Hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty giống cây trồng Bắc Ninh

Phần thứ nhất Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh trong kỳ hoạch toán. Việc xác định đúng và chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, đồng thời giúp cho những nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao và giúp cho các doanh nghiệp tránh được các rủi ro trong kinh doanh, tạo ra được cuộc sống ổn đị

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty giống cây trồng Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cho Công nhân viên chức trong doanh nghiệp và đứng vững trên thị trường góp phần xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Nền kinh tế đặc biệt là ngành Công nghiệp đã có những biến đổỉ mạnh mẽ, từ một nền nông nghiệp lạc hậu thiếu lương thực nay đã không những cung cấp đầy đủ mà còn dư thừa cho xuất khẩu. Để đạt sự tăng trưởng này thì phải kể đến sự đóng góp rất quan trọng, không thể thiếu được của yếu tố giống cây trồng trong nông nghiệp. Giống là một khâu quan trọng của sản xuất nông nghiệp, là kết quả của tiến bộ kỹ thuật mà nhờ đó năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên song với sản xuất nông nghiệp luôn mang tính thời vụ, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, do đó việc cung ứng giống cũng gặp nhiều khó khăn. Công ty giống cây trồng để tồn tại và phát triển được thì sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Việc xác định đúng và chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ giúp cho những nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư mang lại hiệu qua kinh tế cao phát huy được thế mạnh tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Việc kế toán xác định kết quả kinh doanh là yêu cầu cần thiết đối với đơn vị , các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư, cho vay.... Nhận biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trên, được sự đồng ý của bộ môn kế toán- Khoa kinh tế và phát triển nông thôn - Trường đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội và sự nhất trí của ban lãnh đạo Công ty, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty giống cây trồng Bắc Ninh” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung. Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích hiện trạng kế toán xác định kết qủa kinh doanh của Công ty, đề xuất những giải pháp quản lý. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể. - Tìm hiểu cơ sở lý luận của kế toán xác định kết quả kinh doanh. - Thực trạng hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty giống cây trồng Bắc Ninh. - Đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện Công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu tình hình hạch toán tiêu thụ sản phẩm ,hàng hoá và kết quả kinh doanh của Công ty. Các khoản chi phí sản xuất kinh doanh . Các khoản thu của Công ty. Các khoản giảm trừ. 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu đề tài gồm. Phạm vi về thời gian: Từ ngày 13/2/2004 đến ngày 25/5/2004 Phạm vi về không gian: Tại Công ty giống cây trồng tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi về nội dung: + Cơ sở lý luận của kế toán xác định kết quả kinh doanh. + Tình hình cơ bản của Công ty. + Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty. + Hoàn thiện Công tác kế toán xác định kết quả . + Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty. Phần thứ hai Cơ sở lý luận về hạch toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.1. Nội dung, đặc điểm chung về hoạt động kinh doanh. Nội dung của hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Là việc sử dụng tiền, các nguồn lực hoặc vốn liếng của mình chi trả cho chi phí nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của các đối tượng tiêu dùng không làm được hoặc không đủ điều kiện để làm ra những sản phẩm vật chất, dịch vụ mà họ có yêu cầu, đồng thời thu được lợi nhuận. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, chức năng thương mại được coi là một bộ phận hưu cơ của hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp và có mối quan hệ trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh mục đích và động cơ kinh doanh là làm ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để phục vụ nhu cầu xã hội và thu về lợi nhuận. Các sản phẩm hàng hoá dịch vụ sản xuất ra không phải để tự tiêu dùng mà làm ra để cho xã hội tiêu dùng. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh là sản phẩm vật chất hay phi vật chất, có thể cân đo, đong đếm được hay không. Đó là những sản phẩm hàng hoá có thể trao đổi trên thị trường được. Vì vậy người chủ sản xuất luôn có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Hoạt động kinh doanh luôn phải lắm bắt được các thông tin về thị trường, về sản phẩm, về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là các thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, xu thế thay đổi nhu cầu tiêu sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, thông tin về kĩ thuật, Công nghệ sản xuất chế biến, thông tin về các chính sách kinh tế, tài chính, pháp luật Nhà nước có quan hệ với sản phẩm doanh nghiệp. 2.2 Một số đề xuất chung về hạch toán xác định kết quả kinh doanh 2.2.1 Một số khái niệm chung về kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ hạch toán. Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp trong thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Đây là một trong các chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng để tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2 Yêu cầu của hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình luân chuyển hàng hoá, tiền vốn, các nghiệp vụ về chi phí, doanh thu và kết quả phát sinh trong kỳ. Kiểm tra tình hình kế hoạch hoạt động kinh doanh, kiểm tra quản lý việc sử dụng các loại tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ chính sách. Cung cấp các số liệu, thông tin, tài liệu cho việc điều hành kinh doanh. 2.2.3 Một số nguyên tắc về hạch toán kết quả kinh doanh Ngoài những nguyên tắc chung trong hạch toán kế toán, để hạch toán kết quả kinh doanh được chính xác doanh nghiệp cần hạch toán theo một số nguyên tắc sau: Phân tích rõ được chi phí, thu nhập và lãi, lỗ của từng hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp gồm: Hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động khác Xác định chính xác kịp thời điểm ghi nhận doanh thu. Thời điểm nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá lao vụ và được trả tiền hay chấp nhận nợ Chi phí Chi phí quản lý + bán hàng doanh nghiệp Doanh thu hoạt Chi phí hoạt - động tài chính động tài chính + Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán = - + Giá vốn hàng bán Giá thực tế sản phẩm, dịch vụ đem tiêu thụ = + Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ = - + Doanh thu bán hàng hoá Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ Giá bán sản phẩm hàng hoá tiêu thụ = x + Doanh thu bán hàn và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng hoá Doanh thu bán hàng nội bộ = + Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = - + Phải xác định rõ các chỉ tiêu liên quan đến việc xác định kết quả + Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - chi phí khác + Tổng lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác = + + Lợi nhuận sau thuế Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = - 2.3 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.3.1 Chức năng * Ghi chép, xử lý và tổng hợp cung cấp thông tin về tình hình chi phí, thu nhập của doanh nghiệp. Cụ thể như sau: Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh cung cấp cho các nhà quản lý biết được tình hình chi phí, doanh thu-và thực hiện trong quá trình sản suất kinh doanh nhằm phục vụ cho việc điều hành, quản lý kịp thời cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra những biện pháp quyết định phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đối với các chủ đầu tư, chủ nợ: Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh cung cấp để họ có thể ra quyết định đầu tư ít hay nhiều, đầu tư vào lĩnh vực nào, quyết định cho vay nhiều hay ít, lãi xuất như thế nào. Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước: Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành thực hiện các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính nhằm điều hành, thống nhất nền kinh tế quốc dân. 2.3.2 Nhiệm vụ Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các khoản chi phí nhằm xác định đúng kết quả kinh doanh. Kiểm tra giám sát tiến độ bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, kỷ luật thanh toán và nghĩa vụ với Nhà nước. Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng, xác định kết quả phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. 2.3.3 Tổ chức hạch toán trên các tài khoản liên quan đến kết quả kinh doanh 2.3.3.1 Hạch toán tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số hàng thu được hoặc sẽ thu được từ giao dịch và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho khách hàng và các khoản phụ thu và phí thu bên ngoài giá bán( nếu có). Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm hàng hoá đã bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt là đã thu tiền hay chưa thu tiền. Không hạch toán tài khoản 511 trong các trường hợp sau: - Hàng hoá vật tư xuất cho bên ngoài gia Công chế biến, sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ nội bộ, tiền nhượng bán thanh lý TSCĐ, hàng gửi bán chưa được chấp nhận thanh toán, các khoản thu bất thường, thu tài chính. Hàng bán trả góp gồm: Giá bán + lãi do trả chậm, tài khoản 511 chỉ phản ánh giá bán thông thường còn phần lãi tính trên khoản nợ phải thu trả chậm coi như hoạt động tài chính. - Nếu doanh nghiệp nhận đại lý ký gửi chỉ phản ánh phần hoa hồng vào doanh thu. Nếu doanh nghiệp nhờ đại lý ký gửi tiêu thụ hàng hoá phải chi trả hoa hồng tính vào chi phí bán hàng tài khoản 641. Nội dung và kết cấu tài khoản 511. - Bên nợ: + Kết chuyển các khoản làm giảm trừ doanh thu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Kết chuyển doanh thu thuần - Bên có: Tập hợp các phát sinh làm tăng doanh thu. - Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư vì nó được kết chuyển để xác định kết quả. Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 511 (Theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT) Thuế GTGT Thuế tiêu thụ đặc biệt Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển số hàng trả lại, giảm giá, chiết khấu. Tiền hàng Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Tổng tiền Tổng tiền 531,532,521 511 111, 112, 131 333 333 911 2.3.3.2. Hạch toán các khoản làm giảm doanh thu - Tài khoản 521: Chiết khấu thương mại. Chỉ hạch toán Tài khoản 521- chiết khấu thương mại khi người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ quy định của Nhà nước. Người mua hàng với khối lượnglớn được hưởng chiết khấu thương mại giá bán phản ánh trên hoá đơn là đã bán (trừ chiết khấu) thì khoản chiết khấu đó không hạch toán vào tài khoản 521. - Tài khoản 531: Hàng trả lại. Tài khoản này phản ánh số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại với nguyên nhân do vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng không đúng chủng loại, sai quy cách. - Tài khoản 532: Giảm giá bán hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm giá được người bán chấp nhận theo thoả thuận của hai bên. Nội dung và kết cấu. Bên nợ: Phản ánh các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. Bên có: Kết chuyển toàn bộ các khoản làm giảm doanh thu . Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ kết chuyển làm giảm doanh thu 521, 531, 532 511, 512 Kết chuyển làm giảm doanh thu 2.3.3.3. Hạch toán giá vốn hàng bán: Tài khoản 632 Giá vốn hàng bán phản ánh giá trị thực tế của các thành phẩm hàng hoá, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán bao gồm giá thành thực tế cấu sản phẩm hoặc giá vốn mua thực tế của hàng hoá. Nguyên tắc trong kế toán phải đánh giá theo đúng giá trị thực tế của sản phẩm hàng hoá. Tức là phản ánh đấy đủ các chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có số sản phẩm hàng hoá đó. Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán dùng tài khoản 632. a. Theo phương pháp kê khai thường xuyên Nội dung và kết cấu tài khoản 632. - Bên nợ: Trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ. - Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã xuất bán vào nợ 911 để xác định kết quả. Kết chuyển hàng bị trả lại nhập kho. - Số dư: Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ hạch toán tài khoản 632 Xuất hàng Giá thành sản phẩm sản xuất song nhập kho Kết chuyển xác định kết quả Đã bán được Hàng xuất đi tiêu thụ Hàng bị trả lại nhập kho theo giá vốn 154 155, 156 157 632 911 b. Theo phương pháp kê khai định kỳ. Để thuận tiện cho việc theo dõi Công ty giống cây trồng Bắc Ninh chỉ sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, không sử dụng phương pháp kê khai định kỳ. 2.3.3.4. Hạch toán chi phí bán hàng: Tài khoản 641 Chi phí bán hàng là khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gồm: chi phí bảo quản, đóng gói vận chuyển, tiền lương, bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ theo lương bán hàng, khấu hao TSCĐ, sửa chữa tài sản cố định dùng cho bán hàng. Nội dung kết cấu tài khoản 641. Bên nợ: Các chi phí bán hàng thực tế phát sinh Bên có: kết chuyền và phân bổ toàn bộ để xác định kết quả. Các khoản giảm chi phí. Số dư; tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán tài khoản 641 334, 338 641 Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng 911 142 Kết chuyển để xác định kết quả 152, 153 Chi về vật liệu, dụng cụ dùng cho bán hàng 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng 133 Chi về dịch vụ thuê ngoài, điện nước... 111, 112 Chi bằng tiền khác Kết chuyển chi phí cho kỳ sau 2.3.3.5. Hạch toán chi phí quản lý: Tài khoản 642 Chi phí dùng chung cho toàn doanh nghiệp gồm có: Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lí hành chính gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ quản lí, chi phí về văn phòng phẩm, dụng cụ vật dụng thuê ngoài, chi phí về thuế,.. Nội dung và kết cấu tài khoản 642 - Bên nợ: Ghi các chi phí quản lí phát sinh trong kỳ. - Bên có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý để xác định kết quả - Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. - Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp hai Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 911 142 334, 338 642 Tiền lương + Các khoản trính theo lương của cán bộ quản lý doanh nghiệp Kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả 152, 153 Chi vật tư, dụng cụ văn phòng phẩm 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho trong quản lý 133 Dịch vụ thuê ngoài như: điện, nước... 111 Chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp cho kỳ sau 333 Các loại thuế như: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế nhà đất 139 Dự phòng các khoản phải thu Khó đòi 2.3.3.6. Hạch toán thu, chi hoạt động tài chính. a. Tổ chức hạch toán thu hoạt động tài chính: Tài khoản 515 Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. Nội dung và kết cấu tài khoản 515 - Bên nợ: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911. - Bên có: Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. - Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 333 515 111,112,138... 112,221,222 Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính Các khoản thu về hoạt động tài chính 911 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần Lãi hoạt động tài chính đầu tư tiếp b. Tổ chức hạch toán chi hoạt động tài chính: Tài khoản 635 Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Các chi phí hoặc lỗ liên quan đến đầu tư tài chính, chi phí đi vay, đi vay vốn, đầu tư góp vốn liên doanh, lỗ trong việc chuyển nhượng bán chứng khoán, giao dịch chứng khoán, hoàn nhập về đầu tư chứng khoán, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ. Nội dung kết cấu tài khoản 635. - Bên nợ: + Các khoản chi phí hoạt động tài chính. + Các khoản lỗ do thanh lý, các khoản đầu tư ngắn hạn. + Các khoản và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ. + Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. + Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. + Chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng. - Bên có: Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính vào khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ hạch toán tài khoản 635 111,112 635 911 Trả lãi tiền vay, chi phí phát sinh cho hoạt động tài chính Kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả 214 Hao mòn tài sản cố định 228 Giá trị bất động sản khi nhượng bán 129,229 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 121,221 Các khoản lỗ về hoạt động tài chính 2.3.3.7. Hạch toán thu, chi hoạt động khác. * Tổ chức hạch toán thu hoạt động khác: Tài khoản 711. Thu nhập khác bao gồm: Các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như thu nhượng bán thanh lý tài sản cố định, tiền được phạt do vi phạm, thu được nợ khó đòi đã xử lý, các khoản thuế được ngân sách đòi lại, các khoả nợ phải trả không có người đòi, các khoản tiền thưởng mà của khách hàng có liên quan đến tiêu thụ, quà biếu, quà tặng, các khoản thu của năm trước bị bỏ quên năm nay mới phát hiện ra. Nội dung kết cấu tài khoản 711. - Bên nợ: + Ghi số thuế VAT (nếu có) tính theo phương pháp trừ trực tiếp. +Kết chuyển toàn bộ vào có của tài khoản 911 để xác định kết quả. Bên có: Phản ánh toàn bộ thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ hạch toán tài khoản 711 333 711 Thuế VAT (nếu có) theo phương pháp trừ trực tiếp Các khoản thu nhập khác 911 Kết chuyển để xác định kết quả Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 111,112,131 139 * Tổ chức hạch toán các khoản chi khác: Tài khoản 811 Là các khoản chi phí phát sinh ra ngoài sản xuất kinh doanh để tạo doanh thu, bao gồm: - Lỗ do các sự kiện riêng biệt, chi phí bỏ sót. - Các khoản chi phí khác như: Thanh lý tài sản cố định, khấu hao chưa hết, tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng, truy nộp thuế hay các khoản chi phí khác bị bỏ sót ở kỳ trước. Nội dung và kết cấu tài khoản 811 - Bên nợ: Tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. - Bên có: Kết chuyển toàn bộ cuối kỳ sang nợ tài khoản 911 để xác định kết quả. - Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư Sơ đồ hạch toán tài khoản 811 811 911 211 Nguyên giá Khấu hao chưa hết Kết chuyển chi khác Số đã khấu hao 214 111,131 111 333 Chi thanh lí tài sản cố định Chi nộp phạt Truy thu thuế 2.4. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh:Tài khoản 911 Tài khoàn này dùng để xác định kết quả kinh doanh và các hoạt động khác trong kỳ hạch toán. Xác định kết quả kinh doanh là xác định kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy hạch toán tài khoản 911 phải hạch toán đúng và chính xác các tài khoản có liên quan. Nội dung và kết cấu tài khoản 911 Bên nợ: + Phản ánh giá vốn được kết chuyển. + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác được kết chuyển. + Kết chuyển lãi sang tài khoản 421. Bên có: + Phản ánh doanh thu thuần được kết chuyển. + Thu hoạt động tài chính, thu khác được kết chuyển. + Kết chuyển lỗ nếu có. - Số dư: Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 632 911 Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu thuần 641,642 Kết chuyển chi phí bán hàng và quản lý Kết chuyển thu hoạt động tài chính và hoạt động khác 421 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và hoạt động khác Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ 635,811 421 511,512 515,711 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trình độ sử dụng nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh phản ánh sự vận dụng tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn nhân lực sản xuất để tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy các nhân tố chịu ảnh hưởng nhiều gốc yếu tố sau. 2.5.1. Nhóm nhân tố bên trong. * Nguồn lực lao động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh lao động đóng một vai trò quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp hoạt động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó, vì vậy trong doanh nghiệp phải: Tạo ra Công nghệ, máy móc, thiết bị, vật liệu mới đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời chăm no, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động. * Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất Quá trình sản xuất luôn gắn liền luôn gắn liền với phát triển tư liệu lao động. Sự phát triển của tư liệu lao động gắn bó với quá trình tăng năng xuất lao động, tăng sản lượng, chất lượng... Như vậy cơ sở vật chất là một yếu tố hết sức qian trọng trong quá trình phản ánh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay Công nghệ kỹ thuật tiến bộ, dưới tác động cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì các doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao năng lực đầu tư ngày càng cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cải thiện và nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật cho mình. * Vật tư nguyên liệu và hệ thống tổ chức bảo đảm vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp. * Hệ thống trao đổi thông tin Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế phát triển, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về thị trường thông tin về Công nghệ, thông tin về giá cả,.. Những thông tin chính xác là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hạch toán các chương trình sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ vừa đáp ứng nhu cầu thông tin kinh doanh vừa bảo đảm chi phí kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của mỗi các nhân trong doanh nghiệp. * Nhân tố quản trị kinh doanh Đóng vai trò trong viêc nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị kinh doanh luôn chú trọng đến vệc xác định đúng các chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. 2.5.2. Nhân tố bên ngoài Tiến hành sản xuất kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phải lập mối quan hệ kinh tế với bán hàng, thực hiện các quy định của hệ thống pháp luật, giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội. Do đó mọi doanh nghiệp đều ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp. * Môi trường pháp lý Bao gồm định luật cơ chế quản lý quy định, quy phạm, kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Môi trường văn hoá xã hội Tình trạng việc làm, điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối sống- mọi yếu tố văn hoá xã hội đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Môi trường chính trị Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên để cho phát triển đầu tư, phát triển các hoạt động kinh tế. Vấn đề đầu tư lại tác động đến hiệu quả kinh tế của hoat động sản xuất kinh doanh . * Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng cũng tác động trong một chừng mực nhất định đến kết quả sản xuất kinh doanh * Ngoài ra môi trường quốc tế, môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình 2.6. Tổ chức lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình kết quả kinh doanh trong môt kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết cho hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Cơ sở để doanh nghiệp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là sự căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước và sổ kế toán trong kỳ. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng trong việc ra chiến lược kinh doanh, do đó báo cáo kết quả kinh doanh cần phải được tiến hành lập thường xuyên và liên tục trong các kỳ hạch toán. Kết cấu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được lập theo Mẫu B02-DN của Bộ Tài chính, gồm: Phần I: Lãi - lỗ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần III: Thuế VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. 2.6.1. Nội dung phản ánh Phần I: Lãi - lỗ Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Các chỉ tiêu trong phần này được trình bày số liệu kỳ trước, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo kết cấu. 2.6.2. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phải nộp khác. 2.63. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm Phần thứ ba Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Tình hình cơ bản của Cty Giống cây trồng Bắc Ninh Công ty giống cây trồng Bắc Ninh nằm trên đường 38, cách thị xã Bắc Ninh 6km thuộc xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, có diện tích là 34,2ha. Công ty có nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu giống cây trồng trong tỉnh cho nên địa bàn hoạt động chủ yếu của Công ty là tỉnh Bắc Ninh. 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giống cây trồng Bắc Ninh. Công ty Giống cây Bắc Ninh thành lập ngày 4 tháng 3 năm 1997 theo Quyết định số 42/UB-QĐ của UBND tỉnh Bắc Ninh. Tiền thân của Công ty Giống cây trồng Bắc Ninh là Công ty Giống cây trồng Hà Bắc được tách ra làm hai Công ty trực thuộc hai tỉnh là Công ty Giống cây trồng Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh và là Công ty Giống cây trồng Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang. Sau khi thành lập Công ty chính thức đi vào hoạt động chủ yếu là khu vực tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ mới được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ. Tỉnh Bắc NInh nằm ở vị trí như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Bắc Ninh là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết phân làm bốn mùa rõ riệt. Theo số liệu của Cục thuỷ văn tỉnh cung cấp nhiệt độ giữa các mùa (nóng nhất là mùa hè từ 38 đến 390C, lạnh nhất là mùa đông từ 5 đến 60C). 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ * Chức năng Công ty giống cây trồng Bắc Ninh có chức năng là kinh doanh các loại giống cây trồng chủ yếu là giống lúa và dâu tằm. Đông thời chọn lọc các loại giống phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. * Nhiệm vụ Khảo nghiệm các loại giống mới, chọn lọc những giống phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Như vậy cùng với chức năng và nhiệm vụ, với cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập thì Công ty phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đồng thời phải tìm mọi cách tạo và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển. 3.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp, bố trí phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty Ban giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài vụ Phòng Kinh doanh Thủ kho Trại sản xuất Công nhân sản xuất Phòng Kỹ thuật Qua Sơ đồ ta thấy Bộ máy quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ. Giám đốc là người đại diện tư cách pháp nhân, là người phụ trách chung Công tác tổ chức, quản lý toàn Công ty thông qua phó giám đốc. - Phòng Tổ chức hành chính gồm có bốn người, trong đó: một Trưởng phòng, hai nhân viên và một lái xe. Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức hành chính là tổ chức lao động, tiền lương và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho thời gian tới. Mặt khác, còn có nhiệm vụ là điều phối hàng và giao hàng cho khách hàng khi khách hàng đặt mua. - Phòng Kỹ thuật gồm một Trưởng phòng, bảy kỹ thuật viên. Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ là thực thi các quy định về quy trình kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất ở trại và sản xuất ở các điểm theo quy trình kỹ thuật và trực tiếp cấp giống siêu nguyên chủng, khảo nghiệm và trình diễn các giống mới. Ngoài chức năng trên Phòng kỹ thuật còn là nơi cung cấp thông tin về thị trường về các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khả năng sản xuất của nhân dân. Từ đó đưa ra các ý kiến trong việc đưa ra các quyết định nên sản xuất sản phẩm nào và sản xuất bao nhiêu. Phòng Tài vụ: Phòng tài vụ gồm có 6 người trong đó một Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, thủ quỹ, kế toán thanh toán, kế toán ghi sổ làm nhiệm vụ quản vốn, theo dõi các chi phí nhằm tính toán giá thành sản phẩm và trực tiếp kinh doanh sản phẩm của Công ty. Trại sản xuất và Công nhân: Trại sản xuất có nhiệm vụ tạo ra các sản phẩm theo cơ cấu và quy trình kỹ thuật của Công ty. Sau đó giao nộp sản phẩm theo quy trình kỹ thuật đã quy định. 3.1.4. Tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung, được thực hiện theo sơ đồ sau. Sơ đồ 2: Bộ máy kế toá của Công ty Thủ quỹ Kế toán thanh toán Thủ kho Kế toán tổng hợp Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Kế toán trưởng là người phụ trách, chỉ đạo chung toàn bộ Công tác kế toán trong Công ty. Đồng thời theo dõi quyết toán và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm báo cáo kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp theo dõi bộ Công tác thu mua, bán và xuất nhập khẩu hàng hoá, trực tiếp hạch toán các phát sinh có liên quan đến hàng hoá. Kế toán thanh toán theo dõi thanh toán ngân quỹ và ngân hàng, kiểm tra chứng từ gốc và viết phiếu thu - chi, hạch toán, theo dõi số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Căn cứ vào tình hình tổ chức, đặc điểm tổ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0586.doc
Tài liệu liên quan