Hoàn thiện quản lý Ngân sách tại xã Thắng Sơn – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ

Mục lục Mở đầu………………………………………………………………. 2 1- Sự cần thiết nghiên cứu chuyên đề………………………………... 2 2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………… 3 3- Đối tượng- Phạm vi nghiên cứu……………………………….…… 4 4- Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 4 Chương I :một số vấn đề cơ sở khoa học của quản lý ngân sách xã 5 I- Khái niệm và những đặc điểm chung của Ngân sách Nhà nước ….. 5 1- Khái niệm Ngân sách Nhà nước …………………………………….. 5 2- Đặc điểm chung của Ngân sách Nhà nước …………………………. 6 3- Hệ thốn

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quản lý Ngân sách tại xã Thắng Sơn – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Ngân sách Nhà nước ……………………………………….6 4- Phân cấp Ngân sách …………………….…………………………….7 5- Các nguyên tắc phân cấp Ngân sách ……………………………….. 8 6- Sơ đồ Khái quát hệ thống Ngân sách Nhà nước……………………. 8 II- Khái niệm và những đặc điểm của Ngân sách xã ……. 9 1- Khái niệm Ngân sách xã …………………………………………….. 9 2- Đặc điểm của Ngân sách xã…………………………………………. 9 3- Quá trình hình thành của Ngân sách xã…………………………… 10 4- Vai trò của Ngân sách xã ………………………. ………….……… 11 5-Yêu cầu tăng cường quản lý Ngân sách xã trong nền kinh tế thị trường III- Nội dung hoàn thiện quản lý Ngân sách xã…… 16 1- Những quy định chung về quản lý Ngân sách xã………………… 16 2- Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã ……………………… 17 3- Quy trình quản lý Ngân sách xã ……………………………………20 Chương II Thực trạng quản lý ngân sách xã thắng sơn giai đoạn 2005 – 2007…………………………………………………… 30 I- Những đặc điểm chung của xã có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã . ………………………………………………………………………………… 30 1- Đặc điểm tự nhiên ………………………………………………………. .. 30 2 - Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Thắng sơn……………..………… 32 3- Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn trong quản lý ngân sách xã Thắng sơn ……………………………………………………………… II- Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã Thắng sơn giai đoạn 2005-2007……………………………………………………. 37 1- Thực trạng công tác lập dự toán……………..…………………… 37 3- Chấp hành thu Ngân sách xã ………………………………………..42 4- Chấp hành chi Ngân sách ………………………………………….. 44 5- Ghi chép, phản ánh tình hình thu- chi Ngân sách xã Thắng sơn…50 6- Thực trạng công tác kiểm tra kế toán và phân tích hoạt động Ngân sách xã Thắng sơn……………………………………………………… 52 7- Đánh giá thực trạng quản lý Ngân sách xã …………… …………53 8- Quản lý tài sản công của xã Thắng sơn……………………………..54 9- Đánh giá chung kết quả hạn chế và nguyên nhân. ………………. 55 Chương III :định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã thắng sơn , thanh sơn , phú thọ i- Định hướng:…………………………………………………………………………………56 II- Các biện pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý ngân sách xã Thắng sơn. 1- Đổi mới về nhận thức xác định vai trò vị trí của Ngân sách xã….. 56 2- Kiện toàn bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý Ngân sách xã..57 3-Tăng cường quản lý khai thác các nguồn thu trên đại bàn …… 58 4-Nhiệm vụ chi ngân sách đảm bảo đúng chế độ …………..…………58 5- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý Ngân sách xã……59 Kết luận …………………………………..…………………………60 Tài liệu tham khảo……………………………………………………61 Bản nhận xét sinh viên thực tập………………………...………62 Mở đầu 1- Sự cần thiết nghiên cứu chuyên đề Sự phát triển không ngừng và đổi mới của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý tài chính, phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, dưới sự quản lý của Nhà nước. Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Sản xuất kinh doanh phát triển mạnh ở tất cả các khu vực, ở mọi thành phần kinh tế. Đó là những tiền đề quan trọng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cùng với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Đây là một mốc son đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý Ngân sách nhà nước và đặc biệt là Ngân sách xã. Trong những năm gần đây tuy Thắng sơn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, nhưng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và biết phát huy nội lực của địa phương, Đảng Bộ và nhân dân xã Thắng Sơn đã đạt được những thành tích đáng kể về mặt Chính trị, Kinh tế, Văn hoá, Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Những thành quả đã đạt được có sự tác động sâu sắc của công tác quản lý Ngân sách nhà nước, đặc biệt là Ngân sách xã. Ngân sách xã có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động tài chính, Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống Ngân sách Nhà nước, vì vậy nó phụ thuộc vào sự điều tiết, cách quản lý của toàn bộ hệ thống ngân sách từ trung ương đến cơ sở. Vì vậy có thể nói Ngân sách xã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp cơ sở, thực hiện nhiệm vụ thu -chi, trực tiếp sử lý các vấn đề mà cộng đồng dân cư đặt ra. Hơn bao giờ hết mục tiêu tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý Ngân sách Nhà Nước. Xuất phát từ tầm quan trọng của Ngân sách xã nói chung và ngân sách xã Thắng Sơn nói riêng cần có sự tăng cường quản lý Ngân sách xã trong điều kiện hiện nay, do vậy em mạnh giạn chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý Ngân sách tại xã Thắng Sơn – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ.” 2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý Ngân sách tại xã Thắng Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ từ năm 2005- 2007. - Mục tiêu cụ thể: +Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý Ngân sách và ngân sách xã. +Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý Ngân sách, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Ngân sách xã Thắng Sơn từ năm 2005- 2007 +Đưa ra một số đề xuất, giải pháp để góp phần cho việc củng cố Hoàn thiện quản lý Ngân sách theo luật Ngân sách của xã Thắng Sơn. 3- Đối tượng- Phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: “Hoàn thiện quản lý Ngân sách tại xã Thắng Sơn – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ.” - Trong đó: Nghiên cứu các bước của chế độ kế toán: + Lập dự toán +Chấp hành dự toán +Kế toán kiểm tra + Phân tích + Quản lý tài sản công của xã * Phạm vi nghiên cứu + Nghiên cứu về hoàn thiện quản lý ngân sách và tài sản công của xã + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi ngân sách xã Thắng Sơn. + Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005- 2007 và những năm tiếp theo. 4- Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này em đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng lịch sử. - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp tổng hợp. Chương I một số vấn đề cơ sở khoa học của quản lý ngân sách xã I- Khái niệm và những đặc điểm chung của Ngân sách Nhà nước 1- Khái niệm Ngân sách nhà nước Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Thu Ngân sách nhà nước bao gồm: Các khoản thu 100% Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp các đơn vị hạch toán ngành Thu khác từ các hoạt động thăm dò dầu khí Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước Tiền thu hồi vốn Ngân sách ... Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá sản suất trong nước Phí xăng dầu.... - Chi Ngân sách nhà nước bao gồm Chi đầu tư phát triển Chi phát triển kinh tế, xã hội Chi đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp ... Chi thường xuyên Chi đảm bảo cho An ninh quốc phòng Chi đảm bảo hoạt động của Nhà nước Chi trả nợ của Nhà nước Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn liền với trách nhiệm. Quốc Hội quyết định dự toán Ngân sách nhà nước, phân bổ Ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyết toán Ngân sách nhà nước. Quỹ Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của Ngân sách các cấp. Quỹ Ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc nhà nước. 2- Đặc điểm chung của Ngân sách nhà nước Tất cả các hoạt động của Ngân sách nhà nước được Nhà nước thực hiện trên cơ sở những quy định nhất định. Ngân sách nhà nước phải được cân đối trên theo nguyên tắc: Tổng số thu từ thuế, phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên. Ngân sách nhà nước phải đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam, và các tổ chức chính trị xã hội Thu, chi Ngân sách nhà nước phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam, thực hiện kế toán, hạch toán thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán Nhà nước, và Mục lục Ngân sách nhà nước, Chứng từ thu, chi Ngân sách nhà nước được phát hành sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính. 3- Hệ thống Ngân sách nhà nước - Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước Khái niệm hệ thống Ngân sách nhà nước Hệ thống Ngân sách nhà nước là một tổng thể các cấp ngân sách được gắn hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp Ngân sách. Điều kiện hình thành cấp Ngân sách Nhiệm vụ của cấp chính quyền được giao tương đối toàn diện không chỉ quản lý hành chính về xã hội mà còn tổ chức quản lý về kinh tế trên toàn lãnh thổ nhằm tạo nguồn thu cho cấp Ngân sách đó. Khả năng các nguồn thu trên địa bàn đó sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu chi tiêu của bộ máy chính quyền đó. Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước Tính tập trung dân chủ: Mọi khoản thu đều tập chung vào Ngân sách nhà nước, và được phân bổ cho mỗi cấp Ngân sách một cách hợp lý theo chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp. Tính tự chủ trách nhiệm của mỗi cấp Ngân sách, nhằm khai thác tích cực tiềm măng kinh tế và trách nhiệm quản lý điều hành ở mỗi cấp Ngân sách. 4- Phân cấp Ngân sách Ngân sách bao gồm: Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương, là sự phân chia quyền hạn trong việc quản lý, điều hành nhiệm vụ thu, chi Ngân sách trên cơ sở chế độ, quy định của Ngân sách nhà nước. Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể . Thực hiện việc bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo cân bằng, phát triển cân đối giữa các vùng các địa phương, bổ sung này là nguồn thu của Ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ Ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngoài việc bổ sung và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi quy định trên, không được dùng Ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. 5- Các nguyên tắc phân cấp Ngân sách Phân cấp Ngân sách phải được thực hiện đồng bộ với phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính. Đồng thời phải dựa trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương. Đảm bảo vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương, và độc lập của Ngân sách địa phương trong hệ thống Ngân sách nhà nước thống nhất, đảm bảo nguyên tắc công bằng. Như vậy phân cấp Ngân sách nhà nước là tính tất yếu khách quan nó bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước, phân cấp Ngân sách là xác định quyền lợi của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách chế độ, còn là việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền trong việc thực hiện chu trình Ngân sách. 6- Sơ đồ khái quát hệ thống Ngân sách nhà nước. NSNN NSTW NS địaphương NS tỉnh NS thành phố trực thuộc TW Ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh NS huyện Ngân sách thị xã cấp tương đương Ngân sách xã, phường, thị trấn (Nguồn: Tài liệu tham khảo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nhà xuất bản Tài chính năm 2003) II- Khái niệm và những đặc điểm của Ngân sách xã 1- Khái niệm Ngân sách xã Theo điều 4 Luật tổ chức HĐND, UBND các cấp có quy định xã, phường, thị trấn là cấp hành chính có HĐND và UBND vì vậy theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật tổ chức HĐND và UBND, Ngân sách xã là một cấp Ngân sách trong hệ thống Ngân sách Nhà nước. Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối dùng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ thực hiện các chức năng Nhà nước cấp cơ sở, trong khuôn khổ được phân công và quản lý. 2- Đặc điểm của Ngân sách xã Ngân sách xã là một cấp Ngân sách trong hệ thống Ngân sách Nhà nước, vì thế có đầy đủ những đặc điểm chung của Ngân sách cấp chính quyền địa phương. Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của Pháp luật. Được quản lý điều hành theo dự toán và theo chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định. Hoạt động thu, chi Ngân sách xã luôn giắn chặt với chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp. Đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực cấp xã là HĐND xã, chính vì vậy các chỉ tiêu thu, chi Ngân sách xã luôn mang tính pháp lý. Các quan hệ chi Ngân sách xã rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng số thu hoặc chi theo từng hình thức chỉ có thể được chi khi nó được ghi vào dự toán đã được HĐND xã, UBND huyện phê duyệt. Bên cạnh các đặc điểm chung của cấp Ngân sách, Ngân sách xã cũng có đặc điểm riêng, đó là vừa là cấp Ngân sách vừa là đơn vị sử dụng Ngân sách. Chính đặc điểm riêng này có ảnh hưởng và chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành, kế toán và quyết toán Ngân sách. 3- Quá trình hình thành của Ngân sách xã Ngân sách xã có từ xa sưa ở Việt Nam và một số nước trên Thế giới, tuy cơ chế hình thành và các cách quản lý khác nhau nhưng đều xem Ngân sách là một bộ phận của hệ thống tài chính Quốc gia. Ngân sách xã ở nước ta hiện nay có trên một ngàn năm lịch sử đã gắn liền với nhiều triều đại thịnh suy khác nhau. Tuy mỗi thời kỳ đó có một tên gọi như thời đầu tự chủ Khúc Hảo gọi là giáp xã, đến các triều đại: Đinh, Trần, lê, Lý, Nguyễn ... Gọi là Hương xã, nhưng chức năng của xã không thay đổi bao nhiêu chủ yếu là quản lý pháp luật, quản lý nhân dân và xây dựng cơ sở vật chất cho xã. Ngân sách xã phục vụ cho chính quyền Nhà nước thực hiện ba nhiệm vụ sau: Thứ nhất quản lý nhân khẩu ruộng đất để thu tô, thuế. Thứ hai giữ gìn cho phép nước trị an Thứ ba là chăm lo cho lợi ích công cộng đê điều, tưới tiêu, đường xá, cứu tế xã hội. Thời kỳ nào công tác tài chính cũng được coi trọng, có chức năng, chức doanh, nhiệm kỳ và kỷ luật tài chính cụ thể. Thời kỳ Khúc hảo có trí giác trông coi nhận thức và đánh thuế, thời nhà Lê có xã trưởng, thời nhà Trần có xã quan trông coi việc khấn thư và nộp thuế. Đến thời đại ngày nay Ngân sách xã là phương tiện bằng tiền có tác dụng to lớn trong việc xây dựng đất nước, Ngay khi giành được Chính quyền và thành lập chính quyền cấp xã, Ngân sách xã cũng được hình thành. Năm 1972 khi chưa có Ngân sách cấp huyện, Hội đồng Chính Phủ đã ra Nghị định số: 64/CP chính thức ban hành Nghị định Ngân sách xã, tiếp theo Bộ Tài chính đã ra Thông tư số: 14/TC-TĐC Hướng dẫn việc thi hành điều lệ Ngân sách, và ra Quyết định số: 13/TC-TĐT ngày 14/8/1972 ban hành chế độ Ngân sách xã. Hai văn bản trên cơ bản đã hoàn thiện chế độ quản lý Ngân sách xã. Ngày 19/11/1983 Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra Nghị quyết số: 13/HĐBT khẳng định Ngân sách xã là một cấp Ngân sách nhà nước. Bao gồm 4 cấp Ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh, Ngân sách huyện, và Ngân sách xã. Như vậy Ngân sách xã là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống Ngân sách nhà nước, được kết cấu chặt chẽ dưới sự quản lý của Ngân sách nhà nước theo mục tiêu chung của quốc gia, sử dụng nguồn tài chính tại chỗ có hiệu quả, đảm bảo sự ổn định, tính cân đối các nguồn thu của xã nhằm đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã. 4- Vai trò của Ngân sách xã Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển không ngừng, đặc biệt Việt Nam vừa ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước mà trọng tâm là cải cách nền hành chính Quốc gia, sản xuất luôn tăng vọt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đòi hỏi chính quyền cấp xã cần được đổi mới, và trước hết là đổi mới hoàn thiện quản lý ngân sách. Điều đó đặt ra cho Ngân sách xã những yêu cầu cấp thiết và vai trò của Ngân sách xã. Trong hệ thống Ngân sách nhà nước, Ngân sách xã giữ vai trò Ngân sách cấp cơ sở là phương tiện vật chất giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để phát huy chức năng nhiệm vụ, vai trò của chính quyền cấp xã đòi hỏi phải có nguồn tài chính đảm bảo để trang trải. Ngân sách xã là quỹ tiền tệ duy nhất để phân phối nguồn tài chính và phân phối sử dụng cho các hoạt động của xã, tuỳ thuộc vào điều kiện và quy mô của từng xã có phương pháp phân phối sử dụng Ngân sách cho hợp lý, và tạo ra được hiệu quả, quản lý thiếu chặt chẽ sẽ gây ra lãng phí, thất thoát nguồn Ngân sách, chính vì vậy vai trò của ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách nhà nước cần phải được nâng cao. Cần phải khai thác huy động tập trung các nguồn thu thuộc phạm vi Ngân sách để ngày càng có nhiều năng lực tài chính hơn mở rộng phạm vi và vai trò hoạt động của chính quyền. Quản lý chặt chẽ chi tiêu tiết kiệm có hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn ngân sách cho các mục tiêu. Hai vấn đề trên được giải quyết tốt và đồng bộ sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò của Ngân sách xã trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Ngân sách xã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Công cuộc công nghiệp hóa Đất nước sẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, làng xã, để có được như vậy đòi hỏi phải giải quyết về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng các công trình dân sinh như: Điện, đường, trường học, trạm xá, đó là những yếu tố cơ bản để bộ mặt nông thôn ngày được khởi sắc, xoá đói, giảm nghèo, để có được như vậy Ngân sách xã cần phải được phát huy. Tăng cường quản lý thu, chi và quản lý các quỹ công chuyên dùng của xã, các hoạt động tài chính có hiệu quả và tiết kiệm. 5- Yêu cầu tăng cường quản lý Ngân sách xã trong nền kinh tế thị trường Cần phải đổi mới công tác tài chính Ngân sách đó là yêu cầu tất yếu khách quan, đó là một bước tiến quan trọng trong quản lý Ngân sách xã, tăng cường quản lý Ngân sách xã trong điều kiện chuyển đổi cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, và xây dựng Nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực còn có nhiều hạn chế thể hiện trên các mặt sau: Ngân sách xã có sự chênh lệch và không đồng đều thể hiện ở các nước trên Thế giới, ở các tỉnh, thành phố, thậm trí giữa các huyện và cả giữa các xã với nhau, nét nổi bật chung thể hiện quy mô Ngân sách thấp, không đủ sức để thực hiện được nhu cầu ngày càng lớn, nhiệm vụ chi tiêu xây dựng nông thôn ngày một khởi sắc. Công tác quản lý ngân sách ở một số nơi còn chưa được quan tâm hợp lý, chưa khai thác triệt để mọi nguồn thu, chưa biết khai thác nội lực. Một số xã Ban tài chính xã năng lực còn rất hạn chế, chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn, thậm trí còn chưa qua trình độ văn hoá phổ thông, đội ngũ này không được sử dụng ổn định, thường xuyên thay đổi nên công việc hoàn thành thường ở mức thấp. HĐND xã là cơ quan quyết định Ngân sách xã nhưng trong năm chỉ có hai kỳ họp, lại phải thảo luận nhiều vấn đề, nên việc quyết định Ngân sách còn mang tính hình thức. Mặt khác một số đại biểu HĐND xã trình độ còn hạn chế. UBND xã tuy có quan tâm và trực tiếp đến công tác quản lý Ngân sách, nhưng do năng lực một số cán bộ ở vùng nông thôn, miền núi còn hạn chế, cộng với chính sách làm việc cũ kỹ nên công tác quản lý Ngân sách còn gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế đó đã tạo ra một khoảng cách giữa vùng nông thôn và vùng thành thị, để thu hẹp khoảng cách và xây dựng bộ mặt nông thôn thời kỳ đổi mới, đòi hỏi công tác quản lý ngân sách phải đổi mới nhiều mặt. Đổi mới việc phân cấp quản lý Ngân sách xã, với mục tiêu phân cấp tối đa các nguồn thu gắn với nhiệm vụ quản lý của Nhà nước trên địa bàn, hạn chế việc bổ sung từ Ngân sách cấp trên, tăng cường nguồn lực tài chính, Ngân sách. Đối với Ngân sách xã, thực hiện bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu, tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi phù hợp với nhiệm vụ của cấp xã. Đổi mới công tác quản lý Ngân sách xã, thực hiện đầy đủ hơn quyền quyết định Ngân sách của HĐND xã, nhiệm vụ quản lý điều hành của UBND xã, và vai trò tham mưu của Ban tài chính xã, đồng thời tăng cường công tác giám sát của HĐND và các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân thông qua, mở rộng công khai tài chính, Ngân sách xã. Với tư cách là chính quyền thực hiện quản lý hành chính cấp cơ sở, nên các khoản chi đều phải phân chia thành: Chi đầu tư xây dựng phát triển, chi thường xuyên. Trong đó chi đầu tư phát triển ưu tiên xây dựng các công trình phúc lợi, Điện, đường, trường, trạm. Ngân sách xã phải dành phần lớn các khoản chi của mình cho chi thường xuyên, do vậy trong chi thường xuyên phải phân ra những khoản chi thường xuyên mà ngân sách tự cân đối nguồn thu, còn những khoản chi thường xuyên mang tính chất chung của cả nước như xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo thì cần phải có sự hỗ trợ từ Ngân sách cấp trên, hoặc các chương trình dự án của Nhà nước và Nước ngoài. Vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt của Ngân sách cấp trên. Tăng cường quản lý các quỹ công chuyên dùng, các hoạt động tài chính khác của xã, các nguồn thu: Các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với Ngân sách cấp trên, Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên. Nguồn thu bắt buộc là các khoản đóng góp bắt buộc, gắn nguồn thu của xã với Ngân sách xã đó là tính ổn định của Ngân sách xã. Nguồn thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, ở đây Nhà nước cũng phải quy định rõ ràng những loại đất đai nào được cho thuê, đấu thầu để có nguồn thu. Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ %, đây là một trong những khoản thu rất quan trọng của Ngân sách Nhà nước và Ngân sách xã. Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên, việc bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho xã cũng phải chia theo: Bổ sung chi thường xuyên, hay bổ sung chi đầu tư phát triển. Bổ sung xem xét về mặt Dân số, điều kiện kinh tế xã hội và khả năng ngân sách của từng xã, từng vùng miền, để đảm bảo tính công bằng. Trên cơ sở những quy định của Luật Ngân sách và Bộ tài chính xây dựng một cơ chế quán lý Ngân sách xã cho phù hợp với từng vùng, miền khác nhau. Đây là khâu quan trọng như nó thường bị buông lỏng, tính toán có kế hoạch thu, chi một cách hợp lý, có căn cứ. Các khoản thu từ thuế, phí phải có sự thống nhất với cơ quan thu như: Chi cục thuế, phòng ban chuyên môn. Các khoản thu của xã thì được quyết định của HĐND xã, và phải nộp qua Kho bạc Nhà nước. Tất cả các khoản chi của xã đều dưới sự kiểm soát của Kho bạc, cơ quan chuyên môn ngành dọc là Phòng tài chính huyện, và cơ quan giám sất cấp xã là HĐND xã. Đổi mới công tác quản lý Ngân sách xã, là việc đổi mới từ tư duy, đến hành động, từ phương thức đến con người. Ban tài chính phải làm tốt công tác tham mưu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong công tác. Từ những vấn đề nêu trên là những vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết, trong điều kiện đổi mới không ngừng của Đất nước, để cho nông thôn Việt Nam thay da đổi thịt nhưng vẫn đậm đà bản sắc thôn quê, thì các cấp các ngành, nhân dân đều phải vào cuộc xây dựng công tác quản lý Ngân sách cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Phát huy vai trò chính quyền cấp xã, Ngân sách xã. Từ đó xây dựng một nước Việt Nam ổn định về Chính trị, mạnh về Kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế. III- Nội dung hoàn thiện quản lý Ngân sách xã. 1- Những quy định chung về quản lý Ngân sách xã Hoạt động tài chính Ngân sách là các hoạt động tài chính phát sinh trên địa bàn do UBND xã quản lý, đó là các hoạt động thu, chi, các hoạt động tài chính khác thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, tiết kiệm, dưới sự giám sát của HĐND xã. Ngân sách xã là một cấp Ngân sách do UBND xã quản lý, HĐND xã quyết định và giám sát. -Thu Ngân sách xã bao gồm các khoản thu: Các khoản thu 100% Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên -Chi Ngân sách xã bao gồm: Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên Hoạt động tài chính khác ở xã không đưa vào Ngân sách xã bao gồm: Quỹ công chuyên dùng của xã, quỹ các hoạt động sự nghiệp, các khoản đón góp tự nguyện do thôn, bản tự huy động. Thu, chi Ngân sách đảm bảo tính cân đối, chi không được chi lớn hơn thu, trong trường hợp thu Ngân sách xã do tính thời vụ nên không kịp đáp nhu cầu chi của xã, thì UBND xã có thể đề nghị Phòng tài chính cấp huyện tăng tiến độ cấp bổ sung trong phạm vi số dự toán bổ sung được duyệt. Ngoài ra Ngân sách xã có thể tạm ứng Ngân sách cấp bổ sung, nhưng phải hoàn trả khoản tạm ứng này trong năm Ngân sách. Tất cả các khoản thu, chi Ngân sách xã phải được thực hiện qua Kho bạc Nhà nước, và quản lý theo quy định của Luật ngân sách và Bộ Tài chính. Phải được hạch toán theo Mục lục Ngân sách áp dụng đối với cấp xã và Chế độ Ngân sách xã, các khoản thu, chi tài chính khác phải được hạch toán rành mạch ghi chép sổ sách đầy đủ theo chế độ kế toán. UBND xã thống nhất quản lý Ngân sách xã, dưới sự giám sát của HĐND xã. 2- Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã * Nguồn thu của Ngân sách xã Nguồn thu của Ngân sách xã do HĐND tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu Ngân sách địa phương được hưởng, căn cứ vào tình hình thực tế, UBND cấp tỉnh trình HĐND xem xét phân cấp cho Ngân sách xã các khoản: -Các khoản thu 100% Là các khoản thu dành cho Ngân sách xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính, đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển Các khoản phí, lệ phí thu vào Ngân sách xã theo quy định. Thu từ hoạt động sự nghiệp của xã. Thu từ quỹ đất công ích, thu khoán, đấu thầu, và hoa lợi công sản. Các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định, đóng góp tự nguyện. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân, trong và ngoài nước. Thu kết dư ngân sách xã. Thu khác Ngân sách xã theo quy định của pháp luật. -Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % Theo quy định của điều: 34 luật Ngân sách Nhà nước, các khoản thu theo tỷ lệ % phân chia cho xã, thị trấn tối thiểu 70%. ( Quy định này không áp dụng cho Ngân sách cấp phường) Thuế chuyển quyền sử dụng đất. Thuế nhà đất. Tiền cấp quyền sử dụng đất. Lệ phí trước bạ nhà đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Thuế tài nguyên. Thuế môn bài từ hộ kinh doanh. Thuế giá trị gia tăng. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế tiêu thụ đặc biệt và dịch vụ văn hoá, thể thao. - Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên. Thu bổ sung cân đối Ngân sách xã là bổ sung nhằm bù đắp chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp. (Các khoản thu 100%, Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %). Số thu này được xác định ngay từ đầu năm thời kỳ ổn định Ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm. Thu bổ sung có mục tiêu là khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ cho xã thực hiện một số nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể. * Nhiệm vụ chi Ngân sách xã Nhiệm vụ chi Ngân sách xã do HDND cấp tỉnh quyết định trong phạm vi nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương. Căn cứ vào tình hình thực tế, UBND cấp tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét phân cấp cho Ngân sách xã các nhiệm vụ sau: -Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp tỉnh. Chi đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết định và đưa vào Ngân sách xã quản lý. Các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật. -Chi thường xuyên là chi cho hoạt động của cơ quan Nhà nước ở xã. + Chi quản lý Ngà nước, Đảng, đoàn thể Chi tiền lương, tiền công cán bộ hợp đồng , cán bộ công chức xã. Các khoản phụ cấp theo quy định Phụ cấp khu vực Phụ cấp đại biểu HĐND xã Phụ cấp Bí thư Chi bộ, Trưởng, phó khu dân cư... Chi hoạt động văn phòng: Tiền điện, nước, Văn phòng phẩm, cước phí điện thoại, chi hội nghị HĐND, UBND, chi tiếp khách, chi trang trí khánh tiết ... Chi mua sắm thường xuyên, sửa chữa trụ sở, dụng cụ và vật tư văn phòng Chi khác theo chế độ quy định. Chi hoạt động của khối Đảng Chi cho hoạt động của các ngành đoàn thể: MTTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh. Chi nộp Bảo hiểm xã hội, Y tế cho cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách cấp xã theo quy định. *Chi cho công tác dân quân tự vệ trật tự, an toàn xã hội. Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp theo Pháp lệnh dân quân tự vệ, kinh phí tuyển quân, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách xã theo quy định của pháp luật. Chi tuyên truyền vân động và tổ chức phong trào bảo vệ An ninh tổ quốc, chi phụ cấp công an viên ở các khu hành chính, và các khoản chi khác theo chế độ quy định. *Chi cho sự nghiệp văn hoá thông tin. Đó là những khoản chi như: Chi hoạt động Đài truyền thanh xã, chi hoạt động văn hoá, văn nghệ, chi hoạt động nhà văn hoá khu dân cư. *Chi sự nghiệp thể dục thể thao là các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng trong năm. *Chi cho sự nghiệp Ytế Các khoản chi lương, phụ cấp cho cán bộ trạm Ytế xã, hỗ trợ và mua sắm các khoản trang thiết bị, dụng cụ y tế, phục vụ khám chữa bệnh cho trạm Ytế xã. *Chi cho sự nghiệp Giáo dục Bao gồm các khoản chi hỗ trợ bổ túc văn hoá, hỗ trợ mua sắm bàn, ghế, sửa chữa thường xuyên lớp học cho các trường thuộc quyền quản lý của xã. *Chi sự nghiệp kinh tế Chi sửa chữa các công trình đường giao thông nông thôn liên thôn, công trình thuỷ lợi nhỏ, hỗ trợ hoạt động Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp... *Chi cho sự nghiệp xã hội Bao gồm các khoản chi trợ cấp hàng tháng cho các bộ già yếu nghỉ việc theo Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hộ và công tác xã hội khác. 3- Quy trình quản lý Ngân sách xã * Lập dự toán Ngân sách xã Căn cứ Nghị định số: 73/2003/NĐ-CP ngày 25/6/2003 của Chính Phủ về ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương. Căn cứ lập dự toán Ngân sách xã Các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã. Chính sách, chế độ thu Ngân sách Nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi Ngân sách xã và định mức phân bổ Ngân sách do HĐND cấp tỉnh quy định. Chế độ tiêu chuẩn định mức chi Ngân sách của cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với chi đầu tư còn phải căn cứ và._.o: Danh mục công trình thuộc Ngân sách xã đầu tư theo quy định, dự toán công trình được cấp có thẩm quyền quyết định. Tình hình thực hiện dự toán Ngân sách xã năm trước, ước thực hiện Ngân sách xã năm hiện hành. Trình tự lập dự toán Ngân sách xã Ban tài chính phối hợp với đội thuế tính toán các khoản thu phát sinh trong năm trên địa bàn. Các ban ngành, bộ phận chuyên môn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, và chế độ, định mức tiêu chuẩn chi lập dự toán của bộ phận mình trong một năm. Ban tài chính lập dự toán thu, chi cân đối Ngân sách trình UBND xã, báo cáo thường trực HĐND xã để xem xét gửi UBND, Phòng tài chính cấp huyện, quyết định dự toán Ngân sách xã. Sau khi nhận quyết định giao dự toán thu, chi Ngân sách xã của UBND huyện, UBND xã hoàn chỉnh dự toán trình HĐND xã quyết định và báo cáo UBND huyện, Phòng Tài chính huyện và công khai dự toán theo quy định. Hàng năm dự toán Ngân sách xã được điều chỉnh trong trường hợp có những yêu cầu của UBND cấp trên đảm bảo phù hợp với định hướng chung và có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách. *Chấp hành dự toán Ngân sách xã Là quá trình tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách xã được HĐND xã quyết định, bao gồm tổ chức nhiệm vụ thu Ngân sách xã, được phân cấp trên địa bàn đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, không để thất thu đồng thời chống lạm thu. Tổ chức nhiệm vụ chi về chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên. Chấp hành dự toán Ngân sách bao gồm các thao tác nghiệp vụ kế tiếp nhau, Thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo cân đối thu, chi Ngân sách theo chế độ quy định. Căn cứ tổ chức thực hiện dự toán thu Ngân sách Căn cứ vào các văn bản của Nhà nước quy định Dự toán thu Ngân sách xã được HDND xã quyết định Các chính sách, chế độ thu nộp Ngân sách Nhà nước hiện hành Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân các nguồn thu phát sinh phải nộp Ngân sách theo chế độ quy định. *Tổ chức thu Ngân sách Ban tài chính xã có nhiệm vụ tham mưu với UBND xã và phối hợp với cơ quan thuế triển khai giám sát và tổ chức thu các khoản thu theo quy định. Ban tài chính xã thông báo công khai cho các đối tượng nộp Ngân sách chuẩn bị đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Căn cứ chế độ chính sách thu Ngân sách được cấp có thẩm quyền quy định và đặc điểm hình thành nguồn thu để quy định thời điểm thu nộp thích hợp. Các khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, đây là nguồn thu thường xuyên của Ngân sách xã vì vậy không được đấu thầu hay khoán 1 lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối Ngân sách, nếu có thì trong một nhiệm kỳ của HĐND xã. Tất cả các khoản thu do Ban tài chính xã thu, bằng biên lai thu tiền của cơ quan thuế, và có trách nhiệm quyết toán biên lai với cơ quan đó. Nguyên tắc phải nộp kịp thời vào Kho bạc Nhà nước, riêng ở một số xã ở xa Kho bạc đi lại khó khăn, được giữ lại số tiền đã thu để chi, và định kỳ 1 tháng Ban tài chính lập bảng kê ghi thu, ghi chi kèm theo chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục ghi thu, ghi chi tại Kho bạc Nhà nước. Đối với các khoản thu Ngân sách xã bằng hiện vật hoặc ngày công lao động, căn cứ vào giá trị hiện vật, ngày công lao động được duyệt, Ban tài chính xã làm lệnh ghi thu, ghi chi gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu chi Ngân sách. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % Hiện nay theo quy định của một số Tỉnh trong cả nước các khoản thu phân chia theo tỷ lệ% uỷ nhiệm cho Ban tài chính xã và đội thuế xã tổ chức thu theo quy định của Cơ quan thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và viết giấy nộp tiền, nộp vào Kho bạc Nhà nước, đảm bảo nguồn thu, và phân chia theo tỷ lệ quy định. Tất cả các xã kể cả ở xa Kho bạc không được phép giữ lại khoản thu để chi. Không được phép thu không có biên lai, thu ngoài sổ sách, không đúng quy định, phải giao biên lai cho người nộp tiền. Cơ quan thuế, Phòng tài chính có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời biên lai cho Ban tài chính. Trường hợp thoái thu ( Phải trả khoản thu) Kho bạc Nhà nước xác định rõ số tiền đã thu vào Ngân sách xã, để Ban tài chính làm căn cứ thoái thu cho đối tượng được hoàn trả. Căn cứ thực hiện dự toán chi Ngân sách Dự toán chi Ngân sách xã được HĐND xã quyết định . Khả năng nguồn kinh phí có thể cân đối cho nhu cầu chi Ngân sách xã và khối lượng công việc thực hiện. Các chính sách, chế độ tiêu chuẩn định mức chi hiện hành áp dụng cho Ngân sách xã. *Tổ chức thực hiện chi Ngân sách Trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong việc quản lý chi Ngân sách xã. Chi đúng dự toán dược giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm có hiệu quả. Lập dự toán sử dụng kinh phí hành quý, có chia tháng gửi Ban tài chính xã, khi có nhu cầu chi làm các thủ tục đề nghị Ban tài chính rút tiền Kho bạc, hoặc tại quỹ để thanh toán. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê sử dụng kinh phí và quyết toán với Ban tài chính xã, công khai kết quả thu, chi của bộ phận tổ chức mình. Ban tài chính xã Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức và đợn vị. Bố trí theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu lớn hơn trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ kịp thời. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chi Ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng Ngân sách, phát hiện báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã. Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Việc quyết định chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định chi của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn công quỹ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị sử lý kỷ luật sử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc chi Ngân sách và việc thực hiện chi Ngân sấch phải đảm bảo các diều kiện sau: Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng Ngân sách. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, kịp thời, đúng quy định. Được Chủ tịch UBND xã và người được uỷ quyền quyết định chi. Căn cứ vào dự toán chi cả năm, dự toán chi hàng quý có chia tháng và tiến độ công việc, Ban tài chính xã làm thủ tục trình Chủ tịch xã hoặc người được uỷ quyền quyết định gửi Kho bạc Nhà nước kèm theo các chứng từ cần thiết. Việc thanh toán các khoản chi của Ngân sách xã. Bằng lệnh chi tiền Ngân sách xã, trên Lệnh chi Ngân sách xã phải ghi đầy đủ: Chương, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục theo mục lục Ngân sách nhà nước, kèm theo Bảng kê chứng từ chi, đối với các khoản chi lớn phải có chứng từ liên quan đầy đủ chứng minh. Trường hợp khoản chi có nhiều chương thì phải lập kèm theo Bảng kê chi chi tiết theo Mục lục Ngân sách, trên Bảng kê ghi rõ số hiệu, ngày tháng của Lệnh chi Ngân sách xã, đồng thời trên Bảng kê phải ghi rõ số hiệu của Bảng kê, tổng số tiền bằng số, bằng chữ. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng Lệnh chi Ngân sách xã bằng tiền mặt, Kho bạc Nhà nước kiểm tra nếu đủ điều kiện thì thực hiện việc thanh toán cho khách hàng hoặc người sử dụng. Trong những trường hợp thật cần thiết như tạm ứng công tác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ.. Được tạm ứng để chi. Trong trường hợp này trên lệnh chi Ngân sách xã chỉ ghi tổng số tiền cần tạm ứng. Khi thanh toán tạm ứng cần phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, Ban tài chính xã lập Bảng kê chứng từ chi và Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng gửi Kho Bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi Ngân sách. Các khoản thanh toán Ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, ( Trừ trường hợp khoản chi nhỏ có thể thanh toán bằng hình thức tiền mặt ). Khi thanh toán bằng chuyển khoản, sử dụng Lệnh chi bằng chuyển khoản. Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ tại xã, Ban tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào Ngân sách xã, khi làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi phải kèm theo Bảng kê chứng từ thu, Bảng kê chứng từ chi theo đúng chế độ quy định. Mọi nghiệp vụ chi Ngân sách phải được thể hiện trên các chứng từ theo quy định, thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nước. Chi đầu tư phát triển Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách xã phải được thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản phân cấp của tỉnh, việc cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách xã thực hiện theo quy định của Bộ tài chính. Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện, ngoài các quy định chung cần phải bảo đảm: Mở sổ sách theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp, bằng tiền, ngày công lao động của nhân dân. Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát do nhân dân cử ra. Kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho nhân dân biết. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng dự toán, nguồn tài chính theo chế độ quy định, nghiêm cấm việc nợ xây dựng cơ bản chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức. Công tác báo cáo thanh quyết toán vốn đầu tư, kế toán phải vào sổ cấp phát hạn mức vốn đầu tư, số tạm ứng và số thanh toán vốn đầu tư theo từng công trình, lập Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí đầu tư có xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Khi kết thúc công trình hoặc kết thúc tài khoá phải lập báo cáo quyết toán công trình, hoặc quyết toán thực hiện vốn đầu tư theo quy định. Về chi thường xuyên Việc chi các khoản chi thường xuyên của Ngân sách phù hợp với tiến độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trường hợp không đủ nguồn thi sắp sếp theo thứ tự ưu tiên, cụ thể như sau: Các kkhoản chi tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp của cán bộ xã phải được ưu tiên chi trả đầy đủ kịp thời hàng tháng, không được nợ sang tháng sau. Các khoản chi hoạt động, chi sự nghiệp được thực hiện theo tiến độ khối lượng nhiệm vụ và khả năng nguồn thu của xã. Khi cấp các khoản chi thường xuyên, Ban tài chính xã lập Lệnh chi tiền trình Chủ tịch UBND xã ký, gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chi trả thanh toán. HĐND xã kiểm tra giám sát việc thực hiện thu, chi Ngân sách xã, các cơ quan cấp trên đặc biệt là UBND huyện, Phòng tài chính, Kho bạc Nhà nước, thường xuyên hướng dẫn công tác quản lý Ngân sách xã. * Kế toán và quyết toán Ngân sách xã Ban tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán Ngân sách xã theo Mục lục Ngân sách Nhà nước, và chế độ Ngân sách xã hiện hành.Thực hiện chế độ báo cáo và quyết toán theo quy định, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ Ngân sách xã theo quy định, định kỳ hành tháng, báo cáo tình hình thu, chi Ngân sách xã, tồn quỹ Ngân sách xã gửi UBND xã, và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND xã. Thời gian chỉnh lý Ngân sách xã hết ngày 31 tháng 01 năm sau. Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Ban tài chính xã thực hiện các công việc sau đây. Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào Ngân sách và giải quyết kịp thời nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi dể đảm bảo cân đối Ngân sách xã. Phối hợp với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi Ngân sách xã trong năm, đảm bảo hạch toán đầy đủ chính xác các khoản thu, chi theo Mục lục Ngân sách Nhà nước, kiểm tra số thu phân chia giữa các cấp Ngân sách theo tỷ lệ quy định. Đối với các khoản tạm thu, tạm vay ( nếu có ) phải xem xét sử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa sử lý được thì phải chuyển sang năm sau. Các khoản thu chi phát sinh vào thời điểm cuối năm thì được thực hiện theo nguyên tắc sau: Các khoản thu chậm nhất trước cuối giờ ngày 31/12 nếu nộp sau thời hạn trên thì phải hạch toán vào thu Ngân sách năm sau. Nhiệm vu chi được bố trí trong dự toán Ngân sách năm, chỉ được chi trong niên độ Ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12 chưa thực hiện được được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được UBND xã quyết định chi tiếp, khi đó hạch toán vào quyết toán năm sau. Nếu hạch toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toán vào Ngân sách năm trước, nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau đẻ chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chi Ngân sách năm sau. Quyết toán Ngân sách xã hàng năm Ban tài chính lập báo cáo thu, chi Ngân sách xã hàng năm trình UBND xã xem xét, để trình HĐND xã phê chuẩn đồng thời gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp, thời gian gửi báo cáo do UBND tỉnh quy định. Quyết toán chi Ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu Ngân sách xã. Kết dư Ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn số thực thu và số thực chi Ngân sách. Toàn bộ số kết dư Ngân sách năm trước được chuyển vào số thu Ngân sách năm sau. Sau khi HĐND xã phê chuẩn báo cáo quyết toán được lập thàng 5 bản, gửi HĐND xã, UBND xã, Kho bạc Nhà nước, lưu Ban tài chính và thông báo công khai cho nhân dân trong xã biết. Phòng Tài chính huyện có trách nhiểm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách xã, nếu có sai sót phải báo cáo UBND cấp huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh. Chương II thược trạng quản lý ngân sách xã thắng sơn giai đoạn 2005 – 2007 I- Những đặc điểm chung của xã có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã . 1- Đặc điểm tự nhiên . * Vị trí địa lý: Thắng sơn là một xã Miền núi, đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm dọc theo Tỉnh lộ 316 thị trấn Thanh Sơn đi tỉnh Hoà Bình, chiều dài đường tỉnh lộ qua xã là 4,5km. Là một xã có địa hình đồi núi phức tạp, có diện tích đồi núi lớn và chủ yếu là diện tích đất Nông nghiệp, thuận lợi cho việc trồng và sản xuất cây lâm nghiệp, cây lúa và hoa màu khác. * Vị trí: Phía Đông giáp xã Hoàng xá của huyện Thanh Thuỷ. Phía Nam giáp xã Hương cần, Phượng mao của huyện Thanh Sơn. Phía Bắc giáp xã Tất thăng, Cự Đồng của huyện Thanh Sơn. Phía Tây giáp xã Tân Lập, Tân Minh của huyện Thanh Sơn. Tuy là một xã Miền núi nhưng xã Thắng sơn có một hệ thống đường giao thông tương đối thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá với các huyện khác và các xã lân cận. Khí hậu và thời tiết Xã Thắng sơn nằm gần tỉnh Hoà Bình, phía Tây Bắc của Tổ quốc, nên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, Nhiệt độ trung bình trong năm khoản 23 độ , có sự phân biệt giữa bốn mùa trong năm rõ rệt, lượng mưa trung bình trong năm là 1890 mm. Điều kiện khí hậu của xã tương đối thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, thực phẩm. Đặc biệt là cây khoai tầng và cây ngô đông. * Hệ thống thuỷ lợi Là một xã miền núi, nên Thắng sơn chưa có hệ thống thuỷ lợi kiên cố, hoàn chỉnh, chủ yếu là các Mương phai do nhân dân xây dựng tạm thời, không đủ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu. Hiện nay do ảnh hưởng của nạn phá rừng từ những năm trước đây nên lượng nước đầu nguồn ngày cảng giảm mạnh. Do vậy có thể nói hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. * Đất đai Là một xã miền núi của huyện Thanh Sơn, nên diện tích đất đai khá rộng, chủ yếu là đất đồi rừng, đất trồng lúa, cây hoa màu. Đất đai của Thắng sơn thuộc loại trung bình khá. Diện tích, cơ cấu đất đai của xã Thắng sơn thể hiện qua biểu sau: Biểu số 1: Tình hình sử dụng đất đai xã Thắng sơn năm 2005- 2007 Đơn vị tính: ha Số TT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2005 Diện tích năm2006 Diệntích năm2007 Tổng diện tích tự nhiên 1.326 1.326 1.326 I Đất nông nghiệp 1146,35 1.146,33 1083,05 1 Diện tích đất sản xuất NN 381,07 381,05 328,19 Diện tích trồng lúa Trong đó: Lúa lai 323,65 210,3 279.5 209,2 262.99 223,5 Cây ngô rau màu các loại 14,42 14,2 16,6 Cây công nghiệp dài ngày 23 22,8 23,6 Cây công nghiệp ngắn ngày 20 22 25 5 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 9,04 9,04 8,36 6 Diện tích đất lâm nghiệp 756,24 756,24 746,5 II Đất phi nông nghiệp 94,63 94,65 177,81 1 Đất thổ cư 24,36 24,36 23,11 2 Đất chuyên dùng Trong đó :Đất trụ sở, cơ quan 38,69 3,13 38,71 3,13 125,26 3,13 3 Đất nghĩa địa 6,91 6,91 5,71 4 Đất sông suối ,mặt nước CD 24,67 24,67 23,73 III Đất chưa sử dụng 85,02 85,02 65,14 1 Đất bằng chưa sử dụng 2 Đất đồi chưa sử dụng 85,02 85,02 65,14 3 Núi đá không có rừng cây (Nguồn số liệu: Địa chính xã Thắng sơn) Năm 2007 diện tích lúa lai tăng 13.2 ha so với năm 2005, diện tích cây ngô, rau màu các loại tăng so với năm 2006 là 2,4 ha. Diện tích đất thổ cư giảm so với năm 2006 là 1,25 ha,lý do giảm nhà nước thu hồi đất để đắp đập, diện tích đất chuyên dùng tăng so với năm 2005 là 86,55 ha. Xã Thắng sơn có truyền thống trồng cây nguyên liệu giấy, cây lúa, câu ngô vụ đông và cây rau màu các loại, đặc biệt là cây khoai tầng một trong những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng trong vùng, đây là một thế mạnh và là nguồn thu chủ yếu của các hộ gia đình, và là nguồn thu chính của xã trong sản xuất nông, lâm nghiệp. 2 - Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Thắng sơn. Xã Thắng sơn là một xã được hưởng Chương trình 135/CP của Chính Phủ,xã có tổng số hộ: 722 hộ = 3.146 nhân khẩu. Có 5 dân tộc anh, em cùng chung sống, đó là Dân tộc: Mường, Kinh, Dao, Tày, Cao Lan, trong đó Dân tộc Mường chiếm 60%, được phân chia thành 8 khu hành chính, khu cách xa trung tâm xã nhất là: 5km. Hiện nay do được quan tâm của Đảng và Nhà Nước, xã Thắng sơn có đầy đủ cơ sở hạ tầng vật chất: Điện , Đường, Trường, Trạm. Có hệ thống đường giao thông nông thôn đi lại thuận tiện. Vấn đề dân số - lao động của xã Thắng sơn . Năm 2007 xã có tổng số hộ: 722 hộ = 3.146 nhân khẩu, trong đó hộ sản xuất Nông nghiệp: 2.886 hộ chiếm 80%. Hộ thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh, tiểu thu công nghiệp: 46 hộ chiếm 20%. Năm 2007 số hộ thương mại, dịch vụ sản xuất kinh doanh có su hướng tăng. Số lao động trong độ tuổi là: 2.070 lao động, trong đó chủ yếu lao động sản xuất trong Nông nghiệp chiếm đến 90%. Xã có số lao động đi xuất khẩu tương đối cao mang lại nhiều ngoại tệ cho xã và Đất nước, số hộ giàu: 63 hộ chiếm 8,7% , số hộ nghèo: 698 hộ chiếm: 47,5%. Là một xã Nông nghiệp thuần nông, có nền sản xuất chưa phát triển, và số hộ sản xuất Nông nghiệp chiếm 90%, các ngành nghề khác phát triển chậm. Đến năm 2007 bình quân số lao động trên 1 hộ Nông nghiệp là: 2,1 lao động, số nhân khẩu trên 1 hộ nông nghiệp là: 4,6 nhân khẩu. Do số lao động trong các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ có su hướng tăng nên điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ có phần thuận lợi. Xã Thắng sơn có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, dân số, lao động và truyền thống cần cù chịu khó của nhân dân đây là thế mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã Thắng sơn. Biểu số 2: Tình hình dân số, lao động của xã Thắng sơn Chỉ tiêu Đơn vị tính năm 2005 năm 2006 năm 2007 I- Tổng số nhân khẩu 1- Nhân khẩu nông nghiệp 2- Nhân khẩu phi nông nghiệp II- Tổng số hộ 1- Hộ nông nghiệp 2- Hộ phi nông nghiệp III- Tổng số lao động 1- Lao động nông nghiệp 2- Lao động CN – TTCN 3- Lao động TM – DV 4- Lao động khác IV- Một số chỉ tiêu bình quân 1- Bình quân lao động/hộ nông nghiệp 2- Bình quân nhân khẩu trên hộ nông nghiệp Người Người Người Hộ Hộ Hộ Người Người Người Người Người Người Người 3.116 2.835 221 711 676 35 1.995 1.630 155 210 2,8 4,5 3.122 2.856 235 716 674 42 1.986 1.604 160 222 2,8 4,3 3.146 2.886 240 722 676 46 2070 1.760 180 230 2,8 4,3 ( Nguồn số liệu Thống Kê xã Thắng sơn) *Về phát triển kinh tế Năm 2007 kinh tế xã Thắng sơn có những bước tăng trưởng vượt bậc được đầu tư của Đảng và Nhà nước trong một số lĩnh vực kết cấu, hạ tầng: Điện, Đường, Trường, Trạm. - Như các Chương trình 135 CP, 134 CP, Chương trình 661 dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Ngân hàng chính sách xã hội, Phát triển nông thôn. Sự chuyển biến khắc phục tư tưởng lạc hậu, trông chờ ỷ nại vào Nhà nước đầu tư, việc áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật còn chậm. Bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Kết quả sản xuất Nông – Lâm, ngư nghiệp thể hiện qua biểu sau: Biểu số 3: Kết quả sản xuất nông lâm, ngư nghiệptừ năm 2005-2007 Số tt Nội dung Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2005 (%) 1 Tổng diện tích gieo cấy ha 120 122 120 100 2 Cây ngô ha 7 7 7,3 104,2 3 Cây rau mau các loại ha 7,2 7,2 7,3 101 4 Khai thác nguyên liệu ha 20,7 21 24 115,9 5 Đàn trâu con 520 516 548 105,3 6 Đàn bò con 420 458 464 89,2 7 Đàn lợn con 1.864 2.096 2.120 113,7 8 Đàn gia cầm con 26.700 29.918 31.218 116,9 9 Đàn dê con 477 392 420 88 10 Đàn ong mật đàn 415 420 434 104,5 (Nguồn số liệu Thống kê xã Thắng sơn năm 2005-2007) Những kết quả đã đạt được trong sản xuất Nông-Lâm ngư nghiệp có những tiến bộ rõ rệt, do áp được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khắc phục hạn hán, thâm canh có chiều sâu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng vụ. Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác chế biến lâm sản cho nhiều sản phẩm đạt kết quả cao. Công tác chăn nuôi trâu bò phát triển theo hướng chăn nuôi bò thịt, bò chất lượng cao, cải tạo đàn bò địa phương, bò cóc. Những tồn tại Sản xuất Nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên, hệ thồng thuỷ lợi còn tạm bợ, hạn hán và giá vật tư nông nghiệp cao ảnh hưởng đến sản xuất. Sản xuất lâm nghiệp chưa được ổn định, do nạn phá rừng còn ở một số hộ nhận thức còn thấp. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chế biến sản xuất kinh doanh năm 2007 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đa dạng nhiều ngành nghề nhỏ thu hút một số lượng lao động đáng kể, xã luôn khuyến khích tạo điều kiện mở rộng các ngành nghề khai thác chế biến đá vôi, sản xuấtvôi, gạch, làm mộc, cắt may, cơ khí, các dịch vụ kinh doanh … Biểu 04: kết quả phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 2005-2007 Số tt Nội dung Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2005 (%) 1 Khai thác đá Người 250 270 340 136 2 Sản xuất gạch Hộ 42 30 30 15 3 Hộ là thợ mộc Hộ 6 6 8 133,3 4 Cắt may Hộ 16 12 12 75 3 Sửa chữa điện tử Hộ 2 2 3 150 4 Máy xay sát Hộ 30 32 40 133 (Nguồn số liệu Thống kê xã Thắng sơn năm 2005-2007) Tổng thu nhập năm 2007 sấp sỉ: 17,3 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người trên năm 5,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế so với năm 2005 là 2.987 triệu đồng tăng 8,2%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11%. * Về văn hoá xã hội - Công tác giáo dục Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Phòng giáo dục, Đảng uỷ, UBND xã Thắng sơn đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học, ổn định cơ sở vật chất trường lớp từ bậc Mẫu giáo cho đến bậc Trung học phổ thông (THPT). Hàng năm Uỷ ban nhân dân xã trích tiền thu từ đóng góp của nhân dân để tu sửa lớp học, bàn ghế, mua sắm các thiết bị giạy học cụ thể như sau Năm 2005 chi sửa chữa , mua sắm : 24.000.000đ Năm 2006 chi lát sân trường , mua bàn ghế: 28.500.000đ Năm 2007 Chi sây tường rào, mua sắm thiết bị giạy học : 36.200.000đ -Công tác văn hoá, thể dục thể thao Làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ đảm bảo vui chơi lành mạnh vào các ngày lễ lớn, tuyên truyền vận động tới quần chúng nhân dân bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. Xã có 7/8 khu dân cư văn hoá, có đến 85% số hộ đạt gia đình văn hoá. -Công tác Ytế, Dân số gia đình trẻ em Xã đã làm tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, đã có một trạm Ytế xã, phục vụ cho đông đảo tầng lớp nhân dân đến khám và chữa bệnh, từng bước khống chế được các bệnh xã hội như: Bại liệt, sốt rét, bệnh phong ... Mạng lưới Ytế được củng cố kiện toàn, trạm Ytế xã đang trong thời xây dựng trạm chuẩn Quốc gia, cán bộ Ytế, công nhân viên được biên chế đủ theo quyết định có chuyên môn tay nghề vững vàng, xã có 1 Bác sỹ và 4 y sỹ chuyên khoa, có đội ngũ cán bộ ytế thôn bản có tâm huyết và nhiệt tình đã được đào, tập huấn cơ bản. Công tác dân số gia đình và trẻ em đã được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm, Ban dân số đã có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chế độ giao ban hàng tháng, quý, theo dõi biến động dân số hàng tháng. -Công tác thể dục thể thao Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao định kỳ vào các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm của đất nước, thực hiện toàn dân tham gia tập luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, thực hiện tốt công tác thể dục thể thao quần chúng ngày càng được đẩy mạnh. -Thực hiện các chính sách xã hội Hàng năm thực hiện chi trả các chế độ chính sách kịp thời, thường xuyên thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, có công với cách mạng, xã làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. - Công tác quân sự, an ninh trật tự Xã Thắng sơn là một xã có diện tích rộng, địa hình tương đối phức tạp lại có 5 dân tộc cùng chung sống do vậy công tác an ninh trật tự gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã và của cơ quan Công an cấp trên nên trong năm 2005- 2007 tình hình an ninh trật tự luôn được giữ vững, không có khiếu kiện vượt cấp, không có các vụ trọng án sẩy ra. Hàng năm tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ đạt kết quả cao, công tác khám, tuyển quân sự đảm bảo giao đủ quân đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Có thể nói rằng đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội xã, an ninh, quốc phòng xã Thắng sơn có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình quản lý thu, chi ngân sách xã. 3- Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý ngân sách xã Thắng sơn. - Thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2005- 2007 trong điều kiện có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn , tình hình kinh tế xã hội an nimh quốc phòng được giữ vững và ổn định , các ngành đoàn thể chủ động thực hiện dự toán ngay từ đầu năm ,chủ động nguồn tài chính đáp ứng nhiệm vụ của địa phương . Bên cạnh những thuận lợi cơ bản .hoạt động tài chính cũng gặp nhiều khó khăn Trong những năm 2005- 2007 có nhiều chủ trương chính sách mới về công tác tài chính kế toán được áp dụng , nhiệm vụ quản lý ngân sách ngày càng đòi hỏi cao trong khi cán bộ tài chính kế toán còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ do vậy khi triển khai nhiệm vụ năm 2005- 2007 bước đầu còn gặp nhiều lúng túng. Đầu năm có nhiêu chủ chương chính sách, biểu mẫu kế toán sửa đổi và cán bộ đi học thời gian dài từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thu thuế quỹ trên địa bàn ,trong diều kiện có nhiều thuận lợi không ít khó khăn , xong dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ ,HĐND, sự điều hành của UBND xã và sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể . công tác tài chính ngân sách xã thắng sơn năm 2006 đã đạt được những kết quả nhất định. Đảm bảo chi lương ,hoạt động thường xuyên của đảng chính quyền đoàn thể , và đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng, cân đối ngân sách luôn giữ vững nguồn lực , để thực hiện các nhiệm vụ chi đột xuất của địa phương như tổng điều tra nông nghiệp nông thôn thuỷ sản , và điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới, bầu đại biểu Quốc hội khoá 12 và bầu bổ sung đại biểu HĐND huyện Thanh sơn. II- Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã Thắng sơn giai đoạn 2005-2007. 1- Thực trạng công tác lập dự toán. Trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn, trực tiếp là Phòng tài chính kế hoạch huyện, UBND xã Thắng sơn, Ban tài chính xã tiến hành lập dự toán trình HĐND xã quyết định. *Yêu cầu đối với lập dự toán Phải đầy đủ chính sác các khoản thu theo quy định của Nhà nước, kể cả các nguồn thu huy động đóng góp của nhân dân. Bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu nhằm đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Dự toán được lập theo mục lục Ngân sách Nhà nước, theo biểu mẫu quy định của Bộ tài chính, và luật Ngân sách Nhà nước. * Căn cứ lập dự toán Nhiệm vụ chi được phân cấp và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã. Các tài liệu hướng dẫn, các văn bản chế độ kế toán Ngân sách xã về thu, chi ngân sách xã. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của xã, từ đó đưa ra những chỉ tiêu thu, chi hợp lý cho địa phương để đảm bảo nhiệm vụ. Kiểm tra dự toán do Ngân sách huyện giao cho Ngân sách xã và tình hình dự toán năm trước. *Trình tự lập dự toán Đánh giá tình hình thực hiện Ngân sách năm trước, hàng năm ngay từ đầu tháng 7 xã căn cứ vào tình hình thực hiện Ngân sách 6 tháng đầu năm để thực hiện cả năm. Trên cơ sở đó phân tích rút kinh nghiệm cho việc lập và tổ chức thực hiện Ngân sách năm sau. Xác định nguồn thu và nhiệm vụ chi, Ban tài chính xã lập dự toán thu, chi Ngân sách đảm bảo dự toán phù hợp với định hướng chung trước khi trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng tài chính huyện. 2- Thực trạng chấp hành Ngân sách xã *Thực trạng thu Ngân sách xã Năm 2005-2007 thu Ngân sách xã Thắng sơn có rất nhiều biến động so với năm 2004, các khoản thu 100% có su hướng giảm, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ% tăng, có thể nói công tác thu chi Ngân sách có nhiều biến động. Tình hình thu Ngân sách xã H Thắng sơn năm 2005- 2007 được thể hiện cụ thể qua biểu sau: Biểu số 4: Tình hình thu Ngân sách xã Thắng sơn năm 2005- 2007 Số TT Nội dung thu Mã số Quyết toán 2005 Quyết toán 2006 Quyết toán 2007 So sánh 2007/2005 (%) a b c 1 2 3 4 A-Tổng thu 100 633.585.000 759.872.600 1.187.097.500 187 I Các khoản thu 100% 200 67.256.400 60.151.000 82.276.000 122 1 Phí và lệ phí 210 7.000.000 4.580.000 7.936.000 113 2 Thu từ quỹ đất công 220 11.000.000 13.295.000 27.540.000 250 3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 230 4 Đóng góp của nhân dân theo quy định 240 31.406.000 40.326.000 46.600.000 148 5 Đón._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7724.doc