Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH JPC Việt Nam (in bao bì)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM 3 Đặc điểm hoat động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH JPC Việt Nam. 3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 6 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 7 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH JPC Việt Nam 8 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH JPC Việt Nam (in bao bì), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán. 11 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung 11 Đặc điểm chứng từ, sổ sách kế toán tại công ty. 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM. 15 2.1. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam 15 2.1.1. Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất ở công ty TNHH JPC Việt Nam.15 2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 16 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH JPC Việt Nam 16 2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 22 2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 28 2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 34 2.4. Tính giá thành sản phẩm tại công ty 39 2.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 39 2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 40 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM 42 3.1. Nhận xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam 42 3.1.1. Những ưu điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 42 3.1.2. Những hạn chế trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 43 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 44 3.2.1. Về hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44 3.2.2. Về hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. 45 3.2.3. Về hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung 46 3.2.4. Về hạch toán chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. 46 3.2.5. Về công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty 46 3.2.6. Về hệ thống sổ sách kế toán của công ty 50 KẾT LUẬN 51 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bao bì nói riêng muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt một mặt phải kết hợp và sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào sao cho đảm bảo chất lượng đầu ra, tức là lấy thu bù chi, một mặt phải tạo ra lợi nhuận để tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Muốn thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong những công cụ giúp cho công tác quản lý mang lại hiệu quả cao là việc hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí xản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất chi phí sản xuất là tiền đề cho việc hạ giá thành sản phẩm do đó đảm bảo tính chất đầy đủ và chính xác của giá thành sản xuất đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra theo đúng chế độ nhà nước quy định. Việc bỏ ra chi phí sản xuất nhiều hay ít, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn ,... tốt hay xấu. Đây chính là con đường quan trọng nhất để doanh nghiệp tăng doanh lợi và cũng là biện pháp chủ yếu để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước. Nhận thức rõ đựơc tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế nói chung và đặc biệt là trong các DNSX nói riêng. Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH JPC Việt Nam, được sự tận tịnh giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các anh chị phòng tài chính –kế toán của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH JPC Việt Nam”. Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH JPC Việt Nam. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH JPC Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH JPC Việt Nam em đã thấy được những vấn đề từ thực tế kết hợp với kiến thức đã học trong nhà trường em sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Do thời gian thực tập không dài, trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Bởi vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo và các anh chị phòng tài chính –kế toán của công ty Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Anh Dũng đã tận tình hướng dẫn em trong kỳ thực tập này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, các chị trong phòng kế toán của công ty TNHH JPC Việt Nam đã tạo điều kiện tốt cho em trong thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hồng CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH JPC Việt Nam. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. - Tên công ty: Công ty TNHH JPC Việt Nam (Tiếng Việt Nam), tên giao dịch (bằng tiếng nước ngoài thông dụng) của doanh nghiệp là JPC Việt Nam Company Limited. - Trụ sở chính để giao dịch: Trong cụm công nghiệp Tây Nam Xá, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. - Nhà máy xưởng sản xuất chính: Cùng địa chỉ của trụ sở chính. - Điện thoại: 84-351-846410 Fax: 84-351-846 410 - Tên tài khoản giao dịch: 4821000037737 - Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh - Tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp là: 2.300.000 USD Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp dùng đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ trong hạch toán, việc chuyển đổi giữa đồng tiền khác và đồng tiền hạch toán được thực hiện theo tỉ giá, hối đoái do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi tại thời điểm. Thành lập từ năm 2001 đến nay công ty TNHH JPC Việt Nam đã đang phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đã không ngừng vươn lên vị thế vững chắc trong ngành sản xuất bao bì. Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động, cung cấp những sản phẩm che phủ, bao gói cho nhiều tập đoàn và các công ty lớn. Hiện nay đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty ngày càng tăng và được đánh giá là một trong những doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH JPC Việt Nam 1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân, Công ty TNHH JPC Việt Nam tổ chức quản lý theo một cấp: Đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty THNN JPC Việt Nam chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng, mỗi phòng thực hiện các chức năng khác nhau. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về hoạt động của phòng, dưới các trưởng phòng thành lập ra các tổ, nhóm công tác, cụ thể được thể hiện dưới dạng sơ đồ sau: Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán – tài chính Phòng nhân sự Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng xuất nhập khẩu Phân xưởng sản xuất Phân xưởng 1 Quản đốc Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Phòng thiết kế Các tổ sản xuất * Nhiệm vụ của các phòng ban: Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thiết lập các mối quan hệ với khách hàng và đối tác gia công, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động tài chính, định hướng các đường lối chính sách của công ty ngắn hạn và dài hạn. - Phó giám đốc điều hành: có chức năng tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng. Chịu trách nhiệm về việc thương lượng giá cả, các vấn đề kỹ thuật… để ký kết hợp đồng. Quản lý chi tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kinh doanh: Liên lạc trực tiếp với khách hàng, chuẩn bị các công đoạn cho việc ký kết các hợp đồng kinh tế, đặt hàng mua các nguyên phụ liệu cho sản xuất, may mẫu và tính định mức giá thành cho một sản phẩm. - Phòng kế toán - tài chính: Là phòng quản lý về tài chính, kế toán theo các chính sách, chế độ chính sách tài chính hiện hành của nhà nước, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện tất cả các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp lãnh đạo tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính,… phòng kế toán có vai trò giúp Giám đốc trong các lĩnh vực có liên quan đến tài chính kế toán. - Phòng nhân sự: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc, có trách nhiệm về việc xắp xếp các công việc của Công ty, điều hành công tác lao động tiền lương, các chế độ tiền lương, bảo hiểm, tuyển dụng lao động, đào tạo lạ cán bộ. - Phòng kế hoạch – Sản xuất - XNK: Có chức năng lập các kế hoạch sản xuất và tiến hành điều độ sản xuất sao cho linh hoạt, kịp thời phối hợp các đơn vị, các nguồn lực trong Công ty sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo ngày giao hàng theo hợp đồng, thực hiện các nghiệp vụ phục vụ cho việc xuất nhập khẩu. Tham mưu giúp Giám đốc các lĩnh vực có liên quan đến: + Kế hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh. + Cung cấp nhu cầu và cung ứng nguyên liệu phụ mua trong nước phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. + Xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về triển khai mẫu mã, triển khai sản xuất đơn hàng, tính định mức lao động cho từng sản phẩm, thời gian và công đoạn sản xuất. - Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác thiết kế mẫu mã các sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Phân xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm và chiếm đa số nguồn nhân lực sản xuất của công ty. 1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty TNHH JPC Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm vật liệu nhựa che phủ đóng gói và vận chuyển: - Sản phẩm hoá dầu (PP, PE, PCV, ABS, PTA, v.v…) - Khoáng sản nông nghiệp (xi măng) - Vải địa chất trong xây dựng đường xá. Màng phủ nhà kính (dùng trong nông nghiệp) Công ty TNHH JPC Việt Nam đã áp dụng những công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại mới nhất như máy kéo sỏi, mắt cắt, máy dệt, máy may v.v… chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao trên thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay công ty sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu là sản phẩm hoá dầu từ những hạt nhựa PP, PE, …. Và trong tương lai công ty sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ khoáng sản nông nghiệp, vải địa chất trong xây dựng đường xá, màng phủ nhà kính. Quy trình sản xuất là một quy trình công nghệ liên tục, khép kín. Với mục đích hiện nay là sản xuất tạo ra các vỏ bao xi măng và sắp tới công ty sẽ sản xuất ra các vỏ bao với kích cỡ lớn chứa từ 500-1000kg hàng hoá trên cơ sở sử dụng nguyên vật liệu chính là các hạt nhựa PP, PE,… 1.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí ,đối tượng giá thành và phương pháp tính giá thành.Nói cách khác ,đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo vỏ bao xi măng Nguyên vật liệu (hạt nhựa PP, PE) Kéo sợi Dệt bao ống Phức Phế liệu thu hồi Cắt gấp In Xeo, lồng gấp May Thành phẩm Như vậy quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao của công ty vừa trải qua các công đoạn chính như sau: - Kéo sợi (sử dụng máy): Cả 3 phân xưởng đều có chức năng chế tạo ra bán thành pẩhm là sợi PP từ hạt nhựa PP để dùng cho máy dệt bao, ở công đoạn này có nhiều phế liệu thu hồi do rơi vãi, do hỏng…. - Công đoạn dệt (sử dụng máy): Công đoạn này tiếp theo công đoạn kéo sợi, ở đây sợi PP sẽ được đưa vào dệt thành bao ống. Hoạt động này diễn ra ở cả 3 phân xưởng. - Phức (sử dụng máy): Tất cả bao ống sau khi kiểm tra đạt chất lượng thì mới chuyển đến phân xưởng I. Vỏ bao sẽ được in ấn theo mẫu thiết kế của từng loại vỏ bao theo đơn đặt hàng của khách hàng. - Xeo (sử dụng máy): Công đoạn xeo (hay cắt) các ruột bao bằng giấy sẽ được lồng bằng máy theo đúng kích cỡ quy định của từng loại vỏ bao. - Lồng gấp: Đây là công đoạn thủ công, người công nhân sẽ dùng tay lồng một bao đã được cắt ở công đoạn trên với vỏ bao đã in ấn và gấp quy định. 1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH JPC Việt Nam. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện tất cả các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp lãnh đạo tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính,…. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm nhiều phần hành kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng, nhiệm vụ dưới sự phân công của Kế toán trưởng. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán Tài sản cố định Kế toán thanh toán Kế toán nguyên phụ liệu Kế toán chi phí giá thành * Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của mỗi vị trí như sau: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm cao nhất về kế toán của công ty. Kiểm tra, giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành đúng quy chế, chế độ kế toán nhà nước ban hành. Báo cáo vớI các cơ quan chức năng cấp trên về tình hình hoạt động tài chính của công ty như: Báo cáo với cơ quan thuế về tình hình làm nghĩa vụ với Nhà nước. - Nắm bắt và phân tích tình hình tài chính của công ty về vốn và nguồn vốn để tham mưu cho lãnh đạo công ty biết tình hình tài chính của công ty để ra quyết định quản lý kịp thời, chính xác, cùng giám đốc công ty chịu trách nhiệm về tài chính của công ty bao gồm: phê duyệt các văn bản, giấy tờ sổ sách liên quan đến tài chính. - Kế toán thanh toán: thực hiện các giao dịch với ngân hàng để thanh toán với khách hàng và các nhà cung cấp. Khi nhận được chứng từ ngân hàng kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo nếu đúng ghi chép nghiệp vụ phát sinh. Ngoài ra, kế toán thanh toán còn theo dõi tình hình biến động của các khoản tiền vay, tiền gửi, các chứng khoán, cổ phiếu của công ty. - Kế toán nguyên phụ liệu: Phân loại nguyên phụ liệu theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các báo cáo kế toán. Theo dõi việc tăng giảm nguyên phụ liệu, cập nhật chứng từ phát sinh hàng ngày liên quan đến việc nhận và cấp phát nguyên phụ liệu. Đồng thời, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu. Định kỳ, tiến hành kiểm kê kho cùng vớI thủ kho để đốI chiếu số liệu trên sổ sách và thực tế tại kho. - Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Theo dõi hạch toán, cập nhật các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ có căn cứ nhập, xuất quỹ sau đó tập hợp vào bảng kê quỹ tiền mặt, hàng tháng đối chiếu với thủ quỹ, thanh toán với người mua người bán cũng như các khoản thanh toán nội bộ. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ hàng tháng trên cơ sở các bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, … tính ra số tiền lương phải trả công nhân viên, các khoản phải trích theo lương, tính toán BHXH công nhân viên được hưởng theo chế độ quy định. - Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong công ty, đồng thời định kỳ trích lập khấu hao và lên sổ sách liên quan. Hạch toán quá trình đầu trư xây dựng cơ bản, tham gia vào công tác quyết toán xây dựng và mọi nghiệp vụ liên quan đến đầu tư mới như sửa chữa lớn, nhỏ TSCĐ. - Kế toán giá thành: Căn cứ vào bảng phân bổ, các chứng từ liên quan để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. - Thủ quỹ: Thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt tại quỹ của công ty dựa trên phiếu thu phiếu chi hàng ngày do kế toán tiền mặt lập, ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác thu chi và quản lý tiền mặt hiện có, thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tồn quỹ của công ty. Trên đây là sự phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty. Tuy nhiên, phân công lao động kế toán là vậy nhưng trên thực tế sự phân công lao động kế toán của công ty có linh hoạt hơn. 1.2.2. Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán. 1.2.2.1. Sơ đồ hình thức nhật ký chung Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty, công ty đã lựa chọn hình thức sổ Nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting, nhờ đó công tác kế toán tại công ty luôn chính xác và nhanh chóng. Mô hình tổ chức sổ kế toán theo hình thức Sổ nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu: Sổ Nhật ký chung; sổ cái; các sổ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày các chứng từ gốc được cập nhật vào máy tính dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung và các sổ kế toán chi tiết. Sau đó từ Nhật ký chung chuyển từ số liệu để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán tổng hợp. Cuối kỳ cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính. Có thể khái quát trình tự này qua sơ đồ dưới đây: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp số liệu chi iết Sổ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ nhật ký đặc biệt : Ghi cuèi th¸ng. : Ghi hµng ngµy. : §èi chiÕu. 1.2.2.2. Đặc điểm chứng từ, sổ sách kế toán tại công ty. Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức “Nhật ký chung” với hệ thống chứng từ, tài khoản, hệ thống sổ sách và việc ghi chép theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành: Niên độ kế toán của công ty từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm - Kỳ kế toán: Năm - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngọai tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối kỳ, tài sản là tiền và công nợ có gốc bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh được hạch toán vào KQSXKD trong kỳ, còn chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được hạch toán và xử lý theo quy định hướng dẫn tại thông tư số 44-TT/TCDN ngày 08/7/1997 và 101/2000/TT-BTC ngày 17/10/2000. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Các tài khoản được sử dụng để hạch toán: + TK 151 - Hàng mua đang đi đường + TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu + TK 153 - Công cụ, vật liệu + Tk 156 - hàng hoá + TK 331 - Phải trả cho người bán - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang được áp dụng + Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. + Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Các khoản giảm trừ doanh thu: + TK 531 – Hàng bán bị trả lại: TK này phản ánh giá trị của số hàng hoá đã bán bị trả lại (Tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn) do nhiều nguyên nhân: Do vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo. + TK 532 - Giảm giá bán hàng: TK này phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán, là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Giảm giá hàng bán được ghi cho các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn. + TK 521 - chiết khấu thương mại: TK này phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế. - Phương thức tiêu thụ hàng hoá: Hàng hoá được tiêu thụ theo phương thức qua kho. - Hệ thống tài khoản áp dụng: Công ty TNHH JPC Việt Nam hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Tài chính. - Hệ thống báo cáo tài chính: Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo tháng và theo năm: + Báo cáo tài chính theo tháng gồm: Bảng cân đối số phát sinh các TK Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh + Báo cáo tài chính theo năm gồm: Bảng cân đối số phát sinh các TK Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM. 2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất ở công ty Xuất phát từ đặc điểm của ngành sản xuất bao bì và để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và quản lý sản xuất, công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí như sau: - Chi phí NVLTT: là những chi phí về nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, cấu thành nên thức thể của sản phẩm sản xuất ra. + Nguyên vật liệu chính: Công ty sử dụng chủ yếu NVL chính là hạt nhựa PP, PE…. chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục chi phí NVLTT (80%). + Nguyên vật liệu phụ: Đây là khoản chi phí không thể thiếu và chiếm tỷ trọng tương đối trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty sản xuất bao bì đã sử dụng nhiều loại vật tư phụ để phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như: Giấy nẹp, chỉ may, mực in… + Nhiên liệu, động lực: Cùng với nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ dùng để sản xuất, công ty còn phải sử dụng các loại nguyên liệu khác như: dầu mỡ và dung môi. Khoản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp: CPNCTT phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty là các khoản tiền mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung: Tiền lương thực tế của nhân viên quản lý các phân xưởng, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân vận hành máy móc, nhân viên quản lý các phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ hoạt động sản xuất. 2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Yêu cầu của hạch toán chi phí sản xuất là phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cung cấp số liệu phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc đầu tiên phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Công ty sản xuất bao bì với quy trình công nghệ theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ. Đồng thời, công ty tổ chức sản xuất theo 3 phân xưởng, mỗi phân xưởng tổ chức thành các tổ và đảm nhận một số giai đoạn công nghệ nhất định. Kết quả sản xuất của từng phân xưởng là nửa thành phẩm có thể nhập kho hoặc chuyển trực tiếp cho phân xưởng sau tiếp tục chế biến, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng mới được xác định là thành phẩm, nửa thành phẩm không được bán ra ngoài. Xuất phát từ điều kiện cụ thể trên cùng với yêu cầu và trình độ của công tác quản lý sản xuất kinh doanh công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, không chi tiết cho từng phân xưởng, tổ đội. 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH JPC VIỆT NAM 2.2.1. Hạch toán chi phí NVLTT * Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, cấu thành nên thức thể của sản phẩm sản xuất ra. Trong công ty, khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành (70%). Do đó việc hạch toán chính xác và kiểm tra chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm rất nhiều thứ, nhiều loại trong đó mỗi loại sẽ được theo dõi chi tiết theo từng mã vật tư. Chi phí nguyên vật liệu chính: Công ty sử dụng loại nguyên vật liệu chính là nhựa PP,PE chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (80%). Chi phí nguyên vật liệu phụ: Đây là khoản chi phí không thể thiếu và chiếm tỷ trọng tương đối trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty đã sử dụng nhiều loại vật tư phụ để phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như: Giấy nẹp, chỉ may,mực in… Chi phí nhiên liệu: Cùng với nguyên vật liệu chính, nguyên liệu phụ dùng để sản xuất, công ty còn phải sử dụng các loại nhiên liệu khác như: dầu mỡ và dung môi. Khoản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu dùng vào sản xuất sản phẩm được công ty mua vào từ bên ngoài theo các hợp đồng đã ký kết, nguồn nhập hết sức phong phú và đa dạng, quá trình thu mua nguyên vật liệu, do phòng cung tiêu đảm nhận. Căn cứ vào mức tiêu hao nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất sản phẩm, phòng cung tiêu lập kế hoạch thu mua và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp. Nguyên vật liệu mua về trước khi nhập kho được bộ phận OTK kiểm tra về số lượng, chất lượng, chủng loại…. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho và kế toán vật tư viết phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành nhập kho và ghi vào thẻ kho. Việc xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm được quản lý hết sức chặt chẽ và tuân thủ theo trình tự, nguyên tắc nghiêm ngặt: tất cả nhu cầu sử dụng phải được xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể. Căn cứ vào định mức tiêu hao do phòng kế hoạch - kỹ thuật lập dựa trên kế hoạch sản xuất trong tháng của mỗi tổ chức, mỗi phân xưởng. Để đáp ứng nhu cầu vật tư cho sản xuất, tỏ trưởng viết phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, trên đó ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng lại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng và giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư do tạp vụ xưởng mang lên phòng vật tư, phòng vật tư viết phiếu xuất kho( chỉ bao gồm chỉ tiêu số lượng ). Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên ( đặt giấy than viết một lần ). Thủ kho sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ tiến hành xuất kho nguyên vật liệu theo phiếu xuất và cùng với người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên). Liên 1 : Lưu ở cuống ( tại phòng kế toán ). Liên 2 : Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho. Liên 3 : Kế toán lên bảng kê để làm chứng từ vào máy. Đánh giá vật liệu xuất kho, nhập kho : Các vật liệu của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá nhập cũng khác nhau. Các vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng được tính theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền như sau : Đơn giá thực tế bình quân = Giá t.tế tồn đầu tháng + Giá t.tế nhập trong tháng Số lượng tồn đầu tháng + Số lượng nhập trong tháng Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho theo từng lần xuất được tính theo công thức : Giá vốn t.tế NVl xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá t.tế bình quân Công ty sử dụng phương pháp này để xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho cho đến khi nhập lô hàng khác cần tính toán lại đơn giá thực tế bình quân để tính giá vốn thực tế của hàng xuất kho tiếp theo. Việc xác định đơn giá thực tế bình quân theo cách này còn gọi là tính theo giá thực tế bình quân liên hoàn. ( Đơn giá thực tế bình quân được kế toán lập sẵn vào máy và máy sẽ tự động tính ra số tiền khi có nghiệp vụ xuất dùng ). * Trình tự hạch toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp tại công ty. Quá trình tập hợp chi phí NVL trực tiếp tại công ty được kế toán tiến hành như sau : + Căn cứ vào phiếu xuất kho ( mẫu biểu 2.1), căn cứ vào đơn giá bình quân gia quyền đã nhập vào máy, máy sẽ tự động tính toán giá trị NVL xuất dùng trong kỳ để lập vào bảng kê xuất kho ( mẫu biểu 2.2 ) và lập bảng kê luỹ kế nhập – xuất – tồn ( mẫu._. biểu 2.3 ).Số liệu này sẽ được chuyển vào sổ nhật ký chung ( mẫu biểu 2.18 ), sổ cái TK 152 ( mẫu biểu 2.5 ), sổ cái TK 621 ( mẫu biểu 2.4 ) theo định khoản sau đây : Nợ TK 621 : 2.039.715.251 Có TK 152 : 2.039.715.251 + Cuối kỳ, căn cứ vào số phát sinh bên Nợ và sổ cái TK 621, phản ánh trị giá của vật liệu xuất dùng trong kỳ cho sản xuất sản phẩm, máy tự động kết chuyển sang . Mẫu biểu 2.1 Đơn vị: công ty TNHH JPC Việt Nam Cơ sở : PX2 Số: 169 Mẫu số 02 - VT QĐ số: 15/2006/QĐ BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC Nợ:........... Có:........... PHIẾU XUẤT KHO Ngày: 25/10/2007 Họ và tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Tâm Lý do xuất kho : Phục vụ sản xuất Xuất tại kho : Đ/C Mến STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Dây đai dài, ngắn cái 20 20 2 ......... 3 ......... ... ......... ......... ......... ......... Ngày 25 tháng 10 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận (ký) (ký) (ký) (ký) Mẫu biểu 2.2: CÔNG TY TNHH JPC Việt Nam CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- BẢNG KÊ XUẤT KHO VẬT TƯ Tháng: 10/2007 Kho: Đ/C Tâm Loại: Nhựa kéo sợi Mã vật tư Phiếu xuất kho Nội dung Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Số Ngày ............ ........... ......... ......................... ............ ............ ............ ............ 152300001 421 25 Nhựa PP kg 127.525 8.429 1.074.944.614 152300002 422 31 Nhựa PE kg 28.400 9.346 265.449.460 152300004 424 31 Nhựa Taical kg 6.250 4.341 27.135.446 ................ ........... .......... ...................... ............ ............ ............ ............ 152300007 427 31 Dây đai dài, ngắn cái 20 8.500 170.000 Tổng cộng 2.280.621.238 Kế toán vật tư Phụ trách kế toán Ngày 31/10/2007 Giám đốc (ký) (ký) (ký) Mẫu biểu 2.3: Công ty TNHH JPC Việt Nam BẢNG KÊ LUỸ KẾ NHẬP - XUẤT - TỒN Tháng: 10/ 2007 STT Diễn giải Đơn vị Mã số Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 152-NVL .... ................. ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... 20 Nhựa PP kg 152300001 68.200,00 572.640.704 136.025 1.148.980.356 127.525,00 1.074.944.614 76.700,00 646.676.446 21 Nhựa PE kg 152300002 17.600,00 168.393.718 52.500 486.817.800 28.400,00 265.449.460 41.700,00 389.762.058 22 Nhựa Taical kg 152300004 6.600,00 28.696.882 2.300 9.963.543 6.250,00 27.135.445 2.650,00 11.524.980 23 Mực xanh kg 152310002 100,50 4.020.002 143 5.707.500 148,50 5.932.378 95,00 3.795.124 24 Mực đỏ kg 152310001 58,50 2.180.412 126 4.690.592 75,50 2.811.712 109,00 1.059.292 25 Dây điện trở kg 152380028 2,57 474.400 1 133.588 1,10 200.779 2,47 407,209 26 Càng thoi cái 152380077 59,00 1.454.276 200 4.761.800 5,50 119.798 254,00 6.096.278 27 Đồng hồ cái 152380037 18,00 9.895.153 5 339.500 3,00 747.825 20,00 9.486.828 .... ................. ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... ........... 155- Thành phẩm 1 Vỏ bao XM BÚT SƠN cái 15501001 46.300,00 113.858.645 508.876 1.251.402.415 555.176,00 1.365.261.060 2 Vỏ bao XM IALY cái 15501009 79.818,00 193.408.592 182 441.022 80.000,00 193.849.614 Cộng 3.612.506.800 1.698.399.867 2.280.621.123 3.030.285.429 Ngày 31/10/2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký) (Ký) Mẫu biểu 2.4: Công ty TNHH JPC Việt Nam SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 - CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Tháng: 10/ 2007 Số dư đầu kỳ: Chứng từ Ngày ghi sổ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư Số Ngày ........... ........... ........... ............................................ ............... ..................... ..................... PX 395 15/10/2007 15/10/2007 Đinh Đăng Quốc - Tổ S/C CS3 nhận VT phục vụ sản xuất 152 2.219.299 51.496.491 PX 161 15/10/2007 15/10/2007 Nguyễn Thị Hằng - Tổ dệt CS2 nhận VT phục vụ sản xuất 152 165.505 46.655.833 PX 162 15/10/2007 15/10/2007 Nguyễn Công Thắng - Tổ S/C CS2 nhận VT phục vụ sản xuất 152 495.906 47.151.739 PX 177 16/10/2007 16/10/2007 Trịnh Công Luyện - Tổ xeo CS2 nhận VT phục vụ sản xuất 152 37.553.562 217.208.103 PX 48 16/10/2007 16/10/2007 Ng. Anh Quân - Tổ bốc xếp CS2 nhận trang bị BHLĐ 152 226.591 217.472.200 PX 403 16/10/2007 16/10/2007 Vũ Văn Tịnh - Tổ K/s CS3 nhận VT phục vụ sản xuất 152 54.854.622 379.754.668 PX 118 18/10/2007 18/10/2007 Đào Đức Chiến - Tổ xăm CS2 nhận VT phục vụ sản xuất 152 178.479 379.933.147 PX 158 19/10/2007 19/10/2007 Trần Văn Dậu - Tổ phức CS1 nhận VT phục vụ sản xuất 152 717.022 401.311.539 PX 119 23/10/2007 23/10/2007 Trịnh Công Luyện - Tổ xeo CS2 nhận VT phục vụ sản xuất 152 50.724.564 459.857.957 ........... ........... ........... ............................................ ............... ..................... ..................... ..................... KEO 10 31/10/2007 31/10/2007 HT phải trả tiền cung cấp nguyên liệu keo dán T10/2007 3311 14.647.158 2.039.715.251 KC 101 31/10/2007 31/10/2007 Kết chuyển CPNVLTT sang chi phí SXKDDD T10/2007 154 2.039.715.251 Tổng phát sinh 2.039.715.251 2.039.715.251 Số dư cuối kỳ: Người lập biểu (ký) Ngày 31/10/2007 Kế toán trưởng (ký) Mẫu biểu 2.5 Công ty TNHH JPC Việt Nam SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 - NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU Tháng: 10/ 2007 Số dư đầu kỳ: 3.612.506.800 Chứng từ Ngày ghi sổ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư Số Ngày ........... ........... ........... ............................................ ............... ..................... ..................... PN46 02/10/2007 02/10/2007 Ng. Tiến Mạnh - Ban CHĐ nhận trang bị BHLĐ cho tổ 621 2.047.354 3.610.459.446 2PN34 05/10/2007 05/10/2007 Công ty CP hoá chất nhựa nhập 48.000kg nhựa k/s theo HĐ 09197 ngày 15/10/2007 3311 405.817.920 4.016.277.366 PX157 06/10/2007 06/10/2007 Nguyễn Công Thắng - Tổ S/C CS2 nhận VT phục vụ sản xuất 621 1.592.626 3.938.001.800 PX47 08/10/2007 08/10/2007 Ngô Đăng Quý - Ban VT nhận trang bị BHLĐ cho tổ 621 546.940 3.982.454.860 PN38 09/10/2007 09/10/2007 Cty. CP hoá chất nhựa nhập 48.000kg nhựa tráng theo HĐ 9136 ngày 01/10/2007 3311 486.817.800 4.469.272.660 ........... ........... ............... ............................................ ............... ..................... ..................... ..................... PX422 31/10/2007 31/10/2007 Bùi Văn Giang - Tổ k/s CS3 nhận VT phục vụ sản xuất 621 60.960.548 3.095.110.551 PX423 31/10/2007 31/10/2007 Vũ Văn Tịnh - Tổ k/s CS3 nhận Vt phục vụ sản xuất 621 64.348.479 3.030.762.072 PX424 31/10/2007 31/10/2007 Lê Thị Hoa - Tổ dệt CS3 nhận Vt phục vụ sản xuất 621 476.643 3.030.285.429 Tổng phát sinh 1.698.399.867 2.280.621.238 Số dư cuối kỳ: 3.030.285.429 Người lập biểu (ký) Ngày 31/10/2007 Kế toán trưởng (ký) Sổ cái TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( mẫu biểu 2.17 ) theo định khoản sau đây : Nợ TK 154 : 2.039.751.251 Có TK 621 : 2.039.751.251 Như vậy, căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư do tạp vụ xưởng mang lên, phòng vật tư viết phiếu xuất kho, thủ kho sau khi xem xét tính hợp lí, hợp lệ của chứng từ tiến hành xuất kho NVL theo phiếu xuất. Từ đó, kế toán sẽ lập sổ chi tiết vật tư, hàng hoá và lên bảng kê luỹ kế nhập – xuất – tồn. Số liệu trên sổ cái TK 621 sẽ là căn cứ để sau khi kế toán làm nhiệm vụ kết chuyển, máy sẽ vào sổ cái TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Để kết chuyển chi phí sản xuất nói chung sang TK 154 kế toán công ty sử dụng lệnh sau để kết chuyển: Ví dụ: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154. Số chứng từ : KC101 Diễn giải : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang chi phí SXKDDD T10/2007 Định khoản nợ :2.039.751.251 Định khoản có :2.139.751.251 Tương tự như vậy để kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154 cũng thực hiện lệnh trên. 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. * Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối trong giá thành sản xuất sản phẩm của công ty (10%- 20%). Hạch toán tốt chi phí sản xuất có tác dụng thúc đẩy người lao động sản xuất, giúp công ty sử dụng tốt lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu của công tác quản lý, công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo 2 cách sau đây: + Hình thức trả lương theo thời gian: Đây là hình thức căn cứ vào giờ công lao động, lương cấp bậc, đơn giá tiền lương cho một ngày công, kế toán tính tiền lương phải cho công nhân viên theo cách tính sau: Lương thời gian Số ngày công Đơn giá phải trả cho = làm việc x tiền lương người sản xuất thực tế (tuỳ theo cấp bậc của từng người) Ví dụ: Trong bảng thanh toán lương cho tổ kéo sợi của công ty (mẫu biểu 06) đối với nhân viên trong tổ có tên là Nguyễn Hồng Lam. Trong tháng nhân viên Nguyễn Hồng Lam làm việc được 24 ngày công (căn cứ vào bảng chấm công ), đơn giá một ngày công là : 28.608,54 đồng. Khi đó kế toán sẽ tính tiền lương phải trả cho nhân viên tổ kéo sợi Nguyễn Hồng Lam là: 24 ngày công x 28.608,54 đồng = 686.605 ( đồng ). + Hình thức trả lương theo sản phẩm : ở hình thức này, công ty trả lương cho công nhân sản xuất nguyên thành phẩm hoặc thành phẩm có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, không kể đến sản phẩm dở dang. Hình thức này chủ yếu được áp dụng tại công ty vì công nhân trực tiếp sản xuất (theo đa số) đều làm theo hợp đồng lao động đã ký kết với công ty. Ở hình thức này, kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành ( nửa thành phẩm ) ở từng tổ, đội do bộ phận OTK (bộ phận kiểm tra) và tổ trưởng đã ký xác nhận gửi lên. Cùng với đơn giá khoán mà công ty đã xây dựng cho từng tổ, đội ( trong trường hợp theo đơn giá khoán ) để tính tiền lương phải trả cho từng tổ, đội theo cách sau: Lương sản phẩm Số lượng Đơn phải trả cho từng = sản phẩm x giá tổ đội sản xuất hoàn thành khoán Tổng tiền lương sản phẩm phải trả cho các tổ đội là toàn bộ chi phí tiền lương sản phẩm toàn công ty phải tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Đơn giá khoán sản phẩm theo mức quy định chung của bảng đơn giá lương toàn công ty. Bảng này được xây dựng mang tính chất định mức dựa vào quy cách, chủng loại của máy móc, đặc điểm kỹ thuật sản xuất sản phẩm cũng như trình độ của bậc thợ quy định với sản phẩm. Ví dụ : Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành tháng 10/2007 (mẫu biểu 2.7) ở tổ kéo sợi phân xưởng I, kế toán tính ra số lượng sản phẩm phải trả cho tổ kéo sợi như sau : Số lượng sợi loại A hoàn thành trong tháng là : 7.340,9 (kg). Đơn giá lương khoán cho 1 kg sợi loại A là : 370 đồng / kg. Mẫu biểu 2.6: Công ty TNHH JPC Việt Nam CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tổ : Kéo sợi STT Họ và tên Chức vụ Lương CB Lương thời gian Các khoản phụ cấp Trách nhiệm Tổng cộng Các khoản khấu trừ Thực lĩnh Ký nhận Công Tiền C.CN Tiền 5% BHXH 1% BHYT 1 Nguyễn Hồng Lam NV 403.200 24 686.605 15.508 36.000 738.113 20.160 4.032 713.921 2 Nguyễn Đình Chạm NV 340.200 22 629.387 12.762 20.000 662.149 16.590 3.318 642.241 3 Ng. Thanh Dương NV 340.200 23 657.995 13.085 671.080 17.010 3.402 650.668 4 Nguyễn Công Tuấn NV 403.200 24 686.605 15.508 702.113 20.160 4.032 677.921 5 Vương Nguyễn Khoa NV 284.400 23 657.995 12.762 670.757 16.590 3.318 650.849 Tổng cộng 1.818.600 116 3.318.587 69.623 56.000 3.444.210 90.510 18.102 3.335.600 (Bằng chữ: Ba triệu ba trăm ba lăm ngàn sáu trăm đồng chẵn) Kế toán tiền lương (ký) Tổ chức TL (ký) Kế toán trưởng (ký) Ngày 31/10/2007 Giám đốc công ty (ký) Vậy số tiền phải trả cho 7.340,9( kg ) sợi hoàn thành là : 7.340,9 * 370 = 2.716,133 ( đồng ) Ngoài lương chính ( lương thời gian, lương sản phẩm ), trong khoản chi phí nhân công trực tiếp ở công ty còn bao gồm cả khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, tiền làm thêm vào ngày lễ, ngày chủ nhật. Toàn bộ những khoản tiền này được cộng vào lương chính và được trả vào cuối tháng cho công nhân sản xuất. Nếu làm thêm vào đúng ngày chủ nhật thì số tiền sẽ được tính bằng 150% lương ngày thường. Ví dụ: ( Minh hoạ phần sản phẩm làm thêm vào ngày chủ nhật ) Trong phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành ( mẫu biểu 2.7 ) có các số liệu sau: - Số sợi PP loại A sản xuất vào ngày chủ nhật là : 290,0 ( kg ). - Đơn giá lương cho 1 kg sợi loại A này là : 3.559,66 đồng/ kg Vậy : Số tiền lương phải trả cho sản phẩm vào ngày chủ nhật là : 290,0 * 3.559,66 * 150% = 154.845 ( đồng ) Vì đa số lao động của công ty được trả lương theo hình thức khoán sản phẩm nên công ty không phải trả lương cho những ngày ngừng, vắng nghỉ vì thiếu nguyên vật liệu. Đồng thời, để khuyến khích người lao động gắn trách nhiệm của họ với kết quả lao động nhằm nâng cao chất lượng lao động,công ty cũng đã áp dụng chế độ tiền thưởng và phạt hợp lý. Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở 3 phân xưởng chính ra thì ở công ty việc trả lương cho công nhân ở bộ phận khác cũng được hạch toán vào chi phí nhân công tực tiếp. Đó là bộ phận : Tổ vệ sinh, tổ trông giữ xe đạp, nhà ăn. Các bộ phận này được trả lương theo ngày công lao động và được phân bổ vào các phân xưởng sản xuất chính. Mẫu biểu 2.7: Công ty TNHH JPC Việt Nam CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Tháng: 10/2007 Tên đơn vị: Tổ kéo sợi STT Tên SP (công việc) ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền Ghi chú 1 Sợi PP loại A (ngày thường) kg 7.340,9 370 2.716.133 2 Sợi PP loại B (ngày thường) kg 931,9 270 251.613 3 Sợi PP loại A (chủ nhật) kg 290,0 3.559,66 154.845 4 Sợi PP loại B (chủ nhật) kg 475 270 19.238 5 Trách nhiệm tổ trưởng c 24,00 1,500 36.000 6 Tiền ăn ca đ 8.599,3 15,2 130.709 7 Trách nhiệm tổ phó đ 24,0 20.000 8 Công lễ đ 67.038 Cộng 3.395.576 Khấu trừ BHXH, BHYT Lương CB 5% BHXH 1% BHYT Cộng Công lễ 1 Nguyễn Hồng Lam 373.800 16.690 3.738 22.428 14.377 2 Lê Hữu Tuyến 373.800 18.690 3.738 22.428 14.377 3 Vương Văn Hà 331.800 16.590 3.318 19.908 12.762 4 Chu Hưng Tùng 331.800 16.590 3.318 19.908 12.762 5 Nguyễn Văn Chiến 331.800 16.590 3.318 19.908 12.762 Cộng 1.743.000 87.150 17.430 104.508 67.038 Thực lĩnh 3.290.996 (Bằng chữ: Ba triệu hai trăm chín mươi nghìn chín trăm chín sáu đồng) Ngày 31/10/2007 Phụ trách xưởng I K.toán TL TCLĐ KT trưởng GĐCông ty (ký tên) (ký) (ký) (ký) (ký) + Tiền lương nghỉ phép : ở công ty, tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chiếm tỉ trọng ít vì công nhân thường làm theo hợp đồng nên họ muốm hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng đã ký. Vì vậy, ngay trong tháng 10 năm 2007 kế toán đã trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân vào chi phí trong tháng theo kế hoạch nghỉ phép của năm. do đó các tháng tiếp theo không phát sinh các khoản mục này trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp + Các khoản trích theo lương: trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phi công đoàn (KPCĐ):trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất với 1 tỷ lệ thống nhất theo chế độ quy định. Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành ở từng sổ, kế toán tính khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tỷ lệ như sau: + 20% BHXH được trích theo lương, trong đó 15% BHXH được hạch toán vào giá thành ( người lao động phải trả ), 5% BHXH người lao động phải nộp ( tính trên tiền lương cơ bản ). Hàng tháng khoản này sẽ được khấu trừ ngay khi lĩnh lương. + 2% KPCĐ được tính trên tiên lương thực tế của công nhân sản xuất và được hạch toán vào giá thành. + 3% BHYT được tính theo lương cơ bản, trong đó 1% được trừ vào chi phí, 2% tính vào giá thành sản xuất. Như vậy, 19% được tính vào chi phí trong kỳ, 6% người lao động chịu * Trình tự hạch toán : - Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, kế toán tổng hợp sẽ tính ra số tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân sản xuất ( theo cách tính tiền lương đã nhập vào máy ở phần tính cho từng công nhân trực tiếp sản xuất ) để ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK334, sổ cái TK 622 ( mẫu biểu 08 ) theo định khoản : Nợ TK 622 : 212.382.000 Có TK 334 : 212.383.000 Vì công ty không lập bảng phân bổ lương và BHXH nên số liệu trên không được ghi vào sổ chi tiết TK 622 cho các phân xưởng mà được ghi trên sổ cái TK 622. - Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ : Theo chế độ quy định chỉ trích vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 19% trên tiền lương thực tế và tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng. Song, trên thực tế tại công ty đã trích nộp phần BHXH ,BHYT, KPCĐ trên tiền lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất cả quý IV ( xem mẫu biểu 2.8 ). Căn cứ vào tiền lương cơ bản, tiền lương thực tế trên bảng thanh toán lương, bảng chấm công, kế toán tính ra số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí trong kỳ. Số liệu này được kế toán ghi trên sổ nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 622 : 76.519.119 Có TK 3382 : 5.460.054 Có TK 3383 : 62.699.175 Có TK 3384 : 8.359.89 Cùng với việc phản ánh vào sổ nhật ký chung, nghiệp vụ trên còn được chuyển ghi vào sổ cái TK622, TK 3382, TK 3383, TK 3384. - Cuối tháng, căn cứ số phát sinh bên nợ TK 622, máy tự động kết chuyển sang sổ cái TK154 theo định khoản: Nợ TK154 :288.901.119 Có TK622 :288.901.119 Toàn bộ tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất trực tiếp tập hợp trên sổ cái TK622 (xem mẫu biểu 08). 2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung * Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến chi phí phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất khi phát sinh các chi phí về tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân viên quản lý ở các phân xưởng, tổ đội, chi phí về khấu hao TSCĐ. Để theo dõi các khoản phí này kế toán sử dụng TK627- chi phí sản xuất chung, mở chi tiết cho từng phân xưởng và chi tiết thành các khoản mục. Do đặc điểm tổ chức của công ty bao gồm 3 phân xưởng sản xuất chính nên khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành (18%- 20% ) bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ: Đây là khoản mục dùng chung cho phân xưởng gồm các chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, những chi phí dùng để sửa chữa, quản lý máy móc thiết bị, các chi phí về nhiên liệu(dầu, mỡ,…),vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng (giấy, bút), quần áo bảo hộ lao động dùng cho nhân viên phân xưởng, giẻ lau máy sản xuất,… + Chi phí nhân viên phân xưởng: Khoản chi này ở công ty này bao gồm: Lương chính, lương phụ, tiền lương cho bộ phận quản lý phân xưởng như: kế toán phân xưởng, nhân viên bộ phận OTK, quản đốc phân xưởng. Đối với tiền lương cho bộ phận quản lý phân xưởng được công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có gắn với mức độ hoàn thành sản xuất kinh doanh trong kỳ của từng phân xưởng. Nghĩa là, nếu việc sản xuất sản phẩm nhiều hơn mức quy định thì được trả mức cao hơn so với đơn giá ngày công định mức và ngược lại. Đối với khoản mục này, công ty không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng mà toàn bộ các khoản trích này sẽ được tính chng với chi phí tiên lương và ghi trực tiếp vào TK 6271. *Chi phí dịch vụ mua ngoài : Khoản chi dịch vụ mua ngoài ở công ty gồm khoản chi về điện, nước. Tại công ty do không có bộ phận sản xuất điện, nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nên toàn bộ hệ thống điện, nước được công ty mua từ bên ngoài chi nhánh điện Hà Nam và chi nhánh cung cấp nước Hà Nam + Chi phí khấu hao tài sản cố định ( TSCĐ ) : Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung, bao gồm phần khấu hao cơ bản của toàn bộ TSCĐ phục vụ cho sản xuất ở các phân xưởng như : nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Toàn bộ công ty có khoảng 75 máy móc phục vụ sản xuất thì đã có một số máy móc thiết bị đã khấu hao hết, tuy nhiên vẫn còn khả năng sử dụng. Hiện nay công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng ( theo quyết định 166/1999/QĐ- BTC). Công ty xác định nguyên giá của TSCĐ và thời gian sử dụng của TSCĐ đó ( tính theo năm ) để xác định mức trung bình hàng tháng theo công thức : Mức trích khấu hao trong tháng = Nguyên giá Thời gian sử dụng/ 12 tháng (Công thức trên sẽ được kế toán nhập vào máy để tính phần khấu hao) Đối với trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, đầu năm phòng quản lý cơ giới đơn vị sẽ căn cứ vào tình hình thực tế trong năm trước, căn cứ tình hình thực tế trong năm sản xuất để lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, trình công ty duyệt. Sau đó căn cứ vào kế hoạch được duyệt, đơn vị lập dự toán sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành trích hàng tháng theo sản lượng thực hiện. Khi chi phí sửa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành trích vào giá thành, nếu trích thiếu thì trích thêm, nếu trích thừa sẽ giảm giá thành. Hàng tháng kế toán tổng hợp sẽ tính toán số tiền khấu hao của từng TSCĐ trên sổ khấu hao ( mẫu biểu 2.9 ), lập bảng chi tiết phân bổ khấu hao ( mẫu biểu 2.10 ), bảng tổng hợp phân bổ khấu hao ( mẫu biểu 2.11 ). Số liệu này là căn cứ để ghi vào sổ cái TK 627 ( mẫu biểu 2.16 ), sổ chi tiết TK 6274. + Chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng : Đây chính là khoản công nhân phải bồi thường do sản xuất sản phẩm hỏng, không đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định ngoài định mức cho phép và vi phạm hợp đồng lao động như : Trong công ty lại không mặc quần áo bảo hộ lao động ,… Toàn bộ chi tiết này phát sinh được kế toán ghi giảm chi phí sản xuất chung vào bên có TK 627. Cuối tháng căn cứ vào phiếu báo sản phẩm hỏng do bộ phận OTK chuyển lên, căn cứ vào tỷ lệ thiệt hại để tính ra giá trị thiệt hại thực tế trừ vào lương của nhân viên làm hỏng sản phẩm. Ví dụ : Căn cứ vào phiếu báo sản phẩm hỏng do bộ phận OTK chuyển lên như sau : ( xem mẫu biểu 2.12 ). ở tổ dệt của công ty: - Giá trị 1 kg sợi theo đúng tiêu chuẩn là : 10.461 đ/ kg. - Tỷ lệ giá trị thiệt hại là : 80%. - Số sợi dệt hỏng : 60 kg. Vậy giá trị thiệt hại bắt công nhân bồi thường là : 10.461 * 80% * 60 kg = 502.128 ( đồng ) + Chi phí khác bằng tiền : Khoản này bao gồm toàn bộ số tiền mà công ty chi ra trong tháng để trả cho các khoản như : thuê nhà xưởng, trụ sở ,… để phục vụ cho bộ phận quản lý phân xưởng.và trình tự kế toán riêng. * Trình tự kế toán : + Chi phí nhân viên phân xưởng : Việc tính tiền lương cho nhân viên phân xưởng cũng tương tự như công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 6271 ( mẫu biểu 2.13 ) do kế toán phân xưởng gửi lên, kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cũng của cả quý IV rồi chuyển ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 6271 : 29.748.600 Có TK 334 : 20.804.791 Có TK 338 : 8.943.809 ( TK 3382 : 1.232.000 TK 3383 : 7.586.565 TK 3384 : 125.244 ) Do không lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương nên toàn bộ khoản trích của bộ phận nhân viên QLPX được ghi trực tiếp vào sổ cái TK 6271 ( mẫu biểu 2.13) + Chi phí dụng cụ sản xuất : Tương tự các chi phí vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm khi phát sinh nhu cầu sử dụng vật liệu ( dụng cụ sản xuất ) cho sản xuất chung, bộ phận có nhu cầu sẽ viết phiếu yêu cầu lĩnh vật tư. Căn cứ vào phiếu này ( do phòng tạp vụ xưởng mang lên ) phòng vật tư sẽ viết phiếu xuất kho. Hàng ngày kế toán vật tư sẽ xuống kho để viết phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vật tư để đối chiếu với thẻ kho, ký xác nhận số tồn. Sau khi đã kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, kế toán vật tư sẽ chuyển cho kế toán tổng hợp. Như vậy, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng kê xuất kho, căn cứ vào đơn giá bình quân gia quyền đã nhập vào máy của từng thứ, loại vật liệu, kế toán tính giá trị tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng mà không chi tiết cho phân xưởng nào.Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung ( mẫu biểu 2.18 ) theo định khoản : Nợ TK 627 ( 6273 ) Có TK 152 Cùng với việc ghi sổ nhật ký chung, nghiệp vụ trên còn được ghi vào sổ cái TK 627, sổ chi tiết TK 6273 và sổ chi tiết TK 152. Tuy nhiên khoản Mẫu biểu 2.13: Công ty TNHH JPC Việt Nam SỔ CÁI TẢI KHOẢN - CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng Tháng 10/2007 Số dư đầu kỳ: Chứng từ Ngày ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư Số Ngày PB 101 31/10/2007 31/10/2004 PB tiền lương bộ phận QLPX sang chi phí NVQLPX T10/01 334 20.804.791 KP 101 31/10/2007 31/10/2007 Trích KPCĐ bộ phận NVQLPX T10/2007 3382 1.232.000 XH 101 31/10/2007 31/10/2007 Trích BHXH bộ phận NVQLPX T10/2007 3383 7.586.565 YT 101 31/10/2007 31/10/2007 Trích XHYT bộ phận NVQLPX T10/2007 3384 125.244 KC 103 31/10/2007 31/10/2007 KC CPSXC sang CPSXKDD tháng 10/2007 154 29.748.600 Tổng phát sinh 29.748.600 29.748.600 Số dư cuối kỳ: Ngày 31/10/2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký) mục này đã được kế toán công ty hạch toán trực tiếp vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ghi trên sổ cái TK 621. +Chi phí khấu hao TSCĐ : Cuối tháng căn cứ vào sổ tính khấu hao TSCĐ, máy tính tự luân chuyển đến bảng chi tiết phân bố khấu hao ( số liệu chi tiết trên bảng chi tiết phân bổ khấu hao ( mẫu biểu 2.10 ) và được ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản sau: Nợ TK 6274 : 55.634.693 Có TK 214 : 55.634.693 Cùng với việc ghi sổ nhật ký chung, nghiệp vụ này còn được ghi vào sổ cái TK 627 ( mẫu biểu 2.16) Sổ cáiTK 214 vào sổ chi tiết TK 6274. + Chi phí dịch vụ mua ngoài : Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty được hạch toán căn cứ vào các hoá đơn thu tiền điện, nước dùng trong tháng, phiếu chi tiền mặt cho khoản này, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài rồi ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản sau: Nợ TK 6277 : 205.453.373 Có TK 111 : 205.453.373 Cùng với việc phản ánh vào sổ nhật ký chung, nghiệp vụ này còn được phản ánh trên sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6277 (mẫu biểu 2.14), sổ cái TK 111. + Chi phí khác bằng tiền : Là những chi phí mà công ty chi ra để mua tạp vụ, thuê trụ sở, nhà xưởng và sửa chữa thường xuyên, khoản mục này được hạch toán như sau: Mẫu biểu 2.10: Công ty TNHH JPC Việt Nam SỔ CHI TIẾT PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 10/2007 Tên tài sản Tài khoản ghi Nợ và đối tượng sử dụng Tài khoản ghi Có Tên Số hiệu 2141 2142 2143 6274 Nhà xưởng sửa chữa CS1 21120104-01 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ Hàng rào CS1 21120104-02 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ Nhà xưởng sản xuất tại HB 21120104-07 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 2.906.243 Máy dệt tròn CS3 số 1 21132303-01 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 1.182.000 Máy dệt tròn CS3 số 2 21132303-02 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 1.182.000 Máy đùn kéo sợi CS3 21132303-17 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 4.900.000 Máy phức SJ - FMF - CS1 21132303-19 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 5.500.000 Máy in 3 mầu số 1 21132303-20 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 829.000 Giàn cuốn sợi CS2 21132303-57 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 1.336.890 ......................................... ................. ......................................... ............. Máy chia giấy 21132303-64 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 3.496.000 Tổng cộng 55.634.693 6424 Nhà làm việc 21120104-03 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ Xe Vonga - 28A0122 21141001-01 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ Máy tính ACER - ĐNA 21150101-01 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ 850.000 Máy tính COMPAQ - DESKPRO 21150102-01 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ Tổng cộng 850.000 Tổng cộng 56.484.693 Số tài sản trên đối tượng sử dụng: 72/2 Ngày 31/10/2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký) Mẫu biểu 2.11: Công ty TNHH JPC Việt Nam SỔ TỔNG HỢP PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 10/2007 TK ghi Nợ và đối tượng sử dụng TK ghi Có 6274 2141 2142 2143 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 55.634.693 6424 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ 850.000 Tổng cộng 56.484.693 Tổng số đối tượng sử dụng: 2 Ngày 31/10/2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký) (ký) - Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt, kế toán sẽ ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 6278 : 9.572.350 Có TK 111 : 9.572.350 Cùng với việc ghi vào sổ nhật ký chung, định khoản trên còn được phản ánh vào sổ cái TK 627 và sổ chi tiết 6278 ( mẫu biểu 2.15), sổ cái TK 1111. - Khoản bắt công nhân bồi thường thiệt hại : Công ty hạch toán khoản mục này như sau : Cuối tháng căn cứ vào các phiếu báo sản phẩm hỏng của từng tổ do bộ phận OTK gửi lên, kế toán tính tổng số tiền công nhân phải bồi thường và được ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 111 : 1.086.500 Có TK 6278 : 1.086.500 Cùng với việc ghi vào sổ nhật ký chung, nghiệp vụ này còn được ghi vào sổ cái TK 111, sổ cái TK1388, sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6278 (mẫu biểu 2. 15). Sau khi vào sổ chi tiết TK 6278 theo 2 định khoản trên, kế toán tiến hành tính toán bù trừ giữa số phát sinh Nợ và số phát sinh Có TK 6278 để tính ra số chênh lệch rồi kết chuển sang sổ cái TK 154 theo định khoản sau : Nợ TK 154 : 8.458.850 Có TK6278 : 8.458.850. 2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang. * Nội dung: Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của công ty được tập hợp theo 3 khoản mụ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5119.doc
Tài liệu liên quan