Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Võ Duy Phán

LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học cơ bản trong các trường Đại Học và Cao Đẳng. Với những t ư tưởng khoa học gắn liền với hoạt động th ực loài người. Chính vì vậy, các trường ĐH, CĐ đã áp dụng giảng dạy cho sinh viên thuộc tất cả các chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập với thế giới, giáo dục Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức về “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhằm mở rộng tầm hiểu biết uyên sâu về những về những chân lý, cũng như biết

doc30 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Võ Duy Phán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. V ì thế nhóm em chọn đề tài “TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC” để làm rõ một tưởng nhân đạo của Hồ Chí Minh Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận này không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Nhóm FRIENDSHIP rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô, cùng các bạn để lần làm sau được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý xin gửi về email: phanvanquoc350_ngoc267@yahoo.com.com Xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẦN MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là thuật ngữ dùng để đề cập về những tư tưởng của Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam đúc kết lại, sử dụng như là hệ thống tư tưởng chính trong nước hiện nay, bên cạnh chủ nghĩa Marx Lenin. Theo đó, hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu được đưa ra trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp, trước cách mạng tháng 8 và một số được đúc kết sau này trong suốt quá trình chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng Đảng Cộng sản và chính quyền cộng sản. Theo nhận định, đây là sự kết hợp của các luồng tư tưởng và văn hóa của Việt Nam, cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Marx Lenin, tư tưởng văn hóa phương Đông. Hiến pháp 1992 và Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đều lấy Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng định hướng cho sự phát triển của Việt Nam và Đảng. Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng rất nhiều trong cách Mạng, v à một trong những số đó là TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử và con đường cứu nước của Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung (1), sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. 1.Hoàn cảnh ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh Khi nước ta nằm dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của họ trên khắp An Nam.[4] Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa. Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp. Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn. +Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến. +Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp. +Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản. Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. - Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó. - Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). - Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thầ lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó. - Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó. . Tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ môt nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người làm thơ bằng chữ Hán. Chính điều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại và làm nên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây. - Tư tưởng văn hóa phương Đông. + Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học. Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” (2). + Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người. - Tư tưởng và văn hóa phương Tây. + Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789. + Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường đến thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. + Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người. + Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp. . Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người cộng sản. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận mác – Lênin. -. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. - Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu. - Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế. - Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào. Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình Chương 2. Sự nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh 1.Hồ Chí Minh qua quan niệm về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. - Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau: Một là: trung với nước hiếu với dân. Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau. Hai là: yêu thương con người. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời". Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người. Ba là: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. - Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Bốn là :tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. 2.Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu truyền thống nhân ái. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà con người vốn có, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ toàn nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng. Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương của những người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột, đi tìm lối thoát cho dân tộc. Khi bôn ba nơi hải ngoại, chứng kiến cảnh bị áp bức bóc lột của công nhân, của nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa, chứng kiến cảnh bị áp bức của nhân dân các thuộc địa khác,tình yêu thương con người ở Người mở rộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những người lao động nghèo đói, những người thuộc các dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công. Mục tiêu của Hồ Chí Minh đã từng nói rõ trong lời ra mắt của báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1921: "đi từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người". Tư tưởng hồ chí minh về bạo lực cách mạng khác hằn tư tường hiếu chiến cùa các thế lực đế quốc xâm lược.xuất phát từ lòng yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người.người lun tranh thù khà năng giành và giũ chính quyền ít đỗ máu. Trong cuộc cách mạng tháng tám 1945,với sự lãnh đạo sáng suốt của người, đảng ta đả nắm bắt được thời cơ tiến hành biểu tình giành chính quyền trên khắp cả nước.cuộc cách mạng thắng lợi vẻ vang,hạn chế xương máu của đồng bào ta. đây chính là cuộc hồi sinh vĩ đại của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời... Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc ngoại xâm. Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển "làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm" Kinh tế có phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh. Người từng nói: Tôi thấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tôi hết sức đau lòng". Người yêu cầu những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải chăm lo từ việc "tương cà, mắm muối của dân", không được áp bức quần chúng nhân dân. Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục. Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người yêu cầu đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân, chăm lo phát triển mọi mặt của dân tộc ta. Người thường nói chế độ thực dân đã dùng mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham ô. Cho nên phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu".  Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt Nam mà ở tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ... Phải thực hành chữ Bác-Ái". Người còn nói "Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi" và trước lúc đi xa, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con người" và "Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế". Nguòi luôn tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang tận dụng mọi khà năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán thương lượng chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc mà tiêu biểu là việc bác kí hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9 với pháp nhằm duổi quân tưởng tránh cho nước ta phải dối đầu với nhiều kẻ thù cùng lúc tránh làm tổn hại đến xương máu của đồng bào ta. Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắc buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả năng hòa hoản khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân chỉ muốn giành thắng lơi bằng quân sự thì hồ chí minh mới kiên quyết phát động chiến tranh. cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Pháp quyết gây chiến tranh, liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra trên toàn quốc đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ ông đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Câu nói Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự hy sinh vì đất nước Việt Nam Sự nhân đạo trong tthcm còn dược thể hiện ở việc đối xử nhân đạo với tù binh,hàn binh chiến tranh theo dung công ước giơnevơ Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh hùng, hào kiệt của dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... về sức mạnh của nhân dân "Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ", "đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân". Người còn kế thừa tư tưởng nhân văn "lấy dân làm gốc" và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực của học thuyết Mác để hình thành tư tưởng nhân văn mới, tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân lao động. Người nói "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Trong điều kiện bị đế quốc thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng với chính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không thể gượng dậy nổi, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân tộc mình "...đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến..." và sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi. Trong quá trình đấu tranh, Người đã làm cho nhân dân thế giới nhận thức rõ vấn đề thuộc địa, đoàn kết giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc là giúp đỡ cho chính mình. Người nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, "người là gốc của làng nước", "nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững cây mới bền", "xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người còn nói rằng: "Dân như nước, mình như cá", "lực lượng nhiều là ở dân hết". "Công việc đổi mới là trách nhiệm ở dân". Do đó, Người yêu cầu "Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân". Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện. Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, theo Người phải "làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi". Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người. Ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất khoan dung, độ lượng: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ". Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng "con người mới" vì đây là động lực quyết định hướng đi lên của xã hội Việt Nam tương lai. Người đòi hỏi phải có chiến lược trồng Người. Con người mới vừa là nhân vừa là quả của quá trình đấu tranh xây dựng xã hội mới. Theo Người, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có tinh thần làm chủ xã hội "đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ". Con người mới phải có tri thức văn hóa và khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Con người mới phải có phẩm chất đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính', "Chí công, vô tư". Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân. Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ định lợi ích chính đáng của cá nhân. Người nói: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Nếu lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu".Theo Người, con người mới Việt Nam là con người phải mang đậm truyền thống dân tộc, đồng thời giàu chất quốc tế xã hội chủ nghĩa. Một điểm rất nổi bật là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính vượt thời đại. Đó là sự tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, lo cho tương lai của đất nước. Trong chiến tranh ác liệt, vận mệnh đất nước lâm nguy, nhưng với nhãn quan duy vật biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam. Thật hiếm thấy ở một vị lãnh đạo quốc gia nào mà sự quan tâm đến con người, đến nhân dân lại được đặt lên tầm lớn lao, sâu sắc nhưng hết sức cụ thể, thiết thực như ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đặt hạnh phúc nhân dân lên trên hết. ở Hồ Chí Minh, nhân dân không phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam, là đồng bào, là từng con người, từng cuộc đời, từng hoàn cảnh cụ thể. Cho đến lúc đi xa, Người chỉ nghĩ đến sự đoàn kết toàn dân, sự phát triển và tiến bộ của Đảng, của dân tộc; Người vẫn dành muôn vàn tình thương yêu cho mọi người. Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của con người nhân văn của thời đại mới. Trong con người Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với lòng tin, sự tôn trọng và ý chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. 2. Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng Việt Nam Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời làm cách mạng, Người đã "quên mình cho hết thẩy" để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh Việt Nam. Trong đó, thế hệ thiếu niên, nhi đồng được Người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vô hạn. Bác xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước gian nan. Bác đau đớn, thốt lên: "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải" và Bác chỉ kẻ thù là:  “Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn Khiến ta mất nước nhà tan Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”.  Từ xót xa ấy, từ nguyên nhân ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải hành động:  "Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh Người lớn cứu nước đã đành Trẻ em cũng góp phần mình một tay" rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh: “Nhi đồng cứu quốc hội ta Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh Ấy là bộ phận Việt Minh Dân mình khắc cứu dân mình mới xong" Tình yêu thương của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và đầy thuyết phục.  Nói với trẻ em, viết cho trẻ em, đến với trẻ em, Hồ Chí Minh nhất quán trong phong cách và văn phong giản dị, gần gũi. Hàng trăm bức thư, bài báo, bài thơ tự tay Bác viết, tặng cho các cháu. Điều ấy hiếm gặp ở bất kỳ một chính khách nào, điều ấy độc đáo và làm nên một nhân cách Hồ Chí Minh.  Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ không chỉ chứa đựng những tư tưởng quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví "như búp trên cành" cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời. Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân tương lai của đất nước, rằng:  “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”  Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người. Trong bản di chúc của mình, Bác Hồ 2 lần nhắc đến nhi đồng. Đoạn mở đầu, Bác viết:  “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”.  Ở đoạn kết thúc Bác lại viết:  “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.  3. Tấm lòng của Bác Hồ đối với chiến sĩ Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo săn sóc ân tình, chu đáo nhất. Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ. Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”. Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ nữ, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ nam, chiến sĩ người Kinh nhiều. Một lần Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Hôm đó, trời nóng, khi đến thăm anh chị em thương binh nặng phải nằm bất động, Bác vừa hỏi chuyện vừa cầm chiếc quạt giấy của mình quạt cho anh em. Trên đường về, Bác rất xúc động. Chiếc điều hoà nhiệt độ là quà của các đồng chí ở Bộ Ngoại giao đang công tác ở nước ngoài gửi biếu Bác. Lúc đó, Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện trong Phủ Toàn quyền. Ngôi nhà có trần thấp, buổi trưa và buổi chiều rất nóng (lúc này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_tu_tuong_ho_chi_minh_vo_duy_phan.doc
Tài liệu liên quan