Hoàn thiện hoạt động quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Lời mở đầu Đô thị hoá với tốc độ ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của các quốc gia, các đô thị đóng vai trò như những hạt nhân quan trọng. Các hoạt động kinh tế, văn hoá chủ yếu của quốc gia đã và sẽ diễn ra chủ yếu ở các đô thị. Nghiên cứu các vấn đề quản lý kinh tế xã hội ở đô thị nước ta là hết sức cần thiết cho trước mắt cũng như lâu dài. Trong số những vấn đề cần nghiên cứu

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về đô thị thì nghiên cứu về đất đô thị có một ý nghĩa lớn lao. Bởi lẽ đất đô thị là đối tượng phân chia và giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phân bố và định hướng phát triển của tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường vùng đô thị. Sau một thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và môi trường quận Hai Bà Trưng TP. Hà Nội em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: "Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng ". Đề tài không nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý sử dụng đất đai mà chỉ nghiên cứu, kiểm tra 7 nội dung quản lý đất đô thị và hiện trạng sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai ở đô thị. Để thực hiện được mục tiêu của đề tài này em đã sử dụng các phương pháp như: Nghiên cứu các văn bản quản lý Nhà nước về quản lý đất đai, phương pháp logic, phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu và một số phương pháp khác. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về đất đô thị và quản lý đất đô thị Chương II: Thực trạng và kết quả của công tác quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ năm 1995 đến nay Chương III: Giải pháp về công tác quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng Chương I Tổng quan về đất đô thị và quản lý đất đô thị I. Đất đô thị 1. Khái niệm và phân loại đất đô thị Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai đô thị lại có giá trị to lớn hơn do chức năng và tính chất sử dụng nó. Ngày nay trong cơ chế thị trường việc khai thác đất đai càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là khu vực đất đai đô thị. Ngày 18/4/1992, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời khẳng định “Đất đai là tài sản của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Tổ chức và cá nhân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai theo qui định của pháp luật”. Luật đất đai sửa đổi năm 1993, lần đầu tiên đã khẳng định tại Điều 11 ChươngI về phân loại đất, coi đất đô thị là một trong 6 loại đất được nhà nước quản lý (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng). Trên phương diện pháp luật: Đất đô thị là đất được các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho việc xây dựng đô thị. Trên phương diện chất lượng: Đất đô thị là đất có mạng lưới cơ sở hạ tầng đồng bộ hoặc đã có quy hoạch và đang dần dần từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên phương diện hành chính, đất đô thị chia ra: Đất nội thành, nội thị, thị trấn, thị tứ. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đô thị được phân thành các loại đất sau đây: Đất ở Đất chuyên dùng Đất nông, lâm, ngư nghiệp đô thị Đất chưa sử dụng đến 2. Đặc điểm của đất đô thị 2.1 Những đặc trưng chung của đất đô thị - Đất đô thị thuộc sở hữu nhà nước. Điều 17 và Điều 18 Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo qui hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. - Đất đô thị là tư liệu sản xuất đặc biệt, sự đặc biệt của nó thể hiện ở chỗ: diện tích có hạn, đất không di chuyển được, không thuần nhất về chức năng, vị trí, không bị hao mòn. Đất thuộc sở hữu nhà nước nhưng vẫn được người sử dụng mua bán trao đổi, chuyển nhượng và đó là một loại hàng hoá đặc biệt. Vì diện tích có hạn nên mức độ khan hiếm của hàng hoá này rất cao. Vì vậy đất là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia nói chung và mỗi thành phố nói riêng. - Trên một lô đất có thể sử dụng vào các chức năng khác nhau, giá trị mỗi lô đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố chức năng của các lô đất xung quanh. Giá trị của đất phụ thuộc chủ yêú vào chức năng kinh tế và vị trí. Quy luật chung là đất ở trung tâm đô thị đắt hơn đất ở xa trung tâm, đất có vị trí thuận lợi cho giao thông đi lại thì đắt hơn đất có vị trí xa các trục giao thông, đất có thể sử dụng vào kinh doanh, thương mại, hay đặt các công sở thì đắt hơn đất chỉ có thể sử dụng vào việc để ở hay xây dựng các nhà máy.Trên phương diện toán học, giá của đất là một hàm số phụ thuộc vào các biến số là đặc điểm của đất. - Trên cùng mảnh đất có thể có nhiều đối tượng cùng hưởng lợi: chủ đất, chủ cửa hàng… - Việc sử dụng đất đô thị phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị. - Đất đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, tránh phá đi làm lại gây tốn kém. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao ở đô thị là đặc trưng cơ bản phân biệt giữa thành thị và nông thôn. Hệ thống này bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và sử lý rác thải. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao là điều kiện hết sức cần thiết ở đô thị. Theo luật đất đai năm 1993, đất xây dựng phải có hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở mức có thể chấp nhận được. Thực tế ở nước ta có hai hệ thống phát triển đất và nhà ở: hệ thống chính thức và hệ thống không chính thức. Hệ thống chính thức bắt đầu từ việc phân lô các mảnh đất và xây dựng cấp thoát kỹ thuật, xây dựng nhà ở và cuối cùng mới là con người đến tiếp nhận, sử dụng hoặc con người đến xây dựng nhà cửa sau khi đã xây dựng cấp thoát kỹ thuật. Hệ thống không chính thức là những xóm liều hoặc sự phân chia các lô đất dần dần không có quy hoạch và con người chiếm những mảnh đất đó, họ xây dựng nhà cửa và ở khi chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoặc hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn chỉnh. - Mức sử dụng đất vào các công trình xây dựng phải theo quy định của chính phủ, tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Chính phủ quy định diện tích tối đa cho mỗi hộ tuỳ theo từng đô thị, từng khu vực. 2.2 Đặc điểm đất đô thị nước ta và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý sử dụng đất đô thị a. Mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu Việt Nam được xếp vào một trong các quốc gia có tỷ trọng dân số đô thị thấp trên thế giới với khoảng 23% dân số chính thức sống ở các đô thị. Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá tăng nhanh vừa kéo theo sự gia tăng của dân số đô thị chính thức và nhiều hơn là sự gia tăng dân số đô thị phi chính thức. Chính sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị trong khi các điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng chậm đang tạo ra sức ép lớn về giải quyết các nhu cầu sinh hoạt đô thị. Để gia tăng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, một trong những điều kiện cơ bản là khả năng đáp ứng về diện tích đất đai tạo bề mặt cho phát triển đô thị. Việc mở rộng thêm diện tích đất đai cho phát triển đô thị đang gặp phải nhiều giới hạn: giới hạn về quỹ đất hiện có có thể mở rộng; giới hạn về địa hình bề mặt và nhất là giới hạn cho phép phát triển quy mô đô thị. Chính những giới hạn trên đang làm tăng thêm mâu thuẫn giữa cung và cầu về đất đai các đô thị ở nớc ta. b. Đan xen nhiều hình thức và chủ thể sử dụng đất Do điều kiện đặc thù về lịch sử, đất đô thị ở nước ta hiện đang sử dụng phân tán về mục đích sử dụng và chủ thể sử dụng. Sự đan xen giữa đất đai các khu dân cư với đất phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sự đan xen về mục đích sử dụng cũng dẫn đến sự đan xen về chủ thể đang sử dụng đất đô thị. Sự đan xen về chủ thể và mục đích sử dụng đang làm tăng thêm tính bất hợp lý trong việc sử dụng đất của các đô thị ở nước ta hiện nay. Việc đan xen trên cũng đang là lực cản cho việc quy hoạch phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. c. Tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch Việc phát triển các đô thị ở nước ta vốn dĩ đã thiếu quy hoạch thống nhất, thêm vào đó sự đan xen về chủ thể sử dụng và mục đích sử dụng, nên tình trạng sử dụng đất đô thị hiện nay không theo quy hoạch đang là vấn đề nổi cộm phổ biến của các đô thị. Do thiếu quy hoạch và sử dụng không theo quy hoạch nên việc sử dụng đất đô thị hiện nay đang thể hiện nhiều bất hợp lý cả về bố trí kết cấu không gian, địa điểm và lợi ích mang lại. Những vấn đề bất cập trên đây đặt ra cho công tác quản lý đất đai phát triển đô thị ở nước ta trong thời gian tới nhiều vấn đề lớn cấp bách phải thực hiện. Trước hết phải hình thành quy hoạch về định hướng phát triển tổng thể hệ thống đô thị, tránh tình trạng phát triển đô thị tự phát không theo quy hoạch. Việc quy hoạch hệ thống đô thị cần phải xác định được quy mô, phạm vi phát triển của các đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và giới hạn tình trạng tự phát kéo dài nối liền các đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Tiếp đến cần thống kê, điều tra nắm chắc thực trạng sử dụng đất đai của các đô thị hiện có; xây dựng quy hoạch chi tiết việc phát triển không gian và sử dụng đất đô thị để công bố công khai rộng rãi nhằm hạn chế các hoạt động sử dụng tự phát sai quy hoạch, hướng các hoạt động tư nhân đi theo định hướng quy hoạch đã phê duyệt. Xúc tiến việc thực hiện các phương án quy hoạch ở những nơi, những khâu trọng điểm. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, công cụ và bộ máy quản lý việc sử dụng đất đai, quản lý phát triển đô thị từ Trung ương đến các thành phố, các quận và cấp phường. II. Quản lý sử dụng đất đô thị 1. Các nội dung quản lý sử dụng đất đô thị 1.1 Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính là biện pháp đầu tiên phải thực hiện trong công tác quản lý đất đô thị. Thực hiện tốt công tác này giúp cho ta nắm được số lượng, phân bố, cơ cấu chủng loại đất đai. Việc điều tra, khảo sát, đo đạc thường được tiến hành dựa trên một bản đồ hoặc tài liệu gốc sẵn có. Dựa vào tài liệu này, các thửa đất được trích lục và tiến hành xác định mốc giới, hình dạng của lô đất trên thực địa; cắm mốc giới và lập biên bản mốc giới. Tiến hành đo đạc, kiểm tra độ chính xác về hình dáng và kích thước thực tế của từng lô đất, lập hồ sơ kỹ thuật lô đất. Trên cơ sở các tài liệu sẵn có và các hồ sơ kỹ thuật thu thập được sau khi điều tra đo đạc, tiến hành xây dựng bản đồ địa chính. 1.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị a. Quy hoạch xây dựng đô thị Quy hoạch đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian có mục tiêu trọng tâm là nghiên cứu những vấn đề về phát triển và quy hoạch xây dựng đô thị, các điểm dân cư kiểu đô thị. Quy hoạch đô thị có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học nhằm giải quyết tổng hợp những vấn đề về tổ chức sản xuất, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và nghỉ ngơi giải trí của nhân dân, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nghệ thuật kiến trúc và tạo lập môi trường sống đô thị. Đô thị hoá phát triển kéo theo sự gia tăng về số lượng dân cư đô thị, đòi hỏi sự gia tăng về đất đai xây dựng. Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao và liên tục đổi mới. Vì vậy quy hoạch đô thị là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian kinh tế và xã hội, vào môi trường tự nhiên và nhân tạo, vào cuộc sống cộng đồng xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người. Công tác quy hoạch đô thị phải đạt được 3 mục tiêu sau đây : - Tạo lập tối ưu cho việc sử dụng các điều kiện không gian cho quá trình sản xuất mở rộng của xã hội. - Phát triển toàn diện tổng hợp những điều kiện sống, điều kiện lao động và những tiền đề phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người. - Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi giữa con ngời với thiên nhiên, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc thiết kế quy hoạch đô thị thường gồm 2 hoặc 3 giai đoạn chủ yếu : xây dựng quy hoạch sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch sơ đồ phát triển cơ cấu đô thị mang tính định hướng phát triển đô thị trong thời gian 25-30 năm; quy hoạch tổng thể đô thị xác định rõ cấu trúc đô thị trong thời gian 10-15 năm; thiết kế quy hoạch chi tiết các bộ phận của đô thị là việc cụ thể hoá hình khối không gian, đường nét, màu sắc và bộ mặt kiến trúc trục phố, trung tâm các khu ở, sản xuất nghỉ ngơi và giải trí của đô thị. b. Lập kế hoạch sử dụng đất Việc phân chia đất đai sử dụng vào xây dựng đô thị có thể chia thành các nhóm chính sau đây : - Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung: Bao gồm đất để xây dựng các công trình sản xuất, kho tàng, các xí nghiệp dịch vụ sản xuất, hành chính quản lý, đào tạo, nghiên cứu và giao thông phục vụ các hoạt động sản xuất và đi lại của người lao động. Ngoài ra còn có thể bố trí trong khu đất công nghiệp các công trình dịch vụ công cộng, thể thao và nghỉ ngơi, giải trí. Đất các khu ở : Bao gồm đất để xây dựng các khu ở mới và các khu ở cũ (thường gọi là các khu hỗn hợp ở, làm việc). Trong các khu đất ở dùng để xây dựng nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, đất cây xanh, thể dục thể thao và giao thông phục vụ cho khu ở. Ngoài ra còn bố trí trong khu ở các cơ sở sản xuất không độc hại và sử dụng đất ít, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và tiểu thủ công nghiệp. - Đất khu trung tâm đô thị : Bao gồm đất trung tâm đô thị, các trung tâm phụ và trung tâm chức năng của đô thị trong các khu quận dùng để xây dựng các công trình hành chính – chính trị, dịch vụ cung cấp hàng hoá vật chất, văn hoá, giáo dục đào tạo, nghỉ dưỡng du lịch và các công trình giao thông. Ngoài ra còn có thể bố trí trong các khu đất trung tâm của đô thị các nhà ở khách sạn, các công trình nghỉ ngơi giải trí, các cơ sở sản xuất không độc hại, chiếm ít diện tích, các cơ sở làm việc cao tầng. - Đất cây xanh thể dục thể thao : Bao gồm đất vườn hoa, công viên các bờ sông, bờ hồ, các mảng rừng cây nhỏ, các khu vườn (trồng cây, ươm cây) và đất xây dựng các công trình và sân bãi thể dục, thể thao đô thị. Có thể bố trí trong khu đất cây xanh, thể dục thể thao các công trình dịch vụ công cộng nhà ở, nhà nghỉ dưỡng, khu cắm lều trại nghỉ mát, các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đô thị. - Đất giao thông : Bao gồm đất xây dựng các tuyến đường chính, đường khu vực, đường trục đi bộ lớn, tuyến đường sắt, bến bãi giao thông tĩnh, ga đỗ xe và một số công trình dịch vụ kỹ thuật giao thông. Trong quy hoạch đất giao thông cần đặc biệt lưu ý đến đất dành cho các công trình ngầm như đường cấp thoát nước, đường dây điện và dây thông tin… Ngoài ra đất đô thị còn gồm một số khu đất đặc biệt không trực thuộc quản lỷ trực tiếp của đô thị như khu ngoại giao đoàn, khu doanh trại quân đội, các khu nghỉ dưỡng, các cơ quan đặc biệt của nhà nước. 1.3 Giao đất, cho thuê đất a. Giao đất Nhà nước chủ trương giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ gia đình và cho các tổ chức kinh tế. Việc giao đất phải được thực hiện trên cơ sở hiệu quả kinh tế; đảm bảo công bằng bình đẳng trong quan hệ đất đai; mọi lô đất trong thành phố đều được quy hoạch, xác định chức năng, mục đích sử dụng. Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đô thị có thể lập hồ sơ xin giao đất để sử dụng vào mục đích đã được phê duyệt. Việc tổ chức thực hiện quyết định giao đất đô thị do uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện, bắt đầu là việc giải phóng mặt bằng và hướng dẫn đền bù các thiệt hại khi thu hồi đất trong phạm vi địa phương mình quản lý. Các cơ quan địa chính cấp tỉnh làm thủ tục thu hồi đất, tổ chức việc giao đất tại hiện trường theo quyết định giao đất, lập hồ sơ quản lý và theo dõi sự biến động của quỹ đất đô thị. Việc giao nhận đất tại hiện trường chỉ được thực hiện khi các tổ chức, cá nhân xin giao đất có quyết định giao đất, nộp tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và làm các thủ tục đền bù thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Người được giao đất có trách nhiệm kê khai, đăng ký sử dụng đất tại uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn – nơi đang quản lý khu đất đó. Sau khi nhận đất, người được giao đất phải tiến hành ngay các thủ tục chuẩn bị đưa vào sử dụng. Trong trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng thì người được giao đất phải trình cơ quan quyết định giao đất xem xét giải quyết. Việc sử dụng đất được giao phải đảm bảo đúng tiến độ ghi trong dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận đất, người được giao đất vẫn không tiến hành sử dụng mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì quyết định giao đất không còn hiệu lực. b. Thuê đất Các tổ chức và cá nhân không được giao đất hoặc không có quỹ đất xin giao, hoặc các công việc sử dụng không thuộc diện được giao đất thì có thể thuê đất để thực hiện các hoạt động của mình. Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê đất đô thị để sử dụng vào các mục đích sau đây : - Tổ chức mặt bằng phục vụ cho việc thi công xây dựng các công trình trong đô thị. - Sử dụng mặt bằng làm kho bãi. - Tổ chức các hoạt động xã hội như cắm trại, hội chợ, lễ hội. - Xây dựng các công trình cố định theo các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhà ở. Các tổ chức, cá nhân nếu có nhu cầu thuê đất trong đô thị dành cho các mục đích đã được phê duyệt thì phải làm hồ sơ xin thuê đất. Cơ quan địa chính cấp tỉnh xem xét, thẩm tra hồ sơ xin thuê đất và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Sau khi có quyết định cho thuê đất, cơ quan nhà nước được uỷ quyền tiến hành ký hợp đồng với bên xin thuê đất. Người thuê đất có nghĩa vụ : Sử dụng đất đúng mục đích; nộp tiền thuê đất, lệ phí địa chính theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện đúng hợp đồng thuê đất. Hết thời hạn thuê đất, đối với trường hợp sử dụng mặt bằng, người thuê đất phải thu dọn mặt bằng trở lại nguyên trạng, không được làm hư hỏng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan và bàn giao lại cho bên cho thuê. Đối với việc cho người nước ngoài thuê đất được tiến hành theo quy định riêng của nhà nước. c. Đấu giá quyền sử dụng đất Đấu giá quyền sử dụng đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lựa chọn chủ đầu tư là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để giao quyền sử dụng đất (hoặc cho thuê đất) bằng hình thức đấu thầu công khai, nhằm mục đích huy động. 1.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị a. Nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất Mọi tổ chức cá nhân khi sử dụng đất đều phải tiến hành kê khai đăng ký việc sử dụng đất với uỷ ban nhân dân phường, thị trấn để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp đất đang sử dụng. Việc đăng ký đất đai không chỉ đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng đất. Việc đăng ký đất đai sẽ giúp cho cơ quan nhà nước nắm chắc hiện trạng sử dụng đất, thực hiện các tác nghiệp quản lý đồng thời thường xuyên theo dõi quản lý sử dụng đất đai theo đúng mục đích. b. Xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất đô thị Do yếu tố lịch sử để lại, có nhiều người đang sử dụng hợp pháp đất đai tại các đô thị song chưa có đủ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp đó. Chính vì vậy để tăng cường quản lý đất đô thị cần phải tổ chức xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp cho người sử dụng hiện hành. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) cấp. Cơ quan quản lý nhà đất và địa chính giúp uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ gốc và quản lý hồ sơ về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị. 1.5 Chuyển quyền sử dụng đất đô thị Chuyển quyền sử dụng đất đô thị được hiểu là việc người có quyền sử dụng đất hợp pháp chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho ngời khác, tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Sự thay đổi chuyển dịch chủ sử dụng đất đai là sự vận động bình thường, tất yếu, thường xuyên của cuộc sống xã hội nhất là nền kinh tế thị trường. Vì vậy công tác quản lý đất đai phải thường xuyên nắm bắt, cập nhật được các biến động về chủ sở hữu để một mặt đảm bảo quyền lợi chính đáng của người chủ sử dụng, mặt khác tạo điều kiện tăng cường công tác quản lý đất đai được kịp thời chính xác. Hơn nữa làm tốt công tác quản lý chuyển quyền sử dụng đất sẽ ngăn chặn được tình trạng lợi dụng quyền tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các hành vi đầu cơ, buôn bán đất đai kiếm lời, tăng cường các nguồn thu tài chính thích đáng đối với các hoạt động buôn bán kinh doanh đất đai. Theo quy định của Luật đất đai và Bộ luật dân sự thì chuyển quyền sử dụng đất gồm 5 hình thức : Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. a. Thẩm quyền và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất Theo quy định của Bộ luật dân sự thì việc chuyển quyền sử dụng đất phải được làm thủ tục và đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với việc chuyển đổi quyền sử dụng đất ở đô thị phải tiến hành làm thủ tục tại uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận huyện. Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị phải làm thủ tục tại uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được các bên thoả thuận thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chứng thực của uỷ ban nhân dân có thẩm quyền (trừ văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất thì được tiến hành theo Luật thừa kế). b. Những điều kiện được chuyển quyền sử dụng đất đô thị Chỉ những người sử dụng đất hợp pháp mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất. Người được phép chuyển quyền sử dụng đất phải có đầy đủ các điều kiện sau đây : - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai. - Trong thời hạn còn được quyền sử dụng đất và chỉ được chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn được quyền sử dụng còn lại. - Phải tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự và Luật đất đai; đất chuyển quyền sử dụng không thuộc diện thu hồi, không thuộc khu vực có quy hoạch, không có tranh chấp ở vào thời điểm chuyển quyền sử dụng đất. 1.6 Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị a. Thu hồi đất xây dựng và phát triển đô thị Để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển đô thị, Nhà nước có quyền thu hồi phần diện tích đất đai đã giao cho các tổ chức cá nhân sử dụng hiện đang nằm trong vùng quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Khi thu hồi đất đang có người sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, các công trình lợi ích chung thực hiện việc cải tạo và xây dựng đô thị theo quy hoạch và các dự án đầu tư lớn đã được duyệt thì phải có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trước khi thu hồi đất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, kế hoạch di chuyển và phương án đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản gắn với đất. Người đang sử dụng đất bị thu hồi đất phải chấp hành nghiên chỉnh quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Trong trường hợp người có đất cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị cưỡng chế ra khỏi khu đất đó. Khi thu hồi đất để xây dựng đô thị mới, hoặc phát triển các công trình công cộng, uỷ ban nhân dân các thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận huyện phải lập và thực hiện các dự án di dân, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện sinh hoạt cần thiết và ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi. Đối với các trường hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển nhượng thừa kế, biếu tặng và trường hợp chuyển đổi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hợp pháp khác thì việc đền bù, di chuyển và giải phòng mặt bằng do hai bên thoả thuận không thuộc vào chế độ đền bù thiệt hại của Nhà nước. Nhà nước chỉ thực hiện việc thu hồi và giao đất về thủ tục theo quy định của pháp luật. b. Đền bù thu hồi đất đô thị Đối tượng được hưởng đền bù thiệt hại khi thu hồi đất bao gồm các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp; các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội đang sử dụng đất hợp pháp và đã nộp tiền sử dụng đất mà tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, những trường hợp sau đây khi bị thu hồi đất tuy không được hưởng tiền đền bù thiệt hại về đất nhưng được hưởng đền bù thiệt hại về tài sản và trợ cấp vốn hoặc xem xét cấp đất mới : + Hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất tạm giao, đất thuê của Nhà nước, hoặc đất đấu thầu. + Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế của nhà nước được giao đất mà được miễn phí không phải nộp tiền giao đất hoặc nộp tiền giao đất bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Những người sử dụng đất bất hợp pháp khi bị Nhà nước thu hồi đất thì không được đền bù thiệt hại về đất và phải tự chịu mọi chi phí tháo dỡ, giải toả mặt bằng theo yêu cầu của Nhà nước. Về nguyên tắc chung, người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi Nhà nước thu hồi đất được đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế. Trường hợp Nhà nước không thể đền bù bằng đất hoặc ngời bị thu hồi đất không yêu cầu đền bù bằng đất thì đền bù bằng tiền theo giá đất bị thu hồi do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá đất do Chính phủ quy định. Đối với trường hợp đất ở đô thị khi Nhà nước thu hồi thì việc đền bù chủ yếu bằng nhà ở hoặc bằng tiền. Việc đền bù thiệt hại về tài sản như nhà cửa, vật kiến trúc, công trình ngầm gắn liền với đất bị thu hồi bằng giá trị thực tế còn lại của công trình đó. Trong trường hợp mức giá đền bù không đủ để xây dựng ngôi nhà mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương ngôi nhà đã phá vỡ thì hộ gia đình được đền bù thêm không vợt quá giá xây dựng mới. 1.7 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị a. Những nội dung tranh chấp về đất đai đô thị Trong thực tế thực hiện quyền sử dụng đất luôn luôn xuất hiện những mâu thuẫn và làm phát sinh các tranh chấp. Những hình thức tranh chấp đất đai thường xẩy ra trong quản lý đất đô thị là: - Tranh chấp về diện tích đất đai sử dụng - Tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất) - Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại về đất - Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất - Tranh chấp về lối đi - Tranh chấp về cản trở thực hiện quyền sử dụng đất (như không cho đào rãnh qua bất động sản liền kề, không cho mắc dây điện qua bất động sản liền kề…) - Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất thuộc uỷ ban nhân dân và Toà án nhân dân các cấp. - Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có các giấy tờ chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể: + Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cá nhân hộ gia đình với các tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình. + Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức; giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc Trung ương. - Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành. * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp gắn liền với việc sử dụng đất đó. Việc giải quyết xét xử các tranh chấp về đất đai được thực hiện theo các thủ tục và các quy định pháp luật hiện hành. 2. Các cấp có thẩm quyền quản lý đất đai Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở gắn với quản lý tài nguyên và môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau: + Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi cả nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. + Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, đây là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ ở địa phương, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Tài nguyên môi trường về chuyên môn và nghiệp vụ. + Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường, đây là tổ chức chuyên môn giúp UBND quận, huyện, thị xã thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi của địa phương. Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất về chuyên môn và nghiệp vụ. + Cấp xã, phường, thị trấn : cán bộ địa chính là bộ phận giúp cho UBND xã, phường, thị trấn thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi xã, phường, thị trấn; đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất. Chương II: Thực trạng và kết quả của công tác quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội từ năm 1995 đến nay I- Giới thiệu chung về quận Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng là một trong các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội . Quận nằm ở phía nam Thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng trên con đường huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh phía Nam._. Tổ quốc. Quận Hai Bà Trưng có vị trí : Phía Đông giáp huyện Gia Lâm, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Thanh Xuân. Hai Bà Trưng là quận có nhiều phường ven nội đang đô thị hóa nhanh. Tiềm năng chủ yếu của quận là đất đai. Tính đến cuối năm 2003 Quận có 25 phường, diện tích gần 15 km2, dân số trên 35 vạn người. Trên địa bàn quận có nhiều trường Đại học lớn: Bách Khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân…; nhiều Viện nghiên cứu khoa học và đơn vị kinh tế của Trung ương và địa phương. Mặc dù là quận nội thành, quá trình đô thị hóa đã qua nhiều năm nhưng đến nay quận Hai Bà Trưng vẫn còn 8 hợp tác xã nông nghiệp có đất rải rác ở 10 phường, xen kẽ trong các khu dân cư và các khu vực sản xuất của các đơn vị doanh nghiệp. Dân cư quận Hai Bà Trưng chủ yếu là nhân dân lao động, hoặc kinh doanh buôn bán nhỏ. Tình hình dân trí không đồng đều. Có những khu vực tập trung phần đông là trí thức (như ở phường Bách Khoa), cũng có nhiều phường tập trung nhân dân lao động, trình độ học vấn còn bị hạn chế. Trong những năm đổi mới, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nhiều thành phần kinh tế phát triển, sản xuất kinh doanh năng động, có mức tăng trưởng khá, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Số đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng tăng. Một trong những vấn đề được lãnh đạo và nhân dân trong quận quan tâm là phải thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý đô thị, mà cốt lõi là vấn đề quản lý đất đai, chống lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất sai pháp luật và vấn đề xác lập chứng thư pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất, để nhân dân có đủ điều kiện phát huy 5 quyền của mình mà luật đất đai đã quy định. II- Hiện trạng sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 1. Tổng qũy đất của quận Hai Bà Trưng Tính đến tháng 12/2003, quận Hai Bà Trưng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.465,2952 ha bao gồm tất cả các loại đất trong địa giới hành chính của Quận. Theo tiêu chí phân loại đất của Tổng cục Địa chính, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 4 loại đất chính đó là: Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng Diện tích và cơ cấu của từng loại đất được thể hiện cụ thể trong biểu 1 Biểu 1: Cơ cấu các loại đất của quận Hai Bà Trưng năm 2003 TT Loại đất Diện tích (ha) % so với tổng diện tích 1 Đất nông nghiệp 77,5199 5,29 2 Đất chuyên dùng 715,2732 48,81 3 Đất ở 562,5851 38,39 4 Đất chưa sử dụng 109,917 7,5 Tổng diện tích 1.465,2952 100 Nguồn: Kết quả thống kê đất năm 2003 2. Hiện trạng sử dụng đất đô thị tại quận Hai Bà Trưng năm 2003 2.1. Đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp toàn quận là 77,5199 ha, chiếm 5,29% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận bao gồm 3 loại đất nông nghiệp là: đất trồng cây hàng năm (chuyên rau), đất vườn tạp và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (chuyên nuôi cá) do các hộ gia đình cá nhân quản lý 6,6496ha và các hợp tác xã nông nghiệp quản lý là 70,8703ha. * Đất trồng cây hàng năm Diện tích 7,3994ha chiếm 9,55% diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng rau màu.Trong đó: + 0,7939ha do các hộ gia đình cá nhân ở Vĩnh Tuy quản lý đất 5% và đất nông nghiệp tư nhân, chiếm 10,73% đất trồng cây hàng năm. + 6,6055ha do các tổ chức kinh tế (là các hợp tác xã nông nghiệp) quản lý, chiếm 89,27% đất trồng cây hàng năm. * Đất vườn tạp Diện tích 0,4312ha chiếm 0,56% diện tích đất nông nghiệp là các diện tích đã san lấp ao hồ thành bãi đất để cỏ và các loại cây khác mọc hoặc là nơi để dân tự ý đổ rác thải, phế liệu do các gia đình cá nhân phường Giáp Bát quản lý. * Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản Diện tích 69,6893ha, chiếm 89,9% diện tích đất nông nghiệp, là các ao, hồ, đầm chuyên nuôi cá.Trong đó: + 5,4245ha do các hộ gia đình cá nhân quản lý là các ao, hồ của tư nhân sử dụng vào mục đích nuôi cá. + 64,2648ha do các tổ chức kinh tế (các hợp tác nông nghiệp) quản lý. 2.2. Đất chuyên dùng Là các diện tích đất đang được sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở. Tổng diện tích đất chuyên dùng của quận Hai Bà Trưng là 715,2732ha, chiếm 48,82% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận, bao gồm 7 loại đất: đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng, đất di tích lịch sử văn hoá, đất an ninh quốc phòng, đất nghĩa trang nghĩa địa và đất chuyên dùng khác. * Đất xây dựng Diện tích 387,7065ha, chiếm 54,2% đất chuyên dùng và 26,46% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Bao gồm các diện tích đất đang dùng làm địa bàn để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, trụ sở các cơ quan hành chính, đoàn thể, chính đảng, tổ chức kinh tế, tôn giáo… Các đối tượng sử dụng như sau: - Hộ gia đình cá nhân quản lý: 0,6701ha, chiếm 0,19% đất xây dựng là các diện tích đất sử dụng làm các xưởng sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình tư nhân (Vĩnh Tuy 0,2445ha; Tân Mai 0,0884ha; Bạch Đằng 0,3352ha) và xây dựng đền thờ Họ ở phường Trương Định 0,0020ha. - Các tổ chức kinh tế quản lý: 275,174ha, chiếm70,97% đất xây dựng là các diện tích đất do các công ty, nhà máy, xí nghiệp… sử dụng vào các mục đích sản xuất, kinh doanh.Như : Công ty dệt 8/3, Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo, Công ty Dệt kim Đông Xuân. ` - Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài quản lý: 5,2983ha, chiếm 1,37% đất xây dựng là các diện tích đất các đại sứ quán, các văn phòng đại diện nước ngoài, các liên doanh với nước ngoài như : + Đại sứ quán Lào, Campuchia, Nhật Bản, văn phòng đại sứ Philipin ở phường Nguyễn Du quản lý 0,2331ha… + Các liên doanh nước ngoài: Công ty JVC Việt Nam ở phường Bùi Thị Xuân quản lý 0,0773ha; khách sạn Niko ở phường Nguuyễn Du quản lý 0,2331ha… - UBND các phường quản lý 7,8003ha, chiếm 2,01% đất xây dựng là các diện tích đất xây dựng các trụ sở UBND phường, Đảng uỷ, HĐND phường, các trường học, nhà trẻ, trạm y tế, các câu lạc bộ, trạm tuần tra nhân dân… - Các tổ chức khác quản lý: 98,7638ha, chiếm 25,47% đất xây dựng là các diện tích đất xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, chính đảng, tôn giáo, các công trình y tế, giáo dục, thể dục thể thao…Như : + Trụ sở : Bộ xây dựng, Cục thuế, UBND quận Hai Bà Trưng, Quận uỷ quận Hai Bà Trưng, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… + Trung tân triển lãm Vân Hồ, Viện vệ sinh dịch tễ… + Bệnh viện Hai Bà Trưng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô… + Trường Đại học Bách Khoa, Đại học xây dựng, Đại học Kinh tế quốc dân… + Sân vận động Tương Mai, Tân Mai… * Đất giao thông Diện tích 217,6543ha chiếm 30,43% đất chuyên dùng và 14,85% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Bao gồm diện tích đất làm các loại đường sắt, đường bộ kể cả đường đi trong khu dân cư và đường bờ mương, bờ thửa trên cánh đồng. Trong đó: - Các tổ chức kinh tế quản lý: 10,6715ha chiếm 4,91% tổng diện tích đất giao thông là các đường giao thông nội bộ trong khuôn viên đất của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các hợp tác xã nông nghiệp… - UBND các phường quản lý: 193,6517ha chiếm 88,97% tổng diện tích đất giao thông.Đây là đối tượng quản lý đất giao thông chính bao gồm các loại đường quốc lộ, tỉnh lộ (kể cả vỉa hè) các đường ngõ xóm trong khu dân cư. - Các tổ chức khác quản lý: 13,3311ha chiếm 6,13% tổng diện tích đất giao thông là diện tích các đường giao thông nội bộ trong khuôn viên đất của các cơ quan hành chính, sự nghiệp… * Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng Diện tích: 80,1837ha chiếm 11,21% diện tích đất chuyên dùng và chiếm 5,47% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Bao gồm các diện tích các loại đất: đê, đập, sông mương thoát nước, hồ chứa nước, mương dẫn nước tưới tiêu, kể cả rãnh thoát nước trong các khu dân cư. Trong đó: - Các hộ gia đình cá nhân quản lý: 0,2831ha chiếm 0,35% diện tích đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng Cụ thể: + 0,2736ha ao của tư nhân không phải là đất nông nghiệp, đất ở. + 0,0094ha rãnh thoát nước của các hộ dân phường Trương Định. - Các tổ chức kinh tế quản lý: 38,0244ha chiếm 47,42% diện tích đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng là các đê đập, ao, hồ, hệ thống thoát nước trong khuôn viên đất của các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Như đất đê và cơ đê do Cảng Hà Nội quản lý, hồ trong công ty công viên Lênin phường Lê Đại Hành, hồ Thuyền Quang do công ty Hà Thủy quản lý, hồ Thanh Nhàn trong công viên Tuổi trẻ do Công ty đầu tư thương mại quản lý, ao hồ trong nhà máy đồ hộp xuất khẩu Tân Mai… - UBND các phường quản lý: 33,6827ha chiếm 42,01% diện tích đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng là hệ thống đê và cơ đê sông Hồng thuộc phường Bạch Đằng, Thanh Lương, Vĩnh Tuy; hệ thống các sông mương thoát nước như sông Sét, sông Kim Ngưu, các mương Lạc Trung – phường Thanh Lương – Vĩnh Tuy, mương Hưng Ký phường Minh Khai – Mai Động, mương Tân Lập phường Quỳnh Lôi…và các cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. - Các tổ chức khác quản lý: 8,1935ha chiếm 10,22% diện tích đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng, chủ yếu là các ao hồ, hệ thống thoát nước trong khuôn viên đất của các đơn vị. * Đất di tích lịch sử văn hóa Diện tích: 7,4527ha chiếm 1,04% đất chuyên dùng. Là đất có các công trình xây dựng, mặt nước thuộc khuôn viên các di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhận như đình, đền, nhà thờ… Trong đó: - UBND các phường quản lý: 0,9291ha chiếm 12,47% đất di tích lịch sử văn hoá là các đình, chùa do UBND phường quản lý. Như chùa Tổ ong ở phường Phạm Đình Hổ, đình Mai Động, chùa Linh Sơn Tự ở phường Thanh Nhàn - Do các tổ chức khác quản lý: 6,5236ha chiếm 87,53% đất di tích lịch sử văn hoá là diện tích các di tích lịch sử văn hoá được nhà nước xếp hạng và giao cho sở văn hoá và bộ văn hoá quản lý. Như : Đền thờ Hai Bà Trưng ở phường Đồng Nhân, đền Lư Giang phường Hoàng Văn Thụ, chùa Nga Mỹ phường Hoàng Văn Thụ, chùa Chân Tiên, chùa Vân Hồ ở phường Lê Đại Hành… * Đất an ninh quốc phòng Diện tích 17,2301ha chiếm 2,41% diện tích đất chuyên dùng, là các loại đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân, các công trình khoa học kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế, đất xây dụng các kho tàng, các nhà trường, bệnh viện của các lực lượng vũ trang. Trong đó: - UBND các phường quản lý: 0,0059ha chiếm 0,63% đất an ninh quốc phòng là đất trụ sở công an phường. Do phường Bạch Đằng quản lý 0,0009ha, phường Minh Khai quản lý 0,005ha - Các tổ chức khác quản lý: 17,2242ha chiếm 99,9% đất an ninh quốc phòng. Là các đồn công an,doanh trại quân đội, bệnh viện quân đội, trường học quân đội. Như : Quân y viện 108 ở phường Bạch Đằng, Bệnh viện không quân ở phường Tương Mai. Trụ sở: Công an quận Hai Bà Trưng, Ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng, Trụ sở đồn công an các phường… * Đất nghĩa trang, nghĩa địa Diện tích: 0,399ha chiếm 0,06% đất chuyên dùng, là diện tích bãi nghĩa trang Trong đó: - UBND các phường quản lý: 0,3979ha chiếm 99,72% đất nghĩa trang, nghĩa địa - Hộ gia đình cá nhân quản lý: 0,0011ha chiếm 0,28% đất nghĩa trang, nghĩa địa * Đất chuyên dùng khác Diện tích 4,6469ha chiếm 0,65% diện tích đất chuyên dùng. Trong đó: - Hộ gia đình cá nhân quản lý 0,0051ha là điện thổ của 1 hộ gia đình ở phường Bùi Thị Xuân. - Các tổ chức kinh tế quản lý 1,7591ha chiếm 37,86% đất chuyên dùng khác là đất cây trồng, cỏ ven hồ Thuyền Quang và dọc tường rào công viên Lênin thuộc phường Nguyễn Du do Công ty công viên cây xanh quản lý 1,5447ha, đất bãi chứa phế liệu do Công ty xuất nhập khẩu rau quả quản lý 0,1743ha và các diện tích khác… - UBND các phường quản lý 2,0987ha chiếm 45,162% đất chuyên dùng khác là các diện tích đất bờ sông Kim Ngưu, đất công chứa bã thải, đất xây dựng các trạm điện, cột điện, đất xây dựng chợ…nằm rải rác ở các phường. - Các tổ chức khác quản lý 0,784ha chiếm 16,87% diện tích đất chuyên dùng khác. 2.3. Đất ở Là đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của nhân dân. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chỉ có 1 loại đất ở duy nhất là đất ở đô thị. Tổng diện tích 562,5851ha chiếm 38,39% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Trong đó: - Hộ gia đình cá nhân quản lý 434,3788ha chiếm 77,22% tổng diện tích đất ở là các diện tích đất do các hộ tư nhân quản lý để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ nhà ở. - Các tổ chức kinh tế quản lý 87,62ha chiếm 15,57% tổng diện tích đất ở. Là các diện tích dùng để xây dựng các khu nhà ở tập thể của các công ty, nhà máy, xí nghiệp…như khu tập thể Dệt kim Đông Xuân, tập thể Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo… - Các tổ chức khác quản lý 40,5863ha chiếm 7,2% tổng diện tích đất ở, là các diện tích dùng để xây dựng các khu nhà ở tập thể của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Như tập thể Bộ xây dựng, Tập thể trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân… 2.4. Đất chưa sử dụng và sông ngòi Tổng diện tích: 109,917 ha chiếm 7,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Bao gồm các loại đất: đất bằng chưa sử dụng, đất có mặt nước chưa sử dụng và sông Hồng. * Đất bằng chưa sử dụng Diện tích: 2,0213ha chiếm 1,84% diện tích đất chưa sử dụng và sông suối Trong đó: - Các tổ chức kinh tế quản lý 0,2970ha chiếm 14,69% diện tích đất bằng chưa sử dụng. - UBND phường quản lý: 1,1567ha chiếm 57,23% diện tích đất bằng chưa sử dụng. - Các tổ chức khác quản lý 0,5585ha chiếm 27,63% đất bằng chưa sử dụng. - Chưa giao, cho thuê sử dụng là 0,0091ha là đất chưa sử dụng ở phường Minh Khai. * Đất có mặt nước chưa sử dụng Diện tích: 0,3565ha chiếm 0,32% đất chưa sử dụng và sông suối, là ao hồ chưa sử dụng * Sông suối Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có Sông Hồng chảy qua với diện tích 107,5392ha chiếm 97,84% đất chưa sử dụng và sông suối, thuộc địa bàn 2 phường Bạch Đằng và Thanh Lương: Bạch Đằng: 315,791ha Thanh Lương: 759,901ha Biểu 2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của quận Hai Bà Trưng năm 2003 Đơn vị: ha TT Các loại đất Diện tích % so với tổng số 1 I- Đất nông nghiệp đô thị 77,5199 5,29 2 1. Đất trồng cây hàng năm 7,3994 0,50 3 2. Đất vườn tạp 0,4312 0,03 4 3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 69,6893 4,76 5 II- Đất chuyên dùng 715,2732 48,82 6 1. Đất xây dựng 387,7065 26,46 7 2. Đất giao thông 217,6543 14,85 8 3. Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 80,1837 5,47 9 4. Đất di tích lịch sử văn hoá 7,4527 0,51 10 5. Đất an ninh quốc phòng 17,2301 1,18 11 6. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,399 0,03 12 7. Đất chuyên dùng khác 4,6469 0,32 13 III- Đất ở đô thị 562,5851 38,39 14 IV- Đất chưa sử dụng và sông suối 109,917 7,5 15 1. Đất bằng chưa sử dụng 2,0213 0,14 16 2. Đất có mặt nước chưa sử dụng 0,3565 0,02 17 3. Sông suối 107,5392 7,34 Tổng diện tích 1.465,2952 100 Nguồn: Kết quả thống kê đất năm 2003 III- Biến động đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ năm 1995 tới nay Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng đất đai luôn có sự biến động do sự tác động của các yếu tố khách quan cũng như chủ quan của con người. Trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của quận Hai Bà Trưng từ năm 1995 tới nay cho thấy sự biến động và nguyên nhân của biến động đất đai như sau 1. Biến động tổng quỹ đất đai giai đoạn 1995 - 2003 Tổng diện tích đất tự nhiên kỳ kiểm kê năm 1995 là 1.464,6214ha. Tổng kiểm kê đất đai vào năm 2000 thì tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hai Bà Trưng là 1.465,2952ha tăng so với năm 1995 là 0,6738ha. Địa giới hành chính và ranh giới kiểm kê giữa 2 kỳ kiểm kê năm 1995 và năm 2000 của quận Hai Bà Trưng là không có sự hay đổi. Nguyên nhân chính của việc diện tích đất tự nhiên toàn quận tăng lên là do phương pháp kiểm kê và tính toán năm 1995 dựa vào tài liệu chưa được chính xác. Còn năm 2000 toàn bộ quận Hai Bà Trưng đã có bản đồ gốc địa chính được đo đạc chính quy và các căn cứ có tính pháp lý để tiến hành kiểm kê nên độ chính xác được đảm bảo. Tình hình biến động đất đai của quận Hai Bà Trưng giai đoạn 1995 – 2003 được biểu hiện cụ thể trong biểu 3 Biểu 3: Biến động đất đai giai đoạn 1995 - 2003 Loại đất Tình hình sử dụng Biến động tăng(+) giảm(-) 1995 2000 2003 Năm2000 so với năm1995 Năm2003 so với năm2000 Năm2003 so với năm1995 Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 1.464,6214 1.465,2952 1.465,2952 +0,6738 0 +0,6738 I- Đất nông nghiệp (%) 9,53 7,34 5,29 -2,19 -2,05 - 4,24 II- Đất chuyên dùng (%) 42,25 46,62 48,82 +4,37 +2,2 +6,57 III- Đất ở (%) 39,74 38,56 38,39 -1,18 - 0,17 -1,35 IV- Đất chưa sử dụng (%) 8,48 7,48 7,5 -1 +0,02 - 0,98 Nguồn: Kết quả tổng kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000 và kết quả thống kê đất năm 2003 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên biến động không đáng kể nhưng đối với từng loại đất cụ thể lại có sự biến động tương đối lớn. Đất nông nghiệp giảm là do lấy đất mở đường giao thông và xây dựng. Đất chuyên dùng tăng chủ yếu là do đất xây dựng và đất giao thông tăng, còn các loại đất chuyên dùng khác biến động không nhiều. Đất ở trên thực tế là tăng giữa năm 2000 và năm 1995 nhưng trên số liệu tổng kết ở bảng trên lại thể hiện sự giảm đi, nguyên nhân là do phương pháp đo đạc kiểm kê đất đai năm 1995 thiếu chính xác nên đã tính nhầm diện tích đất giao thông vào đất ở, đến năm 2000 phương pháp kiểm kê chính xác hơn nên đã điều chỉnh lại số liệu. 2. Phân tích các nguyên nhân biến động các loại đất đô thị năm 2003 so với năm 2002 Sau tổng kiểm kê đất năm 2000 cho đến cuối năm 2003 thì tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn quận Hai Bà Trưng là không thay đổi. Tuy nhiên đối với từng loại đất lại vẫn có biến động qua các năm. Em xin lấy ví dụ về tình hình biến động các loại đất năm 2003 Biểu 4: Tình hình biến động các loại đất Đơn vị: ha TT Loại đất Năm 2002 Năm 2003 Biến động tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.465,2952 1.465,2952 0 1 Đất nông nghiệp 97,1045 77,5199 -19,5846 2 Đất chuyên dùng 695,0706 715,2732 +20,2026 3 Đất ở 562,2641 562,5851 +0,321 4 Đất chưa sử dụng 110,856 109,917 - 0,939 Nguồn: Kết quả thống kê đất năm 2002, 2003 2.1. Đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp năm 2003 giảm 19,5846ha so với năm 2002 do các nguyên nhân sau: - Giảm 0,2317ha : chuyển sang đất chuyên dùng phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Tân Mai (theo quyết định số 7853/QĐ-UB ngày 18/12/2001) - Giảm 0,1536ha : thu hồi đất tại Ao bát 1, Ao bát 2 phường Giáp Bát sang xây dựng làm đường bờ sông phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 (theo quyết định số 635/QĐ-TTg ngày 7/7/2000) - Giảm 1,1993ha : + Chuyển 0,9834ha đất sang đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu di dân Cánh đồng Mơ phường Vĩnh Tuy + Chuyển 0,2159ha sang đất ở để phục vụ di dân giải phóng mặt bằng Cánh đồng Mơ tại khu đất do HTX nông nghiệp Vĩnh Thành phường Vĩnh Tuy quản lý ( Theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002) - Giảm 18ha : chuyển từ đất nông nghệp do HTX nông nghiệp Thanh Mai phường Hoàng Văn Thụ quản lý sang đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Đền Lừ 2 (theo quyết định số 1118/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) 2.2. Đất chuyên dùng Diện tích đất chuyên dùng tăng 20,2026ha. Trong đó: Đất xây dựng tăng 18,795ha Đất giao thông tăng 1,372ha Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng giảm 0,236ha Đất an ninh quốc phòng giảm 0,043ha Đất chuyên dùng khác tăng 0,346ha Cụ thể tăng giảm các loại đất chuyên dùng như sau: * Đất xây dựng: tăng 18,795ha do các nguyên nhân sau - Tăng 0,939ha : chuyển từ đất chưa sử dụng và sông suối sang đất xây dựng chợ Đuôi Cá phường Giáp Bát (theo quyết địng số 770/QĐ-UB ngày 20/2/1999) - Tăng 0,0074ha : chuyển từ đất nông nghiệp do HTX nông nghiệp Vĩnh Thành phường Vĩnh Tuy quản lý sang đất xây dựng trạm điện (theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002) - Tăng 18ha : chuyển từ đất nông nghiệp do HTX nông nghiệp Thanh Mai phường Hoàng Văn Thụ quản lý sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Đền Lừ 2 (theo quyết định số 1118/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) - Giảm 0,1514ha : thu hồi đất xây dựng do Công ty tư vấn địa chất công trình phường Tương Mai quản lý để xây đựng nhà ở và đường giao thông nội bộ (theo quyết định số 122/QĐ-UB ngày 8/1/2002 của UBND thành phố Hà Nội) * Đất giao thông: tăng 1,372ha do các nguyên nhân sau - Tăng 0,4677ha : chuyển từ đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng sang để xây dựng cải tạo làm đường bờ sông phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Cầu Dền (theo quyết đínhố 635/QĐ-UB ngày 7/7/2000) - Tăng 0,0893ha : thu hồi đất xây dựng do công ty tư vấn địa chất công trình đang quản lý tại phường Tương Mai chuyển sang làm đường giao thông nội bộ (theo quyết định số 122/QĐ-UB ngày 8/1/2002) - Tăng 0,1536 ha: chuyển từ đất nông nghiệp tại phường Giáp Bát sang làm đường bờ sông phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 (theo quyết định số 635/QĐ-UB ngày 7/7/2002). - Tăng 0,6614 ha: chuyển từ đất nông nghiệp do HTX Vĩnh Thành quản lý, sử dụng tại phường Vình Tuy sang làm đường giao thông nội bộ phục vụ khu di dân Cánh đồng Mơ ( theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002). * Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng : giảm 0,236 ha do các nguyên nhân sau: - Tăng 0,2317 ha: chuyển từ đất nông nghiệp tại phường Tân Mai sang đất chuyên dùng phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Tân Mai ( theo quyết định 635/QĐ-UB ngày 7/7/2002). - Giảm 0,4677 ha: chuyển sang để xây dựng cải tạo bờ sông làm đường phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Cầu Dền (theo quyết định 635/QĐ-UB ngày 7/7/2002). * Đất an ninh quốc phòng: giảm 0,043 ha do chuyển sang đất xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ công an tại phường Giáp Bát. * Đất chuyên dùng khác: tăng 0,3146 ha do chuyển từ đất nông nghiệp do HTX nông nghiệp Vĩnh Thành đang quản lý, sử dụng tại phường Vĩnh Tuy sang làm đất để xây dựng cơ sở hạ tầng khác phục vụ khu di dân Cánh đồng Mơ. 2.3. Đất ở đô thị Diện tích đất ở năm 2003 tăng 0,321 ha do các nguyên nhân sau: - Tăng 0,0621 ha: chuyển từ đất xây dựng do Công ty tư vấn địa chất công trình phường Tương Mai quản lý sang xây dựng để bán (theo quyết định số 122/ QĐ-UB ngày 8/1/2002 ). - Tăng 0,043 ha: chuyển từ đất an ninh quốc phòng tại phường Giáp Bát sang xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ công an (theo quyết định số 454/QĐ-UB ngày 25/5/2000). - Tăng 0,2159 ha: chuyển từ đất nông nghiệp phường Vĩnh Tuy do HTX Vĩnh Thành quản lý sang đất ở di dân giải phóng mặt bằng (theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002). 2.4. Đất chưa sử dụng và sông suối Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối năm 2003 giảm 0,939 ha so với năm 2002 do chuyển sang đất xây dựng chợ Đuôi Cá phường Giáp Bát (theo quyết định số 770/QĐ-UB ngày 20/2/1999). 3. Biến động đất đai trên địa bàn quận Hai Bà Trưng sau năm 2003 đến nay Đầu năm 2004 quận Hai Bà Trưng đã bàn giao 5 phường phía Nam về quận Hoàng Mai (Mai Động, Tương Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai) theo Nghị định của Chính phủ. Điều này dẫn đến biến động về đất đai trên địa bàn Quận là khá lớn, bao gồm cả biến động về tổng diện tích đất tư nhiên và biến động của từng loại đất. Diện tích đất tự nhiên của Quận sau khi cắt giảm 5 phường theo ước tính còn khoảng 10 km2. Hiện tại biến động từng loại đất trên địa bàn quận ra sao thì vẫn chưa có số liệu chính thức. Năm 2005 toàn quận đang tiến hành tổng kiểm kê đất đai và phải sau đợt tổng kiểm kê này thì mới có số liệu về tình hình đất đai trên địa bàn quận. IV- Tình hình quản lý đất đai 1. Thời kỳ trước khi có Luật đất đai năm 1993 Thời kỳ này quận Hai Bà Trưng chưa có phòng địa chính nhà đất. Lúc đó quản lý đất đai thuộc chức năng của phòng xây dựng đô thị. Cán bộ quản lý đất đai cấp quận, phường còn chưa ổn định, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Việc cập nhật các thông tin, số liệu biến động đất đai chưa được quan tâm đầy đủ và thường xuyên dẫn đến tình trạng đất đai được thống kê hàng năm thiếu chính xác, chỉ tiêu thống kê qua các năm sai sót nhiều, tình hình quản lý sử dụng đất trong quận còn buông lỏng. 2. Thời kỳ sau khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay Từ khi Luật đất đai năm 1993 ra đời thay thế Luật đất đai năm 1987, công tác quản lý nhà nước về đất đai của quận Hai Bà Trưng đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quận, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, của quận và Thành phố đề ra. 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý về đất đai của quận Hai Bà Trưng Từ sau khi thành lập phòng Địa chính nhà đất quận Hai Bà Trưng năm 1995 đến nay, phòng đã trải qua 2 lần sát nhập và tách phòng. Lần 1 là thành lập phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị quận trên cơ sở hợp nhất phòng Địa chính - Nhà đất với phòng Quản lý đô thị quận (theo quyết định số 184/QĐ-UB ngày 19/12/2001 của UBND quận Hai Bà Trưng). Lần 2 là thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng, trên cơ sở tách phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận (theo quyết định số 181/QĐ-UB ngày 7/3/2005 của UBND quận Hai Bà Trưng). Việc sát nhập hay tách phòng là hoàn toàn phù hợp với tình hình quản lý đất đai chung trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như tình hình quản lý đất đai của cả nước. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và để phù hợp với các văn bản mới nhất hiện nay,trong bài viết này em xin thống nhất tên gọi phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Quận, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Ngành Thành phố. Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Chức năng của phòng là tham mưu giúp UBND Quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, quản lý đất và nhà ở. Với chức năng này, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng có các nhiệm vụ sau: - Trình UBND Quận ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất trên địa bàn Quận. - Trình UBND quận quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về tài nguyên, môi trường và nhà đất; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Tổ chức thẩm định và trình UBND Quận xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường và nhà đất của phường; kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt. - Trình UBND Quận quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận đất ở và vườn liền kề, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND Quận và tổ chức thực hiện. - Quản lý và theo dõi biến động về đất đai, cập nhật đề xuất chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất. - Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chính phường, quản lý các dấu mốc đo đạc, mốc địa giới và giải quyết các tranh chấp địa giới hành chính có liên quan tới đất đai. - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý lưu trữ tư liệu tài nguyên, môi trường, nhà đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường tự nhiên; khắc phục các hậu quả gây suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên, hậu quả thiên tai. - Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và phối hợp thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường, nhà đất. Thu thập tài liệu phục vụ công tác quản lý của UBND Quận, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất để giải quyết các tranh chấp về tài nguyên, môi trường, nhà đất theo quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước. - Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên, môi trường, nhà đất. - Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiện vụ về lĩnh vực công tác được giao với UBND Quận và Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất. - Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức địa chính phường; phối hợp thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức địa chính phường theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức bộ máy của phòng : Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng có tổng số cán bộ là 21 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 14 cán bộ chuyên môn, 5 cán bộ hợp đồng. Trách nhiệm và công việc của từng cán bộ, nhân viên trong phòng là do trưởng phòng phân công căn cứ trên trình độ và năng lực thực tế của từng người. 2.2 Thực hiện các nội dung của quản lý đất đô thị Mặc dù Luật Đất đai năm 2003 đã ra đời thay thế cho Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004. Trong Luật Đất đai mới, các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định cụ thể hơn và nhiều mục hơn. Tuy nhiên cần phải có thời gian để đưa Luật Đất đai năm 2003 đi vào cuộc sống. Thực tế là đến năm 2005 khi cả nước thực hiện tổng kiểm kê đất đai thì các nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới từng bước được thực hiện. Tại thời điểm này các quận trên toàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng chưa có kết quả tổng kiểm kê đất đai. Do đó để nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, em xin trình bày các nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà quận Hai Bà trưng đã thực hiện được theo Luật Đất đai năm 1993. Theo Luật Đất đai năm 1993 của Chính phủ về quản lý đất đô thị, UBND quận Hai Bà Trưng giao cho phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường) chịu trách nhiệm cùng UBND Quận quản lý đất trên toàn quận theo 7 nội dung quản lý đất đô thị, đó là các nội dung như sau: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0126.doc
Tài liệu liên quan