Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần gạch men Thăng Long - Vigacera

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng vươn lên để khẳng định mình. Các doanh nghiệp phải tự nghiên cứu, tính toán và tổ chức sản xuất sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất mà lợi nhuận cao nhất trong những điều kiện cụ thể. Dưới góc độ quản lý nói chung, quản lý kinh doanh riêng ở các doanh nghiệp thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà kinh doanh quan tâm, xem xét, n

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần gạch men Thăng Long - Vigacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, cải tiến nâng cao năng suất lao động… đồng thời phải tập hợp đầy đủ, tính toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm làm cơ sở tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin do kế toán chi phí, giá thành cung cấp giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết sách quan trọng, những chiến lược sản xuất kinh doanh và hướng đi mới cho toàn doanh nghiệp. Từ những nhận định trên các nhà quản trị nhận thấy việc tổ chức tốt công tác kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một yếu tố không thể thiếu được đối với công tác tổ chức kế toán nói riêng và đối với công tác quản lý nói chung ở bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và liên quan đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Sau một thời gian ngắn thực tập về công tác tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần gạch mem Thăng Long - Viglacera em cũng đã hiểu sâu hơn về công tác kế toán. Vì là lần đầu tiên em được tiếp cận thực tế nhưng được sự hướng dẫn của Cô giáo và nhân viên Phòng Kế Toán trong Công ty đã giúp đỡ em. Do vậy trong quá trình thực tập tại Công ty em xin được nghiên cứu sâu hơn về đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần gạch men Thăng Long - Viglacera". - Trong bài ngoài lời nói đấu và kết luận ra em cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các danh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_viglacera. Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến đế xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_viglacera. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS.Phùng Thị Đoan đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành xong bài khoá luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ trong Công ty nói chung và cán bộ phòng kế toán nói riêng của Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1. Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất. 1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. 1.1.1. Chi phí sản xuất. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, cần phải có đủ sự kết hợp của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Do vậy các doanh nghiệp khi đi vào sản xuất thì phải bỏ ra các khoản chi phí khác nhau cho quá trình sản xuất, để cấu thành lên sản phẩm. Các khoản chi phí sản xuất như: chi phí về lao động sống, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Để doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt, nhưng tiết kiệm được chi phí thì cần phải phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức hợp lý. Thông thường chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức sau: * Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí : Chi phí được phân chia thành: - Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp: Là những chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào để sản xuất ra sản phẩm. Không tính vào phần này những chi phí nguyên vật liệu dùng vào sản xuất chung và các lĩnh vực khác không phải sản xuất ra sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí về tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp có tính chất lượng, tiền ăn ca, các khoản phải trích theo lương: BHXH, BHYT; KPCĐ; các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí duy trì ở phân xưởng (tổ, đội) và những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương, các khoản tính theo lương BHXH; BHYT; KPCĐ. Và các khoản phụ cấp phải trả của nhân viên quản lý ở phân xưởng (tổ, đội sản xuất). + Chi phí vật liệu: Phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng như dùng để sửa chữa TSCĐ, cho công tác quản lý ở phân xưởng (tổ, đội sản xuất). + Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung: giá trị công cụ, dụng cụ này có thể phân bổ một lần, 50% hoặc phân bổ nhiều lần tuỳ theo mức độ sử dụng và giá trị của chúng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho ở sản xuất chung: như chi điện nước, điện thoại, thuê sửa chữa TSCĐ, vận chuyển, chi cho công tác bảo vệ môi trường hoặc sử dụng tài nguyên… + Các khoản trích trước có sự thoả thuận của cơ quan tài chính như: trích trước sửa chữa lớn TSCĐ. + Các chi phí bằng tiền khác gồm các khoản chi không thuộc vào các khoản chi đã nói ở trên được sử dụng cho quá trình sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất cho công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho công việc quản lý, chi phí sản xuất theo định mức như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu , nhiên liệu, tiền lương theo dự toán chi phí hay theo kế hoạch giá thành và kế toán sử dụng cách phân loại này để tập hợp chi phí cấu thành lên giá sản phẩm. * Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất và toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất trong kỳ. - Chi phí về nhân công gồm: toàn bộ chi phí về lương, thưởng, các khoản trích theo lương, các khoản phải trả khác của toàn bộ công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý và đối tượng khác. - Chi phí khấu hao TSCĐ gồm: toàn bộ chi phí trích cho khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: Chi phí sản xuất về điện nước, điện thoại, phí bảo vệ môi trường, phí sử dụng tài nguyên… phục vụ cho sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí theo yếu tố cho biết được tỷ trọng cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm làm căn cứ xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, trích khấu hao, huy động lực lượng phục vụ cho chương trình thống kế chi phí. * Phân loại chi phí theo cách tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản phẩm. Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: - Chi phí sản xuất trực tiếp: Là chi phí có thể tập hợp trực tiếp theo đối tượng cần tính giá. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng cần tính giá, cần phải tập hợp riêng để định kỳ phân bổ cho từng đối tượng cần tính. 1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. 1.2.1. Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm nhất định đã hoàn thành sau quá trình sản xuất ở doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của những chi phí cấu thành giá của khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất được hoặc đã tiêu thụ được. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và lao động trong quá trình sản xuất, đồng thời phản ánh kết quả của các giải pháp, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật cũng như công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sản xuất, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường, đi đôi với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên của nhà sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Tính giá thành sản phẩm có vai trò rất quan trọng để có thể kiểm tra được định mức tiêu hao làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi dựa vào đó để đưa ra được mức giá bán sản phẩm phù hợp. Để có thể tính giá thành sản phẩm cần phải: Quy định chi phí cấu thành sản phẩm như CPNVLTT; CP NCTT và CPSXC. Ngoài ra cần xác định rõ thời điểm tính giá sản phẩm vào lúc nào có thể là tại thời điểm sản xuất xong nhập kho hoặc bán thẳng. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Tiêu thức để phân loại giá thành. * Theo thời điểm và cơ sở tính giá thành. Theo tiêu thức này giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch căn cứ vào dự toán và định mức chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp lập ra định mức và dự toán cần thiết trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, nó là căn cứ, so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành tính dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. ở đây giá thành sản phẩm cũng được tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo đánh giá kết quả sử dụng chi phí sản xuất sản phẩm. Từ đó, các nhà quản trị kinh tế trong doanh nghiệp đưa ra những giải pháp kinh tế kỹ thuật, mà doanh nghiệp đã triển khai thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế: Là giá thành được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm hoặc lao vụ, giá thành thực tế được tính dựa trên cơ sở các chỉ tiêu tập hợp chi phí sản xuất, phản ánh kết quả sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như đối với các đối tác liên doanh liên kết của doanh nghiệp. * Theo phạm vi các chi phí cấu thành sản phẩm. Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được phân thành: - Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu về chi phí như chi phí sản xuất chế biến (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) tính cho sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và tính giá vốn hàng bán (nếu bán thẳng không qua nhập kho). Giá thành sản xuất còn là cơ sở để xác định vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm : Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm. Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: - Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp cũng như yêu cầu công tác quản lý. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ). - Tổ chức tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. 1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm cùng phản ánh các hao phí về lao động và các hao phí khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau: Chi phí sản xuất là các chi phí bỏ ra trong một thời kỳ, còn giá thành sản phẩm là xét mối quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ khác nhau khi doanh nghiệp có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ. Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, giá thành sản phẩm là giá thành tính cho những sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Ta có công thức tính giá thành sản phẩm : G = Dđk + C - Dck. G: Tổng Giá thành sản phẩm . C: Tổng Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Dđk, Dck: Chi phí dở dang đầu và cuối kỳ. 2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 2.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất ở doanh nghiệp phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất (Phân xưởng, tổ sản xuất) và sản phẩm được sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợp trong một giới hạn nhất định trong kỳ sản xuất để phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và giá thành. Trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp các chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ ở doanh nghiệp. Chi phí sản xuất thực tế cũng được tập hợp theo một giới hạn nhất định có tính chất tổng hợp theo tài khoản cấp 1, cấp 2 và các tài khoản tập hợp chi phí như: TK 621; TK 622; TK 627. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào: - Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất theo dây chuyền giản đơn hay phức tạp, dây chuyền hoạt động liên tục hay gián đoạn. Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng. - Loại hình sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, loại sản phẩm. - Đặc điểm tổ chức sản xuất: Doanh nghiệp tổ chức theo dạng có phân xưởng hay không có phân xưởng. - Trình độ quản lý của Doanh nghiệp: Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc hay độc lập. - Đơn vị tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng. 2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp sản xuất, nếu doanh nghiệp đó sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Các tài khoản được sử dụng cho phương pháp kê khai thường xuyên là: Tài khoản 621- "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"; Tài khoản 622-" Chi phí nhân công trực tiếp"; Tài khoản 627-"Chi phí sản xuất chung". 2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính cửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. CPNVLTT được xây dựng định mức chi phí và tổ chức chi phí theo từng định mức. CPNVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm đặc biệt đối với các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp, chi phí NVLTT thường được xây dựng thành các định mức và dự toán, việc quản lý các chi phí này cũng phải theo định mức, dự toán xây dựng. CPNVLTT có thể tập hợp trực tiếp hoặc gián tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí. Nếu kế toán tập hợp CPNVLTT thì kế toán có thể ghi trực tiếp vào tài khoản chi phí NVLTT ( TK 621) và mở chi tiết cho từng đối tượng. Còn nếu kế toán tập hợp CPNVLTT được tính gián tiếp cho đối tượng thì kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí NVLTT cho từng đối tượng sau đó mới ghi vào tài khoản chi tiết. Căn cứ vào các CPNVLTT trong kỳ để tính vào giá thành sản phẩm: - Trị giá NVLTT dùng vào sản xuất sản phẩm trong kỳ, được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho và sử dụng NVLTT cho đối tượng có liên quan. - Trị giá NVLTT còn lại đầu kỳ (tồn cuối kỳ trước chuyển sang) ở các phân xưởng đội sản xuất, tại các địa điểm sản xuất của cuối kỳ trước chưa sử dụng hết, chuyển sang kỳ sau tiếp tục sử dụng. - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) căn cứ vào chứng từ nhập kho phế liệu và đơn giá phế liệu sử dụng để hạch toán. Chi phí NVLTT trong kỳ sử dụng để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau: CPNVLTT trong kỳ = Giá trị NVL sản xuất trong kỳ + Trị giá NVL còn lại ĐK ở thời điểm sản xuất - Trị giá NVL còn cuối kỳ sx - Trị giá phế liệu thu hồi Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 TK "Chi phí NVLTT". TK 621: Dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ lao vụ của các nghành công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp… Kết cấu TK 621_ "Chi phí NVLTT". Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ. Bên Có: -Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho; -Trị giá phế liệu thu hồi tính theo giá nhập kho. -Trị giá nguyên vật liệu thực tế trong kỳ kết chuyển sang TK tính giá thành cuối kỳ. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 621: Được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí NVLTT theo phương pháp KKTX. TK 152, 153 TK 621 TK 152 Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho Xuất NVL, công cụ sử dụng Trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. TK142 Phân bổ dần công cụ dụng cụ TK 111, 112, 331 TK 154 Mua NVL sử dụng cho sản xuất Kết chuyển giá trị NVL vào giá thành sản phẩm Thuế VAT Đầu vào TK 133 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) phản ánh khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân sản xuất trực tiếp ra sản phẩm như: tiền lương, lương phụ, các khoản phụ cấp và tiền trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Để hạch toán và phân bổ CPCNTT kế toán sử dụng TK 622 "chi phí công nhân trực tiếp". TK 622 phản ảnh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp… Kết cấu của TK 622_"Chi phí nhân công trực tiếp": Bên Nợ: Phản ánh tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương đã được quy định. Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành (bên Nợ TK 154). Tài khoản 622: Không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ tổng hợp về kế toán chi phí nhân công trực tiếp TL phải trả CNSX trực tiếp ra sản phẩm Trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX Trích BHXH, BHYT, KPGĐ của CNSX K/Cchi phí CNTT để tính giá thành sản phẩm TK 622 TK 334 TK 154 TK 335 TK 338 Chi phí NCTT được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chi phí nếu chỉ liên quan tới một đối tượng chịu chi phí hoặc tập hợp phân bổ cho các đối tượng khác có liên quan chi phí nhân công trực tiếp có thể mở chi tiết theo từng chỉ tiêu. 2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó cuối tháng sẽ tập hợp và phân bổ vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm lao vụ do phân xưởng sản xuất ra: - Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển hết vào chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. - Nếu phân xưởng sản xuất hai loại sản phẩm trở lên và đối tựng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm. Có thể phân bổ theo các tiêu thức như: Tỷ lệ lương công nhân sản xuất; Tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp… Mức phân bổ được tính theo công thức: Mức phân bổ CPSXC cho từng đối tượng = CPSXC thực tế phát sinh trong kỳ x Số đơn vị của từng đối tượng tính theo tiêu thức lựa chọn Tổng số đơn vị của đối tượng được phân bổ tính theo tiêu thức lựa chọn Theo chuẩn mực số 02.Hàng Tồn Kho_Mục 07 về phân loại chi phí sản xuất chung thành: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. - Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dượng máy móc thiết bị, nhà xưởng…và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. - Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất ra, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Theo chuẩn mực số 02.Hàng Tồn Kho_Mục 08 về phân bổ chi phí sản xuất chung: - Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến như sau: + Nếu số lượng sản phẩm sản xuất ra đạt mức bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất. + Nếu số lượng sản phẩm sản xuất ra cao hơn mức bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định đựoc phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. + Nếu số lượng sản phẩm sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chi được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Để tập hợp chi phí và phân bổ, kế toán sử dụng tài khoản 627 - "Chi phí sản xuất chung". TK 627 - "Chi phí sản xuất chung" dùng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Kết cấu TK 627: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm CPSXC. - Kết chuyển CPSXC vào bên Nợ TK 154. TK 627 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2: * TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng. + TK 6272: Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng. + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất, xuất dùng cho phân xưởng. + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất. + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động ở phân xưởng. TK6278: Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng. Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí sản xuất chung. TK 627 TK 152, 153 TK 154 Kết chuyển CPSXC phát sinh trong kỳ Giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng. TK 142 TK 632 Kết chuyển CPSXC cố định vào giá vốn Chi phí trả trước tính cho chi phí sản xuất chung TK 214 TK111,112,152,138 Các khoản thu hồi ghi giảm CPSX C Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng TK 334,338 Lương, phụ cấp trích theo lương ở phân xưởng TK111,112 chi phí = tiền khác TK 133 VAT 2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm. Theo phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho những chi phí sản xuất phát sinh sau khi đã được phản ánh vào các TK 621, TK622; TK627 hàng ngày, cuối kỳ kế toán sẽ tập hợp chi phí phá sinh trong kỳ ở các TK có liên quan đó rồi kết chuyển sang bên Nợ của TK 154- "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" thực hiện việc tính giá thành. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối tháng kết chuyển CPNVLTT (1) Cuối tháng kết chuyển CPNCTT (2) Cuối tháng kết chuyển CPSXC (3) giá trị phế liệu thu hồi (4) Bồi thường phải thu do sản xuất hỏng (5) Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ NK (6) Tổng sản phẩm xuất bán thẳng không qua kho (6') TK 154 TK 621 TK 152 TK 622 TK 138 TK 627 TK 155 TK 632 2.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sản xuất một loại sản phẩm, dây chuyền công nghệ giản đơn. ở phương pháp này kế toán sử dụng TK621, TK622, TK627 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ; TK 154 phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, còn TK 631 "Giá thành sản xuất" được sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm vào cuối kỳ. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK631 Tiền phải thu do hỏng sản phẩm TK154 Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ TK631 Kết chuyển chi phí NVL - TT TK621 TK152 Giá trị phế liệu thu hồi Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK622 TK632 Tổng giá thành sản xuất của chi phí hoàn thành trong kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK627 Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành vào cuối kỳ TK154 2.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm được xác định phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, chủng loại sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của chúng. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần dựa vào các căn cứ: Đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tính chất từng loại sản phẩm, yêu cầu của công tác quản lý và trình độ hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành là kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá. Kỳ tính giá thành phải là kỳ khi kết thúc quy trình công nghệ sản xuất, hoặc kết thúc một giai đoạn công nghệ và phải phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý. Kỳ tính giá có thể theo tháng, quý, hoặc tuỳ theo chu kỳ sản xuất thích hợp. 2.5. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trong các doanh nghiệp sản xuất trong kỳ sản xuất luôn luôn có một bộ phận sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc bán thẳng hoặc gửi bán là một bộ phận sản phẩm vẫn còn sản xuất dở dang đang nằm trên các công đoạn của quy trình sản xuất. Vậy sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền, công nghệ chưa hoàn thành bàn giao, chưa là thành phẩm khi hết kỳ sản xuất theo qui định ở doanh nghiệp đó. Bộ phận sản phẩm này tuy còn dở dang nhưng phải chịu một chi phí bỏ ra hoặc là có chi phí dở dang thực tế phát sinh từ kỳ trước nhưng kỳ này mới bổ sung vào giá thành sản phẩm. Để tính chính xác được giá thành sản phẩm, thì cuối kỳ cần phải đánh giá, kiểm kê sản phẩm dở dnag cuối kỳ. Ta có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp sau: 2.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ đánh giá theo khoản mục chi phí NVLTT.Công ty tính như sau: Dck = Dđk + Cn x Sd Stp + Sd Trong đó: Dck, Dđk : Chi phí sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ Cn : Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Stp : Sản lượng sản phẩm hoàn thành Sd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Đây là một phương pháp tính đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đơn giản. Được áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nhưng phương pháp này có độ chính xác không cao. 2.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo chi phí này mọi chi phí sản xuất trong kỳ đều được tập hợp cả số sản phẩm dở dang, căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi ra số sản phẩm hoàn thành tương đương. Ta phân bổ tất cả chi phí NVLTT, CPNCTT và CPSXC cho sản phẩm dở dang cuối kỳ đã quy đổi tương đương theo thành phẩm. + Chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ như sau: Chi phí NCTT và Chi phí SXC phân bổ cho SPDD = Chi phí nhân công và chi phí SXC DDĐK + Chi phí nhân công & chi phí SXC phát sinh trong kỳ x Sản lượng SPDD đã qui đổi SLTP sản xuất được trong kỳ + SL sản phẩm dở dang đã qui đổi + Chi phí NVLTT phân bổ vào một lần từ công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất thì phân bổ chi phí NVLTT cho thành phẩm và sản phẩm dở dang bình thường. Trị giá SPDD cuối kỳ = Trị giá NVL trong SPDD + Chi phí nhân công và CPSXC đã phân bổ cho SPDD + Chi phí NVL trực tiếp phân bổ dần trong quá trình sản xuất thì tính phân bổ chung cho toàn bộ chi phí sản xuất cho thành phẩm và sản phẩm dở dang đã quy đổi theo thành phẩm. Chi phí phân bổ cho sản phẩm dở dang = Chi phí phân bổ cho sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí cân phân bổ phát sinh trong kỳ x Sản lượng SPDD đã qui đổi SLTP sản xuất được trong kỳ + SL sản phẩm dở dang đã qui đổi 2.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Cách tính này được tiến hành trên cơ sở các định mức chi phí được xây dựng cho từng giai đoạn và cuối kỳ sẽ kiểm kê sản phẩm dở dang ở từng công đoạn để tính trị giá của sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau: Trị giá SPDDCK = Số lượng SPDDCK x Định mức chi phí. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán nhanh, tuy nhiên mức độ chính xác không cao, chủ yếu dùng với doanh nghiệp xây dựng được định mức chi phí hợp lý, chi tiết cho từng loại sản phẩm ở công đoạn sản xuất. 2.6. Kế toán giá thành sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp. Sau khi kế toán đã xác định được đối tượng cần tính giá thành sản xuất thì các đối tượng này sẽ được tính giá khi doanh nghiệp kết thúc qui trình công nghệ sản xuất hoặc kết thúc một giai đoạn công nghệ và phải phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý ở doanh nghiệp. Bộ phận kế toán giá thành khi tiến hành công việc kế toán tính giá thành cho các đối tượng tính ._.giá thành, đó chính là kỳ tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành có thể theo tháng, quý hoặc tuỳ theo chu kỳ sản xuất thích hợp. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp được vận dụng để tính giá thành sản phẩm. Có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như: 2.6.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Phương pháp này sử dụng cho những doanh nghiệp có quá trình hoạt động sản xuất liên tục, nhiều loại sản phẩm và có kỳ tính giá theo tháng, thường có chi phí sản xuất kinh doanh chuyển sang kỳ sau. Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm = Chi phí SXSP dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX sản phẩm dở dang cuối kỳ Như vậy: Nếu cuối kỳ doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang hoặc không tính trị giá sản phẩm dở dang thì: Tổng giá thành SXSP = Tổng CPSX đã tập hợp được trong kỳ 2.6.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Với phương pháp này thích hợp với ngành xây lắp, công nghiệp sản xuất đơn chiếc theo từng lô hàng được theo đơn đặt hàng. Chi phí được tập hợp theo đơn đặt hàng, giá thành sản xuất sẽ được tính cho từng đơn đặt hàng. Tổng giá thành sản xuất theo đơn đặt hàng = Tổng CPSX tập hợp được theo đơn đặt hàng - Vật liệu trả lại kho và phế liệu thu hồi được nhập kho 2.6.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức. ở những doanh nghiệp khi xây dựng được giá thành định mức của từng sản phẩm sản xuất theo từng khoản mục chi phí cấu thành giá. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục để so sánh với định mức chi phí để tính giá thành sản xuất thực tế theo công thức sau: Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm thực tế = Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm theo định mức ± Chênh lệch thoát ly định mức ± Chênh lệch điều chỉnh (nếu có) 2.6.4. Phương pháp hệ số, tỷ lệ. Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp này khi tính tổng giá thành nhóm sản phẩm cùng loại hoặc quy trình hoạt động sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. - Để tính được giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số này thì cần phải lấy một sản phẩm nào đó làm chuẩn có hệ số bằng 1 sau đó qui đổi các sản phẩm khác theo sản phẩm đã lấy làm chuẩn đó bằng cách sau: + Ta chọn một sản phẩm làm chuẩn sau khi đã có sản lượng thực tế + Xác định chính xác sản lượng thực tế của các sản phẩm còn lại + Hệ số cho các sản phẩm không được lấy làm chuẩn sẽ bằng: Sản lượng thực tế của từng sản phẩm đó chia cho sản lượng thực tế của sản phẩm làm chuẩn. + Sản lượng qui đổi của các sản phẩm bằng sản lượng thực tế nhân với hệ số qui đổi của từng sản phẩm. - Sau đó ta tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị cho mỗi sản phẩm - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ: ta thấy tỷ lệ % giữa tổng giá thành sản xuất với tổng giá thành kế hoạch của số lượng thực tế. Tỷ lệ % giá thành = Tổng GTSP thực tế x 100 Tổng GTSP theo kế hoạch Vậy giá thành thực tế của từng sản phẩm bằng tổng giá thành của từng loại sản phẩm theo kế hoạch nhân với tỷ lệ % giá thành. 2.6.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước. - Dùng cho quá trình hoạt động sản xuất theo nhiều công đoạn ở mỗi công đoạn đều tạo ra bán thành phẩm để tiếp tục chế tạo ở các công đoạn sau: Mỗi công đoạn sản phẩm đều được tính giá thành theo phương pháp giản đơn (cụ thể ở ý a). Chi phí ở mỗi công đoạn có thể kết chuyển tuần tự hoặc kết chuyển song song. - Sơ đồ phân bước tính giá thành (xét ở ba công đoạn): Sơ đồ 1 - Kết chuyển chi phí tuần tự. Công đoạn hoàn tất Công đoạn 2 Công đoạn 1 Chi phí NVLTT Trị giá vốn BTP công đoạn 2 Trị giá vốn BTP ở công đoạn 1 chuyển sang + + + Chi phí chế biến ở công đoạn 1 Chi phí chế biến ở công đoạn hoàn tất Chi phí chế biến ở công đoạn 2 Tổng GT và GT đơn vị ở công đoạn 1 Tổng GT và GT đơn vị ở công đoạn 2 Tổng GT và GT đơn vị của sản phẩm Sơ đồ 2: Kết chuyển chi phí song song. CPSX phát sinh ở công đoạn 2 CPSX phát sinh ở công đoạn 1 CPSX phát sinh ở công đoạn hoàn tất CPSX phát sinh ở công đoạn 1 tính cho thành phẩm CPSX ở công đoạn hoàn tất phát sinh tính cho thành phẩm CPSX phát sinh ở công đoạn 2 tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản xuất của thành phẩm theo khoản mục giá thành 3. Tổ chức sổ hạch toán chi phí sản xuất. Tuỳ theo mô hình doanh nghiệp, yêu cầu quản lý mà kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán đang được áp dụng trong các doanh nghiệp như: - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái - Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán Nhật ký chung Mỗi hình thức kế toán có một đặc điểm hệ thống sổ sách riêng, thích hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. Sổ kế toán trong các hình thức trên có thể phân loại: - Sổ theo nội dung công việc kế toán được chia thành: + Sổ kế toán tổng hợp + Sổ kế toán chi tiết - Sổ theo trình tự chép kế toán + Sổ ghi theo trật tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở doanh nghiệp + Sổ ghi phân loại các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh theo hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - tài chính, biểu thị tài sản và sự vận động của tài sản ở đơn vị trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Sổ theo hình thức tổ chức sổ: + Sổ đóng quyển. + Sổ tờ rời. Sổ kế toán là phương tiện ghi chép, hệ thống hoá, lưu giữ số liệu thông tin và đăng ký số chứng từ kế toán, ngoài ra còn là căn cứ để tiến hành kiểm tra kế toán và các hoạt động kinh tế - tài chính ở đơn vị. Do vậy dù có sử dụng hình thức sổ kế toán hay sử dụng máy vi tính để ghi nhận và hệ thống hoá thông tin kế toán, đều bắt buộc phải thực hiện những yêu cầu của thông tin kế toán và đảm bảo có thể kiểm tra được việc thực hiện những yêu cầu này. Chương 2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_viglacera. 1. Khái quát về Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_viglacera. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera. Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera thuộc địa bàn Phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty thuỷ tinh và Gốm xây dựng - Vilacera thuộc Bộ Xây dựng. Công ty được thành lập theo Quyết định số 1379/QĐ-BXD ngày 22/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ngày đầu thành lập Công ty có tên gọi Nhà máy Gạch men Thăng Long. Đến ngày 24/42/2002 theo Quyết định số 2038/QD-BXD của Bộ Xây dựng Nhà máy được đổi tên thành Công ty Gạch men Thăng Long. Sau một thời gian Bộ trưởng Bộ Xây dựng lại ra Quyết định số 960/QĐ-BXD ngày 16/7/2003 về việc sát nhập Công ty Gạch Granit Tiên Sơn vào Công ty Gạch men Thăng Long lấy tên gọi là: Công ty Gạch ốp lát Thăng Long - Viglacera thành Công ty Cổ phần với tên gọi là: Công ty Cổ Gạch men Thăng Long - Viglacera. Công ty đang sản xuất các sản phẩm gạch men và trang trí nội thất với nhiều chủng loại mẫu mã, mầu sắc, kích thước rất đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra Công ty còn nhận hoàn thiện và trang trí các công trình xây dựng dân dụng. Tuy là một doanh nghiệp mới thành lập nhưng Công ty có đội ngũ cán bộ giầu tài năng và kinh nghiệm đã đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định từng bước chiếm lĩnh thị trường. Công ty đã mở hai Chi nhánh bán hàng ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh giúp cho việc phân phối hàng hoá ra thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời, nó phù hợp với việc bán hàng thông qua nhà phân phối và mạng lưới bán đại lý của Công ty. Công ty có trên 100 tổng đại lý trên cả nước bán hàng và sản phẩm, ngoài ra có gần 10 Công ty thương mại nước ngoài đặt mua sản phẩm của Công ty. Công ty xây dựng trên diện tích 51ha thuộc Phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng vốn đầu tư ban đầu là 150 tỷ đồng. Ngày đầu mới đi vào sản xuất Công ty chỉ có 1 dây chuyền sản xuất loại Gạch men ốp tường theo Công nghệ nung 2 lần với Công suất là 3triệum2/năm theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đến tháng 11/2002, Công ty đã thực hiện thành công đề án kết nối dây chuyền nâng sản lượng lên 4triệum2/năm. Đây thực sự là một điều đáng khâm phục. Một năm sau 12.2003 Công ty đã quyết định đầu tư thêm 1 dây chuyền với công suất thiết kế là 1,5triệum2/năm nâng tổng công suất từ 4 triệum2/năm - 4,5 triệum2/năm. Với nhu cầu về chất lượng sản phẩm và hiện đại hoá dây truyền sản xuất ngay sau đó ban lãnh đạo Công ty đã quyết định đầu tư 1 dây chuyền sản xuất với công nghệ nung 3 lần chuyên sản xuất gạch viền trang trí cao cấp có công suất là 200.000m2/năm. Đây quả là một bước đột phá trong công nghệ sản xuất gạch men, vì sản phẩm nung lần 3 này sẽ có một chất lượng hoàn hảo và tinh tuý. Với mức vốn đầu tư ban đầu là 150 tỷ đồng sau một thời gian đi vào hoạt động sản xuất đến nay theo số liệu thống kê được tại 31/12/2005 vốn của Công ty đạt được là 280 tỷ. Với quy mô của doanh nghiệp thì kết quả đạt được của Công ty là rất đáng mừng, trong đó TSCĐ được đầu tư với mức vốn là 132 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận trong năm 2005 mà doanh nghiệp thu được là trên 191 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là trên 2,1 tỷ đồng. Đây là một sự nỗ lực của toàn cán bộ công nhân viên trong Công ty, kết quả hoạt động sản xuất của Công ty đã giúp cho thu thập bình quân tăng và đời sống vật chất của công nhân viên chức trong Công ty được ổn định tốt hơn. Một số chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đạt được trong 3 năm liên tiếp: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Nộp thuế Lao động BQ Thu nhập BQ 1.000đ 1.000đ 1.000đ 1.000đ Người 1.000đ/người 172.461.374 171.045.739 1.415.634 312.641 462 1.413 186.669.056 184.896.757 1.772.299 3.026.944 536 1.723 191.062.301 188.941.266 2.121.035 4.881.875 550 1.805 Mặc dù là một Công ty còn non trẻ nhưng Công ty Cổ Gạch men Thăng Long - Viglacera đã gặt hái được nhiều thành công trên thị trường, đạt được nhiều giải thưởng có uy tín như: Giải thưởng sao đỏ, giải thưởng sao vào đất Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, Công ty đã vinh dự 2 lần được đón các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về thăm: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến thăm vào ngày 05/6/2002 và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đến thăm ngày 08/10/2002… Đây là nguồn cổ vũ động viên lớn cho tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, góp phần khích lệ hăng say lao động, sản xuất. Ngay từ đầu sau khi đi vào hoạt động Công ty đã triển khai áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đến tháng 8/2002 Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 do QUACER và BVQI cấp. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và quy trình sản xuất ở Công ty. 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh. Trên cơ sở đặc điểm ngành nghề kinh doanh quy mô sản xuất doanh nghiệp đã áp dụng mô hình quản lý tập trung. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty. Ta có thể khái quát mô hình quản lý theo sơ đồ sau: Giám đốc Công ty Phó giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc sản xuất Phòng kinh doanh Phòng TC HC Phòng TC KT Phân xưởng sản xuất Phòng KH sản xuất Phòng KT-KCS Phân xưởng cơ điện Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. - Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu trong Công ty có thẩm quyền cao nhất, chịu mọi trách nhiệm về mọi mặt của Công ty trước Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, trước Nhà nước. - Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo, giám sát triển khai toàn bộ công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: Lập kế hoạch và triển khai các chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm thông qua phòng kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ của Công ty. - Phó Giám đốc sản xuất: có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo, giám sát triển khai toàn bộ công việc liên quan đến hoạt động sản xuất, quản lý thiết bị máy móc của Công ty. Trực tiếp quản lý Phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện, Phòng kế hoạch sản xuất và phòng kỹ thuật - KCS để đảm bảo cho các chỉ tiêu số lượng, chất lượng, định mức vật tư, tỷ lệ thu hồi, hao hụt thành phần… theo đúng kế hoạch. - Phòng Tổ chức Hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch về công tác tổ chức lao động, làm các thủ tục tuyển dụng sa thải lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo và quản lý cán bộ, quản lý lao động tiền lương, định mức tiền lương, quản lý các công tác hành chính. - Phòng Tài chính kế toán; Có nhiệm vụ lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Tổng Công ty và Công ty. Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tài chính cho Giám đốc, lập báo cáo tài chính theo tháng, quý… - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp thông tin về thị trường cho lãnh đạo, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn cho Công ty. Trực tiếp giải quyết những khiếu kiện của khách hàng. - Phòng kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm. Lập kế hoạch đầu tư XDCB. Phân tích đánh giá và tổng kết việc thực hiện kế hoạch sản xuất kế hoạch cung cấp vật tư, thực hiện công tác điều độ sản xuất. - Phòng Tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch về công tác tổ chức lao động, làm các thủ tục tuyển dụng sa thải lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất. Xây dựng kế hoạch đào tạo và quản lý cán bộ, quản lý lao động, tiền lương, định mức tiền lương, quản lý các công tác hành chính. - Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Tổng Công ty và Công ty. Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tài chính cho giám đốc, lập báo cáo tài chính theo tháng, quý… - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp thông tin về thị trường cho lãnh đạo, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn cho Công ty. Trực tiếp giải quyết những khiếu kiện của khách hàng. - Phòng Kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Phân tích đánh giá và tổng kết việc thực hiện kế hoạch sản xuất kế hoạch cung cấp vật tư, thực hiện công tác điều độ sản xuất. - Phòng Kỹ thuật - KCS: Có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ mới. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các loại vật tư, NVL, và sản phẩm của Công ty. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, xác định các thông số kỹ thuật về cơ lý của nguyên liệu xương, men, bán thành phẩm và thành phẩm. Phân tích thành phần hoá chất của các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất và nghiên cứu cho công nghệ mới. - Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật về máy móc thiết bị đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định. Giám sát việc thực hiện quy trình vận hành thiết bị. Tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch đã định. - Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất theo kế hoạch của Công ty đảm bảo về số lượng, chất lượng, tỷ lệ thu hồi. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đầu vào của quá trình sản xuất nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu về định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của Công ty. Tham gia ở bộ phận phân xưởng sản xuất gồm có: Quản đốc phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng, đốc công phân xưởng và các công nhân lam việc tại đó đựoc chia ra theo từng tổ lam việc khác nhau. Nhiêm vụ, quyền hạn của quản đốc, phó quản đốc, đốc công phân xưởng sản xuất: + Quản đốc phân xưởng: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, quản lý điều hành mọi mặt công tác của phân xưởng và trực tiếp làm một số công việc như: Lập kế hoạch, tổ tác nghiệp và công tác điều độ sản xuất các công đoạn và toàn phân xưởng để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của Công ty giao cho về số lượng, chất lượng, tiêu hao vật tư, năng suất lao động; Lập kế hoạch giao trách nhiệm cho các phó quản đốc về việc quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản, thiết bị máy móc cho từng bộ phận trong phân xưởng quản lý; Ký kết các văn bản, báo cáo hàng ngày của phân xưởng, bảng lương của công nhân phân xưởng, giải quyết một số công việc cho cán bộ công nhân trong phạm vi cho phép; Có quyền đề nghị với Giám đốc Công ty đề bạt, miễn giảm cán bộ giúp việc, có quyền thay đổi hệ số tiền lương, từ chối vật tư không tiêu chuẩn , chỉ định công tác CBCN cấp dưới… + Phó quản đốc phân xưởng: Được Giám đốc bổ nhiệm giúp việc cho Quản đốc quản lý điều hành mọi hoạt động của công đoạn sản xuất như: Bảo đảm chỉ tiêu số lượng và chất lượng, đảm bảo tiêu hao nguyên vật liệu theo đúng định mức được giao, quản lý sử dụng công cụ dụng cụ, quản lý lao động vệ sinh công nghiệp, tham gia trực sản xuất vào các ca sản xuất theo lịch phân công, lập bảng công điểm và bình bầu A, B, C cho công nhân trong công đoạn phụ trách…Có quyền hạn trong phạm vị mình phụ trách như: đình chỉ sản xuất khi máy móc thiết bị không đảm bảo, từ chối nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn… + Đốc công phân xưởng: Giúp việc cho Quản đốc quản lý điều hành 1 ca sản xuất trong công đoạn công việc như: Đôn đốc công nhân làm việc, chấm điểm cho công nhân, lập biên bản xử lý nhữn trường hợp công nhân vi phạm quy định của Công ty, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất trong các ca… Có quyền đình chỉ sản xuất khi thấy mất an toàn. Nhiệm vụ của công nhân sản xuất ở từng bộ phần hành công việc: + Tổ Nghiền xương: Thực hiện nghêm túc các công việc, hướng dẫn vận hành các thiết bị như: cân đông chính xác bài phối liệu theo đơn, nạo nguyên vật liệu vào máy nghiền, vận hành theo dõi quá trình hoạt động của máy nghiền các thiết bị khác tai khu vực; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ sấy phun: Thực hiện nghêm túc các công việc, hướng dẫn vận hành các thiết bị như : Bơm đảo hồ xương giữ các bể để làm đồng đều trước khi sấy; Vận hành máy sấy phun và các thiết bị theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng bột theo yêu cầu; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ phối liệu men: Thực hiện nghêm túc các công việc, hướng dẫn vận hành các thiết bị như: Lĩnh men và các nguyên liệu men, cân và nạp chính xác bài men theo đơn, vận hành máy nghiền theo dõi hoạt động của các máy móc thiết bị trong khu vực, xả men lên thùng chứa khi đạt yêu cầu, chở men phụ vụ cho dây chuyền ép_ tráng men; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ vận hành máy ép - Hầm sấy lò Bisquit - Tráng men - In lưới: Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng gạch mộc sau khi ép, loại bỏ hết những viên gạch không đạt yêu cầu trước khi đến dây chuyền tráng men; Loại bổ triệt để những viên gạch không đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào hầm sấy chỉ được cấp gạch vào hầm sấy khi nhiệt độ ở mức yêu cầu; thường xuyên kiểm tra các thiết bị kịp thời phát hiện sự cố; Kiểm tra các thông số men được sử dụng theo quy trình công nghệ thường xuyên kiểm tra đảm bảo lượng men in, tráng lên giá thànhạch theo yêu; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ vận hành máy dỡ tải và cấp gạch vào lò: Loại bổ những viên giá thànhạhc không đủ tiêu chuẩn trước khi xếp vào lò nung; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ vận hành lò nung lần hai: Thường xuyên kiểm tra lò nung và các thiết bị; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ nung lần ba: Thực hiện cắt gạch theo yêu cầu, dán đề can, in men bột vào sản phẩm đã nung 2 lần sau đó nung tại lò nung lần 3 và đóng hộp sản phẩm theo đúng quy trình công nghệ; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ phân loại gạch: Nắm vững tiêu chuẩn phân loại Công ty đề ra; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ lái xe nâng - xúc lật: Vận hành xe đúng quy trình, vận chuyển sản phẩm từ vị trí phân loại ra vị trí chờ nhập xuống kho, vận chuyển sản phẩm phục vụ bán hàng và các nguyên liệu phụ vụ; Cân nguyên liệu, dồn kho nguyên liệu, dọn bãi phế thải; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ nghiền Bisquit: Thực hiện nghêm túc các công việc, hướng dẫn vận hành các thiết bị; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… + Tổ xử lý nước thải: Thực hiện nghêm túc các công việc, hướng dẫn vận hành các thiết bị, vận hành hệ thống thiết bị, pha chế hoá chất theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng nước thải ra môi trường; Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty; Có quyền từ chối công việc nếu không đảm bảo an toàn; Đảm bảo giữ gìn máy móc thiết bị công cụ dụng cụ; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra; Thông báo cho người có trách nhiệm trong ca sản xuất đó những sai khác hư hỏng sự cố mất mát về thiết bị máy móc… 1.2.2. Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty. Là một doanh nghiệp ra đời và phát triển sau nên có nhiều điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chính vì vậy Công ty đã đầu tư dây truyền Công nghệ hiện đại khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất. Sơ đồ Quy trình Công nghệ 2 lần nung Nguyên liệu xương Thùng cấp liệu Băng tải Máy nghiền xương Bể hồ Bơm màng Sàng rung khử từ Bể khuấy trung gian Bơm Pitông Sấy phun tạo bột Băng tải Gầu nâng Băng tải Silô chứa bột Dầu Diezen Dầu Diezen Băng tải Gầu nâng Băng tải Xe cấp liệu Máy ép Băng chuyền Lò nung Biscuit Phun ẩm Tráng men engober Tráng men nền In lưới Men chống dính Nạp tải trung gian Lò nung men Băng chuyền Phân loại tự động Máy đóng hộp Máy co màng Đóng kệ, nhập kho Khí hoá lỏng (LPG) Khí hoá lỏng (LPG) Nguyên liệu Men Máy nghiền Thùng khuấy Sàng rung khử từ Xe chở hồ men - Các nguyên liệu được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất gồm: + Nguyên liệu dùng cho xương gồm một số nguyên liệu xương chính: Đất sét, Felelspar; Caolin; Bột vôi; STPP… + Nguyên liệu men như: Men FAB 2168; FAB 2154; MCC; ES600/5039… - Quy trình sản xuất sản phẩm ở Công ty được căn cứ vào bài phối liệu được xây dựng bởi phòng kỹ thuật_KCS và gửi cho đốc công phân xưởng sản xuất tiến hành. + Sau khi nhận được bài phối liệu xương, đốc công phân xưởng sản xuất sẽ tiến hành lập đơn phối liệu xương làm cơ sở cân nạp các loại nguyên liệu xưởng như đất sét, Feldspar; caolin, bột vôi… vào thùng cấp liệu sau đó qua hệ thống băng tải nạp vào máy nghiền xương thực hiện quá trình nghiền xương trong khoảng 3h. Hồ xương khi đạt được theo yêu cầu kỹ thuật được xả xuống bể hồ 100m3 có cánh khấy, từ đó hồ xương được bơm qua "Bơm màng" đến sàng rung khử từ rồi xả xuống bể khấy trung jan"; sau đó hồ xương được bơm vào máy sấy phun thông qua "bơm pitông" để thực hiện quá trình sấy ở nhiệt độ 600oC, sau khi được sấy thì bột sấy phun được chuyển lên các "silô chứa bột" 80 tấn thông qua dây chuyền. Bột ép được tháo tự động qua băng tải, gầu nâng ra khỏi si lô chứa bột để chuyển đến "xe cấp liệu" cho "Máy ép" thành Gạch mộc được ép bán khô trên máy ép và đi vào lò nung 1 (Lo nung Biscuit) ở nhiệt độ 1000oC. Sau lần nung 1 Gạch được đưa tới dây chuyền tráng men, in lưới nhờ hệ thống tự động. + Căn cứ vào loài phối liệu men, đốc công phân xưởng sản xuất sẽ lập đơn phối liệu men làm cơ sở cân, nạp các loại nguyên liệu men như: men FAB 2168; men FAB 2154; CMC; STPP; ES600/5039… Để thực hiện quá trình tráng men cho Gạch mộc bằng cách đưa các nguyên liệu men vào máy nghiền men. Hồ men khi đã đạt được các yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa lên các bể chứa có cánh khuấy. Từ đó hồ men chuyển ra sàng rung khử từ và lưu trong thùng Inox để vận chuyển ra dây chuyền tráng men, In lưới cho Gạch mộc. Gạch mộc sau khi được tráng men, in lưới sẽ được đưa vào lò nung 2 phải trên 1000oC. Gạch sau khi nung xong ở lò nung 2 được đưa vào dây chuyền phân loại, đóng hộp, in mã tự động, sau đó được đóng màng co và kệ rồi chuyền về kho sản phẩm nhờ xe nâng. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở Công ty. 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty. Để tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, ngọn nhẹ, có hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh ở Công ty. Bộ máy kế toán ở Công ty thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng KT tổng hợp; TSCĐ; Đầu tư XDCB; Tiền lương; Thuế Kế toán vật tư phải trả cho CNV, công nợ phải trả Kế toán kho, thành phẩm thanh toán Thủ quỹ Kế toán công, nợ phải thu và ngân hàng Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn phục vụ cho các kế hoạch sản xuất, đầu tư của Công ty. Đôn đốc kiểm tra các phần hạch toán chi tiết, tổng hợp số liệu lên báo cáo tài chính quý, tháng, năm. Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy chế, thể chế tài chính kế toán áp dụng tại Công ty phù hợp với quy định của Nhà nước. Tổng kết đánh giá tình hình quản lý phân tích hoạt động kinh tế tài chính, đánh giá việc sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, ký các chứng từ nhập, xuất, thu, chi, và các chứng từ về thanh, quyết toán. - Kế toán tổng hợp, đầu tư xây dựng cơ bản, tiền lương, mua sắm TSCĐ, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước; Có trách nhiệm là theo dõi, phản ánh, ghi chép khi có nghiệp vụ phát sinh và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Lập các báo cáo thuế, báo cáo nhanh, báo cáo tài chính của Công ty. - Kế toán vật tư phải trả cho công nhân viên, công nợ phải trả: Có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất, tồn vật tư, phụ tùng thay thế. Theo dõi những công nợ phải trả cho Công ty. - Kế toán công nợ phải thu và ngân hàng, đôn đốc thu hồi công nợ và giao dịch trực tiếp với ngân hàng. - Kế toán thành phẩm và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình nhập, xuất kho thành phẩm, đối chiếu kho thành phẩm và thanh toán các khoản thu chi theo yêu cầu của Giám đốc và Kế toán trưởng. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền của Công ty, và phải chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, cơ quan pháp luật về việc quản lý tiền mặt; trực tiếp thu chi tiền mặt theo yêu cầu của Giám đốc và kế toán trưởng. 1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất ngay từ khi đi vào hoạt động sản xuất thì công tác kế toán của Công ty đã hoạt động theo quy định của Nhà nước. Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các thông tư hướng dẫn: Thông tư số 89/2002/TT ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính; Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các hướng dẫn kèm theo để thực hiện các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Với quy mô hoạt động sản xuất như hiện nay, Công ty có chi nhánh và tổng đại lý bán hàng rộng khắp trên cả nước. Để thuận tiện cho công việc quản lý Công ty đã thực hiện tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Do vậy các chứng từ sử dụng ở Công ty như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng, bảng thanh toán lương của từng bộ phận, bảng tổng hợp tiền lương, hoá đơn thuế VAT, điện nước dịch vụ mua ngoài… của từng bộ phận đều được tập trung về phòng kế toán tại Công ty, tại đây các chứng từ được nhân viên phòng kế toán ghi chép, phản ánh trên các sổ sách kế toán. Hệ thống sổ kế toán của Công ty gồm: Sổ tổng hợp và các sổ chi tiết, áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chí._.Đối với silô: Đánh dấu X mức bột trong silô. Công ty cổ phần gạch men thăng long viglacera Phân xưởng Sản xuất (Biểu số 14) BáO CáO thống kê men Thời gian báo cáo: 6h30’ ngày 01 tháng 12 năm 2005 Máy số 1 Tên men:.......................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 1 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Máy số 2 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 2 Tên men: GCV 02 Khối lượng: 3,0tấn Máy số 3 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 3 Tên men: GCV 01 Khối lượng: 3,0tấn Máy số 4 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 4 Tên men: GCV 03 Khối lượng: 3,0 tấn Máy số 5 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 5 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Máy số 6 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 6 Tên men: FAT 2168/E Khối lượng: 0,5tấn Máy số 7 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 7 Tên men: GD07C Khối lượng: 3,0 tấn Máy số 8 Tên men: EO - 06A Khối lượng: 3,0 tấn Thùng khuấy số 8 Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Máy nghiền phễu Tên men: EO - 06 A Khối lượng: 3,0 tấn Tên men:........................... Khối lượng:..................tấn Thùng khuấy số 9 Thùng khuấy số 10 Tồn khô: 1 tấn Tổng tồn: 17 tấn Các loại men khác: ………………………………………………………………. Người báo cáo. Công ty cổ phần gạch men thăng long viglacera (Biểu số 16) Bảng tính chi phí sản xuất dở dang tháng 12/2005 Định mức tiêu hao Nguyên liệu xương: 15kg/m2 Nguyên liệu men: 1,1kg/m2 Dầu Diezen: 0,7 lít/m2 Gas: 1,0kg/m2 Nội dung Tồn đầu kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng gốc Số lượng quy đổi Đơn giá Thành tiền Số lượng gốc Số lượng quy đổi Đơn giá Thành tiền Nguyên liệu xương (1) 433.534 433.534 240 104.048.160 824.62 824.642 240 197.914.080 Nguyên liệu men (2) 18.665 18.665 10.215 190.662.975 17.000 17.000 10.215 173.655.000 BTP sau nung lần 1 (3) 1.037 15.555 240 3.733.200 209 3.135 240 752.400 BTP sau nung lần 2 (4) 15.930 379.323.567 16.163 384.871.740 Trong đó: Xương 15.930 238.950 240 57.3483000 16.163 242.445 240 58.186.800 Men 15.930 17.523 10.215 178.997.445 16.163 17.779 10.215 181.615.550 Dầu 15.930 11.151 4.012 44.737.812 16.163 11.314 4.012 45.392.169 Gas 15.930 15.930 6.167 98.240.310 16.163 16.163 6.167 99.677.221 Cộng: (1) + (2) + (3) + (4) 677.767.902 757.193.220 Công ty cổ phần gạch men Thăng Long VIGLACERA Biểu số 17 Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2005 Sản lượng sản xuất: 505.000 m2. ĐVT: Đồng Khoản mục CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 677.767.902 13.270.827.043 757.193.220 13.191.401.725 26.122 - Nguyên liệu xương 165.129.360 1.352.981.458 256.853.280 1.261.257.538 2.498 - Nguyên liệu men 369.660.420 5.552.844.815 355.270.550 2.567.234.686 11.024 - Nhiên liệu 142.978.122 6.365.000.770 145.069.390 6.362.909.502 12.600 2. CP nhân công trực tiếp 0 270.033.200 0 270.033.200 535 - Lương 0 251.818.800 0 251.818.800 499 - Các khoản trích theo lương 0 18.214.400 0 18.214.400 36 3. CP sản xuất chung 0 3.508.564.296 0 3.508.561.296 6.948 Tổng cộng 677.767.902 17.049.424.539 757.193.220 16.969.999.221 33.604 Chương 3 Một số nhận xét và ý kiến đế xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_viglacera. 1. Nhận xét chung về công tác kế toán ở Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_Viglacera. Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán ở Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera. Em có một số nhận xét về bộ máy tổ chức và công tác kế toán nói chung và về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng như sau: 1.1. Ưu điểm. Là một doanh nghiệp sản xuất vừa Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera đã bố trí bộ máy quản lý gọn, nhẹ đặc biệt là phòng kế toán. Vì đây là doanh nghiệp sản xuất nên công việc kế toán rất vất vả và số lượng lớn công việc diễn ra trong quá trình sản xuất. Phòng kế toán trong Công ty chỉ có 6 người đảm nhiệm các công việc liên quan nhưng với tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, kết hợp với phương tiện máy vi tính có cài đặt phần mềm kế toán giúp cho mọi công việc của kế toán viên được nhanh, chính xác. Mỗi người đảm nhận một khối công việc nhất định không chồng chéo lên nhau và cũng không tập trung quá nặng vào một người đã tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc.Với bộ máy kế toán khá gọn nhẹ, hợp lý và rất chặt chẽ, do đó các chứng từ ban đầu đều được kiểm tra một cách hợp lệ, hợp pháp trước khi hạch toán như: - Việc hạch toán NVL: chỉ xuất kho NVL khi có đề nghị được xét duyệt theo định mức tiêu hao, nếu lượng NVL cần xuất vượt định mức tiêu hao thì phải được giải thích chi tiết nguyên nhân. Mọi công việc này đều làm cho việc quản lý NVL được tốt hơn góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất sản phẩm. - Việc xác định lương, thưởng cũng rất chặt chẽ, hợp lý. Công ty thực hiện việc áp dụng tính lương theo sản phẩm, điều đó làm tăng trách nhiệm của người lao động đối với sản phẩm, công việc được giao. Nếu sản xuất tốt, các hệ số tiêu hao đạt kết quả theo như kế hoạch thì thu nhập của người lao động sẽ cao và ngược lại nếu sản xuất kém các hệ số tiêu hao cao hơn kế hoạch thì thu nhập của người lao động sẽ giảm. Các phần hành kế toán trong công ty luôn phối hợp chặt chẽ với nhau để tìm ra hướng giải quyết, biện pháp quản lý và phương pháp tập hợp tốt nhất, đặc biệt là với bộ phận kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành thì rất quan tâm tới các bộ phận khác nhằm đạt được các kết quả cao. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất, kỳ tính giá theo tháng là hợp lý, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. 1.2. Nhược điểm. Thứ nhất: Về việc sử dụng chế độ kế toán doanh nghiệp: Công ty vẫn đang sử dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐkế toán ngày 1/11/1995 là không phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính. Vì với tư cách là công cụ tài chính công tác kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, tổ chức hệ thống thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế, kế toán đóng một vai trò quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn rất cần thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Do đó Bộ Tài Chính đã quyết định cải cách và đổi mới Chế độ kế toán doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thi trường nước ta hiện nay. "Ngày 20/3/2006 Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ký quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành về Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tái chính 2006". Quyết định này thay thế quyết định số1141 TC/QĐ/CĐKT. Thứ hai: Lá một doanh nghiệp thành lập trong thời kỳ nền khoa học phát triển, do đó Công ty đã xây dựng lập đặt những dây chuyền công nghệ hiện đại để đi vào sản xuất. Nhưng dù dây chuyền có hiện đại đến mấy thì trong quá trình sản xuất vẫn có những sản phẩm hỏng, phế phẩm. Nhưng hàng tháng trong quá trình tính giá thành sản phẩm Công ty không tính chi phí cho những sản phẩm hỏng này mà tính hết chi phí cho sản phẩm những sản phẩm dở dang và thành phẩm nhập kho hợp quy cách. Thứ ba: Mặc dù công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tính chính xác, nhưng kế toán chi phí theo em có một số chi phí vẫn chưa được tính cụ thể và chính xác hợp lý như phần tính khấu hao tài sản cố định chưa thực sự hợp lý, không thực hiện việc phân bổ khấu hao cho từng đối tượng cụ thể. Là doanh nghiệp sản xuất do đó Công ty có phần TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng xét riêng trong tháng 12/2005 chỉ trích khấu hao đối với nhà xưởng, máy móc, thiết bị tính vào chi phí sản xuất trong kỳ là 1.065.357.180đ, chứ không trích khấu hao đối với khu vực nhà văn phòng và các TSCĐ khác. Đối với những tài sản còn lại thì sau khi đã trích khấu hao vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào cuối năm kế toán sẽ cân đối lại số khấu hao đã trích so với kế hoạch trích còn lại sẽ tính cho TSCĐ cần trích còn lại. Thứ tư: Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa đầy đủ. Như phần nguyên liệu dở dang cuối kỳ có một số không được tính, đặc biệt là nguyên liệu xương tại các silô không được tính, phần nhiên liệu dầu và gạch nung một không được tính và phần nhiên liệu gas hao phí trong đó đều không được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Thứ năm: Về phần đối tượng tính giá là 1m2 sản phẩm gạch ở đây chỉ nói chung là gạch mà chưa tính tách riêng cho từng loại gạch là chưa hợp lý. Vì Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm với kích thước, độ dày khác nhau nên lượng nguyên liệu hao phí cho mỗi loại sản phẩm là khác nhau. Như: Gạch kích thước 200 x 250mm có độ dày 7mm. Gạch kích thước 200 x 200mm có độ dày 6,5mm. Gạch kích thước 200 x 300mm có độ dày 7,5mm. Gạch kích thước 250 x 400mm có độ dày 8mm. 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long Viglacera. Việc cập nhập các thông tin kế toán là rất cần thiết để có thể quản lý tài chính được tốt hơn cho phù hợp với quy định của Nhà nước và các quyết định đã đề ra của Bộ Tài Chính. Do đó Công ty cần sửa đổi một số tài khoản sao cho phù hợp hơn. Việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm là công việc rất khó khăn và cần thiết không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất. Nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng giống nhau về khâu tập hợp chi phí để tính giá sản phẩm. Do vậy việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp cho công tác kế toán chi phí và giá thành được chính xác và hoàn thiện là rất khó nó còn tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo theo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành. Qua thời gian thực tập tại Công ty với những hiểu biết chưa nhiều em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành ở Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera như sau: Thứ nhất: Là vấn đề áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp mới. Là một Công ty cổ phần do vậy việc cập nhật và áp dụng chế độ kế toán mới vào công tác quản lý tài chính trong công ty là rất cần thiết và quan trọng vì trong Hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC có sửa đổi, thêm một số tài khoản phù hợp với loại hình các doanh nghiệp như: - TK158_"Hàng hoá kho bảo thuế". - TK334_"Phải trả người lao động". - TK343_"Trái phiếu phát hành". - TK347_"Thuế thu nhập hoãn lại phải trả". - TK352_"Dự phòng phải trả". - TK411_"Nguồn vốn kinh doanh". - TK4111_"Vốn đấu tư của chủ sở hữu". - TK4112_"Thặng dư vốn cổ phần". - TK4113_"Vốn khác". - TK419_"Cổ phiếu quỹ". - TK821_"Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp". - TK8211_"Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành". - TK8212_" Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại". Và một số tài khoản khác. Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_Viglacera là một doanh nghiệp sản xuất ra các loại gạch men và gạch trang trí, tạo việc làm cho nhiều công nhân như hiện nay Công ty có khoảng gần 600 công nhân với mức lương bình quân:1,2trđ/1người/1tháng để đảm bảo cho việc theo dõi và thanh toán trả lương cho công nhân Công ty nên sửa đổi tài khoản 334_"Phải trả công nhân viên" bằng tài khoản 334_"Phải trả người lao động" (Theo quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/3/2006) tiện cho viậc theo dõi của Công ty. Nguồn vốn của Công ty gồm có vốn điều lệ và các nguồn vốn khác, vì là Công ty cổ phần do đó nguồn vốn được huy động chủ yếu từ việc phát hành cổ phiếu theo quy định của Nhà nước, ngoài ra Công ty có sử dụng thêm một số nguồn khác như vay vốn các tổ chức tín dụng, vay ngân hàng, vay các tổ chức cái nhân…Tuân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quyết định số 15/2006/QĐ_BTC trong bảng hệ thống tài khoản kế toán có mở thêm một số tài khoản nhằm giúp cho việc theo dõi và quản lý nguồn vốn của công ty được tốt hơn, vì vậy Công ty cũng nên thay đổi và sử dụng cho phù hợp với thực tế. Thứ hai: Về việc tính chi phí cho những sản phẩm hỏng và phế phẩm. Việc tính chi phí cho những sản phẩm hỏng là rất cần thiết vì như thế sẽ phản ánh chính xác được giá thành sản phẩm sản xuất hợp quy cách. Để tính được chi phí cho những sản phẩm hỏng phế phẩm này vào cuối mỗi tháng thì kế toán cần căn cứ vào bảng thống kê của những tổ sản xuất để có được số liệu chính xác về số sản phẩm hỏng phế phẩm, từ đó để tính đựoc giá thành số sản phẩm hỏng.Khi đó sẽ giảm chi phí tính cho thành phẩm nhập kho. Hạch toán giá trị sản phẩm hỏng và phế phẩm: Căn cứ vào giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nợ TK154-"Sản phẩm hỏng" Có TK154-"Sản phẩm đang chế tạo nhưng bị hỏng". Căn cứ vào giá trị phế liệu th hồi để tính: Nợ TK152-"Phế liệu thu hồi" Có TK154-"Sản phẩm hỏng" Kết quả xử lý thiệt hại: Nợ TK138-"Bồi thường" Nợ TK811-"Tính vào chi phí bất thường" Có TK154-"Khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng" Thứ ba: Đối với kế toán khấu hao TSCĐ. Như đã nói ở trên TSCĐ trong Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản vì vậy việc sử dụng và trích khấu hao TSCĐ là rất cần thiết. ở Công ty việc trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất chung được tính theo kế hoạch sản lượng trong năm sau đó phân bổ cho từng tháng theo sản lượng hoàn thành nhập kho thực tế. Do vậy nếu Công ty sản xuất tốt thì việc hoàn thành khấu hao sẽ trước kế hoạch, nhưng nếu Công ty sản xuất không đạt thì cuối năm phần chi phí khấu hao TSCĐ là rất lớn từ đó làm cho giá thành sản xuất sẽ tăng cao ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm và thu nhập của Công ty. Từ đó ta thấy rằng ở đây chi phí khấu hao TSCĐ không còn là một khoản chi phí cố định trong từng tháng mà nó trở thành biến phí phụ thuộc vào khả năng kết quả sản xuất của Công ty. Để khắc phục tình trạng này Công ty nên thực hiện khấu hao TSCĐ theo thời gian sử dụng hữu ích của chúng: Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/Thời gian sử dụng hữu ích Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm/12 tháng. Ví dụ: Đối với TSCĐ phục vụ sản xuất Nguyên giá = 89.447.810.852đ Thời gian sử dụng hữu ích ước tính: 8 năm. Vậy: Mức trích khấu hao hàng năm=89.447.810.852/8= 1.180.976.344đ Mức KH hàng tháng = 11.180.976.344/12 = 951.748.029đ Trên đây là đối với trường hợp Công ty sản xuất đạt mức kế hoạch. Còn đối với trường hợp Công ty thực tế sản xuất không đạt kế hoạch về sản lượng sản xuất trong tháng thì phải phân bổ chi phí sản xuất chung cố định, không được tính hết vào giá thành sản xuất vào TK632 "Giá vốn hàng bán" theo qui định hiện hành. Ngoài ra kế toán nên lập thêm "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ" để việc trích và phân bổ khấu hao cho từng đối tượng được cụ thể và chi tiết hơn, giúp cho việc tính toán chính xác hơn, trung thực và khách quan. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. TT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH (%) Nơi SD Toàn doanh nghiệp TK627 TK641 TK642 Nguyên giá Số khấu hao 1 Số KH đã trích trong tháng 12,5% 89.447.810.108.852 931.748.029 745.398.423 83.857.322 102.492.283 2 Số KH tăng trong tháng 0 3 Số KH giảm trong tháng 0 4 Số KH trích tháng này (1+2-3) 12,5% 89.447.810.852 931.748.029 745.398.423 83.857.322 102.492.283 Thứ tư: Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Những chi phí cho nguyên nhiên vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất không có nghĩa là trong kỳ sản xuất đó sẽ sử dụng hết để cho ra sản phẩm hoàn thành nhập kho mà nó vẫn còn phần nào đó trong dây chuyền sản xuất đó. Do đó sau mỗi kỳ sản xuất thì việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Nếu sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá cao hơn thực tế thì làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống từ đó dẫn đến tình trạng lãi giả, lỗ thật do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất thực tế. Ngược lại nếu đánh giá chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ thấp hơn thực tế sẽ làm cho giá thành sản phẩm trong kỳ tăng lên dẫn đến giá bán tăng điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm trên thị trường. Đối với Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera thì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong kỳ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí hơn nữa hai khoản mục chi phí này phát sinh chủ yếu từ quá trình ép đến sau nung lần 2, mà khối lượng dở dạng ở quá trình này thường thấp hơn khối lượng dở dang ở công đoạn gia công nguyên liệu xương men nên ta có thể không tính đến phần chi phí này trong quá trình đánh giá sản phẩm dở dang nhằm làm giảm bớt khối lượng công việc tính toán mà vẫn không ảnh hưởng lớn tới độ chính xác của số liệu. Ta có thể thực hiện tính toán theo qui trình sau đối với phần chi phí NVL trực tiếp dở dang. - Đối với hồ xương nằm trong các máy nghiền và bể hồ: tính toán theo chi phí định mức của nguyên liệu xương (240đ/kg xương). - Đối với bột ép nằm trong các silô: tính toán theo chi phí định mức của nguyên liệu xương (240đ/kg xương) và chi phí định mức của nhiên liệu dầu (07/15 lít dầu/kg xương và 4.102đ/lít dầu). - Đối với hồ men trong các thùng khuấy tính toán theo chi phí định mức nguyên liệu men(10.215đ/kg men). - Đối với bán thành phẩm sau nung lần 1. Tính toán theo chi phí định mức của nguyên liệu xương (15kg/m2 và 240đ/kg xương); chi phí định mức của nhiên liệu dầu (0,7 lít/m2 và 4.012 đ/lít dầu) chi phí định mức của nhiên liệu gas (0,5kg/m2 và 6.167đ/kg gas). - Đối với bán thành phẩm sau nung lần 2: tính theo chi phí định mức của nguyên liệu xương (15kg/m2 và 240đ/kg xương) chi phí định mức của nguyên liệu men (1,1kg/m2 và 10.215đ/kg men), chi phí định mức nhiên liệu dầu (0,7 lít/m2 và 4.012đ/lít dầu), chi phí định mức của nhiên liệu gas (1,0kg/m2 và 6.167đ/kg gas). Cụ thể theo bảng tính chi phí sản xuất dở dang: Biểu số 18- "Bảng tính chi phi sản xuất dở dang tháng 12/2005". So sánh kết quả tính: Theo bảng biểu 16 do nhân viên kế toán lập thì chi phí dở dang đầu và cuối kỳ của tháng 12/2005 thứ tự là: 677.767.902đ và 757.193.220đ còn kết quả theo biểu 18 thì chi phí dở dang đầu và cuối kỳ tháng 12/2005 tính được theo thứ tự là: 724.693.216đ và 835.562.013đ. Điều này cho ta thấy rằng Công ty đã tính chi phí dở dang thấp hơn so với thực tế làm cho giá thành sản phẩm tăng, do đó đã làm ảnh hưởng tới việc bán hàng của Công ty trên thị trường. Công ty cổ phần gạch men thăng long viglacera (Biểu số 18) Bảng tính chi phí sản xuất dở dang tháng 12/2005 Định mức tiêu hao Nguyên liệu xương: 15kg/m2 Nguyên liệu men: 1,1kg/m2 Dầu Diezen: 0,7 lít/m2 Gas: 1,0kg/m2 Nội dung Tồn đầu kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng gốc Số lượng quy đổi Đơn giá Thành tiền Số lượng gốc Số lượng quy đổi Đơn giá Thành tiền Hồ xương trong máy, bể hồ (1) 215.534 215.534 240 51.728.160 412.642 412.642 240 99.034.080 Bộ trong Silô (2) 218.000 93.135.413 412.000 176.017.387 Trong đó: Xương 218.000 218.000 240 52.320.000 412.000 412.000 240 98.880.000 Dầu 218.000 10.173 4.012 40.815.413 412.000 19.227 4.012 77.137.387 Nguyên liệu men (3) 18.665 18.665 10.215 190.662.975 17.000 17.000 10215 173.655.000 BTP sau nung lần 1 (4) 1.037 9.843.100 209 1.983.807 Trong đó: Xương 1.037 15.555 240 3.733.200 209 3.135 240 752.400 Dầu 1.037 726.519 4.012 2.912.311 209 146 4.012 586.956 Gas 1.037 519 6.167 3.197.590 209 105 6.167 644.452 BTP sau nung lần 2 (4) 15.930 379.323.567 16.163 384.871.740 Trong đó: Xương 15.930 238.950 240 57.348.000 16.163 242.445 240 58.186.800 Men 15.930 17.523 10.215 178.997.445 16.163 17.779 10.215 181.615.550 Dầu 15.930 11.151 4.012 44.737.812 16.163 11.314 4.012 45.392.169 Gas 15.930 15.930 6.167 98.240.310 16.163 16.163 6.167 99.677.221 Cộng: (1) + (2) + (3) + (4) 724.693.216 835.562.013 Công ty cổ phần gạch men thăng long viglacera (Biểu số 16) Bảng tính chi phí sản xuất dở dang tháng 12/2005 Định mức tiêu hao Nguyên liệu xương: 15kg/m2 Nguyên liệu men: 1,1kg/m2 Dầu Diezen: 0,7 lít/m2 Gas: 1,0kg/m2 Nội dung Tồn đầu kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng gốc Số lượng quy đổi Đơn giá Thành tiền Số lượng gốc Số lượng quy đổi Đơn giá Thành tiền Nguyên liệu xương (1) 433.534 433.534 240 104.048.160 824.62 824.642 240 197.914.080 Nguyên liệu men (2) 18.665 18.665 10.215 190.662.975 17.000 17.000 10.215 173.655.000 BTP sau nung lần 1 (3) 1.037 15.555 240 3.733.200 209 3.135 240 752.400 BTP sau nung lần 2 (4) 15.930 379.323.567 16.163 384.871.740 Trong đó: Xương 15.930 238.950 240 57.3483000 16.163 242.445 240 58.186.800 Men 15.930 17.523 10.215 178.997.445 16.163 17.779 10.215 181.615.550 Dầu 15.930 11.151 4.012 44.737.812 16.163 11.314 4.012 45.392.169 Gas 15.930 15.930 6.167 98.240.310 16.163 16.163 6.167 99.677.221 Cộng: (1) + (2) + (3) + (4) 677.767.902 757.193.220 Thứ năm: Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Để đáp ứng nhu cầu thị trường Công ty không chỉ sản xuất ra một sản phẩm gạch với một kích thước, mẫu mã, mà Công ty sản xuất ra nhiều kích thước và mẫu mã gạch phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó việc xác định đối tượng tính giá thành là 1 m2 sản phẩm chung cho tất cả các loại sản phẩm là không hợp lý. Ta cần phải xác định lại đối tượng tính giá thành nên là 1m2 sản phẩm qui đổi theo tiêu chuẩn loại gạch có kích thước 200 x 250mm làm chuẩn, từ đó làm căn cứ để tính 1m2 các loại sản phẩm khác. Căn cứ để xác định hệ số là độ dày của các loại gạch, từ đó ta thấy rằng loại gạch càng dày thì tiêu hao nguyên liệu càng nhiều. Ta có hệ số cho mỗi loại gạch có kích thước khác nhau như sau: Gạch kích thước 200 x 250mm có độ dày 7mm - Hệ số 1 Gạch kích thước 200 x 200mm có độ dày 6,5mm - Hệ số 0,93 (=6,5/7) Gạch kích thước 200 x 300mm có độ dày 7,5mm - Hệ số 1,07 (7,5/7) Gạch kích thước 250 x 400mm có độ dày 8mm - Hệ số 1,14 (=8/7) Sau khi đã có hệ số quy đổi ta tính được sản lượng qui đổi: * Sản lượng qui đổi của từng loại sản phẩm = Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm x Sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm * Tổng sản phẩm qui đổi = Tổng sản lượng qui đổi của từng loại SP Khi đó ta tính giá thành của sản phẩm qui đổi theo công thức: * Giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm chính Tổng khối lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ * Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm = Giá thành đơn vị qui đổi x Hệ số qui đổi ta có số liệu như sau: Khối lượng sản phẩm nhập kho trong tháng 12/2005 là 505.000m2 trong đó: Gạch kích thước 200 x 250mm: 50.000m2 Gạch kích thước 200 x 200mm: 360.000m2 Gạch kích thước 200 x 300mm: 40.000m2 Gạch kích thước 250 x 400mm : 55.000m2 Khi đó ta xác định tổng khối lượng sản phẩm qui chuẩn: - Khối lượng SP qui chuẩn = (50.000 x 0,93) + (380.000 x 1) + 40.000 x 1,07) + (55.000 x 1,14) = 512.000m2 - Giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn = 16.938.555.741 = 33.083đ 512.000 Với cách tính giá thành sản phẩm như trên thì kế toán nên lập bảng tính giá thành sản phẩm theo Bảng biểu số 19 thay cho Bảng biểu số 17. Khi đó giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn tính theo bảng 19 là: 33.083đ, còn giá thành đơn vị của sản phẩm chung theo biểu 17 là: 33.604đ. Vậy theo cách tính của biểu 19 thi Công ty tiết kiệm đươc 521đ cho mỗi sản phẩm. Trên đây là một số kiến nghị của em nhăm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty, nhăm tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Em rất mong quý Công ty quan tâm và đóng góp bổ xung thêm để những đế xuất kiến nghi của em được thực thi. Công ty cổ phần gạch men Thăng Long VIGLACERA (Biểu số 19) Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2005 Sản lượng sản xuất: 505.000 m2; Sản lượng quy chuẩn: 512.000m2 Đơn vị tính: Đồng Khoản mục CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 724.693.216 13.270.827.043 835.562.013 13.159.958.245 25.703 - Nguyên liệu xương 165.129.360 1.352.981.458 256.853.280 1.261.257.538 2.463 - Nguyên liệu men 369.660.420 5.552.844.815 355.270.550 2.567.234.686 10.874 - Nhiên liệu 189.903.436 6.365.000.770 223.438.184 6.331.466.022 12.366 2. CP nhân công trực tiếp 0 270.033.200 0 270.033.200 527 - Lương 0 251.818.800 0 251.818.800 492 - Các khoản trích theo lương 0 18.214.400 0 18.214.400 36 3. CP sản xuất chung 0 3.508.564.296 0 3.508.564.296 6.853 Tổng cộng 724.693.216 17.049.424.593 835.562.013 16.938.555.741 33.083 Kích thước Sản lượng thực tế Hệ số quy đổi Sản lượng quy chuẩn Zđvsp Tổng giá thành 200 x 200mm 50.000 0.93 46.500 30.767 1.538.364.926 200 x 250mm 360.000 1.00 360.000 33.083 11.909.922.006 200 x 300mm 40.000 1.07 42.800 35.399 1.415.957.394 250 x 400mm 55.000 1.14 62.700 37.715 2.074.311.416 Tổng cộng 505.000 512.000 16.938.555.741 Công ty cổ phần gạch men Thăng Long VIGLACERA Biểu số 17 Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2005 Sản lượng sản xuất: 505.000 m2. ĐVT: Đồng Khoản mục CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVL trực tiếp 677.767.902 13.270.827.043 757.193.220 13.191.401.725 26.122 - Nguyên liệu xương 165.129.360 1.352.981.458 256.853.280 1.261.257.538 2.498 - Nguyên liệu men 369.660.420 5.552.844.815 355.270.550 2.567.234.686 11.024 - Nhiên liệu 142.978.122 6.365.000.770 145.069.390 6.362.909.502 12.600 2. CP nhân công trực tiếp 0 270.033.200 0 270.033.200 535 - Lương 0 251.818.800 0 251.818.800 499 - Các khoản trích theo lương 0 18.214.400 0 18.214.400 36 3. CP sản xuất chung 0 3.508.564.296 0 3.508.561.296 6.948 Tổng cộng 677.767.902 17.049.424.539 757.193.220 16.969.999.221 33.604 Kết luận Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu của người tiêu dùng là sản phẩm có chất lượng tốt phù hợp với cuộc sống nhưng giá cả đưa ra phải phù hợp có thể chấp nhận được. Điều này cho việc nghiên cứu đổi mới công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết và cập nhật, mang lại ý nghĩa thiết thực trong công tác kế toán và quản lý kinh tế. Các thông tin kế toán tài chính đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thông qua các số liệu về chi phí và giá thành mà kế toán cung cấp các nhà quản lý có thể đánh giá được tình hình thực hiện định mức vật tư đó phân tích đánh giá và nhận xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc đánh giá bán và đề ra chính sách bán hàng cũng xuất phát từ các thông tin mà kế toán chi phí và giá thành cung cấp. Vì vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu giá trị luôn được các nhà quản lý quan tâm. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera em đã học hỏi và biết thêm nhiều điều về thực tế công việc kế toán. Với những kiến thức đã học ở trường về công tác kế toán thì em nhận thấy rằng giữa thực tế và lý thuyết có một số điểm khác nhau nhưng dù có những biến đổi, khác nhau vẫn tuân theo qui định cơ bản của Bộ Tài chính. Mặc dù vậy xong nếu ta có thể kết hợp giữa lý thuyết vào thực tế tốt hơn thì sẽ làm cho công tác kế toán được tốt và đạt hiệu quả hơn. Với kiến thức của em và thời gian thực tế ở Công ty em đã tìm hiểu về những công việc kế toán nhưng vì thời gian điều kiện có hạn, được sự giúp đỡ tạo điều kiện từ phía các nhân viên kế toán tại phòng kế toán của Công ty, đặc biệt là sự định hướng của cô giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em tìm hiểu và lựa chọn đề tài để có thể tìm hiểu sâu hơn trong thời gian thực tập và làm bài khoá luận. Đề tài em lựa chọn là: "Kế toán tập hợp chi sản xuất để tính giá thành sản xuất sản phẩm ở Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_Viglacera ". Trong đề tài này em đã đưa ra một số ý kiến đề xuất, nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Những ý kiến đề xuất trên hoàn toàn là dựa vào cơ sở lý luận cơ bản và tình hình thực tế ở Công ty. Những ý kiến này rất phù hợp với khả năng và thực tế hiện nay ở Công ty và rất khả thi vì vậy em rất mong Công ty sẽ áp dụng vào công tác kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm trong thời gian tới. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một đề tài khá phức tạp. Với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, do đó trong chuyên đề tốt nghiệp này em không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, anh chị, bạn bè để khoá luận của em thực sự có ý nghĩa trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Quý Công ty, cảm ơn Phòng Kế Toán của Công ty, cảm ơn các thầy cô trong Khoa Tài chính - Kế toán trường Đại học DL Phương Đông, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo TS.Phùng Thị Đoan đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội: ngày 27 tháng 4 năm2006. Sinh viên thực hiên. Phạm Thị Hồng Hạnh. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kế toán doanh nghiệp trường ĐHDL Phương Đông. 2. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp_ Nhà Xuất Bản Thống Kê. 3. Nguyên lý kế toán_ Nhà Xuất Bản Tài Chính năm 2004. 4. 201 sơ đồ kế toán doanh nghiệp_ Nhà Xuất Bản Tài Chính năm 2003. 5. Luật kế toán năm 2003. 6. Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho. 7. Chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định hữu hình. 8. Tài liệu tham khảo của Công ty cổ phần Gạch men Thăng Long_Viglacera. 9. Luận văn các khoá trước của sinh viên trường ĐHDL Phương Đông. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36275.doc