Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội

Tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội: ... Ebook Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----o0o----- GIẤY CAM ĐOAN Kính gửi : Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Lao động và Dân số Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội Em tên là : Nguyễn Thị Thùy Linh Mã sinh viên số : CQ 441608 Sinh viên lớp : Kinh tế lao động 44. Em xin cam đoan trong Luận văn này, trừ các thông tin được trích dẫn, xử lý từ các số liệu thứ cấp, các thông tin còn lại không được sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Nếu vi phạm cam đoan này, em xin chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường. Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2006 Người viết Nguyễn Thị Thùy Linh MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 7 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 10 I. GIẢNG VIÊN VÀ PHÂN LOẠI GIẢNG VIÊN 10 Các khái niệm về giảng viên 10 Phân loại giảng viên 10 1.2.1. Theo ngạch viên chức: 10 Giảng viên 11 Giảng viên chính 11 Giảng viên cao cấp 11 Trợ giảng và giảng viên tập sự 12 Theo học vị 12 Theo các tiêu chí khác 13 Theo học hàm: 13 Theo hợp đồng tuyển dụng 13 Theo đặc thù công việc 13 II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GIẢNG VIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 14 2.1. Các ảnh hưởng do đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên gây ra cho công tác định mức lao động. 14 2.2. Các hoạt động chủ yếu của giảng viên có liên quan đến định mức lao động. 16 III. MỨC LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN. 18 3.1. Các khái niệm liên quan 18 3.2. Mức lao động và yêu cầu về mức lao động đối với giảng viên 19 3.2.1. Mức lao động áp dụng cho giảng viên 19 3.2.2. Yêu cầu về mức lao động 20 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định mức lao động cho giảng viên: 20 IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN 21 4.1. Phương pháp “Phân tích tính toán” 21 4.2. Phương pháp phân tích khảo sát 22 4.3. Phương pháp so sánh điển hình 24 4.4. Phương pháp tổng hợp 24 4.5. Phương pháp đi từ quỹ thời gian của người giảng viên 25 V. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN 26 5.1.Khái niệm 26 5.2. Phân loại 26 5.3. Lợi ích của chế độ công tác giảng viên 27 PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỨC LAO ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘI 28 I. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỨC 28 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Lao động - Xã hội 28 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của trường 29 1.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội 31 1.3.1. Xét về học hàm học vị: 31 1.3.2. Xét về độ tuổi 31 1.3.3. Về giới tính 32 1.3.4. Xét theo đơn vị 32 1.3.5. Xét theo ngạch giảng viên 33 1.4. Cơ sở vật chất 35 1.5. Qui mô và cơ cấu sinh viên của trường 36 ĐÁNH GIÁ MỨC VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN, XÂY DỰNG MỨC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG Xà HỘI 37 2.1. Các phương pháp và căn cứ xây dựng định mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội 37 2.2. Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội 38 2.2.1. Định mức thời gian công tác của giảng viên trong một năm 38 2.2.2 . Định mức thời gian cho từng khâu công tác 41 2.2.3. Qui định giờ giảng đối với giáo viên kiêm chức, kiêm nhiệm và quản lý đối với giáo viên ở các khoa, bộ môn. 44 Đánh giá sơ bộ chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội 45 2.3. Tình hình thực hiện mức của từng loại giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội 48 2.3.1. Phân tích bảng thanh toán vượt giờ qua các năm học 48 2.3.1.1.Tổng khối lượng công việc hoàn thành trung bình của trường Đại học Lao động - Xã hội qua các năm 48 2.3.1.2. Khối lượng công việc hoàn thành trung bình của từng giảng viên. 49 2.3.1.3. Cơ cấu khối lượng công việc hoàn thành của toàn trường 51 2.3.1.4. Khối lượng công việc hoàn thành trung bình của các ngạch giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. 53 2.3.2. Nhận xét. 54 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện mức của đội ngũ giảng viên 55 2.4. Đánh giá chung về Chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động 56 PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘI. 59 CÁC QUAN ĐIỂM, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP MỚI VỀ XÂY DỰNG MỨC MỚI ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN 59 1.1.Các quan điểm mới về xây dựng mức 59 1.2.Các căn cứ và phương pháp mới 62 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 64 2.1.Dự thảo chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội năm 2006 64 2.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội 67 2.2.1. Các biện pháp thực hiện trong ngắn hạn 67 2.2.2. Các biện pháp thực hiện trong dài hạn 71 III. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘI 75 3.1.Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện mức 75 3.2.Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện mức của giảng viên 75 3.3.Về xây dựng đội ngũ giảng viên 76 3.3.1.Mở rộng qui mô đội ngũ giảng viên 76 3.3.1.1.Xác định các nguồn giảng viên 77 3.3.1.2.Duy trì đội ngũ giảng viên hiện có của trường Đại học Lao động - Xã hội. 79 3.3.2.Nâng cao chất lượng giảng viên 79 3.4.Các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có liên quan 81 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU SỬ DỤNG 84 PHỤ LỤC 86 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1 : Quá trình hình thành của trường Đại học Lao động - Xã hội 29 Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Lao động - Xã hội. 30 Bảng 3 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động Xã hội tính đến 15/2/2006 31 Bảng 4 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường theo đơn vị và học vị tính đến ngày 15/2/2006 33 Bảng 5 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động -Xã hội theo ngạch giảng viên qua ba năm 2004, 2005, 2006 34 Bảng 6 : Qui mô và các hình thức đào tạo của trường Đại học Lao động - Xã hội 36 Bảng 7: Dự kiến quy mô đào tạo đến năm 2010 37 Bảng 8 : Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động Xã hội 40 Bảng 9: Tiêu chuẩn giờ giảng hàng tuần của giáo viên trung học chuyên nghiệp (THCN) 41 Bảng 10 : Định mức giờ giảng cho từng khâu công tác giảng dạy 42 Bảng 11 : Qui định giờ chuẩn đối với giảng viên kiêm chức 44 Bảng 12 : Quy đổi khối lượng công tác kiêm nhiệm và quản lý đối với giáo viên ở các khoa, bộ môn. 45 Biểu 13 Khối lượng công việc hoàn thành của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. 49 Biểu 14: Khối lượng công việc trung bình của giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội qua các năm học. 50 Bảng 15 : Cơ cấu khối lượng công việc đã hoàn thành của toàn trường qua 3 năm học 2002- 2003, 2003 – 2004, 2004 – 2005. 51 Bảng 16 : Cơ cấu khối lượng công việc thực hiện qua các năm của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. 52 Biểu 17: Số giờ chuẩn trung bình dành cho công tác nghiên cứu khoa học trong 3 năm học. 53 Biểu 18: Khối lượng công việc hoàn thành trung bình của các ngạch giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. 56 Bảng 19: Mức giờ chuẩn của các trường Đại học trên toàn quốc. 56 Bảng 20 : Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động Xã hội 66 Bảng 21 : Mức giờ chuẩn kiến nghị cho ngạch giảng viên cao cấp 68 LỜI NÓI ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI C on người luôn tìm biện pháp làm cho quá trình lao động, quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, qua đó làm tăng năng suất lao động. Để đạt được điều đó, con người không chỉ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ - thuật mới vào sản xuất, chuyển giao công nghệ mà quan trọng hơn còn phải tổ chức lao động một cách khoa học và chặt chẽ. Công tác tổ chức lao động khoa học mà thực hiện tốt, thì tổ chức sẽ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực khác của mình, trên cơ sở đó tăng năng suất lao động và phát triển một cách bền vững. Để có thể tổ chức lao động một cách khoa học, điều quan trọng nhất là phải làm tốt công tác định mức lao động. Nghiên cứu công tác định mức lao động là đi nghiên cứu quá trình sử dụng thời gian lao động của người lao động, từ đó giảm thiểu lãng phí thời gian vô ích, tạo điều kiện tăng năng suất lao động. Kết quả của định mức lao động sẽ cho ta xác định các chỉ tiêu nhằm hoạch định, quản lý và xác định được số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cần thiết. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, những người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho tổ chức, doanh nghiệp là những người có vị trí đặc biệt quan trọng. Đối với các trường Đại học và Cao đẳng, đội ngũ giảng viên cũng giống như công nhân, là những người tạo nguồn thu chính cho các trường Đại học và Cao đẳng. Chất lượng giáo dục đào tạo của các trường đại học phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ các giảng viên này. Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động của họ được thông suốt, các nhiệm vụ được qui định rõ ràng đòi hỏi nhà trường phải làm tốt công tác định mức lao động. Không những thế định mức lao động là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành thanh toán lương, phụ cấp cho giảng viên, là cơ sở tạo động lực, khuyến khích giảng viên học tập, nghiên cứu, giảng dạy... Thực tế hiện nay cho thấy mặc dù chế độ công tác giảng viên Đại học Cao đẳng đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành từ năm 1978 nhưng qua gần 30 năm thực hiện, bản chế độ này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là sự không phù hợp giữa những qui định về mức giờ chuẩn dành cho các nhiệm vụ của giảng viên giữa hai thời kỳ: Kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường. Chính vì vậy, nghiên cứu công tác định mức cũng như tình hình thực hiện mức để có thể đưa ra mức giờ chuẩn mới, phù hợp hơn là điều vô cùng cấp thiết. Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết đối với trường Đại học Lao động – Xã hội, một mái trường non trẻ mới được nâng cấp lên Đại học từ trường Cao đẳng Lao động – Xã hội vào tháng 01 năm 2005. Để phấn đấu trở thành trường Đại học đầu ngành trong lĩnh vực Lao động – Thương binh & Xã hội, trường Đại học Lao động - Xã hội phải nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng giáo dục, và quan trọng hơn nhà trường cần xây dựng một chế độ công tác mới cho giảng viên, chấm dứt tình trạng sử dụng định mức cũ áp dụng cho hệ Cao đẳng khi trường đã được nâng cấp lên thành Đại học. Xuất phát từ sự cần thiết khách quan trên, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của em. Hy vọng trong quá trình thực hiện luận văn, em có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn thắc mắc. 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Mục đích Luận văn đi sâu làm rõ cơ sở lý luận về định mức lao động đối với giảng viên các trường đại học, trên cơ sở phân tích định mức lao động hiện thời và tình hình thực hiện mức để đưa ra một vài gợi ý mang tính giải pháp cho công tác định mức lao động cũng như việc tổ chức thực hiện mức ở trường Đại học Lao động - Xã hội. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác định mức lao động bao gồm việc xây dựng và thực hiện các mức lao động áp dụng cho các đối tượng giảng viên là giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức của trường Đại học Lao động - Xã hội. Về phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu về định mức lao động, cũng như tình hình thực hiện mức, của các giảng viên đang tham gia giảng dạy trực tiếp tại trường Đại học Lao động - Xã hội. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về phương pháp, chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, chuyên gia để xử lý các nguồn số liệu thu được. Nguồn số liệu thu được bao gồm 2 loại : thứ cấp (đã qua xử lý) do trường Đại học Lao động - Xã hội cung cấp và chính cấp (thu được thông qua phỏng vấn và bảng hỏi). Về nguồn số liệu chính cấp, Luận văn sử dụng phiếu phỏng vấn để điều tra nhằm thu thập ý kiến của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của mình. Đối tượng được phỏng vấn là các giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, qui mô mẫu là 50 giảng viên. Việc thống kê được thực hiện trên EXCEL. Chi tiết phiếu phỏng vấn xin xem phụ lục VII./. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG I. GIẢNG VIÊN VÀ PHÂN LOẠI GIẢNG VIÊN 1.1. Các khái niệm về giảng viên Theo cách hiểu trong Điều 61 – Luật Giáo dục ban hành ngày 02 tháng 12 năm 1998, giảng viên là thuật ngữ dùng để chỉ nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học. (trang 23) Trong Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 08 tháng 06 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn các nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục đào tạo có viết “Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng”. Như vậy, mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về giảng viên nhưng tất cả đều có một số điểm chung nhất định, kết hợp lại ta có một cách hiểu đầy đủ hơn về giảng viên như sau: “Giảng viên là nhà giáo, là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng tại các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng”. 1.2. Phân loại giảng viên Có nhiều tiêu chí phân loại giảng viên, tùy từng mục đích nghiên cứu mà người ta sử dụng các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một vài tiêu chí phân loại thường được sử dụng. 1.2.1. Theo ngạch viên chức Dựa trên Quyết định số 202/TCCP-VC ban hành ngày 08/06/1994 : Việc phân chia giảng viên theo ngạch viên chức là cơ sở để người ta tiến hành trả lương theo ngạch, bậc cho đội ngũ giảng viên và được qui định cụ thể trong Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 8/6/1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ chính phủ v/v ban hành tiêu chuẩn các nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục đào tạo. Theo tiêu chí này, người ta xếp giảng viên vào ba ngạch : 1.2.1.1. Giảng viên Là viên chức chuyên môn đảm nhận việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Yêu cầu về trình độ của những giảng viên này là đã có bằng cử nhân trở lên, đã qua thời gian tập sự theo qui định, sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B và có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học là : Chương trình chính trị - triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học. Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại học. 1.2.1.2. Giảng viên chính Là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên chính bao gồm giảng viên chính và phó giáo sư. Những giảng viên thuộc ngạch này phải có bằng Thạc sĩ trở lên, có thâm niên trong ngạch giảng viên ít nhất 9 năm, sử dụng được một ngoại ngữ ở trình độ C, có đề án hoặc công trình sáng tạo cấp khoa hoặc trường công nhận được áp dụng có kết quả trong chuyên môn, và phải đạt trong kỳ thi nâng ngạch viên chức. 1.2.1.3. Giảng viên cao cấp Là viên chức chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy – đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học. Những giảng viên cao cấp phải có bằng Tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo, là giảng viên chính có thâm niên ít nhất 6 năm, tốt nghiệp khóa học chính trị cao cấp, sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy nghiên cứu, giao tiếp, và có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được hội đồng khoa học trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả. 1.2.1.4. Trợ giảng và giảng viên tập sự Ngoài ra, trên thực tế các trường Đại học và Cao đẳng còn có một đội ngũ các giảng viên chưa chính thức chưa được xếp vào các ngạch công chức gọi là Trợ giảng nếu có thâm niên công tác từ 2 – 4 năm hoặc Giảng viên Tập sự nếu thời gian công tác dưới 2 năm. Những giảng viên này có nhiệm vụ chính là học tập tự bồi dưỡng, chuẩn bị bài giảng, giáo án đồng thời tham gia hỗ trợ công tác giảng dạy dưới sự kèm cặp của đội ngũ giảng viên chính thức. 1.2.2. Theo học vị Hiện nay, ở nước ta có 3 bậc học vị tương ứng với 3 loại bằng cấp được xếp từ thấp đến cao như sau: Cử nhân : chỉ những người đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Sau khi tốt nghiệp họ được cấp một bằng chứng nhận gọi là bằng cử nhân đối với khối ngành kinh tế, xã hội nhân văn … bằng cử nhân là yêu cầu tối thiểu đối với một giảng viên. Thạc sĩ: chỉ những người đã tốt nghiệp cao học. Thời gian cho bậc học này là từ 2 – 3 năm. Đối với giảng viên, bằng thạc sĩ là một trong những yêu cầu để xét thi nâng ngạch. Tiến sĩ : là học vị chỉ những người đã hoàn thành quá trình nghiên cứu sau thạc sỹ. Thường các quá trình nghiên cứu này diễn ra trong khoảng thời gian 3 năm. Bằng Tiến sĩ là một yêu cầu để xét phong hàm giáo sư, Phó giáo sư. Ngoài ra, hiện nay còn có một loại học vị nữa đó là học vị Tiến sĩ khoa học. Đây là học vị của những người bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ tại các nước Đông Âu, Liên Xô cũ. 1.2.3.Theo các tiêu chí khác 1.2.3.1. Theo học hàm: Hiện nay, ở nước ta tồn tại 2 loại học hàm đó là Giáo sư và Phó Giáo sư. Để có học hàm, ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên còn phải có một số cống hiến, đóng góp nhất định trong quá trình công tác giảng dạy tại nơi làm việc: như Công trình nghiên cứu khoa học được công nhận, viết sách báo, hướng dẫn Luân văn, Luận văn Cao học, Luận án Tiến sĩ và phải được hội đồng Giáo sư chấp thuận. 1.2.3.2. Theo hợp đồng tuyển dụng Giảng viên được phân ra thành 2 loại theo hình thức kí hợp đồng làm việc với các trường đại học và cao đẳng bao gồm : Hợp đồng xác định thời hạn : đối với những giảng viên trẻ mới tham gia công tác, các trường đại học, cao đẳng thường ký loại hợp đồng lao động này đối với giảng viên. Hợp đồng không xác định thời hạn (biên chế) thường được ký kết với các giảng viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm, có học hàm, có nhiều cống hiến cho trường. 1.2.3.3. Theo đặc thù công việc Theo đặc thù công việc người ta còn sử dụng khái niệm giảng viên kiêm chức để phân biệt với giảng viên cơ hữu. Giảng viên cơ hữu là giảng viên chỉ thực hiện duy nhất công tác giảng dạy hoặc có dưới 30% thời gian làm các công việc khác như tham gia quản lý, chủ nhiệm lớp… Giảng viên kiêm chức là viên chức làm việc tại các đơn vị, phòng ban nhưng có tham gia giảng dạy một hoặc một số chuyên ngành đào tạo, có quyết định của nhà trường về việc giảng dạy và thời gian tham gia giảng dạy không quá 30% trong quỹ thời gian làm việc. Ngoài ra, một số trường đại học và cao đẳng còn có một đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Đó là các giảng viên không ăn lương trực tiếp của trường mà được mời từ các cơ sở khác về tham gia giảng dạy tại trường. II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GIẢNG VIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 2.1. Đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên ảnh hưởng đến định mức lao động. Xuất phát từ các nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện trên cơ sở so sánh với các hoạt động lao động khác ta thấy hoạt động lao động của giảng viên có một số đặc điểm nổi bật sau : Thứ nhất, thời gian làm việc của giảng viên không bị rằng buộc trong 8 giờ làm việc hành chính. Họ chỉ lên lớp khi có giờ giảng, các thời gian còn lại để hoàn thành các nhiệm vụ khác thì không ai quản lý. Vì vậy, việc thực hiện các nhiệm vụ này là hoàn toàn dựa vào sự sắp xếp tự giác của mỗi giảng viên. Đây là đặc điểm mà giảng viên khác với cả công nhân sản xuất cũng như lao động quản lý hay lao động làm việc tại các dịch vụ công như bác sĩ, y tá, cũng khác ngay cả so với các giảng viên của các nước khác. Đặc điểm này gây ra một khó khăn rất lớn cho công tác định mức lao động về phương pháp định mức. Do thời gian thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên khó quản lý, họ không ngồi một chỗ mà thực hiện các nhiệm vụ một cách linh hoạt trong quĩ thời gian của mình nên định mức lao động không thể áp dụng các phương pháp truyền thống như chụp ảnh, bấm giờ được mà phải áp dụng các phương pháp khác hoặc các dạng biến thể của phương pháp chụp ảnh bấm giờ. Thứ hai, đối tượng lao động của giảng viên là các sinh viên – những người đã được trang bị các kiến thức cơ bản có khả năng nhận thức và đánh giá. Như vậy, đối tượng lao động của giảng viên cũng khác so với đối tượng lao động của các công nhân sản xuất, đó là những vật thể, máy móc thiết bị vô tri vô giác. Quan hệ giảng dạy là quan hệ hai chiều: giảng viên à sinh viên và ngược lại sinh viên à giảng viên. Điều này lại làm phát sinh nhiều vấn đề. Trước hết, việc đánh giá chất lượng hoạt động lao động của giảng viên là rất khó.Vì nó không chỉ phụ thuộc vào khả năng của người giảng viên mà còn phụ thuộc vào khả năng hiểu và vận dụng kiến thức của sinh viên mà mỗi sinh viên lại có mức độ hiểu và vận dụng khác nhau. Không giống như công nhân sản xuất, chất lượng lao động có thể đánh giá ngay qua chất lượng sản phẩm sản xuất được của từng ngày công, chất lượng lao động của giảng viên chỉ có thể đánh giá sau một thời gian dài thường là khi kết thức môn học. Thêm vào đó, sinh viên ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các thông tin mới nâng tầm hiểu biết lên cao hơn, linh hoạt hơn, thông minh hơn … đòi hỏi đội ngũ giảng viên cũng cần phải nhạy bén hơn. Chính vì vậy, họ còn phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, khảo nghiệm không giống như công nhân sản xuất sau mỗi ngày làm việc thì nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe để rồi hôm sau lại làm những công việc giống như vậy. Thứ ba, giảng viên là những người lao động trí óc, hàm lượng chất xám bỏ ra trong quá trình lao động là tương đối cao. Để thực hiện hoạt động lao động cho ngày hôm sau như đã trình bày ở trên, người giảng viên còn phải chuẩn bị bài, nghiên cứu, tìm tòi đảm bảo chất lượng tiết học. Chính vì vậy, họ là những người có bằng cấp, có trình độ cao, được chọn lựa cẩn thận, được học tập nâng cao trình độ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đào tạo. Thứ tư, do tính chất công việc phức tạp, hoạt động của giảng viên gồm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Việc lượng hóa các nhiệm vụ của giảng viên thường rất khó, cần phải có sự cân đối về thời gian thực hiện các nhiệm vụ và sự thống nhất trong cách tính toán, qui đổi các công việc thực tế có liên quan đến các nhiệm vụ trên. Chính những điều trên làm cho công tác định mức lao động cho giảng viên mang nhiều tính đặc thù. Đặc thù ở chỗ nó phải bao quát tất cả các nhiệm vụ của người giảng viên mà một số trong đó không thể lượng hóa được như nhiệm vụ học tập tự bồi dưỡng. Việc các giảng viên thực hiện các nhiệm vụ của mình đạt chất lượng đến đâu, thời gian như thế nào cũng khó lượng hóa và không thể đưa vào mức. Như vậy, định mức lao động cho giảng viên chỉ có thể can thiệp, hoặc định hướng cho người giảng viên về thời gian cho các nhiệm vụ chứ không thể quy định về chất lượng cho việc thực hiện các nhiệm vụ đó được. Đây cũng là một nhược điểm mang tính cố hữu khó có thể khắc phục được. 2.2. Các hoạt động chủ yếu của giảng viên có liên quan đến định mức lao động. Nhiệm vụ của giảng viên được qui định trong Luật giáo dục ban hành ngày 02 tháng 12 năm 1998, Quyết định số 1712/QĐ – BĐH ngày 18 tháng 12 năm 1978 về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy Đại học và Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 08 tháng 06 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn các nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Giáo dục – Đào tạo. Theo đó, giảng viên có các nhiệm vụ sau đây : Trước hết, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ của một nhà giáo được quy định tại Điều 63 Luật Giáo dục bao gồm : Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và điều lệ nhà trường. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. Không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học. Các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật. Thứ hai, giảng viên còn phải hoàn thành một số nhiệm vụ chính theo Quyết định số 1712/QĐ – BĐH : Thực hiện công tác chuyên môn bao gồm : soạn bài, giảng bài, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thực tập sinh, phụ đạo , chấm thi… Thực hiện những công tác chung của xã hội theo chức trách của một cán bộ nhà nước (lao động nghĩa vụ, luyện tập quân sự …) Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật. Học tập bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn… Thứ ba, giảng viên còn có một số nhiệm vụ cụ thể được qui định trong Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 08 tháng 06 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn các nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục đào tạo như sau : Giảng dạy được phần giáo trình môn học được phân công. Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặc cấp trường. Thực hiện đầy đủ các qui định về chuyên môn và nghiệp vụ, quy chế các trường đại học Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu) : chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập … Một điểm đáng lưu ý khi tiến hành công tác xây dựng mức đó là : Nhiệm vụ mà mỗi giảng viên thuộc các ngạch khác nhau phải đảm nhận là không giống nhau. Những giảng viên thuộc ngạch giảng viên chính và giảng viên cao cấp thì mức độ yêu cầu cho công việc và nhiệm vụ nặng nề hơn, đa dạng hơn. Chính vì vậy, công tác định mức phải nhận biết và phân biệt được các nhiệm vụ của từng loại đối tượng giảng viên, trên cơ sở đó đưa ra các mức phù hợp với các loại đối tượng giảng viên khác nhau. III. MỨC LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN. 3.1. Các khái niệm liên quan Định mức lao động là một trong những vấn đề quan trọng đã và đang được quan tâm không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học, là một lĩnh vực hoạt động thực tiễn quan trọng để xây dựng và thực hiện các mức lao động. Nói đến định mức lao động hay công tác định mức lao động là nói đến công tác xây dựng mức, tổ chức thực hiện mức và đánh giá thực hiện mực. Còn mức lao động chỉ là sản phẩm của công tác định mức lao động. Trên thực tế, hai khái niệm này thường bị dùng lẫn lộn và rất hay gây nhầm lẫn. Mức lao động là sản phẩm của định mức lao động, mức lao động bao gồm: Mức thời gian là đại lượng thời gian lao động cần thiết được qui định cho việc hoàn thành một sản phẩm hay một công việc nào đó được qui định để một người lao động hay một nhóm người lao động thuộc một ngành nghề nào đó có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc đó trong những điều kiện nhất định. Mức sản lượng là số lượng đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) qui định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện sản xuất nhất định.(Giáo trình Định mức lao động – trường TH Lao động Xã hội – NXB Lao động Xã hội năm 2004 – trang 8) Mức phục vụ là số lượng nơi làm việc, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất … trong doanh nghiệp qui định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ.(Giáo trình Định mức lao động – trường TH Lao động Xã hội – NXB Lao động Xã hội năm 2004 – trang 9) Mức định biên (biên chế) là số lượng người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thích hợp được qui định để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định. (Giáo trình Định mức lao động – trường TH Lao động Xã hội – NXB Lao động Xã hội năm 2004 – trang 10) 3.2. Mức lao động và yêu cầu về mức lao động đối với giảng viên 3.2.1. Mức lao động của giảng viên Do đặc thù công việc giảng dạy của người giảng viên, nên mức lao động áp dụng cho giảng viên được dùng là mức thời gian, cụ thể là mức giờ chuẩn. Giảng viên không chỉ tham gia giảng dạy mà họ còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như đã liệt kê ở trên. Trong những nhiệm vụ ấy có cả những nhiệm vụ mà kết quả thực sự của nó không phải là giờ chuẩn hay giờ đứng lớp như hướng dẫn tốt nghiệp, coi thi, chấm thi … Chính vì vậy, người ta phải qui đổi các kết quả thực hiện nhiệm vụ đó của người giảng viên ra giờ chuẩn. Giờ chuẩn cũng có nhiều tên gọi khác nhau như giờ chuẩn định mức, giờ chuẩn thanh toán, giờ đứng lớp, giờ tiết …Cụ thể, Mức giờ chuẩn : là đại lượng qui định về số giờ qui chuẩn cần thiết để một giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy đào tạo trong một năm học tương ứng với ngạch giảng viên của giảng viên đó. Trong đó, giờ qui chuẩn là giờ thực tế mà giảng viên dùng để thực hiện các nhiệm vụ phải hoàn thành nhân với hệ số qui đổi. Giờ đứng lớp : là thời gian giảng dạy, đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ khác ở trên lớp của người giảng viên. Giờ chuẩn định mức: là mức giờ chuẩn qui định về số giờ chuẩn cần thiết mà một giảng viên ở ngạch nhất định cần hoàn thành trong một năm học. Giờ chuẩn thanh toán là lượng chênh lệch giữa mức giờ qui chuẩn mà một giảng viên thực hiện được trong một năm học với giờ chuẩn định mức mà giảng viên đó phải thực hiện trong năm học ấy. 3.2.2. Yêu cầu về mức lao động : Mức phải đáp ứng các yêu cầu sau : Mức phải bao quát được các công việc của người giảng viên, các loại đối tượng giảng viên, trong đó cũng phải tính đến sự khác biệt về hao phí lao động giữa các nhóm môn học có đặc thù khác nhau. Mức phải phù hợp với điều kiện thực tế cụ thể của trường. Một khi các điều kiện của trường thay đổi thì mức cũng được xem xét và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và xu hướng chung. Mức phải tạo điều kiện để giảng viên có khả năng hoàn thành có chất lượng cao các nhiệm vụ được giao, tạo động lực trong lao động, khuyến khích được khả năng sáng tạo, và hăng hái trong lao động. Mức phải tạo điều kiện cho giảng viên rèn luyện nâng cao trình độ, NCKH, trao dồi kinh nghiệm chuyên môn. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định mức lao động cho giảng viên : Về xây dựng mức lao động : Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng mức bao gồm : Các qui định của Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành có liên quan. Điều này nói lên tính hợp pháp của định mức lao động. Ngạch viên chức Qui mô của giảng viên và trình độ của giảng viên Trình độ của người làm công tác xây dựng mức. Đây là nhân tố quyết định đến tính dúng đắn và khả thi của mức lao động … Khả năng tài chính chi trả các khoản phụ cấp, vượt giờ của cơ sở đào tạo. Đây là yếu tố quan t._.rọng phải tính đến trong công tác định mức ở những trường ĐH bán công và dân lập vì các trường này phải chủ động về tài chính mà có rất ít hoặc không có sự hỗ trợ nào từ phía Ngân sách Nhà nước. Về thực hiện mức lao động Xu hướng và nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng của xã hội. Ví dụ như Chuyên ngành kế toán trong những năm gần đây có số lượng người tham gia đăng ký học rất đông, do đó khối lượng giảng dạy của các giảng viên chuyên ngành này tăng vọt, và như vậy tình hình vượt mức giờ giảng qui chuẩn là rất cao đối với các giảng viên thộc chuyên ngành này. Trong khi đó, một số chuyên ngành khác lại không thu hút được học viên do vậy, giảng viên các chuyên ngành này có thể sẽ không hoàn thành mức giờ giảng qui chuẩn như quy định. Khối lượng công việc mà nhà trường phải đảm nhận trong một năm học. Thực chất chính là qui mô đào tạo của trường và các nhiệm vụ khác mà trường được Bộ, Ban, Ngành phân công, giao nhiệm vụ (NCKH, đào tạo cán bộ …) Cơ cấu đội ngũ giảng viên về tuổi, giới tính, trình độ, ngạch bậc, chức danh …Giảng viên là những người thực hiện mức do đó những đặc điểm của đội ngũ giảng viên đóng vai trò quyết định đến tình hình thực hiện mức lao động. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN Do tính đặc thù trong hoạt động lao động của người giảng viên nên trong quá trình tiến hành định mức lao động người ta thường sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp “Phân tích tính toán” Khái niệm chung Đây là phương pháp chủ yếu dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn như các Qui phạm pháp luật, các chế độ định mức cũ của trường, các tài liệu tham khảo về chế độ định mức của các trường khác. Phương pháp này bao gồm các nội dung sau : Nghiên cứu các kết cấu, khâu công việc mà giảng viên phải thực hiện. Nghiên cứu các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành khâu công việc. Dựa vào các tài liệu qui chuẩn, xác định thời gian cho từng khâu công việc. Ưu điểm, nhược điểm Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là mức lao động được xây dựng nhanh chóng, đỡ tốn công sức và độ chính xác tương đối cao. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào tài liệu, và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người cán bộ định mức. Nếu như tài liệu không tốt, thiếu chính xác cộng thêm trình độ của cán bộ định mức không tốt thì mức được xây dựng sẽ không thể có ý nghĩa thực tiễn. Điều kiện thực hiện Công việc được định mức phải tương đối ổn định, ít biến động, cán bộ định mức phải vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Tài liệu cung cấp cho xây dựng mức phải có độ chính xác cao và phù hợp với thực tiễn. 4.2. Phương pháp phân tích khảo sát Khái quát chung về phương pháp Do đặc thù của công việc giảng dạy, chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc các bước tiến hành của phương pháp như với công nhân sản xuất, mà phải chỉnh sửa một số bước đảm bảo tính phù hợp khi áp dụng cho giảng viên. Với phương pháp này, người ta sẽ tiến hành các công việc như sau : Thiết kế bảng thăm dò (bảng hỏi) về tình hình thực hiện và phân chia quĩ thời gian để làm các nhiệm vụ của người giảng viên. Phát bảng thăm dò cho các đối tượng giảng viên, sau đó lấy ý kiến của giảng viên về thời gian thực hiện các khâu công việc mà đối tượng giảng viên đó đang tiến hành như yêu cầu của bảng điều tra đưa ra. Tổng hợp, phân tích kết quả thu được. Từ kết quả đó đưa ra một mức lao động mới, phù hợp với các giảng viên trên cơ sở nắm bắt được các nhu cầu nguyện vọng, cũng như cách thức thực hiện và hoàn thành mức của họ. Ưu điểm, nhược điểm Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là nhờ nghiên cứu trực tiếp hoạt động lao dộng của giảng viên thông qua thăm dò, hỏi ý kiến họ nên mức lao động được xây dựng không những sẽ chính xác mà còn tổng hợp được kinh nghiệm của những giảng viên giàu kinh nghiệm và có trình độ cao, cung cấp được số liệu một cách đầy đủ để cải tiến công tác dạy và học… Điểm mấu chốt của phương pháp này đó là khả năng thiết kế bảng hỏi và sự tham gia cộng tác, cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin từ phía các giảng viên. Như vậy, nếu cán bộ định mức không có khả năng thiết kế bảng hỏi cũng như các giảng viên không tham gia nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tin thì phương pháp này không thể tiến hành. Qua đó, ta thấy phương pháp này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố từ phía giảng viên (khách quan) cán bộ định mức không thể chủ động được. Đây là nhược điểm lớn nhất của phương pháp này Điều kiện thực hiện Cán bộ định mức phải có khả năng thiết kế được bảng hỏi trên cơ sở nắm bắt, bao quát và hiểu rõ về hoạt động lao động của giảng viên. Phải có tập huấn hoặc trao đổi trước với giảng viên về các vấn đề điều tra để họ hiểu và có kỹ năng trả lời chính xác. Phải có sự cộng tác nhiệt tình từ phía giảng viên trong việc cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết cho công tác định mức lao động. Phải có phương pháp và kỹ năng xử lý số liệu tốt. 4.3. Phương pháp so sánh điển hình Đây là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí của mức điển hình và những nhân tố ảnh hưởng, qui định để xác định mức. Theo phương pháp này chúng ta lấy mẫu mỗi ngạch là một giảng viên. Giảng viên này phải là tiêu biểu cho toàn ngạch cả về trình độ và kinh nghiệm giảng dạy. Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu tình hình thực hiện mức và cơ cấu thời gian dành cho các nhiệm vụ, chúng ta tiến hành xây dựng mức mới. Ưu điểm, nhược điểm Ưu điểm lớn nhất của việc áp dụng phương pháp này là thời gian xây dựng mức nhanh chóng, ít tốn công sức. Tuy nhiên trong thực tế mọi sự so sánh đều chỉ là tương đối nên mức xây dựng cho phương pháp này có độ chính xác không cao bằng các phương pháp trước và phụ thuộc nhiều vào việc lấy mẫu có chuẩn hay không. Điều kiện thực hiện Phương pháp này được thực hiện ở các trường có qui mô nhỏ, đội ngũ giảng viên không lớn. Sự đa dạng trong cơ cấu của đọi ngũ giảng viên không cao. Việc lấy mẫu phải chính xác và phải có các tiêu chuẩn rõ ràng. 4.4. Phương pháp tổng hợp Đây là nhóm phương pháp gồm 3 phương pháp nhỏ, bao gồm : Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê có được trên cơ sở đó thay đổi, sửa chữa, tính toán để đưa ra mức lao động mới. Phương pháp chuyên gia hay còn gọi là phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ định mức trong đó có sử dụng lồng ghép với phương pháp dân chủ bình nghị. Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng mức trên cơ sở hai phương pháp trên sau đó đưa ra thảo luận, lấy ý kiến của giảng viên. Phương pháp đấu thầu mức lao động là phương pháp xây dựng mức lao động dựa trên việc lựa chọn mức lao động hợp lý nhất của cán bộ định mức trong số các mức do giảng viên hay nhóm giảng viên tự đưa ra. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với các trường có qui mô nhỏ. Ưu điểm Đây là nhóm các phương pháp mà việc thực hiện tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. Độ chính xác của mức được xây dựng từ những phương pháp này cũng khá cao. Trong chừng mực nào đó, phương pháp có vận dụng được kinh nghiệm của cán bộ định mức, do đó phần nào có thể loại trừ được sai lệch do hạn chế của phương pháp. Nhược điểm Không phân tích được tỷ mỉ năng lực giảng dạy của giảng viên. Không động viên được sự nỗ lực giảng dạy, phát huy sáng kiến, tham gia vào công tác định mức lao động của giảng viên. Không nghiên cứu được các phương pháp giảng dạy mới tiên tiến của các giảng viên giàu kinh nghiệm, từ đó không cho phép sử dụng rộng rãi và phổ biến cho mọi người. Không khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý, định mức mà ngược lại có thể còn hợp pháp hóa những thiếu xót đó, dẫn đến kìm hãm sự phát triển. 4.5. Phương pháp đi từ quỹ thời gian của người giảng viên Theo phương pháp này người ta tính ra số giờ có thể huy dộng trong một năm của giảng viên sau đó tính toán trên cơ sở đó phân bổ giờ mức cho các nhiệm vụ và từng loại dối tượng giảng viên. (1 năm = 52 tuần * 5 ngày * 8 giờ) Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là gắn với tình hình thực tế cho phép đánh giá khối lượng công việc cần thực hiện trên sơ sở đó phẩn bổ mức cho các nhiệm vụ và khâu công việc. Như vậy, thời gian dành cho các khâu công việc sẽ được điều phối đều, hợp lý cho các giảng viên. Nhận xét chung về các phương pháp Trên đây là những phương pháp truyền thống và chung nhất được áp dụng để tiến hành công tác định mức cho tất cả các dạng lao động. Xuất phát từ những đặc thù trong hoạt động lao động của người giảng viên cũng như đặc điểm quản lý hoạt động lao động của họ mà người viết đã chỉnh sửa đôi chút trong mỗi phương pháp nhằm phù hợp hơn, và đúng đắn hơn khi tiến hành định mức lao động cho giảng viên. Thực tế công tác định mức lao động ở các trường đại học trên cả nước cho thấy, người ta không chỉ áp dụng riêng lẻ từng phương pháp mà thường áp dụng nhiều phương pháp, phương pháp này sẽ là đối chứng cho phương pháp kia và ngược lại để khắc phục hay giảm thiểu tối đa các nhược điểm của từng phương pháp. V. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN 5.1. Khái niệm Chế độ công tác giảng viên được hiểu là một văn bản qui định về nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ giảng viên, bao gồm định mức lao động cho từng ngạch giảng viên và cho từng loại công việc cụ thể. Như vậy, có thể thấy rằng chế độ công tác giảng viên chính là sự biểu hiện bằng văn bản các mức lao động. Mức lao động lại là sản phẩm của công tác định mức lao động. Chính vì vậy, có thể xem chế độ công tác giảng viên như là phần biểu hiện, không thẻ thiếu của công tác định mức lao động. 5.2. Phân loại Chế độ công tác giảng viên bao gồm hai loại: Thứ nhất là chế độ công tác giảng viên chung do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành (Quyết định 1712/QĐ – BĐH ngày 18 tháng 12 năm 1978) áp dụng cho tất cả những người làm công tác giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc. Chi tiết Quyết định 1712/QĐ – BĐH xin xem Phụ lục I. Thứ hai là chế độ công tác giảng viên do các trường Đại học, Cao đẳng tự ban hành, có giá trị trong nội bộ trường. 5.3. Lợi ích của chế độ công tác giảng viên Lợi ích của một chế độ công tác giảng viên tốt mang lại là rất lớn. Về phía nhà trường, nó giúp cho nhà trường có thể tổ chức và quản lý tốt các mặt công tác của đội ngũ giảng viên một cách có hệ thống, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, nó cho phép tính được cả nhu cầu về cán bộ trong từng giai đoạn phát triển, thông qua việc thực hiện mức, khối lượng công việc cần hoàn thành của tường và qui mô đào tạo. Mặt khác, nó giúp cho cán bộ giảng viên thấy rõ trách nhiệm, và các nhiệm vụ cụ thể của mình, từ đó giúp họ có kế hoạch, phương hướng và mục tiêu phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tóm lại, trên cơ sở làm rõ lý luận về định mức lao động ở phần I, Luận văn tiếp tục tiến hành phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện mức lao động của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội ở Phần II, lấy đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức của trường Đại học Lao động - Xã hội. PHẦN II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỨC LAO ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘI I. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỨC Tên trường Tên tiếng Việt : Trường Đại học Lao động – Xã hội Tên giao dịch tiếng Anh : University of Labour and Social Affairs Tên viết tắt tiếng Anh : ULSA Trụ sở Trụ sở chính : 43 đường Trần Duy Hưng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Trụ sở 2 : 50 đường Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại liên hệ : 04 5566563 Fax : 04 5566873 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày 31/01/2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 26/2005/QĐ - TTg thành lập Trường Đại học Lao động Xã hội trên cơ sở Trường Cao đẳng Lao động Xã hội. Theo đó, Trường Đại học Lao động Xã hội là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo qui định của pháp luật. Hiện nay, Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tuy nhiên là một trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường cũng chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiền thân của Trường Đại học Lao động Xã hội là trường Trung cấp Lao động Tiền lương - được thành lập ngày 27 tháng 05 năm 1961. Đến ngày 27 tháng 05 năm 1991, Trường hợp nhất với Trường Cán bộ quản lý thương binh và xã hội – được thành lập năm 1975 – và lấy tên là Trường Cán bộ Lao động và Xã hội. Sáu năm sau, năm 1997, Trường được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội và đến ngày 31 tháng 01 năm 2005, trường một lần nữa được nâng cấp thành Trường Đại học Lao động Xã hội.(Biểu 1) Sơ đồ 1 : Quá trình hình thành của trường Đại học Lao động - Xã hội Tr­êng trung häc lao ®éng tiÒn l­¬ng I Tr­êng c¸n bé qu¶n lý L§ - TB - XH Tr­êng c¸n bé lao ®éng vµ x· héi (27 – 05 – 1991) Tr­êng cao ®¼ng lao ®éng x· héi (1997) TR­êng §¹i häc Lao ®éng – x· héi (31 – 01 – 2005) 27 – 05 – 1991 Nguồn : “Tài liệu kỉ niệm 40 năm thành lập trường “Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, 40 năm xây dựng và phát triển” Hiện nay, các ngành nghề đào tạo của trường bao gồm chuyên ngành Quản lý lao động, Công tác xã hội, Bảo hiểm xã hội, An sinh xã hội, Kỹ thuật chỉnh hình, Kế toán, Quản trị nhân lực… Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của trường Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của trường được thiết lập theo Quyết định Số 155/QĐ – LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo đó, bộ máy hoạt động các quan hệ quản lý và trực thuộc của trường được minh họa cụ thể theo Sơ đồ 2 . Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Lao động - Xã hội. Phó hiệu trưởng Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Phòng Đào tạo Phòng Tại chức Phòng Công tác sinh viên Khoa Quản lý lao động Khoa Công tác xã hội Khoa Bảo hiểm Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kế toán Tài vụ Ban Quản lý dự án Phòng Hành chính Khoa Kế toán Khoa Kỹ thuật chỉnh hình BM Mac - Lênin BM GDTC - QP BM Luật BM toán - Tin BM Ngoại ngữ BM Thống kê TT Thông tin – Thư viện TT Tư vấn công tác xã hội Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Phó hiệu trưởng Chú thích : BM : Bộ môn TT : Trung tâm BM GDTC – QP : Bộ môn Giáo dục thể chất – Quốc phòng. Nguồn: Đề cương bài giảng 44 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Lao động Xã hội – ThS. Vũ Văn Bình – Phòng Tổ chức cán bộ. Hiệu trưởng 1.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội Hiện nay, trường có 249 cán bộ công nhân viên chức trong đó có 173 người đang trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy chiếm 69,48%, trong số 173 giảng viên này thì có tới 35 giảng viên kiêm chức. Bảng 3 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động Xã hội tính đến 15/2/2006 Đơn vị : Người, % Tổng Giới tính Học vị Tuổi TB Nam Nữ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân SL 173 67 106 18 48 107 34,4 % 100 38,72 61.28 10,40 27,75 61,85 - Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Trường Đại học Lao động - Xã hội 1.3.1. Xét về học hàm học vị: Toàn trường hiện đang có 18 Tiến sĩ, 48 Thạc sĩ và 107 Cử nhân chiếm lần lượt 10,4%; 27,75%; và 61,85% trên tổng số giảng viên của trường. Trong tổng số 173 giảng viên của trường thì mới chỉ có 2 Phó giáo sư. Qua đó ta thấy, tỷ lệ giảng viên có bằng từ Thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ chưa cao và trên 50% đội ngũ giảng viên mới chỉ có bằng cử nhân. Hiện nay, gần 50 giảng viên của trường đang theo học Cao học tại các trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước, 5 giảng viên đang theo học Nghiên cứu sinh trong nước. Điều này hứa hẹn trong những năm tới tỷ lệ giảng viên có bằng Thạc sĩ sẽ tăng mạnh, nâng cao được chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng như chất lượng đào tạo của trường. 1.3.2. Xét về độ tuổi Đội ngũ giảng viên của trường có độ tuổi trung bình là 34,4 trong đó có 6 giảng viên trong độ tuổi 23 là độ tuổi trẻ nhất và 2 giảng viên trong độ tuổi 60 là độ tuổi lớn nhất. Như vậy, đội ngũ giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội đều còn rất trẻ cần có nhiều thời gian để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, trao dồi kiến thức chuyên môn. Điều này đòi hỏi công tác định mức lao động cần phải nghiên cứu kỹ, và cân đối một cách hợp lý thời lượng các nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện để đảm bảo chất lượng dạy và học. 1.3.3.Về giới tính Đội ngũ giảng viên của trường có cơ cấu giới tính khá chênh lệch. Trong 173 giảng viên thì chỉ có 67 giảng viên nam chiếm tỷ lệ 38,72%, trong khi số lượng giảng viên nữ là 106 giảng viên chiếm 61,28%. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mức lao động. Vì số lượng giảng viên nữ quá đông, độ tuổi trung bình lại chỉ có 32,9 (độ tuổi có tỷ lệ sinh cao), với khối lượng công việc cần hoàn thành là cố định, một khi họ nghỉ sinh con thì gánh nặng công việc sẽ đè nặng lên vai những người còn lại và tình hình vượt mức sẽ rất cao. 1.3.4. Xét theo đơn vị Khoa Quản lý Lao động có số lượng giảng viên đông nhất 40/173 chiếm 23,12% tiếp đó là Khoa Kế toán chiếm 19,08%. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường theo đơn vị và học vị được biểu diễn như Bảng 4 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường theo đơn vị và học vị tính đến ngày 15/2/2006. Nhìn chung Khoa Quản lý lao động có chất lượng đội ngũ giảng viên tốt nhất với 7 Tiến sĩ chiếm 17,5% giảng viên của khoa và chiếm 38,9% lượng Tiến sĩ của toàn trường; 9 Thạc sĩ chiếm 22,5% giảng viên của khoa và 18,75% lượng Thạc sĩ của cả trường. Bảng 4 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường theo đơn vị và học vị tính đến ngày 15/2/2006 Đơn vị : Người STT Đơn vị Tổng số Học vị Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân 1 BM Mác – Lênin 14 0 5 9 2 BM Thống kê 5 0 2 3 3 BM Toán – Tin 14 1 6 7 4 BM Ngoại ngữ 11 0 2 9 5 BM Luật 13 0 6 7 6 BM GDTC – QP 5 1 1 3 7 Khoa Công tác XH 20 4 6 10 8 Khoa Bảo hiểm 9 1 3 5 9 Khoa Kế toán 33 3 6 24 10 Khoa KTCH 14 1 3 10 11 Khoa QLLĐ 40 7 9 24 12 Toàn trường 173 18 48 107 Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ – Trường Đại học Lao động Xã hội. (Chú giải: Trong số lượng giảng viên của từng đơn vị có tính cả giảng viên kiêm giảng. Do vậy tổng số giảng viên tại các Khoa, BM có thể không bằng tổng số giảng viên của toàn trường.) 1.3.5. Xét theo ngạch giảng viên Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo ngạch được biểu hiện qua bảng sau : Bảng 5 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động -Xã hội theo ngạch giảng viên qua ba năm 2004, 2005, 2006 Đơn vị : Người, % STT Ngạch giảng viên Năm 2005 Năm 2006 Tổng số % Tổng số % 1 Giảng viên cao cấp 0 0 0 0 2 Giảng viên chính 13 9,85 20 11,56 3 Giảng viên 70 53,03 112 64,74 4 Trợ giảng 40 30,30 0 0 5 Tập sự 9 6,82 41 23,70 6 Toàn trường 132 100,00 173 100,00 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Đại học Lao động Xã hội Như vậy, qua tìm hiểu về cơ cấu đội ngũ giảng viên theo các tiêu chí, ta có thể rút ra các đặc điểm của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động Xã hội như sau : Đội ngũ giảng viên của trường Đại học Lao động Xã hội hiện còn rất trẻ (Tuổi TB = 34,4tuổi). Do đó, kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy chưa cao. Chính vì vậy, dịnh mức cho các nhiệm vụ học tập tự bồi dưỡng phải chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu thời gian cho các nhiệm vụ. Cơ cấu giới tính của đội ngũ giảng viên khá lệch. Đội ngũ giảng viên nữ đông gần gấp đôi giảng viên nam (106/67), lại còn khá trẻ do vậy việc thực hiện chế độ công tác, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ …của họ sẽ còn gặp nhiều khó khăn do gặp phải các vấn đề về gia đình, con nhỏ … Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện mức lao động. Trình độ chuyên môn của đội ngũ này cũng chưa cao. Tỷ lệ Thạc sĩ, Tiến sĩ còn thấp trong cơ cấu. Lực lượng những người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao còn rất mỏng, do đó, cơ hội được kìm cặp, chỉ bảo của đội ngũ tập sự là rất ít. Số lượng giảng viên tập sự của trường rất đông (23,72%). Vì vậy, họ phải học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nên mức giờ chuẩn mà trường đưa ra sẽ không thể quá cao, thêm vào đó đây cũng là gánh nặng cho đội ngũ GV, GVC trong việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của trường. 1.4. Cơ sở vật chất Trường Đại học Lao động Xã hội được tu sửa trước năm 1990. Cho đến nay, trường đã có một khung cảnh sư phạm rất khang trang và sạch đẹp với 6 tòa nhà cao tầng trong đó gồm 4 tòa nhà 5 tầng, 1 tòa nhà 4 tầng và 1 tòa nhà 7 tầng. Trường hiện có 35 phòng học đơn và ghép, 2 hội trường lớn với sức chứa 250 và 400 người phục vụ cho việc tổ chức các hội nghị và sinh hoạt của trường, 3 phòng hội thảo, 2 phòng chuyên dụng học ngoại ngữ, 2 phòng học tin, và nhiều trang thiết bị chuyên dụng hiện đại khác phục vụ cho công tác học tập giảng dạy và nghiên cứu.. Một số phòng học đã được trang bị các hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như bảng chống bóng, phấn không bụi, hệ thống chiếu sáng…đặc biệt ở mỗi phòng học ghép đều có một hệ thống trang âm hiện đại đảm bảo cho chất lượng tiết học. Tuy nhiên, các phòng học đơn vẫn chưa được trang bị loa mic, trong khi một số phòng học ghép lại bị hỏng vì nhiều lý do khách quan. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập của giảng viên cũng như của sinh viên à ảnh hưởng đến tính hình thực hiện mức. Trường đang mở rộng và hiện đại hóa dần hệ thống thông tin thư viện. Với việc tăng thêm nhiều đầu sách và cách thức tra cứu tìm kiếm thông tin mới, hệ thống thư viện của trường đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đội ngũ cán bộ giảng viên và học sinh sinh viên của nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh cũng như giảng viên trao dồi kiến thức. Điều kiện làm việc của cán bộ giảng viên cũng dần được nâng lên. Mỗi khoa đều được trang bị một máy photo và một dàn máy vi tính. Trường cũng có các thiết bị trình chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên theo các phương pháp dạy học mới. Tóm lại, cơ sở vật chất của trường trong thời điểm hiện tại là khá tốt và phù hợp với qui mô đào tạo, song trong thời gian tới, trường cần phải đầu tư và nâng cấp thêm về cơ sở cũng như các trang thiết bị chuyên dụng khác phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu và mở rộng qui mô đào tạo của trường. 1.5. Qui mô và cơ cấu sinh viên của trường Qui mô và các hình thức đào tạo của trường được biểu hiện thông qua: Bảng 6 : Qui mô và các hình thức đào tạo của trường Đại học Lao động - Xã hội. Năm học Hệ đào tạo 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006 2006 - 2007 (dự kiến) Tổng qui mô đào tạo 3648 4352 4750 7000 % tăng thêm do tuyển mới - 19,30 9,15 62,11 Trong đó : I. Chính qui tập trung 2309 2952 3200 4800 1. Đại học - - 300 1100 2. Cao đẳng 1959 2054 2300 3000 3. Trung học (TH) 350 898 600 700 II. Cao đẳng vừa học vừa làm 1339 1400 1400 1400 III. Liên thông - - 150 800 1. TH à Cao đẳng - - 150 400 2. TH à Đại học - - - 200 3. Cao đẳng à Đại học - - - 200 Đơn vị : Người, % (Nguồn : Phòng Đào tạo – Trường Đại học Lao động Xã hội) Qua đó ta thấy, qui mô đào tạo tăng liên tục qua các năm. Từ năm học 2005 – 2006, trường có thêm hình thức đào tạo Đại học và Liên thông từ Trung học lên Cao đẳng, tuy nhiên lượng tuyển mới lại không tăng nhiều bằng năm học trước (9,15% so với 19,3%). Dự kiến năm học 2006 – 2007, trường sẽ mở thêm 2 hình thức đào tạo nữa là liên thông từ TH à Đại học và từ Cao đẳng à Đại học và qui mô đào tạo tăng 62,11% so với năm học trước. Nếu so sánh qui mô đào tạo với số lượng giảng viên của trường thì ta có : Năm học 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006 Tổng số học sinh – sinh viên 3648 4352 4750 Tổng số giảng viên 121 132 173 Tỉ lệ sinh viên/giảng viên 30,15 32,97 27,46 Như vậy, số lượng sinh viên mà một giảng viên phải đảm nhiệm là khá cao (>30 SV/GV) cao hơn qui định của Bộ Giáo dục - Đào tạo (25 sinh viên). Điều này đặt ra khối lượng công việc khá lớn cho các giảng viên, song trong năm học 2005 –2006 tỉ lệ này đã giảm. Nếu trong năm học sau, nhà trường muốn tăng qui mô đào tạo lớn như dự kiến (62,11%) thì phải giải quyết tốt các vấn đề về đội ngũ giảng viên cả về chất lượng và số lượng đảm bảo chất lượng giảng dạy tại trường. Qui mô đào tạo của trường cũng sẽ được tăng lên theo thời gian, tỷ lệ và số lượng tăng thêm được biểu diễn qua bảng sau : Bảng 7 : Dự kiến qui mô dào tạo đến năm 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng sinh viên (người) 7000 9100 10900 12500 14000 % tăng thêm (%) - 30 19,78 14,68 12 Nguồn : Dự kiến qui mô đào tạo đến năm 2015 – Phòng Đào tạo ĐÁNH GIÁ MỨC VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN, XÂY DỰNG MỨC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG Xà HỘI 2.1. Các phương pháp và căn cứ xây dựng định mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội Về căn cứ xây dựng định mức : Căn cứ xây dựng định mức lao động của trường là 2 văn bản Qui phạm pháp luật: Quyết định số 1712/QĐ – BĐH và Quyết định 1659/QĐ – BĐH của Bộ Đại học nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về phương pháp, trường sử dụng tổng thể các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Trường cũng tham khảo các văn bản định mức lao động của các trường Cao đẳng khác để xây dựng nên “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội” 2.2. Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội 2.2.1. Các khâu công việc được đưa vào xây dựng mức Trường Đại học Lao động – Xã hội mặc dù đã được quyết định nâng cấp từ trường Cao đẳng Lao động – Xã hội lên thành Đại học Lao động - Xã hội từ tháng 01 năm 2005, nhưng vì nhiều điều kiện khách quan trường chưa thể xây dựng một văn bản mới về chế độ công tác giảng viên. Chính vì vậy, “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội” ban hành ngày 29/10/1999 đến nay vẫn có hiệu lực và vẫn đang được trường sử dụng như là một trong những căn cứ để trả lương. Theo văn bản này, thời gian làm việc của người giảng viên được qui định trên nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ. Thời gian làm việc 1 năm được tính như sau : + Quỹ thời gian lao động trong 1 năm là : 43 tuần + Nghỉ lễ + tết : 03 tuần + Nghỉ hè : 06 tuần Cộng : 52 tuần Đối với hệ Cao đẳng, qui định có đưa ra định mức giờ chuẩn cho sáu khâu công việc chính hay nói chính xác hơn là sáu nhiệm vụ chính mà người giảng viên phải thực hiện trong một năm học (Bảng 8). Trong đó có một số điểm đáng lưu ý là : + Trong trường hợp giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học vượt quá số giờ chuẩn quy định thì cũng không được tính thêm vào tổng số giờ quy chuẩn thực hiện được trong năm học đó. Vì nhà trường đã giới hạn ngưỡng trên mức giờ chuẩn dành cho công tác nghiên cứu khoa học là 57 giờ chuẩn đối với giảng viên và giảng viên chính, 18 giờ chuẩn đối với trợ giảng. + Việc học tập tự bồi duỡng, sinh hoạt chuyên môn và hội nghị coi như giảng viên đương nhiên hoàn thành. Điều này có nghĩa là một giảng viên có thời gian học tập tự bồi duỡng hoặc sinh hoạt chuyên môn ít hơn qui định thì cũng xem như là thực hiện đầy đủ theo định mức qui dịnh, hoặc họ có thực hiện nhiều hơn đi chăng nữa thì cũng chỉ tính theo giờ định mức, lượng thời gian dôi ra không được tính vào lượng thời gian vượt mức. + Tuổi thực hiện lao động nghĩa vụ và tập luyện quân sự là từ 18- 35 đối với nữ và 18-45 đối với nam. Nếu giảng viên của trường có tham gia đầy đủ hai hoạt động trên ở địa phương hoặc trường và có chứng nhận thì được tính đủ số giờ quy chuẩn là 18 giờ chuẩn lao động nghĩa vụ và 20 giờ chuẩn luyện tập quân sự vào tổng số giờ quy chuẩn mà người đó thực hiện trong năm học (không trừ vào mức giờ chuẩn mà người đó phải thực hiện trong năm học). Những người không tham gia hoặc không tham gia đầy đủ hoặc hết tuổi thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì khối lượng giờ định mức này được quy về mức giờ chuẩn mà người đó phải thực hiện công tác chuyên môn. + Thời gian làm việc định mức trong năm là : 43 tuần x 6 ngày/tuần x 8giờ/ngày = 2064 giờ ( 1 giờ = 60 phút ) Do thời gian làm việc qui định hiện nay là 43 tuần/năm như trình bày ở trên, tức là ít hơn so với Quyết định số 1712/QĐ - BĐH nên trường đã điều chỉnh giảm thời gian dành để lao động nghĩa vụ từ 96 à80 giờ và luyện tập quân sự từ 120 à 90 giờ. + Đối với giáo viên thể dục, nhà trường thực hiện theo qui định tại Thông tư số 37/TT ngày 14/11/1980 của Bộ Giáo dục, mỗi năm lên lớp dạy 400 giờ. + Những giảng viên tập sự và hợp đồng trong thời gian 2 năm thì không nên bố trí giảng vượt 30% số giờ tiêu chuẩn. + Giảng viên dạy trong năm học từ 3 môn trở lên sẽ được áp dụng định mức thấp trong cùng ngạch Bảng 8 : Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động Xã hội TT Ngạch GV Các loại công việc GVC GV Trợ giảng Tập sự Đ/m TG Giờ chuẩn Đ/m TG Giờ chuẩn Đ/m TG Giờ chuẩn Đ/m TG Giờ chuẩn 1 Công tác chuyên môn (Soạn bài, giảng bài, hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi…) Giáo viên giảng các môn khoa học xã hội, chính trị và chuyên ngành. Giáo viên giảng các môn kỹ thuật, ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên. 1174 270à280 280à290 1174 260à270 270à280 1174 200à210 210à220 1174 100 110 2 Tự bồi dưỡng 250 350 500 500 3 Nghiên cứu khoa học 350 57 250 57 100 18 100 4 Sinh hoạt chuyên môn và hội nghị khoa học 120 120 120 120 5 Lao động nghĩa vụ quân sự 80 18 80 18 80 18 80 18 6 Luyện tập quân sự 90 20 90 20 90 20 90 20 7 Tổng 2064 365à385 2064 355à375 2064 265à285 2064 138à148 Nguồn : Qui định tạm thời về chế độ công tác giáo viên ở trường Cao đẳng lao động – Xã hội (29/10/1999) Đối với hệ trung học Trường cũng qui định rất đầy đủ và dễ hiểu về định mức thời gian cho các giáo viên tham gia giảng dạy cho hệ trung học chuyên nghiệp. Bảng 9 : Tiêu chuẩn giờ giảng hàng tuần của giáo viên trung học chuyên nghiệp (THCN) Loại giáo viên Loại môn học Đơn vị tính Thời gian đã dạy môn học (năm) 1¸2 3¸5 >5 Giáo viên đã TN đại học dạy lý thuyết Chuyên môn, chuyên ngành và thể dục Các môn cơ sở, chính trị, viết văn Ngoại ngữ và văn hóa khác Tiết/tuần -nt- -nt- 12 13 14 13 14 15 14 15 16 Giáo viên TN đại học cao đẳng hướng dẫn thực hành Hướng dẫn thực hành Thí ngh._.tập tự bồi dưỡng … Từ đó xây dựng được mối liên kết giữa các giảng viên với nhau và với nhà trường. Như vậy, tỷ lệ ra đi của giảng viên sẽ giảm và duy trì được độ ổn định trong cơ cấu giảng viên. 3.3.2. Nâng cao chất lượng giảng viên Xuất phát từ tình hình thực tế và đặc điểm của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội như đã phân tích ở phần II, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một trong những vấn đề quan trọng mà trường phải lưu tâm. Để có được một đội ngũ giảng viên có trình độ đáp ứng yêu cầu, nhà trường phải xây dựng được một chiến lược đào tạo và phát triển giảng viên. Trong đó, nhà trường phải làm rõ được các vấn đề sau : Xác định được mục tiêu và nhu cầu đào tạo. Ví dụ trong năm 2010, nhà trường cần tăng số lượng tiến sỹ lên 30 người thì trong năm 2006, 2007, nhà trường phải xác định được danh sách 12 người đi học tiến sỹ. Trong đó, 12 người là nhu cầu đào tạo và Tiến sỹ là mục tiêu đào tạo. Lựa chọn đối tượng để đào tạo. Xét về trình độ chuyên môn thì phần lớn đội ngũ giảng viên của trường cần phải được tiếp tục đào tạo lên cao hơn mới đáp ứng được chất lượng giảng dạy. Còn về kiến thức thực khác, tùy thuộc vào nhu cầu và trình độ thực tế của giảng viên để quyết định ai cần được học tập thêm kiến thức gì. Xác định phương pháp đào tạo Các phương pháp đào tạo chủ yếu hiện nay thường là cho giảng viên tham gia các khóa học dài, trung và ngắn ngày, và các phương pháp đào tạo qua thực tiễn như kèm cặp, chỉ bảo. Tùy vào mục tiêu và nhu cầu, nhà trường sẽ quyết định phương pháp đào tạo cho từng đối tượng giảng viên. Xác định kinh phí cho đào tạo. Đây là vấn đề trọng tâm. Nếu không có kinh phí thì không thể tiến hành được chiến lược đào tạo. Thiết lập qui trình đánh giá kết quả đào tạo của giảng viên Qui trình đánh giá kết quả học tập của giảng viên phải bao gồm các tiêu chí như: sản phẩm của khóa học là gì (có bằng, chứng chỉ hay không?), có đạt được mục tiêu ban đầu hay không, hiệu quả mà họ đem lại cho tổ chức là gì sau khi kết thúc khóa học, họ đã thỏa mãn với những gì được đào tạo hay chưa… Tóm lại, để xây dựng được đội ngũ giảng viên đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng đặt ra, trường Đại học Lao động - Xã hội cần coi công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, đào tạo, phát triển giảng viên là nhiệm vụ trung tâm. Thêm vào đó, trường cũng cần tạo điều kiện về mặt thời gian cho họ có cơ hội học tập nâng cao trình độ. 3.4. Các kiến nghị cho các cơ quan chức năng có liên quan Do các văn bản qui định về chế dộ công tác giảng viên đã trở nên lỗi thời nên các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng cho ra đời văn bản qui phạm pháp luật mới phù hợp hơn để các trường làm căn cứ xây dựng mức. Các văn bản này phải theo hướng khuyến khích được các trường tự xây dựng một qui chế mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình, tránh tình trạng các trường sử dụng dập khuôn văn bản này. Như vậy, yêu cầu đối với văn bản mới phải linh động và mang tính tổng quát cao. Văn bản mới này phải khắc phục được những hạn chế của văn bản cũ. Trên cơ sở các quan niệm và phương pháp xây dựng mức mới, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Giáo dục đào tạo phải xúc tiến nhanh quá trình xây dựng và ban hành, đưa ra thảo luận lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực định mức lao động, đảm bảo cho văn bản mới có tầm bao quát chiến lược. Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính chủ quan mà chuyên đề đưa ra dựa trên những phân tích số liệu và các đánh giá tình hình thực tế của trường Đại học Lao động - Xã hội. Hy vọng những đề xuất này sẽ được Ban giám hiệu xem xét, quan tâm để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình của trường trong thời gian tới. KẾT LUẬN Đối với bất cứ một chế độ công tác nào của giảng viên, mức giờ chuẩn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây vừa là căn cứ để các trường tiến hành trả lương vừa là cơ sở để các trường quản lý hoạt động của giảng viên và lên kế hoạch nhân lực cho mình. Chính vì vậy, xây dựng mức giờ chuẩn hợp lý phù hợp với điều kiện và khả năng của trường là một đòi hỏi hết sức cấp thiết. Là một trường Đại học mới được nâng cấp từ một trường Cao đẳng, trường Đại học Lao động - Xã hội với mục tiêu phấn đấu trở thành trường Đại học đầu ngành Lao động - Xã hội lại càng cần phải xây dựng một mức giờ chuẩn mới làm nền tảng trong hoạt động trong khi văn bản cũ đã lỗi thời và chỉ áp dụng cho trường khi còn là trường Cao đẳng. Qua việc phân tích các số liệu cho thấy, chế độ công tác giáo viên hiện thời áp dụng cho giảng viên của trường có nhiều nhược điểm, và ít phù hợp với điều kiện mới. Chính vì vậy, trường hiện đang tiến hành xây dựng văn bản mới phù hợp hơn. Dự thảo Chế độ công tác cho giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội đã tỏ ra ưu việt hơn, khắc phục được một số nhược điểm đã nêu ra, tuy nhiên chưa triệt để. Chuyên đề cũng đưa ra một số gợi ý như là những giải pháp cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện định mức mới. Để công tác định mức lao động được tiến hành tốt, đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả đội ngũ giảng viên trong trường. Đồng thời, có sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý để tiến hành xây dựng định mức mới, bởi căn cứ xây dựng định mức là Quyết định 1712/ BĐH đã tỏ ra lỗi thời và không còn phù hợp. Trên đây là những nhận định tổng quan nhất của Luận văn tới tình hình xây dựng và thực hiện mức của chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội. Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan và thời gian gấp gáp, việc phân tích đánh giá không tránh khỏi những hạn chế. Hy vọng, trường Đại học Lao động - Xã hội sớm hoàn thành việc xây dựng mức mới đảm bảo cho hoạt động của giảng viên được thông suốt, khắc phục được những hạn chế hiện tại. Em xin chân thành cảm ơn !!! DANH MỤC TÀI LIỆU SỬ DỤNG Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 2/12/1998. Quyết định số 1712/QĐ-H ngày 18/12/1978 về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học. Quyết định Số 155/QĐ - LĐTBXH ban hành ngày 1/3/2005 về việc Qui định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường Đại học Lao động Xã hội . Đề cương bài giảng 44 năm xây dựng và trưởng thành của trường Đại học Lao động Xã hội. – TS. Vũ Văn Bình. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp – Bộ môn Kinh tế Lao động - Nhà xuất bản Giáo dục năm 1994. Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên ở trường Cao đẳng Lao động – Xã hội năm 1999 (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Dự thảo “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên ở trường Cao đẳng Lao động – Xã hội năm 2006” (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ giảng viên viên chức và lao động của các phòng, khoa, ban, trung tâm, bộ môn, trạm trực thuộc (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ, giảng viên, viên chức đã có bằng Tiến sĩ (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách những người đang học Cao học (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ giảng viên nghiên cứu sinh.Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách giảng viên kiêm chức (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ giảng viên là thạc sĩ (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Dự kiến quy mô đào tạo đến năm 2015 ( Phòng Đào tạo – Đại học Lao động - Xã hội). Bảng thanh toán vượt giờ các năm học 2003 – 2004, 2004 – 2005 (Phòng Kế toán – Tài vụ - Đại học Lao động - Xã hội). Nghiên cứu xây dựng mức giờ chuẩn thanh toán cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2004 – 2005. LVTT “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mức giờ chuẩn tới tình hình thực hiện chế độ công tác và thu nhập của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội “- Tác giả : Hoàng Thị Thu Trang. Giáo trình Quản trị nhân lực - THS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân – NXB Lao động – Xã hội năm 2004. Giáo trình Kinh tế Lao động – TS.Mai Quốc Chánh và TS. Trần Xuân Cầu – NXB Lao động – Xã hội năm 2000. PHỤ LỤC I Quyết định số 1712/ QĐ- BĐH ban hành ngày 18/12/1978 về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học 1. Quy định về chế độ làm việc của giảng viên. Thời gian làm việc của cán bộ giảng dạy đại học được quy định trên nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ. Song do tính đặc thù của công tác giảng dạy và nghiên cứu nên chế độ làm việc và nghỉ ngơi không giống như một số chế độ áp dụng chung cho cán bộ các cơ quan nhà nước, sự phân công được xây dựng trên cơ sở áp dụng các định mức về thời gian, tổ chức lao động hướng dẫn vào việc quản lý khối lượng và chất lượng. Khối lượng thời gian phân bổ cho các mặt công tác chủ yếu của các đối tượng cán bộ được quy định như sau: Thời gian làm việc trong một năm học là 46 tuần lễ trong đó: Thời gian lao động nghĩa vụ là 96 giờ. Thời gian luyện tập quân sự là 120 giờ trong đó mỗi người sử dụng 90 giờ chính quyền để luyện tập. Thời gian làm công tác nghiên cứu khoa học và thực nghiệm khoa học kỹ thuật: Giáo sư 500 giờ Phó giáo sư 450 giờ Giảng viên 350 giờ Trợ lý giảng dạy 200 giờ Thời gian dành cho học tập, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn: Giáo sư 200 giờ Phó giáo sư 250 giờ Giảng viên 350 giờ Trợ giảng 500 giờ Thời gian dành cho các hoạt động tập thể về chuyên môn, chung cho các chức vụ là 120 giờ. Thời gian làm công tác chuyên môn bao gồm giờ soạn bài, giảng bài, hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi... là 1200 giờ; với thời gian ấy, mỗi cán bộ phải hoàn thành khối lượng công tác giảng dạy (bao gồm giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học và hướng dẫn nghiên cứu sinh) quy ra giờ chuẩn như sau: Giáo sư 290 - 310 giờ chuẩn Phó giáo sư 270 - 290 giờ chuẩn Giảng viên 260 - 290 giờ chuẩn Trợ lý giảng dạy 200 - 220 giờ chuẩn Cán bộ giảng dạy thời kỳ tập sự 90 - 110 giờ chuẩn Định mức cao áp dụng cho các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật cơ sở và ngoại ngữ trong các trường không chuyên ngữ, định mức thấp áp dụng cho các môn khoa học xã hội, chính trị và chuyên ngành, ngoại ngữ trong các trường chuyên ngữ. Nếu cán bộ không làm nghĩa vụ lao động, không luyện tập quân sự, không tham gia nghiên cứu khoa học thì Hiệu trưởng cần bố trí thêm công tác giảng dạy với khối lượng tương đương với thời gian dành cho các công việc nói trên quy ra giờ chuẩn. Khi đó, thời gian của khối lượng công việc thực tế được quy đổi thành giờ chuẩn theo tỷ lệ giờ chuẩn và giờ thực tế để làm các công tác khác nhau như sau: Giáo sư 1/ 4 tức là 1 giờ chuẩn bằng 4 giờ thực tế Phó giáo sư 1/ 4,2 Giảng viên 1/ 4,4 Trợ lý giảng dạy 1/ 5,7 Trong trường hợp cán bộ được biệt phái đến tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học ở một cơ sở ngoài trường thì khối lượng công tác trong thời gian biệt phái do cơ quan sử dụng quản lý, còn khối lượng công tác cần đảm nhiệm ở trường (giảng dạy, nghiên cứu khoa học, lao động nghĩa vụ, luyện tập quân sự) được tính theo thời gian làm việc còn lại trong 46 tuần lễ của năm học. 2. Quy định về thời gian miễn giảm cho cán bộ quản lý. Các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý được sử dụng một phần thời gian giảng dạy để làm công tác quản lý theo tỷ lệ như sau: Trưởng khoa 30% định mức Phó khoa 20- 25% định mức Chủ nhiệm bộ môn 15- 20% định mức Phó chủ nhiệm bộ môn, phụ trách phòng thí nghiệm 10 - 15% định mức Trợ lý giáo vụ khoa 30% định mức Trợ lý khác của khoa 15 - 20% định mức Chủ nhiệm lớp 10 - 15% định mức Các cán bộ giảng dạy làm công tác đoàn thể trong nhà trường, phụ trách các chức vụ chủ yếu được dành 10 - 20% thời gian định mức để làm việc, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản được giành 30%; Cán bộ kiêm nhiệm ở đơn vị không có cán bộ chuyên trách các đoàn thể 50%. Đối với các khoa có 40 cán bộ giảng dạy, hoặc có 250 sinh viên trở lên, các bộ môn có 10 cán bộ, các lớp có 40 sinh viên trở lên thì áp dụng mức miễn giảm cao ghi trong quy định. Các khoa có dưới 40 cán bộ giảng dạy, hoặc có 250 sinh viên trở xuống, các bộ môn có 10 cán bộ, các lớp có 40 sinh viên trở xuống thì áp dụng mức miễn giảm thấp ghi trong quy định. 3. Quy đổi thời gian thực tế thành giờ chuẩn. Giờ lên lớp (tiết học) kéo dài từ 45 - 50 phút, được vận dụng tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của từng trường với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho việc giảng dạy của cán bộ và việc học tập. Các giờ giảng lên lớp quy đổi ra giờ chuẩn như sau: Giảng bài trên lớp cho sinh viên đại học, cứ 1 tiết tính bằng 1 giờ chuẩn đối với một lớp học ít hơn 80 người; bằng 1,2 giờ chuẩn đối với lớp học có từ 80 người trở lên. Đọc chuyên đề bồi dưỡng sau đại học, cứ 1 tiết tính bằng 1,2 giờ chuẩn. Giảng bài về một môn học cho nhiều lớp cùng trình độ, từ lớp thứ ba trở đi, 1 tiết tính bằng 0,75 giờ chuẩn. Hướng dẫn học sinh làm các bài kiểm tra, bài tập, thí nghiệm thực hành, thảo luận tập thể, 1 tiết quy thành 0,5 giờ chuẩn. Đối với các giờ hướng dẫn tham quan, thực tập, kể cả thực tập có kết hợp nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật có sản xuất ra của cải vật chất và phục vụ xã hội: bao gồm toàn bộ quá trình chuẩn bị, hướng dẫn, kiểm tra công việc học sinh, làm việc với cơ sở sản xuất (liên hệ để tìm địa điểm, bàn bạc về kế hoạch và nội dung công việc), giới thiệu nội dung và nhiệm vụ thực tập cho học sinh, giảng các phần lý thuyết, các chuyên đề cần thiết, đọc báo cáo thực tập và có thể kết hợp hướng dẫn làm đồ án môn học hay luận văn tốt nghiệp. Các công việc trên có thể tiến hành trong một thời gian liên tục và xen kẽ trong các quá trình làm việc của học sinh nên khi tính toán khối lượng công việc hướng dẫn phải căn cứ vào số ngày làm việc thực tế của cán bộ nơi thực tập, tham quan và quy đổi theo nguyên tắc cứ 1 ngày làm việc (8 giờ thực tế) tính bằng 1,5 hoặc 2 hoặc 2,5 giờ chuẩn, tuỳ thuộc vào tính chất công việc và điều kiện làm việc: Tính theo mức 1,5 giờ chuẩn cho trường hợp hướng dẫn thực dẫn, tham quan trong điều kiện bình thường, không kết hợp phục vụ yêu cầu của Xã hội. Tính theo mức 2 giờ chuẩn cho trường hợp làm việc trong điều kiện khó khăn ở vùng núi, hầm mỏ, công trường xây dựng... hoặc có kết hợp sản xuất ra của cải vật chất tinh thần phục vụ yêu cầu của xã hội. Tính theo mức 2,5 giờ chuẩn cho trường hợp đảm nhận các công việc phục vụ cho các yêu cầu bức thiết của xã hội, hoặc các công việc sản xuất được thực hiện trong điều kiện làm việc phức tạp. Các công việc kết hợp tiến hành trong thời gian hướng dẫn thực tập (giảng lý thuyết, hướng dẫn làm đồ án môn học và luận văn tốt nghiệp) đều tính vào khối lượng công tác hướng dẫn thực tập chứ không tách ra để tính riêng. Thời gian hướng dẫn làm đồ án môn học và luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình làm đồ án môn học, học sinh không có thời gian liên tục để tiến hành công việc, vì vậy thời gian hoàn thành đồ án môn học cần được tính theo tổng số giờ thực tế mà học sinh dùng để làm đồ án, cứ 40 giờ làm việc thực tế của học sinh tính bằng 1 tuần lễ. Khối lượng công việc hướng dẫn làm đồ án môn học, cứ 1 tuần lễ làm việc thực tế của sinh viên tính bằng một giờ chuẩn đối với một đề tài, với số lượng học sinh do một người hướng dẫn không quá 15 người; từ người thứ 16 trở đi và tối đa đến người thứ 30, tính bằng 0,5 giờ chuẩn. Khối lượng công việc hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp: cứ một tuần lễ làm việc của sinh viên tính bằng 1 giờ chuẩn đối với 1 đề tài, với số lượng sinh viên do một người hướng dẫn không quá 8 người, từ người thứ 9 trở đi và tối đa đến người thứ 12, tính bằng 0,5 giờ chuẩn. Khối lượng công việc hướng dẫn nghiên cứu sinh. Theo quy định, hướng dẫn một nghiên cứu sinh làm luận án phó tiến sĩ được tính 50 giờ chuẩn trong năm học đối với 1 người hướng dẫn. Trong trường hợp một nghiên cứu sinh do một tập thể cán bộ hướng dẫn thì hiệu trưởng phân bổ khối lượng công việc cho từng người và khối lượng thời gian được tính tối đa là 70 giờ chuẩn đối với một tập thể có 2 người hướng dẫn và 90 giờ chuẩn đối với tập thể 3 người hướng dẫn. Đọc và viết nhận xét luận án phó tiến sĩ tính 15 giờ chuẩn đối với một người phản biện. Đối với các uỷ viên hội đồng chấm thi bảo vệ được phân công đọc và nhận xét bản tóm tắt luận án được tính 5 giờ chuẩn. Viết giáo trình và sách giáo khoa. Các giáo trình và sách giáo khoa được nhà trường duyệt và xuất bản nhất thời để sử dụng trong trường được quy đổi như sau: Một trang tác giả tính bằng 1 giờ chuẩn đối với sách giáo khoa được biên soạn mới, các tác phẩm mới. Một trang tác giả tính bằng 0,5 giờ chuẩn đối với các tài liệu tham khảo (có tính chất sưu tầm, giới thiệu hoặc biên dịch), các giáo trình được sửa đổi và bổ sung để tái bản. Chấm thi và kiểm tra viết cuối kỳ. Khối lượng công việc chấm bài kiểm tra cuối kỳ, chấm thi viết và vấn đáp cuối học kỳ, chấm thi tốt nghiệp được tính trên nguyên tắc cứ một ngày làm việc thực tế bằng 2 giờ chuẩn. Mỗi trường hợp sẽ căn cứ vào đặc điểm của môn học mà quy định khối lượng công việc phải hoàn thành trong một ngày làm việc. PHỤ LỤC II Quyết định số 202/TCCP- VC ngày 8/6/1994 v/v ban hành tiêu chuẩn các nghiệp vụ của ngạch công chức ngành đào tạo giáo dục 1.Giảng viên. 1.1.Chức trách. Là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Nhiệm vụ cụ thể: Giảng dạy được phần giáo trình hay phần giáo trình môn học được phân công. Tham gia hướng dẫn, đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặc cấp trường. Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ, quy chế các trường đại học. Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập... 1.2. Hiểu biết. Hiểu và vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng. Nắm vững kiến thức (cả lý thuyết và thực hành) môn học được phân công. Nắm được mục tiêu, kế hoạch và chuyên trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; quy chế giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của trường. Hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở các bậc đại học để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 1.3. Yêu cầu trình độ. Đã có bằng cử nhân trở lên. Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành. Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học: + Chương trình chính trị, triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học. + Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại học. Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B (là ngoại ngữ thứ hai với giảng viên ngoại ngữ). 2.Giảng viên chính. 2.1.Chức trách. Là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Nhiệm vụ cụ thể: Giảng dạy có chất lượng giáo trình của môn học được phân công. Tham gia giảng dạy ít nhất 1 chuyên đề đào tạo hoặc bồi dưỡng sau đại học. Tham gia bồi dưỡng sinh viên giỏi. Chủ trì hướng dẫn, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao đẳng). Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn luận văn cao học, tham gia phản biện luận án tiến sĩ, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh và thực tập sinh (nếu có bằng tiến sĩ và có yêu cầu liên quan đến chuyên ngành đào tạo). Có trách nhiệm bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình (hay phần giáo trình môn học, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và đào tạo). Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp trường hoặc cấp ngành; tham gia các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn hay chuyên ngành trong và ngoài nước. Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của trường và quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): Chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập hoặc công tác quản lý ở bộ môn, phòng ban trực thuộc trường. 2.2. Hiểu biết. Hiểu sâu và có kinh nghiệm vận dụng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo bậc đại học và cao đẳng. Hiểu biết sâu (cả lý thuyết và thực hành) môn học được phân công và nắm được kiến thức cơ bản của môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo. Nắm vững mục tiêu, kế hoạch chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo, thực tế và xu hướng phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước. Biết tập hợp và tổ chức tập thể giảng viên, sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giáo dục, đào tạo vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2.3. Yêu cầu về trình độ. Có bằng thạc sĩ trở lên. Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất 9 năm. Sử dụng được 1 ngoại ngữ trong chuyên môn trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên chính ngoại ngữ). Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc cấp trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn. 3. Giảng viên cao cấp. 3.1. Chức trách. Là viên chức chuyên môn cao nhất đảm nhận vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học. Nhiệm vụ cu thể: Giảng dạy với chất lượng tốt các giáo trình môn học chính của chuyên ngành đào tạo. Giảng dạy một số chuyên đề chính của chương trình đào tạo, bồi dưỡng sau đại học; phát hiện và bồi dưỡng sinh viên giỏi của chuyên ngành đào tạo. Chủ trì hướng dẫn, chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học, có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giảng viên chính theo yêu cầu phát triển chuyên môn và nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch chương trình đào tạo theo chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học. Chủ trì được việc biên soạn giáo trình, sách giáo khoa bộ môn của ngành học. Tổng kết, đánh giá được kết quả giảng dạy đào tạo theo chuyên ngành và chủ động đề xuất cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tế. Chủ trì hoặc tham gia các đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hoặc cấp nhà nước. Xây dựng, thông qua các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm, các công trình nghiên cứu để đóng góp vào sự phát triển của bộ môn, của chuyên ngành trong và ngoài nước. Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo. 3.2. Yêu cầu về trình độ. Có bằng tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo. Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch ít nhất 6 năm. Chính trị cao cấp. Sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương với trình độ C, ngoại ngữ thứ hai ở trình độ B - trình độ C đối với người dạy ngoại ngữ). Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được hội đồng khoa học trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả. PHỤ LỤC IV Định mức giờ công tác nghiên cứu khoa học trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Giờ chưa qui chuẩn) Đề tài khoa học Loại đề tài Người chủ trì (giờ) Thư ký khoa học và chủ mực (giờ) Tham gia (giờ) Đề tài cấp Nhà nước 1000 300 50 Đề tài cấp bộ, thành phố, hợp tác với nước ngoài, hợp đồng với các cơ quan TW, tỉnh, thành phố 500 150 5 Đề tài cấp trường và hợp đồng khác 250 80 15 Đề tài cấp khoa, BM 120 40 10 Ghi chú : - Tổng số giờ cho người tham gia không vượt quá giờ người chủ trì - Tổng số giờ chủ mục không vượt quá giờ người chủ trì Giáo trình, sách tham khảo Loại giáo trình Chủ biên Người viết Giáo trình do NXB phát hành Giáo trình do NXB tái bản có sửa chữa, bổ sung được tính bằng 1/5 phát hành lần dầu 500 giờ/100 trang tác giả 500 giờ/10 trang tác giả Sách tham khảo do NXB phát hành 250 giờ/100 trang tác giả 500 giờ/40 trang tác giả TL tham khảo dùng cho sinh viên đã được HĐKH khoa (hoặc tương đương) tiếp nhận. 125 giờ/100 trang tác giả 500 giờ/20trang tác giả Viết chương trình môn học được HĐKH thông qua - Giành cho sau Đại học 500 giờ/15 trang tác giả - Giành cho Đại học 500 giờ/20 trang tác giả Bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành : 80 giờ/bài từ 2000 từ trở lên Bài viết cho kỷ yếu hội thảo - Cấp Quốc gia, quốc tế 80giờ/bài từ 2000 từ trở lên - Cấp trường 50 giờ/bài tử 2000 từ trở lên - Cấp khoa, bộ môn 30 giờ/bài từ 2000 từ trở lên Biên dịch tài liệu nước ngoài - Biên dịch 2500 giờ/100mục từ - Từ điển giải thích 250 giờ/100mục từ Biên soạn từ điển các loại - Từ điển bách khoa toàn thư 2500 giờ/ 100mục từ - Từ điẻn giải thích 250giờ/100 mục từ Hướng dẫn sinh viên viết báo cáo khoa học - Cấp lớp 8 giờ/báo cáo - Cấp, khoa, BM 20 giờ/báo cáo - Cấp trường 30 giờ/báo cáo - Cấp bộ trở lên 60 giờ/công trình. PHỤ LỤC V Tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội TT Tiêu chí Điểm 1 Công tác giảng dạy Đảm bảo giảng dạy đủ hoặc vượt số giờ tiêu chuẩn; đảm bảo chất lượng giảng dạy Thực hiện đúng qui chế giảng dạy Chuẩn bị tốt đồ dùng và phương tiện dạy học trước khi lên lớp Đảm bảo tốt tác phong sư phạm Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực tham gia nghiên cứu thực tế Sử dụng tốt Tin học, ngoại ngữ, các phương tiện nghe nhìn khác trong giảng dạy 70 25 20 5 6 9 5 2 Đoàn kết nội bộ, đấu tranh phê bình và tự phê ình, tương trợ giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ 8 3 Nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến, cải tiến áp dụng thành tựu khoa học trong quản lý và giảng dạy được hội đồng khoa học – đào tạo đánh giá, xác nhận có chất lượng, hiệu quả 8 4 Công tác giáo dục và quản lý học sinh sinh viên, làm tốt công tác giáo dục và rèn luyện học sinh – sinh viên, quản lý tốt học sinh sinh viên trong quá trình học tập môn học; làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp theo qui định 4 5 Học tập nâng cao trình độ 3 6 Hoạt động công tác Đảng, Đoàn, Công đoàn và các hoạt động xã hội khác. 3 7 Công tác tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật của công dân Thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Rèn luyện giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo. 3 1 2 8 Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị trong nhà trường 1 Tổng điểm 100 Nguồn : Phòng Tổ chức Cán bộ PHỤ LỤC VI Qui định về thang điểm và điều kiện bình xét danh hiệu thi đua năm học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội Thang điểm của từng danh hiệu thi đua Từ 90 điểm trở lên được đưa vào diện xét chiến sỹ thi đua cấp cơ sở hoặc giảng viên giỏi. Từ 70 điểm đến dưới 90 điểm được đưa vào diện xét lao động giỏi. Từ 50 điểm đến dưới 70 điểm được đưa vào diện xét lao động hoàn thành nhiệm vụ. Dưới 50 điểm không hoàn thành nhiệm vụ. Điều kiện xét đối với từng danh hiệu thi đua Hoàn thành nhiệm vụ. Đạt thang điểm qui định Không vi phạm một trong các qui định sau : Bị kỷ luật mức khiển trách từ 01 lần trở lên. Bỏ nhiệm vụ (kể cả việc nhờ người thay mà không báo cáo cho quản lý) Nghỉ không có lý do từ 1 lần trở lên; nghỉ ốm, nghỉ việc riêng quá 30 ngày/năm học. Trong năm học bỏ từ 03 tiết giảng trở lên (đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức). Đối với giảng viên có khối lượng giờ đạt vượt chuẩn trở lên thì được xét cụ thể. Lao động giỏi Đạt thang điểm qui định. Tham gia hội giảng cấp khoa, BM trực thuộc đạt từ 7,5 điểm trở lên. Không vi phạm một trong các qui định sau : Nghỉ ốm, nghỉ việc riêng quá 15 ngày/năm học Trong năm học bỏ từ 01 tiết giảng trở lên (đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức) hoặc bỏ 01 buổi coi thi, nếu giảng viên có khối lượng giờ giảng đạt từ 150% trở lên thì được xét cụ thể. Đạt dưới 2/3 phiếu tại đơn vị Giảng viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Có đăng ký. Đạt tiêu chuẩn là lao dộng giỏi Tham gia hội thảo cấp trường đạt từ 8,0 điểm trở lên. Là hành viên đề tài, đề án khoa học cấp trường, cấp Bộ, là chủ nhiệm đề tài, đề án cấp khoa trở lên được nghiệm thu đạt loại khá trở lên hoặc chủ biên bài giảng, giáo trình được nghiệm thu. Tham gia tích cực các phong trào thi đua của trường Phải đạt 2/3 số phiếu của Hội đồng thi đua. PHỤ LỤC VII PHIẾU PHỎNG VẤN NGẮN Kính chào Quí thầy/cô !!! Xin quí thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến nhằm cung cấp số liệu cho Luận văn: “Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội”. Em xin chân thành cảm ơn ! Câu 1 : Thầy cô đang là giảng viên thuộc ngạch giảng viên nào ? £ Giảng viên chính £ Giảng viên £Trợ giảng £ Tập sự Câu 2 : Thầy/cô có giữ chức vụ quản lý trong khoa không ?Cụ thể? Câu 3 : Mức độ quan tâm của thầy cô đối với công tác định mức lao động? £ Rất quan tâm £Quan tâm £Bình thường £Thờ ơ Câu 4 : Mức lao động mà trường đang áp dụng là cao hay thấp? £ Cao £Bình thường £Thấp Câu 5 : Thầy/cô đánh giá mức độ phù hợp cuả định mức lao động trường đang áp dụng? £ Rất phù hợp £Phù hợp £Không phù hợp £Rất không phù hợp Câu 6 : Theo thầy/cô đâu là sự không phù hợp lớn nhất trong chế độ công tác giảng viên của trường? £ Công tác chuyên môn £ NCKH £ Luyện tập quân sự £ Lao động nghĩa vụ £Học tập tự bồi dưỡng £Sinh hoạt chuyên môn £Khác Câu 7 : Theo thầy/cô mức giờ chuẩn cho ngạch giảng viên cao cấp như sau đã hợp lý hay chưa? Công tác chuyên môn : 290 – 300(giờ chuẩn ) NCKH : 100 (giờ chuẩn) Lao động nghĩa vụ: 18(giờ chuẩn) Luyện tập quân sự : 20 (giờ chuẩn) Học tập tự bồi dưỡng :200(giờ thực tế) SH chuyên môn : 120(giờ thực tế) £ Hợp lý £Chưa hợp lý(xin nói rõ điểm chưa hợp lý ) Câu 8 :Xin thầy cô sắp xếp các tiêu chí xếp loại thi đua của nhà trường theo mức dộ quan trọng giảm dần (1 – Quan trọng nhất à 5 – Ít quan trọng nhất) £NCKH £Công tác giảng dạy £Công tác quản lý sinh viên £Tinh thần trách nhiệm đối với công việc, đoàn kết nội bộ, hỗ trợ hợp tác lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ £ Học tập nâng cao trình độ. Câu 9 : Thầy/cô có gặp khó khăn gì trong thực hiện mức không? Câu 10 : Thầy/cô có kiến nghị gì với nhà trường về cong tác định mức không? ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32658.doc
Tài liệu liên quan