Hoàn thiện việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cách viết tắt Cách viết đầy đủ AASC Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán TSCĐ Tài sản cố đinh BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ KTV Kiểm toán viên GTGT Giá trị gia tăng Đ/c Điều chỉnh TNDN Thu nhập doanh nghiệp VND Việt Nam đồng DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1 - Trụ sở và các chi nhánh của AASC Bảng 2 - Tình hì

doc156 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh biến động về cán bộ, nhân viên công ty trong 5 năm qua Bảng 3 - Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh của Công ty X Bảng 4 - Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh của Công ty Y Sơ đồ 1.1 - Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.2 - Mối quan hệ giữa BCTC, BCKT về BCTC và người sử dụng BCTC S ơ đ ồ 1.3 - Trình tự lập và phát hành BCKT về BCTC Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung. Sơ đồ 2.4 – Tổ chức công tác kiểm toán BCTC Sơ đồ 2.5 – Các công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được thực hiện tại AASC. . TÓM TẮT Khoá luận gồm có 3 phần: Phần I: Lý luận chung về quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Phần II: Thực trạng lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Phần III: Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Lý luận chung về quy trình lập và phát hành BCKT về BCTC Kiểm toán BCTC Kiểm toán BCTC: là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCTC cũng như việc BCTC có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không. Các BCTC thường được kiểm toán nhiều nhất là BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, kể cả các bản ghi chú, thuyết minh bổ sung BCTC. Đối tượng của kiểm toán BCTC: là các bảng khai tài chính. bộ phận quan trọng của những bảng khai này là BCTC. “BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán BCTC: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc chi phối kiểm toán BCTC – “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) Quy trình chung kiểm toán BCTC Lập kế hoạch kiểm toán: là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế thứ 3 – Các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt một cuộc kiểm toán do IAPC (Uỷ ban thực hành kiểm toán Quốc tế) phê duyệt tháng 6/1980 và ban hành tháng 10/1980 nêu rõ: “KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành có hiệu quả, đúng thời gian. Kế hoạch kiểm toán phải được tiến hành trên cơ sở các hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng”. Thực hiện kế hoạch kiểm toán: là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Kết thúc kiểm toán: là công việc cuối cùng trong quy trình chung kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng nhưng đóng vai trò quan trọng không kém vì đây là giai đoạn mà các KTV phải tổng hợp để hình thành nên ý kiến của mình về BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán. Để kết thúc kiểm toán, cần đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Lý luận chung về BCKT về BCTC BCKT về BCTC: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính – BCKT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán. Vai trò, ý nghĩa của BCKT về BCTC Đối với hoạt động kiểm toán: BCKT về BCTC là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC để trình bày kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của KTV về thông tin định lượng và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành. Đối với người sử dụng BCTC: khi sử dụng BCTC có BCKT về BCTC đính kèm giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trên BCTC trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có BCTC này. Yêu cầu lập, trình bày, gửi BCKT về BCTC: BCKT về BCTC được trình bày theo chuẩn mực kiểm toán quy định của về nội dung, kết cấu và hình thức. Các yếu tố cấu thành BCKT về BCTC Tên và địa chỉ công ty Số hiệu BCKT Tiêu đề BCKT Người nhận BCKT Mở đầu của BCKT + Ghi rõ các BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày lập và phạm vi niên độ tài chính mà BCTC đó phản ánh. + Khẳng định rõ ràng việc lập BCTC là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kiểm toán của mình. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán + Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận. + Ghi rõ là công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý là các BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. + Nêu rõ các công việc đã thực hiện. Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán Địa điểm và thời gian lập BCKT Chữ ký và đóng dấu Các loại ý kiến của KTV trình bày trên BCKT về BCTC Ý kiến chấp nhận toàn phần BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận) BCTC được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV; BCTC sau khi điều chỉnh đã được KTV chấp nhận. BCKT về BCTC có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC, nhưng không có ảnh hưởng đến BCKT về BCTC. Ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp KTV và côgn ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tuỳ thuộc mà KTV đã nêu ra trong BCKT về BCTC. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến): được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến của BCTC. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC. Trình tự lập và phát hành BCKT về BCTC Xem xét các khoản nợ tiềm tàng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng – “Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy”. Các khoản nợ tiềm tàng bao gồm: Các vụ kiện đang chờ xét xử; Các tranh cãi về thuế; Các giá trị bảo lãnh về sản phẩm mà doanh nghiệp đã cam kết với người tiêu dùng; Các bảo lãnh công nợ; Các thương phiếu đã chiết khấu; Các thư tín dụng mở còn hiệu lực. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán “Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC: là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký BCKT; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 – Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng “Một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là một năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 - Hoạt động liên tục. Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 - Giải trình của giám đốc – KTV phải thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày BCTC trung thực; hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt BCTC. KTV thu thập bằng chứng nói trên trong các biên bản họp Hồi đồng quản trị (hoặc Ban giám đốc) liên quan đến vấn đề này, hoặc bằng cách yêu cầu Giám đốc cung cấp “Bản giải trình”, bản “Báo cáo của Giám đốc” hoặc “Báo cáo tài chính” đã được Giám đốc ký duyệt. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán Sau khi hoàn thành thủ tục kiểm toán đối với các phần hành, KTV tiến hành tổng hợp các kết quả kiểm toán để xem xét xem liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là các thông tin trên BCTC được trình bày trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu. Bước chủ yếu trong quá trình này là sự xem xét lại chương trình kiểm toán để đảm bảo là tất cả các phần đã được hoàn thành chính xác và có chứng từ chứng minh, tất cả các mục tiêu kiểm toán đều được thoả mãn. Nếu KTV nhận thấy chưa thu thập đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về tính trung thực trong BCTC của đơn vị được kiểm toán thì KTV sẽ tiến hành thu thập thêm bằng chứng kiểm toán bổ sung hoặc lựa chọn dạng nhận xét thích hợp trong BCKT và lập Thư quản lý. Lập dự thảo BCKT và thư quản lý Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Đây là công việc không thể thiếu đối với mỗi cuộc kiểm toán, đảm bảo sự thống nhất chung về BCKT sẽ được phát hành giữa đơn vị được kiểm toán với công ty kiểm toán. Thư quản lý Để giúp đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán được phép phát hành thư quản lý. Thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể, gồm: Hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Trong thư quản lý, KTV ghi chép những đánh giá của mình về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Thảo luận lại với khách hàng Sau khi đưa ra BCKT dưới dạng dự thảo, kiểm toán viên sẽ gửi cho khách hàng để lấy ý kiến đồng thời thảo luận với khách hàng. Cuộc thảo luận này xoay quanh những vấn đề, những sai phạm mà kiểm toán viên phát hiện được trong quá trình kiểm toán và được trình bày trên báo cáo dự thảo Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành Trước khi được phát hành, BCKT sẽ được Ban giám đốc công ty kiểm toán và trưởng/phó phòng trực tiếp của KTV có trách nhiệm phát hành BCKT tiến hành soát xét. Mục tiêu của công tác soát xét BCKT nhằm đảm bảo rằng BCKT được lập phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế cả về nội dung, kết cấu và hình thức Hoàn chỉnh, công bố phát hành BCKT về BCTC của doanh nghiệp Sau khi thoả thuận và đi đến thống nhất với khách hàng, KTV bắt đầu tiến hành lập và phát hành BCKT chính thức bao gồm đầy đủ các nội dung chính. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày công bố BCKT và BCTC Sau ngày công bố BCTC và BCKT, KTV không có bất kỳ nghĩa vụ thẩm tra tiếp tục nào đối với các BCTC của đơn vị. Tuy nhiên, nếu sau khi các BCTC này đã được phát hành, KTV nhận thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC đã được kiểm toán mà trước khi ký BCKT, KTV chưa phát hiện ra thì họ phải thảo luận vấn đề đó với các nhà quản lý doanh nghiệp. Thực trạng lập và phát hành BCKT về BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và là một trong những tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán và tư vấn Tài chính. Mục tiêu hoạt động của AASC là nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán tốt nhất, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao nhất cho công tác quản lý tài chính và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng Công ty có 2 phòng chức năng là phòng Hành chính tổng hợp và phòng Kế toán. Ngoài 2 phòng chức năng, AASC còn có 7 phòng nghiệp vụ trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty: phòng Công nghệ thông tin; phòng Kiểm toán dịch vụ thương mại; phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất; phòng tư vấn kiểm toán; phòng kiểm toán xây dựng cơ bản; phòng kiểm toán dự án; phòng đào tạo và kiểm soát chất lượng. Từ khi thành lập tới nay, AASC thực hiện công tác kế toán theo Luật kế toán và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật. Công ty thực hiện chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các văn bản bổ sung sửa đổi hệ thống kế toán Việt Nam. Khái quát quy trình chung tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Lập kế hoạch kiểm toán Đây là bước cần thiết nhằm tạo mọi tiền đề về cơ sở pháp lý cho công tác kiểm toán. Sau khi hợp đồng kiểm toán được cam kết với khách hàng quy trình thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và kế toán Việt Nam. Thư chào hàng Đối với khách hàng lần đầu:Các hợp đồng với các khách hàng này mang tính cạnh tranh nên ngoài các thông tin của một thư chào hàng thông thường, nội dung Thư chào hàng còn chứa đựng những thông tin giới thiệu về Công ty: các khách hàng cùng lĩnh vực Công ty đã kiểm toán, danh sách và trình độ đội ngũ KTV… Đối với các khách hàng thường xuyên việc gửi thư chào hàng tới khách hàng là cần thiết trong mọi trường hợp nhằm đạt được một sự nhất trí chung giữa Công ty và khách hàng về kế hoạch kiểm toán sơ bộ mà Công ty đã lập. Tuy nhiên, thư chào hàng chỉ cần bao gồm các nội dung: Mục tiêu, nội dung cuộc kiểm toán (dịch vụ Công ty sẽ cung cấp); Giá phí cuộc kiểm toán, thời gian kiểm toán (ngày bắt đầu và ngày kết thúc); Phương pháp kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán Sau khi khách hàng chấp nhận mời Công ty làm đơn vị kiểm toán, hợp đồng kiểm toán sẽ được hai bên ký kết. Phụ lục của hợp đồng sẽ bao hàm kế hoạch tổng thể và chi tiết phí kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là căn cứ pháp lý thoả thuận nội dung, yêu cầu, các điều kiện thực thi. Thu thập thông tin cơ sở Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trong giai đoạn này, KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Đánh giá tính trọng yếu Dựa trên ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC (do Công ty quy định), KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC. Đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục. Đánh giá rủi ro Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Trên cơ sở kế hoạch chi tiết được duyệt, từng KTV được phân công tham gia cuộc kiểm toán tìm hiểu và xác định trọng tâm công việc cần tập trung dựa trên khung chương trình kiểm toán của Công ty để hoàn thành tốt kế hoạch. KTV cần phải linh hoạt trong việc xác định các phương pháp kiểm toán vì với quỹ thời gian có hạn không thể áp dụng quá nhiều phương pháp. Thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này, theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được thiết kế, các KTV kết hợp các phương pháp và các thủ tục kiểm toán để thu thập và đánh giá các số liệu tài chính. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, KTV thu thập các bằng chứng có sức thuyết phục để làm cơ sở tin cậy cho những nhận xét đánh giá của mình đối với từng bộ phận của BCTC được kiểm toán. Trong quá trình kiểm tra, thu thập các bằng chứng kiểm toán và nhất là khi kết thúc việc kiểm tra các nghiệp vụ tài chính kế toán, KTV tiến hành việc phân tích đánh giá các thông tin tài chính đã thu nhận được Kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV đưa ra một sản phẩm quan trọng nhất của cuộc kiểm toán đó là BCKT thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá của KTV về các BCTC được kiểm toán. Sau khi lập và ký BCKT, KTV sẽ phải hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán của từng khách hàng. Mỗi khách hàng cần được lập 2 bộ hồ sơ, một bộ gửi cho khách hàng, một bộ do công ty kiểm toán giữ. Các công việc trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán Việc xem xét các sự kiện sau niên độ được tiến hành nhằm đảm bảo rằng tất cả các sự kiện sau ngày lập BCTC đều được xác định. Quá trình KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán được thực hiện theo mẫu quy định của công ty. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng KTV dựa trên những bằng chứng kiểm toán thu thập được để đánh giá xem có tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến từng sự kiện và điều kiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán. Việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được KTV thực hiện theo mẫu quy định chung của công ty. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán Sau khi thực hiện kiểm toán ở đơn vị khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ họp và thảo luận tổng hợp các kết quả kiểm toán. Các kết quả kiểm toán này bao gồm: Các vấn đề mà KTV phát hiện trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Các sai sót và các bút toán mà KTV đề nghị đơn vị được kiểm toán điều chỉnh và trình bày lại Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán Dựa trên các bút toán điều chỉnh và những ghi chép, bằng chứng kiểm toán (hồ sơ kiểm toán) mà KTV thu thập được được trong quá trình kiểm toán, KTV tiến hành thảo luận với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán, và đưa ra bản dự thảo BCKT. Trong quá trình lập dự thảo BCKT, KTV đồng thời thu thập thư giải trình của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán.Thư giải trình được lập dưới dạng Báo cáo của Ban giám đốc. Thư quản lý Để giúp đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán phát hành thư quản lý. Thảo luận lại với khách hàng Sau khi đưa ra BCKT dưới dạng dự thảo, KTV sẽ gửi cho khách hàng để lấy ý kiến đồng thời thảo luận với khách hàng. Cuộc thảo luận này xoay quanh những vấn đề, những sai phạm mà KTV phát hiện được trong quá trình kiểm toán và được trình bày trên báo cáo dự thảo. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành Trước khi được phát hành, BCKT sẽ được Ban giám đốc công ty kiểm toán và trưởng/phó phòng trực tiếp của KTV có trách nhiệm phát hành BCKT tiến hành soát xét. Mục tiêu của công tác soát xét BCKT nhằm đảm bảo rằng BCKT được lập phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế cả về nội dung, kết cấu và hình thức.Việc soát xét được thực hiện theo mẫu quy định của Công ty. Phát hành Báo cáo kiểm toán Sau khi được sự phê duyệt của Ban giám đốc công ty, KTV tiến hành phát hành BCKT về BCTC theo như thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán với đơn vị được kiểm toán. Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Đánh giá thực trạng lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Những ưu điểm Về nhân sự Ban lãnh đạo công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Các chuyên gia tư vấn có bề dầy kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nhiều năm và đặc biệt kinh nghiệm trong công tác tư vấn quản trị tài chính sẽ giúp cho khách hàng sẽ đạt được những mong muốn về lợi nhuận. Đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm thực tiễn, sẽ trợ giúp cho khách hàng nắm bắt các cơ hội, góp phần vào củng cố lợi thế cạnh tranh của khách hàng, thông qua việc hỗ trợ vận hành các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với các yêu cầu quản lý, hoạt động cũng như các chiến lược kinh doanh lâu dài của khách hàng. Đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy để xây dựng các chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện một cách hiệu quả nhất. Về chuyên môn nghiệp vụ Công ty có mối quan hệ hợp tác với nhiều Công ty kiểm toán lớn trong nước cũng như trên thế giới được phép hoạt động tại Việt Nam. Qua đó, Công ty đã tiếp cận, học hỏi những phương pháp và kinh nghiệm làm việc khoa học của họ, vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với công việc thực hiện kiểm toán của Công ty. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các quy chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ, giúp cho hoạt động cảu Công ty diễn ra một cách hiệu quả. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động của Công ty. Trong khâu lập BCKT và thư quản lý cuộc kiểm toán, Công ty đã xây dựng được hệ thống chuẩn mực thực hiện soát xét riêng nhằm đảm bảo chất lượng của BCKT được phát hành. Hồ sơ kiểm toán của Công ty được trình bày khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham chiếu, nghiên cứu cũng như việc kiểm tra soát xét. Trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán luôn được hỗ trợ về mọi mặt của ban lãnh đạo. Sau mỗi cuộc kiểm toán , Công ty thường tổ chức một cuộc họp để rút kinh nghiệm, tạo điều kiện thực hiện tốt các kiểm toán sau. Thủ tục soát xét BCKT về BCTC trước khi phát hành AASC đã xây dựng một hệ thống các quy định trong quá trình lập và phát hành BCKT, bao gồm: soát xét BCKT, soát xét hồ sơ kiểm toán, quản lý kiểm toán, đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đánh giá nhóm kiểm toán, phê duyệt phát hành BCKT. Công việc soát xét được thực hiện qua ba cấp: trước khi đưa cho người phụ trách phòng mà KTV chịu trách nhiệm trực tiếp thì KTV phải kiểm tra trước từ nội dung tới hình thức. Sau khi được phụ trách phòng kiểm tra, BCKT được đưa lên cấp cao hơn là ban lãnh đạo công ty, cụ thể là người có trách nhiệm quản lý phòng.Trong quá trình soát xét này, khi phát hiện ra bất cứ sai sót này, KTV phải tiến hành sửa chữa và kiểm tra lại thông tin cần thiết. Việc soát xét BCKT trước khi phát hành nhằm đảm bảo chất lượng của BCKT. KTV và AASC luôn thực hiện đầy đủ các quy định về quy trình cũng như thủ tục soát xét BCKT trước khi phát hành. Đánh giá mức trọng yếu AASC đã đưa ra quy định để KTV dựa vào đó để đánh giá mức trọng yếu cũng như phân bổ mức trọng yếu đó từng khoản mục trong BCTC của đơn vị được kiểm toán. Tính trọng yếu rất quan trọng đối với một cuộc kiểm toán. Đó là cơ sở để xác định mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trong BCTC, yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại theo số liệu của KTV. Căn cứ vào đó, KTV sẽ quyết dịnh lựa chọn dạng nhận xét trên BCKT. Những vấn đề cần hoàn thiện Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được, trong quá trình lập và phát hành BCKT về BCTC của Công ty còn một số vấn đề tồn tại cần phải hoàn thiện. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng Trong giai đoạn lập và phát hành BCKT về BCTC thì việc xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến hay nợ tiềm tàng chưa được các KTV thực sự chú ý. Tuy nhiên, các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào BCTC của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy. Việc xem xét các khoản nợ tiềm tàng này giúp cho các nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn hơn trong việc quản lý cũng như sử dụng đồng tiền của mình cũng như đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Đánh giá mức độ trọng yếu Rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn những sai sót trọng yếu là rủi ro kiểm toán. Để rủi ro kiểm toán có thể giảm xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được thì trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán KTV phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, hiện hay do điều kiện về thời gian và vật chất nên KTV thường sử dụng phương pháp kiểm tra chọn mẫu nhưng dựa trên tính xét đoán nghề nghiệp chứ chưa dựa trên các thủ tục hay phần mềm thống kê. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp phân tích, KTV chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích xu hướng – là sự phân tích những thay đổi theo thời gian cảu số dư tài khoản, nghiệp vụ chứ ít sử dụng phương pháp phân tích tỷ suất – là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ. Mà việc phân tích xu hướng được xem là cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này dùng nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm trước do đó mức độ chính xác hay độ tin cậy của bằng chứng thu thập được khi kiểm tra tính hợp lý sẽ không phải là cao nhất. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Việc theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCKT về BCTC mới chỉ được KTV theo dõi dừng lại ở việc xem xét. AASC chưa có một thủ tục hay quy định nào trong việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCKT về BCTC. Mặc dù, sau ngày BCKT về BCTC được phát hành, KTV không có bất kỳ nghĩa vụ thẩm tra tiếp tục nào đối với BCTC của đơn vị. Tuy nhiên, nếu sau khi các BCTC này được phát hành KTV nhận thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC đã được kiểm toán thì KTV vẫn phải tiến hành thảo luận lại vấn đề này với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán và có những điều chỉnh cũng như thông báo tới những người quan tâm đến BCTC khi cần thiết. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Xem xét các khoản nợ tiềm tàng Các thủ tục kiểm toán thích hợp cho việc khảo sát các khoản nợ tiềm tàng không được xác định rõ ràng như các thủ tục đã được đề cập đến trong kiểm toán các phần hành cụ thể khác vì việc phát hiện các nghiệp vụ hoặc sự kiện chưa vào sổ khó hơn việc kiểm tra các thông tin ghi sổ. Dựa trên lý thuyết các khoản nợ tiềm tàng, KTV có thể thực hiện việc xem xét các khoản nợ tiềm tàng dựa trên bảng sau. Tuy nhiên việc xem xét các khoản nợ tiềm tàng vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và sự xét đoán nghề nghiệp của KTV trong quá trình kiểm toán. Vì đây là những khoản nợ không hiện hữu ở hiện tại nên việc xem xét các khoản nợ này mang tính tương đối, không chắc chắn. Đánh giá mức độ trọng yếu Các kết luận của KTV về BCTC của doanh nghiệp chỉ được xem xét trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó, việc xem xét tính trọng yếu đóng vai trò quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán. Các KTV cần có một sự ghi chép chi tiết cụ thể những đánh giá của mình dựa trên tiêu chuẩn mà AASC đã đặt ra và trên sự xét đoán nghề nghiệp của mình. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCKT về BCTC Nếu KTV nhận thấy có một số thông tin trên báo cáo là bị sai nghiêm trọng sau khi các BCTC đã kiểm toán được phát hành thì KTV có trách nhiệm đảm bảo là những người sử dụng chúng sẽ được thông báo về các sai sót đó. Cách làm thông thường nhất là nếu KTV phát hiện ra các báo cáo bị sai thì KTV phải yêu cầu khách hàng công bố ngay một bản sửa lại các BCTC có nội dung giải thích các lý do của việc sửa chữa đó. Nếu các BCTC của kỳ tiếp theo đã hoàn thành trước khi các báo cáo sửa lại được công bố thì điều được chấp nhận là công khai các sai sót trong các báo cáo của kỳ tiếp theo. Nếu khách hàng từ chối hợp tác trong việc công khai thông tin sai, KTV phải thông báo cho Hội đồng quản trị về sự kiện này. KTV cũng phải lưu ý các cơ quan quyền lực pháp lý đối với khách hàng và những người dựa vào BCTC đó là các báo cáo không còn đáng tin cậy._.. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán độc lập, đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết cho các quyết định kinh tế. Kiểm toán luôn đi liền và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin, thì kiểm toán chính là sự xác nhận tính khách quan, tính chuẩn xác của thông tin; và cái quan trọng hơn là qua đó để hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Nhu cầu về kiểm toán, vì thế thực sự phát sinh và tăng lên trong nền kinh tế thị trường là hoạt động đa dạng và sôi động. Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán. Để tạo sự khách quan trong việc xác nhận tính chính xác và đúng đắn của các thông tin trên báo cáo tài chính thì báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là sự cần thiết của bên thứ ba độc lập. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán độc lập, thể hiện ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính mà họ đã kiểm tra. Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính là cơ sở tin cậy đối với những đối tượng quan tâm tới những thông tin trên báo cáo tài chính như các nhà đầu tư, người cho vay, và đặc biệt là khi mà thị trường cổ phiếu đang được nhiều người quan tâm như hiện nay thì Báo cáo kiểm toán chính là một trong những thông tin quan trọng, đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập và phát hành báo cáo kiểm toán, cùng với những kiến thức thực tế có được trong thời gian thực tập tại AASC em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán” với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty cũng như nêu ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên em chỉ xin trình bày về Bản cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh trong hệ thống các Báo cáo tài chính. Khoá luận gồm có 3 phần: Phần I: Lý luận chung về quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Phần II: Thực trạng lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Phần III: Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Do giới hạn về thời gian và điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế việc tiếp cận nghiên cứu đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với quan sát thực tiễn, phỏng vấn…cho nên vấn đề chưa được giải quyết cụ thể. Mong rằng nội dung này sẽ được đưa ra bàn luận ở những bậc nghiên cứu cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Bùi Thị Minh Hải và các anh chị đang công tác tại AASC đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Sinh viên thực hiện Trần Thị Ngọc Anh Phần I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Lý luận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính Các tác giả Alvin A.Arens và James K.Loebbecker trong giáo trình “Kiểm toán” (Auditing) đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập” (PTS.Vương Đình Huệ - PTS.Đoàn Xuân Tiên - Kiểm toán – Nhà xuất bản Tài chính – 1996 – trang 9) Theo đối tượng, kiểm toán bao gồm 3 loại: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán Báo cáo tài chính. “Kiểm toán BCTC (Audit of Financial Statements) là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCTC cũng như việc BCTC có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không. Các BCTC thường được kiểm toán nhiều nhất là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kể cả các bản ghi chú, thuyết minh bổ sung BCTC ” (PTS.Vương Đình Huệ - PTS. Đoàn Xuân Tiên - Kiểm toán – Nhà xuất bản Tài chính – 1996 – trang 12) Giả định làm cơ sở cho một cuộc kiểm toán BCTC là chúng sẽ được sử dụng bởi những nhóm người khác nhau nhằm những mục đích khác nhau. Công việc kiểm toán BCTC thường do các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng và chủ đầu tư, cho người bán, người mua… Đối tượng của kiểm toán Báo cáo tài chính Đối tượng của kiểm toán BCTC là các Bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những bảng khai này là BCTC. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: “BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị”. Ngoài ra, Bảng khai tài chính còn bao gồm những bảng kê tài sản đặc biệt (kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấu giá…), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư. Các bảng khai này đều chứa đựng những thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết dựa theo những qui tắc cụ thể xác định. Do vậy, một thông tin chứa đựng trong mỗi Bảng khai tài chính trên một khoản mục cụ thể đều mang trong mình nó nhiều mối quan hệ theo những hướng khác nhau: giữa khoản mục này với khoản mục có liên quan khác, giữa số tiền ghi trên khoản mục này với số dư hoặc số phát sinh của các tài khoản tương ứng, giữa thông tin trên từng khoản mục với qui tắc xác lập chúng… Như vậy, khi nói đối tượng kiểm toán BCTC là các Bảng khai tài chính là nói đến quan hệ trực tiếp. Trên cả lý luận cũng như thực tế, để xác minh và bày tỏ ý kiến về Bảng khai tài chính, kiểm toán BCTC không thể tách rời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằm xác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trong hoạt động tài chính. Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc chi phối kiểm toán báo cáo tài chính - xác định: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Ở đây, các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu như sau: Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, kiểm toán BCTC là một nhu cầu tất yếu khách quan, là công cụ quản lý kinh tế đắc lực và hữu hiệu. BCTC hàng năm do các doanh nghiệp lập ra là đối tượng quan tâm của rất nhiều người: Các chủ doanh nghiệp, các cổ đông, các thành viên hội đồng quản trị, các doanh nghiệp bạn, ngân hàng và chủ đầu tư… Luật thuế, luật lao động, luật bảo vệ môi trường cũng cho thấy sự quan tâm của sở thuế, người tiêu dùng, công nhân của doanh nghiệp cũng như của xã hội nói chung đối với các BCTC của doanh nghiệp. Tuy mỗi đối tượng quan tâm đến BCTC ở mỗi góc độ khác nhau, nhưng tất cả đều cần có một BCTC có độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Do vậy, cần phải có một bên thứ ba, độc lập và khách quan, có kiến thức nghề nghiệp, uy tín và trách nhiệm pháp lý kiểm tra xem xét và đưa ra kết luận là các BCTC của doanh nghiệp có được lập phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán (quốc gia hay quốc tế) hay không, có phản ánh trung thực hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không. Đó chính là công việc của các KTV độc lập thuộc các công ty kiểm toán chuyên nghiệp. Luật pháp ở nhiều nước đã quy định rằng, chỉ những BCTC đã được xem xét và có chữ ký xác nhận của KTV mới được coi là hợp pháp để làm cơ sở cho Nhà nước tính thuế cũng như để giải quyết các mối quan hệ kinh tế khác đối với doanh nghiệp. Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm 3 giai đoạn. Quy trình kiểm toán được thể hiện khái quát theo sơ đồ 1.1. Sơ đồ 1.1 - Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính Giai đoạn I Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán Giai đoạn II Thực hiện kế hoạch kiểm toán Giai đoạn III Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế thứ 3 – Các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt một cuộc kiểm toán do IAPC (Uỷ ban thực hành kiểm toán Quốc tế) phê duyệt tháng 6/1980 và ban hành tháng 10/1980 nêu rõ: “ KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành có hiệu quả, đúng thời gian. Kế hoạch kiểm toán phải được tiến hành trên cơ sở các hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng”. Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, trong mọi cuộc kiểm toán, KTV đều phải lập kế hoạch kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ tạo điều kiện giúp cho KTV đạt được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp làm cơ sở cho nhận xét của KTV trong BCKT; duy trì chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và tránh được những bất đồng với khác hàng. Trong đó, đạt được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp là điều tối quan trọng đối với công ty kiểm toán bởi nó có thể giúp công ty giảm thiểu tối đa trách nhiệm pháp lý và giữ vững danh tiếng trong cộng đồng nghề nghiệp. Giữ chi phí ở mức hợp lý giúp công ty duy trì sức cạnh tranh và do vậy có thể giữ và mở rộng khách hàng. Tránh những hiểu lầm của khách hàng cũng là điều quan trọng trong mối quan hệ với khách hàng, nó giúp KTV thực hiện cuộc kiểm toán có chất lượng cao và chi phí thấp. Thực hiện kế hoạch kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Như vậy, thực hiện kế hoạch kiểm toán không chỉ là quá trình triển khai một cách máy móc kế hoạch đã vạch ra, cũng không phải là quá trình thu thập một cách thụ động các bằng chứng kiểm toán theo định hướng trong kế hoạch kiểm toán hoặc tràn lan theo diễn biến của thực tiễn. Trái lại, đó là một quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của KTV để có được những kết luận xác đáng về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính. Hơn nữa, để có được những kết luận cùng những bằng chứng này, quá trình xác minh không chỉ dừng ở những thông tin trên bảng khai tài chính mà quan trọng hơn là cả những thông tin cơ sở đã được tổng hợp vào bảng khai này qua “công nghệ kế toán” với những thủ tục kế toán cụ thể. Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán Kết thúc kiểm toán là công việc cuối cùng trong qui trình chung kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng nhưng lại đóng vai trò quan trọng không kém vì đây là giai đoạn mà các KTV phải tổng hợp để hình thành nên ý kiến của mình về BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán. Để kết thúc kiểm toán, cần đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Đối với một loại hình kiểm toán cụ thể như kiểm toán tài chính, để có thể đưa ra kết luận kiểm toán và lập BCKT, KTV phải tiến hành hàng loạt công việc cụ thể trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Những công việc này thường bao gồm: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến; xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ; xem xét giả thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị; thu thập thư giải trình của Ban giám đốc đơn vị; tổng hợp kết quả kiểm toán và lập BCKT. Lý luận chung về Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Khái niệm Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC là công việc lập BCKT về BCTC. BCKT về BCTC về thực chất là một bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán về BCTC cho người sử dụng BCTC. Nội dung trình bày của BCKT về BCTC có thể khác nhau nhưng phải chuyển đến cho người đọc bản BCKT về BCTC những đánh giá của KTV về sự phù hợp của những thông tin định lượng của BCTC cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực; hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập BCTC này. Hình thức trình bày BCKT về BCTC có thể có nhiều hình thức khác nhau có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp đơn giản, khi kiểm toán BCTC cho một cá nhân nào đó và họ không cần có kết quả kiểm toán trình bày dưới dạng bằng văn bản). Theo quy định mang tính phổ biến của một quốc gia hoặc của Uỷ ban về chuẩn mực kiểm toán (IAPC) của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) thì BCKT về BCTC được quy định viết dưới dạng văn bản và phải tuân thủ các quy định cả về mặt nội dung và hình thức. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính – “BCKT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán”. Vai trò, ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính BCKT về BCTC có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kiểm toán và với người sử dụng BCTC. Đối với hoạt động kiểm toán, BCKT về BCTC là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC để trình bày kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của KTV về thông tin định lượng và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành. Đối với người sử dụng BCTC, khi sử dụng BCTC có BCKT về BCTC đính kèm giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trên BCTC trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có BCTC này. Sơ đồ 1.2 - Mối quan hệ giữa BCTC, BCKT về BCTC và người sử dụng BCTC Doanh nghiệp Báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính do KTV lập Người sử dụng báo cáo tài chính Ra các quyết định kinh tế Yêu cầu lập, trình bày, gửi Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Khi kết thúc cuộc kiểm toán BCTC, KTV phải lập BCKT về BCTC trình bày ý kiến của KTV về tính trung thực, hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng này trên BCTC do đơn vị (tổ chức, doanh nghiệp) được kiểm toán đã lập. BCKT về BCTC phải được trình bày theo chuẩn mực kiểm toán quy định cả về nội dung, kết cấu và hình thức. Sự trình bày nhất quán về nội dung, kết cấu và hình thức để người đọc BCKT về BCTC hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra. BCKT về BCTC phải được đính kèm với BCTC được kiểm toán. Các yếu tố cấu thành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính BCKT về BCTC gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theo thứ tự sau: Tên và địa chỉ công ty BCKT phải nêu rõ tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax và số hiệu liên lạc khác của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán phát hành BCKT. Trường hợp có từ hai công ty kiểm toán trở lên cũng thực hiện một cuộc kiểm toán thì phải ghi đầy đủ các thông tin nêu trên của các công ty cũng ký BCKT. Số hiệu báo cáo kiểm toán BCKT phải ghi rõ số hiệu phát hành BCKT của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán). Tiêu đề Báo cáo kiểm toán BCKT phải có tiêu đề rõ ràng và thích hợp để phân biệt với báo cáo do người lập. BCKT được phép sử dụng tiêu đề “Báo cáo kiểm toán”, hoặc “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” hoặc “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm … của Công ty …”. Người nhận Báo cáo kiểm toán BCKT phải ghi rõ người được nhận BCKT phù hợp với Hợp đồng kiểm toán. Người nhận có thể là Hội đồng quản trị, Giám đốc, hoặc các cổ đông đơn vị được kiểm toán. BCKT phải được đính kèm với BCTC được kiểm toán. Mở đầu của báo cáo kiểm toán BCKT phải ghi rõ các BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày lập và phạm vi niên độ tài chính mà BCTC đó phản ánh. BCKT phải khẳng định rõ ràng việc lập BCTC là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kiểm toán của mình. BCTC phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Việc lập BCTC đòi hỏi Giám đốc (hay người đứng đầu) đơn vị phải tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận. Phải lựa chọn các nguyên tắc và phương pháp kế toán cũng như phải đưa ra các ước tính kế toán và các xét đoán thích hợp. Ngược lại trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán là kiểm tra các thông tin trên BCTC và đưa ra ý kiến về báo cáo này. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán BCKT phải nêu rõ phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận. Điều đó chỉ khả năng của KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán xét thấy cần thiết tuỳ theo từng tình huống cụ thể. Thủ tục này là cần thiết để đảm bảo cho ng ười đọc BCKT hiểu rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo các chuẩn mực và thông lệ được thừa nhận. Trong trường hợp riêng biệt, KTV đã thực hiện các thủ tục kiểm toán khác thì cần phải ghi rõ trong BCKT. BCKT phải ghi rõ là công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có được sự đảm bảo hợp lý là các BCTC không còn chưa đựng những sai sót trọng yếu. BCKT phải nêu rõ các công việc đã thực hiện, gồm: Các phương pháp kiểm toán (chọn mẫu, thử nghiệm cơ bản … ) những bằng chứng kiểm toán đủ để xác minh được thông tin trong BCTC; Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận); Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập BCTC; Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoán quan trọng được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán thực hiện khi lập BCTC; Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các BCTC. Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán Báo cáo phải nêu rõ là cuộc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của KTV. BCKT phải nêu rõ ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về các BCTC trên phương diện phản ánh (hoặc trình bày) trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, trên phương diện tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Địa điểm và thời gian lập Báo cáo kiểm toán BCKT phải ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc toàn bộ công việc kiểm toán. Điều này cho phép người sử dụng BCTC biết rằng KTV đã xem xét đến các sự kiện (nếu có) ảnh hưởng đến BCTC, hoặc BCKT cho đến tận ngày ký BCKT. BCKT phải ghi rõ địa điểm (Tỉnh, Thành phố) của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành BCKT. Ngày ký BCKT không được ghi trước ngày Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký BCTC. Trường hợp BCTC được điều chỉnh và lập lại trong quá trình kiểm toán thì ngày ký BCKT được phép ghi cùng ngày với ngày ký BCTC. Chữ ký và đóng dấu. BCKT phải ghi rõ tên của KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán ở Việt Nam - Người chịu trách nhiệm kiểm toán, và ký rõ tên của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của công ty (hoặc chi nhánh công ty) kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành BCKT. Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số hiệu giấy đăng ký hành nghề kiểm toán ở Việt Nam. Trên chữ ký của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) phải đóng dấu của công ty (hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành BCKT. Giữa các trang của BCKT và BCTC đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai. Phù hợp với thông lệ chung của Quốc tế, Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) được phép ký bằng tên của công ty kiểm toán thay cho chữ ký tên của mình, nhưng vẫn phải ghi rõ họ và tên, số hiệu giấy phép hành nghề kiểm toán ở Việt Nam của chính mình, và đóng dấu công ty kiểm toán. Trường hợp có từ hai công ty kiểm toán cùng thực hiện một cuộc kiểm toán thì BCKT phải được ký bởi Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của đủ các công ty kiểm toán theo đúng thủ tục như trên. Trường hợp này KTV chịu trách nhiệm kiểm toán không phải ký tên trên BCKT. BCKT phải được trình bày nhất quán về hình thức và kết cấu để người đọc hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra. Các loại ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Ý kiến của KTV trình bày trên BCKT về BCTC là một trong những nội dung quan trọng của BCKT về BCTC. Ý kiến này đưa ra đánh giá của KTV trên các phương diện phản ánh (hoặc trình bày) trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của thông tin định lượng của BCTC và sự tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), về việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Ý kiến đánh giá về BCTC được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu: nghĩa là ý kiến của KTV đưa ra trên BCKT về BCTC một sự đảm bảo chắc chắn rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; nhưng không đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ một sai sót nào trên BCTC đã được kiểm toán. KTV chỉ quan tâm đến các yếu tố trọng yếu của BCTC. Để hình thành các ý kiến nhận xét của KTV trong BCKT, các KTV phải soát xét, đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng chứng đã thu thập được, để hình thành các kết luận toàn diện về các khía cạnh sau đây: Các BCTC lập ra có phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hay không. Các thông tin tài chính có phù hợp với các quy định hiện hành và với các yêu cầu của pháp luật không. Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp có nhất quán với các hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Các thông tin tài chính có thể hiện thoả đáng mọi vấn đề trọng yếu, có đảm bảo trung thực và hợp lý không. BCKT sẽ thể hiện chi tiết, rõ ràng ý kiến của KTV về các BCTC của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào kết quả từng cuộc kiểm toán cụ thể. Ý kiến chấp nhận toàn phần BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh BCTC. Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là BCTC được kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu. Ví dụ về ý kiến chấp nhận toàn phần:“Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tính hình tài chính của công X tại ngày 31/12/X, cũng như kế quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các qui định pháp lý có liên quan”. Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả các trường hợp: BCTC được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV; BCTC sau khi điều chỉnh đã được KTV chấp nhận. Trường hợp này thường dùng mẫu câu:“Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC sau khi đã được điều chỉnh theo ý kiến của KTV, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu …” BCKT về BCTC có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC, nhưng không có ảnh hưởng đến BCKT về BCTC. Đoạn nhận xét này thường đặt sau đoạn đưa ra ý kiến nhằm giúp người đọc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến BCTC. Ví dụ: “Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty X tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và các qui định pháp lý có liên quan. Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên mà chỉ muốn lưu ý người đọc BCTC đến điểm X trong phần thuyết minh BCTC: Công ty X đã đưa vào sử dụng công trình xây dựng có giá trị 20.000.000 đồng, 3 tháng trước ngày kết thúc niên độ tài chính, nhưng chưa ghi tăng TSCĐ, chưa tính khấu hao. Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trong BCTC …” Ý kiến chấp nhận từng phần BCKT về BCTC đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc mà KTV đã nêu ra trong BCKT về BCTC. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do KTV nêu ra trong BCKT về BCTC có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì BCTC đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Yếu tố tuỳ thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Ý kiến tuỳ thuộc của KTV thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và KTV. Việc đưa ra ý kiến tuỳ thuộc cho phép KTV hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc BCTC phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra. Ví dụ về BCKT về BCTC có ý kiến tuỳ thuộc: “Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty Y ngày 31/12/Y, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/Y, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và các qui định pháp lý có liên quan, tuỳ thuộc vào: Khoản doanh thu 35 000 000 đồng được chấp nhận. Khoản chi 20 000 000 đồng được Hội đồng quản trị thông qua” Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến “ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận”. Ý kiến chấp nhận từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu …” Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến) Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC, bằng mẫu câu: “Theo ý kiến của chúng tôi,vì các lý do nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính …” Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC, bằng mẫu câu:“Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nêu trên, BCTC phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu …” KTV không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC như: phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn; hoặc không nhất trí với Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin ghi trong BCTC hoặc phần thuyết minh BCTC. KTV cũng có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận trong trường hợp phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn. Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn đôi khi là do khách hàng áp đặt (Ví dụ: trường hợp các điều khoản hợp đồng kiểm toán thoả thuận rằng KTV không được thực hiện một số t._.số đối tượng là cán bộ công nhân viên, tuy nhiên thực chất đây là những khoản chi phí do cán bộ trong đơn vị đi chi giao dịch nhưng chưa có đầy đủ chứng từ thanh toán và thực tế không thu hồi được khoản công nợ này. Ảnh hưởng Một số khoản công nợ phải trả chưa được đối chiếu đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc ghi nhận các khoản công nợ, đơn vị khó có thể phát hiện ra những khoản công nợ có chênh lệch để kịp thời xử lý. Đồng thời, việc chưa tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời công nợ chênh lệch sẽ ảnh hưởng tới tính đúng đắn số liệu phản ánh và gây ra những tranh chấp khi thanh quyết toán công nợ. Việc chưa lập bảng phân tích tuổi nợ và đánh giá khả năng thu hồi công nợ sẽ ảnh hưởng tới việc tính và trích lập dự phòng công nợ khó đòi cũng như cân đối các nguồn vốn cho hoạt động trong năm của đơn vị. Việc theo dõi công nợ và trích lập dự phòng công nợ tạm ứng này là không phù hợp làm sai lệch chỉ tiêu công nợ trên báo cáo. Đề xuất Các khoản công nợ phải trả cần được đối chiếu, xác nhận định kỳ, đặc biệt là tại thời điểm lập BCTC. Việc thực hiện xác nhận, đối chiếu công nợ nhằm phát hiện những chênh lệch sai sót (nếu có) để từ đó có hướng xử lý kịp thời. Khi phát hiện các khoản chênh lệch đơn vị cần rà soát tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Cuối niên độ kế toán đơn vị nên lập bảng phân tích tuổi nợ từ đó làm cơ sở trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đơn vị cần xây dựng quy chế tạm ứng nhằm yêu cầu cán bộ khi thực hiện công tác cần nhanh chóng hoàn thiện và tập hợp các chứng từ để thanh toán hoàn ứng nhằm tránh tình trạng các khoản chi phí công tác phát sinh tồn đọng lâu ngày. Đơn vị cần sử dụng tài khoản 344 – “Ký quỹ ký cược dài hạn” để phản ánh và theo dõi các khoản ký quỹ ký cược dài hạn phát sinh. Quản lý và theo dõi TSCĐ Kiểm tra Qua kiểm tra, đánh giá và xem xét việc theo dõi và quản lý TSCĐ tại đơn vị chúng tôi thấy: Đơn vị ghi nhận chi phí trong kỳ một số khoản chi phí mang tính chất đầu tư như chi phí khảo sát thiết kế, lập dự toán nhà hàng trên sông, chi phí xây dựng nhà vệ sinh. Đồng thời đơn vị cũng ghi nhận vào chi phí đầu tư một số khoản chi phí không mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản như chi phí thuê nhà, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị. Việc ghi nhận chi phí đầu tư còn sai sót như ghi nhận trùng hai lần chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đơn vị chưa ghi nhân nguyên giá một số TSCĐ đã đầu tư hoàn thành như chi phí đầu tư lò xông nhãn, chi phí xây dựng gian hàng ở Hà Nội, chi phí đầu tư dàn lạnh, hệ thống lọc nước ở chi nhánh. Ảnh hưởng Việc ghi nhận sai chi phí đầu tư dẫn tới giá trị tài sản trên BCTC bị phản ánh sai đồng thời cũng làm sai lệch kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc chưa ghi nhận tăng nguyên giá và trích khấu hao TSCĐ đã bàn giao đưa vào sử dụng làm cho báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình tài sản của đơn vị. Đồng thời việc không xác định khấu hao của những tài sản này khi bắt đầu sử dụng sẽ làm cho BCTC không phản ánh đúng kết quả kinh doanh, cũng như không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và nguồn vốn tái đầu tư khi tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được. Đề xuất Đơn vị cần ghi nhận các khoản chi phí lập dự toán, thiết kế như các khoản chi phí đầu tư XDCB, những khoản chi phí này sẽ được cộng gộp với các khảon chi phí XDCB và các chi phí khác để hình thành nên nguyên giá TSCĐ. Đối với các khoản chi phí thuê nhà, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị mang tính thường xuyên mà không kéo thời gian sử dụng hay làm tăng tính năng sử dụng, công suất của tài sản thì nên ghi nhận là chi phí mà không nên ghi tăng nguyên giá. Cuối kỳ, đơn vị cần thiết tiến hành kiểm kê rà soát lại đối với những TSCĐ đang sử dụng, trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng thì cần được ghi tăng nguyên giá và trích khấu hao. Quản lý và theo dõi hàng tồn kho Qua kiểm tra và xem xét việc quản lý hàng tồn kho của đơn vị chúng tôi thấy: Kiểm tra Đơn vị chưa đánh giá lại giá trị, xử lý các công cụ dụng cụ hư hỏng khi kiểm kê cuối kỳ. Việc tính và xác định giá vốn hàng tồn kho của chi nhánh còn có nhiều sai sót như: kết chuyển quá giá vốn nhớt Aces, kết chuyển thiếu lệ phí xăng dầu. Cuối kỳ đơn vị trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa chính xác. Ảnh hưởng Việc chưa đánh giá lại giá trị và xử lý các công cụ dụng cụ hư hỏng tại thời điểm cuối kỳ sẽ làm sai lệch giá trị khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo. Việc xác định giá vốn hàng xuất bán không đúng sẽ làm kết quả kinh doanh của hoạt động này không đúng. Đồng thời làm sai lệch giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Đề xuất Cuối kỳ, khi tiến hành kiểm kê nếu phát hiện hàng tồn kho hỏng hóc, đơn vị cần lập hội đồng đánh giá, xử lý. Chi nhánh cần thận trọng hơn khi tính toán và xác định giá vốn hàng tồn kho xuất bán cuối kỳ. Quản lý và theo dõi chi phí trả trước. Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị chúng tôi thấy: Kiểm tra Đơn vị chưa xây dựng được tiêu thức phân bổ chi phí trả trước. Đơn vị sử dụng tài khoản, chỉ tiêu chi phí trả trước để phản ánh một số khoản mục còn không đúng tính chất như phản ánh khoản công nợ tiền đặt cọc thế chân thuê nhà. Ảnh hưởng Việc thiếu quy định cụ thể về đối tượng và thời gian sử dụng các loại công cụ dụng cụ cần phải phân bổ sẽ làm giảm trách nhiệm đối với người sử dụng tài sản, làm giảm tính đúng đắn, phù hợp, thống nhất các khoản mục chi phí công cụ dụng cụ giữa các xí nghiệp trực thuộc đơn vị. Việc sử dụng tài khoản, chỉ tiêu phản ánh không đúng tính chất sẽ làm cho người đọc báo cáo hiểu sai thông tin trên BCTC. Đề xuất Đơn vị nên xây dựng tiêu chí để quy định cụ thể thống nhất về thời gian phân bổ cho các công cụ dụng cụ xuất dùng. Đơn vị cần xem xét về mặt thời gian ảnh hưởng của các khoản mục chi phí trả trước để tiến hành phân bổ các chi phí trả trước cho từng niên độ kế toán phù hợp. Hạch toán và theo dõi doanh thu, thu nhập khác Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị, chúng tôi nhận thấy đơn vị còn tồn tại một số sai sót trong việc ghi nhận như sau: Kiểm tra Đơn vị ghi nhận doanh thu, giá vốn chưa chính xác như : ghi nhận doanh thu bán hàng giá trị hàng nhập khẩu uỷ thác, tính và ghi nhận quá doanh thu cho công ty Hàng không Việt Nam thuê mặt bằng, tại chi nhánh chưa ghi nhận doanh thu cho thuê cửa hàng băng Cassetle, ghi nhận quá doanh thu cho thuê mặt bằng nhà xe, ghi nhận thiếu lãi cổ tức thu của công ty thương mại tư nhân Anh Đức. bán Xí nghiệp may. Đơn vị ghi nhận thừa chi phí, thu nhập khác khoản thu từ bán thanh lý xe ôtô đã loại ra khi xác định giá trị doanh nghiệp. Ảnh hưởng Với việc ghi nhận doanh thu và chi phí như trên làm báo cáo kết quả kinh doanh không phản ánh, cung cấp được đúng, chính xác thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của từng hoạt động, loại hình kinh doanh. Điều này làm giảm tính so sánh và dễ gây hiểu nhầm cho người sử dụng BCTC. Đề xuất Đơn vị không nên ghi nhận giá vốn, doanh thu giá trị hàng nhập khẩu uỷ thác, đơn vị cần căn cứ hợp đồng cho thuê tài sản để xác định đúng đủ doanh thu cho từng kỳ kế toán. Đơn vị cần ghi nhận chi phí, thu nhập khác đối với việc thanh lý tài sản của đơn vị. Đối với việc thanh lý tài sản đã loại ra khỏi giá trị khi xác định giá trị doanh nghiệp thì cần được ghi nhận như những khoản thu hộ do những tài sản này không còn thuộc sở hữu của đơn vị. Hạch toán và theo dõi thuế GTGT Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị, chúng tôi thấy đơn vị còn tồn tại một số sai sót trong việc hạch toán và kê khai thuế GTGT như sau: Kiểm tra Trong kỳ, đơn vị hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động thu lãi trả góp mua xe. Ghi nhận thiếu thuế GTGT đầu ra đối với khoản thu nhập từ cho Công ty hàng không Việt Nam thuê mặt bằng. Ảnh hưởng Việc ghi nhận thuế GTGT đầu ra, đầu vào không đúng với quy định và sẽ làm giảm đi một khoản doanh thu, thu nhập đồng thời sẽ làm phản ánh sai công nợ về nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước. Đối với việc phản ánh và ghi nhận sai thuế có thể sẽ bị các cơ quan nhà nước phạt. Đề xuất Đơn vị không cần phải hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động thu lãi từ cho vay, thu lãi do bán xe trả góp. Đơn vị cần ghi nhận đầy đủ thuế GTGT đầu ra đối với các khoản thu nhập phát sinh. Hạch toán và theo dõi chi phí Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị, chúng tôi thấy đơn vị còn tồn tại một số sai sót trong việc ghi nhận như sau: Kiểm tra Đơn vị hạch toán và ghi nhận thu nhập khác khoản chênh lệch trích trước chi phí bán hàng. Đơn vị chưa ghi nhận đủ một số khoản chi phí thực tế đã phát sinh, các khoản chi phí này đang được đơn vị theo dõi trên tài khoản công nợ phải thu. Ảnh hưởng Việc ghi nhận chi phí, thu nhập không đúng như trên sẽ làm các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không phản ánh được đúng tình hình kết quả kinh doanh của đơn vị. Đề xuất Khoản chênh lệch giữa số trích trước chi phí bán hàng cần được điều chỉnh vào chi phí bán hàng mà không nên điều chỉnh thu nhập hoặc chi phí đối với những chênh lệch này. Đơn vị cần ghi nhận đầy dủ các khoản chi phí đã phát sinh trong kỳ. Phụ lục 10: Soát xét BCKT trước khi phát hành Soát xét báo cáo trước khi phát hành Tên khách hàng: ________________________________________________ Niên độ kế toán: _________________________________________________ Thủ tục Kiểm toán viên Lãnh đạo Phòng (Ký/Ngày) Ban Giám đốc (Ký/Ngày) Tham chiếu (Ký/Ngày) 1. Kiểm tra lại các phép tính số học trên các BCTC: Các phép tính số học trên bảng cân đối kế toán. Các phép tính số học trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các phép tính số học trên thuyết minh BCTC Đối chiếu sổ đầu năm, số liệu so sánh trên báo cáo năm nay với báo cáo năm trước. Nếu có sự phân loại lại so với năm trước phải đối chiếu đến các giấy làm việc liên quan đến việc phân loại đó. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT, KQKD, LCTT, thuyết minh BCTC với số liệu sau điều chỉnh trên Trang thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán trong Hồ sơ kiểm toán. Đối chiếu thông tin về chính sách kế toán và các thông tin khác với các ghi chép trong Hồ sơ kiểm toán. Đối chiếu các thông tin pháp lý về khách hàng với các ghi chiép trong Hồ sơ kiểm toán Đối chiếu lại những thay đổi về số liệu trên các báo cáo và thông tin trình bày khác với các giấy làm việc liên quan đến những thay đổi và sự phê duyệt của các cấp soát xét. Đối chiếu lại những thay đổi về ý kiến KTV với các giấy làm việc liên quan đến những thay đổi và sự phê duyệt của các cấp soát xét. Kiểm tra thông tin về thời gian trên báo cáo. Sự nhất quán về ngày kết thúc niên độ kế toán trên bìa báo cáo, BCĐKT, BCKQKD, tiêu đề trên đầu các trang thuyết minh BCTC và trên BCKT. Sự hợp lý về ngày lập BCTC, báo cáo cảu Ban giám đốc, bản giải trình của Ban giám đốc với ngày phát hành BCKT và với ngày tháng thực hiện công việc kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT, BCKQKD, LCTT với phần thuyết minh BCTC. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT với các chỉ tiêu có liên quan trên BCKQKD (nếu có thể), BCLCTT. Kiểm tra việc trình bày: Nhất quán về định dạng (kiểu chữ, đậm, nghiêng, gạch chân, lùi đầu dòng, giãn dòng). Tính liên tục của số thứ tự trang và đối chiếu với số trang ghi trên phần mục lục. Tính liên tục của thứ tự nội dung thuyết minh và đối chiếu với sổ ghi chú trên BCĐKT, BCKQKD, BCKT (nếu có) Đọc và soát lỗi chính tả. Kiểm tra bản dịch. Đối chiếu phần lời trên bản dịch với bản gốc tiếng Việt. Đối chiếu phần số trên bản dịch với bản gốc tiếng Việt, kiểm tra định dạng số (từ dấu chấm chuyển sang dấu phẩy). Phụ lục 11: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty X BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty X (sau đây gọi tắt là “Công ty”) trình bày Báo cáo của mình và Báo cáo tài chính của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006. CÔNG TY Công ty X là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh P, được thành lập theo Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 15/10/1991 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh P. Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 1020 ngày 15/10/1991 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 15/05/2004, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh P cấp. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty X là: Hàng nông sản: + Chế biến các loại trái cây như nhản, chôm chôm, thanh long, xoài, khóm, chuối .... + Chuyên gia công, lau bóng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. + Kinh doanh hàng nông sản: phân bón, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng may mặc: Chuyên may áo sơ mi nam nữ Hàng thủy hải sản: Chế biến Nghêu sơ chế Kinh doanh nhiên liêu: than, chất đốt, gas, xăng dầu… Vốn điều lệ của Công ty là 8.000.211.525đ. Công ty có các đơn vị trực thuộc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 gồm: Văn phòng công ty. Cửa hàng bách hoá. Cửa hàng xe môtô. Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng - bến bãi. Trạm chế biến thuỷ hải sản. Xí nghiệp rau quả. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Xí nghiệp chế biến lương thực. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 là (2.382.834.768) VND (Năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 1.025.948.285 VND). Lợi nhuân chưa phân phối tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là (5.272.413.682) VND (Năm 2005 lợi nhuận chưa phân phối là 0 VND). CÁC SỰ KIỆN SAU NGÀY KHOÁ SỔ KẾ TOÁN LẬP BCTC Không có sự kiện trọng yếu nào xảy ra sau ngày lập BCTC đòi hỏi được điều chỉnh hay công bố trên BCTC. BAN GIÁM ĐỐC Các thành viên của Ban Giám đốc bao gồm: Ông D Giám đốc Ông E Phó Giám đốc Ông F Phó Giám đốc Ông G Phó Giám đốc KIỂM TOÁN VIÊN Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã thực hiện kiểm toán các BCTC cho Công ty. CÔNG BỐ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM ĐỐC ĐỐI VỚI BCTC Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập BCTC phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm. Trong quá trình lập BCTC, Ban Giám đốc Công ty cam kết đã tuân thủ các yêu cầu sau: Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán; Đưa ra các đánh giá và dự đoán hợp lý và thận trọng; Nêu rõ các chuẩn mực kế toán được áp dụng có được tuân thủ hay không, có những áp dụng sai lệch trọng yếu đến mức cần phải công bố và giải thích trong BCTC hay không; Lập và trình bày các BCTC trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành; Lập các BCTC dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục, trừ trường hợp không thể cho rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc công ty đảm bảo rằng các sổ kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và đảm bảo rằng BCTC tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tài sản của công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác. Ban giám đốc công ty cam kết rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan. ........., ngày ... tháng .....năm ....... TM. Ban Giám đốc Giám đốc Nguyễn Văn D BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty X Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 37.334.062.065 62.086.688.644 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.342.848.654 5.732.541.774 1. Tiền 3.342.848.654 5.732.541.774 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 0 0 III. Các khoản phải thu 22.399.369.292 23.489.878.450 1. Phải thu khách hàng 8.356.482.450 16.348.042.257 2. Trả trước cho người bán 3.463.098.725 3.647.629.986 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 5. Các khoản phải thu khác 11.350.161.365 3.644.206.207 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (770.364.248) (150.000.000) IV. Hàng tồn kho 10.640.634.940 18.101.573.943 1. Hàng tồn kho 10.888.444.340 18.101.573.943 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (247.809.400) 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 951.209.179 14.762.694.477 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 351.528.366 161.244.562 2. Các khoản thuế phải thu 599.680.813 138.098.025 3. Tài sản ngắn hạn khác 0 14.463.351.890 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 32.826.685.158 35.051.605.836 I- Các khoản phải thu dài hạn 30.000.000 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 2. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 3. Phải thu dài hạn khác 30.000.000 0 4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 II . Tài sản cố định 30.827.345.298 22.353.191.348 1. Tài sản cố định hữu hình 16.829.055.829 20.641.888.892 - Nguyên giá 29.534.681.129 29.051.822.428 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (12.705.625.300) (8.409.933.536) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 - Nguyên giá 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 13.554.200.000 0 - Nguyên giá 13.554.200.000 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 444.089.469 1.711.302.456 III. Bất động sản đầu tư 0 0 - Nguyên giá 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.899.564.000 11.191.910.072 1. Đầu tư vào công ty con 0 3.632.043.422 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 408.864.000 5.154.166.650 3. Đầu tư dài hạn khác 1.490.700.000 2.405.700.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 69.775.860 1.506.504.416 1. Chi phí trả trước dài hạn 69.775.860 1.506.504.416 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 TỔNG TÀI SẢN 70.160.747.223 97.138.294.480 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty X Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN 31/12/2006 01/01/2006 A . NỢ PHẢI TRẢ 61.433.160.904 75.576.152.734 I. Nợ ngắn hạn 61.308.160.904 71.531.971.672 1. Vay và nợ ngắn hạn 41.075.806.902 65.172.100.000 2. Phải trả người bán 1.572.430.667 4.716.891.226 3. Người mua trả tiền trước 580.628.795 989.303.619 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13.691.317.378 555.244.526 5. Phải trả người lao động 0 (231.164.071) 6. Chi phí phải trả 1.159.311.067 136.328.944 7. Phải trả nội bộ 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 3.228.666.095 193.267.428 II. Nợ dài hạn 125.000.000 4.044.181.062 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 125.000.000 100.000.000 4. Vay và nợ dài hạn 0 3.944.181.062 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.727.586.319 21.727.652.600 I. Vốn chủ sở hữu 8.727.586.319 21.727.652.600 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 14.000.000.000 20.231.046.896 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 4. Quỹ đầu tư phát triển 0 1.297.648.188 5. Quỹ dự phòng tài chính 0 198.957.516 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 7. Lợi nhuận chưa phân phối (5.272.413.682) 0 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 (165.510.854) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 (165.510.854) 2. Nguồn kinh phí 0 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 TỔNG NGUỒN VỐN 70.160.747.223 97.138.294.480 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Công ty X Năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 293.244.792.727 707.782.001.155 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 293.244.792.727 707.782.001.155 4. Giá vốn hàng bán 284.164.315.379 693.772.248.881 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.080.477.349 14.009.752.274 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.173.502.166 2.826.194.030 7. Chi phí tài chính 5.790.091.342 6.562.162.434 Trong đó: Chi phí lãi vay 5.785.451.421 6.535.675.164 8. Chi phí bán hàng 4.503.254.023 5.937.330.049 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.091.132.987 5.385.605.881 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (6.130.498.838) (1.049.152.060) 11. Thu nhập khác 13.248.768.399 3.024.109.077 12. Chi phí khác 9.501.104.329 949.008.732 13. Lợi nhuận khác 3.747.664.070 2.075.100.345 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế (2.382.834.768) 1.025.948.285 15. Thuế TNDN 16. LN sau thuế TNDN (2.382.834.768) 1.025.948.285 Phụ lục 12: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty Y BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Y (sau đây gọi tắt là “Công ty”) trình bày Báo cáo của mình và BCTC của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006. CÔNG TY Công ty Y là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh Q, được thành lập theo Quyết định số 456/QĐ-UB ngày 25/02/1995 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Q. Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 3250 ngày 15/03/1995 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15/05/2002, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Q cấp. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Y là : Thu mua, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản (đông lạnh, khô, ướp đá, đóng hộp), bột cá. Sản xuất và cung ứng nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản. Sản xuất và cung ứng bao bì phục vụ công tác bảo quản trong khai thác và chế biến thủy sản. Nhập khẩu và cung ứng vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, các loại máy móc, vật tư phụ tùng, phương tiện vận chuyển, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ nghề cá. Nuôi trồng thủy sản các loại (Tôm sú, cá Tra, Basa, Rô Phi,...). Vốn điều lệ của Công ty là 31.756.000.000đ. Công ty có các đơn vị trực thuộc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 gồm: Văn phòng công ty. Cửa hàng thực phẩm thuỷ sản. Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Xí nghiệp chế biến thực phẩm hải sản xuất khẩu Xí nghiệp cơ khí và sản xuất bao bì Xí nghiệp kinh doanh và nuôi trồng thuỷ sản. Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Xí nghiệp kinh doanh và thu mua hàng nông, thuỷ, hải sản. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 là (8.496.323.227) VND (Năm 2005 lợi nhuận sau thuế là (6.971.782.018) VND). Lợi nhuân chưa phân phối tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là (18.757.078.084) VND (Năm 2005 lợi nhuận chưa phân phối là (10.260.754.857) VND). CÁC SỰ KIỆN SAU NGÀY KHOÁ SỔ KẾ TOÁN LẬP BCTC Đơn vị dự kiến trong năm 2007 sẽ tiến hành cổ phần hoá. BAN GIÁM ĐỐC Các thành viên của Ban Giám đốc bao gồm: Ông K Giám đốc Ông M Phó Giám đốc Ông L Phó Giám đốc Ông N Phó Giám đốc KIỂM TOÁN VIÊN Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã thực hiện kiểm toán các BCTC cho Công ty. CÔNG BỐ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM ĐỐC ĐỐI VỚI BCTC Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập BCTC phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm. Trong quá trình lập BCTC, Ban Giám đốc Công ty cam kết đã tuân thủ các yêu cầu sau: Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán; Đưa ra các đánh giá và dự đoán hợp lý và thận trọng; Nêu rõ các chuẩn mực kế toán được áp dụng có được tuân thủ hay không, có những áp dụng sai lệch trọng yếu đến mức cần phải công bố và giải thích trong báo cáo tài chính hay không; Lập và trình bày các báo cáo tài chính trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành; Lập các BCTC dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục, trừ trường hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc công ty đảm bảo rằng các sổ kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và đảm bảo rằng BCTC tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tài sản của công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác. Ban giám đốc công ty cam kết rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan. ............., ngày ..... tháng .....năm ....... TM. Ban Giám đốc Giám đốc Trần Văn K BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty Y Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 172.713.540.046 241.338.643.576 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.835.918.337 5.357.433.062 1. Tiền 2.835.918.337 5.357.433.062 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 0 0 III. Các khoản phải thu 84.039.338.812 99.659.016.414 1. Phải thu khách hàng 60.778.584.535 75.794.922.768 2. Trả trước cho người bán 179.151.300 8.697.818.161 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 5. Các khoản phải thu khác 23.081.602.977 15.417.439.087 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 0 (251.163.602) IV. Hàng tồn kho 78.352.621.798 125.626.996.323 1. Hàng tồn kho 78.352.621.798 127.526.996.323 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 (1.900.000.000) V. Tài sản ngắn hạn khác 7.485.661.099 10.695.197.777 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 692.164.892 0 2. Các khoản thuế phải thu 6.205.147.119 10.496.590.905 3. Tài sản ngắn hạn khác 588.349.088 198.606.872 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 86.812.326.315 92.075.376.271 I- Các khoản phải thu dài hạn 384.000.000 384.000.000 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 2. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 3. Phải thu dài hạn khác 384.000.000 384.000.000 4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 II . Tài sản cố định 74.921.542.333 78.129.390.341 1. Tài sản cố định hữu hình 68.759.991.452 50.334.282.724 - Nguyên giá 109.102.530.368 106.902.797.991 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (40.342.538.916) (56.568.515.267) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 - Nguyên giá 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 414.248.633 322.584.633 - Nguyên giá 414.248.633 322.584.633 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.747.302.248 27.472.522.984 III. Bất động sản đầu tư 2.337.000.000 2.337.000.000 - Nguyên giá 2.337.000.000 2.337.000.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5.811.466.185 5.958.466.185 1. Đầu tư vào công ty con 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 5.584.466.185 5.584.466.185 3. Đầu tư dài hạn khác 227.000.000 374.000.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 3.358.317.797 5.266.519.745 1. Chi phí trả trước dài hạn 3.358.317.797 5.266.519.745 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 259.525.866.361 333.414.019.847 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty Y Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN Cuối năm Đầu năm A . NỢ PHẢI TRẢ 249.822.794.620 273.675.985.288 I. Nợ ngắn hạn 241.978.059.370 263.235.985.288 1. Vay và nợ ngắn hạn 175.311.396.000 216.933.945.000 2. Phải trả người bán 44.413.079.739 28.000.340.948 3. Người mua trả tiền trước 3.967.577.279 442.424.322 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.722.312.503 568.855.102 5. Phải trả người lao động (1.230.755.319) 4.600.919.088 6. Chi phí phải trả 2.867.271.959 2.829.141.471 7. Phải trả nội bộ 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 14.927.177.209 9.860.359.357 II. Nợ dài hạn 7.844.735.250 10.440.000.000 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 3. Vay và nợ dài hạn 7.844.735.250 10.440.000.000 4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.703.071.741 59.738.034.559 I. Vốn chủ sở hữu 10.399.374.845 59.721.595.437 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 15.914.383.654 56.740.281.019 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 4. Quỹ đầu tư phát triển 10.836.590.416 10.836.590.416 5. Quỹ dự phòng tài chính 2.405.478.859 2.405.478.859 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 7. Lợi nhuận chưa phân phối (18.757.078.084) (10.260.754.857) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (696.303.104) 16.439.122 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (685.957.419) 40.784.807 2. Nguồn kinh phí (10.345.685) (24.345.685) 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 259.525.866.361 333.414.019.847 Ghi chú: số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*)được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Công ty Y Năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 670.124.834.535 733.337.331.222 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 6.956.142.085 937.960.116 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 663.168.692.450 732.399.371.106 4. Giá vốn hàng bán 603.953.710.741 673.479.442.282 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 59.214.981.709 58.919.928.824 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.316.361.196 377.066.800 7. Chi phí tài chính 16.609.709.107 11.953.050.619 Trong đó: Chi phí lãi vay 16.609.709.107 11.953.050.619 8. Chi phí bán hàng 38.417.467.307 37.223.155.233 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.679.231.041 17.068.951.056 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (8.175.064.550) (6.948.161.284) 11. Thu nhập khác 519.180.918 1.363.009.779 12. Chi phí khác 840.439.595 1.386.630.513 13. Lợi nhuận khác (321.258.677) (23.620.734) 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế (8.496.323.227) (6.971.782.018) 15. Thuế TNDN 16. LN sau thuế TNDN (8.496.323.227) (6.971.782.018) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29509.doc