Hoàn thiện chính sách & phương thức đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

lời nói đầu Nhu cầu thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và đầu tư xây dựng các công trình công cộng, phát triển đô thị, các dự án sản xuất, kinh doanh là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện hoá mà cả nước và Thủ đô Hà Nội đang tiến hành. Thực tế hiện nay cho thấy công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới nhiều

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chính sách & phương thức đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt của đời sống kinh tế -xã hội. Những năm qua, số lượng các dự án đầu tư ở cả khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội đã tăng rất nhanh. Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư thì giải phóng mặt bằng (GPMB) là một khâu quan trọng và có tính dặc thù, không những ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư mà còn liên quan đến sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị- xã hội. Trong điều kiện quỹ đất cũng như các buồn tài nguyên khác ngày càng hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vấn đề lợi ích về kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất và giao đất ngày càng được quan tâm hơn. Vì vậy, vấn đề đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn là vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế- xã hội tổng hợp, đòi hỏi được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân. Đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan hệ về đất đai ( giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân sử dụng đất, giữa các tổ chức kiinh tế này với các tổ chức kinh tế khác và giữa cá nhân với nhau ), mà còn thể hiện về các mối quan hệ về chính trị, xã hội....Thực tế đã khẳng định công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thnàh phố trong những năm qua là điều kiện tiên quyết khi triển khai thực hiện Dự án. Trong thời gian qua, việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô một mặt đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, về hạ tầng đô thị, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, song mặt khác cũng gây không ít khó khăn cho một bộ phận dân cư do bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất mà mất đi tư liệu sản xuất chính ,mất nguồn thu nhập và kế sinh nhai .Theo thống kê của các cơ quan nội chính, phần lớn các vụ khiếu kiện đông người trong năm qua là khiếu kiện về đất đai và đền bù, giải phóng mặt bằng . Theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Nội, thì chỉ trong thời gian 5 năm (1996-2000), Hà Nội có 6.300ha đất chuyển sang xây dựng đô thị và các công trình công nghiệp, dân dụng. Phần lớn diện tích đất này là đất hiện đang được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Theo quy hoạch, kế hoach sử dụng đất của Thành phố Hà Nội đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 09/11/2001 thì diện tích đất nông nghiệp năm 2010 sẽ giảm so với năm 2000 là 10.200ha. Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2002 của UBND Thành phố Hà Nội dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích xin chuyển mục đích sử dụng vào các mục đích là 1.100ha, năm 2003 là 1.090 ha. Qua đó cũng đủ thấy vấn đề đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội là một vấn đề cực kỳ phức tạp và đặt ra nhiều thử thách. Để làm giảm những mâu thuẫn nêu trên, Thành phố Hà Nội đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện các chính sách về đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô. Năm 2002, Thành phố Hà Nội gọi là năm đồng khởi giải phóng mặt bằng. Đến năm 2003 Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì là năm đồng khởi giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các công trình trọng điểm phục vụ Sea Games 2003. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, các chính sách này cũng có những bất cập, hạn chế nhất định, nhất là mức giá bồi thường thiệt hại và việc khôi phục mức sống cho các hộ dân bị di chuyển đến nơi ở mới, hoặc mất nguồn thu nhập chính do phải di chuyển, giải phóng mặt bằng. Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời góp phần hoàn thiện các chính sách về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội, em mạnh dạn xin được thực hiện nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện chính sách và phương thức đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề tài là công trình khoa học nghiên cưú một cách toàn diện và có hệ thống về hệ thống các chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đề xuất hướng hoàn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, để Hà Nội ngày càng văn minh , giàu đẹp, sánh vai với các Thủ đô lớn trong khu vực và trên thế giới. Góp phần hoàn thiện chính sách, phương thức đền bù thiệt hại của UBND Thành phố khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. Góp phần hạn chế, giải toả những bức xúc về khiếu kiện của công dân bị thiệt hại do phải giải toả mặt bằng, bàn giao đất để triển khai các Dự án trên địa bàn. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng hệ thống chính sách mà UBND Thành phố Hà Nội áp dụng. Xác định và đề xuất hoàn thiện những hệ thống chính sách đố trên cơ sở phù hợp Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật hiện hành. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu toàn bộ văn bản chính sách có liên quan mà UBND Thành phố Hà Nội đã từng áp dụng về đền bù, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trước và sau khi có Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai ngày 14/7/1993 ( Chủ yếu là các chính sách ban hành sau khi có luật Đất đai 1993 đến nay ). Phương pháp nghiên cứu đề tài: - Phương pháp thu thập xử lý thông tin, số liệu. - Phương pháp đánh giá phân tích tổng hợp. - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp duy vật lịch sử. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu nội dung chính sách đền bù thiệt hại, tái định cư của Nhà nước và Thành phố Hà Nội đang áp dụng thực hiện. Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về đền bù thiệt hại Giải phóng mặt bằng . Chương II : Thực trạng việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Chương III: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách đền bù, Giải phóng mặt bằng , tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. chương i cơ sở lý luận về công tác đền bù tiệt hại giải phóng mặt bằng Để tiến hành thực hiện các Dự án phát triển đất nước đòi hỏi phải có đất đai làm mặt bằng thực hiện dự án. Như chúng ta đã biết đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện sinh tồn và phát triển của mọi sinh vật trên trái đất trong đó có con người. Đối với hoạt động kinh tế , đất đai là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu được. Đối với nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được.Đối với các ngành khác như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.... đất đai là nơi đặt trụ sở, là điểm đứng chân, là nơi cung cấp nguyên liệu...để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh. Để chuẩn bị cho các dự án dầu tư phát triển thì việc thu hồi đất đã giao cho người sử dụng ổn định và lâu dài là vấn đề không tránh khỏi và gây lên những tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội.Do vậy để đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo cuộc sống cho người sử dụng đất, thì khi Nhà nước thu hồi đất, phải thực hiện trách nhiệm đền bù thiệt hại về mọi mặt có liên quan bị ảnh hưởng, cho người bị thu hồi đất. I. định nghĩa về đền bù thiệt hại. 1. Đền bù thiệt hại ( bồi thường thiệt hại ) có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác . Việc bồi thường thiệt hại này có thể vô hình ( xin lỗi) hoặc hữu hình ( bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác....), có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thoả thuận giữa các chủ thể. 2. Đền bù thiệt hại ( bồi thường thiệt hại ) khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là hành vi được quy định tại Hiến pháp năm 1992, tại điều 27 của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quy định trách nhiệm của người được Nhà nước cho phép sử dụng đất ( được Nhà nước giao hoặc cho thuê sử dụng) đối với người đang sử dụng đất nay bị thu hồi, bao gồm đền bù thiệt hại về đất, tài sản trên đất và các khoản hỗ trợ khác. Đền bù thiệt hại được hiểu là việc bù đắp bằng tiền hoặc bằng hiện vật những thiệt hại về đất đai, nhà cửa, thu nhập và các tài sản khác do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án. Trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không chỉ bị thiệt hại về đất mà còn bị thiệt hại về các tài sản gắn liền với đất như các công trình kiến trúc, vườn tược, cây cối, hoa màu....Vì vậy đền bù thiệt hại không chỉ là đền bù thiệt hại về đất mà còn đền bù thiệt hại cả về tài sản gắn liền trên đất. Đền bù thiệt hại Giải phóng mặt bằng có thể được hiểu là việc chi trả, bù đắp, những tổn thất về đất đai, những chi phí tháo dỡ, di chuyển nhà cửa, vật kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, cây cối, hoa màu, mồ mả và chi phí để ổn định đời sống sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng đất đai, sở hữu tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Về bản chất của đền bù thiệt hại Giải phóng mặt bằng, là việc đền bù thiệt hại những tổn thất do việc Nhà nước có Quyết định thay đổi chức năng hay mục đích sử dụng của các loại đất. 3. Sự cần thiết phải đền bù thiệt hại khi Giải phóng mặt bằng . Theo điều 1 Luật đất đai năm 1993 viết “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất”. Điều 2 viết: “ Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, lâm ngghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất để sản xuất.” Xét về nguồn gốc đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình phát triển của xã hội, đất đai được sử dụng nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nên đất đai không thuộc sở hữu của riêng một ai mà là của toàn xa hội. Quỹ đất đâi của nước ta ngày nay là thành quả của việc khai hoá bồi bổ, cải tạo và bảo vệ của bao nhiêu thế hệ. Do đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân , Nhà nước là người đại diện thống nhất quản lý. Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyền sở hữu toàn dân thể hiện đó là quyền sở hữu về mặt pháp lý ( Nhà nước đề ra và quy định trách nhiệm của mình cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất). Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất thực tế và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt xét trên cả phương diện tự nhiên, kinh tế- xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải nắm quyền sử dụng đất đai về mặt pháp lý, nắm quyền quản lý và quyền sở hữu đất đai. Nhà nước phải xây dựng chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội nhằm tránh tình trạng đất đai bỏ hoang hoá vô chủ, sử dụng lãng phí, không hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân từ đó đảm bảo đất đai có chủ sử dụng thật sự và cụ thể. Nhà nước giao quyền quản lý đất đai đồng thời đưa ra những quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể về quản lý và sử dụng đất đai. Nhằm phát huy tốt hơn chức năng quản lý đất đai theo cơ chế mới, phù hợp với điều kiện mớicủa sự phát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường, ổn định tình hình đất đai vốn rất phức tạp do lịch sử để lại. Luật đất đai cũng quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Nhà nước có trách nhiệm đền bù thiệt hại. Như vậy, Luật đất đai năm 1993 đã quy định rõ quyền và lợi íchcủa người sử dụng đất cũng như trách nhiệm của Nhà nước khi thu hồi đất. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội loài người, nó là điều kiện cho sự sống của động vật, thực vật và con người trên trái đất. Nó là cơ sở của làng mạc, thành phố, các công trình công nghiệp, hệ thống giao thông. Là chỗ dựa, là nền tảng để xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc và để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho đời sống con người. Đất đai cung cấp nguyên liệu, sản phẩm từ đất cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, không thể thay thế được. Nó không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa để lao động, là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn là nơi chuyển dần hầu hết các tác động của con người vào cây trồng. Qua phân tích trên, có thể nói rằng đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi cá nhân trong quần thể xã hội. Nó là nơi để xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ các nhu cầu và lơị ích thiết thực của con người. Do đó Nhà nước quy định các quyền và lợi ích của người sử dụng đất đai cũng như trách nhiệm phải đền bù thiệt hại khi thu hồi đất của Nhà nước đảm bảo mọi người đều có đất để sống và để sản xuất là điều kiện hết sức đúng đắn. Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991 đã quy định: Công dân thực hiện quyền có nhà ở bằng việc tạo lập hợp pháp nhà ở cho mình hoặc thuê nhà ở của chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở của các cá nhân và các chủ sở hữu khác. Nhà ở cũnglà một trong những loại tài sản vô cùng quý giá của mỗi con người. Nhà ở là nơi để mỗi con người đi về nghỉ ngơi, tránh nắng, mưa, bão là nơi làm việc, tiến hành sản xuất của cải vật chất, tái sản xuất sức lao động. Để xây dựng nhà cần một khoản tiền lớn, tốn kém nhiều công sức, hơn nữa nhà đất thường gắn liền với nhau nên khi Nhà nước thu hồi đất đồng thời thu hồi cả nhà trên đất đó. Vì vậy, công tác đền bù thiệt hại cho người sở hữu nhà ở là một tất yếu. Mặt khác bằng những quy đinh của mình Nhà nước xác định tính hợp pháp của đất đai và nhà ở, từ đó làm căn cứ xét đền bù thiệt hại tránh tình trạng đền bù sai, thiếu gây lãng phí tiền của của nhân dân. II. các chính sách của nhà nước về đền bù thiệt hại cho người bị thu hồi đất khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Trên thực tế, các chính sách liên quan đến vấn đề thu hồi đất cho các dự án phát triển đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật và liên tục được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Những quy định áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nằm ở nhiều điều khoản, trong các văn bản pháp luật khác nhau. Những văn bản riêng và quy định cụ thể việc bồi thường ( đền bù ) thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cũng đã được ban hành. Về hình thức văn bản: những văv bản có nội dung quy định trực tiếp hoặc có liên quan đến vấn đề thu hồi đất, Giải phóng mặt bằng gồm rất nhiều loại, với tính chất pháp lý khác nhau, từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp cho đến các bộ luật, các văn bản pháp quy của Chính phủ, các văn bản của các Bộ, Ngành và các văn bản do Thành phố Hà Nội ban hành. Trên cơ sở phân chia theo giai đoạn sửa đổi, bổ sung pháp luật về đất đai, thì đề tài phân chia giai đoạn nghiên cứu ra thành 2 giai đoạn ( trước năm 1998 và từ năm 1998 đến nay). A. Giai đoạn trước năm 1998. 1. Nghị định 151/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/1959 quy định thể tạm thời về trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc đền bù và tái định cư bắt buộc ở Việt Nam. Nghị định này quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân cho việc xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý. Trong đó, nguyên tắc cơ bản nhất được thừa nhận khi trưng dụng ruộng đất là chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của có ruộng đất trên cơ sở bồi thường và giúp giải quyết công ăn việc làm. Việc bồi thường được thực hiện bằng hình thức “ Đất đổi đất” hoặc bằng tiền bằng 1-4 sản lượng thường niên của đất trưng dụng. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc... thì được giúp đỡ để xây dựng cái khác, đối với hoa màu đã trồng mà chưa thu hoạch ....phải được bồi thường tiệt hại đúng mức. Đối với mồ mả, căn cứ vào tình hình cụ thể phong tục tập quán của từng địa phương mà giúp họ số tiền thích đáng làm phí tổn di chuyển. Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc đền bù thiệt hại trong Nghị định 151/TTg là rất đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Tuy nhiên, Nghị đinh chưa quy định cụ thể mức đền bù thiệt hại mà chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa các bên. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội, nhu cầu lấy đất xây dựng tăng lên, việc sử lý các mối quan hệ và các vấn đề liên quan khi Nhà nước thu hồi đất cũng phức tạp hơn. Nhiều văn bản mới đsã ra đời nhằm cụ thể hoá Nghị định 151/TTg. 2. Ngày 11/01/1970, Phủ Thủ tướng ban hành Thông tư số 1792/TTg ‘’quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lưu niên, các hoa màu do nhaan dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố ‘’. Trên nguyên tắc ‘’phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân’’. Đây thực sự là bước chuyển trong nhận thức đối với người bị ảnh hưởng, nếu như tại Nghị định 151/TTg có ghi ‘’chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất’’ thì tại thông tư này, Nhà nước đã thừa nhận quyền được đền bù thiệt hại thoả đáng của những người bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Thông tư này đã quy đinh rõ mức đền bù thiệt hại về nhà ở, cây cối hoa màu, ví dụ đất đai vùng đồng bằng chia làm 4 loại, vùng trung du, đồi núi chia làm 5 loại, mỗi loại lại có mức giá tối đa và tối thiểu. Đối với nhà cửa thì căn cứ giái trị sử dụng, diện tích mà định giá bồi thường.... 3. Luật đất đai năm 1988 không quy định cụ thể việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 48): “Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị đất ddos theo quy định của pháp luật”. Thực tế các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai 1988 không hướng dẫn nội dung về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ tập trung vào việc đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp,đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác.Thực chất đây lại là qui định việc thưc hiện nghĩa vụ với Nhà nuớc khi đuợc giao đất (mà sau này, khi thực hiện luật đất đai1993, được coi là tiền sử dụng đất) trong đó có phần nhỏ được phân bổ lại cho người bị thu hồi đất. 4. Quyết định số 186 /HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Căn cứ để tính mức thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Về chất lượng đất nông nghiệp căn cứ theo hạng đất tính thuế, về vị trí địa lý được chia thành 4 khu vực ( nội thành phố, thị xã, thị trấn, đất ven đô, đất ven đường giao thông và đất vùng nông thôn) . Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức đền bù thiệt hại thuộc địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương, nhưng không thấp hoặc cao hơn khung định mức. Tại quyết định này, mức đền bù còn được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài lâu dài hay tạm thời; đồng thời quy định việc miễn giảm tiền đền bù đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, đường sắt. Toàn bộ tiền đền bù nộp ngân sách Nhà nước và được điều tiết cho ngân sách Trung ương 30%, địa phương 70% để sử dụng vào việc khai hoang phục hoá... và định canh và định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất chứ không trả trực tiếp cho người bị thu hồi đát . Những văn bản trên đã có vai trò to lớn trong quá trình Nhà nước thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế- xã hội trong những năm chiến tranh và giai đoạn khôi phục kinh tế sau khi đã thống nhất đất nước. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, trước những yêu cầu phát triển ngày càng lớn, nhu cầu sử dụng đất tăng cao, không chỉ là đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị, mà ngay cả đất đô thị cũng cần được thu hồi để mở rộng giao thông, phát triển hạ tầng, đáp ứng đòi hỏi quá trình hiện đại hoá đô thị và phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Bởi vậy yêu cầu dặt ra là phải có khung pháp lý cao hơn, với phạm vi điều chỉnh rộng hơn phù hợp với các đối tượng đa dạng hơn, nội dungh cụ thể hơn cvà quan trọng hơn cả là thích ứng với thực tiễn. Sau khi Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai ra đời, công tác quản lý đất đai được thực hiện bằng hai biện pháp hành chính và kinh tế. Hiến pháp 1992 đã công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và quyền sở hữu cá nhân về tài sản và sản xuất cụ thể: Tại Điều 17, Hiến pháp quy định về quyền sở hữu đối với đất đai: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.... đều thuộc sở hữu toàn dân”. Tại điều 58, Hiến pháp quy định về quyền sở hữu cá nhân: “ Công dân có quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất....Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Luật đất đai 1993 đã cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 1992 về đất đai thông qua việc giao đất, cho thuê đất, chế độ quản lý, sử dụng đúng mục đích, xác định thời hạn giao đất, cho thuê đất, thẩm quyền thu hòi và giao, cho thuê đất; hạn mức sử dụng các loại đất và quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Luật đất đai 1993 thực sự là văn bản quan trọng đối với quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất và đền bù đất đai, tài sản gắn liền với đất. Để tạo điều kiện cho người dân yên tâm sử dụng đất và đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tại Điều 3 Luật đất đai có nêu việc Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời quy định các quyền của người sử dụng đất đối với thửa đất mà mình đang quản lý, sử dụng. Điều 12 của Luật đất đai quy định việc Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử5 dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi. Khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian do Chính phủ quy định. Điều 27 của Luật đất đai có quy định việc thu hồi đất và việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi cíh quốc gia, lợi ích công cộng. Việc thu hồi đát phải được thông báo trước cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian,kế hoạch di chuyển, phươngán bồi thường thiệt hại.(Điều 28). tại các Điều 73 và 79 Luật đất đai quy định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, một trong những quyền và nghĩa vụ là được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi; Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình và giao lại cho Nhà nước khi có quyết đinh thu hồi. Như vậy, đất đai từ chỗ là sở hữu toàn dăn, với quyền sử dụng thuộc Nhà nước hoặc tập thể thì nay quyền sử dụng đất còn được trao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Quyền sử dụng đất được nới rộng gồm cả quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp. Người sử dụng đất ổn định được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, và vì lợi ích quốc gia công cộng, Nhà nước thu hồi đất, trưng mua, trưng dụng có bồi thường tàI sản cho người sử dụng đất bị thu hồi. Do vậy trong giai đoạn này chính sách GPMB đã có bước phát triển mới, trong đó có việc Nhà nước sử dụng công cụ giá đất khi tính đền bù thiệt hại cho người sử dụng đaats khi bị thu hồi thể hiện nguyên tắc cơ bản trong công tác đền bù là bên cạnh lợi ích chung của Nhà nước, phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân. 5. Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán kinh doanh nhà ở, quy định các vấn đề về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người dang thuê, kinh doanh nhà ở, mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh, quản lý Nhà nước các hoạt động mua bán kinh doanh nhà ở. Tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định có quy định về giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng , khi thực hiện bán nhà theo Nghị định này, là 40% (đối với nhà một tầng, hoặc nhà nhiều tầng một hộ ở) và 10% ( đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở), so với khung gia scác loại đất do UBND tỉnh, Thành phố ban hành theo khung giá do Nhà nước quy định. Đối với mức diện tích đất ở khi thực hiện bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước và khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp không có giaays tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất, căn cứ Nghị quyết của HĐND Thành phố số 76/1998/NQ-HĐ, ngày 23/7/1998, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 61/1998/QĐ-UB ngày 04/11/1998, là 120m2/hộ (đối với các loại đất thuộc 4 quận nội thành cũ, từ vành đai2 trở vào trung tâm); 180m2/hộ (đối với đất từ vành đai 2 trở ra). Như vậy, đối với các trường hợp trên, UBND Thành phố đã vận dụng thực hiện theo hướng : Nếu bị thu hòi đất thì việc đền bù thiệt hại về đất sẽ là 60% tiền sử dụng đất (đối với phần đất nằm trong hạn mức giao đất nêu trên, vì nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ hộ phải nộp 40% tiền sử dụng đất); đối với phần còn lại không được đền bù, vì nếu được chuyển mục đích sử dụng đất thì phần này phải nộp 100% tiền sử dụng đất. 6. Nghị định số 90/CP do Chính phủ ban hành ngày 17/8/1994 là văn bản đầu tiên của thời kỳ đổi mới, quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Phạm vi áp dụng chính sách đền bù được quy định tại Điều 1: “ Quy định này chỉ áp dụng để đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…” thay thế tất cả các văn bản chính sách trước đây của Nhà nước về đền bù, Giải phóng mặt bằng. Về đất an ninh, quốc phòng, Luật đất đai đã quy định cụ thể tại Điều 65: “ Đất sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, là đất dùng để xây dựng đường giao thông, trường học, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, bệnh viện, chợ, công viên, khu vui chơi giải trí, sân bay bến cảng…”. Như vậy, có thể thấy phạm vi điều chỉnh của Nghị định này chưa bao chùm hết các mục đích sử dụng đất theo các quy định của luật đất đai( chẳng hạn như xây dựng khu đô thị mới, thự hiện các dự án đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp Nhà nước….). Về đền bù thiệt hại, Điều 6 của Nghị định số 90/CP thể hiện chủ trương đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng, cùng hạng để thay thế, hoặc đền bù thiệt hại bằng tiền theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Về đền bù thiệt hại tài sản, Điều 11 của Nghị định có nêu, việc đền bù thiệt hại đối với nhà ở, vật kiến trúc và các công trình gắn liền với đất được tính bằng giá tri hiện có của công trình (theo tỷ lệ% giá trị còn lại của công trình nhân với đơn giá xây dựng mới). Đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất, mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch một vụ tính theo mức bình quân của 3 vụ trước đó theo giá nông sản tại thời điểm thu hồi đất, và các cây lâu năm khác. Về chính sách hỗ trợ, Nghị định 90/CP không quy định các chính sách cụ thể về hỗ trợ người sử dụng đất khi bị thu hồi. Về chính sách tái định cư, Nghị định 90/CP không quy định các chính sách cụ thể về TĐC cho người sử dụng đất khi bị thu hồi đất mà chỉ nêu quỹ dất sử dụng để đền bù thiệt hại và nêu ra nguyên tắc về đền bù thiệt hại đối với đất ở, đó là được đền bù bằng đất theo đúng diện tích, hạng đất thu hồi (Khoản 2 Điều 8), đối với đất ở đô thị thì đền bù chủ yếu bằng tiền hoặc bằng nhà ở. So với các văn bản trước, Nghị định số 90/CP có mức độ chi tiết và tính toàn diện cao hơn, quy định rõ hơn đối tượng được hưởng chính sách đền bù thiệt hại, phân biệt rõ giữa đơn vị, hộ gia đình sử dụng bất hợp pháp hay hợp pháp để có chế độ đền bù hay không đền bù, mức độ đền bù tuỳ theo tính hợp pháp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Nghị định số 90/CP cho thấy có nhiều vướng mắc nay sinh do phạm vi, đối tượng đền bù chưa bao quát hết, giá đền bù chênh lệch xa với thực tế, trình tự thủ tục đền bù còn thiếu sót.... Mặt khác, một thực tế diễn ra là sau khi Nhà nước thu hồi đất và đã được đền bù, người sử dụng đất gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định đời sống, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Những vấn đề này đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách, pháp luật phù hợp vừa bảo đảm thời gian thi công các công trình, vừa bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, bảo đảm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh các văn bản quy định trực tiếp về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, thời ký này còn có một số các văn bản liên quan như: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 về quản lý và sử dụng đất đô thị; Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị; Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 quy định về khung giá các loại đất, cùng với Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 được sử dụng để xác định số tiền trả cho quyền sử dụng đất, thuê đất và đền bù cho đất khi Nhà nước thu hồi đất. Do tác động của cơ chế thị trường cùng với số lượng có sử dụng đất ngày càng tăng, việc đền bù Giải phóng mặt bằng ngày càng trở lên khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự bổ sung, thay thế, điều chỉnh các văn bản cũ cho phù hợp với thực tế, đặc biệt là khi Việt Nam ký kết các hiệp định vay vốn với các tổ chức quốc tế. B.Giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Giai đoạn này là giai đoạn nước ta đang thực hiện chính sách đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy khối lượng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng- kỹ thuật tăng nhanh đáng kể, và hàng năm Nhà nước phải thu hồi một số lượng lớn diện tích đất các loại để._. phục vụ cho dự án. Trong thời kỳ này Nghị định 90/CP không còn phù hợp nữa. Ngày 22/4/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định số 90/CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Cho đến thời điểm này đây là văn bản quan trọng nhất của Nhà nước thể hiện chính sách đền bù, Giải phóng mặt bằng và tái định cư. So với Nghị định 90/CP Nghị định 22/CP có rất nhiều điểm tiến bộ trong chính sách đền bù, Giải phóng mặt bằng, tái định cư của Nhà nước đối với người bị thu hồi đất. Điểm nổi bật là Nghị định này đã có thêm hai chương mới, đó là chính sách hỗ trợ và lập khu tái định cư. Về phạm vi áp dụng, Nghị định 22/CP quy định tương tự như Nghị định 90/CP song đã mở rộng thêm các hình thức sử dụng đất vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, bao gồm cả đất sử dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, khhu du lịch, khhu dân cư tập chung và các dự án đầu tư phát triển khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Về trách nhiệm đền bù, Nghị định 22/CP quy định: các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải đền bù. Giá đất để tính đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lời và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương. Về đền bù tài sản, tài sản trên đất hợp pháp và có khả năng hợp pháp hoá được đền bù 100% giá trị tài sản, tài sản trên đất sử dụng bất hợp pháp sẽ được trợ cấp 70-80% mức đền bù hoặc không được trợ cấp, không được đền bù tuỳ theo mức độ bất hợp pháp của quyền sử dụng đất và tài sản. Về mức đền bù,tài sản được đền bù theo mức thiệt hại thực tế bằng giá trị hiện có của nhà và công trình cộng thêm một khoản tiền tính theo tỷ lệ % trên giá trị hiện có của nhà và công trình, nhưng tổng mức đền bù tối đa không lớn hơn 100% và không nhỏ hơn 60% giá trị của nhà, công trình theo giá xây dựng mới. Riêng đối với nhà cấp IV, nhà tạm và công trình phụ độc lập, mức đền bù thiệt hại được tính bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có têu chuẩn kỹ thuật tương đương theo giá chuẩn do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy đinh của Nhà nước. Đối với nhà, công trình bị phá vỡ một phần, nhưng phần diện tích còn lại không còn sử dụng được thì được đền bù thiệt hại cho toàn bộ công trình. Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại sử dụng được phần diện tích còn lại thì được đền bù phần công trình phá dỡ và đền bù toàn bộ chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình còn lại. Đói với nhà, công trình có thể tháo rời và di chuyển đến chỗ ở mới để lắp đặt thìo chỉ đền bù các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp dặt. Mức đền bù cho mỗi hộ phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, Thành phố được đền bù từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác thì được đền bù từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức cụ thể do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Đền bù thiệt hại về mồ mả. Đối với việc di chuyển mồ mả, mức đền bù được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợpu lý khác có liên quan trực tiếp. Đền bù thiệt hại về hoa màu. Mức đền bù thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong một năm theo năng suất bình quân của 3 năm trước đó với giá trung bình của nông sản, thuỉy sản cùng loại ởt địa phương tại thời điểm đền bù. Mức đền bù thiệt hại đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị đất) tại thời điểm thu hồi đất theo giá của địa phương. Về chính sách hỗ trợ, Nghị định 22/CP đã đưa ra chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống đối với những người phải di chuyển chỗ ở được tính trong thời hạn 6 tháng, với mức trợ cấp tính bằng tiền cho một nhân khẩu/1 tháng tương đương 30kg gạo theo giá trung bình ở địa phương tại thời điểm đền bù. Đối với người phải di chuyển đến khu tái đinh cư của tỉnh khác thì được trợ cấp một năm và hưởng chính sách đi vùng kinh tế mới (Điều 25, mục 1). Trong trường hợp nếu người di dời, đời sống sản xuất bị ảnh hưởng kéo dài thì tuỳ tình hình UBND tỉnh, Thành phố hỗ trợ trong thời hạn là 1 năm. Nghị định còn quy định việc hỗ trợ theo chế độ trợ cấp ngừng việc cho cấn bộ, công nhân viên của doanh nghiệp phải di chuyển đến địa điểm mới trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh (Điều 25, mục 2) hỗ trợ ch phí đào tạo cho những lao động nông nghiệp phải chuyển nghề khác và ưu tiên tuyển dụng lao động cho các đối tượng có đất bị thu hồi (Điều 25, Mục 4). Ngoài ra, Nghị định còn quy định hỗ trợ đối với những người đang hưởng trợ cấp xã hội của Nhà nước phải di chuyển chỗ ở và trợ cấp khuyến khích di dời cho những người di chuyển đúng thời hạn. Ngoài những quy định đền bù thiệt hại về đất, Nghị định 22/CP còn quy định nguyên tắc đền bù thiệt hại về tài sản, đền bù thiệt hại cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, đền bù thiệt hại đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, đình, chùa, đền bù thiệt hại đối với các công trình kỹ thuật hạ tầng và đền bù trong trường hợp được giao đất tạm thời. Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại, tái định cư. Khi có quyết định thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ tại UBND quận(huyện) nơi có đất thu hồi. Sau khi kiểm tra kỹ, Chủ tịch UBND quận (huyện) quyết định thành lập Hội đồng GPMB. Bước tiếp theo là xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư. Bước ba là lập phương án bồi thường thiệt hại và tái đinh cư. Bước 4 là phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư (việc phê duyệt này thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND quận (huyện)). Chính sách lập khu tái định cư. Việc thu hồi đất của Nhà nước là mang tính bắt buộc đối với người dân. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình, cá nhân sử dung ổn định lâu dài. Nhưng khi cần thiết để Nhà nước có thể thu hồi đất phục vụ lợi ích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tuy nhiên việc thu hồi này nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế về đất đai, nhà cửa của người dân mà nó còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp, mức độ ổn định về thu nhập cuộc sống, phong tục tập quán thói quen... của người dân. Do đó, khi tiến hành công tác đền bù thiệt hại GPMB Nhà nước cần phải có chính sách lập khu tái định cư nhằm bảo đảm ổn định lại cuộc sống một cách tốt nhất cho người dân. Có như vậy thì người dân mới yên tâm nhận đền bù và nhanh chóng di chuyển đến nơi ở mới. Điều đó chứng tỏ chính sách tái định cư của Nhà nước cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đến bù thiệt hại GPMB. Một chính sách tái định cư tốt, có tính ổn định cao đối với người bị thu hồi đất giúp họ nhanh chóng ổn đinh lại cuộc sống, thu nhập, sản xuất thì mới tạo được tâm lý an toàn đối với họ, họ sẽ nhanh chóng di chuyển, chấp nhận đền bù giải toả. Ngược lại sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến tiến độ của công tác đền bù thiệt hại, nếu người bị thu hồi đất có cảm giác không ổn định khi phải di chuyển họ sẽ làm ngừng trệ, không chịu di chuyển để giao mặt bằng cho dự án. Điều này có nghĩa là GPMB bị ách tắc, dự án không thực hiện đúng tiến độ gây ra những hậu quả khó lượng, đặc biệt là gây thiệt hại cho Nhà nước về mọi mặt. Vậy nên để công tác đền bù thiệt hại GPMB được thực hiện đúng kịp thời cho các dụ án đầu tư thì việc hoàn thiện chính sách lập khu tái định cư cho người trong diện bị giải toả là hết sức quan trọng và cần thiết. Về việc lập khu tái định cư, Nghị định 22/CP cũng có quy đinh cụ thể về thẩm quyền lập khu tái định cư, và điều kiện bắt buộc phải có của khu tái đinh cư là phải phù hợp với quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng của đô thị hoặc nông thôn. Về nguyên tắc bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu tái định cư là: Ưu tiên cho hộ sớm thực hiện GPMB, tiếp đến là các hộ thuộc các đối tượng chính sách xã hội. Như vậy, nếu như các Nghị định trước đây chủ yếu chỉ quan tâm đến việc đền bù đất bị thu hồi và tài sản gắn liền với đất đó, thì Nghị định số 22/CP đã có thêm một số chính sách hỗ trợ cũng như một số điều khoản mới về lập khu tái định cư cho các họ phải di chuyển. Trong thời điểm này còn có Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04//11/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998 nêu rõ phương pháp xác định hệ số K để định giá đất đền bù thiệt hại. Cũng trong thời điểm này Nghị định 17/1998/NĐ-CP ngày 21/3/1998 cũng được ban hành thay thế cho Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 về quy định khung giá các loại đất. Trải qua 4 năm thực hiện Nghị định 22/CP công tác đền bù GPMB đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên thị trường đất đai luôn biến động, các mối quan hệ chủ thể về đất đai ngày càng phức tạp nên Nghị định 22/CP vẫn còn một số hạn chế về mức giá bồi thường thiệt hại, tạo lên sự chênh lệch giữa giá đền bù của Nhà nước với giá thự tế thị trường. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, tại cuộc họp khoá 9 Quốc hội khoá X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai (ngày 29/6/2001) trong đó, Điều 27 được sửa đổi bổ sung như sau : *. Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ được thực hiện theo quy đinh của Chính phủ. *. Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi . Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải chuyển chỗ ở thì được mua nhà ở của Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất đẻ làm nhà ở. Như vậy luật đất đai đã thừa nhận công tác đền bù thiệt khi Nhà nước thu hồi đất là vô cùng quan trọng, nó có liên quan đến nhiều vấn đề, cần được sự quan tâm nhất trí của nhiều người. Chúng ta có quyền hy vọng rằng, cùng với thời gian và thực tế các chính sách đèn bù thiệt hại sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, tạo động lực đẩy nhanh quá trình GPMB phục vụ các dự án phát triển đất nước. III. một số tham khảo từ các chính sách của các quốc gia lân cận và các ngân hàng quốc tế cho việt nam vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại việt nam. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và gắn lieenf với nó là quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thì vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị là một tất yếu. Tìm không gian mặt bằng phù hợp với yêu cầu xây dựng là công việc thường xuyên của không riêng quốc gia nào. Giải phóng mặt bằng là quy trình chung của mọi hạng mục công trình. Song đền bù và tái đinh cư như thế nào đối với những người bị ảnh hưởng lại là chuyện riêng của mỗi quốc gia, mỗi dự án, phụ thuộc vào từng chính sách, từngg hệ thống quan điểm và khả năng kinh tế. Trong những năm gần đây, khi xu thế hội nhập, hợp tác, hỗ trợ càng được đẩy mạnh, thì vấn đề này đã từng bước phá vỡ tính đóng khung khép kín, biệt lập của mỗi quốc gia, từng bước tạo sự đồng thuận chung với các tổ chức, các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế. “Theo ước tính của WB thì ở thập niên 90, mỗi năm có tới 10 triệu người di chuyển do các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, trong một số ngành mũi nhọn lên tới cả hàng trăm triệu người, thậm chí còn lớn hơn số người tị nạn do chiến tranh và thảm hoạ thiên tai “(Tái định cư trong các dự án phát triển “ chính sách và thực tiễn”. TS Phạm Mộng Hoa- TS Lâm Mai Lan NXB KHXH- Hà Nội) Những hậu quả này là rất lớn đối với người dân di dời. Những bài học từ các nước Châu A như Ân Độ, Inđônêxia đã cho các tổ chức quốc tế nhận thức thực trạng này và đòi hỏi phải có một thái độ và giải pháp phù hợp. Cũng từ đây một nhận thức đáng chú ý của các tổ chức quốc tế là : Nếu đền bù, tái định cư không được quan tâm đúng mức, trong khi mang lại lợi ích chung cho số đông của xã hội, thì lại gây khó khăn (hại) cho một thiểu số những cư dân trong diện di chuyển, một vấn đề có thể khắc phục được nếu có quan điểm và giải pháp hợp lý, thoả đáng. Trải qua thực tiễn hoạt động, Trung Quốc và Thái Lan được đánh giá là những quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề GPMB và tái định cư cho người dân. Tại Thái Lan. Thái Lan là đất nước cho phép hình thức sở hữu cá nhân về đất đai, do vậy về nguyên tắc Nhà nước hoặc các tô chức lấy đất để làm bất cứ việc gì đều phải có sự thoả thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án với chủ đang sử dụng khu đất đó (chủ sở hữu) trên cơ sở một hợp đồng. Về giá đất để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, các bên căn cứ mức giá do một Uỷ ban Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường. Việc bồi thường thiệt hại chủ yếu bằng tiền mặt, sau đó người bị thu hồi đem tiền này đi mua đất tại khu vực khác. Nếu phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, Uỷ ban này sẽ chỉ cho người dân biết mình sẽ được đến đâu, phải trả tiền một lần, được cho thuê hay trả góp..... Trên cơ sở này các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình theo những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp. Luật về trưng dụngbất động sản mâng tên B.E. 2530 năm 1987 áp dụng cho việc trưng dụng đất cho các mục đích công cộng là khá điển hình. Theo đánh giá chung của các tổ chức cho vay vốn, như WB, ADB thì ngành điện lực thực hiện tốt nhất việc đền bù, tái đinh cư, với khẩu hiệu “ Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn”, thông qua viẹc cung cấp cơ sở hạ tầng nhiều hơn, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển. 2. Tại Trung Quốc. Về pháp luật đất đai, Trưng quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc chấp hành luật của người Trung quốc là rất cao. Việc sử dụng đất đai tại Trung quốc thật sự tiết kiệm, Nhà nước Trung quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai. Về đền bù thiệt hại. Chính sách đền bù thiệt hại, GPMB của Trung Quốc thể hiện rõ trong các văn bản của họ đều đầy đủ, kịp thời điều chỉnh linh hoạt theo thực tế. Việc đền bù thiệt hại, GPMB không chỉ thực hiện đối với các dự án sử dụng đất mới để xây dựng các công trình, mà còn để cải tạo, chỉnh trang chính bộ mặt của đô thị đó. Trong khi Việt Nam, quy hoạch thường chừa khu dân cư ra với lý do khó GPMB, cho nên bộ mặt đô thị thiếu mỹ quan, thiếu sự hài hoà về cảnh quan, kiến trúc. Về phương thức đền bù thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn là một năm. Người dân có quyền có quyền lựa chon các hình thức đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc nhà tại khu ở mới. Tại Thủ đô Bắc kinh và Thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chon đền bù thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở phù hợp với công việc, nơi làm việc của mình. Về giá đền bù thiệt hại theo giá thị trường và Nhà nước quy định theo từng khu vực và chất lượng nhà. Về tái định cư, các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng yêu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách hỗ trợ riêng. Quan điểm cơ bản của Trung quốc là cố gắng hạn chế mức tối đa việc di chuyển dân trong khả năng có thể, nhưng nếu phải giải toả và di chuyển thì phải có các kế hoạch để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tạo điều kiện để người dân khôi phục lại hoặc cải thiện thêm mức sống ban đầu của họ. Mục tiêu chính trong chính sách này là cung cấp cơ hội phát triển cho người tái định cư với phương pháp tiếp cận cơ bản là tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Các kế hoạch tái định cư chi tiết cùng các dàn xếp phục hồi kinh tế cho từng làng, từng hộ gia đình bị ảnh hưởng được chuẩn bị trước khi thông qua dự án. 3. Chính sách của ngân hàng thế giới về GPMB đối với các dự án cho Việt Nam vay vốn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Về cơ bản, các dự án vay vốn của ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu A (ADB) đều có chính sách về đền bù thiệt hại, tái định cư do các dự án này đưa ra. Các chính sách này có nhiều điểm khác biệt so với luật lệ, chính sách của Nhà nước Việt Nam nên một mặt có thể có những khó khăn nhất định trong việc áp dụng cho các dự án vay vốn và đặc biệt có khả năng gây ra một số vấn đề xã hội nhất định, song mặt khác cũng có những ảnh hưởng tích cực tới việc cải thiện chính sách đền bù và tái định cư cho những người bị thu hồi đất của các dự án khác. Các chính sách của (WB) được thể hiện như sau : + Về mục tiêu. Mục tiêu chủ yếu của Nhà nước Việt Nam chỉ dừng lại ở việc đền bù tiệt hại về đất và tài sản trên đất. Điều này có thể xuất phát từ thời bao cấp tập trung, khi còn thịnh hành quan niệm về lợi ích xã hội và lợi ích công cộng được đặt lên trên hết, và do đất đai là sở hữu toàn dân, khi cần nhà nước có thể lấy lại được ngay, còn việc đền bù thiệt hại còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể chứ không phải là bắt buộc (Vì một số dự án nhà nước động viên nhân dân phá dỡ nhà cửa, trả lại một phần đất đai mà không cần đền bù), riêng việc các hộ bị ảnh hưởng phải tự khắc phục các khó khăn gặp phải được coi là hết sức bình thường, dù cho họ có thiệt thòi ít nhiều so với trước. Hầu hết mọi người đều sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của tập thể hay của toàn xã hội. Mục tiêu chính sách tái định cư của ADB là giảm thiểu tối đa tái định cư và phải bảo đảm cho các hộ bị di chuyển được đền bù và hỗ trợ sao cho tương lai kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi tương tự như trong trường hợp không có dự án. Xuất phát từ mục tiêu này, chính sách tái định cư của ADB phải bao hàm toàn bộ quá trình từ đền bù, giúp di chuyển và khôi phục các điều kiện sống, tạo thu nhập cho các hộ bị ảnh hưởng bằng mức ít nhất như khi không có dự án. Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường, bên cạnh lợi ích chung của cộng đồng thì lợi ích cá nhân ngày càng được khuyến khích và bảo vệ, như là một trong những động lực của sự phát triển. Từ mục tiêu “ Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” đã chuyển dần sang mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, lấy con người làm trọng tâm của sự phát triển. Tuy nhiên do kinh tế còn nhiều khó khăn và nguồn vốn hạn chế, mục tiêu giải toả mặt bằng vẫn được đặt tren mục tiêu khôi phục cuộc sống cho người bị thu hồi đất. Mặc dù Nghị định 22/CP đã tăng thêm mức đền bù cũng như các chính sách hỗ trợ để ổn đinh đời sống và các hoạt động sản xuất của người bị thu hồi đất, song vẫn chưa đạt được mục tiêu khôi phục mức sống như khi không có dự án. Vì vậy các dự án do ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu A... cho vay phải được các bộ chủ quản dự án thông qua như các chương trình tái định cư đặc biệt và khi tổ chức thực hiện cũng thường gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt trong việc gây ra sự mất bình đẳng giữa các cá nhân và hộ gia đình trong cùng một địa phương nhưng lại hưởng các chế độ chính sách đền bù khác nhau của các dự án khác nhau. +Về vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách đền bù thiệt hại, tái định cư. Đây là một trong những khác biệt có khả năng gây ra vấn đề xã hội lớn khi áp dụng chính sách tái định cư của ADB mà theo đó thì người sử dụng đất thiếu các chứng chỉ hợp về quyền sử dụng đất sẽ không phải là vật cản đối với việc đền bù thiệt hại, chỉ những người “nhảy dù” sau ngày kết thúc danh sách các hộ bị ảnh hưởng nhằm mục đích kiếm lời từ chính sách đền bù thiệt hại của dự án mới là những người bất hợp pháp và không được đền bù, còn tất cả những người tồn tại trước ngày lập danh sách này đều có quyền được đền bù, không phụ thuộc vào quyền sở hữu đối với đất thu hồi. Trong khi đó các chính sách của Nhà nước ta chỉ đền bù cho những người có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc có khả năng hợp pháp hoá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Nghị định 22/CP có quy định thêm đối với các trường hợp không được đền bù thiệt hại về đất là: “Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định ddoois với từng trường hợp cụ thể”, chính nội dung này đã làm mối nối, bù đắp sự khác biệt giữa hai chính sách của Nhà nước ta và ADB. + Về đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản. Theo chính sách của ADB thì đất đai và tài sản phải được đèn bù bằng giá trị thay thế, đảm bảo tái tạo lại được các tài sản như khi không có dự án. Tuy Nhà nước ta đã và đang tiến gần tiến gần tới chính sách của ADB nhưng không hoàn toàn giá trị thay thế như cách hiểu của ADB. + Về thời hạn đền bù và tái định cư. Theo chính sách của ADB thì việc đền bù và tái đinh cư bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng, trong khi đó Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa giải toả mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong thì thi công trước để chống lấn chiếm...,ví dụ như việc xây dựng mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì GPMB đến đâu thi công đến đấy). Do vậy nhiều gia đình còn chưa kịp sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới để có nơi ở ổn định trước khi giải toả. + Về công tác định cư khôi phục cuộc sống cho người bị ảnh hưởng. Công tác tái đinh cư đòi hỏi các chủ dự án phải quan tâm nhiều hơn nữa và giúp đỡ những người bị ảnh hưởng trong suốt quá trình tái định cư, từ việc tìm nơi ở mới thích hợp cho một khối lượng lớn chủ sử dụng đất phải di chuyển, phải tổ chức các khu tái định cư, trợ giúp chi phí vận chuyển, xây dựng nhà ở mới, đào tạo nghề nghiệp, cho vay vốn phát triển sản xuất, cung cấp dịch vụ... tại khu tái định cư. Nghị định 22/CP cũng có quy định các chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất của các hộ phải di chuyển, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhiều chính sách đã không được áp dụng một cách có hiệu quả và đời sống của những người bị di chuyển vẫn không được khôi phục như mục tiêu đã đề ra. + Về kế hoạch hoá công tác tái định cư. Ngân hàng coi việc lập kế hoạch cho công tác tái định cư ở tất cả cac dự án có tái định cư không tự nguyện là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch tái định cư phụ thuộc vào số lượng và mức độ bị ảnh hưởng của dự án đến người bị thu hồi đất. Các chính sách hiện hành tại Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về kế hoạch tái định cư. + Về quyền được tham gia tư vấn của người bị thu hồi đất. Quy định của Ngân hàng là không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về dự án cũng như chính sách đền bù, tái định cư của dự án cho các hộ dân mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thoả mãn các yêu câù chính đáng của họ trong suốt quá trình kế hoạch hoá cũng như thực hiện công tác tái đinh cư. Luật đất đai của chúng ta quy định “ Trước khi thu hồi đất, phải thông báo cho người sử dụng đất biết lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển và phương án bồi thường thiệt hại”. Trên thực tế, việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó, vì đúng là việc thu hồi đất là của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch như thế nào, tái định cư ra sao hầu như không trả lời ngay được. + Về phạm vi xác định người thuộc diện “ bị ảnh hưởng”. Theo ADB, những người bị ảnh hưởng là những người bị mất toàn bộ hay mất phần taì sản vật chất hay phi vật chất, kể cả đất đai và tài nguyên của gia đình như : rừng, khu đánh cá....Do vậy, phạm vi bị ảnh hưởng của dự án phải quan tâm là rất rộng. Theo chính sách hiện hành tại Việt Nam, chỉ những người mất đất và các tài sản gắn liền với đất mới thuộc đối tượng được đền bù, hỗ trợ. Nghị định22/CP mới mở rộng phạm vi những người bị ảnh là cán bộ, công nhân viên của tổ chức kinh tế phải di chuyển trong thời gian ngừng sản xuất, còn các đối tượng khác chưa thuộc phạm vi này. Quá trình phân tích trên đã làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Thông qua đây chúng ta có thể đánh giá được thực trạng công tác đền bù thiệt hại, GPMB của Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. chương ii Thực trạng việc thực hiện các chính sách về đền bù thiệt hại trên địa bàn thành phố hà nội I. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của thủ đô hà nội 1. Về điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên. Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ, Hà Nội là trung tâm chính giữa đồng bằng đông dân, trù phú, quy tụ và toả rộng của mạng lưới giao thông, giao lưu thông tin văn hoá, kinh tế chính trị- xã hội. Hà Nội được giới hạn trên mặt phẳng toạ độ địa lý từ 20053’ đến 21023’ độ Vĩ Bắc, 105044 đến 106002’ độ Kinh Đông, tiếp giáp với 6 tỉnh : Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Giang, Phía Đông giáp Hưng Yên, Bắc Ninh; Phía Tây giáp Hà Tây, Vĩnh Phúc; Phía Nam giáp Hà Tây. Hà Nội có diện tích 927,39 km2 khoảng cách dài nhất từ phía Bắc xuống phía Nam Thành phố trên 50km, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông gần 30 km. Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về giao dịch quốc tế của cả nước. Với địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều sông ngòi, hồ đầm, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển thành đô thị văn minh hiện đại. Tuy nhiên Hà Nội có những hạn chế cần phải khắc phục do địa hình thấp, độ cao trung bình từ 5- 20m so với mực nước biển, khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa (mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông thì lạnh và khô ), nhiệt độ trung bình là 240C, chế độ thuỷ văn không ổn định nên thường tạo ra lũ lụt hoặc úng ngập cục bộ. Về tài nguyên đất. Tổng số diện tích đất tự nhiên : 92.097 ha. + Phân theo mục đích sử dụng : Đất nông nghiệp : 43.612 ha chiếm 47,36% Đất lâm nghiệp : 6.128 ha chiếm 6,65% Đất chuyên dùng : 20.533 ha chiếm 22,30% Đất ở : 11.689 ha chiếm 12,69% Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá: 10.135 ha chiếm 11,00% Có 6.128 ha đất lâm nghiệp chiếm 6,65% diện tích, trong đó chủ yếu là đất rừng trồng, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn với các loại cây như bạch đàn, thông, sơn, giò, quế. Có 3.600 ha ao, hồ, đầm, 32,6 km2 diện tích mặt nước. + Bình quân theo diện tích đất tự nhiên Theo nhân khẩu : 342,62 m2/ người. Theo hộ gia đình : 1.486,98 m2/ hộ (Nguồn thông tin đất đai năm 2000 của ngành địa chính ) Về kinh tế- xã hội Hà Nội có 7 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành với 228 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn Thành phố là 2,9 triệu (năm2002) trong đó gần 80% dân số phi nông nghiệp. Trong những năm qua Hà Nội đã có bước phát triển toàn diện, liên tục và đạt được những thành tựu quan trọng đáng khích lệ. Tình hình chính trị- xã hội ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tạo điều kiện thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho những năm tới. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã có bước cải thiện rõ rệt, mức sống tăng lên gấp nhiều lần so với những năm 90. Nhiều chỉ tiêu văn hoá xã hội dẫn đầu cả nước. + Tổng GDP năm 1999 là 26.665 tỷ đồng + Bình quân GDP là 915 USD/ người. + Tốc độ tăng GDP 1996- 2000 là 10,38%. Những năm gần đây, chỉ tiêu GDP của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng khá : Năm 1997 đạt 12,5%, năm 1998 đạt 12%, năm 1999 đạt 6,5%, năm 2000 đạt 9,14%, năm 2001 đạt 10,15%, năm 2002 đạt 9,48%. Nguyên nhân của Hà Nội giảm dần và giảm mạnh vào những năm 1999 là do có sự giảm về việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Hiện nay cơ cấu kinh tế chung của Hà Nội là thươeng mại- dịch vụ-công nghiệp, xây dựng lâm nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2001: +Công nghiệp : 38,03% + Dịch vụ : 60,07% + Nông nghiệp : 1% Tỷ lệ tăng dân số xấp xỉ 3%, trong đó: tăng tự nhiên 1%. Tốc độ phát triển kinh tế- xã hội cao tạo ra những áp lực ngày càng lớn đối với đất đai có thể quy lại ở những mặt sau đây: Sự gia tăng đân số nhanh,( dự kiến đến năm 2020 dân số vào khoảng 3,9 triệu người, trong đó dân số đô thị vào khoảng 2,7 triệu người) đã gây áp lực lớn về nhu cầu sử dụng đất cho số dân phát sinh hàng năm hiện nay khoảng 1.350 ha để phát triển khu dân cư nông thôn và đô thị trong đó đất ở khoảng 210 ha. Việc nâng cấp mở mang và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình văn hoá công cộng phát triển rất mạnh đòi hỏi phải dành diện tích đất khoảng 1000 ha mỗi năm, đặc biệt là các công trình công cộng ở khu vực nội thành đông dân là rất phức tạp và tốn kém. II. Về công tác quản lý đất đai và đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trước khi có Luật đất đai 1993. Về quản lý đất đai, tại thời điểm này, đất đai thuộc thành phố đưo0ực chia ra cho nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng quản lý, đó là Sở quản lý ruộng đất và Đo đạc, Sở Nhà đất, Uỷ ban xây dựng cơ bản. Tại huyện chưa có bộ phận chuyên môn về quản lý đất đai, mà đều tập trung tại phòng nông nghiệp huyện; tại các quận thì tập trung tại các phòng xây dựng quận. Nhìn chung trong thời kỳ này, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố còn phân tán, không có sự chỉ đạo thống nhất, kỷ cương pháp luật không được coi trọng, tạo ra những hậu quả không tốt về chính trị, kinh tế, xã hội. Về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, taío định cư, thời điểm này các dự án sử dụng đất không nhiều và ít có việc di dân, chủ yếu là lấy đất nông nghiệp. Các chính sách về đền bù thiệt hại thời điểm này, các ngành của Thành phố sử dụng Quyết định 1231/QĐ-UB và 374/QĐ-UB để xác định tiền đền bù thiệt hại (các Quyết định này sẽ được nêu chi tiết ở phần sau ). Đối với đèn bù thiệt hại theo Quyết định 1231/QĐ-UB, mức đền bù chỉ là 4 năm, nên UBND các quận huyện chủ động tính tiền đền bù và yêu cầu chủ đầu tư thanh toán. Khiếu kiện của dân về chính sách đền bù thiệt hại trong giai đoạn này là hầu như không có. Đối với đền bù thiệt hại theo Quyết định 374/Q._.o hơn, yêu cầu có chính sách tuyển dụng lao động, tình hình an ninh, trật tự ở địa phương nhiều lúc rất căng thẳng (rào làng, đào đường, phá hỏng máy móc....).Khi tổ chức xong công tác GPMB (1999) thì chủ đầu tư không còn cơ hội để kinh doanh nữa và cùng với cuộc khủng hoảng Châu A dự án này cho đến nay đã không được triển khai. Thêm nữa là việc giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm, nhân dân muốn dùng sức ép của khiếu nại về Giải phóng mặt bằng để giải quyết những bức súc về tố cáo của mình đối với các vi phạm của lãnh đạo chính quyền địa phương. Đối với đất đô thị vấn đề này được thể hiện qua dự án đường 32 đoạn qua địa bàn huyện Từ Liêm, khi Nhà nước thu hồi đất đẻ mở rộng đường 32 (năm 1995) nhất là việc giải toả khu tập thể Văn công Mai Dịch hay khu tái định cư Dịch Vọng, khiếu nại của nhân dân thực sự găy gắt, tạo sự quan tâm của rất nhiều cơ quan thông tin, báo chí. Một số tồn tại đến nay Thủ tướng Chính phủ vẫn đang chỉ đạo khắc phục, nhưng chưa xong. Trong thời gian tới công tác đền bù thiệt hại, Giải phóng mặt bằng của Thành phố Hà Nội rất nặng và vẫn mang tính thời sự nóng bỏng. Dự kiến hàng năm Thành phố phải GPMB khoảng 1000 ha đất và bố trí tái định cư khoảng 7000 hộ dân. Ngoài việc GPMB thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp, Thành phố cũng cần chỉnh trang lại các tuyến đường, các khu phố hiện có tạo bộ mặt đô thị khang trang hiện đại.Do vậy việc quan tâm đến vấn đề hoàn thiện các chính sách về đền bù thiệt hại là vô cùng cấp bách. 2.Kết quả thực hiện đền bù thiệt hại GPMB và Tái định cư ở Hà Nội từ khi ban hành Nghị định 22/CP và Quyết định 20/QĐ-UB đến nay. Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị định 22/CP (1998-2003) Từ năm 1998-2000. Số công trình GPMB là 76; Tổng diện tích đất thu hồi là 2.817136 m2;Trong đó đất ở là 85.443 m2; Diện tích đất đã đền bù là 555.151 m2; Trong đó đất ở là 78.837 m2; Số hộ dân , cơ quan di chuyển GPMB là 2.224; Số tiền đền bù hỗ trợ là hơn 169 tỷ đồng; Diện tích giao đất tái định cư là 13.298 m2. Năm 2001 số lượng dự án và vốn đầu tư tăng gấp đôi so với năm 2000 (dự án sử dụng vốn ngân sách taưng 43% ) có 333 dự án đầu tiên liên quan đến GPMB vốn đầu tư của kế hoạch năm 2001 là trên 3000 tỉ đồng, diện tích đất thu hồi trên 1.300 ha liên quan đến trên 20.000 hộ và tổ chức, (trong đó có trên 6000 hộ bị ảnh hưởng đến nhà ở ). Trong tổng số 333 dự án có 257 dự án đủ điều kiện triển khai công tác GPMB chiếm 73%, có 159 dự án đã thực hiện xong GPMB chiếm 61,5% gấp hơn 2 lần năm 2000, đã bồi thường cho hơn 8000 hộ với kinh phí trên 500 tỉ đồng, bố trí tái định cư được trên 1.400 hộ. Năm 2002 tổng số dự án là 417 dự án, đã hoàn thành GPMB là 194 dự án và thu hồi 1003 ha đất, tổng diện tích đất phải thu hồi là 1600 ha, liên quan đến gần 3 vạn hộ dân, cần bố trí tái định cư là 6988 hộ, đã bố trí tái định cư được 969 hộ. Kinh phí đền bù trên 3000 tỉ đồng (trong đó nguồn vốn địa phương là 783 tỉ đồng). Quý I năm 2003 tổng dự án là 308 dự án; diện tích đất thu hồi là 1920 ha, số hộ liên quan là 35.403 hộ, trong đó số hộ cần bố trí tái định cư là 2.524 hộ; Tính đến hết tháng 3/2003 số hộ đã điều tra khảo sát là 15.986 hộ, số dự án đã bàn giao mặt bằng là 19, diện tích đất bàn giao là 133 ha, số hộ nhận tiền đền bù là 4022 hộ, tổng số tiền chi trả là 59.750 triệu và đã bố trí tái định cư được 114 hộ. Hà Nội là khu vực sôi động và thể hiện một cách toàn diện nhất về chính sách đền bù GPMB và tái định cư trên cơ sở Quyết định 20/QĐ-UB . Thực tế trải qua một thời gian thực hiện, việc thu hồi đất, đền bù thiệt hại, chính sách hỗ trợ đã tác động đến lợi ích của nhiều đối tượng và làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hôị của cộng đồng. Trong khi một bộ phận dân cư khá lên rõ rệt lại không ít số hộ dân cư đi đến chỗ bần cùng vì không có tư liệu sản xuất, không khôi phụcdduwowcj nguồn thu nhập. Do những diễn biến phức tạp trong quan hệ sở hữu tài sản tồn tại mang tính lịch sử về quản lý đất của Thành phố Hà Nội trước đây và những thay đổi chính sách của Nhà nước qua các thời kỳ, nên quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều khiếu kiện, chủ yếu tập chung vào giá đền bù thiệt hại, giao đất tái định cư. Bởi theo Quyết định 3519/QĐ-UB thì giá đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp là rất thấp, nhưng ben cạnh đó tại thời điểm có dự án giá đất chuyển nhượng thực tế thường gấp 10-12 lần so với khung giá quy định. Đối với tài sản gắn liền với đất, các chính sách bồi thường về cây cối hoa màu, được người dân đồng tình ủng hộ, một số dự án đền bù cho một số công trình, cây cối hoa màu cao hơn cả giá thị trường nên đã hạn chế được rất nhiều khiếu kiện. Hiện nay Nghị định 22/CP chưa có quy định cụ thể về cách tính giá trị thiệt hại thực tế cho nhà và công trình kiến trúc, một số nơi thực hiện công tác đền bù tài sản và hoa màu chưa phù hợp , áp đặt không được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trên đây là những kết quả đáng khích lệ sau một thời gian thực hiện Nghị định 22/CP. Tuy nhiên chính sách cũng còn nhiều điểm bất cập cần khắc phục trong thời gian tới. 3. Thực trạng công tác đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Quá trình phát triển kinh tế xã hội Thủ đô trong thời gian qua đã làm tăng nhu cầu nâng cấp, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, khu đô thị mới ... đòi hỏi hàng năm Thành phố phải dành diện tích đất khá lớn. Phần lớn diện tích đất này được thu hồi lại từ đất đang sử dụng, do vậy công tác bồi thường thiệt hại càng quan trọng hơn khi nào khác. Tại thời điểm trước năm 1994 về chính sách , khuôn khổ pháp lý cho công tác đền bù thiệt hại, tái định cư thống nhất mà chính quyền và chủ đầu tư đã xây dựng những cơ chế riêng và áp dụng cho từng dự án. Tại Hà Nội, UBND Thành phố ban hành quyết định 1231/QĐ-UB . Quy định này này chỉ quy định đền bù tiệt hại về tài sản, không quy định đền bù thiệt hại về đất và tiêu chuẩn để được xem xét giao đất là số nhân khẩu khi phải di dời. Thời kỳ này do thiếu nhân lực, tài chính, thiếu sự phối hợp đồng bộ nên công tác tái định cư không được tổ chức một cách thực thụ, thiếu sự giám sát không có cơ chế giải quyết khiếu nại. Có dự án đến nay vẫn chưa quýet toán được tiền đền bù, gây khiếu kiện kéo dài như việc GPMB tuyến đường giao thông huyện Gia Lâm, Đông Anh, quận Ba Đình... Trước năm 1994, Thành phố có ít tài liệu về tái định cư trên địa bàn, tuy nhiên qua thực tế triển khai một số dự án (đường Đại Cổ Việt, đường Giải Phóng, Quốc lộ 1A..) có thể rút ra những nhận định sau : Điều kiện sống của người dân tại nơi tái định cư ít được cải thiện, thậm chí có nơi còn khó khăn hơn trước. Khả năng phục hồi thu nhập của người dân (nhất là các hộ trước đây có điều kiện mặt bằng để kinh doanh thương mại, dịch vụ )ở mức thấp. Quá trình thực hiện công tác tái định cư thường kéo dài ví dụ : việc giả toả hành lang đê Nguyễn Khoái năm 1986 đến năm 2001 mới giải quyết tái định cư. Thực tế việc đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp là không có mà chỉ được hỗ trợ bằng 4 năm sản lượng và hỗ trợ đào tạo chuyển nghề nên hầu hết người đan đã không được hưởng kết quả của quá trình đô thị hoá, bởi họ không có đủ điều kiện tái tạo khôi phục cuộc sống như cũ. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay, do những đổi mới cơ bản trong chính sách GPMB, đặc biệt là chính sách đền bù thiệt hại, tái định cư đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và đồng thời đảm bảo cuộc sống của những người bị thu hồi đất ngày một tốt hơn. Trong năm 2002 Thành phố Hà Nội đã có khoảng 417 dự án. Dự kiến năm 2003 có khoảng 400 dự án liên quan đến GPMB, trong đó tiếp tục có nhiều dự án có quy mô chiếm dụng đất lớn, như Quốc lộ 5 kéo dài, đường vành đai 2, khu đô thị Nam Thăng Long...với số hộ cần bố trí tái định cư khoảng 7000 hộ. Các chính sách về đền bù thiệt hại tại thời điểm này, Thành phố Hà Nội áp dụng chủ yếu là Nghị định 22/CP , Thông tư 145/BTC của Bộ tài chính quy định về khung giá đền bù các loại tài sản trên đất và đất, Quyết định 20/1998/QĐ-UB và Quyết định 3519/QĐ-UB cộng thêm với Quyết định 72/QĐ-UB . Về mặt bằng chung các chính nêu trên đã góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án và đảm bảo đền bù công bằng , đúng , đủ đáp ứng nguyện vọng của người dân. Một thực trạng hiện nay là các khung giá quy định của Nhà nước đều quá thấp không đáp ứng được giá trị thực của đất đai. Chính vì vậy Hà Nội cho phép áp dụng hệ số K cao nhất từ trước đến nay (K=2,7), việc bồi thường thiệt hại nâng lên bằng cách cộng thêm các khoản hỗ trợ đặc biệt, chính biện pháp này đã làm cho mọi người phấn khởi giao mặt bằng sớm. Theo Thông tư 145/BTC thì giá đất có thể được xác định bằng nhiều cách, do vậy một thực tế đang đặt ra là người dân đòi xác định giá đất nông nghiệp theo phương pháp cộng thêm tỷ lệ chênh lệch giữa đất ở và đất nông nghiệp khấu trừ, cụ thể như sau: Giá đất áp dụng hệ số K=2,7,giá đất quy định của Nhà nước là 19300 đ/m2, hỗ trợ chuyển nghề 13.200 đ/m2, hỗ trợ tôn tạo đất 25000 đ/m2 cộng các khoản bồi thường hỗ trợ về đất là 90.300 đ/m2 (Đất nông nghiệp hạng I). Giá đất áp dụng theo cách cộng thêm tỷ lệ chênh lệch giữa đất ở và đất nông nghiệp như sau: 19.300 đ/m2 +(1.620.000 –19.300)đ/m2 x 30% = 499.510 đ/m2 (đất hạng I), như vậy có thể thấy theo cách tính 2 lợi hơn rât nhiều. Nhưng vấn đề ở đây là sẽ gây mất cân đối với mặt bằng chung về giá đất đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt cho nhiều dự án khác. Tình trạng chủ đầu tư có hỗ trợ thêm cho các hộ dân để nhanh chóng có mặt bằng đang làm phá vỡ chính sách đền bù thiệt hại củat Nhà nước gây khiếu kiện, tâm lý so bì giữa dự án này và dự án kia ví dụ : dự án khu đô thị Nam Thăng Long, chủ đầu tư tự thoả thuận hỗ trợ cho các hộ dân với mức 350.000 đ/m2 (tính cả cây và đất). Tình trạng phá đào trồng tùng và trồng đan cây với mật độ cao phát sinh trên toàn bộ các dự án như dự án Đường vào Trường Quốc tế LHQ,phát sinh tình trạng trên là 100% diện tích, riêng tiền đèn bù thiệt hại về cây đạt khoảng 400.000/m2. Bên cạnh những phát sinh của người dân thì các quy định về khung giá cũng cần phải quan tâm nhiêù hơn. Hỗu hết các dự án đều bị dân thắc mắc về giá đền bù quá thấp, mặc dù đã có bao nhiêu lần sửa đổi, bổ sung song vẫn không bắt kịp với sự biến động của thực tế, như dự án đường Quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Hội đồng đền bù đưa ra đơn giá đền bù cho một khóm hoa nhài từ 1.500 đ- 2.000 đ, trong khi đó giá thực tế của nó là 15.000 đ- 20.000 đ/khóm. Thực trạng đền bù thiệt hại, GPMB dự án Trung tâm y tế và phòng khám đa khoa quận Tây Hồ. Dự án Trung tâm y tế và phong khám đa khoa quận Tây Hồ có tổng diện tích phải GPMB là 4.097 m2, trong đó đất nông nghiệp là 1748,70 m2, đất ở là 332,29 m2, đất khác là 1890,60 m2. Tổng số tiền đền bù và hỗ trợ là 1.495.318.263 đ cụ thể như sau: @. Đối với hộ dân đã xây nhà và ở ổn định trên đất nông nghiệp, thì được đền bù hỗ trợ theo mục a khoản 6 Điều 6 Nghị định 22/CP của Chính phủ và Điều 5, Điều 13 quyết định 20/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội . + Đơn giá đền bù đất ở : * Các hộ có thửa đất thuộc vị trí 3 của đường Lạc Long Quân (đường loại III mức B) có mức giá 780.000 đ/m2x 2,7 =2.106.000 đ/m2. * Các hộ có thửa đất thuộc vị trí 4 của đường Lạc Long Quân (loại III mức B) có mức giá là 470.000 đ/m2x 2,7 =1.269.000 đ/m2. Tổng số tiền đền bù cho đất ở là 436.031.451 đ. Đơn giá đền bù đất vườn liền kề. Theo mục 3.2 phần II của Thông tư 145/BTC. * Các hộ có thửa đất thuộc vị trí 3: Giá đất VLK = 19.300 đ/m2 + (2.106.000-19.300)x20% =436.640 đ/m2 * Các hộ có thửa đất thuộc vị trí 4. Giá đất VLK = 19.300 đ/m2 + (1.269.000- 19.300)x 20% = 269.240 đ/m2. Tổng số tiền đền bù VLK là 50.003.188 đ. @. Đối vơí các hộ có đất nông nghiệp được đền bù hỗ trợ như sau : + Đơn giá đền bù đất nông nghiệp là 147.370 đ/m2. + Về chính sách hỗ trợ cho đất nông nghiệp, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề là 13.200 đ/m2. Do tính chất đặc thù của khu vực chuyên trồng hoa, cây cảnh nên hàng năm các hộ dân phải tôn tạo thường xuyên nên mức hỗ trợ công tôn tạo là 25.000 đ/m2. @. Đền bù vật kiến trúc và đền bù về cây cối hoa màu là theo giá quy định của Quyết định 3519/QĐ-UB . Tổng số tiền phải đền bù là 79.354.784 đ và 410.574.500 đ. @. Hỗ trợ khác. + Hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm cho các hộ dân được giao đất tái định cư với mức 150.000 đ/ nhân khẩu x 3 tháng = 450.000 đ/ nhân khẩu. Tổng số tiền hỗ trợ khác là 18.717.100 đ. @. Đối với các hộ có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, có diện tích đất bị thu hồi được đền bù, hỗ trợ theo giá đất ở đề nghị xét giao đất tái định cư tại khu đất 8.557 m2 tổ 41 cụm 6 phường Phú Thượng cho các hộ có danh sách áp dụng tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 20/QĐ-UB . 1. Hộ Nguyễn Song Hào tổ 14 cụm 2 phường Nhật Tân, đề nghị cấp 100m2 đất số tiền phải nộp ngân sách là 100m2x 1.674.000 đ/m2 = 167.400.000đồng. 2. Hộ Nguyễn Thị Chế, tương tự như hộ 1 là 167.400.000 đồng phải nộp ngân sách. 3. Hộ Đỗ Thị Vinh, đề nghị cấp 60m2 đất vậy số tiền phải nộp ngân sách là 60m2 x 1.674.000 đ/m2 = 100.440.000 đồng. Tổng số tiền đền bù thiệt hại và hỗ trợ là 1.510.318.263 đồng. Trong quá trình thực hiện đềnbù thiệt hại, GPMB dự án đã phải dùng biện pháp cưỡng chế đối với 2 hộ gia đình là hộ Nguyễn Kim Chung có diện tích sửt dụng là 308,52 m2, và hộ Chu Văn Cộng có diện tích sử dụng là 669,75 m2. Qua quá trình phân tích cụ thể phương án đền bù 1 dự án để thấy rằng công tác đền bù là vô cùng phức tạp, và các chính sách về giá đền bù đã quá lạc hậu so với thực tế. 4. Đánh giá một vài bất cập trong các chính sách của Nhà nước Nhìn chung, cho tới nay, các chính sách của Nhà nước về đền bù, GPMB, tái định cư đã được quan tâm và ngayg càng được hoàn thiện để đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong công tác GPMB, triển khai các dự án trong giai đoạn phát triển đất nước. Đối tượng được đền bù thiệt hại do bị thu hồi đất ngày càng được xác định đầy đủ, chính xác và phù hợp hơn với tình hình thực tế. Mức đền bù thiệt hại ngày càng cao hơn, tạo điều kiện để người bị thu hồi đất có thể sớm khôi phục được các tài sản bị mất. Một số biện pháp hhỗ trợ đã được bổ sung nhằm giúp cho các hộ bị di chuyển có nơi ở mới và ổn định được cuộc sống và sane xuất. Tuy nhiên các chính sách cũng vẫn còn những hạn chế và bất cập sau : a/- Về đối tượng được đền bù thiệt hại. Do trình độ quản lý còn kém, tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm minh, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác công bằng các đối tượng được đền bù thiệt hại. Nếu như coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ hợp pháp nhất để được đền bù thiệt hại thì phần lớn người bị thu hồi đất lại chưa có, vì việc cấp giấy chứng nhận QSD đất cũng gặp những khó khăn về nguồn gốc đất đai, và cả số tiền phải bỏ ra để có được cái giấy mang về để trong tủ kính, tâm lý của người dân luôn nghĩ rằng có giấy hay không thì họ vẫn đang sống trên đất này, mặc nhiên không ai xâm phạm. Đối với đất nông nghiệp, người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất song khi thu hồi lại có đền bù thiệt hại. Việc đền bù thiệt hại đối với đất này thường gặp khó khăn đối với địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp. b/-Về mức đền bù thiệt hại. Nghị định số 22/1998 đã quy định mức đền bù thiệt hại cao hơn so với quy định tại Nghị định số 90/CP nhưng vẫn không đáp ứng được mức giá của mọi người dân mong mỏi, trong phần lớn các trường hợp là phải tăng thêm các khoản trợ cấp để nâng mức giá lên cao hơn cho phù hợp với thực tế hơn.. Đối với đất nông nghiệp, ở những nơi việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã diễn ra phổ biến mà giá chuyển nhượng lại cao hơn khả năng sinh lời của đất, trong trường hợp người bị thu hồi đất muốn có mảnh đất như cũ thì số tiền đền bù thiệt hại thường không đủ để mua. Những quy định về việc miễn giảm tiền sử dụng đất, các loại lệ phí, quy định về cách tính tỷ lệ % đối với công trình bị ảnh hưởng hay việc xác định chi phí thực tế đã đầu tư vào đất nông nghiệp... chưa được quy định tại Nghị định này. Theo Nghị định 22/CP và Quyết định 20/QĐ-UB thì việc đền bù cây trồng, vật nuôi căn cứ vào giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo năng suất bình quân 3 năm trước đó. Nhưng sự biến động của doanh thu do chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng khiến cho mức hỗ trợ đào tạo chuyển nghề cho lao động nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất bị lạc hậu, Điều 12 Quyết định 20/QĐ-UB quy định mức hỗ trợ tính trên cơ sở sản lượng vào thời điểm năm 1998 là 10 tấn thóc/ ha với giá thóc là 2.200 đông/kg doanh thu 22 triệu đồng / ha, cho đến nay theo báo cáo hàng năm của các quận, huyện doanh thu nình quân đã đạt từ 45-60 triệu/ha gấp 2-3 lần so với thời điểm ban hành. Chưa có quy định thưởng tiến độ đối với đất nông nghiệp. Theo công thức xác định hệ số K theo khă năng sinh lời để tính tìn bồi thường thiệt hại về đát nông nghiệp (Thông tư 145/BTC) Giá đất theo khả năng sinh lời = Thu nhập Lãi suất tiền gửi ngân hàng Nhà nước (%năm)không kỳ hạn Như vậy, tại cùng 1 thời điểm và cùng một mức thu nhập, nếu tính theo lãi suất của ngân hàng nào trả thấp thì số tiền đền bù thiệt hại lại cao hơn so vơí ngân hàng có lãi suất lớn hơn.Điều đó là phi thực tế vì ai có tiền cũng muốn gửi ngân hàng có mức lãi suất cao. Đối với đất ở Do nhà nước chưa có quy định việc định giá đất theo giá thị trường và thị trường nhà đất này Nhà nước cũng chưa cập nhật được những biến động và việc điều tiết còn hạn chế, tức là những căn cứ để xác định giá đất thiếu cả tính khoa học và thực tế, dẫn đến thiệt hại đối với Nhà nước hoặc đối với nhân dân. Mức giá chuyển nhượng phụ thuộc vào diện tích hình thể, của thửa đất và bản thân các đối tượng tham gia giao dịch, cho nên việc tính toán làm sao đẻ áp dụng mức giá thông nhất cho tất cả các thửa đất nằm trong phạm vi GPMB là điều không đơn giản. Như vậy ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện GPMB, quá trình lập phương án bồi thường không thể xong ngay trong chốc lát do vậy việc sử dụng mức giá đất được xác định tại thời điểm lập phương án đền bù (nếu nhanh cũng phải từ 1-2 tháng sau) cũng gây khó khăn cho công tác đền bù,GPMB. Theo các quy định về cấp giấy chứng nhận QSD đất thì chủ sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp trước ngày 18/12/1980 được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất. Từ ngày 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất. Sau ngày 15/10/1993 nộp 100% tiền sử dụng đất. Như vậy, nếu đất sử dụng trước ngày 18/12/1980, khi Nhà nước thu hồi thì được đền bù 100% tiền sử dụng đất (theo diện tích đất được quy định khi cấp GCNQSD đất và QSH nhà ở). Nếu đất sử dụng từ ngày 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 khi bị thu hồi được đền bù thiệt hại 80% tiền sử dụng đất. Điều 7, Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán kinh doanh nhà ở: “Giá bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm giá nhà và giá đất. Đối với nhà ở 1 tầng, nhà nhiều tầng 1 hộ ở phải nộp 40% tiền sử dụng đất. Đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở phải nộp 10% tiền sử dụng đất và phân bổ theo từng tầng.”. Như thế, nếu người đang ở nhà của Nhà nước cho thuê, nếu phải di chuyển do bị thu hồi đất sẽ được hưởng 60% tiền sử dụng đất theo diện tích đất có nhà được cho thuê, sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích đất được đền bù thiệt hại theo trường hợp trên là 100% hay 80%.tiền sử dụng đất. Chính nội dung này đã tạo ra bất cập về chính sách xã hội, nếu như một công dân được Nhà nước cho thuê nhà từ năm 1960, có sử dụng thêm phần diện tich đất trong khuôn viên (nhất là đối với các biệt thự cũ)khi bị thu hồi chỉ được đền bù thiệt hại 60% tiền sử dụng đất đối với phần đất sử dụng thêm đó, trong khi một công dân khác lấn chiếm đất, nhảy dù hoặc sử dụng không có hồ sơ rõ ràng, nhưng lại được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận sử dụng ổn định, không tranh chấp trước 18/12/1980 lại được đền bù thiệt hại 100% tiền sử dụng đất. c/- Về chính sách hỗ trợ và khôi phục cuộc sống. Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách tái định cư ở Việt Nam là chủ yếu tập trung vào việc đền bù thiệt hại về tài sản trên đất và đất, mà không quan tâm đến chính sách hỗ trợ khôi phục cuộc sống và tái định cư. làm cho cuộc sống của những người bị thu hồi đất ngày càng bị sa xút và khó khăn gấp bội sau khi tái định cư. Điều này có thể nhận thấy ở các hộ dân khu lòng Hồ Hoà Bình phải di chuyển để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Mặc dù di chuyển để xây dựng nhà máy điện, nhưng chính họ- những người phải di chuyển để xây dựng nhà máy này lại không hề biết điện là gì sau gần 20 năm. Tương tự đối với các hộ dân ven đường Kim Mã- Ngọc Khánh Hà Nội phải di chuyển tới các nhà trung cư cao tầng, trong khi thu nhập chính của gia đình lại trông cậy vào vỉa hè của họ ở nhà cũ... thì việc di chuyển đến ở nhà chung cư coi như là “gặp hạn” Điều cơ bản là những hỗ trợ về chuyển đổi nghề nghiệp (bằng các hoạt động đào tạo ), hỗ trợ phát triển ngành nghề (mở chợ, lập khu sản xuất...) chưa được quy định cụ thể nên không được quan tâm thực hiện trong thực tế. Phần lớn các hỗ trợ hiện nay đều thực hiện bằng tiền, trong khi người dân nhiều khi không sử dụng đúng mục đích. d/- Về tổ chức đền bù thiệt hại , tái định cư. Nghị định 22/1998 quy định cấp quận, huyện chịu trách nhiệm chính trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, chủ đầu tư là một trong các thành viên của Hội đồng GPMB. Điều này chưa phù họp đối với các dự án sử dụng đất trên nhiều địa bàn ccác tỉnh khác nhau cũng như dự án do cơ quan Trung ương quản lý vì : Thứ nhất : Chính sách đền bù Giải phóng mặt bằng, tái định cư do các tỉnh ban hành không đồng nhất với nhau; giá đất cũng không trùng nhau, đối với khu đất giáp ranh( ở tỉnh này có thể là khu dân cư nông thôn, ở tỉnh lân cận lại là đất ven đường giao thông ). Thứ hai : các chủ dự án- Ban QLDA không thể trực tiếp tác động tới Hội đồng Giải phóng mặt bằng quận, huyện mà lại phải báo cáo bộ chủ quản, rồi Bộ chủ lại trao đổi văn thư hành chính với UBND cấp tỉnh , sau đó cấp tỉnh lại giao nhiệm vụ chỉ đạo xuống các cấp, các ngành trực thuộc. Như vậy một vấn đề vướng mắc nhỏ khi cần giải quyết phải đi một vòng khá dài, làm chậm tiến độ triển khai dự án. Một vấn đề vô cung cấp bách và quan trọng là các văn bản chính sách chưa có quy định rõ ràng về thời gian trả tiền và tiến hành giải toả. Nhiều dự án đầu tư chưa có quy định rõ ràng nội dung về thẩm định, kế hoạch tái định cư và tổ chức xây dựng khu tái định cư; các dự án này khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu để lập báo cáo khả thi đều không kiểm đếm chính xác các tài sản bị thiệt hại, không thực hiện tái định trước khi thi công và đều bị động trong công tác tái định cư, dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án. e/- Về công tác tái định cư. Các vả bản chính sách đều chưa quy định cụ thể về quy trình lập và thẩm định khu tái định cư, do đó công tác đền bù thiệt hại và tái định cư của các dự án đều không được chuẩn bị cẩn thận và đúng trình tự, thiếu sự phối kết hợp giữa các bên liên quan và sự tư vấn, góp ý của cá nhân, tập thể người bị thu hồi đất cũng như tại nơi có đất để chuẩn bị làm khu tái định cư đó. Điều 29 của Nghị định số 22/1998 chỉ quy định điều kiện, tiêu chuẩn của các khu tái định cư nhưng lại không quy định các dự án đầu tư có di dân phải bắt buộc có hạng mục xây dựng khu tái định cư dẫn đén nhiều dự án chậm thực hiện. Thực tiễn đòi hỏi các dự án có di dân bắt buộc phải có phương án xây dựng khu tái định cư khả và phương án sử dụng lao động tại nơi thu hồi đất. g/- Về giám sát tổ chức thực hiện công tác đền bù ,Giải phóng mặt bằng . Việc giám sát tổ chức thực hiện công tác đền bù, Giải phóng mặt bằng tái định cư chưa được quy định tại các văn bản chính sách, trong khi đó công tác này lại có liên quan nhiều đến quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, là nơi dễ có nhiều tiêu cực nhất. Cùng với việc này là việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm, nhận thức của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, của công dân chưa đầy đủ, các chính sách còn chồng chéo, dẫn đến nhiều khó khăn, phức tạp trong công tác đền bù. h/- Về khiếu nại, tố cáo đối với phương án đền bù, Giải phóng mặt bằng . Vì chính sách đền bù, Giải phóng mặt bằng tái định cư của Việt Nam là không tự nguyện, do vậy, việc công dân có đơn thư khiếu nại, tố cáo do quyền lợi của mình bị xâm hại là điều hiển nhiên. Nhều trường hợp lấy tố cáo để nhằm đạt được hành vi khiếu nại không chính đấng của mình. Cũng có một bất cập là công dân cứ khiếu nại thì Nhà nước lại xem xét bổ sung chính sách đền bù,Giải phóng mặt bằng theo hướng tăng dần. Điều này tạo tâm lý cứ khiếu nại là được tăng tiền bồi thường thiệt hại và tiến độ dự án cũng vì thế mà chậm theo, đồng thời tạo tiền lệ xấu trong tâm lý người bị thu hồi đất, không chịu bàn giâ mặt bằng, trông chờ việc bồi thường thiệt hại với mức cao hơn. Mặc dù Điều 38 Nghị định 22/1998 quy định sau 15 ngày kể từ ngày công bố phương án bồi thường thiệt hại là không giải quyết đơn thư khiếu nại nữa, thế nhưng thực tế có quá thời hạn trên các cơ quan Nhà nước vẫn xem xét, giải quyết. Cũng xuất phát từ những bất cập của chính sách, mà cụ thể là Nghị định 22/CP ; Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã có lần nói rằng “ Nhà nước ta đã ban hành hàng nghìn văn bản pháp luật nhưng chưa thấy cái nào lại dở như Nghị định 22/1998 vì Nhà nước thì không thực hiện được, dân thì không đồng tình, cả nước có trên 5 triệu lượt đơn khiếu kiện về đất đai, nếu bằng ấy người mà làm cách mạng thì chính quyền của ta có còn không ? 5. Nguyên nhân của những tồn tại trên + Chưa có nhận thức đúng của tất cả mọi người, mọi ngành, mọi cấp về vấn đề đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cả trong chính sách và tổ chức thực hiện, dẫn đến việc vận dụng Nghị định 22/CP khác nhau. +Sự thiếu đồng bộ trong chính sách của Nhà nước. Vấn đề đền bù thiệt hại và tái định cư là vấn đề kinh tế- xã hội tổng hợp, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, bị chi phối và phụ thuộc vào nhiều quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành như luật đất đai, Bộ luật dân sự, luật ngân sách. Luật lao động, Luật khiếu nại tố cáo....trong khi các quy định tại các luật và văn bản của Chính phủ lại chưa đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, một số quy định giữa các luật và văn bản của Chính phủ còn có sự khác biệt mâu thuẫn như Nghị đinh 52/CP, Nghị định 89/CP trước đây và Nghị định 38/2000/NĐ-CP hiện nay...chưa thống nhát với Nghị định 22/CP về thời điểm thế nào gọi là sử dụng đất ổn định, chưa thống nhất về trách nhiệm tổ chức thực hiện đền bù thiệt hại, trách nhiệm chi trả tiền đền bù, trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định đư. +Hồ sơ ban đầu về đất đai, tài sản để xác định quyền sử dụng đất đối với từng loại đất cụ thể và tính hợp pháp của tài sản còn quá thiếu. Việc chậm tiến hành lập sổ địa chính và cấp giấy chứng nhậnQSD đất ở đã dẫn đến thiếu cơ sở khi tiến hành xem xét đền bù cho từng đối tượng sử dụng đât cụ thể. + Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đền bù,Giải phóng mặt bằng ở hầu hết tất cả các địa phương, dự án đều yếu và thiếu, trong khi công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức còn chậm và không thường xuyên cũng đã hạn chế để tổ chức thực hiện công tác đèn bù thiệt hại,Giải phóng mặt bằng . Vấn đề đền bù thiệt hại, Giải phóng mặt bằng là một vấn đề mang tính thời sự, có tác động trực tiếp tới lợi ích của người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước nên những tồn tại, thiếu sót được xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trên đây mới chỉ là một số nguyên nhân chủ yếu cần được sửa chữa và bổ sung ngay. 6. Những vấn đề đặt ra. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 đã được HĐND Thành phố khoá XII. kỳ họp thứ 4 thông qua, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2010, Hà Nội sẽ chuyển mục đích sử dụng 22.001 ha đất sang phát triển đô thị và công nghiệp, trong đó diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng là 10.166 ha ( năm 2001 là 790 ha; thời ký 2001-2005 là 5.208 ha). Bên cạnh thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, dự kiến tổng diện tích đất ở nông thôn phải giải toả đền bù khoảng 845 ha, số hộ gia đình phải di dời từ năm 2001 đến 2010 khoảng 35000 hộ. Số lao động nông nghiệp bị mất việc, thiếu việc làm hàng năm do ảnh hưởng của quá trình trên khoảng 200.000 người (thời kỳ 2001-2005 khoảng 104.000 lao động; thời kỳ 2006-2010 khoảng 100.000 lao động). Tình hình trên đang đặt ra cho công tác đền bù thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. + Ap dụng nhất quán và phù hợp các chính sách về GPMB. + Bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng (công khai quy hoạch, chính sách đền bù, hỗ trợ, dân chủ trong điều tra, thống kê tài sản, công bằng về chính sách bồi thường thiệt hại. +Nhanh chóng giải quyết khiếu nại của nhân dân, đồng thời kiên quyết xử lý trường hợp trây ỳ trục lợi cá nhân, cản trở thực hiện công tác GPMB, coi thường kỷ cương phép nước. + Chuẩn bị chu đáo quỹ đất, quỹ nhà đủ điều kiện hạ tầng để phục nụ tái định cư, công tác này phải được đưa lên ngang hàng với xây dựng phương án, kế hoạch tài chính bồi thường thiệt hại. + Tiếp tục hoàn chỉnh công việc sửa đổi, bổ sung các chính sách về đền bù thiệt hại như Quyết định 20/QĐ-UB , Nghị định 22/CP, Quyết định 3519/QĐ-UB , Quyết định 72/2001/QĐ-UB theo hướng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong GPMB đồng thời với cải cách hành chính về đầu tư XDCB; Ban hành quy định về xây dựng, quản lý và phân bổ quỹ nhà, đất tái định cư, cơ chế bán nhà. + Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách nhằm tạo thế chủ động trong GPMB, nhất là quỹ nhà tái định cư, chuyển đổi sản xuất ở những vùng đã có quy hoach phát triển đô thị và hỗ trợ hạ tầng cho những nơi bị thu hồi nhiều đất canh tác. + Xây dựng hoàn chỉnh chính sách hỗ trợ, khôi phục cuộc sống cho người dân sau khi di dời, đặc biệt đối với người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nhưng bị thu hồi hết đất sản xuất. Ơ khu tái định cư các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý và tạo điều kiện thuạan lợi cho người dân chuyển đến. + Xây dựng chính sách chuyển đổi và tái tạo việc làm cho số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất giữa chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn. +Giải quyết triệt để những bất cập nêu trong phần (những bất cập ) cũng là vấn đề đặt ra vô cùng cấp bách, và thiết thực. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0077.doc
Tài liệu liên quan