Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Xuân

Lời Mở Đầu Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế có tổ chức. Việc hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện của kinh tế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất phải tìm mọi biện pháp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để thực hiên được điều đó các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến thông tin kế toán từ đó sẽ có hứơng cho sự phát triển cho toàn doanh nghiệp từ lúc bỏ vốn ra ch

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tới khi thu vốn về , bảo đảm thu nhập cho cả doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên, thực hiên nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Kế toán là lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tố chức, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động nhà nước mà vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp . Hạch toán giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tác quản lý của các doanh nghiệp . Giá thành sản phẩm với chức năng vốn có đã chở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang hoàn thiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho việc hạch toán được chính xác, kịp thời phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở các doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp . Qua thời gian thực tập ở công ty TNHH Thiên Xuân, em thấy vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật cần phải được các nhà quản lý và hạch toán quan tâm. Tuy còn nhiều thiếu xót và hạn chế, xong với vốn kiến thức đã được học và tích luỹ trong nhà trường, kết hợp với các tài liệu đọc thêm, em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại công ty TNHH Thiên Xuân để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính: Phần 1: Khía quát chung về CFSX và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp. Phần 2: Thực trạng công tác quản lý CFSX và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Xuân. Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý CFSX và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Thiên Xuân. Phần I : Khái quát Chung Về Chi Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại các doanh nghiệp I. Đặc Điểm Tổ Chức Sản Xuất Của Ngành Sản Xuất Công Nghiệp. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái tạo ra và trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp hoá xă hội chủ nghĩa. Ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng biệt với ngành sản xuất khác, với các đặc điểm đặc thù nổi bật cuả sản phẩm xây lắp như : Sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài, khối lượng thi công chủ yếu được tiến hành ở ngoài trời. Do vậy, quá trình sản xuất rất phức tạp không ổn định và có tính lưu động cao. Những đặc điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và hạch toán trong xây dựng cơ bản. Do đó, để phát huy vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong xây dựng cơ bản và thực hiện nghiêm túc các chế độ, thể lệ kế toán do nhà nước ban hành. Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp di động theo công trình, mang tính đơn chiếc thời gian kéo dài, nơi sản xuất cũng la nơi tiêu thụ…Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế thi công. Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công xây dựng này được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoan lại bao gồm nhiều công việc khác nhau. Sản phẩm xây lắp đựợc tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá sản phẩm thể hiên không rõ. Đây là đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản, cụ thể là sản phẩm xây lắp phải lập dự toán quá trình sản xuất, phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo. I.2 Khái Niệm Chi Phí Sản Xuất và Các Cách Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Chủ Yếu. 1.2.1 Khái Niệm. Chi phí sản xuất là tổng hợp các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong chi phí sản xuất của xí nghiệp công nghiệp là toàn bộ các chi phí có liên quan tới hoạt động chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng Chi phi kinh doanh là các chi phí không liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất nhưng liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, quá trình tái tạo sản xuất của xí nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác . Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò của nó trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nhất thiết tiến hành phân loại chi phí sản xuất sản xuất kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 1.2.2 Các Cách Phân Loại Chi Phí Chủ Yếu. 1.2.2.1 Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Theo Tính Chất Kinh Tế (Yếu tố chi phí). - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính , vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên liệu… xuất bán hoặc xuất kho cho xây dựng cơ bản (tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý chỉ tiêu này có thể báo cáo chi tiết theo từng loai nguyên vật liệu chính, phụ). - Chi phí tiền lương: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động như tiền công, tiền lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chât lượng gồm cả chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao của tất cả các loại tài sản cố định dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người cung cấp điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ trong kỳ . - Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Cung cấp tài liệu tham khảo đế lập dự toán chi phí sản xuất lập kế hoach cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân . 1.2.2.2 Phân Loại Chi Phi Sản Xuất Theo Công Dụng Kinh Tế Chi Phí (Khoản mục chi phí). - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm không tính vào khoảng mục này những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất . - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích, BHYT, BHXH, KPCĐ phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. - Chi phí sản xuất chung : là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi phân xưởng sản xuất (ngoài chi phí nhân viên lương trực tiếp ). Đây là cách phân loại kết hợp vừa theo nội dung kinh tế vừa theo công dụng của chi phí giúp cho việc đánh giá mức độ của chi phí, trên cơ sở đối chiếu với định mức tiêu hao của từng chi phí . - Chi phí nhân viên (phân xưởng, đội trại sản xuất ): phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại sản xuất): phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại sản xuất). - Chi phí vật liệu : phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, đội sản xuất. - Chi phí dụng cụ sản xuất : phản ánh về dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất như: khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, dàn giáo trong xây dựng cơ bản… - Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê tài sản sử dụng ở các phân xưởng, đội sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện truyền tải, truyền dẫn… - Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưỏng, đội sản xuất như chi phí về điện nước, khí nén, hơi … - Chi phí bằng tiền khác: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng, đội sản xuất . 1.2.2.3 Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất. - Chi phí khả biến (biến phí ):Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.Thuộc loại chi phí này là chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp … - Chi phí cố định (định phí ): Là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc loại vụ sản xuất theo kỳ. tuy nhiên nếu trong kỳ có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất thì chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm sẽ biến động tương quan tỷ lệ nghịch với sự biến động của sản lượng. 1.3 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm . 1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm. Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sủ dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm. Để quản lý và hạch toán giá thành ta phải tiến hành như sau: 1.3.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiên và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩn là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện có và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong thời kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ, giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kêt thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế – tổ chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. - Giá thành sản xuất: gồm các chi phí liên quan đến sản xuất chế tạo trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( chi phí NVL trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung ). Giá thành sản phẩm là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ: gồm giá thành sản phẩm + chi phí liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán khi sản phẩm, công việc đã được tiêu thụ là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế, lợi tức của doanh nghiệp. 1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất (CPSX) và giá thành sản phẩm. Qua nghiên cứu hai khái niệm trên ta they đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có những đặc điểm giống và khác nhau sau: 1.3.3.1 Giống nhau: CPSX và giá thành sản phẩm đều thống nhất với nhau về lượng trong trường hợp toàn bộ đối tượng đều khởi công hoàn thành trong cùng một thời kỳ. CPSX phát sinh trong kỳ bằng tổng các đối tượng khởi công và hoàn thành trong kỳ đó. 1.3.3.2 Khác nhau: - Về chất: nói đến giá thành sản phẩm xây lắp là nói đến chi phí tính cho một đối tượng xây lắp hoàn thành bàn giao, cũng có nghĩa là thừa nhận CPSX để tạo ra khối lượng sản phẩm đó. Còn CPSX bỏ ra chưa hẳn hoàn toàn hợp lý và được thừa nhận. - Về lượng: giữa giá thnàh sản phẩm và chi phí sản phẩm cũng thường không thống nhất về lượng, bởi vì giá thành sản phẩm kỳ này có thể bao gồm CPSX phát sinh kỳ sau. Mặc dù có sự khác nhau song giữa giá thành sản phẩm và chi phí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tài liệu hạch toán CPSX là cơ sở để tính giá thành. Nếu như xác định công việc tính giá thành sản phẩm là công tác chủ yếu trong công tác hạch toán kế toán thì hạch toán CPSX có tác dụng quyết định đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Từ trong tổng chi phí đã tập hợp được người ta sử dụng một phương pháp cụ thể để tính giá thành sản phẩm, để xem xét tình hình CPSX trong kỳ tiết kiệm hay lãng phí. 1.4 Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.4.1 Đối tượng tập hợp CPSX. 1.4.1.1 Khái niệm CPSX Là phạm vi giới hạn mà chi phí đã phát sinh cụ thể, chi phí phát sinh cho từng phân xưởng, tập hợp cho từng phân xưởng. Nếu chi phí phat sinh cho từng loại sản phẩm ( hoàn thành ) thì đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm đó. Nếu đối tượng chi phí phát sinh theo từng hợp đồng, từng đơn vị đặt hàng thì đối tượnh tập hợp chi phí cũng chính là hợp đồng và đơn đặt hàng đó. 1.4.1.2 Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp CPSX Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. 1.4.1.3 Các đối tượng tập hợp CPSX Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX từ việc hạch toán ban đầu đền tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên sổ sách. Kế toán tập hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học, có thể thực hiện qua các bước: - B1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. - B2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng công việc và giá thành đơn vị công việc. - B3: Tập hợp và phân bổ CPSX chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - B4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ. 1.4.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.4.2.1 Khái niệm: Là các loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, công việc,dịch vụ, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành trong kỳ. Cụ thể là tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từng đơn vị đặt hàng, từng hợp đồng kinh tế, từng dịch vụ hoàn thành. 1.4.2.2 Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành. Là căn cứ để kế toán tập hợp các bảng tính giá thành từ đó phục vụ công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đồng thời có cơ sở để xác định giá bán. 1.4.2.3 Các loại đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, yêu cầu trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp. Nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng công vịêc hoàn thành. Nếu sản xuất hàng loạt, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hoàn thành. - Đơn vị tính giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ phải là đơn vị tính được xã hội thừa nhận và phù hợp với đơn vị tính trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. 1.5. Nhiệm vụ quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm. CPSX và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được nhà nước quản lý doanh nghiệp quan tâm vì CPSX và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu pảhn ánh chất lượng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Qua những thông tin về CPSX và giá thành sản phẩm do bộ kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được CPSX và giá thành sản phẩm của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức cho phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, để có quyết định quản lý thích hợp. Để đáp ứng đầy đủ chung thực và kịp thời yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp CPSX và phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chon, cung cấp những số liệu kịp thời về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiên kịp thời khả năng đề xuất biện pháp thích hợp để phấm đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Phần II Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thiên xuân 2.1 quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh thiên xuân. 2.1.1 Tên địa chỉ và quy mô hiện tại của công ty. Tên đơn vị: Công ty TNHH Thiên Xuân. Địa Chỉ: Số 95 – Xóm Sở – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội. Nghành nghề: Đầu tư, xây dựng và phát triển nhà. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp: thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty TNHH Thiên Xuân. Công ty được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1990 theo các quyết định: 1391/QĐ - UB do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày 03/4/1993 về việc thành lập daonh nghiệp nhà nước với tên là: Công Ty Xây Dựng Thanh Niên Hà Nội. Công ty đã đăng ký kinh doanh số 0106000282 và được cấp lần đầu ngày 26/4/1993, cấp lần 3 ngày 18/8/2004. Từ năm 1990 đến năm 1995: Công ty có nhiệm vụ: Sửa chữa, cải tạo và xây dựng các loại nhà ở, nhà làm việc, nhà sản xuất và các công trình phúc lợi thuộc phạm vi quản lý của quận theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Công ty đã tiến hành xây dựng các khu nhà ở thuộc địa bàn của quận như: khu nhà ở tập thể Xã Đàn, Nam Thành Công, Trung Tự… Lúc mới hình thành do chưa được đầu tư, năng lực chưa đủ mạnh nên sản lượng công ty đạt được là thấp. Vào thời điểm những năm 90, trong điều kiện nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, một loạt các khó khăn xuất hiện. Chuyển sang cơ chế mới vấn đề đắt ra cho Công ty là làm sao để đảm bảo cho công nhân có việc làm hợp với khả năng của mình vừa có thu nhập và đảm bảo cuộc sống. Lãnh đạo công ty đã mạnh dạn mở ra một hướng mới là nhận xây lắp các công trình Kinh doanh mua bán nhà, khách sạn, dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí thể dục thể thao. Từ năm 1995-1999: Công ty hoạt động và sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định theo tinh thần “điều lệ xí nghiệp của doanh nghiệp quốc doanh”. Đến giai đoạn này, công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác thi công và quản lý. Công ty đã mở rộng nguồn công việc bằng cách tự khai thác là chính, số công trình do quận phân bổ chỉ chiếm tỷ lệ thấp (10-15%). Do đó, giá trị sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 1996 là 10.245 triệu đồng, năm 1997 tăng lên 12.257 triệu đồng, năm 1998 tiếp tục tăng lên đến 14.245,04 triệu đồng. Số lượng các công trình do công ty xây dựng cũng tăng lên qua các năm, năm 1997 tăng 13 công trình so với năm 1996 tương ứng với tỷ lệ tăng 168,42%, năm 1998 số công trình hoàn thành và bàn giao là 35 tăng so với năm 1997 là 3 công trình với tỷ lệ tăng tương ứng là 108,38%, tỷ lệ tăng giảm nguyên nhân là do các yếu tố tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đem lại. Một số công trình tiêu biểu công ty đã thi công và hoàn thành bàn giao tiêu biểu trong giai đoạn này: khu nhà bán Hào Nam I, khu nhà bán Hào Nam II, khu nhà bán Hoàng Cầu, khu nhà bán Hồng Liên – P.Nhân Chính, khu nhà bán Mỹ Đình... Từ năm 1999 - nay: Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình. Số công trình thuộc vốn ngân sách giao ngày càng ít đi nên công ty đã khai thác mọi tiềm năng sẵn có về đất đai, thiết bị, lao động, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà ở để bán, đồng thời tăng cường liên doanh liên kết với các công ty bạn và với nước ngoài, mở rộng đa dạng hoá các sản phẩm xây dựng, làm các công trình kỹ thuật hạ tầng, xây đựng các hệ thống cấp nước, thoát nước có sản lượng và tính chất kỹ thuật tương đối phức tạp…nên đã đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân viên và nghĩa vụ với Nhà nước. Những năm gần đây, Công ty đã tạo được uy tín với các bên đối tác, khách hàng, mở rộng được nguồn công việc chủ yếu bằng cách tự khai thác và một số công việc do Tổng giao. Chính sự chủ động trong sản xuất kinh doanh nên giá trị sản xuất kinh doanh của công ty đạt tỷ lệ tăng lên từng năm. 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Thiên Xuân. 2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ. Là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán kinh tế độc lập, Công ty TNHH Thiên Xuân có các chức năng và nhiệm vụ chính sau: Lập, quản lý và thực hiện các dực án đầu tư xây dựng: Khu đô thị mới, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, văn phòng cho thuê, dịch vụ công cộng. Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp, thoát nước, chiếu sáng) giao thông, bưu diện, nông nghiệp thuỷ lợi, thể dục thể thao, công trình văn hoá, vui chơi giải trí. Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp, diện chiếu sáng, điện dân dụng ( đường dây đến 35KV, biến áp đến 2500KVA). Thi công lắp đặt hệ thống điều hoà không khí, thiết bị lạnh. Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng, sản xuất lắp đặt kết cấu khung thép, lắp đặt thang máy. Kinh doanh mua bán nhà, kinh doanh khách sạn, dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí thể dục thể thao. Tư vấn về đầu tư xây dựng, nhà đất, lữ hành và du lịch. Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh. 2.2.2 Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại. Đầu tư, xây dựng nhà, các khu công nghiệp, khu dân cư, văn phòng cho thuê Xây dựng các công trình, hạ tầng kỹ thuật như cấp, thoát nước, chiếu sáng, giao thông, bưu diện, nông nghiệp thuỷ lợi, thể dục thể thao, công trình văn hoá, vui chơi giải trí. Xây lắp đường dây và trạm biến áp, diện chiếu sáng, điện dân dụng. Thi công lắp đặt hệ thống điều hoà không khí, thiết bị lạnh. Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng, sản xuất lắp đặt kết cấu khung thép, lắp đặt thang máy. Kinh doanh mua bán nhà, kinh doanh khách sạn, dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí thể dục thể thao. Tư vấn về đầu tư xây dựng, nhà đất, lữ hành và du lịch. Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh. 2.3 quy trình sản xuất của Công ty. 2.3.1 Sơ đồ quy trình. Sản phẩm xây dựng là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước lớn, chi phí cao, thời gian xây dựng dài. Xuất phát từ đặc điểm đó, nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty nói riêng và các công ty trong ngành xây dựng nói chung có đặc điểm là sản xuất liên tục, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ví dụ quy trình xây dựng nhà như sau: Chuẩn bị nguồn lực Hình 1.1- Sơ đồ Quy trình xây dựng nhà Giải phóng mặt bằng Giác móng Thi công móng Thi công thân Hoàn thiện Bàn giao cho bên A 2.3.2 Nội dung các bước công việc của quy trình xây dựng nhà. Hầu hết các công trình đều phải tuân theo một qui trình sản xuất như sau: + Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu. + Ký hợp đồng Xây dựng với Chủ đầu tư công trình. + Tổ chức thi công công trình: giải phóng mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện. + Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của Chủ đầu tư công trình về mặt tiến độ và kỹ thuật thi công. + Bàn giao công trình và thanh quyết toán với Chủ đầu tư công trình. Ví dụ như quy trình xây dựng nhà gồm những bước cơ bản sau: - Bước 1: Chuẩn bị các nguồn lực cho công trình như: chuẩn bị nhân lực, chuẩn bị máy móc thiết bị, cung ứng vật tư… - Bước 2: Giải phóng mặt bằng là giai đoạn giải toả, thu dọn để chuẩn bị mặt bằng cho quá trình thi công tiếp theo. - Bước 3: Giác móng là giai đoạn định vị các vị trí của móng trên mặt bằng đã giải toả như trên bản vẽ thiết kế. - Bước 4: Tổ chức thi công móng bằng các công nghệ khoan nhồi hay đóng cọc… phụ thuộc vào từng công trình cụ thể. - Bước 5: Thi công thân là giai đoạn đổ giằng, đổ cột, xây tường…hoàn thiện quá trình thi công thô. - Bước 6: Sau khi thi công thô xong thì tiếp tục quá trình trát tường, lát nền, quét vôi, ve hay matít… - Bước 7: Quá trình thi công đều có sự kiểm tra giảm sát của nhà đầu tư, của các chuyên viên kỹ thuật của công ty…Sau khi hoàn thành công trình thì bàn giao cho chủ đầu tư và thanh quyết toán. 2.4 Hình thức sản xuất. Công ty TNHH Thiên Xuân là một đơn vị riêng biệt nên việc sản xuất thường phát sinh theo yêu cầu của các công trình xây dựng từ các hướng: Được tổng công ty trực tiếp giao nhiệm vụ. Theo yêu cầu của các đơn vị thành viên thi công tại các công trình cụ thể. Thực hiện với các đơn vị ngoài công ty. Trực tiếp thực hiện các công trình lớn, Lập dự án. Tham gia liên doanh liên kết với các đơn vị khác. 2.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Tổng số CBCNV trong đơn vị: 136 người. Trong đó: - Đại học và trên đại hoc: 97 người. - Cao đẳng: 14 người. - Trung cấp: 25 người. - Giám đốc Công ty. - 03 Phó giám đốc. 06 Xí Nghiệp xây dựng từ 1 đến 6 và 1 Xí Nghiệp xây lắp điện. Cơ cấu tổ chức của Công ty theo hình thức trực tuyến chức năng. Gồm có 6 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: Phòng tổ chức lao động. Phòng hành chính quản trị. Phòng tài chính kế toán. Phòng kế hoạch tổng hợp. Phòng quản lý dự án. phòng quản lý xây lắp. Có hai chinh nhánh Xây Dựng tại Hà Tây và Thái Nguyên và 07 Xí Nghiệp thành viên là các xí nghiệp xây lắp xây dựng từ số 01 đến 06 và 01 xí nghiệp xây lắp điện. Hình 1.2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Giám đốc Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính quản trị Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng quản lý dự án Phòng quản lý xây lắp Chi nhánh xây dựng hà tây Chi nhánh xây dựng thái nguyên Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 5 Đội xây dựng số 6 Đội xây dựng số 7 Phó giám đốc kế hoạch tổng hợp Phó giám đốc hành chính quản trị Phó giám đốc Quản lý xây lắp 2.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban chức năng. Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Các phòng ban chức năng tư vấn, hỗ trợ cho Giám đốc Công ty và các Phó giám đốc Công ty theo chức năng chuyên môn của mình, và đồng thời các Phó giám đốc chức năng lại tư vấn hỗ trợ cho Giám đốc Công ty trong quá trình ra quyết định. Công ty có 07 xí nghiệp và hai chi nhánh tại thành phố Hà Tây và Thái Nguyên. Các xí nghiệp và chi nhánh của Công ty là các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty, có tư cách pháp nhân độc lập hạn chế, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh riêng theo từng đơn vị theo sự phân cấp quản lý của Công ty. Giám đốc các đơn vị trực thuộc chủ động trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. 1/ Giám đốc Công ty. Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, trực tiếp lãnh đạo về mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty như: kinh tế, kế hoạch, tài chính, tổ chức hành chính, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, xây dựng các quy chế và quy định quản lý nội bộ của Công ty. 2/ Phó Giám đốc Kế hoạch – Tổng Hợp. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc Công ty điều hành các lĩnh vực sau: phụ trách các dự án sản xuất đấu thầu, công tác kinh tế kế hoạch, công tác theo dõi hạch toán kế toán, quá trình kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0152.doc
Tài liệu liên quan