Hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoáI quốc tế tại Ngân hàng công thương Việt Nam

mục lục Phần mở đầu 1 Chương1: Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên tTHĐQT tế tại Ngân hàng thương mại 4 1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 4 1.1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại 6 1.1.2.1 Kinh doanh dựa trên chênh lệch giá 6 1.1.2.2 Kinh doanh dựa trên biến động giá 6 1.1.2.3 Các hoạt động bảo hiểm 8 1.2 Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT của NHTM 9 1

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoáI quốc tế tại Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2.1 Tỷ giá và sự biến động tỷ giá trên TTHĐQT 9 1.2.1.1 Thị trường hối đoái quốc tế 9 1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái 10 1.2.1.3 Sự biến động tỷ giá trên TTHĐ 13 1.2.2 Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHTM 18 1.2.2.1 Phương pháp cơ bản (Fundamental Approach) 18 1.2.2.2 Phương pháp kỹ thuật đồ thị (Technical Approach) 31 1.2.2.3 Phương pháp Giá trị đối mặt rủi ro (Value at risk_VAR) 38 1.2.2.4 Cảm nhận thị trường (Market Feeling) 40 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá. 41 1.3.1 Nhân tố chủ quan 41 1.3.2 Nhân tố khách quan 44 Chương 2: Thực trạng phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT tại NHCTVN 46 2.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCTVN 46 2.1.1 Giới thiệu chung 46 2.1.1.1 Hoạt động kinh doanh của NHCTVN 48 2.1.1.2 Kết quả kinh doanh 50 2.1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCTVN 52 2.1.2.1 Phòng KDNT 52 2.1.2.2 Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nước 54 2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thị trường quốc tế 56 2.2 Thực trạng phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT tại NHCTVN 59 2.2.1 Phân tích dự báo biến động tỷ giá trong hoạt động KDNT của NHCTVN 59 2.2.1.1 Các bước cơ bản của giao dịch KDNT 59 2.2.1.2 Vai trò của phân tích dự báo biến động tỷ giá trong hoạt động KDNT của NHCTVN 60 2.2.2 Các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN 62 2.2.2.1 Dự báo theo các thông tin kinh tế xã hội ảnh hưởng đến biến động tỷ giá 63 2.2.2.2 Phương pháp kỹ thuật đồ thị 64 2.2.2.3 Cảm nhận thị trường 65 2.3 Đánh giá hiệu quả phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN 66 2.3.1 Nhận xét về đặc điểm các phương pháp phân tích dự báo 66 2.3.2 Những kết quả đạt được 67 2.3.3 Hạn chế 69 Chương 3 : giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên tTHĐQT tại NHCTVN 72 3.1 Định hướng hoạt động của NHCTVN 72 3.1.1 Định hướng chung 72 3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ 73 3.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT tại NHCTVN 75 3.2.1 Nhóm giải pháp tổ chức hành chính 75 3.2.1.1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc áp dụng các phương pháp phân tích dự báo trong hoạt động KDNT 75 3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động các Phòng Ban 76 3.2.1.3 Hoàn thiện cơ cấu các bộ phận trong Phòng kinh doanh ngoại tệ 79 3.2.1.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ năng động có trình độ đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ 80 3.2.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ 83 3.2.2.1 áp dụng đúng bản chất phương pháp cơ bản 83 3.2.2.2 Nghiên cứu thêm nhiều phương pháp thuật đồ thị 84 3.2.2.3 Kết hợp đồng thời nhiều phương pháp phân tích trong dự báo biến động tỷ giá. 84 3.2.2.4 áp dụng các biện pháp quản lí‎ rủi ro tỷ giá 85 3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 87 3.2.3.1 Mở rộng quan hệ với các NHTM nước ngoài hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế. 87 3.2.3.2 Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất công nghệ, trang bị hệ thống giao dịch và xử l‎ thông tin tiên tiến hiện đại 89 3.2.3.3 Tạo cơ chế thoáng khuyến khích vật chất kịp thời 91 3.3 Một số kiến nghị với NHNN 91 3.3.1 NHNN cần có giải pháp thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại tệ trong nước 91 3.3.2 Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lí rủi ro hối đoái trong hoạt động của các NHTM 93 3.3.3 Hỗ trợ các NHTM trong lĩnh vực thông tin nghiên cứu thị trường 94 Kết luân 96 danh mục Hình vàbảng biểu hình 1: Xác định tỷ giá cân bằng Hình 2: Biến động tỷ giá dưới tác động của thu nhập tương đối Hình 3: Xác định tỷ giá theo lợi tức dự tính Hình 4: Biến động tỷ giá theo tác động của lợi tức dự tính Hình 5: Biến động tỷ giá theo tác động của lãi suất Hình 6: Biến động tỷ giá theo tác động của lạm phát Hình 7: Mô hình đồ thị song đỉnh Hình 8: Mô hình đồ thị song đáy Hình  9: Đường biểu diễn mô hình MACD Hình  10: Đường biểu diễn mô hình MM Hình  11: Đồ thị biểu diễn dao động tỷ giá USD/CHF Hình 12: Tăng vốn điều lệ NHCTVN Hình  13: Tăng trưởng vốn huy động và tổng TS của NHCTVN Bảng 1: Tính tỷ giá cân bằng GBP/USD theo quy luật P.P.P Bảng 2: Lợi nhuận của NHCTVN từ năm 2000-2004 Bảng 3: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm Bảng 4: Tỷ trọng thu từ kinh doanh ngoại tệ so với tổng thu Bảng 5: Báo cáo doanh số KDNT theo từng nghiệp vụ năm 2004 Bảng 6: Doanh số mua bán ngoại tệ mạnh khác Bảng 7: Doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế Từ Viết tắt GDV Giao dịch viên KDNT Kinh doanh ngoại tệ NHCTVN Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước TTHĐ Thị trường hối đoái TTQT Thanh toán quốc tế TTHĐ Thị trường hối đoái Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thị trường hối đoái ngày nay đã phát triển tới trình độ rất cao trở thành một thi trường tài chính hoàn hảo và sôi động nhất. Sự phát triển của thị trường hối đoái quốc tế đã mở ra cho các Ngân hàng thương mại những cơ hội mới trong hoạt động kinh doanh. Nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại có cơ sở hoạt động là sự biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái. Để tận dụng cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, cũng như quản trị rủi ro hối đoái, khó khăn của các NHTM là phải dự báo được sự biến động tỷ giá. Việc áp dụng các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế nhằm mục đích đưa ra được các kết luận dự báo có độ chính xác cao. Kết luận dự báo biến động tỷ giá là cơ sở ra quyết định kinh doanh của các cán bộ giao dịch, từ đó tác động trực tiếp tới kết quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đồng thời, thông qua độ hoàn thiện các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá được áp dụng, các NHTM thể hiện tính chuyên nghiệp của mình trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Là một Ngân hàng thương mại Quốc doanh lớn của Việt nam, Ngân hàng công thương Việt nam đã và đang nghiên cứu, áp dụng các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái Quốc tế. Thực tế cho thấy phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại Phòng Kinh doanh ngoại tệ của NHCTVN trong thời gian qua đã được áp dụng phục vụ cho hoạt động KDNT và bước đầu thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đưa ra được những kết luận dự báo có độ chính xác cao vì vậy chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của hoạt động KDNT. Do vậy, việc phân tích thực trạng, nghiên cứu tìm ra giải pháp hoàn thiện các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái Quốc tế hiện đang áp dụng tại NHCTVN là một yêu cầu cấp bách. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu về phương pháp phân tích nhằm dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái Quốc tế. Phân tích thực trạng các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: - Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế. - Thực trạng phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế tại NHCTVN. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN Phạm vi nghiên cứu: phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế tại NHCTVN từ năm 1995 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để luận giải và phân tích các vấn đề lí luận và thực tiễn, trong luận văn đã vận dụng các quy luật của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp xác suất thống kê. 5. Đóng góp của luận văn Thứ hai: Tìm hiểm thực trạng phương pháp phân tcíh dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN. Đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế của các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế tại NHCTVN. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế tại NHCTVN Thứ tư: Đưa ra một số kiến nghị với NHNN Việt nam 6. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày trong 3 chương nội dung: Chương 1: Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT tại NHCTVN Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT tại NHCTVN. Chương 1: Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế tại Ngân hàng thương mại Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại Khái quát về Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính nhân tiền gửi và sử dụng để cho vay kiếm lời. Với tư cách là một tổ chức tín dụng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. NHTM có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, như: vai trò trung gian, vai trò thanh toán, vai trò người bảo lãnh, đại lý. Các hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm: - Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Lịch sử cho thấy rằng một trong những nghiệp vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ. NHTM đứng ra mua, bán một loại tiền này, chẳng hạn USD lấy một loại tiền khác, ví dụ EUR hay JPY và hưởng phí dịch vụ. - Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương, những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt. - Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. - Cung cấp các tài khoản giao dịch: Một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi này được sem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghệ ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn. - Cho vay tiêu dùng: Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ cho rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Ngày nay, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng trung thành tiềm năng. - Quản lý tiền mặt: Đây cũng là một nghiệo vụ mới của NHTM, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Ngày nay, do xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thị trường hối đoái quốc tế đã phát triển đến trình độ rất cao và mở ra cho các NHTM những hướng kinh doanh mới hấp dẫn. Bên cạnh việc tăng nhanh về doanh số giao dịch, thị trường ngoại hối quốc tế còn phát triển mạnh khi tạo ra nhiều loại hình nghiệp vụ mới mẻ, phức tạp hơn, tinh vi hơn, hàm chứa lượng chất xám cao hơn và cũng trở nên rủi ro hơn. Do đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng trở thành một nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với các hình thức cụ thể đó là các hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ dựa trên các tỷ giá đã được xác định sao cho có lợi. 1.1.2.1 Kinh doanh dựa trên chênh lệch giá: Ngân hàng trên cơ sở lợi thế của mình là một nhà kinh doanh tiền tệ sẽ yết đồng thời giá mua và giá bán đối với một loại tiền nào đó. Khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán có thể hiểu đơn giản là lãi thu được từ hoạt động kinh doanh đó. Hình thức kinh doanh này sẽ ít rủi ro vì giá bán sẽ được ngân hàng yết cao hơn so giá thị trường, và cũng vậy giá mua sẽ được yết thấp hơn giá thị trường sao cho Ngân hàng sẽ luôn thu được lợi. Đối tượng khách hàng mà Ngân hàng nhắm tới là các NHTM đối tác, công ty xuất nhập khẩu, các tổ chức, quỹ và thậm chí là cá nhân có nhu cầu về ngoại tệ, trong đó các công ty là khách hàng chủ yếu. 1.1.2.2 Kinh doanh dựa trên biến động giá: Đây có thể coi là hoạt động tự doanh, theo thuật ngữ quốc tế có thể coi là hoạt động đầu cơ (speculate). Đầu cơ là hoạt động mở một trạng thái ngoại tệ với mục đích kiếm lời và gắn liền với những rủi ro của sự dao động về giá của ngoại tệ đó. Nhà đầu cơ sẽ nắm giữ một trạng thái ngoại tệ và trông chờ vào xu hướng biến động giá của ngoại tệ đó. Chỉ có một trong hai trường hợp có thể xảy ra, giá của ngoại tệ biến động có lợi hoặc không có lợi đối với trạng thái mà nhà đầu cơ đang nắm giữ. Đặc biệt, nhà đầu cơ sẽ không tạo ra bất kỳ một trạng thái nào nữa để làm giảm hoặc triệt tiêu toàn bộ tính rủi ro của trạng thái đang nắm giữ. Vì vậy, nhà đầu cơ luôn có cơ hội thu lợi nhuận khi xu hướng biến động giá có lợi và luôn phải đối mặt với rủi ro khi xu hướng biến động ngược chiều. Cần phân biệt việc nắm giữ một trạng thái ngoại tệ với việc nắm giữ ngoại tệ. Việc nắm giữ một loại ngoại tệ cũng giống khi ta mua và giữ một loại hàng hóa hay cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, trong trường hợp này ta chỉ trong chờ vào sự lên giá của cổ phiếu hay đồng tiền đó. Còn trạng thái ngoại tệ thì có tính linh hoạt cao hơn. Trạng thái ngoại tệ bao gồm cả hai loại: mua (long position) và bán (short position). Việc quyết định nắm giữ trạng thái mua hay trạng thái bán tuỳ thuộc vào dự báo biến động giá mà nhà đầu cơ đưa ra. Có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau: Hiện tại tỷ giá đang là 1EUR=1.2910 USD và EUR đang có xu hướng lên giá. Ta mở một trạng thái mua 1triệu EUR và phải trả 1.291.000 USD. Chỉ cần 2-3 giây sau, tỷ giá đã có thể thay đổi thành 1EUR=1.2920USD, ta đóng trạng thái Mua EUR tức là đem bán 1triệu EUR đi và nhận 1.292.000USD, như vậy ta đã có một khoản lãi ban đầu là 1.000USD chỉ trong khoảng thời gian 2 giây. Hoạt động kinh doanh theo hình thức này còn có thêm một lợi thế đó là: đây là loại hình kinh doanh không cần bỏ vốn trực tiếp. Có thể hiểu đơn giản như sau: tuy mang tiếng là kinh doanh EUR nhưng thực chất trên Tài khoản EUR chúng ta không cần có 1 đồng EUR nào hết. Số dư ban đầu của TK là 0, sau khi mua/bán, 1 triệu EUR về bù trừ cho 1 triệu EUR đi và số dư cuối của TK vẫn bằng 0. Cũng như thế đối với TK USD, 1.292.000USD về bù trừ cho 1.291.000USD đi và dôi ra 1.000USD tiền lãi. Thị trường ngoại hối ngày nay đã trở nên là thị trường linh hoạt, tự do và hoạt động sôi nổi nhất. Tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh chuyển đổi như: EUR, USD, GBP, JPY, AUD... thay đổi liên tục từng giây do luôn diễn ra sôi nổi các hoạt động mua bán 24/24h trong ngày. Đây chính là cơ hội để các bộ phận kinh doanh tỷ giá của các NHTM kiếm lời. 1.1.2.3 Các hoạt động bảo hiểm. Bảo hiểm trong kinh doanh ngoại tệ là phương pháp tác động đến những rủi ro về ngoại hối đối với những giao dịch liên quan đến hai loại tiền tệ. Ngược lại với hoạt động đầu cơ, bảo hiểm là hành động hạn chế hoặc làm triệt tiêu rủi ro về hối đoái của một trạng thái ngoại tệ đã mở. Một hành động bảo hiểm cũng khác với hành động đóng trạng thái ngoại tệ của nhà đầu cơ. Điều này có nghĩa là người bảo hiểm sẽ thực hiện một giao dịch trên thị trường hối đoái nhằm nắm giữ thêm một trạng thái khác, sao cho trạng thái này chịu sự tác động ngược chiều của sự biến động giá so với trạng thái cần bảo hiểm. Từ đó trạng thái ngoại tệ mới sẽ có tác dụng loại trừ một phần hoặc toàn bộ rủi ro hối đoái của trạng thái ngoại tệ cần bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm có thể chia thành hai hình thức: Loại bỏ rủi ro hối đoái (Immunization): Hình thức bảo hiểm này có tác động tương tự với việc đóng trạng thái trong đầu cơ. Nó sẽ làm triệt tiêu toàn bộ rủi ro hối đoái nhưng đồng thời nó cũng loại bỏ hoàn toàn cơ hội kiếm lời của việc nắm giữ trạng thái. Có thể lấy ví dụ về loại hình bảo hiểm này như: hợp đồng kỳ hạn _Forward, hợ đồng tương lai _Future. - Loại trừ rủi ro hối đoái (Hedging): Đay là hình thức bảo hiểm mở, người bảo hiểm sẽ thực hiện một giao dịch nhằm hạn chế lỗ một mức nhất định khi rủi ro xảy ra, nhưng khả năng sinh lời sẽ được để mở khi giá ngoại tệ biến động theo chiều hướng có lợi cho trạng thái nắm giữ. Hợp đồng quyền chọn (Option) là nghiệp vụ cơ bản của hình thức bảo hiểm này. Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên TTHĐQT của NHTM. Tỷ giá và sự biến động tỷ giá trên TTHĐQT. Thị trường hối đoái quốc tế. Thị trưòng hối đoái (Foreign Exchange Market): là nơi mà đồng tiền của một nước này được mua/bán bằng đồng tiền nước khác theo một tỷ lệ xác định. Đối với các nước kinh tế phát triển, các mối quan hệ cung cầu ngoại tệ đều được tập trung trên thị trường hối đoái một cách tự do và minh bạch. Trên thị trường hối đoái, người mua và người bán sẽ tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định các nội dung của hợp đồng giao dịch như: loại tiền trao đổi, số lượng trao đổi, tỷ lệ trao đổi, thời hạn thanh toán... Khác với các thị trường thông thường khác, nơi có sự phân biệt rạch ròi giữa tiền và hàng hóa, trên thị trường hối đoái tiền được đổi bằng tiền, tiền cũng đóng luôn vai trò của hàng hóa đem ra trao đổi. Trong một giao dịch hối đoái, khi ta mua một loại tiền này thì đồng thời cũng có nghĩa là ta bán loại tiền khác. TTHĐQT có quy mô lớn nhất trong các loại hình thị trường tài chính. Theo cuộc khảo sát vào tháng 4/2004 của Ngân hàng Bank Of International Settlements, khối lượng giao dịch trung bình trong một ngày trên TTHĐQT vào khoảng 1.900 tỷ USD, gấp khoảng 15 lần khối lượng giao dịch trên thị trường hàng hoá dịch vụ quốc tế. Một giao dịch thông thường trên thị trường hối đoái liên ngân hàng quốc tế có giá trị khoảng 5-10 triệu USD. Theo xu hướng quốc tế hóa quan hệ tài chính tiền tệ, TTHĐQT trở nên là một thị trường toàn cầu. Tất cả các đồng tiền chuyển đổi đều được đem ra giao dịch. Ba đồng tiền được giao dịch nhiều nhất đó là: USD, EUR, JPY. Theo đó cặp tiền được giao dịch nhiều nhất đó là EUR/USD (chiếm 30% khối lượng giao dịch trên thị trường), tiếp đến là USD/JPY (chiếm 20%) và GBP/USD (chiếm 11%), còn lại là các cặp tiền khác như: USD/CHF, USD/CAD, AUD/USD... 1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái. Khái niệm tỷ giá. Trong thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động chu chuyển vốn quốc tế đơn vị thanh toán không đơn giản là đồng nội tệ, và cần phải sử dụng các loại ngoại tệ. Từ đó nhu cầu tất yếu trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế là phải có sự so sánh giá trị và sức mua giữa đồng tiền trong nước với các loại ngoại tệ, và giữa các loại ngoại tệ với nhau. Quá trình này nhằm xác định một phạm trù vô cùng quan trọng trong các giao dịch hối đoái, đó là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái (exchange rate): là số lượng mà một đơn vị tiền tệ này có thể được mua bằng hoặc để bán lấy một số nhất định đơn vị tiền tệ khác, đó có thể coi là giá cả của một đồng tiền nước này tính bằng đồng tiền của nước khác. Tỷ giá cân bằng với quy luật cung cầu. Tỷ giá chính là giá cả của một đồng tiền, nó là một biểu hiện và phản ảnh giá trị của đồng tiền. Giống như bất kỳ một hàng hóa nào khác trên thị trường, giá cả của đồng tiền cũng được xác định theo quy luật cung cầu của đồng tiền đó. Trên TTHĐQT, mỗi đồng tiền chuyển đổi sẽ có một đường cầu và đường cung tương ứng. Tại bất cứ một thời điểm nào, với một quốc gia xác định, tỷ giá hối đoái sẽ được xác định bằng việc tác động qua lại giữa cầu về ngoại tệ với cung tương ứng ngoại tệ đó. Tại điểm mà hai đường cung cầu tiền tệ trên TTHĐ gặp nhau, ta xác định được tỷ giá cân bằng. Chúng ta tiếp cận cung cầu tiền tệ từ giác độ thị trường hối đoái để phân tích. Lấy ví dụ tỷ giá đồng EUR so với USD để giải thích sự cân bằng tỷ giá. Đường cầu đồng EUR trên thị trường hối đoái, cũng giống như các hàng hóa khác, sẽ có độ dốc âm. Điều này có thể lý giải rằng khi mà đồng EUR có giá trị thấp, các công ty và người dân Mỹ sẽ ưa thích mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ của khu vực đồng EUR, do đó mức cầu đồng EUR sẽ cao. Cầu đồng EUR sẽ xuất phát từ các hoạt động cơ bản sau đây của nền kinh tế Mỹ: Nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ từ khu vực Châu Âu, các nhà đầu tư Mỹ mua tài sản trong khu vực Châu Âu, và người dân Mỹ đi du lịch ở Châu Âu. Những nhu cầu của nền kinh tế Châu Âu đối với đồng USD sẽ được xem là cung của đồng EUR. Nguyên nhân là vì đây chính là số lượng đồng EUR cần thiét để đem ra đổi lấy đồng USD phục vụ cho các nhu cầu trên. Như vậy cung đồng EUR sẽ xuất phất từ những hoạt động cơ bản sau: Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ Mỹ, nhà đầu tư Châu Âu mua tài sản của nền kinh tế Mỹ, người dân Châu Âu đi du lịch nước Mỹ. Tỷ giá cân bằng được xác định tại giao điểm hai đường cung cầu, tại nơi mà mức cung tiền tệ bằng mức cầu tiền tệ trên thị trường hối đoái Hình 1: Xác định tỷ giá cân bằng Tỷ giá cân bằng tại điểm E có mức cung bằng mức cầu Niêm yết tỷ giá trên thị trường hối đoái Trên thị trường hối đoái quốc tế, tỷ giá của tất cả các đồng tiền chuyển đổi đều có thể được niêm yết công khai để giao dịch mua bán. Có hai cách yết tỷ giá hối đoái: yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. - Yết giá trực tiếp là phương thức định giá một đơn vị ngoại tệ có thể đổi bằng bao nhiêu đơn vị nội tệ (VD tại thị trường New York yết tỷ giá: 1EUR=1.2055USD) - Yết giá gián tiếp khi một đơn vị nội tệ được yết so với một số lượng đơn vị ngoại tệ (Ví dụ tại thị trường Frankfurt yết giá 1EUR=1.2065USD). Như vậy việc yết giá trực tiếp hay gián tiếp chỉ là sự đảo ngược vị trí, yết giá nghịch đảo lẫn nhau mà thôi. Sự khác nhau cũng chỉ là tươgn đối nếu xét theo tính chất địa lý. Cùng một hình thức yết giá, ví dụ EUR/USD=1,2055, thì sẽ là trực tiếp trên thị trường Mỹ, nhưng sẽ lại là gián tiếp trên thị trường EU. Đôi khi vì thói quen khác nhau trong sử dung phương thức yết giá trực tiếp hay gián tiếp, đã dẫn đến những bất đồng trong giao dịch. Vì vậy để thuận tiện trong giao dịch, cùng với xu hướng toàn cầu hóa của TTHĐ quốc tế, trong các giao dịch trên TTHĐ nói chung, ngày nay sử dụng phổ biến ba phương thức yết giá không phụ thuộc vào tính chất địa lý như sau: - Yết giá châu Âu (European quote): một số lượng đơn vị tiền tệ để đổi lấy một đơn vị USD. Hầu hết các loại tiền tệ chuyển đổi đều được yết giá theo phương thức này. - Yết giá theo đồng tiền Mỹ (American quote) : một số lượng đơn vị USD để đổi lấy một đơn vị tiền tệ khác. Các đồng tiền yết giá theo kiểu này chỉ gồm mấy loại sau: EUR (Euro), GBP (bảng Anh), IEP (đồng Pun Ailen), AUD (đôla úc) và NZD (đô la New Zealand) - Yết giá chéo (Cross rate): đây là hình thức yết giá không thông qua đồng USD. Ngày nay hình thức yết giá này cùng với các giao dịch chéo ngày càng trở nên phổ biến. Các ngân hàng cũng ưa thích yết giá chéo hơn vì như thế sẽ thu được khoản chênh lệch lớn hơn do thu gấp đôi chênh lệch giữa giá mua và bán . 1.2.1.3 Sự biến động tỷ giá trên TTHĐQT. Sự nhạy cảm của tỷ giá trên TTHĐQT. Trong thời kỳ đầu những năm 1970s, khi mà Hệ thống tiền tệ Bretton Woods bộc lộ rất nhiều hạn chế và đang trên đà đổ vỡ, các chuyên gia kinh tế đã nghiên cứu và ủng hộ một chế độ tỷ giá tự do thả nổi hoàn toàn theo quy luật thị trường. Các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình xác định tỷ giá và tin tưởng rằng nếu để cho tỷ giá được tự do xác định trên thị trường thì sẽ phản ánh được chính xác giá trị so sánh giữa các đồng tiền, đồng thời cũng sẽ không có những biến động lớn trong tỷ giá. Tuy nhiên theo thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Trong thời kỳ tiếp theo ngay sau đó, tỷ giá hối đoái trên thị trường lại rất dễ biến động và đôi khi biến động với biên độ rất lớn. Điều này ban đầu gây ngạc nhiên cho các nhà kinh tế và đã phủ định các mô hình mà họ đề ra. Có thể giải thích về sai lầm của những mô hình tỷ giá cũ là do chỉ chú trọng vào thị trường hàng hóa để xác định cách thức vận động của tỷ giá trong nền kinh tế. Dựa trên thị trường hàng hóa , với các nhân tố như: mức giá cả tương đối, biện pháp bảo hộ thuế quan và Côta... sẽ có tác động dần lên giá trị của đồng nội tệ, từ đó tác động làm thay đổi tỷ giá. Quá trình này sẽ phải diễn ra trong thời gian dài nên tỷ giá sẽ tương đối ổn định. Sự thất bại nhanh chóng của các mô hình này trong việc giải thích tính dễ biến động của tỷ giá đòi hỏi phải có những mô hình hợp lý hơn , phù hợp hơn với diễn biến thực tế trên thị trường hối đoái quốc tế. Các mô hình tỷ giá hiện đại khắc phục những hạn chế chỉ tập trung vào thị trường hàng hóa . Việc phân tích sự thay đổi trong tỷ giá đòi hỏi phải tính đến các nhân tố trên thị trường vốn, thị trường tài sản. Việc nghiên cứu về thị trường vốn, tài sản nhấn mạnh đến những thay đổi dự tính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thay đổi trong tỷ giá. Với cách tiếp cận này, thị trường hối đoái đã không còn chỉ là một bộ phận của thị trường hàng hoá, phục vụ cho thương mại Quốc tế nữa. Thị trường hối đoái trở thành bộ phận của thị trường tài chính, trong đó những dự đoán cho tương lai có liên quan đến thị trường sẽ biểu lộ tính dễ biến động rất mạnh của giá cả trên thị trường. Với cách tiếp cận hiện đại xem xét việc biến động tỷ giá trong việc phân tích kết hợp cả trên thị trường hàng hoá lẫn thị trường tài sản, cho ta thấy tỷ giá hối đoái sẽ phải chịu tác động từ rất nhiều yếu tố trong nền kinh tế. Thị trường hàng hoá vơi những nhân tố: mức giá cả, chênh lệch xuất nhập khẩu cán cân thương mại, thuế quan và cô ta. Thị trường vốn với những nhân tố như: lãi suất, lạm phát... Mối nhân tố có một tác động riêng lên cách thức vân động của tỷ giá trên thị trường hối đoái. Khi một nhân tố nào đó thay đổi sẽ tác động lên các lực lượng cung-cầu trên thị trường và nhanh chóng làm tỷ giá thay đổi. Tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian, khi đường cung và đường cầu dịch chuyển. Có thể nói rằng tỷ giá hối đoái cân bằng là giá trị so sánh thực giữa hai đồng tiền. Trong khi đó tỷ giá trên thị trường là giá cả của đồng tiền, giá cả phản ánh giá trị của đồng tiền thông qua một đồng tiền khác. Giá cả có thể lên xuống xoay quanh giá trị, và đó chính là sự biến động tỷ giá trên thị trường. Có hai hình thức bién động tỷ giá: - Biến động tỷ giá khi tỷ giá cân bằng không đổi. Các điều kiện tương quan của hai nền kinh tế chưa có những thay đổi đủ lớn, đường cung cầu tiền tệ trên TTHĐ vẫn được giữ nguyên và tỷ giá cân bằng chưa thay đổi. Lúc này tỷ giá trên thị trường vẫn biến động theo một biên độ nhất định xoay quay mức giá cân bằng. Sự biến động giá này chỉ liên quan đến sự thay đổi trong mức cung và mức cầu trên thị trường, hay chỉ là sự di chuyển trên đường cung hoặc cầu. - Biến động tỷ giá khi tỷ giá cân bằng thay đổi. Khi mà các yếu tố cấu tạo nên đường cung/cầu trên TTHĐ của một đồng tiền thay đổi, nó sẽ làm dịch chuyển đường cung và đường cầu, từ đó làm cho tỷ giá cân bằng thay đổi. Khi đó, tỷ giá trên thị trường sẽ có xu hướng biến động theo tỷ giá cân bằng. Đồng thời trong quá trình dịch chuyển theo tỷ giá cân bằng, tỷ giá trên thị trường vẫn không ngừng dao động quanh một quỹ đạo của mình do sự tác động của những thay đổi thường xuyên của mức cung cầu. Sự lên xuống tỷ giá _sự biến động tỷ giá_ chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế. Và ngược lại, trong một mối quan hệ biện chứng, sự biến động tỷ giá trực tiếp hoặc gián tiếp tác động trở lại các yếu tố đó. Chính sự biến động tỷ giá thể hiện tính nhạy cảm rất cao của thị trường hối đoái. Đo lường biến động tỷ giá. Khi yết tỷ giá, chúng ta luôn thấy xuất hiện hai loại tiền tệ, khác với trên thị trường hàng hoá thông thường với một bên là hàng và một bên là tiền. Tỷ giá trên thị trường hối đoái Quốc tế được tự do xác định theo quy luật cung_ccầu. Với một độ nhạy cảm rất cao của thị trường hối đoái quốc tế, các tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động liên tục, thay đổi theo từng giây. Việc lên xuống của tỷ giá sẽ được hiểu như sau. Qua một khoảng thời gian t xác định, một đồng tiền nào đó đổi được ít đi số lượng của một đồng tiền khác, thì ta nói đồng tiền đó đã bị giảm giá. Ngược lại nếu đổi được nhiều hơn số lượng dồng tiền khác thì đồng tiền đó đã tăng giá. Với khoảng thời gian t xác định, tỷ giá của hai thời điểm được đem so sánh với nhau để biết được đồng tiền này bị giảm giá hay tăng giá so với đồng tiền khác. Giả sử ban đầu tỷ giá là S, sau khoảng thời gian t tỷ giá thay đổi thành St, ta có hai cách đo lường sự biến động tỷ giá: (1) So sánh tuyệt đối: Việc thay đổi tỷ giá được đo theo số điểm (pip) s = St – S s là số điểm tuyệt đối mà tỷ giá đã thay đổi trong khoảng thời gian t. Một kết quả dương cho biết tỷ giá tăng, kết quả âm cho biết tỷ giá bị giảm. Phương thức đo này thường được sử dụng cho các cán bộ giao dịch kinh doanh trực tiếp trên thị trường. (2) So sánh theo tỷ lệ phần trăm: %s = (St – S)/S Phương thức đo lường này cho ta biết phần trăm thay đổi trong giá của một đồng tiền so với đồng tiền khác. Phương thức này thường được sử dụng trong các bản tin kinh tế vì nó giúp cho mọi người dễ hình dung về sự lên xuống tỷ giá. Ta lấy một ví dụ: tại thời điểm đầu ngày tỷ giá S là EUR/USD=1,2055. Tại thời điểm cuối ngày tỷ giá St là EUR/USD=1,2255. Ta có thể đo lường sự biển động tỷ giá của đồng EUR so với đồng USD như sau Thay đổi tuyệt đối: s= (1,2255-1.2055)=0,0200 tức là 200 diểm (pips) Thay đổi theo tỷ lệ phần trăm: %s = (1,2255-1,2055)/1,2055 = 0,0166 = 1,66% Như vậy sau một ngày dao động (thời gian t=1 ngày xác định) đồng EUR đã lên giá so với USD 200 đi._.ểm hay 1,66%. Chúng ta cần phân biệt việc đo lường EUR lên giá với việc đồng USD xuống giá. Kết quả tính toán trên không đồng nghĩa với việc đồng USD xuống giá 200điểm hay 1,66% so với đồng EUR. Để đo lường sự biến động giá của đồng USD so với EUR, trước hết ta phải tính ngược lại tỷ giá: Susd/eur = 1/1,2055= 0,8295 St = 1/1,2255 = 0,8160 Vậy USD đã giảm giá so với EUR là s=0.8160-0.8295=-0.0135 (135 điểm) %s = -0.0135/0.8295 = -1.63% Với công thức tính toán như trên, một sự thay đổi dương cho thấy đồng tiền được đo lường đã tăng giá, ngược lại một kết quả âm cho thấy đồng tiền đã giảm giá. Xét theo phần trăm thay đổi giá trị thì sự biến động của tỷ giá có con số tương đối nhỏ, nó thường thấp hơn đáng kể so với biến động giá các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Qua công tác thống kê quan sát thực tế ta thấy mức độ biến động tỷ giá trong ngày của EUR/USD là từ 100-150 điểm (khoảng 1,5%), của GBP/USD từ 150-200 điểm (khoảng 1,8%). Điều này có thể lý giải bởi hai nguyên nhân: Thứ nhất : đứng sau một đồng tiền là sức mạnh kinh tế của cả một quốc gia, hoặc một liên minh, do đó giá trị của một đồng tiền luôn được đảm bảo và ổn định hơn. Thứ hai, các giao dịch trên thị trường OTC thường có giá trị rất lớn, vì vậy một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giá cũng dẫn đến một mức chênh lệch lớn. Ví dụ một giao dịch trung bình trên thị trường OTC có giá trị 5 triệu EUR, vậy nếu tỷ giá EUR/USD thay đổi 50 điểm sẽ dẫn tới một khoản lãi/lỗ là: d = 5.000.000 x 0,0050 = 25.000 USD Cách thức đo lường biến động tỷ giá. Trong giao dịch trên thị trường hối đoái Quốc tế, việc đo lường biến động tỷ giá thường được xác định theo khoảng thời gian 1 ngày. Do đặc điểm là thị trường toàn cầu, thời gian giao dịch diễn ra liên tục 24/24 giờ, để đo lường sự dao động tỷ giá trong một ngày, có hai cách thức đo được sử dụng: - Đo sự chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm mở cửa và đóng cửa (open-close): đo sự chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm mở cửa thị trường Wellingtons và tại thời điểm đóng cửa tính theo thị trường Mỹ, nó cho ta biết tỷ giá tăng hay giảm sau một ngày giao dịch. - Đo chênh lệch giữa mức cao nhất và thấp nhất của tỷ giá (Hi-low): Tỷ giá biến động liên tục trong một ngày giao dịch. Nó không chỉ biến động theo một chiều (chỉ lên giá hay chỉ xuống giá) mà có thể thay đổi xu hướng tuỳ vào tương quan của các lực lượng cung-cầu ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Kể từ thời điểm mở cửa, tỷ giá của một đồng tiền có thể tăng giá, sau đó lại giảm giá trở về gần với tỷ giá luc mở cửa, thậm chí thấp hơn. Vì vậy nếu chúng ta chỉ so sánh chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa sẽ không thấy hết được sự biến động trong ngày của tỷ giá. Việc so sánh giá cao nhất và giá thấp nhất phản ánh biên độ dao động thực tế trong một ngày của tỷ giá. 1.2.2 Phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá tại NHTM 1.2.2.1 Phương pháp cơ bản (Fundamental Approach). Dự báo cơ bản là phương pháp dựa trên mối quan hệ giữa các biến số kinh tế với tỷ giá hối đoái, dựa trên giá trị hiện tại của các biến số kinh tế, cùng với tác động lịch sử của chúng lên tỷ giá. Các biến số kinh tế được tập hợp thành một bộ dữ liệu lớn để xây dựng một cách tiếp cân hoặc một mô hình nhằm dự báo biến động tỷ giá trong tương lai. Mục tiêu của dự báo cơ bản là xác định được một tỷ giá hối đoái cân bằng _Equilibrium exchange rate. Tỷ giá cân bằng sẽ được dùng để dự đoán hay xác định dấu hiệu kinh doanh (trading signals). Dấu hiệu kinh doanh được xuất hiện bất cứ khi nào có một sự khác biệt đáng kể giữa tỷ giá cân bằng dự báo với tỷ giá thực tế trên thị trường. Nhà phân tích dự báo phải xác định xem sự khác biệt này xuất phát do nguyên nhân nào, có phải là sự định giá không chuẩn của thị trường hay chỉ là sự biến động quá nhanh của tỷ giá thực tế theo xu hướng đúng của nó. Nếu nhà phân tích đưa ra kết luận rằng sự khác biệt là do định giá sai của thi trường, thì khi đó các dấu hiệu mua/bán được xác định theo nguyên tắc: sự biến động của tỷ giá trên thị trường sẽ có xu hướng quay về gần với tỷ giá cân bằng, phản ảnh đúng hơn giá trị của đồng tiền. Cụ thể là nếu tỷ giá cân bằng tính toán của một đồng tiền cao hơn tỷ giá hiện tại trên thị trường, thì dự báo được đưa ra là: tỷ giá trên thị trường sẽ có xu hướng biến động tăng lên, chúng ta nên nắm giữ trang thái Mua đồng tiền đó. Ngược lại, nếu tỷ giá cân bằng thấp hơn tỷ giá hiện tại thì có nghĩa trên thị trường đang định giá quá cao đồng tiền so với giá trị thực của nó, vì vậy dự báo trong tương lai tỷ giá sẽ giảm xuống. Phương pháp phân tích dự báo cơ bản có những ưu điểm như: - Phương pháp cơ bản tiến hành phân tích dựa trên cơ sở là mối quan hệ khoa học giữa sự biến động tỷ giá và các biến số kinh tế. Tỷ giá của một đồng tiền phản ánh sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Chính vì vậy các biến số kinh tế là nhân tố trực tiếp gây nên sự thay đổi trong tỷ giá. - Phương pháp cơ bản áp dụng các phương pháp phân tích toán học thống kê xác suất để đưa ra được các kết luận dự báo định lượng. Bên cạnh đó phương pháp cơ bản lại có những nhược điểm: - Thời điểm tác động không chắc chắn, đối với mỗi biến số kinh tế sẽ tác động đến sự biến động tỷ giá, nhưng thời điểm tác động thì không thể biết chính xác. - Ngoài việc dự báo biến động tỷ giá, ta còn phải đi dự báo cả những thay đổi trong biến số kinh tế. Vì vậy sẽ làm tăng sai số trong các kết luận dự báo. - Bỏ qua các nhân tố khác có liên quan: trong một mô hình dự báo chúng ta không thể lấy hết hoặc lấy nhiều biến số kinh tế. Vì vậy trong phương pháp cơ bản chỉ xét tác động của vài biến số và luôn có những giả định về sự không thay đổi của các biến số khác. (1) Các biến số kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến biến động tỷ giá Mức giá cả tương đối. Để có thể thấy được tác động của mức giá cả tương đối lên sự vận động của tỷ giá như thế nào, trước hết ta tìm hiểu về Thuyết ngang giá sức mua (Theory of purchasing power parity_P.P.P). theo thuyết P.P.P thì tỷ giá giữa bất kỳ hai đồng tiền nào sẽ được điều chỉnh tự động theo thị trường để phản ánh những thay đổi trong mức giá cả của hai quốc gia. Như vậy sự khác biệt giữa mức giá cả dẫn tới khác biệt giữa sức mua của hai đồng tiền, và những khác biệt này sẽ được cân bằng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Thuyết ngang giá sức mua hoạt động dựa trên cơ sở của một quy luật, đó là Quy luật một giá (Law of one price). Quy luật một giá dược phát biểu như sau: Tỷ giá hối đoái sẽ được xác định ở một mức duy nhất sao cho hàng hoá được bán ở bất kỳ nơi đâu trên khắp thế giới với cùng một giá quy đổi như nhau mà không tính đến hàng hoá đó do nước nào sản xuất nếu hàng hóa đó giống hệt nhau về chất lượng và tính năng. Ta lấy một ví dụ như sau: Giả sử tại Mỹ giá bán 1 tấn thép là 100USD. Trong khi đó cũng một tấn thép đó ở Nhật có giá bán là 10.000JPY. Quy luật một giá cho biết tỷ giá sẽ phải là: USD/JPY=10.000/100=100. Thuyết P.P.P là sự áp dụng quy luật một giá vào mức giá cả của hai nước. Nếu giá thép tại Nhật tăng lên 10% tức là 11.000JPY/1tấn thép, trong khi giá tại mỹ không thay đổi thì lúc này tỷ giá hối đoái sẽ phải thay đổi để điều chỉnh sự chênh lệch giữa sức mua của hai đồng tiền. Tỷ giá mới sẽ là USD/JPY=11000/100=110 Việc thay đổi mức giá cả tương đối thông qua thị trường hàng hóa sẽ tác động tới cung cầu tiền tệ trên thị trường hối đoái và được diễn giải như sau. Khi giá cả trong nước tăng lên thì cầu về hàng ngoại tăng, dẫn tới cầu ngoại tệ tăng, cung nội tệ tăng. Đường cung nội tệ có xu hướng dịch sang phải làm tỷ giá cân bằng trên thị trường giảm xuống. Tuy nhiên quá trình này phải diễn ra trong thời gian dài vì các nguyên nhân cơ bản như: giá cả châm biến đổi, cách tính chỉ số giá giữa các nước không hoàn toàn giốnh nhau, hàng hóa sản xuất ở các nước khác nhau cũng không hoàn toàn giống nhau... Vì vậy thuyết P.P.P sẽ chính xác hơn nếu xem xét đến mặt bằng giá cả của hai nước thay vì giá cả tương đối của từng mặt hàng cụ thể. Nhưng có thể kết luận: Về lâu dài một sự tăng lên mức giá cả của một nước (một cách tương đối so mức giá cả nước ngoài) làm cho đồng tiền nước đó giảm giá và ngược lại. Thu nhập tương đối Thu nhập tương đối giữa hai nền kinh tế cũng ảnh hưởng đáng kể lên tỷ giá hối đoái. Giả định rằng thu nhập trong nước tăng lên tương đối so với nước ngoài. Trong bối cảnh này, nhu cầu sử dụng hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài sẽ tăng lên làm cho cung nội tệ tăng trên thị trường hối đoái, đường cung dịch sang phải. Trong khi đó, cầu nội tệ giữ nguyên hoặc tăng ít hơn cung, đường cầu không đổi. Tỷ giá cân bằng sẽ có xu hướng giảm xuống trong dài hạn. Hình 2: Biến động tỷ giá dưới tác động của Thu nhập tương đối D S1 S2 E E1 Tỷ Giỏ Lãi suất thực tế. Lãi suất là nhân tố rất quan trọng trên thị trường vốn. Lãi suất đại diện cho khả năng sinh lời khi ta nắm giữ, đầu tư vào một đồng tiền nào đó. Về cơ bản, với một mức lãi suất cao và không có rào cản trong chu chuyển vốn quốc tế, thì đồng tiền đó sẽ có lợi thế trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư vào. Tuy nhiên , khi phân tích sâu hơn thì không phải lúc nào trường hợp này cũng xảy ra. Theo phương trình Fisher ta có: i = ir + pe i: lãi suất danh nghĩa ir: lãi suất thực tế pe : lạm phát Theo phương trình Fisher thì việc một lãi suất danh nghĩa cao còn do một trong hai nguyên nhân: lãi suất thực tế cao hoặc tỷ lệ lạm phát cao. Trước hết ta cố định tỷ lệ lạm phát để phân tích sự tác động của lãi suất thực lên sự biến động tỷ giá. Việc quyết định đầu tư voà đồng tiền nào đó phụ thuộc rất nhiều vào việc so sánh các lợi tức dự tính. Để đảm bảo cho sự cân bằng trên thị trường vốn, thị trường hối đoái, tỷ giá có thể được xác định dựa trên sự cân bằng các lợi tức dự tính giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Ta gọi: iD: lãi suất tiền gửi trong nước. RETD: lợi tức dự tính tiền gửi trong nước iF: lãi suất tiền gửi nước ngoài RETF: lợi tức dự tính tiền gửi nước ngoài E0: tỷ giá hiện thời Eet: tỷ giá dự tính tại thời điểm t Ta sẽ có: RETD = iD RETF = iF – (Eet - E0)/ E0 Điều kiện ngang giá lãi suất sẽ đảm bảo cho sự cân bằng trên thị trường vốn cũng như thị trường hối đoái: RETD = RETF . Trên đồ thị, điểm E giao nhau giữa hai đường lợi tức dự tính sẽ là tỷ giá cân bằng. Hình 3: Xác định tỷ giá theo lợi tức dự tính Khi lãi suất thực tế thay đổi, nó sẽ làm dịch chuyển các đường lợi tức dự tính, từ đó sẽ làm tỷ giá phải thay đổi theo để đạt được sự cân bằng trên thị trường. Một sự tăng lên của lãi suất tiền gửi trong nước iD sẽ làm đường lợi tức dự tính trong nước RETD dịch sang phải. Giả sư các yếu tố khác không thay đổi thì việc này sẽ làm cho tỷ giá có xu hướng tăng lên. Ngược lại, một sự tụt xuống của lãi suất trong nước iD sẽ làm dịch chuyển đường lợi tức dự tính RETD sang bên trái và làm tỷ giá giảm xuống. Hình 4: Biến động tỷ giá theo tác động của lợi tức dự tính Trong trường hợp lãi suất trong nước không đổi, lãi suất tiền gửi nước ngoài thay đổi cũng sẽ tác động trực tiếp làm thay đổi tỷ giá. Một sự tăng lên trong lãi suất tiền gửi nước ngoài iF sẽ làm dịch chuyển đường biểu diễn lợi tức dự tính tiền gửi nước ngoài RETF sang bên phải, việc này dẫn tới tỷ giá xu hướng giảm xuống. Ngược lại, khi lãi suất iF sụt giảm sẽ làm đường biểu diễn RETF dịch sang trái làm đồng nội tệ tăng giá. Chúng ta cũng có thể phân tích định tính theo cung-cầu tiền tệ trên thị trường hối đoái để thu được kết quả tương tự. Khi lãi suất tiền gửi trong nước tăng lên thì việc đầu tư vào đồng nội tệ sẽ trở nên hấp dẫn hơn. các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển đổi vốn để đầu tư vào đồng nội tệ. Cầu nội tệ tăng làm đường cầu nội tệ dịch sang phải và làm cho tỷ giá có xu hướng tăng lên. Hình 5: Biến động tỷ giá theo tác động của lãi suất D0 D1 S Tỷ giỏ Số lượng tiền tệ E0 E1 Lạm phát Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng tác động rất lớn tới nền sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện của lạm phát trong nền kinh tế đó là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hoá trên thị trường. Các nhà kinh tế luôn nói rằng: lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ. Trên giác độ thị trường vốn, lạm phát là một trong hai bộ phận cấu thành nên lãi suất danh nghĩa theo như công thức Fisher đã trình bày ở trên. Khi lãi suất danh nghĩa tăng lên do một sự tăng lên của lạm phát (với mức lãi suất thực không đổi) chúng ta sẽ có một kết quả phân tích khác với phần trên. Lạm phát tăng làm cho lãi suất danh nghĩa tăng và đường biểu diễn lợi tức dự tính tiền gửi trong nước RETD dịch sang phải. Lạm phát tăng có nghĩa là sức mua của đồng tiền giảm, vì vậy nó đồng thời cũng làm cho mức tỷ giá dự tính của đồng nội tệ giảm xuống. Mức giảm này sẽ lớn hơn so với sự tăng lên của lãi suất danh nghĩa. Tức là đường biểu diễn lợi tức dự tính tiền gửi nước ngoài RETF sẽ dịch phải nhiều hơn so với đường RETD. Kết quả là, với một mức tỷ giá đã cho, lợi tức dự tính về tiền gửi nước ngoài tăng nhiều hơn so với lợi tức dự tính về tiền gửi trong nước, dẫn tới tỷ giá có xu hướng giảm xuống. Hình 6: Biến động tỷ giá theo tác động của lạm phát Tỷ giỏ Lợi tức RETD1 RETD2 RETF1 RETF2 E1 E2 (2) Các phương pháp phân tích dự báo cơ bản. Phân tích dự báo dựa trên phạm vi mẫu đã thu thập (In sample forcasting). Phương pháp dự báo này tập trung phân tích dự báo biến động tỷ giá dựa trên cơ sở các số liệu các biến kinh tế đã thu thập được. Phương pháp này sẽ dùng những thông tin đã có để tính toán một tỷ giá cân bằng, từ đó dự báo xu hướng biến động của tỷ giá. Thời gian dự báo trong phạm vi ảnh hưởng của dữ liệu các biến số kinh tế ta đang có. Vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng dự báo tỷ giá của một thời kỳ. Ta lấy một ví dụ về việc dự báo tỷ giá theo sự tác động của Thuyết P.P.P. Ta có bảng dữ liệu về tình hình chỉ số CPI của hai nền kinh tế Anh và Mỹ như sau: Bảng 1: Tính tỷ giá cân bằng GBP/USD theo quy luật P.P.P Quý: Năm CPI US CPI UK IUS Lạm phát IUK Lạm phát Sf Tỷ giá cân bằng tính toán S Tỷ giá thực tế e Sai số 1:1997 153.2 173.3 - - 1.6448 1.6448 2:1997 154.1 176.0 0.00587 0.01558 1.6288 1.6650 -0.0362 3:1997 155.6 179.0 0.00973 0.01705 1.6528 1.6117 0.0411 4:1997 - - - - - - - Trong quý 1:1997 tỷ giá GBP/USD=1.6448, và ta coi như đây là tỷ giá cân bằng. Sang quý 2:1997 ta thu thập được các chỉ số CPI của hai nước và sử dụng thuyết P.P.P để tính toán tỷ giá cân bằng. IUS,1997:2 = (USCPI1997:2/USCPI1997:1) - 1 = (154.1/153.2) - 1 = 0.005875 IUK,1997:2 = (UKCPI1997:2/UKCPI1997:1) - 1 = (176/173.3) – 1 = 0.01558 Thay đổi tỷ giá do chênh lệch lạm phát là sF1997:2 = IUS,1997:2 - IUK,1997:2 = 0.005875 – 0.01558 = -0.00971 Tỷ giá cân bằng dự báo sẽ là SF1997:2 = SF1997:1 x [1 + sF1997:2] = 1.6448 x [1 – 0.00971] = 1.6288 e = SF1997:2-S1997:2 = 1.6288 – 1.6650 = -0.0362 Như vậy căn cứ vào kết quả tính toán ta có thể dự báo sự biến động tỷ giá trong thời kỳ nghiên cứu như sau. Tỷ giá cân bằng theo tinh toán là GBP/USD=1.6228 thấp hơn tỷ giá trên thị trường (GBP/USD=1.6650) một khoảng đủ lớn là 362 điểm. Sự khác biệt này là do thị trường hiện đang định giá không chính xác. Vì vậy tỷ giá đồng GBP so với USD có xu hướng biến động giảm xuống. Thực tế sang đến quý 3:1997 tỷ giá đã giảm xuống GBP/USD=1.6117, chứng minh cho kết luận dự báo trong Quý 2:1997 về biến động tỷ giá của chúng ta là đúng xu hướng. Tại thời điểm Quý 3:1997 ta có được các số liệu về chỉ số giá CPI trong quý. Tính toán tương tự ta sẽ được tỷ giá cân bằng tính toán trong quý 3:1997 sẽ phải là GBP/USD=1.6528 cao hơn tỷ giá trên thị trường (1.6117). Chúng ta có thể đưa ra dự báo là: Tỷ giá GBP/USD trên thị trường sẽ có xu hướng biến động tăng lên. Dự báo với phạm vi ngoài dữ liệu (Out of sample forcasting) Phương pháp Out_of_sample sử dụng dữ liệu hiện có để dự báo hành vi trong tương lai của tỷ giá. Cụ thể, chúng ta sẽ phải định hướng con đường biến động của tỷ giá ngoài phạm vi ảnh hưởng của bộ dữ liệu ta đang có. Nói chung, đối với mỗi biến số kinh tế, tại thời điểm hiện tại thì không dễ để biết được giá trị của nó trong thời điểm tiếp theo. Vì vậy, trong phương pháp Out-of-sample thì việc công nhận một số giả định về hành vi tương lai của các biến số kinh tế cơ bản là rất cần thiết. Trở lại với ví dụ ở trên, hiện tại là quý 3:1997, ta chưa có được số liệu của quý 4:1997. Vì vậy, để dự báo biến động tỷ giá trong quý 4:1997 ta phải dùng phương pháp Out-of-sample. Để tính toán được chỉ số lạm phát của hai nước trong quý 4:1997, ta giả định chỉ số lạm phát của thời kỳ sau sẽ chịu ảnh hưởng của thời kỳ trước theo một mô hình hồi quy như sau: IUS,t = aUS0 + aUS1 IUS,t-1 + eUS.t. IUK,t = aUK0 + aUK1 IUK,t-1 + eUK.t. Trong đó a là các hệ số tương quan và e là các sai số của mô hình. Việc sử lý mô hình hồi quy này tương đối phức tạp và cần một bộ số liệu lớn trong quá khứ. Chúng ta có thể thu thập một bộ dữ liệu đủ lớn của 24 quý trước đây cho mỗi biến số. Giả sử sau qua strình hồi quy ta thu được các giá trị đáng tin cậy như sau: aUS0=0.0025, aUS1=0.92, aUK0=0.0015, and aUK1=0.93. IFUS,1997:4 = 0.0025 + 0.92 x 0.00973 = 0.011452 IFUK,1997:4 = 0.0015 + 0.93 x 0.01705 = 0.017357 Tỷ giá cân bằng dự báo sẽ là: SF1997:4 = 1.6117 x [1 + (0.011452-0.017357)] = 1.6022 Dựa trên kết luận tính toán này, chúng ta có thể đưa ra dự báo về sự giảm giá của đồng GBP so USD trong quý 4 khi các tin tức về chỉ số CPI của quý chưa được công bố. Phương pháp mô hình hồi quy Đây cũng là một phương pháp dự báo Out-of-sample forcasting, Việc dự báo dưa trên những giả định về hành vi trong tương lai của các biến số kinh tế. Đứng trên góc độ toán thống kê, việc dự báo có thể dựa trên những nhân tố tác động đến tỷ giá một cách định lượng. Việc sử dụng mô hình hồi quy xem xét sự tác động dựa trên mối tương quan của một hoặc nhiều biến với tỷ giá hối đoái. Nói chung mô hình càng nhiều biến số kinh tế thì càng phản ánh được những tác động tổng hợp của các nhân tố lên tỷ giá, tuy nhiên đòi hỏi bộ dữ liệu càng lớn và việc xử lý phức tạp. Ngoài ra một mô hình quá nhiều biến trong nhiều trường hợp cũng không tốt vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, mỗi một biến số kinh tế có một sai số riêng, tập hợp quá nhiều biến sẽ lam sai số của mô hinh tăng lên. Thứ hai, các biến số kinh tế cũng không phải độc lập hoàn toàn với nhau. các nhân tố trong nền kinh tế có một mối liên hệ nhất định, vì vậy trong mô hình nhiều biến dễ xảy ra hiện tượng trùng lặp tác động đến tỷ giá. Thông thường, một mô hình hồi quy xem xét sự tác động tương quan của hai đến ba biến số kinh tế. Ví dụ ta xây dựng mô hình về sự tương quan của tỷ giá GBP/USD với hai biiến số kinh tế là: INT_chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền (iGBP – iUSD) INC_chênh lệch tăng trưởng thu nhập của hai nước (Anh so với Mỹ) Mô hình hồi quy được xác định như sau: sGBP/USD,t = a0 + a1 INTt + a2 INCt + et sGBP/USD,t đo độ biến động tỷ giá qua các thời kỳ a0: hằng số a1, a2: đo lường sự nhạy cảm của sGBP/USD,t đối với thay đổi trong INT và INC et là sai số của mô hình Sau khi lựa chọn mô hình với các biến số kinh tế thích hợp, ta phải tiến hành thu thập số liệu lịch sử để có được giá trị các quý trước của sGBP/USD,t , INT, INC. Bộ dữ liệu này càng lớn thì hệ số tin cậy của mô hình sẽ càng cao. Sử dụng số liệu này phân tích hồi quy sẽ thu được kết quả là các giá trị của hệ số hồi quy (a0, a1, a2). Nghĩa là phân tích hồi quy để xác định chiều hướng mà mức độ mà ở đó sGBP/USD,t bị ảnh hưởng bởi mỗi biến độc lập. Thông qua dấu dương hay âm của các hệ số a1 và a2 để biết được sự ảnh hưởng thuận hay nghịch của biến số kinh tế lên sự biến động của tỷ giá. Trong mô hình trên thì hệ số hồi quy a1 dự kiến sẽ là một số dương, nó nói lên rằng đối với mỗi 1% thay đổi trong chênh lệch lãi suất INT sẽ dẫn tới thay đổi trong tỷ giá GBP/USD là tăng lên a1%. Trong khi đó hệ số a2 dự nkiến sẽ có giá trị âm theo như đã phân tích trong phần các nhân tố tác động tới sự biến động tỷ giá. Hệ số a2 cho biết đối với mối 1% thay đổi trong chênh lệch thu nhập tương đối giữa hai nước, tỷ giá sẽ thay đổi a2%. Giả sử với một bộ dữ liệu đủ lớn, tiến hành phân tích hồi quy ta thu được các hệ số như sau: a0=0.2, a1=0.8, a2=-1 ta sẽ có: E[sGBP/USD,t] = 0.2 + 0.8 INTt – 1 INCt R2 = 0.11 E[sGBP/USD,t] là dự báo về sự biến động của tỷ giá. R2 của các mô hình thường không cao vì với chỉ hai biến số kinh tế thì không thể giải thích hết được một hiện tượng tiền tệ là sự biến động tỷ giá hối đoái. trong ví dụ trên R2=0.11, nói lên rằng hai biến số chênh lệch lãi suất và chênh lệch thu nhập tương đối chỉ giải thích được 11% sự biến động của tỷ giá. Như ta nói ở trên, có một khó khăn là không thể đưa nhiều biến vào cùng một mô hình. Vì vậy khi tiến hành phân tích dự báo tỷ giá theo phương pháp này, chúng ta phải đi xây dựng nhiều mô hình hồi quy khác nhau. Từ các kết quả hồi quy tổng hợp lại để có thể đưa ra kết luận có tính thuyết phục cao hơn. 1.2.2.2 Phương pháp kỹ thuật đồ thị (Technical Approach). Phương pháp kỹ thuật đồ thị là việc phân tích các dữ liệu về tỷ giá trong lịch sử để dự báo tỷ giá trong tương lai. Phương pháp dự báo kỹ thuật sẽ tập trung phân tích một bộ dữ liệu nhỏ hơn so với phương pháp dự báo cơ bản. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này đó là chỉ dựa vào những thông tin về chính tỷ giá hối đoái để phân tích chứ không quan tâm đến bất kỳ một biến số kinh tế nào khác. Phương pháp dự báo được đật tên là “dự báo kỹ thuật đồ thị” để nhằm chỉ rõ rằng, việc phân tích không dựa vào bất kỳ mối liên hệ kinh tế nào như trong dự báo cơ bản, mà dựa trên một phương pháp ngoại suy từ những biến động của tỷ giá trong quá khứ. Nó đi nghiên cứu hành vi của thành viên tham gia thị trường trong quá khứ để dự báo cách ứng xử trong tương lai. Cụ thể, việc dự báo kỹ thuật sẽ tìm kiếm những lặp lại, tái diễn của sự biến động tỷ giá trên đồ thị biểu diễn tỷ giá trong quá khứ. Vì vậy, trong giới chuyên môn thường nói rằng: Dự báo kỹ thuật là một nghệ thuật chứ không phải dựa trên cơ sở khoa học (an art not a science). Ưu điểm: Phương pháp kỹ thuật phát huy hiệu quả cao trong việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn. Thứ nhất, phương pháp dự báo kỹ thuật phân tích trực tiếp sự biến động tỷ giá trong quá khứ gần và tình hình tỷ giá hiện tại.. Thứ hai, nguyên tắc hoạt động của phương pháp kỹ thuật là nghiên cứu hành vi của thành viên tên thị trường để dự báo cách ứng xử trong tương lai nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố tâm lý, và chính xác cao trong dự báo biến động tỷ giá trong ngắn hạn trong ngày hoặc trong tuần. Các nhà đầu cơ là những người sử dụng dự báo kỹ thuật một cách thường xuyên nhất, phục vụ cho công việc kinh doanh trên cơ sở biến động trong tỷ giá hàng ngày. Phương pháp dự báo kỹ thuật có một số nhược điểm điển hình như: Thư nhất: một mô hình có thể vận hành tốt trong thời kỳ này nhưng không nhất thiết tốt trong thời kỳ khác. Vì vậy cần phân tích đồng thời nhiều mô hình kỹ thuật và áp dụng được mô hình phù hợp đối với từng thời kỳ. các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng thậm chí nếu một mô hình dự báo kỹ thuật nào đó cho thấy có ưu thế đem lại lợi nhuận đầu cơ thì nó sẽ không phát huy được hiệu quả kéo dài. Bởi vì khi mà ngày càng nhiều các nhà đầu cơ sử dụng kỹ thuật này sẽ đẩy tỷ giá hối đoái lên một vị thế mới mà tại đó mô hình kỹ thuật cũ không còn phù hợp. Thứ hai: phương pháp dự báo kỹ thuật chỉ dưa vào thông tin về tỷ giá trong quá khứ để tìm kiếm một sự biến động tương tự trong tương lai, nó không dựa vào bất kỳ một thông tin kinh tế liên quan nào khác. Vì vậy phương pháp này thường không phát huy hiệu quả trong việc dự báo biến động tỷ giá trong dài hạn Hiện nay ngày càng nhiều các nhà đầu cơ tin tưởng vào các tín hiệu kinh doanh thu được từ việc sử dụng phương pháp dự báo kỹ thuật và hành động theo các tín hiệu đó. Việc này càng làm cho sự biến động tỷ giá trên thị trường chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những dự báo kỹ thuật đồ thị. Thể hiện cụ thể nhiều khi các thông tin kỹ thuất lấn át cả các thông tin kinh tế trong tác động đến biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái. Có nhiều các mô hình dự báo kỹ thuật nhưng có thể phân thành ba dạng cơ bản: tín hiệu đổi chiều (filter methods_FM), đường dao động trung bình (Moving averages_MA), xác định đà biến động (Momentum methods_MM). Filter method_ Xác định tín hiệu đổi chiều FM là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong cac mô hình dự báo kỹ thuật đồ thị. Bất cứ một cán bộ giao dịch hối đoái nào trong các NHTM đều có một màn hình riêng biểu diễn sự biến động của tỷ giá hối đoái theo những tiêu chí thời gian khác nhau: đồ thị tick theo từng giây, đồ thị 5 phút, theo giờ _hourly chart, theo ngày_ daily chart, hoặc theo tháng_ monthly chart. phương pháp FM sẽ dựa trên các đồ thị này để xác dịnh những điểm trtên đồ thị mà tại đó sẽ dự báo một sự thay đổi xu hướng trong biến động tỷ giá. Cơ sở lý luận của phương pháp FM đó là: sự biến động của tỷ giá hay biến động giá của bất kỳ một tài sản nào khác đều chỉ ra những mối tương quan nhất định. Chìa khoá để hệ thống dựa vào để xác định khi sự biến động tỷ giá có những thay đổi cơ bản. FM sẽ dự báo một dấu hiệu mua _buy signal (tỷ giá tăng) khi mà tỷ giá tăng X% so với những đáy (điểm thấp nhất) gần đây. Và dự báo tỷ giá giảm (xuất hiện sell signal) khi tỷ giá rớt X% xuống dưới những đỉnh (điểm cao nhất) gần đây. X được gọi là Filter size. Giá trị X lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào từng loại đồ thị. Với đồ thị biến động theo ngày, X có thể được lấy trong khoảng từ 0.5% cho đến 2%. Một số mô hình FM cơ bản như sau. Mô hình đầu vai và mô hình song đỉnh: Đây là hai mô hình FM cơ bản dự báo tỷ giá biến động đổi chiều từ đang lên giá chuyển sang xuống giá. Hình 7: Mô hình đồ thị song đỉnh Khỏng cự Hai mô hình trên đều có điểm chung đó là các đỉnh được liên tiếp tạo ra, các đỉnh có thể ngang bằng nhau hoặc chênh lệch không đáng kể. Dấu hiệu này cho thấy xu hướng lên giá đang bị chặn lại. Các nhà đầu cơ sẽ nắm giữ trang thái bán (Hold short) trong khoảng giưa đỉnh và đáy giữa các đỉnh đó. Khi tỷ giá rớt xuống qua đường đáy thì mô hình đã thực sự được hình thành, nhàđầu cơ nắm giữ thêm trạng thái bán do dự báo tỷ giá sẽ rớt nhiều hơn nữa. Mô hình đầu vai dảo ngược và mô hình song đáy: đây là trường hợp đảo ngược của hai mô hình trên, nó dự bảo một sự đổi chiều từ đang xuống giá thành lên giá. Các dấu hiệu của biến động tỷ giá cho thấy xu hướng rớt giá đang bị chặn lại. Căn cứ trên dấu hiệu này, nhà đầu cơ dự báo tỷ giá sẽ tăng lên và tiến hành nắm giữ trạng thái mua _Hold long. Hỗ trợ Hình 8: Mô hình đồ thị song đáy Các mô hình trên được các nhà đầu cơ sử dụng một cách thường xuyên để dự báo xu hướng biến động tỷ giá. Thực tế trên thị trường rất hay xảy ra các trường hợp đó. Bản chất ở đây là sự xuống giá hoặc lên giá quá mức của tỷ giá. Khi đó sẽ hình thành nên những đường: chống đỡ (support) và kháng cự (resistant) để tỷ giá quay trở lại với xu hướng hợp lý phản ảnh đúng hơn giá trị đồng tiền và tình hình cung cầu trên thị trường. Phương pháp đường trung bình_Moving average (MA) Những đường di chuyển trung bình MA đơn giản chỉ là các điểm trung bình trị số của tỷ giá trong quá khứ. Đường biểu diễn biến động tỷ giá có dạng đường dích dắc và mục tiêu của các đường MA là làm bằng phẳng hơn trong biểu diễn sự biến động tỷ giá. Nếu ta lấy hầu hết các điểm giá quá khứ với quyền số thấp, ta sẽ tính toán và vẽ được đường MA ngắn hạn_ Short run MA (SRMA). Nếu ta lấy dãy tỷ giá cách nhau xa hơn với quyền số lớn để tính toán, ta được đường MA dài hạn_ Long run MA (LRMA). Đối với mỗi đường biểu diến tỷ giá xác định, đường LRMA của nó luôn có một độ trễ hơn so với đường SRMA. Mô hình dự báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thể loại này đó là: MACD (Moving average convergence divergence) dự báo xu hướng biến động tỷ giá dựa trên sự hội tụ hoặc rời xa của hai đường trung bình. MACD được xây dựng bởi Gerald Appel, nó là một phương pháp xác định những khả năng mà hai đường trung bình có thể vượt qua nhau. Việc tính toán MACD sử dụng hai đường trung bình có quyền số tương đối cách xa nhau, thường là hai đường 12 và 26. Như vậy sẽ xuất hiện một khoảng cách giữa hai đường trung bình. Hệ thống sẽ sử dụng phương pháp số mũ và xác định đường MACD dựa trên sự cách biệt giữa hai đường trung bình. Đường thứ hai trong mô hình đó là đường dấu hiệu_ Signal line. Đường dấu hiệu tiếp tục được tính toán theo phương pháp số mũ dựa trên đường MACD. Nó là đường trung bình của MACD (thông thường quyền số là 9). Sự cách biệt giữa đường MACD và đường dấu hiệu được tính toán và biểu diễn trên đồ thị đựoc gọi là MA Hist. Đến đây, nhà phân tích sẽ dựa trên các dấu hiệu hiện tại trên đồ thị để dự báo sự biến động tiếp theo của tỷ giá. Khi đường MACD cắt và chạy lên phía trên đường dấu hiệu (Signal line), xu hướng tỷ giá tăng bắt đầu xuất hiện. Và tương tự, nếu đường MACD cắt và xuống dưới đường dấu hiệu, xu hướng tỷ giá bắt đầu giảm. Vì vậy MACD thường được sử dụng như một chỉ số xác định xu hướng. Hình 9: Đường biểu diễn mô hình MACD (Hình vẽ MACD theo phần mềm xử lý của Hãng Reuters) Mô hình MACD hoạt động có hiệu quả cao trong trường hợp tỷ giá trên thị trường biến động mạnh. Trong trường hợp này, sự chênh lệch giữa MACD và đường dấu hiệu (MACD signal line) phản ánh khá rõ nét và chính xác tình hình biến động tỷ giá. Ngược lại, trong điều kiện thị trường biến động không mạnh thì mô hình MACD không đạt hiệu quả cao. Trên hình vẽ ta có thể thấy được ví dụ thực tế đoạn CD tỷ giá rớt mạnh nên MACD phản ánh khá chính xác. Còn tại điểm D thì MACD phản ánh ngược lại tình hình thực tế trên thị trường, tỷ giá vẫn xu hướng giảm nhưng MACD đã tiếp cận và có lúc vượt lên đường dấu hiệu. Momentum Model_ Mô hình xác định đà biến động MM là mô hình cơ bản nhất trong việc đo lường tốc độ và hướng của biến động giá. Mô hình MM đơn giản nhất chỉ là một công thức toán học tìm sự dịch chuyển của tỷ giá hiện tại so với “x” thời kỳ trước đó. Momentum = Pricet – pricet-1 Giả sử ta tính toán với x=12 thời kỳ, ta sẽ được một số điẻm tương ứng mà giá trị của nó dương (nếu giá hiện tại cao hơn) và giá trị âm (nếu tỷ giá hiện tại thấp hơn thời kỳ đó). Nối các điểm với nhau ta sẽ được đường biểu diễn MM. Hình 10: Đường biểu diễn MM D C B A (Hình vẽ theo phần mềm xử lý của Hãng Reuters) Nhìn vào đường._.ực hoạt động, dù được lắp đặt trang thiết bị hiện đại tới mức độ nào thì con người vẫn là yếu tố có vai trò quyết định thành công hay thất bại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung tại NHCTVN mặc dù có nhiều đổi mới, áp dụng công nghệ tin học và máy móc hiện đại trong nhiều khâu, song trình độ nghiệp vụ và phong cách làm việc của cán bộ vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của hoạt động. Đặc biệt lĩnh vực hoạt động mới này của ngân hàng càng đòi hỏi phải chú trọng và khẩn trương đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nhiều hơn nữa. Đối với cán bộ kinh doanh ngoại tệ, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế, tức là các GDV thực hiện nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro khi sử dụng các nghiệp vụ phái sinh: quyền chọn tiền tệ và hợp đồng tiền tệ tương lai, vì đây là một lĩnh vực rất mới, rất khó, đòi hỏi một sự đầu tư thích đáng. Cụ thể đối với các giao dịch viên hiện nay rất cần được trang bị thêm những kiến thức kinh tế vĩ mô và vi mô, kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường. Tất cả những vấn đề trên đều liên quan đến việc nâng cao trình độ cho các giao dịch viên trong việc phân tích thị trường dự báo biến động tỷ giá. Thực tế hiện nay tại NHCTVN cho thấy, đa số các cán bộ kinh doanh ngoại tệ đều chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Đây cũng chính là khó khăn chung của các NHTM Việt nam nói chung. Trong các trường Đại học kinh tế tại Việt nam hiện nay chỉ mới dừng lại ở mức độ tiếp cận vấn đề về thị trường hối đoái quốc tế chứ chưa có sự đào tạo bài bản về các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là các vấn đề về phương pháp dự báo biến động tỷ giá. Chính vì vậy yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tiến hành đào tạo một đội ngũ cán bộ giao dịch kinh doanh ngoại tệ chuyên nghiệp. Hoạt động đào tạo cán bộ có thể áp dụng các biện pháp sau đây: - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Đây là hai yêu cầu tối thiểu phải có đối với các cán bộ giao dịch kinh doanh ngại tệ, đặc biệt các cán bộ giao dịch trên thị trường hối đoái quốc tế. - Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nói chung và các nghiệp vụ phân tích dự báo biến động tỷ giá nói riêng. Đây là lĩnh vực rất khó và tương đối mới mẻ. Vì vậy không nên tiết kiệm chi phí mà nên tổ chức một cách thật chuyên nghiệp. Nếu có thể, liên hệ tổ chức các lớp đào tạo tại nước ngoài, nơi có trung tâm tài chính ngân hàng lớn trên thế giới. Việc này đã được Ban Lãnh đạo NHCTVN chú trọng và tiến hành thử ngiệm. NHCTVN đã liên hệ với đối tác là Hiệp hội NHTM Thuỵ sỹ, nhờ họ giúp đỡ tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu cho cácn bộ kinh doanh trực tiếp trên thị trường tài chính quốc tế. Trong năm 2004, NHCTVN đã cử hai đoàn cán bộ sang học tập và nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ngân hàng (Centro di Studi Bancari) của Hiệp hội ngân hàng Thụy sỹ. Sau ba tháng học tập, các cán bộ của đoàn đã được trang bị nhiều kiến thức mới mẻ và mang tính hiện đại về các vấn đề của thị trường hối đoái nói chung, chuyên sâu vào các vấn đề kinh doanh và quản trị rủi ro tỷ giá. - Nên nghiên cứu phương thức thuê chuyên gia giảng dạy vì có thể vừa tiết kiệm kinh phí mà vừa có thể đạt được hiệu quả. Phương thức này tuy tiết kiệm chi phí nhưng có hạn chế là chỉ có thể mời được một chuyên gia chuyên sâu vào một lĩnh vực, chứ không thể tổ chức được hẳn một khoá đào tạo chuyên nghiệp. - Cần hỗ trợ về tài chính cũng như về thời gian, khuyến khích cán bộ tự học. Hiện nay với sự phát triển tiên tiến của khoa học kỹ thuật. Các thông tin và tài liệu có thể tìm kiếm được trên mạng internet. Các tài liệu này nhìn chung là không thể đầy đủ và toàn diện, nhưng nó cung cấp được một lượng thông tin cơ bản giúp người học có thể tiếp cận được với vấn đề. Trên cơ sở đó giúp cho các bước đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo có thể đạt hiệu quả cao hơn 3.2.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ. 3.2.2.1 áp dụng đúng bản chất phương pháp cơ bản. Các phương pháp dự báo cơ bản đều dựa trên một cơ sở mang tính khoa học đó là mối tương quan giữa sự biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái với các biến số kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Các mô hình dự báo cơ bản đều phải được lựa chọn một sô lượng biến số kinh tế phù hợp và tính toán cụ thể dựa trên các công cụ toán học. Hiện tại việc áp dụng các phương pháp dự báo cơ bản ở NHCTVN, như đã nêu trong Chương 2, mới chỉ dừng lại ở những phân tích định tính. Thậm chí mối quan hệ giữa sự biến động tỷ giá với các biến số kinh tế vĩ mô còn bị hiểu sai lệch và không được đặt đúng vị trí. Việc xem xét các tác động tức thời của các thông tin kinh tế lên sự biến động tỷ giá trên thị trường không thể coi là đã áp dụng chuẩn xác phương pháp dự báo cơ bản. Vì vậy NHCTVN cần tiến hành những biện pháp nhằm áp dụng đúng bản chất và có hiệu quả phương pháp dự báo cơ bản. - Thực hiện công tác thống kê lưu giữ các số liệu kinh tế. Các tin tức chỉ số kinh tế của các nước được cập nhật theo những phần mềm mà NHCTVN đã mua. Các cán bộ dự báo phải tiến hành công tác lưu giữ các số liệu này vì nó là cơ sở dữ liệu cho cac tính toán dự báo cơ bản. - Nghiên cứu lựa chọn các biến số để tạo lập những mô hình dự báo phù hợp với từng thời kỳ, theo từng nền kinh tế. Đặc biệt, mỗi nền kinh tế có những đặc thù riêng biệt, các chỉ số có những cách tính khác nhau nên khi lựa chọn biên số kinh tế cần có sự quy chuẩn để có thể áp dụng vào một mô hình. - Cần đẩy mạnh áp dụng các phương pháp dự báo cơ bản trong dự báo biến động trung dài hạn nhằm xác định xu thế biến động tỷ giá trong tương lai. Các phương pháp dự báo cơ bản phát huy hiệu quả cao nhất khi dự báo biến động tỷ giá trong dài hạn chứ không phải trong những tác động tức thời. 3.2.2.2 Nghiên cứu thêm nhiều phương pháp kỹ thuật đồ thị. Nếu như các phương pháp dự báo cơ bản phát huy hiệu quả trong dự báo dài hạn, hay dự báo xu thế biến động tỷ giá, thì các phương pháp dự báo kỹ thuật đồ thị lại giúp ích rất nhiều đối với dự báo ngắn hạn, dự báo biến động trong ngày. Người ta nói rằng: phương pháp dự báo cơ bản cho ta biết sự biến động tỷ giá có xu thé lên hay xuống. Nhưng để biết tỷ giá lên bao nhiêu, xuống bao nhiêu, lên như thế nào, xuống như thế nào thì cần tới các phương pháp dự báo kỹ thuật. Việc áp dụng các phương pháp dự báo kỹ thuật tại NHCTVN cần được hoàn thiện theo hướng sau - Tăng cường việc áp dụng các phương pháp dự báo kỹ thuật trong các bộ phận kinh doanh trực tiếp trên thị trường hối đoái quốc tế. - Việc áp dụng các phương pháp dự báo kỹ thuật đề cao yếu tố xác định hành vi của các thành viên đang hoạt động trên thị trường, đối tượng nghiên cứu chỉ là biến động tỷ giá trong quá khứ để tìm sự tương đồng trong tương lai. Vì vậy bên cạnh việc phân tích kỹ thuật đồ thị cần kết hợp các thông tin về tình hình diễn biến giao dịch trên thị trường, các lệnh đặt mua/bán. - Linh hoạt trong áp dụng các phương pháp dự báo kỹ thuật đồ thị. Nhanh nhạy đổi mới khi điều kiện thị trường thay đổi làm mô hình dự báo không còn phù hợp. 3.2.2.3 Kết hợp đồng thời nhiều phương pháp phân tích trong dự báo biến động tỷ giá. Như đã phân tích trong Chương 1, mỗi phương pháp có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Trong một điều kiên, hoàn cảnh cụ thể, mỗi phương pháp phân tích sẽ phát huy hiệu quả khác nhau, đưa ra những kết luận dự báo không hoàn toàn giống nhau và chỉ giải thích được một phần nhất định của sự biến động tỷ giá trên thị trường. Cho dù một phương pháp phân tích có hoàn thiện đến đâu chăng nữa, thì cũng không thể luôn đưa ra được những kết luận dự báo chính xác, không phải lúc nào cũng phù hợp với tình hình thị trường. Việc xác được những thiếu sót từng phương pháp, từ đó bổ sung những phương pháp phân tích phù hợp nhằm hỗ trợ những thiếu xót này. Trên cơ sở nhận thức được những ưu thế và thiếu sót của từng phương pháp, cán bộ giao dịch NHCTVN cần xây dựng cho mình một tập hợp những mô hình, tập hợp phương pháp phân tích, chứ không thể chỉ dựa vào riêng biệt một mô hình nào. Việc kết hợp các phương pháp phân tích lại với nhau cũng cần phải được xem xét và lựa chọn một cách phù hợp. Trong một tập hợp các mô hình, phương pháp phân tích, sẽ phải hỗ trợ nhau trong phát huy hiệu quả dự báo. Phương pháp này phải bổ sung thiếu xót của phương pháp khác, từ đó đưa ra được một kết luận tổng hợp có độ chính xác cao nhất. 3.2.2.4 áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tỷ giá. Theo quy luật muôn thuở, lĩnh vực nào có lợi nhuận cao thì cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn, hay lợi nhuận là cái giá trả cho sự mạo hiểm theo nguyên tắc: “High return_High risk”. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung cần phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp tập trung khai thác nghiệp vụ đầu cơ và quản lý phòng ngừa rủi ro hối đoái. Rủi ro hối đoái thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở (open position) đối với những hoạt động mua bán mang tính đầu cơ. Nghiệp vụ đầu cơ có một đặc điểm rất quan trọng: khả năng kiếm lời cực kỳ lớn, song cũng tiềm ẩn rủi ro cực kỳ cao. Là một lĩnh vực rất khó, đòi hỏi giao dịch viên có năng lực và kiến thức kinh tế tổng hợp, sự phán đoán hết sức nhanh nhạy, óc tỉnh táo và kinh nghiệm. Tóm lại các giao dịch viên có hai khả năng cơ bản trong kinh doanh: áp dụng chính xác các phương pháp dự báo biến động tỷ giá, và đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên cơ sở các kết luận dự báo. Song, thực tế thương trường cho thấy dù GDV có năng lực, trình độ và kinh nghiệm tốt đến mấy cũng vẫn không thể hoàn toàn tránh được rủi ro hay chỉ toàn giao dịch có lãi mà không bị lỗ. Các phương pháp dự báo biến động tỷ giá có được kết hợp xử lý khoa hoc như nào chăng nữa thì cũng luôn có những sai số nhất định. Các kết luận dự báo biến động tỷ giá chỉ có thể phản ánh đúng sự biến động tỷ giá thực tế trên thị trường theo một tỷ lệ nhất định. Và khi sự biến động tỷ giá trên thị trường không đúng như dự báo, sự biến động có tác động ngược chiều đối với trạng thái ngoại tệ đang nắm giữ, thì lúc đó đặt các giao dịch viên đứng trước những rủi ro tỷ giá phải đối phó. Với thực tế trên, bên cạnh việc đẩy mạnh áp dụng các phương pháp dự báo biến động tỷ giá nhằm nâng cao hơn nữa độ chính xác của kết luận dự báo, đồng thời phải áp dụng các biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro hối đoái. Các biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro hối đoái cần được xây dựng thành một cơ chế và các giao dịch viên phải chấp hành tuân thủ một cách rhực sự nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh của mình. Dự báo biến động tỷ giá để tận dụng cơ hội kiếm lời, nhưng đồng thời cũng phải dự báo những khả năng xấu xảy ra để từ đó có biện pháp đối phó hợp lý. Các biện pháp quản lý rủi ro hối đoái không phải là các nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá. Nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá tức là giao dịch viên sẽ phải tạo ra thêm một trạng thái ngoại tệ khác, mà trạng thái này chịu sự tác động ngược chiều so với trạng thái ngoại tệ ban đầu. Trong hoạt động đầu cơ thì trạng thái chỉ được mở và giữ nguyên cho đến khi đóng trạng thái. Nếu giao dịch viên có mở thêm trạng thái khác thì trạng thái này phải chịu sự tác động cùng chiều, tức là giao dịch viên đã nắm giữ thêm và tăng khối lượng trạng thái nắm giữ. Các biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro hối đoái bao gồm các quy định liên quan đến trạng thái ngoại tệ mà giao dịch viên nắm giữ. Các ngân hàng đã đúc rút kinh nghiệm và thường quy định một số hạn mức và yêu cầu các GDV phải tuyệt đối chấp hành nghiêm ngặt các hạn mức đó. Thông thường có một số hạn mức sau: - Quy định hạn mức được mở trạng thái trong ngày (intraday Open Position) cho từng Dealer, hạn mức này tuỳ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, khả năng phán đoán thị trường, kinh nghiệm của từng Dealer và theo từng loại tiền giao dịch. - Quy định điểm dừng lỗ (Stop-loss), mỗi Dealer chỉ được phép lỗ tối đa bao nhiêu điểm trong một giao dịch; - Quy định một số hạn mức khác như: + Hạn mức trạng thái qua đêm (Over night position). + Mức lỗ tối đa cho phép trong tháng cho từng Dealer. + Tổng mức lỗ tối đa cho phép của toàn bộ phòng Kinh Doanh Ngoại tệ trong tháng vv... Tầm quan trọng của việc đặt ra các hạn mức này sẽ khống chế được mức độ rủi ro (nếu có) trong hạn mức cho phép, nó là căn cứ cho cán bộ phụ trách phòng Kinh Doanh Ngoại tệ (Chieft Dealer) chỉ đạo hoạt động, giám sát và đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng Dealer cũng như của cả phòng. 3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ. 3.2.3.1 Mở rộng quan hệ với NHTM nước ngoài hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế Hiện nay Phòng Kinh doanh ngoại tệ NHCTVN đã có mối quan hệ giao dịch với rất nhiều NHTM lớn, có trụ sở tại các trung tâm tài chính ngân hàng trên thế giới như Singapore, Hongkong, Frank Furt, Zurich, London, New york. Các NHTM nước ngoài này đã có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trên lĩnh vực thị trường hối đoái. Họ có được đội ngũ cán bộ giao dịch trình độ nghiệp vụ cao, hiểu biết sâu rộng các vấn đề thị trường hối đoái. Đồng thời họ còn có được cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hệ thống thu thập và xử lý thông tin hiện đại, hỗ trợ tối da cho hoạt động của các giao dịch viên. Việc mở rộng và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm và cập nhật thêm các phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá mới phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của thị trường hối đoái. Hiện nay, hàng ngày cứ đầu giờ giao dịch, các ngân hàng nước ngoài đối tác của NHCTVN lại gửi cho Phòng KDNT qua một hệ thống liên lạc riêng của các NHTM trên thế giới các thông tin diễn biến thị trường ngày giao dịch trước, các phương pháp dự báo kỹ thuật xử lý thông tin để đưa ra dự báo biến động tỷ giá trong ngày giao dịch tới. Các dự báo biến động tỷ giá dài hạn được xử lý theo phương pháp dự báo cơ bản cũng được các ngân hàng đối tác gửi định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Bên cạnh việc hỗ trợ về dự báo biến động tỷ giá, các ngân hàng nước ngoài đối tác còn hỗ trợ Phòng KDNT_ NHCTVN trong việc thu thập và cập nhật thông tin trên thị trường. Như đã phân tích trong Chương 2, một khó khăn của NHCTVN trong hoạt động kinh doanh tỷ giá là không nắm bắt được những thông tin diễn biến trực tiếp trên thị trường, không tiếp cận được những lệnh đặt mua/bán, khối lượng giao dịch… Đây là những chỉ tiêu phản ánh lực lượng cung cầu tiền tệ thực tế trên thị trường mà chỉ có các ngân hàng thương mại ở các trung tâm tài chính phát triển, tham gia các hệ thống giao dịch cao cấp mới nắm bắt được. Trong hoạt động hàng ngày, khi thị trường có những biến động lớn, các đối tác thường gửi cho NHCTVN những tin tức cập nhật về diễn biến giao dịch trên thị trường. Những tin tức này rất có ích giúp các giao dịch viên NHCTVN trong việc điều chỉnh trạng thái của mình. 3.2.3.2 Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất công nghệ, trang bị hệ thống giao dịch và xử lý thông tin tiên tiến hiện đại. Thị trường hối đoái có những đặc thù riêng biệt của một loại hình thị trường tài chính hoàn hảo nhất, trình độ phát triển năng động và tiên tiến nhất. Đặc điểm này đòi hỏi những thành viên giao dịch ttrên thị trường phải được trang bị những phương tiện giao dịch và xử l‎í thông tin hiện đại. Yêu cầu này đặc biệt cao đối với những Ngân hàng thương mại hoạt động trên thị trường hối đoái quốc tế không chỉ vì mục đích trao đổi tiền tệ phục vụ nhu cầu thanh toán mà còn vì mục đích kinh doanh tỷ giá, kiếm lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá trên thị trường. Trong công tác dự báo biến động tỷ giá trên thị trường tại các ngân hàng thương mại, cơ sở vật chất kỹ thuật yêu cầu cần được trang bị hệ thống máy tính cao cấp hiện đại. Hệ thống máy tính trong hoạt động này có thể được phân thành hai bộ phận: Thu thập thông tin, xử lí phân tích thông tin. Trên cơ sở phần cứng đòi hỏi giống nhau ở cùng đặc điểm là hệ thống máy tính cao cấp, bộ xử lý mạnh. Đồng thời các phần mềm xử lý cũng phải luôn cập nhật theo kịp với tốc độ phát triển chung của nền tài chính ngân hàng quốc tế. Hiện nay, NHCTVN đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề công nghệ tin học trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung. Bước đầu Phòng KDNT NHCTVN đã được Ban Lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi trang bị những cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong kinh doanh nói chung và trong việc xử lý thông tin nói riêng như: 100% máy tính trang bị có bộ xử lý vào loại mạnh nhất hiện nay, hệ thống thu thập và xử lý thông tin được mua từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như Reuters, Thompson, Dowjones, Money line Telerates. Tin tức các hãng được truyền tải trực tiếp đến NHCTVN qua một đường truyền internet riêng biệt (Least Line). Tuy nhiên trên đây mới chỉ là những yếu tố tối thiểu để hoạt động trong lĩnh vực này. Trước thách thức từ môi trường kinh doanh đặt ra, NHCTVN phải tiếp tục nỗ lực trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn theo xu hướng chung của nền tài chính thế giới, với những mục tiêu cơ bản sau: - Đáp ứng yêu cầu tưong thích với các cấu trúc thị trường và các ứng dụng công nghệ khác nhau. Một màn hình máy tính của cán bộ giao dịch sẽ cùng lúc phải tiếp nhận các giao dịch từ các thị trường khác nhau, các luồng thông tin từ các hãng cung cấp khác nhau, và các phần mềm phân tích xử lý thông tin khác nhau. Vì vậy đòi hỏi phải có sự tương thích để cán bộ giao dịch có thể đồng thời xử lý các bước mà không bị gián đoạn bất cứ một chương trình nào. - Cần trang bị thêm hệ thống dịch vụ môi giới hối đoái hiện đại như các ngân hàng nước ngoài ở các trung tâm tài chính lớn (Ví dụ như EBS). Qua hệ thống này NHCTVN mới có thể tiếp cận một cách tổng thể được với thị trường liên ngân hàng. Từ đó mới cập nhật được những thông tin xác thực về tình hình giá cả, các lệnh đặt mua, đặt bán, các thông tin về tình hình tương quan lực lượng cung cầu trên thị trường. - Tạo lập được những nền tảng cần thiết để phát triển các dịch vụ và hoạt động giao dịch cầu nối (BTRS_ Bridge Trading Room system). Đây là hệ thống tận dụng dữ liệu thị trường để phục vụ cho các giao dịch KDNT hàng ngày. - Xây dựng hoặc mua một phần mềm quản lý dữ liệu thị trường trực tuyến , có khả năng tiếp cận trực tuyến, nhanh chóng và liên tục các dữ liệu thị trường, các số liệu kinh tế trong quá khứ, phục vụ cho công tác phân tích hồi quy trong dự báo cơ bản. 3.2.3.3 Tạo cơ chế thoáng khuyến khích vật chất kịp thời. Kinh doanh tỷ giá trên thị trường hối đoái là hoạt động mới mẻ và phức tạp đối với NHCTVN. Để đi đến được kết quã kinh doanh tốt, cụ thể là có lãi ổn định, cần có sự kết hợp chặt chẽ của các bước từ thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin đưa ra kết luận dự báo biến động tỷ giá, rồi trên cơ sở đó ra các quyết định kinh doanh, mở trạng thái, đóng trạng thái thu lãi hoặc chịu lỗ.. Xuất phát từ hai đặc thù của hoạt động kinh doanh này: tính phức tạp của nghiệp vụ, và một loại hình kinh doanh không cần bỏ vốn. Thì NHCTVN cũng nên tạo một cơ chế thoáng giống như các ngân hàng nước ngoài đó là thưởng tỷ lệ phần trăm theo kết quả mà giao dịch viên đạt được. Cơ chế này sẽ là động lực để các giao dịch viên nâng cao trách nhiệm trong hoạt động của mình, tập trung nghiên cứu phân tích thị trường, áp dụng một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp các phương pháp dự báo biến động tỷ giá để nâng cao hiệu quả kinh doanh. một số Kiến nghị với Nhnn 3.3.1 NHNN cần có giải pháp thúc đẩy sự phái triển và hoàn thiện thị trường ngoại tệ trong nước Trong hoạt động kinh doanh tỷ giá nói chung hoặc dự báo biến động tỷ giá nói riêng, các ngân hàng thương mại luôn có lợi thế trong việc dự báo biến động tỷ giá liên quan tới đồng nội tệ. Đơn giản là vì các ngân hàng thương mại nội địa sẽ có lợi thế hơn trong việc thu thập thông tin, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường hối đoái trong nuớc tạo một lợi thế trong việc dự báo biến động tỷ giá đồng VNĐ trên thị trường hối đoái. Vì vậy NHNN cần có giải pháp mở rộng và phát triển thị trường hối đoái Việt nam hiện nay bao gồm việc thúc đẩy sự phát triển, từng bước hoàn thiện về mô hình tổ choc, cơ chế giao dịch… theo các quy chuẩn và thông lệ quốc tế, đưa thị trường hối đoái nội địa tiếp cận và hội nhập với thị trường hối đoái quốc tế, xúc tiến đưa đồng VNĐ trở thành đồng tiền chuyển đổi trên thị trường hối đoái quốc tế. - Phát triển hoàn thiện thị trường liên ngân hàng, đây là hạt nhân của một thị trường hối đoái, tại đây phản ánh chính xác nhất cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Tổ chức điều hành tốt hiệu quả thị trường liên ngân hàng sẽ giúp NHNN điều tiết tốt tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ngăn chặn những biến động lớn của tỷ giá. NHNN có thể tiến hành một số biện pháp như: mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường, xây dựng quy chế thành lập cho phép các công ty môi giới hối đoái (thành viên không thể thiếu của một thị trường chuyên nghiệp), mở rộng hàng hoá giao dịch trên thị trường, đưa thêm nhiều loại ngoại tệ mạnh vào giao dịch như (EUR GBP, JPY…) - Về cơ chế điều hành tỷ giá: Với điều kiện hiện nay của nền kinh tế thì chúng ta chưa thể áp dụng một chế độ tỷ giá thả nổi, tự do xác định theo cung cầu ngoại tệ. Tuy nhiên, sự điều hành tỷ giá của NHNN cũng phải phù hợp xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường Việt nam. Hiện nay NHNN áp dụng chế độ tỷ giá theo loại hình kiềm chế. Tức là NHNN sẽ xác định một mức tỷ giá giao dịch USD/VND trong ngày trên cơ sở tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng hôm trước. Tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được phép dao động với biên độ 0,25%. Tỷ lệ biên độ dao động tuy hợp l‎í nhưng điều đáng nói là việc xác tỷ giá bình quân không phản ánh chính xác theo thị trường. NHNN cần điều chỉnh một số vấn đề sau: + Cần cải tiến cách tính tỷ giá bình quân liên ngân hàng, cơ sở tính toán cần sát thực với thị trường, bớt tính hình thức và các tích chất hành chính. + áp dụng một biên độ dao động linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ. + NHNN nên xem xét lại việc quy định tỷ giá bình quân trong một ngày, Việc này thiếu tính thực tiễn vì vào đầu ngày giao dịch chúng ta chưa thể nắm bắt được diễn biến tình hình giao dịch trong ngày đó. NHNN có thể áp dụng chính sách xác định tỷ giá bình quân hai lần trong ngày. Một là sẽ phản ánh chính xác hơn diễn biến giao dịch trên thị trường. Hai là tạo cơ sở ban đầu cho cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi. + Từng bước giảm bớt thủ tục hành chính trong điều hành cơ chế tỷ giá. NHNN sẽ tham gia trên thị trường liên ngân hàng như một thành viên để điều tiết thị trường. Từ đó có thể áp dụng biên độ dao động ẩn chứ không phải hành chính như hiện nay 3.3.2 Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản l‎í rủi ro hối đoái trong hoạt động của các NHTM. Như đã phân tích, những kết luận dự báo biến động tỷ giá là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh. Nhiệm vụ của dự báo là vì mục tiêu kiếm lời từ sự biến động tỷ giá. Tuy nhiên không phải kết luận dự báo lúc nào cũng đúng, khi biến động tỷ giá ngược chiều với với kết luận dự báo thì lúc đó các ngân hàng thương mại sẽ đứng trước những rủi ro với những khoản lỗ không nhỏ. Trong thực tế đã có rất nhiều NHTM lớn bị tổn thất rất nhiều thậm chí phá sản (như ngân hang ING Bank) chỉ vì biến động tỷ giá ngược chiều với trạng thái ngoại tệ nắm giữ qua lớn, cộng với việc không có những biện pháp phòng ngừa quản lí rủi ro thích hợp. Lĩnh vực kinh doanh tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế là lĩnh vực rất mới mẻ đối với các NHTM Việt nam. Hoạt động này mở ra cho các ngân hàng cơ hội kiếm lời rất lớn nhưng cung tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao tới mức mà các NHTM không thể lường trước được. Vì vậy NHNN cần có những quy chế quy đinh trước mắt đối với các NHTM nhằm quản lí một cách tương đối rủi ro hối đoái, đảm bảo tính an toàn của hệ thống NHTM nói chung. - Thứ nhất: Hiện nay NHNN đã có quy định các NHTM chỉ được giữ trang thái ngoại tệ quy USD qua ngày tối đa +/-30% vốn tự có. Quy định này là cần thiết và bước đầu có hiệu quả. - Thứ hai: NHNN nên có một chính sách linh hoạt hơn trong quản lý trạng thái ngoại tệ của các NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NTHM. Cụ thể nên linh hoạt trong tỷ lệ quy định trạng thái ngoại tệ, căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, quy mô hoạt động của từng NTHM và trong từng thời kỳ khác nhau để quy định cho phù hợp. - Quy định trạng thái ngoại tệ nắm giữ qua ngày như hiện nay là không chuẩn. Trạng thái ngoại tệ nắm giữ cần phải gộp cả các giao dịch ngoại bảng, đặc biệt là các giao dịch mua bán kỳ hạn. - Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm tra hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là kinh doanh tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế của các NHTM. Kịp thời phát hiện những bất thường hoặc vi phạm những quy định, quy chế quản lý, từ đó góp phần ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. 3.3.3 Hỗ trợ các NHTM trong lĩnh vực thông tin, nghiên cứu thị trường. Ngoài việc quản lý giám sát hoạt động của các NHTN, thì NHNN nên có những hỗ trợ cho hoạt động của NHTM, nhất là trong những lĩnh vực mới mẻ và phức tạp như thị trường hối đoái quốc tế. NHNN cũng tham gia thị trờng hối đoái quốc tế với tư cách là một thành viên. Với tiềm lực và khả năng của mình, NHNN luôn có cơ hội cập nhật nhanh nhạy những tin tức trên thị trường. Vì vậy NHNN nên giúp đỡ các NHTM Việt nam trong việc thu thập thông tin phục vụ cho dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế. Đặc biệt là những thông tin quan trọng trên thị trường mà các NHTM Việt nam chưa thể tiếp cận được như: thông tin về tỷ giá thực trên thị trường, các lệnh đặt mua/bán, khối lượng giao dịch trên thị trường. NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ điều hành các chính sách về tiền tệ trong đó có các vấn đề về tỷ giá hối đoái. Cùng thế mạnh như quan hệ quốc tế rộng, đội ngũ cán bộ thường xuyên được tiếp xúc với kiến thức mới mẻ, và đào tạo tại nước ngoài, thì các vấn đề về chính sách tỷ giá hối đoái, điều hành tỷ giá, dự báo biến động tỷ giá là những thế mạnh trong nghiên cứu của NHNN. Vì vậy NHNN nên hỗ trợ các NHTM Việt nam trong một số vấn đề như: hỗ trợ trong vấn đề phân tích thị trường, truyền đạt những phương pháp dự báo tỷ giá mới, tạo điều kiện mời chuyên gia nước ngoài tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ. Kết luận Chương 3: Trên đây là một số giảI pháp và kiến nghị được đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá của NHCTVN. Những giảI pháp và đề xuất được đưa ra dựa trên nguyên nhân của những hạn chế được nêu ra trong Chương 2 nhằm mục đích hoàn thiện phương pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá của NHCTVN, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc phát triển nghiệp vụ KDNT. Kết luận Thị trường hối đoái ngày nay đã phát triển tới một trình độ rất cao của một loại hình thị trường tài chính. Sự phát triển này mở ra cho các NHTM những hướng đi mới, những cơ hội kiếm lời mới trong hoạt động kinh doanh tỷ giá. Tuy nhiên để có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh, các NHTM phải chuyên nghiệp hoá hoạt động của mình đáp ứng được tính phức tạp của thị trường và sự biến dộng tỷ giá trên thị trường. Là một NHTM Việt nam đi tiên phong trong lĩnh vực này, trong những năm qua NHCTVN đã tích cực áp dụng các phương pháp dự báo biến động tỷ giá trên thị trường hối đoái, đưa ra các kết luận dự báo phục vụ trực tiếp cho hoạt động KDNT. Thực tế cho thấy việc áp dụng các phương pháp dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN đã có những bước đi đúng hướng, bước đầu đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế và sai sót. Nhận thức được điều này, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này và phân tích những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất: Phân tích thực trạng việc áp dụng các phương pháp dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN, đánh giá các kết quả đạt được cũng như hạn chế của các phương pháp dự báo đang áp dụng. Thứ hai: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dự báo biến động tỷ giá tại NHCTVN Thứ ba: Nêu một kiến nghị với NHNN nhằm hỗ trợ các NHTM thực hiện các giải pháp trên. Nội dung nghiên cứu của đề tài là vấn đề tương đối mới mẻ và phức tạp, để hoàn thành được Luận văn tác giả đã nhận được nhiều hỗ trợ. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp và hỗ trợ từ các đồng nghiệp, các thày cô giáo trong Khoa Ngân hàng tài chính_ trường ĐH KTQD, và đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của TS Dương Thị Thanh Mai. Tuy nhiên, do đây là đề tài mới, nhận thức của tác giả chưa hoàn thiện, vì vậy Luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế. Tác giả đề tài rất mong tiếp tục nhận được nhận xét đóng góp, chỉ dẫn của các thày cô và các đồng nghiệp để bổ sung và hoàn thiện đề tài có chất lượng hơn, cũng như nâng cao nhận thức của tác giả về vấn đề này. tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt Đại học KTQD (1995), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà nội. Edward W.Reed và Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP á Châu kết hợp NXB TP.HCM, TP Hồ Chí Minh. Frederich S. Mishkin (1994), Tiền tệ-ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2003), Ngân hàng thương mại- Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà nội. N.Gregory Mankiw (2000), Kinh tế vĩ mô, ĐHKTQD kết hợp NXB Thống kê, Hà nội. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, ĐHKTQD và NXB Tài chính, Hà nội. TS Trần Ngọc Thơ và TS Nguyễn Ngọc Định (2001), Tài chính quốc tế. NXB Thống kê, TP HCM. GS TS Lê Văn Tư (2003), Thị trường hối đoái, NXB Thống kê, TP HCM. Báo cáo thường niên của NHCTVN từ 2000 – 2004 Tài liệu tiếng Anh Francis D.Feeney (1991), A Guide To International Financial Derivatives. Woodhead-Faulker, Philippe Jonrion (1997), Value at risk, McGraw Hill, USA Geert J.Almekinders (1995), Foreign exchange intervention, Edward Elgar Publishing Limited, Great Britain. Michael P.Niemiba and Philip A.Klein (1994), Forecasting financial and economic cycles, John Wiley & Sons Inc, USA. John F.O.Bilson and Richard C.Marton (1994), Exchange rate Theory and practice. The University of Chicago Press, USA. TàI liệu trên INTERNET Trang web: fx-stratergy.com Tài liệu giảng dạy trên Internet của trường ĐH University of Houston. Trang web: www.bauer.uh.edu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThSA12.doc
Tài liệu liên quan