Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH 1 thành viên Dệt Kim Đông Xuân - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC HỆ THỐNG BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ TRONG CHUYÊN ĐỀ Bảng 1: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty 12 Bảng 2: Định mức nguyên phụ liệu cho một sản phẩm 21 Bảng 3: Khối lượng và giá trị nguyên vật liệu mua trong nước tháng 9/2009 22 Bảng 4: Khối lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu tháng 9/2009 23 Bảng 5: Giá trị nguyên vật liệu mua trong và ngoài nước (2006 – T9/2009) 23 Bảng 6: Tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu qua các công đoạn 33 Bảng 7: Nguyên vật liệu tồn kho các năm 2006-

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH 1 thành viên Dệt Kim Đông Xuân - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2009 35 Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9 Hình 2: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu 30 Hình 3: Phiếu cấp phát nguyên vật liệu 31 Hình 4: Bố trí hệ thống kho tàng 50 LỜI MỞ ĐẦU Ai trong chúng ta cũng biết rằng, đối với một doanh nghiệp sản xuất thì đòi hỏi phải có sức lao động, vật tư và tiền vốn. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục và hiệu quả, mang lại lợi nhuận tối đa, thì điều quan trọng là phải đảm bảo các loại nguyên vật liệu, vật tư đủ về số lượng, đúng về quy cách, chất lượng và kịp thời về mặt thời gian. Đó là điều kiện bắt buộc mà nếu thiếu, doanh nghiệp không thể sản xuất được. Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân là một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực dệt may trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Có nhiệm vụ Đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên phụ liệu hàng may mặc; kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, hoá chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn phòng; kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.  Trong công cuộc phát triển ngày nay, Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân cũng rất chú trọng đến công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. Công ty đã có những biện pháp góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và cung ứng nguyên vật liệu, song do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan nên công tác trên còn gặp nhiều trở ngại.          Trong thời gian thực tập theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua em nhận thấy để nâng cao công việc sản xuất kinh doanh ở công ty thì việc quản lý tốt công tác lập kế hoạch dự trữ vật tư đóng một vai trò hết sức quan trọng. Với mục đích đó, trong chuyên đề này em xin phép được lựa chọn đề tài: “Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân- Thực trạng và giải pháp” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để có thể hoàn thiện bổ sung kiến thức em đã học. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, do còn hạn chế cả về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ phòng Nghiệp vụ để bản báo cáo này có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Ngô Thi Việt Nga cùng toàn thể cán bộ công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT KIM ĐÔNG XUÂN Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Thông tin chung về công ty Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt kim Đông Xuân. Tên quốc tế: Dong Xuan Knitting Sole Member Limited Liability Company. Tên giao dịch: Doximex Tổng giám đốc: Trương Thị Thanh Hà Địa chỉ công ty: 524 Minh Khai – phương Vĩnh Tuy–quận Hai Bà Trưng – HN. Điện thoại: 043. 6336 721/ 6336 722 Fax: 04. 6336717 Website: Email: doximex@hn.vnn.vn. Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân (nhà máy Dệt Kim Đông Xuân trước đây), được thành lập năm 1959 theo quyết định số 1083/QĐ cấp ngày 13 tháng 4 năm 1959 của Bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công Thương) với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng. Hiện tại, công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, được chuyển thành công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân theo quyết định số 18/2006/QĐ – TTh của Thủ tướng Chính Phủ ngày 20/01/2006. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân được thành lập vào ngày 13/04/1959 (với tên gọi là Nhà máy Dệt kim Đông Xuân) và đi vào sản xuất tại địa chỉ 67 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội. Những ngày đầu thành lập, nhà máy gồm có 4 phân xưởng, 380 lao động, 180 máy dệt may của Trung Quốc , Anh, Tiệp Khắc…với công suất 1 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm của nhà máy trong thời gian chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc phòng. Từ năm 1967 – 1990 nhà máy Dệt Kim Đông Xuân đã xuất khẩu sản phẩm sang các nước Liên Xô cũ, Hungary, Balan, Cộng hòa dân chủ Đức… Năm 1979, nhà máy mở rộng thêm hai địa điểm là 250 Minh Khai và 524 Minh Khai, sát nhập thêm xí nghiệp Đan len xuất khẩu và xí nghiệp vật tư ngành Dệt theo quyết định số 213/TTg ngày 31/12/1980 của Thủ tướng Chính Phủ. Nhà máy Dệt kim Đông Xuân được nhận viện trợ của khối đầu tư CEB để đổi mới toàn bộ thiết bị , công nghệ tiên tiến của Châu Âu. Lúc này, sản phẩm của nhà máy không chỉ phục vụ cho quốc phòng và người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang liên Xô và các nước Đông Âu. Đến năm 1986 đường lối chính sách mới của Đảng và chính sách mở cửa của Nhà nước đã mở hướng phát triển mới cho nhà máy Dệt Kim Đông Xuân. Trên cơ sở đổi mới trang thiết bị và áp dụng công nghệ tiên tiến, chủ động vươn ra thị trường mới. Năm 1987, sản phẩm của nhà máy Dệt kim Đông Xuân đã được xuất khẩu sang Bắc Âu, Tây Âu và bắt đầu thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Từ năm 1976 đến năm 1989, sản phẩm của nhà máy chiểm 80% trong tổng số hàng Dệt kim Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu để đổi bông cho ngành Dệt và thanh toán cho một số công trình như bóng đèn phích nước Rạng Đông… Năm 1989 sản phẩm nhà máy đã khẳng định được chỗ đứng tại thị trường Nhật và nhờ vậy đã ký thỏa thuận hợp tác dài hạn 10 năm(1989 - 1999)với tập đoàn sản xuất chuyên ngành của Nhật, do có uy tín và chất lượng tốt, đến năm 1996 đã gia hạn thêm 10 năm(1999 – 2009). Ngày 19/8/1992 Bộ Công Nghiệp nhẹ(nay là Bộ Công Thương) có quyết định số 704/CNNTCLĐ đã chuyển đổi tổ chức và hoạt động của nhà máy Dệt Kim Đông Xuân thành Công ty Dệt Kim Đông Xuân. Ngày 20/01/2006 Bộ Công Nghiệp có quyết định số 18/2006/QĐ – TTg chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Công ty Dệt Kim Đông Xuân thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Kim Đông Xuân(công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân). Liên tục trong các năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích”…Thương hiệu Đông Xuân đã được đăng kí tại Mĩ năm 2003 và tại EU năm 2004. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao về chất lượng, quy cách, mẫu mã, sản phẩm đa dạng. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới là triển khai kế hoạch đầu tư tăng thị phần, lấy vấn đề chất lượng làm tôn chỉ và luôn cung cấp những sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu khách hàng. Đạt được những mục tiêu này, công ty khẳng định được vị trí vững vàng trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh Đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên phụ liệu hàng may mặc; kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, hoá chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn phòng; kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức quản lý Bộ máy quản trị của công ty được áp dụng theo mô hình trực tuyến – chức năng, nhằm đáp ứng kịp thời thông tin, số liệu cho lãnh đạo và nhanh chóng đến người tổ chức thực hiện, đảm bảo sự tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả, tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý. Ban lãnh đạo công ty Trong bộ máy quản lý của công ty, đứng đầu là Ban lãnh đạo gồm: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thiết bị - đầu tư, Giám đốc điều hành sản xuất và Giám đốc điều hành công nghệ. Tổng giám đốc: Là người có quyền cao nhất, ra quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và trực tiếp chịu trách nhiệm trước tập thể người lao động, trước cơ quan quản lý cấp trên, là người đại diện trước pháp luật của công ty. Phó tổng giám đốc thiết bị đầu tư: Là người giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: chỉ đạo tổ chức quản lý khai thác, cải tiến thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, cơ sở hạ tầng theo quy mô, tổ chức thực hiện công tác đầu tư theo dự án đã phê duyệt; tuyển dụng đào tạo lao động, ký kết văn bản gửi cấp trên, chịu trách nhiệm trước những văn bản đã ký… GĐ điều hành sản xuất: Thực hiện chỉ đạo của TGĐ để điều hành sản xuất theo kế hoạch quý, năm, tháng trên cơ sở nhiệm vụ hàng năm tổng công ty giao. Giúp TGĐ về công tác nghiên cứu và quản lý công nghệ, công tác sản xuất và cung ứng vật tư, xác định năng lực sản xuất và tiến độ giao hàng, ký kết hợp đồng với khách hàng… Đảng ủy Hội đồng thành viên Các tổ chức khác Tổng giám đốc PTGĐ thiết bị đầu tư GĐ điều hành công nghệ GĐ điều hành sản xuất Các đơn vị PV và KD Các đơn vị sản xuất Các phòng chức năng Các đại lý tiêu thụ Các cửa hàng kinh doanh Các chi nhánh XN dệt kim XN xử lý hoàn tất XN may 1 XN may 2 XN may 3 XN cơ khí sửa chữa Văn phòng công ty Phòng nghiệp vụ Phòng kỹ thuật Phòng QL chất lượng Phòng tài chính kế toán Phòng đầu tư Phòng thị trường Mối quan hệ trực tuyến (trực tuyến) Mối quan hệ phối hợp công tác và chỉ đạo nghiệp vụ Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động ( chức năng) Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân GĐ điều hành công nghệ: Giúp TGĐ và chịu trách nhiệm trên một số lĩnh vực như: nghiên cứu công nghệ, thu thập thông tin về tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành để phổ cập và ứng dụng tại công ty. Quản lý công nghệ, duy trì đăng ký bảo vệ thương hiệu của Đông Xuân trong nước và quốc tế. Đại diện lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000. Phối hợp với với các bộ phận liên quan để tiếp cận các công nghệ mới, phù hợp với thị trường.hiện tại và dự kiến trong tương lai. Các phòng ban trực thuộc công ty Phòng nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty: lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường, mua bán vật tư phục vụ sản xuất, lập kế hoạch giá thành, điều độ quá trình thực hiện sản xuất, quản lý kho tàng, quản lý lao động toàn Công ty, thực hiện các chế độ cho cán bộ công nhân viên thuộc Công ty. Phòng kỹ thuật: Quản lý về kỹ thuật bao gồm các quy trình công nghệ của toàn bộ dây truyền từ khâu dệt, xử lý hoàn tất cho đến khâu may và bao gói. Quản lý về thiết bị, máy móc, thiết kế các kiểu mẫu dệt, mẫu may phù hợp với từng mặt hàng khách yêu cầu. Nghiên cứu các phương án đầu tư, tìm kiếm các nhà cung cấp thiết bị, máy móc. Phòng đầu tư: Quản lý công tác đầu tư và xây dựng cơ bản. Xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm mới thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất,nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Quản lý lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo các công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, khối lượng, vật tư và tiến độ thi công công trình. Phòng quản lý chất lượng (KCS): Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn về mọi mặt sản phẩm. Nghiên cứu, đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Kiểm nghiệm các tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra đến sản phẩm hoàn chỉnh. Phòng thị trường: Nghiên cứu thị trường nội địa, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để thiết kế mẫu mã cho phù hợp. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng nội địa. Xây dựng cơ chế hạch toán kinh doanh (tiền lương, giá sản phẩm...). Phòng tài chính kế toán: Quản lý vốn và tài sản của Công ty, chịu trách nhiệm về tình hình thực hiện chế độ hạch toán kế toán của nhà nước. Thường xuyên kiểm tra chi tiêu, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng. Văn phòng Công ty: Chịu trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của Công ty. Quản lý hồ sơ, tài liệu của nhà nước và Công ty, các thông tin báo chí. Thực hiện công tác bảo vệ an toàn trong Công ty, giữ nghiêm kỷ luật lao động trong Công ty. Khối Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên: có trách nhiệm giáo dục tư tưởng quần chúng, phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh sản xuất. Các bộ phận ytế, nhà trẻ: có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, phục vụ nhu cầu người lao động để cán bộ công nhân viên yên tâm sản xuất. Các xí nghiệp thành viên: xí nghiệp Dệt Kim, xí nghiệp Xử Lý Hoàn Tất, các xí nghiệp May I, May II, May III và xí nghiệp Cơ Khí Sửa Chữa. Kết quả sản xuất kinh doanh Qua số liệu bảng 1 ta thấy: Về doanh thu của công ty tăng theo thời gian, từ năm 147.458.392.000 đồng năm 2005 lên tới 200.533.200.000 đồng năm 2008, và có thể đạt mức 214.400.000.000 đồng năm 2009. Mức tăng trung bình khoảng 12%/năm. Với doanh thu từ sản xuất là chủ yếu, doanh thu từ các nguồn khác chiếm khoảng 13% tổng doanh thu. Từ đây ta có thể kết luận tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng phát triển và thị trường ngày càng mở rộng. Với tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu(ROE): chỉ tiêu này của công ty tăng đều đặn qua các năm(tăng bình quân khoảng 19%/năm). Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng dần, việc sử dụng vốn chủ sở hữu đã có hiệu quả. Về nộp ngân sách nhà nước: công ty luôn hoàn thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước, với mức nộp ngày càng tăng, mức tăng bình quân là 29%/năm. Về thu nhập bình quân của người lao động: đời sống của lao động trong công ty được đánh giá thuộc vào một trong những thành phần lao động có mức lương ổn định, không những thế mức lương của lao động không ngừng được cải thiện. Qua bảng 2 thấy mức lương của người lao động tăng dần qua các năm, với mức tăng bình quân là 13%/năm. Thu nhập của người lao động tăng cao do công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nên đã khuyến khích được công nhân sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Bên cạnh đó công ty còn rất quan tâm tới việc thực hiện chính sách nhằm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của công ty cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Các hoạt động ngoại khóa thường xuyên được tổ chức và đều được sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên trong công ty. Bảng 1: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty ĐV 2005 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Tổng doanh thu 1000 đ 147.458.392 155.256.316 175.456.754 200.533.200 107.728.878 Doanh thu sản xuất 1000 đ 126.631.809 136.620.247 152.937.475 193.845.261 96.160.507 Doanh thu khác 1000đ 20.826.583 18.636.069 22.519.279 6.687.939 11.568.371 Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu % 4,35 4,69 5,47 8,02 1,55 Nộp ngân sách 1000 đ 3.868.000 5.131.658 6.722.157 7.326.583 2.333.000 Thu nhập bình quân đ/người/tháng 1.488.820 1.677.518 1.764.598 2.250.813 2.432.849 NSLĐBQ 1000đ/ng/tháng 9.184 10.571 12.219 16.122 16.835 (Nguồn : phòng Nghiệp vụ) Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỆT KIM ĐÔNG XUÂN Các nhân tố ảnh hưởng tới việc cung ứng nguyên vật liệu Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Đặc điểm sản phẩm của công ty ảnh hưởng tới cung ứng nguyên vật liệu Hiện nay, công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh hàng dệt kim, cung cấp cho các thị trường: Nhật, Mỹ, EU…Những thị trường này là những nơi có nhu cầu lớn, ổn định, một điều nữa là nhu cầu giản đơn (phù hợp với năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, tay nghề), các đối tác thường là những khách hàng lâu năm, có uy tín trên thị trường. Là một trong những công ty có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, Dệt Kim Đông Xuân không những liên tục đổi mới, đầu tư thêm trang thiết bị may chuyên dùng, hoàn thiên cơ cấu tổ chức để đạt mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao, công ty còn chủ động đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường nhưng tính chất chủ yếu của công ty vẫn là gia công theo đơn hàng. Công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc dựa trên các hợp đồng gia công xuất khẩu đã được ký kết. Sản phẩm của công ty thường là quần áo may sẵn và cắt may công nghiệp, do đó, công ty thường làm theo mẫu mã, tuân thủ chất lượng theo tiêu chuẩn mà đối tác đề ra, đồng thời có những đối tác cung cấp luôn nguyên phụ liệu cho công ty, hoặc có thể chỉ định nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho công ty. Sản phẩm của công ty rất đa dạng, nhiều mẫu mã, do vậy có nhiều hạn chế trong việc xây dựng hệ thống định mức đồng bộ cũng như trong việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. Tình hình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Với công suất sản xuất hàng năm lớn, trong đó lượng hàng xuất khẩu trung bình hàng năm chiếm tới 86%, chủ yếu là các mặt hàng dệt may như áo phông, áo thun, quần áo bộ, ...dành cho nam nữ và trẻ em. Với khách hàng chủ yếu từ Nhật, Mỹ, EU... công ty luôn cố gắng hoàn thành các hợp đồng theo đúng thời gian và đảm bảo về chất lượng. Có thể nói tới thời điểm này, dệt kim Đông Xuân là một trong những công ty có vị trí đứng vững chắc không những trên thị trường trong nước mà cả nước ngoài. Cơ cấu sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới vấn đề cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu. Dựa trên cơ cấu sản phẩm để từ đó có thể xác định nhu cầu nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời chuẩn bị những phương án cần thiết để hạn chế các tác nhân gây gián đoạn quá trình sản xuất. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị của công ty ảnh hưởng lớn tới năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty, ngoài ra còn ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng nguyên vật liệu. Được thành lập từ năm 1959, trải qua nhiều năm sản xuất và kinh doanh có hiệu quả cáo, dệt kim Đông Xuân đã nhận được viện trợ của khối đầu tư CEB để tân trang, thay thế các thiết bị tiên tiến nhất trong ngành dệt may. Cùng với việc đó, đến năm 1986, theo chủ trương của nhà nước, công ty đã được đầu tư trang thiết bị mới nhằm chủ động hơn trong việc hướng ra thị trường nước ngoài. Máy móc thiết bị của công ty được trang bị tại các xí nghiệp, phân xưởng có khả năng đáp ứng không những đơn hàng trong nước mà cả những đơn hàng lớn từ nước ngoài. Với số máy móc thiết bị tại công đoạn dệt là 130 chiếc, chủ yếu là các loại máy dệt kim tròn, đan ngang đường kính từ 11 inch đến 30 inch. Cấp máy dệt từ 18G đến 28G của các nhà cung cấp thiết bị Nhật, Đức, Đài Loan, Trung Quốc, Singapo... dệt được các loại vải Single, Rib, Interlock, cào bông, Jacquar và dẫn suất...Công đoạn xử lý hoàn tất vải có tất cả 30 máy, trong đó hệ thống thiết bị mới đầu tư từ các nhà cung cấp thiết bị tiên tiến, hiện đại của Đức, Nhật, ý như Thies, Then, Bruckner, Santex, Donier.... và quy trình sản xuất hợp lý đảm bảo tiết kiệm chi phí (điện, nước, hoá chất thuốc nhuộm và quy trình thời gian rút ngắn) tạo ra các loại vải có chất lượng cao và ổn định. Đặc biệt, với những đặc tính kỹ thuật vượt trội như siêu trắng, siêu mềm, sát khuẩn, hút nước khô nhanh mà lại rất an toàn cho người sử dụng và đã được thị trường Nhật Bản đánh giá cao. Công đoạn may có tổng số 1100 chiếc máy may với phần lớn thiết bị chuyên dùng cho sản phẩm dệt kim từ các nước Nhật, Mỹ...của nhà cung cấp như YAMATO, PEGASUS, UNION SPESION, BROTHER, JUKI... Việc đầu tư và đổi mới, tân trang, bảo dưỡng hàng năm đã giúp công ty đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Khả năng làm việc của máy móc thiết bị được sử dụng hiệu quả làm cho chi phí sản xuất diễn ra ổn định, năng suất lao động được nâng lên làm cho chi phí cho các sản phẩm sai hỏng và hao hụt giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên hệ thống máy móc thiết bị của công ty 100% là nhập khẩu từ nước ngoài, do đó công ty phải đầu tư thêm cho công tác đào tạo công nhân. Khả năng tài chính Khả năng tài chính của công ty khá vững vàng với cơ cấu nguồn vốn lớn, luôn đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng không những trong và ngoài nước mà còn đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng về nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, tài sản cố định...Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa từng lỡ hẹn các hợp đồng về vốn hay có vấn đề lớn trong thanh toán với các đối tác thành viên. Chính vì vậy, về vấn đề cung cấp nguyên vật liệu cho công ty có thể an tâm về nguồn tài chính. Lao động Lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đối với tất cả những doanh nghiệp tham gia sản xuất, nó ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc sử dụng hợp lý nguồn lao động giúp tăng khối lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, từ đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra Dệt Kim Đông Xuân còn có một lực lượng lao động lớn, do đó có thể chủ động trong quá trình sản xuất. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Các chính sách và quy định của nhà nước Theo chính sách phát triển ngành dệt may đến năm 2010, với chiến lược phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Chính phủ đã đề ra các chính sách để có thể tạo điều kiện về cả vật chất và tinh thần cho ngành. Về mặt vật chất, tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao, chú trọng quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế. Đồng thời cũng đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại cây có xơ, tơ nhân tạo,.. cung cấp cho ngành dệt may nhằm chủ động hơn trong việc nguyên phụ liệu cho sản xuất, thay thế hoàn toàn nhập khẩu. Ngoài ra nhà nước còn khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài để phát triển cơ khí dệt may tạo thế chủ động trong việc cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dêt may trong nước. Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ vốn đầu tư từ vốn ngân sách hay từ nguồn vốn ODA cho việc phát triển vùng trông dâu, nuôi tằm, công trình xử lý nước thải, xây dựng cơ sở hạ tầng mới, đào tạo thêm nguồn nhân lực...Với các chính sách hỗ trợ lãi suất như: được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn, 50% còn lại vay theo quy định của Quỹ hỗ trợ phát triển...chính sách bảo lãnh: chính phủ đứng ra bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước...chính sách hỗ trợ thuế xuất - nhập khẩu... Với các chính sách tạo mọi điều kiện để phát triển như trên đã 1 phần thúc đẩy doanh nghiệp nỗ lực hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh để có thể đạt được kết quả như ngày nay. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh đồ may mặc, bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp nhưng đáng phải lưu ý nhất vẫn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...là những đối thủ cạnh tranh có mức cạnh tranh ngày càng cao về giá cả, chất lượng và mẫu mã. Quy mô thị trường cung ứng nguyên vật liệu Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của VN, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài (70% nguyên phụ liệu dệt may phải nhập khẩu). Tuy nhiên trong lĩnh vực dệt may, dệt kim có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, khoảng trên 70%. Công ty Dệt kim Đông Xuân sản xuất các sản phẩm dệt kim cho đối tác Nhật Bản thì chủ yếu tự đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất, kể cả nguồn nguyên liệu đầu vào mà không cần nhập khẩu. Chính vì sự chủ động trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu không phụ thuộc vào nước ngoài mà Đông Xuân luôn đảm bảo được về chất lượng sản phẩm và hình dáng, mẫu mã, kiểu cách. Về phía ngành dệt may cũng tiến hành thiết lập và bắt tay vào xây dựng chuỗi liên kết các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu trong cùng ngành hàng để doanh nghiệp sản xuất có thể chủ động hơn và đạt được lợi nhuận cao hơn trong quá trình sản xuất. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, Dệt Kim Đông Xuân đã nhiều lần nhận được sự viện trợ và khoa học kỹ thuật từ Nhà nước và các bạn bè nươc ngoài, chính vì vậy công nghệ sản xuất đã được cập nhập liên tục và ngày càng được tối tân hóa. Cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới, công ty cũng cập nhập những máy móc thiết bị tối tân nhất phục vụ cho quá trình sản xuất được diễn ra đúng quy trình và đảm bảo về mặt chi phí. Đối với các thiết bị xử lý hoàn tất vải được đầu tư từ các nhà cung cấp thiết bị tiên tiến, hiện đại của Đức, Nhật, Ý...cùng với đó là quy trình sản xuất hợp lý đảm bảo tiết kiệm chi phí tạo ra các loại vải có chất lượng cao và ổn định. Nói chung, công nghệ sản xuất phát triển luôn đi đôi với việc đầu tư vốn vào quá trình sản xuất, do đó để có được công nghệ đảm bảo được các yêu cầu trong sản xuất thì cần đảm bảo các yếu tố đi kèm như: nhân lực, lao động, mặt bằng,... Thực trạng hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty Công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh hàng dệt kim nên nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều chủng loại, ví dụ như: vải dệt kim, sợi, chỉ, khuy, cúc… Với quy mô nguyên vật liệu lớn, đa dạng về chủng loại nên rất khó khăn trong khâu tiếp nhận và quản lý nguyên vật liệu, để đảm bảo và thuận tiện hơn, căn cứ vào vai trò của các loại nguyên vật liệu, công ty phân ra thành các nhóm nhỏ sau: Nguyên liệu: vải dệt kim, vải dệt thoi, sợi tổng hợp, sợi bông, sợi pha, sợi chun… Phụ liệu: ghim, cúc, chỉ, khuy, khóa, séc, hóa chất các loại, thuốc nhuộm… Nhiên liệu: điện, xăng, dầu, than, củi.. Phụ tùng thay thế: máy may, vòng bi, ốc, dây curoa, dây emay, kim máy dệt, máy may… Văn phòng phẩm: giấy, bút, mực in… Bao bì đóng gói: bao nilon, dây buộc, thùng carton,… Phế liệu thu hồi: sản phẩm hỏng, vải vụn, vải thừa… Việc phân theo vai trò của nguyên vật liệu giúp cho việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu được dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng thời giúp cho việc thống kê số liệu nhanh chóng hơn. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Vấn đề xây dựng công tác định mức Căn cứ lập kế hoạch nguyên vật liệu Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch được Giám đốc công ty phê duyệt. Lượng tồn kho thực tế đầu năm kế hoạch. Nhu cầu về chủng loại và khả năng của nhà cung cấp. Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đang áp dụng. Các quy định về dự trữ nguyên vật liệu, vật tư trong doanh nghiệp: Mức dự trữ nguyên liệu theo quy định hàng năm của công ty. Vật tư nhập trong nước được dự trữ cho sản xuất, số lượng tối đa không quá 30 ngày. Các trường hợp khác cần xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc công ty. Dựa vào những căn cứ trên, phòng Nghiệp Vụ lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu theo từng loại nguyên liệu như vải, sợi, hóa chất,...trình cho Giám đốc phê duyệt. Sau đó phòng Vật tư (thuộc p.Nghiệp vụ) sẽ lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu cho năm kế hoạch. Phương pháp xác định cầu nguyên vật liệu Do đặc điểm sản phẩm của công ty là bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, với mỗi loại sản phẩm hoàn thành cần sự phối hợp của nhiều bộ phận nguyên vật liệu, cách thức hoạt động của mỗi bộ phận cũng khác nhau. Chính vì vậy em xin đưa ra công thức như sau: Qik = ĐMi x SLk Trong đó: Qik: cầu nguyên vật liệu i để sản xuất sản phẩm k trong năm kế hoạch. ĐMi: định mức loại nguyên vật liệu i cần để sản xuất 1000 sản phẩm loại k. SLk: sản lượng sản phẩm k được sản xuất trong năm kế hoạch. Với sản lượng sản phẩm sản xuất được xác định trong kỳ kế hoạch đã được Giám đốc công ty phê duyệt. Định mức nguyên vật liệu được xây dựng và công bố hàng năm dựa trên cơ sở định mức của năm trước, ngoài ra còn căn cứ vào năng lực công nghệ thiết bị, khả năng của người lao động trực tiếp sản xuất, trình độ kỹ thuật của công nghệ, quy trình sản xuất sản phẩm,…qua các cuộc khảo sát về mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm, tỷ lệ sản xuất thử...Đồng thời qua đó xác định được định mức sao cho định mức mới tiết kiệm chi phí hơn định mức cũ. Ví dụ đối với sản phẩm bộ thể thao trẻ em dài tay có mũ (AQ_TN24 vải 516 và 508) Loại vải: 1, Vải 516 cào bông không cào, Ne 30/1 cotton CK 94% + spandex 30D 6% (trọng lượng = 225 g/( vải chính màu A), phối màu B (TL = 210 g/ . 2, Vải Rib 2x2, Ne 30/ 1 cotton 95,6% + spandex 70D 4,4% (TL = 230 g/m2) (bo cổ màu B). 3, Vải 151 Ne30/ 1 cotton 100% (vải sọc tay, mũ, dọc quần – màu C); màu sắc: vải chính màu A (hồng), phối màu B (trắng), sọc màu C (tím hồng). Bảng 2: Định mức nguyên phụ liệu trên 1 sản phẩm: Cỡ Dễn giải 100 110 120 I- Tiêu hao sợi 1, Vải 216 khổ cắt 144cm 258.77g/ bộ 290.66g/ bộ 331.13g/ bộ 2, Vải phối màu B (516) TB = 118.88g/ bộ 3, Vải may sọc 151 TB = 26.48g/ bộ 4, Bo rib 2x2 TB = 35.95g/ bộ II- Phụ liệu 1, Chỉ may 40/2 TB = 381m/ bộ 2, Mác cỡ 2 cái/ bộ 3, Tăm bắn và mác giá 1 cái/ bộ 4, Chun cạp 3cm ( cỡ 100/50cm) 110/54 cm 120/58cm 5, Dây cotton luồn mũ, cạp TB = 3.1 m/ bộ (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Bao gói: 1 bộ/ bìa (28x21cm) / túi (45x25cm). 50 bộ cùng màu ghép cỡ / hòm. Ngoài việc dựa vào tài liệu định mức và khả năng sản xuất của công ty, các cán bộ định mức còn tham khảo định mức của các doanh nghiệp trong ngành, và chủ yếu vẫn được xây dựng dựa trên kinh nghiệm, trình độ của cán bộ định mức và thực tế sản xuất. Để xác định được kế hoạch mua nguyên vật liệu cho từng kỳ, ta cần xác định lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ, bao gồm nguyên vật liệu đã qua sơ chế, gia công chế biến và lượng nguyên liệu cần sự trữ cuối kỳ. Xác định nhu cầu mua Dựa vào bản kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đã được phòng Nghiệp vụ đề ra, và được Giám đốc phê duyệt, kết hợp với tình hình sản xuất tại doanh nghiệp mà từ đó phòng Vật tư xác định được nhu cầu mua cuối cùng. Bảng 3 : Khối lượng và giá trị nguyên vật liệu mua trong nước tháng 9/2009 Tên Đơn vị Đơn vị tiền Số lượng Trị giá 1, Sợi các loại (40s/1;30s/1…) kg VNĐ 82.102,8 3.799.878.984,0 2, Bông Kg USD 382.013,0 9.073.284.500,0 3, Chỉ may các loại Kg VNĐ 1.754,0 138.417.200,0 4, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26475.doc