Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tam Kim

LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một quốc gia hay hạn hẹp hơn là một doanh nghiệp, một tổ chức nào đó muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trong cuộc chạy đua với các đối thủ đều phải quan tâm đến vấn đề cạnh tranh. Đó là quy luật khắc nghiệt nhưng tất yếu đối với tất cả các thực thể kinh tế đang hoạt động. Nhận thức được quy luật trên, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển không chỉ cung cấp cho thị trường những sản phẩm vừa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà còn ph

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tam Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải có giá thành hợp lý. Các doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm đến hiệu quả của chi phí bỏ ra với thành quả thu được và tìm cách để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, trong các doanh nghiệp sản xuất công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được quan tâm chú trọng hàng đầu. Công ty cổ phần Tam Kim là một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện có quy mô sản xuất lớn, song cũng phải đối mặt với thách thức trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất cùng loại mặt hàng với các thương hiệu đã được khẳng định. Do vậy để cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty cũng phải hết sức chú trọng đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành để sản phẩm của công ty vừa có chất lượng tốt vừa có giá thành rẻ. Xuất phát từ thực tiễn trên, qua quá trình thực tập tại công ty với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán tổng hợp, em chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tam Kim” để nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do còn hạn chế về trình độ hiểu biết nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót, được sự giúp đỡ các cô, chú phòng kế toán tổng hợp của công ty và các thầy cô để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sợ giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Th.S. Lê Kim Ngọc để chuyên đề của em được hoàn thành. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 1.địa chỉ giao dịch. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tam Kim Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam Điện thoại: 0351.836140 Fax: 0351.582880 MST: 0700220794 Công ty cổ phần Tam Kim được thành lập ngày 10 tháng 3 năm 1975 theo quyết định số 79/NCQLKT của Bộ công nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển trải qua các thời kỳ sau. Thời kỳ từ 1975 – 1982: Nhà máy điện cơ, thiết bị điện Tam Kim Thời kỳ từ 1982 – 1996: Công ty điện cơ, thiết bị điện Tam Kim Thời kỳ từ 1996 đến nay: Công ty cổ phần Tam Kim Khi mới thành lập, Công ty chỉ có 96 máy móc thiết bị với số lượng cán bộ công nhân viên là 356 người, trong đó có 35 cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và bình quân bậc thợ toàn Công ty là 2,4. Đến nay Công ty đã có 212 máy móc thiết bị với số lượng cán bộ công nhân viên là 658 người và bình quân bậc thợ là 4,7. Qua 32 năm xây dựng và phát triển, với những cố gắng nỗ lực phấn đấucủa tập thể cán bộ công nhân viên qua nhiều thế hệ đã vượt qua những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, liên tục tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với từng giai đoạn, tăng cường các mặt quản lý, tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị khoa học công nghệ, đa dạng mẫu mã sản phẩm có chất lượng cao, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, vượt qua cơ chế quan liêu bao cấp nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường... Hàng năm Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch năm sau cao hơn năm trước. Sản phẩm của Công ty sản xuất luôn dẫn đấu về chất lượng (cấp 1 trước đây), hoặc quy định hợp chuẩn hiện nay như là: sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao trong TOPTEN 92, TOPTEN98. Đạt nhiều huy chương vàng trong các hội chợ hàng tiêu dùng Việt Nam hoặc hội chợ Quốc tế hàng Công nghiệp tại Việt Nam. Do đó, sản phẩm của Công ty luôn có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận. Từ năm 1981 đến năm 1985 Công ty đã xuất khẩu sang các nước loại sản phẩm thiết bị điện, quạt trần 1m4 và quạt bàn 225 với số lượng 129.614 chiếc. Trong quá trình phát triển, Công ty đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu"Đơn vị anh hùng" vào năm 1985, liên tục đạt danh hiệu thi đua xuất sắc và được tặng thưởng 11 huân chương lao động các hạng (trong đó, có 3 huân chương lao động hạng nhất). 1.1.1 chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Công ty cổ phần Tam Kim là một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị điện, quạt điện hàng đầu trong nước. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất một số điện gia dụng khác phù hợp với công nghệ sản xuất của Công ty như động cơ 1 pha, 3 pha từ 0,6Kw đến 1,5 Kw, chấn lưu 40w... 1.1.2 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 1.1.2.1 Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm: TT Tên sản phẩm 2006 2007 Sản xuất tiêu thụ Sản xuất tiêu thụ 1 QB 225 22,843 21,546 23,136 22,000 2 QB 300 4,900 5,600 7,500 6,475 3 QTT 400 11,948 11,047 11,213 11,986 4 Biến áp 220kv 168,566 131,000 120,377 140,786 5 Cầu dao điện 180,266 211,681 250,612 220,792 6 Cáp điện 450,213 500,699 526,167 512,869 7 Thiết bị Điện 658,000 897,563 900,562 791,386 S 1,496,736 1,779,136 1,839,667 1,706,294 1.1.2.2 Sơ lược về thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty: Những năm gần đây sản phẩn thiết bị điện và quạt điện tiêu thụ tiêu thụ rất mạnh do nhu cầu xã hội tăng nhanh các công trình xây dựng mọc lên như nấm. Việt Nam là một đất nước nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ vào mùa hè thì cao có những ngày lên tới 370C. Do điều kiện về thời tiết cũng như thu nhập bình quân của người Việt Nam còn thấp việc sử dụng điều hoà nhiệt vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy nhu cầu về sử dụng quạt điện trên thị trường Việt Nam còn rất cao.Thị trường quạt điện thiết bị điện ở Việt Nam trong những năm gần đây rất phong phú và đa dạng. Một số lợi thế của Công ty cổ phần Tam Kim là sản phẩm sản xuất rất có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên do trình độ kỹ thuật còn hạn chế, hệ thống kênh phân phối chưa hoàn chỉnh nên sản phẩm của Công ty phần lớn là ở thị trường miền Bắc, cụ thể như các tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Đông, Hải Dương ... Với thị trường này Công ty đã phục vụ thoả mãn gần như toàn bộ nhu cầu thị trường. Song với thị trường miền Trung và miền Nam thì sản phẩm của Công ty có mặt rất ít hoặc chỉ có mặt ở các hội chợ triển lãm có nhiều đoạn thị trường mà ở đó sản phẩm của Công ty là hoàn toàn mới lạ đối với người tiêu dùng. Năm 2004 Công ty nhận được cúp Ngôi sao chất lượng giành cho Doanh nghiệp tiêu biểu, bằng khen và Huy chương vàng cho sản phẩm máy biến áp 125MVA – 220kV tại hội chợ triển lãm Cơ khí - Điện - Điện tử – Luyện kim, sản phẩm của Nhà máy được lựa chọn là sản phẩm tốt nhất trong khu vực. Uỷ ban tuyển chọn của câu lạc bộ các nhà công nghiệp và thương mại Thế giới đại diện cho 95 Quốc gia đã thống nhất bình chọn quyết định trao: “Giải thưởng Thiên niên kỷ mới” cho các sản phẩm của Công ty Chế tạo thiết bị điện. 1.2 đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty phân bố theo mô hình trực tuyến chức năng, được phân làm 2 cấp: Giám đốc, các phó Giám đốc, các Phòng ban chỉ chuẩn bị các kế hoạch và đưa ra quyết định. Các phân xưởng nhận và thực hiện các quyết định trực tiếp của Giám đốc hoặc phó Giám đốc chức năng. Các Phòng chức năng cũng có thể giao lệnh cho các phân xưởng nhưng chỉ giới hạn trong những vấn đề nhất định. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Phó Giám đốc Kinh doanh GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Sản xuất (QRM) Phòng Kỹ thuật Phòng KCS Phòng KH-VT Phòng Tiêu thụ Phòng Tài vụ Phòng TC-HC Phòng Bảo vệ PX Đột dập PX Sơn Mạ nhựa PX Lắp ráp PX Cơ điện PX Cơ khí PX Dụng cụ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BỘ PHẬN QUẢN LÝ: 1.2.1 Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. 1.2.1.1 Giám đốc: Có nhiệm vụ chủ yếu sau: - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, lãnh đạo tập thể cán bộ nhân viên thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao. - Chỉ đạo xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của Công ty. - Trực tiếp chỉ đạo và quản lý: phòng KCS, Kỹ thuật, Tổ chức, Hành chính, Tài vụ và phòng Bảo vệ. - Quản lý chặt chẽ tài chính, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện việc nộp ngân sách theo luật định. - Tổ chức chỉ đạo bổ xung thiết bị, cải tiến thiết bị và xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm. - Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn hoá kỹ thuật trong sản xuất. - Chủ tịch hội đồng nâng cấp, hội đồng chất lượng của Công ty. - Chỉ đạo hội đồng thanh lý phế phẩm, phế liệu. 1.2.1.2 Phó giám đốc sản xuất. - Tổ chức chỉ đạo xây dựng tiến độ sản xuất hàng ngày, tháng cho toàn Công ty. - Giao kế hoạch hàng tháng cho các phân xưởng. - Chỉ huy sản xuất toàn diện (các đơn vị sản xuất chính và sản xuất phụ trợ). - Tổ chức chỉ đạo quản lý kho bán thành phẩm. - Chỉ đạo, theo dõi, điều chỉnh và ban hành thực hiện các định mức lao động. 1.2.1.3 Phó giám đốc kinh doanh. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư, nhiên liệu, dụng cụ từ ngoài về Công ty. Đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời, đồng bộ, liên tục. Xây đựng kế hoạc và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ quan. - Đôn đốc các cơ quan cung ứng vật tư và các đơn vị gia công có trách nhiệm cung cấp hàng gia công cho Công ty. Đảm bảo đúng thời gian, đúng số lượng, qui cách theo hợp đồng kinh tế đã ký. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hội nghị khách hàng để tìm hiệu thị hiếu người tiêu dùng. - Tổ chức tốt việc vận chuyển vật tư, thủ tục kiểm tra vật tư nhập vào Công ty, quản lý các kho tàng, tổ chức thực hiện chế độ xuất nhập kho, có kế hoạch quản lý vật tư khi chuyển về Công ty chống tham ô mất mát. Hàng quý, năm tổ chức kiểm kê thanh toán vật tư, chỉ đạo các phòng chức năng về định mức tiêu hao vật tư, xác định vật tư thừa thiếu không để ứ đọng. Tổ chức tốt việc thu hồi phế liệu phế phẩm để tận dụng hoặc bán. 1.2.2 Các phòng ban. Tham mưu cho Giám đốc theo đúng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng phòng. 1.2.2.1 Phòng kế hoạch - vật tư - Xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, gia công ngoài. - Tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, đảm bảo cho sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng đều đặn trong toàn Công ty. - Tổ chức và quản lý kho bán thành phẩm vật tư đảm bảo cho dây truyền sản xuất được liên tục. - Lập kế hoạch hạn mức tiêu hao vật tư - bán thành phẩm, xác định lượng sử dụng vật tư hàng tháng cho các phân xưởng và đơn vị gia công ngoài. - Liên hệ với các đơn vị để mua vật tư, đặt và nhận gia công các chi tiết sản phẩm bên ngoài 1.2.2.2 Phòng Tổ chức - Hành chính. - Bố trí tổ chức sắp xếp lao động cho hợp lý. - Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương. - Xây dựng định mức lao động, theo dõi thực hiện và điều chỉnh định mức khi phát hiện thấy bất hợp lý. - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ nhân viên - Lập kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức học và thi nâng bậc cho cán bộ nhân viên. Quản lý hướng dẫn đoàn học sinh các trường gửi đến thăm quan, thực tập tại Công ty. - Giúp Giám đốc điều hành mọi công việc thuộc phạm vi hành chính trong nội bộ Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, đánh máy, photô, theo dõi đôn đốc các phòng, phân xưởng thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc. - Quản lý việc sử dụng con dấu và tổ chức bộ phận lưu trữ, công văn, giấy tờ. - Thường trực công tác thi đua của Công ty. - Tiếp khách và bố trí giao dịch với cơ quan bên ngoài công ty. - Tổ chức khám và chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên trong toàn Công ty. 1.2.2.3 Phòng Tiêu thụ - Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường. - Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Quản lý kho thành phẩm. 1.2.2.4 Phòng Tài vụ - Giúp Giám đốc về lĩnh vực tài chính, đồng thời có trách nhiệm trước Nhà nước, theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, các chế độ chính sách tài chính trong Công ty. 1.2.2.5 Phòng Kỹ thuật - Giúp Giám đốc nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp về kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn. - Thiết kế và theo dõi chế thử mặt hàng mới, cải tiến mặt hàng cũ. - Xây dựng quy trình công nghệ, chế tạo chi tiết sản phẩm. - Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong Công ty. 1.2.2.6 Phòng kcs. - Tổ chức quản lý các dụng cụ đo, mẫu chuẩn và các phương tiện đo lường, hướng dẫn sử dụng cách bảo quản, tu sửa các dụng cụ kiểm tra về cơ điện và thiết bị điện trong toàn Công ty. - Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng gia công ngoài, các chi tiết và sản phẩm xuất xưởng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng trong việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9002. 1.2.2.7 Phòng Bảo vệ - Thường trực kiểm tra người ra vào Công ty. - Tuần tra bảo vệ tài sản của Công ty trong và ngoài giờ sản xuất. - Chỉ đạo tổ chức ngăn ngừa và chấn áp các vụ gây mất an ninh trật tự trong Công ty. - Trông xe cho cán bộ nhân viên trong Công ty và khách vào liên hệ công tác với Công ty. - Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty. 1.3 đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần Tam Kim đã hình thành tổ chức sản xuất theo kiểu công ty - phân xưởng- tổ phân xưởng trên nguyên tắc lấy công đoạn sản xuất để hình thành phân xưởng. Tên của các phân xưởng được gọi theo tên cùng máy móc thiết bị hoặc phương pháp công nghệ. Kết cấu sản xuất của công ty hiện nay gồm: 4 phân xưởng sản xuất chính, 1 bộ phận sản xuất phụ và 2 phân xưởng sản xuất phụ trợ. 1.3.1 Các phân xưởng sản xuất chính: -Phân xưởng Đột dập. - Phân xưởng Cơ khí. - Phân xưởng Sơn -Mạ nhựa. - Phân xưởng Lắp ráp. Mối liên hệ giữa các phân xưởng sản xuất chính. A B Đột dập Cơ khí Lắp ráp Sơn - Mạ nhựa Đột dập Cơ khí Stator quạt trần, quạt quay. Lá tôn Rotor quạt quay, quạt trần. Gia công chi tiết phục vụ máy biến áp như banh xe, ê cu, bu lông, sản xuất cầu dao…chế tạo cáp nhôm, cáp thép, chế tạo lắp ráp các loại máy biến áp có công suất từ 50KVA-125000 KVA, với điện áp 220kv Lắp ráp Stato quạt bàn 225, lá tôn hộp số quạt trần Stator quạt quay, Rotor hoàn chỉnh, gối trước gối sau, các chi tiết quạt khác. Stator quạt trần, Rotor quạt bàn_225 ống thân quạt đứng, sơn cánh quạt quay. Nắp trên nắp dưới, ty, cánh quạt trần - bao bì. Lưới mạ các chi tiết mạ, các chi tiết nhựa thân, vỏ quạt. các chi tiết mạ nhựa quạt trần quạt bàn 225 Sơn, Mạ nhựa Cánh quạt trần, quạt quay 400, các chi tiết để sơn. Cánh nhôm quạt 400, các chi tiết để mạ + lưới Nắp trên, nắp dưới, ty quạt trần, ống thân quạt đứng, đế ngang quạt đứng Tẩm sấy Stator quạt quay. Stator quạt trần tẩm sấy 1.3.2 Các phân xưởng sản xuất phụ. 1.3.2.1 Phân xưởng dụng cụ: - Sản xuất các loại khuôn mẫu, khuôn đúc áp lực, khuôn ép nhựa, gá lắp, các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm phục vụ cho các phân xưởng chính. - Thực hiện các đề tài nghiên cứu, cảt tiến kỹ thuật theo chương trình tiến bộ kỹ thuật. - Sửa chữa lớn và phục hồi các loại khuôn, gá dụng cụ đo kiểm. 1.3.2.2 Phân xưởng cơ điện: - Căn cứ vào lịch sửa chữa thiết bị của công ty để tổ chức sửa chữa lớn, vừa các thiết bị trong toàn công ty. - Duy tu, boả dưỡng máy móc thiết bị hàng ngày. - Thiết kế, thi công các chi tiết máy móc dự phòng. - Thiết kế, thi công các máy móc tự trang, tự chế, lắp đặt vận hành các máy móc thiết bị mới. -Quản lý hệ thống điện, nước, sửa chữa nhà xưởng. 1.3.3 Bộ phận phục vụ sản xuất 1.3.3.1 Hệ thống kho tàng: Được hình thành từ 3 hệ thống + Hệ thống kho tàng nguyên vật liệu, kho thành phẩm do phòng cung tiêu quản lý. + Hệ thống kho bán thành phẩm mua ngoài và các chi tiết bán thành phẩm đã qua các khâu gia công trưóc khi lắp ráp thành phẩm do phòng kế hoạch quản lý. + Hệ thống kho công đoạn do các phân xưởng quản lý gồm từ khâu nhận nguyên vật liệu đến hết công đoạn do đơn vị sản xuất. 1.3.3.2 Hệ thống vận chuyển: + Vận chuyển nội bộ từ công đoạn này sang nhập kho công đoạn khác do lực lượng vận chuyển nội bộ phân xưởng đảm nhận. + Vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài do lực lượng vận tải công ty đảm nhận hoặc thuê ngoài. 1.4 Đặc điểm, tổ chức bộ máy kế toán. 1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thu thập xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn Công ty. Hướng dẫn và kiểm tra thống kê phân xưởng thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp cho Giám đốc những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. 1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán kế toán trưởng: Chỉ đạo, đôn đốc giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty. Quản lý và kiểm tra toàn bộ công việc hạch toán của nhân viên trong phòng, là tham mưu cho Giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác đối ngoại… Kế toán tổng hợp: Thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng, phụ trách toàn bộ công tác kế toán; Đồng thời kế toán tổng hợp còn làm tham mưu cho kế toán trưởng trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra còn phụ trách công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, theo dõi các quỹ… Kế toán tiền mặt (tiền Việt Nam và ngoại tệ): Khi có chứng từ thu chi tiền mặt, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ, nếu hợp lệ thì viết phiếu thu – chi. Cuối tháng lập báo cáo và nộp cho kế toán tổng hợp sổ NKCT số 1, Bảng kê số 1. Kế toán ngân hàng: Hàng tháng phải lập kế hoạch chi tiêu bằng tiền gửi ngân hàng và vay vốn tín dụng của Ngân hàng, hàng ngày căn cứ báo chi séc của nhân viên tiếp liệu chuyển tới, nếu thấy hợp lệ thì phát hành séc, nếu khách hàng mua hàng trả bằng séc thì kiểm tra, thu nhận và làm thủ tục nộp séc… cuối tháng tiến hành lập Nhật ký chứng từ số 2, Bảng kê số 2, Nhật ký chứng từ số 4. Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty trên các TK 211, 214, 411… cuối tháng lập NKCT số 9 và Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Kế toán tiền lương và BHXH: Tiến hành tính tiền lương và các khoản phải thu, phải trả của CBCNV toàn Công ty. Cuối tháng lập Bảng phân bổ số 1. Kế toán NVL, CCDC: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi sổ song song. Cuối tháng tập hợp số liệu lập bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Cuối tháng căn cứ vào các bảng phân bổ như bảng phân bổ số 1, số 2, bảng phân bổ khấu hao, các bảng kê, Nhật ký chứng từ có liên quan… để lập bảng kê số 4 và NKCT số 7. Đồng thời căn cứ vào các phiếu xuất kho chi tiết NVL và CCDC để vào sổ chi tiết TK 154, cùng với các chi phí cần phân bổ khác để tiến hành tính giá thành SP.Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tổng hợp doanh thu bán hàng, theo dõi chi tiết công nợ, giá vốn hàng bán, xác định kết quả kinh doanh. Cuối tháng lập bảng kê số 8, bảng kê số 11, Nhật ký chứng từ số 8, Nhật ký chứng từ số10. Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu – chi tiền mặt, quản lý tiền mặt tồn quỹ, đối chiếu số tồn thực tế tại quỹ với số dư trên sổ quỹ tiền mặt. 1.4.3 Sơ đồ tổ chức hệ thống kế toán của công ty. Kế toan tiền lương và BHXH KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán tài sản cố định Kế toán NVL và CCDC Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả Kế toán chi phí sx và tính giá thành sản phẩm KẾ TOÁN TỔNG HỢP 1.5 Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty. 1.5.1 Chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng. Xuất phát từ tình hình đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán kinh tế của Công ty cổ phần Tam Kim. Hiện nay Công ty áp đang áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chứng từ” với hệ thống sổ sách, tài khoản áp dụng tương đối phù hợp theo đúng chế độ nhà Nước ban hành. Việc áp dụng hình thức này phù hợp với trình độ quản lý của Công ty. Cùng với hình thức kế toán, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kỳ hạch toán theo tháng phù hợp với kỳ báo cáo và doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Toàn bộ quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, luân chuyển chứng từ, cung cấp thông tin kinh tế được thực hiện theo hình thức Nhật ký chứng từ. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Các báo cáo tài chính Chú thích: ghi hàng ngày hoặc định kỳ ngắn ghi cuối tháng quan hệ đối chiếu 1.5.2 Tình hình vận dụng chế độ chứng từ, sổ sách kế toán. a. Chứng từ gốc: Là các văn bản giấy tờ theo mẫu nhất định, theo đúng thủ tục quy định, như là: phiếu nhập, phiếu xuất, hoá đơn .... b. Nhật ký chứng từ: Là những tờ sổ kế toán được mở hàng tháng để hệ thống các nghiệp vụ kinh tế theo bên Có của tài khoản trên cơ sở chứng từ gốc c. Bảng kê: Là một loại bổ sung cho Nhật ký chứng từ dùng để tính toán ra số tiền trước khi ghi vào Nhật ký chứng từ hoặc hệ thống PS Nợ của một số tài khoản cần theo dõi riêng (tài khoản chi phí, tài khoản vốn bằng tiền ...). d. Bảng phân bổ: Dùng để hệ thống và phân bổ các yếu tố chi phí trên cơ sở các chứng từ gốc vào tài khoản chi phí có liên quan. Số liệu của bảng phân bổ sẽ được hệ thống tiếp vào các bảng kê có liên quan. e. Sổ cái: Là sổ tổng hợp được mở cho cả năm và có hình thức đóng thành quyển. Mỗi trang sổ được dùng để hệ thống số PS Nợ, tổng số PS Có (lấy từ Nhật ký chứng từ có liên quan) của từng tháng trong năm của một tài khoản tổng hợp. f. Sổ chi tiết: Dùng để hệ thống số liệu theo các tài khoản chi tiết. -Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký chứng từ (hoặc Bảng kê) và sổ chi tiết có liên quan. -Cuối tháng căn cứ vào số liệu của các chứng từ gốc phản ánh việc sử dụng các nguồn lực, kế toán lập các Bảng phân bổ có liên quan. -Tiếp theo, kế toán cộng các Bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê có liên quan. -Ghi những số liệu tổng hợp được từ Bảng kê vào Nhật ký chứng từ có liên quan. -Mặt khác, kế toán cộng các sổ chi tiết và lập các Bảng tổng hợp chi tiết. -Sau đó, kế toán cộng các Nhật ký chứng từ và lấy các số cộng đó ghi vào sổ tài khoản tổng hợp có liên quan ghi vào Sổ cái. -Cuối cùng, kế toán cộng các số PS Nợ ở Sổ cái, tính ra số dư cuối kỳ trên các TK tổng hợp ở Sổ cái và đối chiếu số liệu ở Sổ cái với số cộng ở các Bảng tổng hợp chi tiết. -Trên cơ sở số liệu hệ thống được ở Sổ cái, các Bảng tổng hợp chi tiết, các Bảng kê và các Nhật ký chứng từ, kế toán lập các báo kế toán. PHẦN II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM. 2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tác động đến công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Chế tạo thiết bị điện là chế tạo các thiết bị về điện một loại hình sản phẩm rất đa dạng, phong phú và phức tạp do đó chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cũng rất phức tạp. Mặt khác sản phẩm của Công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng và hợp đồng ký trước với các thông số kỹ thuật do khách hàng yêu cầu cho nên kế toán của Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm và từng đơn đặt hàng là khác nhau. 2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh được phân chia thành 2 loại: + Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ đến từng đối tượng chịu chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Thuộc chi phí trực tiếp có; Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất kinh doanh chung. Chi phí trực tiếp được tính cho toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành và chưa hoàn thành, đã tiêu thụ hay chưa tiêu thụ. + Chi phí gián tiếp (còn gọi là chi phí không phân chia): Chi phí gián tiếp về cơ bản không có quan hệ trực tiếp đối với từng đối tượng hạch toán chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng của chi phí gián tiếp. Thuộc loại này có: Chi phí quản lý Doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Chi phí gián tiếp được tính trực tiếp vào doanh thu thực hiện trong kỳ, không phân bổ cho hàng tồn kho (chưa tiêu thụ). Có nghĩa là trong giá trị sản phẩm dở dang hoặc trong giá trị thành phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ không chứa đựng chi phí gián tiếp. 2.3 Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần Tam Kim được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, trình độ và yêu cầu của công tác quản lý chi phí, giá thành… Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là các phân xưởng sản xuất. Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng có tính chất sản xuất khác nhau, quy trình công nghệ cũng khác nhau đảm nhận chức năng riêng có được giao. Ngoài 4 phân xưởng sản xuất chính còn có 1 phân xưởng phụ có nhiệm vụ phục vụ cho 4 phân xưởng sản xuất chính và một tổ xe tải (phòng Vật tư). Như vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cụ thể của Công ty là: Phân xưởng chế tạo máy biến áp (phân xưởng Biến áp); Phân xưởng cơ khí; Phân xưởng sửa chữa điện; Phân xưởng cáp nhôm; Phân xưởng cơ điện (phân xưởng phụ); Tổ xe tải (phòng Vật tư). Cuối tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán lập bảng kê số 4. Từ bảng kê số 4 và các chứng từ có liên quan để lập Nhật ký chứng từ số 7 của từng tháng. 2.4 Kế toán chi phí sản xuất. 2.4.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Công ty có nhiều loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn 72% -74% trong giá thành sản phẩm (trong đó nguyên vật liệu chính chiếm 90% -92%, còn vật liệu phụ chỉ chiếm 8% - 10%), nên việc hạch toán chính xác đầy đủ chi phí này hết sức quan trọng. Một số nguyên vật liệu chính của Nhà máy: Sắt các loại; Thép các loại; Tôn Silic các loại; Dây điện từ; Dầu biến thế. Để quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm NVL, CCDC, kế toán tiến hành theo dõi thường xuyên giá trị nhập – xuất – tồn kho NVL. Đối với kế toán chi phí NVL, kế toán sử dụng giá thực tế chứ không sử dụng giá hạch toán. Do Công ty sử dụng nhiều loại NVL, số lần mua nhiều, khối lượng lớn, thông thường chi phí thu mua do người bán chịu, còn một số trường hợp khác chi phí vận chuyển lại do tổ xe tải thuộc phòng vật tư đảm nhận, cuối tháng mới tập hợp chi phí và tính ra giá thành thực tế NVL nhập kho, mà trong tháng NVL mua về lại thường được xuất sử dụng ngay. Do vậy kế toán đã dùng giá hoá đơn để theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu trên sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá chênh lệch giữa giá thực tế với giá hoá đơn để xác định giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng. Giá thực tế xuất dùng = Giá hoá đơn x Hệ số giá Bắt đầu từ tháng 3 năm 2007 kế toán lại không tiến hành tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hoá đơn để tính giá trị thực tế NVL xuất dùng, mà giá trị NVL xuất dùng trong tháng được tính theo công thức sau: Giá trị thực tế NVL = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL phát sinh trong kỳ xuất dùng trong kỳ Giá trị NVL tồn cuối kỳ Sau khi xác định được giá thực tế NVL xuất dùng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí NVL theo từng phân xưởng. Tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện vì chi phí CCDC dùng cho phân xưởng tương đối ít nên khi tập hợp chi phí kế toán tiến hành phân bổ và cộng luôn chi phí CCDC vào chi phí NVL trực tiếp, kế toán tiến hành phân bổ chi phí CCDC như sau: Tổng chi phí công cụ - dụng cụ dùng cho PX MBA Hệ số phân bổ (H) = Tiền lương của công nhân phân xưởng chế tạo Công cụ-dụng cụ phân bổ cho MBA = (H x Tiền lương khoán từng máy) Các chứng từ được sử dụng để thực hiện kế toán chi phí NVL trực tiếp như: phiếu dự trù vật tư theo định mức, phiếu nhập xuất kho vật tư, các bảng kê, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ… và các chứng từ có liên quan khác. Kế toán sử dụng TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp. Quy trình thực hiện kế toán chi phí NVL trực tiếp như sau: Khi xuất kho vật tư: Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch SX trong tháng (kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các đơn đặt hàng và dự kiến SX dự phòng) để lên kế hoạch mua vật tư phục vụ SX. Phân xưởng nào được giao nhiệm vụ chế tạo loại máy nào thì dự trù vật tư theo định mức vật tư của loại máy đó. Trường hợp loại máy chế tạo theo đơn đặt hàng chưa có định mức vật tư thì kỹ sư thiết kế phòng Kỹ thuật lập dự trù vật tư. Giả sử: Tháng 6/2007 Phân xưởng Chế tạo máy biến áp nhận lệnh sản xuất từ phòng Kế hoạch điều độ chế tạo 10 máy biến áp loại 250kVA – 10/0,4kV, Mã số 40311 – 01 -:- 10. Do loại máy này chế tạo theo đơn đặt hàng nên chưa có định mức vật tư, Quản đốc phân xưởng giao cho kỹ sư thiết kế phòng Kỹ thuật lập dự trù vật tư như sau (Mẫu phiếu dự trù vật tư): DỰ TRÙ VẬT TƯ Chế tạo 10 máy biến áp 250kVA – 10/0,4kV – Mã số: 040311-01 -:- 10 TT Tên nhãn hiệu Mã ĐVT Số lượng Đơn Thành Quy cách Số Yêu cầu Thực xuất giá (đồng) tiền (đồng) 1 Tôn silic loại d 0,35 Kg 4500 4500 18.000 81.000.000 Cộng: 4.500 4.500 18.000 81.000.000 Sau khi lập được dự trù vật tư thì quản đốc phân xưởng trình lên Phó Giám đốc Kỹ thuật duyệt, sau đó căn cứ vào dự trù vật tư đã có đầy đủ chữ ký được duyệt, thống kê vật tư viết phiếu xuất kho vật tư Trên phiếu có ghi rõ đối tượng sử dụng cụ thể xuất dùng cho PX nào và cho loại máy nào, ghi rõ số lượng, chủng loại vật tư…để làm cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành tiến hành phân loại cho từng sản phẩm cụ thể. Các phiếu xuất kho được chuyển đến phòng Tài chính kế toán, kế toán vật tư ghi vào phiếu xuất đơn giá của từng loại NVL (theo giá tri thực tế NVL xuất dùng trong kỳ). Căn cứ vào các hoá đơn, phiếu xuất kho và các chứng từ hợp lệ khác kế toán tiến hành phân loại hoá đơn theo từng TK như TK 152.1: “NVL chính” ; TK 152.2: “NVL phụ”; TK 152.3: “Nhiên liệu”… TK 153: “CCDC”. Từ các phiếu này kế toán ghi vào sổ chi tiết NVL. Cuối tháng, kế toán NVL tổng hợp lại lập được bảng kê số 3 “Bảng tính giá thành thực tế NVL, CCDC” và bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ NVL, CCDC” và giao một liên phiếu xuất kho cho kế toán tập hợp CP và tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào “Bảng phân bổ NVL, CCDC” kế toán ghi vào bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng sử dụng”, và Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và lập sổ Cái TK 621: “Chi phí NVL trực tiếp” Đơn vị: Công ty c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6628.doc