Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường các Doanh nghiệp đều quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận và cung ứng hàng hoá ra thị trường. Đồng thời đảm bảo sự phát triển của mình, góp phần làm ổn định nền kinh tế chính trị của đất nước. Để thực hiện được mục tiêu trên, vấn đề kinh doanh đạt hiệu quả cao vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một số Doanh nghiệp nói chung Doanh nghiệp thương mại nói riêng. Hiệu quả kinh tế được p

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hản ánh thông qua các bộ phận trong các hoạt động kinh doanh phải bao gồm hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, tiêu thụ hàng hoá. Việc tiêu thụ hàng hoá trong Doanh nghiệp thương mại là chiếc cầu nối và là khu vực trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, từ đó ra các quyết sách định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Và cũng thông qua nhu cầu tiêu thụ làm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Trong công tác quản lý không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh các Doanh nghiệp thương mại phải hạch toán, tính toán chính xác, kịp thời tình hình biến động về vật từ, tiền vốn và quá trình tiêu thụ hàng hoá. Nhiệm vụ đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán, trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý nói chung và công tác tiêu thụ hàng hoá được đầy đủ, kịp thời. Có như vậy mới gắn được lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân và lao động. Xuất phát từ những đặc điểm nói trên và quá trình học tập cùng thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh em thấy nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ là một khâu quan trọng trong công tác kế toán. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề trên nên em chọn đề tài: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội” Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba phần chính: Phần I: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các Doanh nghiệp Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội Phần III: Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội Do sự hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực tế còn ít, mặc dừ bản thân đã rất cố gắng song bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các cán bộ công nhân viên trong Công ty để bài luận văn này hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn! Phần I Lý luận chung về kế toán Bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại I. Những vấn đề chung về bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại 1. Khái niệm - vai trò của nghiệp vụ bán hàng Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá hay từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền hoặc quyền được đòi tiền ở người mua. Về mặt kinh tế, bản chất của bán hàng chính là sự thay đổi về hình thái giá trị của hàng hoá. Hàng hoá của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ lúc này doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh tức một vòng chu chuyển vốn cảu doanh nghiệp được hoàn thành. Vai trò của bán hàng: Bán hàng đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà với cả sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Đối với doanh nghiệp, hoạt động bán hàng chính là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, thông qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp có được doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồng thời tạo ra lợi nhuận. Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc thực hiện tốt khâu bán hàng là điều kiện để kết hợp chặt chẽ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, thực hiện chu chuyển tiền mặt, ổn định và củng cố giá trị đồng tiền, là điều kiện để ổn định và nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung. 2. Đặc điểm của quá trình bán hàng Đặc điểm: Đó là sự trao đổi mua bán có thoả thuận, Doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hoá từ Doanh nghiệp sang khách hàng. Doanh nghiệp giao hàng hoá cho khách hàng và nhận được từ họ một khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của Doanh nghiệp. Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng: Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác thì doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi giao dich bán hàng đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sỏ hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. Doanh thu được xác đinh tương đối chắc chắn. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác đinh được các khoản chi phí liên quan đến giao dịch. 3. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Trong các doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hoá có thể được thực hiện theo các phương thức sau: 3.1. Phương thức bán buôn hàng hoá Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện việc bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra. Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực chưa lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Trong bán buôn hàng hoá, thương bao gồm hai hình thức sau đây: Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng hoá phải được xuất ra từ trong kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có hai hình thức: Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: là hình thức bán hàng trong đó doanh nghiệp xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện của bên mua. Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: là hình thức bán hàng trong đó doanh nghiệp căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết xuất kho hàng hoá. Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng hoá bán ra khi mua về từ nhà cung cấo không đem về nhập kho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức sau: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (Hình thức giao tay bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ): là hình thức bán mà người mua cử đại diện đến nhận hàng do doanh nghiệp bán chỉ định theo hoá đơn của người bán đã nhận. Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Là hình thức bán hàng mà bên bán tự vận chuyển hàng từ các điểm nhận hàng đến địa điểm của bên mua theo hợp đồng bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài. 3.2. Phương thức bán lẻ hàng hoá Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Phương thức bản lẻ thường có các hình thức sau: Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, quá trình bán hàng được tách thành hai giai đoạn: giai đoạn thu tiền và giai đoạn giao hàng. Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, việc thu tiền và giao hàng cho bên mua không tách rời nhau. Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng. Hết ngày hoặc ca bán, nhân viên bán có nhiệm vụ nộp tiền cho thủ quỹ và lập báo cáo bán hàng sau khi đã kiểm kê hàng tồn trên quầy. Hình thức bán hàng tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng sẽ tự chọn những hàng hoá mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng, nhân viên thu tiền sẽ tiến hành thu tiền và lập hoá đơn bán hàng. Hình thức bán hàng trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần trong một thời gian nhất định và người mua phải trả cho doanh nghiệp bán hàng một số tiền lớn hơn giá bán phải trả tiền ngay một lần. 3.3. Phương thức bán hàng đại lý Là phương thức bán hàng mà trong đó Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho Doanh nghiệp thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. 3.4. Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm Là phương thức bán hàng mà Doanh nghiệp thương mại dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ. Doanh nghiệp thương mại được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Khi Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho người mua, hàng hoá được xác định là tiều thụ. 4. Phương thức thanh toán Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán thì bên bán có thể tiến hàng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào sụ tín nhiệm, thoả thuận giữa hai bên mà sự lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. Hiện nay các Doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phương thức thanh toán sau: Phương thức thanh toán trực tiếp: là phương thức mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hoá bị chuyển giao. Phương thức thanh toán trả chậm: là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển giao ngay sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hoá, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng. Nợ phải thu cần được hạch toán quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. 5. Giá cả hàng bán Giá cả hàng bán của Doanh nghiệp thương mại là giá thoả thuận giữa người mua và người bán, được ghi trên hoá đơn hoặc hợp đồng mua bán. Tuy nhiên nguyên tắc xác định giá bán phải đảm bảo phù đắp được giá vốn, chi phí đã bỏ ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức. Trên nguyên tắc đó, giá bán hàng hoá được xác định như sau: Giá bán hàng hoá = Giá mua thực tế + Thặng dư số thương mại Thặng số thương mại dùng để bù đáp chi phí và hình thành lợi nhuận, nố tính theo tỷ lệ % trên giá thực tế của hàng hoá tiêu thụ Như vậy: Giá bán hàng hoá = Giá mua thực tế (1 + % Thặng số thương mại) II. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại 1. Chứng từ sử dụng hạch toán ngiệp vụ bán hàng Tuỳ theo phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán hàng sử dụng các chứng từ sau: Hoá đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Hoá đơn bán hàng thông thường (đối với doanh nghiệp nộp thế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng không chịu thuế GTGT) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Bảng kê bản lẻ hàng hoá. Hoá đơn cước phí vận chuyển Hoá đơn thuê kho, thuê bãi, bốc dỡ hàng hoá trong quá trình bán hàng Hợp đồng kinh tế với khách hàng Các chứng từ phản ánh tình hình thanh toán Phiếu thu, phiếu chi Giấy báo Nợ, báo Có của Ngân hàng 2. Tài khoản sử dụng Căn cứ vào chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/TC/QĐ/CĐKT ngày 20/03/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính thì kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại sử dụng các tài khoản sau đây: * Tài khoản 511 “Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ” Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán san phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng bao gồm tất cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Tài khoản 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2: TK 511.1 “Doanh thu bán hàng hoá” TK 511.2 “Doanh thu bán thành phẩm” TK 511.3 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” TK 511.4 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá” TK 511.7 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư” * Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty. Tài khoản 512 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: TK 512.1 “Doanh thu bán hàng hoá” TK 512.2 “Doanh thu bán các thành phẩm” TK 512.3 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” * Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” Tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoạc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết về mua, bán hàng. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2: TK 521.1 “Chiết khấu hàng hoá” TK 521.2 “Chiết khấu thành phẩm” TK 521.3 “Chiết khấu dịch vụ” * Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” Tài khoản này sử dụng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá đã được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách mà người mua từ chối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp. * Tài khoản 531 “Giảm giá hàng bán” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản người bán giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồng hoặc hàng hoá bị lạc hậu thị hiếu. * Tài khoản 156 “Hàng hoá” Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động theo giá thực tế các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm hàng hoá tại các kho và các quầy hàng. * Tài khoản 157 “Hàng gửi bán” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá của hàng hoá gửi cho người mua, giao cho các cơ sở đại lý chưa được chấp nhận thanh toán. * Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hàng hó, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. * Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng do bán chịu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ và tình hình thanh toán các khoản phải thu của khách hàng. Ngoài ra kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng một số tài khoản sau: TK 111 “Tiền mặt” TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” TK 138 “Phải thu khác” TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” TK 641 “Chi phí bán hàng” TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước” 3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng 3.1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 3.1.1. Phương thức bán buôn Là phương thức tiêu thụ hàng hóa mà khi kết thúc nghiệp vụ bán hàng chưa ra khỏi lĩnh vực lưu thông. Lưu chuyển hàng hoá bán buôn trong doanh nghiệp thương mại có hai phương thức sau: Phương thức bán buôn qua kho: Là phương thức tiêu thụ mà hàng hoá doanh nghiệp mua vào được nhập kho, sau đó mới đưa hàng hoá này đêm ra bán. Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán bán buôn qua kho (Phần phụ lục) Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng Là phương thức tiêu thụ mà trong đó hàng hoá của doanh nghiệp mua vào không nhập kho mà chuyển ngay cho khách hàng. Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán bán buôn vận chuyển thẳng (Phần phụ lục) 3.1.2. Phương thức bán lẻ Là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ choc kinh tế, các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu thụ nội bộ. Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán bán lẻ (Phần phụ lục) 3.1.3. Phương thức hàng đổi hàng Là phương thức tiêu thụ mà người bán đem sản phẩm, hàng hoá của mình để đổi lấy hàng hoá, vật tư của người mua. Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán hàng đổi hàng (Phần phụ lục) 3.1.4. Phương thức bán hàng đại lý Là phương thức mà bên chủ hàng (Bên giao đại lý) xuất hàng cho bên nhận đại lý để bán (Bên đại lý). Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán bán hàng đại lý (Phần phụ lục) 3.1..5. Phương thức bán hàng trả góp Là phương thức tiêu thụ hàng hoá mà người mua thanh toán tiền hàng nhiều lần và người mua phải chịu 1 phần lãi suất do trả chậm. Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán bán hàng trả góp (Phần phụ lục) 3.1.6. Phương thức tiêu thụ nội bộ Là việc mua, bán sản phẩm, hàng hoá giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc, hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một Công ty, Tổng công ty. Sơ đồ 7: Sơ đồ kế toán tiêu thụ nội bộ (Phần phụ lục) 3.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở các Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Đối với các Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì hạch toán kế toán bán hàng cũng giống như các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Chỉ khác nhau ở điểm hạch toán giá vốn là: Kết chuyển giái vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” Có TK 611 “Mua hàng” Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán kế toán bán hàng theo phương pháp KKĐK (Phần phụ lục) 4. Kế toán xác định kết quả bán hàng 4.1. Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Chi phí bán hàng của một doanh nghiệp gồm rất nhiều loại. Tuỳ theo từng ngành nghề mà chi phí bán hàng có thể chi tiết theo nhiều nội dung khác nhau nhằm phục vụ đáp ứng yêu cầu của quản lý. Trong doanh nghiệp các chi phí bán hàng phát sinh thường bao gồm: Chi phí đóng gói, bảo quản, bôc dỡ, vận chuyển sản phẩm hàng hoá đi tiêu thụ. Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương cảu công nhân viên bộ phận bán hàng. Chi phí hoa hồng trả cho các đại lý Các chi phí khác bằng tiền như: chi phí hội nghị khách hàng, chi phí giao dịch, tiếp khách. Tài khoản hạch toán “TK 641 - Chi phí bán hàng” Kết cấu: Bên Nợ: - Các chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản làm giảm chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK xác định kết quả TK 641 không có số dư cuối kỳ TK 641 có các TK cấp 2 như sau: TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418: Các chi phí bằng tiền khác Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng ( phần phụ lục) 4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phục vụ cho quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh nghiệp. Các khoản chi phí này không thể tách riêng cho từng bộ phận hoặc từng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên quản lý doanh nghiệp Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng Chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ dùng cho quản lý và các TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp như kho tàng, đường sá, phương tiện truyền dẫn… Thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, các loại phí, lệ phí. Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp. Tài khoản hạch toán “TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp” Kết cấu: Bên Nợ: - Các chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản làm giảm chi phí QLDN Kết chuyển chi phí QLDN vào TK “Xác định kết quả” TK 642 không có số dư cuối kỳ TK 642 có các TK cấp 2 sau: TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425: Thuế và lệ phí TK 6426: Chi phí dự phòng TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428: Các chi phí bằng tiền khác Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp (Phần phụ lục) 4.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng Để xác định kết quả tiêu thụ kế toán sử dụng TK911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu: Bên Nợ: - Trị giá vốn cảu sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ tròng kỳ - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ - Số lợi nhuận trước thuế về hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. - Doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu khác - Số lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ Tài khoản này không có số dư. Cuối kỳ (Tháng, quý, năm) tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp thì kế toán tập hợp và kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911. Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh ( phần phụ lục) Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, thu nhập khác và chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Sơ đồ 11: Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu, chi phí và xác định KQKD (Phần phụ lục) 5. Sổ sách sử dụng trong kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng Để đáp ứng việc tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu cảu nhà quản lý kinh doanh, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hình thức sổ sách kế toán phù hợp. Một số hình thức sổ sách kế toán sau được dùng trong các Doanh nghiệp thương mại: 5.1. Hình thức sổ nhật ký chứng từ Là hình thức mở sổ sách kế toán theo vế Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ phát sinh bên Có của mỗi tài khoản theo các tài khoản đối ứng nợ liên quan. Hình thức này kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ đó theo nội dung kinh tế ( Theo tài khoản kế toán). Sổ sách kế toán sử dụng trong hình thức Nhật ký-Chứng từ: - Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký - chứng từ số 8, các bảng kê số 5, 8, 9, 11… và các sổ cái TK 156, TK 632, TK 641, TK 511, TK 642, TK 911,… - Sổ kế toán chi tiết: TK 131, TK 156, TK 157, TK 632, TK 511,… Trình tự hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức Nhật ký - Chứng từ được thực hiện như sau: Sơ đồ 12: Sơ đồ hạch toán ké toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức Nhật ký – chứng từ ( phần phụ lục) 5.2. Hình thức Nhật ký sổ cái Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký – Sổ cái trong kế toán tổng hợp bán hàng và xác định kết quả bán hàng bao gồm các loại sổ: - Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký – Sổ cái. - Sổ kế toán chi tiết: TK 131, TK 156, TK 632, TK 641, TK 642, TK 511,… Trình tự hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức Nhật ký – Sổ cái được thực hiện như sau: Sơ đồ 13: Sơ đồ hạch toán ké toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức Nhật ký – sổ cái ( phần phụ lục) 5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ trong kế toán tổng hợp bán hàng và xác định kết quả bán hàng bao gồm các loại sổ: - Sổ kế toấn tổng hợp: Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, các Sổ cái TK 156, TK 632, TK 641, TK 511, TK 642, TK 911,... - Sổ kế toán chi tiết: TK 131, TK 155, TK 632, TK 641, TK 642, TK 511,... Trình tự hạch toán kế toán bán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức Chứng từ ghi sổ được thực hiện như sau: Sơ đồ 14: Sơ đồ hạch toán ké toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức chứng từ ghi sổ ( phần phụ lục) 5.4. Hình thức kế toán nhật ký chung Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung trong kế toán tổng hợp bán hàng và xác định kết quả bán hàng bao gồm các loại sổ: - Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký chung, các Sổ cái TK 156, TK 632, TK 641, TK 511, TK 642, TK 911,… - Sổ kế toán chi tiết: TK 156, TK 632, TK 641, TK 642, TK 511,... Trình tự hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức Nhật ký chung được thực hiện như sau: Sơ đồ 15: Sơ đồ hạch toán ké toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hình thức nhật ký chung ( phần phụ lục) Phần II Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội I. Khái quát chung về Công ty kinh doanh Than Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty kinh doanh Than Hà Nội có trụ sở chính tại số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty là 1 trong 10 đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần kinh doanh Than miền Bắc thuộc tổng Công ty Than Việt Nam hoạt động chính của Công ty là mua Than ở mỏ và bán Than cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng Than trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Thực hiện chủ trương của nhà nước về quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông, phân phối, Chính phủ đã ra quyết định số 254/CP ngày 15/11/1974 chuyển giao nhiệm vụ quản lý, cung ứng Than từ Bộ Vật tư sang bộ Điện và Than. Ngày 09/12/1974 Bộ điện và than đã ra quyết định số 1878/ĐT – QLKT tiếp nhận các tổ chức chuyên kinh doanh cung ứng than và thành lập “Tổng công ty quản lý và phân phối Than” gồm 7 đơn vị trực thuộc, trong đó có “Công ty quản lý và phân phối Than Hà Nội”. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1975. Do yêu cầu của công tác và đòi hỏi của nhiệm vụ nên công ty đã qua nhiều lần đổi tên cho phù hợp: Từ năm 1975 đến năm 1978 là công ty quản lý và phân phối than Hà Nội thuộc tổng công ty quản lý và phân phối Than, bộ Điện và Than. Từ năm 1979 đến năm 1981 đổi tên thành “Công ty quản lý và cung ứng Than Hà Nội” thuộc tổng công ty quản lý và cung ứng Than, bộ Điện và Than. Từ năm 1982 đến tháng 6/1993 đổi tên thành “Công ty cung ứng Than Hà Nội” trực thuộc tổng công ty cung ứng Than, bộ Mỏ và Than. Sau đó, công ty có một biến động tổ chức: Ngày 01/01/1988, Bộ ra quyết định xác nhập xí nghiệp cơ khí vận tải và cung ứng than Hà Nội. Theo chủ trương của nhà nước thành lập lại xí nghiệp. Ngày 30/06/1993 bộ năng lượng ban hành quyết định số 448/NL – TCCB thành lập doanh nghiệp nhà nước “Công ty cung ứng Than Hà Nội” trực thuộc “Công ty kinh doanh và chế biến Than Việt Nam”. Năm 1995, nhà nước thành lập tổng công ty Than Việt Nam, trong đơn vị thành viên của tổng công ty có “Công ty chế biến và kinh doanh Than miền Bắc”. Tháng 10/2003 Tổng công ty Than Việt Nam ban hành quyết định số 160/QĐ-TCCB đổi tên thành Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội trực thuộc Công ty TNHH 1 thành viên chế biến và kinh doanh Than miền Bắc thuộc tổng Công ty Than Việt Nam. Ngày 19/12/2006, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần kinh doanh Than miền Bắc ban hành quyết định số 1991/QĐ-HĐQT về việc đổi tên Công ty chế biến và kinh doanh Than Hà Nội thành Công ty kinh doanh Than Hà Nội. Sau 30 năm hoạt động, Công ty kinh doanh Than Hà Nội đã tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường. Bằng sự nỗ lực và phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý, kinh doanh, nghiên cứu nắm bắt thị trường. Công ty đã và đang không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng nhằm nâng cao uy tín của công ty. Đặc biệt công ty luôn quan tâm đảm bảo mức thu nhập thoả đáng cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay, tình hình kinh doanh của công ty rất ổn định và phát triển thuận lợi. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1. Chức năng Ngành Than nói chung, Công ty kinh doanh Than Hà Nội nói riêng có chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân từ trung ương đến địa phương, trong khu vực Hà nội và các tỉnh lân cận. Thông qua đó nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động, tăng thu cho ngân sách nhà nước. 2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của Công ty kinh doanh Than Hà Nội là kinh doanh than trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Tiêu thụ than là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công ty. Để phù hợp với chức năng của mình, ở từng nhiệm kỳ khác nhau nhiệm vụ đặt ra của công ty cũng có sự khác nhau. Trước đây, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thu mua, tiêu thụ than cho mỏ, cung ứng, phân phối than theo kế hoạch của Nhà nước. Hiện nay, với chức năng kinh doanh than theo cơ chế thị trường, công ty đặt ra một số nhiệm vụ cơ bản sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, hàng quý về sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Công ty cổ phần kinh doanh Than Miền Bắc và tuân thủ đúng Pháp luật của Nhà nước . Quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đặc biệt là nguồn vốn do Ngân sách cấp. Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và cấp trên. Thực hiện đầy đủ các cam kết, hợp đồng nói chung (Hợp đồng mua, Hợp đồng bán, Hợp đồng vận chuyển), Quản lý và sử dụng lao động đúng pháp luật của Nhà nước ban hành theo phân cấp thoả ước lao động tập thể của Công ty cổ phần kinh doanh Than Miền Bắc. Cuối mỗi niên độ kế toán, công ty phải lập báo cáo quyết toán tài chính và vận chuyển toàn bộ lợi nhuận còn lại lên công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc sau đó thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty kinh doanh Than Hà Nội là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh Than miền Bắc, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự điều tiết cảu Công ty chế biến và kinh doanh Than miền Bắc. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau: Tất cả các hợp đồng mua bán, vận chuyển, bốc xếp than trong khau mua, bán đều do Công ty ký kết và chịu trách nhiệm thanh toán. Các trạm căn cứ vàio nội dung của hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết để tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu có vướng mắc các trạm phải báo cáo để Công ty giải quyết, tuyệt đối các trạm không được tự ý sửa đổi hợp đồng. Giá bán Than do Công ty quyết định. Các trạm căn cứ vào bảng giá đã được duyệt để thực hiện cơ cấu giá bán. Công ty kiểm tra, rà soát và căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng thời điểm để quyết định giá bán phù hợp. Hàng tuần các trạm phải nộp toàn bộ số tiền bán Than về Công ty hoặc cho Ngân hàng. Hàng tháng các trạm phải lập kế hoạch chi tiêu để ban Giám Đốc duyệt. Phòng kế hoạch công ty lập dự trù số tiền cần chi để c._.ác trạm có thể chủ động hoạt động kinh doanh. Theo định kỳ 3 ngày 1 lần, các trạm phải chuyển toàn bộ chứng từ phát sinh về phòng kế toán Công ty. Các trạm phải chịu trách nhiệm trước Công ty và các cơ quan Nhà nước về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó. Cuối tháng khi quyết toán xong, Công ty sẽ giữ lại khoản tiền thu cố định sau: Tiền mua than ở mỏ, tiền vận chuyển bốc dỡ than từ xà lan lên bãi, khấu hao cơ bản, thuế đất, thuế môn bài, thuế GTGT, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Sơ đồ 16: bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty những năm gần đây (Phần phụ lục) Qua biểu trên ta thấy: Tổng doanh thu bán hàng của Công ty năm sau tăng so với năm trước (do sản lượng tiêu thụ tăng 23.613,9 tấn với tỷ lệ tăng 11,56%). Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 đạt 123,06% tăng 23,06%. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng từ 230.402.621 năm 2006 lên 279.333.455 năm 2007 tăng 21,24% tương ứng với số tiền là 48.930.834 đồng. Như vậy, Công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu vào các năm tới theo kế hoạch vạch ra. Tình hình vốn của Công ty: Sơ đồ 17: Tình hình vốn của công ty kinh doanh than hà nội (Phần phụ lục) Công ty kinh doanh Than Hà Nội là một Doanh nghiệp nhà nước do đó nguồn vốn chủ yếu của Công ty là do ngân sách nhà nước cấp. Thêm vào đó là nguồn vốn tự bổ sung. Với việc sử dụng và quản lý hiệu quả, số vốn của Công ty luôn luôn được bảo toàn và phát triển. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sơ đồ 18: sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty kinh doanh than hà nội (Phần phụ lục) Nói đến cơ chế thị trường là nói đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức kinh tế ở mọi thành phần và ở mọi lĩnh vực khác nhau. Cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế. Muốn tồn tại được thì các doanh nghiệp phải giải quyết được bài toán tổ chức, quản lý doanh doanh nghiệp sao cho có hiệu quả. Công ty kinh doanh Than Hà Nội sau những trải nghiệm đã chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Nhờ chọn được cơ cấu phù hợp nên bộ máy quản lý của công ty đã hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, Công ty đang áp dụng mô hình khoán – quản lý đối với các trạm: khoán về sản lượng và quản về chứng từ hàng hoá. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các trạm đều phải nằm trong vòng khuôn khổ, kiểm soát về quy định đã được cụ thể hoá của Công ty Than Hà Nội. 4.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí * Ban Giám đốc công ty: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc kinh doanh của công ty Nhà nước cấp trên, trước Nhà nước và Pháp luật. Để điều hành các hoạt động của công ty, Ban Giám đốc không những chỉ đạo thông qua các phòng ban chức năng mà còn trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh của các trạm. * Các phòng ban chức năng: Gồm phòng tổ chức hành chính, phòng Kế toán và phòng Kế hoạch thị trường. Các phòng này có chức năng, nhiệm vụ tham mưu và trợ giúp cho Ban Giám đốc công ty theo lĩnh vực công việc được quy định cụ thể, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hoạt động của mình. * Các trạm than, xưởng than: Bốn trạm chế biến và kinh doanh đóng ở Cổ Loa, Giáp Nhị, Ô Cách và Vĩnh Tuy. Các trạm này là nơi tổ chức thực hiện tiếp nhận than, chế biến than, quản lý than cũng như quản lý các tài sản được Công ty giao để sử dụng. Trạm trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua, bán, chế biến, vận chuyển than theo kế hoạch của Công ty giao. Tương ứng với các nhiệm vụ kinh tế phát sinh ở trạm, kế hoạch trạm lập các chứng từ gửi về phòng kế toán của Công ty, hàng ngày theo cơ chế ghi chép báo sổ, đối chiếu giữa thủ kho, kế toán và nhà cân. Căn cứ vào đơn giá tiền lương và cơ chế khoán sẩn lượng mà Công ty giao, trạm được uỷ quyền ký kết hợp đồng thuê lao động ngắn hạn để bốc xếp, vận chuyển than. Như vậy, Việc áp dụng cơ cấu quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. 5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội 5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty kinh doanh Than Hà Nội tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập chung. Toàn bộ công ty có một phòng kế toán duy nhất làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh té phát sinh trong quá trình kinh doanh và lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Sơ đồ 19: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ( Phần phụ lục) Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: Kế toán trưởng: là người có vị trí cao nhất trong bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo mọi công việc kế toán từ việc lập chứng từ, sổ sách, hạch toán đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp sổ sách và quyết toán tài chính. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về tính xác thực của thông tin kê toán trong tất cả các báo cáo tài chính được lập. Bộ phận kế toán hàng mua và hàng tồn kho: có nhiệm vụ thu thập các chứng từ kế toán về mua hàng và có nhiệm vụ theo dõi chi tiết cấu thành nên giá vốn hàng mua, chi tiết cho từng loại hàng va nguồn hàng. Từ đó, tổ chức kế toán mua hàng vào các sổ chi tiết hàng mua và tổng hợp hàng mua theo chủng loại, số lượng, đơn giá và giá trị. Đồng thời kế toán còn phải theo dõi hàng nhập – xuất – tồn của các trạm vào sổ tổng hợp nhập – xuất – tồn. Bộ phận kế toán hàng bán và thanh toán tiền hàng: có nhiệm vụ thu thập các hoá đơn bán hàng và các chứng từ khắc phục vụ cho việc tính toán, xác định kết quả. Theo dõi việc thanh toán với người bán và người mua của các trạm kinh doanh, theo dõi việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ của khách hàng, thanh toán lương và bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. Bộ phận kế toán quỹ : có nhiệm vụ tập hợp các phiếu thu, phiếu chi vào sổ quỹ. Bộ phận kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm tài sản cố định, tính toán và phân bổ số khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh. Bộ phận kế toán tổng hợp: sẽ căn cứ vào sổ kế toán và các chứng từ ban đầu như chứng từ mua hàng, bán hàng, thu chi tiền mặt và các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Sau đó phân bổ các chi phí đó theo đúng nguyên tắc và lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán. Nhân viên kinh tế ở các trạm: có nhiệm vụ viết hoá đơn bán hàng cho khách hàng, thu tiền, tập hợp các chứng từ và lập báo cáo các chứng từ ban đầu. 5.2. Tổ chức hệ thống chứng từ Công ty kinh doanh Than Hà Nội sử dụng chứng từ kế toán tuân theo quy định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, kế toán sử dụng các chứng từ sau đây: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Hoá đơn GTGT và hoá đơn cước vận chuyển theo mẫu ban hành cùng quyết định số 3721 TCT/NV1 ngày 21/07/1999 Phiếu giao hàng Các bàng sao kê bán hàng (Mẫu số 02/SK-MB) (Dùng trong phương thức bán lẻ Than) Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi (Mẫu số 01, 02-TT ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính) Biên lai thu tiền: Mẫu số 05-TT ban hàng theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Khi nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, các chứng từ khác có liên quan, kế toán trạm kiểm tra rồi viết phiếu Nhập kho để làm thủ tục nhập kho, Phiếu Nhập kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần), liên 1 giữ tại trạm, liên 2 giao cho thủ kho dể ghi vào thẻ kho sau đó chuyển về phòng kế toán Công ty. 5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang sử dụng phần lớn các tài khoản trong hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. 5.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ bao gồm: Các bảng kế, bảng phân phối, nhật ký-chứng từ, sổ cái. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với công ty. Qua một thời gian sử dụng đã phát huy hiệu quả trong công tác kế toán và giúp công ty tăng năng suất làm việc, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu kịp thời cho người quản lý. Sơ đồ 20: hình thức sổ kế toán của công ty (Phần phụ lục) 5.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo kế toán mà Công ty sử dụng: Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B01-Doanh nghiệp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B02-Doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu B03-Doanh nghiệp Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu B09-Doanh nghiệp II. Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tai Công ty kinh doanh Than Hà Nội 1. Đặc điểm công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội Trong cơ chế bao cấp Công ty kinh doanh Than Hà Nội chủ yếu bán than theo chỉ thị của cấp trên. Nhưng chỉ khi chuyên sang nền kinh tế mới, Công ty tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh, tự tìm khách hàng để tiêu thụ hàng hoá. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong tình hình cạnh tranh. Công ty đang áp dụng phương thức bán hàng đó là bán hàng theo hợp đồng và bán lẻ. Hiện nay trên thị trường tiêu thụ của Công ty kinh doanh Than Hà Nội khá rộng, không chỉ dựa trên địa bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội mà còn vươn tới các tỉnh trong cả nước. Công ty đang có một lượng khách hàng khá lớn, chủ yếu là khách hàng quen biết lâu năm (khách hàng truyền thống). Phương thức thanh toán của Công ty chủ yếu là bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết hàng hoá và tính giá hàng hoá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. 2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Do nhiệm vụ của Công ty kinh doanh Than Hà Nội là tiêu thụ Than cho mỏ và cho toàn ngành nên việc bán hàng và xác định kết quả bán hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh. Ngoài việc thực hiện nghiêm ngặt trình tự nghiệp vụ, thủ tục chứng từ để đảm bảo cho công tác giao nhận được tốt còn phải tổ chức ghi chép, phản ánh nghiệp vụ này vào tài khoản phù hợp với yêu cầu theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mau bán và xác định kết quả tiêu thụ. 2.1. Tình hình nhập, xuât kho hàng hoá Đối với hàng hoá nhập kho: Khi nhập kho hàng hoá thì thủ kho tiến hành nhập số hàng đó vào trong kho. Sau đó căn cứ vào số lượng thực nhập, thủ kho ghi vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được nhập thành 2 liên: - Liên 1: Thủ kho giữ - Liên 2: Được chuyển lên phòng kế toán Công ty để ghi sổ kế toán Phiếu nhập kho có mẫu như sau: Biểu số 1 (Phần phụ lục) Đối với hàng xuất kho: Căn cứ vào hoá đơn GTGT hay hợp đồng mua hàng của khách hàng, thủ kho tiến hành giao hàng cho khách hàng. Căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT, thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho để theo dõi. Thẻ kho được mở các trang riêng cho từng chủng loại than. Cuối tháng, thủ kho tính ra số tồn kho cho từng loại hàng hoá và tiến hành đối chiếu với số tồn thực tế còn lại trong kho. Sau khi tập hợp đầy đủ các số liệu, thủ kho gửi các chứng từ lên phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Thẻ kho có mẫu như sau: Biểu số 2 (phần phụ lục) 2.2. Các phương thức bán hàng tại Công ty Bán hàng là một trong những hoạt động chính có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bởi vậy, Công ty luôn chú trọng tới việc tổ chức công tác bán hàng, giúp hạn chế ứ đọng vốn và đem lại lợi nhuận cao. Hiện nay, Công ty đang áp dụng các phương thức bán hàng sau: Bán Than theo hợp đồng Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về công việc sản xuất, dịch vụ và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quyết đinh rõ ràng về quyền lợi của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình (Điều 1 trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 09 năm 1989). Hợp đồng bán Than của Công ty là hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai bên, một bên là Công ty Than và bên kia là các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu sử dụng Than. Việc triển khai thực hiện hợp đồng được các trạm trực tiếp thực hiện. Bán Than theo hợp đồng gồm 2 hình thức: Bán Than qua kho của trạm gửi hàng Dựa vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Công ty và khách hàng, trạm tiến hành điều động xe, bốc Than lên xe rồi vận chuyển đến địa điểm để hàng đã ghi trong hợp đồng. Bên mua cử cán bộ đến theo dõi việc cân hàng. Sau khi hai bên cùng xác nhận về số lượng và chủng loại Than giống trong hợp đồng đã ghi thì nhân viên kế toán trạm viết phiếu giao hàng cho từng xe, trạm cử cán bộ theo xe đến tận nơi giao hàng. Cuối ngày, căn cứ vào phiếu giao hàng (Mẫu số 1) kế toán lập một hoá đơn tài chính và hoá đơn tài chính đó cùng phiếu giao hàng về phòng kế toán của Công ty. Thủ kho của trạm là người lập thẻ, là người theo dõi nhập, xuất, tồn kho. Hoá đơn bán hàng là hoá đơn GTGT (Mẫu số 2) được viết làm 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên giữ lại trạm, 1 liên gửi về phòng kế toán của Công ty. Phiếu giao hàng cũng được lập làm 3 liên: 1 liên giao cho lái xe làm chứng từ đi trên đường, 1 liên giữ lại trạm, 1 liên gửi cùng hàng hoá và phòng kế toán Công ty. Ví dụ: Trạm Than Vĩnh Tuy bán Than cho Công ty gốm xây dựng Từ Sơn than cám 6 với giá bán là 315.000 đồng/ tấn với khối lượng là 10 tấn vào ngày 16 tháng 12 năm 2007. Vặn chuyển bằng ô tô. Tại trạm, kế toán viết giấy giao hàng cho khách hàng sau khi đã xem xét hàng hoá: Phiếu giao hàng: Biểu số 3 (Phần phụ lục) Bán Than giao tay ba Than được chuyển về đến cảng, trạm không tiến hngà bốc dỡ lên bãi mà bán trực tiếp cho khách hàng đã gửi cán bộ bán buôn đến tận nơi trực tiếp nhận hàng. Trong trường hợp này, kế toán trạm viết hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT) như bán qua kho của trạm nhưng ghi thêm điều kiện hàng nhập xuất thẳng trên hoá đơn bán hàng. Phương thức bán lẻ Than Khi khách hàng đến mua hàng của các trạm, sau khi xem hàng cẩn thận, phù hợp với yêu cầu cảu mình hoặc của Công ty mình, khách hàng vào phòng nghiệp vụ tiến hành lập phiếu giao hàng (theo mẫu ở phần bán hnàg qua kho). Trên phiếu giao hàng kế toán trạm cũng ghi đầy đủ về số lượng, loại hàng theo yêu cầu của khách hàng. Khách cầm phiều giao hàng tiến hành bốc xếp hàng lên xe (phương tiện vận chuyển do khách hàng tự lo) và cân hàng. Hàng hoá phải đúng, đủ so với phiếu giao hàng đã lập. Sau khi lấy hàng, khách hàng vào tổ nghiệp vụ để nộp tiền, kế toán viết phiếu thu tiền nếu khách hàng muôn lập hoá đơn GTGT thì kế toán trạm sẽ viết. Khi khách hàng cầm phiếu giao hàng, hoá đơn GTGT có đầy đủ chữ ký và dấu của trạm thì khách hàng mới được lấy hàng ra khỏi trạm. Cuối ngày kế toán trạm tổng hợp phiếu giao hàng của khách hàng. Đối với những hàng không lấy hoá đơn GTGT gửi vào Công ty (hoá đơn kèm với phiếu giao hàng), cũng như bán Than qua kho của trạm, kế toán trạm cũng lập làm ba liên: một liên giao cho khách hàng, một liên giữ lại trạm, môt liên gửi về phòng kế toán của Công ty. Như vậy, kế toán trạm chỉ có nhiệm vụ lập các chứng từ ban đầu, thu nhận, kiểm tra và gửi chứng từ định kỳ về phòng kế toán của Công ty. Việc hạch toán, ghi chép vào sổ sách kế toán là nhiệm vụ cảu phòng kế toán Công ty. Bán hàng nội bộ Công ty bán Than cho các đơn vị trực thuộc để các đơn vị này tiếp tục bán ra ngoài. Hạch toán kế toán bán hàng đựoc minh hoạ bằng ví dụ sau: Đối với phương thức bán ngoài Ví dụ: Ngày 01/12/2007 Công ty kinh doanh Than Hà Nội xuất bán 12.50 tấn than cám với giá 350.000 đồng/ tấn tại trạm than Ô Cách cho Công ty An Bình. Tiền bán chưa có GTGT: 4.375.000 (đồng) Tiền thuế GTGT (5%): 217.750 (đồng) Tổng giá thanh toán: 4.593.750 (đồng) Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành ghi chép vào sổ chi tiết bán hàng của từng trạm, từ đó lập bảng kế số 11 “Phải thu của khách hàng”. Hoá đơn GTGT. Sổ chi tiết bán hàng và bảng kê sô 11 có mẫu như sau: Biểu số 4, Biểu số 5 và biểu số 6 (phần phụ lục) Đối với phương thức bán nội bộ Ví dụ: Ngày 05/12/2007 Công ty kinh doanh Than Hà Nội xuất bán 25 tấn than Cám với giá 350.000 đồng/tấn cho Công ty than Quảng Ninh Tiền bán chưa có GTGT: 8.750.000 (đồng) Tiền thuế GTGT (5%): 437.500 (đồng) Tổng giá thanh toán: 9.187.500 (đồng) Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành ghi chép vào sổ chi tiết bán hàng nội bộ. Sổ chi tiết bán hàng nội bộ có mẫu như sau: Biểu số7 (phần phụ lục) 2.3. Các phương thức thanh toán Công ty chủ yếu bán hàng cho khách hàng quen và mua với số lượng lớn. Phòng kinh doanh là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng nên thông tin về khách hàng luôn được cập nhật, việc mua bán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện. Khi có quan hệ thanh toán với khách hàng thì kế toán Công ty sử dụng tài khoản 131 để theo dõi và mở sổ theo dõi đối với tài khoản 131, sổ chi tiết bán hàng, bảng kê số 11, bảng kế số 1, bảng kê số 2. Trường hợp khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, sau khi nhận được hoá đơn, khách hàng mang đến thủ quỹ để làm thủ tục nộp tiền. Thủ quỹ sau khi thu tiền đóng dấu “đã thu tiền” vào hoá đơn và ghi vào sổ quỹ. Khách hàng mang hoá đơn xuống kho để lấy hàng, thủ kho căn cứ vào hoá đơn đó để giao hàng cho khách hàng theo đúng chủng loại và số lượng ghi trên hoá đơn và giữ lại liên 3 làm căn cứ để ghi thẻ kho. Hoá đơn sau khi ghi thẻ kho được tập hợp để gửi lên phòng kế toán. Phương thức này được theo dõi ở bảng kê số 1, bảng kế sô 2. Mẫu biểu số 8, mẫu biểu số 9 (phần phụ lục) Trường hợp khách hàng thanh toán chậm theo hợp đồng kinh tế, sau khi nhận hoá đơn từ phòng kinh doanh, khách hàng phải xin xác nhận của kế toán trưởng và giám đốc, trên hoá đơn có đóng dấu “thanh toán theo hợp đồng”, khách hàng mang hoá đơn xuống kho để lấy hàng tương tự như mua trả tiền ngay. Phương thức này được theo dõi ở sổ chi tiết TK 131. 2.4. Kế toán giá vốn hàng bán Giá bán hàng hoá căn cứ vào bảng gia niêm yết từ trên Công ty chế biến và kinh doanh Than Miền Bắc. Đối với việc tính giá vốn, để giá vốn hàng bán ra phù hợp với thực tế, đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tính toán được kết quả tiêu thụ một cách chính xác, Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá vốn hàng bán bao gồm: Tiền than, tiền vận chuyển từ mỏ về, tiền bốc xếp từ tàu lên ô tô, tiền vận chuyển vào kho bãi Công ty. Các bước tính trị giá vốn hàng bán: Hàng ngày, khi xuất kho hàng hoá, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho ghi chi tiết lượng hàng xuất trong ngày. Cuối tháng căn cứ vào lượng hàng tồn, hàng nhập trong tháng, kế toán tiến hành tính giá bình quân của từng chủng loại hàng hoá. Sau khi tính đựơc giá bình quân, kế toán xác định được trị giá vốn hàng xuất kho của từng loại hàng hoá. Công thức tính như sau: Trị giá vốn Đơn giá bình quân Số lượng hàng hàng xuất kho = của hàng xuất kho x hoá xuất kho trong tháng trong tháng trong tháng Trong đó: + Trị giá của hàng Tổng giá trị mua của hàng Đơn giá bình hoá tồn đầu kỳ hoá nhập trong kỳ = quân của hàng + xuất kho trong Số lượng hàng Số lượng hàng tháng hoá tồn đầu kỳ hoá nhập trong kỳ Ví dụ: Tính trị giá vốn của than Don xuất bán trong tháng 12/2007 Dư đầu tháng: 15.539,39272 tấn với số tiền: 6.022.463.042 đồng Nhập trong tháng: 747,900 tấn với số tiền: 318.440.840 đồng Xuất trong tháng: 1.017,920 tấn Kế toán tính giá bình quân số hàng ngày: = Đơn giá bình quân 6.022.463.042 + 318.440.840 của than Don 15.539,39272 + 747,900 = 389.316,0141 (đồng/tấn) Vậy, trị giá vốn của than Don xuất bán trong tháng 12/2007 là: = 1.017,920 (tấn) x 389.316,014 (đồng) = 396.292.557 (đồng) Sau khi tính được trị giá vốn của hàng xuất bán, kế toán ghi vào bảng kế số 8 “Nhập, xuất tồn kho hàng hoá” để từ đó phản ánh vào nhật ký chứng từ số 8. Bảng kê số 8 có mẫu như sau: Biểu số 10 (phần phụ lục) 2.5. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng Công ty không áp dụng các hình thức giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại. Mặt hàng của Công ty không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, do vậy doanh thu thuần được xác định chính là doanh thu bán hàng thu được. Việc theo dõi doanh thu bán hàng được kế toán theo dõi ở sổ chi tiết bán hàng. Sau khi hoá đơn GTGT được lập, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết bán hàng của từng trạm. Từ sổ chi tiết bán hàng của từng trạm, kế toán lập bảng kê sô 11, bảng tổng hợp tiền bán than của các trạm, từ đó lập báo cáo bán hàng. Sổ chi tiết bán hàng của từng trạm ở biểu số 4. Tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết bán hàng của các trạm để lập bảng tổng hợp tiền bán than của các trạm và báo cáo bán hàng, mẫu như sau: Biểu số 11, Biểu số 12 (phần phụ lục) 2.6. Kế toán thuế GTGT Công ty kinh doanh Than Hà Nội là đối tượng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Theo luật thuế GTGT ngày 17/05/1997, Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ và thông tư số 89/1998/TC-BTC của Bộ Tài Chính thì thuế GTGT áp dụng cho hàng hoá ở Công ty là 5%. Chỉ tiêu thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT được hiểu là thuế GTGT đầu ra của hàng hoá và xác định ngay từ khi lập hoá đơn thông qua công thức: x = Thuế GTGT Doanh thu bán hàng Thuế suất thuế đầu ra chưa có thuế GTGT GTGT Để hạch toán thuế GTGT, Công ty sử dụng các tài khoản sau: TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ mua vào TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ Sơ đồ 21: Sơ đồ hạch toán kế toán thuế GTGT , Biểu số 13 (phần phụ lục) 3. Kế toán xác định kết quả bán hàng 3.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty kinh doanh Than Hà Nội chỉ là một đơn vị trực thuộc của Công ty chế biến và kinh doanh Than miền Bắc cho nên quy mô tổ chức bộ máy quản lý Công ty là không lớn, chỉ bao gồm ban giám đốc và bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phòng ban chức năng. Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán thống kế, phòng kế hoạch thị trường nhưng doanh thu hàng năm đạt gần 30 tỷ đồng và sản lượng tiêu thụ than đạt hơn 120.000 tấn Than các loại. Ngoài ra vì là Công ty hạch toán trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh Than miền Bắc nên không hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Công ty không có sự tách bạch giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, mà gộp chung chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng của Công ty được phản ánh trên TK 641 “Chi phí bán hàng”. Hạch toán chi phí bán hàng tại Công ty bao gồm các khoản sau: Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu bao bì Chi phí dụng cụ Chi phí khấu hao Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Mọi chi phí bán hàng phát sinh trong tháng được kế toán tập hợp trên sổ chi tiết chi phí bán hàng. Từ sổ chi tiết bán hàng, kế toán lập báo cáo chi phí bán hàng từ đó phản ánh lên nhật ký chứng từ số 8. Sổ chi tiết chi phí bán hàng và báo cáo chi phí bán hàng có mẫu như sau: Biểu số 14, Biểu số 15 (phần phụ lục) 3.2. Kế toán xác định kết quả bán hàng Công ty kinh doanh Than Hà Nội là đơn vị kinh doanh thương mại nên việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty chính là kết quả của khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ, kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và Nhật ký chứng từ số 8 Kết cấu của TK 911: TK 911 Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dich vụ đã tiêu thụ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Kết chuyển lãi trước thuế trong kỳ. Bên Có: Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Các khoản thu nhập khác. Thực lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Sơ đồ 22: Sơ đồ hạch toán kế toán xác đinh kết quả bán hàng (phần phụ lục) Kết quả kinh doanh được xác định theo công thức: - - - = Kết quả Doanh thu Giá vốn Chi phí Chi phí kinh doanh thuần hàng bán bán hàng QLDN Trong đó: - = = Doanh thu Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ thuần bán hàng doanh thu Kết quả kinh doanh của công ty trong tháng 2 năm 2008 như sau: - Doanh thu thuần = 9.514.235.250 - 0 = 9.514.235.250 (đồng) Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 9.514.235.250 Có TK 911 9.514.235.250 Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 8.980.521.270 Có TK 632 8.980.521.270 Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 532.721.893 Có TK 641 532.721.893 - Kết quả kinh doanh = 9.514.235.250 – 8.980.521.270 – 532.721.893 = 992.087 (đồng) - + - - Kết quả Doanh thu Trị giá Chi phí Doanh thu Chi phí = hoạt động thuần vốn bán hoạt động tài kinh doanh về bán hàng xuất hàng tài chính chính thông thường hàng bán = 9.514.235.250 - 8.980.521.270 - 532.721.893 - 1.970.996 - 963.000 = 2.000.000 (đồng) Kết chuyển lãi: Nợ TK 911 2.000.000 Có Tk 421 2.000.000 Kết quả kinh doanh của Công ty trong tháng 2 năm 2008 được phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 8 và các sổ cái Tài khoản 911, 421 Biểu 16, Biểu 17 và Biểu 18 (phần phụ lục) Phần III Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội I. Nhận xét về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội Trong nền kinh tế hiện nay, kết quả công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phản ánh thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các số liệu cụ thể, giúp cho ban lãnh đạo để ra đường lối kinh doanh có hiệu quả nhất. Đồng thời, công tác tiêu thụ hàng hoá cũng giúp doanh nghiệp thự hiện tốt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Có thể nói, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng rất được coi trọng trong Công ty kinh doanh Than Hà Nội. Qua thời gian thực tập tại Công ty, tôi nhận thấy Công ty đã đạt được một số ưu diểm và tồn tại một số nhượ điểm sau: 1. Ưu điểm Công ty luôn chủ động nắm bắt nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện cho việc mua và thanh toán tiền hàng được thực hiện một cáh hợp lý và thuận tiện, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Bộ phận quản lý, trong đó bộ máy kế toán đã không ngừng hoàn thiện, đăc biệt là bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Mặt hàng Than là một mặt hàng đa dạng, có nhiều chủng loại Than. Do vây, việc theo dõi công tác bán hàng không hề đơn giản, đòi hỏi có sự thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán khoa học hợp lý. Trên thực tế, bộ phận kế toán tiêu thụ của công ty đã phản ánh, ghi chép đầy đủ tình hình bán hàng, chi tiết về số lượng giá trị hàng hoá xuất bán, hàng đã bán ra và tồn cuối kỳ, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản lý. Kế toán tiêu thụ đã thực hiện đúng nguyên tắc và phản ánh đầy đủ doanh thu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Các chứng từ kế toán của công ty được lập đều tuân thủ theo các quy định tài chính hiện hành. Các nghiệp vụ mua bán Than đều có hoá đơn tài chính với đầy đủ chữ ký của các cá nhân có liên quan. Chứng từ của công ty được sắp xếp, phân loại theo từng nghiệp vụ tài chính và theo trình tự thời gian một cách hợp lý. Chứng từ kế toán ở các trạm gửi về công ty định kỳ 3 ngày một lần, cách làm này làm cho công việc kế toán được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, không tạo áp lực vào cuối tháng cho phòng kế toán. Tổ chức hệ thống sổ sách và luân chuyển sổ sách ở công ty là hợp lý, khoa học, đảm bảo nguyên tắc của chế độ sổ sách kế toán hiện hành, phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán và đặc điểm quản lý của công ty. Mỗi kế toán viên được phân công theo dõi và lập một số sổ nhất định, giúp cho việc ghi chép được thống nhất, đảm bảo thuận tiên cho công tác kiểm tra, đối chiều giữa các bộ phận kế toán. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho là hợp lý, vì phương pháp này giúp công việc ghi chép chính xác, kịp thời thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức chặt chẽ phù hợp với tình hình đặc điểm thực tế. Đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ, nhiệt tình trong công tác nên các việc được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Việc lập báo cáo tiến hành một cách đều đặn, đúng định kỳ đảm bảo cho việc cung cấp thông tin tài chính nhanh, chính xác và đầy đủ. 2. Nhược điểm Công ty bán theo hợp đồng số lượng lớn hàng hoá cho các doanh nghiệp thanh toán theo hình thức trả chậm. Nên còn một số lượng tiền chưa thu được, nhưng công ty chưa lập dự phòng phải thu khó đòi. Công ty sử dụng TK 641_”Chi phí bán hàng” để hạch toán cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, điều này không đúng với cơ chế quản lý tài chính hiện hành, đồng thời gây khó khăn cho công tác dự toán chi phí và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản của công ty còn khá đơn giản, ít có các tài khoản chi tiết, kế toán chủ yếu sử dụng các tài khoản tổng hợp để theo dõi doanh thu, chi phí và hạch toán kết quả kinh doanh. Điều này làm chi việc theo dõi thông tin chi tiết khá khó khăn. Công ty có nhiều khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán bằng chuyển khoản. Tuy nhiên, công ty chưa áp dụng các biện pháp như: khuyến mãi, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, trong công tác bán hàng để khuyến khích khách hàng tăng cường tiêu thụ hàng hoá của công ty. Chi phí bán hàng của công ty phát sinh còn khá lớn, nên xem xét lại để tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty kinh doanh Than Hà Nội Qua quá trình thực tập tại Công ty, trên cơ sở tìm hiểu, nắm vững tình hình thực tế cũng như những vấn đề lý luận đã được học, tôi nhận thấy trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty còn có những hạn chế mà nếu có đư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31756.doc
Tài liệu liên quan