Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà (nhật ký chung - Ko lý luận)

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn CP: Chi phí CP NCTT: Chi phí nhân công trực tiếp CP NVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSX: Chi phí sản xuất CP SXC: Chi phí sản xuất chung CP SDMTC: Chi phí sử dụng máy thi công CP SXKDDD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang CT: Công trình Ckỳ: Cuối kỳ Cty: Công ty Đkỳ: Đầu kỳ HĐQT: Hội đồng quản trị KH: Khấu hao TK: Tài khoản TSCĐ: Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà (nhật ký chung - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà 3 Bảng 1.2: Kết quả tăng trưởng một số chỉ tiêu của Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà 4 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà 6 Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây lắp và 10 Đầu tư Sông Đà 10 Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà 12 Sơ đồ 1.4 : Quy trình ghi sổ tại 17 Sơ đồ 2.1 : Quy trình ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23 Biểu số 2.1 : Phiếu chi 24 Biểu số 2.2 : Hoá đơn giá trị gia tăng 25 Biểu số 2.3: Phiếu xuất kho 27 Biểu số 2.4 : Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng 29 Biểu số 2.5 : Sổ chi tiết tài khoản 621 30 Biểu số 2.6: Sổ Nhật ký chung 32 Biểu số 2.7: Sổ Cái tài khoản 621 33 Sơ đồ 2.2 : Quy trình ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp 36 Biểu số 2.8: Bảng chấm công 37 Biểu số 2.9: Bảng thanh toán tiền lương 38 Biểu số 2.10: Hợp đồng giao khoán 39 Biểu số 2.11: Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp 41 Biểu số 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 622 42 Biểu số 2.13: Sổ Cái tài khoản 622 43 Sơ đồ 2.3 : Quy trình ghi sổ chi phí sản xuất chung 45 Biểu số 2.14: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 47 Biểu số 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 6271 49 Biểu số 2.16: Sổ Cái tài khoản 6271 50 Biểu số 2.17: Sổ chi tiết tài khoản 154 52 Biểu số 2.18: Sổ Cái tài khoản 154 53 Biểu số 2.19: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp 56 Biểu số 2.20: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm công trình 57 Biểu số 3.1: Sổ Nhật ký chi tiền 70 Biểu số 3.2: Biên bản giao nhận vật tư 71 Biểu số 3.3: Biên bản đánh giá giá trị vật tư, phế liệu thu hồi 72 Biểu số 3.4: Biên bản đánh giá khối lượng công việc hoàn thành 74 Biểu số 3.5: Bảng theo dõi thời gian sử dụng máy thi công 76 LỜI NÓI ĐẦU Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có những thành tựu đáng tự hào. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ước đạt 6,23 %. Cùng với sự tăng trưởng chung của cả nước, ngành xây dựng đã tạo nên một hệ thống cơ sở vật chất vững chắc cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và cũng là cơ sở để phát triển mọi mặt của xã hội. Mặc dù hội nhập tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội hơn trước nhưng cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách hơn và khó khăn, thử thách cũng phức tạp hơn. Để đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng phải có hướng đi đúng đắn, có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý, không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường. Mục tiêu của các doanh nghiệp luôn là tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một trong những biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng là một khoản mục hết sức quan trọng. Vì thế, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là trọng tâm của công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng. Làm tốt công tác này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình quản lý, giúp Ban lãnh đạo Công ty nhìn nhận đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, từ đó đề ra phương hướng, chiến lược nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế của Công ty trên thương trường. Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, được sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Đặng Thuý Hằng và tập thể các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề sẽ cho thấy thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cho Công ty. Chuyên đề ngoài Lời nói đầu và Kết luận có kết cấu gồm 3 chương: Chương một: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Chương hai: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Chương ba: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện Đỗ Thuỳ Thương CHƯƠNG MỘT TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà (SODACO) được thành lập theo Quyết định số 1156 QĐ/BXD ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Sông Đà 12 - Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103005151 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19 tháng 08 năm 2004; Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 23 tháng 01 năm 2008. Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Tên giao dịch quốc tế: SONG DA CONSTRUCTION AND INVESTMENT JOIN STOCK COMPANY. Tên viết tắt là: SODACO Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 37/464 Đường Âu Cơ - Phường Nhật Tân - Quận Tây Hồ - Hà Nội Mã số thuế: 0101528854 Số điện thoại: 043.7534070 Fax: 043.7534070 Email: SODACO@Viettel.com.vn; Website: Tài khoản giao dịch: 43110104007 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội, chi nhánh Kim Mã. Vốn điều lệ của Công ty do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp bằng nguồn vốn hợp pháp của mình, tại thời điểm thành lập là: 11.000.000.000VND (Mười một tỷ đồng Việt Nam). Trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 38,5%, cổ phần của các cổ đông khác chiếm 61,5%. Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với bề dày kinh nghiệm thi công, kinh doanh vật tư thiết bị, các cán bộ công nhân của SODACO đã tham gia thi công nhiều dự án trọng điểm quốc gia như: Thuỷ điện Hoà Bình, Yaly; Xi măng Hoàng Thạch, Sông Đà; Nhà máy thép Việt Ý… SODACO đã lớn mạnh về mọi mặt, mở rộng thị trường, phát triển lĩnh vực thi công xây lắp, đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh và không ngừng lớn mạnh. Với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, SODACO đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 vào quản lý. Đơn vị trực thuộc Công ty: 1. Chi nhánh tư vấn thiết kế SODACO 2. Ban chỉ huy công trường Thủy điện Tuyên Quang. 3. Ban chỉ huy công trường Nhà máy xi măng Hạ Long. 4. Ban chỉ huy công trường Nhà máy thủy điện Bình Điền - Huế. 5. Ban chỉ huy công trường Tòa nhà HH4 Twin Tower. 6. Ban chỉ huy công trường Thủy điện Nậm Mở 3. 7. Các đội xây lắp các công trình: 12 đội. Tiền thân là Xí nghiệp Vật tư vận tải Sông Đà 1 trực thuộc Công ty vật tư thiết bị được thành lập theo Quyết định số 63 TCT-TCLĐ ngày 01/01/1994 của Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà, quá trình hình thành và phát triển của Công ty được thể hiện bằng những dấu mốc quan trọng sau: - Đổi tên Xí nghiệp vật tư vận tải Sông Đà 1 thành “Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12-1” theo QĐ số 04TCT/TCLĐ ngày 19/11/1996 của Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sông Đà; - Đổi tên Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12-1 thành “Xí nghiệp Sông Đà 12-1” theo QĐ số 21TCT/TCĐT ngày 21/3/2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Sông Đà nay là Tổng công ty Sông Đà; - Quyết định số 1156 QĐ/BXD ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước: Xí nghiệp Sông Đà 12-1 thành Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà. Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, ta cùng xem xét bảng sau: Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn cố định 17,657 22,432 27,308 Vốn lưu động 96,766 151,218 171,041 Doanh thu 198,455 240,693 204,667 Lãi trước thuế 2,896 3,427 3,741 Thuế và các khoản phải nộp NN 457 480 524 Lợi nhuận sau thuế 2,649 2,947 3,217 Số lao động (người) 756 1,028 1,450 Thu nhập bình quân đầu người 3 3.5 3.8 ( Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Qua bảng số liệu trên, ta thấy nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự tăng trưởng. Cụ thể như sau: Bảng 1.2: Kết quả tăng trưởng một số chỉ tiêu của Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Chỉ tiêu Tăng trưởng Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2008 so với năm 2007 ± % ± % Vốn cố định 4,775 127 4,876 121.7 Vốn lưu động 54,452 156.3 19,823 113.1 Doanh thu 42,238 121.3 -36,026 85 Lãi trước thuế 531 118.3 314 109.2 Thuế và các khoản phải nộp NN 23 105 44 109.2 Lợi nhuận sau thuế 298 111.2 270 109.2 Số lao động 272 136 422 141.1 Thu nhập bình quân đầu người 0.5 117 0.3 108.6 Năm 2007 so với năm 2006, chỉ tiêu Vốn cố định tăng 27%; Vốn lưu động tăng 56.3%; Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty cũng tăng các tài sản lưu động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Chỉ tiêu Doanh thu tăng 21.3%; Lãi trước thuế tăng 18.3%; Lợi nhuận sau thuế tăng 11.2% chứng tỏ kết quả kinh doanh của Công ty tăng lên rõ rệt. Số lao động tăng 272 người; thu nhập bình quân đầu người tăng 0.5 triệu đồng chứng tỏ năng lực kinh doanh và khả năng đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty được cải thiện rõ rệt. Năm 2008 so với năm 2007, chỉ tiêu Vốn cố định tăng 21.7%; Vốn lưu động tăng 13.1%; chỉ tiêu Doanh thu giảm 15% do chịu tác động bất lợi từ thị trường, tuy nhiên Lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 270 triệu đồng, do Công ty được hưởng khuyến mại tiêu thụ tăng từ nhà cung cấp xi măng, được vay vốn Ngân hàng với lãi suất giảm…Số lao động tăng 422 người, thu nhập bình quân đầu người tăng 0,3 triệu đồng. Điều này chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được nâng cao, là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà MÔ HÌNH TỔ CHỨC: 1. Hội đồng quản trị Công ty - Chủ tịch Hội đồng quản trị - 04 Ủy viên Hội đồng quản trị 2. Ban kiểm soát Công ty - Trưởng ban kiểm soát - 02 Uỷ viên ban kiểm soát 3. Ban Giám đốc điều hành a. Giám đốc điều hành b. Các phó Giám đốc: - Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế, kỹ thuật - Phó Giám đốc phụ trách thi công, an toàn - Phó Giám đốc phụ trách Vật tư cơ giới Bộ máy của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà được tổ chức theo mô hình sau: Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT G.ĐỐC ĐIỀU HÀNH P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH PHỤ TRÁCH PHỤ TRÁCH THI CÔNG KỸ THUẬT KINH TẾ, VTCG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG CHI NHÁNH TƯ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KINH TẾ KỸ THUẬT VẬT TƯ VẤN ĐẦU TƯ XD HCHÍNH KẾ TOÁN KẾ HOẠCH AN TOÀN CƠ GIỚI SODACO Các đội BCH CT BCH CT BCH CT BCH CT TĐ BCH CT xây lắp Nậm Mở 3 Toà nhà HH4 XM Hạ Long Bình Điền Tuyên Quang Các tổ Các đội Các đội Các đội Các đội Các đội xây lắp xây lắp xây lắp xây lắp xây lắp xây lắp Trạm trộn BT Đội thi công Trạm trộn BT Trạm trộn BT Trạm trộn BT Đội vận 45m³/h HN cơ giới 45m³/h 30m³/h 45m³/h chuyển Tầu hút 800m³/h Trạm trộn Bê tông 30m³/h ( Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến đa chức năng. Được hình thành phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, sự phối hợp phân công nhiệm vụ và chức năng của tưng phòng ban, Ban chỉ huy công trường và các đội xây lắp trong bộ máy đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản. Từng người, từng bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng với nhau nhằm đảm bảo cho sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị (HĐQT): do Đại Hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra để quản lý Công ty. HĐQT có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát: do HĐQT bầu ra. Ban kiểm soát giúp HĐQT kiểm tra, giám sát các công việc điều hành của Giám đốc, các Phó Giám đốc và phòng ban trong Công ty. Giám đốc điều hành: do HĐQT bổ nhiệm,là người đại diện hợp pháp của Công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty trong lĩnh vực kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế, VTCG: là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty trong lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh, Tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó Giám đốc phụ trách Thi công: là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty trong lĩnh vực thi công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phòng Tổ chức hành chính: giúp Giám đỗc về tổ chức cán bộ, công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ chính sách về lao động. Phòng Tài chính - Kế toán: giúp Giám đốc về công tác kế toán, thống kê tài chính, hạch toán tài sản, lương, tổ chức hạch toán, quyết toán báo cáo tài chính. Phòng Kỹ thuật an toàn: giúp Giám đốc trong công tác hồ sơ đấu thầu, chỉ đạo công tác kỹ thuật, thi công an toàn lao động tại các công trình xây dựng. Phòng Kinh tế - Kế hoạch: là đầu mối giúp Giám đốc trong công tác tiếp thị, có trách nhiệm đầu tư, tổ chức ác nghiệp vụ cho cả Công ty và tổ chức điều độ, đẩy mạnh việc thanh quyết toán bàn giao các công trình kịp thời. Phòng Vật tư cơ giới: chịu trách nhiệm cung cấp vật tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý theo dõi số vật tư để đưa vào trong quá trình sản xuất. Ngoài các phòng ban trên, Công ty còn có các đội xây dựng trực tiếp và các ban chỉ huy các công trường. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - Đầu tư kinh doanh nhà ở và khu đô thị  - Đầu tư các công trình thủy điện nhỏ  - Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp  - Xây dựng các công trình giao thông (đường bộ, cầu, sân bay)  - Xây dựng các công trình thủy lợi ( Đê, đập, kênh mương, hồ chứa, trạm bơm)  - Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, hệ thống điện  - Xây lắp hệ thống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp  - Khai thác nguyên vật liệu phi quặng  - Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng máy xây dựng  - Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội - ngoại thất đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp  - Thiết kế kết cấu , hạ tầng kĩ thuật công trình dân dụng, công nghiệp  - Giám sát thi công xây dựng công trình dân công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật  - Lập tổng dự toán xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, KĐT, KCN  - Tư vấn lập hồ sơ thầu và lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng  - Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình  - Thẩm tra dự án, kiểm tra thiết kế, thẩm tra tổng dự toán công trình  - Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính)  - Sản xuất và lắp đặt cửa kính, khung nhôm, cửa cuốn  - Sản xuất, lắp đặt vách ngăn, trần giá bằng mọi chất liệu, gia công lắp dựng cửa hoa, cửa sắt, lan can inox  - Nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân. Quy trình sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, Công ty thường tự mình tìm kiếm các công trình để thi công. Quy trình hoạt động kinh doanh được tiến hành theo trình tự sau: Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Đấu thầu Lập kế hoạch Tiến hành Mua sắm vật và nhận thầu xây lắp thi công liệu, thuê xây lắp công trình xây lắp nhân công Giao nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành Duyệt, quyết toán công trình, hạng mục công trình Thanh lý hợp đồng, bàn giao công trình (Nguồn : Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Sau khi đấu thầu thành công và nhận thầu các công trình, Phòng Kinh tế-Kế hoạch sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch thi công, xây lắp công trình. Kế hoạch sản xuất sẽ được trình lên Giám đốc duyệt rồi đưa xuống các Ban chỉ huy công trình. Phó Giám đốc phụ trách Thi công sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, điều hành việc thi công công trình. Sau khi công trình hoàn thành, tiến hành duyệt quyết toán công trình hoàn thành, giao cho khách hàng và thanh lý hợp đồng xây lắp. Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của Công ty chính là các công trình, hạng mục công trình xây dựng, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian xây dựng cũng như sử dụng lâu dài và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Mặt khác, các công trình thường nằm rải rác ở nhiều nơi, xa Công ty nên việc quản lý thi công chủ yếu do các đội, tổ thi công chịu trách nhiệm, dưới sự giám sát của các cán bộ quản lý cấp trên. Công tác thi công thường tiến hành ngoài trời nên đôi khi tiến độ và chất lượng thi công chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Đặc điểm tiêu thụ: Các công trình, hạng mục công trình Công ty thi công tại các địa điểm mà chủ đầu tư yêu cầu nên thị trường của Công ty rất rộng lớn, trải khắp mọi miền đất nước. Doanh thu các công trình, hạng mục công trình được xác định dựa trên phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo mô hình này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại Phòng Tài chính kế toán của Công ty. Tại các đội xây lắp, thi công trực thuộc Công ty có nhân viên của Phòng Tài chính kế toán là kế toán đội thi công được cử làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu như thu thập, kiểm tra, xử lý số liệu rồi gửi về Phòng Tài chính - Kế toán Công ty. Kế toán Công ty sẽ tiến hành hạch toán dựa trên các số liệu này. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN TỔNG THANH NGÂN TIỀN TÀI CÔNG HỢP TOÁN HÀNG MẶT SẢN TRÌNH CÔNG NỢ CỐ ĐỊNH (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty bao gồm 10 người. Trong đó, nhân sự được phân công thực hiện từng công việc cụ thể, cơ cấu phù hợp với công việc, các phần hành kế toán. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên Phòng Tài chính kế toán : Kế toán trưởng : trực tiếp quản lý các nhân viên và phân công công việc trong phòng kế toán. Đồng thời Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc về mặt cân đối tài chính Công ty, tham mưu đắc lực nhất về việc sử dụng vốn kinh doanh để đạt hiệu quả tối ưu. Nhiệm vụ cụ thể của Kế toán trưởng : - Tổ chức việc lập kế hoạch tài chính tín dụng. - Phối hợp với các Phòng ban liên quan lập kế hoạch đầu tư, sản xuất... - Thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban lãnh đạo Công ty… Phó phòng kế toán : kiểm tra, rà soát lại toàn bộ tính hợp lý của các hoá đơn, chứng từ, số liệu khi đưa lên Kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp : ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản, khấu hao tài sản. Đồng thời hàng quý lập báo cáo lên cấp trên. Kế toán tiền mặt : phụ trách thanh toán, theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt. Kế toán Tài sản cố định : phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định và theo dõi phân bổ những công cụ, dụng cụ có giá trị tương đối lớn được phân bổ thành nhiều kỳ. Kế toán ngân hàng : kế toán vay trả với ngân hàng, thu nộp ngân sách Kế toán công trình: tổng hợp chi phí, giá thành của từng công trình. Kế toán thanh toán công nợ: theo dõi về thanh toán, vay trả công nợ, thu, chi của nội bộ Công ty và bên ngoài, kê toán tiền lương và các khoản trích theo lương : BHXH, BHYT. 1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty * Chính sách kế toán: Chế độ kế toán : Công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo tài chính tại Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002, Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003, Thông tư 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán : Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung Đơn vị tiền tệ : Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh không phải là Đồng Việt Nam được quy đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Hàng tồn kho (HTK) : - Nguyên tắc đánh giá : giá gốc, bao gồm : chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được nguyên vật liêụ, công cụ dụng cụ đến địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Phương thức hạch toán HTK : Kê khai thường xuyên. - Phương pháp hạch toán thuế GTGT : Khấu trừ Tài sản cố định (TSCĐ) : TSCĐ của Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng áp dụng cho tất cả các tài sản theo tỷ lệ tính toán để phân bổ nguyên giá trong suốt thời gian sử dụng ước tính phù hợp với quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thời gian ước tính sử dụng cho mục đích tính toán này như sau : - Nhà cửa, vật kiến trúc : 6 năm - Máy móc, thiết bị : 3-10 năm - Phương tiện vận tải : 8-10 năm - Dụng cụ quản lý : 3-8 năm - TSCĐ khác : 10 năm Ghi nhận doanh thu : Doanh thu đối với hợp đồng xây dựng dựa trên phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng, căn cứ vào : Biên bản nghiệm thu khối lượng thi công xây dựng hoàn thành được xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát; Giá trị thanh toán tương ứng với phần khối lượng thiết kế được duyệt trong bảng thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành được A-B ký chấp nhận thanh toán; Hoá đơn giá trị gia tăng phát hành được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu đối với hoạt động kinh doanh khác được ghi nhận trên cơ sở hoá đơn bán hàng phát hành và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc đã thu tiền hay chưa. Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng. Trích lập dự phòng: Công ty tiến trích lập các khoản dự phòng hàng quý. * Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ : Công ty sử dụng hệ thống chứng từ dùng trong các Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Đây là cơ sở cho việc hạch toán tại đơn vị, phù hợp với quy định và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chứng từ bắt buộc như : Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Hoá đơn giá trị gia tăng, Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn… Một số chứng từ khác như : Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng… được thiết kế dựa trên mẫu được hướng dẫn (ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Vận dụng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty Công ty áp dụng chế độ tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và việc mở tài khoản chi tiết tại Công ty phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nhân viên kế toán, thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu. Tuy nhiên, Công ty không sử dụng tài khoản 623. Ví dụ tài khoản 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết thành : 15408- Công trình Thanh thiếu niên Tuyên Quang. 15410- Công trình Nhà khách Kim Bình 15415- Công trình Thuỷ điện Bình Điền 15421- Toà nhà hỗn hợp HH4 v.v... * Vận dụng tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty Công ty sử dụng hình thức kế toán máy với phần mềm kế toán SAS (Song Da Accounting System) áp dụng chung cho cả Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà và áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung. Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty như sau : Sơ đồ 1.4 : Quy trình ghi sổ tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ quỹ, báo cáo quỹ Sổ chi tiết, thẻ chi tiết Nhật ký chung Sổ cái tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính (Nguồn : Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu số liệu Hệ thống Số kế toán chi tiết, Sổ kế toán tổng hợp đã cung cấp được thông tin về hoạt động của Công ty. Sổ chi tiết mở theo yêu cầu của Công ty nhằm tập hợp chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi số liệu được cập nhật vào Sổ Nhật ký chung sẽ được chuyển vào Sổ Cái các tài khoản. Ngoài ra, Công ty còn lập các Sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn cho từng loại hàng hoá, Sổ chi tiết theo dõi tài sản cố định, Sổ chi tiết theo dõi chi phí các công trình xây dựng cơ bản. * Vận dụng tổ chức hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty Hệ thống báo cáo tài chính được sử dụng tại Công ty gồm : - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Các báo cáo được lập thành bộ gửi cho HĐQT, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Phòng Tài chính kế toán Tổng Công ty. Thời gian quy định nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng sau đối với báo cáo quý, và chậm nhất sau 30 ngày đối với báo cáo năm. Báo cáo thuế hàng tháng gửi liên tục lên Cục Thuế Hà Nội vào ngày 10 tháng sau. Các báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp làm và được lập theo quý, năm. Các báo cáo tài chính của Công ty được lập đúng biểu mẫu quy định, luôn được lập chính xác, gửi đúng nơi, đã cung cấp đủ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý Doanh nghiệp. CHƯƠNG HAI  THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ 2.1. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại Công ty Chi phí sản xuất là một khoản mục hết sức quan trọng, nhất là đối với các doanh nghiệp xây dựng. Do vậy, việc tập hợp đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất là một công việc có ý nghĩa quyết định đến việc xác định chính xác giá thành công trình, giảm bớt khối lượng công tác kế toán, phát huy được vai trò của công tác kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá thành công trình, hạng mục công trình cùng với các loại chi phí khác như : chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung, mỗi loại lại bao gồm những khoản mục nhỏ hơn nên đòi hỏi cán bộ kế toán phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế để có thể hạch toán đầy đủ, chính xác các loại chi phí này. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Do đặc điểm của ngành xây lắp là các công trình thi công thường nằm rải rác, không tập trung, sản phẩm xây lắp lại là các công trình, hạng mục công trình mang tính đơn chiếc, giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, quy trình sản xuất phức tạp nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty chính là các công trình, hạng mục công trình được thi công. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Cũng do đặc điểm trên mà phương pháp tập hợp chi phí tại Công ty là phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, tức là chi phí phát sinh cho công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Nếu có chi phí liên quan đến nhiều công trình thì tập hợp lại rồi sau đó phân bổ chi phí cho các công trình theo tiêu thức thích hợp. Hàng năm, Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà tiến hành thi công nhiều công trình, hạng mục công trình nằm ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Trong năm 2008, Công ty đã tiến hành thi công nhiều công trình như : Nhà khách Kim Bình - Tuyên Quang, Toà nhà hỗn hợp HH4 Twin Tower ở Mỹ Đình – Hà Nội, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc - Bắc Ninh, Thuỷ điện Bình Điền - Thừa Thiên Huế... Trong chuyên đề thực tập này, em xin được trình bày việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng Thuỷ điện Bình Điền - Thừa Thiên Huế, công trình được thi công trong thời gian từ ngày 29 tháng 01 năm 2005 đến tháng 12 năm 2008. Em xin lấy số liệu phát sinh trong quý IV năm 2008 để minh hoạ. Thi công công trình đầu mối Dự án Thuỷ điện Bình Điền trên sông Hữu Trạch (một nhánh của sông Hương) được thi công tại địa phận xã Bình Điền, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế : + Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ 423 triệu m3. Mực nước dâng bình thường 85 m. + Đập chính là đập bằng bê tông đầm lăn. Chiều dài đập theo đỉnh 331,6m; chiều cao đập lớn nhất 83,5 m. + Tràn xả lũ có 5 cửa, cửa van cung. + Số tổ máy: 2 tổ máy. Tổng công suất lắp máy: 44 MW. + Khối lượng đất đá đào đắp : 255x103 m3; 127,3x103 m3 bê tông thường; 189x103 m3 bê tông đầm lăn. 2.2. Kế toán tập hợ._.p chi phí sản xuất 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT) 2.2.1.1. Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm khoảng 60 - 70 % tổng giá trị của công trình xây dựng hoàn thành, do đó việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình là rất cần thiết. Nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ thi công xây dựng tại các công trường của Công ty rất đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau và được chia thành các loại sau : Nguyên vật liệu chính trực tiếp dùng cho công trình: gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép… Nguyên vật liệu phụ trực tiếp dùng cho công trình: đinh ốc, dây thép, dây điện,… Công cụ dụng cụ dùng cho công trình : cuốc, xẻng, dao xây, xà beng, cây chống… Chi phí nguyên vật liệu dùng cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Giá nguyên vật liệu xuất dùng được hạch toán theo giá bình quân gia quyền tháng. 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi nguyên vật liệu phát sinh trực tiếp sử dụng cho công trình, Công ty sử dụng Tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621 được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình dựa vào mã của công trình, hạng mục công trình đó. Kết cấu của tài khoản này như sau : Bên Nợ : Tập hợp chi phí phát sinh Bên Có : Kết chuyển chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Chẳng hạn như công trình Thuỷ điện Bình Điền có mã số là 15. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ thi công công trình sẽ được hạch toán vào tài khoản 62115 - CT Thuỷ Điện Bình Điền. 2.2.1.3. Quy trình hạch toán Ta có thể khái quát quy trình ghi sổ đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty như sau : Sơ đồ 2.1 : Quy trình ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ chi tiết TK 621 Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái tài khoản 621 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu số liệu a) Hạch toán chi tiết Trong quá trình thi công công trình, hạng mục công trình, nếu có nhu cầu về sử dụng vật tư nào thì các đội thi công tiến hành lập Phiếu yêu cầu cung ứng vật tư có xác nhận của Đội trưởng, kèm theo bản giải trình các khoản chi phí cần chi, sau đó gửi lên Phòng Kinh tế - Kế hoạch và Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty. Sau khi kế toán xem xét yêu cầu cung ứng vật tư và định mức chi phí nguyên vật liệu cho các công trình do Phòng Kinh tế - Kế hoạch lập, nếu thấy phù hợp sẽ tiến hành tạm ứng cho đội trưởng đội thi công nói trên. Sau khi Giấy đề nghị tạm ứng được Giám đốc hoặc Kế toán trưởng ký duyệt sẽ đưa cho kế toán tiền mặt lập Phiếu chi. Thủ quỹ dựa vào Phiếu chi này chi tiền cho cán bộ thi công đi mua vật tư. Biểu số 2.1 : Phiếu chi Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Địa chỉ : 37/464 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội PHIẾU CHI Quyển số : 12 Ngày 14 tháng 12 năm 2008 Số : 198 Nợ : 141 Có : 1111 Họ và tên người nhận tiền : Ông Đặng Hải Nam Địa chỉ : Công trình xây dựng Thuỷ điện Bình Điền Lý do chi : Chi tạm ứng mua nguyên vật liệu phục vụ công trình Thuỷ điện Bình Điền - Thừa Thiên Huế Số tiền : 28 000 000 (Hai mươi tám triệu tám đồng chẵn) Kèm theo 2 chứng từ gốc Ngày 14 tháng 12 năm 2008 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền : Hai mươi tám triệu đồng chẵn (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Đội trưởng đội thi công lĩnh tiền rồi dùng tiền đó để mua vật tư phục vụ thi công. Biểu số 2.2 : Hoá đơn giá trị gia tăng HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NR/2008B Liên 2: Khách hàng 0036976 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Địa chỉ: Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa Số tài khoản: 21110000140046 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá Điện thoại: +84-(0)37-82.42.42 Mã số thuế: 0100773902 Họ tên người mua hàng:............................... Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Xây lắpvà Đầu tư Sông Đà Địa chỉ: 37/464 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội Số tài khoản: 43110104007 Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 0101528854 STT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Xi măng Tấn 40 855.000 34.200.000 Cộng tiền hàng: 34.200.000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 3.420.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 37.620.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi bảy triệu sáu trăm hai mươi nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Do đặc điểm của các công trình, hạng mục công trình thường ở xa nên vật tư mua về thường được vận chuyển thẳng tới chân công trình để sử dụng ngay. Chỉ những khi lượng vật tư mua về có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, cũng có thể sử dụng cho nhiều công trình hoặc công trình thi công ở gần Công ty thì mới tiến hành nhập kho Công ty. Nếu vật tư có sẵn tại công trường thì sẽ được xuất dùng ngay. * Khi nguyên vật liệu được nhập kho Công ty Giá nguyên vật liệu nhập kho được tính như sau : Giá NVL nhập kho = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí thu mua – Các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán) Sau khi vật tư được mua về, thủ kho Công ty cùng với người giao vật tư sẽ tiến hành kiểm tra về số lượng, chất lượng vật tư. Sau khi kiểm tra, nếu thấy đạt yêu cầu sẽ cho nhập kho. Khi đó, thủ kho Công ty sẽ lập Phiếu nhập kho . Kế toán Công ty căn cứ vào Phiếu nhập kho này để ghi sổ kế toán. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, các đội thi công tiến hành lập Phiếu xin lĩnh vật tư có xác nhận của Đội trưởng, Phiếu xin lĩnh vật tư được chuyển đến thủ kho. Thủ kho tiến hành xuất kho vật tư để cung cấp vật tư cho thi công. Khi đó, thủ kho lập Phiếu xuất kho. Biểu số 2.3: Phiếu xuất kho Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Mẫu số 02-VT Công trình Thuỷ điện Bình Điền PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 11 năm 2008 Nợ : 62115 Số : 12 Có : 152 Họ và tên người nhận hàng : Dương Hải Nam - Đội trưởng đội thi công số 3- Công ty SODACO Lý do xuất kho : Phục vụ thi công công trình xây dựng Thuỷ điện Bình Điền Xuất tại kho: Kho công trình xây dựng Thuỷ điện Bình Điền. STT Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng Tấn 40 40 Cộng 40 40 Tổng số tiền (Viết bằng chữ) : Số chứng từ gốc kèm theo : 01  Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 11 năm 2008 (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho để ghi sổ kế toán. Giá vật tư xuất kho là giá bình quân gia quyền tháng. Do đó, kế toán chưa ghi đơn giá vật tư xuất kho trên Phiếu xuất kho tại thời điểm xuất vật tư. Đến cuối tháng, khi đã tính ra giá bình quân gia quyền tháng, kế toán tiến hành ghi sổ kế toán giá trị vật tư đã xuất kho phục vụ thi công dựa trên số lượng thực xuất và đơn giá đã tính. * Khi vật tư mua về được sử dụng luôn Do các công trình thường nằm xa Công ty nên không phải lúc nào vật tư mua về cũng nhập kho Công ty. Hầu hết vật tư được mua về khi đang có nhu cầu sử dụng ngay, do đó, phần lớn nguyên vật liệu cho thi công công trình khi mua về được vận chuyển thẳng đến công trình. Tại công trình, Công ty có các kho tạm để cất giữ và bảo quản vật tư. Tại đây, kế toán đội thi công có trách nhiệm tập hợp các chứng từ để cuối tháng gửi về phòng Tài chính - Kế toán Công ty. Kế toán Công ty khi nhận được chứng từ mà kế toán đội thi công gửi lên có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính đầy đủ của chứng từ kế toán rồi mới tiến hành ghi Sổ kế toán chi tiết, Sổ kế toán tổng hợp. Tại các đội thi công của Công ty, Bảng kê nhập được sử dụng để ghi chép tất cả những lần vật tư được mua về để sử dụng ngay. Bảng kê này được lập theo tháng. Khi có nhu cầu về sử dụng vật tư, các đội lập Bảng kê xuất, cũng được lập hàng tháng. Giá vật tư xuất kho là giá bình quân gia quyền tháng. Cuối tháng, căn cứ trên những chứng từ đã lập, sau khi nguyên vật liệu đã được đưa vào phục vụ thi công công trình, đội trưởng đội thi công công trình đó làm Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng khi có đủ các chứng từ kèm theo như : Hoá đơn giá trị gia tăng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho… và được Giám đốc hay Kế toán trưởng xác nhận sẽ được thanh toán tạm ứng. Biểu số 2.4 : Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Mẫu số : 05-TT Công trình xây dựng Thuỷ điện Bình Điền GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG Ngày 30 tháng 11 năm 2008 Kính gửi : Giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Tôi là : Lê Văn Minh - Đội trưởng đội thi công số 2 - Công ty SODACO Căn cứ vào Hoá đơn số 020130, tôi đề nghị đề nghị thanh toán số tiền mua xà gỗ, cốp pha thi công với số tiền là : 63 185 000 đồng (Sáu mươi ba triệu một trăm tám mươi lăm ngàn đồng chẵn) (Kèm theo 01 chứng từ gốc) Người đề nghị thanh toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Nếu tạm ứng thừa thì đội trưởng công trình phải nộp lại số tiền thừa. Khi đó, kế toán tiền mặt sẽ lập Phiếu thu. Ngược lại, nếu số tiền tạm ứng không đủ để mua vật tư thì kế toán tiền mặt sẽ lập Phiếu chi để trả cho người mua vật tư số tiền còn thiếu. Đồng thời, kế toán sẽ ghi Sổ chi tiết tài khoản 621 cho các công trình. Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà MST: 0101528854 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 62115 – Thuỷ điện Bình Điền Số dư đầu kỳ Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Mã số Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư TTTư-11/25 29/11/2008 29/11/2008 Đào Sỹ Lục-CT TĐ Bình Điền:T.toán tiền mua vật tư (ông Hậu hoàn cho Lục) 62115 141 6.112.000 6.112.000 HĐ 01791 30/11/2008 30/11/2008 H.toán tiền bêtông phục vụ CT Bình Điền do Cty RDMix cung cấp (7m3) 62115 3311 5.353.333 11.465.333 KC-1 30/11/2008 30/11/2008 Kết chuyển từ TK 621 sang TK 154 62115 154  111.465.333 …  … PC1533-31/12 31/12/2008 31/12/2008 Trần Ngọc Thái:T.toán tiền mua bêtông cuả Cty CPBTRDMix VN 62115 141 15.200.000 64.989.126 … KC-1 31/12/2008 31/12/2008 *** Kết chuyển TK 621 sang TK 154 62115 154 407.374.625 Tổng phát sinh 918.839.938 918.839.938 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu số 2.5 : Sổ chi tiết tài khoản 621 (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Hạch toán tổng hợp Việc hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện vào cuối quý. Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Từ các chứng từ kế toán được kế toán ở đội thi công chuyển lên hàng tháng, kế toán Công ty sẽ kiểm tra các chứng từ, sau đó căn cứ vào các chứng từ đó để ghi vào các Sổ kế toán. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung nên sử dụng các Sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 621, Sổ chi tiết tài khoản 621 đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được kế toán đội chuyển lên, kế toán Công ty tiến hành ghi Sổ Nhật ký chung. Đến cuối tháng thì tập hợp chứng từ, số liệu để ghi Sổ Cái tài khoản 621 cho các công trình, hạng mục công trình. Sau đây là mẫu Sổ Nhật ký chung. Biểu số 2.6: Sổ Nhật ký chung Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà MST: 0101528854 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số trang trước chuyển sang PC 1270 23/10/2008 23/10/2008 Chu Văn Công-CT TTN Hoà Bình: T.toán tiền tiếp khách 627815 1111 3.450.000 3.450.000 NH 3 24/9/2008 24/10/2008 Trần Thế Sơn-CT Bình Điền: Mua que hàn điện F4 152 3311 4.800.000  4.800.000  … … 26.959.479 HĐ 34569 23/9/2008 30/10/2008 H.toán tiền nước phải trả XNSĐ 11.4 công trình NK Kim Bình T9/08 627710 3311 1.031.794 1.031.794 … PC 1362 27/11/2008 27/11/2008 Nguyễn Đức Long-CT NMXMHL: H.toán tiền thuê V/cmáy, CCDC từ CT về Cty 62772702 111 8.400.000 8.400.000 HĐ 01791 30/11/2008 30/11/2008 H.toán tiền bêtông phục vụ CT HH4 do Cty RDMix cung cấp (7m3) 62121 3311 5.353.333 5.353.333 … HĐ 67943 30/12/2008 31/12/2008 H.toán tiền thuê trạm trộn bê tông T12 của Cty TM Vạn Sinh – CT Dabaco2 627710 3311 20.000.000 20.000.000 ….. KC-1 31/12/2008 31/12/2008 Kết chuyển TK 621 sang TK 154 154 621 707.374.625 707.374.625 ….. Cộng chuyển sang trang sau Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Biểu số 2.7: Sổ Cái tài khoản 621 Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà MST: 0101528854 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 Số dư đầu kỳ Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư HĐ 67483 25/8/2008 30/10/2008 Ông Thanh_CT Dabaco2 mua bêtông tươi M200 của Cty CP SG Kinh Bắc 3311 6.652.381 6.652.381 HĐ 61358 5/9/2008 30/10/2008 Nguyễn Ngọc Sơn-CT NK Kim Bình: Mua thép của chi nhánh SODACO 28,37tấn 1388 473.561.333 480.213.714. … … HĐ 01791 30/11/2008 30/11/2001 H.toán tiền bêtông phục vụ CT HH4 do Cty CPBT RDMix VN (7m3) 3311 5.353.333 …  … PC1533-31/12 31/12/2008 31/12/2008 Trần Ngọc Thái-CT Bình Điền: T.toán tiền mua bêtông cuả Cty CP Nam Linh 141 15.200.000 64.989.126 … KC-2 31/12/2008 31/12/2008 *** Kết chuyển TK 621 sang TK 154 154 263.013.657 Tổng phát sinh 3.658.769.543 3.658.769.543 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ( CP NCTT) 2.2.2.1. Đặc điểm của chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công cũng là một khoản mục chi phí hết sức quan trọng. Hơn nữa, chi phí nhân công liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Bởi vậy, hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công trực tiếp luôn được các nhà quản trị hết sức quan tâm. Nếu thực hiện tốt công tác này, không những chi phí của công trình, hạng mục công trình được xác định một cách đáng tin cậy, mà thông qua chính sách trả lương, trả thưởng cho người lao động còn khuyến khích được họ làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí hoàn thành công trình. Chính vì thế, Công ty cũng luôn quan tâm đến công tác chi phí nhân công trực tiếp, dựa trên chế độ kế toán và đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình mà có những chính sách kế toán đúng đắn với khoản mục chi phí quan trọng và nhạy cảm này. Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty vừa có đặc điểm chung của chi phí nhân công đối với các ngành sản xuất vừa có đặc điểm riêng của chi phí nhân công trực tiếp của ngành thi công, xây dựng. Hiện nay, ở Công ty, số lao động trong biên chế chiếm một tỷ lệ vừa phải và chủ yếu là để thực hiện những công việc quản lý kỹ thuật, đốc công; còn lại đa số là những người lao động theo hợp đồng lao động và Công ty khoán gọn trong từng phần việc. Đội trưởng và chủ nhiệm công trình căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công và công việc thực tế để tiến hành giao khoán cho các tổ sản xuất. CP NCTT của Công ty bao gồm: - Lương chính - Lương làm thêm ngoài giờ - Lương ngoài trợ cấp lương (các khoản trợ cấp, tiền thưởng) - Lương phụ Tất cả các khoản lương ở trên đều là của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình và công nhân điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công. CP NCTT không bao gồm các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân. Các khoản này được đưa vào chi phí sản xuất chung. 2.2.2.2. Quy chế trả lương Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: lương theo thời gian và lương khoán, trả lương mỗi tháng một lần, lương tháng trước được trả vào ngày 01 đến ngày 05 của tháng sau. Các khoản trích theo lương của Công ty tuân theo đúng chế độ hiện hành: BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh là 19% (BHXH: 15% , BHYT : 2%, KPCĐ: 2%); còn 6% BHXH và BHYT (5% BHXH và 1% BHYT) do người lao động đóng góp được trừ vào lương hàng tháng của người lao động. Các khoản trích theo lương này không tính vào CP NCTT mà tính vào chi phí sản xuất chung. 2.2.2.3. Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản 622 để hạch toán CP NCTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, hoặc đội xây dựng. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Tập hợp các chi phí phát sinh Bên Có: Kết chuyển để tính giá thành Cuối kỳ, tài khoản 622 không có số dư. 2.2.2.4. Quy trình hạch toán Sơ đồ 2.2 : Quy trình ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ chi tiết TK 622 Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái TK 622 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu số liệu a) Hạch toán chi tiết * Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức này được sử dụng để tính lương cho cán bộ, công nhân viên trong biên chế của Công ty (ví dụ đội trưởng, tổ trưởng, đội phó, tổ phó, nhân viên kỹ thuật,… ), công việc của những người này không thể xác định được mức hao phí nhân công mà phải tiến hành làm công nhật. Công thức tính lương: Tiền lương trong tháng = Mức lương cơ bản x Hệ số lương x Số ngày làm thực tế trong tháng Số ngày công trong tháng Cơ sở để tính lương theo hình thức này là : Bảng chấm công do từng đội, phòng ban ghi, rồi nộp về phòng Tài chính – Kế toán để kế toán tính lương và làm căn cứ trả lương. Biểu số 2.8: Bảng chấm công Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Công trình Thuỷ điện Bình Điền BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2008 Tổ: Nề STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 … 30 31 Công hưởng lương 1 Trần Mạnh Hùng Tổ trưởng x x … Ô x 30 2 Dương Văn Minh Tổ phó 1 x x … x x 29 … 7 Nguyễn Văn Bé Công nhân x 0 … x x 26 8 Lê Văn Lương Công nhân x x … x x 31 … Cộng 368 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư SôngĐà) (Chú thích: Ô: ốm; 0: nghỉ không lý do) Bảng chấm công được theo dõi cho từng tổ sản xuất, từng đội xây dựng và từng bộ phận sản xuất xây lắp. Bảng chấm công cho ta biết rõ số ngày làm việc thực tế, số ngày nghỉ của từng người là căn cứ để sau này kiểm tra, xác nhận ở đội sản xuất, các phòng ban và phải được chủ nhiệm công trình ký duyệt. Sau đó, kế toán tại các công trình sẽ tính lương cho từng công nhân; rồi chuyển về Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty. Kế toán tại Công ty tiến hành phân bổ chi phí tiền lương vào các khoản mục chi phí có liên quan. Biểu số 2.9: Bảng thanh toán tiền lương Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Công trình Thuỷ điện Bình Điền BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 12 năm 2008 Tổ: Nề STT Họ và tên Chức vụ Hệ số Số công Thành tiền 1 Trần Mạnh Hùng Tổ trưởng 4.6 30 3 240 000 2 Dương Văn Minh Tổ phó 1 4.2 29 2 859 652 3 Đặng Văn Hải Tổ phó 2 4.06 28 2 669 000 … Cộng 9 466 785 Tổng số tiền: Chín triệu bốn trăm sáu sáu nghìn bẩy trăm tám mươi lăm đồng. Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư SôngĐà) * Hình thức trả lương khoán (theo sản phẩm) Hình thức này được áp dụng cho các công nhân trực tiếp thi công công trình, bao gồm công nhân kỹ thuật của Công ty, công nhân kỹ thuật thuê ngoài theo thời vụ. Lương khoán được tính như sau: Tiền lương phải trả = Khối lượng công việc giao khoán x Đơn giá tiền lương Biểu số 2.10: Hợp đồng giao khoán Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Công trình Thủy điện Bình Điền HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN Ngày 02 tháng 11 năm 2008 Số: 10 Họ và tên: Bùi Văn Hồng - Đội trưởng đội xây dựng số 6 Đại diện bên giao khoán Họ và tên: Tổ nề - Đại diện bên nhận khoán CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN VỚI NỘI DUNG NHƯ SAU: I. Điều khoản chung: - Phương thức giao khoán: - Điều kiện thực hiện hợp đồng: - Thời gian thực hiện hợp đồng: - Các điều kiện khác: II. Điều khoản cụ thể: 1. Nội dung công việc khoán: STT Nội dung công việc Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền(đồng) 1 Ốp tường 20x25 m2 182 40.000 7.280.000 2 Ốp chân tường m2 60.5 18.000 1.089.000 3 Lát gạch chống trơn WC 200x200 m2 160 45.000 7.200.000 … Cộng 25.725.000 Tổng số tiền bằng chữ: Hai mươi lăm triệu bảy trăm hai lăm nghìn năm trăm đồng. 2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận khoán: 3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán: Đại diện bên nhận khoán (Ký, họ tên) Đại diện bên giao khoán (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng bên giao khoán (Ký, họ tên) (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Hợp đồng giao khoán chính là cơ sở để tính lương theo hình thức này. Đơn giá khoán trên Hợp đồng giao khoán được xác định theo một trong hai cách: theo thỏa thuận giữa người lao động với đội trưởng đội thi công hoặc theo định mức đơn giá khoán của Nhà nước. Khối lượng giao khoán ở biểu trên tính từ ngày 01/11/2008 đến 30/11/2008 do Công ty áp dụng hình thức trả lương theo tháng. Khối lượng giao khoán trong Hợp đồng giao khoán ở trên trùng với khối lượng thực hiện trong Bảng nghiệm thu khối lượng thực hiện. Trong trường hợp khối lượng giao khoán từ ngày 01/11/2008 đến ngày 20/12/2008 mới hoàn thành thì đến ngày 30/11/2008, cán bộ định mức vẫn tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện được tính đến thời điểm đó, đồng thời, cuối tháng vẫn tiến hành trả lương cho công nhân đối với phần công việc hoàn thành. Sang những tháng sau, người lao động thực hiện nốt phần công việc còn lại và khi hoàn thành công việc thì Lập biên bản thanh lý hợp đồng. Cuối tháng, kế toán đội thi công lập Bảng nghiệm thu khối lượng thực hiện thực tế trong tháng đối với từng đội, tổ thi công, sau đó, lập Bảng thanh toán thành tiền khối lượng công việc thực hiện trong tháng đó, căn cứ vào đơn giá khoán trên Hợp đồng giao khoán và khối lượng thực hiện thực tế trong Bảng nghiệm thu khối lượng thực hiện thực tế trong tháng, từ đó tính ra thành tiền từng công việc hoàn thành. Sau đó, kế toán đội sẽ lập Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp cho các công nhân thi công. Biểu số 2.11: Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Công trình Thuỷ điện Bình Điền BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TRỰC TIẾP Tháng 11 năm 2008 Số: 12 STT Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Hệ số Số công Thành tiền 1 Ngô Văn Bé CN Thợ nề bậc 4/7 1.78 30 2.880.040 2 Lê Văn Lương CN Thợ nề bậc 3/7 1.62 30 2.621.888 3 Trần Văn Chung CN Thợ nề bậc 3/7 1.62 26 2.272.303 4 Mai Văn Cần CN Thợ nề bậc 4/7 1.78 30 2.880.040 … Cộng 25.735.184 Tổng số tiền bằng chữ: Hai mươi lăm triệu bẩy trăm ba lăm nghìn một trăm tám tư đồng. Người lập biểu (Ký, họ tên Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên) (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà Sau khi Bảng chấm công và Bảng thanh toán tiền lương được duyệt, các chứng từ này được chuyển lên Phòng Tài chính - Kế toán để thủ quỹ xuất tiền để tạm ứng cho kế toán đội trả lương cho công nhân. Cuối tháng, kế toán tiền lương tổng hợp các chứng từ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương… rồi chuyển cho kế toán công trình tập hợp chi phí để tính giá thành các công trình, hạng mục công trình, đồng thời ghi Sổ chi tiết tài khoản 622. Biểu số 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 622 Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà MST: 0101528854 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 62215 – Thuỷ điện Bình Điền Số dư đầu kỳ Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Mã số Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư PC 1504 26/10/2008 28/10/2008 Đào Sỹ Lục-CT TĐ Bình điền: T.toán tiền lương nhân công tổ ông Lâm 62215 1111 45.782.792 45.782.792 … PC 1511 26/11/2008 30/11/2008 Đào Sỹ Lục:T.toán tiền lương gián tiếp phục vụ T9/08 CT Bình Điền 62215 1388 1.629.208  … PC 1517 30/12/2008 30/12/2008 Đào Sỹ Lục:T.toán tiền lương gián tiếp phục vụ T11/08 CT Bình Điền 62215 3335 100.000 …..  KC-2 31/12/2008 31/12/2008 Kết chuyển TK 622 sang TK 154 62215 154 165.442.240 Tổng phát sinh 342.584.145 342.584.145 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) b) Hạch toán tổng hợp Cuối tháng, khi các chứng từ về tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được chuyển lên Phòng Tài chính - Kế toán, kế toán sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ rồi ghi vào Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản 622. Biểu số 2.13: Sổ Cái tài khoản 622 Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà MST: 0101528854 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 Số dư đầu kỳ Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư PC 1293 27/10/2008 27/10/2008 Nguyễn Ngọc Sơn-CT NK Kim bình:t.toán tiền nhân công tổ nề T8/08 1111 17.863.050 17.863.050 … PC 1321 28/11/2008 26/11/2008 Nguyễn Ngọc Sơn-CT TTN Hoà Bình:T.toán tiền nhân công cho ông Quách 1111 5.626.861  46.412.000 … PC 1504 26/12/2008 26/12/2008 Đào Sỹ Lục:T.toán tiền lương gián tiếp phục vụ T11/08 CT Bình Điền 3335 100.000 43.353.810 …..  KC-3 31/12/2008 31/12/2008 Kết chuyển TK 622 sang TK 154 154 147.442.240 Tổng phát sinh 1.852.152.894 1.852.152.894 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) 2.2.3.1. Đặc điểm của chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tuy không trực tiếp tham gia vào cấu thành sản phẩm, công trình nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo cho quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao hơn. CP SXC bao gồm các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương của nhân viên quản lý các đội xây dựng, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ 19% của nhân viên quản lý đội và và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động chung của đội thi công, chi phí mua vật tư lẻ, chi phí điện nước, điện thoại ở công trường, công tác phí cho cán bộ công nhân công trường (xăng xe, ăn uống, nhà nghỉ… khi đi công tác), các chi phí thuê ngoài như chi phí thuê máy thi công, chi phí thuê mặt bằng… Những khoản chi phí phục vụ riêng cho một công trình, hạng mục công trình thì kế toán tập hợp luôn cho công trình, hạng mục công trình đó. Còn những khoản CPSXC liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán tập hợp chung chi phí của các công trình, rồi tiến hành phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức CP NVLTT hoặc CP NCTT. 2.2.3.2. Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng TK 627 để hạch toán CP SXC, cụ thể như sau: TK 6271: chi phí nhân viên đội (tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca…), khoản trích theo lương theo quy định hiện hành của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp). TK 6272: chi phí NVL dùng chung cho cả đội. TK 6273: chi phí công cụ dụng cụ TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: chi phí bằng tiền khác 2.2.3.3. Quy trình hạch toán Sơ đồ 2.3 : Quy trình ghi sổ chi phí sản xuất chung Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ chi tiết TK 627 Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái TK 627 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính (Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà) Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu số liệu a) Hạch toán chi tiết * Chi phí nhân viên đội Hàng tháng, đội trưởng đội thi công theo dõi số ngày công lao động cho từng nhân viên đội thông qua Bảng chấm công. Căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán đội lập Bảng tính và phân bổ tiền lương, Bảng thanh toán lương. Cuối tháng, những chứng từ này được chuyển lên Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để kế toán Công ty tiến hành hạch toán chi tiết. Việc hạch toán các khoản trích theo lương cũng được thực hiện tương tự như trên, tất cả đều hạch toán vào tài khoản chi phí sản xuất chung. Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ là 25%, trong đó 19% được tính vào chi phí sản xuất chung, còn lại 6% trừ vào lương của người lao động. (Cụ thể: BHXH 20%, trong đó 15% tính vào chi phí, 5% trừ vào lương; BHYT 3%, trong đó 2% tính vào chi phí, 1% trừ vào lương; còn lại KPCĐ 2% tính vào chi phí). Cuối tháng, kê toán Công ty tập hợp chứng từ kế toán đội gửi lên rồi tiến hành ghi Sổ chi tiết tài khoản 6271. * Chi phí NVL dùng cho cả đội Chi phí này bao gồm: vật tư phục vụ công trường, phụ tùng phục vụ máy thi công, nhiên liệu để chạy máy thi công, phụ tùng để sửa máy thi công, các chi phí về vật tư dùng cho công trường được phân bổ đều cho các kỳ… Cuối tháng, kế toán đội tập hợp các chứng từ liên quan như Phiếu xuất kho, Hợp đồng thuê máy, Hoá đơn GTGT… để gửi về Phòng Tài chính - Kế toán Công ty để kế toán Công ty kiểm tra chứng từ rồi tiến hành ghi Sổ chi tiết tài khoản 6272. * Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí này chủ yếu là chi phí về công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ công trường. Ngoài ra còn có chi phí thuê máy móc, chi phí về phụ tùng. Tuy nhiên, đôi khi các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công và một số chi phí thuê ngoài khác cũng được hạch toán vào đây. Cuối tháng, kế ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31437.doc
Tài liệu liên quan