Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đầu máy Hà Lào

Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế tài chính có sự đổi mới sâu sắc đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Để quản lý một cách có hiệu quả tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng dù là sản xuất hay dịch vụ và nền kinh tế nói chung cần phải sử dụng các công tác quản lý khác nhau trong đó có kế toán. Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước, công tác kế to

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đầu máy Hà Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án có sự đổi mới để phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán. Đồng thời phù hợp với đặc điểm trình độ của nhà nước. Trong hệ thống chỉ tiêu kế toán tài chính của doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu hết sức quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmlà một trong những nhiệm vụ để doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường. Để làm điều này thì doanh nghiệp cần phải thực hiện tổng hoà các biện pháp quản lýđối với hoạt động sản xuất sản phẩm nhằm hạ thấp giá thành. Một trong những công cụ quan trọng giúp cho công tác quản lý kinh tế mang lại hiệu quả nhất là hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Xác định được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Xuất phát từ mong muốn hoàn thiện chương trình kế toán nên em đã mạnh dạn chọn đề tài " Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đầu máy Hà Lào". Nội dung chuyên đề gồm 3 phần : Phần I : Lý luận chung Phần II : Phân tích thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp đầu máy Hà Lào. Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện. Cùng với sự cố gắng của bản thânnhưng do hạn chế về trình độ và nhận thức , nhất là trong quá trình tiếp cận với những vấn đề mới nên em cho rằng chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn kế toán và các cô chú cán bộ kế toán ở xí nghiệp đầu máy Hà Lào để chuyên đề của em thêm đầy đủ và xát thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I : Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất I, Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1, Khái niệm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoávà các chi phí khác mà các doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm:Là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đã hoành thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giáthành còn là một căn cứ quan trọng để tính giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất. 2,Vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng: Sự phát triển của loài người gắn liền với quá trình sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của người sản xuất. Có thể nói " chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định và đựơc biểu hiện bằng tiền". Đồng thời, như chúng ta đã biết kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm, sản phẩm được làm ra đã kết tinh trong các khoản hao phí vật chất. Định lượng hao phí vật chất để tạo nên một hoặc một số sản phẩm là yêu cầu cần thiết, là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vậy chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, lao vụ, công việc do doanh nghiệp sản xuất ra và hoàn thành chính là giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm có hai chức năng là chức năng bù đắp và chức năng lập giá. Nói tóm lại " giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng ". Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý rằng không phải ai có chi phí phát sinh là đã xác định ngay được giá thanhf sản phẩm mà cần phải thấy rằng giá thành sản phẩm là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định. 3, Đặc điểm và yêu cầu quản lý của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, nếu như kế toán chi phí sản xuất cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm nêu rõ chỉ chi cho việc gì hết bao biêu. Từ đó giúp doanh nghiệp biết tỷ trọng chi phí giám đốc dự toán chi phí làm cơ sở lập dự toán cho kỳ sau, và giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp cũng như ban hành các chính sách, chế độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động....thì kế toán tính giá thành sản phẩn lại phản ánh chính xác hiệu quả chi phí đã bỏ vào sản xuất. Chỉ tiêu giá thành sản phẩm là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xác định khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Giá thành sản phẩm cũng là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xem xét hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, các nhà lãnh đạo, quản lý có được những thông tin về tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động vào hiệu quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm các nguyên nhân dẫn đến phát sinh các chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Chi phí sản xuất còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính xác giá cả đối với từng loại sản phẩm. Có thể nói muốn hạ giá thành sản phẩm phải quản lý tốt giá thành và phải gắn giá thành với quản lý chi phí sản xuất cấu thành giá thành vì chi phí sản xuất và giáthành có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu chi phí sản xuất tăng thì giá thành tăng và ngược lại và được thể hiện qua công thức sau : Giá thành sản phẩm = Chi phí SX dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Chi phí SX dở dang cuối kỳ Để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng làm tăng giá thành,giảm giá thành. Vì thế giá thành sản phẩm phải được phản ánh chính xác, trung thực khách quan, rõ ràng thông qua các khoản mụcchi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm để từ đó các nhà quản lý dễ dàng phát hiện và loại trừ các chi phí bất hợp lý lãng phí....., khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý. Mặt khác cần quản lý chặt chẽ trong định mức tiêu hao và đơn giá của các chi phí đó. Bên cạnh đó cần xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành, thu thập thông tin theo địa điểm phát sinh cũng như nơi gánh chịu chi phí. Bởi lẽ thông tin chi phí theo khoản mục chỉ xác định được chi phí lãng phí xong nó không giúp cho chúng ta biết cần tiết kiệm ở bộ phận nào, địa điểm cụ thể nào.... Hơn nữa thông tin về chi phí theo địa điểm còn là cơ sở khuyến khích vật chất, thúc đẩy sản xuất phát triển. Định kỳ doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá cũng như các bộ phận cấu thành để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến. Từ đó đề ra các biện pháp tác động thích hợp. Vậy tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị, các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là yêu cầ cấp bách của nền kinh tế thị trường. 4, Nguyên tắc chung để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành : Theo chế độ kế toán hiện hành, để đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm chi phí về các loại NVL chính (kể cả bán thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu ..... sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ, không tínhvào khoản mục này những chi phí NVL dùng vào mục đích phục vụ cho nhu cầu sãnuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả vào các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản tính trên tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý phân xưởng hay nhân viên khác. - Chi phí sản xuất chung : Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung, tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại) bao gồm các điều khoản sau : +, Chi phí nhân viên phân xưởng : Gồm chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ..... tại phân xưởng (đội, trại....) sản xuất theo quy định của nhà nước. +, Chi phí vật liệu : Phản ánh chi phí vật việu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, đội sản xuất +, Chi phí dụng cụ sản xuất : Chi phí về các loại dụng cụ, công cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng(đội, trại....) sản xuất như : Khuân mẫu, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động..... Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm giá trị thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại....) sản xuất +, Chi phí khấu hao TSCĐ : Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng (đội, trại....) sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, truyền dẫn nhà xưởng....... +, Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại...) sản xuất như chi phí về điện, nước, điện thoại, thuê sửa chữa TSCĐ...... +, Chi phí bằng tiền khác : Bao gồn các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại..) sản xuất. II, Nhiệm vụ kế toán và nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : 1, Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giáthành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, và kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ đó pháp hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm tối đa chi phí hạ giá thành sản phẩm. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang, khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 2, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất : 2.1> Hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán chi phí sản xuất : * Hạch toán chi phí NVL TT : Chi phí NVLTT là những chi phí cơ bán bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài (lắp ráp, gia công sản phẩm).... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Để xác định chi phí NVL thực tế sử dụng trong kỳ, cuối kỳ doanh nghiệp phải kiểm tra xác định số NVL còn lại chưa sử dụng và giá trị phế liệu thu hồi trong kỳ. Chi phí thực tế NVL trong kỳ = Giá trị NVL đưa vào SX - Giá trị NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí NVL: Kế toán sử dụng TK 621 " Chi phí NVL trực tiếp ". TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất) Bên nợ: Giá trị NVLTT xuất dùng cho chế tạo sản phẩm Bên có : Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK 154 và giá trị NVL xuất dùng không hết nhập lại kho TK 621 cuối kỳ không có số dư . Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá trị vật liệu xuất kho trực tiếp, mua dùng ngay cho SX Cuối kỳ k/c chi phí NVLTT cho đối tượng chịu chi phí để tính giá thành Nhập kho NVL chưa sử dụng hết TK 154 TK 621 TK 152 TK 152,153,331 * Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất : tiền lương chính, lương phụ các khoản phụ cấp có tính chất lương Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, CPCĐ do chủ sở hữu lao động chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỉ lệ nhất định vơí tổng số tiền lương phát sinh của công nhân trợc tiếp sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiếp TK này cũng được mở chi tiêt theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621 Bên nợ : chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm gồm (tiền lương và các khoản trích theo lương) Bên có : Kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành TK 622 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK622 TK154 TK334 TK338 TK 335 Lương và phụ cấp phải trả cho công nhân TTSX BHXH,BHYT,CPCĐ trích theo tỉ lệ quy định Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương trích trước * Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là nhưng chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng và bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi những khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng ,bộ phận sản xuất. Nội dung của chi phí sản xuất chung bao gồm : Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dụng cụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác Nội dung kết cấu của TK 627 Bên nợ : chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên có : - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào Tk 154 để tính gía thành TK 627 không có số dư cuối kỳ do đã kết chuyển hay phân bổ hết Vì chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều sản phẩm lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nếu cần thiết phải phân bổ chi phí này cho từng đối tượng sản phẩm,dịch vụ theo tiêu thức phù hợp . Trong thực tế các tiêu thức phổ biến để chi phí sản xuất chung như theo giờ làm việc thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất , theo tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất. ( Xin xem sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung ở trang bên) TK 334,338 TK 152,153 TK 142,335 TK 214 TK 331 TK 111,112 TK 627 CF nhân viên CF vật liệu ,dụng cụ CF trả trước, phân bổ, trích trước Kết chuyển chi phí sản xuất chung CF khấu hao TSCĐ CF dịch vụ mua ngoài CF bằng tiền khác TK 154 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 2.2> Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (Phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 154 TK 631 TK 154 TK 621 TK 611,138,821 TK 622 TK 632 TK 627 KC chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ KC chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ KC chi phí NVL trực tiếp Phế liệu SP hỏng thu hồi, trị giá SP hàng bắt bồi thường tính vào CPBT KC chi phí nhân công trực tiếp Giá thành thực tế SP hoàn thành SX trong kỳ KC hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung 3,Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm : 3.1.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Việc sử dụng tiết kiệm hợp lý CPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau nhất định, đó là: - CPSX luôn gắn liền với kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm luôn gắn liền với một sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ nhất định đã hoàn thành. - CPSX không chỉ liên quan đến sản phẩm,công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở cuối kỳ, có những chi phí thực tế chưa phát sinhmà đã trích trước. - Giá thành sản phẩm lại liên quan đến sản phẩm làm dở cuối kỳ được chuyển xang. - Giá thành sản phẩm lại có thể được giới hạn ở những phạm vi hẹp hơn so với chi phí sản xuất tuỳ thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. 3.2Phương pháp tính giá thành sản phẩm: a,Phương pháp tính giá thành giản đơn: Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính. Do vậy, còn gọi là phương pháp tính giá trực tiếp : Z = D đ k + C - D c k Trong đó : D đk , D ck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C : Chi phí sản xuất trong kỳ Quy trình này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, doanh nghiệp điện, nước..... b,Phương pháp tính giá thành phân bước : Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm (NTP) bước trước (giai đoạn trước) là đối tượng tiếp tục chế biến ở bước sau. Đối với các doanh nghiệp này thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước cuối cùng hoặc là NTP của từng giai đoạn và thành phẩm ở bước cuối cùng. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành như vậy nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành : b.1,Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá NTP : Theo phương pháp này ta phải xác định được giá thành NTP bước trước và chi phí về NTP bước trước chuyển xang bước sau cùng với các chi phí khác ccủa bước sau để tính giá thành NTP bước sau, cứ như vậy tuần tự cho tới khi tính được giá thành phẩm. Việc kết chuyển tuần tự theo sơ đồ dưới đây có thể theo con số tổng cộng (theo tổng giá thành NTP) hay theo từng khoản mục. Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp thì sau khi tính được giá thành thành phẩm ta phải hoàn nguyên ngược trở lại theo các khoản mục chi phí qui định : + Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung b.2,Phương pháp tính giá thành phân bước không tính NTP : Theo phương pháp này chỉ giá thành cho sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. Muốn vậy chỉ được xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm, bước tính toán như sau : Tính chi phí sản xuất (CPSX) từng giai đoạn trong thành phẩm : CPSXgđ1 = (SPLD đkỳ + CPSX trong kỳ) * Thành phẩm - Tuỳ theo phương pháp đánh giá SPLD áp dụng mà cần biết phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. - Sau đó tổng cộng chi phí sản xuấtcác giai đoạn trong giá thành phẩm là tổng giá thành thành phẩm : Z tp = CPSX gđ1 + CPSX gđ2 + ... + CPSX gđn c,Phương pháp tổng cộng chi phí : Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm : Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + ... + Zn Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp mà quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ỏ nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. d,Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ : Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất , bên cạnh những sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ. Để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như : Giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch và giá NVL ban đầu. Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Chi phí SX SP phụ trong kỳ e,Phương pháp tính theo hệ số : Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng một loại NVL, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chúng cho cả quá trình sản xuất về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. f,Phương pháp tỷ lệ : Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau. Để giảm bớt khối lượng tính toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại, căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. g,Phương pháp liên hợp : Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ...... III, Tóm tắt về lý luận chung của đề tài này : Trên đây là toàn bộ lý thuyết chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong thực tế không có một doanh nghiệp nào có thể hạch toán theo toàn bộ các lý thuyết này. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, về đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ....vv từng doanh nghiệp sẽ nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc lý thuyết vào thực tế của doanh nghiệp mình. Phần II : Phân tích thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp đầu máy Hà Lào I)Đặc điểm tình hình chung của nghiệp đầu máy Hà Lào: 1, Quá trình hình thành và phát triển : Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, một nửa đất nước sông trong hoà bình, ta bắt đầu công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Cùng với cuộc khôi phục các công trường, nhà máy,.... đường sắt cũng dần được khôi phục và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hoá trên tuyến đường sắt phía Tây góp phần khôi phục, ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân, thi hành chỉ thị của bộ giao thông vận tải và tổng cục đường sắt Việt Nam. Ngày 16/7/1956 xí nghiệp được thành lập tại DePot Lao Cai. Lúc đầu thành lập với 78 cán bộ cộng nhân viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và có 11 chiếc đầu máy hơi nước. Đến năm 1958 xí nghiệp chuyển trụ sở làm việc từ Lao Cai về Yên Bái và đôỉ tên thành " Đoạn quản lý đầu máy " Ngoài số công nhân viên chức và số đầu máy có từ ngày đầu được thành lập, lực lượng công nhân viên và số lượng đầu máy dần dần được bổ xung và như vậy khối lượng vận tải (sản lượng ) cũng tăng lên tương ứng cả về số lượng và chất lượng. - Năm 1959 với 386 cán bộ công nhân viên và 25 đầu máy chi phối đã kéo được 587.812.000 T/Km. - Năm 1960 với 406 cán bộ công nhân viên và 29 đầu máy chi phối đã kéo được 837.912.000 T/Km. - Năm 1961 với 495 cán bộ công nhân viên và 31 đầu máy chi phối đã kéo được 704.436.000T/Km. - Năm 1962 với 427 cán bộ công nhân viên và 33 đầu máy chi phối đã kéo được 802.480.000 T/Km. - Năm 1963 với 478 cán bộ công nhân viên và 37 đầu máy chi phối đã kéo được 959.067.000 T/Km. - Năm 1964 với 593 cán bộ công nhân viên và 37 đầu máy chi phối đã kéo được 1.036.707.000 T/Km. Có thể nói những năm đầu mới được thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên còn hạn chế, xong sự cố gắng nỗ lực, đoàn kết, xí nghiệp đã từng bước khẳng định được vai trò và vị trí cuả mình trong ngành đường sắt nói riêng và trong ngành giao thông vận taỉ nói chung. 2, Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đầu máy Hà Lào : a, Bộ máy quản lý : Xí nghiệp là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô tương đối lớn (trên 1000 cán bộ công nhân viên ),có tư cách pháp nhân. Chịu sự quản lý của xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I - Liên hợp đường sắt khu vực I - Liên hợp đường sắt Việt Nam. Xí nghiệp tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến, đứng đầu là ban giám đốc, chỉ đạo trực tiếp các phân xưởng các phòng ban,các trạm đội ... Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ vận dụng Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch thống kê Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính y tế nhà trẻ Phòng vật tư đội xe Phòng kỹ thuật PX sửa chữa, PX cơ khí PX nhiên liệu, PX vận dụng - Giám đốc xí nghiệp : Chịu trách nhiệm trước nhà nước và cán bộ công nhân viên về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cũng như việc thực hiện các chế độ chính sách và pháp luật của nhà nước. - Phó giám đốc kỹ thuật : Có trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật, hoàn thành cả về số lượng và chất lượng đầu máy sửa chữa các cấp trong kỳ báo cáo. Chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ khí, phân xưởng sửa chữa, phân xưởng gia nhiệt. - Phó giám đốc vận dụng : có trách nhiệm chỉ đạo công tác chạy tàu an toàn, cấp đủ số đầu máy vận dụngphục vụ cho yêu cầu vận tải, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu hao phí nhiên liệu chạy tàu,..... trực tiếp chỉ đạo phân xưởng vận dụng, phân xưởng nhiên liệu, các trạm, đội lái máy. Giúp việc cho giám đốc còn có các phòng ban, chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Các phòng ban chức năng gồm : + Phòng tổ chức lao động + Phòng kế hoạch + Phòng tài chính kế toán + Phòng hành chính, y tế, nhà trẻ + Phòng vật tư, bảo vệ, đội xe. b,Đặc điểm về sản phẩm và các hình thức kinh doanh : * Là một trong những đơn vị chịu sự quản lý và chi phối của xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I - Liên hợp đường sắt Việt Nam. Đến nay xí nghiệp đang quản lý và sử dụng 3 loại đầu máy Diezel của Liên Xô (TY7E), đầu máy của úc (Đ.5.H), đầu máy của Tiệp (Đ.12.E). Và vừa qua, năm 2002 mới nhập thêm đầu máy của Trung Quốc (Đ.10.H). * Là một xí nghiệp vận doanh, một trong những ngành sản xuất đặc biệt, nó không tạo ra sản phẩm cụ thể qua mỗi kỳ hạch toán mà có 2 nhiệm vụ chính : - Vận tải : Có hai mác chạy tàu khách và vận chuyển hàng hoá trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lao Cai với tổng chiều dài trên 300 Km. - Ngoài việc quản lý và sử dụng sức kéo của đầu máy, xí nghiệp còn có nhiệm vụ sửa chữa đầu máy sau mỗi lý trình vận dụng, đầu tiên là cấp đại tu, cấp ky, cấp 2, cấp 1, cấp trung gian, cấp Ro và cuối cùng là sửa chữa lâm tu. Ví dụ : Đầu máy Đ.5.H của úc : Cứ chạy được 2000 Km thì vận dụng bắt vào sửa chữa theo cấp Ro, 10.000 Km vào cấp trung gian, 30.000 Km vào cấp 1, 75.000 Km vào cấp 2, 200.000 Km vào cấp Ky, và 600.000 Km vào sửa chữa đại tu. * Đặc điểm về tổ chức quy trình công nghệ sản xuất : Bình thường với các doanh nghiệp sản xuất khác, quy trình của nó là đưa NVL vào để sản xuất, chế tạo sản phẩm hay đem tiêu thụ ngay. Nhưng đối với xí nghiệp đầu máy Hà Lào thì quy trình sản xuất có sự khác biệt như sau : - Xét trong phạm vi một phân xưởng thì : Sản phẩm của tổ sản xuất này không phải là NVL chính của tổ sản xuất khác tiếp theo vì mỗi tổ sản xuất chịu trách nhiệm sửa chữa của một bộ phận nào đó trên đầu máy. Khi đầu máy vào bất kỳ một cấp sửa chữa nào, sau khi tiến hành giải thể đầu máy thì tất cả các tổ đều có thể cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của mình, và cuối cùng khi tất cả các tổ sản xuất kết thúc công việc của mình cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành, đầu máy được sửa chữa xong. - Xét trong toàn bộ xí nghiệp thì : Sản phẩm của bộ phận này (của phân xưởng sửa chữa) không phải là NVL chính của bộ phận khác (của phân xưởng vận dụng). Mà phân xưởng vận dụng có nhiệm vụ đièu hành quay vòng của đầu máy cho nên không thể tập hợp chi tiết để tính giá thành riêng được như ở phân xưởng sửa chữa, các chi phí phát sinh ở đó được đưa vào giá thành sản xuất thực tế trong kỳ khi xí nghiệp tập hơpj chi phí sản xuất và tính giá thành toàn bộ của xí nghiệp để báo cáo xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I duyệt chi phí (tức là chi phí vận doanh) trong kỳ. * Quy trình sửa chữa đầu máy : - Tổ động cơ : Có nhiệm vụ tháo, kiểm tra, thay thế và sửa chữa các chi tiết đầu máy thuộc phần động cơ. - Tổ thuỷ lực : Kiểm tra, thay thế và sửa chữa các chi tiết máy của hộp thuỷ lực. - Tổ gầm : Tháo, kiểm tra, sửa chữa, cân chỉnh giá chuyển hướng và hộp giảm tốc đầu máy - Tổ điện : Kiển tra, sửa chữa và thay thế phần điện của đầu máy như đường điện, máy phát điện, máy đề, ..... - Tổ bơm gió : Tháo, kiểm tra, sửa chữa và thay thế tay hãm lớn, nhỏ, thùng gió và đường gió. - Tổ tổng thể : Có nhiệm vụ cẩu động cơ, chỉnh tâm máy, lắp ống nước, két nước đầu máy. - Tổ Culate (qui lát) : Kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết máy móc của mặt Culate của đầu máy. - Tổ cân bơm cao áp : C._.ó nhiệm vụ cân, chỉnh vòi phun kiểm tra, và sửa chữa năng lực hoạt động của từng bơm cao áp. 3, Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của xí nghiệp đầu máy Hà Lào : Tuy địa bàn hoạt động chạy dài tuyến Hà Nội - Lao Cai (trên 300 Km) xong việc tổ chức quản lý sản xuất đều tập trung ở quanh trụ sở xí nghiệp, còn đối với các trạm trên tuyến như Lao Cai, Cam Đường, Việt Trì, Lâm Thao, Hà Nội, Yên Viên chỉ để lưu chú cho công nhân lái tàu. Để đảm bảo nguyên tắc nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi để các nhân viên kế toán tich luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hợp lý, xí nghiệp đầu máy Hà Lào áp dụng việc tổ chức bộ máy theo hình thức tập trung, tiến hành công tác hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung và phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ bộ máy kế toán của xí nghiệp Ban giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ Kế toán giá thành Kế toán tổng hợp Thủ quĩ Tại phòng kế toán, xí nghiệp thực hiện toàn bộ công tác hạch toán, ghi chép sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chứng từ có liên quan. Còn ở các phân xưởng chỉ bố trí các thống kê tổng hợp giờ công hàng ngày, cuối tháng tổng kết giờ công trong tháng và bộ phận thống kê này do phòng tổ chức lao động tiền lương quản lý. - Đứng đầu phòng kế toán : Là kế toán trưởng, có nhiệm vụ điều hành công việc chung, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các chứng từ, các nghiệp vụ kế toán phát sinh, giúp giám đốc xí nghiệp tổ chức thông tin và phân tích hoạt động kinh tế. - Kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ các chế độ của cán bộ công nhân viên và các chứng từ pháp sinh (bằng tiền) có liên quan tới tài khoản 1111, 1121, 334. - Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ : Có nhiệm vụ theo dõi tất cả các nghiệp vụ phát sinh về NVL, CCDC, TSCĐ như nhập - xuất, các chứng từ có liên quan. + Kế toán CCDC - TSCĐ : Theo dõi các khoản phát sinh, các phần khấu hao TSCĐ ( TK 411, TK 214). + Kế toán NVL : Phụ trách TK 152 ( TK 1522, TK 1523, TK 1524), TK 153. Hàng tháng tổng hợp số liệu lập báo cáo nhập - xuất - tồn và nộp cho bộ phận kế toán tổng hợp. - Kế toán giá thành : Có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ từ các kế toán chi tiết để lên bảng giá thành. Có liên quan đến TK 621, TK 622, TK 627 ( TK 6271, TK 6272, TK 6277, TK 6278). - Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ từ các chứng từ chi tiết để lên bảng tổng hợp ( ghi sổ cái, bảng cân đối tài khoản .....). - Thủ quĩ : Giữ tiền mặt, căn cứ bảng lương từ bộ phận kế toán tiền lương các phân xưởng mà phân phối trong các kỳ tạm ứng, cuối tháng. 4, Tổ chức hình thức kế toán và phương pháp kế toán : - Về hình thức kế toán : Do đặc điển tổ chức quản lý sản xuất của xí nghiệp với qui mô lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều. Mặt khác, bộ máy kế toán của phòng chiếm 50% đã tốt nghiệp đại học, còn lại 50% đang theo học đại học tại các trường kinh tế. Do đó đã giảm bớt việc ghi chép, phát huy được trình độ, năng lực, nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Đồng thời phù hợp với yêu cầu hạch toán của đơn vị chủ quản (xí nghiệp liên hợp vận tải đường săts khu vực I - Liên hợp đường sắt Việt Nam) cho nên xí nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán " Nhật ký chứng từ ". Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ hình thức "Nhật ký chứng từ " Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ cái Thẻ vào sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú : :Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối tháng - Về phương pháp kế toán : Do số lượng, chủng loại NVL lớn (trên 3000 mặt hàng), các nghiệp vụ về NVL phát sinh trong mỗi kỳ hạch toán tương đối nhiều, giá trị NVL xuất cũng rất lớn, nó có thể chiếm tới trên 80% giá thành sản phẩm. Do vậy, để đảm bảo tính chính xác trong hạch toán NVL dùng trong kỳ và hạch toán vật tư, hàng hoá tồn kho. Đồng thời trên cơ sở đó xác định tính chính xác kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ, xí nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 5, Đặc điểm về vốn kinh doanh : Do xí nghiệp là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô tương đối lớn ( với trên 1000 cán bộ công nhân viên), có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý của đơn vị chủ quản là xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I - Liên hợp đường sắt Việt Nam. Nên nguồn vốn chủ yếu mà doanh nghiệp dùng để hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn vốn do nhà nước cấp.Trong đó : - Vốn lưu động : 120.000.000.000 đ - Vốn cố định : 50.000.000.00 II, Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp đầu máy Hà Lào : 1, Công tác quản lý chung về chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp đầu máy Hà Lào : a,Đặc điểm củn phẩm tại xí nghiệp đầu máy Hà Lào : Bình thường với các doanh nghiệp sản xuất khác qui trình của nó là đưa ra NVL vào để sản xuất, chế tạo sản phẩm hay đem tiêu thụ ngay. Nhưng đối với xí nghiệp đầu máy Hà Lào thì qui trình sản xuất có sự khác biệt như sau : - Xét trong phạm vi một phân xưởng thì : Sản phẩm của tổ sản xuất này không phải là NVL chính của tổ sản xuất khác tiếp theo vì mỗi tổ sản xuất chịu trách nhiệm sửa chữa của một bộ phận nào đó trên đầu máy. Khi đầu máy vào bất kỳ một cấp sửa chữa nào, sau khi tiến hành giải thể đầu máy thì tất cả các tổ đều có thể cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của mình và cuối cùng khi tất cả các tổ sản xuất đều kết thúc công việc của mình cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành, đầu máy được sửa chữa xong. - Xét trong toàn bộ xí nhiệp thì : Sản phẩm của bộ phận này (của phân xưởng sửa chữa) không phải là NVL chính của bộ phận khác ( của phân xưởng vận dụng). Mà phân xưởng vận dụng có nhiệm vụ điều hành quay vòng của đầu máy cho nên không thể tập hợp chi tiết để tính giá thành riêng được như ở phân xưởng sửa chữa, các chi phí phát sinh ở đó được đưa vào giá thành sản xuất thực tế trong kỳ khi xí nghiệp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành toàn bộ của xí nghiệp để báo cáo xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I duyệt chi phí ( tức là chi phí vận doanh) trong kỳ. b, Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp : b1. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và hạch toán kế toán ở phòng tài chính kế toán tại xí nghiệp đâù máy Hà Lào : Hiện nay phòng đã và đang áp dụng việc tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán kế toán ở những phần việc cụ thể sau : - Nhập những dữ liệu về : Nhập - xuất NVL, công cụ, dụng cụ - Nhập dữ liệu về : thu - chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - Các dữ liệu về TSCĐ và khấu hao TSCĐ - Các dữ liệu về tiền lương, bảo hiểm ...... - Các bút toán điều chỉnh, kết chuyển và các bút toán về phân bổ cũng như một số các nghiệp vụ khác. * Qua quá trình xử lý thông tin của máy tính dựa trên cơ sở dữ liệu đã nhập vào máy tính và những yêu cầu của người quản lý có những sản phẩm sau : + Các sổ chi tiết nhập - xuất NVL, công cụ dụng cụ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, từng khoản mục chi phí cũng như từng loại NVL hay CCDC nhập trong từng đối tượng nhập. + Các bảng kê, nhật ký chứng từ + Các bảng phân bổ : Bảng phân bổ số 2 : Phân bổ NVL, CCDC Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Các báo cáo tài chính như : Bảng cân đối kế toán, giá thành sản xuất thực tế trong kỳ ( báo cáo chi phí vận doanh trong kỳ), kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ... b2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất của xí nghiệp : Hiện nay xí nghiệp đầu máy Hà Lào tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo 3 khoản mục chủ yếu sau : + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Do thời gian có hạn nên em chỉ tập chung vào hạch toán chi phí sản xuất về sửa chữa đầu máy trong tháng 4 năm 2003. 2, Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất : 2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : * Nội dung : Đối với các doanh nghiệp sản xuất khác thì hầu hết NVL trực tiếp là yếu tố cơ bản để tạo nên thực tế của sản phẩm. Song do đặc thù riêng nên xí nghiệp đầu máy Hà Lào nêu NVL trực tiếp là các loại phụ tùng thay thế, vật liệu phụ tạo cho công tác sửa chữa, dầu hoả dùng cho công tác lau chùi, rửa các linh kiện, nhiên liệu dùng cho chạy thử và thủ tải ....... Như vậy, ở đây phụ tùng thay thế lại đóng vai trò chính, vì thế mà nó thường chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, mặt khác số lượng chủng loại phụ tùng đa dạng, phong phú với trên 4000 loại mặt hàng cho nên việc tổ chức quản lý tốt, yếu tố này góp phần đáng kể vào công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành của xí nghiệp. * Chứng từ : Xí nghiệp hiện nay đang sử dụng phiếu xuất kho vật tư phục vụ sản xuất theo mẫu sau : Đơn vị : XNĐM Hà Lào Mẫu số 02 - VT Địa chỉ : Thị xã Yên Bái QĐ số 1141 - TC/AD/CĐKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 Của BTC ----------- Phiếu xuất kho Họ tên người nhận hàng : Mai Đức Luyện Số PX : 56 Tổ : Động cơ Nợ TK : 621 Lý do lĩnh : Sửa chữa máy 056 cấp ky Có TK : 1524 Xuất tại kho ông Phong STT Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư Mã vật tư Đơn vị tính Số lượng Ghi chú Yêu cầu Thực xuất 01 Máy phát điện úc 1000 Cái 01 01 Cộng Thủ trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhập Thủ kho * Nguyên tắc xuất kho : Khi đầu máy vào xưởng hội đồng giải thể tiến hành giải thể đầu máy theo từng cấp để xác định khối lượng công việc phải làm của mỗi tổ sản xuất, đồng thời xác định những chi tiết nào phải sửa chữa, phải thay thế và ghi vào biên bản giải thể. Hội đồng giải thể bao gồm : - Phó giám đốc kỹ thuật - Chủ tịch hội đồng - Đại diện phòng kỹ thuật - Uỷ viên - Phân xưởng sửa chữa và các tổ sửa chữa. Các tổ sản xuất căn cứ vào biên bản giải thể để thực hiện công việc của tổ mình, nến phải sửa chữa ở bộ phận, chi tiết nào nến phải thay thế, thay chi tiết đó. Từ đó lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư phụ tùng để phục vụ công tác sửa chữa. Những chi tiết phải thay thế xí nghiêph thực hiện thu lại chi tiết cũ, xuất chi tiết mới, các chi tiết cũ nhập vào kho phế liệu. Chứng từ xuất gồm có : Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, biên bản giải thể sau đó được chuyển qua phòng kế hoạch để duyệt định mức cấp phát ( viết phiếu xuất kho). Khi viết phiếu xuất kho vật tư phục vụ cho sản xuất, cán sự định mức phải căn cứ vào biên bản giải thể, phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, phiếu nhập hàng cũ tiến hành lập phiếu xuất kho cho các tổ sản xuất, phiếu xuất được lập thành 02 liên : - 01 liên lưu lại định mức - 01 liên chuyển qua kho để lĩnh, sau đó nộp cho phòng tài chính kế toán để hạch toán. Khi thủ kho nhận được phiếu xuất kho, thủ kho vào nhật ký giao nhận chứng từ, thẻ kho sau đó được chuyển cho kế toán vật liệu, kế toán vật liệu tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và căn cứ vào nội dung, số liệu ghi trên mỗi tờ phiếu xuất kho để tiến hành nhập số liệu vào máy tính, mọi số liệu trước khi nhập vào máy tính kế toán tiến hành phân loại chứng từ cho từng đối tượng tập hợp khoản mục chi phí và giá trị NVL xuất kho trong kỳ (giá hạch toán). * Xác định giá vốn : Đến cuối mỗi tháng kế toán căn cứ vào giá trị NVL, CCDC tồn kho đầu kỳ (giá hạch toán và thực tế) để tính chênh lệch giữa giá thực tế của NVL, CCDC với giá hạch toán và tính hệ số giá thông qua bảng kê số 3 " Bảng tính giá thành thực tế NVL, CCDC ". Hệ số giá vật liệu, CCDC = Giá trị NVL hay CCDC tồn kho đầu kỳ (giá thực tế) + Giá trị NVL hay CCDC nhập kho trong kỳ (giá thực tế) Giá trị NVL hay CCDC tồn kho đầu kỳ (giá hạch toán) + Giá trị NVL hay CCDC nhập kho trong kỳ (giá hạch toán) * Tài khoản sử dụng : - Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp sử dụng TK 621, TK 621 dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu .... sử dụng trực tiếp cho hoạt động sửa chữa đầu máy. - Đối tượng chi phí : TK 621 " chi phí NVL trực tiếp " 621 : - Phân xưởng sửa chữa - Đầu máy sửa chữa cấp ky - Đầu máy sửa chữa cấp II - Đầu máy sửa chữa cấp I * Quy trình hạch toán : +, Căn cứ lập tờ kê xuất vật tư : - Căn cứ vào các pgiếu xuất kho NVL và CCDC để tập hợp chi phí NVL và CCDC theo từng đối tượng chiụ chi phí theo giá hạch toán. - Căn cứ vào định kỳ 5 hoặc 10 ngày ta lập một lần. Tờ kê xuất vật tư từ ngày 01 đến 05 tháng 04 năm 2003 Stt Chứng từ Mã vật tư Đơn vị tính Trích yếu Chi tiết HĐ Ngày SL Đơn giá Thành tiền 01 01 01/4 1201 Chiếc Trục bánh xe 01 6.400.000 6.400.000 02 02 01/4 1560 Chiếc Vòng bi Nu 2062 01 1.152.000 1.152.000 03 09 02/4 3602 Kg Dầu Diezel 100 4.750 475.000 04 10 03/4 1382 Chiếc Máy phát điện 32V 02 2.650.000 5.300.000 ... ... ... ... ... ...... .... ........ ...... 75 65 05/4 2204 Chiếc Bơm nhiên liệu 01 2.900.000 2.900.000 17.517.900 Tổng cộng giá trị : 17.517.900 -Vật liệu phụ : 475.000 -Nhiên liệu : 970.000 -Phụ tùng : 15.752.000 -Công cụ, dụng cụ : 320.000 Yên Bái, ngày 06 tháng 04 năm 2003 Kế toán trưởng Người lập +, Căn cứ để lập bảng phân bổ số 2 : - Căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc tờ kê xuất kho NVL và CCDC để tập hợp chi phí NVL, CCDC theo từng đối tượng chịu chi phí theo giá hạch toán. ( Xem trích bảng phân bổ số 2 trang sau) - Từ bảng phân bổ số 2 ta lập được sổ cái TK 621 " Chi phí NVL TT " trong tháng 04/2003 Trích bảng phân bổ số 2 (Biểu số2) Phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vào đối tượng tháng 04/2003 Đơn vị tính : Đồng STT TK ghi có Đối tượng sử dụng TK 1522 (1,012) TK 1523 (1,013) TK 1524 (1,011) TK 153 (1,015) HT TT HT TT HT TT HT TT 01 TK621 CPNVLTT 270854495 247104749 1528652470 1548542952 690210105 697802416 + 621 - PXSC 110432540 111757730 25470620 25801738 653078340 660262201 -ĐMSC cấp ky 30479840 30845598 7879900 7982338 288421200 291593833 -ĐMSC cấp II 50630590 51238175 12980200 13148942 337425375 341137054 -ĐMSC cấp I 29322110 29673975 4610520 4670458 27231765 27531314 + TK 621 160421955 162347019 1503181850 1522723214 37131765 37540215 02 TK 627 CPSX Chung 24397245 24690012 14982758 15177533 8542345 8636311 50149780 50902027 + 627 - PXSC 18745390 18970334 5200380 5267985 3910475 3953490 16185894 16372498 - 6272 18745390 18970334 5200380 5267985 3910475 3953490 - 6273 16185894 16372498 + TK 627 ... 5651855 5719678 9782378 9909548 4631870 4631870 33963886 34529529 03 TK642 CPQLDN 3199960 3238359 2064772 2091615 Tổng cộng 298451700 302033120 1545700000 1565794100 698752450 706438727 50149780 50902027 Ngày 10 tháng 05 năm 2003 Kế toán ghi phân bổ Kế toán ghi bảng kê Kế toán trưởng Trích sổ cái TK 621 " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp " Số dư đầu năm Nợ Có xxx xxx Đơn vị : Đồng Ghi có TK đối ứng, nợ với TK này Tháng 01 Tháng ..... Tháng 04 ..... ..... ..... ...... Tháng 12 Cộng TK 152 ..... ...... 2520432117 TK ... ..... ...... ........... Cộng số phát sinh nợ .... .... 2520432117 Cộng số phát sinh có .... ..... 2520432117 Nợ Số dư cuối tháng Có ...... ....... xxxxxx Ngày 16 tháng 05 năm 2003 Kế toán trưởng Người lập bảng 2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp : * Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : Tiền lương, tiền công và trích BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sửa chữa, còn KPCĐ, BHYT xí nghiệp trích nhưng không đưa vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với phân xưởng sửa chữa thì chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất cụ thể bao gồm : Tiền lương trả theo thời gian, tiền lương trả theo sản phẩm, tiền phụ cấp độc hại, tiền bồi dưỡng, trèo cao .... Công việc tính toán tiền lương được tiến hành do kế toán tiền lương thực hiện theo các bước sau đây : + Hàng ngày cán bộ định mức lao động của phòng tổ chức lao động tiền lương trực tiếp xuống từ bộ phận sản xuất của phân xưởng tính định mức thời gian lao động cho mỗi loại thời gian lao động của từng tổ ( Căn cứ vào biên bản giải thể đầu máy) để giao cho các tổ thực hiện. + Cuối mỗi ngày nhân viên thống kê lao động ở phân xưởng sửa chữa căn cứ vào phiếu định mức lao động của cán bộ định mức và mức độ hoàn thành định mức của từng tổ sản xuất, thống kê toàn bộ số giờ công lao động theo từng người, tổ, của toàn bộ phân xưởng và ghi bảng chấm công. + Cuối tháng thông qua quản đốc phân xưởng nhân viên thống kê gửi bảng chấm công của từng tổ sản xuất về phòng tổ chức lao động để tính toán lương. + Căn cứ vào bảng chấm công nhận được của từng tổ sản xuất được đưa xuống từ phòng tổ chức, kế toán tiền lương tiến hành tính toán : * Cách tính lương: Tiền lương thời gian = Mức lương bình quân x Số ngày hưởng lương thời gian Tiền lương sản phẩm = Mức độ hoàn thành ĐMLĐ x Số ca tham gia sản xuất x Đơn giá lương SP theo ca sản xuất Phụ cấp độc hại hay phụ cấp chèo cao = Mức độ hoàn thành định mức lao động x Số ca tham gia sản xuất x đơn giá bình quân độc hại hay trèo cao Đơn giá tiền lương sản phẩn cho một ca sản xuất ở các tổ có sự khác nhau, sự khác nhau đó phụ thuộc vào tính chất công việc của mỗi tổ sản xuất, mặt khác đơn giá lương trong một ca sản xuất trong cùng một tổ cũng có sự khác nhau, sự khác nhau đó là do ảnh hưởng của lương cấp bậc thợ (Hệ số lương cấp bậc). * Chứng từ của kế toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là các bảng tính lương: - Ví dụ về phương pháp tính lương Trích bảng chấm công của một số công nhân ở một số các bộ phận stt Họ và tên Tổ sản xuất Ca hưởng lương SX Ngày hưởng lương thời gian Lương cơ bản Mức độ hoàn thành công việc Đơn giá lương cho một ca Ghi chú 1 Đỗ V Tâm Đ/cơ 20 2 518700 95% 41500 2 N V Thuỷ T. Lực 20 2 380100 100% 38500 3 N T Hoa T. Thể 21 1 518700 100% 41900 4 T V Toản Gầm 20 2 380100 95% 49200 Cách tính lương của từng công nhân : 1, Ông Đỗ Văn Tâm - Tổ động cơ Lương thời gian = 518700 22 x 2 = 47154 đ Lương sản phẩm = 41500 x 20 x 95% = 788500 đ Phụ cấp = 20 x 5.000 = 100.000 đ Tổng lương của ông Đỗ Văn Tâm tổ động cơ là : 47154 đ + 788500 đ + 100000 đ = 935654 đ Tính toán tiền lương được hưởng đối với công nhân khác cũng tương tự như cách tính trên. Căn cứ vào cách tính toán trên và bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 04/2003 cho phân xưởng sửa chữa ta có tổng số tiền lương phải trả là : 125.750.000 đ. Để phân bổ tiền lương vào đối tượng tập hợp chi phí, xí nghiệp căn cứ vào chi phí NVL trực tiếp trong tổng chi phí, bởi lẽ trong giá thành đơn vị sản phẩm (Đầu máy sửa chữa ở mỗi cấp) khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tới 60 - 70%. Song để đơn giản việc tính toán xí nghiệp căn cứ vào phụ tùng thay thế cho sửa chữa đầu máy bởi vì chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí NVL trực tiếp Như vậy tiền lương được phân bổ cho đầu máy sửa chữa ở các cấp như sau (Xem bảng tiền lương và BHXH - Bảng phân bổ số 1) Đầu máy sửa chữa cấp ky = 125750500 660262201 x 291593833 = 55535619 đ Đầu máy sửa chữa cấp II = 125750500 660262201 x 341137054 = 64971393đ Đầu máy sửa chữa cấp I = 125750500 660262201 x 27531314 = 5243487đ *Tài khoản sử dụng : - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp sử dụng TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp " - Đối tượng chi phí TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp " + TK 622 - Phân xưởng sửa chữa + Chi tiết đầu máy sửa chữa cấp ky + Chi tiết đầu máy sửa chữa cấp II + Chi tiết đầu máy sửa chữa cấp I * Quy trình ghi sổ : - Từ chứng từ (bảng lương) ta lập bảng phân bổ số 1 + Căn cứ để lập bảng phân bổ số1 + Chi phí NVL trực tiếp (Chi phí phụ tùng cho sửa chữa đầu máy) khoản này được thể hiện trên bảng phân bổ số2 " Phân bổ chi phí NVL trực tiếp " + Căn cứ vào bảng tổng hợp tổng lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng sửa chữa hàng tháng để phân bổ (Xem biểu số 3 trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH) - Từ bảng phân bổ số 1 (biểu số 03) ta lập được sổ cái TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp " của tháng 4/2003.(Xem biểu số 3 và sổ cái TK 622 trang sau) Bảng phân bổ số1 Trích bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 4 năm 2003 ( Biểu số3) STT TK ghi có Đối tượng tổng hợp (TK nợ) TK 334 - Thanh toán với công nhân viên TK 338 Lương chính Lương phụ Khoản khác Cộng 01 TK 622 - PX sửa chữa 125.750.500 125.750.500 8.862.535 + TK 622 - CTĐMSC cấp ky 55.535.620 55.535.620 3.887.493 + TK 622 - CTĐMSC cấp II 64.971.393 64.971.393 4.547.997 + TK 622 - CTĐMSC cấp I 5.243.484 5.243.484 427.045 02 TK 622.... 765.978.500 765.978.500 53.618.495 +... +... 03 TK 6271 - CPSXC PXSC 4.319.000 4.319.000 278.240 + TK 6271 - CPNVPXSC 4.319.000 4.319.000 278.240 04 TK 6271 16.887.000 16.887.000 1.182.090 +... 05 TK 642 - Cộng CPQLDN 149.154.390 149.154.390 41.887.825 Tổng cộng 1.062.089.390 1.062.089.390 105.829.185 Ngày 10 tháng 5 năm 2003 Kế toán trưởng Người lập bảng Trích sổ cái tài khoản 622 " Chi phí nhân công trực tiếp " Số dư đầu năm Nợ Có xxx xxx Ghi có các tài khoản đối ứng . Nợ với tài khoản này Tháng 01 Tháng .... Tháng 04 .... ..... ..... ..... Tháng 12 Cộng TK 334 .... ..... 891.729.000 TK 338 ........ ...... 62.481.030 TK..... ....... ........ ......... Cộng số phát sinh nợ .... .... 954.210.030 Cộngh số phát sinh có .... ...... 954.210.030 Nợ Số dư cuối tháng Có ....... ....... ...... ....... Xxx xxx Ngày 16 tháng 5 năm 2003 Kế toán trưởng Người lập bảng 2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung : * Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung được hạch toán vào giá thành của sản phẩm sửa chữa đầu máy (Các cấp sửa chữa), chi phí sản xuất chung phat sinh tại cấp sửa chữa nào thì hạch toán vào cấp sửa chữa đó. Nội dung chi phí sản xuất chung tại phân xưởng sửa chữa bao gồm : - Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271) - Chi phí NVL dùng trong phạm vi phân xưởng (TK 6272) - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng chung cho phân xưởng(TK 6273) - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất nhà xưởng (TK 6274) - Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277) - Chi phí bằng tiền khác (TK 6278) * Tài khoản sử dụng : - Kế toán chi phí sản xuất chung xí nghiệp sử dụng TK 627 "chi phí sản xuất chung "để hạch toán. - Mỗi nội dung được mở một tài khoản chi tiết : TK 6271... TK6278 theo thứ tự nội dung chi phí. 2.3.1. Kế toán nhân viên phân xưởng : - Nội dung : Tiền lương củanhân viên phân xưởng được hình thành trên cơ sở hệ số lương và quỹ lương gián tiếp : Nhân viên phân xưởng bao gồm : + Một quản đốc phân xưởng + Một phó quản đốc phân xưởng + Một nhân viên thống kê phân xưởng + Một kế toán phân xưởng Việc trích các khoản bảo hiểm kinh phí công đoàn tương tự như cách tính phần chi phí nhân công trực tiếp - Chứng từ bao gồm : Bảng phân bổ số 1 (biểu số 3) - Tài khoản sử dụng : Tài khoản chi tiết TK 6271"chi phí nhân viên phân xưởng" 2.3.2. Kế toán NVL dùng trong phân xưởng : - Nội dung : + Nguyên tắc xuất dùng NVL phục vụ sản xuất cũng tương tự như nguyên tắc xuất dùng NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. + Sau đó xí nghiệp tiến hành phân bổ và chi phí sản xuất để đảm bảo tính hợp lý của giá thành. - Chứng từ gồm :Xem bảng phân bổ số 2 " Phân bổ NVL, CCDC " - Tài khoản sử dụng : Tài khoản chi tiết TK 6272 " Chi phí NVL trong phân xưởng " 2.3.3. Kế toán chi phí CCDC dùng chung trong phạm vi phân xưởng : - Nội dung : + Nguyên tắc xuất dùng CCDC tương tự như nguyên tắc xuất dùng NVL : Căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh dụng cụ của từng tổ sản xuất (thông qua quản đốc phân xưởng), căn cứ vào kế hoạch mua sắm CCDC sau đó qua định mức duyệt khi đó mới đủ điều điện lĩnh. + Trường hợp những công cụ dụng cụ có giá trị lớn xí nghiệp cũng tiến hành phân bổ dần vào chi phí sản xuất để đảm bảo tính hợp lý của giá thành sản phẩm; trường hợp những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì được phân bổ trực tiếp vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. - Chứng từ gồm : Xem bảng phân bổ số 2 " Bảng phân bổ NVL, CCDC " - Tài khoản sử dụng : Tài khoản chi tiết TK 6273 " Chi phí CCDC trong phân xưởng ". 2.3.4. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ : * Nội dung và phương pháp tính chi phí khấu hao TSCĐ : Công tác tính khấu hao TSCĐ xí nghiệp áp dụng theo quyết định số 1062/TC/QĐ - CSPC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của bộ tài chính, và tỷ lệ khấu hao được tính cho cụ thể từng tài sản thuộc các nhóm TSCĐ từ A đến H do bộ tài chính quy định. Số khấu hao TSCĐ trích trong năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỉ lệ trích khấu hao Số khấu hao TSCĐ trích hàng tháng = Số khấu hao TSCĐ trích trong năm 12 tháng Vì kỳ tính giá thành là hàng tháng nên việc trích khấu hao cũng được trích hàng tháng. Ví dụ : Một máy tiện T616 nguyên giá : 45.500.000đ Máy được sử dụng từ năm 1998 Thời gian sử dụng 8 năm, tỷ lệ trích khấu hao 12,5%/1 năm. Số khấu hao TSCĐ trích trong năm = 45.500.000 x 12,5% = 5.687.500đ Số khấu hao TSCĐ trích trong tháng = 5.687.500 12 = 473.958đ Tổng hợp số khấu hao phải trích những TSCĐ dùng cho sửa chữa đầu máy tại phân xưởng sửa chữa trong tháng 4/2003 như sau: + Máy móc thiết bị sản xuất : 11.615.000đ + Máy móc thiết bị động lực : 995.000đ + Phương tiện vận tải : 4.798.000đ + Vật truyền dẫn : 698.000đ + Nhà xưởng 4.152.000đ Tổng cộng : 22.258.000đ Việc phân bổ khấu hao được trích trong tháng căn cứ vào giá thành kế hoạch đầu máy sửa chữa các cấp và kế hoạch sửa chữa đầu máy của tháng đó. Kế hoạch sửa chữa đầu máy Tháng 4 năm 2003 STT Cấp sửa chữa Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Đầu máy sửa chữa cấp ky 06 95.000.000 570.000.000 02 Đầu máy sửa chữa cấp II 11 60.000.000 660.000.000 03 Đầu máy sửa chữa cấpI 22 4.500.000 99.000.000 Tổng cộng 1.329.000.000 Số khấu hao được phân bổ cụ thể như sau : Đầu máy sửa chữa cấp ky = 22.258.000 1.329.000.000 x 570.000.000 = 9.546.320đ Đầu máy sửa chữa cấp II = 22.258.000 1.329.000.000 x 660.000.000 = 11.053.634đ Đầu máy sửa chữa cấp I = 22.258.000 1.329.000.000 x 990.000.000 = 1.658.045đ * Chứng từ : Bảng tính và phân bổ khấu hao (biểu số 04) - Căn cứ để lập bảng tính và phân bổ số khấu hao + Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ theo từng loại, từng tài khoản và nơi sử dụng chúng. + Căn cứ vào quyết định số 1062 của bộ tài chính để phân nhóm và xác định tỷ lệ khấu hao cho từng loại, từng tài sản. + Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa đầu máy các cấp của tháng cần tính và phân bổ cả về giá và lượng. (Xem biểu số 4 - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ) * Tài khoản sử dụng : Xí nghiệp sử dụng TK 6274 " Chi phí khấu hao " Biểu số 4 : Trích bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 4 năm 2003 Đơn vị : Đồng STT Chỉ tiêu Đối tượng sử dụng Toàn Doanh Nghiệp TK 6274 - Phân xưởng sửa chữa TK 627 ... TK 642 Nguyên giá Khấu hao Cấp ky Cấp II Cấp I 01 Máy móc thiết bị SX 1676745280 15747251 4673660 5417693 807697 4848201 02 Máy móc thiết bị ĐL 145100000 1527586 466229 541177 81747 438433 03 Phương tiện vận tải 642982000 8639405 2629075 3043625 456777 805000 1704988 04 Thiết bị truyền dẫn 150346000 1023893 333183 386131 58645 245934 05 Nhà xưởng 705391000 4786055 1444173 1665008 253239 1621000 06 ....................... ............ ............. .......... ........ ............ .......... 6878950 ......................... ............... ....... ......... .......... ............ ........ .......... Tổng cộng 128159783290 536850795 9546320 11053634 1658045 503133846 11458950 Ngày 10 tháng 05 năm 2003 Kế toán trưởng Người lập bảng 2.3.5.Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài : * Nội dung : Khoản chi phí này cuối tháng căn cứ vào đồng hồ báo sử dụng điện, đồng hồ báo sử dụng nước của phân xưởng sửa chữa để tính toán cụ thể trong tháng 3 là : Điện thắp sáng : 11400 Kw x 750 đ/ Kw = 8550000 đ Nước sinh hoạt : 55 m3 x 2500 đ/ m3 = 137500 đ Tiền điện và tiền nước xí nghiệp thanh toán bằng chuyển khoản (Xem nhật kí chứng từ số 2 tháng 4/ 2003). * Tài khoản sử dụng : Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài xí nghiệp sử dụng tài khoản 6277 để hạch toán . 2.3.6.Kế toán chi phí bằng tiền khác : Tổng chi phí bằng tiền khác phát sinh trong tháng 1 được tính vào chi phí sản xuất (Sửa chữa đầu máy) là 5921000 đ . 2.4.Phân bổ chi phí sản xuất chung vào đối tượng sử dụng : Tương tự như phân bổ tiền lương công nhân sản xuất, ta cũng căn cứ vào chi phí phụ tùng thay thế cho sửa chữa đầu máy để phân bổ . * Phân bổ chi phí cho nhân viên phân xưởng : Đầu máy sửa chữa cấp ky = 4319000 660262201 x 291593833 = 1907415 đ Đầu máy sửa chữa cấp II = 4319000 660262201 x 341137054 = 2231493 đ Đầu máy sửa chữa cấp I = 4319000 660262201 x 27531314 = 180092 đ * Phân bổ chi phí NVL cho quản lý phân xưởng : Đầu máy sửa chữa cấp ky : 12.450.444 đ Đầu máy sửa chữa cấp II : 14.565.835 đ Đầu máy sửa chữa cấp I : 1.175.530 đ * Phân bổ chi phí dụng cụ quản lý : Đầu máy sửa chữa cấp ky : 7.230.642 đ Đầu máy sửa chữa cấp II : 8.459.163 đ Đàu máy sửa chữa cấp I : 682.693 đ * Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài : Đầu máy sửa chữa cấp ky : 3.836.690 đ Đầu máy sửa chữa cấp II : 4.488.562 đ Đầu máy sửa chữa cấp I : 362.248 đ * Phân bổ chi phí bằng tiền khác : Đầu máy sửa chữa cấp ky : 2.614.911 đ Đầu máy sửa chữa cấp II : 3.059.197 đ Đầu máy sửa chữa cấp I : 246.892 đ Căn cứ để lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào số liệu đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục chi phí. Căn cứ vào tiêu thức phân bổ (chi phí phụ tùng cho sửa chữa) bảng phân bổ NVL và CCDC . (Xem bảng phân bổ chi phí sản xuất chung trang sau) Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung (TK 627 - PXSX) vào đối tượng sử dụng Tháng 4 năm 2003 STT Đối tượng chi phí TK 6271 TK 6272 TK 6273 TK 6274 TK 6277 TK 6278 Cộng Ghi chú 01 Đầu máy sửa chữa cấp ky 1097415 12450444 7230642 9546320 3836690 2614911 37586422 02 Đầu máy sửa chữa cấp II 2231493 14565835 8459163 11053634 4488562 3059197 43857884 03 Đầu máy sửa chữa cấp I 180092 1175530 682693 1658045 36222._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33625.doc
Tài liệu liên quan