Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà - Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng

Tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà - Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng: ... Ebook Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà - Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà - Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường, ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, sắp tới còn phải đối diện với hàng loạt các tập đoàn, các công ty nước ngoài lớn vào Việt Nam đầu tư. Đây là cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Để cạnh tranh được với một lực lượng vừa mạnh về tài chính lại mạnh cả về công nghệ thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng cần phải thực hiện ngay và có hiệu quả các giải pháp nhằm đảm bảo uy tín, thương hiệu của mình. Cần tạo được lòng tin đối với khách hàng trong nước bằng các sản phẩm xây dựng chất lượng cao, giá thành hạ đồng thời đảm bảo đúng tiến độ thực hiện công trình. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng 13 năm qua, Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng Hồng Hà đã và đang từng bước hoàn thiện vị trí của mình trong ngành xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung. Nắm bắt được những thay đổi của nền kinh tế, đồng thời củng cố lòng tin của khách hàng đối với Công ty, trong thời gian qua Công ty đã có những cải tiến đáng khích lệ về các mặt như: Quản lý, tổ chức, xây dựng bộ máy làm việc hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đang từng bước khắc phục những khó khăn, giảm tối đa chi phi sản xuất và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình nhằm hạn chế tối đa thất thoát kinh tế không đáng có. Đồng thời, tạo cho các sản phẩm xây lắp của công ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác, hơn bao giờ hết yêu cầu này càng đòi hỏi phải được thực hiện ngay và thực hiện có hiệu quả. Với thực tế đó, em chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà - Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong chuyên đề ngoài Lời nói đầu và Kết luận chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà. Chương II: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPĐT & XD Hồng Hà. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPĐT & XD Hồng Hà. Trong thời gian làm đề tài, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Năng Phúc, Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ trong phòng Tài chính- Kế toán Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và viết chuyên đề. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Chi phí CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SDMTC Chi phí sử dụng máy thi công CP SXC Chi phí sản xuất chung NCTT Nhân công trực tiếp TK Tài khoản GTGT Giá trị gia tăng NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp MTC Máy thi công KC Kết chuyển KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định SPDD Sản phẩm dở dang KPCĐ Kinh phí công đoàn CCDC Công cụ dụng cụ DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức Công ty CPĐT& XD Hồng Hà Sơ đồ 2 Quy trình sản xuất kinh doanh Sơ đồ 3 Tổ chức công trường Sơ đồ 4 Quy trình công nghệ thi công công trình xây lắp Sơ đồ 5 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ 6 Qui trình kế toán phần mềm Fast Sơ đồ 7 Hạch toán NVLTT Sơ đồ 8 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 9 Hạch toán chi phí máy thi công Sơ đồ 10 Hạch toán máy thi công trong trường hợp Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công Sơ đồ 11 Trường hợp doanh nghiệp đI thuê mắy Sơ đồ 12 Hạch toán chi phí sản xuất chung Sơ đồ 13 Hạch toán tổng hợp chi phí sản phẩm xây lắp DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang Biểu 1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty trong những năm gần đây Biểu 2 Doanh thu trong 3 năm gần đây Biểu 3 Giấy đề nghị tạm ứng Biểu 4 Phiếu chi Biểu 5 Tờ kê thanh toán vật tư Biểu 6 Hợp đồng giao khoán Biểu 7 Bảng thanh toán hợp đồng giao khoán Biểu 8 Bảng tổng hợp thanh toán Biểu 9 Hợp đồng Kinh tế Biểu 10 Bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT Biểu 11 Bảng tổng hợp thanh toán Biểu 12 Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ Biểu 13 Sổ cái TK 621 Biểu 14 Sổ chi tiết TK 621 Biểu 15 Sổ chi tiết TK 622 Biểu 16 Sổ cái TK 622 Biểu 17 Sổ chi tiết TK 623 Biểu 18 Sổ cáI TK 623 Biểu 19 Sổ cáI TK 627 Biểu 20 Sổ chi tiết TK 627 Biểu 21 Sổ chi tiết TK 6271 Biểu 22 Sổ cáI TK 6271 Biểu 23 Sổ cáI TK 6272 Biểu 24 Sổ chi tiết TK 6272 Biểu 25 Sổ cáI TK 6273 Biểu 26 Sổ chi tiết TK 6273 Biểu 27 Sổ cáI TK 6277 Biểu 28 Sổ chi tiết TK 6277 Biểu 29 Sổ cáI TK 6278 Biểu 30 Sổ chi tiết TK 6278 Biểu 31 Sổ chi tiết TK 154 Biểu 32 Sổ cáI TK 154 Biểu 33 Sổ chi tiết TK 141 Biểu 34 Sổ cáI TK 141 Biểu 35 Bảng chấm công và chia lương Biểu 36 Bảng thanh toán lương Biểu 37 Bảng thanh toán các khoản khác ngoài lương Biểu 38 LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường, ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, sắp tới còn phải đối diện với hàng loạt các tập đoàn, các công ty nước ngoài lớn vào Việt Nam đầu tư. Đây là cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Để cạnh tranh được với một lực lượng vừa mạnh về tài chính lại mạnh cả về công nghệ thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng cần phải thực hiện ngay và có hiệu quả các giải pháp nhằm đảm bảo uy tín, thương hiệu của mình. Cần tạo được lòng tin đối với khách hàng trong nước bằng các sản phẩm xây dựng chất lượng cao, giá thành hạ đồng thời đảm bảo đúng tiến độ thực hiện công trình. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng 13 năm qua, Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng Hồng Hà đã và đang từng bước hoàn thiện vị trí của mình trong ngành xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung. Nắm bắt được những thay đổi của nền kinh tế, đồng thời củng cố lòng tin của khách hàng đối với Công ty, trong thời gian qua Công ty đã có những cải tiến đáng khích lệ về các mặt như: Quản lý, tổ chức, xây dựng bộ máy làm việc hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đang từng bước khắc phục những khó khăn, giảm tối đa chi phi sản xuất và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình nhằm hạn chế tối đa thất thoát kinh tế không đáng có. Đồng thời, tạo cho các sản phẩm xây lắp của công ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác, hơn bao giờ hết yêu cầu này càng đòi hỏi phải được thực hiện ngay và thực hiện có hiệu quả. Với thực tế đó, em chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà - Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong chuyên đề ngoài Lời nói đầu và Kết luận chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà. Chương II: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPĐT & XD Hồng Hà. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPĐT & XD Hồng Hà. Trong thời gian làm đề tài, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Năng Phúc, Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ trong phòng Tài chính- Kế toán Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và viết chuyên đề. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HỒNG HÀ. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPĐT & XD Hồng Hà CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HỒNG HÀ TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG HỒNG - BỘ XÂY DỰNG Tiền thân là Công ty Xây dựng Hồng Hà, thành lập năm 1993 theo Quyết định số 6223/ QĐ/UB ngày 29/11/1993 do Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp, là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năm 1999, Công ty Xây dựng Hồng Hà chính thức trở thành thành viên trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng theo quyết định số 1361/QĐ - BXD ngày 04/11/1999 do Bộ Xây dựng cấp và đổi tên thành Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Hồng Hà theo Quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Hồng Hà số 2076/QĐ - BXD ngày 28/12/2004 do Bộ Xây dựng cấp. Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006903 được cấp ngày 14/03/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp - Địa chỉ giao dịch : Số 206A - Đường Nguyễn Trãi - Hà Nội. Điện thoại : 5540845 - 5541007 Fax : 5540847 Website : E-mail : honghashc@hn.vnn.vn Với 13 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng. STT Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm I Xây dựng dân dụng - Xây dựng công nghiệp - Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật - San đắp nền - Xây dựng trụ sở, trường học, bệnh viện, thể thao.... - Cung cấp trang thiết bị và trang trí nội thất 13 năm 13 năm 13 năm 12 năm 13 năm II Xây dựng chuyên dụng (chuyên ngành) - Công trình cầu cống, đường giao thông - Công trình kè bờ, hệ thống thoát nước 09 năm 06 năm Cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật lâu năm, dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao và được trang bị đầy đủ các loại máy móc, vật tư cũng như điều kiện trang thiết bị cần thiết. Công ty CPĐT & XD Hồng Hà đã thi công nhiều công trình có tính chất phức tạp về kỹ thuật, đảm bảo về tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình và đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ, được Đảng và Nhà nước tặng bằng khen - Bằng khen Danh hiệu tập thể lao động suất xắc 2000 - Bằng khen đơn vị đạt chất lượng cao công trình XD 2000 - Bằng khen đơn vị đạt nhiều thành tích trong cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình 2000 - Bằng khen Nhà văn hoá TW – 16 Lý Thái Tổ Hà Nội 2000 - Bằng khen đơn vị đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp 1999 - Bằng khen đơn vị đạt chất lượng cao công trình XD 1999 Các công trình xây dựng do Công ty đảm nhận đã đạt được những giải vàng về chất lượng do Ngành xây dựng bình chọn cụ thể như: - Nhà học số 2 - Nhạc Viện Hà Nội - Bộ văn hoá 2005 - Nhà điều hành sản xuất Xí nghiệp đại lý ASACO - TP. HCM 2004 - Nhà lớp học thư viện - Trường Đại học KHXH & NV 2004 - Nhà lớp học, thư viện, khoa lưu trữ TDTT - Trường Đại học 2002 Mỹ Thuật Hà Nội - Nhà lớp học T5 Trường Đại học khoa học tự nhiên HN 2001 - Trường Mầm non bán công Hoa Hồng Thịnh Yên HN 2000 - Nhà ngoại 3 - Viện Lao và Bệnh phổi 2000 - Cải tạo, nâng cấp và mở rộng Trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ nhà Văn hoá Trung ương 2000 - Nhà ký túc xá Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội 1999 - Trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam 1999 - Trung tâm điều hành sản xuất và nghiên cứu công nghệ vật liệu để sản xuất đá ốp lát 1999 - Ngân hàng Công thương Phúc Yên - Vĩnh Phúc 1999 - Nhà học và nhà hiệu bộ Trường trẻ em câm điếc Xã Đàn - Hà Nội 1999 - Trụ sở làm việc Uỷ ban Thể dục thể thao 1998 - Khu nhà ở 74 Lạc Long Quân - Hà Nội 1996 - Nhà lớp học Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội 1996 Với ngành nghề kinh doanh chính là : + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi (cầu, đường, bến cảng, đê, đập, kè, kênh mương……). + Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện đến 110 KV, các công trình ngầm, xử lý nền móng. + Thi công lắp đặt thiết bị chuyên dùng cấp, thoát nước, thang máy, hệ thống điện lạnh, điện máy, thông tin, xử lý môi trường trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. + Gia công cơ khí và lắp đặt kết cấu kim loại, gia công chế biến gỗ, trang trí nội ngoại thất. + Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, ký gửi hàng hoá. + Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, bất động sản, cho thuê nhà văn phòng, dịch vụ khách sạn, đưa đón khách du lịch. + Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị + Tư vấn đầu tư, thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. + Thiết kế qui hoạch chung, vùng, chi tiết đối với các khu đô thị. + Kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật. Là Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cùng với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong thi công, đã tổ chức thi công nhiều công trình xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông đường bộ, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, thuỷ lợi trên phạm vi toàn quốc. Với doanh thu năm sau lớn hơn năm trước ( lợi tức cổ phần năm 2005 là 15%, dự kiến năm 2006 sẽ đạt ở mức 17%). Đạt được như vậy là do năng lực của công ty đã được đầu tư ngày càng lớn, chủ yếu thi công bằng cơ giới. Lực lượng lao động của Công ty lên tới 545 người bao gồm các cán bộ chuyên môn có trình độ cao, các công nhân kỹ thuật như lái cẩu, lái xe có tay nghề vững vàng được tổ chức hợp lý nên đã thi công hoàn chỉnh các công trình vời chất lượng cao. Với chủ trương "Chất lượng là chính”, Công ty đã ngày một khẳng định vị thế của mình trong ngành Xây dựng.Công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng cho công trình đạt chất lượng cao của ngành Xây dựng. Sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã được thể hiện cụ thể qua những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua cụ thể đã được thể hiện thông qua các chỉ số về phát triển đời sống của tập thể cán bộ công nhân viên ( Thu nhập bình quân đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước), các chỉ tiêu kinh tế của Công ty tăng trưởng đều và khá ổn định thông qua bảng sau: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Chỉ tiêu Đv tính 2003 2004 2005 - Doanh thu xây lắp Đồng 215.568.457.000 245.671.483.000 248.712.356.000 - Lợi nhuận trước thuế Đồng 7.842.581.723 8.321.576.433 8.896.528.244 - Thuế phải nộp Nhà nước Đồng 2.195.922.882 2.330.041.401 2.556.326.887 - Thu nhập bình quân 1người/1tháng Đồng 1.250.000 1.452.000 1.582.000 - Vốn lưu động Đồng 88.898.747.394 92.078.643.271 93.265.687.230 - Vốn cố định Đồng 29.504.436.327 31.781.324.516 35.211.563.000 Dựa vào những số liệu ở bảng trên ta thấy tình hình hoạt động của công ty đang hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì trong giai đoạn hiện nay, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đồng thời yêu cầu của thị trường về sản phẩm xây dựng ngày càng tăng vậy mà không những đảm bảo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, đóng góp đầy đủ cho nhà nước mà doanh thu của Công ty ngày càng một được cải thiện. Điều này chứng tỏ sự trưởng thành và phát triển của công ty đã được đảm bảo cũng như uy tín của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà đã được khẳng định và có chỗ đứng khá vững chắc trong ngành xây dựng. Doanh thu trong 3 năm gần đây : Đ. vị tính : 1.000 đồng Năm Doanh thu Qui đổi ra USD 2003 125.814.839 811.734 2004 128.733.679 830.539 2005 200.577.809 1.294.050 Quy mô sản xuất của Công ty trong thời gian qua đã ngày càng được cải thiện và phát triển cả về chiều rộng lẫn bề sâu. Để đạt được kết quả như vậy, là cả một quá trình phấn đấu vươn lên tự trang bị kiến thức, tay nghề của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty, việc vận dụng sáng tạo và linh hoạt quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường đồng thời thực hiện chủ trương cải cách kinh tế và chính sách kinh tế của Nhà nước. Công ty đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống cán bộ nhân viên trong Công ty. 2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Là một Công ty có bộ máy tổ chức và quản lý khá hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, nhưng để hoạt động hiệu quả hơn nữa Công ty CPĐT Xây dựng Hồng Hà đã và đang kiện toàn bộ máy quản lý. Bộ máy tổ chức được bố trí theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo động lực phát huy tối đa hiệu quả trong công việc. Thông tin của lãnh đạo cấp cao được truyền đạt cho cán bộ cấp dưới kịp thời và nhanh chóng có thông tin phản hồi, thông tin có tính nhất quán và chính xác cao. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: - Giám đốc Công ty : Là đại diện toàn quyền của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực chuyên môn: + Phó Giám đốc kỹ thuật : Tham mưu cho Giám đốc về kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, cụ thể là giám sát các hoạt động của phòng Kế hoạch dự án và phòng Kỹ thuật. + Phó Giám đốc thi công : Tham mưu cho Giám đốc về quản lý kỹ thuật thi công công trường. - Hệ thống phòng ban : + Phòng Kế hoạch vật tư : Có nhiệm vụ lập định mức theo dự toán, lập kế hoạch cung ứng vật tư cho các công trình. + Phòng Kinh tế : Tư vấn liên doanh liên kết và lập các hợp đồng liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp, chế độ chính sách của Nhà nước, kiểm tra dự toán đơn giá và xây dựng giá thành công trình trên cơ sở định mức kinh tế phù hợp. + Phòng Kỹ thuật thi công : Là bộ phận tham mưu giúp giám đốc về lĩnh vực quản lý kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng công nghệ sản xuất, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thi công. + Phòng Tài chính kế toán : Có chức năng huy động vốn sản xuất, tính giá thành, thanh toán, xác định lỗ lãi... + Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng tính lương thưởng, tuyển dụng lao động, phụ trách các vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp khách. Hiện nay, công ty có 3 chi nhánh trực thuộc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Tây. 1. Chi nhánh Tỉnh Hà Tây : - Địa chỉ giao dịch : Số 450 Đường Quang Trung - Thị xã Hà Đông. - Điện thoại : 034.526598 2. Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng : - Địa chỉ giao dịch : 95 Đường Nguyễn Du - Quận Hải Châu - TP. Đà Nẵng. - Điện thoại : 0988442441 3. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh : - Địa chỉ giao dịch : 86/56/15 Đường Phổ Quang - Phường 2 - Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại : 08.8451092 SƠ ĐỒ 1 : BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HỒNG HÀ gi¸m ®èc c«ng ty Phã gi¸m ®èc thi c«ng phã gi¸m ®èc thi c«ng Phßng kH - §T C¸c ®éi x©y dùng Chi nh¸nh tp. hå chÝ minh Phßng kÕ to¸n tµi vô Phßng tæ chøc hµnh chÝnh Phã gi¸m ®èc kü thuËt Chi nh¸nh TØnh hµ t©y Chi nh¸nh TP. ®µ n½ng Phßng kü thuËt thi c«ng Quan hÖ ®iÒu hµnh trùc tiÕp. Quan hÖ phèi hîp 2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất. 2.2.1 Đặc điểm về sản xuất sản phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như sản phẩm của công ty có nhiều khác biệt so với các ngành khác đó là : - Chu kỳ sản xuất dài nên thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn công trình. - Địa bàn hoạt động rộng : Các công trình xây dựng phân tán trên nhiều địa điểm khác nhau nên đòi hỏi tất cả các nguồn lực đều phải rất linh động và kịp thời thì mới đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thực hiện công trình. - Các sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng trực tiếp các yếu tố tự nhiên: Do được thực hiện ngoài trời nên yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cũng như chất lượng của Công trình xây dựng. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng về mặt thời gian, con người, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên nhiên mang lại. - Sản phẩm xây dựng cơ bản là những vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp , mang tính đơn chiếc. Do vậy, sản phẩm XDCB phải được lập dự toán trước khi tiến hành sản xuất và quy trình sản xuất phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. Chính những đặc điểm trên đã chi phối công tác tổ chức sản xuất của Công ty. Dựa trên nguyên tắc tổ chức sản xuất là quản lý tập trung và để thực hiện thi công công trình, công ty tổ chức sản xuất phổ biến theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ Công ty. Quyết định giao nhiệm vụ do Phòng Kế hoạch điều độ, soạn cụ thể cho từng bộ phận, từng đội sao cho phù hợp với từng công trình cụ thể từ đó các đội tiến hành phân công và khoán công việc cụ thể cho từng tổ sản xuất. Cuối tháng hoặc khi hoàn thành hợp đồng khoán, đội tiến hành tổng kết, nghiệm thu, đánh giá công việc về số lượng, chất lượng đã hoàn thành của các tổ dưới sự giám sát của chủ nhiệm công trình làm cơ sở thanh toán tiền lương cho từng tổ sản xuất theo đơn giá trong hợp đồng làm khoán quy định. Các công trình lớn mà công ty thực hiện chủ yếu là: Công trình giao thầu từ Tổng công ty hoặc Công ty và đơn vị thi công trực tiếp. Sơ đồ 2 : Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty Dän dÑp mÆt b»ng Thi c«ng phÇn th« HOµN THIÖN C¤NG TR×NH Dọn dẹp mặt bằng : Là công đoạn đầu tiên để tiến hành xây lắp các công trình gồm những công việc như : San lấp, làm đường nội bộ trong công trường thi công để cận chuyển nguyên vật liệu. Thi công phần thô : Đây là giai đoạn cần rất nhiều chi phí, thực hiện phần kết cấu của công trình gồm những công việc như : đổ bê tông móng, mái, xây phần thô... Hoàn thiện công trình : giai đoạn này tốn nhiều thời gian, yêu cầu tính thẩm mỹ cho công trình, hoàn thiện toàn bộ công trình trước khi bàn giao lại cho khách hàng.Giai đoạn này bao gồm các công việc như : Chát phẳng, ốp, lát,... Sơ đồ 3 : Tổ chức công trường ĐIỀU HÀNH CHUNG CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH BỘ PHẬN QUẢN LÝ VẬT TƯ T.BỊ ĐỘI ĐIỆN NƯỚC TỔ MÁY THI CÔNG ĐỘI XÂY DỰNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KINH TẾ BỘ PHẬN QUẢN LÝ KỸ THUẬT KCS TỔ NỀ TỔ MỘC TỔ SẮT TỔ BÊ TÔNG TỔ HOÀN THIỆN TỔ ĐIỆN TỔ NƯỚC e 2.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Là đơn vị xây dựng cơ bản cho nên sản phẩm của Công ty mang những nét đặc trưng riêng của ngành xây dựng. Đó là những công trình dân dụng và công nghệ quy mô lớn, kết cấu phức tạp thời gian xây dựng lâu dài, khối thi công được tiến hành hầu hết ở ngoài trời, do vậy quá trình sản xuất cũng rất phức tạp. Sau khi hoàn thành công trình được bàn giao cho đơn vị sử dụng và trở thành TSCĐ hàng hóa của đơn vị đó. Chất lượng của công trình không được khẳng định ngay khi bàn giao mà nó được kiểm nghiệm qua một thời gian nhất định. Cho thấy sản phẩm mà Công ty không trực tiếp trao đổi trên thị trường như các sản phẩm hàng hoá khác mà nó chỉ được sử dụng sau khi hợp đồng xây dựng đã được ký kết. Công ty tổ chức xây dựng bằng cách phân công, thi công và sản xuất theo từng Đội công trình. Tất cả các công trình xây lắp của Công ty từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành phải trải qua các công đoạn nhất định theo sơ đồ sau Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ thi công Công trình xây lắp Tæ chøc t¹i c«ng tr­êng Kh¶o s¸t, ThiÕt kÕ ChuÈn bÞ c«ng t¸c thi c«ng ChuÈn bÞ vËt t­, vËt liÖu ChuÈn bÞ xe, m¸y mãc thi c«ng Thu dän, gi¶i phãng mÆt b»ng lµm l¸n tr¹i C¸c biÖn ph¸p an toµn vµ b¶o hé lao ®éng Khëi c«ng c«ng tr×nh KÝ kÕt hîp ®ång Tæ chøc x©y l¾p thi c«ng c«ng tr×nh Bµn giao nghiÖp thu c«ng tr×nh 2.3 Đặc điểm về tổ chức kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty CP ĐT xây dựng Hồng Hà 2.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán là tập hợp các cán bộ kế toán cùng với những trang thiết bị kỹ thuật hạch toán để thực hiện công tác kế toán của Công ty. Bộ máy kế toán phải thực hiện nhiều khâu công việc kế toán, do đó phải chia ra làm nhiều bộ phận thực hiện từng phần cụ thể. Việc phân chia các bộ phận tuỳ thuộc vào qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh và khối lượng nghĩa vụ kế toán của công ty để bố trí cho phù hợp Tương ứng với qui mô quản lý, với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức kế toán của công ty là mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này, công tác kế toán tài chính ở công ty xây dựng Hồng Hà được thực hiện chủ yếu trên phòng kế toán của công ty. Kế toán đội được thực hiện các nhiệm vụ được giao sau đó tổng hợp số liệu và lập báo cáo gửi lên phòng kế toán của công ty. Kế toán các chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ như phòng kế toán của công ty rồi chuyển số liệu cho phòng kế toán công ty tập hợp. Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ cũng như đảm bảo được sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Sơ đồ 5 : Tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN CÁC ĐỘI KẾ TOÁN CHI NHÁNH Kế toán T.Hợp, C.Phí, Gía Thành Kế toán NVL Kế toán Lương, BHXH, KPCĐ Kế toán TSCĐ, CCDC Kế toán Tiền mặt, TGNH Thủ quỹ - Trưởng phòng kế toán ( Kế toán trưởng ): phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc kế toán từ công ty đến các đội, các chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về thông tin. - Phó phòng kế toán (Kế toán tổng hợp): Có trách nhiệm tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn của vật liệu, công cụ dụng cụ, xác định chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ mở sổ chi tiết theo dõi các khoản thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán. Cuối tháng lập bảng kê thu chi và đối chiếu với kế toán tổng hợp. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Chịu trách nhiệm tính lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn sau đó phân bổ quĩ lương cho các đối tượng liên quan. - Kế toán tài sản cố định và khấu hao cơ bản: Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, để trích và phân bổ khất hoa tài sản cố định nhằm phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời sự biến động của tài sản cố định. - Thủ quỹ : Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý vốn bằng tiền của Công ty, phản ánh số hiện có , tình hình tăng giảm tiền mặt, lập báo cáo quỹ hàng ngày và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên. - Kế toán các đội : Theo dõi, tập hợp tất cả các khoản chi phí trực tiếp phát sinh, tổng hợp số liệu và lập báo cáo nộp về phòng kế toán Công ty. - Kế toán chi nhánh : Thực hiện các nhiệm vụ kế toán như phòng kế toán của Công ty sau đó chuyển số liệu lên phòng kế toán Công ty tập hợp 2.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tại phòng kế toán của Công ty, Công ty đã trang bị cho phòng kế toán 06 máy vi tính và đã sử dụng phần mềm Fast Acounting, toàn bộ công tác kế toán đều làm bằng máy do vậy công tác hạch toán đã được đơn giản hoá đi rất nhiều. Tổ chức hạch toán ghi chép ban đầu - Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đội, kế toán đội thực hiện việc thu nhận, kiểm tra và ghi chép vào sổ theo dõi của mình để lập báo cáo về phòng kế toán Công ty, theo định kỳ cuối tháng toàn bộ các chứng từ gốc tập hợp trong tháng được chuyển về phòng kế toán Công ty để xử lý, ghi sổ kế toán. - Chứng từ kế toán của bộ phận kế toán nào thì bộ phận đó lưu giữ. Việc vận dụng hệ thống tài khoản tại công ty CP§T& X©y dựng Hồng Hà theo đúng hệ thống tài khoản kÕ to¸n ViÖt Nam ( QuyÕt ®Þnh sè 1141- TC/ C§KT ngµy 01/11/1995, cïng víi chÕ ®é kÕ to¸n ¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp x©y l¾p - QuyÕt ®Þnh sè 1864/1998/Q§/ BTC ngµy 16/12/1998 do Bộ Tài chính ban hành). Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc theo dõi kế toán mở rộng thêm một số tài khoản chi tiết cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hình thức ghi sổ kế toán: Để thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán của công ty, Công ty đã áp dụng phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung để đảm bảo đánh giá chính xác, kịp thời các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Víi n¨ng lùc s½n cã, ®éi ngò c¸n bé kÕ to¸n cã tr×nh ®é nghiÖp vô v÷ng vµng, ®iÒu kiÖn trang thiÕt bÞ kü thuËt tÝnh to¸n ®­îc m¸y tÝnh ho¸ ®· ®ãng gãp kh«ng nhá vµo qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña C«ng ty. Theo h×nh thøc kÕ to¸n nµy, c¸c sæ kÕ to¸n tæng hîp ®­îc sö dông bao gåm: Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N+1. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền : Đồng Việt Nam ( VNĐ ) Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung thực hiện bằng phần mềm kế toán Fast Acounting. Sổ nhật ký chung : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, là căn cứ để vào sổ Cái các tài khoản liên quan. Sổ cái : Là sổ tổng hợp ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán. Số liệu ghi trên sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên cá sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết, đồng thời là cơ sở để lập báo cáo tài chính cuối năm. Sổ chi tiết : Là các sổ mở theo yêu cầu quản lý nhằm chi tiết hoá một đối tượng cụ thể Trình tự ghi sổ : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, trước hết kế toán ghi vào Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát dinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng công Sổ ( Thẻ) kế toán chi tiết, kế toán ghi vào Sổ Tổng hợp chi tiết, số này được đối chiếu với Sổ cái tài khoản liên quan. Đối với các chứng từ liên quan đến thu, chi tiền mặt, hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, sổ này được đối chiếu với Sổ Cái tài khoản tiền mặt ở cuối tháng. Cuối tháng căn cứ vào sổ Cái các tài khoản để ghi vào Bảng Cân đối số phát sinh, cuối quý từ bảng Cân đối số phát sinh, bảng Tổng hợp chi tiết, kế toán ghi vào Hệ thống Báo cáo kế toán. Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh bên Nợ và phát sinh bên Có trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh bên Nợ và phát sinh bên có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast trong công tác kế toán nên công việc của kế toán viên đã được giảm nhẹ phần nào. Kế toán chỉ tiến hành nhập các chững từ gốc vào máy tính một cách chính xác và cập nhật việc vào các sổ Nhật ký chun._.g, Sổ Cái, Bảng Cân đối phát sinh ...đã được máy tính tự động hoàn thành Sơ đồ 6 : Qui trình kế toán phần mềm Fast Acounting Chứng từ gốc Cơ sở dữ liệu Cập nhật dữ liệu vào phần mềm Sổ nhật ký Các sổ cái Sổ chi tiết Các loại báo cáo + Sổ Nhật ký : Bao gồm cỏc nhật ký đặc biệt TK 111, 112, và sổ NKC + Sổ cỏi TK 621, 622, 623, 627,154,141... + Sổ kế toán chi tiết gồm có : Sổ quỹ tiền mặt (TK 111), sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng (TK 112), sổ chi tiết vật tư hàng hoá (TK 152,153 ), sổ chi tiết phải trả người bán (TK 331), sổ chi tiết phải thu của khách hàng (TK 131), sổ chi tiết tạm ứng (TK 141), sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154), sổ chi tiết chi phí sản xuất chung (TK 627)...và các sổ khác. + Các báo cáo kế toán. Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Bảng Cân đối kế toán " Mẫu số 01 - DN " hàng quý, năm Báo cáo kết quả kinh doanh " Mẫu số 02 - DN " hàng năm. Thuyết minh báo cáo tài chính " Mẫu số 09 - DN" hàng năm Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ và vốn KD " Mẫu số B03/QT- DN" hàng năm Bảng cân đối phát sinh các tài khoản (chi tiết theo từng công trình ). Thời gian lập và gửi : Báo cáo tài chính quý: Thời gian gửi BCTC quý chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Báo cáo tài chính năm : Thời hạn gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Bộ phận lập : Ban kế toán tài chính, báo cáo đầy đủ 03 chữ ký và con dấu của Công ty gồm : + Người lập + Kế toán trưởng + Giám đốc. Nơi gửi : + Cơ quan thuế + Phòng ĐKKD quận CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CPĐT & XD HỒNG HÀ. I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước. Vì vậy, phần lớn nguồn thu ngân sách nhà nước cùng với vốn đầu tư tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực XDCB. Với thời đại hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, XDCB là ngành đi tiên phong, mở đường cho nền kinh tế quốc gia bước vào công cuộc đổi mới. Nói rộng ra, XDCB đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra cở sở hạ tầng cho đất nước, mà đối với mỗi quốc gia cơ sở hạ tầng có vững mạnh thì kiến trúc thượng tầng mới vững mạnh được. ở nước ta hiện nay, công tác xây dựng cơ bản không ngừng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể: - Xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, trang bị tài sản cố định cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ sở hạ tầng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Xây dựng cơ bản góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện công trình đô thị hoá, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên ngành xây dựng cơ bản cũng có những đặc thù riêng biệt khác với các ngành khác. Cụ thể: - Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân, các tổ chức xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng. Việc nhận phần xây lắp được tiến hành theo phương thức đấu thầu giữa các Doanh nghiệp với nhau, đang thực sự là vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các Doanh nghiệp. Vì vậy, để trúng thầu thi công công trình thì Doanh nghiệp xây lắp phải xây dựng được giá đấu thầu hợp lý trên cơ sở xác định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của Doanh nghiệp về tiến độ thi công, tổ chức quản lý và việc phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất, để đảm bảo tồn tại và phát triển phải đảm bảo kinh doanh có lãi. - Sản phẩm của hoạt động xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài làm cho việc tổ chức quản lý và hạch toán không như đối với các ngành sản xuất khác. Đặc điển này đòi hỏi việc tổ chức quản lí và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp phải được so sánh với dự toán, lấy dự toán là thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Mặt khác, giá bán của sản phẩm xây lắp được xác định trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao khoán, địa điểm sản xuất cũng là địa điểm tiêu thụ sản phẩm. - Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài do đó chất lượng công trình phải được quan tâm hàng đầu. - Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp được tính từ khi khởi công cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng thời gian thường rất dài, nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình, hạng mục công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau mà hầu hết các công việc này được tiến hành ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, gió, ... đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ của cán bộ giám sát công trình đồng thời cần sự chuẩn bị tính toán kỹ lưỡng nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của môi trường tự nhiên tới chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình. Hiện nay, việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp phổ biến theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp). Đặc điểm này càng làm cho tính chất quản lý và hạch toán trong xây dựng cơ bản đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm về tính chất sản xuất kinh doanh, về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và các chế độ thể lệ kế toán Nhà nước ban hành. - Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như: thi công cơ giới, thủ công, kết hợp giữa thủ công và cơ giới. Từ trước tới nay XDCB vẫn là một lỗ hổng làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Nhằm hạn chế sự thất thoát này, Nhà nước đã quản lý giá xây dựng thông qua ban hành một số chính sách về giá cả, các nguyên tắc phương pháp lập dự toán, các căn cứ (định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá XDCB…) để xác định tổng mức vốn đầu tư tổng dự toán công trình hoặc dự án và dự toán hạng mục cho từng công trình. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý về đầu tư và xây dựng của mỗi Doanh nghiệp xây dựng nói riêng và của cả ngành xây dựng quốc gia nói chung. Vì vậy, trong quá trình sản xuất đòi hỏi các Doanh nghiệp xây lắp phải tổ chức quản lý chặt chẽ tài sản, nguyên vật liệu, đặc biệt phải tổ chức kế toán chi phí trong quá trình xây lắp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định chính xác giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp hoàn thành. 2 Yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Theo Nghị định số 42- 43/CP ngày 16/07/1996 thì công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở các doanh nghiệp xây lắp phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Tạo ra những sản phẩm được xã hội chấp nhận về giá cả, chất lượng và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của từng thời kỳ. - Doanh nghiệp xây lắp phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước ... đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. - Việc xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt thiết kế hợp lý, xây dựng đúng tiến độ, chất lượng cao với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình... 3 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thích hợp. - Tổ chức tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành của đối tượng, tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp để tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm xây lắp, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây lắp. II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cũng như các Doanh nghiệp khác, Doanh nghiệp xây lắp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận. Muốn đạt được điều đó các Doanh nghiệp xây lắp trong quá trình sản xuất cũng phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Việc tập hợp chi phí ở Công ty được thực hiện trên cơ sở những chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Các chi phí gián tiếp không đưa vào một công trình cụ thể thì có thể phân bổ giữa các công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức thích hợp. Do đặc điểm của ngành sản xuất xây lắp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là các công trình, hạng mục công trình hoặc các đơn đặt hàng. Đối với các đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phi liên quan đến thi công, lắp đặt đều được tập hợp theo đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Hồng Hà sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp (trừ chi phí khấu hao máy thi công, TSCĐ… được phân bổ cho các đối tượng theo phương pháp gián tiếp). Theo phương pháp này thì các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Với các chi phí có liên quan đến nhiều dự toán không thể tập hợp trực tiếp được thì tới cuối kỳ hạch toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý như phân bổ theo định mức tiêu hao vật tư, định mức chi phí nhân công trực tiếp theo tỷ lệ sản lượng dựa trên giá trị dự toán. Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định khi nó hoàn thành. Khi đó giá thành thực tế của sản phẩm chính là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp tới công trình, hạng mục công trình đến khi hoàn thành bàn giao. Để quản lí chặt chẽ các chi phí dùng cho sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm: vật liệu chính, vật liệu phụ, các phụ tùng thay thế… Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lí đội. Trong khoản mục này bao gồm cả các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỉ lệ do nhà nước quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, và công nhân quản lí tổ, đội. Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm các khoản khấu hao máy thi công, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công, lương công nhân điều khiển xe máy thi công, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến công tác quản lí và phục vụ chung trong phạm vi toàn công trường hay tổ đội xây lắp như: chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Việc phân loại này được thể hiện trên sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp. 2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất ở Công ty CPĐT & XD Hồng Hà Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng cơ bản nên mỗi công trình xây dựng có một thiết kế riêng và dự toán riêng. Việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất của đơn vị dựa trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công, định mức dự toán xây dựng cơ bản, đơn giá dự toán chi tiết. Việc kiểm soát chi phí xây dựng trên công trường thường được tập trung chỉ yếu vào lao động và thiết bị...các nguồn số liệu là bảng chấm công và chia lương, tờ khai thanh toán vật tư, hợp đồng giao khoán... Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là phải kiểm soát được chi phí sản xuất phát sinh, tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình một cách đầy đủ, hợp lý làm cơ sở đó đề ra biện pháp hợp lý để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp. 3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí Xuất phát từ đặc thù sản phẩm xây dựng được hình thành qua thời gian thi công dài và qua nhiều giai đoạn nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty CPĐT & XD Hồng Hà là từng Công trình, hạng mục công trình nhận thầu. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khổi công tới khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng cho một sổ chi tiết để tập hợp chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể : Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT ) Chi phí Nhân công trực tiếp ( CP NCTT) Chi phí sử dụng máy thi công ( CP MTC ) Chi phí sản xuất chung ( CP SXC ) Trong đó Chi phí sản xuất chung lại được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố như : + Chi phí nhân viên quản lý sản xuất + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Cuối mỗi tháng căn cứ vào các chứng từ gốc chi phí sản xuất của tất cả các công trình, hạng mục công trình trong tháng, kế toán nhập dữ liệu theo từng mã sản phẩm để theo dõi chi phí sản xuất riêng từng công trình. 4 Phương pháp tập hợp chi phí Công ty CPĐT & XD Hồng Hà cũng giống như các doanh nghiệp xây dựng khác, chi phí sản xuất của công ty cũng bao gồm 4 khoản mục : CP NVTTT, CP NCTT, CP MTC, CP SXC. Tất cả các khoản mục chi phí này phát sinh sẽ được theo dõi và được phản ánh vào các chứng từ sổ sách kế toán phù hợp cho từng công trình. Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp kế toán trực tiếp theo từng công trình. Do đó, toàn bộ chi phí phát sinh đều được tập hợp theo từng giai đoạn. Đối với các chi phí trực tiếp liên quan tới giai đoạn nào thì hạch toán cho giai đoạn đó theo chứng từ gốc hoặc theo bảng phân bổ chi phí. Sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí, các chi phí trực tiếp ghi thẳng vào đối tượng chịu chi phí, các chi phí chung dùng tiêu thức trung gian. Do phạm vi hoạt động của công ty rất rộng ( từ Bắc tới Nam) nhiều công trình, hạng mục công trình được thực hiện đồng thời ( tại thời điểm tháng 04/2005 công ty đã và đang thi công 41 công trình, hạng mục công trình ). Trong bài viết này, em xin trình bày minh hoạ quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 02 được thực hiện theo phương thức khoán gọn, do đội xây dựng số 02 chịu trách nhiệm thi công. Đội trưởng đội xây dựng ( còn gọi là chủ nhiệm công trình) Ông : Vũ Hồng Duy. Sau khi nhận khoán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi phí phát sinh. Mã sản phẩm : CTr 100 Mã chi tiết TK 141 đối với ông Vũ Hồng Duy là : 012006 Quý IV /2005. 5 . Kế toán tập hợp chi phí tại Công ty CPĐT & XD Hồng Hà 5.1 Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán: Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, xi măng… Chi phí NVL thường chiếm khối lượng lớn trong giá thành công trình xây dựng nên việc hạch toán chính xác các chi phí về vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Trong quá trình hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp của hoạt động xây lắp kế toán phải tôn trọng những nguyên tắc sau: - Các loại vật liệu sử dụng cho việc xây dựng hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó, trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho. - Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công việc đã hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu lĩnh về chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để ghi giảm chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình, đồng thời phải tổ chức hạch toán và đánh giá đúng đắn giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) theo từng đối tượng sử dụng. Trị giá NVL còn lại cuối kì chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) + - Trị giá NVL xuất đưa vào sử dụng Chi phí thực tế NVL trực tiếp trong kì = - Đối với vật liệu sử dụng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí (vật liệu xây dựng luân chuyển) như cốt pha, dàn giáo... thì phải tính toán phân bổ cho từng đối tượng. Việc tính toán phân bổ có thể tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau: theo số lần sử dụng, khối lương xây lắp hoàn thành... Công thức phân bổ như sau: = Tổng tiêu thức phân bổ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Hệ số phân bổ x = Tỷ lệ (hệ số) phân bổ Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Chi phí phân bổ cho từng đối tượng = Trong đó: Chứng từ sử dụng : + Hoá đơn GTGT ( bên bán lập) + Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho. + Phiếu đề nghị (mua ), xuất vật tư + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm nghiệm + Biên bản kiểm kê vật tư + Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư + Phiếu chi ... 5.1.2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp , kế toán sử dụng Tài khoản 621- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Bên Nợ: Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất thi công. Bên Có: - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho, trị giá phế liệu thu hồi. - Kết chuyển chi phí NVL vào TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 621 cuối kỳ không có số dư. 5.1.3. Quy trình hạch toán: Quy trình hạch toán vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 331, 111, 112 Gi¸ trÞ thiÖt h¹i TK 152 TK 133 TK 154 TK 1381 chê xö lý NVL dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau Kc chi phí Xuất kho NVL cho thi công xây lắp Thuế GTGT được khấu trừ NVL mua sử dụng ngay cho sản xuất NVL trực tiếp TK 621 TK 152 Đặc điểm sử dụng Vật liệu tại Công ty Trong các doanh nghiệp xây lắp, vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu, một trong nhưng yếu tố cơ bản của quy trình sản xuất và là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ của sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thường gần 70% giá thành công trình xây dựng. Do đó, việc hạch toán chính xác, đầy đủ khoản mục này là yêu cầu đặt ra cho kế toán nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công, hạ giá thành sản phẩm xây lắp mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Là loại chi phí trực tiếp nên chi phí NVL được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng (Công trình, hạng mục công trình ) theo giá trị thực tế của từng loại vật liệu đó. Giá trị NVL trực tiếp trong Công ty nói riêng cũng như của các đơn vị xây lắp nói chung bao gồm - Chi phí NVL chính : Gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép, ngói,... - Chi phí NVL phụ : Vôi, sơn, ... - Chi phí vật liệu kết cấu : Kèo, cột, khung, giàn giáo, tấm pano đúc sẵn,... - Chi phí NVLTT khác Phương pháp hạch toán chi phí NVLTT Do tính chất đặc thù nên NVL được sử dụng cho CT được căn cứ vào nhu cầu và kế hoạch thi công chủ công trình tiến hành mua và xuất thẳng đến công trình. Do đó, kế toán công ty không theo dõi chi phí NVL trên TK 152. Đối với công trình Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 02 mà công ty trúng thầu, sau khi ký hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư (Bên A) Công ty tiến hành giao khoán cho đội xây dựng số 02. Khi đó đội xây dựng số 02 trực thuộc công ty chịu trách nhiệm về tiến độ thi công và hạn mức thi công cho Công trình đó. Chi phí NVL sử dụng cho CT là do mua ngoài sử dụng ngay cho công trình. Phần chi phí phát sinh tại công ty do Công ty trực tiếp theo dõi.Việc mua NVL, tính toán giá mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ đến chân công trình là do đội trưởng thực hiện. Tại phòng kế toán của Công ty, quy trình hạch toán được tiến hành như sau: Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng được duyệt do Phòng kế hoạch đề nghị kèm theo bản giải trình chi phí phần Công ty thực hiện hoặc đề nghị thanh toán của đơn vị bán, kế toán định khoản Nợ TK 141, 331 Có TK 111, 112, 311 Vì NVL do công ty mua ngoài sử dụng cho hoạt động xây lắp không qua kho nên căn cứ vào phiếu chi, hoá đơn GTGT của người bán kế toán nhập dữ liệu theo định khoản: Nợ TK 621 : Chi tiết cho từng CT Nợ TK133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 141 Việc tập hợp chi phí NVL được tiến hành trên máy như sau: Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan của các chi phí NVL phát sinh, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy theo mã TK, mã chi tiết (nếu TK có yêu cầu mã chi tiết ) và mã CT được cài đặt sẵn trong máy. Đây là cơ sở để máy lọc các chứng từ để tính toán khi lập bảng tính giá thành công trình. Trình tự nhập các chứng từ như sau: Vào Menu chính, xuất hiện các chương trình con, trong mục này chọn “Kế toán tổng hợp”, chọn “Cập nhật số liệu” , chọn “Phiếu kế toán”. Màn hình nhập liệu hiện ra cho phép nhập nội dung chứng từ. Nhấn nút “mới” máy tính sẽ chèn thêm một bản ghi chứng từ vào vị trí con trỏ, kế toán tiến hành nhập các dữ liệu vào máy theo yêu cầu của máy. Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu nhấn nút “lưu”, máy sẽ tự động thoát và lưu dữ chứng từ đó. Cụ thể với Công trình Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 02. TK dùng để tập hợp chi phí NVLTT là TK 621 – CP NVLTT Để tiến hành mua vật tư, trả lương cho công nhân phục vụ thi công Công trình, đội trưởng CT ông Vũ Hồng Duy làm bản giải trình tạm ứng cùng giấy đề nghị tạm ứng trình giám đốc và kế toán trưởng. Việc tạm ứng được xuất dần theo tiến độ thực hiện trong suốt quá trình thi công CT Tổng Công ty XD Sông Hồng Công ty CPĐT &XD Hồng Hà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 01/12/2005 Kính gửi : ông Giám đốc Công ty CPĐT & XD Hồng Hà Ông (Bà ) Kế toán trưởng Tên tôi là : Vũ Hồng Duy Địa chỉ : Đội xây dựng số 02 Đề nghị tạm ứng số tiền là : 300.000.000 đ ( Bằng chữ : Ba trăm triệu đồng chẵn ) Lý do tạm ứng : Mua vật tư, trả lương công nhân thi công CT Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 02 Thời hạn thanh toán : Thủ trưởng đơn vị . Ký, họ tên Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên ) Người đề nghị (Ký, họ tên ) Giấy đề nghị tạm ứng sau khi được giám đốc Công ty và kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển đến kế toán tiền mặt để viết phiếu chi PHIẾU CHI Số PC: 783 Ngày 05 tháng 12 năm 2005 Nợ TK 141 : Có TK 111 : Họ tên người nhận tiền : Vũ Hồng Duy Địa chỉ : Đội xây dựng số 02 Lý do chi : Tạm ứng mua vật tư và trả lương Số tiền : 300.000.000đ (Bằng chữ : Ba trăm triệu đồng chẵn ) Kèm theo : .......chứng từ gốc Thủ trưởng đơn vị . Ký, họ tên Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên ) Người đề nghị (Ký, họ tên ) Phiếu chi được chuyển đến giám đốc Công ty và kế toán trưởng ký duyệt sau đó tới thủ quỹ để xuất tiền chi tạm ứng cho CT cuối cùng được chuyển cho kế toán tiền mặt cùng giấy đề nghị tạm ứng để tiến hành nhập dữ liệu: Quy trình nhập liệu : Tại màn hình giao diện vào menu chính, chọn “Kế toán tiền mặt”, chọn “cập nhật số liệu”, chọn “Phiếu chi tiền mặt” màn hình hiện ra cho phép nhập nội dung chứng từ. Sau khi nhập xong nhấn nút lưu. Khi đó máy sẽ tự động nhập số liệu để nhập vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 141, sổ chi tiết TK 141, sổ cái TK 111. Đội trưởng đội xây dựng sau khi nhận khoán sẽ căn cứ vào nhu cầu và kế hoạch thi công của CT để xác định lượng vật tư cần thiết để phục vụ thi công, để tiến hành mua vật tư sử dụng cho công trình nhằm đảm bảo tiết kiệm, tránh ứ đọng vốn. Vật tư mua về sẽ chuyển đến chân công trình mà không qua kho. Trị giá thực tế vật tư xuất dùng cho thu công CT sẽ bao gồm giá mua NVL (không bao gồm thuế GTGT) và chi phí vận chuyển bốc dỡ đến chân công trình. Căn cứ vào hoá đơn mua vật tư, kế toán đội lập tờ kê thanh toan vật tư liệt kê các vật tư đã mua , số tiền hàng, tiền thuế và tổng thanh toán. Cuối tháng, nhân viên kế toán đội sẽ gửi các hoá đơn mua vật tư kèm theo chứng từ vận chuyển, tờ kê thanh toán vật tư về phòng kế toán công ty. Tổng hợp số liệu từ các chứng từ, hoá đơn, có được chi phí NVLTT phát sinh trong tháng 12 năm 2005 là: TỜ KÊ THANH TOÁN VẬT TƯ (Dùng cho đội xây dựng CT) Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Tờ kê số : 10 Công trình : Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 02 TT Số HĐ Đv cấp Tên VTư Số tiền Số thuế Tổng cộng Ghi chú 1 00724 Cty TM Ngọc Thanh Đá hộc 19.575.000 1.957.500 21.532.500 2 00732 Cty TM NgọcThanh. Xi măng 34.850.000 3.485.000 38.335.000 ............ ................. ............... ................. 10 00450 CH Hải Phú Gạch ốp lát 91.464.078 4.734.922 96.208.000 ............. ................ .......... ................. Cộng 266.964.928 17.003.039 283.967.967 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập Ký, họ tên Ký, họ tên Ký, họ tên Kế toán thanh toán tạm ứng tiếp nhận các chứng từ (Hoá đơn GTGT, tờ kê thanh toán ) thực hiện trên tờ kê tổng số CP NVL thực tế phát sinh. Sau đó tiến hành nhập liệu : Vào Menu chính chọn kế toán tổng hợp, chọn cập nhật số liệu, chọn phiếu kế toán nhập theo định khoản: Nợ TK 621: 266.964.928 Nợ TK 1331 : 17.003.039 Có TK : 283.967.967 Nhập số liệu xong máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào các sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 141, sổ chi tiết 621, sổ cái TK 621 và các sổ có liên quan. 5. Kế toán chi phí Nhân công trực tiếp 5.2.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán: Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công việc xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị, kết thúc, thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. Trong quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp kế toán phải tôn trọng những nguyên tắc sau đây: - Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân sản xuất có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương như: Bảng chấm công, hợp đồng làm khoán, bảnh thanh toán lương. - Ngoài việc tập hợp tiền lương theo các đối tượng sử dụng lao động kế toán còn phải phân loại tiền lương theo thành phần, quỹ lương như: Lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản phụ cấp… - Các khoản trích theo lương tính trên tiền lương phải trả công nhân trực tếp thi công (BHXH, BHYT, KPCĐ) không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp mà được hạch toán vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. Chứng từ sử dụng : Bảng chấm công Phiếu nghỉ hưởng BHXH Phiếu báo làm thêm đêm thêm giờ Hợp đồng làm khoán ( đối với công việc giao khoán cho các tổ, đội ) Giấy giao ca Bảng thanh toán tiền lương, BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Các chứng từ chi tiền cho người lao động như : Phiếu chi,... 5.2.2. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Trong hoạt động xây lắp, tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Bên Nợ: Chi phí công nhân trực tiếp trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. TK622 cuối kỳ không có số dư. 5.2.3. Quy trình hạch toán: Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 3341 TK 622 TK 3442, 111 TK 335 TK 154 CP. nh©n c«ng trùc tiÕp, C«ng nh©n trong danh s¸ch cña C«ng nh©n s¶n xuÊt (nÕu cã) TrÝch tr­íc tiÒn l­¬ng phÐp Chi phÝ nh©n c«ng thuª ngoµi trùc tiÕp s¶n xuÊt K/c Chi phÝ nh©n c«ng Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí Nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Trong giá thành công trình xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể (khoảng 10 – 15%). Do vậy, vấn đề quản lý và theo dõi nhân công cho các công trình là rất cần thiết. Việc tính toán và hạch toán đầy đủ , chính xác, hợp lý chi phí nhân công cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý thời gian và hiệu quả lao động của người lao động. Chi phí Nhân công trực tiếp trong Công ty CPĐT & XD Hồng Hà bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp, không bao gồm các khoản trích theo lương. Lực lượng lao động trong công ty bao gồm : Lao động trong biên chế và lao động ngoài biên chế. Những lao động trong biên chế thường là những người có tay nghề và thâm niên làm việc, thường chịu trách nhiệm thực hiện những công việc có tính chất phức tạp và có kỹ thuật. Lực lượng lao động ngoài biên chế chiếm tỷ trọng lớn, thường thực hiện những công việc giản đơn, yêu cầu kỹ thuật không cao. Công ty chỉ tiến hành trích BHYT, BHXH, KPCĐ đối với những lao động trong biên chế, còn các công nhân thuê ngoài thì không trích những khoản này. Công ty thực hiện hình thức trả lương khoán cho công nhân trực tiếp xây lắp theo khối lượng giao k._.mà những người công nhân thuê ngoài phải chấp nhận. 2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí phát sinh nhiều nhưng cũng có rất nhiều khoản mục không lớn nên kế toán đội lơi lỏng trong việc tập hợp và nộp lên Công ty. Các hoá đơn mua hàng còn nhiều loại hoá đơn thuộc dạng hoá đơn bán lẻ, hoá đơn thông thường không gồm thuế GTGT. Chứng từ nộp chậm dẫn đến tình trạng thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ gây ra tình trạng số liệu khai thuế thiếu chính xác. CHƯƠNG III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CPĐT & XD HỒNG HÀ I. SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TYSự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.. 1. Sự cần thiết Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, là chỉ tiêu mà các nhà quản trị quan tâm rất nhiều. Thông tin chi phí và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị của Doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ngoài việc phản ánh thông tin chi phí giá thành theo đúng đối tượng, giá trị thực tế phát sinh còn phải cung cấp các thông tin này một cách chi tiết, kịp thời cho các nhà quản trị. Chi phí sản xuất là những chỉ tiêu phản ánh hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ, còn giá thành sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất, phản ánh giá trị của sản phẩm. Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn hạn chế tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm điều này cũng đồng nghĩa với nâng cao lợi nhuận. Chính vì vậy, việc quản lý chi phí sản xuất hay sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế nguyên vật liệu, lao động,...sao cho vẫn đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thực hiện công việc là một điều mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải hướng tới. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhận thức được sự cần thiết của công tác hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty CPĐT & XD Hồng Hà đang cố gắng từng bước nhằm nâng cao những thành tựu đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý, khoa học để từ đó phản ánh được một cách chính xác nhất thực tế nhất quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở tôn trọng Luật, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các Thông tư hướng dẫn cùng các chế tài có liên quan. Đồng thời, hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành phải tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tin học hoá kế toán. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau thì có một đặc điểm khác nhau về mô hình tổ chức, về quy mô sản xuất, về quy trình công nghệ,... chính vì vậy, không thể áp dụng một chuẩn mực, hay một mô hình chung vào tất cả các doanh nghiệp mà ở đây từng doanh nghiệp phải dựa vào khả năng của mình, dựa vào tình hình thực tế của cơ sở mình để xây dựng một giải pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản chi phí không cần thiết hoặc tìm mọi biện pháp để giảm chi phí tới mức thấp nhất nhằm hạ giá thành sản phẩm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như uy tín của Công ty, doanh nghiệp mình. II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CPĐT & XD HỒNG HÀ Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPĐT & XD Hồng Hà. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, mặc dù thời gian không nhiều nhưng em cũng đã nhận thấy một số mặt hạn chế còn tồn tại trong quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty, dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán tại Công ty như sau: 1. Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ : Để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán vào cuối tháng, đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho các đối tượng sử dụng, hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình tổng hợp, xử lý thông tin kế toán. Công ty cần làm những công việc sau : Yêu cầu các nhân viên thống kê ở các đội xây dựng định kỳ 10 – 15 ngày phải gửi chứng từ đã tập hợp được về ban tài chính kế toán của Công ty (nhưng phải quy định thời gian gửi chứng từ chậm nhất là 5 ngày đầu tháng sau). Kế toán Công ty tổ chức hướng dẫn nhân viên kế toán các đội lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh tại các công trình, hạng mục công trình trong tháng (gửi kèm các chứng từ gốc như : Hoá đơn, chứng từ vận chuyển,...). Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cũng phải là bảng kê các hoá đơn chứng từ, chứng từ gốc có liên quan đến chi phí sản xuất tại công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên, đã có sự phân loại chi phí sản xuất, phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí. Bảng tổng hợp này có thể được lập theo mẫu sau: Tổng Công ty XD Sông Hồng Công ty CPĐT & XD Hồng Hà Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Đội .... số : Từ ngày.....tháng....năm.... đến ngày....tháng....năm....... Tên công trình :.............................................. Chứng từ Diễn giải Tổng số Trong đó ghi Nợ các TK, ghi có các TK 141, 331, .... Số Ngày 621 622 623 627 6271 ... ... 6278 Tổng cộng Thực chất bảng tổng hợp chi phí sản xuất là một bảng kê các hoá đơn và các chứng từ gốc phát sinh trong tháng có liên quan đến chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình đang tiến hành thi công và bước đầu tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục chi phí. Cuối tháng hoặc đến cuối kỳ gửi chứng từ gốc về ban tài chính của Công ty, nhân viên thống kê đội sẽ gửi kèm bảng tổng hợp chi phí sản xuất ( tổng hợp các hoá đơn chứng từ, các chi phí phát sinh lần gửi trước đến lần gửi này). Kế toán của Công ty cần kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, đối chiếu số liệu giữa các chứng từ gốc với bảng tổng hợp chi phí sản xuất kèm theo xem xét việc phản ánh chi phí sản xuất phát sinh theo các khoản mục có đúng không, thực hiện sửa đổi nếu có sai sót. Sau đó, kế toán sẽ căn cứ vào dòng “Tổng cộng” làm căn cứ tính toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tiến hành nhập liệu vào máy. Tại các đội xây lắp, mỗi khi hoá đơn, chứng từ phát sinh nhan viên thống kê đội sẽ xem xét phân loại khoản chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng nào, được sử dụng vào mục đích gì để phản ánh vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất. Mỗi chứng từ phát sinh sẽ được ghi trên một dòng, cột “Tổng số” ghi tổng giá trị của hoá đơn chứng từ đó, các cột còn lại phản ánh từng khoản mục yếu tố chi phí sản xuất và phần thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). 2. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán. Công ty nên mở sổ chi tiết TK 141- Tạm ứng và sổ kế toán chi tiết tương ứng như chế độ kế toán xây lắp hướng dẫn. Các tài khoản chi tiết cấp 2 của tài khoản này gồm : TK 1411 – Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương TK 1412 – Tạm ứng chi phí khoán vật tư TK 1413 – Tạm ứng chi phí khối lượng xây lắp giao khoán. TK 1418 – Tạm ứng khác ( Bao gồm các khoản mục còn lại và khoản tạm ứng cho CNV trong doanh nghiệp). Trong đó, các tài khoản này lại được mở chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng. Việc mở chi tiết các tài khoản cấp 2 như trên có tác dụng tách biệt phần tạm ứng để thực hiện khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ với các khoản tạm ứng khác nhằm có sự quản lý theo dõi chi tiết, chặt chẽ hơn đối với việc tạm ứng và thanh toán quyết toán chi phí xây lắp giao khoán nội bộ bởi khoản tạm ứng này thường lớn và có chế độ quản lý khác biệt. Ngoài ra, Công ty nên mở thêm sổ chi tiết Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nhằm phân biệt chi phí sản xuất vào giá thành của từng loại hình sản phẩm dịch vụ trong công ty. Bên cạnh hoạt động xây dựng, công ty còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như : Cho thuê Coppha, giàn giáo, máy thi công, ...Do vậy, việc mở tài khoản chi tiết phản ánh chi phí sản xuất cho từng hoạt động là vấn đề cần thiết nhằm có số liệu chi tiết để đánh giá, quản lý từng hoạt động giúp cho việc tổng hợp số liệu dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo quản trị theo yêu cầu. Các tài khoản cấp 2 của TK 154 bao gồm: TK 1541 : CPSXKDDD xây lắp TK 1542 : CPSXKDDD sản phẩm khác TK 1543 : CPSXKDDD dịch vụ, chi phí bảo hành. 3. Hoàn thiện hạch toán chi phí Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới, nhưng để đạt được điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải có một cách đi riêng, cách làm riêng phù hợp với điều kiện, đặc điểm và tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Một trong những giải pháp tốt nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện là nâng cao năng lực quản lý chi phí ở ngay các đội, các xí nghiệp sản xuất. Đối với việc quản lý này là rất cần thiết và đòi hỏi phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và công việc hoàn thành được giao. Kế toán chi phí NVLTT: Chi phí NVLTT là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản xuất. Vì vậy, để quản lý và sử dụng hiệu quả NVLTT Công ty phải quan tâm đến việc tổ chức mua sắm, dự trữ vật tư thật tốt để làm sao mua được vật tư chất lượng tốt, giá thành rẻ, tổ chức vận chuyển thuận lợi. Muốn làm được việc này, đòi hỏi Công ty phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, các cán bộ vật tư phải có sự tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo để có thể tìm được các nhà cung cấp tốt nhất, hoặc tìm được loại vật tư thay thế chất lượng tương đương nhưng giá thành hạ hơn cũng là một giải pháp. Giải pháp sử dụng các vật liệu tại chỗ nhằm hạ giá thành sản phẩm cũng là một biện pháp nhằm giảm chi phí vận chuyển bốc dỡ, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, phải tăng cường quản lý định mức tiêu hao để đánh giá đúng tỉ lệ hao phí ngay từ khâu bảo quản, xuất dùng NVL và trong từng khâu của giai đoạn sản xuất sản phẩm. Cùng với việc tăng cường công tác thu hồi phế liệu có thể thu hồi được sai quá trình sản xuất, cần tổ chức sử dụng những khoản mục chi phí sao cho giảm tối đa thiệt hại do phá đi làm lại hay do thiết kế có vấn đề. Bên cạnh đó, Ban tài chính kế toán Công ty cần yêu cầu nhân viên thống kê đội lập bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở công trường để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh. Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ có thể lập theo mẫu sau: TỔNG CTY XÂY DỰNG SÔNG HỒNG CÔNG TY CPĐT & XD HỒNG HÀ BẢNG KÊ NVL CÒN LẠI CUỐI KỲ Đội... số : Tháng .... năm .... Tên công trình STT Tên vật liệu Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Tổng cộng Để lập bảng kê này, nhân viên thống kê đội cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng vật liệu cuối kỳ còn lại tại công trình để tiến hành tính toán ghi vào bảng kê. Bảng kê được lập theo từng công trình hoặc hạng mục công trình theo từng tháng. Mỗi dòng trên bảng kê sẽ được ghi cho một thứ vật liệu. Phương pháp ghi: Cột Tên vật liệu : Ghi tên từng vật liệu cuối kỳ còn lại tại công trình (Có thể ghi theo từng loại vật liệu ). Cột đơn vị tính: Ghi đơn vị tính của từng loại vật liệu Cột khối lượng : Ghi khối lượng vật liệu còn lại cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê. Cột đơn giá : Ghi đơn giá của từng loại vật liệu, giá này có thể xác định theo giá đích danh hoặc theo giá của lần nhập gần nhất. Cột thành tiền : Ghi giá trị từng thé vật liệu còn lại cuối kỳ. Cột đơn giá và cột thành tiền có thể do kế toán viên ở ban tài chính kế toán của Công ty xác định. Dòng tổng cộng ở cột thành tiền cho biết tổng giá trị còn lại cuối kỳ và là căn cứ để tính toán, xác định chi phí NVLTT thực tế phát sinh để tiến hành nhập liệu. Nếu ở các đội thực hiện lập bảng kê NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng cuối tháng kế toán tính toán xác định CPNVLTT phát sinh để tiến hành nhập liệu. Trích dẫn số liệu tại Công trình : Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 2 theo bảng kê NVL còn lại chưa sử dụng cuối quý III ( 30/ 09/ 2005) là 7.510.174, có bảng kê NVL còn lại chưa sử dụng cuối quý IV (31/ 12/ 2005 ). Tổng Công ty XD Sông Hồng Công ty CPĐT & XD Hồng Hà BẢNG KÊ NVL CÒN LẠI CUỐI KỲ Đội XL số 02 Tháng 12 năm 2005 Tên công trình : Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 2 STT Tên vật liệu Đv tính Khối lượng Đ.giá Thành tiền Ghi chú 1 Xi măng Tấn 10 730.000 7.300.000 2 Cát đen m3 110 31.000 3.410.000 3 Đá hộc m3 55 104.205 5.731.275 ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 25.059.000 Căn cứ vào bảng kê NVL còn lại cuối kỳ kế toán xác định lại CPNVL thực tế sử dụng trực tiếp cho thi công công trình Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 2 quý 4 năm 2005 là: 7.510.174 + 1.167.720.451 – 25.095.000 = 1.150.135.625. Kế toán tiến hành nhập liệu vào máy tính theo định khoản Nợ TK 621 1.150.135.625 Có TK 141 1.150.135.625 Như vậy, chi phí NVLTT CT Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 2 đã giảm đi một lượng là : – 1.150.135.625 = 17.584.826 Do đó, giá vốn của Công trình đã giảm đi một lượng là 1.764.111.971 – 17.584.286 = 1.746.527.145 Để thực hiện việc lập bảng kê vật liệu còn lại cuối kỳ và bảng tổng hợp chi phí sản xuất đòi hỏi nhân viên thống kê đội phải có trình độ nhất định về kế toán. Do đó, Ban tài chính kế toán cần tổ chức hướng dẫn đào tạo cơ bản về lập các chứng từ nói trên cho các nhân viên kế toán đội. Nếu điều kiện công ty không cho phép, không thể tổ chức việc kiểm kê NVL còn lại cuối kỳ ở các công trình thì cũng cần phải tổ chức kiểm kê lượng vật tư còn lại chưa sử dụng tại công trình xây dựng (khi công trình đã hoàn thành ). Bởi việc mua vật liệu và không dùng hết là điều khó tránh khỏi, khi đó tuỳ thuộc vào phương thức xử lý lượng vật liệu thừa này mà thực hiện hạch toán cho phù hợp. Công ty thực hiện chế độ giao khoán cho từng đội công trường có nhiều ưu điểm, hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Các đội chủ động mua sắm vật tư hay có sự hỗ trợ của Công ty, vật tư được chuyển thẳng đến chân công trình như thế sẽ đảm bảo tính chủ động, kịp thời tiến độ thi công công trình. Tuy nhiên, trường hợp vật tư chuyển thẳng tới chân công trình Công ty cần ghi sổ rõ ràng hơn. Cụ thể, sau khi ký kết hợp đồng mua bán, thanh toán với nhà cung cấp, cán bộ cung ứng của Công ty phải áp tải vật tư đến công trình. Hai bên lập biên bản giao nhận vật tư gồm 02 bản, mỗi bên giữ một bản. Sau đó, kế toán công trường tiến hành ghi vào sổ theo dõi chi tiết vật tư. Từ đó làm căn cứ đối chiếu của kế toán Công ty vào cuối mỗi tháng. BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƯ Ngày ... tháng ... năm .... Hôm nay, chúng tôi gồm : ông (Bà ) ...........Địa chỉ.............. Đại diện bên giao Ông (Bà ) ..........Địa chỉ ..............Đại diện bên nhận Đã tiến hành bàn giao số lượng vật tư sau đây : STT Quy cách, phẩm chất, chủng loại vật tư Đvị tính Số lượng Thành tiền Đại diện bên A Đại diện bên B ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) Công tác hạch toán vật tư đội xây dựng công trình là tương đối chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, do vật tư sử dụng cho công trình gồm rất nhiều chủng loại khác nhau. Do vậy, ngoài việc ghi sổ chi tiết NVLTT, kế toán công trường cần mở thêm sổ danh điểm vật tư (riêng cho từng công trình ). Như thế sẽ giúp cho việc xác định giá thực tế vật tư xuất dùng được chính xác hơn. Hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật số liệu vào máy tính, tiết kiệm thời gian quản lý nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ cao. Vật tư sau khi làm thủ tục nhập kho tại chân công trình, kế toán công trình ghi danh điểm vật tư, mỗi loại vật tư một danh điểm ứng với một mã số riêng.Sổ danh điểm vật tư theo mẫu sau: SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ Kho công trường :................ STT Danh điểm Tên vật tư ĐVT Đơn giá Nhà cung cấp 1 2 ... ... .. ... ... ... Chi phí nhân công trực tiếp : Phương thức khoán kinh doanh được áp dụng tại Công ty rất có hiệu quả, là động lực thúc đẩy người lao động có tinh thần trách nhiệm cao hơn với công việc cả về chất lượng lẫn thời gian, đảm bảo tiến độ thi công cho công trình. Việc quản lý tiền lương của công nhân trong các đội nhận khoán được tiến hành theo phương thức: Các đội trưởng theo các chỉ tiêu khoán tự tiến hành chia lương, hàng tháng nộp các bảng chấm công cho kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương và sổ chi tiết theo dõi thanh toán với công nhân viên. Quản lý lương theo phương thức này không thật sự chặt chẽ, có thể dẫn đến tình trạng người lao động không nhận được mức lương xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Mặt khác, dễ gây ra tình trạng gian lận trong quá trình lập và thanh toán lương. Cụ thể sẽ xảy ra tình trạng khai khống tên công nhân trong bảng chấm công và thanh toán tiền lương, ... Để khắc phục tình trạng này, lao động của đội, xí nghiệp cần phải có Hợp đồng lao động kèm theo để làm căn cứ lập bảng chấm công và thanh toán tiền lương hàng tháng. Bên cạnh đó, cần bố trí lao động một cách hợp lý và khoa học, đúng người đúng việc. Đảm bảo việc tăng năng suất và chất lượng lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương, ở những công đoạn sản xuất nào có thể thay thế thợ cấp bậc cao cho cấp bậc thấp thì nên thay, những công việc nào yêu cầu trình độ không cao thì Công ty có thể sử dụng lao động phổ thông thay thế nhằm hạ chi phí tiền lương, mặc dù vậy vẫn phải đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình cả về chất lượng lẫn thời gian. Áp dụng các hình thức tiền thưởng, lương hợp lý, có các chế độ thưởng phạt rõ ràng công minh như vậy mới kích thích người lao động hăng say làm việc nâng cao năng suất và gây được lòng tin của công nhân với Công ty. Chi phí máy thi công : Để quản lý và theo dõi khoản mục chi phí này một cách chặt chẽ và chi tiết theo từng yếu tố chi phí, cũng như phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ với cách hạch toán của Công ty với các đơn vị xây lắp khác. Công ty nên mở chi tiết sổ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. Bao gồm : TK 6231 : Chi phí nhân công điều khiển máy thi công TK 6231 : Chi phí vật liệu TK 6233 : Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234 : Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 : Chi phí bằng tiền khác. Các tài khoản này lại tiếp tục đựơc mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí để phản ánh các yếu tố chi phí sử dụng máy thi công ở từng công trình, hạng mục công trình. Trích dẫn số liệu công trình Nhạc viện Hà Nội – Nhà học số 2. Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong tháng 12 năm 2005 sẽ được hạch toán chi tiết như sau : Nợ TK 6237 : 58.499.600 Nợ TK 133 : 2.924.980 Có TK 141 : 61.424.580 3. Về phương pháp tính giá thành : Hiện nay, kế toán công ty dang thực hiện việc tính giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp giản đơn : Ztt = D dk + C – Dck Đồng thời, việc tính giá thành sản xuất sản phẩm được xác định cho từng khoản mục chi phí NVLTT, CP NCTT, CP SDMTC , CP SXC. Tuy nhiên, trong trương hợp bên A quy định thanh toán sản phẩm sau khi hoàn thành toàn bộ, đặc biệt là trường hợp công ty nhận thầu các hợp đồng cải tạo nâng cấp với thời gian thi công ngắn, giá trị khối lượng xây lắp nhỏ. Kế toán công ty có thể áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Bởi vì, khi hoạt động sửa chữa hoàn thành, kế toán có thể xác định được ngay giá thành sản xuất của đơn đặt hàng mà không cần đợi đến cuối quý, đảm bảo đáp ứng được kịp thời số liệu cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung cụ thể của phương pháp như sau : Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm là từng đơn đặt hàng, khi bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng thì mỗi đơn đặt hàng được mở riêng một bảng tính giá thành. Hàng tháng, căn cứ vào số liệu đã được phản ánh trên sổ chi tiết chi phí của các đơn đặt hàng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của các đơn đặt hàng. Số liệu của bảng này được chuyển vào bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng tương ứng. Khi các đơn đặt hàng hoàn thành, chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp trong bảng tính giá thành sản xuất của đơn đặt hàng chính là giá thành sản xuất đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đến cuối kỳ báo cáo (cuối quý ) chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp theo đơn đặt hàng đó coi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Để thực hiện được các giải pháp hoàn thiện trên cần có sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều phía như sự hỗ trợ của các chính sách Nhà nước, sự quan tâm của Tổng Công ty cả về vật chất lẫn tinh thần đồng thời sự chung sức của toàn bộ anh chị em cán bộ trong toàn Công ty, tất cả các nhân tố ấy sẽ là động lực cũng như điểm tựa vững chắc để Công ty có thể dần hoàn thiện và phát triển trong tương lai gần. Về phía nhà nước : Nhà nước thực hiện công việc kiểm soát của mình thông qua các chính sách, quy định về quản lý. Với tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng đều phải tuân thủ các chế độ chính sách do các Bộ ban ngành chủ quan ban hành. Trong quá trình hạch toán, các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng những quy định do Bộ tài chính quy định cho từng ngành nghề kinh doanh riêng. Trong quá trình hình thành và phát triển đất nước, để đáp ứng được những thay đổi của cơ chế thị trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, Bộ tài chính đã có nhiều thay đổi để hoàn thiện hơn chế độ kế toán nói chung và chế độ kế toán chi phí – giá thành nói riêng nhưng mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện nhưng không tránh khỏi những tồn tại và bất cập khi áp dụng trong thực tế. Chính vì vậy, đòi hỏi các cán bộ làm chính sách cũng như làm chế độ kế toán cần có cái nhìn thực tế hơn, sâu sát hơn để khi áp dụng vào thực tế không gây phiền toái cho người làm kế toán. Như ta đã biết, Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ngoài chịu sự quản lý của Bộ Tài chính còn chịu sự quản lý của Bộ Xây dựng về các quy định chuẩn mực mà Bộ quy định, chính vì vậy để thuận tiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quá trình hạch toán kế toán nói riêng cần có sự thống nhất của các quy định giữa hai Bộ này, tránh tình trạng trồng chéo hay sự đối lập quy định với nhau.Tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Về phía Công ty : Một trong những phương thức chủ yếu là cải tiến công tác hạch toán kế toán là gắn chặt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành với việc tăng cường và củng cố công tác quản lý nội bộ. Cần phải có sự chỉ đạo, giám sát hơn nữa từ phí Giám đốc Công ty đến các phòng ban để tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời và chi tiết các chỉ tiêu kinh tế theo đúng thực tế phát sinh cũng như đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành. Đội ngũ cán bộ kế toán công ty cần có sự đầu tư thích đáng nhằm phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình đối với công việc nói riêng và đối với Công ty nói chung. KẾT LUẬN Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành chính xác, khoa học tạo điều kiện cho Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất, đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng các nguồn lực kinh tế, tài chính của Công ty. Đồng thời, tăng cường công tác quản trị trong Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà, em đã được tiếp cận với tình hình thực tế, đi sâu vào việc tìm hiểu công tác quản lý, tổ chức bộ máy kế toán. Trong đó, có công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp mà em đã chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Do thời gian thực tập có hạn và còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm nên những nhận xét hay đề xuất mà em đưa ra cũng chỉ mang tính cá nhân và theo đánh giá chủ quan của bản thân. Song em cũng hi vọng những đề xuất của mình sẽ góp phần vào việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại Công ty cùng sự phân tích những mặt hạn chế cũng như tích cực để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, cũng như hạn chế tối đa những tổn thất có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn : PGS – TS Nguyễn Năng Phúc và toàn thể các anh chị trong phòng Kế toán tài chính của Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành chuyên đề này. Mặc dù còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhưng em mong nhận được sự góp ý của thầy và các anh chị để em hoàn thành tốt hơn chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình : Kế toán tài chính trong Doanh nghiệp Chủ biên : PGS.TS Đặng Thị Loan - NXB Thống Kê 2005. Giáo trình: Kế toán Quốc tế Chủ biên: TS Nguyễn Minh Phương, TS Nguyễn Thị Đông NXB Thống Kê 2002 Giáo trình: Kế toán Quản trị Chủ biên: TS Nguyễn Minh Phương - NXB Lao Động 2002 Giáo trình : Kế toán Mỹ Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp Tạp chí Kế toán Tạp chí Kiểm toán Chuyên khảo về BCTC và lập, đọc, kiểm tra phân tích BCTC NXB Tài chính Tháng 10 năm 2005. 11.Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2006. 12. Tài liệu do Phòng Kế toán tài chính – Công ty CPĐT & XD Hồng Hà cấp Môc lôc Môc lôc LêI NãI §ÇU Ch­¬ng I: Tæng quan vÒ ®¬n vÞ thùc tËp Giíi thiÖu chung vÒ qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña C«ng ty Cæ phÇn §Çu t­ vµ X©y dùng Hång Hµ Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña C«ng ty §Æc ®iÓm vÒ tæ chøc qu¶n lý s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty 2.1 §Æc ®iÓm vÒ tæ chøc bé m¸y qu¶n lý cña C«ng ty 2.2 §Æc ®iÓm vÒ tæ chøc s¶n xuÊt kinh doanh vµ quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt cña C«ng ty 2.2.1 §Æc ®iÓm vÒ s¶n xuÊt s¶n phÈm vµ tæ chøc s¶n xuÊt s¶n phÈm 2.2.2 §Æc ®iÓm vÒ quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt. 2.3 §Æc ®iÓm vÒ tæ chøc kÕ to¸n vµ tæ chøc c«ng t¸c kÕ to¸n t¹i C«ng ty CP§T & XD Hång Hµ 2.3.1 §Æc ®iÓm vÒ tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n 2.3.2 Tæ chøc c«ng t¸c kÕ to¸n t¹i C«ng ty Ch­¬ng II. Thùc tr¹ng vÒ kÕ to¸n chi phÝ vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p t¹i C«ng ty cp®t & xd hång hµ. I. §Æc ®iÓm ho¹t ®éng kinh doanh x©y l¾p cã ¶nh h­ëng ®Õn h¹ch to¸n CPSX vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm. 1. §Æc ®iÓm cña ho¹t ®éng kinh doanh x©y l¾p 2. Yªu cÇu qu¶n lý ®Çu t­ x©y dùng c¬ b¶n, nhiÖm vô cña c«ng t¸c kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p 3 .NhiÖm vô kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p. II. KÕ to¸n tËp hîp chi phÝ vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p t¹i c«ng ty 1. §Æc ®iÓm chi phÝ s¶n xuÊt vµ gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p t¹i C«ng ty 2. Yªu cÇu qu¶n lý chi phÝ s¶n xuÊt ë C«ng ty CP§T & XD Hång Hµ 3 §èi t­îng kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ 4 Ph­¬ng ph¸p tËp hîp chi phÝ 5 . KÕ to¸n tËp hîp chi phÝ t¹i C«ng ty CP§T & XD Hång Hµ 5.1 KÕ to¸n Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp 5.1.1. Néi dung vµ nguyªn t¾c h¹ch to¸n: 5.1.2. Tµi kho¶n sö dông: 5.1.3. Quy tr×nh h¹ch to¸n: C¸c lo¹i sæ s¸ch liªn quan 5.2 KÕ to¸n chi phÝ Nh©n c«ng trùc tiÕp 5.2.1. Néi dung vµ nguyªn t¾c h¹ch to¸n: 5.2.2. Tµi kho¶n sö dông: 5.2.3. Quy tr×nh h¹ch to¸n: C¸c lo¹i sæ liªn quan 5.3. H¹ch to¸n chi phÝ m¸y thi c«ng: 5.3.1. Néi dung vµ nguyªn t¾c h¹ch to¸n: 5.3.2. Tµi kho¶n sö dông: 5.3.3. Tr­êng hîp ®¬n vÞ tæ chøc ®éi m¸y thi c«ng riªng: 5.3.4. Tr­êng hîp Doanh nghiÖp kh«ng tæ chøc ®éi m¸y thi c«ng riªng 5.3.5. Tr­êng hîp ®¬n vÞ thi c«ng ®i thuª m¸y. 5.3.6. T×nh h×nh h¹ch to¸n chi phÝ sö dông m¸y thi c«ng t¹i C«ng ty C¸c lo¹i sæ liªn quan 5.4. H¹ch to¸n chi phÝ s¶n xuÊt chung 5.4.1. Néi dung vµ nguyªn t¾c h¹ch to¸n: 5.4.2. Tµi kho¶n sö dông: 5.4.3. Quy tr×nh h¹ch to¸n: 5.4.4 §Æc ®iÓm h¹ch to¸n theo ph­¬ng thøc giao kho¸n néi bé trong c¸c Doanh nghiÖp x©y l¾p: 5.4.5 KÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt chung t¹i C«ng ty C¸c lo¹i sæ s¸ch, b¶ng biÓu cã liªn quan 5.5. Tæng hîp chi phÝ s¶n xuÊt ®Ó tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p: 5.5.1. Tµi kho¶n sö dông: 5.5.2. Quy tr×nh h¹ch to¸n: 5.5.3. KiÓm kª vµ ®¸nh gi¸ s¶n phÈm dë dang: 5.5.4 KÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt cuèi kú t¹i c«ng ty 5.5.6 KÕ to¸n tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm C¸c lo¹i sæ s¸ch vµ b¶ng biÓu cã liªn quan III . §¸nh gi¸ thùc tr¹ng h¹ch to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p t¹i C«ng ty CP§T & XD Hång Hµ 1. Nh÷ng ­u ®iÓm Bé m¸y qu¶n lý cña C«ng ty Bé m¸y kÕ to¸n VÒ tæ chøc c«ng t¸c kÕ to¸n C«ng t¸c h¹ch to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm H¹ch to¸n vÒ NCTT H¹ch to¸n vÒ NVLTT H¹ch to¸n vÒ m¸y thi c«ng H¹ch to¸n vÒ CP SXC 2. Nh÷ng tån t¹i 2.1 VÒ c«ng t¸c kÕ to¸n 2.2 H¹ch to¸n chi phÝ 2.2.1. H¹ch to¸n vÒ CP NVLTT 2.2.2 H¹ch to¸n vÒ CP NCTT 2.2.3 H¹ch to¸n vÒ CP MTC 2.2.4 H¹ch to¸n vÒ CPSXC 2.2.5 KÕ to¸n ®¸nh gi¸ s¶n phÈm dë dang vµ tÝnh gi¸ thµnh sp Ch­¬ng III. Ph­¬ng h­íng vµ gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c h¹ch to¸n chi phÝ vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p t¹i C«ng ty CP§T & XD Hång Hµ I. Sù cÇn thiÕt vµ nguyªn t¾c hoµn thiÖn h¹ch to¸n chi phÝ vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p 1. Sù cÇn thiÕt 2. Nguyªn t¾c hoµn thiÖn C¸c gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn h¹ch to¸n chi phÝ vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm x©y l¾p t¹i C«ng ty 1.Hoµn thiÖn viÖc lu©n chuyÓn chøng tõ 2. HÖ thèng tµi kho¶n 3. HÖ thèng sæ s¸ch 4. Hoµn thiÖn hÖ thèng h¹ch to¸n chi phÝ III. C¸c ®iÒu kiÖn thùc hiÖn 1. VÒ phÝa Nhµ n­íc 2. VÒ phÝa C«ng ty KÕt luËn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty Tác giả chuyên đề NGUYỄN THỊ BẠCH DIỆP NhËn xÐt cña ®¬n vÞ thùc tËp NhËn xÐt cña gi¸o viªn h­íng dÉn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29371.doc
Tài liệu liên quan