Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội

Lời nói đầu N ền kinh tế thị trường đang đặt ra cho cỏc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sức ộp. Để tồn tại và phỏt triển đũi hỏi cỏc doanh nghiệp phải khụng ngừng đổi mới để thớch ứng với điều kiện kinh doanh hiện nay. Ngoài cỏc hoạt động về quản lý, hoạt động kế toỏn cũng giữ một vai trũ vụ cựng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Kế toỏn khụng những là bộ phận hỗ trợ, cung cấp thụng tin cho cỏc nhà quản trị về tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà cũn cung cấp cỏc thụng tin

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chớnh về tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho cỏc đối tượng cú quan tõm. Một doanh nghiệp cú bộ phận kế toỏn phỏt triển cũng đồng nghĩa với một doanh nghiệp cú nhiều thành cụng trong sản xuất kinh doanh. Chớnh vỡ vậy, mọi doanh nghiệp dự lớn hay nhỏ, dự hoạt động theo bất kỳ phương thức nào thỡ cũng khụng thể thiếu được bộ phận kế toỏn. Công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội là một doanh nghiệp mới được thành lập với ngành nghề kinh doanh là: Sản xuất máy móc thiết bị điện và sản phẩm chính là máy biến thế. Đây là một doanh nghiệp sản xuất, tạo ra sản phẩm. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán quan trọng nhất trong tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy rằng việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty có nhiều điểm cần phải quan tâm và rất quan trọng. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của luận văn gồm 03 phần chính: - Phần I: Cơ sở lý luận của đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội”. - Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội. - Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội. Trước khi đi vào nội dung bài viết, em xin chõn thành cảm ơn Quý cụng ty đó giỳp đỡ em trong quỏ trỡnh thực tập để em cú được những thụng tin thực tế về doanh nghiệp. Em cũng xin chõn thành cảm ơn thầy giỏo Phạm Thành Long là người trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành tốt bài viết này. Sinh viờn Ngô Thị Thu Thịnh Nội dung Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hơp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế tạo máy biến thế hà nội” Để đánh giá về thực trạng công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp một cách chính xác, khách quan và đầy đủ em sẽ tìm hiểu về cơ sở lý luận của đề tài này. Qua đó em có cơ sở để đối chiếu, so sánh thực tế công tác kế toán tại công ty với chế độ kế toán hiện hành. 1. Một số nội dung cơ bản về chi phí và giá thành sản phẩm Hiện nay, trong nền kinh tế có hai chế độ kế toán đang được áp dụng. Đó là chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp lớn và chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chế độ kế toán doanh nghiệp lớn là chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Còn chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ là chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001. Đối chiếu với luật doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành mà các doanh nghiệp xác định ra chế độ kế toán để áp dụng trong doanh nghiệp cho phù hợp và cho đúng với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp lớn và chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về phương pháp tổ chức hạch toán kế toán là giống nhau. Tuy nhiên cũng có một số điểm khác nhau về nội dung hạch toán và cách thức tổ chức hạch toán. Trong phần hành kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tại doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp Nhà nước) và doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có điểm khác biệt. Sự khác biệt nhất đó là việc sử dụng tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất. Tại doanh nghiệp lớn, chi phí sản xuất được tập hợp trên các tài khoản: TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công” (sử dụng trong doanh nghiệp xây lắp), và tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Còn tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí sản xuất được tập hợp trên tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Để thuận tiện cho việc hạch toán trong mỗi doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống tài khoản cấp 2, 3, mở chi tiết tài khoản 154 cho phù hợp. Nội dung luận văn của em nghiên cứu tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy em sẽ trình bày về chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001. Với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, sản phẩm hoàn thành phải trải qua thời gian dài, nhiều phân xưởng, và sản phẩm sản xuất đơn chiếc. Do đó, việc tổ chức theo dõi chi phí để hạch toán và tính giá thành cần thực hiện qua thời gian dài. Và tính giá thành đơn vị sản phẩm một cách trực tiếp chứ không cần phải tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành rồi chia ra cho đơn vị sản phẩm. 1.1. Chi phí sản xuất 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Xã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra các giá trị của sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, qúy, năm). Hay nói cách khác, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất của chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Trong một kỳ hạch toán, doanh nghiệp có rất nhiều khoản chi tiêu. Nhưng chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Phân loại chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại. Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán chi phí để phân loại chi phí cho phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp phân loại nào là phải dựa vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán tại từng doanh nghiệp cụ thể. Về mặt hạch toán, chi phí thường được phân theo bốn tiêu thức sau: . Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách xây dựng này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 07 yếu tố sau: Yếu tố nguyên liệu, vật liệu; yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ; Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương; Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động; Yếu tố khấu hao TSCĐ; Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài; Yếu tố chi phí khác bằng tiền. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân loại theo khoản mục chi phí. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo qui định hiện hành giá thành sản phẩm bao gồm 05 khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung; Chi phí quản lý kinh doanh. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí. Theo cách thức kết chuyển chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên đựơc xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ lại được phân loại theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này, chi phí được phân thành biến phí và định phí. Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, ví dụ như chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp... Chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại không đổi. Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh, chi phí quảng cáo, tiếp thị theo thời kỳ... Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại thay đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. 1.2. Giá thành sản phẩm. 1.2.1 Khái niêm và bản chất của giá thành Để tạo ra một khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đều phải tiêu hao một lượng chi phí nhất định. Tất cả các chi phí để tạo ra khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đó tạo nên gía thành sản phẩm. Vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Giá trị sản phẩm phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn chi phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm: Do yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành đựoc xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phậm vị tính toán khác nhau. Do đó, có nhiều cách phân laọi giá thành khác nhau. Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 03 loại: Giá thành kế hoạch; Giá thành định mức; Giá thành thực tế. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi trong việc giám sát và quản lý chi phí. Qua cách phân loại này, chúng ta so sánh được giá thành giữa kế hoạch, định mức với thực tế, và xác định các nguyên nhân, vượt (hụt) định mức. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành 02 loại: giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí quản lý kinh doanh cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu. 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Mối quan hệ đó được thể hiện như sau: Sơ đồ về mối quan hệ giữa CPSX và GTSP CFSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Tổng GTSP hoàn thành CPSX dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất là những chi phí cấu thành giá thành sản phẩm do đó số liệu tập hợp CFSX chính là cơ sở cho việc tính GTSP. CPSX và GTSP đều bao gồm hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác biệt nhất định: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn GTSP lại gắn liền với khối lượng sản phẩm hoàn thành. - Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng còn GTSP không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. Do đó mà tổng giá thành sản phẩm thường không trùng với tổng CFPS phát sinh trong kỳ. Khi GTSP dở dang đầu kỳ = GTSP dở dang cuối kỳ, thì tổng GTSP = tổng CPSX trong kỳ. 1.4 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.4.1 Đối tương tập hợp chi phí sản xuất Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác, nhanh chóng cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. Việc tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất bao gồm: - Mở sổ, thẻ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí, mở sổ riêng cho từng tài khoản. Căn cứ để ghi sổ là các sổ, thẻ kế toán chi tiết của kỳ kế toán trước, các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí… - Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ và phân bổ cho từng đối tượng hạch toán. - Tổng hợp các chi phí phát sinh theo từng nội dung cho từng đối tượng hạch toán chi phí vào cuối kỳ kế toán làm cơ sở cho việc tính giá thành. Lập thẻ tính giá thành, dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành là thẻ tính giá thành của kỳ trước, sổ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê. 1.4.2 Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành 02 giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.Về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc, hàng loạt), vào yêu cầu, trình độ quản lý (cao, thấp)... Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phẩm khác nhau nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và xác định phương pháp tính giá thành phẩm cũng khác nhau. Về cơ bản, có các phương pháp tính giá thành phẩm sau: Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn); Phương pháp tổng cộng chi phí (Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + Z3 + ....+ Zn); Phương pháp hệ số; Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ; Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng; Phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trong đó đơn đặt hàng là yêu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm cụ thể và sau khi sản xuất và giao xong cho khách hàng thì sản phẩm đó không được tiếp tục sản xuất nữa. Đối tượng hạch toán chi phí là từng đơn đặt hàng, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng. Đối với những chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán luôn cho đơn đặt hàng đó. Đối với những chi phí chung liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì phải hạch toán riêng sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Cuối kỳ kế toán, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chưa tính giá thành, toàn bộ chi phí sản xuất trở thành giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tiến hành tính giá thành cho đơn đặt hàng. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác, nhanh chóng cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. Việc tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất bao gồm: - Mở sổ, thẻ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí, mở sổ riêng cho từng tài khoản. Căn cứ để ghi sổ là các sổ, thẻ kế toán chi tiết của kỳ kế toán trước, các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí… - Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ và phân bổ cho từng đối tượng hạch toán. - Tổng hợp các chi phí phát sinh theo từng nội dung cho từng đối tượng hạch toán chi phí vào cuối kỳ kế toán làm cơ sở cho việc tính giá thành. Lập thẻ tính giá thành, dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành là thẻ tính giá thành của kỳ trước, sổ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê. 1.4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Nếu nói về bản chất của vấn đề thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là có sự giống nhau, đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và phục vụ cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra. Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác nhau: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi, nơi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả quá trình sản xuất (thành phẩm). Hơn nữa, là một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể gồm nhiều đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra tiết kiệm chi phí sản xuất. Còn căn cứ vào đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương án tính giá thành một cách thích hợp nhất, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5 Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng thì hạch toán kế toán đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó là một công cụ có hiệu quả nhất để quản lý, kiểm tra, tính toán và đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác thì đối với một doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu CFSX và GTSP là những chỉ tiêu quan trọng không thể tách rời quá trình sản xuất và luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc hạch toán CFSX và tính GTSP nhà quản lý doanh nghiệp nắm được CFSX và GTSP thực tế của từng hoạt động, của từng loại sản phẩm cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, giá thành từ đó ra các quyết định quản lý thích hợp với một mục tiêu cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Và từ đó có thể khẳng định việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một điều vô cùng cần thiết ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 1.6 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phía sản xuất và tính gia thành sản phẩm Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau: - Phải xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp để tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Phải tập hợp đầy đủ các chi phí phát sinh, tiến hành phân bổ đúng đắn, tổng hợp các chi phí cho các đối tượng cần tính giá và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá. - Thông qua ghi chép kế toán mà kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành; kiểm tra việc tuân thủ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các dự toán chi phí sản xuất; kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất. - Lập các báo cáo về giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ sản xuất được trong kỳ nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 2.Phương pháp hạch toán kế toán 2.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 2.1.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thương xuyên 2.1.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dung tài khoản 621 "chi phí NVL trực tiếp". Tài khoản này cuối kỳ không còn số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí. Kết cấu tài khoản được phản ánh như sau: Bên Nợ: Tập hợp NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Giá trị NVL xuất dùng không biết - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Nội dung và phương pháp hạch toán như sau: TK152 TK621 TK1381 TK152 TK154 TK111,112,331 TK154 Xuất NVL cho sản xuất sản phẩm NVL thiếu, tổn thất NVL đưa vào sản xuất không qua kho VL thuê ngoài chế biến TK133 Thuế GTGT đầu vào VL không dùng hết nhập kho KC chi phí NVLTT tính giá thành Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 2.1.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương phải thanh toán, khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định… chi phí nhân công trực tiếp cũng được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 "chi phí nhân công trực tiếp". Tài khoản này cuối kỳ không còn số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí. Kết cấu của tài khoản được phản ánh như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này cuối kỳ không còn số dư. Nội dung và phương pháp hạch toán như sau: TK154 TK622 TK334 Tiền lương, tiền công phải trả KC chi phí NCTT tính giá thành TK335 Trích trước tiền công nghỉ phép TK338 Các khoản phải trích theo lương Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 2.1.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo dõi riêng cho từng phân xưởng và cuối mỗi kỳ mới phân bổ và kết chuyển vào chi phí sản xuất của các loại sản phẩm. Tùy theo loại sản phẩm được sản xuất ở phân xưởng mà kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung" mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu tài khoản như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản chi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này cuối kỳ không còn số dư. TK334 TK627 TK154 TK632 TK338 TK152 Tính tiền lương phải trả CNV quản lý KC chi phí SXC tính Z Các khoản trích theo quy định Xuất VL cho quản lý PX TK142 KC chi phí SXC cố định không phân bổ TK153 Xuất CCDC cho SX Mức phân bổ từng lần TK214 TK335 Tính khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 2.1.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Trên cơ sở tập hợp các khoản mục chi phí (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) kết chuyển sang TK để tổng hợp chi phí sản xuất. Kết cấu của TK154 như sau: Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. Quá trình tổng hợp chi phí như sau: Nội dung và phương pháp hạch toán như sau: TK155 TK154 TK621 KC chi phí NVLTT cuối kỳ Nhập kho thành phẩm (Z thực tế) TK622 TK632 Bán thành phẩm tại phân xưởng KC chi phí NCTT cuối kỳ TK627 TK157 Chuyển bán hoặc giao đại lý KC chi phí SXC cuối kỳ Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 2.1.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.1.2.1 Kế toan chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp kê khai thường xuyên các chi phí được phản ánh tên TK 621 ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL còn với phương pháp kiểm kê định kỳ thì các chi phí này được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Kế toán xác định giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Kế toán xác định giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức sau: = + - Nội dung phương pháp hạch toán như sau: - Căn cứ vào giá trị NVL xuất dùng trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK611 (6111) "Mua hàng" - Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT vào giá thành sản phẩm. Nợ TK 631 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) 2.1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Đối với chi phí NCTT, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí giống như ở phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NCTT vào TK 631 theo từng đối tượng và ghi: Nợ TK631 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK622 (chi tiết theo từng đối tượng) 2.1.2.3 Kế toan chi phí sản xuất chung Việc tập hợp chi phí sản xuất chung cũng giống như ở phương pháp kê khai thường xuyên, trừ yếu tố vật liệu, CCDC xuất kho cho nhu cầu chung của phân xưởng thì không phản ánh ở mỗi lần xuất mà chỉ phản ánh một lần tổng cộng vào cuối kỳ sau khi đã kiểm kê và xác định được giá trị vật liệu, CCDC tồn ko cuối kỳ. Kế toán ghi như sau: Nợ TK627 (chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận) Có TK611 (6111) (chi tiết theo từng đối tượng) Cuối kỳ tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK631 theo từng đối tượng: Nợ TK631 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK627 (chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận) 2.1.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Để tổng hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK631 "Giá thành sản xuất" để hạch toán. Kết cấu của tài khoản 631 như sau: Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan tới việc chế tạo sản phẩm. Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK154 - Tổng GTSP hoàn thành. Tài khoản này không có số dư và được chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí, theo loại sản phẩm và các bộ phận sản xuất kinh doanh chính.sản xuất kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công chế biến. Nội dung phương pháp hạch toán như sau: TK 154 TK 631 TK 154 KC chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ TK 632 Z sản phẩm hoàn thành TK 6111 Tập hợp chi phí NVLTT TK 621 Kết chuyển NVLTT TK 334,338 Tập hợp chi phí NCTT TK 622 KC chi phí NCTT TK 214,334,338 Tập hợp chi phí SXC TK 627 KC chi phí SXC 2.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất 2.2.1 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá. Xác định được kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá một cách thích hợp sẽ giúp cho việc tính giá thành chính xác, khoa học và đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. 2.2.2 Phương pháp tính giá thành Thực tế cho thấy rằng, đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp đó. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình các doanh nghiệp có thể lựac họn một trong những phương pháp sau: 2.2.2.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính như sau: = + - 2.2.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí (phương pháp phân bước) Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện qua n._.hiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng các chi phí của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí của giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Trong phương pháp này gồm: phương pháp phân bước có kết chuyển bán thành phẩm và phương pháp phân bước không kết chuyển bán thành phẩm. Sơ đồ minh hoạ như sau: Phương pháp phân bước có kết chuyển bán thành phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí chế biến ở công đoạn 1 Tổng giá thành và Z đơn vị BTP công đoạn 1 Trị giá vốn BTP công đoạn 1 chuyển sang Chi phí chế biến ở công đoạn 2 Tổng giá thành và Z đơn vị BTP công đoạn 1 Trị giá vốn BTP công đoạn 2 chuyển sang Chi phí chế biến ở công đoạn 3 Tổng giá thành và giá thànhđơn vị thành phẩm Chi phí SX phát sinh ở công đoạn 1 Chi phí SX ở công đoạn 1 tính cho thành phẩm Chi phí SX phát sinh ở công đoạn 2 Chi phí SX ở công đoạn 2 tính cho thành phẩm Chi phí SX phát sinh ở công đoạn cuối Chi phí SX ở công đoạn cuối tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm theo khoản mục giá thành + + + Phương pháp phân bước không kết chuyển bán thành phẩm: Phần II Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội. I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Nhà máy chế tạo Biến thế nay là Công Ty CP Chế Tạo Biến Thế Hà Nội thuộc Tổng Công ty thiết bị kỹ thuật điện - Bộ Công nghiệp được thành lập năm 1963. Nhà máy có bề dầy truyền thống và uy tín cao trong lĩnh vực sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy Biến áp ba pha, một pha ngâm dầu với hệ thống làm mát bằng dầu ONAN (làm mát tuần hoàn) hoặc máy Biến áp khô và các thiết bị điện khác. Công ty có thể đáp ứng mọi nhu cầu kỹ thuật của khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Công ty đã được tặng thưởng 16 huy chương vàng cho sản phẩm máy biến áp có chất lượng cao cùng nhiều bằng khen của Bộ Công nghiệp. Hiện tại, hơn 30.000 máy biến áp do Công ty cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội sản xuất đang vận hành trên toàn lưới điện cả nước. Với kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất kết hợp trong việc liên tục ứng dụng các thành tưụ mới của khoa học công nghệ cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người lao động có trình độ tay nghề cao đã tạo cho máy biến áp và các sản phẩm điện khác mang nhãn hiệu CTBT có chất lượng và tuổi thọ cao. Từ năm 1963 nhà máy đã khẳng định được ngay vị trí của mình trên thị trường máy điện Công nghiệp. Cho đến nay với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty thiết bị kỹ thuật điện Việt nam đã khuyến khích các nhà máy lập Công ty Cổ phần. Với sự lãnh đaọ của ban giám đốc nhà máy. Nhà máy đã chuyển thành Công ty Cổ phần chế tạo biến thế Hà Nội trong năm 2004. Vốn điều lệ là 12 tỷ, Nhà nước chiếm 51% cổ phần, các cổ đông chiếm 49%. Hiện nay, với thiết bị hiện đại, sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao, tạo điều kiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty cũng như đầu tư máy móc thiết bị sản xuất và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. 2 Đánh giá khái quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo may biến thế Hà Nội 2.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội , em xin phép đưa ra một số ý kiến nhận xét sau: - Là một công ty trực thuộc công ty chế biến như một thành viên, lại được thành lập khi nền kinh tế của đất nước bước sang một cơ chế mới bước đầu không khỏi gặp những khó khăn nhưng dần dần công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để đạt được điều đó công ty đã không ngừng phấn đấu cải tiến và hoàn thiện bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, đổi mới và bổ sung dây truyền công nghệ. - Với bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu công việc và phát huy được năng lực chuyên môn. Mỗi một thành viên trong phòng kế toán đều được giao một phần hành kế toán cụ thể và các thành viên trong phòng có nhiệm vụ giúp đỡ lẫn nhau, điều đó vừa giúp nâng cao nghiệp vụ vừa xử lý công việc được linh hoạt. - Đội ngũ nhân viên trong phòng còn rất trẻ, có năng lực đặc biệt là việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, giúp lãnh đạo công ty đưa ra những biện pháp quản lý kinh tế kịp thời, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách đúng đắn. - Công ty đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó mà việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành hàng tháng, chi tiết cho từng phân xưởng, nhờ đó mà các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cung cấp kịp thời và thường xuyên, trong quá trình đó kế toán trưởng là người trực tiếp kiểm tra và xét duyệt các khoản chi phí phát sinh đảm bảo chặt chẽ cho việc tính giá thành. Các phần hành kế toán được thực hiện theo đúng chế độ kế toán mà Bộ tài chính đã ban hành. - Công ty mở sổ theo dõi, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đúng quy định, đảm bảo ghi chép đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất. - Phương pháp tính giá thành của xí nghiệp giản đơn, dễ thực hiện. Kỳ tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 2.2. Một số điểm tồn tại cân khắc phục Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập ở trên, trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty vẫn còn tồn tại một số cần khắc phục. Đối với việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất, phần hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp công ty vẫn chưa tính đến khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp điều đó sẽ làm giảm tính ổn định của việc tính giá thành khi ở những tháng đó có công nhân nghỉ phép nhiều. Đối với việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Công ty cũng không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, khi phát sinh thì tính vào giá thành sản phẩm ở tháng đó, do vậy mà giá thành sản phẩm của tháng đó sẽ bị đẩy lên cao, như vậy là không hợp lý cho tính ổn định của giá thành sản phẩm. Đối với việc hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Kế toán thường căn cứ vào các hoá đơn chứng từ thực tế nhận được trong kỳ trong đó có một số khoản chi phí như: tiền điện, nước, tiền điện thoại… thường là các chi phí phát sinh của tháng trước. Như vậy việc tập hợp chi phí cho tháng đó sẽ gặp khó khăn. Về việc trích khấu hao TSCĐ Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao đều theo thời gian, điều đó cũng làm giảm tính ổn định của giá thành sản phẩm giữa các tháng. Bởi vì có những thánh sản phẩm ít nhưng vẫn phải chịu chi phí khấu hao đều giữa các tháng làm cho giá thành đơn vị tăng, như vậy là chưa hợp lý. Về việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT nhưng lại theo định mức chi phí NVL của một sản phẩm (định mức này cũng chỉ mang tính chất dự toán) do đó sẽ không đánh giá một cách chính xác giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Về hạch toán khoản phế liệu thu hồi Mặt hàng sản xuất chính của Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội là đồ gỗ nội thất, các phế liệu về gỗ rất nhiều nhưng công ty lại không quản lý chặt chẽ tiến hành thu gom và phân loại để tái sản xuất hoặc bán thu tiền giảm chi phí. Công ty nên quan tâm về vấn đề này để tránh sự lãng phí trong sản xuất. Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất Là một doanh nghiệp sản xuất, việc thiệt hại trong sản xuất là dễ xảy ra như sản phẩm hỏng hay ngừng sản xuất vì mất điện hay thiếu NVL…. nhưng công ty vẫn chưa tiến hành hạch toán và quản lý chặt chẽ các khoản thiệt hại này. 3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Như chúng ta biết lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mf nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao thì sản phẩm của các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại… Bên cạnh vấn đề đó, doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến nhu cầu về vật tư cho sản xuất, chi trả lương cho công nhân nhưng đồng thời cũng phải tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải tổ chức hoàn thiện và tổ chức tốt công tác quản lý tài chính kế toán ở doanh nghiệp mình. Tuy nhiên việc hoàn thiện đó cũng phải dựa trên những yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất: Tôn trọng đúng theo như chính sách chế độ của Nhà nước về kế toán. Mọi phương án đề ra nhằm hoàn thiện công tác kế toán cũng phải dựat rên cơ sở chính sách, chế độ kế toán của Nhà nước đã ban hành. Thứ hai: Phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành được áp dụng thống nhất trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuỳ theo loại hình, quy mô, đặc điểm, cơ cấu tổ chức mà mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng cho phù hợp. Thứ ba: Cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời. Các kiến nghị đưa ra phải đáp ứng yêu cầu cơ bản của công tác kế toán, mang tính hữu ích. Cuối cùng là: đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả. Tức là các yêu cầu đưa ra phải đảm bảo tính khả thi có thể thực hiện đựơc trong thực tế, đạt hiệu quả kinh tế cao và chi phí bỏ ra có thể ở mức chấp nhận được 4. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất ở công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội Mặt hàng Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội sản xuất rất phong phú và đa dạng là các loại ván nhân tạo, các sản phẩm nội thất… Việc sản xuất này được thực hiện ở các phân xưởng: với một quy trình công nghệ hiện đại, phần lớn được nhập từ Châu âu. Tuy nhiên để có thể trình bày một cách cụ thể và đầy đủ nhất về cách tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm ở công ty em xin đi sâu vào nghiên cứu nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và trên cơ sở lấy số liệu của tháng 10/2004, còn phân xưởng ép trình tự hạch toán cũng tương tự như vậy. 4.1. Phân loại chi phí sản xuất Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã sử dụng tiêu thức phân loại chi phí sản xuất theo "khoản mục chi phí". Theo tiêu thức này chi phí sản xuất của công ty được phân thành: - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung 4.2. Đối tượng tập hợp chi phí Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp có một ý nghĩa rất lớn đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Tại Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng. 4.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 4.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội, chi phí NVL trực tiếp bao gồm NVL chính, NVL phụ, CCDC… xuất dùng trực tiếp cho sản xuất Trong đó, mỗi loại vật liệu lại bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Để tiện theo dõi và phù hợp với công tác kế toán máy mỗi loại NVL đều được mã hoá, lập thành các danh mục để theo dõi. Việc quản lý NVL được tiến hành khá chặt chẽ theo nguyên tắc việc xuất dùng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch sản xuất. Tại công ty chi phí NVL là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó đòi hỏi việc hạch toán phải chính xác và đầy đủ. Khi có hợp đồng sản xuất, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng tính mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời tính ra số NVL cần thiết để sản xuất sản phẩm. Sau đó sẽ ghi phiếu xuất kho trong đó chỉ ghi tạm thời số lượng xuất. Khi xuất kho vật liệu kế toán sẽ ghi Phiếu xuất kho gồm 2 liên: - Liên gốc bộ phận kế toán sẽ giữ lại - Liên thứ 2 sẽ chuyển cho thủ kho để thực hiện việc xuất kho và ghi vào thẻ kho. Cuối tháng căn cứ vào số lượng NVL xuất - nhập - tồn, kế toán sẽ tính toán được đơn giá xuất từng loại vật tư theo cách tính sau: Đơn giá bình quân VL xuất dùng trong kỳ = Giá trị VL tồn kho đầu kỳ + Giá trị VL thực tế nhập trong kỳ Số lượng VL tồn đầu kho đầu kỳ + Số lượng VL nhập kho trong kỳ Từ đó có thể tính: = x Mỗi tháng trên cơ sở các chứng từ xuất kho được phân loại theo từng loại NVL của phân xưởng được tập hợp về phòng kế toán để nhập số liệu vào máy và tập hợp theo các đối tượng. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho trong kỳ để tập hợp chi phí NVL trực tiếp và tiến hành kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Trong trường hợp NVL thực tế không dùng hết sẽ được nhập trở lại kho (kế toán phải viết phiếu nhập kho). Vật liệu không dùng hết sẽ làm giảm được chi phí NVLTT và như vậy ở TK 621 chỉ còn chi phí NVL tiêu hao thực tế để kết chuyển vào TK 154 Kế toán sẽ ghi: Nợ TK 154 (chi phí vật tư) Có TK 621 (chi tiết cho đối tượng sử dụng) Để miêu tả rõ hơn quá trình này em xin lấy ví dụ về việc hạch toán của Công ty trong tháng 10/2004. Ví dụ ngày 1/10 xuất kho vật liệu để sản xuất dây cuốn điện, theo hợp đồng số 210 với công ty TNHH Lam Sơn. Trên cơ sở hợp đồng, sau khi tính toán các định mức tiêu hao NVL, kế toán viết phiếu xuất kho theo mẫu sau: Biểu số 1: Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội Phiếu xuất kho Ngày 1/10/2004 Số 38 Nợ TK 6212 Có TK 1521, 1522 Họ tên người nhận: Anh Nam Lý do xuất kho: HĐSX số 2010 Xuất tại kho: Vật tư Đơn vị tính: Đồng STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Lõi thép kỹ thuật điện T01M08 m2 20 20 106.427,8 2.128.556 2 Các cuộn dây T01M03 m2 30 30 69.592,8 2.087.784 3 Vỏ máy T02V06 cái 25 25 500,0 12.500 …. …. …. …. …. …. …. …. Cộng Cộng thành tiền (Bằng chữ): Kế toán trưởng (đã ký) Phụ trách cung tiêu (đã ký) Người nhận (đã ký) Thủ kho (đã ký) Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất vật tư tháng 9/2004 và bảng tổng hợp nhập - xuất vật tư tháng 10/2004, kế toán lập bảng tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Cách lập như sau: - Cột đầu kỳ: lấy số liệu từ cột tồn cuối kỳ của bảng tổng hợp nhập xuất vật tư tháng 9/2004. - Cột nhập: lấy số liệu từ cột nhập của bảng tổng hợp nhập xuất vật tư tháng 10/2004. - Đơn giá được tính theo đơn giá bình quân gia quyền đã đựơc trình bày ở trên. Cụ thể biểu số 2, đơn giá (cột 8) sẽ bằng (cột 7 + cột 5) / (cột 4 + cột 6). Cuối tháng căn cứ vào bảng tính giá thành NVL xuất kho, kế toán sẽ tính được trị giá vật liệu xuất kho của từng phiếu xuất kho. Biểu số 2: Bảng tính giá nguyên vật liệu xuất kho Tháng 10 năm 2004 Đơn vị tính: Đồng Mã VT Tên vật tư ĐVT Đầu kỳ Đơn giá Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị T01m03 Lõi thép KT điện m2 645,000 43.950.500 51,200 4.500.000 69.592,800 T01m04 Các cuộn dây m2 61,00 10.213.267 137,000 6.704.000 85.440,000 T01m05 Vỏ máy m2 207,540 17.392.452 250,470 19.182.240 79.855.662 Mỗi tháng căn cứ vào bảng kê phiếu xuất kho theo đối tượng sử dụng vật tư, bảng tính giá NVL xuất kho kế toán tập hợp chi phí sản xuất tiến hành lập bảng tổng hợp phát sinh xuất kho theo đối tượng sử dụng vật tư (Biểu số 3) và bảng phân bổ NVL, CCDC (biểu số 4). Các chứng từ kế toán được tập hợp, sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, tính được giá trị thực tế của vật liệu xuất kho kế toán tiến hành cập nhập vào máy tính (các phần hành kế toán có liên quan), máy tính sẽ tự động lên sổ nhật ký chung và các sổ cái của các TK có liên quan. Cụ thể ở đây là Nhật ký chung (biểu số 5), TK 621 (Biểu số 6). Căn cứ vào việc tổng hợp thực tế kế toán sẽ ghi như sau: Nợ TK 621: 648.673.867,9 Có TK 1521: 584.633.377,9 Có TK 1522: 63.014.632 Có TK 153: 1.025.858 Cuối tháng kế toán ghi bút toán kết chuyển: Nợ TK 154: 648.673.867,9 Có TK 621: 648,673,867,9 Máy tính sẽ tự động ghi nhận bút toán trên vào sổ Cái TK 154, TK 621. Biểu số 3 Bảng tổng hợp phát sinh theo đối tượng sử dụng vật tư Từ 1/10/2004 đến 31/10/2004 Đơn vị tính: Đồng Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Phân xưởng 265.320.019 Phân xưởng 382.327.990,9 Lõi thép KT điện m2 600 51.264.000 Các cuộn dây m2 450 35.935.047,9 Biểu số 4: Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng Tháng 10/2004 Đơn vị tính: Đồng Ghi có TK Ghi nợ TK TK 152,TK153 - Nguyên vật liệu, CCDC Cộng 1521 1551(1521) 1522 1524 1532 … TK621 334.133.377,9 250.500.000 63.014.632 1.025.858 648.673.867,9 TK6211 237.887.967 27.432.052 0 250.080 265.570.089 Tk6212 96.245.410,9 250.500.000 35.582.580 0 775.788 …… 383.103.778,9 ……. ……… ……… ……. ……… ……… ….. ……….. Biểu số 5: Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội Sổ nhật ký chung Năm 2004 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản ghi Số tiền Số Ngày Nợ Có Tháng 10 1 2/10 Mua dây 14 ly Nợ TK1521 865 Có TK1111 865.025 2 2/10 Mua cuộn lõi thép Nợ TK1522 250.751 Có TK1111 250.751 … … … … … … 10 9/10 Xuất NVL cho PX sản xuất dây Nợ TK 6212 3.275.059 Có TK1521 3.275.059 … … … … … … 41 31/10 Kết chuyển CPNVLTT Nợ TK154 648.673.867,9 Có TK621 648.673.867,9 254 31/10 Kết chuyển CPNCTT Nợ TK154 62.937.100 Có TK622 62.937.100 416 31/10 Kết chuyển CPNVPX Nợ TK154 11.573.594,4 Có TK6271 11.573.594,4 … v.v. Cộng Biểu số 6: Công ty Cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội Sổ cái TK621 Chi phí nguyên vật trực tiếp Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/10/2004 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 15 1/10 Xuất vật tư cho PX sản xuất dây 1521 51.264.000 16 1/10 Xuất vật tư cho PX dây 1521 35.935.047,9 … … … … … 20 7/10 Xuất vật tư cho PX dây 1551 250.500.000 21 7/10 Xuất vật tư cho PX lõi thép 1521 25.000.762 … … … … … Cộng đối ứng 584.633.377,9 29 9/10 Xuất vật tư cho PX dây 1522 6.020.000 30 9/10 Xuất vật tư cho PX dây 1522 800.000 … … … … … 35 11/10 Xuất vật tư cho PX lõi thép 1522 7.586.023 36 12/10 Xuất vật tư cho PX lõi thép 1522 8.965.725 … … … … … Cộng đối ứng 63.014.632 39 17/10 Xuất vật tư cho PX dây 153 775.778 40 17/10 Xuất vật tư cho PX lõi thép 153 250.070 Cộng đối ứng 1.025.858 41 31/10 KC chi phí NVLTT vào Zsp 154 648.673.867,9 Cộng đối ứng 648.673.867,9 Cộng phát sinh 648.673.867,9 648.673.867,9 Dư cuối kỳ 0 2.Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Là một doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hệ thống kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là hệ thống kế toán ban hành theo Quyết định số 1177/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/QĐ/TC/BTC ngày 31/12/2002 quy định về chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng đơn giản hơn so với những doanh nghiệp Nhà nước. 2.1. Đặc điểm, nội dung hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp. Chi phí sản xuất sản phẩm được chia thành 3 loại: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Do sản phẩm tại Công ty là loại sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài và sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn tại các tổ sản xuất khác nhau, không sản xuất sản phẩm hàng loạt nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là chi tiết từng bộ phận theo từng phân xưởng sản xuất. Phương pháp hạch toán chi phí tại doanh nghiệp là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng chi tiết bộ phận của sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và phương pháp tính giá thành là phương pháp tổng cộng chi phí. Tuy nhiên giá thành của từng chi tiết của sản phẩm thì không được tập hợp đủ các loại chi phí mà chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Giá thành của nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm là chi phí thực tế mua vào, không bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, kế toán áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh của từng loại nguyên vật liệu. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu đầu vào được hạch toán ngay vào chi quản lý kinh doanh Để tính giá thành đơn vị sản phẩm, kế toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho từng tổ sản xuất để sản xuất ra từng đơn vị sản phẩm. Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng đơn vị sẩn phẩm chứ không phân bổ cho từng tổ sản xuất. 2.2. Nội dung hạch toán chi tiết chi phí sản xuất. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí sản xuất sản phẩm cũng được chia thành 03 loại là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhưng các loại chi phí sản xuất này không được tập hợp trên các tài khoản khác nhau là 621, 622, 627 như ở các doanh nghiệp lớn mà chúng đều được tập hợp trên tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - theo đúng quy định dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Kế toán Công ty sử dụng tài khoản 154 chi tiết theo từng tổ sản xuất. Tuy nhiên, chi phí được theo dõi đến từng tổ sản xuất chỉ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chỉ được theo dõi tổng quát tại bộ phận sản xuất. 4. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất ở công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội 4.1 Phân loại chi phí sản xuất Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã sử dụng tiêu thức phân loại chi phí sản xuất theo "khoản mục chi phí". Theo tiêu thức này chi phí sản xuất của Công ty được phân thành: - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung. 4.2 Đối tượng tập hợp chi phí Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp có một ý nghĩa rất lớn đối với công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. Tại Công ty cổ phần chế tạo máy biến thế, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng. 4.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 4.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội, chi phí NVL trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính, NVL phụ, CCDC… xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. Trong đó, mỗi loại vật liệu lại bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Để tiện theo dõi và phù hợp với công tác kế toán trên máy mỗi loại NVL đều được mã hoá, lập thành các danh mục để theo dõi. Việc quản lý NVL được tiến hành khá chặt chẽ theo nguyên tắc việc xuất dùng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch sản xuất. Tại Công ty chi phí NVL là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó đòi hỏi việc hạch toán phải chính xác và đầy đủ. Khi có hợp đồng sản xuất, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng tính ra mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời tính ra số NVL cần thiết để sản xuất sản phẩm. Sau đó sẽ ghi phiếu xuất kho trong đó chỉ ghi tạm thời số lượng xuất. Khi xuất kho vật liệu kế toán sẽ ghi Phiếu xuất kho gồm 2 liên: - Liên gốc bộ phận kế toán giữ lại. - Liên thứ 2 sẽ chuyển cho thủ kho để thực hiện việc xuất kho và ghi vào thẻ kho. Cuối tháng căn cứ vào số lượng NVL xuất - nhập - tồn, kế toán sẽ tính toán được đơn giá từng loại vật tư theo cách tính sau: = Từ đó có thể tính: = x Mỗi tháng trên cơ sở các chứng từ xuất kho được phân loại theo từng loại NVL của các phân xưởng được tập hợp về phòng kế toán để nhập kho số liệu vào máy và tập hợp theo các đối tượng. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho trong kỳ để tập hợp chi phí NVL trực tiếp và tiến hành kết chuyển vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. Trong trường hợp NVL thực tế không dùng hết sẽ được nhập trở lại kho (kế toán phải viết Phiếu nhập kho). Vật liệu không dùng hết sẽ làm giảm được chi phí NVLTT và như vậy ở TK621 chỉ còn chi phí NVL tiêu hao thực tế để kết chuyển vào TK154. Kết toán sẽ ghi: Nợ TK154 (chi phí vật tư) Có TK621 (chi tiết cho đối tượng sử dụng) Để miêu tả rõ hơn quá trình này em xin lấy ví dụ về việc hạch toán của Công ty trong tháng 10/2004. Ví dụ: ngày 1/10 xuất kho vật liệu để sản xuất dây cuốn điện, theo hợp đồng số 210 với Công ty TNHH Lam Sơn. Trên cơ sở hợp đồng, sau khi tính toán các định mức tiêu hao NVL, kế toán viết Phiếu xuất kho theo mẫu sau: Biểu số 7 Công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội Phiếu xuất kho Ngày 1/10/2004 Số 38 Nợ TK 6212 Có TK1521, 1522 Họ tên người nhận: Anh Nam phân xưởng lõi thép Lý do xuất kho: HĐSX số 210 Xuất tại kho: Vật tư Đơn vị tính: đồng TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Lõi thép kỹ thuật điện T01M08 m2 20 106.427,8 2.128.556 2 Các cuộn dây T01M03 m2 30 69.592,8 2.087.784 3 Vỏ máy T01V06 m2 25 500,0 12.500 … … … … … … … Cộng 4.228.840 Cộng thành tiền (bằng chữ): Bốn triệu hai trăm hai tám nghìn tám trăm bốn mươi đồng. Kế toán trưởng (Đã ký) Phụ trách cung tiêu (Đã ký) Người nhận (Đã ký) Thủ kho (Đã ký) 4.4 Hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm ngành nghề sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại như: Lá tôn, dây đồng, thanh đồng, dầu, sứ cao thế, sứ hạ thế, tôn đen. Tất cả nguyên vật liệu đầu vào khi mua về sẽ được nhập kho theo giá thực tế mua vào, không bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ. Nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất sẽ được tính theo giá thực tế đích danh. Nguyên vật liệu mà doanh nghiệp mua vào thường theo một giá cố định, ít có sự thay đổi nên việc theo dõi đơn giá của từng loại nguyên vậiệu cũng được thực hiện một cách dễ dàng. Sau đây là quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khi có nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, thủ kho lập phiếu xuất kho: Biểu số 8 Phiếu xuất kho Ngày 25/04/2004 Số: 87 Nợ: ............ Có: ............. Họ tên người nhận hàng: Anh Cương Đơn vị: lắp ráp Lý do xuất: Xuất để sử dụng cho máy 250kVA-35/04 (Order 2301005) Số TT Tên, nhãn hiệu vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Điều chỉnh 7A1335 cdi 1 2 Dây êmay điều chỉnh kg 2 3 Đồng lá 0,6 ly kg 1 4 Ty cao thế M12 kg 1,5 5 Ty hạ thế M20 kg 8 6 Sứ cao thế Quả 3 7 Sứ hạ thế Bộ 4 8 Joăng hạ thế Bộ 4 9 Joăng các loại Cái 8 10 ốp chân sứ Cái 3 11 Cục nhôm Cái 12 12 Đồng hồ báo dầu Cái 1 13 Mặt kính báo dầu Cái 1 14 Ty cheo M14 Bộ 4 15 Gỗ kê đầu và giữa Bộ 1 16 Dầu biến thế Lít 25 17 QB 12x30x18 Quả 3 18 Nẹp mặt máy m 2,5 19 Hạt chống ẩm kg 0,5 Cộng x Phiếu xuất kho được thủ kho lập cho từng lần xuất kho. Sau khi phiếu xuất kho được lập 3 đến 5 ngày, thủ kho tập hợp phiếu xuất kho gửi cho kế toán để kế toán ghi sổ kế toán nghiệp vụ xuất vật tư sử dụng cho sản xuất. Kế toán nhận phiếu xuất kho, bên cạnh việc ghi sổ kế toán tổng hợp, kế toán cũng theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK 154. Sau đây là sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh mở cho TK 154 theo dõi tại phân xưởng lắp ráp: Biểu số 9 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Quý I/2004 - Tài khoản 154: - Tên phân xưởng: Lắp ráp - Tên sản phẩm, dịch vụ: Máy biến áp Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 154 SH NT Tổng số tiền Chia ra ...... ...... 1 2 3 4 5 6 7 8 22/3/04 PXK87 20/3/04 - Số dư đầu kỳ Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất máy biến thế 2301005 ...................................................................... 152 58.167.526 2.372.400 - Cộng số phát sinh. - Ghi có TK 154 - Số dư cuối kỳ 203.478.300 304.717.672 56.928.154 Số phát sinh ở bảng trên chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu xuất kho sử dụng tại phân xưởng lắp ráp. Nó không bao gồm giá trị của chi tiết sản phẩm được chuyển từ các bộ phận khác sang. Như vậy, qua sổ chi tiết này, chúng ta chỉ có thể theo dõi được một phần chi phí phát sinh trong quý tại phân xưởng lắp ráp, đó là chi phí nguyên vật liệu xuất kho. TK 154 được ghi Có là phần chi phí Nguyên vật liệu xuất sử dụng tại bộ phận lắp ráp cho những máy đã hoàn thành trong kỳ . Để xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tại toàn doanh nghiệp trong kỳ thì kế toán cận tập hợp sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh tại tất cả các phân xưởng sản xuất. Để có căn cứ cho việc lên sổ cái TK 154, chúng ta sẽ xem xét Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tại phân xưởng cơ khí và cuốn dây: Biểu số 10 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Quý I/2004 - Tài khoản: 154 - Tên phân xưởng: Cơ khí - Tên sản phẩm, dịch vụ: Máy biến áp Đvt: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 154 SH NT Tổng số tiền Chia ra … … (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 01/01/04 20/03/04 PXK85 19/3/04 Số dư đầu kỳ Xuất kho nguyên vật liệu (tôn) cho sản xuất máy biến thế 2301005. ………………………………………… 152 12.361.000 2.016.000 - Cộng số phát sinh - Ghi Có TK 154 Số dư cuối kỳ 82.009.000 84.154.000 10.216.000 Biểu số 11 Sổ chi phí sản ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1-31.doc
Tài liệu liên quan