Hoàn thiện hoạt động kinh doanh Nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của lĩnh vực y tế trên thế giới. Hoà chung với xu thế đó nhiều cơ hội đã mở rộng với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam là một trong số doanh nghiêp đó. Công ty chuyên nhập khẩu kinh doanh thiết bị y tế tại thị trường Việt Nam với thời gian hoạt động dài và có nhiều bước tiến triển. Nhập khẩu cho phép Cty CP công nghệ mới Sông Lam khai thác

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh Nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tiềm năng thế mạnh về trang thiết bị y tế của các nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ nhu cầu tiêu dùng, vật tư y tế trong nước. Ta cũng biết rằng máy móc, thiết bị, vật tư y tế giữ một vai trò không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng sức khoẻ mỗi người dân, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phát triển các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Đó là một mục tiêu lớn của Nhà nước nói chung cũng như của Ngành y tế nói riêng trong thời đại hội nhập phát triển. Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa thương mại và các cô chú trong công ty tôi xin chọn đề tài: ‘’Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam’’ Đề tài được kết cấu gồm ba phần: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghệ mới Sông Lam Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam Kết luận. Với thời gian thực tập còn ngắn nhiều hạn chế về kiến thức, cũng là lần đầu tiên thực tập nên em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của quý thầy cô. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MỚI SÔNG LAM I. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Được thành lập từ năm 2002, ngay từ những ngày đầu mới khi mới thành lập Công ty đã xác định được mục tiêu và hướng đi đúng đắn cho mình và đã đạt được những thành tích nhất định. Công ty phát triển vững chắc qua các thời kỳ, các thành viên tham gia trong Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam có bề dày kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Y tế và khoa học công nghệ cao, đã tham gia việc lắp đặt, bảo hành, chuyển giao công nghệ trong nhiều dự án lớn như : - Cung cấp giải pháp thiết bị, tham gia đào tạo chuyển giao công nghệ Hệ thống thiết bị thử Doping phục vụ Sea Games 22 năm 2003. - Cung cấp hệ thống thiết bị nghiên cứu cho Khoa độc học- Học viện quân Y năm 2003. - Tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ Y học phục vụ công tác giảng dạy tại Đại học Y Thái Bình năm 2004. - Cung cấp thiết bị y tế cho Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2005. - Cung cấp, chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị y tế cho Sở Y tế tỉnh Lai Châu năm 2005. - Cung cấp, chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị y tế cho Bệnh viện Tỉnh Lai Châu năm 2006, 2007. - Cung cấp, chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2006, 2007. - Cung cấp, chuyển giao công nghệ trang thiết bị giảng dạy cho Trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ năm 2006, 2007. Và ngoài ra Công ty còn tham gia liên danh liên kết nhiều dự án lớn cấp quốc gia tại các tỉnh và thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh... Công ty có mối quan hệ gắn bó với các đối tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị Y tế và khoa học công nghệ cao như: HP, Biorad, Biodex,Orion, Atlas, Sigma, (USA), AD Intrusments (Australia), IL Intrusments (Tây Ban Nha), Katic Korea Agricultural Trade & Infomatic Center, Busaeng Drugs Medical Corp, HyongSung Corp (Korea ),Nipon Corp, Amec, Nac Corp, Hitachi Daikoilaseiki Co.Ltd, Shimadzu Corp, Digi Corp, Nikon, Panasonic, Sony, Sumikin Bussan Corp (Japan); Barion serice Technolgy pte Ltd (Singapo), Taiyo Koeki Co.,( China). Các bạn hàng truyền thống của Công ty như Bệnh viện Quân đội 108, 103, Bệnh viện Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh, Viện bỏng quốc gia, Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội, Công ty cổ phần Bưu chính viễn thông quân đội, Công ty thiết bị vật liệu xây dựng - Trung tâm KHTN Quốc gia, Hiệp Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp Hội nuôi trồng Thuỷ Sản, Bệnh viện đa khoa Thái Bình, Trung tâm Y tế thường xuyên tỉnh Nghệ An, Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt - Đức, Công ty tin học Bạch Mai, ... được duy trì thường xuyên trong suốt 6 năm hoạt động. Với đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác, Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam tiếp tục khai thác và phát huy các tiềm năng vốn có đã và đang đóng góp vào sự phát triển và hoàn thiện công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phát triển nền y học, giáo dục nước nhà. Trong thời gian 6 năm hoạt động Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội. II. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng Marketting Phòng tổ chức nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kĩ thuật bảo hành Đội bảo hành, lắp đặt thiết bị điện, điện tử, tin học Đội bảo hành lắp đặt các thiết bị sân khấu Đội bảo hành trang thiết bị y tế Phòng KD xuất nhập khẩu Ban tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ Ban tư vấn Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. - Hội đồng quản trị là bộ phận có quyền lực lớn nhất có quyền quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định tăng vốn hoặc giảm vốn sản xuất kinh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức vụ quan trọng trong công ty. - Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp - Giám đốc, là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, giao dịch và ký các hợp đồng với bạn hàng, có nghĩa vụ thực hiện các chính sách chế độ với Nhà nước, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi mặt. - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, giúp giám đốc triển khai các công việc hàng ngày, chịu trách nhiệm trớc giám đốc về quyền và nghĩa vụ được giao. - Phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm về nhân sự và đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Phòng Marketing có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ mua bán hàng hoá. - Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho và khi lắp đặt tại công trình - Phòng dự án, ban tư vấn có nhiệm vụ xây dựng các dự án đấu thầu, chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực mà những thông tin mình đưa ra. - Phòng kế toán chịu trách nhiệm về công tác tài chính – kế toán của doanh nghiệp. - Các đội lắp đặt bảo hành có nhiệm vụ lắp đặt, bảo hành thiết bị cho các dự án và chịu sự quản lý trực tiếp của phòng kỹ thuật. Các phòng ban trong công ty đều có mối quan hệ khăng khít, gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau trong công việc. III. Đặc điểm của sản phẩm thiết bị y tế Sản phẩm thiết bị y tế một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân. Sản phẩm thiết bị y tế bao gồm nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau nhưng có thể chia thành 3 nhóm chính sau: Thiết bị y tế, dụng cụ y tế, hoá chất và vật tư y tế. Những mặt hàng này chủ yếu phục vụ trong nghành y tế thường có yêu cầu cao về chất lượng kỹ thuật, vệ sinh, bảo quản phải nghiêm ngặt đúng theo một quy trình quy định tiêu chuẩn và có giá thành cũng rất cao. Ví dụ như máy chụp cắt lớp, máy siêu âm, máy X quang, ôtô cứu thương đều có giá mấy chục nghìn USD. Hoà với nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước và trên thế giới, thì yêu cầu của nhiều người dân ngày càng cao về chất lượng khám, chữa bệnh. Vì vậy các mặt hàng thết bị y tế cũng phát triển kịp đáp ứng các nhu cầu của thời đại, ngày càng nhiều sản phẩm y tế ra đời tăng về số lượng, cao về chất lượng. Tất cả các sản phẩm đó là sự kết hợp của những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến như: máy theo dõi bệnh nhân, máy phân tích máu, máy tạo oxi… CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CUẢ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MỚI SÔNG LAM I. Quy trình nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 1. Xác định mặt hàng nhập khẩu Mỗi doanh nghiệp có những nhiệm vụ chức năng khác nhau. Vì vậy tuỳ thuộc vào chức năng pháp lý của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về chủng loại hay mặt hàng nào. Từ đó lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu. Trong kinh doanh thương mại quốc tế có nhiều phương thức giao dịch khác nhau để doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn phù hợp đó là : a/ Giao dịch thông thường. Là phương thức giao dịch được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, người bán và người mua trực tiếp quan hệ bằng cách gặp gỡ trực tiếp hoặc qua thư từ để bàn bạc và thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch. b/ Giao dịch qua trung gian. Trong hình thức giao dịch này có người thứ ba làm trung gian giữa người bán và người mua. c/ Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá. Là một thị trờng đặc biệt tại đó thông qua những ngời môi giới do sở giao dịch chỉ định. d/ Giao dịch tại hội trợ triển lãm. 2. Điều tra nghiên cứu thị trường nhập khẩu. Thị trường có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp bởi thị trường là tổng thể các mối quan hệ về lưu thông hàng hoá và tiền tệ. Qua thị trường doanh nghiệp sẽ biết được lượng cung, cầu từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh thích hợp. Nhiều doanh nghiệp nhờ năng động, nắm bắt sự nhanh nhạy với thị trường mà việc kinh doanh thành đạt, song cũng không ít doanh nghiệp vì khả năng hiểu biết thị trường hạn chế mà dẫn đến phá sản. Do vậy, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng phải nắm vững các yếu tố về thị trường, hiểu biết quy luật vận động của thị trường, từ đó phản ứng kịp thời trước những thay đổi của thị trường. Nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp nhập khẩu gồm : + Nghiên cứu mặt hàng cần nhập khẩu + Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng + Nghiên cứu quan hệ cung cầu hàng hoá, sự biến động của chúng. + Nghiên cứu giá hàng hoá nhập khẩu. + Xác định mức giá thấp nhập khẩu đối với thị ttrờng có quan hệ giao dịch. Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của nhân tố tới giá cả doanh nghiệp sẽ nắm được xu hướng biến động của chúng, từ đó xác định mức giá cho mặt hàng mà ta có kế hoạch nhập khẩu đối với thị trường ta sẽ giao dịch. Nếu mặt hàng này thuộc về đối tượng giao dịch phổ biến hoặc có trung tâm giao dịch trên thế giới thì phải tham khảo giá thị trường thế giới về mặt hàng cần kinh doanh. Chú ý khi định giá cần tính đến yếu tố cước phí vận tải, cũng có thể dựa vào chào hàng của hãng, dựa vào giá nhập khẩu của thời kỳ trước, vào giá của lô hàng trước, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để tăng hay giảm giá thành nhập khẩu khi giao dịch. 3. Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu. a/ Sau khi chọn các bên tiến hành giao dịch đàm phán có kết quả phải đi đến ký kết hợp đồng kinh tế . Trước khi đàm phán ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải đặt hàng của đối tác cung cấp hàng nhập khẩu và dịch vụ, sau khi đặt hàng doanh nghiệp có thể nhận được bản chào hàng hay thư trả lời của nhà cung cấp. Từ đây doanh nghiệp có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết về giả cả, quy cách…của hàng hoá nhập khẩu. Trong kinh doanh buôn bán quốc tế, các bên tham gia giao dịch thường có phong tục tập quán, ngôn ngữ, tài chính tiền tệ…khác nhau. Dẫn đến quyền lợi của các bên không thống nhất, trái ngược nhau, để giải quyết những bất đồng này các bên tham gia đàm phán phải trao đổi thống nhất các quan điểm chung với nhau để có thể đi đến một hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng kinh tế ngoại thương là sự thoả thuận của những doanh nghiệp, tổ chức quốc tịch khác nhau trong đó một bên là bên bán (xuất khẩu) có nghĩa vụ phải chuyển vào quyền sở hữu của bên mua (nhập khẩu) một khối lượng hàng hoá nhất định, bên nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng. b/ Những điều khoản cơ bản của một hợp đồng ngoại thương. Nội dung của một bản hợp đồng theo nguyên tắc tự do ký kết của hai bên quyết định sao cho phù hợp với quyền lợi của cả hai bên và đúng pháp luật. Nhưng việc ký kết hợp đồng kinh tế ngoại thương thường gặp khó khăn do các chủ thể hợp đồng thường không có sự tương đồng về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán,...Vì vậy, để tránh tranh chấp có thể xảy ra thì nội dung hợp đồng xuất nhập khẩu cần phải có một số điều căn bản sau: - Điều khoản về đối tượng hợp đồng: + Điều khoản tên hàng + Điều khoản chất lượng + Điều khoản số lượng: + Điều khoản trọng lượng của hàng hoá: - Điều khoản về giá cả hàng hoá: + Đồng tiền tính giá: + Mức giá + Phương pháp quy định giá: tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng. - Điều khoản giao hàng. Nội dung cơ bản là xác định thời hạn, thời điểm, phương thức và việc thông báo giao hàng. + Trong hợp đồng cần ghi rõ thời hạn giao hàng: + Điểm giao hàng + Phương thức giao hàng: + Thông báo giao hàng: - Điều khoản về thanh toán trả tiền. + Đồng tiền thanh toán + Thời hạn thanh toán + Phương thức thanh toán: Có nhiều phương thức trả tiền nhưng trong thanh toán quốc tế chủ yếu dùng hai phương thức sau: * Phương thức nhờ thu * Phương thức tín dụng chứng từ c/ Phương thức ký hợp đồng. * Có nhiều cách ký kết hợp đồng đó là: - Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua bán (một văn bản). - Người mua xác nhận (bằng văn bản) là người mua đồng ý với các điều khoản của một chủ chào hàng tự do. Nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi đúng trong thời hạn quy định cho người bán. - Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua. Trong trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản: đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán. - Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thoả thuận giữa các bên (nêu rõ các thoả thuận đã thoả thuận). 4. Thực hiện hợp đồng . Sau khi hợp đồng được ký kết tức là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được xác lập, các bên cần phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Bên nhập khẩu cần phải xắp xếp các việc phải làm và ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng rất phức tạp đòi hỏi các bên tham gia phải tuân thủ luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi của quốc gia và uy tín của doanh nghiệp. Trình tự các bước thực hiện hợp đồng gồm có: + Xin giấy phép nhập khẩu. + Mở thư tín dụng L/C (Nếu thanh toán bằng L/C ). + Thuê tàu. + Mua bảo hiểm. + Làm thủ tục hải quan. + Nhận hàng, kiểm tra hàng hoá. + Thanh toán. + Giải quyết tranh chấp nếu có. 4.1. Xin giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng của Nhà nước nhằm quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu. Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để được thực hiện hợp đồng đó. Giấy phép này do Bộ Thơng mại cấp. Để được cấp giấy phép doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có điều kiện: - Hoạt động theo đúng ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh - Thực hiện đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành. - Doanh nghiệp có số vốn lưu động tối thiểu tính bằng đồng Việt Nam tương đương với 200.000 USD tới thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. - Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu phải có nghĩa vụ nộp lệ phí và sử dụng lệ phí do Bộ Tài chính và Bộ Thơng mại quy định. - Hiện nay chính phủ có quyết định, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải làm bộ hố sơ bao gồm những văn bản sau: + Đơn xin nhập khẩu. + Phiếu hạn nghạch. + Bản sao của hợp đồng được ký. 4.2. Mở thư tín dụng L/C. Nếu hợp đồng quy định phải thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từ thì bên mua phải mở L/C ở ngân hàng khi có thông báo của bên bán. Thời gian mở L/C phụ thuộc vào thời hạn giao hàng. Để cho chặt chẽ, hợp đồng thường quy định cụ thể ngày giao hàng và ngày mở L/C. Nếu hợp đồng quy định không cụ thể thường thời gian này là khoảng 15 - 20 ngày trước khi đến thời hạn giao hàng. Cơ sở để mở L/C là các điều khoản trong hợp đồng. Đơn vị hợp đồng dựa vào cơ sở đó làm đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng. 4.3. Thuê tàu chở hàng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức nào dựa vào ba căn cứ: điều khoản hợp đồng, đặc điểm hàng hoá, điều kiện vận tải. Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là FOB thì bên nhập khẩu phải thuê tàu chở hàng, còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CIF thì bên nhập khẩu không phải thuê tàu mà nghĩa vụ đó thuộc về người bán. Tuỳ theo đặc điểm của hàng hoá kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức thuê tàu phù hợp: tàu chuyến, tàu chợ hay tàu bao. Nếu nhập khẩu thường xuyên với khối lợng lớn thì nên thuê bao, nhập khẩu không thường xuyên nhưng khối lượng lớn thì nên thuê tàu chuyến,còn nếu nhập khẩu với khối lượng nhỏ thì thuê tàu chợ. 4.4. Mua bảo hiểm hàng hoá. Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, mát mát. Để hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra thì bảo hiểm hàng hoá đường biển ra đời là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao, hợp đồng bảo hiểm chuyến. Đối với bảo hiểm bao, doanh nghiệp ký kết hợp đồng từ đầu năm. Mỗi khi giao hàng xuống để vận chuyển chỉ cần gửi đến Công ty bảo hiểm một thông báo một văn bản gọi là: “Giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Đối với bảo hiểm chuyến, doanh nghiệp gửi đến công ty bảo hiểm một băn bản gọi là: “Giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy yêu cầu này doanh nghiệp và Công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm với nhau. Bên cạnh hình thức bảo hiểm, doanh nghiệp cần lựa chọn điều kiện bảo hiểm: Có ba loại điều kiện + Điều kiện A bảo hiểm mọi rủi ro có thể xảy ra, với phí xuất 0,5%. + Điều kiện B bảo hiểm tổn thất, phí xuất 0,34% - 0,36%. + Điều kiện C bảo hiểm miễn tổn thất riêng, phi xuất 0,25% -0,28%. 4.5. Làm thủ tục hải quan. Hàng hoá đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm các thủ tục của hải quan. Thủ tục hải quan gồm 3 bước sau: + Khai báo hải quan: Doanh nghiệp phải khai báo chi tiết về hàng hoá xuất nhập khẩu lên tờ khai hải quan một cách trung thực và chính xác. Tờ khai phải đi kèm cùng một số chứng từ khác: Giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, Sbản kê khai chi tiết, vận đơn,... + Xuất trình hàng hoá: Hải quan được phép kiểm tra hàng hoá nếu thấy cần thiết, hàng hoá nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra. Chủ hàng chịu chi phí nhân công về Sviệc mở và đóng các kiện hàng. + Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra các giấy tờ liên quan và hàng hoá, hải quan ra quyết định: Cho hàng được phép qua biên giới (thông quan) hoặc cho hàng qua với một số điều kiện kèm theo hoặc hàng không được nhận,...Chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hải quan. 4.6. Nhận hàng, kiểm tra hàng: Để nhận được hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về doanh nghiệp nhập khẩu phải làm các công việc sau: - Ký kết hợp đồng với cơ quan vận tải về việc giao hàng. - Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu từng tháng, từng quý, từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, vận chuyển, giao nhận. - Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng như vận đơn, lệnh giao hàng,... nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải. - Theo dõi việc giao nhận và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận. - Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản, vận chuyển hàng hoá nhập khẩu. - Thông báo cho doanh nghiệp đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá. - Chuyển hàng hoá về kho hàng của doanh nghiệp hoặc giao trực tiếp cho các đơn vị đặt hàng. - Kiểm tra hàng hoá: Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra chặt chẽ, tránh các sai sót. Mỗi cơ quan chứ năng tiến hành kiểm tra đúng quyền hạn của mình. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bản. Cơ quan giao thông kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Đơn vị nhập khẩu có tư cách là một bên đứng tên trong vận đơn cũng phải kiểm tra hàng hoá và lập thư dự kháng nếu thấy nghi ngờ hoặc hàng hoá bị tổn thất, thiếu hSụt hoặc không đúng hợp đồng. 4.7. Thanh toán. Thanh toán là khâu quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế. Vì đặc điểm buôn bán với nước ngoài phức tạp nên thanh toán trong thương mại quốc tế phải thật thận trọng tránh xảy ra tổn thất. Có nhiều phương thức thanh toán : phương thức nhờ thu, Thư tín dụng (L/C), chuyển tiền,... Thực hiện theo phương thức như thế nào phải quy định cụ thể trong hợp đồng. Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán theo đúng điều kiện quy định trong hợp đồng đã ký kết. 4.8. Giải quyết tranh chấp: Trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện hàng nhập khẩu bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng,… thì lập hồ sơ khiếu nại. Đối tượng khiếu nại có thể là bên bán, người vận chuyển,... tuỳ theo tính chất của thiệt hại. Bên nhập khẩu chỉ viết đơn khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong các điều khoản quy định. Đơn khiếu nại phải có bằng chứng về sự tổn thất gồm: biên bản giám định, vận đơn đường biển, hoá đơn, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại Công ty bảo hiểm),... Dựa vào nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách giải quyết khác nhau. Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn kiện gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế để giải quyết. 5. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu. Sau khi nhập hàng về nước, doanh nghiệp giao hàng cho đơn vị đặt hàng hoặc tổ chức bán hàng trên thị trường nội địa. Doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành tiêu thụ hàng hoá sao cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp cần phải: - Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường trong nước và tâm lý khách hàng trong việc mua hàng hoá nhất là đối với hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh. - Xác đinh các kênh phân phối hàng hoá và các hình thức bán hàng phù hợp đạt hiệu quả cao. - Tiến hành quảng cáo hàng hoá và xúc tiến hoạt động bán hàng. - Xác định mức giá cụ thể dựa trên cơ sở cung cầu thị trường trong nước và chi phí của doanh nghiệp bỏ ra. - Tổ chức, đào tạo nhân sự của doanh nghiệp về nghiệp vụ bán hàng cụ thể tại các cửa hàng. - Chấp hành những quy định của phấp luật nhà nước ban hành. II. Kết quả kinh doanh của công ty CP Công nghệ mới Sông Lam 1. Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty CP Công nghệ mới Sông Lam Bảng phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3 năm trở lại đây Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số liệu % tăng giảm Số liệu % tăng giảm Số liệu % tăng giảm 1 Sản phẩm 03 50 04 0.33 05 25 2 Sản lượng 35.000.000.000 40 45.000.000.000 28,6 60.000.000.000 33,33 3 Doanh thu 28.751.126.500 34,43 39.642.533.260 37,88 51.123.622.566 28,96 4 Lợi nhuận trớc thuế 230.009.012 29,65 237.855.199 3,411 255.618.023 7,468 5 Lợi nhuận sau thuế 165.606.488 29,65 171.255.743 3,411 184.045.041 7,468 6 Giá trị TSCĐ bình quân trong năm 5.698.122.300 0 5.913.400.750 3,78 6.450.400.750 9,1 7 Vốn lưu động bình quân trong năm 9.741.634.813 1,1 9.426.854.993 -3,23 8.902.744.291 -5,56 8 Số lao động bình quân trong năm 25 25 30 20 37 23,33 9 Tổng chi phí sản xuất trong năm 28.521.117.488 41,45 39.404.678.061 38,16 50.868.004.543 29,1 (Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam). Nhận xét: - Chỉ tiêu 1: Số lượng sản phẩm của doanh nghiệp liên tục được mở rộng, cụ thể từ năm 2004 trở về trước doanh nghiệp chỉ tập trung vào 2 loại sản phẩm là thiết bị y tế và thiết bị giáo dục, sang đến năm 2005 doanh nghiệp đã phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử viễn thông; năm 2006 doanh nghiệp tiếp tục phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực nội thất văn phòng; và tiếp đến năm 2007 doanh nghiệp tiếp tục phát triển các dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Tỉ lệ sản phẩm tăng liên tục, năm 2005 tăng 50%, năm 2006 tăng 33%, năm 2007 tăng 25%. - Chỉ tiêu 2: Do số lượng sản phẩm mở rộng nên sản lượng của doanh nghiệp tăng liên tiếp trong các năm; năm 2005 sản lượng đạt 35 tỷ đồng tăng 40%; năm 2006 sản lượng đạt 45 tỷ đồng tăng 28,6%; năm 2007 sản lượng đạt 60 tỷ đồng tăng 33,33%. - Chỉ tiêu 3: Doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng liên tiếp trong các năm thể hiện doanh nghiệp đã đi đúng hướng trong chiến lược phát triển đa dạng hoá sản phẩm. Năm 2005 doanh thu đạt 28.751.126.500 đồng, tăng 34,43%; năm 2006 doanh thu đạt 39.642.533.260 đồng, tăng 37,88%; năm 2007 doanh thu đạt 51.123.622.566 đồng tăng 28,96%. - Chỉ tiêu 4: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp liên tục tăng trong các năm; năm 2005 lợi nhuận trước thuế là 230.009.012 đồng, tăng 29,65%; năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 237.855.199 đồng, tăng 3,411%; năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 255.618.113 đồng, tăng 7,468%. Tuy nhiên, xét về mặt số học thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng liên tục trong các năm, nhưng xét về tỉ lệ tăng trưởng thì lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2006 và 2007 giảm so với năm 2005, điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh. - Chỉ tiêu 5: Do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng trưởng liên tiếp trong các năm nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng liên tục tăng, điều đó cũng chứng tỏ rằng số tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp nộp vào Ngân sách Nhà nước của đơn vị cũng liên tục tăng trong các năm. Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 165.606.488 đồng, tăng 29,65%; năm 2006 là 171.255.743 đồng, tăng 3,411%; năm 2007 là 184.045.041 đồng, tăng 7,468%. - Chỉ tiêu 6: Giá trị TSCĐ bình quân trong năm giữ ổn đinh trong năm 2005, và liên tiếp tăng trong năm 2006 và 2007. Năm 2005 giá trị TSCĐ bình quân là 5.698.122.300 đồng, tỉ lệ tăng 0%; năm 2006 là 5.913.400.750 đồng, tăng 3,78%; năm 2007 là 6.450.400.750 đồng, tăng 9,1%. Nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng TSCĐ thì sẽ là không hiệu quả đối với một doanh nghiệp thương mại, vì vậy doanh nghiệp phải cân nhắc trước khi mua sắm mới TSCĐ. - Chỉ tiêu 7: Vốn lưu động bình quân năm 2005 của doanh nghiệp tăng 1,1%, nhưng năm 2006 và 2007 liên tục giảm. Năm 2005 vốn lưu động bình quân là 9.741.634.813 đồng, tỉ lệ tăng là 1,1%; năm 2006 là 9.426.854.993 đồng, giảm 3,23%; năm 2007 là 8.902.744.291 đồng, giảm 5,56 %. Vốn lưu động của doanh nghiệp liên tiếp giảm, điều này không tốt với một doanh nghiệp thương mại, do đó doanh nghiệp cần xem xét và cân đối lại giữa nguồn vốn lưu động và vốn cố định. - Chỉ tiêu 8: Số lao động bình quân của doanh nghịêp liên tục tăng trong các năm, năm 2005 là 25 người, tăng 25%; năm 2006 là 30 người, tăng 20%; năm 2007 là 37 người, tăng 23,33%. Điều đó cũng phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần xem xét để bố trí sử dụng lao động phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. - Chỉ tiêu 9: Tổng chi phí sản xuất trong năm của doanh nghiệp liên tiếp tăng trong các năm. Năm 2005 tổng chi phí sản xuất là 28.521.117.488 đồng, tăng 41,45%; năm 2006 là 39.404.678.061 đồng, tăng 38,16%; năm 2007 là 50.868.004.543 đồng, tăng 29,1%. Tổng chi phí sản xuất tăng phù hợp với tốc độ tăng doanh thu. Tuy nhiên tỉ lệ : chi phí /doanh thu liên tục tăng trong các năm, cụ thể: Năm 2005: Chi phí/doanh thu = 28.521.117.488/28.751.126.500 = 99,2% Năm 2005: Chi phí/doanh thu = 39.404.678.061/39.642.533.260 = 99,4% Năm 2005: Chi phí/doanh thu = 50.868.004.543/51.123.622.566 = 99,5% Điều đó buộc doanh nghiệp phải xem xét, cắt giảm các yếu tố chi phí không hợp lý để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. 2. Các sản phẩm chủ yếu của công ty Công ty Sông Lam: Là công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu với nhiều loại sản phẩm khác nhau, có số lượng lớn về trang thiết bị y tế. Nhưng có thể chia các sản phẩm đó thành 3 nhóm sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của công ty như sau: Máy,thiết bị: Máy soi, bàn mổ, giường mổ, các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh, ô tô cứu thương và các loịa máy móc phục vụ y tế… Dụng cụ, phim: Các dụng cụ phẫu thuật: dao mổ, kéo,kẹp, bơm kim tiêm, hộp đựng dụng cụ y tế và các sản phẩm chỉ dùng một lần… Hoá chất và vật tư y tế: Hoá chất xét nghiệm, sinh phẩm, test xét nghiệm, hoá chất phòng chống dịch… Bảng 2. Nhóm sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty Sông Lam ĐVT : triệu đồng Nhóm sản phẩm 2004 2005 2006 Máy, thiết bị 42.314 43.243 96.745 Dụng cụ, phim 15.265 16.576 34.256 Hoá chất 14.835 20.381 44.296 (Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty cổ phần Công nghệ mới Sông Lam). Có thể thấy rằng trong những năm 2004 – năm 2005 các nhóm mặt hàng về máy, thiết bị y tế và dụng cụ, phim tăng ổn định do nhóm hàng này có giá trị lớn, sử dụng lâu dài được các đơn vị đặt mua nên tốc độ tiêu thụ chậm, nhưng về mặt hàng hoá chất ngày càng tăng cao, từ năm 2004 đến năm 2005 tăng 5.546 tỷ đồng tuơng đương với 37.4% do phát hiện một số bệnh dịch mới: lở mồm, long móng ở trâu bò, lao phổi….Tính đến năm 2006 tất cả các nhóm hàng đều tăng mạnh. Cụ thể về các sản phẩm máy, thiết bị từ năm 2005 - năm 2006 tăng 53.502 tỷ đồng tức tăng 124%. Dụng cụ, phim tăng 17.68 tỷ đồng tức tăng 107%. Hoá chất tăng 23.915 tỷ đồng tức tăng 117%. Sở dĩ có sự tăng mạnh đó do đươc sự quan tâm của nhà nước cho nghành y tế trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của mọi người dân và phù hợp với nhu cầu hội nhập. Bên cạnh đó là một số đại dịch lớn ngày một bùng phát khó kiểm soát như: Cúm gà, Sarts…. III. Tình hình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty Công nghệ mới Sông Lam. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Công nghệ mới Sông Lam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, hiệu quả góp phần giúp Công ty Công nghệ mới Sông Lam đứng vững và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Sở dĩ có những kết quả như vậy, do mặt hàng thiết bị y tế của nước ta chưa sản xuất và phát triển được nhiều. Với những điểm mạnh trên thì Công nghệ mới Sông Lam luôn đứng vững được trong nền kinh tế thị trường nhiều biến đổi và không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Sau đây kết qủa kinh doanh nhập khẩu hàng hoá ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7337.doc