Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy Họ và tên sinh viên : Hoàng Thị Uyên Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Đức Anh HÀ NỘI, NĂM 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy Họ và tên sinh viên ... Ebook Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Hoàng Thị Uyên Chuyên ngành : QTKD Du lịch & Khách sạn Lớp : Du lịch 46B Khóa : 46 Hệ : Chính quy Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Đức Anh HÀ NỘI, NĂM 2008 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân QHTTPTDL Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn dề Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầu của con người cũng trở nên phong phú hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu có ý nghĩa, tác động ngày càng tăng với con người. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): du lịch đã trở thành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại, hiện là ngành kinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao trên thế giới. Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch phong phú và sự an toàn của môi trường xã hội. Hoạt động du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác động tích cực như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động từ đó hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Hoạt động du lịch còn là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển...hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch.Theo dự báo, đến năm 2010 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 6 triệu lượt khách, thu nhập từ khách du lịch quốc tế đạt 3,6 tỷ USD. Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Hà Tây với vị trí là một tỉnh cửa ngõ thủ đô Hà Nội, đứng trước cơ hội thuận lợi để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch của mình để thu hút khách du lịch quốc tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương, tạo thành động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hút nhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch của loại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng, tôn giáo…Tài nguyên du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước. Nét văn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau như các công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tôn giáo…Trong đó các hoạt động lễ hội, tôn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Một trong những lễ hội được biết đến rất nhiều đó là lễ hội Chùa Thầy được tổ chức vào mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sự phát triển của du lịch lễ hội Chùa Thầy đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Mỗi năm thu hút gần 20 vạn lượt du khách thập phương, trong đó có hơn hai nghìn lượt khách quốc tế. Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông cách đây gần 1.000 năm. Đây là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là nơi tu hành và tôn thờ vị cao tăng Từ Đạo Hạnh. Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, Chùa Thầy còn nằm trong một quần thể thiên nhiên của núi Thầy với nhiều hang động và cảnh đẹp nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch, dịch vụ thời gian qua của Chùa Thầy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các hạng mục công trình đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động du lịch phát triển chậm, các dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu tập trung vào bán hàng lưu niệm, ăn uống phục vụ du khách nên hiệu quả chưa cao... Đó là lý do em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy”. Phương hướng của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy và vai trò quản lý của Sở để xây dựng các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, phát triển bền vững khu du lịch Chùa Thầy tương xứng với tầm cỡ một khu du lịch lớn tạo thành động lực thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Thấy rõ vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch Chùa Thầy - Tìm hiểu về khu du lịch Chùa Thầy và thực trạng công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khu du lịch Chùa Thầy, phát triển khu du lịch Chùa Thầy thành một địa điểm du lịch lớn của tỉnh Hà Tây, thành một trọng điểm kinh tế của huyện 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng du lịch Chùa Thầy trên các lĩnh vực: sử dụng đất, nguồn khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Chùa Thầy - Xây dựng các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy và các giải pháp để thực hiện quy hoạch 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch, các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch tại Chùa Thầy và các hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý du lịch tại Chùa Thầy 5. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát điều tra - Nghiên cứu các tài liệu, số liệu đã có - Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 1.1. Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 1.1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp luật, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Trong thời kỳ này, do trình độ phát triển hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp.Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy. Sau ba lần phân công lao động xã hội, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới có khă năng có thể dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy, tổ chức đó là nhà nước. Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là một lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh tế nhất định. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà nước. Ngược lại, nhà nước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác. Do đó quản lý nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiện nay nước ta đang trong quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm xây dựng một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu mạnh thì công tác quản lý Nhà nước lại càng có tầm quan trọng đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về quản lý nhà nước, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về quản lý nhà nước như sau: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành.Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự tổ chức và quản lý tương ứng. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng vậy. “Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước”. Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước - Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao. Mệnh lệnh của nhà nước mang tính đơn phương, khách thể phải phục tùng chủ thể một cách nghiêm túc nếu không sẽ bị truy cứu, xử lý theo pháp luật. - Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm, có chỉ tiêu, định hướng, biện pháp thực hiện - Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành phối hợp, huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất và cuộc sống của con người trên địa bàn của mình theo phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. - Không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dân, vận động quần chúng chống quan liêu cửa quyền… - Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, sự tác động quản lý nhà nước phải thực hiện liên tục, tránh lối chiến dịch hoặc phong trào. Các quyết định phải tương đối ổn định, tránh sự thay đổi quá nhanh, giấy tờ phải được giữ gìn, lưu trữ thể hiện tính trách nhiệm của nhà nước đối với dân. 1.1.3. Các chức năng của quản lý nhà nước - Trấn áp sự chống đối của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, phản cách mạng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa, an ninh trật tự, an toàn xã hội - Tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng cơ bản, đặc thù. Phải phân biệt rõ và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh - Văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao: Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng công tác văn hóa và nghệ thuật, đẩy mạnh văn hóa quần chúng, nâng cao chất lượng cải cách giáo dục, đào tạo. Chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe của nhân dân, coi đó là tương lai của giống nòi, là mối quan tâm thường xuyên của Đảng, nhà nước. - Xã hội: Là chính sách về con người mà nhà nước phải chăm lo gồm vấn đề kế hoạch hóa gia đình, dân số, việc làm, bảo trợ xã hội…có chính sách đối với nhân viên, công nhân, tri thức…. - Bảo vệ tài sản nhà nước và bảo đảm quyền tự do của cá nhân, lối sống có văn hóa, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền của con người. - Quốc phòng: Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường củng cố tinh thần hữu nghị, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, bảo vệ hòa bình thế giới. 1.1.4. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 1.1.4.1. Sự cần thiết phải có vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du lịch Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh tế xã hội. Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động, phát triển theo những quy luật phát triển riêng của mình. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch chính là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. Chính vì vậy để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của nhà nước. Sự cần thiết đó được thể hiện ở các mặt: Du lịch là ngành kinh tế đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đất nước, một địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là không có tác động tiêu cực. Có sự quản lý của nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ rất chặt chẽ với các ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện…Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển các ngành khác góp phần không nhỏ để phát triển du lịch. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thống nhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn hơn, thúc đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Sở du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan, ban ngành liên quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính…nhằm tạo ra cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với du lịch và các hoạt động liên quan. Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, cạnh tranh không lành mạnh hoặc đơn thuần chạy theo lợi nhuận phá hoại môi trường sinh thái, môi trường xã hội gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội Cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động kinh doanh của mình Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng. Nhà nước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành khác thông qua các quy định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa các hoạt động du lịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể. 1.1.4.2. Những nội dung về quản lý nhà nước trong du lịch Nội dung quản lý nhà nước về du lịch bao gồm: - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về du lịch - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch - Qui định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, về việc phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch - Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tộc của dân tộc trong hoạt động du lịch - Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch - Cấp, thu hồi giấy phép chứng nhận trong hoạt động du lịch - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch 1.2. Sở du lịch Hà Tây và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Tây 1.2.1. Giới thiệu về sở du lịch Hà Tây, quá trình hình thành và phát triển Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Hà Tây được tổ chức hoạt động từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Thời gian đầu có công ty du lịch Hà Tây trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây. Tháng 6/1976 sau khi tỉnh Hòa Bình sát nhập vào Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình và phòng ngoại vụ Hòa Bình nhập vào công ty du lịch Hà Tây thành công ty du lịch Hà Sơn Bình trực thuộc UBND tỉnh. Đến năm 1988 có thêm công ty du lịch Ba Vì thuộc UBND huyện Ba Vì, năm 1989 có công ty du lịch Sơn Tây thuộc UBND xã Sơn Tây. 9/1991 chức năng quản lý nhà nước về du lịch được giao cho Sở thương mại - du lịch Hà Tây. 11/7/1994 Sở Du lịch Hà Tây đã được thành lập có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Lúc đầu cơ sở vật chất còn thiếu thốn, số lượng và chất lượng lao động còn hạn chế, toàn ngành chỉ có khoảng 300 lao động hầu hết thiếu việc làm, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ đọng. Tuy gặp nhiều khó khăn và thiếu sót nhưng Sở Du lịch Hà Tây vẫn luôn nỗ lực và cố gắng để thực hiện chức năng tham mưu của mình quản lý các hoạt động du lịch trên toàn tỉnh. Với sự nỗ lực hết mình cùng với sự ủng hộ của các ban ngành địa phương. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và tổng cục du lịch Việt Nam, Sở Du lịch Hà Tây đã đạt được nhiều kết quả Việc chỉ đạo thực hiện xây dựng được 43 qui hoạch và dự án đầu tư phát triển du lịch. Riêng trong giai đoạn từ năm 2002 - 2005 thực hiện 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề với tổng số vốn 125 tỷ đồng tại một số khu du lịch trọng điểm như Chùa Hương, Chùa Thầy, Hồ Suối Hai, Hồ Đồng Mô, Vạn Phúc, Phú Vinh…từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương. Năm 2007, Sở du lịch Hà Tây đã tham gia góp ý kiến, thẩm định 4 dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh như: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Tuần Châu - Hà Tây, dự án khu du lịch làng ven sông Đáy, dự án cải thiện môi trường khu du lịch Chùa Hương, dự án đầu tư khu du lịch quốc tế Ba Vì và 7 quy hoạch phát triển du lịch: quy hoạch chi tiết hạ tầng khu du lịch hồ Đồng Mô, quy hoạch khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn của công ty cổ phần D&S, quy hoạch khu du lịch, dịch vụ sân golf Phú Mãn (Quốc Oai), quy hoạch 3 điểm: Ao Vua, Đầm Long - Bằng Tạ, Thung lũng sườn tây Ba Vì, quy hoạch phát triển du lịch Hồ Suối Hai, quy hoạch chung khu du lịch Hồ Quan Sơn - Mỹ Đức, quy hoạch khu đô thị và du lịch sinh thái Phượng Hoàng. Nhiều dự án đã triển khai xong đang hoạt động có hiệu quả. Ngành đang tiếp tục hoàn chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 Công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm: bản đồ du lịch Hà Tây đã được lập, sa bàn và các tuyến điểm du lịch, xây dựng nhiều tập gấp du lịch Hà Tây, phát hành sách du lịch Hà Tây bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nối tour tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Đã 3 lần tổ chức thành công Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây.Tham gia nhiều hội chợ toàn quốc và địa phương, triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Hà Tây, tổ chức nhiều trang báo tiêu đề, các chương trình của trung ương và địa phương, xây dựng trang Web để giới thiệu về du lịch của tỉnh, đặc biệt là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công hội du lịch làng nghề truyền thồng Hà Tây năm 2001 Mạng lưới kinh doanh của tỉnh ngày càng phát triển, số đơn vị kinh doanh và lao động ngày càng tăng Các di tích văn hóa, lịch sử, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở đã được tu sửa và được chú trọng, quan tâm Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đã được quan tâm.Sở phối hợp cùng công ty TNHH đào tạo cung ứng nhân lực và tư vấn hỗ trợ du lịch mời giảng viên của các trường Đại học chuyên ngành du lịch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thuyết minh viên cho 30 thuyết minh viên tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tập huấn bồi dưỡng kiến thức QLNN về du lịch cho cán bộ văn phòng Sở, cán bộ phòng Công nghiệp khoa học thương mại của 14 thành phố, huyện thị xã, lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lãnh đạo một số xã trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Quy chế thanh tra, kiểm ta, thi đua, khen thưởng đã được xây dựng. Quy chế phối hợp liên ngành công an du lịch, văn hóa du lịch tạo điều kiện du lịch phát triển theo pháp luật Việt Nam Phổ biến quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về du lịch tới các cơ sở. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật, công tác thanh tra kiểm tra dần đi vào nề nếp. Bộ máy văn phòng sở từng bước được kiện toàn, cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường. Tại các huyện, thị xã có cán bộ chuyên theo dõi công tác phát triển du lịch ở địa phương, bước đầu hoạt động có chuyển biến tốt Sở Du lịch Hà Tây đã được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm 2000, được nhận cờ thi đua xuất sắc của chính phủ năm 2001. Được tổng cục du lịch Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm 1998, 1999 mười năm đổi mới, 6 năm liền được tổng cục du lịch Việt Nam tặng bằng khen cùng những danh hiệu thi đua cho tập thể & cá nhân, 4 năm liền được UBND tỉnh tặng bằng khen và nhiều danh hiệu thi đua. Năm 2004 đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua do tổng cục du lịch trao tặng Tuy nhiên, trong hoạt động của mình thì Sở Du lịch Hà Tây cũng có những nhược điểm: Sự nhận thức về du lịch ở một số ngành, cấp và một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư về du lịch chưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh… Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch Hà Tây được nêu rõ trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch Hà Tây ban hành 8/6/2006 của UBND tỉnh Hà Tây 1.2.2. Vị trí, chức năng Sở du lịch Hà Tây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật, thực hiện 1 số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật Sở du lịch tỉnh Hà Tây chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục du lịch Việt Nam 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn - Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và phân cấp của Tổng cục du lịch, chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình - Xây dựng và trình bày UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch - Trình UBND tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ du lịch của Sở - Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước về du lịch đối với UBND huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật - Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, các thành phần kinh tế, hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và qui định của pháp luật - Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã được phê duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch thuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn tỉnh - Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp theo quy định pháp luật - Tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, văn bằng, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền của Sở theo quy định của pháp luật - Thực hiện chương năng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của tỉnh, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước; cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các khu, tuyến và điểm du lịch trên đại bàn tỉnh - Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư được UBND tỉnh giao, thẩm định hoặc tham gia các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến du lịch của tỉnh theo quy định của pháp luật - Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh - Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực du lịch theo kế hoạch của UBND tỉnh và Tổng cục du lịch giao - Tổ chức phối hợp công tác giữa các sở, ngành có liên quan đối với hoạt động du lịch nhằm đảm bảo việc quản lý, điều hành kịp thời và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở đại phương - Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, sự phân công ủy quyền của UBND tỉnh và Tổng cục du lịch - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu về lĩnh vực quản lý du lịch của tỉnh - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo các định kỳ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch theo quy định của pháp luật - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân, viên chức thuộc Sở theo quy định - Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật, phân cấp của UBND tỉnh - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi UBND tỉnh giao 1.2.4. Cơ cấu tổ chức, nội dung quản lý của sở du lịch Hà Tây - Cơ cấu tổ chức của sở du lịch gồm: Giám đốc sở du lịch Văn phòng sở Phòng nghiệp vụ du lịch Phòng kế hoạch đầu tư Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch Thanh tra sở Phó giám đốc + Giám đốc Sở du lịch: quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc và thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. + Văn phòng sở bao gồm: 1 chánh văn phòng + Phòng kế hoạch đầu tư gồm: 6 người : 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 4 chuyên viên + Phòng nghiệp vụ du lịch gồm: 4 người: 1 phó phòng, 3 chuyên viên + Thanh tra sở gồm: 1 người: chánh thanh tra + Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch gồm 4 người: 1 giám đốc, 3 nhân viên Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của UBND tỉnh - Nhiệm vụ của các phòng chức năng + Phòng kế hoạch và đầu tư: Xây dựng kế hoạch và quy định đầu tư phát triển du lịch trên phạm vi tỉnh. Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giúp giám đốc sở quản lý, hướng dẫn theo dõi kiểm tra thực hiện Làm công tác thẩm định các dự án đầu tư, các phương hướng hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế động thời hướng soạn thảo toàn tất thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành Tổng hợp kết quả hoạt động của ngành công tác thông tin dữ liệu, công tác thống kê, báo cáo định kỳ và sơ kết tổng kết của ngành + Phòng nghiệp vụ du lịch Quản lý nghiệp vụ kỹ thuật du lịch và hướng dẫn công tác thông tin quảng cáo theo định hướng của ngành và thực hiện các chế độ chính sách quy định và pháp luật của nhà nước Làm công tác thẩm định các dự án đầu tư, các phương án hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế đồng thời hướng dẫn soạn thảo hoàn tất thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành + Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch Tổ chức đào tạo chế độ bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch được trình duyệt đồng thời làm nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức, công nhân viên chức của ngành theo cấp của tỉnh Lập chương trình công tác của sở khi được giám đốc thông qua, tiếp nhận cấp phát công văn, lưu trữ các tài liệu, quản lý con dấu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành Quản lý tài sản, kinh phí tài vụ theo đúng các chế độ và pháp lệnh kế toán thống kê để quản lý và điều hành hoạt động của sở một cách toàn diện. Từ giám đốc đến các nhân viên các phòng ban đều xây dựng chương trình công tác cụ thể cho từng tuần, từng tháng và luôn có sự phối hợp chặt chẽ để công việc đạt hiệu quả cao - Mục tiêu quản lý nhà nước của Sở Du lịch Hà Tây + Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh + Đến năm 2010 đón từ 4 đến 4,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế từ 5 đến 10%; tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm + Doanh thu xã hội về du lịch đến năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 15%/năm + Xây dựng 6 khu du lịch tổng hợp, với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… có khoảng 2.400 phòng khách sạn; xây dựng một số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên tại các trọng điểm du lịch - Nội dung quản lý nhà nước của Sở Du lịc._.h Hà Tây : + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch + Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch + Quy định về việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan trên địa bàn tỉnh Hà Tây + Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch + Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch + Cấp, thu hồi giấy phép chứng nhận trong hoạt động du lịch + Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. 1.2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây Công tác quản lý Nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng, thông qua việc định hướng và tạo lập các chính sách phát triển của cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ theo pháp luật. Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Sở du lịch là cơ quan chuyên môn giúp UBND Tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch và Sở du lịch đã phát huy được vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động : - Về lĩnh vực tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển ngành: Sở du lịch đã chủ động nghiên cứu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh những chủ trương, chính sách phát triển du lịch. Ban thường vụ đã ra nghị quyết số 06-NQ/TW về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo, UBND Tỉnh đã có chương trình phát triển du lịch đến năm 2010 và những năm tiếp theo, nhằm cụ thể hóa phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn . Tổ chức phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn tài liệu về đường lối chính sách phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước và chủ trương phát triển du lịch của tỉnh tuyên truyền giáo dục đối với các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm tham gia phát triển du lịch. Xây dựng quy chế liên ngành giữa Du lịch với Công an tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin…nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh du lịch và ký kết các văn bản hợp tác, có nội dung chương trình liên kết với các tỉnh, thành phố có hoạt động du lịch phát triển mạnh để đẩy mạnh hoạt động lữ hành, mở rộng thị trường khách du lịch. - Về lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch: Lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch rất được Sở du lịch coi trọng nhằm tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, chương trình du lịch, sản phẩm du lịch Hà Tây thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư. Sở du lịch đã phối hợp với Báo chí Hà Tây, Đài truyền hình Hà Tây, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương, đặc biệt đã hoàn thành chuyên trang của du lịch Hà Tây trên tạp chí du lịch giới thiệu về tiềm năng du lịch, các khu điểm du lịch, các chương trình du lịch hấp dẫn của tỉnh và tập trung tuyên truyền, quảng bá cho công tác chuẩn bị các Lễ hội đầu xuân năm mới. Tham gia các lễ hội, liên hoan du lịch tổ chức ở các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hội du lịch kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa, 100 năm Cửa Lò, Lễ hội vào hè của tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hội du lịch tại Tuyên Quang… nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Hà Tây với du khách bốn phương. Biên soạn và phát hành sách hướng dẫn du lịch chùa Hương, tái bản cuốn sách ảnh Hà Tây quê lụa, in ấn hơn 5000 tập gấp giới thiệu các khu điểm, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và duy trì việc xuất bản Thông tin Du lịch Hà Tây; xây dựng bộ phim xúc tiến đầu tư du lịch “ Du lịch Hà Tây đầu tư để hội nhập”. Tiến trình triển khai thực hiện duy trì quản trị trang website: www.hataytourism.com năm 2007 của ngành. Tham gia các cuộc hội thảo quốc tế về du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam và các trường Đại học tổ chức. - Về lĩnh vực chỉ đạo quản lý các doanh nghiệp du lịch: Hàng năm Sở du lịch đều chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch, các khu, điểm du lịch đầu tư phát triển sản phẩm mới để tránh sự nhàm chán của khách du lịch và tích cực hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên. Vì vậy đã nâng cao được chất lượng phục vụ, giá trị sản phẩm du lịch Hà Tây, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến Hà Tây. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ DU LỊCH HÀ TÂY ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH CHÙA THẦY 2.1. Khái quát chung về khu du lịch Chùa Thầy Thủy đình ở Chùa Thầy Chùa Cả, điểm tham quan trong khu di tích thắng cảnh Chùa Thầy “ Nhớ ngày mùng 7 tháng 3 Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy” Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, các thiện nam tín nữ và du khách thập phương lại tấp nập kéo về dự hội Chùa Thầy.Tương truyền, đây là ngày hội quan trọng nhất vì đó là ngày một vị cao tăng thời Lý - Thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật. Để kỷ niệm ngày này, nhân dân mở hội Chùa Thầy. Đây là một lễ hội phật giáo truyền thống điển hình của người Việt. Chùa Thầy vốn là “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộc địa phận xã Sài Sơn (Quốc Oai), cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20km, theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông. Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hoá lịch sử thực sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, Chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa. Chùa Thầy không chỉ nổi tiếng là di tích lịch sử cách mạng, một công trình kiến trúc cổ có giá trị mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đã được nhà nước xếp hạng từ năm 1996 2.1.1. Chùa Thầy - Di tích lịch sử cách mạng Chùa Thầy được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127), lưu dấu tu hành của một vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Điều đặc biệt, Từ Đạo Hạnh vừa là tăng, là phật, là vua và là Tổ sư của nghề múa rối cổ truyền. Tương truyền Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tên tục là Lộ, con quan Đô sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan, quê ở làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc làng Láng, Đống Đa, Hà Nội). Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé khôi ngô, tuấn tú họ Từ này đã có những hành động khác thường. Lớn lên, cậu Từ ứng thi khoa Bách Liên, đỗ đầu nhưng không ra làm quan. Vì mối thù cha nên quyết tâm xuất gia học đạo, rồi cùng các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên (Ấn Độ) cầu Pháp. Sau khi đọc được pháp thuật, chàng trai họ Từ trở về núi Sài, ngày đêm tụng tập. Đến khi thù cha đã trả xong, thì niềm tục lắng trong, ngài trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân và tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Đá cầu, vật, múa rối nước... Nhân dân vô cùng cảm phục, kính mến và gọi ngài bằng “Thầy”. Từ đó, chùa Ngài tu được gọi là Chùa Thầy, núi Ngài hoá gọi là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy và thậm chí cả tổng đó cũng được gọi là tổng Thầy. Chùa Thầy là nơi lưu dấu tu hành và chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh. 2.1.2. Chùa Thầy - Nét đẹp với kiến trúc cổ kính Chùa Thầy rộng 2.400m2, gồm ba toà nhà chạy song song với nhau hình chữ tam, dựng trên nền cao bó đá hộc xanh, có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên đầu hồi, với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo mang phong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVIII. Điều đặc biệt là tòa Bảo điện nguy nga, đồ sộ chỉ có 36 lỗ đục, gỗ được xếp chồng lên nhau, nhưng rất kiên cố, vững chắc. Mái chùa được lợp bằng ngói cổ, kiểu mũi hài. Tương truyền rằng, ngói lợp này được lấy từ chùa Tây Phương, cách đó 7km về hướng Tây. Mặc dù quãng đường dài như vậy, nhưng năm xưa, ngói lợp được chuyển tay nhau theo kiểu nối dây và chỉ trong một ngày, vừa vận chuyển, vừa lợp. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Chùa quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thuỷ đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ còn Nguyệt Tiên kiều nối với đường lên núi. Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của Thiền sư. Phía dưới là tượng Thiền sư nhập đinh trên toà sen vàng đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoắc áo cà sa. Trong khảm thờ ở phía tay trái của toà bảo điện là tượng toàn thân của Thiền sư. Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đường nét chạm trổ khéo léo và tinh vi. Đặt song song với nó là tượng thiền sư đã hoá kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trên ngai vàng. Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán phía sau là gác chuông, gác trống. Lên giữa lưng chừng núi Thầy là chùa Cao, nơi mà thiền sư Từ Đạo Hạnh bắt đầu con đường tu hành của mình. Đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ. Hang rộng và sâu, đường đi trơn nên dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừa phải lò dò từng bức một và phải vịn vào nhau . Đi ngược lên phía trên là đến Đền Thượng, bên cạnh có hang Bụt Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang Bò âm u, hang Giớ với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu. Ngoài ra, du khách sẽ còn thấy một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này. Thắng cảnh Chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Vì vậy chưa đến hội chính từ mùng năm đến mùng bảy tháng ba âm lịch nhưng những dòng người đổ về Chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa đi, báo hiệu cho một mùa lễ hội đông vui, sôi nổi 2.1.3. Lễ hội Chùa Thầy Lễ hội Chùa Thầy được tổ chức vào ngày 5,6,7 tháng 3 âm lịch, trong đó ngày 7 tháng 3 là hội chính. Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần. Tương truyền, đó là ngày kị của thiền sư Từ Đạo Hạnh - ngày Thiền Sư vào hang Thánh Hóa trút xác đầu thai làm con vua Lý Nhân Tông, nối ngôi làm vua Lý Thần Tông. Hàng năm, cứ đến ngày 7 tháng 3, các thiện tín và du khách bốn phương lại tấp nập kéo về dự hội Chùa Thầy. Những năm gần đây không chỉ ngày hội mà quanh năm đều có khách du lịch đến thăm rất tấp nập, đông nhất là 3 tháng mùa xuân, các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng vẫn diễn ra đúng nghi lễ và vui vẻ. Không khí lễ hội thật náo nhiệt. Cờ phật được trang hoàng khắp nơi. Từ chùa Thượng, đến chùa Trung, chùa Hạ đâu đâu cũng vang tiếng gõ mõ, tiếng tụng kinh và khói hương nghi ngút. Nghi lễ đầu tiên là lễ tắm tượng, được tiến hành trước ngày mồng 7-3 âm lịch. Tham dự lễ này là các nhà sư, tăng ni phật tử và đông đảo nhân dân. Trong hương khói nghi ngút, nước tinh khiết được đem tới trước bàn thờ. Nhà sư trụ trì cùng những người giúp việc lấy khăn vải đỏ sạch nhúng vào nước và lau cẩn thận tượng. Mọi hành động diễn ra hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và trang nghiêm. Trong lúc lau, nhà sư cùng người giúp việc luôn lầm rầm niệm Phật. Tăng ni phật tử cùng nhân dân xung quanh đều chắp tay hướng về phía tượng nghiêm trang cầu khẩn. Tắm Phật xong, người ta lau rửa luôn các đồ tế khí trên các ban thờ. Nước tắm Phật được vẩy ra khắp nơi như mưa của đức Phật để người khang vật thịnh. Chiếc khăn dùng tắm Phật được chia nhau về làm bùa cho trẻ nhỏ tránh khỏi những ma tà ám khí. Tiếp đến là lễ cúng Phật và chạy đàn. Đây là một nghi lễ lớn, quan trọng nhất và gây ấn tượng nhất ở hội Chùa Thầy. Nghi lễ này là một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ. Các lễ vật chính được dâng lên ban thờ cùng hàng trăm lễ vật khác nhau của khách thập phương dự hội với đủ màu sắc của các loại hoa quả, oản, bánh, xôi… lung linh trong khói nhang và đèn nến. Người xem bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của nó như có một ma lực nào đó lôi kéo. Sau đó các nhà sư với bộ áo cà sa sang trọng, tay cầm gậy hoa biểu diễn những bước múa lượn vòng tròn, bước nhanh, bước chậm thể hiện một chuyến đi không ngừng của kiếp người để vươn tới điều cao đẹp. Trong khung cảnh như mờ ảo xa vời, các nhà sư vừa đi vừa múa hát theo dàn nhạc đệm và tiếng mõ tụng kinh. Khách đến lễ hội Chùa Thầy mong muốn bày tỏ ước vọng của mình trước thần phật, cầu tiền, tài, phúc, lộc, cầu cho tai qua nạn khỏi và gặp nhiều may mắn trong năm mới. Sau khi làm lễ, các du khách hành hương còn tham quan các kiến trúc của chùa và các thắng cảnh tự nhiên như hang Thanh Hóa, hang Cắc Cớ, hang Hút Gió, nhà lưu niệm Bác Hồ… Các hoạt động dành cho phần hội diễn ra hết sức sinh động, vừa mang tính giải trí vừa chứa đựng những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, lôi cuốn được nhiều người xem. Một trong những hoạt động giải trí, mang tính nghệ thuật cao là biểu diễn rối nước tại thủy đình, một kiến trúc sân khấu độc đáo chỉ dành cho loại hình nghệ thuật này, được xây dựng từ cách đây nhiều trăm năm, nằm giữa ao Rồng, phía trước chùa. Nội dung của các vở diễn rối vẫn xoay quanh các chủ đề quen thuộc như “ đi cày”, “bắt vịt”, “ múa loan phượng”…Ngoài ra, người ta còn tổ chức thêm một số trò chơi dân gian như kéo co, đánh đáo, đấu vật…Du khách tham gia lễ hội còn có thể thưởng thức các món ăn dân dã như bún riêu cua, riêu cá, bánh trái địa phương và mua các hàng lưu niệm. Du khách đến chùa không chỉ vì lý do tín ngưỡng, mà còn có nhu cầu thưởng ngoạn và muốn được tận hưởng vẻ thanh tịnh của cảnh chùa chiền. Đến với hội Chùa Thầy là đến với hội của du xuân và tình yêu đôi lứa “ Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội Chùa Thầy” 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Chùa Thầy Khu du lịch Chùa Thầy là một quần thể các di tích và danh lam thắng cảnh, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa - nghệ thuật. Các tài nguyên của Chùa Thầy, từ tài nguyên tự nhiên đến tài nguyên nhân văn, đều rất phong phú, đó là những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Chùa Thầy. Năm nào cũng có hàng chục vạn lượt khách đến tham quan, vãn cảnh và sinh hoạt tín ngưỡng tại Chùa Thầy. Đặc biệt, cứ vào ngày 7-3 (âm lịch) hàng năm, du khách thập phương lại tấp nập kéo về dự Lễ hội. 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Quốc Oai không chỉ là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi, ở vùng đông bắc huyện, có “ Thập lục kỳ sơn” (16 ngọn núi lạ) mang dáng dấp “Long, Ly, Quy, Phượng”, đã và đang là những tài nguyên du lịch vô giá. Một trong những nơi được thiên nhiên ưu đãi nhất của huyện Quốc Oai chính là khu du lịch Chùa Thầy. Đã từ lâu, Chùa Thầy là nơi gặp gỡ các bậc hiền tài, thi - họa sĩ và là một điểm du lịch hấp dẫn được nhiều du khách vãng thăm. Toàn bộ quần thể danh thắng Chùa Thầy gồm có Núi Thầy, núi Long Đẩu, núi Hoa Sơn, núi Phượng Hoàng, núi Ơn, chùa Cả, chùa Long Đẩu, chùa Hoa Phát, đình Đa Phúc, đền Quán Thánh, đền Tam Phủ, Hồ Long Trì, Nhật nguyệt tiên Kiều…. Nùi Thầy là núi đá vôi, cao 104m, rộng 9,16 ha, lớn nhất trong số các núi đá vôi của vùng đông bắc huyện, trên núi có chùa chiền, hang động, có đường leo núi và các loại cây cối thích nghi với núi đá. Hai bên tả, hữu của chính diện Chùa Thầy là 2 chiếc cầu: Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng vào năm 1602, khi ông đi xứ nhà Minh về. Những chiếc cầu này được lợp mái theo kiểu “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Bên trái Nhật Tiên Kiều thông ra Tam phủ trên một hòn đảo nhỏ giữa ao Rồng. Bên phải là Nguyệt Tiên Kiều bắc qua ao lên núi. Khi chúa Định Vương Trịnh Căn qua đây phải thốt lên rằng: “Nay thấy chùa Thiên Phúc ở núi Phật tích như viên ngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá rạng vẻ xuân tươi ở cả bốn mùa. Động tiên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng... Đó chính là vườn xanh, núi Thúy dời đến chốn nhân gian vậy”. Ngoài chùa Thiên Phúc, trong quần thể di tích núi Thầy này còn có nhiều đình, chùa cổ kính, gắn liền với các sự tích và đã từng nuôi giấu, che chở cho các cán bộ, lãnh đạo hoạt động cách mạng trong những năm chiến tranh. Từ chân núi, qua hai lần cổng, men theo bậc đá là lên tới đỉnh núi Thầy. Lưng chừng núi Thầy có một ngôi chùa nhỏ, gọi là chùa Cao (Hiển Thụy Am) và hang Thánh Hóa - nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh giải thi (trút xác). Hang Thánh Hóa nhỏ hẹp, lờ mờ vẻ huyền bí, càng nhìn kỹ vào vách đá trong hang, càng thấy có nhiều vết lõm, đó là: Vết đầu, vết chân và vết tay, năm xưa Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã tỳ vào lúc trút xác. Trên đỉnh núi Thầy có một khoảng đất rộng và bằng phẳng, xung quanh có một mô đá chầu vào đó, gọi là chợ Trời. Theo đường mòn chùa Cao, vòng về phía sau, qua lối rẽ là tới hang Cắc Cớ. Hang Cắc Cớ khá sâu, lại hẹp và tối, du khách phải nắm tay nhau mà đi. Đây là nơi tuẫn tiết của nghĩa quân họ Lã, sau trận chống giặc ngoại xâm thất bại. Qua hàng cây đại già sẽ đến đền Thượng, nơi thờ Thánh Văn Xương, nơi hội họp của Đông Kinh Nghĩa Thục trước đây. Đi tiếp, xuống đến chùa Bối Am (chùa Một Mái, chỉ có một mái dựng vào vách núi), hang Hút Gió, thềm đá Thái Lão, đền tưởng niệm Nhà sử học Phan Huy Chú, Nhà lưu niệm Bác Hồ... Nơi đây, xưa kia Phan Huy Chú đã viết thành công tác phẩm Bách khoa cổ vĩ đại “Lịch triều hiến chương loại chí”. Cũng chính nơi đây, Bác Hồ đã từng sống, làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 2.2.2. Vị trí địa lý Khu du lịch Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Trung tâm nằm cạnh đường 81, cách thị trấn Quốc Oai 4 km về phía Bắc, cách Hà Nội 20 km về phía Tây Nam. Ở vị trí này, Chùa Thầy khá gần thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây và vùng quy hoạch chuỗi đô thị mới - chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, do đó có điều kiện để thu hút khách thập phương đến tham quan lễ hội 2.2.3. Địa hình Nùi Thầy cùng 16 núi đá vôi ở đông bắc huyện Quốc Oai là hiện tượng “ Đột xuất bình nguyên” (Núi xuất hiện giữa vùng đồng bằng). Các núi đá đều có độ cao dưới 100m, cao nhất là Nùi Thầy (104m). Xung quanh các núi là đồng bằng, cao tuyệt đối bình quân 10m. Địa hình này khá thuận lợi cho việc đi lại, phát triển, nâng cấp các tuyến giao thông nhưng cũng có những khó khăn trong việc mở mang khu du lịch bởi liên quan đến đất lúa và đất khu dân cư. 2.2.4. Khí hậu Khu du lịch Chùa Thầy mang đặc diểm của khí hậu đồng bằng Bắc bộ, nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Mỗi năm bình quân có 140 - 145 ngày có mưa, lượng mưa bình quân 1650 - 1800mm/ năm. Mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9,10. Trong mùa lễ hội có nhiều mưa phùn và có thể có mưa rào nhẹ, gây một số phiền toái cho khách du lịch, nhất là khi leo núi (trơn, bẩn…). Điều đó đòi hỏi các đường leo núi phải được sửa sang thích hợp chống trơn, ngã gây tai nạn. 2.2.5. Địa chất - Đất đai: Đất đai khu vực Chùa Thầy là trầm tích đệ tứ trên nền gốc đá vôi, lớp phủ trầm tích có độ dày không đều, dao động từ 20 - 60m - Thổ nhưỡng: Đất trong vùng quy hoạch nằm trong đê hữu Đáy, không được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, nghèo mùn và lân, khá thuận tiện cho việc trồng các loại rau quả sạch, hoa cung cấp cho khu du lịch Nhìn chung, đất đai ở khu vực này thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuộc phạm vi xây dựng cơ bản. Như vậy, có thể nói, điều kiện tự nhiên của khu vực Chùa Thầy có điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển du lịch 2.3. Chiến lược phát triển du lịch của Hà Tây, huyện Quốc Oai và khu du lịch Chùa Thầy đến 2010 - 2020 2.3.1. Chiến lược phát triển 2.3.1.1. Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Hà Tây Khu du lịch Chùa Thầy thuộc một trong ba cụm du lịch chính của tỉnh - cụm Hà Đông và phụ cận. Mục tiêu của chương trình phát triển du lịch văn hóa gắn liền với các lễ hội dân tộc trong chương trình hành động của ngành du lịch Hà Tây, lễ hội Chùa Thầy được xếp thứ 2 sau chùa Hương (Mỹ Đức). Lượng khách du lịch đến Chùa Thầy hàng năm chiếm 10 - 12% lượng khách nội địa đến Hà Tây. Việc nâng cấp cơ sở vật chất, trùng tu tôn tạo các cảnh quan di tích thuộc khu du lịch Chùa Thầy luôn được các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở chăm lo. Khai thác phát triển du lịch Chùa Thầy là một trong những nội dung phát triển của du lịch Hà Tây. 2.3.1.2. Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Quốc Oai Quốc Oai là một huyện có điểm xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh Hà Tây, tuy nhiên Quốc Oai có những điều kiện thuận lợi so với các địa phương khác đó là vị trí gần thủ đô Hà Nội, nằm trong khu vực phát triển mở rộng của thủ đô Hà Nội với những dự án có vị trí quan trọng như các khu đô thị, công nghiệp…Huyện Quốc Oai có khoảng 150 di tích lịch sử văn hóa, bao gồm nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Chùa Thầy, động Hoàng Xá và các điểm du lịch sinh thái, nhà nghỉ tĩnh dưỡng hấp dẫn du khách tới tham quan. Điều này tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch - dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Nhận thức được những lợi thế này, trong nghị quyết hội đồng nhân dân huyện Quốc Oai khóa XVII kỳ họp thứ 5 đã xác định: “ phấn đấu ngành du lịch - dịch vụ năm 2010 chiếm 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng mỗi năm 15%, tập trung chỉ đạo quy hoạch phát triển du lịch toàn huyện, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được phê duyệt…” Như vậy có thể nói, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, du lịch được coi là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương. Trong năm qua, cùng với việc xúc tiến các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị, huyện Quốc Oai còn tích cực thu hút nhiều dự án đầu tư vào du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 14 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án: Du lịch sinh thái Thảo Hiền, nhà nghỉ tĩnh dưỡng Hương Ngọc Thảo, Long Phú, Chân Quê, Xuân Phú, Hoàng Minh đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động khá hiệu quả, 8 dự án còn lại đang trong quá trình khảo sát, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ du lịch, bổ sung tại Chùa Thầy, một thế mạnh của huyện Quốc Oai. Những năm qua, nguồn thu từ du lịch Chùa Thầy đóng góp một tỷ lệ lớn vào doanh thu du lịch huyện Quốc Oai. Năm 2005 đạt 2,5 tỷ đồng, năm 2006 đạt 3 tỷ đồng, năm 2007 đạt 3,8 tỷ đồng (6,5% trong tổng GTTT của ngành du lịch - dịch vụ của huyện Quốc Oai). Quần thể di tích danh thắng Chùa Thầy có giá trị cao về nhiều mặt nên những năm qua đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ trung ương đến địa phương, từ các tổ chức kinh tế đến tổ chức xã hội và khách du lịch trong, ngoài nước…để trùng tu, tôn tạo các cảnh quan, di tích đã và đang bị xuống cấp. Khu du lịch Chùa Thầy - huyện Quốc Oai nằm không xa Hà Nội và các đô thị của tỉnh, với điều kiện về mạng lưới giao thông mới hiện nay (đường Láng - Hòa Lạc đã thông xe, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng) có điều kiện để thu hút khách Các điều kiện về địa chất cho phép khu du lịch Chùa Thầy xây dựng một số công trình phục vụ du lịch Với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú và giá trị cao, khu du lịch Chùa Thầy sẽ càng hấp dẫn do đáp ứng được cả nhu cầu về du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Điều kiện liên doanh, liên kết với các điểm du lịch các công ty du lịch trong tỉnh để tổ chức lữ hành là rất thuận lợi bởi trong thực tế đã hình thành các tour. Việc đầu tư phát triển du lịch Chùa Thầy trong thời kỳ tới có nhiều thuận lợi bởi Chùa Thầy là một điểm du lịch nổi tiếng được trung ương tỉnh, huyện rất quan tâm, có vị trí chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng, đồng thời có nhiều thuận lợi trong huy động vốn. Bước đột phá của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai dựa trên nền quần thể di tích Chùa Thầy làm cơ sở để phát triển Dự án du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây đã mở ra hướng phát triển nền “ kinh tế không khói”. Đây là cơ hội để thúc đẩy mục tiêu của huyện Quốc Oai coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. 2.3.2. Định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy đến năm 2010 - 2020 2.3.2.1. Định hướng chung Quy hoạch tổng thể du lịch Chùa Thầy thời kỳ 2000- 2010 dựa trên 4 quan điểm cơ bản sau: - Đảm bảo sự bền vững Quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu du lịch Chùa Thầy phải đảm bảo sự bền vững của khu du lịch. Đó là sự bền vững của các tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên) và môi trường (bao gồm cả môi trường kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Phát triển du lịch là phát triển ngành kinh tế tổng hợp: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Vì vậy, phát triển du lịch dựa trên cơ sở phát triển tổng thể các ngành kinh tế xã hội. Đồng thời phát triển các ngành kinh tế - xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, văn hóa…để phục vụ cho sự phát triển của du lịch - Gắn phát triển du lịch với đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đi đôi với thu hút du khách, kể cả khách trong nước với khách quốc tế, luôn nâng cao cảnh giác chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, không để chúng đội lốt tôn giáo phá hoại nền văn hóa và cách mạng, làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài - Phát triển du lịch nhằm thu hút cả khách trong nước và khách quốc tế Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, khai thác tiềm năng, lợi thế của khu du lịch, gắn du lịch với lễ hội để thu hút khách trong nước và khách quốc tế, liên doanh, liên kết với các công ty du lịch, các điểm du lịch trong tỉnh, trong vùng để tổ chức lữ hành, đưa Chùa Thầy thành một điểm trong tour du lịch của khách Chùa Thầy là một quần thể các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh. Là điểm du lịch tâm linh - văn hóa - sinh thái - tham quan - nghiên cứu khoa học của Hà Tây. Phát triển khu du lịch Chùa Thầy góp phần bảo vệ các cảnh quan di tích, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 2.3.2.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển - Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy Bảng 2.1: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy ĐVT:Lượt khách Năm Tổng số (lượt) Trong đó Khách nội địa Khách quốc tế 2005 182.000 180.500 1.500 2010 292.000 278.500 13.500 2015 427.000 390.500 36.500 2020 750.000 715.500 34.500 “ Nguồn : Sở Du lịch Hà Tây” + Chỉ tiêu tổng số khách: Năm 2010 đón 292.000 lượt khách (chiếm tỷ trọng 15% tổng số khách Hà Tây theo Điều chỉnh QHTT PTDL Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2015 đạt 9,92%/năm. Năm 2020 đón 562.000 lượt khách (chiếm tỷ trọng 6,06% tổng số khách Hà Tây theo điều chỉnh QHTT PTDL Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2020 đạt 6,67%/năm + Chỉ tiêu khách quốc tế: Năm 2010 đón 11.500 lượt khách quốc tế (chiếm tỷ trọng 5,63% khách quốc tế Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 đạt 50,29%/năm. Năm 2020 đón 61.500 lượt khách (chiếm tỷ trọng 12,47% tổng số khách Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2020 đạt 18,25%/năm + Chỉ tiêu khách nội địa: Năm 2010 đón 280.500 lượt khách nội địa (chiếm tỷ trọng 7,88% khách Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 đạt 9,22%/năm. Năm 2020 đón 500.500 lượt khách (chiếm tỷ trọng 5,70% tổng số khách HT đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2020 đạt 5,96%/năm - Dự báo doanh thu du lịch Chùa Thầy Bảng 2.2: Dự báo doanh thu du lịch Chùa Thầy ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Doanh thu khách quốc tê 0.8 1.2 2.3 6.0 Doanh thu khách nội địa 1.7 3.7 8.7 17.0 Tổng doanh thu 2.5 4.9 11.0 23.0 “ Nguồn: Sở du lịch Hà Tây” - Dự báo GDP và nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch Chùa Thầy Bảng 2.3: Dự báo GDP và nhu cầu đầu tư cho phát triển khu du lịch Chùa Thầy ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tổng doanh thu 5000 14000 60.493 200.283 Tốc độ tăng trưởng 12% 13% 13% GDP 2200 20.800 51.345 123.298 Nhu cầu vốn đầu tư 40.000 110.864 300000 “ Nguồn: Sở du lịch Hà Tây” - Dự báo nhu cầu lao động Lao động gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Lao động trực tiếp là các lao động trực tiếp làm việc, kinh doanh trong du lịch Lao động gián tiếp là các lao động sản xuất ở ngoài khu du lịch nhưng tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khu du lịch Lao động thường xuyên là các lao động thường xuyên làm việc, kinh doanh trong khu du lịch Lao động không thường xuyên là lao động chỉ làm việc, kinh doanh trong mùa lễ hội Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu lao động ĐVT: Người Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Lao động trực tiếp 350 87 207 417 Lao động gián tiếp 700 218 620 1251 Tổng số lao động 1050 305 827 1668 “ Nguồn: Sở du lịch Hà Tây” 2.3.2.3. Quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở - Hệ thống giao thông Phát triển hệ thống giao thông theo các tuyến giao thông chính là tuyến quốc lộ 21, tuyến Láng - Hòa Lạc, đường 81 Phát triển hệ thống đường nhánh từ đường trục chính đến các điểm du lịch trong khu vực : đường từ đường 81 vào Chùa Cả, đến cổng “ Bất nhị pháp môn”® lên núi, đường từ đường 81 qua cổng chùa Long Đẩu ra khu dịch vụ, đường từ hang Cắc Cớ xuống chùa Một Mái. Các đường đều đổ bê tông. Riêng đường leo núi từ hang Cắc Cớ xuống chùa Một Mái thì mở rộng lói mòn, xếp đá tạo bậc cho dễ leo trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm cảnh quan - Hệ thống cấp điện Toàn bộ khu vực Sài Sơn nói chung và Chùa Thầy nói riêng được lấy điện từ trạm trung gian Thạch Thán. Hiện đang có đường hạ thế 10KV chạy qua khu vực dịch vụ, phía Tây Nùi Thầy và một trạm biến áp 180KVA cung cấp điện cho thôn Đa Phúc và các chùa ._.c quản lý và khai thác chưa chặt chẽ, hoạt động thiếu hiệu quả + Hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa có các chính sách cụ thể ưu tiên phát triển du lịch như chính sách về đất đai, chính sách về vốn, chính sách thuế…để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư. + Nhận thức của các cấp, các ban ngành và nhân dân trong huyện về du lịch còn chưa đầy đủ và nhất quán, chưa thấy rõ vai trò, vị trí và hiệu quả về nhiều mặt của du lịch. Do đó chưa tạo được sự phối hợp chỉ đạo quản lý đồng bộ chặt chẽ trong hoạt động du lịch. + Chưa có những giải pháp điều hòa, phân phối lại lợi ích kinh tế hợp lý giữa tỉnh, huyện, xã và giữa các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý và khai thác nguồn tài nguyên du lịch. + Hiện tại, trong lĩnh vực du lịch đã xuất hiện mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và nhân dân sở tại xung quanh vấn đề lợi ích, ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực phát triển du lịch. Khá nhiều điểm du lịch đang trong tình trạng "việc ai, người ấy làm". Sự đồng thuận giữa doanh nghiệp, chính quyền và nhân dân sở tại chưa đạt đến độ cần thiết nên vẫn còn cảnh tranh mua, tranh bán... trong khi những thứ khách cần mua thì không có. + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngành du lịch còn hạn chế + Về công tác tiếp thị, tuyên truyền: So với các điểm du lịch tâm linh khác, công tác quảng bá, tuyên truyền của Chùa Thầy còn non kém cả về nghệ thuật, kỹ thuật và phương pháp. Ngoài một số cuốn phim tài liệu, Chùa Thầy chưa có đội ngũ tuyên truyền viên, hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Do đó, mặc dù có rất nhiều lợi thế nhưng chưa được nhiều người biết đến, doanh thu thấp. + Nhiều tiềm năng chưa được khai thác, lượng khách du lịch đến Chùa Thầy hàng năm khá lớn nhưng doanh thu từ các dịch vụ ở du lịch Chùa Thầy còn thấp mà nguyên nhân cơ bản là: chưa có nhà nghỉ phục vụ khách ở xa đến có nhu cầu ngủ qua đêm; chưa có nhà hàng ăn uống, giải khát phù hợp với nhu cầu của khách; chưa có các sản phẩm là đặc sản để bán cho khách du lịch. + Các tuyến giao thông xuống cấp: đường chật, mặt đường xấu, khó đi. Bãi để xe tạm bợ, khu vệ sinh kể cả việc tắm rửa sau leo núi chưa có…nên chưa thật sự hấp dẫn để thu hút du khách. Những tồn tại, yếu kém ở trên và nguyên nhân của nó cần phải có giải pháp đồng bộ, cụ thể khắc phục kịp thời mới có thể nâng cao sức cạnh tranh so với các điểm du lịch khác, đáp ứng được nhu cầu của du khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh Trên cơ sở đánh giá, phân tích hiện trạng trên đây, đề ra được nhiệm vụ của quy hoạch du lịch Chùa Thầy đến 2010 cần giải quyết những nội dung sau: - Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch Chùa Thầy, không còn mặt bằng để bố trí thêm các công trình dịch vụ phục vụ khách du lịch, do đó cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu việc quy hoạch mở rộng khu dịch vụ, việc thu hồi đất phải theo đúng quy định của pháp luật - Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, cần có các giải pháp thu hút vốn để đầu tư, ưu tiên trước hết cho lĩnh vực giao thông mà trong đó đường 81 là ưu tiên số 1 - Để tăng doanh thu trên cơ sở phục vụ tốt nhu cầu của du khách, cần xây dựng hệ thống nhà ăn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, nâng cấp các bãi để xe. - Tăng cường tuyên truyền quảng bá, gắn du lịch Chùa Thầy với lễ hội Chùa Thầy và các lễ hội khác của địa phương, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân về du lịch. - Di chuyển một số hộ dân cư sườn đông núi Thầy để bảo vệ cảnh quan, xây dựng một số công trình phục vụ du lịch. - Đổi mới công tác quản lý, đề ra được các cơ chế nhằm khuyến khích sự đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của mọi thành phần kinh tế. 2.6. Vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy 2.6.1. Thực trạng về công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy 2.6.1.1. Về tổ chức quản lý - Sở du lịch chỉ quản lý nhà nước về du lịch, không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu du lịch - Chưa có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất gồm tỉnh, huyện và xã. Hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chiu trách nhiệm một mảng nên dẫn đến tình trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và thuyết phục - Xã, huyện thì có trách nhiệm quản lý về an ninh, trật tự an toàn xã hội, nghĩa vụ thì nhiều nhưng quyền hạn bị hạn chế - Hiện tại, Chùa Thầy chưa có bộ máy quản lý chuyên trách. UBND xã Sài Sơn là chủ thể quản lý nhà nước các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và tổ chức lễ hội. - Các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân chỉ chú trọng kinh doanh, khai thác tối đa các tài nguyên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh làm mất trật tự an toàn xã hội, tổn hại đến môi trường sinh thái, nếp sống văn hóa bị xuống cấp. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường du lịch ở khu du lịch này kém hấp dẫn và gây khó khăn cho công tác quản lý 2.6.1.2. Về công tác quy hoạch - Tập trung hoàn thành dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu với tổng vốn đầu tư 3,178 tỷ đồng - Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp đường vào khu du lịch Chùa Thầy - Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn, huyện Quốc Oai với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng - Đền bù, giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ cạnh chùa Cả, sườn Đông núi Thầy - Hoàn thiện dự án đầu tư, tôn tạo chùa Cả, chùa Long Đẩu, phục chế Tam quan. 2.6.1.3. Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch - Dịch vụ lưu trú + Đối với cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ.. đủ điều kiện kinh doanh theo NĐ 39/CP của Chính phủ do ngành du lịch cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú, hàng năm ngành du lịch đều tổ chức đoàn kiểm tra để hướng dẫn và xử lý các vi phạm + Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ do UBND huyện đăng ký kinh doanh mỗi năm một lần Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú ở đây vẫn xảy ra tình trạng mất vệ sinh, thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn chưa tuân theo quy định thống nhất - Dịch vụ ăn uống Đây là dịch vụ do xã quản lý. Tuy nhiên ở đây, các nhà hàng, quán ăn đủ tiêu chuẩn có rất ít, chủ yếu là các quán ăn do hộ gia đinh mở ra theo tính mùa vụ. Chính vì vậy vấn đề an toàn vệ sinh chưa đảm bảo, rác vứt bừa bãi, nước để rửa và nấu ăn không được kiểm soát. Trước thực trạng này, hàng năm, trung tâm y tế của huyện kết hợp với xã tiến hành kiểm tra định kỳ đặc biệt là trong dịp lễ hội - Dịch vụ vé tham quan Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích Chùa Thầy đảm nhiệm. Vào mùa lễ hội, tỉnh và huyện đều thành lập Ban chỉ đạo của mình, thành lập ban tổ chức đẻ giám sát, đôn đốc, bảo đảm trật tự an toàn cho khách. Tuy nhiên, do lượng khách vào dịp lễ hội rất đông nên ban quản lý không kiểm soát hết được nên vẫn còn tình trạng chui vé, trốn vé. 2.6.1.4. Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch - Tranh thủ các sự kiện quốc gia và quốc tế được tổ chức trong nước để quảng bá cho du lịch Chùa Thầy như: Festival Huế 2008, Festival Hoa Đà Lạt 2007 và 2009, lễ hội Đền Hùng năm 2007 và 2009, hội nghị Bộ trưởng du lịch và Diễn đàn du lịch ASEAN 2009, các hoạt động du lịch tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội… - Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách du lịch, tập gấp, sách ảnh, bản đồ du lịch, đĩa CD, biển quảng cáo để giới thiệu với khách du lịch về con người, cảnh quan, thông tin về điểm tham quan, lưu trú, điểm vui chơi, giải trí… - Tổ chức các sự kiện du lịch : lễ hội Chùa Thầy, lễ hội tôn vinh hai vị ạnh vua Phùng Hưng - Ngô Quyền gắn với làng Việt Cổ Đường Lâm, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch. Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch mới. 2.6.1.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đối với tất cả các hoạt động kinh tế thì con người là yếu tố trung tâm quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Hơn thế nữa, ngành kinh doanh du lịch do tính chất đặc thù của nó là kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nên yếu tố con người có vai trò quan trọng trực tiếp đem sản phẩm du lịch phục vụ khách hàng. Tại khu du lịch Chùa Thầy đội ngũ nhân viên chủ yếu là dân cư địa phương với trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cao. Đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt hầu hết là qua đào tạo lại tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên sử dụng số lượng lớn lao động địa phương. Mặt khác, du lịch tại Chùa Thầy là hoạt động du lịch có sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư cho nên sự tiếp xúc, thái độ với khách hàng là hết sức quan trọng nhưng điều này vẫn chưa làm được ở Chùa Thầy. Nhận thức được điều này, Sở du lịch đã phối hợp với các trường đại học mở các khóa đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho cán bộ, hướng dẫn viên, các chủ doanh nghiệp về quản lý du lịch. Để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, Sở Du lịch đã cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn của tỉnh về nội dung này. Phối hợp với ngành chức năng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch cho gần 100 đại biểu là lao động, chuyên viên theo dõi du lịch của các huyện, thị xã, lãnh đạo các xã có phát triển mạnh du lịch. Ngoài ra, trên 100 cơ sở kinh doanh lưu trú tại địa bàn tỉnh đã được ngành tổ chức giới thiệu Luật Du lịch Việt Nam và quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, Sở du lịch phối hợp với UBND huyện Quốc Oai và UBND xã Sài Sơn mở các lớp bồi dưỡng văn minh du lịch cho các đối tượng phục vụ tham gia vào du lịch. Qua đó đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch. 2.6.2. Đánh giá về hoạt động quản lý, những nguyên nhân Nhìn chung hoạt động quản lý nhà nước tại Chùa Thầy đã đạt được một số hiệu quả nhất định nhưng chưa cao. Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban ngành liên quan. Đội ngũ nhân viên trong du lịch thiếu chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý của cán bộ cấp cao còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, phong cách quản lý vẫn mang nặng tư tưởng cũ, bảo thủ và có phần trì trệ. Ngoài ra việc ban hành bổ sung thêm các chính sách, văn bản về pháp luật từ cơ quan cấp trên đưa xuống cấp huyện, xã còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc truyền đạt lại thông tin và thực hiện. Thêm vào đó là do mô hình Ban quản lý hiện nay vẫn còn cồng kềnh: Mô hình một Ban quản lý trực thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch sẽ không thích hợp do các vấn đề về nhân sự và thẩm quyền hạn hẹp của Sở du lịch. Sở du lịch đóng vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh Hà Tây trong lĩnh vực du lịch và nếu giao ban quản lý khu du lịch Chùa Thầy trực thuộc Sở du lịch sẽ không hiệu quả khi Sở du lịch thiếu những cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ này. Một Ban quản lý Chùa Thầy trực thuộc UBND tỉnh cũng không thích hợp do nó sẽ chồng chéo về nhiệm vụ và quyền hạn với UBND huyện Quốc Oai, cơ quan quản lý thẩm quyền chung trên địa bàn, còn nếu như giao cho UBND xã sẽ không phù hợp do không có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí này. Như vậy mô hình thích hợp nhất để khắc phục tình trạng trên là mô hình một Ban quản lý khu du lịch Chùa Thầy trực thuộc UBND huyện Quốc Oai. Mô hình này sẽ không gây ra những mâu thuẫn chồng chéo trong nhiệm vụ của hai cơ quan đồng thời hoạt động quản lý du lịch ở khu du lịch Chùa Thầy sẽ thống nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng đảm bảo thành công trong hoạt động của Ban quản lý là phải trao cho nó những quyền năng phù hợp đảm bảo thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của nó. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Các giải pháp 3.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư phát triển du lịch Đây là giải pháp quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của du lịch Chùa Thầy vì quy hoạch, kế hoạch là những định hướng, cơ sở pháp lý của quá trình đầu tư, của việc xây dựng các giải pháp phát triển cũng như các biện pháp thực hiện chúng. Thời gian qua công tác quy hoạch, kế hoạch của du lịch Chùa Thầy mặc dù thu được một số kết quả khả quan nhưng công tác này vẫn còn tồn tại một số bất cập trong lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện chúng. Một số quy hoạch được xây dựng nhưng nội dung không đảm bảo yêu cầu, việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan, các kế hoạch phát triển chưa phù hợp với trinh độ phát triển nên thực hiện còn khó khăn…là những nguyên nhân chủ yếu gây ra những ảnh hưởng hạn chế tốc độ đầu tư phát triển. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch là một vấn đề cần thiết, nội dung của giải pháp này tập trung vào một số biện pháp chính sau: - Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, quy hoạch, kế hoạch thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác này để nâng cao chất lượng quy hoạch đảm bảo yêu cầu quy hoạch được xây dựng phải đánh giá được những điều kiện hiện tại, nắm bắt được đòi hỏi của tương lai, phù hợp với yêu cầu phát triển đặt ra, xây dựng các giới hạn tác động có thể chấp nhận của các hoạt động du lịch, xác định được các giải pháp phát triển và các biện pháp thực hiện đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững - Phổ biến rộng rãi những quy chuẩn bắt buộc phải tuân theo trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch - Cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện. - Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phải xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi - Cần có sự đồng bộ và thống nhất trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trên địa bàn. Cần chú trọng lồng ghép nội dung các quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng khu du lịch Chùa Thầy. Nội dung du lịch cần được nghiên cứu nhuần nhuyễn hơn, đặc biệt gắn nội dung tổ chức hoạt động du lịch trong quy hoạch bảo tồn tôn tạo di tích nhằm xác định những giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích cảnh quan đồng thời phát huy tác dụng hợp lý khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí thể chất và tinh thần của nhân dân. 3.1.2. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Sản phẩm du lịch về bản chất là sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch chính là điều du khách cảm nhận được trong quá trình đi du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch chịu tác động của hai yếu tố quyết định đó là con người và giá trị tài nguyên vì chúng tạo nên cảm nhận của du khách về chất lượng của chuyến du lịch.Vì vậy vấn đề con người là vấn đề có tầm chiến lược, chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này. Con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý... những người trực tiếp điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn Chùa Thầy. Nhất thiết phải xây dựng, đào tọa ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn đáp ứng nhu cầu đặt ra , có tư cách đạo đức, yêu nghề, có hiểu biết... Giải pháp này tập trung vào các phương hướng: - Thường xuyên cập nhật hóa kiến thức cho đội ngũ lao động. Khi tiến hành biện pháp này bên cạnh vấn đề nghiệp vụ còn đặc biệt chú ý đến các nội dung văn hóa trong du lịch như các giá trị văn hóa, các phong tục, tập quán đẹp, cách ứng xử văn hóa... và đặc biệt phải tạo cho người lao động một tâm lý tốt đẹp làm cơ sở hình thành cung cách ứng xử văn hóa, tôn trọng du khách tiến tới xây dựng văn minh trong kinh doanh du lịch Chùa Thầy nói riêng và Hà Tây nói chung. - Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ quản lý hoạt động du lịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của ban quản lý thắng cảnh Chùa Thầy, nắm được các thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu... từ đó xây dựng các định hướng phương pháp quản lý phù hợp với điệu kiện thực tế của khu du lịch Chùa Thầy - Đổi mới chính sách tạo nguồn lực và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý khu vực Chùa Thầy. Nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo hướng dẫn trọng tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động du lịch nơi đây - Xây dựng chế độ đãi ngộ thảo đáng nhằm thu hút những cán bộ có năng lực, có chuyên môn tạo ra động lực vật chất khuyến khích sự cống hiến một cách xứng đáng - Về phía Sở du lịch cũng như ban quản lý khu Chùa Thầy cần phải nâng cao chất lượng công tác xây dựng định hướng, kế hoạch, tổ chức thực hiện chúng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chú trọng đến công tác phối hợp thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp bằng các hình thức thích hợp như tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên để bàn các biện pháp phối hợp thực hiện định hướng kinh doanh, giải quyết các khó khăn, tồn tại, vướng mắc của doanh nghiệp. Sở du lịch Hà Tây với tư cách là cơ quan quản lý ngành cần đóng vai trò là cơ quan tư vấn, thiết kế, xây dựng các cơ chế tác động, hỗ trợ, tạo động lực hướng doanh nghiệp thực hiện các định hướng nhưng đảm bảo yêu cầu không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh làm mất tính chủ động trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh. - Cần chú ý đến chương trình hợp tác đào tạo có viện trợ của các nhà tài trợ nước ngoài, của chương trình hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục du lịch Việt Nam nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực 3.1.3. Xây dựng mô hình quản lý về du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan và dân cư địa phương Mô hình quản lý du lịch là một trong những nội dung cơ bản và cũng là mục đích của đề tài. Đây là một vấn đề mang tính chất cơ bản, quan trọng cơ sở Mô hình quản lý nhà nước về du lịch của huyện Quốc Oai đối với điểm du lịch Chùa Thầy được xây dựng nhằm đảm bảo các mục tiêu của quá trình phát triển du lịch đồng thời phát huy được vai trò quản lý nhà nước về du lịch nhằm định hướng cho du lịch phát triển bền vững hiệu quả. Nguyên tắc xây dựng mô hình quản lý nhà nước phải đảm bảo cho sự tự do phát triển theo quy luật của các hoạt động du lịch đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực tới môi trường. UBND HUYỆN QUỐC OAI UBND CẤP XÃ, THỊ TRẤN P. CHUYÊN MÔN VỀ DU LỊCH PHÒNG CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN BAN QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM DU LỊCH CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH KHU DU LỊCH CHÙA THẦY 3.1.3.1. UBND huyện Quốc Oai - Cơ quan nhà nước thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Quốc Oai. - Ban hành các chính sách phát triển du lịch, các chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh - Phê duyệt các quy hoạch phát triển, dự án đầu tư phát triển du lịch theo thẩm quyền 3.1.3.2. Phòng chuyên môn quản lý về du lịch Với tư cách là cơ quan tham mưu và quản lý chuyên ngành du lịch của huyện - Xây dựng các quy hoạch chiến lược phát triển du lịch của huyện - Tham mưu cho UBND huyện ban hành các chính sách phát triển du lịch của huyện - Đánh giá tài nguyên, tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội. Kiểm tra giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường du lịch trên địa bàn huyện - Cầu nối cung cấp thông tin hai chiều cho các cơ quan quản lý cấp trên và cho các tổ chức cá nhân kinh doanh trong tỉnh - Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục cộng đồng và xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng - Chỉ đạo hoạt động marketing điểm đến để xây dựng một hình ảnh thống nhất phù hợp với định hướng phát triển và các thị trường mục tiêu - Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này do UBND huyện quyết định 3.1.3.3. Các phòng liên quan - Thực hiện quản lý theo lĩnh vực chuyên ngành của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển 3.1.3.4. UBND cấp xã, thị trấn - Quản lý hành chính theo lãnh thổ đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn của mình - Quản lý giám sát hoạt động đầu tư xây dựng các hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương theo quy hoạch được phê duyệt 3.1.3.5. Ban quản lý các khu điểm du lịch Ban quản lý các khu điểm du lịch có thể được thành lập ở những khu vực có tài nguyên du lịch có giá trị, có các hoạt động khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch phát triển mạnh để quản lý hiệu quả việc khai thác. Ban quản lý sẽ đóng vai trò như sau: - Quản lý hoạt động du lịch theo định hướng bền vững tại các khu điểm du lịch nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên du lịch đồng thời phát huy các tác động tiêu cực của du lịch - Cung cấp các dịch vụ công cộng tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển - Triển khai các dự án giáo dục cộng đồng và hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường và các hoạt động du lịch Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này do UBND huyện quyết định 3.1.4. Giải pháp về thị trường - Coi thị trường là yếu tố quan trọng của phát triển du lịch, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong và ngoài nước. Tiến hành hợp tác với công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch - Coi trọng thị trường truyền thống là khách nội địa, nhất là thị trường Hà Nội và các khu đô thị công nghiệp của các khu vực lân cận tỉnh Hà Tây - Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, khuyến khích các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của du lịch quốc tế, hướng tới thị trường khách có khả năng chi trả cao là khách quốc tế, khách từ Hà Nội, TP HCM - Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, kết hợp với việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và du lịch các tỉnh bạn để nối tour, nối tuyến, thu hút khách và mở rộng, phát triển thị trường. Đặc biệt cần xây dựng website du lịch riêng của huyện Quốc Oai để công tác tuyên truyền quảng bá đạt hiệu quả cao đồng thời là một trong những bước chuẩn bị cho việc xây dựng thương hiệu điểm đến 3.1.5. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy Ngoài dịch vụ vận chuyển, hoạt động kinh doanh dịch vụ ở khu du lịch Chùa Thầy còn có các dịch vụ: dịch vụ ăn uống, dịch vụ hàng hóa và dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên loại hình dịch vụ gây nhiều tác động tiêu cực đến khu du lịch này là: dịch vụ ăn uống và dịch vụ bán hàng hóa trong các quán ăn. Các quán này đang tạo ra hình ảnh xấu về khu du lịch Chùa Thầy khi chúng làm mất cảnh quan, giá cả đắt, chất lượng vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Tình trạng lộn xộn, “chặt chém” khách của hơn 100 hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch quanh khu vực Chùa Thầy; còn xảy ra đánh nhau, móc túi và thường xuyên tắc đường vào Chùa Thầy những ngày chính hội... Để khắc phục tình trạng này, ngoài nhiệm vụ của Ban quản lý, huyện Quốc Oai và xã Sài Sơn cần thành lập Ban tổ chức lễ hội; đồng thời, tăng cường công tác an ninh, trật tự tại các khu vực xung quanh cũng như trong khu vực diễn ra lễ hội ở Chùa Thầy. 3.1.6. Bảo đảm thông tin trong quá trình quản lý, kinh doanh Bảo đảm thông tin cho các chủ thể là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững của du lịch. Giải pháp này bao gồm một số nội dung sau: 3.1.6.1. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin hai chiều trong hoạt động quản lý, kinh doanh Mục đích của biện pháp này là đảm bảo cho thông tin thông suốt cả hai chiều đi và đến giữa các chủ thể hoạt động du lịch như cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Sự liên hệ chặt chẽ về thông tin sẽ đảm bảo chất lượng của công tác dự báo, xây dựng kế hoạch nhằm phát huy cao nhất lợi thế tương đối của khu du lịch Chùa Thầy. Để thực hiện biện pháp này, giữa cơ quan quản lý về du lịch với các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải thiết lập được các kênh thông tin hai chiều. Điều này cho phép cơ quan quản lý đánh giá được chính xác mức độ tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái, xã hội từ đó xây dựng các dự án phát triển bền vững. Đối với cộng đồng dân cư địa phương, họ sẽ có được những nhận định khách quan về ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực của các hoạt động du lịch đối với đời sống của họ 3.1.6.2. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ về thông tin giữa Sở du lịch với các doanh nghiệp Hiện nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc đảm bảo thông tin giữa Sở với các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trước. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như Internet, Email…là một tất yếu giúp tạo ra sự liên kết giữa các chủ thể kinh doanh cũng như khai thác thông tin bên ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý kinh doanh. Để hệ thống này hoạt động có hiệu quả cao một vấn đề đặt ra là phải xây dựng các quy chế và chế độ kỷ luật quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời 3.1.6.3. Giải pháp về xúc tiến du lịch - Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất của du lịch Chùa Thầy nói riêng và du lịch huyện Quốc Oai nói chung thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu - Tham gia các hội chợ, các sự kiện du lịch trước mắt là ở trong nước, trong tương lai khi đủ điều kiện sẽ vươn ra thị trường quốc tế - Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho du lịch Chùa Thầy - Quốc Oai. Chương trình marketing cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trường du lịch cao cấp trong nước và quốc tế 3.2. Kiến nghị - Đề nghị UBND huyện Quốc Oai nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý phù hợp vào thực tế hoạt động quản lý hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận quản lý khu di tích - Phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch Hà Tây và các cơ quan chức năng liên quan của huyện để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển, để chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống ... theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch do Tổng cục du lịch ban hành nhằm tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt du khách. - Tổ chức mô hình câu lạc bộ hoặc hội nghề nghiệp. Đây chính là một diễn đàn giúp cho các doanh nghiệp bày tỏ quan điểm, ý kiến đối với các cơ chế chính sách, những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh du lịch. Nó còn là nơi trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhanh chóng giữa UBND huyện với Sở. - Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất trong du lịch Chùa Thầy thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu - Hình thành cơ chế phân phối lợi ích phù hợp giữa các doanh nghiệp, cư dân địa phương, các cấp xã, huyện. Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tư cho địa phương nơi có hoạt động du lịch căn cứ vào kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp cư dân địa phương, các cấp chính quyền địa phương được hưởng lợi ích tờ hoạt động du lịch và họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của du lịch tại địa phương PHẦN KẾT LUẬN Trong xã hội văn minh của loài người ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một nhu cầu của con người, nó không chỉ là một nhu cầu đơn thuần mà nhu cầu này ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Du lịch ngày nay không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà du lịch ngày nay còn là một hiện tượng của loài người, du lịch giúp con người ta văn minh hơn, hiểu biết hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn, hiểu biết văn hóa của đất nước mình và của nhân loại từ đó nó tác động trở lại ý thức của con ngườ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của loài người và xem xét lại các hoạt động kinh tế xã hội của con người có tác động xấu đến thiên nhiên Khu di tích Chùa Thầy - huyện Quốc Oai cách Hà Nội khoảng 25 km từ lâu đã được du khách biết đến với lễ hội Chùa Thầy tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Cùng với một hệ thống các công trình kiến trúc phật giáo cổ kính, uy nghiêm kết hợp hài hòa với những hang động và cảnh sắc thiên nhiên núi non đã tạo nên một khu di tích thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Tây Trong những năm qua hoạt động du lịch ở Chùa Thầy phát triển mạnh. Chỉ tính riêng mấy tháng đầu năm 2008, Chùa Thầy đã đón hơn hai van lượt khách về trẩy hội đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống nhân dân xã sở tại như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đè tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch tại Chùa Thầy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: bất cập giữa tăng trưởng du lịch với đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, ý thức người làm công tác du lịch và dịch vụ du lịch, vệ sinh môi trường…Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy” được xây dựng nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Chùa Thầy và thực trạng quản lý của các ban ngành liên quan, từ đó xác định các căn cứ và những giải pháp cần thiết để khắc phục những thực trạng đó tạo điều kiện phát triển du lịch Chùa Thầy, nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài em chỉ đưa ra một số giải pháp ở mức độ đề xuất gợi mở. Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Ngô Đức Anh - giảng viên khoa Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn - trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và những nội dung nghiên cứu chưa được sâu, vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô để cho đề tài được hoàn chỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa - Giáo trình Kinh tế du lịch - NXB Lao động - xã hội - 2004 Xác đinh những luận cứ để phát triển du lịch Hà Tây - Đề tài khoa học - Sở du lịch Hà Tây 2002 Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng hợp khu du lịch Chùa Thầy thời kỳ 2001 - 2010 - Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai - 2000 Báo cao tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Quốc Oai - Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai - 2005 Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước - Tập I - NXB Học viện hành chính quốc gia Tạp chí Thông tin du lịch Hà Tây - Sở du lịch Hà Tây Trang Web Sở du lịch Hà Tây: www.hataytourism.com.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20130.doc
Tài liệu liên quan