Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC HÀNH NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦ

pdf119 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ được biên soạn theo chương trình đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại do Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai ban hành ngày.. tháng .. năm 2017. Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên nghề Cắt gọt kim loại những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sửa chữa các cơ cấu, chi tiết thông dụng của các máy công cụ vạn năng. Khi biên soạn giáo trình, tác giả đã cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và nghề đào tạo, cần thiết cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Nội dung giáo trình gồm 5 bài: Bài 1: Sửa chữa các chi tiết máy và các bộ truyền. Bài 2. Sửa chữa các chi tiết, cụm máy. Bài 3: Sửa chữa hệ thống thủy lực. Bài 4: Sửa chữa máy tiện Bài 5: Sửa chữa máy khoan, máy phay, máy bào và máy cắt Trong quá trình biên soạn mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do thời gian biên soạn còn hạn chế. Rất mong được sự góp ý của người sử dụng để giáo trình được hoàn thiện hơn. Lào Cai, tháng 3 năm 2017 Tác giả Ths. Hoàng Anh Thái GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THỰC HÀNH NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ I.Vị trí, tính chất của mô đun: - Thực hành nguội sửa chữa là mô đun trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sửa chữa máy công cụ, là mô đun quan trọng đối với HSSV nghề Cắt gọt kim loại, giúp cho người học sửa chữa được các chi tiết máy thông dụng của máy công cụ trong quá trình học và công tác sau này.Mô đun này được bố trí học sau khi học xong các môn học chung, các môn học chuyên môn nghề bắt buộc. - Là mô đun chuyên môn nghề tự chọn. II. Mục tiêu của mô đun: + Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, hệ thống, bộ phận của máy công cụ - Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và đề ra được phương pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết, bộ phận của các máy công cụ + Kỹ năng: - Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận cố định, chuyển động của các máy công cụ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật + Năng lực tự chủ và trách nhiệm. + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề nguội sửa chữa máy công cụ. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN Bài 1: Sửa chữa các chi tiết máy và các bộ truyền * Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của mối ghép then, then hoa và ren. - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu, nhược điểm của các bộ truyền; - Vẽ được sơ đồ cấu tạo của các bộ truyền. - Nhận dạng được đúng các loại mối ghép và bộ truyền trong các máy công cụ. - Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng; lựa chọn được phương pháp kiểm tra, sửa chữa thích hợp; - Tháo, lắp; nhận dạng; kiểm tra, sửa chữa các bộ phận đúng quy trình, quy phạm; đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật; - Rèn luyện tác phong công nghiệp. * Nội dung 1. Giới thiệu một số nét về công tác sửa chữa 2. Sửa chữa then và then hoa 2.1. Mối ghép then 2.1.1.Công dụng, phân loại > Công dụng: thường dùng để lắp các chi tiết máy truyền mô men xoắn như: bánh răng, bánh đai, đĩa xích... với trục. Nó được dùng rộng rãi vì cấu tạo đơn giản, chắc chắn, dễ tháo lắp, giá thành hạ... > Phân loại: Chia ra làm hai loại - Then lắp lỏng: Then bằng, then bán nguyệt, then dẫn hướng. - Then ghép căng: then vát, then tiếp tuyến,... 2.1.2.Các dạng hỏng thường gặp của mối ghép Mối ghép then bằng truyền mô men xoắn chủ yêú nhờ 2 mặt bên của then, trong quá trình làm việc mối ghép then bằng thường phải chịu tải trọng đột ngột (khi bắt đầu truyền chuyển động). Do đó, mối ghép thường có dạng hỏng như: - Rãnh then trên mayơ và trên trục bị nong rộng, biểu hiện làm mối ghép then làm việc có độ rơ. - Khi chịu tải trọng đột ngột hoặc khi bị quá tải mối ghép then có thể bị cắt đứt (biết con then). Hậu quả là mối ghép không truyền được chuyển động. 2.1.3.Các biện pháp sữa chữa các loại hư hỏng trên - Trường hợp rãnh then trên may ơ hoặc trên trục bị nong rộng: Sửa lại rãnh then trên trục tới kích thươc sữa chữa sau đó làm lại con then mới. Chú ý: khi làm lại con then mới cần chọn đúng vật liêuụ tương thích để có thể đảm bảo được các yêu cầu của mối ghép. Trong tường hợp rãnh then trên trục hoặc trên mayơ bị nong quá rộng thì chúng ta có thể gia công lại rãnh then mới, khi gia công cần chú ý quay trục (may ơ) đi một góc 900, 1350 hoặc 1800 và gia công rãnh then mới tại vị trí đó. - Trường hợp con then bị cắt đứt: Trong trường hợp này chúng ta xử lý rất đơn giản theo cách sau: lấy phần then bị cắt đứt trên trục và may ơ ra sau đó gia công lại con then mới. Chú ý: Khi làm lại con then mới cần chọn đúng vật liệu tương thích để có thể đảm bảo được đúng yêu cầu của mối ghép. 2.2. Mối ghép then hoa 2.2.1.Công dụng, phân loại > Công dụng: thường dùng để lắp các chi tiết máy truyền mô men xoắn, đảm bảo mối ghép được đổng tâm hơn và dễ di trượt các chi tiết khác trên trục. >Phân loại: - Theo điều kiện làm việc của mối ghép then hoa có thể chia ra làm 2 loại : + Ghép cố định: Trong đó moayơ được cố định trên trục. + Ghép di động: Moayơ có thể trượt dọc trục. - Theo dạng răng thì có 3 loại : + Then hoa răng chữ nhật: Loại này dùng khá phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo máy. + Then hoa răng tam giác: Dùng truyền mômen không lớn, thường áp dụng cho mối ghép cố định. + Then hoa răng thân khai: Loại này truyền mômen xoắn lớn, giảm được ứng suất tập ở chân then do có biến dạng thân khai. - Theo cách định tâm khi ghép chia ra: + Định tâm theo đường kính ngoài: Dùng khi moayơ không nhiệt luyện và đảm bảo độ đổng tâm cao. + Định tâm theo đường kính trong: Dùng mối ghép cần có độ đổng tâm cao. + Định tâm theo cạnh bên: Không đảm bảo độ đổng tâm nhưng lực phân bố đều trên răng, nên dùng trong trường hợp truyền mômen xoắn lớn. 2.2.2.Các dạng hỏng thường gặp của mối ghép Những hư hỏng của mối ghép then hoa thường gặp là: - Mòn then trong trục và rãnh then trong lỗ. - Dập, vỡ, sứt mẻ then hoa. - Sây sát hoặc tróc bề mặt làm việc của then hoa do tác dụng của tải trọng động 2.2.3. Các biện pháp sữa chữa các loại hư hỏng trên - Nếu then hoa và rãnh then mòn ít mà mối ghép định tâm theo đường kính trong của trục thì cách sữa chữa tốt nhất là sửa lỗ then hoa tới kích thước sửa chữa và tăng kích thước then hoa trên trục bằng cách sấn từng then một theo chiều dọc then. - Nếu then hoa và rãnh then mòn ít mà mối ghép định tâm theo đường kính ngoài của trục thì sửa chữa như sau : Sửa chữa then hoa tới kích thước sửa chữa Và nâng đường kính đường kính ngoài để các rãnh then hẹp lại phù hợp với kích thước sữa chữa của chiều rộng then hoa trên trục. - Nếu then hoa và rãnh then hoa mòn nhiều nhưng chưa quá 20-25 % chiều rộng then thi gia công lỗ then hoa đến kích thước sửa chữa, hàn đắp trục then hoa rồi gia công theo kích thước lỗ then hoa. - Nếu then hoa và rãnh then hoa mòn nhiều quá 20-25 % chiều rộng then thì ta hàn đắp toàn bộ rãnh then rồi gia công rãnh then mới. + Lưu ý : Những chi tiết phức tạp gia công khó khăn và đắt tiền, nếu còn khả năng làm việc, chỉ có một phần then hoa bị hỏng mà việc hàn đắp ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết vì vậy ta phải thay phần trục có then hoa. 3. Sửa chữa mối ghép ren. 3.1. Công dụng, phân loại > Công dụng: - Ren tam giác là loại ren thông dụng nhất, có độ kín khít cao, thường được sử dụng trong các kết cấu ren vít, trong bu lông, êcu, các ống thủy lực, nút ren ở các van trượt. - Ren vuông và ren thang thường được dùng trong các co cấu truyền động như các vít me hành tinh, vít bàn dao của máy công cụ, vít nâng của máy, vít me cái của máy tiện ren, vít me tải, may ép, vít me trong êtô nguội... - Ren răng cưa thường dùng trong các co cấu chịu lực lớn theo một hướng như máy nén dạng co khí hay thủy lực, các loại kích ... - Ren cung tròn thường được dùng trong các móc nối toa tàu, nối các đường ống nước lớn. > Phân loại: - Căn cứ theo hình dạng prôfin thì ren được chia làm nhiều loại: ren tam giác, ren vuông, ren thang, ren răng cưa, ren cung tròn, ren bán nguyệt, ren định vị, ren góc vuông.., được thể hiện ở (hình 2.1). - Căn cứ theo vị trí thì ren được chia làm hai loại: ren ngoài và ren trong. - Căn cứ theo hướng xoắn thì ren được chia làm hai loại: ren phải và ren trái, như (hình 2.2) thể hiện. Đặt đứng bulông, ren từ trái qua phải lên cao dần, là phải (đai ốc vặn vào theo chiều kim đổng hổ), ren từ phải qua trái cao dần, tức là ren trái (đai ốc vặn vào ngược chiều kim đổng hổ). - Căn cứ theo số đầu mối thì ren được chia làm hai loại: ren một đầu mối và ren nhiều đầu mối. Ngoài ren thường dùng ra người ta còn phân loại theo bề mặt và theo công dụng: - Căn cứ theo hình dạng bề mặt thì ren được chia làm hai loại: ren trụ và ren côn. - Căn cứ theo công dụng thì ren được chia làm ba loại: ren lắp siết, ren truyền động và ren chuyên dùng. - Căn cứ theo tiêu chuẩn thì ren được chia làm hai loại: ren tiêu chuẩn và ren không tiêu chuẩn. - Theo hệ thống ren thì ren được chia làm ba loại: ren hệ mét, ren hệ anh và ren ống (trụ), được thể hiện ở (hình 2.3). Hình 2.1: Ren: a) Ren côn; b) Ren trụ; c) Ren hệ mét; d) Ren hệ Anh; e) Ren ống (hệ anh) Hình 2.2: Phương pháp phân biệt ren trái, ren phải. Hình 2.3: Thể hiện ren theo hệ Anh và hệ mét. 3.2. Các dạng hỏng thường gặp của mối ghép Các dạng hư hỏng thường gặp nhất của mối ghép ren là: - Mòn profin ren theo đường kính trung bình - Giảm diện tích bề mặt làm việc của ren (vì mòn). - Thân bulông bị giãn vì biến dạng dẻo. - Thân bulông hoặc vít cấy bị uốn hoặc bị đứt. - Các vòng ren bị cắt đứt do lực kéo hoặc nén dọc trục tăng đột ngột. 3.3.Các biện pháp sữa chữa các loại hư hỏng trên > Ren bị mòn đứt hoặc mẻ trên bu lông hoặc trục có ren. - Tiện hết ren cũ rồi cắt ren mới có kích thước nhỏ hơn, lúc này phải thay thế đai ốc mới. Nếu ren cũ đã được tôi cứng thì trước khi tiện cần ủ. - Nếu không cho phép giảm kích thước ren thì phục hồi bằng cách hàn đắp hoặc mạ kim loại hoặc gia công cơ. > Ren bị mòn đứt, vỡ hay mẻ, ở trong lỗ(trong thân chi tiết máy). - Sửa tớikích thước sửa chữa bằng cách tiện, khoan hoặc khoét hết ren cũ rồi làm lại ren mới có kích thước lớn hơn lúc này phải thay bu lông hoặc vít cấy. - Để sửa chữa tạm mối ghép ren trong trường hợp phức tạp ta có thể làm bu lông hoặc vít cấy hơi nhỉnh hơn lỗ cũ để lắp với lỗ ren mòn. Khi có dịp thuận lợi phải sửa chữa chính thức ngay. - Trong tường hợp lỗ ren được sửa chữa bằng chi tiết bổ sung: muốn vậy ta khoét hoặc khoan lỗ ren có hỏng rộng thêm 5-6 mm nữa rồi mới tiện ren ở bạc với kích thước ren ban đầu. > Thân bu lông bị cong. Nắn bằng bàn ép kiểu vít me hoặc êtô để tránh hư hại ren. Khi nắn phải dùng đệm mềm để kẹp chặt chi tiết. Các vít cấy bị cong hoặc ren hỏng đều được thay mới mà không sửa chữa. > Bị các chất bẩn cúa chặt vào rãnh then. Dùng bàn ren, tarô hoặc chi tiết lắp ren với nó để cạy chất bẩn ở ren và “ nắn lại ren” > Đầu bu lông đai ốc bị vỡ, méo “ chờn” (không có hình dáng sáu cạnh) các chi tiết khác bị sứt mẻ. Dũa hàn đắp, rồi gia công cơ hoặc chỉ gia công cơ rồi dùng chìa vặn có ngàm hẹp hơn và vặn. > Các chi tiết ren bị nứt. Hàn đắp hoặc thay mới > Ren méo vì xiết đai ốc quả tải. Tuỳ theo độ hư hỏng mà áp dụng một trong các biện pháp sửa chữa đã nêu hoặc thay mới. > “Chết” ren (tức ren bị chặt cứng không vặn ra được) Ngâm trong xăng hoặc dầu hoả từ vài giờ đến vài ngày rồi dùng chìa vặn nối với cánh tay đòn mà vặn ra. Vặn được rồi thì tuỳ theo hình dạng ren mà sửa chữa. 4. Sửa chữa bộ truyền đai Bộ truyền đai dùng để truyền chuyển động giữa 2 trục khá xa nhau đảm bảo êm và bảo vệ đuợc khi quá tải. Bộ truyền đai đuợc sử dụng nhiều trong ngành co khí chế tạo và một số máy công nghiệp nhẹ. Bộ truyền đai gồm có hai bánh đai (bánh dẫn và bánh bị dẫn) và dây đai. 4.1. Sửa chữa bánh đai > Các dạng hỏng của bánh đai là: - Bánh đai bị đảo nguyên nhân do sai số gia công, hoặc do trục bị cong, ổ trục bị mòn, công nghệ lắp không đúng. - Bề mặt làm việc của bánh đai bị mòn. - Mòn lỗ may ơ, mòn mặt đầu may ơ, mòn rãnh then, vỡ vành bánh đai, nứt vỡ may ơ. > Phuong pháp sửa chữa: - Sửa chữa bề mặt bánh đai bị mòn: + Đối với bánh đai dẹt thì tiến hành tiện lại măt ngoài bánh đai. Hình dáng hình học cần thiết áp dụng đối với bộ truyền không quan trọng cho phép thay đổi tốc độ ±5% so với tốc độ cũ. + Nếu giữ nguyên tỷ số truyền i thì phải tiện cả hai bánh đai để đảm bảo: + Nếu bề mặt bánh đai bị mòn qua và vành đai đủ dày thì tiến hành tiện vành ngoài để ép bạc sửa chữa sau đó gia công co. + Đối với đai thang khi mòn tiến hành tiện sâu rãnh. áp dụng đối với bộ truyền cho phếp thay đổi tốc độ ±5% so với tốc độ cũ. 4.2. Sửa chữa đai truyền Đai bị trùng dẫn đến trượt đai. Nguyên nhân là do dây đai bị dãn trong quá trình làm việc do đó ta phải tiến hành căng đai để tăng góc ôm của đai. Dây đai bị mòn , bị đứt thì thay đai mới (chọn đai có ký hiệu như cũ). 5. Sửa chữa trục bộ truyền xích Khi cần truyền chuyển động từ một trục đến nhiều trục song song mà bộ truyền bánh răng không sử dụng được, bộ truyền đai không chắc chắn thì ta sử dụng bộ truyền xích. Hiện nay bộ truyền xích được sử dụng nhiều trong các ngành chế tạo máy. 5.1.Các dạng hỏng Các dạng hỏng của bộ truyền xích là: - Gỉ bề mặt khớp nối - Khớp nối cứng bị xoay. - Bung chốt xích hình thành từ cứng khớp và chốt bị xoay. - Mòn bản lề, gãy chốt. - Xích bị đứt. - Con lăn bị vỡ. 5.2. Phương pháp sửa chữa - Gỉ bề mặt khớp nối. Nguyên nhân là do thiếu dầu bôi trơn vì vây phương pháp khắc phục là rửa xích, dùng chất bôi trơn hợp lý. - Khớp nối cứng bị xoay. Nguyên nhân là do gỉ sét bị ăn mòn ^ thay xích mới - Bung chốt xích hình thành từ cứng khớp và chốt bị xoay do quá tải ^ Thay xích mới. - Mòn bản lề, gãy chốt do ma sát, thiếu dầu bôi trơn gây nên, làm cho sự ăn khớp thường xuyên không chính xác, gây tuột xích ^ Thay xích mới. - Xích bị đứt do mòn, do quá tải ^ Nối lại xích. - Con lăn bị vỡ do bụi bẩn, do va đập đột ngột ^ Làm sạch và bôi trơn hợp lý cho bộ truyền. 6. Sửa chữa bộ truyền bánh răng 6.1. Các dạng hư hỏng của bộ truyền bánh răng Các dạng hỏng của bánh răng rất đa dạng trong đó chủ yếu là : - Mòn mặt làm việc của răng vì ma sát và giữa các răng ngăn khớp với nhau trong quá trình làm việc, nhất là các bánh răng di trượt. - Gẫy răng vì quá tải đột ngột hoặc vì chịu mômen uốn với chu kỳ nhỏ. - Chắp rỗ bề mặt răng vì mỏi tiếp xúc - vỡ vành răng 6.2. Sửa chữa bánh răng trụ răng thẳng bị mồn Nếu mòn ít (lượng mòn vượt quá giới hạn cho phép ít) thì có thể hàn răng. Đối với các bánh răng không quan trọng độ mòn cho phép đến 0,2mm với mô đun từ 1-3mm; đến 0,3 với mô đun 4mm đến 0,5mm với mô đun trên 4mm. Phương pháp hàn đắp và bề mặt làm việc của răng bằng hàn hơi và hàn điện rất thích hợp với các bánh răng mô đun lớn, chính xác thấp (cấp 2 trở lên) và dùng trong các bộ truyền hở hoặc nửa kín. Đối với bánh răng quan trọng không nên dùng phương pháp này vì lớp hàn đắp có sức bền tiếp xúc thấp và khó gia công chính xá. Những bánh răng mô đun nhỏ bị mòn ít có thể đắp bằng hàn điện hàn quang rung. Khi hàn phục hổi răng, tốt nhất là dùng kim loại đắp tương tự kim loại nền ( kim loại của bánh răng). Không nên hàn đắp những bánh răng bằng thép hợp kim . 1_dưỡng đổng - Nếu bánh răng làm việc một chiều thì răng chỉ mòn một phía, có thể dùng lại bằng cách lắp đảo chiều bánh răng. Nếu mayơ bánh răntg có hình dáng đối xứng ( đối xứng qua mặt phẳng vuông góc với đuờng tâm và chia đôi chiều rông vành răng) thì không phải đảo mayơ đổng thời với đảo bánh răng. - Nếu các bánh răng bị mòn nhiều thì có thể tiện hết răng rổi ép bạc sửa chữa, sau đó gia công răng. Lắp bạc có thể bằng keo dán, ép nóng hoặc ép nguội. Nếu răng đuợc sửa chữa không qua nhiệt thì có thể ép bằng keo dán. Nếu có nhiệt luyện thì phải ép. Dùng phuơng pháp ép nóng là tốt nhất. Khi nhiệt luỵện răng nên dùng phuơng pháp tôi bề mặt bằng dòng điện cao tần hoặc bằng ngọn lửa ôxy axetilen. Để chông xoay cho bạc có thể dùng vít hãm hoặc hàn theo chu vi lắp ghép. - Nếu một bánh răng trong bộ bánh răng bậc bị mòn thì nên sửa chữa bằng cách ép bạc rối mới làm răng trên bạc. - Lỗ bánh răng bị mòn đuợc sửa chữa bằng cách tiện rộng rổi ép bạc bằng vít chông xoay, sau đó gia công lỗ bạc đạt kích thuớc yêu cầu. Đối với bánh răng đã tôi cứng, truớc khi tiện lỗ phải ủ. Nếu lỗ bánh răng mòn ít, có thể hàn đắp rổi gia công cơ, nhung truớc khi hàn đắp cung phải tiễn lỗ rộng để chiều dày lớp kim loại đắp đủ lớn. - Rãnh then trong lỗ bánh răng bị hu hỏng đuợc sửa chữa theo các biện pháp đã nêu ở phần sửa chữa then và răng then. - Mặt đầu răng bị mòn : luợnh mòn này thuờng không đámg kể và không quan trọng nên không cần xử lý. 6.3. Sửa chữa bánh răng nứt vành hoặc moay ơ Nếu nứt ở vành thì hàn hoặc táp một miếng đệm vào chỗ nứt. Tấm táp đuợc hàn hoặc bắt vít vào vành bánh răng. Nếu nứt ở moayơ thì hàn hoặc tiện sấn mặt ngoài moayơ một đoạn ngắn rổi ép đai thép vào để ngăn ngừa vết nứt phát triển. Mặt mút moayơ bị mòn có thể được tiện bớt cho phẳng hoặc hàn đắp gia công cơ. Các bánh răng sau khi sửa chữa phải thoả mãn các số liệu trong các bảng từ bảng 9.1 đến bảng 9.3 và những yêu cầu sau đây: + Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của chi tiết mới. + Độ bám tốt của lớp đắp, nối với kim loại nền mặt răng không được có vết xước hoặc có vết gia công cơ. + Độ đảo mặt nút của vành răng không được quá 0,1- 0,2mm Bảng 6.1 : Tốc độ vòng giới hạn và độ chính xác của bánh răng trụ Dạng bộ truyền Tốc độ vòng giới hạn Vmax, m/s ứng với các cấp chính xác của bộ truyền theo TCVN 1067-72 6 7 8 9 10 Răng thẳng Đến 15 Đến 10 Đến 6 Đến 2 Đến 1 Răng nghiêng Đến 25 Đến 20 Đến 10 Đến 3,5 Đến 2 Bảng 6.2: Dung sai độ đảo hướng kính của vành bánh răng trụ, jam (Theo TCVN1067-71) Cấp Mô Dung sai đường kính vòng chia, mm chính xác đun (mm) 50 50-80 80 120 120 200 200 320 320 500 500 800 6 1-16 20 26 32 38 45 50 58 7 1-30 32 42 50 58 70 80 95 8 1-50 50 65 80 95 110 120 150 9 2,5-50 80 105 120 180 180 200 240 10 2,5-50 120 170 20 240 280 320 380 11 2,5-50 200 260 320 380 450 500 600 Bảng 6.3: Dung sai của sai số hướng răng, độ không song song và độ xiên của các đường tâm bánh răng trụ (Theo TCVN 1067-71) Cấp chính xác Mô đun (mm) Dung sai, Lim, theo chiều rộng vành răng, mm 55 55-110 111-160 160-220 220-320 6 1- 16 13 15 17 19 22 7 1-30 17 19 21 21 28 8 1-50 21 24 26 36 36 9 2,5-50 26 30 34 38 45 10 2,5-50 34 38 42 48 55 11 2,5-50 42 48 52 58 70 Bảng 6.4: Hư hỏng trong các bộ truyền bánh răng trụ Hư hỏng Dự đoán nguyên nhân Cách sử lý Tróc bề mặt làm việc của răng Vật liệu bánh răng bị mòn vì làm việc lâu với tải trọng lớn. Bề mặt làm việc của răng bị quá tải không đủ dầu bôi trơn hoặc không đủ độ nhớt Thay bánh răng, kiểm tra độ nhớt của dầu nếu cần thi thay dầu. nếu thiếu dầu thì bổ xung Xước bề mặt làm việc của răng Răng bị làm việc trong điều kiện ma sát khô Bôi trơn bộ truyền đúng các chế độ quy định Răng mòn nhanh quá, chóng mất hình dạng của prôfin răng Có bùn, bụi, hạt mài hoặc mạt sắt lọt vào bộ truyền Lau chùi sạch và bôi trơn hợp lý Gẫy răng Răng bị quá tải hoặc có vật lạ lọt vào Đã nêu cách sửa chữa ở trên nếu cần thì thay thế Bộ truyền làm việc ổn quá kèm theo va đập Khoảng cách trục lớn quá Giảm khoảng cách trục (nếu có thể), Điều chỉnh bộ truyền Nếu cần đảm bảo khoảng cách trục và tỷ số truyền thì thay thế bánh răng mới Bộ truyền bị kẹt và nóng quá Khe hở cạnh răng quá bé thậm chí bằng 0 Giảm chiều dày răng hoặc thay răng mới (nếu cần giữ khoảng cách trục) tăng khoảng cách trục 7. Sửa chưa bộ truyền trục vít – bánh vít 7. Sửa chữa bộ truyền trục vít – bánh vít. Bộ truyền trục vít - bánh vít được sử rụng rộng rãi trong các máy cắt kim loại và ở những cơ cấu chia độ. Trục vít thường làm liền, với trục những trục vít lớn có thể chế tạo rời với trục. 7.1. Các dạng hư hỏng của bộ truyền trục vít Mòn răng ở trục vít và bánh vít; sây sát mặt răng; tróc rỗ hoặc sứt mẻ răng bánh vít; mòn lỗ bánh vít; mòn ngõng trục bánh vít; nứt các chi tiết của bộ truyền, răng bánh vít không đều..v.v. 7.2. Sửa chữa bộ truyền trục vít Bảng 7.1: Hư hỏng thường gặp của bộ truyền trục vít bánh vít Hư hỏng Dự đoán nguyên nhân Cách khắc phục Truyền động nặng hoặc kẹt tắc Các đường tâm của trục vít và bánh vít không vuông góc với nhau. khe hở cạnh răng nhỏ quá Điều chỉnh và sửa lắp Tăng khoảng cách trục ( nếu có thể) Gia công nhỏ bớt trục vít Trục vít quay và bánh vít không quay Tất cả các bộ phận đều mòn quá làm cho răng Thay hoặc sửa chữa như đã nêu ở trên trục vít và bánh vít không với tới nhau Đứt răng bánh vít vì quá tải Thay bánh vít Khe hở chiều trục của bánh vít hoặc trục vít quá lớn Mòn ổ trục Điêu chỉnh khe hở ổ trục nếu cần thì thay ổ Hành trình tự do của trục vít lớn quá Mòn các chi tiết ở răng bánh vít và trục vít Thay trục vít và bánh vít Xuất hiện các mạt đổng trong bộ truyền Không có hoặc không đủ dầu bôi trơn Lau ổ sạch rổi đổ đầy dầu bôi trơn Răng bánh vít chỉ mòn ở một đâu( mòn không đều) Đường tâm trục vít không nằm trong mặt phẳng trung bình của bánh vít ( Khi thử bằng sơn thấy vết sơn ở răng bánh vít bị lệch về một phía Điều chỉnh bánh vít theo chiều trục đạt trị số cho phép trong bảng 5- 21 Bài 2. Sửa chữa các chi tiết, cụm máy * Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo của thân máy, băng trượt, và trục. - Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của các bộ phận; lựa chọn được phương pháp kiểm tra, sửa chữa thích hợp; - Tháo, lắp; nhận dạng; kiểm tra, sửa chữa các bộ phận đúng quy trình, quy phạm; đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật; - Rèn luyện tác phong công nghiệp. * Nội dung . 1. Sửa chữa thân máy . 2. Sửa chữa băng trượt dẫn hướng 2.1. Băng máy Băng máy là bề mặt quan trọng khi làm việc của các máy cắt kim loại,có ảnh hưởng đến độ chính xác của các chi tiết ra công. Băng máy lại là bề mặt làm việc của thân máy nên việc sửa chữa nó phải hết sức thận trọng và tỷ mỉ Độ mòn, mm Phương pháp sửa chữa 0,2 (Cạo ) hoăc (cạo + mài nghiền) 0,3 (mài) hoặc ( dũa+ cạo) 0,3-0,5 (bào tinh hoặc dũa)+(cạo hoặc mài nghiền) 0,5 Bào thô rồi bào tinh, sau đó mới bào hoặc cạo. 2.2. Các điều kiện kỹ thuật đảm bảo khi sửa chữa băng máy - Băng máy phải thẳng và phẳng các bề mặt của băng máy phải song song với nhau . - Sau khi sửa chữa lần cuối các băng máy làm việc theo ma sát trượt, các vết sơn tiếp súc khi kiểm tra bằng thước thẳng, mặt phẳng và mặt trượt của chi tiết đối tiếp phải bằng hoặc lớn hơn các trị số cho trong bảng ( 11.1) và phải phân bố đều. Bảng 2.1 : Số điểm sơn tiếp xúc ít nhất cần có của các băng máy ma sát trượt khi kiểm tra bằng thước thẳng hoặc mặt phẳng mẫu. Bề mặt Số điểm sơn tiếp xúc/ 25x25 Đốivới máy chính xác cao 20 Đốivới máy chính xác thường 16 Mặt trượt ở bàn máy 10 Mặt trượt ở bàn dao và con trượt 10 - Trên bề mặt băng máy không được có vết xước, rỗ, lõm, vết gia công cơ ( trừ vân cạo), ba via... - Độ cứng phải đổng đều trên toàn bộ bề mặt. - Băng máy dài đến 1.5 m không được quá 3 chỗ hàn đắp. Băng máy dài trên 1,5m không được quá 6 chỗ hàn đắp. - Đảm bảo độ vuông góc giữa các bề mặt băng máy nằm ngang và bề mặt băng máy thẳng đứng ( ở các máy mài tròn...) - Chỗ chuyển tiếp từ mặt không gia công đến mặt gia công hoặc giữa các mặt gia công với nhau phải vát hoặc lượn tròn. 2.3. Các phương pháp sửa chữa băng máy Tuỳ theo chiều dày lớp kim loại được lấy đi ở nguyên công gia công chủ yếu, người ta phân biệt 3 phương pháp sửa chữa băng máy chủ yếu: Phương pháp cạo, phương pháp mài và phương pháp bào hoặc phay. a. Phương pháp cạo Chọn phương pháp sửa chữa băng máy Bảng 2 .2: Chọn phương pháp sửa chữa băng máy Khi cạo, phải cạo chỗ ít mòn nhất, lượng dư để cạo không được quá trị số cho trong bảng 11.3. Trong quá trình cạo phải kiểm tra độ phẳng của mặt được cạo bằng số vết sơn in vào dùng thước hay mặt phẳng mẫu để kiểm tra. Mỗi lần kiểm tra, phải chùi sạch vết sơn cũ ở bề mặt băng máy, chùi sạch thước kiểm bằng khăn có thẩm xăng rồi lau bằng khăn lau khô, sau đó phết sơn lên băng máy. Lớp sơn thật đều và mỏng, cạo càng tinh, lớp sơn kiểm tra phải càng mỏng muốn vậy ta dùng một thước kiểm khác gạt đều lên băng máy. Lượng dư cho cạo, mm (Bảng 11.3): Bảng 2.3: Lượng dư cho cạo, mm Chiều rộng mặt phẳng được cạo, mm Chiều dài mặt phẳng được cạo, mm 100 - 500 500- 1000 1000-2000 2000-4000 4000-6000 100 0.05 0.08 0.10 0.12 0.15 100-500 0.08 0.10 0.12 0.15 0.20 Khi cạo, ngoài độ thẳng và độ phẳng cần kiểm tra độ song song của các bề mặt băng máy (bằng đổng hổ so và đổ gá) và độ cong vênh của toàn bộ băng (băng nivo và cầu kiểm tra được bắc ngang qua băng máy). Phương pháp cạo đảm bảo chất lượng bề mặt mặt cao nhưng tốn sức, năng suất thấp và đắt tiền, vì vậy nên thay băng mái tính hoặc kết hợp cạo với mái nghiền bằng bột mài; đôi khi có thể dùng bào với dao bào rộng bản đạt năng suất rất cao. b) Phuong pháp mài: Nguyên công mài có thể tiến hành trên máy mài chuyên dùng hoặc trên máy bào giường, máy phay giường với đổ gá mài. Dùng đá mài hình bát trụ (hoặc bát côn) đường kính 100 - 175mm, tốc độ cắt 30 - 40m/s. Còn có thể dùng một đổ gá mài rất gọn nhẹ đặt trực tiếp lên băng máy cần sửa chữa và dịch chuyển băng truyền động xích. Bảng 2.4: Các dạng cạo và công dụng. Dạng cạo Chiều rộng mũi cao Chiều dài đường cao, mm Số vết tiếp xúc đạt được trong mỗi ô vuông 25 x 25mm Công dụng Thô 20-25 10 4-6 Cạo chỗ có vết son tiếp xúc to quá, chuẩn bị bề mặt để cạo bán tinh Bán tinh 12-16 5-10 8-15 Gia công lần cuối các băng máy, mặt trượt của bàn máy bàn cạo. Tinh 5-10 3-5 20-25 Gia công tinh dụng cụ kiểm tra Tinh - - - Dể trang trí, tạo văn hoá Phương pháp mài đảm bảo chính xác cao và năng suất cao, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để sửa chữa băng máy. Người ta thường kết hợp mài băng máy và cạo mặt trước của các chi tiết đối tiếp (như đế ụ động, bàn dao dọc máy tiện, mặt trượt bàn máy bào,vv...) c) Phương pháp bào: Phương pháp này rất thích hợp để sửa chữa những băng máy bị mòn nhiều. Máy được sửa chữa phải bắt chặt trên máy bào giường và điều chỉnh cẩn thận bằng đổng hổ so. Khi kẹp chặt đừng siết bulông quá mức vì có thể làm cho băng máy bị biến dạng đàn hổi, không đạt được độ chính xác sau khi gia công. Thoạt tiên bào thô, sau đó dùng đổng hổ so kiểm tra độ thẳng và điều chỉnh băng chêm. Bào tinh bằng dao bào rộng bản có gắn mảnh hợp kim BK6 hoặc BK8, chiều rộng lưỡi cắt của dao tới 40mm. Mặt trước và sau của dao được gia công tinh bằng mài nghiền. Khi bào gá nghiêng lưỡi cắt đi 15 -300 so với đường vuông góc của phương tiến dao đẻ giảm lực cắt, tăng độ nhẵn gia công. Lượng dư bào tinh nên lấy là 0,3 - 0,6 mm và gia công làm 4-7 bước: Hai bước đầu với chiều sâu cắt 0.08 - 0.12mm; ba, bốn bước sau với chiều sâu cắt 0.05mm; bào tinh là nguyên công cuối cùng của công việc sửa chữa. Sau khi bào tinh băng máy có thể đạt độ nhẵn bề mặt A 7, A 8, sai số về độ phẳng và độ vênh không quá 0.02mm trên chiều dài 1000mm. Nếu không có dao bào rộng bản, có thể bào thô rổi cạo hoặc mài. Ngoài ba phương pháp cơ bản trên, các phương pháp kết hợp nhiều hình thức gia công (cạo, mài, bào , mài nghiền) cũng được dùng rộng rãi nhằm mục đích phát huy ưu điểm của từng hình thức gia công cơ ở các giai đoạn sửa chữa băng máy (thô, bán tinh, tinh) để đạt năng suất cao, độ nhẵn bề mặt và độ chính xác hợp yêu cầu kỹ thuật. 3. Sửa chữa ổ trượt và ổ lăn 3.1. Sửa chữa ổ lăn 3.1.1. Đặc điểm lắp ghép Ổ lăn được lắp ghép với bộ phận máy theo đường kính trong- d ( lắp với trục) và kích thước ngoài của vòng ngoài-D ( lắp với vỏ hộp), ổ dùng để đỡ trục và làm cho trục chuyển động nhẹ nhàng bằng các con lăn. 3.1.2. Các dạng hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Khe hở hướng kính và chiều trục quá lớn. Mòn các chi tiết của ổ Điều chỉnh cho khe hở nhỏ đi. Sau khi điều chỉnh đối với các ổ bi bình thường, cho phép khe hở vượt quá trị số ban đầu 3-4 lần. Nếu khe hở lớn quá thì thay ổ Có cặn đen từ ổ lọt ra ngoài Không đủ dầu mỡ bôi trơn, ổ nóng quá Rửa, bôi trơn và kiểm tra khe hở, nếu không đạt yêu cầu kỹ thuật thì thay Dầu từ ổ lọt ra có lẫn mặt sắt kim loại, ổ làm việc có tiếng ổn Vật liệu của các chi tiết ổ bị mòn nên lớp bề mặt các vành ổ và bi bị tróc Thay mới Về mặt làm việc của các chi tiết ổ bị nứt, xước, vỡ ổ làm việc quá tải, lắp ghép chặt quá chế độ thông thường; có vật lạ lọt vào ổ vì lót kín không tốt Thay ổ. Nếu vết xước ở vành ổ dọc theo chiều lăn của bi thì có thể dùng lại được Hỏng vòng cách Không đủ dầu mỡ bôi trơn Sửa vòng cách. Nếu không được thì thay ổ Các bề mặt làm việc bị han gỉ Có hơi ẩm, nước, a xít, lọt vào ổ hoặc dần mỡ bôi trơn không tốt Lau chùi hết vết han gỉ, kiểm tra dầu mỡ bôi trơn. Nếu gỉ nặng thì thay ổ Ổ bị kẹt, quay băng tay thấy nặng Có vật lạ chui vào ổ vì “phớt” lót kín bị hỏng, thiếu dầu mỡ bôi trơn. Lau chìu, bôi trơn đầy đủ thay phớt. Nếu các vòng ổ mòn nhiều thì thay Khe hở lắp ráp giữa ổ với trục và lỗ thân máy không đảm bảo Mòn ngõng trục, lỗ thân máy hoặc các vòng ổ. Sửa chữa ngõng trục và lỗ thân máy. Nếu các chi tiết ổ mòn nhiều thì thay mới ...hế tạo loại van này tƣơng đối khó khăn. Hình 1.28. Các mép điều khiển của van đảo chiều a. Mép điều khiển dương; b. Mép điều khiển âm; c. Mép điều khiển bằng không 2.4. Những thiết bị phụ 3.4.1. Bể dầu a. Nhiệm vụ Bể dầu có nhiệm vụ chính sau: - Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình kín (cấp và nhận dầu chảy về). - Giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình bơm dầu làm việc. - Lắng đọng các chất cạn bã trong quá trình làm việc. - Tách nƣớc. b. Chọn kích thước bể dầu - Đối với các loại bể dầu di chuyển, ví dụ bể dầu trên các xe vận chuyển thì có thể tích bể dầu đƣợc chọn nhƣ sau: V = 1,5.Qv - Đối với các loại bể dầu cố định, ví dụ bể dầu trong các máy, dây chuyền, thì thể tích bể dầu đƣợc chọn nhƣ sau: V = (3 ÷ 5).Qv Trong đó: V[lít]; Qv[l/ph]. c. Kết cấu bể dầu Hình 1.29. Là sơ đồ bố trí các cụm thiết bị cần thiết của bể cấp dầu cho hệ thống điều khiển bằng thủy lực. Hình 1.29. Bể dầu 1. Động cơ điện; 2. Ống nén; 3. Bộ lọc; 4. Phía hút; 5. Vách ngăn; 6. Phía xả; 7. Mắt dầu; 8. Đổ dầu; 9. Ống xả. Bể dầu đƣợc ngăn làm hai ngăn bởi một màng lọc (5). Khi mở động cơ (1), bơm dầu làm việc, dầu đƣợc hút lên qua bộ lộc (3) cấp cho hệ thống điều khiển, dầu xả về đƣợc cho vào một ngăn khác. Dầu thƣờng đổ vào bể qua một cửa (8) bố trí trên nắp bể lọc và ống xả (9) đƣợc đặt vào gần sát bể chứa. Có thể kiểm tra mức dầu đạt yêu cầu nhờ mắt dầu (7). Nhờ các màng lọc và bộ lọc, dầu cung cấp cho hệ thống điều khiển đảm bảo sạch. Sau một thời gian làm việc định kỳ thì bộ lọc phải đƣợc tháo ra rữa sạch hoặc thay mới. Trên đƣờng ống cấp dầu (sau khi qua bơm) ngƣời ta gắn vào một van tràn điều chỉnh áp suất dầu cung cấp và đảm bảo an toàn cho đƣờng ống cấp dầu. Kết cấu của bể dầu trong thực tế nhƣ ở hình 1.30. Hình 1.30. Kết cấu và ký hiệu bể dầu 3.4.2. Bộ lọc dầu a. Nhiệm vụ Trong quá trình làm việc, dầu không tránh khỏi bị nhiễm bẩn do các chất bẩn từ bên ngoài vào, hoặc do bản thân dầu tạo nên. Những chất bẩn ấy sẽ làm kẹt các khe hở, các tiết diện chảy có kích thƣớc nhỏ trong các cơ cấu dầu ép, gây nên những trở ngại, hƣ hỏng trong các hoạt động của hệ thống. Do đó trong các hệ thống dầu ép đều dùng bộ lọc dầu để ngăn ngừa chất bẩn thâm nhập vào bên trong các cơ cấu, phần tử dầu ép. Bộ lọc dầu thƣờng đặt ở ống hút của bơm. Trƣờng hợp dầu cần sạch hơn, đặt thêm một bộ nữa ở cửa ra của bơm và một bộ ở ống xả của hệ thống dầu ép. Ký hiệu: b. Phân loại bộ lọc dầu  Phân loại theo kích thƣớc lọc Tùy thuộc vào kích thƣớc chất bẩn có thể lọc đƣợc, bộ lọc dầu có thể phân thành các loại sau: - Bộ lọc thô: có thể lọc những chất bẩn đến 0,1mm. - Bộ lọc trung bình: có thể lọc những chất bẩn đến 0,01mm. - Bộ lọc tinh: có thể lọc những chất bẩn đến 0,005mm. - Bộ lọc đặc biệt tinh: có thể lọc những chất bẩn đến 0,001mm. Các hệ thống dầu trong máy công cụ thƣờng dùng bộ lọc trung bình và bộ lọc tinh. Bộ lọc đặc biệt tinh chủ yếu dùng các phòng thí nghiệm.  Phân loại theo kết cấu Dựa vào kết cấu, ta có thể phân biệt đƣợc các loại bộ lọc dầu nhƣ sau: bộ lọc lƣới, bộ lọc lá, bộ lọc giấy, bộ lọc nỉ, bộ lọc nam châm, ... Ta chỉ xét một số bộ lọc dầu thƣờng nhất. - Bộ lọc lƣới Bộ lọc lƣới là loại bộ lọc dầu đơn giản nhất. Nó gồm khung cứng và lƣới bằng đồng bao xung quanh. Dầu từ ngoài xuyên qua các mắt lƣới và các lỗ để vào ống hút. Hình dáng và kích thƣớc của bộ lọc lƣới rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí và công dụng của bộ lọc. Do sức cản của lƣới, nên dầu khi qua bộ lọc bị giảm áp. Khi tính toán, tổn thất áp suất thƣờng lấy ∆p = 0,3 ÷ 0,5bar, trƣờng hợp đặc biệt có thể lấy ∆p = 1 ÷ 2bar. Nhƣợc điểm của bộ lọc lƣới là chất bẩn dễ bám vào các bề mặt lƣới và khó tẩy ra. Do đó thƣờng dùng nó để lọc thô, nhƣ lắp vào ống hút của bơm. trƣờng hợp này phải dùng thêm bộ lọc tinh ở ống ra. Hình 1.31. Màng lọc lƣới - Bộ lọc lá, sợi thủy tinh Bộ lọc lá là bộ lọc dùng những lá thép mỏng để lọc dầu. Đây là loại dùng rộng rãi nhất trong hệ thống dầu ép của máy công cụ. Kết cấu của nó nhƣ sau: làm nhiệm vụ lọc ở các bộ lọc lá là các lá thép hình tròn và những lá thép hình sao. Nhƣng lá thép này đƣợc lắp đồng tâm trên trục, tấm nọ trên tấm kia. Giữa các cặp lắp chen mảnh thép trên trục có tiết diện vuông. Số lƣợng lá thép cần thiết phụ thuộc vào lƣu lƣợng cần lọc, nhiều nhất là 1000 ÷ 1200 lá. Tổn thất áp suất lớn nhất là p = 4bar. Lƣu lƣợng lọc có thể từ 8 ÷ 100 l/ph. Bộ lọc lá chủ yếu dùng để lọc thô. Ƣu điểm lớn nhất của nó là khi tẩy chất bẩn, khỏi phải dùng máy và tháo bộ lọc ra ngoài. Hiện nay phần lớn ngƣời ta thay vật liệu của các lá thép bằng vật liệu sợi thủy tinh, độ bền của các bộ lọc này cao và có khả năng chế tạo dễ dàng, các đặc tính vật liệu không thay đổi nhiều trong quá trình làm việc do ảnh hƣởng về cơ và hóa của dầu. Hình 1.32. Màng lọc bằng sợi thủy tinh Để tính toán lƣu lƣợng chảy qua bộ lọc dầu, ngƣời ta dùng công thức tính lƣu lƣợng chảy qua lƣới lọc: Trong đó: [l/ph] A- diện tích toàn bộ bề mặt lọc [cm2]; ∆p = p1 - p2- hiệu áp của bộ lọc [bar]; η- độ nhớt động học của dầu [P]; α- hệ số lọc, đặc trƣng cho lƣợng dầu chảy qua bộ lọc trên đơn vị diện tích và thời gian [lít/cm2.phút] Tùy thuộc vào đặc điểm của bộ lọc, ta có thể lấy trị số nhƣ sau: [ ] c. Cách lắp bộ lọc trong hệ thống Tùy theo yêu cầu chất lƣợng của dầu trong hệ thống điều khiển, mà ta có thể lắp bộ lọc dầu theo các vị trí khác nhau nhƣ sau: Hình 1.33. Cách lắp bộ lọc trong hệ thống a. Lắp bộ lọc ở đường hút; b. Lắp bộ lọc đường nén; c. Lắp bộ lọc ở đường xả. 2.5. Ống dẫn, ống nối Để nối liền các phần tử điều khiển (các loại van) với các cơ cấu chấp hành, với hệ thống biến đổi năng lƣợng (bơm dầu, động cơ dầu), ngƣời ta dùng các ống dẫn, ống nối hoặc các tấm nối. a. Ống dẫn - Yêu cầu Ống dẫn dùng trong hệ thống điều khiển bằng thủy lực phổ biến là ống dẫn cứng (vật liệu ống bằng đồng hoặc thép) và ống dẫn mềm (vải cao su và ống mềm bằng kim loại có thể làm việc ở nhiệt độ 1350C). Ống dẫn cần phải đảm bảo độ bền cơ học và tổn thất áp suất trong ống nhỏ nhất. Để giảm tổn thất áp suất, các ống dẫn càng ngắn càng tốt, ít bị uốn cong để tránh sự biến dạng của tiết diện và sự đổi hƣớng chuyển động của dầu. - Vận tốc dầu chảy trong ống  Ở ống hút: v = 0,5 ÷ 1,5m/s;  Ở ống nén: p < 50bar thì v = 4÷5m/s; p = 50 ÷ 100bar thì v = 5 ÷ 6m/s p > 100bar thì v = 6 ÷ 7m/s  Ở ống xả: v = 0,5 ÷ 1,5m/s  Các đƣờng ống hút: / / /  Các đƣờng ống nén: /  Các đƣờng ống xả: / / Hình 1.34. Sơ đồ mạch thủy lực thể hiện các đƣờng ống - Chọn kích thƣớc đƣờng ống Ta có phƣơng trình lƣu lƣợng chảy qua ống dẫn: Q = A.v Trong đó: Tiết diện: — .v Trong đó: d: (mm); Q: (lít/phút); v: (m/s). => Kích thƣớc đƣờng kính ống dẫn là: √ (mm) b. Các loại ống nối - Yêu cầu Trong hệ thống thủy lực, ống nối có yêu cầu tƣơng đối cao về độ bền và độ kín. Tùy theo điều kiện sử dụng ống nối có thể không tháo đƣợc và tháo đƣợc. - Các loại ống nối Để nối các ống dẫn với nhau hoặc nối ống dẫn với các phần tử thủy lực, ta dùng các loại ống nối đƣợc thể hiển ở hình vẽ Hình 1.35. Các loại ống nối a. Ống nối vặn ren; b. Ống nối siết chặt bằng đai ốc 3.5.2. Vòng chắn a. Nhiệm vụ Chắn dầu đómg vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự làm việc bình thƣờng của các phần tử thủy lực. Chắn dầu không tốt, sẽ bị rò dầu ở các đầu nối, bị hao phí dầu, không đảm bảo áp suất cao dẫn đến hệ thống hoạt động không ổn định. b. Phân loại Để ngăn chặn sự rò dầu, ngƣời ta thƣờng dùng các loại vòng chắn, vật liệu khác nhau, tùy thuộc vào áp suất, nhiệt độ của dầu. Dựa vào bề mặt cần chắn khít, ta phân thành hai loại: - Loại chắn khít phần tử cố định. - Loại chắn khít phần tử chuyển động.  Loại chắn khít phần tử cố định Chắn khít những phần tử cố định tƣơng đối đơn giản, dùng các vòng chắn bằng chất dẻo hoặc bằng kim loại mềm (đồng, nhôm). Để tăng độ bền, tuổi thọ của vòng chắn có tính đàn hồi, ta thƣờng sử dụng các cơ cấu bảo vệ chế tạo từ vật liệu cứng hơn (cao su nền vải, vòng kim loại, cao su lƣu hóa cùng lõi kim loại).  Loại chắn khít các phần tử chuyển động tƣơng đối với nhau Loại này đƣợc dùng rộng rãi nhất, để chắn khít những phần tử chuyển động. Vật liệu chế tạo là cao su chịu dầu, để chắn dầu giữa 2 bề mặt có chuyển động tƣơng đối (giữa piston và xilanh). Để tăng độ bền, tuổi thọ của vòng chắn có tính đàn hồi, tƣơng tự nhƣ loại chắn khít những phần tử cố định, thƣờng ta sử dụng các cơ cấu bảo vệ chế tạo từ vật liệu cứng hơn (vòng kim loại). Để chắn khít những chi tiết có chuyển động thẳng (cần piston, cần đẩy điều khiển con trƣợt điều khiển với nam châm điện,...), thƣờng dùng vòng chắn có tiết diện chử V, với vật liệu bằng da hoặc bằng cao su. Trong trƣờng hợp áp suất làm việc của dầu lớn thì bề dày cũng nhƣ số vòng chắn cần thiết càng lớn. Bài 4: Sửa chữa máy tiện. * Mục tiêu - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại các máy tiện thông dụng và phương pháp kiểm tra độ chính xác tĩnh. - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ụ động, băng máy, bàn xe dao và hộp bước tiến. - Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của các bộ phận; lựa chọn được phương pháp kiểm tra, sửa chữa thích hợp; - Tháo, lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được các bộ phận như: Ụ động, băng máy, bàn xe dao và hộp bước tiến đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tác phong công nghiệp. * Nội dung 1. Phương pháp kiểm tra và đánh giá độ chính xác tĩnh của máy tiện. CÁC HIỆN TƯỢNG GÂY RA HƯ HỎNG KHI MÁY TIỆN LÀM VIỆC Kiểm tra máy Tiện khi làm việc Ý nghĩa của công tác kiểm tra Công tác kiểm tra máy nhằm mục đích đánh giá tình trạng máy móc thiết bị trong quá trình sản suất, trƣớc và sau những lần sửa chữa máy, xác định đƣợc mức độ hƣ hỏng hay gần hƣ hỏng, trên cơ sở đó lập kế hoạch sửa chữa, hiệu chỉnh, dự trù vật tƣ, trang thiết bị cho sửa chữa, hiệu chỉnh cũng nhƣ tính toán thời gian và nhân công cho sửa chữa máy. Qua công tác kiểm tra chúng ta cũng xác định đƣợc chế độ bảo dƣỡng bảo trì thƣờng xuyên có hợp lý không, chế độ bôi trơn cho máy, chủng loại dầu mở bôi trơn đã phù nhợp chƣa và chế độ sử dụng vận hành máy nhƣ thế nào. Trên những yếu tố đó xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng hiệu chỉnh máy hữu hiệu phù hợp với yêu cầu sản suất của phân xƣởng hay nhà máy. 1.1.2. Phương pháp kiểm tra - Kiểm tra qua trực quan: Theo dõi máy chạy khi làm việc với các chế độ cắt khác nahu, nghe tiếng máy có bình thƣờng không, tình trạng các bộ phận các tay gạt thay đổi tốc độ có nhẹ nhàng không, có đủ số tốc độ không. Kiểm tra sản phẩm sản suất trên máy, số lƣợng sản phẩm sai hỏng (loại trừ nguyên nhân do ngƣời đứng máy, do dao cụ...) kiểu sải hỏng, phế phẩm có trùng lập không, cũng nhƣ tần suất của dạng sai hỏng để phán đoán tình trạng của máy, bộ phận máy làm cơ sở cho bƣớc kiểm tra sau này khi tháo mở máy. Đọc từ sổ theo dõi sử dụng máy hàng ngày ghi chép những hiện tƣợng của máy cũng nhƣ tình trạng máy móc, thiết bị sau lần sửa chữa đó. Từ những yếu tố trên phần nào đã định hƣớng cho công tác kiểm tra tiếp theo. b. Kiểm tra bằng thiết bị kiểm tra Sửa dụng các thiết bị đo kiểm để kiểm tra tình trạng của bộ phận, chi tiết máy. Dùng dây chì kiểm tra khe hở chân răng và đỉnh răng của cặp bánh răng ăn khớp, của đai ốc và trục vít, khe hở của ổ trƣợt hai nữa. Dùng màu kiểm tra vùng ăn khớp của cặp bánh răng, vùng tiếp xúc của các mặt trƣợt. Sử dụng cặn lá kiểm tra trị số khe hở của cặp bánh răng di trƣợt, của các mối ghép, mặt trƣợt. Sử dụng cầu kiểm và đồng hồ so để kiểm tra độ mòn, độ đồng phẳng, không thẳng của đƣờng trƣợt, vị trí tƣơng quan của trục trơn, trục vít đối với đƣờng trƣợt băng máy Tiện. Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của các trục, độ không vuông góc, độ không song song giữa các trục với nhau, kiểm tra độ không vuông góc của trục chính với băng máy. Sử dụng đồng hồ đo tốc độ để kiểm tra tốc độ của trục chính máy tiện để phát hiện hệ số trƣợt của cơ cấu ly hợp ma sát đĩa, ly hợp an toàn, cơ cấu phanh... Sử dụng thiết bị chuyên dùng đo độ căng của đai truyền, độ trùng của xích tải, độ không phẳng mặt đầu của cơ cấu đai truyền, cơ cấu xích, băng chuyền... Dùng đồng hồ nhiệt kế để kiểm tra độ phát nhiệt của ổ trục chính của máy, thời gian tăng nhiệt... 1.2. Kiểm tra, hiệu chỉnh các dạng pan khi máy Tiện làm việc 1.2.1. Sơ đồ kiểm tra máy tiện a. Kiểm tra độ đảo trục chính Hình 25. 28. Sơ đồ kiểm tra trục chính 1- Kiểm tra độ đảo dọc trục của trục chính ±0,015 2- Kiểm tra độ đảo hƣớng kính của trục chính ±0,01/300 b. Kiểm tra vị trí tương quan của các bộ phận với trục chính: Hình 25. 29. Sơ đồ kiểm tra vị trí tƣơng quan trục chính 1- Kiểm tra độ độ đồng tâm của ụ động với trục chính 2- Kiểm tra độ không song song của bàn máy với trục chính ±0,01 c. Kiểm tra các bộ phận khác với máy Hình 25.30. Sơ đồ kiểm tra các bộ phận khác 1- Kiểm tra độ song song của băng máy với bề mặt lắp thanh rƣng 2- Kiểm tra độ song song của ụ động với băng máy 3- Kiểm tra độ song song của trục trơn và trục vít với băng máy 1.3. Hiệu chỉnh các dạng pan của máy Tiện Hiệu chỉnh cổ trục chính: Khi phát hiện cổ trục chính có hiện tƣợng dơ đảo quá trị số cho phép hay cổ trục nóng quá 600C ta tiến hành điều chỉnh lại. Mở nắp hộp trục chính, nới vít hãm chống nới lỏng của đai ốc điều chỉnh sau đó dùng clê moóc xiết (nới) đai ốc, lƣu ý không nên xiết quá chặt vì vẫn phải duy trì khe hở nhỏ đủ để cho viên bi lăn trong ổ, kiểm tra bằng cách tách trục ra khỏi các cơ cấu truyền dẫn khác, quay vài vòng trục chính để khe hở của hai vòng bi chặn cân bằng với nhau, chú ý xem sự chuyển động của trục chính có êm đều và nhẹ nhàng không qua cảm giác của tay đặt trên mâm cặp. Nếu thấy ổn định mới xiết chặt các vít hãm chống nới lỏng lại. Kẹp trục kiểm lên mâm cặp, dử dụng đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của trục để so sánh với thông số kỹ thuật cho phép. Để máy chạy với các tốc độ khác nhau, nghe tiếng động của trục chính phát ra, yêu cầu tiếng phải đều và ổn định. Kiểm tra nhiệt độ tại cổ trục chính nếu thấy nóng quá nhiệt độ cho phép, phải tiến hành điều chỉnh lại. Điều chỉnh cơ cấu bi truyền lực bi lò xo an toàn: Cơ cấu bi lò xo này vừa đóng vai trò là một khớp nối truyền lực vừa là cơ cấu an toàn bảo vệ thiết bị trong hộp tốc độ tiến. Do đóng hai va trò nhƣ vậy khi điều chỉnh phải đảm bảo cơ cấu khi làm việc đáp ứng đƣợc lực cắt tối đa Pmax nhƣng khi cắt quá trị số cho phép của máy (với hệ số 1,3) cơ cấu pjair có hiện tƣợng trƣợt không truền tải cho hộp bàn dao để bảo vệ chi tiết trên máy. Tiến hành điều chỉnh nhƣ sau: nới vít hãm chống nới lỏng của đai ốc điều chỉnh, dùng clê moóc xiết đai ốc điều chỉnh vào, kiểm tra lực cắt tối đa trên máy bằng thiết bị đo lực (khóa chặt chuyển động của bàn máy với thiết bị đo, để máy chạy chậm đƣa bàn dao tịnh tiến với bƣớc tiến nhỏ và theo dõi đồng hồ với áp lực kế, khi bàn dao bị dừng chuyển động, nếu kim đồng hồ dao động trong khoảng cho phép là đƣợc, nếu không phải dừng máy và điều chỉnh lại). Trong trƣờng hợp điều kiện kiểm tra không có đầy đủ thiết bị kiểm tra ta có thể tiến hành điều chỉnh và kiểm tra qua thực nghiệm cho máy cắt chi tiết với bƣớc tiến lớn nhất và chiều sâu cắt tối đa trên phôi thép C45, quan sát và theo dõi tình trạng máy làm việc nếu thấy máy bắt đầu có hiện tƣợng trƣợt (đôi lúc) và tiếng máy có gằn rít, ta chỉ cần xiết thêm khoảng 1/10 – 1/8 vòng đai ốc là có thể đảm bảo tƣơng đối lực cắt gọt cho phép của máy. Sau đó vẫn cần phải theo dõi tình trạng làm việc của máy một thời gian. Điều chỉnh vòng bi chặn của trục khớp nối với trục vít me trong chuyển động cắt ren: điều chỉnh hai đai ốc công của cơ cấu nhƣ sau: Nới đai ốc khóa hãm, siết đai ốc điều chỉnh vào thật chặt (đai ốc nằm bên trong) sau đó nới ngƣợc lại một lƣợng nhất định để tạo khe hở nhỏ cho viên bi lăn trong ổ (bƣớc ren đai ốc t=1,5), cộng thêm độ dơ của ren. Dùng clê moóc giữa nguyên vị trí của đai ốc công đó lại, xiết chặt đai ốc thứ 2 để công đai ốc 1, kiểm tra nếu chƣa đƣợc phải làm lại. Cách thứ 2: Nới đai ốc khóa hãm, xiết nhẹ đai ốc điều chỉnh đến độ vừa tầm, quay thử trục để kiểm tra nếu thấy đạt, giữ nguyên vị trí của đai ốc lại bằng clê moóc và siết chặt đai ốc thứ 2 vào để khóa hãm (công nhau lại), sau đó cho cắt ren thử, kiểm tra hình dáng hình học của ren đƣợc gia công bằng dƣỡng kiểm tra ren, để xác định độ dơ đảo cho phép của cơ cấu sau khi điều chỉnh đã đạt chƣa. Điều chỉnh các đƣờng trƣợt trên máy: Các đƣờng trƣợt của máy tiện đều thiết kế có khả năng điều chỉnh đƣợc, đƣờng trƣợt dọc của bàn dao sử dụng 2 miếng căn mỏng và vít để căn chỉnh, sau khi điều chỉnh căn cần phải siết chặt đai ốc khóa hãm lại để chống hiện tƣợng tự nới lỏng. Khi chỉnh căn lƣu ý điều chỉnh đồng thời cả hai miếng căn và phải kiểm tra kỹ sau điều chỉnh bằng cách quay tay quay để bàn dao dịch chuyển, yêu cầu nhẹ nhàng không dơ, khi cắt gọt không có hiện tƣợng bị đẩy dao, gằn chi tiết gia công. Đƣờng trƣợt của bàn dao ngang và bàn dao dọc phụ căn điều chỉnh có hình dạng nêm, điều chỉnh bằng vít có vai lớn, khi vặn vít, vai của vít tỳ vào miếng căn và đẩy miếng căn tịnh tiến khử dần khe hở đƣờng trƣợt. Vít thứ 2 có chiều ngƣợc lại có công dụng để hãm chống nới lỏng làm tuột căn. Sau điều chỉnh nhất thiết phải cắt gọt thử để kiểm tra. Điều chỉnh độ dơ của đai ốc bàn dao ngang: Tháo tay quay bàn dao ngang, tháo 2 đai ốc công, tháo gối đỡ, tháo trục vít ra, nới căn, đẩy bàn trƣợt dao ngang ra, tháo đai ốc ra ngoài. Lắp trả đai ốc vào trục vít, nới đai ốc khóa hãm (nằm giữa 2 đai ốc kia). Vặn nhẹ đai ốc điều chỉnh (nhỏ hơn và có ren lắp với đai ốc lớn) lắc kiểm tra độ dơ dọc của cơ cấu đai ốc trục vít, nếu hết dơ và chuyển động trên trục nhẹ nhàng là đạt. Giữ nguyên vị trí siết đai ốc hãm chặt lại thành một khối, tháo rời cụm đai ốc khỏi trục vít và sau đó lắp lại vào máy, chú ý điều chỉnh lại 2 đai ốc công nằm ở đầu trục vít gần tay quay để đảm bảo các chi tiết trƣợt lên nhau nhẹ nhàng và không do không quá chặt. Có thể để trên máy rồi điều chỉnh đai ốc kép thông qua lỗ hổng dƣới gầm băng máy, nhƣng phƣơng pháp này khó điều chỉnh và kiểm tra hơn vì vị trí điều chỉnh không thuận tiện. Điều chỉnh độ dơ mòn giữa trục vít me với đai ốc hai nữa. Điều chỉnh bằng vít điều chỉnh nằm trên nữa dƣới của đai ốc 2 nữa. Khi nới bớt vít ra đã làm cho độ khép vào của đai ốc nữa 2 tăng lên, vì ren của cơ cấu này có dạng ren hình thang cân nên khi khép vào độ tiếp xúc càng tăng lên, khử bỏ bớt khe hở do do mòn trong quá trình làm việc. 2. Sửa chữa ụ động. PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA Ụ ĐỘNG - Các dạng hỏng cơ bản của ụ động TT Hƣ hỏng thƣờng gặp Nguyên nhân Cách xử lý 1 Quay tay quay mấy Do trụcvít đai ốc quá Sửa chữa hoặc thay thế vòng mới thấy nòng ụ mòn trục vít đai ốc mới động chuyển động 2 Khóa nòng ụ động mà Đai ốc quá mòn. Thay đai ốc mới nòng ụ động vẫn Mất then ở tay khóa. Thay then mới. chuyển động Trục khóa nòng ụ Sửa chữa trục khóa động bi mòn nòng bằng phƣơngpháp đã học hoặc thay mới 3 Khi khóa ụ động mà ụ Trục lệch tâm quá Sửa chữa hoặc thay thế động vẫn chuyển động mòn. trục lệch tâm . Mất then, mất chốt ở Thay then, chốt mới. tay gạt. Thay vít mới. Vít trên thanh hãm bị mất 4 Quay tay quay thấy Then chống xoay bị Sửa chữa hoặc thay then nòng ụ động chuyển mất, mòn. chống xoay mới. động tròn hoặc nặng Then chống xoay vặn Nới lỏngthen chống quá chặt chạm vào xoay nòng ụ động 5 Khi tháo tay quay hãm Mất vít cố định . Thay vít cố định mới. ụ động mà đòn hãm và Lò xo trên vít cố định Thay lò xo hồi vị mới 43 thanh hãm không trở mất tính chất hồi vị, về vị trí ban đầu. hoặc mất lò xo 1.2. Phƣơng pháp sửa chữa ụ động Những chi tiết bị mòn cần đƣợc phục hồi hoặc thay mới của ụ động là đế, thân, nòng và bộ truyền trục vít đai ốc. Phục hồi chính xác lỗ gá nòng ụ động trong thân ụ sau và chiều cao tâm là những việc chiếm nhiều thời gian nhất. Sửa chữa bộ truyền trục vít me - đai ốc của ụ động giống nhƣ phần sửa chữa bộ truyền trục vít đai ốc ở phần hệ bàn dao nhƣ đã nêu. Phần này sẽ nêu cách phục hồi độ chính xác lắp ghép giữa thân với đế ụ động, giữa đế với băng máy, giữa thân với nòng ụ động và độ chíng xác chiều cao thân ụ sau. Muốn vậy phải sửa chữa ba chi tiết cơ bản là thân, đế và nòng ụ động. Khi lỗ côn ở nòng ụ động và lỗ lắp nòng của thân ụ động mòn ít, khe hở lắp ghép giữa lỗ thân và nòng chƣa quá 0,05 mm, độ côn và độ ô van chƣa quá 0,01mm và các bề mặt làm việc không bị xây sát thì chỉ cần cạo sơ bộ mặt trƣợt của đế ụ động theo băng máy. Nếu chiều cao tâm ụ động thấp hơn tâm trục chính thì dùng căn đệm nâng chiều cao tâm nên . Khi nòng và lỗ thân ụ động mòn nhiều thì phải sửa chữa, có hai phƣơng pháp sửa chữa: 1.2.1. Sửa chữa ụ động bằng phương pháp gia công cơ (doa lỗ thân ụ) Sửa chữa ụ động bằng phƣơng pháp gia công cơ tiến hành theo trình tự sau: Cạo mặt dƣới của thân ụ động .Số lƣợng các vết sơn tiếp xúc khi kiểm tra bằng mặt phẳng mẫu không dƣới 10 điểm trên diện tích 25x25 mm. Hình 25.26. Phục hồi ụ động bằng phƣơng pháp doa lỗ lắp nòng Phay mặt trên của đế ụ động rồi lắp thử với thân. Nếu bề mặt lẳp ráp của sống trƣợt đế ụ động không tiếp xúc với rãnh tƣơng ứng ở thân thì phải dùng đệm dán hoặc bắt vít vào bề mặt sống trƣợt cho cao và dầy nên. Cạo các bề mặt tiếp xúc của đế ụ với thân ụ. Độ tiếp xúc phải đạt từ 10 vết trở lên trên diện tích 25x25 mm. 44 Cạo các mặt dƣới của đế ụ dộng theo băng máy nhằm hai mục đích: đạt tới độ thăng bằng của mặt trƣợt đế ụ động với thân ụ và đạt độ tiếp xúc tốt giữa các mặt dƣới của đế ụ động với băng máy phải đạt từ 10 đến 15 vết sơn tiếp xúc trên diện tích 25x25 mm. Bắt chặt thân và đế ụ động . Đẩy ụ động tới vị trí để gia công lỗ bằng phƣơng pháp dùng dao doa. Đẩy bàn dao tới chạm vào ụ động,dùng bích lắp trên bàn dao ép nhẹ ụ động trên băng máy thử cho bàn dao chạy dao tự động xem có đẩy đƣợc ụ động dễ dàng không rồi trả lại vị trí cũ. Lắp trục dao doa vào lỗ trục chính và luy nét. Dùng đồng hồ so kiểm tra vị trí tâm trục dao doa. Phải gá luy nét sao cho lỗ sau khi doa sẽ có đƣờng tâm lỗ trục chính 0,05÷0,1 mm (dùng để bù trừ khi xiết chặt và cạo sau này). Doa lỗ. Gia công nòng theo lỗ đã doa. Lắp nòng vào lỗ để nong thò ra khỏi lỗ 100 mm, hãm nòng lại, sẽ dùng nòng làm chuẩn dể cạo rà mặt dƣói của đế ụ theo băng máy. Cạo rà các mặt dƣới của đế ụ với băng máy theo những điều kiện sau đây: - Tâm ụ sau cao hơn tâm trục chính 0,02 mm; - Độ không song song của đƣờng tâm ụ sau trong mặt phẳng ngang đối với sống trƣợt băng máy không quá 0,01 mm trên chiều dài 100 mm (chỉ cho phép mũi tâm ụ sau lệch về phía dao tiện để triệt tiêu biến dạng do lực cắt gây nên). - Độ không song song của đƣờng tâm ụ sau trong mặt phẳng đứng đối với sống trƣợt băng máy không đƣợc quá 0,02 mm (chỉ cho phép mũi tâm ụ sau lệch trên để triệt tiêu biến dạng do trọng lƣợng vật gia công gây nên). Dùng phƣơng pháp đúc bạc bằng chất dẻo. Khi sửa chữa ụ động bằng phƣơng pháp đúc bạc bằng chất dẻo (hình 25.26) ngoài việc cạo rà đế nhƣ ở phƣơng pháp gia công cơ, tiếp theo ta còn phải thực hiện những công việc sau: Mài nòng tới kích thƣớc sửa chữa. Tiện rộng lỗ ở thân ụ động trên máy tiện ren vít vạn năng rộng thêm 5÷6 - theo đƣờng kính, độ nhám cần thiết của mặt gia công Rz = 160 m, độ côn và độ ô van cho phép không quá 0,5 mm. Hình 25.27. Phục hồi ụ động bằng phƣơng pháp đúc bạc sửa chữa 45 Gia công trục mẫu để lắp vào lỗ côn trục chính máy tiện. Đƣờng tâm trục chính đƣợc điều chỉnh song song với băng máy. Phần phía ngòai của trục mẫu có chiều dài đủ để luồn qua lỗ ở thân ụ sau và còn thò ra ngoài 20÷30 mm. Đƣờng kính trục mẫu lớn hơn đƣờng kính nòng ụ sau đã sửa chữa 0,005÷ 0,01 mm . Lắp trục mẫu vào lỗ côn trục chính, đƣờng tâm trục mẫu lệch so với đƣờng tâm trục chính là 0,07÷0,08 mm. Muốn vậy cần căn lỗ côn trục chính ở một phía bằng giấy có chiều dày tƣơng ứng. Quay trục chính để kiểm tra độ đảo của trục mẫu. Độ đảo phải trong khoảng 0,14÷0,17 mm. Định vị để đảm bảo chiều cao tâm ụ động đạt điều kiện kỹ thuật sửa chữa trong trƣờng hợp dùng bạc bổ sung bằng chất dẻo (cao hơn tâm trục chính 0,05÷0,07 mm). Khoan ba lỗ đƣờng kính 6÷8 mm ở thân ụ sau. Tẩy sạch dầu mỡ, dung dịch trơn nguội ở ba lỗ khoan chờ từ 15÷20 phút cho khô hẳn. Bôi một lớp xà phòng mỏng vào trục mẫu, đẩy ụ sau vào cho trục này luồn qua lỗ ở thân ụ sau và cố định ụ sau trên băng máy. Trát đất sét vào hai đầu hở của lỗ thân ụ sau và bịt kín tất cả các lỗ dẫn từ lỗ này ra ngoài (trừ ba lỗ vừa khoan); đắp đất sét lên ba lỗ vừa khoan thành ba phễu (dùng loại đất sét lâu khô, đất sét nặn tƣợng). Chuẩn bị dung dịch đông cứng nhanh xtirakrin và rót vào phễu giữa tới khi dung dịch lên đến nửa phễu thì ngừng. Rót xong, để nguyên toàn bộ cụm trục chính và ụ sau nhƣ vậy trong hai giờ ở nhiệt độ bình thƣờng. Phá các chỗ bịt đất sét, tháo ụ sau cùng với lớp xtirakrin vừa đúc ra khỏi trục mẫu. Nhƣ vậy đã sửa chữa xong. So sánh hai phƣơng pháp sửa chữa, ta thấy phƣơng pháp thứ hai có ƣu điểm sau đây: Không phải thay nòng ụ sau mà chỉ cần phục hồi bằng cách mài tới kích thƣớc sửa chữa; Cùng một lúc đảm bảo độ đồng tâm, đồng trục giữa đƣờng tâm ụ sau với đƣờng tâm trục chính và độ song song giữa đƣờng tâm ụ sau với băng máy; Thao tác đơn giản; Năng suất cao (gấp 3 lần so với phƣơng pháp thứ nhất); Giá thành rẻ. Trong cả hai phƣơng pháp trên đều có công việc phục hồi hoặc thay nòng ụ động. Khi phục hồi phải sửa chữa lỗ côn và đƣờng kính ngoài của nòng. Đƣờng kính ngoài của nòng thƣờng đƣợc phục hồi bằng mài tinh để khôi phục độ côn và độ ô van cho phép. Độ nhẵn bề mặt đạt Ra = 1,25 m. Khe hở lắp ráp giữa nòng với lỗ ở thân ụ là 0,05 mm. Lỗ côn của nòng nếu bị mòn nhiều sẽ đƣợc phục hồi bằng cách lắp bạc sửa chữa. 46 Muốn vậy, trƣớc tiên ủ rồi tiện rộng lỗ côn thành lỗ trụ, đƣờng kính lỗ trụ to hơn đƣờng kính đầu côn lớn khoảng 4m m hoặc hơn nữa (phụ thuộc vào chiều dầy nòng ụ sau), độ nhẵn bề mặt đạt Rz = 10 m. Sau đó gia công bạc sửa chữa bằng thép thấm các bon rồi tôi mặt côn tới độ cứng 58–60 HRC. Đƣờng kính ngoài của bạc nhỏ hơn đƣờng lỗ lắp ghép với nó của vòng 0,05 mm, độ nhám bề mặt đạt Rz = 10 m tới Ra = 2,5 m, Chiều dài bạc bằng chiều dài lỗ của nòng. Bạc đƣợc lắp vào lỗ ở nòng bằng keo dán. Đợi 24 giờ cho keo khô hẳn thì mài lỗ côn đạt kích thƣớc yêu cầu. Sau khi phục hồi, nếu các vặch khắc ở mặt ngoài của nòng bị mờ hoặc mất hẳn thì phải khắc vạch mới. - THỰC HÀNH SỬA CHỮA Ụ ĐỘNG - Điều kiện thực hiện - Bản vẽ. Bản vẽ Ao hệ bàn dao. - Thiết bị: Hệ bàn dao. - Dụng cụ: Hộp dụng cụ tháo lắp, sửa chữa máy. - Trình tự sửa chữa Ụ động Bước 1. Sửa chữa quay tay quay mấy vòng mới thấy nòng ụ động chuyển động. Bước 2. Sửa chữa khóa nòng ụ động mà nòng ụ động vẫn chuyển động. Bước 3. Sửa chữa khi khóa ụ động mà ụ động vẫn chuyển động. Bước 4. Sửa chữa quay tay quay thấy nòng ụ động chuyển động tròn hoặc nặng. Bước 5. Sửa chữa khi tháo tay quay hãm ụ động mà đòn hãm và thanh hãm không trở về vị trí ban đầu. 2.3. Kiểm tra sau khi sửa chữa ụ động Kiểm tra động đồng tâm của nòng Ụ động với tâm trục chính. Kiểm tra chuyển động của Ụ động trên băng máy có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ không. Kiểm tra chuyển động của nòng Ụ động ra vào có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ không. Kiểm tra khóa Ụ động và khóa nòng Ụ động có khóa hãm đƣợc hay không. 3. Sửa chữa băng máy. 3.1. Những yêu cầu cần thiết của băng máy. 3.2. Các dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa. 3.3. Các bước thực hiện. 4. Sửa chữa bàn xe dao. 4.1. Những yêu cầu cần thiết của bàn xe dao. a. Cấu tạo hộp xe dao máy tiện T616 Hộp xe dao được đúc bằng gang, hộp được bắt cố định dưới bàn dao nhờ 5 vít đầu chìm. Trong hộp có 4 trục, trên trục XV và trục XVII và có lắp ly hợp ma sát côn, trên đầu trục XVII có gia công trục răng để ăn khớp với thanh răng lắp dưới bàn máy. Trục còn lại phía đầu lắp đĩa cam và phía trong lắp cơ cấu hãm chuyển động giữa hai chuyển động khi tiện trơn và tiện ren. Phía ngoài hộp có tay quay để hộp tịnh tiến bằng tay, hai tay gạt ly lợp ma sát côn để tiện dọc và ngang. Tay gạt đóng đai ốc hai nữa khi tiện ran, ngoài ra còn có tay gạt ly hợp an toàn khi quá tải. Hộp nhận chuyển động từ trục trơn hay trục vít me khi tiện trơn hay tiện ren thông qua các tay gạt ly hợp. Khi tiện ren ta gạt đống đai ốc hai nữa qua cơ cấu hãm sẽ không cho tay gạt chuyển động dọc, tiện trơn đóng được nữa vì không có hai chuyển động dọc ngang cùng một lúc được. Ngoài ra hộp còn có bánh răng vít, trục vít và ly hợp an toàn khi quá tải kiểu lò xo bi. b.Nguyên lý làm việc Chuyển động bằng tay: khi muốn dịch chuyển bàn dao bằng tay thì ta quay bằng tay thông qua cặp bánh răng, rồi làm trục răng quay, trục răng ăn khớp với thanh răng làm cho bàn dao tịnh tiến. Khi muốn bàn dao chuyển động tự động: + Chuyển động tự động dọc: Khi ta đóng tay gạt tự động dọc ly hợp ma sát công đóng lại làm chuyển động bàn dao theo chiều dọc. + Chuyển động tự động ngang: Khi ta đóng tay gạt tự động ngang ly hợp ma sát công đóng lại làm chuyển động bàn dao theo chiều ngang. c.Nhiệm vụ Tạo ra bước tiến dọc và bước tiến ngang. Nếu chạy tự động thì đóng ly hợp ma sát côn. Nếu chuyển động bằng tay thì quay vô lăng. d. Nguyên tắc chung tháo, lắp hộp chạy dao - Trước khi tháo máy phải nghiên cứu thông qua thuyết minh của máy để nắm vững được được bản vẽ lắp hộp chạy dao. Từ đó vạch được kế hoạch tiến độ và lập quy trình công nghệ tháo - lắp hộp chạy dao. - Nếu không có bản vẽ, sơ đồ động của máy thì nhất thiết phải lập được s... Cách sửa chữa: Thay thế; Thay bơm, đổ dầu đúng quy định, đúng chủng loại, sửa bơm dầu; Hàn và phay lại bánh răng bị mẻ, cấy răng nếu gãy răng. 13 2.3. Kiểm tra sau khi sửa chữa 2.3.1. Kiểm tra Kiểm tra từng cụm, kiểm tra vị trí lắp của các bánh răng trên trục theo bản vẽ. Kiểm tra các tay gạt thay đổi tốc độ nhẹ nhàng và đủ tốc độ. Kiểm tra độ căng của dây đai. 2.3.2. Phương pháp điều chỉnh Vặn vít số 7 điều chỉnh lò xo của ngàm gạt để tay gạt 1 và 2 thay đổi tốc độ gạt nhẹ nhàng không bị nhảy số khi làm việc. Nếu dây đai bị trùng phƣơng pháp điều chỉnh nhƣ sau: nới bu lông cố định đế của động cơ với thân máy. Nới đai ốc hãm số 2 của gu dông số 3, vặn đai ốc điều chỉnh số 4 để đẩy đế động cơ ra xa trục I, tăng khoảng cách giữa hai trục puly. Nếu đạt ta lại vặn bu lông số 1 cố định động cơ với thân máy và vặn chặt đai ốc hãm số 2 của gu dông số 3. 14 1.1. PHƢƠNG PHÁP SỬA CHỮA HỘP BƢỚC TIẾN MÁY KHOAN 1.1. Các dạng hỏng cơ bản của hộp bƣớc tiến máy khoan 1.1.1. Các dạng hỏng của cơ cấu điều khiển tự động Hình 24.5. Cấu tạo cơ cấu điều khiển tự động Ở Các vấu M1, M2 Là vấu vuông hoặc là trục khoan có vấu răng một chiều. Trong quá trình làm việc bị mòn nên khi đóng tự động do bị mòn làm côn đi, nên thƣờng hay bị trƣợt làm mất tự động. Do đó khi mòn phải thay mới. Cũng có trƣờng hợp khi sửa chữa, lắp ráp thiếu chi tiết làm cho hai vấu khi điều khiển đóng mở không ăn khớp với nhau. Phải kiểm tra lại lắp ráp hoàn chỉnh. 2. Cơ cấu vấu an toàn điều chỉnh ở hộp bước tiến máy khoan nào cũng có Trong quá trình làm việc chúng có thể tự nới lỏng làm cho non tải. Khi có hiện tƣợng non tải phải quan tấm đến điều chỉnh lại áp lực trong các cơ cấu an toàn, có thể ở bộ phân an toàn ở hộp bƣớc tiến xuống, cũng có thể ở bộ an toàn trong 15 trục tay quay, hoặc cơ cấu an toàn tự động đo chiều sâu lắp không đúng sẽ làm mất tự động phải kiểm tra và điều chỉnh sửa chữa lại. 2.1. Gãy là xo tự động đi lên hộp bƣớc tiến còn có bộ phận lò xo lá. Thƣờng đƣợc lắp trong hộp ở đầu trục IX điều khiển tự động. Bộ lò xo này có tác dụng khi trục khoan tiến xuống đến khi cần đi lên thì lò xo làm việc sẽ tự động đƣa trục máy đi lên về vị trí an toàn. Nếu không làm việc lò xo này dễ bị gãy làm trục khoan không tự động đi lên. Vì vậy, cần kiểm tra và sửa chữa. Nếu non tải thì nới bớt suwacs căng của lò xo, nếu căng quá thì phải tăng sức căng của lò xo, điều chỉnh ở mức vừa đủ để đƣa trục chính về vị trí không làm việc. Nếu trƣờng hợp bị gãy thì thay lò xo mới. 2.2. Trường hợp mất bước tiến Mất bƣớc tiến là do một số nguyên nhân sau đây: Nếu mất toàn bộ bƣớc tiến phải kiểm tra truyền động đầu vào. Nếu mất 1, 2, 3 bƣớc tiến, kiểm tra ở tầng trục gạt. Cũng có trƣờng hợp mất toàn bộ bƣớc tiến do trục gạt ngoài gạt đứt chốt không truyền đƣợc chuyển động. Mất 1, 2 hoặc 3 bƣớc tiến là do tầng cặp bánh răng nào đó không ăn khớp hoặc không làm việc. Trong hộp bƣớc tiến có bơm dầu để bôi trơn cho toàn bộ máy khoan từ hộp số đến hộp bƣớc tiến. Cơ cấu điều khiển là hệ thống bôi trơn tuần hoàn, do đó nếu bơm dầu không làm việc sẽ ảnh hƣớng rất lớn đến độ bền, độ chính xác và tuổi thọ của các hộp số và máy. Máy khoan cần ngang có nguyên lý làm việc, công dụng cũng tƣơng tự nhƣ máy khoan trụ. Vì vậy những sai hỏng ở hộp bƣớc tiến, trục khoan, cơ cấu điều khiển cũng giống nhau. Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau nhƣng lại có sai hỏng nhƣ nhau. 1.2. Phƣơng pháp sửa chữa TT Hƣ hỏng Dự đoán nguyên nhân Phƣơng pháp sửa chữa 1 Thay đổi bƣớc tiến Trục răng tay gạt điều Vệ sinh sạch trục răng và khó khiển bị két bẩn hoặc sửa hiết biến dạng răng biến dạng 2 Hộp làm việc có tiếng Thiếu dầu bôi trơn Kiểm tra sự làm việc của kêu bơm dầu và kiểm tra chất lƣợng dầu bôi trơn. Các ổ đỡ, bánh răng bị Thay thế ổ và các bánh mòn răng 3 Mất tốc độ tiến Lò xo lá bị liệt Thay lò xo lá 16 2.1.1. THỰC HÀNH SỬA CHỮA HỘP BƢỚC TIẾN MÁY KHOAN 2.2. Điều kiện thực hiện. - Thiết bị: Hộp bƣớc tiến máy khoan - Dụng cụ: Hộp dụng cụ tháo lắp, sửa chữa máy. - Bản vẽ. Bản vẽ lắp hộp bƣớc tiến máy khoan - Trình tự sửa chữa hộp bƣớc tiến máy khoan - Đọc bản vẽ a. Cấu tạo Hộp bƣớc tiến đƣợc bố trí ở phía trên, hộp có nhiệm vụ tạo ra các tốc độ tiến cho hộp khoan sâu. Hình 24.6. Hộp bƣớc tiến máy khoan Hộp bƣớc tiến có kết cấu gồm 3 trục truyền: Trục I: Là trục rỗng, trên trục có lắp khối bánh răng hình tháp (Z21, Z25, Z30) các bánh răng này đƣợc cách nhau bởi các bạc cách để tránh trƣờng hợp cùng một lúc then mắc vào rãnh then của hai bánh răng, bên trong trục lắp cơ cấu then kéo, đầu trên trục đƣợc lắp then với bánh răng Z50 và cam lệch tâm và đƣợc cố định bằng vòng găng. Trục then kéo gồm hai phần: một phần đầu gia công ren ăn khớp với trục răng của tay gạt, đầu kia đƣợc nằm lại trong ống của trục I và có gia công rãnh, trong đó có lắp then kéo thông qua chốt để then đƣợc đẩy vào rãnh then của bánh răng. 17 Trục II: là trục trơn lắp khối bánh răng cố định hình tháp (Z60, Z56, Z51) ăn khớp với tất cả các bánh răng trên trục I và III. Trục III: Kết cấu tƣơng tự nhƣ trục I, nhƣng ở đầu dƣới gia công liền thành nữa ly hợp an toàn, trên trục cũng lắp khối bánh răng hình tháp - Nguyên lý làm việc Bộ phận tốc độ tiến: Trục chính quay, bánh răng Z27 lắp trên trục chính quay truyền chuyển động cho bánh răng Z50 quay. Khối bánh răng Z50 và Z27 trên trục trung gian quay truyền chuyển động cho bánh răng Z50 của cơ cấu then kéo chủ động. Gạt tay gạt thay đổi bƣớc tiến của trục chính. Cơ cấu then kéo sẽ làm việc, then kéo chiu vào rãnh then của một trong ba bánh răng (Z21, Z25, Z30) truyền chuyển động cho trục của bánh răng khối hình tháp. Tƣơng tự nhƣ vậy khi gạt tay gạt thay đổi bƣớc tiến cơ cấu then kéo bị động (Z30, Z56, Z60) làm việc truyền chuyển động cho cơ cấu ly hợp an toàn, làm trục vít quay. Bộ phận tự động khoan sâu: Chuyển động truyền từ trục vít đến bánh vít lắp trên trục, bánh vít lắp lồng không trên trục tay quay nên truyền chuyển động không truyền trực tiếp từ bánh vít sang trục tay quay đƣợc, mà phải nhờ cơ cấu ly hợp vấu của tay quay và bánh răng có lắp cóc. Chuyển động nhƣ sau: Rút nắp có khía nhám số 1 ở phía ngoài ra theo chiều trục, để chốt choán chỗ rời khỏi vị trí lúc đó quay tay quay một góc 200 thì vấu của tay quay số 3 sẽ trƣợt lên vấu của bánh răng số 4 và chúng chống lên nhau (hai vấu không ở vị trí ăn khớp mà đỉnh của hai vấu tiếp xúc với nhau) vì vậy nên bánh răng số 4 có vấu phía trong sẽ dịch chuyển theo trục và phía trong ép là xo lại, để đĩa răng hai mặt số 7 ăn khớp với đĩa răng một mặt số - lắp cố định trên bánh vít số 9 nhận truyền động từ bánh vít đến đĩa răng hai mặt, đến bánh răng. Vì bánh răng lắp với trục tay quay bằng then hoa nên truyền chuyển động cho trục tay quay số 11 quay. Trục tay quay quay làm cho thanh răng ống bao số 10 của trục chính chuyển động tiến sâu nhờ đầu trục của tay quay có răng ăn khớp với thanh răng trên ống bao trục chính nên ống bao đƣa trục chính tiến sâu đƣợc. Khi ngắt tự động tiến sâu ta đẩy nắp khía nhám số 1 phía ngoài vào, chốt vào vị trín choán chỗ của chúng ban đầu (trƣớc khi đẩy nắp có khía nhám vào tay quay, ta quay ngƣợc một góc 200). Lúc này vấu của tay quay và vấu của bánh răng ăn khớp với nhau nhờ là xo số 6 nén ở giữa đĩa răng 2 mặt và đĩa răng một mặt. Đĩa răng hai mặt đẩy bánh răng số 4 tịnh tiến ra phía ngoài vào ăn khớp với vấu của tay quay số 3. Do đó lúc này bánh vít số 9 vẩn quay lồng không với trục mà không truyền đƣợc chuyển động cho trục nên tự động tiến sâu không thực hiện. Khi máy làm việc quá tải 10% ÷20% trục chính sẽ dừng chuyển động tiến sâu nhờ ly hợp bi an toàn. Nhờ 4 cóc số 5 đƣợc lắp trên bánh răng số 4 trƣợt đƣợc trên đĩa răng hai mặt nên trong lúc đang khoan tự động ta có thể khoan tay đƣợc với tốc độ khoan sâu nhanh hơn khoan tự động: muốn cho mũi khoan không ăn sâu nữa, trong lúc đang khoan tự động ta quay tay quay ngƣợc lại 200 so với trục nhƣ vậy răng của đĩa răng đối diện với răng của bánh răng nhờ đƣờng xiên của đĩa răng hai mặt và một mặt. Bánh răng trƣợt về phía bên phairkhoong ăn khớp với bánh răng hai mặt nữa, nên 18 mũi khoan dừng lại không tiến sâu, lúc khoan tay bằng cách quay tay quay thì răng khía của trục quay tay ăn khớp trực tiếp với thanh răng của ống báo trục chính. - Quy trình công nghệ tháo - lắp hộp bước tiến máy Khoan TT Bƣớc Nội dung Yêu cầu A- THÁO I Tháo hộp ra khỏi thân máy 1 Tháo đai ốc Dùng tuốc nơ vít nới vít hãm đai ốc Không làm biến điều chỉnh độ số 1, dùng clê móc tháo đai ốc ddieuf dạng ren dơ trục chính chỉnh số 2 ra hết phần ren trên trục chính. 2 Tháo nắp đậy Dùng clê lục lăng tháo các bu lông cố trên hộp định nắp với thân hộp và bu lông nắp chặn đầu trục. 3 Tháo xích giữ Quay tay quay cho bàn dao xuống vị quả đối trọng trí thấp nhất và quay tay quay cho hộp với trục chính bƣớc tiến lên vị trí cao nhất, vặn chặt căn. Tháo nắp che phía sau thân máy, dùng kìm kẹp chốt chẻ giữ xích với quả đối trọng và lấy xích ra khỏi khoảng rỗng phía sau thân máy. 4 Tháo trục Dùng tông đồng đệm vào đầu trục chính chính, đóng từ trên xuống 5 Tháo hộp ra Quay tay quay cho bàn gá chi tiết ở vị khỏi thân trí cao nhất, kê đỡ hộp chắc chắn. máy Tháo các bu lông cố định căn số 2 và rút căn ra ngoài. Tháo bu lông M12, dùng dây và đòn khiêng đỡ hộp ra khỏi thân máy số 1, để vào nơi quy định. II Tháo cơ cấu thay đổi bƣớc tiến 1 Tháo bơm Rút bánh răng Z27 ra khỏi trục chính Lựa ống dẫn dầu dầu Tháo bu lông cố định đế của bơm với không bị gãy và bẹp thân hộp 2 Tháo nắp Tháo tay gạt điện. chặn hộp có 19 tay gạt điện Tháo cơ cấu điều khiển điện. Tháo gối đỡ trục tay quay điều chỉnh hộp lên xuống. Tháo nắp chặn thân hộp. 3 Tháo các mặt Tháo bu lông cố định mặt bích chặn ổ bích chặn ổ bi bi. đầu trục Lấy các mặt bích ra ngoài. 4 Tháo trục lắp Tháo vòng găng. Vòng găng không bị khối bánh Tháo khối bánh răng Z27 và Z50. gãy, biến dạng răng hai bậc Gắp then ra. Z27 và Z50 5 Tháo bạc lệch Tháo vòng găng. Các chi tiết không tâm và bánh Tháo bạc lệch tâm và bánh răng Z50. bị biến dạng răng Z50 trên Gắp then ra. trục then kéo thứ nhất 6 Tháo gối đỡ Tháo 2 bu lông cố định gối đỡ. Các chi tiết không trục răng hai Nới vít chí và rút trục răng ra. bị biến dạng đầu của trục then kéo thứ 2 7 Tháo 2 tay Nới vít điều chỉnh lò xo. gạt thay đổi Tháo bu lông cố định gối đỡ trục và bƣớc tiến rút trục tay quay ra ngoài 8 Tháo trục Dùng vam rút trục ra. Bánh răng và trục khối bánh Tháo ổ bi, các bánh răng trên trục không bị biến dạng răng hình Gắp then ra tháp 9 Tháo trục Rút trục răng khỏi trục rỗng và đóng then kéo chủ trục ra ngoài động Tháo ổ bi 10 Tháo trục Rút trục răng có then kéo ra khỏi trục then kéo chủ rỗng. động và tháo Tháo mặt bích đầu trục vít. trục vít Đóng trục vít ra ngoài. Tháo ổ bi trên trục vít. 20 Rút nữa li hợp bi an toàn bị động và ổ bi đỡ chặn ra ngoài. Tháo vít điều chỉnh lò xo li hợp bi an toàn. Đóng trục rỗng của cơ cấu then kéo ra ngoài. Tháo vòng bi trên gối đỡ. III Tháo cơ cấu tự động khoan sâu 1 Tháo cụm tay Tháo tay quay Các chi tiết không quay trục Tháo vành khắc số (du xích) bị biến dạng, không chính lên bị ô van. xuống 2 Tháo hai cữ Tháo chốt cố định cữ và trục, rút cữ ra Các chi tiết không đảo chiều tự ngoài. bị biến dạng, không động chính Tháo mặt bích của trục lắp cữ đóng bị ô van. trục đặc và trục rỗng ra ngoài. Gắp then ra. Nhấc ngàm gạt của li hợp an toàn ra khỏi hộp. 3 Tháo nắp hộp Tghaos bu lông cố định và chốt định phía tay quay vị nắp và thân, nhấc nắp ra ngoài. trục chính 4 Tháo trục Rút bánh răng ăn khớp với vành khắc Chi tiết không biến răng tay quay số và đĩa răng 2 mặt ra theo chiều dạng, ổ bi không bị trục, rút lò xo ra ngoài. biến dạng. Tháo nắp chặn ổ bi đầu trục răng. Tháo 3 vít điều chỉnh trục răng. Tháo bánh vít ra ngoài. Đóng trục ra. Tháo bu lông cố định gối đỡ và đóng gối đỡ ổ bi đầu trục. Tháo ổ bi ra ngoài. 5 Tháo tay Tháo chốt cố định bánh vít với trục Tháo chốt đúng quay điều răng. chiều côn. khiển hộp Rút trục vít ra và đỡ bánh vít ra ngoài. truyền lực lên 21 xuống trên Đóng trục răng ra ngoài. thân máy B. LẮP I Phân loại chi Phân loại và sửa chữa các chi tiết bị tiết mòn hỏng II Làm sạch và Rữa sạch các chi tiết bằng dầu, để khô Chi tiết khô, sạch bôi trơn chi lau sạch, bôi trơn trƣớc khi lắp không có bụi bẩn, tiết bôi trơn đúng đủ III Lắp chi tiết Lắp thành từng cụm, quá trình lắp Lắp đúng trình tự, ngƣợc với quá trình tháo chi tiết không biến dạng. C. KIỂM TRA HIỆU CHỈNH I Kiểm tra Kiểm tra cơ cấu thay đổi tốc độ. Gạt tay gạt thay đổi Kiểm tra cơ cấu tự động khoan sâu tốc độ tiến êm, đủ tốc độ. Quay tay quay trục chính lên xuống nhẹ nhàng. II Hiệu chỉnh Điều chỉnh lò xo tay gạt bƣớc tiến. Tay gạt gạt nhẹ Điều chỉnh độ căng của lò xo li hợp bi nhàng đúng vị trí. an toàn. Lực căng của lò xi hợp lý. III Thử máy Chạy thử không tải và có tải Đủ tốc độ truyền động êm 2.2.2. Sửa chữa hộp bước tiến máy khoan - Trục chính mất tự động khoan sâu Nguyên nhân: Lò xo ly hợp bi an toàn bi yếu Lò xo cơ cấu then kéo, lò xo cóc bị yếu. Ly hợp vấu, đĩa răng bị mòn. Biện pháp sửa chữa Chỉnh lò xo hợp lý. Thay thế. Mòn ít thì điều chỉnh vít, mòn nhiều thì thay thế. - Tay gạt thay đổi tốc độ tiến của trục chình bị nặng Nguyên nhân: 22 Trục răng của then kéo bị biến dạng, bụi bẩn. Điều chỉnh lò xo quá căng. Biện pháp sửa chữa Giũa sửa lại răng, rữa dầu công nghiệp, lau khô trƣớc khi lắp. Thay thế. Điều chỉnh lại lò xo. 2.2.3. Kiểm tra sau khi sửa chữa. - Kiểm tra Kiểm tra cơ cấu thay đổi bƣớc tiến: gạt tay gạt thay đổi bƣớc tiến êm, đủ tốc độ. Kiểm tra cơ cấu tự động khoan sâu: Quay tay quay trục chính lên xuống nhẹ nhàng. Tay quay điều khiển hộp truyền lực lên xuống trên thân máy phải êm. Kiểm tra độ dơ đảo của trục chính: đặt đế đồng hồ so lên bàn máy, kiêm đồng hồ đặt lên trục kiểm theo phƣơng thẳng góc và mặt đầu trục kiểm, trục kiểm đƣợc lắp trên lỗ côn trục chính, trục kiểm tra vị trí điểm đầu và điểm cuối của trục kiểm, sai lệch đọc đƣợc trên đồng hồ so. - Hiệu chỉnh Điều chỉnh lò xo tay gạt thay đổi bƣớc tiến hợp lý để tay gạt gạt êm. Điều chỉnh vít hãm đảm bảo độ căng của lò xo ly hợp bi an toàn, để khi làm việc trục chính không bị dừng, và khi quá tải cơ cấu ly hợp bi an toàn ngắt dừng chuyển động lên xuống của trục chính đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị. - Thử máy Cho máy chạy không tải ở các tốc độ, các bƣớc tiến từ thấp cho đến cao khoảng 30 phút, máy chạy êm đủ tốc độ. Cho máy chạy có tải ở các tốc độ, các bƣớc tiến từ thấp cho đến cao và cho làm việc quá tải 10%÷20% để kiểm tra cơ cấu ly hợp bi an toàn tách dừng chuyển động tiến của trục lắp mũi khoan. 23 - PHƢƠNG PHÁP SỬA CHỮA BÀN MÁY KHOAN 1.1. Các dạng hỏng cơ bản của bàn máy khoan và phƣơng pháp sửa chữa TT Hiện tƣợng hƣ hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa 1 Tay quay, bàn máy lên Do điều chỉnh căn quá Điều chỉnh lại căn xuống bị nặng chặt. Giũa sửa biến dạng Ren trục vít và đai ốc Lắp lại gối đỡ biến dạng. Gối đỡ trục tay quay lắp bị nghiêng 2 Khi khoan chi tiết lỗ Căn bị mòn Điều chỉnh lại căn khoan bị gằn, sai kích Trục chính bị dơ đảo do ổ Điều chỉnh ổ bi thƣớc và bị xiên bị mòn 3 Tay quay bàn máy lên Do điều căn bị chặt Điều chỉnh lại căn xuống bị nặng Do bụi bẩn khô dầu Lau sạch, tra dầu Do các bề mặt trƣợt bị Giũa cạo sửa biến dạng 1.2. Phƣơng pháp sửa chữa 1.2.1. Tay quay, bàn máy lên xuống bị nặng  Nguyên nhân: a Căn bị mòn b Trục chính bị dơ đảo do ổ bị mòn  Phƣơng pháp sửa chữa a Điều chỉnh lại căn 24 2.1. Điều chỉnh ổ bi 1.2.2. Khi khoan chi tiết lỗ khoan bị gằn, sai kích thước và bị xiên  Nguyên nhân: a Do điều chỉnh căn quá chặt. b Ren trục vít và đai ốc biến dạng. c Gối đỡ trục tay quay lắp bị nghiêng  Phƣơng pháp sửa chữa a Điều chỉnh lại căn b Giũa sửa biến dạng c Lắp lại gối đỡ 1.2.3. Tay quay bàn máy lên xuống bị nặng  Nguyên nhân: Do điều căn bị chặt Do bụi bẩn khô dầu Do các bề mặt trƣợt bị biến dạng  Phƣơng pháp sửa chữa Điều chỉnh lại căn Lau sạch, tra dầu Giũa cạo sửa 2.3. THỰC HÀNH SỬA CHỮA BÀN MÁY KHOAN + Điều kiện thực hiện + Bản vẽ. Bản vẽ Ao bàn gá máy khoan K125 + Thiết bị: Bàn gá máy khoan K125 + Dụng cụ: Hộp dụng cụ tháo lắp, sửa chữa máy 2.2. Trình tự sửa chữa bàn máy khoan 2.2.1. Đọc bản vẽ Hình 24.7. Bàn gá máy khoan + Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là mặt bàn và phần chuyển động. Mặt bàn máy đƣợc đúc bằng gang, phía trên gia công rãnh chữ T để lắp bu lông gá kẹp chi tiết và đò gá. Phía trong của bàn máy đƣợc gia công mặt trƣợt đuôi én thông qua căn hình vuông để điều chỉnh khe hở giữa căn trƣợt và mặt trƣợt thân máy nhờ vít điều chỉnh căn và đai ốc hãm. Phía dƣới của bàn máy có hệ thống chuyển động bằng trục vít me đai ốc nhờ tay quay truyền chuyển động, thông qua cặp bánh răng côn. Trục quay tay đầu vuông số 1 lắp bánh răng côn số 10 bằng then và trục đƣợc lắp trong mặt bích và cố định với thân máy bằng ba bu lông số 7. Để định vị vị trí của trục với gối đỡ có hai bạc chặn số 6 đƣợc cố định với trục bằng vít đầu chìm số 5 và số 9. Trục vít me lắp bánh răng côn số 14 nhờ then và vít cố định 13, trục vít me quay trong đai ôc số 14 và đai ốc đƣợc lắp cố định với đế máy bằng ba bu lông, trên đầu của trục vít me có gia công một lỗ để đặt một viên bi để giảm ma sát giữa trục quay và bàn máy. - Nguyên lý làm việc: Quay tay quay đầu vuông số 1, cặp bánh răng côn số 10 và 14 quay làm trục vít me số 12 quay, đai ốc 11 cố định với đế máy nên tr5ucj vít me 12 vừa quay vừa tịnh tiến đƣa bàn máy lên hoặc xuống tùy chiều quay của tay quay. - - - Quy trìnhcông nghệ tháo-lắp bàn máy máy khoan TT Công việc Nội dung Yêu cầu đạt A - THÁO 1 Tháo trục tay Quay tay quay cho bàn máy tới vị Kê đỡ chắc chắn. quay bàn máy trí cao nhất. Không gây biến Cố định bàn với thấn máy – kê đỡ dạng ren, then đảm bàn. bảo an toàn. Tháo mặt bích. Nhấc trục, bạc và bánh răng côn ra. 2 Tháo trục vít me Tháo hai bu lông giữ đai ốc với bàn Không gây biến và đai ốc máy, lấy đai ốc cùng trục ra khỏi dạng ren, then đảm chốt định vị cố định với bàn máy. bảo an toàn. Quay trục vít ra khỏi đai ốc. Tháo bánh răng côn ra khỏi trục vít me. 3 Tháo bàn gá ra Tháo bu lông cố định căn, rút căn ra. Không gây biến khỏi thân máy Dòng dây và đòn khiêng giữ bàn dạng ren, then đảm máy ra ngoài. bảo an toàn. B-LẮP 1 Phân loại chi Phân loại và sửa chữa các chi tiết bị tiết mòn hỏng 2 Làm sạch và bôi Giữa sạch các chi tiết bằng dầu, để Chi tiết khô, sạch trơn chi tiết khô lau sạch, bôi trơn trƣớc khi lắp không có bụi bẩn, bôi trơn đúng đủ. 3 Lắp chi tiết Lắp thành từng cụm. Quá trình lắp Lăp đúng trình tự, ngƣợc với quá trình tháo chi tiết không bị biến dạng C – KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH 1 Kiểm tra Kiểm tra từng cụm theo thô số kỹ Theo yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ. thuật 2 Hiệu chỉnh Tay quay quay lên xuống êm Không có độ dơ. Điều chỉnh căn Điều chỉnh đúng. - Hướng dẫn thực hiện trình tự tháo lắp Tháo Tháo trục tay quay bàn máy Hình 24.8. Trục tay quay bàn máy Quay tay quay cho bàn máy lên vị trí cao nhất, vặn vít cố định căn chặt, kê đỡ ban chắc chắn, nới vít, cố định bạc, dùng cơ lê tháo 3 bu lông cố định mặt bích đỡ trục tay quay nhấc cả cụm máy: trục, bạc, bánh răng côn ra ngoài, dùng vam tháo bánh răng côn ra khỏi trục, gắp then ra. - Tháo trục vít me và đai ốc Hình 24.9. Trục vít me và đai ốc Tháo hai bu lông cố định đai ốc với đế máy, lấy cụm đai ốc vít me ra khỏi chốt định vị, xoay trục vít ra khỏi đai ốc 11. Nới vít định vị 13 cố định bánh răng côn dùng vam rút bánh răng côn 14 ra khỏi trục vít me 12. - Tháo bàn máy ra khỏi thân máy Tháo bu lông cố định căn và nới vít điều chỉnh căn, đẩy căn ra khỏi mặt trƣợt, dùng dây và đòn khiêng giữ bàn ra ngoài.  Lắp 28 Các chi tiết đƣợc phân loại trong dầu, để khô trên giá đỡ, dùng giẻ lâu sạch chi tiết và bôi mỡ, bôi dầu công nghiệp một lớp mỏng lên bề mặt lắp của chi tiết và tiến hành lắp. Trình tự lắp ngƣợc với trình tự tháo.  Phƣơng pháp điều chỉnh dơ lỏng Vặn vít điều chỉnh căn hợp lý để tay quay quay êm – nới lỏng bu lông 2 cố định căn – nới các đai ốc hãm 4 – vặn vít 3 vào nếu bàn bị dơ lỏng – chú ý vặn từ giữa ra hai bên – nếu đƣợc ta lại vặn các đi ốc 4 vào. Quay thử tay quay nếu chƣa đƣợc ta tiến hành điều chỉnh cho đến khi tay quay êm không có độ dơ. Hình 24.10. Phƣơng pháp điều chỉnh dơ lỏng 2.3. Kiểm tra sau khi sửa chữa. Sau khi sửa chữa tiến hành kiểm tra nhƣ sau: Kiểm tra cụm trục vít đai ốc. Kiểm tra cụm trục tay quay – bánh răng côn và gối đỡ lắp đúng vị trí không bị nghiêng lệch. Kiểm tra tay quay quay êm và nhẹ nhàng. Kiểm tra độ vuông góc của bàn máy với trục chính – đế đồng hồ so đặt trên trục chính, kim đồng hồ so tỳ trên thƣớc kiểm trên bàn gá ở 4 vị trí nhƣ hình vẽ, sai lệch cho phép là 0,02mm. Hình 24.11. Sơ đò kiểm tra độ vuông góc của bàn máy với trục chính 29 - CÁC HIỆN TƢỢNG GÂY RA SAI HỎNG KHI MÁY LÀM VIỆC - Kiểm tra máy Khoan khi làm việc - Ý nghĩa của công tác kiểm tra Công tác kiểm tra máy nhằm mục đích đánh giá tình trạng máy móc thiết bị trong quá trình sản suất, trƣớc và sau những lần sửa chữa máy, xác định đƣợc mức độ hƣ hỏng hay gần hƣ hỏng, trên cơ sở đó lập kế hoạch sửa chữa, hiệu chỉnh, dự trù vật tƣ, trang thiết bị cho sửa chữa, hiệu chỉnh cũng nhƣ tính toán thời gian và nhân công cho sửa chữa máy. Qua công tác kiểm tra chúng ta cũng xác định đƣợc chế độ bảo dƣỡng bảo trì thƣờng xuyên có hợp lý không, chế độ bôi trơn cho máy, chủng loại dầu mở bôi trơn đã phù nhợp chƣa và chế độ sử dụng vận hành máy nhƣ thế nào. Trên những yếu tố đó xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng hiệu chỉnh máy hữu hiệu phù hợp với yêu cầu sản suất của phân xƣởng hay nhà máy. 1.1.2. Phương pháp kiểm tra - Kiểm tra qua trực quan: Theo dõi máy chạy khi làm việc với các chế độ cắt khác nahu, nghe tiếng máy có bình thƣờng không, tình trạng các bộ phận các tay gạt thay đổi tốc độ có nhẹ nhàng không, có đủ số tốc độ không. Kiểm tra sản phẩm sản suất trên máy, số lƣợng sản phẩm sai hỏng (loại trừ nguyên nhân do ngƣời đứng máy, do dao cụ...) kiểu sải hỏng, phế phẩm có trùng lập không, cũng nhƣ tần suất của dạng sai hỏng để phán đoán tình trạng của máy, bộ phận máy làm cơ sở cho bƣớc kiểm tra sau này khi tháo mở máy. Đọc từ sổ theo dõi sử dụng máy hàng ngày ghi chép những hiện tƣợng của máy cũng nhƣ tình trạng máy móc, thiết bị sau lần sửa chữa đó. Từ những yếu tố trên phần nào đã định hƣớng cho công tác kiểm tra tiếp theo. - Kiểm tra bằng thiết bị kiểm tra Sửa dụng các thiết bị đo kiểm để kiểm tra tình trạng của bộ phận, chi tiết máy. 30 Dùng dây chì kiểm tra khe hở chân răng và đỉnh răng của cặp bánh răng ăn khớp, của đai ốc và trục vít, khe hở của ổ trƣợt hai nữa. Dùng màu kiểm tra vùng ăn khớp của cặp bánh răng, vùng tiếp xúc của các mặt trƣợt. Sử dụng cặn lá kiểm tra trị số khe hở của cặp bánh răng di trƣợt, của các mối ghép, mặt trƣợt. Sử dụng cầu kiểm và đồng hồ so để kiểm tra độ mòn, độ đồng phẳng, không thẳng của đƣờng trƣợt, vị trí tƣơng quan của trục trơn, trục vít đối với đƣờng trƣợt băng máy Tiện. Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của các trục, độ không vuông góc, độ không song song giữa các trục với nhau, kiểm tra độ không vuông góc của trục chính với băng máy. Sử dụng đồng hồ đo tốc độ để kiểm tra tốc độ của trục chính máy tiện để phát hiện hệ số trƣợt của cơ cấu ly hợp ma sát đĩa, ly hợp an toàn, cơ cấu phanh... Sử dụng thiết bị chuyên dùng đo độ căng của đai truyền, độ trùng của xích tải, độ không phẳng mặt đầu của cơ cấu đai truyền, cơ cấu xích, băng chuyền... Dùng đồng hồ nhiệt kế để kiểm tra độ phát nhiệt của ổ trục chính của máy, thời gian tăng nhiệt... Kiểm tra, hiệu chỉnh các dạng pan khi máy Khoan làm việc Sơ đồ kiểm tra máy khoan Độ đảo trục chính cho phép ±0,02. Độ không vuông góc của bàn máy với trục chính ±0,02. Độ không song song của trục chính với đƣờng trƣợt ±0,015/300. Hình 24.12. Sơ đồ kiểm tra máy Khoan 1- Kiểm tra độ đảo của trục chính 2- Kiểm tra độ vuông góc của bàn máy với trục chính 3- Kiểm tra độ song song của đƣờng trƣợt với trục chính 1.2. Hiệu chỉnh các dạng pan của máy Tiện 1.2.1. Hiệu chỉnh cổ trục chính máy khoan: Mở nắp cửa cửa sổ lên, nới vít định vị đai ốc điều chỉnh, dùng clê moóc điều chỉnh đai ốc để khử độ dơ mòn của các ổ bi chặn trên trục chính máy. Trƣờng hợp 31 đã điều chỉnh nhiều cách mà ổ trục vẫn dơ đảo, tiến hành tháo kiểm tra và thay ổ đỡ và ổ chặn mới. Sau khi điều chỉnh cần theo dõi cổ trục có phát nhiệt không, nếu xuất hiện nhiệt cao hơn nhiệt độ cho phép (600C) phải tiến hành điều chỉnh lại và cho khoan thử để kiểm tra. 1.2.2. Hiệu chỉnh đường trượt bàn máy: Nới bulông hãm bàn máy, nới hết các đai ốc công, điều chỉnh vít chỉnh căn trƣợt bàn máy, tuần tự vặn từ giữa ra hai đầu, sau đó lại quay lại điều chỉnh tiếp nhƣ trên. Kiểm tra bàn máy lên xuống nhẹ nhàng là đƣợc, phải vặn chặt lại các đai ốc công và bulông hãm bàn máy. Máy có hiện tƣợng trƣợt khi khoan tự động với lực cắt lớn mặc dù chƣa đến giới hạn cho phép của máy, phải tiến hành điều chỉnh vít tăng lực nén của lò xo cơ cấu vấu bi an toàn. Tuần tự nhƣ sau: Mỡ nắp hộp tốc độ khoan sâu, dùng clê chìm xiết vít điều chỉnh vào, chú ý kiểm tra mức độ giới hạn lực cắt cho phép của máy. Điều chỉnh xong phải tiến hành chạy thử để kiểm tra. b. THỰC HÀNH XỬ LÝ PAN 3 Điều kiện thực hiện. 2. Bản vẽ. Các bản vẽ Ao các cơ cấu chính của máy Khoan. 3. Thiết bị: Máy khoan. 4. Dụng cụ: Hộp dụng cụ tháo lắp, sửa chữa máy. 2.1. Trình tự xử lý pan máy Khoan. 2.1.1. Kiểm tra máy khoan và điều chỉnh các dạng pan sau: Hiệu chỉnh cổ trục chính máy khoan. Hiệu chỉnh đƣờng trƣợt bàn máy. Máy có hiện tƣợng trƣợt khi khoan tự động với lực cắt lớn mặc dù chƣa đến giới hạn cho phép của máy. 2.1.2. Chạy kiểm tra máy sau khi xử lý pan Quá trình thử nghiệm máy ở chế độ không tải và có tải có thể thực hiện khi máy nằm trên bệ thử chuyên dùng hoặc tại nơi đặt máy để sửa chữa. Trƣớc hết kiểm tra độ chính xác gá đặt máy theo phƣơng năm ngang bằng ni cô với thang đo 0,02÷0,04mm trên 1000mm chiều dài. Trƣớc khi khởi động máy, cần khẳng định trạng thái bình thƣờng của tất cả các cơ cấu bằng cách quay và đóng mở các tay gạt của hộp tốc độ và hộp chạy dao, kiểm tra xem dầu bôi trơn có lên tới bề mặt công tác không. 2.2. Chạy không tải. Thử nghiệm máy ở chế độ không tải đƣợc bắt đầu từ vận tốc thấp nhất, sau đó lần lƣợt bật tất cả các vận tốc công tác theo tuần tự từ tấp đến cao. Ở vận tốc cao nhất máy phải làm việc liên tục ít nhất là một giờ. b. Chạy có tải 32 118 Thử nghiệm có tải máy đã sửa chữa và lắp ráp thực hiện bằng cách gia công các chi tiết mẫu trên máy theo các vận tốc khác nhau ứng với vận tốc đã cho trong lí lịch máy. Quá trình thử nghiệm đƣợc tiến hành cho tới khi đạt công suất danh định của dẫn động bằng cách tăng dần tiết diện cắt của lớp phoi khi gia công. Cho phép cắt quá tải tức thời tới 25% tải trọng quy ƣớc trong 30 phút. Tất cả các cơ cấu của máy khi thƣ nghiệm có tải phải làm việc bình thƣờng, chỉ cho phép các bộ truyền bánh răng có thể ồn hơn bình thƣờng một chút. Chuyển động của các bộ phần phải êm, không cho phép các dung động, gây sứt mẻ dụng cụ và sóng trên bề mặt gia công. Với các máy sử dụng để gia công thô, quá trình thử nghiệm có tải phải kiểm tra công suất tiêu thụ thực tế với công suất định mức trong lý lịch máy. Công suất đo đƣợc khi thử nghiệm không đƣợc lớn hơn 5% so với giá trị tính toán theo chế độ cắt đã chọn để gia công thử nghiệm phôi và hệ số sử dụng công suất danh nghĩa của máy. Với các máy sử dụng để gia công tinh, phải kiểm tra độ nhám bề mặt của chi tiết so với yêu cầu kỹ thuật trong lý lịch máy. Các cơ cấu an toàn chống quá tải của máy phải làm việc tin cậy. Các bộ ly hợp ma sát đĩa phải đóng mở êm và nhẹ nhàng. Khi máy bị quá tải tới giá trị hơn 25%, các ly hợp ma sát đĩa không đƣợc tự ngắt hoặc trƣợt. Kết quả thử nghiệm công suất và độ nhám bề mặt phải ghi vào biên bản khi bàn giao máy sau sửa chữa. Ngoài các công việc kiểm tra bắt buộc đối với các chi tiết phục hồi và sửa chữa, các bộ và cụm chi tiết đã đƣợc hợp bộ riêng biệt, máy cắt kim loại sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra thử nghiệm theo tiêu chuẩn về độ cứng vững. 3. Phương pháp kiểm tra và đánh giá độ chính xác tĩnh của máy phay. 3.1. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá. 3.2. Các bước thực hiện. 4. Sửa chữa bàn máy phay. 4.1. Những yêu cầu cần thiết của bàn máy phay. 4.2. Các dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa. 4.3. Các bước thực hiện. 5. Phương pháp kiểm tra và đánh giá độ chính xác tĩnh của máy báo. 5.1. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá. 5.2. Các bước thực hiện. 6. Sửa chữa đầu bào và hệ thống cu lít của máy bào. 6.1. Những yêu cầu cần thiết của đầu bào và hệ thống cu lít. 6.2. Các dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa. 6.3. Các bước thực hiện. 7. Sửa chữa máy cắt đột dập liên hoàn. 7.1. Những yêu cầu cần thiết của máy cắt đột dập liên hoàn. 7.2. Các dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa. 7.3. Các bước thực hiện. 119 Tài liệu cần tham khảo - Giáo trình mô đun - Giáo trình Sửa chữa máy công cụ NXB Khoa học và kỹ thuật. - Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1,2,3. NXB Khoa học và kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_nguoi_sua_chua_may_cong_cu.pdf
Tài liệu liên quan