Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT

Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT! ( Bình chọn: 3   --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 11694) www.SAGA.vn - Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty đồng thời là chuyên gia cố vấn cho hơn 100 công ty tại Anh, Mỹ, Mê-hi-cô, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Na Uy và Đan Mạch, đã cụ thể hóa SWOT thành 6 mục hành động sau: 1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?) 2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?) 3. Khách hàng (Chúng ta b

doc136 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án cho ai?) 4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?) 5. Tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?) 6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?) 6 mục trên cung cấp một cái khung để phát triển các vấn đề trong SWOT. Đây có thể coi là một “bước đột phá”, vì vậy, chắc hẳn cần phải giải thích thêm đôi chút. Các yêu cầu trong SWOT được phân loại thành 6 mục như trên sẽ giúp đánh giá các mục theo cách định lượng hơn, giúp các nhóm làm việc có trách nhiệm hơn trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ đó dễ dàng quản lý các hành động hơn. Mục tiêu hết sức quan trọng của quá trình là đạt được cam kết giữa các nhóm tham gia – phần này được giải thích bằng mô hình TAM (Team Action Management Model – Mô hình quản lý hoạt động nhóm) của Albert Humphrey. Chừng nào còn phải xác định các hành động được cụ thể hóa từ SWOT, các nguyên nhân và mục đích phân tích SWOT, chừng đó, khả năng và quyền hạn quản lý nhân viên của bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến một sự nhất trí về ý tưởng và phương hướng hoạt động. Dựa vào bối cảnh cụ thể, một mô hình phân tích SWOT có thể đưa ra một, hay một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào đi nữa, SWOT về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là “tốt” và “xấu” trong công việc kinh doanh hiện tại hay đối với một đề xuất mới cho tưong lai. Nếu đối tượng phân tích SWOT của bạn là công việc kinh doanh, mục tiêu phân tích là cải thiện doanh nghiệp, thì SWOT sẽ được hiểu như sau: 1. Điểm mạnh (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy). 2. Cơ hội (Đánh giá một cách lạc quan). 3. Điểm yếu (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu). 4. Nguy cơ(Các trở ngại). Nếu phân tích SWOT được dùng để đánh giá một ý tưởng hay đề xuất, nó có thể chỉ ra rằng ý tưởng hay đề xuất đó quá yếu (đặc biệt khi so sánh với việc phân tích các đề xuất khác) và không nên đầu tư vào đó. Trong trường hợp này, không cần đưa ra các kế hoạch hành động tiếp theo. Nếu phân tích cho thấy ý tưởng hay đề xuất nào đó thực sự có khả năng thành công, bạn có thể coi đây là một công việc kinh doanh, và chuyển các mục trong SWOT thành hành động phù hợp. Trên đây là nội dung chính lý thuyết của Albert Humphrey liên quan đến việc phát triển các mục trong phân tích SWOT thành hành động nhằm mục tiêu thay đổi doanh nghiệp hoặc tổ chức. Ngoài ra, SWOT còn có một số cách áp dụng khác, tùy theo hoàn cảnh và mục đích của bạn, chẳng hạn, nếu bạn chỉ tập trung vào một bộ phận chứ không phải cả doanh nghiệp, bạn nên sắp xếp lại 6 mục nêu trên sao cho nó có thể phản ánh đầy đủ các chức năng của bộ phận, sao cho các mục trong SWOT có thể được đánh giá cụ thể nhất và được quản lý tốt nhất. Khung phân tích SWOT Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận, ra quyết định hợp lý và chính xác nhất. Khung phân tích SWOT dưới đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ một cách chuyên nghiệp và đưa ra quyết định ở thế chủ động chứ không chỉ dựa vào các phản ứng bản năng hay thói quen cảm tính. Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Những câu hỏi nêu dưới đây chỉ là ví dụ, người đọc có thể thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng phân tích cụ thể. Một điều cần hết sức lưu ý, đó là đối tượng phân tích cần được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn Sau đây là ví dụ về những đối tượng tiềm năng có thể được đánh giá thông qua phân tích SWOT: Một công ty (Vị thế của công ty trên thị trường, khả năng tồn tại). Một phương pháp phân phối hoặc bán hàng. Một sản phẩm hoặc một nhãn hiệu. Một ý tưởng kinh doanh. Một sự lựa chọn chiến lược, chẳng hạn như thâm nhập thị trường mới hay tung ra sản phẩm mới. Một cơ hội thực hiện sát nhập. Một đối tác kinh doanh tiềm năng. Khả năng thay đổi nhà cung cấp. Khả năng thuê ngoài (outsource) một dịch vụ hay nguồn lực. Một cơ hội đầu tư. Cần đảm bảo miêu tả đối tượng phân tích thật rõ ràng để những người tham gia vào việc phân tích hay những người xem kết quả phân tích có thể hiểu đúng mục đích của việc đánh giá và các gợi ý của SWOT. Sau đây là khung phân tích SWOT Ví dụ về phân tích SWOT Ví dụ về phân tích SWOT dưới đây là một tình huống tưởng tượng. Kịch bản được phóng tác dựa trên thực tế hoạt động của một công ty chế tạo, cung cấp đầu vào cho các công ty khác – công ty này từ trước đến nay thường dựa vào các nhà phân phối để đưa sản phẩm tới thị trường người tiêu dùng. Vì thế, cơ hội – chính là đối tượng phân tích SWOT – với nhà sản xuất này là tạo ra một công ty mới để phân phối các sản phẩm trực tiếp tới một số mảng thị trường mà các nhà phân phối hiện tại chưa tiếp cận. Phân tích SWOT Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Sơ đồ minh hoạ của Phân tích SWOT Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Mục lục [ẩn] 1 Nguồn gốc của mô hình SWOT 2 Nội dung phân tích SWOT 3 Ý nghĩa các thành phần 3.1 Điểm mạnh 3.2 Điểm yếu 3.3 Cơ hội 3.4 Thách thức 4 Thực hiện mô hình SWOT như thế nào? [sửa] Nguồn gốc của mô hình SWOT Vào những năm 1960 đến năm 1970, Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý. Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đã xác định ra "Chuỗi lôgíc", hạt nhân của hệ thống như sau: Values (Giá trị); Appraise (Đánh giá); Motivation (Động cơ); Search (Tìm kiếm); Select (Lựa chọn); Programme (Lập chương trình); Act (Hành động); Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3). Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Standford cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều "tốt" và "xấu" cho hiện tại và tương lai. Những điều "tốt" ở hiện tại là "Những điều hài lòng" (Satisfactory), và những điều "tốt" trong tương lai được gọi là "Cơ hội" (Opportunity); những điều "xấu" ở hiện tại là "Sai lầm" (Fault) và những điều "xấu" trong tương lai là "Nguy cơ" (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT. [sửa] Nội dung phân tích SWOT Nội dung phân tích SWOT bao gồm 6 bước sau: Sản phẩm - Bán cái gì?; Quá trình - Bán bằng cách nào?; Khách hàng - Bán cho ai?; Phân phối - Tiếp cận khách hàng bằng cách nào?; Tài chính - Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?; Quản lý - Làm thế nào quản lý được tất cả những hoạt động đó?. [sửa] Ý nghĩa các thành phần [sửa] Điểm mạnh Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm: Trình độ chuyên môn Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác Có nền tảng giáo dục tốt Có mối quan hệ rộng và vững chắc Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc [sửa] Điểm yếu Điểm yếu (phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu). Bạn cũng phải nắm bắt và kiểm soát được các mặt còn hạn chế của bản thân, như: Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực. Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp. Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản. Hạn chế về các mối quan hệ. Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng. Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. [sửa] Cơ hội Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công, bao gồm: Các xu hướng triển vọng. Nền kinh tế phát triển bùng nổ. Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở. Một dự án đầy hứa hẹn mà bạn được giao phó. Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới. Sự xuất hiện của công nghệ mới. [sửa] Thách thức Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp của bạn, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến của bạn. Các thách thức hay gặp là: Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề. Những áp lực khi thị trường biến động. Một số kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời. Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ. Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân bạn. [sửa] Thực hiện mô hình SWOT như thế nào? Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT. Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt. Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người. Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng. Phân tích ý nghĩa của chúng. Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro. Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến thành công. Các phong cách lãnh đạo Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng.  Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách khác lại không có điều kiện áp dụng. Những phong cách lãnh đạo thường được nhắc đến là: (ở đây xin giữ nguyên văn từ tiếng Anh do tiếng Việt chưa có khái niệm tương ứng) Charismatic Leadership Participative Leadership Situational Leadership Transactional Leadership Transformational Leadership Transformational Leadership The Quiet Leader Ngoài các phong cách được phân loại ở trên, nhiều nhà khoa học cũng tự nghiên cứu những phong cách lãnh đạo/quản lý riêng, chẳng hạn: Hệ thống lưới quản trị: Nghiên cứu của Blake và Mouton về sự cân đối nhiệm vụ của từng người. Phong cách lãnh đạo của Lewin: Ba phong cách cơ bản. Phong cách lãnh đạo của Likert: từ chuyên quyền đến chia sẻ và cùng tham gia. Sáu phong cách lãnh đạo cảm xúc: từ "Ngài Trí thông minh của Cảm xúc" Daniel Goleman và các bạn. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu từng phong cách lãnh đạo và những nghiên cứu liên quan đến phong cách đó. Trước tiên chúng tôi giới thiệu về Charismatic Leadership. Charismatic Leadership Các giả định Sự thu hút/uy tín cá nhân và phong cách đặc trưng của một người cao quý là những cái đủ để thu hút những người đi theo. Tự tin là yêu cầu căn bản của người lãnh đạo. Con người sẽ nghe và đi theo người mà bản thân họ khâm phục. Phong cách Người lãnh đạo Charismatic là người thu hút được những người đi theo bởi những đặc điểm, uy tín và sự thu hút của cá nhân người đó chứ không dựa vào các dạng quyền lực bên ngoài. Tập trung sự quan tâm Khi nhìn một người lãnh đạo charismatic đi trong phòng họp, gặp từ người này đến người khác ta sẽ thấy rất thú vị. Con người này khi gặp từng người để nói chuyện sẽ dành hầu hết sự quan tâm đến chính người đang nói với mình. Chính điều này làm cho người nói chuyện cùng cảm thấy mình, trong thời điểm đó, là người có vai trò quan trọng nhất thế giới. Người lãnh đạo charismatic dành rất nhiều sự quan tâm và chú ý của mình để theo dõi và "đọc" môi trường xung quanh mình. Họ có khả năng rất tốt trong việc ghi nhận được tình cảm và mối quan tâm/lo lắng của mỗi cá nhân cũng như cả đám đông. Nắm được điều đó, những người lãnh đạo này sẽ điều chỉnh hành động và ngôn ngữ cho phù hợp. Người lãnh đạo phong cách charismatic sử dụng nhiều phương thức khác nhau để điều chỉnh hình ảnh cá nhân mình. Nếu bản thân họ không có những đặc tính charismatic một cách tự nhiên, họ có thể luyện tập cần mẫn để có được những kĩ năng của một nhà lãnh đạo như thế. Họ có thể gây dựng niềm tin  thông qua những ấn tượng mang lại từ sự hy sinh lợi ích bản thân và chấp nhận rủi ro cá nhân với niềm tin của mình. Những người lãnh đạo này thể hiện với người đi theo mình sự tự tin gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó họ cũng là những người có tài trong khả năng thuyết phục, sử dụng rất hiệu quả các loại ngôn ngữ bao gồm cả ngôn từ và phi ngôn từ... Trong quá trình tiếp xúc, phong thái và uy tín của người lãnh tụ là nền để người lãnh đạo đó diễn tác phẩm của mình và tạo ra ấn tượng mà họ mong muốn trong tư duy của "khán giả". Họ thường có khả năng sử dụng rất hiệu quả các kỹ năng kể chuyện, sử dụng các phương pháp hình tượng, ẩn dụ và so sánh. Nhiều chính trị gia sử dụng phong cách lãnh đạo này vì họ cần phải tạo cho mình lượng người ủng hộ lớn. Có một cách hiệu quả để tăng những phẩm chất lãnh đạo theo phong cách này của cá nhân là nghiên cứu và học tập những băng video về các bài thuyết trình, phương pháp giao tiếp, ứng xử với người khác của những người lãnh đạo nổi tiếng trong phong cách này. Những người lãnh đạo một tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một ví dụ điển hình cho người lãnh đạo phong cách charisma. Lãnh đạo nhóm Người lãnh đạo theo phong cách charisma khi tiến hành xây dựng nhóm làm việc của mình, dù là nhóm chính trị, tôn giáo hay thuần túy kinh doanh, cũng thường có xu thế tập trung làm cho nhóm của mình rõ ràng, đặc trưng và khác biệt so với các nhóm khác. Tiếp đó những người lãnh đạo này sẽ xây dựng trong tư duy của những người đi theo mình hình tượng về một nhóm vượt trội hơn bất kỳ nhóm nào khác. Vị lãnh đạo cũng sẽ gắn chặt những đặc tính của nhóm với bản thân mình, do đó để tham gia vào nhóm này, người có nhu cầu tham gia sẽ trở thành một người đi theo người lãnh đạo đó. Các góc nhìn khác Những mô tả trên xoay quanh phân tích người có "sức hút của một lãnh đạo". Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích về người lãnh đạo này trên cái nhìn rộng hơn. Chẳng hạn Conger & Kanungo (1998) đã chỉ ra năm đặc điểm hành vi của một người lãnh đạo charismatic: Có tầm nhìn xa và chi tiết, rõ ràng từng bước; Nhạy cảm với điều kiện môi trường; Nhạy cảm với những nhu cầu của các thành viên; Dám nhận rủi ro cá nhân; Thực hiện những hành vi không theo thói quen cũ Musser (1987) cho rằng người lãnh đạo charismatic là người truyền đạt được đồng thuận chung, mục tiêu lý tưởng và lòng nhiệt tình cá nhân. Những động lực cơ bản cũng như những nhu cầu của chính người lãnh đạo sẽ quyết định mục tiêu chính của của nhóm. Thảo luận Người lãnh đạo theo phong cách Charismatic có một số đặc điểm giống với người lãnh đạo theo phong cách Transformational mà ta sẽ nghiên cứu trong những bài tiếp theo - một người lãnh đạo theo phong cách Transformational có thể có đủ các đặc trưng của của một lãnh đạo Charismatic. Điểm khác biệt giữa họ là người lãnh đạo theo phong cách Transformational có mối quan tâm cơ bản là việc biến đổi (transform) tổ chức của mình, và trong nhiều trường hợp là biến đổi cả chính những người đi theo mình; trong khi đó người lãnh đạo theo phong cách Charismatic lại không muốn thay đổi gì. Ngoài những mối quan tâm về uy tín, danh tiếng và những điều hiện hữu khác mà ta có thể nhận thấy bên ngoài, người lãnh đạo theo phong cách Charismatic thường quan tâm nhiều đến chính bản thân mình hơn là đến người khác. Một ví dụ diển hình cho điều này là cảm giác ở trong một bầu không khí "ấm áp và thoải mái" khi nói chuyện với họ, khi đó bạn cảm thấy họ là những người có sức thuyết phục cao. Tuy nhiên chỉ ngay sau đó, khi họ hướng sự quan tâm và đồng thời cả những cảm giác choáng ngợp đó đến người khác, bạn sẽ bắt đầu tự hỏi họ đã nói gì với mình (hay thâm chí là liệu họ có nói về cái gì đó có ý nghĩa hay không). Giá trị mà những nhà lãnh đạo theo phong cách Charismatic tạo ra có tác động rất lớn. Nếu như họ thể hiện được sự quan tâm đầy đủ với tất cả mọi người, họ có thể làm hứng khởi và thay đổi toàn bộ doanh nghiệp. Ngược lại nếu họ ích kỷ, "gian xảo" thì họ có thể mang lại những tác động tiêu cực cho doanh nghiệp (hay những người đi theo họ). Jack Welch - CEO của General Electric, người có ảnh hưởng và uy tín cá nhân lớn tới toàn bộ GE Những người này thường rất tự tin vào bản thân, do đó họ cũng dễ có cảm giác mình không bao giờ sai. Điều này có thể đưa toàn bộ những người đang đi theo họ đến "vực thẳm" ngay cả khi đã được cảnh báo trước. Ở mức độ cao hơn, sự tự tin quá mức có thể làm dẫn đến tình trạng bệnh lý tâm thần mà người ta quá tôn sùng bản thân, dẫn đến yêu cầu sự thán phục, tồn sùng từ những người đi theo mình, kết quả làm chính những người ủng hộ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của họ. Một đặc điểm khác là họ thường sẽ không khoan dung với những người cạnh tranh với mình và chính đặc điểm không thể thay thế này làm cho không có người kế tục họ khi họ ra đi. Kỳ sau: Lãnh đạo theo phong cách Participative < Tài liệu giảng dạy của InvestVietnam và Sag Participative Leadership (Phong cách lãnh đạo hợp tác) Các giả định Việc cùng tham gia vào quá trình ra quyết định giúp cho những người sẽ phải đưa ra quyết định nắm bắt tốt hơn vấn đề cần giải quyết. Con người thường sẽ tích cực tham gia vào những việc mà trước đó bản hân họ có tham gia, ở mức độ nhất định, vào quá trình ra quyết định. Con người sẽ ít tranh đua và hỗ trợ nhau tốt hơn nếu họ cùng làm vì mục đích chung. Khi nhiều người cùng nhau ra quyết định, sự cam kết của mỗi người vào người khác sẽ cao hơn và do đó cam kết chung vào công việc sẽ cao hơn. Một quyết định do nhiều người cùng đưa ra sẽ tốt hơn do một người thực hiện. Phong cách Người lãnh đạo theo phong cách Participative thường không chuyên quyền tự mình ra quyết định. Trái lại, con người này thường có xu hướng đưa thêm người khác vào quá trình ra quyết định, bao gồm cả người dưới quyền, đồng nghiệp, những người giỏi hơn và những người có liên quan khác. Tuy nhiên, do việc trao truyền hoặc từ chối cho một người cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định thường là ý định "chợt nảy ra" của người quản lý nên hầu hết các hoạt động tham gia ra quyết định kể trên thường được thực hiện với một nhóm mang tính tức thời. Câu hỏi về khả năng tham gia và tác động đến quyết định mà mỗi người trong nhóm này được cho phép hoàn toàn tùy thuộc vào các cơ sở tham chiếu và niềm tin của người quản lý, sẽ có nhiều mức độ tham gia khác nhau, mô tả như trong bảng dưới ← Không có tham gia Mức độ tham gia cao→ Quyết định hoàn toàn do người lãnh đạo đưa ra Người lãnh đạo đề xuất phương án, lắng nghe phản hồi để có quyết định cuối cùng Cả nhóm đề xuất phương án, người lãnh đạo đưa ra quyết định cuối cùng Người lãnh đạo hợp tác công bằng với các thành viên khác cùng ra quyết định Người lãnh đạo giao toàn bộ trách nhiệm ra quyết định cho nhóm Ngoài năm khoảng cơ bản này, có rất nhiều mức độ biến thể khác, chẳng hạn mức độ khi người lãnh đạo truyền đạt lại ý tưởng và yêu cầu với nhóm sẽ tham gia làm. Một dạng khác cũng được áp dụng trong phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo sẽ mô tả mục tiêu/đối tượng của công việc là gì và để cả nhóm cũng như mỗi cá nhân quyết định làm như thế nào và cách thức tiến hành triển khai phù hợp - phương pháp này còn được gọi là "Quản trị theo Mục tiêu". Mức độ tham gia của nhóm vào công việc còn phụ thuộc vào loại quyết định cần được đưa ra. Những quyết định về cách thức để đạt mục tiêu có thể cần nhiều đến quá trình hợp tác, thảo luận ra quyết định, trong khi quyết định về những việc liên quan đến đánh giá công việc của người cấp dưới thường phải  do chính người lãnh đạo thực hiện. Thảo luận Ngoài những lợi ích mô tả ở phần giả định, việc lãnh đạo theo xu hướng để mọi người cùng tham gia còn mang lại nhiều lợi ích khác. Cách tiếp cận theo phương thức này trong phong cách lãnh đạo còn được gọi là phương thức cố vấn (consultation), trao quyền (Empowerment), hợp tác ra quyết định (Joint decision-making), Quản trị theo mục tiêu (Management by Objective - MBO) và chia sẻ quyền lực (power-sharing). Ở mặt tiêu cực, phương pháp này thâm chí có thể làm cho người ta cảm thấy có mày sắc giả tạo nếu người lãnh đạo có hỏi ý kiến của các thành viên nhóm nhưng sau đó bỏ qua và không sử dụng. Điều này có thể tạo ra những ấn tượng và cảm giác không tốt trong người lao động. < Tài liệu giảng dạy của InvestVietnam và Saga Các phong cách lãnh đạo - Trường phái Chuyển giao Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Các phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp ( Bình chọn: 3   --  Thảo luận: 2 --  Số lần đọc: 16631) Trường phái lãnh đạo Chuyển giao được xây dựng dựa trên bốn giả định cơ bản: Động lực của con người là thưởng và phạt. Hệ thống quan hệ xã hội làm việc hiệu quả nhất khi các mệnh lệnh được đưa ra thành chuỗi rõ ràng. Khi một người chấp nhận một công việc thì cũng có nghĩa là họ chấp nhận trao quyền điều khiển hoàn toàn cho người quản lý. Công việc chính của những người cấp dưới là làm theo những gì người quản lý của họ yêu cầu.. Cách thức làm việc của người lãnh đạo phong cách Chuyển giao là họ xây dựng lên một khung rõ ràng những việc mà người cấp dưới được yêu cầu phải thực thi và những phần thưởng tương ứng khi làm tốt công việc đó. Những hình phạt thường không được mô tả chi tiết nhưng những người tham gia trong hệ thống lãnh đạo này đều hiểu rất rõ và chấp nhận sự tồn tại của một hệ thống các hình phạt quy chuẩn. Hình thái đầu tiên của dạng thức lãnh đạo chuyển giao thể hiện qua thương lượng hợp đồng lao động trong đó người cấp dưới sẽ nhận được lương và các lợi ích khác, và công ty (cụ thể là người quản lý của người cấp dưới) có quyền chỉ huy với người đó. Khi người lãnh đạo trường phái chuyển giao phân công việc cho cấp dưới của mình, họ sẽ coi như người được giao sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn với công việc và không quan tâm người được giao có đủ các nguồn lực và năng lực cần thiết để triển khai công việc đó hay không. Khi có sai sót xảy ra, người cấp dưới sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân với toàn bộ sai sót và chịu hình phạt tương ứng - giống như cách họ được thưởng khi làm tốt. Áp dụng trong thực tế Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã khẳng định phương pháp lãnh đạo này có nhiều hạn chế, thực tế vẫn cho thấy đây là phương pháp được những nhà quản lý sử dụng nhiều nhất. Nhìn trên góc độ so sánh Lãnh đạo - Quản lý thì phương pháp này nghiêng nhiều về phía quản lý hơn. Giới hạn cơ bản của phương thức lãnh đạo này là giả định "con người hợp lý" - giả định về người có thể được khuyến khích chủ yếu bằng tiền và các hình thức thưởng cơ bản, từ đó hành động của người đó cũng có thể dự đoán được. Cơ sở tâm lý được sử dụng ở đây là hệ thống Lý thuyết hành vi, bao gồm cả Thuyết Điều kiện Cổ điển của Pavlov và Thuyết Điều kiện Hiệu lực của Skinner. Những học thuyết này dựa rất nhiều trên những thí nghiệm thực tế điều khiển (thường với động vật) và bỏ qua các yếu tố cảm xúc phức tạp và các giá trị xã hội. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy có đầy đủ các cơ sở tin cậy cho sự tồn tại của hướng tiếp cận theo trường phái Chuyển giao dựa trên Lý thuyết hành vi. Điều này càng được khẳng định bởi dạng thức cung-và-cầu của hầu hết người lao động, và tác động của hiệu ứng nhu cầu tăng dần trong lý thuyết bậc thang của Maslow. Tuy nhiên khi nhu cầu về lao động vượt quá lượng cung thì trường phái lãnh đạo Chuyển giao thường không còn thích hợp và cần đến những phương thức lãnh đạo khác hiệu quả hơn. Tương ứng với trường phái lãnh đạo này, các nhà nghiên cứu tâm lý nhận thấy sự hình thành một mối quan hệ đặc biệt, được chuyển thành lý thuyết với tên gọi "Lý thuyết Trao đổi Lãnh đạo-Thành viên" Lý thuyết Trao đổi Lãnh đạo-Thành viên (LMX - Leader-Member Exchange Theory, còn có tên là Vertical Dyad Linkage Theory - Lý thuyết Liên hệ Sóng đôi Chiều dọc) mô tả cách thức người lãnh đạo trong nhóm duy trì vị trí của mình bằng các thỏa thuận trao đổi ngầm với các thành viên trong nhóm. Thành viên "trong nhóm" và "ngoài nhóm" Một đặc trưng chung của những người lãnh đạo theo trường phái trao đổi là họ thường xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ đặc biệt với một nhóm nội bộ (inner cycle) bên trong chính nhóm mình lãnh đạo, nhóm nội bộ thường bao gồm những người trợ lý hoặc cố vấn của họ. Với những người này họ trao cho nhiều trách nhiệm, quyền ảnh hưởng trong các quyết định và khả năng sử dụng những nguồn lực nhất định. Ngược lại những người này được chờ đợi sẽ cam kết trung thành tuyệt đối với người lãnh đạo của mình. Cách thức này rõ ràng sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho công việc của người lãnh đạo. Họ phải khuyến khích, nuôi dưỡng mối liên hệ bên trong này đồng thời vẫn phải cân bằng để không trao quá nhiều quyền cho những người "bên trong" của mình để họ có thể vượt quá vị trí giới hạn của họ. Quá trình LMX Những mối quan hệ mô tả ở trên sẽ được hình thành rất nhanh theo ba bước ngay khi một người tham gia vào nhóm "bên trong" của người lãnh đạo. 1. Nhận vai trò Thành viên gia nhập nhóm và người lãnh đạo sẽ đánh giá năng lực của thành viên mới. Trên cơ sở này, người lãnh đạo sẽ đề xuất dành cho họ những cơ hội để chứng tỏ năng lực. Một yếu tố khác cũng rất quan trọng trong bước này là quá trình mà mỗi bên sẽ tìm hiểu cách mà bên còn lại muốn được người khác đối xử. 2. Thiết lập vai trò Trong bước thứ hai, người lãnh đạo và thành viên nhóm do mình lãnh đạo sẽ tham gia vào một quá trình đàm phán không chính thức và cũng không có cơ cấu cụ thể, trong đó họ xác định lên một vai trò cho người thành viên và những lời hứa/cam kết ngầm về lợi ích và quyền lực để đánh đổi cho dự tận câm và lòng trung thành. Xây dựng niềm tin là một công đoạn rất quan trọng trong bước này, mọi biểu hiện gây cảm giác không hết mình, phản bội,đặc biệt là cảm giác của chính người lãnh đạo, sẽ làm cho thành viên bị lọai ra và xếp vào loại "ngoài nhóm". Quá trình thương lượng nói trên bao gồm cả những yếu tố quan hệ và những yếu tố thuần túy trên góc độ công việc, và thông thường thì thành viên nào có nhiều điểm tương đồng với với người lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Điều này có thể giải thích tại sao những mối quan hệ khác giới thường ít thành công hơn những mối quan hệ đồng giới (một phần do những khó khăn có thể phát sinh trong quá trình tìm kiếm sự tôn trọng lẫn nhau ở bước một. Những ảnh hưởng tương tự cũng xuất hiện khi có sự khác biệt về văn hóa, sắc tộc. 3. Hình thành thói quen Trong bước này, dạng thức trao đổi liên tục trên góc độ quan hệ xã hội dần hình thành giữa người lãnh đạo và thành viên được thiết lập Nhân tố thành công Như đã giải thích, những thành viên thành công qua ba bước trên thường là những người có nhiều điểm tương đồng với người lãnh đạo (điều này cũng có thể giải thích một phần vì sao ở các công ty nước ngoài hầu hết người lãnh đạo cấp cao đều là nam giới, da trăng, thuộc tầng lớp trung lưu và ở độ tuổi trung tầm). Họ làm việc chăm chỉ và luôn cố gắng duy trì niềm tin và sự kính trọng. Để có thể thực hiện tốt những điều này, họ thường phải nhạy cảm, kiên nhẫn, hợp lý trong tư duy, có khả năng đồng cảm, và giỏi nắm bắt cách nhìn nhận của người khác (đặc biệt là người lãnh đạo). Hiếu chiến, thích chế nhạo và ích kỷ là những biểu hiện dễ dẫn đến bị loại ra nhất. Mức độ gắn kết trong các mối quan hệ LMX biến đổi theo một số yếu tố. Kỳ lạ là mối quan hệ này thường tốt hơn khi mức độ thách thức của công việc hoặc quá thấp hoặc quá cao. Quy mô của nhóm nội bộ này, nguồn lực tài chính sẵn có và khối lượng công việc chung cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ gắn kết. Hướng về phía trước và Hướng lên trên Nguyên lý đang bàn đến ở trên cũng có tính tăng bậc. Người lãnh đạo của nhóm cũng có thể tìm kiếm quyền lực bổ sung của mình thông qua việc tham gia vào một "nhóm bên trong" của các nhà lãnh đạo và từ đó có thể chia sẻ xuống nhóm "bên trong" ở nhóm quản lý của mình. Những lý thuyết này có ý nghĩa gì? Áp dụng Khi gia nhập một nhóm làm việc, ta cần nỗ lực để tham gia vào được "nhóm bên trong" của nó. Cố gắng làm nhiều hơn mức độ công việc được giao, thể hiện sự trung thành của mình và quan sát cách thức nhìn nhận và đánh giá của người lãnh đạo. Tỏ ra hợp lý, có tinh thần đóng góp trong quá trình thương lượng và nắm lấy cơ hội một cách thận trọng. Nếu bạn là một người lãnh đạo, hãy lựa chọn người vào nhóm nội bộ của mình một cách cẩn trọng. Dành cho họ những phần thưởng xứng đáng cho sự chăm chỉ và lòng trung thành, đồng thời cẩn thận trong việc duy trì tinh thần cam kết làm việc của những người khác. Tự vệ Nếu bạn chỉ muốn là một thành viên bình ...ính phủ có giải pháp điều hành hợp lý. Ảnh: Kiên Cường Theo đó, các ngân hàng thương mại cần phải liên kết chặt chẽ dưới sự điều hành của nhà băng “mẹ” là Ngân hàng Nhà nước, nhằm tạo thành một hệ thống thật sự bền vững, cấu thành hệ thống thần kinh trung ương cho nền kinh tế. Bởi chỉ cần một sự bất ổn của hệ thống ngân hàng sẽ ngay lập tức gây ra ảnh hưởng lớn cho kinh tếViệt Nam. Minh chứng cụ thể nhất là từ nước Mỹ, khi một, hai ngân hàng lớn của Mỹ bị phá sản năm 2008 kéo theo tình trạng phá sản 140 ngân hàng năm 2009, ngay lập tức làm lung lay nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải can thiệp mạnh hơn vào thị trường liên ngân hàng. Hay nói cách khác, Nhà nước thông qua nghiệp vụ hoạt động thị trường mở làm cho thị trường liên ngân hàng phải tương thích với lãi suất tái cấp vốn - tái chiết khấu, tránh những cú sốc về lãi suất. Đồng thời, làm sao để vốn can thiệp trên thị trường có thể tới tay các ngân hàng có nhu cầu. Vừa qua, việc hỗ trợ vốn đã đi tới các ngân hàng lớn, và rồi từ ngân hàng lớn lại chạy qua các ngân hàng nhỏ. Chính phủ cần nghiên cứu, cải tiến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới. Về điều hành lãi suất, Việt Nam không nên chạy theo CPI, mà lãi suất đó cần phải được điều hành ổn định theo lạm phát cơ bản để tránh gây cú sốc cho nền kinh tế. Bởi như năm 2008, giá cả tăng lên phần lớn là do giá dầu tăng và giá lương thực lên cao. Nếu Việt Nam căn cứ vào đó để đẩy lãi suất tăng cao, bất ngờ giá dầu thô, lương thực rớt xuống, thì vô tình lại tạo ra những cú sốc cho nền kinh tế. Đây là vấn đề mà Việt Nam nên hạn chế và cốt lõi vẫn là ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Một trong những giải pháp để tăng trưởng kinh là chú trọng nới lỏng gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cách giảm thuế, kể cả thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng. Giảm thuế là giải pháp trọng tâm để kích cầu đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá tương xứng đảm bảo tăng tiêu dùng thực tế của người dân. Trong năm tới, thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm so với năm 2009. Vì nhu cầu bên ngoài cao và giá xuất khẩu tăng lên sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, lượng kiều hối chuyển về cũng sẽ tăng lên. Dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ gia tăng trở lại do điều kiện tài chính toàn cầu, niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện. Cán cân thanh toán tổng thể sẽ quay trở lại mức thặng dư. Thị trường nội địa cần tiếp tục được chú trọng khai thác trong năm 2010, vì đây là sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh với các nước nhằm chống nhập siêu, cân đối cán cân thương mại. Cuối cùng, Việt Nam nên lưu ý một số khó khăn sẽ gặp phải trong năm 2010. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng rất mong manh và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ tìm ẩn. Tình trạng thất nghiệp toàn cầu rất lớn làm ảnh hưởng đến tổng cầu thế giới. Các nước thực hiện nhiều chính sách bảo hộ gây khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm giá cả biến động mạnh... Những yếu tố này tác động trực tiếp vào nền kinh tế nước ta, theo nhiều kênh, nhiều tuyến khác nhau. Riêng khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán, tiền tệ, ngoại hối đã có dấu hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều bất ổn. Thị trường vàng còn biến động nhiều cũng tác động không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mô của Việt Nam trong năm 2010. PGS.TS Trần Hoàng Ngân Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Tế TP HCM Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3% Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2009 nhích dần qua mỗi quý, đưa cả năm lên 5,32%, cao hơn kế hoạch đề ra. Tổng cục Thống kê nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Số liệu do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, trong quý IV, GDP tăng 6,9%, kéo tốc độ cả năm vượt mức 5,2% mà các cơ quan dự báo kinh tế đã ước tính. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Việt Nam đặt mục tiêu tăng GDP 5%. Tốc độ tăng trưởng của 3 quý đầu năm lần lượt đạt 3,14% trong quý I - thấp nhất trong nhiều năm gần đây, sau đó là 4,46% và 6,04%. GDP tăng dần và ổn định qua các quý cũng cho thấy kinh tế Việt Nam đã ra khỏi thời điểm xấu nhất và đang trên đà phục hồi. Trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp và xây dựng tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, và chỉ đạt 5,52%. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1 giảm 0,2% so với cùng kỳ 2008 và liên tiếp đạt thấp trong các tháng sau đó. Từ tháng 8 đến cuối năm, tình hình được cải thiện, đưa mức tăng chung của cả năm lên 5,5%. Trong khi đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; dịch vụ 6,63%. Tổng cục Thống kê cho biết kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhất. Ảnh: N.M Chính sách kích thích kinh tế là một lý do đưa Việt Nam ra khỏi "đáy" và tăng trưởng ổn định. Trong năm 2009, vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 15,3% so với 2008 và bằng 42,8% GDP. Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước tăng 40,5%, trong đó vốn từ ngân sách chiếm 21,8% tổng vốn, tăng 6,8% so với kế hoạch năm. Vốn đầu tư ngoài nhà nước năm 2009 tăng 13,9% trong khi khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm ước đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%. Nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với 2008. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,52%, thấp hơn mức 7% đặt ra trong kế hoạch trước đó. Về mức sống của người dân, theo số liệu được công bố, thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực Nhà nước năm 2009 đạt trên 3 triệu đồng, tăng 14,2% so với 2008. Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 1%, xuống còn 12,3% trong năm 2009. Không đưa ra con số cụ thể, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến 15/12/2009 "ước đạt xấp xỉ dự toán năm" (dự toán theo số liệu của Bộ Tài chính là 389.300 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, tổng chi ngân sách cũng vào thời điểm này ước tính bằng 96,2% dự toán năm. Thâm hụt ngân sách trong cả năm lên tới 7% GDP. Xuất nhập khẩu có thể coi là một điểm trừ khác của kinh tế Việt Nam trong năm 2009 khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 56,6 tỷ USD (giảm 9,7%), nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD (giảm 10,8%). Nhập siêu tuy giảm so với mức 32,1% của 2008 nhưng vẫn bằng 21,6% GDP. Nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong năm 2009, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Tổng cục Thống kê cho rằng trong năm 2010, chủ động ngăn chặn lạm phát vẫn sẽ là mục tiêu cần ưu tiên bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, cơ quan này cũng cho rằng cần tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế - xã hội theo vùng, địa phương, sản phẩm để tạo sức tăng trưởng mạnh, hiệu quả và bền vững. Những câu nói hài hước ( Bình chọn: 13   --  Thảo luận: 16 --  Số lần đọc: 105948) Xin thề: tôi với anh kết nghĩa anh em, tuy không sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày, nhưng nguyện sống cùng ngày cùng tháng cùng năm. Trăm năm bia đá cũng mòn, bia chai cũng bể, chỉ còn bia ... ôm. Khi yêu nhau thì người ta thề sống chết có nhau, còn khi ghét nhau rồi thì người ta thường thề sẽ sống chết với nhau. Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân: chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được. Nếu bạn lật một cái bình lại thì nó sẽ không có chỗ để cắm hoa, nếu xem xuống phía dưới thì bạn sẽ phát hiện một điều rất hay: "nó cũng không có cả đáy" Nếu có ai đó khen bạn "bạn có ½ là đẹp , ½ còn lại là tài năng, gộp lại thì vừa đẹp vừa tài năng", bạn hãy coi chừng { ½ đẹp tức là ½ đó không có chút chất xám nào , ½ tài năng, tức là ½ đó không có chút sắc đẹp nào --> hợp lại hoá ra bạn là một con người vừa xấu vừa ngu đó sao } Nghệ thuật che lấp sự bất tài cũng đòi hỏi không ít tài năng. Không ít phụ nữ già đi nhanh chóng có khi do họ động não suy nghĩ phải làm sao để mình trẻ lại. Chết cho người phụ nữ mình yêu vẫn dễ hơn là phải sống chung với họ. Phụ nữ đem lại niềm vui nhưng không phải lúc nào cũng vậy, còn thuốc lá thì lúc nào cũng có khói. Nhục không phải là nghèo khó, nhưng nghèo khó thì thật là nhục. Ngắn gọn thể hiện sự thông minh nhưng không đúng trong trường hợp người ta nói " Anh yêu em " Đằng sau sự thành công của một người đan ông luôn có hình bóng của một người đàn bà, và đằng sau sự thất bại của một gười đan ông là một người đàn bà thật sự. Thể thao là có hại. Nếu ta sống được thêm 10 năm nhờ luyện tập thì ta cũng mất 15 năm vào các buổi tập luyện đó. Tình yêu là bất tử, là vĩnh cửu. Trong tình yêu, thứ duy nhất có thể thay đổi đó chính là người yêu. Hài kịch sẽ chuyển sang bi kịch nếu không bán được vé. Một người vợ tốt luôn tha thứ cho chồng khi cô ta sai. Ly dị là sự kiện mà người đàn ông phải giặt đồ cho mình ... thay vì trước đó phải giặt đồ cho cả hai. Con đường ngắn nhất để đi từ một trái tim đến 1 trái tim là con đường truyền máu. Chân lý là mặt trời chói lọi . Nếu bạn không nghiên cứu về nó thì đừng có điên mà nhìn vào nó. Theo lý thuyết thì Lý thuyết không khác với thực tế là mấy , nhưng thực tế thì thực tế khác xa lý thuyết. Lương tâm là cái gì đó cảm thấy tổn thương trong khi các phần khác của cơ thể cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể mua một người trung thực không ? Không ! nhưng bán một người như vậy dễ hơn. Không có gì tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn là yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chuyện vui thời khủng hoảng ( Bình chọn: 6   --  Thảo luận: 6 --  Số lần đọc: 3018) Tôi xin kể một câu chuyện về "khủng hoảng" tại một hòn đảo tuyệt đẹp với ước mơ làm giàu cháy bỏng của người dân trên đảo. Chuyện như sau... Ngày xưa, ở một đảo trù phú có một ngôi làng sống rất êm đềm và mọi người rất thương yêu dùm bọc lẫn nhau. Họ phân chia công việc tùy theo sở trường của mỗi người, người đi cày cấy, người chăn nuôi, dạy học, kinh doanh, buôn bán Đây được mệnh danh là thiên đường dưới trần gian mà ai cũng muốn đến sinh sống. Tuy nhiên, dân làng ở đây có một chút rắc rối nhỏ, đó là khu làng có rất nhiều Khỉ, chuyện tưởng bình thường, nhưng vì Khỉ sinh sản quá nhanh nên chúng xuất hiện khắp nơi thỉnh thoảng phá hoại nông sản của làng. Vì vậy, mọi người trong làng thường không thích Khỉ, họ luôn tìm cách xua đuổi lũ Khỉ phá hoại này đi càng xa càng tốt. Thời gian cứ trôi đi mãi đến một ngày kia, có 1 thương gia giàu có đến đảo, ông nghe hòn đảo này có nhiều Khỉ và tỏ ý muốn mua Khỉ và lập ra Công ty Thu Mua Khỉ, xây dựng 1 trang trại thật to trên đất của làng. Thế là ông thông báo cho dân làng trên đảo rằng: ông sẽ mua Khỉ với giá 20 đồng vàng/con. Điều này, thật tuyệt với dân trên đảo, với giá 20 đồng vàng gấp 10 lần giá Tivi họ đang xem, gấp 5 lần xe máy họ chạy. Thế là mọi người đi bắt Khỉ xung quanh nhà mình bán lại cho Thương Gia. Ông thương Gia mua và trả tiền đầy đủ cho dân làng. Ông thông báo chỉ mua Khỉ Thiên Nhiên thôi, không mua Khỉ nuôi. Thế rồi, ngoài công việc thường ngày kiếm sống, dân là lại có thêm 1 nghề tay trái “Bắt Khỉ”. Thu nhập từ việc bắt Khỉ đã giúp cho đời sống dân làng ngày được cải thiện tốt hơn. Họ có thể mua sắm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn. Con Khỉ từ 1 con vật bị xua đuổi thành con vật quí đối với dân làng ở đây. Khỉ trở thành đề tài thảo luận của mọi người ở khắp làng xã thôn xóm. Việc “bắt Khỉ” làm cho số lượng Khỉ càng giảm, việc tìm bắt con Khỉ khó khăn hơn. Nhà thương Gia tốt bụng quyết định tăng giá mua Khỉ nhằm hỗ trợ người dân bắt Khỉ với giá 40 đồng vàng. Vì giá Khỉ tăng cao, nên việc tìm “Bắt Khỉ” ngày một được tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp trong làng, từ Cô Bán Báo cho đến các Anh Kỹ Sư, Bác Sĩ, và có cả các Bô Lão có chức quyền. Khắp nơi “Người Người Bắt Khỉ, Nhà Nhà Bắt Khỉ” và nghề "Bắt Khỉ” trở thành nghề làm ăn phát đạt nhất, kiếm tiền dễ nhất. Nên mọi người bắt đầu vay tiền Ngân Hàng thế chấp Nhà cửa đầu tư vào “Kinh Doanh Khỉ” với 1 lời 1. Ngân Hàng kinh doanh cho vay cũng phát đạt hơn, nên khuyến khích hỗ trợ vốn cho “Kinh Doanh Khỉ”. Đồng thời, Ngân Hàng cũng tăng cường đầu tư vào “Kinh Doanh Khỉ”. Tuy nhiên, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, Các Bô Lão đưa ra các LUẬT Kinh Doanh Khỉ và Điều Kiện Hành Nghề Kinh Doanh Khỉ rồi cấp Chứng chỉ. Do nhu cầu Xã Hội, Làng quyết định lập ra cả 1 “Đại Học Khỉ” nhằm dạy kỹ thuật “Bắt Khỉ” và nghiên cứu về Khỉ cũng như cấp Chứng Chỉ cho học viên Học về Khỉ để hành nghề “Bắt Khỉ”. Khỉ càng lúc càng hiếm và quí hơn trong khi người “Bắt Khỉ” ngày một đông. Một lần nữa, Ông Thương Gia tốt bụng biết được khó khăn của người dân nên nâng giá Khỉ lên 80 đồng vàng và phối hợp với Ngân Hàng địa phương hỗ trợ chi phí “Bắt Khỉ" thêm 20 đồng vàng. Con Khỉ từ không có giá trị giờ là 100 đồng vàng như 1 gia tài khổng lồ. Hòn Đảo như đang sôi về Khỉ. Các anh/chị Bác Sĩ, Kỹ Sư, Nhà Giáo chuyển sang nghề “Bắt Khỉ” thay vì làm nghề cũ biết bao giờ mà giàu. Được biết, hơn 90% dân cư của đảo đã chuyển sang hành nghề “Bắt Khỉ”. Cứ thế, được 1 năm kể từ ngày Ông Thương Gia tốt bụng đến đảo, giúp hòn đảo này phát triển phồn thịnh hơn bao giờ hết với việc mua lại hơn 10 triệu con Khỉ từ dân làng. Nay, Ông cần về nhà giải quyết chuyện gia đình. Nên Ông thông báo với cư dân đảo rằng Ông sẽ giao quyền cho anh Thanh Niên – đẹp trai và hiền lành tốt bụng để điều hành công việc thu mua Khỉ cho bà con. Được biết, anh Thanh Niên khá hiền, nên 1 số người ngỏ ý muốn mua 1 số Khỉ của Trang Trại với mục đính bán lại cho Bà Con đang rất cần Khỉ. Sau nhiều lần năn nỉ, đút lót cho Anh thanh Niên, Anh tốt bụng bán rẻ lại cho Ngân Hàng, Bô lão chức quyền số Khỉ với giá chỉ 75 Đồng Vàng. Với giá quá rẻ 75 Đồng vàng, các Ngân hàng huy động vốn đầu tư mua Khỉ của Anh Thanh Niên, Tổ chức cá nhân cũng đua nhau xếp hàng mua lại Khỉ. Chỉ trong hơn 1 tuần, gần 10 triệu con Khỉ được Bán Hết với giá ưu đãi 75 so với giá thị trường 100 đồng vàng. Vào cuối tuần đó, Anh thanh niên “Biến Mất”. Cơ sở trang trại trống trơn... Dân cư trên đảo vẫn giữ lại số Khỉ của chính họ nhưng với tâm trạng khác Bạn Nghĩ gì về câu chuyện này??? Ranh ngôn... bất... hủ tiếu... lâm ( Bình chọn: 2   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 2615) • Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cùng nhau nhìn về... cái xe dựng ở gốc cây kẻo nó chôm chỉa mất. • Khi có con mèo đen đi qua trước mặt bạn thì điều đó có nghĩa là nó đang đi đâu đó. • Nếu bạn thấy không ai quan tâm tới mình thì bạn hãy thử vào nhà hàng và quên trả tiền đi. Sẽ có người quan tâm tới bạn ngay! • Một người phụ nữ toàn diện: sáng diện, trưa diện, chiều diện, tối diện. • Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân : chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được. • Trăm năm bia đá cũng mòn , bia chai cũng bể , chỉ còn bia ... ôm. • Thiếu nữ là chữ viết tắt của thiếu ... nữ tính. • Còn... nói còn.. tát. • Bạn có thể là anh hùng nếu bạn tên là Hùng và bạn có 1 đứa em • Bạn có thể là bác sĩ mà không cần học nếu bạn tên Sĩ và có 1 đứa cháu • Thà hôn em một lần rồi chịu tát còn hơn cả đời nhìn thằng khác hôn em • Con gái đẹp là con gái trong mơ, con gái ngoan là con gái...trong nhà trẻ • Một điều nhịn là chín điều nhục. • Cái con bé ấy không xinh, không khéo thì cũng chẳng được cái gì.. • (Toà hỏi): thế hắn ta đã giết chết anh như thế nào hử? • Trông bạn quen quen, Hình như tớ ...chưa gặp bao giờ • Bạn có biết ai mà bạn ghét nhất và căm thù nhất không, Ðó chính là.....kẻ thù của bạn • Ðừng hỏi tôi bạn là ai, hãy hỏi mẹ của bạn • Nếu bạn không mua được cái gì bằng tiền, bạn hãy tin rằng nó sẽ mua được bằng...nhiều tiền hơn • Chúng ta đang có tất cả nếu chúng ta đang có 1 vật có tên là "Tất cả" • Thà ngu vì thiếu i ốt còn hơn là thiếu i ốt mà vẫn ngu (hic, nó nói cái gì thế) • Bom nguyên tử là phát minh để ....kết thúc các phát minh khác • Con ơi , 2 giờ sáng rồi đấy, dạy rửa mặt rồi uống thuốc ngủ đi con • Trông mày khôn lắm cơ thằng ngu ạ Đọc xong cấm cười ( Bình chọn: 3   --  Thảo luận: 10 --  Số lần đọc: 2517) www.SAGA.vn - Hãy đọc bức thư có một không hai này của một bà mẹ phương xa gửi con. Xin lưu ý, đọc xong cấm cười. Con trai yêu quý! Mẹ viết thư này thật chậm vì biết rằng con đọc không được nhanh lắm. Gia đình ta đã chuyển nhà rồi vì ba con đọc báo thấy nói rằng hầu hết các tai nạn xảy ra trong bán kính 20 dặm gần nhà. Mẹ không thể cho con biết địa chỉ mới được vì gia đình chủ trước đã mang số nhà của họ đi để đỡ phải thay đổi địa chỉ. Nơi ở mới có một cái máy giặt lạ kiểu. Ngày đầu tiên, mẹ thả vào đó 4 cái áo sơ mi, giật sợi dây và chúng bị nước cuốn mất tích. Ở đây mưa hai lần mỗi tuần. Cơn mưa đầu tiên kéo dài 3 ngày và cơn mưa thứ hai 4 ngày. Chiếc áo con dặn mẹ gửi, dì Sue nói rằng cúc của nó sẽ làm thư quá nặng nên mẹ đã cắt hết cúc ra và bỏ vào trong túi áo. Chị gái của con mới sinh sáng nay. Mẹ không biết đứa bé là trai hay gái nên không biết con đã trở thành cậu hay dì của nó. Cậu John của con rơi xuống hầm ủ rượu whisky. Có mấy người định kéo cậu lên nhưng cậu đánh trả dữ dội làm họ phải bỏ ý định, còn cậu thì chết đuối. Gia đình ta đem cậu đi hoả táng và cái xác cháy 3 ngày liền. Chiếc xe tải trong đó có 3 người bạn của con bị rơi xuống sông khi đang qua cầu. Người lái xe ngồi đằng trước thì chui được qua cửa sổ và bơi vào bờ. Hai người ngồi sau chết đuối vì không đóng được cửa hậu. Lần này chỉ có chừng ấy tin thôi. Không có gì nghiêm trọng xảy ra cả. Nếu con không nhận được thư này, nhớ báo cho mẹ biết và mẹ sẽ gửi thư khác cho con. Thương yêu Mẹ Banana Châm ngôn thời @ ( Bình chọn: 2   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 1628) www.SAGA.vn - 1. Chỉ những gì không thay đổi được mới là sai lầm. 2. Thà là nhà kinh điển còn sống hơn là làm người đương thời đã chết. 3. Chúng ta thường thích nghe lời người khác, đặc biệt nếu đó là người đã quá cố. 4. Người có thể cười được trong tình huống khó khăn chắc đã tìm ra hình nhân thế mạng. 5. Tình yêu như mạng nhện, chạm vào là dính liền. 6. Tại sao chúng ta cứ hay tưởng rằng vợ người và xe hơi của người hay hơn? Vì cả hai đều dễ khởi động hơn. 7. Thật tốt khi có điều để mà nhớ lại, nhưng tốt hơn nếu không có gì để phải quên cả. 8. Đẹp trai để thương nhớ, còn giàu có để lấy làm chồng. 9. Không cần tự mình sinh ra những ý tưởng thông minh. Hãy tìm kẻ thông minh để anh ta “đau đẻ". 10. Đàn ông cần có tương lai, còn đàn bà cần có quá khứ. 11. Chỉ cần một ly rượu thôi là đủ thấy cuộc sống thay đổi. 12. Không quan trọng là với ai, quan trọng là như thế nào. 13. Tôi cưỡng lại được trước mọi thứ, trừ những cám dỗ. 14. Có tiền thì sướng hơn là nghèo, nếu xét về mặt tài chính. 15. Tôi nghĩ là tôi nên bắt đầu đọc thơ Shakespeare. Nhưng rồi tôi nghĩ lại, tại sao tôi phải làm thế? Hắn ta chưa bao giờ đọc một bài thơ nào của tôi cả. 16. Tôi từng có nhiều ham muốn, ham muốn quá nhiều thứ. Bây giờ tôi chỉ có một ham muốn, là làm sao loại bỏ được những ham muốn đó. 17. Vì tình yêu, người phụ nữ sẵn sàng hy sinh mình, còn đàn ông thì sẵn sàng hy sinh những người phụ nữ khác. 18. Nếu ta phải trả tiền cho người đẹp thì người đẹp ấy chẳng đáng giá một xu. 19. Tôi không hiểu dịch cúm gia cầm có ảnh hưởng thế nào tới những tin vịt? 20. Câu nói "không" vẫn là phương tiện tránh thai truyền thống tốt nhất. 21. Cái cười thành thực nhất là cười ruồi. 22. Thà để họ cười ta hơn là để họ khóc ta. 23. Thà nhận một ít tiền hơn là lời "cảm ơn nhiều". 24. Rượu vang có lợi cho sức khỏe, còn sức khỏe cần để uống rượu vodka. 25. Tất cả những gì báo chí viết đều là sự thật trăm phần trăm, ngoại trừ những sự cố mà quý vị trực tiếp chứng kiến. 26. Báo chí nói cho độc giả biết điều mà người ta không hiểu và dạy cho hiểu điều mà người ta không biết. 27. Báo lá cải có ích ở chỗ chúng dạy ta không nên tin vào chúng. 28. Trí tuệ nhân tạo chẳng là gì so với sự ngốc nghếch tự nhiên. 29. Người thông thái viết những câu châm ngôn, kẻ ngu dốt lặp lại chúng. 30. Người hiểu biết thì nói chuyện với anh, người thông thái thì lắng nghe anh. 31. Cho anh ta một con cá, anh ta sẽ ăn trong một ngày. Dạy anh ta câu cá, anh ta sẽ không làm phiền anh suốt một tuần. 32. Mỗi khi tôi buộc phải chọn lựa giữa hai tật xấu, tôi thường chọn cái mà tôi chưa bao giờ được thử. Làm gì khi một người kêu buồn ? ( Bình chọn: 5   --  Thảo luận: 8 --  Số lần đọc: 13632) Làm gì khi một người kêu buồn ? Trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải trở thành một bác sỹ tâm lý bất đắc dĩ. Đó là những lúc người bạn của mìnhn kêu : buồn, chán hoặc buồn quá hoặc chán kinh, Khi đó chúng ta sẽ phải làm gì cho người bạn đó vui lên ? Đây là một vấn đề khá lý thú để cho những bác sỹ nghiệp dư như ta nghiên cứu . Sau đây tôi xin đưa ra một vài cách giải quyết của tôi để mọi người xem . Mong mọi người vui vẻ đóng góp ý kiến nhé ! Tôi xin chia trạng thái buồn chán của con người ra làm 2 loại đó là buồn hướng đối tượng và buồn không hướng đối tượng   1. Buồn hướng đối tượng : Đây là kiểu buồn vì một sự vật sự việc nào đó . Ví dụ như bị điểm kém, mất tiền, nhà có chuyện không vui, Những lúc như thế này con người cảm thấy cơ thể mình rất mệt mỏi, chán nản và dường như không muốn làm bất cứ thứ gì . Theo các bạn khi đó ta sẽ nói gì với người đó để họ bớt buồn ? Nếu là tôi tôi sẽ hỏi họ xem vì sao họ buồn ? Rồi từ đó nghe họ kể lể và bám vào câu chữ của họ kích thích cho họ nói nhiều hơn về bản thân mình. Hi vọng cách này có thể khiến họ giải tỏa nỗi buồn đi một chút .Nhưng nếu họ không chịu hợp tác trong việc kể lể thì tôi sẽ kể chuyện của mình để họ vui hơn . Tùy trường hợp mà kể những câu chuyện có liên quan đến nỗi buồn kia hay không nhưng thường thì trong mỗi câu chuyện tôi sẽ lồng cách giải quyết của tôi vào . 2. Buồn không hướng đối tượng : Đây là kiểu buồn vu vơ không hiểu vì sao tôi buồn. Ví dụ như sau một ngày dài, bạn trở về nhà và cảm thấy mệt mỏi, lên mạng không có gì chơi, bạn bắt đầu cảm thấy “buồn" . Những nỗi buồn này diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Theo tôi nguyên nhân của nó là do chúng ta không tìm được đề tài hay chủ đề đủ hấp dẫn để lao vào tìm hiểu . Có một ngày tôi nói chuyện với 3 người vào 3 ba buổi sáng chiều tối thì câu đầu tiên tôi nhận được là :” Buồn quá ,,, “ Những lúc như thế mình thấy cũng lí bí vì ko biết làm gì để cho họ vui lên. Sau một số lần gặp tình huống đó tôi đã nghĩ ra cách giải quyết : 1 là bàn về chủ đề bạn đó yêu thích , 2 là bàn về chủ đề cả 2 cùng thích và 3 là kể chuyện cười . Chuyện cười có nhiều loại , ví dụ như cho trẻ em , tuổi teen, cho người lớn  ..Nhưng để có một câu truyện cười “đủ hay” để họ cười phá lên quả thực không dễ , 50 truyện có 1 truyện đáng để “cười”. Chính vì vậy tôi quyết định sưu tầm và học thuộc truyện cười đẻ khi nào có dịp thì kể cho người khác nghe . Truyện cười là sản phẩm trí tuệ của con người nó ko đơn giản như nhiều người nghĩ, giả sử tôi bảo bạn kể cho tôi một câu chuyện cười , tôi đảm bảo có khối người sẽ nói “chịu”. Vậy tại sao chúng ta không học truyện cười để khi cần có thể bật ra ngay? Đọc truyện cười cũng rất thú vị, nó rất bổ óc có điều chú ý là đừng đọc buổi tối trước khi đi ngủ nó sẽ khiến bạn mất ngủ đấy ! Mọi người đọc xong có ý kiến gì xin mời đóng gớp tự nhiên nhé ! Cám ơn .. Một chàng trai đưa cô bạn gái thân vào quán uống nước.Sau khi người phục vụ đặt hai cốc nước trắng lên bàn và đợi thì cô gái chợt đặt ra một câu hỏi: - Đố anh "Tình Yêu" là gì? Chàng trai mỉm cười quay sang cô phục vụ và nói: - Chị cho em một ấm trà, một cốc cà fê đen, một cốc cà fê sữa, một ly rượu vang và một ly sâm panh. Sau khi mọi thứ đã được mang ra, chàng trai lấy ấm trà và uống chén đầu tiên. Anh ta nói: - Tình yêu như ấm trà này. Khi ta uống nước đầu sẽ rất đậm đà, nước thứ hai sẽ dìu dịu thanh thanh. Còn nước thứ ba thì sao? Tình yêu không như ấm trà này bởi sau nước thứ ba ấm trà sẽ không còn hương vị ban đầu. Anh ta lại nhấp một ngụm cà fê đen và nói: - Tình yêu mang hương vị của cốc cà fê này, lúc đầu có thể phải trải qua vị đắng nhưng dần dần vị ngọt và thơm sẽ ngấm dần vào mỗi người. - Nhưng tình yêu không như cốc cà fê sữa. Uống cà fê sữa ta sẽ cảm thấy ngay vị ngọt, vị ngọt của nó đến rất nhanh và đi rất nhanh. Còn tình yêu không như vậy. Dứt lời anh ta đổ cốc cà fê ấy đi và nói: - Tình yêu như ly rượu này, nó thật nồng nàn, ấm áp và êm đềm. Anh ta lại uống ly sâm panh. - Không! Tình yêu không thể là thứ nước khai vị chua loét này được. Chàng trai lo lắng vì không tìm được câu trả lời. Bất chợt anh ta nhìn thấy cốc nước trắng trên bàn. Anh ta reo lên: - Đúng rồi, hãy nhìn cốc nước kia, nó thật tinh khiết và giản dị. Rượu cà fê và trà cũng phải bắt nguồn từ nước. Tình yêu cũng như vậy, cái nồng nàn, ngọt ngào, êm đềm và cay đắng cũng phải xuất phát từ lòng chân thành và những điều giản dị nhất. Tình yêu là cốc nước trắng. Cô gái ngồi im, đôi mắt mở to. Và rồi cô từ từ nhấc ly nước lên và từ từ đặt vào tay chàng trai. Chàng trai đã hiểu rằng, anh ta đã có một câu trả lời đúng... Hợp đồng Tình Yêu ( Bình chọn: 6   --  Thảo luận: 15 --  Số lần đọc: 9468) Bản hợp đồng này chứng nhận Anh : __________________________ Em : __________________________ Sẽ có một Tình yêu nồng thắm nếu Anh đồng ý các điều khoản sau: Điều 1: Luôn chung thuỷ với Em, không được "bắt cá hai tay”. Điều 2: Chấp nhận Em đi chơi và đùa giỡn với nhóm bạn mà không có Anh. Hơn nữa, Anh phải luôn cố gắng hoà hợp với những đứa bạn thân nổi tiếng khó chịu của Em. Điều 3: Tặng một món quà cho Em vào mỗi tuần. Có thể không mắc tiền, Em vẫn rất vui khi có cảm giác được Anh quan tâm thật nhiều. Điều 4: Không đứng một góc trong các buổi dạ hội, mà phải cùng ra khiêu vũ với Em, sau đó ăn uống một cách vui vẻ. Điều 5: Phải luôn gọi điện thoại cho Em khi đã hứa. Dù điều này có thể chạm đến quyền tự do cá nhân của Anh, nhưng giá Anh biết được Em mong nghe giọng nói của Anh như thế nào. Điều 6: Thay vì́ than vãn, rên rỉ, hãy cùng xem các chương trình truyền hình Em ưa thích, đồng thời đừng tỏ ra quá ghen tỵ khi Em tỏ ra yêu thích anh chàng đóng vai Thượng Nghị Sĩ trong bộ phim “Chuyện Tình ở MaHattan” (Nói nhỏ nha: Anh dễ thương hơn anh ta nhiều ). Điều 7: Khi cá độ hay chơi thể thao,chơi game “thua” bạn bè, thì không được cáu kỉnh, trút giận với Em. Điều 8: Đừng đem Em ra làm đề tài bàn luận khi tṛò chuyện với đám bạn (trừ khi Anh nói tốt về em). Điều 9: Đừng xem Em là một người bạn gái một cách thuần tuý, Em cọ̀n muốn làm người bạn tri giao của Anh. Điều 10: Khi Em bệnh, phải đến thăm và tặng Em thật nhiều bánh kẹo, cùng những lời yêu thương thật ngọt ngào. Điều 11: Luôn có những cử chỉ yêu thương và thật nhiều nụ hôn nồng nàn mỗi khi ta bên nhau. Điều 12: Anh đừng tỏ ra chán nản hay bực bội mỗi khi Em bắt đầu nói về một bộ áo đầm mới, hay màu son môi nào đó. Điều 13: Liên tục nhắc nhở Em không lặp lại những thói quen xấu như cắn móng tay, hay ngủ quên, trễ giờ hẹn với Anh chẳng hạn. Điều 14: Đừng nói lúng búng, nhát gừng trong miệng mỗi khi Em hỏi Anh về một vấn đề nào đó. Em rất thích nghe Anh bày tỏ ý kiến của riêng mình. Điều 15: Bỏ tất cả mọi việc và đến với Em khi Em gọi điện cho Anh. Bởi v́ chắc chắn lúc đó Em đang rất cần có Anh bên cạnh hơn bao giờ hết. Điều 16: Anh phải luôn gọn gàng , sạch sẽ khi đến gặp Em . Đừng để cho Em nh́n thấy cái áo nhăn nhúm của Anh.. Điều 17: Không được để Em nói chuyện” một mình”, c̣òn Anh cứ dán mắt vào TV xem bóng đá !? Điều 18: Hăy chịu khó tìm hiểu các sở thích và thói quen của Em. Đừng thắc mắc tại sao Em lạimê “shopping” và “điệu một tí” đến thế ! Điều 19: Hãy viết cho Em thư, thiệp, bài hát, thơ tình để Em biết chắc rằng Anh luôn nghĩ về Em ( Em hứa sẽ không cho ai biết đâu ! ). Điều 20: Khi Em60 tuổi, Em vẫn thích được Anh tặng hoa hồng và gọi Em bằng những danh xưngngọt ngào (như Anh vẫn gọi Em bây giờ í ! ). Điều 21: Hãy luôn là “bóng tùng” của em (kể cả trong việcnội trợ !?). Bởi khi bên Anh, Em bỗng trở nênmềm yếu biết bao, Em cần bờ vai của Anh để tiếp cho Em sức mạnh. Điều 22: Đưa Em đi du lịch Anh nhé, (ít nhất một năm một lần) bởi em chỉ muốn nhìn ngắm và chia sẻ những điều tuyệt vời của thế giới này cùng Anh. Điều 23: Không được bỏ em một mình (nếu đi công tác, phải gọi cho Em ít nhất một lần một ngày, nếu đi quá 3 ngày phải được Em đồng ư hoặc có Em đi cùng). Bởi Em chỉ cảm thấy an toàn khi có Anh bên cạnh. Điều 24: Không được sử dụng “Tứ đổ tường”, vì em luôn quan tâm đến sức khoẻ của Anh và Hạnh phúc của chúng ta. Điều 25: Đừng xem em là một cô bé, bởi vì em đă thật sự trưởng thành trong tình yêu của hai ta. Tp.HCM , ngày __ tháng __ năm ____ Kí tên Anh, __________ *** Đến phần Em, Em hứa cũng thực hiện tốt những điều quy định trong bản “Hợp Đồng Tình Yêu” này. Kí tên Em, Giá vàng sẽ “dễ thở” hơn! ( Bình chọn: 0   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 178) Trong ngắn hạn, các yếu tố hỗ trợ sẽ khó làm vàng giảm giá sâu, nhưng trong dài hạn khi kinh tế thế giới tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế cộng với yếu tố lịch sử luôn có giá trị sẽ làm giá vàng trở nên "dễ chịu" hơn. Giá vàng - kỷ lục không mệt mỏi Thời gian gần đây, những thông tin về việc giá vàng liên tiếp thiết lập các kỷ lục mới đã trở nên quen thuộc. Nhiều người tự hỏi, không biết đến bao giờ vàng mới "nghỉ ngơi" sau nhiều năm phá vỡ các loại kỷ lục do chính nó lập nên. Suốt hơn 10 năm qua, vàng đã liên tục tăng giá bắt đầu từ năm 1999 ở mức thấp 251 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng thật sự "khởi động" chu kỳ tăng giá 10 năm của mình từ năm 2001 (bắt đầu từ 253 USD/ounce) sau hàng loạt scandal tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ. Tiêu biểu là 3 sự kiện: ngày 11/9/2001, Tòa tháp đôi WTC bị khủng bố; khủng hoảng công nghệ "dot com" khi hàng loạt công ty sụp đổ bởi các NĐT đổ xô bán ra cổ phiếu do họ nhận ra những cổ phiếu này đã tăng giá quá nóng vượt qua giá trị thật; vụ scandal của Tập đoàn Enron do kiểm toán gian lận làm đổ vỡ niềm tin của NĐT. Hàng loạt sự kiện trên đã làm thị trường tài chính Mỹ cùng các thị trường lớn khác trên thế giới chao đảo, giới đầu tư mất niềm tin, kinh tế thế giới rơi vào nguy hiểm. Điều này đã bắt buộc Cục Dự trữ Liên bang...dầu liên tục phá vỡ những ngưỡng hỗ trợ. Với những nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản tình hình cũng không khá hơn khi tình hình kinh tế trên thế giới nhìn chung vẫn rất ảm đạm, chưa kể trong tháng 7 và 8 căng thẳng tại khu vực Trung Đông khi Iran cương quyết không dừng chương trình làm giàu uranium của họ. Iran nói rằng họ phát triển chương trình nhằm mục đích hòa bình là sản xuất điện trong khi các nước phương Tây cho rằng đây là chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Đầu tháng 8, các nước phương Tây đã tiếp tục tăng thêm biện pháp trừng phạt nước này và Iran nói trong trường hợp bị tấn công họ sẽ đóng cửa eo biển Hormuz nơi trung chuyển 40% lượng dầu cung cấp ra thế giới bằng đường thủy phải đi qua eo biển này. Ngoài ra trong tháng 8 chiến tranh giữa Georgia - Nam Ossetia là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu khi Georgia vốn là nơi trung chuyển khí đốt quan trọng từ biển Caspean sang phương Tây với tuyến đường ống dẫn dầu BTC (Baku-Tbilisi-Ceyhan) dài 1.774 km chuyển dầu từ các mỏ của Azerbaidjan với dung lượng 1,2 triệu thùng 01 ngày trên biển Caspean đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải. Ngoài ra các thông tin kinh tế của các nền kinh tế mạnh như EU, Mỹ ... nhìn chung vẫn còn xấu chưa có dấu hiệu nổi bật cho thấy các nền kinh tế trên sẽ tăng trưởng bền vững. Mặc dù vậy giá vàng, dầu vẫn không thoát khỏi đà sụt giảm. Ngược lại với các NĐT nắm giữ vàng, dầu các NĐT trên TTCK vui mừng khi TTCK tăng điểm. Các NĐT trên thị trường tiền tệ nắm giữ đồng USD còn vui mừng hơn trước sự hồi phục mạnh mẽ của đồng tiền này nhờ sự giảm giá của các đồng tiền khác. Giá vàng, dầu giảm có phải tín hiệu đáng mừng? Với đại đa số mọi người dân đều vui mừng khi giá dầu hạ, kéo giá vàng giảm theo. Điều này sẽ góp phần kéo giá cả hàng hóa giảm, làm lạm phát giảm, áp lực lên cuộc sống của người dân cũng giảm đi. Tuy nhiên việc giá dầu hạ trong lúc nền kinh tế phát triển ổn định thì đây thật sự là một tin mừng vì người dân sẽ đẩy mạnh tiêu dùng hơn nhưng với tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn thì vấn đề này còn phải xem xét lại. Bởi vì việc giá hàng hóa đi xuống chứng tỏ kinh tế thế giới cũng đi xuống, là dấu hiệu tiêu cực của nhu cầu tiêu dùng đồng nghĩa với các chính sách điều hành ngày càng thắt chặt. Khi giá hàng hóa giảm cũng làm các nhà sản xuất thiếu động lực để sản xuất và phát triển sản phẩm. Ngoài ra việc giá dầu giảm mạnh liên tục sẽ không loại trừ việc OPEC sắp tới sẽ giảm lượng cung ra thị trường để ngăn chặn việc giá dầu tiếp tục đi xuống. Bởi vì một khi giá dầu đã thiết lập mặt bằng giá mới việc giá xuống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng lợi nhuận của các quốc gia này. Đồng USD tăng giá mạnh lần này không phản ánh tình hình kinh tế Mỹ mạnh lên mà là do các đồng tiền khác yếu đi. Điều này thể hiện qua việc hàng loạt số liệu kinh tế của các nền kinh tế mạnh như EU, Úc, Nhật, Canada không khả quan. Trong bài phát biểu trong cuộc họp báo gần đây, Chủ tịch Ngân hàng TW Châu âu ECB ngài Trichet thừa nhận nhiều khó khăn mà nền kinh tế Châu âu vẫn đang phải đối mặt cộng thêm lạm phát vẫn ở mức cao nên ECB vẫn chưa thể tăng lãi suất góp phần khống chế lạm phát. Tình hình kinh tế tại Mỹ cũng không khá hơn khi danh sách thua lỗ của các doanh nghiệp ngày càng dài hơn, tỷ lệ thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp vẫn tăng cao, chính phủ Mỹ vẫn phải kéo dài thời gian cho các khoản vay thế chấp, TTCK Mỹ tuy có tăng điểm nhẹ nhưng các chỉ số vẫn còn ở mức thấp như chỉ số Dow Jones vẫn chưa thoát khỏi ngưỡng 11.000 sau khi có lúc đạt 14.000. Mặc dù vẫn có một số thông tin khả quan như tín dụng tiêu dùng tăng, dự trữ dầu thô đầu tháng 8 tăng (nhưng dự trữ xăng lại giảm rất mạnh, có thể lý giải do công suất nhà máy giảm), chỉ số sản xuất có chiều hướng tăng .. . Ngoài ra việc Ủy ban điều hành thị trường mở của FED (FOMC : Federal Open Market Committee ) trong cuộc họp lãi suất gần nhất vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức 2% và ngài Ben Bernanke Chủ tịch FED cảnh báo nguy cơ đi xuống của nền kinh tế Mỹ vẫn còn, thị trường tài chính tiếp tục căng thẳng. Như vậy có thể thấy việc đồng USD tăng mạnh, vàng, dầu giảm thê thảm từ nửa cuối tháng 7 đến nay mang nặng yếu tố đầu cơ, khi đồng loạt nhiều nhà đầu tư bán vàng, dầu ra đẩy giá đồng USD tăng vọt. Trong đó việc ECB trong tháng 8 bán ra 1,5 tấn vàng (theo hiệp ước bán vàng), Quỹ giao dịch vàng hoán đổi lớn nhất thế giới SPDR Gold Shares trong ngày 5/8 bán ra 15,32 tấn vàng (trước đó Quỹ này cũng đã có một số động thái bán ra) kéo theo sự bán ra ồ ạt của các nhà đầu tư khác. Và nếu dõi theo lịch sử, ta nhận thấy mỗi khi vàng, dầu giảm giá mạnh thì đó là dấu hiệu cho một đợt tăng giá kỷ lục khác. Bởi vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn hết sức cảnh giác tránh tối đa tâm lý chủ quan và những chính sách kinh tế vĩ mô vẫn phải tiếp tục bám sát thị trường. Để thành công trên TTTC trong thời đại toàn cầu hóa Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các TTTC đều có sự liên thông nhất định với nhau bởi vậy để thành công trên TTTC lại càng khó khăn hơn bao giờ hết, khi mà các NĐT không những chỉ hiểu biết TTTC tại quốc gia đang đầu tư mà còn phải hiểu sự tương quan với TTTC toàn cầu. Các doanh nghiệp ngoài việc tìm chuyên gia giỏi đã đến lúc tìm thêm cho mình một nhân vật có khả năng tổng quan bức tranh toàn cầu. Chuyên gia giỏi sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhưng nhân vật hiểu được hệ thống toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro tác động từ thị trường và định hướng phát triển trong từng giai đoạn thị trường. Còn với NĐT, việc hiểu rõ hệ thống TTTC toàn cầu sẽ giúp họ xác định lĩnh vực nào phát triển trong từng thời kỳ, từ đó đề ra chiến lược thực hiện. Chẳng hạn trường hợp của John Paulson, người điều hành Quỹ Paulson & Co, một Quỹ đầu tư hạng trung có trụ sở tại New York. Ông đã mang lại mức lợi nhuận 14 tỷ USD trong năm 2007 cho Quỹ đầu tư của mình từ số vốn ban đầu là 7,1 tỷ USD đưa tổng tài sản của Quỹ lên hơn 21 tỷ USD (trong khi nhiều tập đoàn khổng lồ đều thua lỗ nặng nề trong năm 2007) , nhờ đánh giá đúng khủng hoảng địa ốc cho vay nhà dưới chuẩn bắt đầu từ năm 2006 tại Mỹ lan rộng ra thị trường tài chính và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư vĩ đại như George Soros, Warren Buffett phải kính trọng và nguyên chủ tịch FED, Alan Greenspan đã đồng ý về làm cố vấn cho Quỹ Paulson & Co. Bài viết liên quan Giá vàng có tăng lại hay không? Tổng kết thị trường vàng 2007: Giá đã lên tới mức kỉ lục nhưng kết thúc năm dưới mong đợi Bài viết nguyên gốc của Phan Dũng Khánh Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam -  Chi nhánh TpHCM Đăng trên báo TBKTSG số 35 ngày 21/08/2008 Từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngẫm lại những tiên đoán trong trước tác của Mác ( Bình chọn: 6   --  Thảo luận: 11 --  Số lần đọc: 7012) Các quốc gia trên toàn thế giới, ít hay nhiều, đều đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong khoảng 80 năm trở lại đây. Nguyên nhân do đâu? Có từ bao giờ? Điều đáng ngạc nhiên là, “cơn bão” này đã được“dự báo” từ hơn một thế kỷ trước, trong bộ “Tư bản” bất hủ của Các Mác. Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Sự kiện thế kỷ Những người được sinh ra trong nửa sau của thế kỷ XX mới chỉ nghe  và đọc trong sách báo về cuộc đại suy thoái 1929 - 1933 của chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy, có thể nói, hiện tại chúng ta đang sống trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từ Mỹ đang tạo ra một làn sóng đe dọa nhấn chìm thế giới. Sự kiện này đã có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi tư duy, ý thức của hàng triệu triệu người. Biểu tình đã diễn ra ở New York với sự tham gia của cả tầng lớp trí thức và lao động phổ thông, nhằm phản đối kế hoạch chính phủ Mỹ cứu trợ phố Wall với tổng số tiền lên tới 700 tỷ USD. Những người biểu tình yêu cầu chính phủ dùng tiền thuế của họ để hỗ trợ cho người lao động, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân, thay vì giao số tiền đó cho một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi. Cuộc biểu tình đã gây được phản ứng tích cực trong công chúng, làm thay đổi tư tưởng, nhận thức của nhiều người. Những diễn biến này ở New York cho thấy, bắt đầu có một sự thay đổi lớn lao trong hệ tư tưởng của tầng lớp nhân dân lao động, và không chỉ là tầng lớp nhân dân lao động ở Mỹ. Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) thừa nhận, cuộc khủng hoảng tài chính này là “sự kiện có một không hai của thế kỷ”. Và một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Cuộc khủng hoảng tài chính lần này có dẫn đến sự phá sản của nền kinh tế tư bản? Trước đó, các nhà kinh tế tư bản quả quyết rằng, sẽ không thể xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu được, vì họ đã học được những bài học trong quá khứ. Họ cho rằng, khủng hoảng tài chính chỉ xảy ra trong phạm vi nước Mỹ, vì nền kinh tế Mỹ độc lập với phần còn lại của thế giới (như vậy là họ đã phủ nhận, đã nói ngược lại với tất cả những gì họ nói trước đó về toàn cầu hóa), rằng châu Âu và Trung Quốc sẽ trở thành những quyền lực kinh tế mới trên toàn cầu. Những nhận định này thật sai lệch xa so với thực tế. Bất động sản đang rớt giá trên toàn cầu. Nền kinh tế Mỹ, các nền kinh tế châu Âu nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng. Ngành ngân hàng không thể tránh được sự thiếu hụt vốn và tín dụng có giá trị. Và tiến trình này còn đang tiếp diễn. Sự thực là, những nước được cho là có nền kinh tế nổi trội đang tiếp tục phát triển, nhưng có thể sẽ rơi vào tình trạng cạn kiệt dòng vốn và sự sút giảm của hàng hóa. Tiến trình này sẽ diễn liên tục và không đồng loạt, một số nước sớm hơn và một số nước sẽ muộn hơn, nhưng cuối cùng tất cả đều sẽ bị kéo vào cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính bắt đầu ở các nước sẽ giống nhau và sẽ đến với từng nước theo hiệu ứng đô-mi nô. Nó bắt đầu ở Mỹ nhưng ngay sau đó, ngược lại với dự tính của các nhà kinh tế, nó lan rộng ra Ai-len, Tây Ban Nha, Anh và toàn bộ châu Âu. Nó sẽ tác động trở lại đến châu Mỹ La-tinh, châu Á và châu Phi. Hiện tại, giai cấp tư sản đã và đang phải trải qua một cuộc chiến đấu với những thăng trầm của chu kỳ kinh tế, từ sự lạc quan cực độ đến nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, nơi trước kia thị trường tài chính thịnh vượng đến khó tin, nay là sự sụp đổ và u ám. Sự sụp đổ của thị trường tài chính đến như một điều tất yếu, nhưng tiếc thay, nó chỉ được để ý đến khi vực thẳm đã lờ mờ hiện ra. Đây là sự đổ vỡ của bong bóng đầu cơ lớn nhất trong lịch sử, và nó còn lớn hơn rất nhiều so với sự sụp đổ của phố Wall. Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) mới đây bình luận: “Đại khủng hoảng xảy ra đã gần 80 năm, giờ đây lại đang xảy ra với chúng ta ở thế kỷ này. Dù có hay không thì đây cũng là một sự thay đổi đột ngột và lớn lao mà thế giới sẽ phải đối mặt từ nay đến năm 2099”. Từ thực tế cho thấy, việc còn hay mất niềm tin là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và khủng hoảng. Tất nhiên, sự tăng trưởng, phát triển hay khủng hoảng có nguyên nhân gốc rễ từ những điều kiện khách quan khác nữa, nhưng vấn đề niềm tin có thể trở thành một phần rất quan trọng của điều kiện ấy, góp phần thúc đẩy thị trường đi lên hoặc- như trong trường hợp này, là đi xuống. Hàng loạt tổ chức tài chính như AIG, Bear Stearns, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Merrill Lynch..., đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ lớn với các khả năng: phá sản, được chính phủ “cứu trợ” hoặc quốc hữu hóa. Khi tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu trở nên rõ ràng thì các tổ chức tài chính mới sẵn sàng tư thế chuẩn bị đón nhận hậu quả tương tự, điều mà họ chưa từng nghĩ đến trong nhiều năm qua. Và hậu quả do “cơn bão tài chính” lần này gây ra có lẽ vượt xa so với tưởng tượng của họ. Mức độ phá hủy của cuộc khủng hoảng được ví như một cơn sóng thần, và nó còn chưa dừng ở đó. Trong những năm gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực thi chính sách kìm giữ lãi suất ở mức thấp nhằm kích thích việc vay vốn đầu tư. Việc này đã tạo ra tình trạng bong bóng bất động sản và đặt cả hệ thống tài chính vào cuộc khủng hoảng hiện nay. Khi lợi nhuận khổng lồ đang được tạo ra và các nhà đầu tư còn đang say men chiến thắng trong cơn khát lợi nhuận, không ai để ý đến điều này cả. Tình trạng thiếu hụt vốn của cuộc khủng hoảng hiện nay là do trên thị trường đã tồn tại một loại vốn “ảo” - kết quả của những trò “bịp bợm” chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực tài chính. Khi sự thịnh vượng đang lên thì không ai để ý đến sự nguy hại của nó, và khi “bong bóng” vỡ ra thì toàn bộ lượng vốn ảo trở nên không thể kiểm soát được. Sự mất niềm tin và nghi ngờ bao trùm lên tất cả. Sự lạc quan được thay thế bằng sự thận trọng, thắt chặt trong việc vay- cho vay. Toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng dựa trên việc đầu cơ tích trữ vốn đã ngừng hẳn lại. Ước tính của các nhà kinh tế luôn luôn được xác định lại theo chiều hướng đi xuống. Sáu tháng trước đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, thị trường tài chính sẽ mất hơn 1 nghìn tỷ USD và dự báo một sự giảm tốc đột ngột đối với kinh tế toàn cầu. Và những gì đã diễn ra cho thấy, những mất mát thực tế vượt xa con số dự đoán này. Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế Đô-mi-ních Strau Kan (Dominique Strauss Kahn) đã phát biểu trên tờ Thời báo Tài chính: “Với rất nhiều những mất mát đã được nhận ra, và với mức độ căng thẳng của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, càng cho thấy rõ không có một hệ thống giải pháp ngắn hạn nào có thể ngay lập tức làm dịu đi mức độ căng thẳng này và đem lại một kết quả tốt đẹp. Và cũng không có giải pháp nào có thể cho phép nền kinh tế rộng lớn của Mỹ và nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường được”. Thực vậy, thị trường tài chính Mỹ đã gần như tê liệt khi phải trông chờ khoản trợ cấp 700 tỷ USD của chính phủ, khoản trợ cấp mà các nhà chức trách hy vọng nhờ vào đó có thể khôi phục lại niềm tin. Đây là minh chứng rõ ràng, đúng đắn nhất rằng, thị trường tài chính đã hoàn toàn bị phá sản- theo đúng nghĩa đen của từ này. Đây cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho tất cả những lời ví von về “bàn tay vô hình của thị trường”. Vốn “ảo” dưới góc nhìn của chủ nghĩa C.Mác Các nhà kinh tế tư bản đã làm đảo lộn giữa nguyên nhân và kết quả khi cho rằng, thiếu tiền gây ra khủng hoảng. Ngược lại, C.Mác nhận định, chính khủng hoảng sinh ra thiếu tiền. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lòng tin của khách hàng cũng cạn theo và họ nhất loạt có nhu cầu đến rút tiền. Đây vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân của khủng hoảng, và nó tạo ra một sự tăng giảm theo đường xoắn ốc. Các chủ ngân hàng và những người cùng quan điểm trong Chính phủ Mỹ hiện nay nhất quyết cho rằng, nguyên nhân gây ra khủng hoảng là do hệ thống tài chính có lượng vốn quá nhỏ. Nhưng trên thực tế, đã có một lượng vốn cho vay lớn được lưu hành trong thời kỳ phát đạt của ngành ngân hàng và trạng thái dồi dào vốn này tự nó đã cho thấy sự hạn chế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.  Trong cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà tư bản buộc phải sử dụng một biện pháp đặc biệt là mua lại cổ phiếu đã sụt giảm của thị trường. Họ sử dụng biện pháp bán hàng phá giá và nhiều cách thức khác nhau nhằm cạnh tranh với các đối thủ. Bằng những việc như vậy, họ làm cho cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng bởi sẽ làm cho việc giảm phát trở nên khó khăn hơn. Mọi người sẽ tạm ngưng việc mua hàng lại với hy vọng giá hàng hóa xuống thấp hơn nữa, và như vậy, càng làm cho giá hàng hóa giảm thêm nữa. Chúng ta thấy hiện tượng này thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực thị trường nhà đất. Hiệu ứng này lan truyền nhanh như bệnh dịch, từ nước này sang nước khác. Nó sẽ đến một cách tất yếu vì tất cả các nước đều xuất siêu (có nghĩa là sản xuất quá nhiều và thừa thãi, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu), hoặc ngược lại,  nhập siêu (trao đổi thương mại quá nhiều, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu). Nó cũng trở nên tất yếu khi các nước phát hành tín dụng quá rộng và dễ dãi, tức là đã nhen lên ngọn lửa lạm phát và đầu cơ. Điều này nói lên rằng, đây không chỉ là những vấn đề của một nước, một ngân hàng, một nhà đầu cơ cá nhân hoặc bản thân một hệ thống, tổ chức tài chính riêng lẻ nào. Đã từ lâu, C.Mác chỉ ra rằng, quan điểm của giới tư bản là muốn có tiền mà không phải trải qua quá trình sản xuất, lao động vất vả, cực khổ. Thực tế cho thấy, những nhận định của C.Mác vẫn hết sức đúng đắn ở thời điểm hiện tại.  Ở Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ai-len và nhiều nước khác, các ngân hàng đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào các hoạt động đầu cơ tích trữ, đặc biệt là lĩnh vực nhà ở, làm nảy sinh một lượng vốn ảo lớn đến mức không thể hình dung được. Đây là nguồn gốc của vụ khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn. Ở thời đại của C.Mác cũng đã có một lượng vốn đầu cơ tích trữ khổng lồ, đây chính là nguồn gốc của hiện tượng vốn “ảo”. Thời đó cũng đã có tín dụng giả- giống như các công cụ phái sinh hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động đầu cơ tích trữ trong quá khứ sẽ thật vô nghĩa nếu đem so sánh với quy mô của hoạt động này tại thời điểm hiện nay. Số tiền bảo hiểm hiện nay ước tính lên đến 90 nghìn tỷ USD. Điều đó nói lên rằng, chắc chắn có một lượng tín dụng tồn đọng gấp đôi con số này trên thế giới. Nhưng các bản hợp đồng lại được kí trên sổ sách và không ai biết số lượng thực của trao đổi thương mại, vì vậy đã đặt nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ to lớn tới mức như thế này. Cú sốc dữ dội này có thể sẽ kéo theo sự sụp đổ của nền tài chính thế giới với tất cả những sự không vững bền của nó và gây ra những hậu quả khôn lường. Ở thế kỷ XIX, thị trường đã bước vào thời kỳ gọi là đỉnh cao của sự phát triển, khi tín dụng còn dễ dàng và niềm tin vào thị trường còn cao, hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng tiền “ảo”. Ở đầu của chu kỳ, tiền vốn còn dồi dào và lãi suất thấp đã đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp lên cao và thúc đẩy tăng trưởng. Lãi suất đã đạt mức trung bình trong suốt thời thịnh vượng đó. Sau đó, nhu cầu tín dụng tăng cao, vì vậy lãi suất cũng tăng lên vào thời kỳ đỉnh cao, điều này không tồn tại ở giai đoạn cuối thời thịnh vượng. C. Mác đã miêu tả giai đoạn này trong chu kỳ kinh tế, rằng sẽ có một sự thiếu khả năng chi trả trong thời kỳ khủng hoảng. Và thực tế đã chứng minh tư tưởng của C. Mác hoàn toàn đúng đắn. Những sai lầm do sự thiếu hiểu biết về pháp chế của ngành ngân hàng cũng là yếu tố góp phần làm tăng thêm mức độ căng thẳng của cuộc khủng hoảng. Trong thời gian khủng hoảng, có tình trạng khan hiếm phương tiện thanh toán là một điều tất yếu. C. Mác viết: “Sự chuyển hóa trở lại của các kỳ phiếu đã thay cho sự biến hóa hình thái của chính bản thân hàng hóa, và chính là ở những thời kỳ mà càng nhiều hãng buôn chỉ thuần túy hoạt động bằng vốn đi vay, thì điều vừa nói trên đây lại càng xảy ra như vậy. Một bộ luật ngân hàng ngu ngốc và phi lý như bộ luật hồi năm 1844-1845 có thể làm cho cuộc khủng hoảng tiền tệ càng thêm trầm trọng. Nhưng không có một bộ luật ngân hàng nào có thể gạt bỏ được khủng hoảng”(1). Ông cũng chỉ ra rằng, trong một chế độ sản xuất mà tất cả những mối liên hệ của quá trình tái sản xuất đều dựa trên tín dụng, nếu đột nhiên tín dụng bị đình chỉ và chỉ những việc thanh toán bằng tiền mặt mới có hiệu lực thôi, thì rõ ràng thế nào cũng phải xảy ra khủng hoảng và tình trạng xô đẩy nhau chạy theo các phương tiện thanh toán. Cho nên, mới thoạt nhìn, toàn bộ cuộc khủng hoảng có vẻ như chỉ giản đơn là một cuộc khủng hoảng về tín dụng và tiền. Và thật vậy, vấn đề cũng chỉ là, làm thế nào để chuyển hóa được các kỳ phiếu thành tiền mà thôi. Nhưng, đại bộ phận các kỳ phiếu đó đều đại biểu cho các hoạt động mua và bán thực sự mà khối lượng vượt rất xa các nhu cầu thực của xã hội, thành thử rốt cuộc lại, đó chính là nguồn gốc của toàn bộ cuộc khủng hoảng. Song, đồng thời lại còn có tình trạng một số lượng rất lớn các kỳ phiếu đó chỉ đơn thuần đại biểu cho những việc kinh doanh đầu cơ, những việc này bây giờ đã lộ rõ bộ mặt thật của chúng và vỡ như những bong bóng; hay đó lại còn là những việc đầu cơ tiến hành bằng tư bản của kẻ khác, nhưng đã bị thất bại; sau hết, đó là những tư bản-hàng hóa đã bị mất giá hay thậm chí hoàn toàn không thể bán được, hoặc là những khoản phải thu hồi về nhưng bây giờ thì không thể thu được nữa. Dĩ nhiên, bây giờ không thể nào khôi phục trở lại toàn bộ cái hệ thống giả tạo mở rộng một cách cưỡng ép quá trình tái sản xuất bằng cách là một ngân hàng, ví dụ như ngân hàng Anh, đứng ra cung cấp cho tất cả những người đầu cơ số tư bản mà họ đang thiếu bằng tiền giấy do ngân hàng này phát hành, và mua tất cả số hàng hóa đã bị mất theo giá trị danh nghĩa trước kia của chúng. Vả lại, ở đây mọi vật đều bị đảo ngược, vì rằng trong cái thế giới “giấy” này, giá cả thực tế và các yếu tố thực tế của nó chẳng thấy biểu hiện ra ở đâu cả, mà chỉ độc thấy những thoi vàng bạc, những tiền kim loại, giấy bạc ngân hàng, kỳ phiếu, chứng khoán mà thôi. Nhất là ở các trung tâm tập trung tất cả mọi công việc tài chính của cả nước như Luân Đôn chẳng hạn, thì trạng thái đảo ngược đó lại càng biểu hiện rõ; toàn bộ quá trình trở thành không thể hiểu được nữa. Điều đó cũng có thể diễn ra ở các trung tâm sản xuất, nhưng với một mức độ ít hơn. Khủng hoảng xảy ra còn do, một phần các kỳ phiếu chỉ đơn thuần là những kỳ phiếu giả tạo và một phần vì các hoạt động giao dịch về hàng hóa chỉ nhằm độc có một mục đích là tạo ra các kỳ phiếu, cho nên toàn bộ quá trình đã trở nên rắc rối tới mức các doanh nghiệp vẫn có thể yên ổn tiếp tục hoạt động, làm cho người ta có ảo tưởng là chúng rất vững chắc và vẫn có khả năng thu hồi được tiền về một cách rất dễ dàng, nhưng thực ra, đã từ rất lâu, những khoản tiền thu về này chỉ được thực hiện bằng cách đập vào lưng những người cho vay bị lừa gạt, hay vào lưng những người sản xuất bị lừa gạt. Thành thử, chính ngay trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng, bao giờ người ta cũng vẫn có ấn tượng là thị trường vẫn lành mạnh. Trong thời kỳ khủng hoảng, lúc tín dụng bị thu hẹp lại hoặc hoàn toàn không còn nữa, tiền đột nhiên đối diện một cách tuyệt đối với tất cả hàng hóa với tư cách là một phương tiện thanh toán độc nhất và là phương thức tồn tại thật sự của giá trị. Do đó, các hàng hóa nói chung đều bị mất giá, đều khó chuyển hóa thành tiền và thậm chí không sao chuyển hóa thành tiền được, nghĩa là thành cái hình thái thuần túy ảo tưởng của chúng. Nếu chế độ tín dụng là cái đòn bẩy chủ yếu để gây ra tình trạng sản xuất thừa và nạn đầu cơ quá mức trong thương nghiệp, thì đó chỉ là vì ở đây, quá trình tái sản xuất, do tính chất co dãn của nó, đã bị đẩy lên đến mức cùng cực, bởi vì một phần lớn tư bản xã hội đã được những kẻ không có tư bản sử dụng và do đó, bắt tay vào công việc một cách khác hẳn với những người sở hữu tư bản. Còn người sở hữu tư bản, nếu tự mình hoạt động, thì anh ta thường cân nhắc một cách rụt rè những giới hạn mà tư bản của riêng mình cho phép. Điều đó chẳng qua chỉ chứng tỏ rằng việc làm cho tư bản tăng thêm giá trị, dựa trên tính chất mâu thuẫn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ cho phép phát triển thật sự tự do đến một mức độ nhất định nào thôi, và do đó, trên thực tế nó tạo ra những xiềng xích và những giới hạn nội tại đối với nền sản xuất, nhưng những xiềng xích và những giới hạn này đã luôn luôn bị chế độ tín dụng phá vỡ. Như vậy, “chế độ tín dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển các lực lượng sản xuất vật chất và sự hình thành một thị trường thế giới; đẩy hai yếu tố đó phát triển đến một mức độ nhất định với tư cách là cơ sở vật chất của một hình thái sản xuất mới, đó chính là nhiệm vụ lịch sử của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đồng thời tín dụng đẩy nhanh sự bùng nổ dữ dội của mối mâu thuẫn đó, tức là những cuộc khủng hoảng, và do đó, cũng làm tăng thêm những yếu tố làm tan rã phương thức sản xuất  cũ”(2). Theo Mác, chế độ tín dụng có tính chất hai mặt. Một mặt, nó làm cho cái động lực của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa- làm giàu bằng cách bóc lột lao động của người khác- phát triển lên để biến thành chế độ đầu cơ và gian lận hết sức thuần túy và cực kỳ to lớn, và để ngày càng thu hẹp dần cái nhúm người bóc lột những của cải xã hội; nhưng mặt khác, nó lại là cái hình thái quá độ sang một phương thức sản xuất  mới. Điều không thể phủ nhận là, chính sách thị trường tự do là yếu tố châm ngòi cho cuộc khủng hoảng, bởi nó đã tạo ra sự đầu cơ tài chính điên cuồng lớn nhất trong lịch sử. Trong thực tế, khi tăng lãi suất bằng 25% dự trữ, các nhà kinh tế tư bản đã làm một việc được ví như đổ dầu vào lửa. Trong mấy chục năm qua, các nhà kinh tế tư bản đã không am hiểu về chu kỳ kinh tế và cũng không dự báo được điều gì. Họ cũng không có khả năng tiên đoán một thời kỳ phát đạt hay một cuộc khủng hoảng. Nhiều thập kỷ qua, họ đã cố gắng tuyên truyền, rao giảng rằng vòng quay kinh tế đã bị thủ tiêu, tình trạng thất nghiệp chỉ còn là quá khứ, con quái vật lạm phát đã được thuần phục, và nhiều điều tương tự như vậy. Những nhà chính trị thì tin những điều vô lý ấy một cách rất tự nhiên. Thủ tướng Anh Gô-đơn Brao (Gordon Brown) kiêu hãnh tuyên bố: “Chu kỳ kinh tế đã bị hủy bỏ”. Nhưng giờ đây, bản thân nền kinh tế Anh cũng đang rơi vào khủng hoảng. Và chúng ta hãy nhớ đến nhận định này của Mác: “Như vậy, khủng hoảng chỉ có thể do tình trạng không cân đối của việc sản xuất trong các ngành khác nhau và do tình trạng không cân đối giữa sự tiêu dùng của bản thân các nhà tư bản và sự tích lũy của họ, gây ra. Nhưng trong tình hình như thế, sự bù lại những tư bản đã đầu tư vào sản xuất phụ thuộc phần lớn vào sức tiêu dùng của các giai cấp không sản xuất, còn sức tiêu dùng của công nhân thì bị hạn chế một phần do chỗ người ta chỉ sử dụng họ chừng nào việc sử dụng họ có lợi cho giai cấp tư sản. Nguyên nhân cuối cùng của mọi cuộc khủng hoảng thật sự bao giờ cũng vẫn là sự nghèo khổ của quần chúng và tính chất hạn chế của sự tiêu dùng của họ, đối lập với cái xu hướng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là muốn phát triển các lực lượng sản xuất tựa hồ như chúng chỉ bị hạn chế bởi sức tiêu dùng tuyệt đối của xã hội mà thôi”(3) Thực tế lịch sử cho thấy, không có sự suy sụp kinh tế nào kéo dài vĩnh viễn. Trong cuộc chạy đua dài, sự cân bằng sẽ được lập lại, giá cả sẽ được ổn định, khả năng lợi nhuận sẽ được khôi phục và một chu kỳ mới được bắt đầu. Nhưng điều này còn đang nằm ngoài những gì chúng ta có thể nhìn thấy ở thời hiện tại. Sự suy sụp kinh tế chưa chấm dứt, mà nó chỉ mới vừa bắt đầu. Không ai biết nó sẽ kéo dài bao lâu. Đã đến lúc, các nhà kinh tế tư bản cần nhanh chóng loại bỏ vốn ảo ra khỏi hệ thống của mình. Như một người bị trúng độc, dù đau đớn nhưng họ cần đấu tranh với chính bản thân để tống ra khỏi cơ thể những độc tố, có thể phải bằng cách bỏ đi một phần cơ thể, nếu không họ sẽ chết. Nhưng quá trình này cũng có thể tạo ra nhiều nguy cơ cho nền kinh tế. Bởi khi hệ thống tài chính co rút lại và tín dụng đã cạn hết, các nhà tư bản sẽ phải thu hồi vốn từ các khoản nợ. Những người không có khả năng thanh toán sẽ bị phá sản. Hệ quả tất yếu là thất nghiệp, nhu cầu giảm, gây ra những sự phá sản mới và những món nợ mới không thể trả được. Bằng cách này, tất cả những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong quá khứ, ngược lại, sẽ trở thành phản phát triển. ----------------- (1)  Các Mác và Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia  Sự thật, H.1994, t25, tr 53 (2) Các Mác và Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia  Sự thật, H.1994, t 25, tr 674 (3) Các Mác và Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia  Sự thật, H.1994, t25, tr 44 Đoàn Hiền (tổng thuật) (Nguồn: Website In Defence of Marxism ( www.saga.vn | Đoàn Hiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgoi_y_thuc_hanh_mo_hinh_phan_tich_swot.doc