơn. 33  Độ rộng của lốp: Khi độ rộng của lốp lớn hơn, độ kéo lệch xe trở nên lớn hơn.  Độ cứng của hoa lốp: Khi độ cứng của hoa lốp cao hơn, độ kéo lệch xe trở nên cao hơn. Gợi ý Một số đường hơi dốc để thoát nước. Vì thế, quá trình lái chỉ trở nên không ổn định ở một vị trí cụ thể, hoặc hướng lái bị khác đi khi lái sang một hướng nào đó rồi trở lại vị trí ban đầu. 2. Các ư ỏng t ường gặp của lốp xe và nguyên nhân Lốp là 1 trong nhưng phẩn quan trong của xe đảm bảo an toàn xe va chỉ có lốp là phần tiếp xúc với mặt đường. Lốp hư hỏng không những ảnh hưởng xấu đến tính năng hoạt động của xe, mà còn có thể gây ra tai nạn. Để tránh tai nạn như vậy và để đảm bảo an toàn của xe, cần biết cách sử dụng lốp cho đúng. Điều quan trọng là cần biết các loại hư hỏng và nguyên nhân của nó. 2.1 Mòn một bên n 0.5 Hiện tượng 1. Mặt lốp chỉ mòn 1 bên. 2. bề mặt mòn tương đối thoai thoải 3. mòn một bên có thể xảy ra với lốp trước rãnh dọc 34 4. mòn một bên cũng có thể do góc bánh xe không đúng Nguyên nhân 1. sai góc Camber và lốp trượt trên mặt đường. Sau đó dẫn đến mòn một bên. 2. loại mòn này có thể do nhiều nguyên nhân: a. các góc bánh xe trước không thích hợp (Camber lớn quá) b. không đảo lốp định kỳ c. lốp bơm không đủ áp suất 2.2 Mòn ở giữa n 0.6 Hiện tượng 1. mòn ở phần giữa nhanh hơn các phần khác 2. rất khó phát hiện khi lốp còn mới hoặc chạy chưa lâu. Khi lốp chạy đã lâu thì phần giữa mòn hoàn toàn trong khi các lãnh ở phần vai lốp vẫn còn Nguyên nhân 1. hiện tượng mòn này xảy ra khi áp lực xuống nền đường của phần giữa lốp lớn hơn ở các phần khác, nghĩa là áp lực chung xuống nền đường không đều nhau. 35 2. Hầu hết các trường hợp, áp lực xuống nền đường ở phần giữa tăng lên do bơm căng Biện pháp phòng ngừa Bơm lốp đúng áp suất. Khi bơm lốp, lốp có xu hướng trở về hình dạng bình thường. Do đó, khi áp suất quá cao, thì bán kính ở 2 vai mặt lốp giảm và làm cho phần giữa mòn 2.3 Mòn hai vai mặt lốp n 0.7 Hiện tượng 1. Cả hai vai mặt lốp mòn nhanh so với phần giữa 2. Ngay sau khi sử dụng lốp, rất khó phát hiện lốp bị mòn. Khi dùng lâu mới thấy phần hai vai mặt lốp mòn hoàn toàn còn phần giữa vẫn chưa mòn và còn các rãnh. Nguyên nhân 1. Loại mòn này thường được cho rằng áp lực xuống mặt đường của 2 vai cao hơn ở phần giữa. tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn như vậy. loạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_lop_va_banh_xe.pdf